1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Lễ hội Đền Chín Gian, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An

110 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trên cơ sở nhận thực được sâu sắc giá trị to lớn của lễ hội đền Chín Gian với đời sống cộng đồng bản địa, luận văn Lễ hội Đền Chín Gian, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về di tích cũng như toàn toàn bộ tiến trình lễ hội đền.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THÊ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOA HA NOL 1

PHẠM THỊ KIỀU OANH LỄ HỘI ĐÈN CHÍN GIAN,

HUYỆN QUẺ PHONG, TỈNH N Ệ AN

Chuyên ngành: Văn hóa học

Mã : 6031 06 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC: TS CAO DUC HAL

HA NOI - 2013

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Cao Đức Hải Những nội dung trình bày trong luận văn

là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai công bồ dưới bắt kỳ hình thức nào Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu

của người khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng Tơi hồn toàn chịu trách nhiệm

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MUC LU DANH MUC CHT CAI VIET TAT MO DAU,

Chương 1: TÔNG QUAN VE DEN CHIN GIAN, 1.1 Khái quát huyện Quế Phong 1.1.1 Điều kiện tự nhiên 10 1.1.2 Dan ew " 1.1.3 Văn hóa l3 1.2 Khái quát 4 1.2.2 Am thô thân (Pù Xưa) = ò wee wee wees ——Ổ 1.2.3 Am nghỉ (Pắc Thắng) 15 1.2.4 Đền Chín Gian 16

1.3.1 Tin ngưỡng thờ thần nói chung và tin ngưỡng thờ

bao Thai nói riêng nnn rao

1.3.2 Các nhân vật được thờ tại đền Chín Gian 26

Chương 2: DIỄN TRÌNH LẺ HỘI ĐÈN CHÍN GIAN

2.1.1 Mấy nét về quá trình hình thành lễ hội đền Chín Gian coe

dén Chin Gian trước 1945 36 2.12 Lễ hội 2.2 Nghĩ thức tế lễ truyền thống ở lễ hội đền Chín Gian 2.2.1 Lịch lễ tết hàng năm 40 2.2.2 Ban phụng sự tế lễ 40 2.2.3 Lễ khai quang (Xó Phí Pù - Phí Pà) 2s 4Ì

2.2.4 Lễ khẩy quan (Lễ yết cáo) 4

2.2.5 Lễ Ton Đăm Ton Thẻn (Lễ tắm trâu và lễ rước) ° oo BB

2.2.6 Lễ Phắn Quái (Lễ chém trâu) “

Trang 4

2.2.8 Lé ta (Cha On, Thao Quan) 46

2.3 Hoạt động hội truyền thống ở Lễ hội đền Chín Gian

2.3.1 Trò chơi dân gian 46

2.3.2 Các trò điễn xướng dân gian trong lễ hội đền Chín Gian .49) 2.4 Thực trạng việc tổ chức lễ hội đền Chín Gian hiện n:

2.4.1 Việc tổ chức lễ hội đền Chín Gian mấy năm gần đây 92 2.4.2 Những biến đổi của Lễ hội đền Chin Gian 54

Chương 3: LẺ HỘI ĐẾN CHÍN GIAN TRONG DOI SONG CONG DONG 3.1 Lễ hội 3.1.1 Lễ hội trong đời sống của người Việt Nam xưa rong đời sống của người Việt Nam xưa và nị

3.1.2 Lễ hội trong đời sống xã hội ngày nay 61

3.1.3 Những giá tri phổ quát của lễ hội cô truyền 61 3.2 Vai trò của lễ hội đền Chín Gian trong đời sống xã hội dis

3.2.1 Vai trò bảo tồn di sản văn hóa lễ hội ở địa phương 69) 3.22 Vai trò xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng 70

3.2.3 Vai tro phát triển du lịch địa phương 71

3.3 Nhu cầu phát triển văn hóa ở địa phương có liên quan lễ hi 3.3.1 Nhu cầu xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương nói chung 73

3.3.2 Nhu cầu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội với mục tiêu văn hóa và du

lịch 74

3.4 Giải pháp nâng cao việc bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội đền Chín

Gi 76

3.4.1 Giải pháp quảng bá, tuyên truyền : ¬"

Trang 6

MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Nghệ An là một vùng đắt cô có bề dày lịch sử với hàng ngàn di tích,

danh thắng cũng như hàng chục lễ hội diễn ra trong thời gian suốt cả năm và trải đều từ vùng biển đến vùng đồng bằng và cả trung du miễn núi Do vậy,

lễ hội nơi đây có nhiều sắc thái văn hóa tạo thành một không gian văn hóa với những nét riêng hết sức độc đáo

Nói đến lễ hội truyền thống ở Nghệ An, ta không thể không nhắc đến lễ hội Đền Chín Gian hay còn gọi là lễ Hiến trâu của đồng bao dân tộc Thái

ở huyện Quế Phong như một di sản văn hóa, nơi hội tụ đầy đủ những tinh hoa văn hóa cũng như bản sắc riêng biệt của vùng đất Nghệ An nói chung và miễn núi Nghệ An nói riêng

Lễ hội đền Chín Gian không chỉ là biểu tượng của các dân tộc miền

núi Nghệ An mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống độc đáo Đây cũng là dịp để con người gửi gắm bao ước mơ, khát vọng về một

cuộc sống bình an và hạnh phúc, mùa màng bội thu Tìm về Lễ hội đền Chín Gian, chúng ta tìm về cội nguồn lịch sử, văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, một dân tộc có dân số đông thứ 2 trong 5 dân tộc anh em sinh sống trên dia

ban Nghệ An Lễ hội Đền Chín Gian diễn ra từ ngày 14 đến 15 tháng 2 âm

lịch hàng năm là nơi tưởng niệm những người có công với dân, với nước, với đồng bào dân tộc Thái như: Vua Trời (tức là Thẻn Phà ); Dire Me Nang

Xí Đà — con gái trời; Tạo Ló Ÿ

Lễ hội đền Chín Gian là sự hội tụ văn hoá đặc trưng, đại diện cho lễ hội của Nghệ An nói chung và lễ hội miền núi nói riêng, thể hiện cách ứng,

xử của con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội

Trang 7

toàn cảnh về đời sống vật chất cũng như đời sống văn hoá tỉnh thần, phong,

tục tập quán của đồng bảo dân tộc Thái nói riêng và các dân tộc thiểu số khu vực miền núi Nghệ An nói chung

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

è Lễ Hội Đền Chín Gian đã có nhiều công trình

nghiên cứu liên quan đến đề tài đó như:

Liên quan đến vá

- Bài viết của tác giả Thanh Sơn: *Lễ Hội đền Chín Gian của người

Thái ở miền Tây Nghệ An” Tạp chỉ Dân tộc học, số 2, năm 1974, đã miêu tả một cách rõ nét về Lễ hội này cả về phần văn hóa vật thể và phi vat thé, bài viết này cũng được xem là một bài viết mang tính phát hiện mới của lễ hội

~ Tác giả Sầm Nga Dy, Hội văn nghệ Dân gian Nghệ An với bài viết:

* Đến Chín Gian với phong tục sinh hoạt văn hóa của người Thái ở huyện Qué Phong, tap chí Văn hóa Nghệ An năm 2000

~ Hội Thảo khoa học: “di tich và lễ hội Đên Chín Gian” năm 2005,

do UBND huyện Quế Phong phối hợp với Hội văn nghệ dân gian Nghệ An tổ chức

~ ký lịch di tích Đền Chín Gian (2009), lưu tại Ban quan lý Di tích và

Danh Thắng Nghệ An; Ninh Viết Giao (2000), “Địa chí huyện Quỳ Hợp”

~ “Kịch bản LỄ hội đền Chín Gian” các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014

~ Lịch sứ Đảng bộ Huyện Quế Phong, Tập 1, Nxb Nghệ An năm 2013 và một số trang Web của bộ Văn hóa Thể Thao Du lịch, trag Web của địa

phương

Các bài viết trên các tạp chí của các Giáo sư, Tiến sỹ, chuyên gia đầu

ngành đã tập trung nghiên cứu về nguồn gốc lịch sử của di tích, trong đó có một số bài về lễ hội liên quan đến vấn đề tô chức và quản lý lễ hội Các tác

Trang 8

thống đặc sắc và chỉ ra môt số thực trạng của lễ hội hiện nay

Trên cơ sở các công trình nghiên cứu đó, tác giả đã cố gắng nghiên cứu và bổ sung thêm chỉ tiết, toàn diện, đi sâu nghiên cứu giá trị đặc sắc của

lễ hội này nhằm bảo tồn giá trị cũ, đồng thời góp phần phát huy những tính

tích cực của lễ hội trong đời sống ngày nay 3 Mục đí

và nhiệm vụ nghiên cứu

“Trên cơ sở nhận thức được sâu sắc giá trị to lớn của lễ hội đền Chín Gian với đời sống cộng đồng bản địa, tác giả cố gắng nỗ lực nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về di tích cũng như toàn bộ tiến trình lễ hội Đền Khai thác những tư liệu, văn bản cùng với quá trình nghiên cứu khoa học thực sự để từ đó luận văn sẽ đưa ra những đề xuất, giải pháp tổ chức nhằm phát huy hơn nữa giá trị của di sản văn hóa lịch sử này

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

~ Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của đền Chín Gian và

lịch sử lễ hội đền Chín Gian

~ Nghiên cứu về bản sắc văn hóa của vùng Quế Phong trong văn hóa xứ Nghệ thông qua các hoạt động của phần lễ và phần hội

~ Nghiên cứu các hoạt động diễn ra trong lễ hội đền Chín Gian phần lễ và hội Nghiên cứu những biến đổi của lễ hội gần đây, chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra những biến đổi đó Từ đó đề xuất những giải pháp xử lí

5 Phuong pháp nghiên cứu

Phương pháp điền đã

Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu

Phương pháp phỏng vấn, trao đổi Phương pháp quan sát

Trang 9

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, mục lục, bổ

cục luận văn gồm ba chương:

Chương I: Tổng quan về đền Chin Gian Chương 2: Diễn trình lễ hội đền Chín Gian

Trang 10

Chương 1

TONG QUAN VE DEN CHIN GIAN 1.1 Khái quát huyện Qué Phong

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Huyện Quế Phong là huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An Phía Bắc giáp Thanh Hóa, phía Nam giáp huyện Tương Dương, phía Đông giáp huyện Quỳ Châu, phía Tây giáp huyện Sầm Tớ thuộc Công hòa dân chủ nhân dân Lào

“Quế Phong vừa là huyện miễn núi cao vừa là huyện biên giới dài

68km, diện tích là 189.543 ha” (50, tr.9] Quế Phong có các vùng thung lũng rộng lớn như Châu Kim, Mường Nọc, Quang Phong Đây là một trong những

trung tâm văn hóa, kinh tế của đồng bào Thái miền Tây Bắc Nghệ An

Huyện Quế Phong thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, là huyện

vùng núi cao có khí hậu ôn đới, độ âm ở đây khá cao Mỗi năm có bồn mùa,

mùa xuân khí hậu khá mát mẻ Vào mùa hạ khí hậu khá khắc nghiệt với nền

nhiệt cao, hiện tượng gió Phơn thôi khá mạnh nên thường nắng nóng Mùa thu có mưa nhiều vào tháng 8 và tháng 9 Đông thường là mùa rét nhất trong năm, thường có gió mùa Đông Bắc gây rét toàn vùng

Chay qua huyện Quế Phong với một hệ thống sông ngòi dày đặc với nhiễu sông lớn như sông Chu (Nậm Cắn) chảy từ Lào qua hai xã Thông Thụ,

Đồng Văn, sông Nậm Việc chảy qua các xã Hạnh Dịch, Tiền Phong Bên

cạnh đó còn có các nhánh sông nhỏ như Nậm Chọt, Nậm Chái, Nậm Quá

Các dòng sông ở huyện Quế Phong có chung đặc điềm là thường chảy xiết, có nhiều thác ghềnh và đóng vai trò to lớn trong việc tạo nên phù sa cho những cánh đồ

thảm thực vật dày, xanh tốt quanh năm, nguồn lâm sản dỗi dào: gỗ Pơ mu,

g màu mỡ huyện Quế Phong Do vậy, huyện Quế Phong có

Trang 11

động vật quý hiếm như: voi, tê giác, sao la, gấu, hỗ Đặc biệt, do có độ dốc

lớn, địa hình lại bị các dãy núi lớn chia cắt thành nhiều khu vực tạo nên nhiễu

vùng văn hóa mang tính đặc thù với nhiều hang động vẻ đẹp kỳ thú: Thắm Mê Mon, Thắm Cháu và những thác nước có lưu lượng, độ dốc lớn như thác Sao Va nỗi tiếng miền Tây xứ Nghệ

1.1.2 Dân cự

Huyện Quế Phong tông số hiện nay tính đến tháng 12 năm 2013 là 66.863 người Gồm 5 dân tộc sinh sống và cư trú: Khơ Mú, Mông, Kinh, Thổ, Thái Trong đó dân tộc Thái chiếm một số lượng đông đảo nhất

Đồng bào dân tộc Thái đã xuất hiện ở huyện Quế Phong rất sớm, do

vậy văn hóa dân tộc Thái có ảnh hưởng rất lớn đối với khu vực này Hiện nay, huyện Quế Phong có 2 nhóm Thái chính đó là: Nhóm Tày Mường, Tày Chiềng hay còn gọi là Hàng tổng (Thái Thắng) và nhóm Tày Thanh hay còn gọi là Man Thanh (Thái Đen)

Nhóm Tày Mường

Nhóm Tày Mường còn được gọi là Tày Chiềng Đây là nhóm quan trọng nhất vì có thời gian cư trú sớm nhất so với các nhóm Thái Pháo ở miền núi Nghệ An Tày Mường có nghĩa là người Thái ở Mường Nhóm Thái này không phải là một khối thống nhất, bên cạnh đó có nhiều nét giống với nhóm Thai Đen ở Tây Bắc Việt Nam như Lai Châu, Sơn La

Nhóm Tày Mường đã lập làng bản ở dọc theo hạ du dòng sông Lam

vào khoảng thế kỷ XIV, XV Đầu thé ky XIV (1335) vị vua Trần Minh Tông,

đưa quân đi đánh Ai Lao Khi đem quân đến biên thủy phía Tây (tức vùng

Con Cuông, Tương Dương ngày nay), đạo thần tù trưởng là Quý Cằm và một số từ trưởng khác ở vùng này đấu tranh giành đến triều yết Dén thé ky XV, đời Minh lịch sử Việt Nam đã nói đến Cảm Quý nỗi đậy ở Quỳ Hợp Khi Lê

Trang 12

Banh mot vị tù trưởng người Thái được quân Minh cho trấn giữ thành Trà

Long, đã chống cự ác liệt, nhưng cuối cùng thất bại, phải đầu hàng nghĩa

quân Lê Lợi [29, tr.24]

'Ở vùng Quỳ Châu cũ, nhóm Tày Mường cũ đã đến lập nghiệp bắt đầu

từ vùng Mường Nọc, Quế Phong Sau đó lan dan ra lap hai trung tâm ở xã

Châu Tiến (Quỳ Châu) và Khủn Tỉnh (Quỳ Hợp) Theo thần phả đền Chín Gian và lời kể của con cháu dòng họ Sầm cho biết

Ho Sam (còn gọi là Lo Kăm hay Cam) do hai anh em Cim Lu va Cim Lạn là nhóm Thái từ Tây Bắc vượt qua Lào rồi vào Nghệ An Cắm Ly lập

bản, dựng mường ở vùng Châu Tiến, Châu Bính (Quỳ Châu) gọi là Mường

Chiéng Ngám Cắm Lạn lập bản, dựng mường ở Mường Nọc, xã Châu Kim (Qué Phong) [13]

Cũng theo thần phả đền Chín Gian thì từ Cắm Lan (Lo Kam Y) dat chân đén vùng đất miền núi Tây - Bắc Nghệ An cho đến đầu thế kỷ XIX (1828), đời vua Minh Mạng, khi triều đình nhà Nguyễn đổi các Mường ở miền núi Việt Nam nói chung, miền Tây Nghệ An nói riêng thành các đơn vị hành chính với các tổng, các xã Chế độ Tạo Mường bị phá bỏ, dòng họ Sâm chi duge thé lap ban “Chau Hua” tréng nom phan hồn của những cư dân Thái trong vùng thông qua việc chủ trì và trông coi đền Chín Gian ở

Mường Nọc Sau cách mạng tháng § thì chế độ “Chầu Hủa” cũng bị bãi bỏ.Khi Cắm Lự đến khai phá vùng Mường Nọc và làm tạo Mường ở vùng đất Quỳ Châu cho đến năm 1828, dòng họ Lo Kăm đã trải qua 17 đời tức là khoảng 500 năm làm Tạo Mường Bên cạnh dó, các truyền thuyết còn lưu truyền ở vùng Quỳ Châu, Quế Phong về Cắm Lự, Cắm Lạn hùng cứ

một vùng còn gọi là vua Áo Đỏ Phạm vi ảnh hưởng của vị tù trưởng này

Trang 13

20 năm nữa Điều đó cho thấy, người Thái đã đến sinh sống ở vùng đất này trước thế ký XIV và đến bây giờ khoảng 700 năm

Nhóm Tay Thanh

Nh6m Tay Thanh hay con goi là Man Thanh (tức là Thái Đen), nhóm này không chỉ từ Thanh Hóa qua Nghệ An mà còn có từ Mường Thanh (Tây Bắc), chuyển cư đến Nghệ An cách này nay khoảng 350 đến 400 năm Trên đường chuyển cư vào Nghệ An, đi qua đất Lào nê

văn hóa Lào Đa số người Tày Thanh ở khu vực đường 7, tức là các huyện nhiều ảnh hưởng nền

Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn Một số khác thì rải rác trong dia ban huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn Có nhiều nơi họ là chủ khai canh, khai cơ tạo ra các bản Mường như vùng huyện Tương Dương, Con Cuông Có nơi họ ở địa vị là những người ngụ cư Ở phủ Quỳ

Châu cũ, việc phân thành Thái Đen, Thái Trắng là một phần do lịch sử sâu xa về mặt nhân chủng học Mặc dù có những nét khác nhau về ngôn ngữ, về trang phục, về kiến trúc nhà cửa, sinh hoạt, văn hóa nhưng người Thái ở miền núi Tây Bắc Nghệ An, cụ thể là ở huyện Quế Phong đều có sự thống nhất

cao về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa

1.1.3 Văn hóa

Huyện Quế Phong là một huyện miễn núi cao, vừa là huyện biên giới “Trình độ dân trí còn thấp Quế Phong là mảnh đất có bề dày lịch sử văn hóa Huyện Quế Phong được thành lập theo Quyết định số 52/CP ngày 19 tháng 4 năm 1963 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) do chia tách từ huyện Quỳ Châu (cñ) thành ba huyện: Quỳ Châu, Quỳ Hợp và Quế Phong Lúc đầu mới thành lập huyện Quể Phong có 6 xã: Châu Kim, Châu Thôn, Cắm Muộn, Châu Hùng, Châu Long và Thông Thụ Đến nay, huyện Quế Phong có 13 xã và 1 thị trấn được chia làm 3 vùng dân cư:

'Vùng Tây Bắc gồm các xã: Thông Thụ, Đồng Văn và Hạnh Dịch

Trang 14

Phong, Châu Thôn và Nậm Giải

Vang trung tâm gồm: Thị trắn Kim Sơn, Mường Nọc, Châu Kim, Q\

Sơn và Tiền Phong

Huyện Quế Phong bao gồm các dân tộc anh em sinh sống: Thái, Kinh, Mông, Khơ Mú, Thổ Trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 90% dân số toàn

huyện Đồng bào các dân tộc trong huyện sống ở cùng nông thôn chiếm 78% dân số toàn huyện và chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tỷ lệ đói

nghèo chiếm 41,8% tổng số trong toàn huyện, đời sống còn gặp nhiều khó khăn

1.2 Khái quát di tích đền Chín Gian

1.2.1 Bãi tắm trâu

Bãi tắm trâu nằm phía Tây Bắc đền Chín Gian, là một địa điểm nim

trong tiến trình tiến hành nghỉ lễ đền Chín Gian Bãi tắm trâu được sử dụng để tiến hành những nghỉ lễ trước nghỉ lễ chém trâu cho nên mặc dù không có

hình thức kiến trúc đặc sắc, cũng như nằm cách khá xa (khoảng hơn 500 mét) so với khu vực chính của lễ hội nhưng bãi tắm trâu vẫn là một địa điểm quan trọng trong quần thể đền Chín Gian nói chung cũng như đối với lễ hội đền

Chín Gian nói riêng

Bãi tắm trâu là một bãi đất phẳng bên bờ sông Nậm Giải có cấu trúc nhiều bậc thang được xây cao, dẫn xuống mặt nước và tại đây có đặt 1 am thờ

thần, để các ông Mo cử hành các nghỉ lễ trước khi tắm trâu, gọi là bến Tà Tạo Trâu tế

à những con trâu được chọn lọc kỹ lưỡng, với những tiêu

Trang 15

thực hiện những nghỉ thức bắt buộc sau đó trâu tế được tắm rửa sạch sẽ, gột

rửa bụi ban dé sin sàng được tế lên các vị thần linh

1.2.2 Am thé

ẩn (Pù Xưa)

Cách bãi tắm trâu khoảng 300m về phía Đông trên đường rước trâu và rước kiệu về đền là Am thô thần (Pù xưa), Am thổ thần có diện tich 12 m’, kết cấu kiến trúc kiểu phương đình, được cấu tạo bởi 4 cột tròn lớn có chiều cao 2,8m, đường kính 30 em Nâng đỡ hệ thống mái là hệ thống các đường xà bê tông giả kích thước 10 em x 15 em, liên kết với nhau theo hình vuông,

kê trên đầu bồn cột Phía trên lợp mái ngói mũi hài, 4 góc mái được đắp hình tượng rồng, phía trước am có bình phong che chắn Trong am thô thần bài

trí một bệ thờ xi măng cao Im, rộng 0,8m, dài 12m Phía trên đặt một lọ hương Đây là nơi thờ các vị thần thổ địa cai quản vùng đất của đền

Am thổ thần là địa điểm trú ngụ của các vị thần linh cai quản vùng đất đền Chín Gian, người dân trước khi lên đền dâng hương hoặc van cảnh, tế thần Tục truyền rằng nhân dân và đoàn rước khi đi qua am này phải dừng

lại thắp hương để thần chứng dám lễ vật và rước lên nhà trời Ai muốn lên đền chính một cách suôn sẻ, hanh thông hãy vào đây thấp vài nén nhang xin

thần núi, thổ địa phù hộ cho chân cứng đá mềm, xua tan mệt nhọc

Trong tâm thức của đồng bảo dân tộc Thái, đường về trời phải vượt qua nhiều gian nan vắt vả mới linh nghiệm Đồng thời vùng những vị nào cũng có tần cai quản Bởi vậy, để đi đến nơi, về đến chón, cầu cho chuyến

đi thuận lợi, các thiện nam, tín nữ thường dừng chân lại ít phút vào Am Thổ

Thần thắp nén nhang cầu mong chư vị thượng ngàn, thưởng thoải tôn nghiêm linh ứng cho mình sức khỏe để leo lên cửa đền bình an tốt đẹp Lễ vật vào thấp hương, khắn vái ở Am Thô Thần tùy tâm tín chủ, thông thường người ta đặt lễ gồm tiền vàng, hoa quả , bánh trái, trầu cau

Trang 16

Am nghỉ là một hạng mục kiến trúc nằm trong quần thể khu di tích liên quan đến đền Chín Gian Đúng với tên gọi của nó, am nghỉ là nơi mà

mọi người dùng để nghỉ ngơi khi người dân chuẩn bị lên đền trong lễ hội

Cách am thổ thần khoảng 300m dưới chân đồi là am nghỉ (ắc Thắng)

Am nhỏ được xây bằng vôi vữa, có kiến trúc khá đơn giản, kết cấu theo kiểu nhà phương đình

Diện tích am nghỉ rộng 10 mỂ, được cầu tạo bởi 4 cột trụ bê tơng đỡ các đường hồnh tả, có nhiệm vụ đỡ mái Mái của am nghỉ lợp ngói

mũi hài, 4 góc mái gắn linh vật rồng theo kiểu “long hồi” Phía trong bài trí một gian thờ xây bằng gạch cao 1,17m, rộng 0,5m, dài Im

làm nơi đặt lư hương và lễ vật mỗi khi đền tổ chức lễ hội [25, tr.12]

Đây là nơi du khách tạm nghỉ đề sửa sang lại quần áo, tư trang trước

lúc lên đền

1.2.4 Đền Chín Gian

én Chín Gian là công trình chính trong quần thể kiến trúc cũng như là tiêu điểm lễ hội đền Chín Gian Đây là nơi diễn ra nhiều nghỉ lễ nhất và cũng là những hoạt động chính yếu của lễ hội đền Chín Gian Đền Chín Gian là công trình kiến trúc độc đáo, nơi thờ tự các vị thần có công khai lập Mường Cũng là nơi đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh, thăm viếng di tích, thể hiện truyền thống đạo lý uống nước, nhớ nguồn, phong tục tập quán của đồng bảo các dân tộc ở miền Tây xứ Nghệ

Từ xưa, đền Chín Gian được dựng trên một đỉnh núi cao là Pú Chò

Nhàng Lúc này đền được xây dựng chủ yếu bằng chất liệu tranh, tre, nứa Theo truyền thuyết kể lại: Một hôm dân làng đang mở hội chín mường vui

vẻ Thì bỗng dưng có một con rồng đến cuốn con trâu cái trắng của mường,

Tôn vào trong hang đá Trong lúc này Mo đang thực hiện nghỉ thức tắm trâu

Trang 17

rằng đây hãn là điểm xấu và ông liền cho dân chúng giết trâu đề lập đàn tế

trời Lúc cả mường đang làm lễ tế trời, bỗng dưng mây đen kéo dé chớp mịt mùng Và hòn đá có cái hang mà rồng kéo trâu vào bỗng nhiên nứt ra thành ba mảnh (hiện nay gọi là con Tạch Tà Khoảng thuộc xã Châu Kim)

Đến ngày hôm sau có một con qua cổ khoang trắng bay đến đậu trên tảng đá bị sét đánh, sau đó bay lại miếng xương trâu trắng, bay lên trời lượn chín vòng, rồi bay thẳng xuống ngọn đồi có tên là Cú Pỏm thuộc bản Piếng Chào

thả khúc xương trâu trắng xuống đó Lấy làm điều lạ, Tạo mường cho rằng thần linh Thẻn Phà và tổ tiên đã đồng ý chuyển đền về khu vực này(Châu Kim ngày nay) Cả mường tập trung dựng đền tại nơi có khúc xương con trâu mà qua khoang đã thả Đền lúc này chỉ mới xây dựng bằng những vật

liệu đơn giản như tranh, tre, nứa, gỗ Từ đó ngôi đền tồn tại cho đến ngày

nay

Đền Chín Gian đã có gần 700 năm tuổi, gắn liền với quá trình khai phá của cộng đồng dân cư người Thái dé lập thành Chín mường.Mường Tôn được xem là mường chủ(mường gốc) của đồng bào Thái, đây cũng là trung tâm hành chính của các mường và là nơi thực hiện các nghỉ lễ tâm linh để

cầu an,cầu phúc cho nhân dân Chín mường

Đến năm 1927, tri phủ Quỳ Châu, Sầm Văn Huyên,cho dân các mường khai thác gỗ lim trên rừng đem vẻ tập trung tại bãi song thuộc ban Ping Pan, nay thuộc xã Châu Thắng dé đẽo gỗ, sau đó vận chuyển bằng đường song lên bến Tà Tạo để dựng lại ngơi đền hồn tồn bằng gỗ lim, mái lợp tôn kiên cố [9, tr.2]

Trang 18

đồng bảo các dân tộc thì năm 2005 đền Chín Gian được tu bồ và phục hỏi lễ

hội nhằm bảo tồn và phát huy giá trị đặc sắc của lễ hội cũng như khu di tích này,

Với lối kiến trúc độc đáo theo kiểu nhà sàn, kết hợp với các hạng mục công trình phụ trợ được sắp xếp từ thấp lên cao trên một quả đồi rộng rãi, thoáng đãng, tạo thành một quân thể kiến trúc có giá trị thưởng ngoạn cao 'Bên cạnh đó, đền còn là nơi bảo lưu các giá trị truyền thống thể hiện bản sắc

văn hóa địa phương, là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của đồng bào Thái và cũng là điểm du lịch độc đáo của địa phương

Cho đến nay, mặc dù không có văn bản nào ghi lại về kiến trúc lập đền Tuy nhiên, qua tìm hiểu các già làng cũng như con cháu hậu duệ của tô tiên các dòng họ thì: Đền Chín Gian khởi công từ ông Tạo Hiền (Cằm Hiền), Công trình tín ngưỡng đơn giản gồm một ngôi nhà bằng tre, nứa, mét, tranh

'Vào thời Lê khi chuyển từ núi Pú Chò Nhàng về đồi Pú Pỏm, đền được 13 Mường góp sức xây dựng to hơn Đền lúc này được làm bằng gỗ, mái lợp

tranh, vách thưng phen nứa Vào đầu thế kỷ XX (1927 - 1928), tri phủ Sầm Van La, Sam Van Nguyên là những hưu quan đã cùng dân xây dựng lại đền Công trình này có Chín Gian, làm bằng gỗ tốt kê trên đá phiến Theo ông Lô Cắm Dẫn, cháu đời thứ 12 của Châu Hủa Tôn Lo Cam Cần thì khuôn viên của đền Chín Gian được cấu trúc như sau: Đường lên đẻn chín bậc, theo quan niệm của người Thái là biểu thị lên nhà trời Nơi xuất phát của đường có 2

cột gạch ốp, mặt vuông rộng 0,05 mét, cao 3 mét, đỉnh cột tạc 2 bông hoa có nụ vươn thẳng lên trời Ở tín chè bên kia đường thẳng góc với 2 cột, là thân

2 con rồng chân lộ trên mặt đường, ngắng đầu nhìn theo hướng lên đẻn Hai con rồng là biểu tượng cho vua Long Vương về dự lễ hội với bản Mường

Trang 19

loại hoa văn Đây là nơi ngồi của Chân Hủa (người đứng đầu đại diện cho

toàn thể 9 mường về mặt tôn giáo) chuẩn bị điều hành các nghỉ lễ, Các gian còn lại đặt sập làm bằng tre, nứa, mét, được cấu trúc theo 4 ting từ thấp lên

cao, dùng để bày các lễ vật tế theo từng cấp

'Cũng như nhiều di tích lịch sử văn hóa khác trên địa bàn Nghệ An Do

chiến tranh, do thiên nhiên tàn phá đầu thế kỷ XX công trình chỉ còn là phế tích Năm 2005, UBND huyện Quế Phong cho phục dựng lại đền trên

nền đất cũ (rộng khoảng 2 ha) Đền được làm theo kiến trúc nhà sản của người Thái, nhưng hình dáng bên ngoài và vật liệu xây dựng được chuyển hóa để tạo cho công trình sự bền vững

Cổng đền

Du khách phải đi qua công đền để lên được đền Chín Gian Công đền

được cấu tạo bởi hai cột nanh lớn gồm nhiều bộ phận hợp thành: chân bệ, thân cột, hình nghê được làm bằng chất liệu bê tông vữa tam hợp Chiều cao của cột nanh là 3,6 mét, bộ phận dưới cùng của cột nanh là chân bệ, chân bệ

có kích thước là 40 x 40 cm(4 cạnh) Chân bệ được vát thành sắc cạnh, nằm

trên bệ vuông là hình tượng hai con nghê của cột đang quay mặt hướng về phía trước Nhìn toàn bộ thân nghé ta có cảm tưởng là nghê dang thỏa mãn với thế đứng tràn đầy sức mạnh của cuộc sống thanh bình nơi trần thế

San dén

Rời khỏi công đền, là đên sân đền với 164 bậc đá Đền nằm ở độ cao 186,4 mét so với mực nước biển Bước qua 164 bậc đá là bắt gặp bộ phận trúc hai cột nanh phía trước sân đền Những cột nanh này có kích thước

và kết cầu kiến trúc, chất liệu giống với cột nanh ở công đi

Trang 20

trưng bày 9 con trâu, bao gồm chín con trâu đen, 3 con trâu trắng Mỗi con

trâu được đặt trên bệ có kích thước dài Imét, rộng 60cm, cao 25cm, được làm bằng chất liệu tổng hợp Theo quan niệm của người xưa có 6 mường mang trâu đen cúng và 3 mường mang trâu trắng Phía trước đầu 9 con trâu 149 vac nước được kê trên 9 kệ bằng đá, vac nude có kích thước cao 60 cm, đường kính 80em, quan niệm 9 vạc nước này dùng để luộc trâu

Kiến trúc đền Chín Gian

Đền là nơi thờ phụng các vị thần có công khai bản lập Mường, là nơi thực hiện các nghỉ lễ quan trọng liên quan đến tục hiến trâu Đền là không, gian kiến trúc trung tâm của di tích Đền Chín Gian được xây dựng theo kiểu

nha san Thai, là một công trình kiến trúc phối hợp hài hòa các vật liệu tạo ra nét đẹp tắt riêng của dân tộc mình

Kết cầu khung nhà được làm bằng gỗ kết hợp với vôi vữa, gạch kiên cố Đền có kiến trúc nhà sản, là lối kiến trúc phổ biến nhà ở của đồng bào đân tộc Thái Cho nên hai bên nhà sàn có hai cầu thang lên và xuống, mỗi

thang có 9 bậc Cầu thang có độ dốc tính từ mặt sàn xuống nền là 2,1 mét Lối cầu thang lên có chiều rộng là 3,6 mét; lối cầu thang xuống có chiều rộng là 1,8 mét Hai bên cầu thang là hai hàng lan can được gắn con tiện bằng sứ

Khung nhà làm bằng chất liệu gỗ, bê tông giả gỗ và các vật liệu khác, phía sau xây kín, hai bên và phía trước có thưng ván và trổ cửa

Đền thờ có 9 gian, diện tích xây dựng 177 mỶ, dài 43,5m, rộng 8,4m ngoảnh mặt về hướng đông (là hướng sinh khí) Kết cấu vì kèo theo kiểu giao nguyên, phía dưới đóng trần, mái lợp ngói mũi hài Kết cấu vì kèo nâng đỡ

thượng lương là di giao của ha lá ko Hai á kèo chạy dù từ thượng lương

xuống tần tàu mái, các cột với nhau theo chiều ngang bằng hệ thống câu đầu với xà hạ Nhìn chung vì kèo đền Chín Gian đơn giản và là loại phổ

Trang 21

nâng đỡ bởi hệ thống cột cái và cột quân Cột cái có chiều cao 4.4m ; đường kính 28 em (tính từ mặt sản lên ); cột quân cao 3,6m; đường kính 28 cmí( tính từ mặt sản lên) Rui bản có kích thước 100 x 15 cm; hoành mái có kích thước

110 x 90 em, dài 16,5 mét Hệ thống cột kết hợp với hệ thống xà thượng, xả hạ,

kẻ có chức năng nâng đỡ hệ thống mái và liên kết các cột trong vì với nhau [25] Mái đền Chín Gian nay được làm bằng tôn, có 4 mái xòe rộng ra 4 phía Các mái gặp nhau tạo thành bờ giải gãy khúc lượn cong, trên những cạnh mái các đường bờ nóc, bờ giải được đắp cao như những đường gân chắc chắn vừa giữ vững cho ngói khỏi bị bốc khi có gió bão Trên mái chính diện phân bố cân đối là hình tượng lưỡng long chầu nguyệt Ngoài ra bốn mái còn gap nhau ở các vì kèo góc và tạo ra một đầu hồi gọi là con mèo (hông meo) làm chỗ cho người chết bay lên trời

Sản phía hai đầu hồi và phía trước trang trí như một tiền sảnh có lan can vây quanh ngắm cảnh

Xung quanh đền thưng ván, phía trước và hai bên trồ nhiều cửa vừa làm lối đi vừa có tác dụng lấy ánh sáng Cửa chính của đền

cao 2,4m, rộng 1,2m, cửa hông cao 2,2m, rộng 12m, sản nhà lát gạch sứ màu đỏ thằm Phía ngoài đền trang trí dãy hành lang được

ngăn cách bằng hệ thống lan can gỗ trang trí nhiều họa tiết chấn

song, con tiện tạo thành hàng “răng bừa” -

ban” Xung quanh khắc hoa văn ô hộc hình chữ nhật theo kiểu hoa chanh Hai bên hồi nhà sản có 2 cầu thang lên xuống, chia làm 9

ếng Thái gọi là “phát

bậc Phía trong đền có 9 gian để thờ 9 mường [25, tr.26]

Trang 22

chính: mường Tôn Ở đây được đặt một bộ hương án 3 cấp, sơn son thiếp

vàng, cao 2,0m, dài 1.§m, rộng 1,6m Mặt trước và 2 mặt bên trang trí 2 con

hạc đồng cao 1,5m Phía trên hương án từ trong ra ngoài đặt các pho tượng,

Ngoc Hoang, Nang Xi Da va Tao Lé Y Phia trén ban thờ treo một bức đại

tự viết bằng chữ Hán: “Âm hà tư nguyên” - có nghĩa là “Uống nước nhớ nguồn”, tám gian thờ còn lại là nơi thờ tự của tám Mường: Mường Pin,

Mường Miếng, Mường Hà Quên, Mường Chiêng Ngám, Mường Pui Mường Quáng, Mường Chứn, Mường Hín

“Trên hương án ở bàn thờ các Mường được đặt một bộ tam sư gồm: lư trắm, cọc nến, đôi hạc gỗ Bên cạnh đó còn đặt một cái 6 làm từ vải thổ câm và một ống nước Theo quan niệm của đồng bào Thái, cái ô dùng để các vị thần che mưa nắng khi về trời, ống nước dùng để các thần mang theo, khi khát có cái để ống Mỗi gian thờ phía trên treo một bức cửa vọng bằng vải, trên nền vải được thêu hình lưỡng long chầu nguyệt và tùng, trúc, cúc, mai

Nhà thờ Phật và Bác Hỗ

'Từ xưa đến nay, người Việt Nam sáng ngời truyền thống lấy chữ “tâm” làm gốc, chữ “đức” làm đầu, trọng tình nghĩa, biết ơn người đi trước Trên diện tích 2ha trong khuôn viên quần thể di tích đền Chín Gian, nhà thờ Phật và Bác Hồ được xây dựng vào năm 2004 về phía Bắc của đền cách khoảng 10 mét, kết cấu dọc Hướng chính về phía tây Nam có diện tích 9,3m x 7,2m, đây là công trình do nhân dân huyện và những nhà hảo tâm đã góp công của xây dựng nhà thờ Phật và Bác Hồ trở thành một ngôi nhà thờ vững chải, tôn

nghiêm Nhà được làm bằng gỗ lim gồm có 3 gian, phía trước trô cửa, ba phía còn lại được xây tường bít đốc Gian thứ nhất thờ anh linh Chủ tịch Hồ

Chí Minh Bài trí nội thất trên cùng đặt một hương án cao 2,2 mét, rộng 1,6

mét, đài 1,7mét gồm có ba cấp, cấp trên cùng đặt tượng bán thân chủ tịch Hồ

Chí Minh bằng đồng, và hai cấp dưới một bộ ngũ sự, một lư hương phía trước hương án là hai con hac cao 1,8 mét và rộng 1,4mét

Trang 23

từ viễn xưa, hiện

ba cấp lung linh, hiện sáng ba tầng tượng Phật và ảnh PỊ

thực, viễn lai Trên bàn thờ gồm có bộ ngũ sự và bát hương Những pho

tượng trong gian thờ tuy nhỏ nhưng rất có hồn được điêu khắc bởi những

nghệ nhân tải hoa Gian thứ ba là nơi để dụng cụ tế lễ khi du khách thập

phương đến thắp hương

Việc xây dựng nhà thờ Phật và Bác Hỗ ở các đền, chùa của Việt Nam

nói chung và đền Chín Gian nói riêng chứa đựng sâu sắc tấm lòng mộ đạo của tăng ni phật tử Đồng thời hạng mục này còn chứa đựng truyền thống tốt đẹp về lòng biết ơn những người có công với đất nước, với nhân dân

Sân lễ hội

Phía Bắc đền Chín Gian là sân lễ hội có diện tích khá rộng 100m x 63m Hàng năm cứ đến ngày lễ hội là vạn du khách gần xa nô nức về trấy hội đền Chín Gian và xin lộc Núi rừng miền Tây xứ Nghệ bỗng trở thành

mùa lên hội thu hút những hoạt động mang đậm dà bản sắc văn hóa dân tộc Thái như hát múa, nhảy sạp, kéo co Những hoạt động đó nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Lễ hội đền Chin Gian đã tạo nên nét đẹp văn

hóa truyền thống miền Tây xứ Nghệ

1.3 Tín ngưỡng thờ thần và các nhân vật được thờ tại đền Chín Gian 1.3.1 Tín ngưỡng thờ thần nói chung và tin ngưỡng thờ thần linh của đồng bào Thái nói riêng

Tín ngường thờ thần nói chung

Tin ngưỡng thờ thần xuất hiện trên cơ sở nhận thức của xã hội loài người là kết quả của sự phát triển xã hội Thần thuộc vẻ thế giới thiêng liêng cao cả, thé giới trừu tượng vô hình, nhưng có sức mạnh lạ kỳ, có nhiều kinh

di lai công minh, chính trực, sáng suốt; thể giới mà con người phải có niềm tin để cầu mong phù hộ cho bản thân mình, gia đình mình, cộng đồng mình được bình yên, mạnh khỏe, ăn nên làm ra, không ốm đau bệnh tật, không gặp

Trang 24

những điều sai trái tội lỗi, đồng thời báo mộng, hiển ứng cho dân làng biết

trước dé tránh tai họa đang dẫn tới và điều lành, điều tốt đẹp sẽ thăng hoa [13] Cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người, có thé nói tín ngưỡng thờ

thần xuất hiện trên cơ sở nhận thức và xã hội Có ba nguồn góc đề hình thành nên tín ngưỡng thờ thần : Từ hoạt động mưu sống, từ tự nhiên cuộc sống và

từ quan niệm tôn thờ người tài giỏi

“Thứ nhất tín ngưỡng thờ thần xuất phát từ nguồn gốc hoạt động mưu sống Trong quá trình sản xuất đề tạo ra của cải vật chất như chăn nuôi, trồng

trọt Do kỹ thuật sản xuất kém nên con người lúc này hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên Do vậy việc sản xuất ấy phụ thuộc rất lớn vào môi trường điều kiện tự nhiên Trong hoàn cảnh con người do trình độ khoa học còn thấp nên không thể giải thích được những hiện tượng tự nhiên lúc đó,

con người lúc đó không thể giải thích được những hiện tượng mà hình mắc

phải Do vậy con người lúc này tưởng tượng ra một lực lượng vô hình quyết

định, tác động đến mọi hoạt động của họ Từ đó con người sinh ra thờ thần tức là thờ các hiện tượng thiên nhiên như thần Mây, thần Mua, thin Sam, thin

Chớp

Thứ hai tín ngường thờ thần xuất phát từ nguồn gốc tự nhiên ảnh hưởng đến cuộc sống Con người không thể tách khỏi môi trường tự nhiên

bao quanh Từ thời nguyên thủy con người chịu sự tàn phá khủng khiếp từ các hiện tượng của thiên nhiên như hiện tượng mưa lũ, giông bão Do vậy

cuộc sống gắn liền với tự nhiên, nên con người tự nhận thấy phải tôn thờ tự

nhiên

Trang 25

những người giỏi săn bắn được nhiều thú, rồi những anh hùng trong chiến

tranh bộ lạc Tất cả hợp thành một lớp người được tôn thờ, chính là than người xuất hiện Nhìn chung xuất phát từ nguồn gốc nào thì tín ngưỡng thờ thần cũng là sản phẩm được tạo thành từ ý thức của con người, từ hệ quả sự

phát triển xã hội

Tín ngưỡng thờ thần của đẳng bào Thái ~ Quan niệm về vũ trụ và các Mường Trời

'Vũ trụ quan của người Thái gồm ba thế giới, một thế giới trên cao và hai thể giới cùng tồn tại ở dưới mặt đắt, một bên là thế giới của người sống, và

bên là thế giới của ma Thế giới trên trời có Thẻn Luông là đắng tối

cao cai quản trời đắt, loài người và vạn vật Thẻn Luông được các quần thần giúp việc dưới trần gian, bắt cứ nơi nào cũng có các ma (phi) cai quản Muốn

lập bản khai phá ruộng, phát nương, đánh cá, săn thú đều phải xin phép các

mạ ruộng, mạ nương, mạ rừng, mạ suối Những vị thần trên trời, các ma dưới trần kế trên cùng với ma nhà (Phi Hươn), ma họ (Phi Đảm), những ông, bà, cụ, ky đã khuất là những lực lượng phủ hộ, bảo vệ con người

Người Thái cho rằng có 4 góc trời và 5 góc đất : “Xi chành phạ, ha

chành đin” Người Thái quan niệm Trời là một tắm màu xanh úp lên mặt đất

và mặt đất mà trời úp lên là Mường Đin (Mường Dat), Mường Piếng (Mường,

Bằng), Mường Luôn (Mường thung lũng), Mường Cảng (Mường giữa) Còn Mường trên trời là Mường Phà (Mường Thẻn) Đứng đầu Mường Thẻn là Po Pha - vua Thẻn Chúa Mường lớn ở khu vực Qùy Châu cũ được_cho là con

của Pọ Phả chúa Đất Dưới vua Thẻn còn có nhiều vua Thẻn nhỏ giúp việc như Thẻn Đắm làm ra sắm chớp, Thẻn Tành chế hóa vạn sư, Thẻn Bắc theo dõi số đỉnh, Thẻn Phú hành tội người trần, Thẻn Thum tạo lũ lụt, quản lý đất đai Thẻn Đín Các Thẻn này có liên quan mật thiết đến đời sống, phong tục

tập quán của người Thái

Trang 26

phân: bộ phận trên gọi là Thẻn Châu bổ nửa, trong đó có các Thẻn: Thẻn

“Thương Ải, Thẻn Thủ Ải, Hao Ai quản lý các dòng họ mang tính chất quý tộc

như: Hủn Vĩ, Mừn Quang, La Kăm Bộ phận dưới gọi là Thẻn Châu Cuống Cảng, trong đó các Thẻn như Thưởng Noọng, Thao Noọng quản lý các cấp dưới

-Tin ngưỡng thờ các Phi ở Mường Đắt

Xã hội Thái chia ra các dòng quý tộc, đứng đầu là các dòng họ Lo Kăm, họ cho rằng tổ tiên của mình là con của vua Pọ Phà, do vay đi đến đâu họ cũng lập đền thờ vua Then Đó cũng là lý do dòng họ Lo Kăm làm chủ phần hành chính phẩn hồn, chủ đất dai trong thời gian dài Phía dưới có tổng gọi là “Poong”, mỗi tổng có một Poọng phụ trách, đẳng cấp trung gian giữa mường và bản Mỗi mường lại có một đền thờ “Phi Tến”, trong đó thờ những người có công trong việc khai phá đất đai, xây dựng bản Mường, những người đã xả thân để giữ bản Mường

Ngoài tín ngưỡng thờ Thẻn Phà (Vua Trời) và Phi Mường (Vua Đấu), đồng bào Thái còn có tín ngưỡng thờ các vị anh hùng có công đánh giặc, khai bản lập Mường Tuy tín ngưỡng này không nhiều như khu vực miền

xuôi nhưng lại cho ta thấy người Thái ở miền Tây - Bắc Nghệ An đã gắn bó

với mảnh đất này và coi đây là quê hương xứ sở của mình 1.3.2 Các nhân vật được thờ tại đền Chín Gian Thén Pha và Nang Xi Đà

Người Thái ở khu vực miễn núi Tây - Bắc Nghệ An cho rằng: Trời là một thế lực siêu nhiên, trời có sức mạnh ban cho mùa màng tươi tốt, ban ấm no hạnh phúc, trời cũng có thể mang lại tai ương, thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt Do vậy, đối với cư dân nông nghiệp như đồng bào Thái thì việc thờ Trời

(Thén Pha) duge coi như bổn phận đương nhiên của họ là phải tôn thờ Trời, cúng trời dé cầu cho mưa thuận gió hòa, tránh mọi thiên ta Người Thái lập

Trang 27

Lúc đầu đền Chín Gian ở trên đỉnh Pù Vai Nhàng thuộc Bản Khoảng 'Hầu hết người Thái ở các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỷ Hợp, Nghĩa Đàn, Tan Kỳ đều thờ cúng ở đền Chin Gian Chủ yếu mỗi năm cúng một lần, vào tháng tám âm lịch Theo tục lệ đền cúng những 81 con trâu, mỗi gian cúng 3

con trâu Nhưng một năm, trước ngày cúng, người ta đang làm thịt trâu thì

bỗng nhiên có một con qua trắng sà xuống, cắp một khúc xương trâu bay đến

cánh đồng Kim Sơn ngày nay Đến một đỉnh đồi của bản Pên Chao, chim qua sà xuống, đặt khúc xương trâu tại đấy Lúc này các chức sắc cầm một cái áo đến nhờ

ng Mo bá, ông Mo cho rằng thần linh không muốn ở bản Khoảng nữa mà muốn ở bản Pên Chao Thế là năm ấy, cúng xong người ta dời đền về Đên Chao, đền cũng xây thành chín gian, nhưng nhỏ hơn Và từ đó về sau, người ta không cúng mỗi gian chín trâu nữa mà mỗi năm chỉ cũng một trâu thôi [13]

“Theo truyền thuyết, đền thờ nhân vật Náng Xì Đà, người con gái của

“Thẻn Phà, có nhiệm vụ xuống trần gian để thay cha mình thực thi nhiệm vụ cai

quản chín Mường Thẻn Phả sai Náng Xì Đà xuống Mường đất để làm vợ Khủn

Tinh cai quan chin Mường ở Quy Chau Sự tích nói rằng Thẻn Phà bắt Xì Đà

và Khủn Tỉnh đầu thai xuống Mường đất cùng một lúc Xì Đà lanh lợi đầu thai trước nên xuống trước, còn Khủn Tỉnh cứ lo chơi bời, săn bắn ở dọc đường nên đầu thai sau và xuống sau Lúc Khủn Tỉnh sinh ra thì Xì Đà đã lớn tuổi rồi Nhung lạ thay Khủn Tỉnh vừa lọt lòng mẹ là khóc và khóc mai, ru thế nào cũng,

không nín, dỗ thế nào cũng không được Cầm áo đi bói, ông Mo lấy gương soi

áo, nói rằng: Phải cưới Xi Đà cho Khủn Tỉnh thì Khủn Tỉnh mới không khóc Quả vậy, Xì Đà vừa xuất hiện ở nhà Khủn Tỉnh thì Khủn Tỉnh hết khóc Về nhà chồng, Xì Đà phải cðng Khủn Tỉnh di choi, bay trò chơi cho

chồng Từ khi có Xi Da về làm vợ, Khủn Tỉnh lớn nhanh như thôi, chẳng

bao lâu trở thành một chàng trai khỏe mạnh, thông minh, cười ngựa giỏi, bắn

Trang 28

những thế, chàng còn xuống Mường Nước, lên Mường Trời làm những công

việc mà xưa nay chưa có Mường nào có thé làm được và Khủn Tỉnh đã thay cha Khủn Tướng làm chủ tất cả các bản Mường ở Quỳ Châu Trong lúc đó thì Xi Đà ở nhà nuôi con, làm rẫy, bày vẽ cho các cô gái trong Mường trồng

bông, kéo sợi, dệt vải, thêu thùa, làm thức ăn

Khủn Tỉnh mãi mê săn bắn và chỉnh chiến Sau đó chàng yêu một cô

gái khác của Mường Trời là nàng Ảm Pin Nàng Ảm Pin đã có người yêu là Anh Cả Anh Cả là con một vị vua của người Kinh Khủn Tỉnh đánh nhau

với Anh Cả đoạt Ảm Pin, Anh Cả thua trận Khủn Tỉnh đưa Ảm Pin về

Mường Trời Thẻn Phà biết chuyện, dòng xuống một cái nống rất lớn, trong đó có nhiều trai gái thôi kèn, thôi sáo, đánh trống, hát khắp, hát nhuôn với nhau rất vui Vốn thích vui, Khủn Tỉnh liền nhảy vào cái nống và Trời kéo

ngay lên, không cho về Mường Đắt nữa

Ở dưới Mường Đắt, mặc dù rất nhớ chồng, nhớ Vua Trời, nhưng vì yêu thương dân chúng, nàng Xì Đà đã quyết tâm ở lại Mường Dat để hướng dẫn cho dân chúng cách trồng trọt, dệt vải, chăn

nuôi Khủn Tỉnh đã có với Xì Đà một đứa con trai, tên là Ai Hùng Dù Xì Đà là con của Trời nhưng nàng vẫn là người dàn bà

hiền dịu, cần mẫn, chiều chồng, thương con Đó là người mẹ không

chỉ của Ai Hùng mà của cả dân tộc Thái ở mường Quỳ Châu Khi

bà chết, người Thái lập đền Chín Gian để thờ, tôn là “Đức mẹ Xì

Đà”, tượng trưng cho sự chung thủy, hiển lành, cần mẫn, chịu

thương, chịu khó Bà được coi như tổ sư của nghề trồng bông, kéo sợi, dệt vải, thêu thùa, may vá, pha chế, nấu nướng các món ăn

[13, 1.687]

Tạo Ló È

Trang 29

đến ngày nay về nhân vật Tạo Ló Ÿ được thờ phụng tại đền Chín Gian như

sau:

Xưa kia, Tạo Mường ở Luông Phả Bảng (tức tỉnh Luông Phơ Ra Băng,

Lào) đã sinh được 2 người con trai, người anh là Ló Ỳ, người em là Ló Ai Cả hai anh em đều khôi ngô, tuần tú và có sức vóc hơn người Ló Ỳ vừa

thông minh vừa đức độ, được Tạo cha chọn lựa dé sau này kế ngôi Ló Ai cũng là người khôn ngoan không kém anh trai mình, song lại là kẻ tham lam và đồ ky Thấy cha có ý định nhường ngôi cho anh, Ló Ai vô cùng bực tức, tìm mọi cơ hội để hãm hại anh trai của mình rồi vứt xác xuống sông Xác Tạo Ló Ÿ cứ trôi theo dòng nước, từ Luông Phơ Ra Băng trôi về dòng sông Mã sau đó bị kẹt lại một khúc sông May mắn đã được một con Qua vô tình tiếp cho một liều thuốc tiên Theo lái Cả giả (tức trường ca Qua cứu) của đồng bào Thái, Quế Phong có đoạn như sau: “ Cả đảm chuống kỳ tòn, Cả đòn chuống giả" có nghĩa là: “Qua đen rủ để mồ ruội, Qua trắng rủ cứu chữa” Vô tình, được thuốc tiên, Ló Ÿ đã sống lại, sau đó đi lạc vào một vùng đất lạ xin ăn Do vùng này là một vùng đất mới, cư dân lại thưa thớt, chưa

có ai cai quản, khiến cho dân tình ở đây luôn loạn lạc bởi nạn cướp bóc Thấy Ló Ÿ là một người khỏe mạnh, thông minh, tốt bụng, nhanh nhẹn, lại có nguồn gốc xuất thân từ gia đình dòng dõi, thường xuyên giúp dân đánh đuổi thú giữ và quân cướp bóc, bày cho nhân dân trồng trọt chăn nuôi Đồng bảo

đã tôn Ló Ÿ làm Tạo, thay mặt nhân dân cai quản và khai bản lập mường

Từ khi có Tạo Ló Ÿ, bản mường trở nên phòn thịnh Cũng để tỏ lòng biết ơn

con Qua đã cứu mình, Tạo Ló Ÿ đã đặt tên mường của mình là Mường Qua Cứu

Sau khi khai bản lập mường, hướng dẫn cho nhân dân vùng này làm nông nghiệp, cuộc sống nhân dân được no đủ Vì nhớ quê hương, cha mẹ,

anh em, Tạo Ló Ỳ đã trao lại quyền cai quản cho một người khác và từ biệt mọi người để trở về quê cũ

Trang 30

khác thuộc vùng đất Quế Phong ngày nay Cũng giống như Mường Qua Cứu,

nhân dân ở đây cũng đang còn sơ khai, thưa thớt chưa có mường có bản vì chưa

có ai đảm nhiệm vai trò làm Tạo Trước yêu cầu của mọi người, Tạo Ló Ÿ đã ở lại giúp dân lập bản dựng mường và trở thành vị chúa đầu tiên ở đây Dân ca “Thái có câu ca nói về quá trình lập bản, lập mường của Tạo Ló Ÿ như sau:

“ Put nd phai mi muong, Tành mướng phải mí Táo”

Có nghĩa là: * Khai ruộng phải có mương dẫn nước

Xây mường, lập bản phải có Tạo” [14, tr.36]

“Từ khi có Tạo Ló Ÿ, vùng đắt này ngày càng được mở rộng, thêm các mường mới Mường do Tạo Ló Ÿ trực tiếp cai quản gọi là mường Tôn ( mường gốc) có nghĩa là mường chủ “Mường chủ bao gồm: bản Piếng Chào, bản Đó, bản Giang xã Châu Kim, bản Đón Cớn xã Mường Nọc, bin Poi, Địn Đảnh xã Châu Thôn, Mường Chỏ Lè thuộc xã Tri LỄ" [29, tr65] Tam mường được lập sau là

- Mường Quang nay là xã Quang Phong xã Cắm Muộn, huyện Quế

Phong

- Mường Chứn (gồm các ban Co Nong, ban Lim, ban Na Phay- Na 'Ngá xã Mường Nọc) huyện Quế Phong

~ Mường Pắn (gồm bản Cỏ Lến, bản Khoảng, xã Châu Kim, huyện Qué Phong) và Mường Mừn (bản Tổng Cuồng, Ná Pú, bản Dốn, ban Hin, bản Cắng thuộc xã Mường Nọc, huyện Quế Phong)

~ Mường Puộc (gồm bản Phảm, xã Tiền Phong; Mường Pôm, mường

Điệt xã Thông Thụ; mường Khúc, mường Bỏng xã Đồng Văn

- Mường Hạ Quèn gồm: Mường Việc xã Hạnh Dịch, huyện Qué

Phong; mường Chiêng Ngám xã Châu Tiến; mường Chai xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu

~ Mường Miễng xã Châu Hạnh, huyện Quỷ Châu

Trang 31

Châu)

~ Mường Hín (Ná Cày, Hạnh Dịch), huyện Quỷ Hợp

'Nhờ có công lao khai bản lập mường của Tạo ló Ÿ, nên cuộc sống của các bản, mường đã trở nên khẩm khá hơn Để có thể tránh được những thiên tai và có chỗ thờ phụng vua Trời, Tạo Mường và dân bản đã dựng một ngôi đền (Tến Xớ) ở Mường Tôn, hàng năm tổ chức cúng tế, hiến trâu cho trời, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu

Sau khi Tạo Ló Ÿ qua đời, để tỏ lòng biết ơn và kính trong vi Tao mường đã có công lập ra chín bản, mười mường Đồng bào Thái ở đây đã tôn ông thành một vị thẳn và thờ phụng trong đền Chín Gian

Cắm Lự -Cắm Lạn

Người Tạo mường đầu tiên đến mường Nọc là cha con Cam Ly, Cam Lan hùng cứ một phương thường gọi là vua áo đỏ Phạm vi của Cắm Lạn bao gồm toàn bộ miền núi khu vực Quỳ Châu Cắm Lự lập nghiệp ở mường

Chiéng Ngám thuộc vùng Châu Tiến và Châu Bính ngày nay nhưng do hỏa hoạn, mường của Cắm Lự bị cháy thành tro, sau đó chuyển về mường Tôn

Cắm Lạn sinh được 4 con trai là Cắm Cần, Cắm Cật, Cắm Pinh và Cắm Pính

và 2 người con gái

“Trong số các người con trai của Cắm Lạn chỉ duy nhất Cắm Cần là có con trai nối dõi là Cắm Hiền Khi lớn lên Cắm Hiển muốn lấy em con của

em gái cha mình ở mường Luộc là nàng Ôn La nhưng không thành, sau đó Cắm Hiền lấy một người con gái Kinh một gia đình khá giàu có đang cai quản vùng đất Nghĩa Đàn Từ khi về nhà ở nhà chồng, cô gái luôn che kín mặt, không tiếp xúc với người ngồi và khơng cho ai nhìn thấy mặt con trai của mình kể cả ông nội của mình là Cắm Cần Vì muốn nhìn thấy mặt cháu

trai cua minh, Cm Cần đã bày kế để được vào buồng nhìn mặt cháu

Trang 32

“Tạo Xây chạy trồn vào khu vực rừng có tên là Hoọng Chờ Cờ để trốn Khi mâu thuẫn giữa 2 nhà được giải quyết, Cắm Hiển lên Hoong Chờ Cờ đón cha và con trai mình về Khi về đến Pù Vai Nhàng ở bản Khoảng thì Cắm Cần qua đời Sau khi Cắm Cần qua đời, để tưởng nhớ công lao của cha, chú, con nhà Cắm Cần và Cắm Lự, Cắm Lạn có công trong việc khai bản lập mường nên bà

Trang 33

Chương 2

DIEN TRÌNH LẺ HỘI ĐÈN CHÍN GIAN 2.1 Lễ hội đền Chín Gian xưa

3.1.1 Mấy nét về quá trình hình thành lễ hội đền Chín Gian

Nghệ An là một cộng đồng đa dân tộc, đa dạng về vùng miền sinh thái tạo nên một vùng văn hóa riêng biệt giàu bản sắc Đồng bào Thái ở miền núi Tây Bắc Nghệ An đã có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời ở đây Dong bảo dân tộc sinh sống, lao động ở khu vực này lâu đời đã tạo ra bản sắc dân tộc

riêng trong phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa cũng như hoạt động lễ hội Bản sắc đó được thể hiện hết sức độc đáo trong việc tổ chức lễ hội đền Chín Gian

Theo các gia ban cho biết, đền được xây dựng vào thời gian Cằm Cần con của Cằm Lan thay cha làm Khẩu mường, kiêm Châu Hủa Đó là những,

năm mường lớn Quỳ Châu thịnh vượng hơn cả:

Mỗi bước trâu đi là một chậu nòng nọc, mỗi khoảnh ruộng là một kho thóc vàng Ở trong nhà, mỗi cái kén to bằng quả quéo, mỗi bắp tơ to băng quả bí, bên trái nhà treo chiêng, bên phải nhà dé sanh đồng Dưới sản nhà, trâu đứng chật ràn, lợn gà nhung nhúc

Đi ra ngoài sân, chỗ nào cũng đụng phải sảo phơi tơ, chỗ nào cũng

vướng phải dây phơi bọc chăn thêu, phơi váy áo [13, tr.21]

Những năm đó, dân chúng làm ăn phát đạt, nên theo lời đề nghị của Cầm Cần, cả 9 mường góp công của làm đền Chín Gian để thờ Trời (Thẻn Pha), vì Trời cho mới được nhu vay Ho Cam (Lo Kam) cho rằng họ là con cháu của Trời (vua Thẻn Phà) Đền làm xong, các mường (Poong) các họ

Trang 34

én Chin Gian (Tến Cau Hong) được khởi dựng vào khoảng cuối thế

kỷ XIV gắn với quá trình khai bản lập làng của dòng họ Lo Khăm Dòng họ này thiên di từ khu vực miễn núi Tây Bắc của Việt Nam qua Lào rồi dạt về vùng núi Phủ Quỳ Nguyên xưa, đền được dựng ở Pú Chò Nhàng thuộc địa phân xã Châu Kim, huyện Quế Phong, sau đó chuyển đến đồi Póm Tên (núi

đền)

Tương truyền, chúa mường lúc bấy giờ là Tạo Hiền, hậu duệ của Ló Ÿ Ông ta là dòng dõi của hồng tộc ở kinh đơ Luông Pra Băng (Lào) bị người anh bức hại thả trôi sông, khi thi thê trôi về mường Quế thì được một đoàn qua cứu sống Biết ông là dòng dõi của hoàng tộc, nên người dân ving

đất này đã tôn ông làm Tạo mường Và để ghỉ nhớ ơn cứu mạng của thần Quạ, Tạo Ló Ÿ đã đặt tên mường là “Mường Cá Giá” nghĩa là mường “qua chữa vết thương” hay “ mường qua cứu” Từ đó Tạo Ló Ÿ xây dựng vùng

đất này thành một nơi hưng thịnh và mở rộng ra chín mường như ngày nay

Từ đó hàng năm dân làng tổ chức lễ hội đền Chín Gian để tưởng nhớ các vị

thần linh đã phù hộ bản mường ấm no, hạnh phúc Đây cũng là dịp để bà con

dân tộc Thái vui chơi, giải trí sau những ngày lao động mệt mỗi

Lễ hội đền Chín Gian nhằm tưởng nhớ các vị thần linh cùng tô tiên

các dòng họ người Thái đã có công khai lập bản mường Các vị thần linh gắn liền với thần tích của dân tộc Thái ở đây như Thẻn Phà (Thần Trời), Tạo Ló Y, Nang Xi Da

Lễ hội đền Chín Gian vốn được bắt nguồn từ tục hiến sinh, cầu mùa,

cầu an xa xưa, đây là một tục phố biến trong cư dân nông nghiệp Ban đầu vật hiến tế thường là người con gái xinh đẹp hay là tù binh thua trận về sau

Trang 35

công phu Có thể nói hình ảnh con trâu gắn liền với các hoạt động nông nghiệp

và là một biêu tượng của văn hóa nông nghiệp Mỗi cư dân nông nghiệp đều

coi trọng con trâu Việc con trâu có chức năng là tạo sức kéo trên đồng ruộng cho nên việc kiêng cữ ăn thịt trâu là điều đương nhiên Trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa, sự ảnh hưởng giữa các tộc người dẫn đến việc sử

dụng con trâu làm vật thiêng đề hiến tế cầu mùa

Đối với người dân tộc Thái, con trâu vừa là vật nuôi quen thuộc vừa là

con vật mang yếu tố linh thiêng của đồng bào Do vậy, việc chọn con trâu làm vật tế mang nhiều ý nghĩa linh thiêng trong lễ hội quan trọng của đồng bào

người Thái Con trâu được chọn làm vật dẫn linh bởi có màu đen tượng trưng cho nước biển và mây trời, cặp sừng dài mang hình trăng lưỡi liễm, những xốy lơng trịn tượng trưng cho sắm chớp Khi chém trâu, một cây nêu được dựng

lên làm trục thông linh giữa trời đắt, con trâu làm nhiệm vụ mang linh hồn của các thầy Mo lên các tầng trời Nghỉ lễ chém trâu luôn được xem là nghỉ lễ quan

trọng, lớn chứa đựng nhiều yếu tố thiêng liêng và mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số Nghỉ lễ này không phải là một hoạt động văn hóa mang tính thuần túy cho một cộng đồng dân tộc mà còn phản ánh một

nhu cầu tâm linh to lớn Mục đích của nghỉ lễ hiến trâu nhằm cam ta than linh, con người qua đó cầu mong sự ấm no, hạnh phúc, mùa màng bội thu

Ban đầu, lễ hội đền Chín Gian được tổ chức ba năm một lần theo chu ky: Năm thứ nhất mở hội ở các bản (Xên Bản), năm thứ hai mở hội ở cắp Mường (Xên Mường), đến trung tuần tháng tám năm thứ ba thì mở lễ hội lớn gọi là lễ hội đền Chín Gian Tuy nghiên, sau năm 1945 lễ hội bị lăng quên do điều kiện

chiến tranh, và các nguyên nhân khách quan khác Từ năm 2005, lễ hội đền

Trang 36

Chín Gian nội bật lên có tục chém trâu như một nghỉ thức tâm linh hiến tế lên các vị thần linh Đây là một nghỉ thức đặc biệt quan trọng, mang yếu tố

thiêng liêng, đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của đồng bào thiểu số và đặc

biệt của đồng bảo Thái Đối với đồng bào người Thái, con trâu là con vật thân quen, gần gũi, là con vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động

nông nghiệp Bởi vật, việc hiến tế trâu cho thần linh mang ý nghĩa hết sức linh thiêng Mục đích của nghỉ lễ hiến trâu cho thần linh nhằm cảm tạ thẳn linh, đồng thời mang ý nghĩa cầu mong sự ấm no, hạnh phúc, mùa màng bội thu cho cộng đồng dân tộc

2.1.2 Lễ hội đền Chín Gian trước 1945

Trước năm 1945, lễ hội đền Chín Gian được tổ chức 3 năm một lần theo chu kỳ vào ngày 18 tháng 8 âm lịch Năm thứ nhất mở hội ở các bản (Xén Ban), nam tigp theo mở hội ở cắp mường (Xên mường), đến trung tuần tháng tám năm thứ ba 9 mường tổ chức mở hội lớn tạo đền Chín Gian

Lễ hội đền Chín Gian được ba năm tổ chức một lần theo chu kỳ vào ngày 18 tháng 8 âm lịch, dân ca có câu

“Bướn xì Táo háy kẹp

Bưởn pẹp Táo Phắn Quái"

Có nghĩa là:

“Tháng tư Tạo góp trấu nắu rượu Tháng tám Tạo nộp trâu tế lễ

Xưa kia đã thành lệ, lễ hội đền Chín Gian được chuẩn bị trước khi mở

hội 3 đến 6 tháng, ông “Khoan Mường”, một chức dịch do mường cử ra lo

các việc có liên tới các nghỉ thức, lễ tiết của mường mình, tiến hành thu gom lễ vật hoặc tiền từ các bản, mường để mua sắm lễ vật cho mường mình

Trang 37

lễ Khấy Quang (lễ yết cáo), Lễ Ton Đảm Ton Thẻn (lễ rước và lễ chén trâu),

lễ Xớ Thẻn, Xớ Đảm (lễ đại tế), lễ Chả Ơn - Thào Quan (lễ tạ)

Theo như các già làng kể lại, dân mường Tôn phải hiến con trâu cái

trắng Bởi người thái quan niệm rằng đối với trâu trắng và gà trắng được dùng làm vật lễ trong các cuộc tế linh thiêng nhất Hai mường Quang va

mường Puộc cũng hiến trâu trắng nhưng lại là trâu đực trắng Các mường

còn lại cũng trâu đen Những con trâu này đều chưa được dùng trong cày kéo

và không có khuyết tật trên cơ thể Ngoài một con trâu thì mỗi mường còn

phải thêm 9 con lợn con, 90 con gà nhỏ, 90 gắp cá sông Đây là những sản vật quý báu của bản mường được tôn kính dâng lên cúng các vị than linh nên luôn chọn ra những sản vật tươi ngon nhất

Ngày 17 - 18/8 âm lịch

Diễn ra lễ Ton Đảm, Ton Thẻn (lễ rước thắn) Đây là lễ quan trọng có tính chất chủ đạo trong phần nghi lễ của lễ hội đền Chín Gian - Theo các già làng, đám rước xưa được tiền hành như sau: Đám rước được xuất phát từ Tà Tạo (bến Quan) Đi đầu kiệu do hai thanh niên khỏe mạnh khiêng kiệu Trong, kiệu có đặt chiếc áo xồng (gọi là vua tang), cửa Châu Hủa có lọng che Tiếp sau đó là Châu Hủa với lễ phục Thái áo dài bằng chùn phu, đầu đội khăn xếp

và các bô lão, chức dịch Đi theo sau là các bà Mo, xen giữa các bà Mo và

Châu Hủa có 10 cô gái mặc áo trắng, thắt lưng xanh có dây xà tích quả đào, tay cầm “cúp hồm” vừa đi vừa nâng nhẹ trên đầu Châu Hua va cdc ba Mo

Tiếp đến là các nghệ nhân vừa đi vừa hát xuối với nội dung chúc tụng, ca ngợi thiên nhiên của đất mường, ca ngợi công lao của Châu Hủa Đi sau là bà Mo Mường gánh cá, gánh gà, khiêng lợn, khiêng rượu Cuối cùng là ông Ap (tức là ông tắm cho trâu) dẫn trâu theo sau và dân bản mường rước lên

đèn

Trang 38

phải đi qua các địa điểm đã được quy định và mỗi địa điểm phải dừng lại để làm các lễ thức

~ Tại bến Tà Tạo: Nơi xuất phát đám rước, người ta tổ chức nghỉ thức tắm trâu (Ap Quá) Xưa kia tại bến người ta lập một đàn tế đơn giản, đặt lên đàn tế một mâm trầu cau 9 đôi, mở một vò rượu cắm 9 cằn Bà Mo cả làm lễ thức lấy âm dương 7 hạt cúng Sau mỗi lần hát cúng, bà Mo cắt tiếng “xô”, các bà Mo thứ xướng theo Sau đó đưa áo của nhà trời ra xoa vào cổ áo vài

giọt nước, đồng thời khoác lên lưng trâu

Đoàn rước tiếp tục đi đến các địa điểm khác như Am thé thn thé dia (Pù Xứa) làm lễ xin thần thô địa mở hội Tiếp là tới Đắc Thắng - gọi là chặng,

nghỉ

~ Gốc cây sy: là nơi quy tụ khí thiêng, đoàn rước dùng lai khan lay cae

vị thần

~ Đoàn rước tiếp tục di chuyển đến suối Tiên (Hudi Cd Phat): moi người

làm nghỉ thức tắm tây trần cho mình để khi vào lễ cho tỉnh khiết, sạch sẽ ~ Dốc gạo (Tạt Cd Xản): đoàn rước tiếp tục di chuyển đến đây Tại đây mọi người làm nghỉ thức gội đầu với ý nghĩa đuổi tả ma, không để ma

bãi ga

trống) Đây là điểm cuối cùng Mo chủ cất tiếng “đã đến mường Trời” Lúc

ám vò mình để lên đầu Đoàn rước tiếp tục đi lên Huồng Càng (gọi

này đoàn rước sẽ dừng lại chuẩn bị cho nghỉ lễ tiếp theo

Theo quan niệm của người Thái, đường về Mường (tức Mường Phả) có nhiều cửa ải, tới mỗi cửa ải phải cúng tế một thứ lễ vật cho các vị thần giữ cửa thì mới được qua ải Vì vậy, ngày thứ nhất (17/8 âm lịch) sau khi rước thần lên đền (trong đó có cả rước lễ vật dâng cúng), đến nơi trong các gian người ta bày soạn các thức ăn bằng cá, lợn, gà

Trang 39

và các vị thần trong đền

Ngày 18/8 âm lịch - ngày chính hội

Lễ Phắn Quái, lễ được diễn ra tại sân đền, gồm 2 bước Bước làm nghỉ

thức “Hắp quái” gọi là “nộp trâu” Bà Mo chủ dẫn Tạo mường, ông Ap va các cụ giả cầm đuốc đi quanh con trâu 9 vòng, tỏ ý đồng lòng nộp trâu

Sau đó ông Ap đưa trâu đi đến tắm ở bến Tà Tạo, với lại đưa lên buộc đúng vào cây cọc (Lắc Quái) đã được quy định Cùng một lúc 9 con trâu của 9 mường được cột chặt vào 9 cây cọc Bước 2: nghỉ thức chém trâu Ong Ap cùng Tạo Mường, các cụ già sau khi đi 9 vòng quanh con trâu rồi dừng lại,

ông Áp tiến lại gần con trâu, vung rìu bổ xuống đốt xương cổ, trâu đồ xuống

kết thúc lễ Phin Quai

Lễ Xớ Thẻn - Xớ Đàm (TẾ trời - tế thần - đại tế) là lễ quan trọng nhất cũng được diễn ra, trong ngày này lễ mang ý nghĩa là hiến sinh của chín mường, đối tượng được hiển tế là Thẻn Phà và Tạo Mường Ló - Ÿ Vật hiến

tế trong lễ Xớ Thẻn, Xớ Đăm, là con trâu trắng cái đối với Mường Tôn, trâu

trắng đực đối với Mường Quang, Mường Mộc, còn các Mường khác là trâu đen Theo lệ hàng năm, vào tháng 8 âm lịch, chín mường nộp trâu Vì vậy có

câu ca dao: *Bưởn xì táo hán kẹp, Bưởn kẹp táo phấn quái” - có nghĩa là

“Tháng 4 tạo góp trâu nấu rượu, tháng 8 Tạo nộp trâu tế lễ

Sau khi làm lễ Phắn Quái, thịt trâu được chế biến thành vật dâng cúng, được xếp bày soạn ở tầng thứ 4, là tằng cao nhất cửa chin sap trong dén Chin Gian Tổng thể lễ vật được sắp xép như sau: Theo thứ tự từ thấp lên cao, tầng, dưới cùng là đặt chín phần cá, tầng thứ hai đặt chín phần gà, tầng thứ ba đặt

chín cỗ lợn, tang thứ tư cao nhất đặt thịt trâu, là lễ vật chính trong lễ hội hiền

tế Budi lễ Xớ Thẻo - Xứ Đăm được bố trí rất long trọng và linh thiêng Chín

Gian đền, mỗi gian gồm có một bà Mo chủ (Mo Cả - Mề Một), một ông

“chà” giúp việc sửa soạn lễ vật, một “'Xão lục nhỏ” (một cô gái đẹp) ngồi

Trang 40

Tắt cả các khâu chuẩn

cũng như toàn bộ quá trình hiến sinh được ông Mo Mường đánh hai hồi trồng, tiếp đó hai thanh niên vào giá treo cong chiéng Ba Mo, bat dau cat tiếng hát cúng Sau mỗi khúc hát cúng của bà Mo chủ, các “xảo lực nhỏ” xướng theo, khoảng một giờ đồng hồ thì giải lao Trong giờ giải lao, mọi người trong ban hành lễ kéo nhau ra giàn lễ uống rượu, các

nghệ nhân hát dân ca (hát xuối) có nội dung ca ngợi công đức nhà trời, Châu Hua déi với dân xứ Mường Ngoài ra còn có hát giao duyên Hết giờ nghỉ

Mo chủ cắt tiếng *xô” mời nhà trời và mọi người tiếp tục làm lễ cho đến khi kết thúc buổi lễ Bà Mo chủ đưa lễ vật lấy từ trong các mâm ra 1⁄3 cho các mường, 2/3 giao cho mường đem xuống bai Tin Che noi khu vực tổ chức Hội Lúc này Châu Hủa ra về các bô lão cùng nhau vui hội với dân mường

2.2 Nghỉ thức tế lễ truyền thống ở lễ hội đền Chín Gian 2.2.1 Lịch lễ tắt hàng năm

Theo Ié xưa kia hàng năm tại đền Chín Gian, lễ hội diễn ra 2 kỳ vào tháng 8 và tháng 10 âm lịch, nhưng chủ yếu diễn ra vào tháng 8, thời gian 3

ngày: 17, 18, 19 tháng 8 âm lịch Hai ngày 17, 18 tiến hành phần lễ, sang đến ngày 19 mới tô chức phẩn hội

“Trước năm 1945 lễ hội đền Chín Gian được tổ chức 3 năm một lần theo

chu kỳ vào 18 tháng 8 âm lịch Dân ca Thái có câu: “8ướn Xi Táo háy kẹp,

Bưởn Pạt Táo phần quái”, có nghĩa là: “thắng tr tạo góp trâu nấu rượu, tháng tám tạo nộp trâu tế lễ” [9, tr.4] Năm thứ nhất mở hội ở các bản (Xên 'Bản), năm thứ hai mở hội ở các mường (Xên Mường), đến trung tuần tháng 8 năm thứ 3 thì 9 mường tổ chức mở hội lớn tại đến Chín Gian Hội kéo dài 3

ngày đêm liên tục với nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa vừa mang tính trang

nghiêm, trang trọng của lễ, vừa có tính chất sôi nôi vui nhộn của hội

3.2.2 Ban phụng sự tế lễ

Ngày đăng: 19/08/2022, 14:22