Mục tiêu của đề tài Giá trị lịch sử, văn hóa của tạp chí Tri Tân 1941 -1946 nghiên cứu, phân tích làm nổi bật quá trình hình thành, phát triển và những giá trị lịch sử, văn hóa của tạp chí Tri Tân; từ đó đề xuất những giải pháp cho việc sưu tầm bổ sinh, nghiên cứu bảo quản và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của tạp chí Tri Tân trong giai đoạn hiện nay.
Trang 1TRUONG DAI HOC VAN HOA HA NOL xa, tk NGUYEN TRON UQN
GIA TRI LICH SU, VAN HOA
CUA TAP CHI TRI TAN 1941 - 1946
Chuyên ngành: Văn hoá học Mã số: 60310640
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học
PG Phạm Mai Hùng
HÀ NỘI - 2013
Trang 2Được sự hướng dẫn tận tinh của PGS.TS Phạm Mai Hùng, sau một thời gian thực hiện, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ Văn hóa học với để tài Giá
lịch sứ, văn hóa của tạp chí Trỉ Tân 1941-1946
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Mai Hùng, người thầy đã tân tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này
“rong quá trình thực hiện luận văn, tôi còn nhận được sự giúp đỡ và sự động viên khích lệ to lớn của các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Thư viện
Quốc gia Việt Nam, các cơ quan lưu trữ, các cơ quan báo chí, Phòng Đào tạo
Sau đại học, trường Đại học Văn hóa - Hà Nội và ông Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu về tạp chi Tri Tân 1941-1946 đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ văn hóa học của mình
Xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày 20 thắng 10 năm 2013
Trang 3
Chương 1: KHÁI LƯỢC TẠP CHÍ TRI TÂN 1941- 1946
1.1 Lịch sử ra đời tạp chí Tri Tân
1.1.1 Hoàn cảnh ra đời tạp chí Trí Tân
1.1.2 Tôn chỉ, mục đích của tạp chí Trí Tân 18 1.2 Tổ chức hoạt động cũa tạp chí Tri Tin —
1.2.1 Tổ chức tòa soạn, nhà in 19
1.2.2 Số lượng phát hành 26
1.3 Chũ bút Nguyễn Tường Phượng và tác giả tạp chí Tri Tân
1.3.1 Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp chủ bút Nguyễn Tường Phượng 29
1.3.2 Vai trò của chủ bút Nguyễn Tường Phượng với tạp chi Tri Tan 30 1.3.3 Vài nét về tác giả tạp chí Tri Tan 31
1.4 Hình thức và nội dung chủ yếu của tạp chí Tri Tân
1.4.1 Hình thức tạp chí Tri Tân 3
1.4.2 Nội dung chủ yếu của tạp chi Tri Tan 36
Chương 2: GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA TẠP CHÍ TRI TẢ
2.1 Nguồn sử liệu hữu Ích cho việc nghiên cứu khoa học
2.1.1 Sử liệu về sưu tầm, thu thập, kiểm kê các nguồn thư tịch cổ
2.1.2 Sử liệu để nghiên cứu về văn học và sử học cổ trung đại 46 2.2 Nguồn sử liệu hữu ích cho việc nghiên cứu lịch sử văn hóa - xã hội Việt
Nam thai cận hiện đại AT
Trang 42.3 4 Tri Tân là nguồn sử liệu nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển của sự
nghiệp báo chỉ Việt Nam 57
Chwong 3: GIA TRI VAN HOA CUA TAP CHi TRI TAN 1941-1946 60
3 Gis trị
i dung
3.1.1 Tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, tự tôn dân tộc và niềm tự
bảo về truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc 61 3.1.2 Tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ nhận thức cho quảng đại công
chúng 67
3.1.3 Tri Tân thể hiện tư tưởng cấp tiến và canh tân đắt nước 69
3.1.4 Tri Tân có công đầu trong việc giáo dục và cải cách giáo dục 14
3.1.5 Tri Tân đưa chữ quốc ngữ lên thành một phương tiện truyền đạt những đề
tai khoa học, 78
3.1.6 Trì Tân thể hiện sự chuyển hướng về nhận thức chính trị của tằng lớp trí thức yêu nước Việt Nam sang khuynh hướng cách mạng XHCN 81
3.17 Trỉ Tân góp phần bổ sung nguồn tư liệu, làm giàu kho tàng văn học và
inh hướng phát triển cho nền văn học Việt Nam : _- 3.2 Giá trị về ngôn ngữ văn phong
3.3 Giá trị về nghệ thuật trình bày, bố cục
3.4 Bảo tồn và phát huy giá trị của tạp chi Tri Tân trong giai đoạn hiện na 3.4.1 Vài nết về thực trạng công tác bảo quản tạp chí Tri Tân
Trang 51 Tính cấp thiết của đề tài
Báo chí là một bộ phận của đời sống tỉnh thần, là tắm gương phan
chiế
là một trong những hình thức th hiện hình thái ý thức xã hội Do vậy, báo chí đời sống xã hội và tác động trở lại đối với đời sống xã hội Báo chí cũng
nằm trong kiến trúc thượng tầng, chịu sự chỉ phối cua ha ting co sé va tic
động trở lại hạ tầng cơ sở “Báo chí là hiện tượng đa nghĩa, gắn bó chặt chẽ ố của kiến trúc thượng tằng” [45, tr.8 Về trách nhiệm báo chí Lê nin có nói “Bao chi là người tuyén truyés
với các thành
người cổ động, người tổ chức chung, người lãnh đạo chung” [30, tr.412] Trong lich sử văn hóa nhân loại,
báo chí ra đời khá muộn “Báo chí ra đời từ khi có chủ nghĩa tư bản ‘The ki
XVII bắt đầu có báo chí, nhưng đến thế ki XIX mới có báo chí phát hành rộng rãi và rẻ” [15, tr]
Ở Việt Nam, “Báo chí Việt Nam ra đời muộn đến khoảng 300 năm so với các nước phát triển” [38, tr3] Báo chí Việt Nam ra đời gin như cùng với sự thiết lập chế độ thuộc địa của chủ nghĩa tư bản Pháp trên đất nước ta Báo chí ra đời trước hết do nhu cầu thống trị và xâm lăng văn hóa của chủ nghĩa thực dân Mặt khác, sự phân hóa và phát triển của báo chí lại theo từng bước đi của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp diễn ra hết sức sâu sắc trong lòng xã hội nước ta Cho nên, lịch sử báo chí Việt Nam đồng thời cũng là sự phản ánh của lịch sử cận đại Việt Nam, là lịch sử của cuộc đấu tranh giành độc lập tự do và cũng phan ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa một nền báo chí thực dân
với một nền báo chí yêu nước và cách mạng Nó được thể hiện ở hai dòng báo
chí chủ yếu sau: Dòng báo chí công khai, hợp pháp chịu sự kiểm soát chặt chẽ
của chính quyền thực dân Pháp, giữ địa vị thống trị Dòng báo chí bí mật, bat
Trang 6tô điểm cho chế độ thực dân Bước vào thập niên 30, đặc biệt từ 1930 trở đi, trên cái nền sôi động của phong trào cách mạng, sự trưởng thành của các lực lượng xã hội, sự phong phú, phức tạp của sinh hoạt tư tưởng, văn minh phương Tây đã làm thay đổi mô hình văn hóa chính thống, lối
ng phương
Tây chế ngự ở đô thị, khiến sinh hoạt báo chí ngày càng có sự thay đổi mạnh mẽ hơn, nhất là dòng báo chí công khai, hợp pháp
Bước sang giai đoạn 1939-1945, tình hình chính trị - xã hội có nhiễu biến đông phức tạp, thực sự đa dạng, đan xen nhiều mâu thuẫn dân tộc, giai cấp, các xu hướng khiến cho sinh hoạt báo chí càng phức tạp hơn Xuất hiện những khuynh hướng chính trị, các nhóm chính trị chủ yếu mà hoạt động của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt văn hóa - báo chí lúc đó như: khuynh hướng Quốc gia cải lương, khuynh hướng Quốc gia trực trị, khuynh hướng thân Nhật, khuynh hướng Tờ rốt kít, khuynh hướng cải lương tư tưởng gắn với dân tộc của tằng lớp trí thức tiểu tư sản năng động và giàu lòng yêu nước Đặc biệt, nhu cầu phát triển thể loại tạp chí, nhất là tạp chí chuyên ngành - nơi tập hợp đông đảo các tằng lớp trí thức học giả nho học và tây học,
trong đó có nhiều “tên tuổi ở Pháp về” với đủ các ngành nghề chuyên môn
như: khoa học tự nhiên, luật sư, bác sĩ, tién sĩ luật và văn chương nên đã có thêm một loại nhà báo mới xuất hiện: Nhà báo - học giả
Trong số những cơ quan báo chí thuộc dòng báo chí công khai, hợp pháp có vai trò quan trọng đối với sinh hoạt văn hóa và học thuật Việt Nam ở
nửa đầu thế ki XX, bên cạnh những tờ: “Đông Dương tạp chi” (1913-1919),
Trang 7chi Tri Tan do những nhà trí thức yêu nước Việt Nam sáng lập, có khuynh hướng tư tưởng dân tộc yêu nước, được xem là tạp chí tiêu biểu và sing giá trong giai đoạn lịch sử 1941-1945, là tiếng nói của những người trí thức yêu nước Việt Nam đi đầu trong lĩnh vực cách tân, đổi mới đất nước và bảo tồn
vốn cô dân tộc
Nội dung cũng như sự tồn tại của tạp chí Tri Tân gắn liền với những hoạt động của báo chí yêu nước, với những tên tuổi và sự nghiệp của những bậc đại trí thức mà sau này có nhiều đóng góp chính quyền cách mạng như: Nguyễn Văn Tổ, Đào Duy Anh, Đăng Thai Mai, Nguyễn Huy Tưởng
'Về tạp chí Tri Tân, cho đến nay chưa có một công trình nào dành riêng nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện vẻ tạp chí này đề tương xứng với vị
trí, vai trò và ý nghĩa của nó trong lịch sử dân tộc, cũng như trong lịch sử báo
chí Việt Nam
Việc nghiên cứu hoạt động báo chí mang nội dung “cắp tiến”, có tinh thần
dân tộc yêu nước nói chung và tap chi Tri Tân nói riêng là vấn đề cấp thi¿ cơ sở đó mà đánh giá đúng những thành tựu đề phát huy, thiếu sót đẻ khắc phục, huy động tối đa sức mạnh báo chí, thúc đây mạnh mẽ sự phát triển của mọi tiền trình xã hội Đồng thời giúp chúng ta thấy được sự chuyển hướng tư tưởng của tang lớp trí thức Việt Nam từ tư tưởng tư sản đến tư tưởng vô sản trên diễn đàn
báo chí công khai, hợp pháp những năm 1941-1945
Xuất phát từ ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài “Giá £rị lịch sử, văn hóa của
tạp chi Tri Tan 1941 ~ 1946” làm đề tài luận văn thạc sĩ Văn hóa học của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đầu tiên trong quá trình viết luận văn, tác giả có tham khảo nhóm tài
Trang 8
đến 1945" của Huỳnh Văn Tòng Và tạp chí "Nghề báo” của Hội nhà báo
thành phố Hồ Chí Minh - là tạp chí đưa ra nhiều vấn đề về nghiệp vụ báo chí, nghiên cứu lịch sử báo chí Trong nhóm tài
u báo chí này có những tài liệu
nghiên cứu về tạp chí Tri Tân như “Tìm
Hồng Chương, “Lich sử báo chí Việt Nam 1865-1945” do Đỗ Quang Hưng chủ biên, cùng Nguyễn Thành, Dương Trung Quốc; Nxb ĐHQGIHN, 2000
u lịch sử báo chí Việt Nam” của
'Đó là những công trình nghiên cứu nghiêm túc của các nhà nghiên cứu báo chí, lịch sử tên tuổi Các tác giả đề cập đến lịch sử báo chí Việt Nam,
cung cấp những dữ liệu cần thiết, một “lý lịch tóm tắt” về mỗi tờ báo Đặc biệt cuốn “Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945”, các tác giả đề cập một cách
khái quát về sự phát triển của báo chí Việt Nam giai đoạn từ 1865-1945 “Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả dành 5 trang từ trang 208 đến
trang 212 để giới thiệu về tạp chí Tri Tân Các tác giả đã nêu lên một cách
khái quát về sự ra đời và những đóng góp của tạp chi Tri Tân trên lĩnh vực văn hóa và học thuật; đồng thời nhắn mạnh đến vị tri, giá trị của tạp chí Tri
Tân trong lịch sử báo chí Việt Nam Tuy nhiên các tác giả cũng chỉ dừng lại ở
những nét tổng quan chứ chưa đi sâu phân tích những nội dung đề thấy được những giá trị to lớn của tạp chí Tri Tân còn hàm chứa Có thể nói đây là
những tài liệu giúp cho tác giả đề tài có những cái nhìn tổng quan về lịch sử báo chí Việt Nam và vị trí của tap chi Tri Tân nói riêng; đồng thời nhóm tài
liệu trên hướng dẫn cho tác giả luận văn một phương pháp tiếp cận tạp chí Tri
‘Tan tot nhất
Đồng thời không thể thiếu trong quá trình tham khảo của chúng tôi là:
Những bộ sách có tính chất kinh điển và các tài liệu vẻ lịch sử như: “Lê nin
'Mác-Ăng ghen toàn tập”, *Hồ Chí Minh toàn tập”, "Văn kiện
Trang 9
"Từ điển nhân vật lịch sử” Nhóm tài liệu này cung cấp những thông tin
chuẩn xác về thời gian địa điểm, mốc lịch sử có liên quan
cảnh ra đời của tạp chí Trỉ nội dung, hoàn Đó là những cứ liệu để tác giả trình bày những nhận xét, phán đoán về một số vấn đẻ trên tạp chi Tri Tan
Bên cạnh các tài liệu về lịch sử, báo chí chúng tôi còn tham khảo các bài viết và các tập hồi kí viết về đời sống của người trí thức tiểu tư sản Việt Nam những năm 1930-1945 Riêng để nghiên cứu về tằng lớp trí thức tiểu tư
sản - Những người sáng lập ra tạp chí Tri Tân, chúng tôi đã tập hợp tư liệu ở một số bài nghiên cứu nhỏ trên tạp chí chuyên ngành như: tạp chí Nghiên cứu
Lịch sử, tạp chí Xưa Nay Đặc biệt kế thừa kết quả nghiên cứu cuốn “Một số vấn đề trí thức Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Văn Khánh và TS Nguyễn Quốc Bảo Đây là tài liệu quý giúp chúng tôi nghiên cứu sâu hơn về tng lop tri thức tiểu tư sản trong tiến trình lịch sử dân tộc
"Nhóm tài liệu quan trong khác về tap chí Tri Tan ma chúng tôi đặc biệt quan tâm, đó là cuốn biên khảo kê biên phân tích mục lục tạp chí Tri Tân và vài ba sưu tập khai thác vốn bài vở đã đăng trên tạp chi Tri Tân, đó là:
~ Mục lục phân tích tap chi Tri Tân 1941-1945, Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên biên soạn, Hội KHL.SVN xuất bản, Hà Nội, 1998
~ Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố: Đại Nam đật sử Sử ta so với sử tàu/ Hà Van Tan giới thiệu/ Hội KHLSVN xuất bản, Hà Nội, 1998
- Tạp chi Tri Tân 1941-1945: Phê bình văn học Sưu tầm tư liệu Trịnh
Trang 10- Tạp chí Tri Tân 1941-1945: Truyện và ký Sưu tập tư liệu/ Lại
Nguyên Ân và Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm và biên soạn/ Hà Nội: Nxb Hội
'Nhà Văn, 2000
~ Tạp chí Tri Tân 1941-1946: Các bài viết về lịch sử và văn hóa Việt Nam/ Nguyễn Quang Ân, Phạm Đình Nhân, Phạm Hồng Toàn sưu tầm và
tuyển chọn Hà Nội: Trung tâm thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam xuất bản, 2000,
Các đề tài nghiên cứu và các luận văn tốt nại
viên trường ĐHKHXH & NV - ĐHQGHN cũng mới bắt đầu tiếp cận công tác “Tìm hiểu
iệp đại học của các sinh
nghiên cứu về tạp chí Tri Tân trên một khía cạnh nhất định Đề t
khuynh hướng tư tưởng cơ bản của trí thức Việt Nam qua khảo sát báo Thanh
Nghị và Trí (1941-1945)” của thạc sĩ Phạm Thị Thu Luận văn “Bước đầu tìm hiểu phê bình văn học trên tạp chi Tri Tan 1941-1945” của Trân Văn
Nghĩa; Luận văn “Một số vấn đề văn học trung đại trên tạp chí Trỉ Tân” của Pham Ngọc Mai, v.v
Các công trình nghiên cứu, các luận văn tốt nghiệp, các bài báo khoa
học, ở mức độ nhất định nào đó đã đem lại những kết quả có giá trị Tuy vay, với một cái nhìn tổng thể sự đóng góp của tạp chí Tri Tân đối với nền báo chí 'Việt Nam chúng ta vẫn chưa bắt gặp trên các tác phẩm và công trình khoa
học Các tác giả giới thiệu về tạp chí Tri Tân mới để cập với một lượng thông tin ngắn gọn, có tính chất cởi mở, hoặc chỉ khảo cứu một chuyên đề nào đó
trên tạp chí Tri Tan
Cuối cùng nhóm hỗ sơ, tài liệu về tạp chí Tri Tân mang số ký hiệu
29388/gy.17354/BTLSQG đến số 30552/gy.17735/BTLSQG hiện lưu giữ tại
Trang 11Nhìn chung tình hình nghiên cứu và những tài liệu, những công trình khoa học được công bố của các tác giả kể trên, là những tài liệu liên quan, gợi mở về phương pháp luận cho luận văn Những cứ liệu lịch sử là chỗ dựa vững chắc cho quá trình viết luận văn của chúng tôi
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
~ Nghiên cứu, phân tích làm nồi bật quá trình hình thành, phát triển và
những giá trị lịch sử, văn hóa của tạp chí Tri Tân Từ đó, đề xuất những giải pháp cho việc sưu tầm bô sung, nghiên cứu bảo quản và phát huy giá trị lich sử, văn hóa của tạp chí Tri Tan trong giai đoạn hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thống kê, khảo sát và hệ thống hóa tư liệu với mục đích khái quát
toàn bộ tap chí Tri Tan
~ Đánh giá tổng quan về tỉnh trạng bảo quản và phát huy giá trị của tap chí Tri Tân trong giai đoạn hiện nay
- Góp phần làm sáng rõ những giá trị lịch sử, văn hóa của tạp chí Tri Tân, từ đó đề xuất những giải pháp về bảo quản và phát huy hiệu quả giá trị của tạp chí Trỉ Tân
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Trang 12ngày 16/6/1946 trên thực tế là số cuối cùng) Ngoài ra luận văn còn nghiên cứu một số tờ tạp chí trước cách mạng và củng thời để so sánh nội dung và những giá trị mà tạp chí Trì Tân đã đóng góp trong lịch sử dân tộc
4.2 Phạm vỉ nghiên cứu
Pham vi nghiên cứu là tạp chí Tri Tân Đây là các số tạp chí gốc ở kho
cơ sở Bảo tàng Lịch sử quốc gia Ngoài ra chúng tôi cũng nghiên cứu khai thác ở những cơ quan lưu trữ, viện nghiên cứu hay những cá nhân còn lưu giữ được những số tạp chí Tri Tân (kể cả bản photocopy) mà Bảo tàng Lịch sử
quốc gia còn thiếu đề cho luận văn đây đủ và toàn diện hơn 5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Dựa trên nền tảng của phương pháp luận Mác -
Lênin với quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; và tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí
~ Phương pháp liên ngành: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu sử học, văn hóa học, bảo tầng học, mỹ học, xã hội học, tư liệu học, xuất bản báo chí, nghiên cứu báo chí kết hợp với các phương pháp lô gíc, thống kê Từ các
phương pháp đó chúng tôi đã tiến hành thu thập, tổng hợp, phân tích các
nguồn tư liệu Đồng thời tiến hành so sánh, đối chiếu các nguồn sử liệu ấy để giải quyết những nội dung cơ bản của luận văn
Khi trình bày luận văn, chúng tôi tuyệt đối trung thành với các số báo
gốc, cách sử dụng ngôn ngữ, hành văn, kể cả lỗi chính tả nhằm tái hiện một cách chân thực nhất về tạp chí Tri Tân trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể Đồng
Trang 136 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, các tài liệu tham khảo và phần phụ
lục, nội dung của luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Khái lược tạp chí Tri Tan 1941-1946
Chương 2: Giá trị lịch sử của tạp chi Tri Tan 1941-1946
Trang 14Chương 1
KHÁI LƯỢC TẠP CHÍ TRI TÂN 1941- 1946
1.1 Lịch sử ra đời tạp chí Trì Tân 1.1.1 Hoàn cảnh ra đời tạp chí Tri Tin
Chiến tranh thể giới lần thứ II (1939-1945) được coi là cuộc chiến tranh lớn nhất trong thế ki XX, là sự kiện có tính chất bước ngoặt trong lịch sử nhân loại: thời đại loài người tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, bộ mặt nhân loại có sự thay đổi cực kì to lớn, hệ thống XHCN được hình thành, sự tan rã bước đầu của hệ thống thuộc địa và sự lớn mạnh của lực lượng hòa bình dân chủ và tiến bộ xã hội Đây là thời kì cách mạng Việt Nam vươn lên một tằm vóc mới, hỏa nhập với phong trào dân chủ và cách mạng thế giới, chuẩn bị những điều kiện thực lực cách mạng bên trong, đón chờ thời cơ tiến hành cuộc Tổng khởi tháng Tám năm 1945 mau lẹ và ít đổ máu, tạo nên biến cố lớn trong lịch sử dân tộc, mở ra kỉ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội cho đất nước
Hoàn cảnh xã hội Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới lần
thứ II cũng khá đặc biệt Lúc này thực dân Pháp ở Việt Nam thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng Việt Nam, nhưng mặt khác lại ra sức truyên truyền cho
sách đầu hàng phát xít Đức Thực tế tờ Tri Tân ra mắt độc giả vào thời điểm khó khăn xét về toàn cục, Pháp đầu hàng Đức (6/1940) và có một chính phủ thỏa hiệp do Thống Chế Pétain chủ trương đó là Chính phủ Vichy
Nhưng cũng có một chính phủ kháng chiến do Tướng De Gaulle cầm đầu Ở
dl
Trang 15Nhật Ngày 9/3/1945, dưới chiêu bài trao trả độc lập cho Việt Nam, quân đội Nhật đã tắn công tước khí giới của quân đội Pháp và thành lập một chính phủ 'Việt Nam độc lập hoàn toàn giả tạo
Vào thời điểm chiến tranh thế giới, nền kinh tế suy giảm và gặp nhiều khó khăn Giấy in sách báo ngày càng khan hiếm, vi thế giá báo phải tăng lên Ban đầu chỉ có 12 xu, sau lên tới hai, ba đồng Số trang ban đầu là 24 sau rút
xuống còn 20 trang Tuy thế tạp chí vẫn ra đều đặn cho tới số cuối Tuy tạp
chí Tri Tân ra đời vấp phải nhiều khó khăn nhưng cũng xuất hiện đúng vào
thời điểm mà đất nước chuyển mình Tri Tân là tạp chí khá tiêu biểu cho trí thức Việt Nam trong những năm 1941-1945 Sau khoảng 60 năm đô hộ của Pháp, nhân dân Việt Nam cũng như giới trí thức yêu nước người Việt thực sự nhận ra và giác ngộ về trọng trách của mình trước vận mệnh của nước nhà Lúc này trong nước đã có những tổ chức văn hóa, văn học, cùng những hoạt động sôi nỗi nhằm dọn đường cho một cuộc cách mạng rất gắn Theo một số nhà sử học đây là “thời tiền cách mạng” [60, tr.6] Một thời điểm ngắn ngủi nhưng phong phú về mọi mặt, đặc biệt qua hai bộ sách “Thi Nhân Việt Nam” của Hoài Thanh - Hoài Chân và “Nhà văn hiện đại” của Vũ Ngọc Phan đã
chứng tỏ điều đó
C6 thê nói tình hình chính trị-xã hội giai đoạn 1939-1945 thực đa dạng
đan xen nhiều mâu thuẫn dân tộc, giai cấp, các xu hướng khiến cho sinh hoạt tư tưởng, văn hóa càng phức tạp hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt báo chí Do ngọn lửa chiến tranh thế giới lần thứ II lan rộng, vấn để sống còn
của mỗi quốc gia dân tộc trở thành nỗi âu lo lớn nhất của thời đại Việt Nam
cũng không nằm ngoài bối cảnh đó, nhất là từ lúc Nhật vào Đông Dương (1940) Cac tang lop tri thức yêu nước nhận thấy được sứ mệnh của mình đối
Trang 16cường Luồng gió phục hưng dân tộc đã thổi mạnh vào tư tưởng xã hội Có
thể nói, từ những năm 1940, một tỉnh thần mới đã xuất hiện kích thích văn hóa Việt Nam tìm về những giá trị thực sự Á Đông, những cái có trong lich sir
văn hóa dân tộc nhằm hướng tới mục đích xây dựng một nền văn hóa quốc gia tự cường Tạp chí Tri Tân ra đời trong tinh thần chung đó “tinh thần phục hưng văn hóa đân tộc” [16, tr7]
Trong dòng báo chí công khai, hợp pháp, Tri Tân thuộc loại tạp chi
chuyên ngành có nội dung “cấp tiến”, có xu hướng tiến bộ về lĩnh vực văn hóa và học thuật Việt Nam theo khuynh hướng tư tưởng dân tộc yêu nước Ra đời sau tạp chí Thanh Nghị chưa tới một tháng, Tri Tân đã nhanh chóng tập hợp được những cây bút có năng lực chuyên sâu về chuyên môn học thuật, các nhà văn, nhà thơ đông đảo mà ít có tạp chí nào có được Các nhà báo - học giả này xuất thân từ nho học và tân học (từ nền học Pháp - Việt) quan tâm đến lịch sử văn hóa quá khứ của nước nhà, tạo thành hạt nhân và cơ sở cho xu hướng tìm về truyền thống với tỉnh thần phục hưng văn hóa dân tộc trong sự giao tiếp với văn hóa và học thuật thế giới - một xu hướng đang mạnh dần lên trong đời sống văn hóa ở Việt Nam trong những năm 1940
Tri Tân - ngọn lửa yêu nước được thể hiện hừng hực trong nội dung
chính của tạp chí, với hàng loạt các bài ca yêu nước như: Bạch Đằng Giang,
Anh Hùng Xưa, Non Nước, Lam Sơn, Hội Nghị Diên Hồng, v.v và đó cũng lêm tựa, là chỗ dựa vững chắc cho thế hệ thanh niên lúc bấy giờ thêm bền
là
san, vững trí, tin tưởng vào ngày mới, vào sức mạnh của toàn dân tộc, cũng
như tương lai tươi sáng của tổ quốc Cái nôi văn hóa và truyền thống yêu nước ấy đã nuôi dưỡng và hâm nóng một thế hệ thanh niên trí thức giàu nhiệt
Trang 17cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, của cả nước Chính từ đó mà Trị “Tân thực sự có đóng góp quan trọng vào việc chuẩn bị lực lượng chính trị cho
quần chúng trong cả nước, đặc biệt là lực lượng thanh niên trí thức khác Việc
chuẩn bị về tỉnh thần, tư tưởng cho đội ngũ trí thức ngày càng đông đảo thời đó quả là có ý nghĩa chính trị to lớn Tri Tân ra đời như một nhu cầu bức thiết cần phải có trong một thời điểm lịch sử cụ thể tuy ngắn ngủi nhưng có ý nghĩa quan trọng
Cuối năm 1944, đầu năm 1945, chủ nghĩa phát xít liên tiếp thất bại trên
nhiều mặt trận Chiến tranh thế giới lần thứ II bước vào giai đoạn kết thúc “Tháng 8/1944 nước Pháp được giải phóng Tháng 5 - 1945, phát xít Đức đầu hang đồng minh vô điều kiện Tháng Tám năm 1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ II, mở ra trang sử mới cho nhân loại
Ở nước ta, sau cuộc đảo chính Nhật - Pháp, ngày 9/3/1945, một cao
trào kháng Nhật cứu nước sôi sục trong cả nước, cả dân tộc gấp rút hồn thành cơng việc chuẩn bị cuối cùng, đón thời cơ vùng dậy tổng khởi nghĩa
theo tinh thần “đủ có đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải giành lấy Độc lập” Từ chiều 16/8/1945, cuộc tông tiến công mau le, ít đồ máu đã diễn ra trên cả nước Ngày 2/9/1945, tai Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước VNDCCH, nhà nước Dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á
Trang 18mạng tháng Tám năm 1945, khi nước VNDCCH ra đời, với uy tín của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, của Việt Minh và của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhiễu cây bút của tạp chí này đã tham gia Chính phủ Lâm thời như: Nguyễn Văn Tố - Bộ trưởng trong Chính phủ Lâm thời; đại biểu quốc hội; quyền Chủ tịch
Quốc hội khóa I, Quốc vụ Khanh trong Chính phủ liên hiệp quốc dân Trịnh Như Tấu - đại biêu Quốc hội VNDCCH khóa I Nguyễn Tường Phượng - Chủ tịch đoàn Báo chí Việt Nam
1.1.2 Tôn chỉ, mục đích của tạp chí Tri Tan
Cai tên Tri Tân đặt cho tạp chí này là rút ra từ mệnh đề: “ôn cố tri tân”
(ôn lại cái cũ để biết cái mới) Trong “Lời phi lộ” đăng ở đầu số 1, ngày
3/6/1941 đã chỉ rõ mục đích của tạp chí này:
Thì giờ đã đến! nhìn vào tận mặt hiện tại? bề bộn việc cần phải làm! Chính trị? Món chuyên môn đó đã có nhà đương đại “Ôn cũ! Biết mới! Nhằm cái đích ấy, Tri Tân đi riêng con đường văn hóa Với cặp kính khảo cứu, Tri Tân lần dở từng trang lịch sử; Bằng con mắt nhận chân và lạc quan, Tri Tân ngó rộng “Chân trời” trì thức; Ghé vai gánh gạch, xe vôi Tri Tân đứng vào hàng ngũ công binh, xây dựng lâu đài văn hóa Nam Việt Dầu vậy, Tri Tân không bo bo nhốt
tư tưởng riêng một quê hương; mạnh bạo tiến bước trên đường
“chân lý” Là tắm lụa bạch, Tri Tân chỉ biết viết những hàng chữ chân phương, ngay thẳng, không tự hoặc bị nhuộm một màu sắc nào Giờ là bao giờ? Không phải là lúc nói phiếm nữa Xin bắt tay vào việc [3, tr7]
Trang 19hàng tuần (tiếng Pháp là Ruvue Culturelle Hebdomadaire) Tuy cái tên Tri
Tân hướng vẻ sự biết mới nhưng hoạt động khảo cứu trên tờ tuần san này lại nghiêng nhiều hơn về sự “ôn cố” tức là ôn lại cái cũ Do vậy, xu hướng tìm về
di san dân tộc đã bộc từ đầu và được duy trì suốt thời gian hoạt động của tap chí này
'Vậy là nội dung “Lời phi lộ” của tạp chi Tri Tân đã bộc lộ rõ nét những tư tưởng tiến bộ của tạp chí này Đó là tư tưởng của tầng lớp trí thức Việt
Nam có tỉnh thần dân tộc yêu nước, hướng về cội nguồn dân tộc “ôn cố tri
tân” để tìm tòi khảo cứu, giới thiệu những giá trị văn hóa bản sắc dân tộc tới độc giả, từ đó khơi dậy lòng yêu nước, tự cường dân tộc Tuy vậy, Tri Tân cũng “không bo bo nhốt tư tưởng riêng một quê hương”, ma Tri Tan còn tiếp
thu và tiến hành truyền bá khoa học kĩ thuật, y học, văn hóa, nghệ thuật, cải
cách giáo dục từ văn minh phương Tây vào Việt Nam nhằm nâng cao dan tri, làm giàu kho tầng văn hóa dân tộc và học thuật Việt Nam
Có thể nói, tôn chỉ của tạp chí Tri Tân đã thể hiện mục đích của ting lớp trí thức yêu nước trong việc tiến hành xây dựng nền văn hóa Việt Nam theo hướng về cội nguồn dân tộc, lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nén tang,
làm bệ đỡ để tiếp thu chọn lọc những giá trị của văn minh của phương Tây và
xây dựng đất nước phát triển
1.2 Tổ chức hoạt động của tạp chí Tri Tan
1.2.1 TỔ chức tòa soạn, nhà in
“Tòa soạn, xuất phát từ tiếng La tỉnh: Redactus, có nghĩa là sắp xếp có
trật tự ngăn nắp qui cũ của một hoạt đông tô chức nào đó và được coi là khái
niệm thuần túy chỉ các cơ quan báo chí Cũng có thể hiểu tòa soạn là một bộ
vật chất để
Trang 20
‘Toa soan cua tap chi Tri Tan: lúc đầu đặt tại số nhà 349 phố Huế, Hà
Nội (từ số 1, ngày 3/6/1941 đến số 9, ngày 1/8/1941); từ 8/1941 đến 12/1942 tòa soạn chuyển về số nhà 195, phố Hàng Bông, Hà Nội (từ số 10, ngày
§/8/1941 đến số 74, ngày 1/12/1942); từ 12/1942 đến 6/1943 tòa soạn và nhà
in chuyển về địa chỉ 70, phố Bạch Mai, Hà Nội (từ số 75, ngày 10/12/1942 đến số 99, ngày 10/6/1943) Từ 6/1943 đến số cuối cùng tòa soạn, Ty trị sự,
nhà in chuyển về một địa điểm số nhà 95 - 97 phố Chanceaulme, Hà Nội (nay là Tô Hiến Thành)
Ban biên tập của tap chi Trỉ Tân: do ông Nguyễn Tường Phượng làm tổng biên tập (chủ bút), chịu trách nhiệm về nội dung bài viết đăng trên tạp chí Ban biên tập tạp chí Tri Tân gồm những cây bút uyên thâm vẻ hán nôm,
giỏi về tân học trực tiếp phụ trách, biên tập và viết bài như: Nhật Nham Trịnh Như Tấu tham tá phủ Thống sứ Bắc Kỳ, Hoàng Thúc Trâm Hoa Bằng, Hoa Nam Phan Ky Nông; Thư ký tòa soạn Phan Mạnh Danh Ngoài ra tạp chí Tri
Tân còn tập hợp được một đội ngũ công tác viên đông đảo với nhiều cây bút
là những nhà văn, nhà báo, học giả có tên tuôi và tiêu biểu nhất cả ba kỳ Bắc,
Trung, Nam như: Nguyễn Văn Tố, Kiều Thanh Qué, Dao Duy Anh, Dang Thai Mai, Nguyễn Huy Tưởng Điều đó thể hiện chất lượng và tính hấp dẫn của tap chí Trỉ Tân
Ban biên tập có nhiệm vụ: một mặt cỗ động tuyên truyền cho số báo sắp ra; một mặt sửa soạn bài viết giao nhà in ấn hành Ban biên tập được chia việc tùy theo năng lực sở trường của từng người như: nho học, tân học và đặc biệt chữ quốc ngữ Khi bài báo gửi đến tòa soạn và được lựa chọn đăng thì bài
báo đó sẽ được ban biên tập tiến hành biên tập, chỉnh sửa lại Sau khi lựa chọn được bài đăng trên tạp chí, tòa soạn sẽ gửi sang nhà in Nhà in sẽ cho
Trang 21bản in thir la làm cho số báo in ra không bị phốt, lỗi chữ, gây phản cảm cho
người đọc Tuy nhiên, mặc dù cố gắng hết sức, song tạp chí Tri Tân vẫn mắc nhiều lỗi phốt trên trang báo, chữ mờ, giấy xấu, nhiều chữ rất khó đọc
Nguyên nhân do công nghệ in lạc hậu, nghiền gãy lượt dấu, hoặc thợ in cầu
thả không chịu chải bát chữ cho sạch dẫn đến bị phốt và nhiều chữ mắt dấu Sau khi sửa bản in thử xong, nhà in sẽ tiến hành công đoạn in chính thức
Trong thời kì thợ in mới xếp thành từng bài hay từng cột báo một, ban biên tập phải tiến hành đặt các bài vớ cho thành trang Sau khi đặt thành những, trang báo rồi, nhà in phải đưa 3 bản “mo rát”(morasses) ra ty kiểm duyệt
Ngoài ra ban biên tập còn phải tiếp khách đến bàn luận về văn chương hoặc họp bàn trao đổi ý tưởng, còn phải thư từ giao thiệp với các bạn cộng tác ở gần xa, còn phải giải đáp những câu hỏi của bạn đọc bằng thư riêng hoặc bằng thư ngỏ
Ty trị sự: công việc Ty trị sự có nhiệm vụ đảm nhận công việc kinh doanh của một tờ báo Đứng đầu Ty trị sự là viên chủ nhiệm Chủ nhiệm Ty trị sự đầu tiên của tạp chí Tri Tân là ông Dương Tụ Quán (từ số l, ngày
3/6/1941 đến số 100, ngày 24/6/1943); từ số 101, ngày 1/7/1943, ông Nguyễn
Tường Phượng đảm nhận cả hai nhiệm vụ trên (tức vừa chủ nhiệm, vừa chủ
bút) Chủ nhiệm Ty trị sự chịu trách nhiệm quản lý về kinh tế và việc phát hành báo Mỗi kì báo ra, ông này phải kí tên vào những số báo đưa trình tòa, chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với tờ báo của mình quản lí Từ công việc lấy quảng cáo đến mua giấy hay thuê in đều là phạm vi việc làm của Ty
Trang 22Đất, Hải Phòng; Vũ Ngọ Cừ, 40, phố Đông Kiều - Hải Dương, Librairie
(Nam Định) Miền Nam Trung Bộ có các đại lý: Nam Thi, Vương Công (Quảng Ngãi), Mỹ Liên (Qui Nhơn), Trần Văn Quân (Long Xuyên), Tân Việt
(Mỹ Tho) Miền Nam có đại lý Sài Gòn 12, Rue Sabourain tổng phát hành tạp
chí Tri Tân; tiệm sách Nguyễn Khánh Đàn, bán báo sách Bắc Ngoài ra Tri
Tân còn có các đại lý ở Cam pu chia, Lào (xứ Đông Dương)
Tap chi Tri Tan được phát hành ở các đại lý trên cả nước: các đại lý
muốn nhận bán tạp chí Tri Tân phải gửi thư về đăng kí tòa báo, sau đó các đại
lý báo phải ký quỹ một số tiền nhỏ mọn gọi là tiền cọc, tòa báo gửi báo cho
bán, sau tòa báo tính số Khi khách hàng nợ tiền tạp chí quá lâu khơng chịu
thanh tốn, tạp chí Tri Tân sẽ đưa danh sách người chưa nộp tiền báo lên tap
chi dé công bổ
Vé cach thu tiền tạp chí Tri Tân: Tri Tân thành lập hội các cổ động viên
thu tiền của các khách hàng mua báo đài hạn; mỗi khi thu tiền, các cô động tồi gửi số tiên
viên giao cho khách hàng một tờ biên lai tạm (recu provisoire),
đó (sau khi trừ hoa hồng 20% và phí tổn mandate) cho tòa báo Tòa báo sau khi nhận được số tiền trên sẽ gửi thẳng đến khách hàng mua báo tờ biên lai chính (difñnitig) để hủy bỏ tờ biên lai tạm kia và việc giao dich mua báo thành cơng Ngồi ra, khách hàng mua tạp chí Tri Tân có thể thanh toán bằng cách gửi ngân phiếu, gửi tiền bằng releve và mandate Mua báo dài hạn bằng hình thức mua mandate hoặc bằng tem
+ Nhà in tạp chi Trì Tân: In tại nhà in riêng
Ban đầu nhà in Tri Tân đặt cùng tỏa soạn tại 195, phố Hàng Bông, Hà Nội (từ số 10, ngày 8/8/1945 đến số 74, ngày 1/12/1942) Tháng 12/1942 đến
Trang 23tòa báo, Ty tri sự cùng chuyển đến một địa điểm số nhà 95-97 phố Chaneeaulme, Hà Nội (Tô Hiến Thành) (từ số 100, ngày 24/6/1943 đến số cuối cùng) Nhà ïn tạp chí Tri Tân ngoài việc in tạp chi Tri Tân còn nhận thêm các dich vu in ấn các loại sách vở, ấn phẩm và các loại báo khác Giám
đốc nhà in lúc đầu là ông Trịnh Như Luân (số 95-97); từ số 101, ngày
1/7/1943 ông Nguyễn Tường Phượng đảm nhận luôn cả ba vị trí: vừa chủ nhiệm, chủ bút và giám đốc nhà in Tri Tân
+ Về cách in tạp chí Trí Tân: Tạp chí Tri Tan được in ty pô: In ty po
có đặc điểm các thành phần in nỗi cao so với các thành phần không in, khi in, mực chà lên thành phần in và dưới áp lực của máy, mực truyền sang giấy Vì
vậy, Ìn ty pơ cịn gọi là in cao
In ty pô có ưu điểm in được cả ảnh, hình vẽ và chữ, không đồi
hỏi giấy đặc biệt, thích hợp với in sách, báo ít tranh ảnh chế bản
tương đối đơn giản Nhưng in ty pô cũng có những mặt hạn chế là quá trình in kéo dài, phải dùng kim loại độc hại, năng suất tha hơn so với in ốp xép, in lõm, khả năng in nhiều màu bị hạn chế [54, tr.163] Đối với những ấn phẩm có số lượng in ít, in trực tiếp bằng khuôn chữ sắp, gọi là in “mô bin” Với số lượng những ấn phẩm lớn (từ 25.000 bản trở
lên) cần phải đúc bản chỉ Đúc bản chỉ là đúc những khuôn chữ thành những bản chi Tay theo yêu cầu, những bản chỉ này có thể được mạ thêm một lớp kim loại như: niken, cơ rôm, đẻ khi in, chữ lâu bị mòn Ngoài ra đúc bản chỉ
để nhân bản in thành nhiều bản đem in trên nhiều máy, hoặc biên bản in phải
thành bản in cong để in máy cuốn, thường tờ “phông” để làm bản chỉ có thể
Trang 24
* Quá trình công nghệ của in ty pô: BẢNTHẢO | "| MAKET [—*) cue BAN KEM HOAC GO DAT TRANG SUA BAL TRANG CHỮ HỒN CHÍNH = |—+| LAM PHONG ĐỒNG KHUÔN IN — ĐỨC BẢN CHỈ IN * Vé vật liệu sắp chữ và quá trình sắp chữ:
~ Vật liệu sắp chữ bao gồm: chữ, dòng kẻ và cái chèn
Trang 25to, nhỏ, đậm, nhạt khác nhau tùy theo yêu cầu của xuất bản phẩm Nguyên tắc cấu tạo của các loại chữ, chủ yếu dựa vào ba đặc điểm chính: hình vẽ chữ,
dòng chữ và cỡ chữ Trong đó, phân loại theo cỡ chữ là chủ yếu, căn cứ vào độ to, nhỏ của chữ Cỡ chữ được đo bằng corps hoặc phân in Tạp chí Tri Tan
các bài vo in chit bai lớn nhất là corps 10, nhỏ nhất là corps 6 Đề mục in chữ
to từ corps 18 đến corps 36
.+ Dòng kẻ là thanh kim loại mỏng thường gọi là “phi lê” dùng để gạch dưới dòng chữ, đóng khung biểu, bảng Dòng kẻ có nhiều loại: dòng kẻ thanh, đậm, đơn, kép, lượn sóng
+ Cái chèn gồm 4 loại: loại mỏng dùng chèn từng dòng hoặc tạo khoảng cách nhỏ giữa các từ, các dấu; loại dày dùng chèn thụt đầu dòng hoặc các chỗ xuống dòng, cách đoạn; loại dài để chèn khoảng cách giữa các dòng,
xuống dòng, xa, gần giữa các đề mục; loại to chèn các khoảng cách lớn ở đầu trang, cuối trang và khoảng cách giữa các trang khi ghép thành khuôn in,
~ Quá trình sắp chữ: tạp chí Tri Tân được sắp thủ công, là cách sắp xếp chữ, dòng kẻ và con chèn trong hộp chữ chia thành nhiều ô nhỏ, mỗi ô đựng riêng một loại chữ khác nhau Các chữ được nhặt dần vào một khung sắp, gọi
là com-pôt-tơ, đã vặn có định cho từng loại khuôn khổ Khoảng trống giữa các con chữ được chèn bằng những chèn mỏng Mỗi khung sắp chứa được từ
8 đến 12 dòng tùy thuộc vào cỡ chữ Khi đầy thì “bat” ra khay dung va chén cỡ cách các dòng thành đoạn dài khoảng 25cm, sau đó dùng đây cột lại Mỗi
này được đem in thử để đối chiếu với bản thảo và sửa chữa những chỗ sai sót Việc sửa bản in này được gọi là sửa cột Sửa cột xong, người thợ bắt
đầu đặt tay Đặt tay là ghép các cột chữ đã sắp với ảnh kẽm, biểu, bảng, chú
thích (nếu có) và số trang thành một trang ¡n, gọi là bát chữ Bát chữ có kích
Trang 261.2.2 Số lượng phát hành
Tạp chí Tri Tân xuất bản số đầu tiên vào ngày 3/6/1941 theo nghị định phủ tồn quyền Đơng Dương kí ngày 8/2/1941, là tạp chí văn hóa ra hàng tuần, với 24 trang khổ 20x25em, chữ đen in ty pô Sau 5 năm hoạt động, Trỉ Tân đã ra được 214 số, trong đó (gồm 212 số Tri Tân loại cũ thuộc giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945, từ số 1, ngày 6/3/1941 đến số 212, ngày 22/11/1945; và 2 số Tri Tân loại mới sau khi Việt Minh lên nắm chính quyền
vào tháng Tám năm 1945, đánh số lại từ số l, ngày 6/6/1946 đến số 2, ngày
16/6/1946 trên thực tế là số cuối cùng) Trong 24 trang, trang đầu dùng làm trang bìa và trang cuối làm trang quảng cáo, còn lại 22 trang cho nội dung
Mỗi tập đánh số trang riêng 1-24 hoặc 1-20, nhưng cũng đánh số trang cho
mỗi năm Tổng cộng số trang trong 5 năm (1941-1945) được trên 5.000 trang;
mỗi kì ra từ 1.500 đến 2.000 ấn bản
Tạp chí Trí Tân ra đời trong thời điểm khó khăn vì chiến tranh thế giới lần thứ II, khó khăn về kinh tế, cơ sở vật chất thiếu thốn, lại chịu sự kiểm
duyệt báo chí chặt chẽ của chính quyền thực dân Pháp Thực dân Pháp còn phối hợp với sở mật thám Đông Dương để kiểm duyệt toàn bộ ấn phẩm và trong năm 1943-1944 thì sự kiểm duyệt khắc nghiệt gấp 3, 4 lần trước Đặc biệt, từ năm 1941, sinh hoạt báo chí còn bị ảnh hưởng bởi hàng loạt các nghị định khác có liên quan đến cơ sở vật chất kĩ thuật “Nghị định ngày
27/10/1941 của Toàn quyền Đông Dương về việc kiểm soát giấy in báo trong
Trang 27chí Tri Tân rút xuống còn lại 20 trang Những số Đặc san, số Xuân ra nhiều
trang hơn như: số “Đặc san Nam Bộ” (số 1, loại mới) ra 38 trang, “Đặc san
Việt Nam Giải Phóng” (số 185-186, ngày 10/5/1945) ra 40 trang, *Đặc san Nam Bộ đất Việt Nam” ra 30 trang, Đặc san “Trần Hưng Đạo” ra 31 trang;
đặc biệt là số Xuân ra nhiều trang nhất như: số “Xuân Nhâm Ngọ 1942”, số
*Xuân Qui Mùi 1943, số *Xuân Giáp Thân 1944”, s6 “Xuan At Du 1945” đều ra 4§ trang, trong đó trang 48 thường dùng làm trang quảng cáo
‘Tap chi Tri Tân là tuần san, phát hành đều đặn một tuần ra một số, tuy
nhiên riêng số 81- 82, ngày 4/2/1943 đến số §3, ngày 18/2 phát hành chậm 2 kì; từ số 99, ngày 10/6/1943 đến số 100, ngày 24/6/1943 phát hành chậm một ki do “Máy bay Hoa Kỳ ném bom Hà Nội" (52, tr5] Từ số 165, ngày 2/11/1944 đến số 166, ngày 16/11/1944 nghỉ mắt một kì Ngoài ra, để khắc phục nạn khan hiểm giấy in, mực in, tap chi Tri Tan
đã kết hợp in gộp 2 số tạp chí hoặc 3 số tạp chí kiệm giấy in như: các số 81 - 82 (Xuân Quý Mùi 1943), số 126 - 127 (Xuân Giáp Thân
1944), số 175 - 178 (Xuan At Dau 1945), sb 185 - 186 (Đặc san Việt Nam
Giải Phóng, ngày 10/5/1945),
Tri Tân đều đặn ra hàng tuần với những đề tài thông thường, và cũng cho ra những Đặc san, Chuyên san Có những số Xuân: "Xuân Nhâm Ngọ 1942”, “Xuan Qui Mui 1943”, "Xuân Giáp Thân 1944”, "Xuân Ất Dậu 1945 Ngoài ra còn có Chuyên san về lịch sử như: “Trần Hưng Đạo” (số 17, ngày 3/10/1941), “Triều Gia Long” (số 50, ngày 16/6/1942), “Lê Thái Tổ” (số
65, ngay 29/9/1942); Chuyên san về văn học phụ nữ, thanh niên, Chuyên san
về ca dao tục ngữ; Đặc san về mùa thu và một số Đặc san vẻ giải phóng ra
ngày 10/5/1945,
Trang 28trên tờ tạp chí Giá báo thường được đăng trên trang bìa của tạp chí Do tinh hình kinh tế Đông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng hết sức khó khăn, đồng tiền mặt mắt giá liên tục, nạn đầu cơ giấy in hoành hành, chính sách kiểm soát báo chí chặt chẽ thực dân Pháp, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt báo chí Để tồn tại và duy trì sự tồn tại của tờ báo, Tri Tân
buộc phải tăng giá bán liên tục Đối với tạp chí Tri Tân số thường, từ số đầu
tiên đến số cuối cùng tổng cộng có 8 lần tăng giá báo Bắt đầu từ số 1, ngày 3/6/1941, giá tạp chí là 0$12 xu Từ số 18, ngày 10/10/1941 giá tăng lên 0$15
xu Từ số 57, ngày 29/7/1942 đến ngày 4/8/1942 giá tăng lên 0S20 xu Từ số
'98, ngày 3/6/1943 giá tạp chí tăng 0$30 xu Từ số 128, ngày 3/2/1944 giá tăng
0§40 xu Từ số 149, ngày 6/7/1944 giá tạp chí tăng 0$50 xu Từ số 165, ngày
2/11/1944 giá tạp chí tăng 070 xu Từ số 190, ngày 8/6/1945 giá tạp chí tăng
1đ 20 xu
Đối với các số Chuyên san, Đặc san, số Xuân giá tăng mạnh, bắt đầu từ Đặc san “Trin Hung Dao” (s6 17, ngày 3/10/1941), với 31 trang, có giá 20
xu, đến số cuối cùng “Xuân Ất Dậu 1945”, với 48 trang, giá tạp chí tăng lên
đến 3đ 50 xu Mỗi một lần tăng giá đều có đăng tin thông báo lí do và lời xin
lỗi của ban biên tập “Các bạn đồng nghiệp hàng ngày đã tăng giá, đó vì vật giá cảng ngày càng đắt, nhất là giấy mực Chúng tôi không thể hi sinh mãi nên bắt đắc a” [53, tr23] Đối với giá bán theo quí, nửa năm, một năm cũng tăng cao Từ số 1, ngày 3/6/1941 giá tạp chí 3 tháng la 1d 50 xu, 6 tháng là 2đ 80 xu và một năm Sd 50 xu, cho
đến số 190, ngày 8/6/1945 giá bán tăng lên: 3 tháng là 15đ, 6 tháng là 30đ và
từ 1 Juin 1941 Trí Tân cũng phải tăng gi
một năm giá 55đ
'Việc tăng giá tạp chí Tri Tân liên tục từ số đầu tiên đến số cuối cùng, trong khoảng thời gian 5 năm (1941-1945), phần nào phản ánh được sự biến
Trang 291.3 Chủ bút Nguyễn Tường Phượng và tác giả tạp chí Tri Tan
1.3.1 Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp chủ bút Nguyễn Tường Phượng
Nguyễn Tường Phượng là nhà văn chuyên nghiên cứu văn sử, tự là Kỳ Sơn, biệt hiệu Mai Lâm, bút danh Tiên Đảm Trong văn giới gọi là Tiên Đàm
Nguyễn Tường Phượng Ông sinh ngày 15/2/1899 tại làng Nội Duệ, huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Xuất thân trong một gia đình nho học, những năm lên 10 tuổi ông bắt đầu học chữ hán, sau đó chuyển sang học tiếng pháp Năm
1920 đỗ cao đẳng Tiểu học (Thành Chung), năm 1929 đỗ tú tải Pháp - Việt
Sau khi tốt nghiệp tú tài ông ra làm việc tại Tòa sứ Thanh Hóa, sau đó thi nhập ngạch tri huyện (vì Pháp biệt lệ ai có bằng tú tài đã làm việc tại các tòa
bố, không cần có bằng cử nhân luật cũng được dự thi) được bổ dụng tri huyện
Thạch Thành Khi làm tr huyện ông bắt bình về lề lối quan trường ông từ chức về Hà Nội, làm nghề dạy học, nghiên cứu văn học, viết báo Năm 1936 ông làm việc tại ngân hàng Hà Nội, cùng thời điểm này ơng cùng Hồng Thúc Trâm, Phan Mạnh Danh sáng lập tạp chí Tri Tân, ông giữ chân chủ nhiệm kiêm chi bit tap chi Tri Tân đến năm 1945 Từ Cách mạng tháng Tám 1945 và toàn quốc kháng chiến ơng là Chủ tịch đồn Báo chí Việt Nam Từ 1946-
1950 giữ chức Phó Chủ tịch Hội văn hóa kháng chiến liên khu III Sau năm
1950 ông về Hà Nội giảng dạy tại trường trung học Nguyễn Khuyến cùng với ông Bùi Hữu Sủng Vào thời điểm này ông cùng Bùi Hữu Sủng biên soạn bộ văn học sử Việt Nam có tên Văn học sử Việt Nam (1952, Hà Nội) Đây là phác đồ của con đường văn học Việt Nam
Cie tác phẩm chính:
~ Văn học sử Việt Nam tiền bán thể ki XIX (cùng soạn với Bùi Hữu Súng)
Trang 30~ Tác phẩm trường thiên thế kỉ XIX
~ Văn học sử hiện đại ~ Trả Tân tạp chí
1.3.2 Vai trò của chủ bút Nguyễn Tường Phượng với tạp chi Tri Tan Tap chi Tri Tân do ông Nguyễn Tường Phượng làm chủ bút, kiêm chủ nhiệm và giám đốc nhà in Tri Tân Trực tiếp phụ trách tạp chí Tri Tân, nhưng ông cũng là người viết bài cho tạp chí, với tổng cộng 96 bài và một bút danh
Tiên Đàm (đứng vị trí thứ 4 người có bài viết đăng nhiều nhất trên tạp chí Tri
hết các bộ môn: văn học, lịch sử, phê bình Những bài ký
Tân) Ông viết
‘Tri Tan phan lớn cũng do ông viết, phê bình, ông giới thiệu, quảng cáo sách
mới, báo mới Ông viết Lời phi lộ, lời khai sinh, viết tuyên ngôn, ông hô hào
thanh niên hưởng ứng phong trào yêu nước Những bài viết của ông mang tính chất gợi ý, tham khảo để có thể định hướng về phương pháp, quan điểm, về
nhân cách như: “Người yêu nước chân chính nên như thế nào” (số 182, ngày
12/4/1945), “Để giúp công cuộc khai hóa thanh niên, trí thức cần phải gần gũi dân quê” (số 57, ngày 4/8/1942); hay bài kêu gọi tỉnh thần đoàn kết dân tộc “Chia rẽ là diệt vong" (số 203, ngày 6/9/1945) Chủ bút Nguyễn Tường Phượng còn là người định ra đường hướng của tờ tạp chí, đưa tạp chí đi theo đúng tôn chỉ mục đích của nó Ở bắt kỳ hoàn cảnh nào, điều kiện khó khăn nào, “Trì Tân vẫn luôn xác định mục tiêu chính là làm giàu kho văn hóa dân tộc; thông qua mảng khảo cứu văn hóa, văn học và sử học, Tri Tân góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc, truyền bá trí thức văn hóa, khoa học kĩ thuật, y học, giáo dục nhằm
mở mang dân trí, hướng tới xây dựng đất nước ngày càng phát trién
'Ngoài ra, chủ bút còn phải làm các công việc khác như phải lo soạn bài,
Trang 31
một kì, tổng biên tập còn phải kiểm tra những bài của nhân viên tòa soạn, phải
đọc những bài lai cảo Chủ bút phải cân thận xét kĩ hết thay moi bai Can phải
sửa lại những chỗ nếu thấy có phạm đến chính trị, tôn giáo, hay đi sai trật con đường đã vạch, hoặc mâu thuẫn với những tín điều của tờ báo mình đương, chủ trương Ngoài ra còn những chỗ phải sửa vì văn pháp, vì tu từ hoặc vì
nhiều cớ khác Thông thường chủ bút phải để ý cả đến lối tiêu điểm trong bài,
cách viết vằn quốc ngữ và những chỗ nên xuống dòng Lắm bài, vì tác giả cầu
thả trong cách chấm câu, cách viết quốc ngữ, cách hành văn, chủ bút lại phải
thay tác giả mà chỉnh sửa lại cho hợp lí
1.3.3 Vài nứt về tác git tap chi Tri Tan
“Theo số liệu thống kê trong cuốn “Mục lục phân tích tạp chí Tri Tân
1941-1945” Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên biên soạn, Hội KHLSVN xuất bản, Hà Nội 1998 Tri Tân có gần 300 tác giả (bút tích), với trên 147§ tác phẩm, bài viết đầy đủ các thể loại Qua con số này, có thể rút ra một số nhận Xét sau;
~ Tạp chi Tri Tan tập hợp được nhiều cây bút là những trí thức học giả,
nhà báo, có tên tuôi nhất và tiêu biểu nhất, đến từ ba miễn đất nước, với nhiều
lứa tuổi, nhiều xu hướng khác nhau (chủ yếu nho học và tân học Pháp) Trong
đó, những người đã viết nhiều bài cho tạp chí Tri Tân có thể
giả: Hoàng Thúc Trâm (Hoa Bang), Nhat Nham (Trinh Nhu Tau), Ung Hoe (Nguyễn Văn Tố), Tiên Đàm (Nguyễn Tường Phượng), Vệ Thạch (Đào Duy Anh), Phạm Mạnh Phan, Kiều Thanh Quế, Song Cối
lến các tác
(Xem phần thống kê bút danh và số lượng bài viết của các tác giả trên tạp chí Tri Tân ở phần phụ lục của luận văn)
Trang 32song cái làm nên nét đặc sắc và giá trị riêng của tạp chí Tri Tân là mảng khảo cứu về văn hóa, văn học và sử học (chiếm 47% số bài) Do tập hợp được đội ngũ trí thức học giả uyên thâm, chất lượng bài vở Trỉ Tân luôn có trình đội cao, cùng bút pháp khảo cứu nghiêm túc, lô gíc, sâu sắc, nhẹ nhàng, dễ hiểu,
hướng về đại chúng, nên Tri Tân luôn chiếm trọn một chỗ đứng vững chắc
trong lòng bạn đọc Tri Tan có vai trò quan trọng đối với sinh hoạt văn hóa và học thuật Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX; cũng như sự phát triển của báo chí Việt Nam trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
~ Các tác giả tạp chí Tri Tân chủ yếu dùng tên thật, vừa dùng bút danh, hoặc dùng bút danh như: Nguyễn Văn Tố biệt danh Ứng Hòe; Trần Huy Bá: Biệt Lam; Hoa Bằng: Hoàng Thúc Trâm; Đào Duy Anh: Vệ Thạch; Hoàng
Minh Giám: Chu Thiên
1.4 Hình thức và nội dung chủ yếu cũa tạp chí Tri Tân 1.4.1 Hình thức tạp chí Tri Tâm
Chất lượng của một tờ tạp chí khơng chỉ hồn tồn phụ thuộc vào nội dung các bài viết mà nó còn phụ thuộc vào ở cả hình thức thể hiện trình bày của tờ tạp chí Nội dung và hình thức là hai mặt thống nhất tạo nên giá trị dich thực của chính tờ tap chí đó Sự hải hòa, phủ hợp của nội dung và hình thức
tạo cho tờ tạp chí một tiếng nói có sức thuyết phục cao Nếu nội dung mang
lại cho người đọc những thông tin bổ ích, qua đó phục vụ cho nhiệm vụ của tạp chí thì hình thức của tờ tạp chí lại mang cho người đọc những giá trị thẩm mỹ, tạo nên tình cảm ấn tượng sâu sắc, thu hút người đọc, góp phần nâng cao chất lượng của tờ tạp chí Nhận thức rõ điều này, những người làm tạp chí đã
không ngừng cải tiến nâng cao cả nội dung và hình thức tờ tạp chí sao cho
Trang 33hóa, phê bình văn học, thời dim, tin tire va thơ ca cũng như các tranh vẽ trên
tạp chí, v.v Chính sự sắp xếp bồ cục này trở thành một nghệ thuật trình bày
trong công tác báo chí
Tạp chí Tri Tân ra đời trong thời kì khó khăn vì chiến tranh thế giới lần thứ II, khó khăn về kinh tế, cơ sở vật chất thiếu thốn, vật liệu giấy in khan
hiếm, lai chịu sự kiểm duyệt báo chí chặt chẽ của chính quyền thực dân Pháp
Song, đội ngũ những người làm tạp chí Tri Tân từ công tác viết bài, lấy tin,
gắng,
với tỉnh thần quyết tâm cao dé cho ra những tờ tạp chí có chất lượng cả về nội
đến công tác biên tập và in ấn chấp mọi khó khăn thời cuộc dung và hình thức phù hợp với thị hiểu độc giả, đáp ứng được mục tiêu của tạp chí là làm giàu kho ting văn hóa dân tộc
Tạp chí Tri Tân trình bày sáng sủa, gọn gàng, chặt chẽ và tạo ra ấn
tượng sâu sắc tới người đọc Trang đầu dùng làm trang bìa, trên đầu trang bìa (Đây là một thuật ngữ của báo chỉ
|, phía dưới măng sét là bìa tạp chí Từ trang thứ hai trở
là phần măng s
nghĩa là
đi là các cột mục của tạp chí được phân chia những cột mục chính dành cho
các bài quan trọng được bồ trí trang nhất; bên cạnh đó, có các cột mục đăng những bài khác Các bài viết đăng tạp chí gồm nhiều thể loại như: Thời đảm,
khảo cứu, tiểu thuyết dài, ngữ học, khoa học, xã hội, phong tục, phụ nữ, thanh niên, văn học và lịch sử, ca đao tục ngữ, dịch thơ nước ngoài Nhìn chung, nó hoàn toàn giống như bắt kì một số tờ tạp chí nào hiện nay
‘Tap chi Tri Tân có khô từ 20x2Sem, gồm loại tap chi Tri Tân số thường ra hàng tuần có 24 trang, trong đó, trang đầu dùng làm bìa và trang cuối làm
Trang 34Xuan lên 48 trang Tổng công số trang trong 5 năm, 1941-1945 được 5.000
trang Tri Tân xuất bản số đầu tiên vào ngày 3/6/1941 và ngay từ đầu đã tự xác định là tap chí văn hóa ra hàng tuần (revue culturelle hebdomadaire)
“Tri Tân” - tên tờ tạp chí được viết chữ in to, nét đậm đều nhau va trình bày khá hấp dẫn, có khi là đổi kiểu hoặc có chén “tit” chữ hán gây ấn
tượng người đọc Nhiều số (từ số 30, ngày 7/1/1942 đến số 46, ngày 19 /5/1942) “tít” chính “Tri Tân” được trình bày bằng chữ thường màu đen
nét đậm; phía dưới chữ “Tri Tân” là một “tít” bằng chữ hán “Tri Tân tạp chí” được trình bày phía bên trái bìa tạp chí Thông thường "tít" chính *'Tri Tân” được trình bày trên cùng và chính giữa trang bia của tờ tạp chí (từ số 29 ngày 26/12/1941 đến số 212, ngày 22/11/1945), kiểu chữ viết in hoa to, nét đậm màu đỏ hoặc đen, song có lẽ để gây ấn tượng với người đọc, những người làm tạp chí một vài số lại trình bày măng sét lệch hăn sang bên trái đầu bìa tờ tạp chí như Tri Tân số 1, ngày 3/6/1941 Tham chí “tit” chinh “Tri Tan” được
trình bày hẳn sang bên trái đầu bìa tờ tạp chí; bên phải măng sét là ca dao,
thơ, văn vằn hay câu trích của các danh nhân: Lê Quý Đôn, Trần Hưng Đạo "Nội dung câu trích thường khái quát mục đích các bài tạp chí trên đó, hay phán ánh một chuyên để của báo chí (Tri Tân từ số 2, ngày 10/6/1941 đến số 8, ngày 25/7/1941) Phía dưới chữ “Tri Tân” là dòng chữ “tạp chí văn hóa ra hàng tuần
(revue Culturelle hebdomadaire)”, mục lục tạp chí, ngày phát hành, số tap chi
giá bán, địa chỉ tòa báo, Việc thêm dòng chữ "tạp chí văn hóa ra hàng tuần"
vào măng sét Trỉ Tân, giúp ta xác định được phạm vi, đối tượng mà tạp chi hướng tới chủ yếu là khảo cứu văn hóa, lịch sử và học thuật Việt Nam
Phần nội dung của tạp chí Tri Tân thường được bố cục như sau:
Trang 35nho học, xã hội, phong tục, phụ nữ, thanh niên, giáo dục học đường, thời sự thời đàm Các bài “đinh” được đăng trên những trang chính tap chí; các trang sau đăng tin, bài tiếp theo phần trên, hoặc các bài khác như: văn nghệ, thơ, ca đao Ngoài ra, một số bài bị thực dân Pháp kiểm duyệt bỏ nên để trống; trang 23, 24 là quảng cáo
~ Đối với tạp chi Tri Tân là Chuyên san, Đặc san, số Xuân, số trang lớn
hơn, lên đến 31 trang, 38 trang, 40 trang; đặc biệt số Xuân lên đến 48 trang, trong đó trang 48 dùng làm quảng cáo Đối với các Chuyên san, Đặc san, số Xuân hình thức trang trí bìa đều được các họa sĩ nỗi tiếng trình bày, bố cục trang tạp chí đẹp, nội dung tạp chí gồm các bài viết được chọn lọc từ các học
giả có uy tín nên có chất lượng chuyên môn cao, đề tài phong phú, đa dạng
đáp ứng được yêu cầu độc giả Trang cuối dành riêng mục quảng cáo về thuốc chữa bệnh, vé số Đông Pháp, đệt, chè, v.v
Chữ trên tạp chí Tri Tân theo lỗi chữ quốc ngữ; nhưng do kĩ thuật in
kém, nên một số trang chữ mờ, sai lỗi chính tả, chất lượng giấy xấu, khó đọc
“Các bài đăng trên tạp chi Tri Tan được chia theo cột của trang báo thường là 3 cột; đối với các trang thơ, ca dao, kịch lịch sử thường chia làm 2 cột báo
Ngày nay, báo chí mang tính phổ cập toàn thể giới, sự phát triển của mạng lưới báo chí đã đem lại cho nhân loại nhiều thông tin cập nhật và bổ ích Sự đa dạng về:
nội dung là sự phát triển mang tính tất yếu của xã hội “Đến nay trên dãi đất
lượng và hình thức cũng như sự phong phú về thể loại, 'Việt Nam, đã hình thành một hệ thống thông tin đại chúng hùng hậu và từng bước hiện đại, với trên 490 tên báo, xuất bản 645 ấn phẩm định ki, trong đó có 160 tờ Nhật báo và tuần báo” [38, tr3] Với nội dung, hình thức phong phú
và những cải tiến không ngừng, công nghệ kĩ thuật cũng như cơ sở vật chất
Trang 36huyết, trách nhiệm của đội ngũ làm tap chi, su tran trọng độc giả, họ đã không quản ngại mọi khó khăn gian khổ, thậm chí sẵn sàng hi sinh lợi ích kinh tế của bản báo đề phát hành tờ tạp cÌ
lều đặn và đến tay độc giả với chất lượng tốt nhất, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, tự tôn dân tộc, truyền bá khoa học kĩ thuật, mở mang dân trí, làm giàu kho tầng văn hóa cdân tộc và học thuật Việt Nam
1.4.2 Nội dụng chủ yếu của tạp chi Tri Tan
Tap chí Trí Tân do những nhà trí thức có khuynh hướng tư tưởng dân tộc yêu nước sáng lập năm 1941 Tri Tân thuộc loại tap chí chuyên ngành
mang nội dung “cấp tiến” có xu hướng tiến bộ vẻ lĩnh vực văn hóa và học
thuật Việt Nam Tạp chí Tri Tân đề cập đến nhiều lĩnh vực, đăng các tác phẩm thuộc mọi thê loại, nhưng làm nên diện mạo tạp chí Trí Tân vẫn là mảng khảo cứu văn học và sử học Tuy ra đời trong hoàn cảnh khó khăn lại chịu sự kiểm duyệt báo chí chặt chẽ của thực dân Pháp, song những nội dung mà tờ tạp chí chuyển tải tới người đọc lại khá bổ ích và phong phú, phản ánh
kịp thời toàn bộ diện mạo đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam giai đoạn trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945 Có thể kể đến các mục như: khảo cứu văn học, sử học, thời dim, khoa học, kịch lịch sử, truyện ngắn, phong tục tập quán thể hiện nội dung trên các lĩnh vực: văn hóa - xã hội, khoa học tự nhiên, công nghệ
Nhìn chung các bài viết trên tạp chí Tri Tân thường tập trung việc
Trang 37‘Tap chi Trí Tân cũng dành một dung lượng đáng kể để đăng các bài về
dịch thơ nước ngoài, kịch thơ lịch sử, kịch lịch sử, ca dao, phong dao Việt
Nam Những nội dung của tạp chí Tri Tân được thẻ hiện trong các thể loại chủ yếu sau:
- Văn học
Chiếm tỉ lệ nhiều nhất 27,42% số bài, đóng vai trò chủ đạo của tạp chí được đăng ngay những trang chính với vị trí trung tâm Văn học trong tạp chí Trí Tân có nội dung khá phong phú, đa dạng, gồm các thể loại như: giới thiệu tiểu thuyết, truyện ngắn, kí sự, lí luận văn học, văn học dân gian, nghiên cứu văn học sử, giới thiệu văn học nước ngoài, ca dao, tục ngữ Trong đó phần
đăng tải về khảo cứu văn hóa là phần hàm chứa nhiều giá trị hơn cả Chính ở
mảng khảo cứu văn hóa mà Trí Tân đã trở thành nơi qui tụ nhiều học giả tài năng và tâm huyết với di sản văn hóa dân tộc Có thể kế đến các bài tiêu biểu
như: “Tài liệu đính chính những bài văn cổ” (86 số, bat đầu từ số 19, ngày
17/10/1941 đến số 208, ngày 18/10/1945), “Nam Đàn Bát Châu tục thảo”
(29 số, từ số 58, ngày 11/8/1942 đến số 159, ngày 21/9/1944), “Hạnh Thục Ca” (11 số, từ số 192, ngày 21/6/1945 đến số 211, ngày 8/11/1945) Ngoài mảng khảo cứu có giá trị ra, tạp chi Tri Tân cũng dành phần lớn các trang để phê bình văn học, thơ ca, kịch bản và sân khấu, truyện kí đến nghiên cứu biên khảo; đặc biệt phê phán các tác phẩm đạo văn, chất lượng thấp, nạn đánh cắp
bản quyền, lối sống suy thoái đạo đức của nhà báo đương thời đến ngày nay
vẫn còn nguyên tính thời sự Có thể kể đến các bài viết như: “Cuộc tiến hóa văn học Việt Nam” (số 142, ngày 11/5/1944), “Việt Nam chính khí ca”
(số 188, ngày 20/5/1946), Bộ sách “Việt Nam văn học” (số 58, ngày
11/8/1942), “Bài trừ những cán bút có hại” (số 5, ngày 1/7/1941); đặc biệt mục phê bình giới thiệu sách báo được đặt ra nghiêm chỉnh, đã có một số
Trang 38“Bảy Hựu” (số 6, ngày 8/7/1941), “Khảo luận về Kim Vân Kiều” (6 số, ngày
8/7/1941), “Cuộc tiến hóa văn học Việt Nam” Qố 107, ngày 12 /8/1943),
“Léu Chong của Ngô Tắt Tố (số 33, ngày 28/1/1942), “Lược khảo về khoa cứ Việt Nam” (số 7, ngày 18 /7/1941)
- Lịch sẽ
Chiếm tỉ lệ thứ 2, với 19,6% số bài, gồm có các bài nghiên cứu về lịch
sử chống quân xâm lược của dân tộc ta từ thời phong kiến: “Lạc Vương với
Hing Vuong” (số 96, ngày 20/5/1943), "Thân thế và sự nghiệp Hai Ba Trmmg" (số 38, ngày 11/3/1942), *Ÿ Lan phu nhân” (số 113, ngày 23/9/1943),
“Hưng Đạo Vương” (số 17, ngày 3/10/1941); giới thiệu về các di tích lịch sử
như: “Sự thực về việc phá thành Hà Nội năm Nhâm Ngọ 1882” (số 183, ngày 19/4/1945), “Tân Sở, một kinh đô mới dưới triều vua Hàm Nghỉ” (số 32, ngày 21/1/1942): một số đặc điêm thuộc các triều đại, về các danh nhân, anh hùng kiệt xuất như: “Hoàng Diệu (1828-1873)” (số 182, ngày 12/4/1945), “Tả quân Lê Văn Duyệt” (số 28, ngày 19/12/1941), "Nguyễn Trỉ Phương (1800-1873) (số 184, ngày 26/4/1945), “Trịnh Hoài Đức” (số 7, ngày 18/7/1941) Đặc biệt,
tiêu biểu Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố với 2 tác phẩm khảo cứu vẻ lịch sử rất có
giá trị được đăng dài kì trên tạp chí Tri Tân cung cấp nhiều tư liệu mới với
những giá trị sử học đáng chú ý Đó là tac phim “Bai Nam dat sit” (68 số, tir
số 104, ngày 22/7/1943 đến số 209, ngày 25/10/1945), “Những ông nghè triều Lê” (112 số, từ số 25, ngày 28/11/1941 đến số 204, ngày 13/9/1945) Thông qua những tắm gương lịch sử được khảo cứu trong tác phẩm, tác giả muốn khơi day lòng yêu nước, tỉnh thần tự hào dân tộc cho thanh niên niên trí thức đương thời
~ Thơ ca, kịch, tuong
Chiếm tỉ lệ 10,88% số bài, loại hình phong phú đa dạng Ngoài mục
Trang 39thơ dịch tiếng nước ngoài: Anh, Pháp ; đặc biệt Tri Tân còn có mục chuyện thơ, kịch thơ về những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử nhằm khơi dậy lòng yêu nước, tự hào truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc như: các tác phẩm “Trần Can” (3 số, từ số 19/10/1941 đến số 21, ngày 31 /10/ 1941), “Lý Chiêu Hoàng” (5 số, từ số 28, ngày 19/12/1941 đến số 32, ngày 21/1/1942), “Phạm Thái” (10 số, từ số 94, ngày 6/5/1943 đến số 103, ngày 15/7/1943), “Trần
Bình Trọng” (số 119, ngày 4/11/1943), Hát Giang Trường Lệ (số 38, ngày 11/3/1942), “Sóng Bạch Đằng” (số 17, ngày 3/10/1941), “Nguyễn Hoàng” (số 86, ngày 11/3/1943), “Tran Giét Liễu Thăng” (số 65, ngày 29/9/1942)
- Văn hóa, xã hội, phong tục tập quán, phụ nữ, thanh niêm
Chiếm tỉ lệ 9,13% số bài, tập trung các bài viết như: “Đồ thờ của ta” (số 131, ngày 24/2/1944), "tục thờ cúng tổ tiên” (số 34, Xuân Nhâm Ngọ
1942),
nghĩa nhân sinh trong truyện cười nước ta ngày xưa” (2 số, tir so 81- §2, ngày 4/2/1943 đến số 83, ngày 18/2/1943), “Góp ý đôi tên các phố trong
thành Hà Nị 197, ngày 26/7/1945), “Lược khảo về lễ tế Nam Giao” (số 39, ngày 24/3/1942), “Một câu đối tết Sài Gòn” (số 175-178, Xuân Át Dậu 1945); đặc biệt, tác gid dé cập đến vấn đề bài trừ mê tín dị đoan tránh lăng phí tốn kém, có bài “Vàng mã” (số 34, Xuân Nhâm Ngọ 1942); bài trừ mê tín di
đoan có bài “Muốn chữa nạn thanh niên trụy lạc” (số 9 ngày 1/8/ 1941)
~ Báo chí, thư viện, truyện
Chiém ti lệ 4.93% số bài Mục Báo chí, thư viện, truyện chú trọng đến
những vấn đề thời sự thuộc riêng ngành báo cl
nhà báo, quyền tác giả, thủ tục xin phát hành một tờ báo Cụ thể có các bài
, quyền lợi và bổn phận của như: “Phải có một sự tô chức để bảo vệ quyền lợi tinh thần và nghề nghiệp
Trang 40để đọc sách báo” (số 24, ngày 21/11/1941), “Từ bước tiến của báo giới Việt
Nam” (số 20, ngày 24 /10/ 1941), *Từ lối in mộc bản xưa đến hoạt bản bấy
giờ” (số 49, ngày 9/6/1942)
~ Thời sự, thời đàm
Chiếm tỉ lệ 4,53% số bài, trong đó tác giả Nhật Nham Trịnh Như Tau
có một số bài bàn luận về các nước có liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với cuộc chiến tranh đang diễn ra tại châu Âu cũng như châu Á như: “nước A với cuộc Âu Châu” (số 5, ngày 1/7/1941), “Thổ Nhĩ Kỳ giữa hai gọng kìm Anh, Nga
và Đức (số 13, ngày 5/9/1941), “Nam Dương quần đảo (số 2§, ngày
19/12/1941) Ngồi ra còn có mục tin vắn hàng tuần với mục Quốc tế và Đông Dương liên quan đến tình hình Việt Nam Thể loại này bị thực dân Pháp kiểm duyệt chặt che
~ Giáo dục, học đường
'Chiếm tỉ lệ 4,39% số báo, tập trung những vấn đề cần thảo luận về giáo dục đào tạo các bậc học phổ thông tại Việt Nam; về chương trình Việt ngữ trong học đường; sách giáo khoa cho học sinh Có một chuyển hướng kế từ
khi Chính phủ Vichy lên nắm quyền Đã có sự cải tổ gọi là cách mệnh quốc gia Pháp Với nền độc lập giả tạo của đất nước Việt Nam, cũng có một chương trình phục hồi tỉnh thần quốc gia, trọng dụng chữ quốc ngữ, dùng tiếng Việt trong mọi ngành văn học và khoa học như: “Lệnh dùng toàn tiếng 'Việt trong kì thi sơ học bổ túc sắp tới” (số 188, ngày 24/5/1946), “Mẹo tiếng ta” (7 số, từ số 2, ngày 10/6/1941 đến số 15, ngày 19/9/1941), “Danh từ khoa
học”, “Hướng đạo với nhi đồng” (số 170, ngày 14 /12/ 1944), “Hội họa với nhỉ đồng” (số 172, ngày 23/12/ 1944), “Lịch sử khoa học nhi đồng học” (số