Đề tài Lễ hội đền Nghè (Quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) trình bày tổng quan về đền Nghè và nhân vật được phụng thờ. Giới thiệu lễ hội truyền thống của di tích đền Nghè và sự biến đổi của lễ hội đền Nghè cùng những vấn đề đặt ra hiện nay.
Trang 1BO VAN HOA, THE THAO VA DU LICH BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HOC VAN HOA HANOI
Hoang Thj Hué
Lễ hội đền Nghè
(quận Lê Chân, thành phó Hải Phòng)
Luận Văn Thạc Sĩ Văn Hóa Học
Trang 2BO VAN HOA, THE THAO VA DU LICH BO GIAO DUC VA DAO TAO
Trang 3BO VAN HOA, THE THAO VA DU LICH BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC VAN HÓA HÀ NỘI
Hoang Thị Huê
Lễ hội đền Nghè
(quận Lê Chân, thành phó Hải Phòng)
Chuyên ngành: Văn hoá học
Mã số: 60310640
Luận Văn Thạc Sĩ Văn Hóa Học
Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Thị Thu Hương,
Trang 4Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Phạm Thị Thu Hương Những nội dung trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai công bố dưới bắt kỳ hình thức nào Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này
Hà Nội, ngày tháng năm 2016 'Tác giả luận văn
Trang 5
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỎ, BẰNG BIỂU MỞ ĐẦU Chương 1: TONG QUAN VE 1.1 Tổng quan về thành phố Hải Phòng, 1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 1.1.2 Lịch sử hình thành
1.1.3 Thanh phan dan cu 1.1.4 Truyền thống văn hóa
1.2 Tong quan về di tích đền Nghè và nhân vật được phụng thờ 1.2.1 Tổng quan về di tích đền Nghè
1.2.2 Nhân vật được phụng thờ tại đền Nghè
Tiểu kết Chương L TH Hee
Chương 2: LẺ HỘI TRUYỀN THÔNG CỦA DI TÍCH ĐÈN NGHE
2.1 Khái quát về lịch sử lễ hị
2.2 Thời gian tổ chức và quy mô lễ hội 2.3 Công tác chuẩn bị và tỗ chức lễ hội
2.4 Diễn trình lễ hội 2.4.1 Các nghi lễ chính
2.4.2 Trò chơi, trò diễn
2.5 Các lớp văn hóa tích hợp trong thần tích và lễ hội đền Nghề
Trang 61.6 Giá trị của lễ hội đền Nghè trong đời sống cộng đồng 53 Tiểu kết Chương 2 57 Chương 3: SỰ BIẾN ĐÓI CỦA LẺ HỘI ĐÈN NGHÈ VÀ NHỮNG VẤN ĐÈ ĐẶT RA HIỆN NAY - “ 57
3.1 Sự biến đổi của WE hOi dBm Nghe snc 57
3.1.1 Nhận diện sự biển đỗi ¬ 58 3.1.2 Nguyên nhân của sự biến đôi Hee " 68
3.3 Một số vấn đề đặt ra hiện nay 72
3.3.1 Những biến đổi tích cực và tiêu cực trong lễ hội 72 3.3.2 Giải pháp khắc phục hạn chế và bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa
của lễ hội đền Nghè 7 75
“Tiểu kết Chương 3 7
KET LUAN _ seve 9
TÀI LIỆU THAM KHAO, : 81
Trang 7DANH MỤC CHỮ CAI VIET TAT Chữ viết tắt Chir viét day đủ Al Âm lịch cr Chi thi PBQLDT Phó Ban Quản lý di tích PGS TS Pho Gido su, Tién sỹ TW Trung ương, Tr Trang
UBND Ủy ban nhân dan _
UNESCO, : Tổ chức Quốc tế về Khoa học Giáo dục va Van hóa
Trang 8DANH MUC SO DO, BANG BIEU
STT Nội dung bảng biểu — _ - Trang
Bang 3.1: Thống ké tinh hình biến đổi của lễ hội đền Nghè 71 Mục đích của người tham dự lễ hội đền Nghè 90
Sự hiểu biết của người dân về công lao của vị Đức a
Thanh Mẫu Lê Chân
Biểu đồ 3.3: Sự hiểu biết của người dân về đối tượng thờ tại đền Nghè 2Ï
Trang 91 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là đất nước có nền văn hóa lâu đời, giàu giá trị nhân văn và đậm đà bản sắc dân tộc Lễ hội cô truyền là một bộ phận quan trọng của văn
hóa Việt Nam, bởi ở đó kết tỉnh nhiều giá trị đặc sắc của dân tộc Việc tìm
hiểu giá trị văn hóa của lễ hội là góp phần gìn giữ, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
Hai Phòng là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, có vị trí đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực kinh tế và quân sự Là mảnh đất “địa linh nhân kiệt" với trằm tích văn hóa hàng vạn năm như văn hóa Tràng Kênh, Hải Phòng gắn liền với nhiều dấu ấn, sự kiện quan trọng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Kho tàng văn hóa của vùng đất Hải Phòng vô cùng phong phú với nhiều di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng, nhiều làng nghề truyền thống, làng khoa bảng gắn liền với tên tuổi của các bậc danh nhân tiêu biểu Hải Phòng cũng là nơi có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc Mỗi năm Hải Phòng có khoảng 40 lễ hội truyền thống, trong đó lễ hội đẻn Nghề là một trong những lễ hội lớn nhất và đặc sắc nhất
Lễ hội đền Nghè được tổ chức hằng năm vào ngày sinh của nữ tướng Lê Chân một trong những vị nữ tướng tiêu biểu của Hai Bà Trưng Bà được phong là *Thánh Chân công chúa” và có công cùng với tướng sĩ của mình khai hoang ra vùng đất ven biên “Hải Tân Phòng Thủ” - tiền thân của thành phố Hải Phòng ngày nay,
Lễ hội đền Nghề có vai trở rất quan trọng trong đời sống văn hóa của cư dân nơi đây Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ, tôn vinh công lao của nữ tướng Lê Chân; giáo dục truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm cho thể hệ trẻ; là nơi gửi gắm niềm tin, ước vọng, đồng thời đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa tỉnh thần của nhân dân co
Ngày nay, lễ hội truyền thống đền Nghè đã và dang có những biến đổi, do nhiều nguyên nhân với cả 2 xu hướng tích cực và tiêu cực; vì vậy,việc bảo tồn các giá trị của lễ hội đang là một vẫn đề cản được quan tâm Tuy nhiên trong thời gian qua chưa có một công trình nào nghiên cứu vẻ lễ hội này một cách đầy đủ và có hệ thống
Trang 10'Nhận thức được vai trò quan trọng của di sản văn hóa đối với đất nước
nói chung, giá trị của di tích và lễ hội đền Nghè trong đời sống văn hóa của người dân Hải Phòng nói riêng, tác giả quyết định chọn đề tài “Lễ hội đền
Nghé (quan Lê Chân, thành phố Hải Phòng)” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Văn hóa học của mình, nhằm góp một phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu, khẳng định và tôn vinh các giá trị lịch sử văn hóa của quê hương, qua đó mong muốn đẻ xuất được một vài ý kiến cho việc bảo tổn và phát huy giá trị của di tích và lễ hội
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu tìm hiểu về thân thế, cuộc đời của nữ tướng Lê Chân cũng như vẻ di tích và lễ hội đền Nghè, song mới chỉ chủ yếu dưới dạng các bài viết, ghi chép từng phần của lễ hội hay di tích mà chưa mang tính toàn diện:
Tác giả Trần Phương đã hệ thống hóa lại những kiến văn rải rác về cuộc đời và sự nghiệp của nữ tướng Lê Chân và giới thiệu sơ lược vẻ lễ hội dén Nghé trong cuốn “Người anh hùng Lê Chân và lễ hội dén Nghè ” (1987) [26]
Nam 2011, Bao tang Hải Phòng đã xuất bản cuốn sách “Nữ tướng Lê Chân trong tâm thức người dân Hải Phòng” Cuốn sách giới thiệu một cách
khái quát về khu di tích đền Nghè và các di tích liên quan về cuộc đời, sự
nghiệp của nữ tướng Lê Chân [ 28 ]
Cuốn sách “Hải Phòng di tích lịch sử- văn hóa”[17] do tác giả Trịnh Minh Hiên làm chủ biên có giới thiệu 16 di tích lich sử - văn hóa duge x: hạng cấp quốc gia ở nội thành và một số huyện trên địa bàn Hải Phòng kể từ
1993 về trước, trong đó có bài viết về đền Nghè
Trên thực tế các tác phẩm trên chỉ dừng lại ở việc tập hợp các tài liệu về cuộc đời, sự nghiệp của nữ tướng Lê Chân và mô tả một số nét cơ bản về di ích và lễ hội đền Nghè, chưa đi sâu nghiên cứu về lễ hội đền Nghẻ và nhân vật được phụng thờ cũng như đánh giá, phân tích các ¥ nghĩa, giá trị văn hóa của lễ hội này đối với đời sống công đỏng và phát triển du lịch ở Hải Phòng,
Nam 2000, Trung tâm công nghệ thông tin du lịch - Tổng cục du lịch Việt Nam hồn thành cơng trình “Non nước Việt Nam” [25] Trong phần văn
Trang 11
những nét văn hoá chung, tín ngưỡng dân gian Chủ yếu vẫn là giới thiệu chung về vùng đất con người, sau đó đi sâu vào phân tích truyền thống cách mạng của địa phương Vì đây là lịch sử Đảng bộ, không phải là sách chuyên khảo về văn hoá, nên tai liệu không đề cập sâu những vẫn đề có liên quan đến lễ hội cỗ truyền của Hải Phòng
Trong cuốn “Hai Phang đi tích lịch sử văn hoá ” [17] của Trịnh Minh Hiên, nhà xuất bản Hải Phòng năm 1993 Đã liệt kê toàn bộ 30 lễ hội tiêu biểu của Hải Phòng gắn liền với các di tích lịch sử đã được xếp hạng Trong những, lễ hội đã được kẻ đến lễ hội đền NghèTác giả giới thiệu sâu hơn về các di tích lịch sử văn hoá thuộc loại hình di sản văn hoá vật thể của thành phố Hải Phòng Nhưng qua đó cũng đã cung cấp các tư liệu về các địa điểm diễn ra lễ
hội, được coi là (không gian thiêng của lễ hội) Bởi lẽ lễ hội không phải là
mục đích và nội dung chính của cuốn sách này Nhưng các di tích lịch sử văn hoá và các cơ sở tôn giáo, tin ngưỡng là nơi diễn ra lễ hội hàng năm Vì vậy, những tư liệu về di tích, về các vị thân được thờ trong trong di tích lại rất có giá trị tham khảo trong việc nghiên cứu lễ hội đền Nghè
Trong tác phẩm “Một số đi sản văn hoá Hải Phòng ” [33] của Nguyễn Ngọc Thao, Lê Thế Loan và Ngô Đăng Lợi đề cập đến 32 lễ hội tiêu biểu được xác định là di sản văn hoá phi vật thể của Hải Phòng, trong đó có lễ hội đền Nghè Trong sách, các tác giả giới thiệu những di sản vật thê gắn liền với văn hod phi vật thể, kiến tric tôn giáo, tín ngưỡng, nhắn mạnh vào những nghỉ lễ câu mùa, cầu nước của cư dân nông nghiệp, vẻ phong tục, in ngưỡng, cách thức tổ chức, nghỉ lễ, trò diễn, trò chơi, rước sách, vật cúng t6, C6 the nói, cuốn sách là kho tư liệu hết sức quý giá góp phẩn to lớn cho quá trình nghiên cứu, nhận diện những sắc thái đa văn hoá của vùng đắt ven biển
Nam 2003, cuỗn “Lễ hội truyén thống Hải Phòng ” được Sở Văn hố - Thơng tin Hải Phòng và Thư viện Khoa học tổng hợp Thành phố phát
hành[ 18] Công trình khảo sát và đề cập tới 42 lễ hội diễn ra trong một năm,
trong đó có lễ hội gắn liền với các vùng cư dân ven sông và ven biên, trong đó có lễ hội đền Nghè Đây là tư liệu tốt cho tác giả nghiên cứu và triển khai công trình này hoàn chỉnh, ham chứa sâu sắc nội dung và hình thức của lễ hội
cô truyền
Trong tác phẩm lội truyền thống tiêu biểu Hải Phòng” [\§] của Trịnh Minh Hiên (chủ biên), nhà xuất bản Hải Phòng năm 2006, tác giả đã
giới thiệu 32 lễ hội tiêu biểu trong đó có viết về lễ hội đền Nghè Đây là công
trình khảo tả, miêu thuật khá đầy đủ vẻ lễ hội và ý nghĩa của chúng Ở, wid hội đền Nghẻ đã được khảo tả khá chỉ tiết, những tư liệu phong phú bổ ích giúp cho người một cái nhìn tổng thể về lễ hội truyền thống của Hải Phòng Từ cái nhìn chung người đọc cũng có thé dé ding nhìn thấy những nét đặc trưng, nét riêng biệt mà tác giả cuôn sách nhận thấy ở đây là mang sắc thái tin ngưỡng nông nghiệp và biển được nhắn mạnh trong lễ hội cỗ truyền cư dân ven biến Hải Phòng, khác với những lễ hội khác ở những điểm văn hoá, tín ngưỡng, cách ứng xử với thần linh biên cả, thin tn tho
Trang 12
Nam 2005, Sở Văn hố - Thơng tin Hải Phòng đã chi dao và nghiên cứu một số dự án bảo tồn văn hoá phi vật thể theo trương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá, như Điễu tra van hod phi vat thé trên địa bàn thành phó Hải Phòng Kết quả của cuộc điều tra này đã thống kê được 48 lễ hội của thành phố Hải Phòng, và lễ hội đền Nghè là một trong số đó
Năm 2011, Bảo tảng Hải Phòng đã xuất bản cuốn sách "
Chân trong tâm thức người dân Hải Phòng” Cuốn sách giới thiệu một cách khái quát về khu di tích đền Nghè và các di tích liên quan về cuộc đời, sự nghiệp của nữ tướng Lê Chân
Ngoài ra, còn có các lễ hội được viết giới thiệu trên tạp chí Văn hoá
dân gian, tạp chí Văn hoá nghệ thuật, tap chi Di sản, tạp chí Văn học nghệ thuật Hải Phòng, tạp chí văn hoá Dân gian, báo Du lịch, báo Hải Phòng, trang
thông tin điện tử của thành phố Hải Phòng và các tạp chí khác
Trên thực tế các tác phẩm trên chỉ dừng lại ở việc tập hợp các tài liệu
về cuộc đời, sự nghiệp của nữ tướng Lê Chân và mô tả một số nét cơ bản về di tích và lễ hội đền Nghè, chưa đi sâu nghiên cứu vẻ lễ hội đền Nghẻ và nhân vật được phụng thờ cũng như đánh giá, phân tích các ý nghĩa, giá trị văn hóa của lễ hội này đối với đời sống cộng đồng và phát triển du lịch ở Hải Phòng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lễ hội đền Nghẻ và làm rõ những biến đối của nó trong giai đoạn hiện nay, cũng như nguyên nhân của những biến đổi đó
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
~ Nghiên cứu tổng quan về di tích đền Nghè và nhân vật được thờ phụng tại di tích
~ Nghiên cứu lễ hội đền Nghè trước kia và hiện nay
~ Tìm hiểu, đánh giá về sự biến đổi của lễ hội đền Nghè hiện nay và
một số vấn đề đặt ra
Trang 13Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lễ hội đền Nghè xưa và nay Tuy nhiên, để đầy đủ và toàn diện hơn, luận văn còn quan tâm đến việc nghiên cứu di tích và nhân vật được phụng thờ
4.2 Phạm vỉ nghiên cứu
~ Lễ hội truyền thống của đền Nghè được xác định là giai đoạn trước
thời kỳ đổi mới (1986), khi lễ hội chưa bị mai một và vẫn giữ được những,
nghỉ thức, nghỉ lễ truyền thống
_ Lễ hội đền Nghè hiện nay được tính từ 1986 (sau khi lễ hội được phục
hồi) đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả luận văn tiếp cận đối tượng theo hướng liên ngành (Sử học, Bảo tàng học, Văn hóa học),
Các phương pháp cụ thể:
~ Phân tích tài liệu thứ cấp (thư tịch cổ, các tải liệu sưu tầm và nghiên cứu đã được xuất bản);
~ Điền đã dân tộc học để khảo tả, miêu thuật lễ hội và khảo sát thực tế
di tích;
~ Phỏng vấn sâu theo phương pháp điều tra xã hội học; ~ So sánh dé lam rõ những nét tương đồng và khác biệt trong lễ hội đền Nghè truyền thống và hiện nay
6 Bố cục luận văn —_
_ Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về đền Nghè và nhân vật được phụng thờ Chương 2: Lễ hội đền Nghè trong truyền thống
Chương 3: Sự biễn đỗi của lễ hội đền Nghè và những vẫn đề đặt ra hign nay
Trang 14Chương I
TONG QUAN VE DEN NGHE VA NHAN VAT DUQC PHUNG THO
1.1 Téng quan về thành phố Hải Phong 1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
“Thành phố Hai Phòng nằm trong hệ tọa độ dia ly 20°30 29” - 2101 15 vi dé bắc và 106°23 39” - 10710 39° kinh độ đông về phía bắc và đông bắc, hải phòng giáp tỉnh quảng ninh dọc theo sông Đá Bạc và Bạch Đẳng, phía tây bắc giáp tỉnh Hải Dương, tây nam giáp tỉnh Thái Bình dọc theo sông Hóa và sông Thái Bình bờ biển Hải Phòng có chiều dài cơ bản 60 km với 5 cửa sông chính là lạch huyện, nam triệu, lạch tray, Van Úc và Thái Bình tông diện tích tự nhiên của thành phố là 1.515 km”, trong đó có 163,6kmỶ là diện tích các đảo, bao gồm các cụm đảo cát bà và long châu, các đảo Bạch Long Vĩ, Hòn Dấu và Cát Hải bán đảo Đồ Sơn nhô ra biển như một ranh giới tự nhiên phân chia bờ biển Hải Phòng thành hai vùng khác nhau
Thành phố biên Hải Phòng có một vị trí thuận lợi đối với phát triển
kinh tế xã hội và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với an ninh và quốc
phòng Hải Phòng chỉ cách thủ đô hà nội 103 km, có điều kiện giao thông thuận lợi, kế cả đường thuỷ, đường bộ, đường sắt và hàng không đây là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng châu thỏ Sông Hồng và vùng núi ven bờ Đông Bắc địa hình vùng biển ven bờ khá kín sóng gió, luồng lạch sâu, rộng và nhiều bến neo đậu thuận tiện và an toàn cho tàu thuyền cảnh quan thiên nhiên của Hải Phòng vừa phong phú và đa dạng, vừa tiêu biểu và đặc sắc chỉ trên địa bàn của một thành phố mà có cả núi rừng, hang động, sông hồ, đồng bằng, biển cả và hải đảo, tạo nên một bức tranh thu nhỏ của đất nước nhiều sự kiện
lịch sử quan trọng và nhiều di tích khảo cổ, văn hóa độc đáo tập trung và quy
tụ tại đây Hải Phòng có chiều sâu vẻ lịch sử tự nhiên, có những khu đất cô cao đã hàng trăm triệu năm, có những vùng đắt phù sa trẻ đang hàng ngày bồi lần ra biển chính vì thé, hải phòng có chiều sâu về lịch sử và văn hóa với
những nhóm cư dân từ hậu kỳ đá cũ, những cộng đồng người việt cô cho đến
các nhóm cư dân kinh tế mới vừa định cư trên đất khai hoang lắn biển
Khí hậu Hải Phòng, ngoài những đặc điểm chung của khí hậu vùng đồng bằng châu thô Bắc Bộ, còn có đặc điêm riêng của một thành phố ven biến, có nhiều đảo, quần đảo đặc điểm riêng đó là vùng nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều và một mùa đông lạnh it mưa cùng với sự biến động thường xuyên của thời tiết và khí hậu, ché độ nhiệt độ và không khí khác nhau
Trang 15Với nhiều yếu tố tự nhiên khác nhau, là những nhân tổ tích cực tham gia vào quá trình hình thành hệ thống dat trong và giới thực vật, động vật rất phong phú và đa dạng nhưng cũng rất đặc trưng của một hải phòng - địa phương ven biển, một thê tông hợp duyên hải gắn liên với quá trình hình thành và phát triển các trung tâm kinh tế ở hải phòng là một vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên, có những phẩn đất cổ, có địa hình đổi núi, hang động, lại có những dòng sông lớn chảy qua chắc chắn từ rất xa xưa, hải phòng đã là noi quan cư của các thế hệ người cổ nhưng Hải Phòng cũng là một vùng đất trẻ, một đồng bằng ven biển đầy những biến động trong lịch sử tự nhiên chỉ tính riêng trong thời gian địa chất hơn một vạn năm qua, cảnh quan địa hình Hải Phòng đã ba lần thay đổi sâu sắc, từ vùng đồi núi, chuyên thành quần đáo và nay cơ bản là đồng bằng ven biển với tinh chat giáp ranh giữa vùng đồi núi Đông Bắc và đồng bằng Sông Hồng cùng với vị trí chuyển tiếp giữa biển và lục địa vùng đất hải phòng là nơi hội tụ nhiều sự kiện, quá trình tự nhiên đáng chú ý và đây cũng là một nguyên cớ liên quan đến nhiều sự kiện lịch sử xã hội quan trọng dường như được sắp đặt tại đây tính chất đa dạng môi trường sống gắn với hình thể núi sông, đồng bằng, biển cả, hải đảo và vị trí thuận lợi cho giao lưu cũng tạo nên sự đa dạng về đời sống văn hóa xã hội 1.1.2 Lịch sứ hình thành: Qua lịch sử địa phương Hải Phòng và tạp chí nghiên cứu lịch sứ Hải
Phòng cho thấy: Hải Phòng so với các thành thị khác, là một thành phố xuất hiện khá muộn, chỉ chính thức được thành lập vào những năm 70 của thế kỷ XIX sau khi ra đời, hải phòng đã mau chóng phát triển trở thành một thành
thị có tầm quan trọng lớn cả về mặt quân sự, chính trị và kinh tế trong phạm
vi cả nước
Từ xưa, sau những lần chiến thắng quân xâm lược Phương Bắc trên
sông Bạch Đằng, các triều đại phong kiến nước ta càng ý thức được vị trí
chiến lược xung yếu của miền đất Hải Phòng ngày nay họ đã tìm cách ngăn chặn sự đi lại từ biển vào đất liền qua các triền sông (lúc đầu chủ yếu ngăn chặn sự xâm nhập của người nước ngoài), qua đó ngăn cản các hoạt động buôn bán đường biển ở đây vốn đã có một thời kì tấp nập chính sách ngăn cắm đó được đẩy mạnh dưới triều Lê, phù hợp với đường lối “bế quan toa
Trang 16“Theo đó, đoạn sông từ biển vào đất liền qua nội thành Hải Phòng hiện nay là một đoạn đường được kiểm soát một cách chặt chẽ, coi như một vùng cấm địa có lẽ vì vậy mà vùng này đã mang một tên gọi dân gian là "cửa cấm”, “sông cắm” làng Gia Viên ở phía đông bắc làng An Biên (gồm các phường Gia Viên, Minh Khai, Lương Khánh Thiện, Máy Tơ ngày nay), một làng đánh cá được lập trên một bãi bồi cũng được gọi là “làng Cắt
Địa bản của thành phố Hải Phòng vào những năm giữa thế kỷ XIX là một vùng đất đầm lầy ở ngã ba sông Cảm và Tam Bạc bao gồm một số làng xã mà những tên gọi còn lưu lại cho đến ngày nay như An Biên, Hàng Kênh, Dư Hàng (tổng Đông Khê); An Dương (tông An Dương); Gia Viên, Hạ Lý, Lạc Viên, Thượng Lý (tổng Gia Viên); Đoạn Xá, Hạ Đoạn, Phú Xá, Phương Lưu, Thượng Đoạn, Vạn Mỹ (tổng Hạ Đoạn) thuộc huyện An Dương, phủ Kinh Môn, Tỉnh Hải Dương lui về bên sông Cấm, từ năm 1817 đã thành lập bến Ninh Hải, có chợ 5 ngày họp một phiên chợ Gia viên là một chợ cũ của huyện An Dương, được ghỉ trong Đại Nam Nhất Thắng Chí những năm 50, 60 của thế kỷ XIX, Ninh Hải có vị trí quan trọng về quân sự nhiều hơn là một tụ điểm kinh tế của thực dân pháp, triều đình nhà Nguyễn đã cử Bùi Viện ra thị sát địa điểm này, chuẩn bị xây dựng một quân cảng ở Ninh Hải, lập Nha Hải Phòng, nhà Thương Chính tên Hải Phòng phổ biến trong dân gian từ lúc nay tuy vậy, việc xây dựng quân cảng phải bỏ dỡ, vì tình hình quân sự ngày cảng trở nên căng thẳng do đó, vùng đất ngã ba sông Cắm - Tam Bạc cho đến trước năm 1874 vẫn chỉ là một vùng đất đầm lầy, người ở thưa thớt, nổi lên một ít nhà gianh gồm 2 đồn canh (phía hữu ngạn sông Tam Bạc) và một trạm thuế quan (phía tả ngạn sông Tam Bạc), một cái chợ nhỏ buôn bán có tính chất địa phương người ta gọi đó là bên Ninh Hải, ăn thông ra biển
bằng sông Cấm - -
Theo thương ước kí giữa triều đình Huế với Thực Dân Pháp ngày 31 - 8 - 1874, đã chính thức hóa việc mở cửa biên hải phòng, đặt biểu thuế quan cho các tàu thuyền ra vào, thủ tục xuất nhập cảnh nhà Nguyễn cho xây dựng một số nha môn, sảnh thị ở tỉ thuế quan, tu bổ các thuyễn, cắm đèn, dựng cột đèn, cùng nạo vét lòng sông, đập nước
_ Thực Dân Pháp được nhà Nguyễn nhượng cho 13ha đất dọc theo cửa cắm, cách hữu ngạn sông Tam Bạc khoảng 300m, chúng đặt lãnh sự quán, lập sở thuế, đồn binh với lực lượng 100 người, tàu thuyền tự do ra vào cửa biển
và xây nhà chứa hàng hóa
Trong khoảng thời gian tir 1874 dén 1884, triều đình Huế cũng cho xây
Trang 17
Trung ngày nay), chiêu tập một số thương nhân Hoa Kiều và Việt nam đến lập nghiệp ở đó
“Trong những năm tiếp sau, khá đông các nhà buôn người Việt và một số nhà buôn hoa Kiều đến Hải Phòng xin mở cửa hàng, sinh cơ lập nghiệp theo đề nghị của tổng đốc Hải Dương là Phạm Phú Thứ, nhà nước đã đứng ra đặt một trường mua gạo ở chợ An Biên, cho dân chúng mua bán gạo tự do, có đánh thuế ở hữu ngạn sông Tam Bạc, lui về phía trên khu thượng nguồn khoảng chừng 1,5 km đã xuất hiện một số cửa hàng lớn buôn bán gạo của người Hoa Kiều (sau đó trở thành phố khách, tức phố Trung quốc - hiện tại là phố Quang Trung)
Ở dọc hai bên đường, nhiều nhà cửa lần lượt được dựng lên dần dẫn trở thành một khu dân cư đông đúc ở đây, phần lớn là nhà lợp gianh, ven sông còn có nhà sản trong khi đó, ở khu nhượng địa ven sông Cắm, Thực dân Pháp cũng cho xây cất nhiều nhà cửa bằng gạch theo kiểu Châu Âu năm 1875 Thực dân Pháp cho xây dựng nhà thương chính ở xã Gia Viên, làm trụ sở cho lãnh sự, có quan thu thuế và quân linh đi theo ngoài các công sở của chính quyền Thực dân, còn có một số nhà của các công tỉ tư nhân, trong đó có các hãng thầu khoán, hãng xuất nhập khẩu, các cửa hàng buôn bán sắt thép và vật liệu xây dựng, một số công tỉ giao thông đường biển nhà hàng đầu tiên của tư bản Pháp ở Hải Phòng là nhà hàng constantin (ở quãng hợp lưu sông Cấm và Tam Bạc, bên hữu ngạn sông Tam Bạc)
Xung quanh khu nhượng địa, Thực dân Pháp cho đắp luÿ, dựng lên 2 đồn binh - lô cốt ở dọc theo hai bờ sông Tam Bạc để khống chế nhân dân làng Cắm và vùng phụ cận đã bị thu hút vào đây làm phu hoặc làm công nhân cho các hãng buôn Pháp
Trang 18Tuy da trở thành một thành phố buôn bán, nhưng nhìn chung, quang cảnh của Hải Phòng trong những năm đầu của thập kỉ 80 của thế kỉ xix vẫn còn xơ xác, tiêu điều
Năm 1886, tổng trú sứ Paul berl được cử sang việt nam cai trị trung -
Đắc kỳ, đã có kế hoạch thúc đ 6
năm 1885, đến năm 1887 chúng đã đặt hệ thống đèn pha trên sông Cắm, lập các kho chứa hàng, triển khai kế hoạch xây dựng cảng
Nam 1888, Đồng Khánh đã kí dụ chuyển Hải Phòng cùng với Hà Nội và Đà Nẵng thành đất nhượng địa đặt đưới quyền cai trị trực tiếp của người Pháp từ đó, các nhà tư bản pháp đỗ xô vào Hải Phòng, tăng cường mọi hoạt đông nhằm biến thành phố này thành một hải cảng lớn phục vụ cho việc buôn bán của họ ngoài ra, để phục vụ đời sống của mình, người Pháp đã cho xây dựng một số công trình tiện nghỉ và giải trí như câu lạc bộ, nhà hát, khách san, cho xuất bản một tờ báo địa phương bằng tiếng pháp “le courrie d’ Hai Phong” (tin tức Hải Phòng)
„ Cùng với việc mở rộng cảng, các ngành công nghiệp như cơ khí tàu thuyển, nhà máy xi măng, nhà máy thuỷ tỉnh, x gỗ, nhà máy tơ, thảm len, nhà máy xay được thành lập kéo theo nó là các hãng vận tải, các công tỉ xuất nhập khẩu, ngân hàng, thương điểm cũng như các công trình cơng cộng và văn hố mà đối tượng phục vụ chủ yếu là bọn cai trị và các nhà công thương giàu có có thể nói, đến năm 1939, trước khi nỗ ra đại chiến thể giới thứ hai, đô thị hải phòng thuộc pháp đã phát triền đến mức cao nhất
Từ khi nhật vào Đông Dương (1940), qua chiến tranh thể giới lần thir hai và cuộc kháng chiến chỗng Pháp (1946-1954), đầu tư phát triển và hoạt động công thương nghiệp của thành phố bị đình đốn các xí nghiệp cũ bị chiến tranh tàn phá hoặc bị phá sản, hoặc còn thì sản xuất cằm chừng cảng Hải Phòng cuối thời kì này chủ yếu phục vụ cho hoạt động quan sự của Pháp
Như vậy, đến trước ngày 13-5-1955, thành phố Hải Phòng được xây dựng và phát triển chủ yếu theo yêu cầu của chủ nghĩa thực dân cũ, chịu sự chỉ phối sâu sắc của quy luật kinh t Từ bản chủ nghĩa
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng và hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết (21-7- 1954), miễn Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhưng thành phố Hải Phòng còn nằm trong “khu vực tập kết 300 ngày của đối phương”, do đó quân và dân Hải Phòng phải tiếp tục chủ trương: chuẩn bị tốt cho việc tiếp quản, chống cưỡng ép di cư, chống di chuyển phá hoại tải sản, chống bắt lính và vận động binh sĩ ngụy trở về với gia đình, quê hương
Trang 19ổn, một trung tâm xuất nhập khẩu và du lịch - dịch vụ, một pháo đài thép chống xâm lược
Từ 1955 - 1975, Hải Phòng vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, đánh thắng chiến tranh phá hoại của đề quốc Mĩ vừa chỉ viện cho cách mạng Miền Nam ở thời kì này, 10 năm đầu (1955 - 1965) thành phố đi vào khôi phục kinh tế về công nghiệp, chúng ta nhanh chóng đưa các nhà máy quan trọng trở lại hoạt động như nhà máy xi măng, nhà máy điện, nhà máy nước đông thời mở rộng xây dựng thêm một số nhà máy mới như nhà máy len, nhà máy cơ khí duyên hải, xưởng đóng tàu, nhà máy cá hộp từ 13 nhà máy (1960) đã tăng lên 77 nhà máy (1965) về nông nghiệp, hải phòng tiến hành cải cách ruộng đất, 81.511 mu ruộng được chia cho dân nghèo khiến họ ra sức sản xuất, đưa sản lượng lương thực năm 1957 lên 196 kg/ người/ năm sau 10 năm giải phóng, đảng bộ và nhân dân thành phố Hải Phòng đã vượt qua nhiều khó khăn, giành thắng lợi to lớn và toàn diện để bước vào trận chiến đầu mới, đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt nhất của đế quốc Mĩ (1965 - 1975) đồng thời, chỉ viện cho tiền tuyến lớn Miễn Nam là nhiệm vụ thiêng liêng của toàn thê dân tộc Việt Nam cũng như nhân dân Hải Phòng với quyết thống nhất đất nước, nhân dân Hải Phòng tích cực thực hiện lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh “mỗi người làm việc bằng hai” để chỉ viện cho miễn nam ruột thịt hải phòng thực hiện khẩu hiệu: "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” trong hơn 20 năm chống mĩ cứu nước, hải phòng đã chỉ viện cho chiến trường miền nam tới 3 trung đoàn và 12 tiểu đoàn với 18.824 liệt si Hai Phòng còn là đầu cầu xuất phát của "đường Hồ Chí Minh trên biến”, bến Đồ Sơn, bến Bính Động (Thuỷ Nguyên) là những nơi xuất phát của các con tàu không số huyền thoại qua con đường này, bộ dội ta đã chuyên chở hơn 1000 tấn vũ khi đến các chiến
trường miễn nam, góp phần to lớn vào thắng lợi trên chiến trường miền nam
đánh mĩ
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Hải Phòng cùng cả nước bắt tay vào xây dung lai dat nước những năm đầu biết bao khó khăn phải khắc phục: vết thương chiến tranh để lại quá lớn, chính sách kinh tế - xã hội lại chậm thay đổi, trong hoàn cảnh đó, nhân dân hải phòng dưới sự lãnh đạo của đảng đã từng bước đổi mới, bắt đầu từ nông nghiệp và từ năm 1986 cùng cả nước tiền hành đổi mới toàn diện, vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nặng nề trong những năm 1980 để đến những năm 1990 bước vào thời kì cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
Trang 20xưởng ở di chỉ khảo cỗ Tràng Kênh đã được trưng bày ở vị trí xứng đáng tại bảo tàng Lich Sử Việt Nnam
'Về văn hóa dân gian có: truyện kể, tục ngữ, ca dao, hò, vẻ với các hình thức diễn xướng, chèo, tung, múa rồi cạn, múa rồi nước, hát đúm, hát ca trù; các trỏ chơi mang nhiều ý nghĩa xã hội và lịch sử như chọi trâu, chọi gà, vật võ, đánh phết, đu tiên, đua ngựa gỗ, đua thuyền, pháo đất, trong đó có vải môn dường như chỉ hải phòng còn giữ được đến ngày nay còn nghề tạc tượng Tỉnh động xưa và nghề dệt thảm len Hàng Kênh sau này thì nhiều sản phẩm đã trở thành tác phẩm nghệ thuật và người làm ra nó đâu phải là thợ thủ công mà thực sự là người nghệ sĩ
'Về văn hóa vật thể, trái qua các thời đại lịch sử, người dân hải phòng đã xây dựng lên biết bao nhiêu di tích, nhiều di tích đến nay vẫn giữ được những nét đặc sắc, mang phong cách của những thời đại lịch sử đã sản sinh ra nó Hải Phòng đã từng có một tháp tường long sừng sững trên bán đảo đỏ sơn, là di sản kiến trúc tiêu biểu thời Lý - Trần và kiến trúc phật giáo Việt Nam ở Hải Phòng; Hải Phòng đã từng có một làng kinh đô - ngũ đoan nỗi danh thời nhà Mac (thé ki xvi) c6 tên là Dương Kinh với nhiều công trình thành quách, lăng tim, cung điện như thăng long thu nhỏ và là đô thị đầu tiên hướng ra biển khơi của người Việt; Hải Phòng đã từng có một nền văn hóa kiến trúc đô thị giang cảng thời trung đại ở Minh thị, phó Hoàng Lồ, phố Rổ, đường Thung,
phố Giản (Tiên Lãng), Cộng Hiền (Vĩnh Bảo), cảng Đại Hoàng (An Lao), Gia
Đước (Thuỷ Nguyên), Xuân Đám (Cát Bà) Hải Phòng hiện còn có một làng Cổ Am (Vĩnh Bảo) dién hình cho kiến trúc Việt Nam cô truyền
„ Hiện nay, Hải Phòng còn bảo tổn được một số ngôi đền, đình đẹp như: Kiền Bái, Đồng Lý, Thái Lai (Thuỷ Nguyên), An Quý, Từ Lâm, Nhân Mục, Quán Khái (Vinh Bao), Ha D3, Khinh Dao (An Duong), Ha Ling, Hang Kênh, Đông Khê ở nội thành và một số chùa lớn như chùa Vẽ, Dư Hàng, Trà Phương, Đông Khê, Nhân Trai, Lạng Côn, Trung Hành, Đồng Thiện
'Với hàng nghìn di tích lịch sử văn hóa, danh thắng đã minh chứng về một hải phòng: miền đất có bề dày lịch Sử, truyền thống văn hóa phong phú, đâm đà bản sắc các di tích lịch sử văn hóa đều được xây dựng lên bởi khối óc và ban tay tài hoa của các thể hệ cha ông, chứa đựng những giá trị tỉnh thần cao quí của dân tộc, được chất lọc qua bao thăng trằm của lịch sử mỗi di tích déu dé lại dấu an văn hóa bản địa sâu sắc của người việt từ ngàn xưa trên đất Hải Phòng
Trang 211.2 Tổng quan về di tích đền Nghè và nhân vật được phụng thờ
1.2.1 Tổng quan về di tích đền Nghè
* Lịch sử hình thành và tôn tại của di tích
„._ Di tích lịch sử - văn hóa Đền Nghè hiện nay tọa lạc ở trung tâm thà phố Hải Phòng Vị trí ngôi đền nằm giáp hai mặt phố Mê Linh và phố Lê Chân, thuộc phường An Biên, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng Đền Nghè xa xưa thuộc địa phận xã An Biên (tên nôm là làng Vẻn), huyện An Dương, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
Theo cuốn Nit ướng Lê Chân trong tâm thức người dân Hải Phòng do Bao tang Hải Phòng xuất bản và phát hành có viết: Dén Nghe ban đầu là một miếu nhỏ nằm trên bai soi, nơi ngã ba sông Tam Bạc gặp sông Cắm, cũng là nơi đầu tiên khi Nữ tướng Lê Chân từ làng quê của mình đặt chân đến vùng đất ven biên Khi thực dân Pháp xâm lược, theo hòa ước Giáp Tuất ( tháng 4 năm 1874), trong bồi cảnh lịch sử lúc bấy giờ thì vùng đắt An Biên xưa thuộc đất nhượng địa của thực dân Pháp, nhân dân làng An Biên khi đó đã di chuyên đến Đền Nghè về phía Nam Đến vùng đất hiện nay thì dây khiêng "thạch quang” bị đứt (theo truyền thuyết, "thạch quang” là vật thiêng do Nữ tướng sau khi mắt báo mộng vẻ), khiêng đi không được nên nhân dân đã dựng đền tại đây đề thờ phụng
Đến thời Tran (thế kỷ XII-XIID, Thánh Chân công chúa báo mộng âm phù giúp vua Trằn Nhân Tông đánh thẳng giác Chiệm Thành nên được phong mỹ tự là Nam Hải uy linh và miều An Biên được cắp tiền tu sửa (Văn bia ghi
là 100 quan) Công trình kiến trúc đền Nghè hiện nay là kết quả của lần trùng tu l `
quy mô lớn trong thời gian từ năm 1924- 1927 dưới triều vua Khải Định Van bia tại nhà dải vũ còn ghỉ rõ: mùa xuân năm Giáp Tý, niên hiệu vua Khải Định năm thứ 9 (1924), dân làng An Biên hội họp để khởi công trùng tu, tôn tạo di tích miều An Biên Sau 3, 4 năm mới hoàn thành Đến tháng 7 năm 1927, dân làng An Biên lập bia đá ghỉ danh những người công đức xây dựng miếu An Biên trong đợt trùng tu, tôn tạo trên Trên bia ghi tên 243
người và tập thể công đức Trong số những người công đức có người Pháp
lay vợ người Việt, những chủ hiệu, những thương nhân người Hoa người công đức cao nhất là bà Trịnh Thị Mão (vợ của Ì vị xã trưởng), số tiền công đức là 400 nguyên Người công đức ít là 3 nguyên Tổng số tiền công đức trùng tu miếu là 3.959 nguyên Ngoài số tiền công đức trên, còn có nhiều người công đức trung tu miều bằng vật liệu như câu đối, bản thờ, bát
hương, cát, gạch, gỗ, đá ,
ìn từ góc độ văn hoá học, chúng tôi cho rằng, giá trị của di tích này không chỉ ở niên đại ra đời sớm hay muộn, ở quy mô lớn nhỏ của công trình hay những giá trị kiến trúc, nghệ thuật tiêu biểu, mà điều quan trọng hơn, đó là vai trò, ý nghĩa của nó đối với đời sóng văn hoá, đời sống tỉnh thần của người dân quận Lê Chân nói riêng, thành phố Hải Phòng nói chung Liệu sự ra đời và tồn tại của ngôi đền có đáp ứng được nhu cầu của người dân nơi đây
Trang 22
suy nghĩ, thái độ ứng xử của người dân đối với các vi thần được thờ trong đền thể nào: y nghĩa, sức lan tỏa và việc thực hành cũng như bảo tồn các phong tục, nghĩ lễ của lễ hội diễn ra tại đền đến đâu Về mặt này, có thé khẳng định chắc chắn rằng, đền Nghè có một giá trị, vai trò đặc biệt trong đời sống người dân vùng đất này Minh chứng cho nhận định mà chúng tôi đưa ra là từ xưa đến nay, lễ hội của đền Nghè cùng với lễ hội của đền Hàng kênh ở phường Hàng Kênh là những lễ hội lớn nhất của quận Lê Chân, thành phó Hải phòng, nơi thu hút được không chỉ người dân trong quận Lê Chân mà còn cả nhân dân trong các quận huyện khác của thành phố cũng như nhân dân của
Đền Nghè hiện nay là một công trình mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn, quy mô trung bình nhưng bố cục đầy đủ với nghỉ môn, tiền tế, thiêu hương, hậu cung, dải vũ, điện tứ phủ, Như vậy, bố cục mặt bằng chính của đền là theo kiểu chữ công (I), ngoài ra còn có các công trình phy trở khác
+ Nghỉ môn
Nghỉ môn Đền Nghè có kiểu cửa phương thành, đây là kiến trúc phổ, biến thé kỷ XIX, một sự kết hợp giữa kiến trúc công làng truyền thống người Việt và phong cách kiến trúc phương Tây (vanban) Nghi môn Đền Nghè gồm 3 cửa vào: Cửa chính giữa là cửa lớn nhất Đây là cửa thường chỉ mở vào những dịp chính lễ của Đền Khi rước kiệu thì đội cờ, lọng, đội tế đi cửa này Cửa bên trái và cửa bên phải thấp hơn cửa chính giữa Nghỉ môn xây cao hon mặt đắt khoảng 20cm và có bau cửa, vì thể khi các tin đồ vào tế lễ vì cửa thấp và nền dâng cao nên thường có tư thé cúi đầu Điều này th hiện sự tỉnh tế của người kiến trúc sư thiết kế ngôi đền, hành động cúi đầu đó thể hiện sự kính ngưỡng với các vị thần linh Hai cửa này mở vào những ngày thường nhân
dân vào chiêm bái
Nghỉ môn được xây dựng vào đầu thế kỷ XX và được tu sửa lại vào năm 2007 Trên nghỉ môn trang trí nhiều linh vật trong thế giới tâm linh của người Việt như: Chim phượng, lân, cả được chạm khắc trên đá tỉnh xảo.Trên trụ phía ngồi cơng có khắc đôi câu đối dé cao công đức của vị thần thờ trong Đền *Đức đại yên dân thiên cổ thịnh Công cao hộ quốc vạn niên trường “' Dịch nghĩa:
Đức lớn làm yên lòng dân, (đức này) từ xa xưa ngày càng giàu có Công dày giúp dat nước (công đó) mãi mãi còn ghỉ
+ Tiền tế
Trang 23hai quy tàng chở Hà đỏ (bức đồ trên sông Hoàng Hà), tiếp theo là hai chim phượng sải cánh trong thế tung bay Tắt cả các linh vật déu hướng vẻ trung
tâm trong tư thể chuyên động Ở trung tâm bờ nóc là một bức cuồn thư lớn
đề 4 chữ Hán “ An Biên cô miều” ° (miễu cỗ An Biên), các chữ được khám những mảnh sứ màu lam long lanh
Tiền tế được chia thành 5 gian, khỏe khoắn, không chú trọng đến trang trí mà đặt vấn để kết cấu chắc chắn của khung gỗ làm trọng, một phong cách thường thấy ở các đèn thờ hay công trình tôn giáo tín ngưỡng ở Hải Phòng
Kết cấu vì nóc của tiền tế được làm theo kiểu chồng rường, với các
thanh rường xếp chồng lên nhau qua hệ thống đầu vuông, có chức năng đỡ các đơi hồnh mái Các bộ vì được thể hiện gân giống nhau với các cấu kiện như rường, đấu, kẻ, bay, xà được chạm khắc khá đơn giản Dấu chạm khắc biểu hiện phóng khoáng, ưa lỗi kỹ thuật bào trơn đóng bén, đôi chỗ soi chỉ hoặc điểm thêm ở đấu kê và rường cụt một vài hình hoa đơn giản, mục đích che đi phần nào sự cứng nhắc của các con rường Tại một số ke va bây trước sau điểm xuyết qua bằng một số hình hoa lá, hoa sen, hình hoa lá hóa rồng hay kiểu sóng nước
ØỞ một số công trình kiến trúc cổ khác, phần chạm khắc trang trí luôn
được phủ khắp toàn bộ công trình, từ nhà vì kèo cho đến cửa võng, cột trụ có xu hướng trang trí diễn ý, các chạm khắc ở gian tiền đường, tiền tẺ, phật điện không có sự cô đọng chọn lọc; tuy nhiên ở đền Nghè lại chủ yếu tập trung trang trí trên các vật thờ cúng, chủ yếu là chất liệu đá và gỗ, cụ thể là gian tiền tế là điêu khắc trên 16 tảng kê đá chân cột, mỗi chân cột là một khối đá được đềo gọt công phu được chạm nổi 12 cánh hoa sen đồng tâm Hoa sen biểu trưng cho giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện; là trí tuệ sự giác ngộ và tỉnh thần bắt nhiễm Trong tâm thức đân gian hoa sen được ví như vẻ đẹp cao quý, thâm trầm nhưng day bản lĩnh Theo TS Phạm Quốc Quan- nguyên
Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, “ Ở Việt Nam , hình tượng hoa sen xuất
hiện khá sớn, trên đỏ đất nung thế kỷ I - III hay trên kiến trúc cung điện ở Ninh Bình thể kỷ IX - X thời Đỉnh, tiền Lê ” [2, tr40] Trong nghệ thuật Phật giáo, hoa sen được thẻ hiện trên tượng Phật, vật dụng nghỉ lễ và đồ thờ cúng bằng gỗ, đồng, gồm, đất nung, sinh Hoa sen còn xuất hiện nhiều trong kiến trúc, nghệ thuật Trong kiến trúc, hoa sen được trang trí phổ biến, là mô típ chủ đạo Sen có thể trang trí ở từng bộ phận của công trình như trên các phù điêu đá tảng kê chân cột, bệ tượng Phật, gạch lát nền, diềm ngói nhưng cũng có thể là biểu tượng của tồn bộ cơng trình như chùa Một Cột, Hà Nội Như vậy hình tượng hoa sen trên tảng kê chân cột trong đền Nghè cho thấy một phẫn nào sự ảnh hưởng của Phật giáo đến phong cách và đề tài của nghệ thuật điêu khắc truyền thống Việt Nam
Tòa tiền tế được dựng năm Khải Định cửu niên (năm 1924), đến năm
2007 được trùng tu tôn tạo lại
Trang 24
thân mẫu của Nữ tướng, gian bên trái là ban thờ thân phụ Hai ban thờ vọng không đặt thần tượng
+ Nhà dai vũ
Từ hai gian hồi của tòa tiền bai di vào là đến hai tòa dai vũ được xây kiểu “đầu hồi bít đốc trụ đấu”, mỗi nhà ba gian mái chảy Phần tường xây dé trồng ở phía trước và mở hai cửa nách phía hồi để tiện đi lại sang các công trình khác Hệ thống giải vũ vì gỗ được làm theo kiểu vì kèo quá giang, biến thể gid chiéng
+ Điện Tứ phủ
Điện Tứ phủ nằm trong khuôn viên đẻn Nghè Điện hướng mặt về phía Bắc nhìn ra phố Lê Chân Trong lịch sử hình thành các đền thờ nữ thần thường gắn liên với Tứ phủ thờ hệ thánh Mẫu của người Việt Công trình kiến trúc này được tu sửa vào năm 2007 ~ 2009
Điện Tứ phủ được làm theo kiểu chữ công, gồm tòa tiền bái, ống muống và hậu cung Tiền bái là tòa nhà có kiểu tường hồi bít đốc Phía ngoài, có hai trụ biểu lớn ngự hai bên hồi, trên có đôi câu đối ca ngợi vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của vùng đất này Trên nóc tiền bái, ở trung tâm trang trí lưỡng long chẳu nguyệt, mặt nguyệt do một hỗ phù lớn, hai bên cạnh là rùa đội Hà đồ và phía góc có hai đầu rồng ngậm nóc mái
Bên trong, tiền bái có các bộ vì nóc kiều chồng rường Ở trung tâm tiền bái đặt ban thờ Công đồng, hai gian bên thờ các ông Hồng, bên trái thờ ơng Hồng Mười, bên phải thờ ông Hoàng Bảy
Từ trung tâm của tiền bái đi vào trong là tòa ống muống 2 gian được làm kiểu chồng rường giá chiêng, là nơi thờ Ngũ vị tôn ông Trong cùng là Hậu cung và cũng là trung tâm của công trình là nơi đặt bàn thờ Tam hòa Thánh mẫu Ba vị Mẫu cai quản 3 miền: trời, đất, nước Thần tượng các vị Mẫu được đặt trong khám thờ trong tư thể ngôi thiền, trang phục áo thêu kim tuyến, mỗi màu áo gắn với miền cai trị của các vị Mẫu: Mẫu Thượng thiên (tượng đặt chính giữa) mặc yếm màu đỏ, Mẫu Địa (tượng đặt phía bên trái) mặc yếm xanh, Mẫu Thoải (đặt bên phải) mặc yếm màu trắng Phía trước Mẫu Thượng thiên là thần tượng Mẫu Liễu Hạnh Trong dân gian, Mẫu Liễu Hạnh là con của Ngọc Hoàng thượng để giáng trần nên thường được đồng nhất với Mẫu Thượng Thiên Bên cạnh các Mẫu có các hầu cô, tiên cô, nàng Hương, nàng Thị giúp việc
Hai gian bên cạnh Tam tòa, gian bên trái là bản thờ vị Đức thánh Trần,
thần tượng đặt trong khám thờ trong tư thế ngồi, tượng mặc văn phục, tay
cảm hốt lạnh điều quan Gian bên phải Tam tòa thờ Mẫu Sơn trang, vị Mẫu cai quản miễn núi rừng Ban thờ được tạo dựng giống một sơn động núi non, thác nước, cây cỏ và hang động Mẫu mặc áo xanh, ngồi trong tư thế ngồi thiền động, bên cạnh có nhiều tiên cô giúp việc theo hầu
* Một số di vật tiêu biểu
Trang 25
+ Nhang án
Hiện đền có khá nhiều nhang án Những chiếc nhang án này được làm khá công phu về đường nét cũng như các đề tài chạm khắc được thể hiện rất linh hoạt theo biến tấu của các thủ pháp cũng như phong phú về kỹ thuật, trong đó đáng chú ý nhất là chiếc nhang án đặt ở tiên tế Đây là một trong những di vật có giá trị nhất của đền Nghè Nhang án có kích thước: 2,4m x
2.2m được đặt tại trung tâm của tòa tiền tế, có phần diềm đáy chạy xung
quanh cách mặt đất 35cm, các mặt được chia thành nhiều ting va nhiều ô với những nội dung chạm trổ chỉ tiết, công phu và rất tỉnh xảo Nhìn tổng nhang án như một khối lâp phương vuông, phần trên cùng là các diềm vuông góc được thiết kế hơi loe vươn lên Chủ đề chạm khắc chủ yếu là hoa cúc, hoa sen và hình rồng, được chạm với kỹ thuật chạm thủng, nhìn lướt qua các mặt Hương án như một tắm thảm với nhiều hoa chỉ tiết bao phủ được đan xen bởi những chỉ thẳng của các ô vuông, ô chữ nhật, tạo nên một sự kết hợp hài hòa giữa cứng và mềm, giữa diện và thủng Các ô vuông ở, mảng chính giữa là các chạm khắc hình rồng hai bên hướng vào giữa, 3 ô vuông lớn ở tầng dưới là chạm khắc 3 đầu rông với góc nhìn chính diện và được bố cục trong hình tròn với nhiều họa tiết bao quanh; tằng dưới nữa là 6 ô hình chữ nhật cũng được chạm khắc với chủ đề rồng,
+ Sap thời
Sap thé bing da dat 6 chinh gitta toa thiêu hương Đây là sập thờ khổ lớn bằng đá, kiểu chân quỳ dạ cá Mặt sập phẳng, mở ra 4 góc, dưới mặt sập là các đường chỉ trang trí cánh sen, hoa cúc đây nồi; thân sap trang tri 6 bon mặt: mặt chính diện là “hỗ phù hàm thọ” (hỗ phù ngậm chữ thọ, biểu trưn; cho sự trường tồn), mặt sau là “quy tảng”, hai bên trang trí “phượng thư bút (chỉ đến những nữ giới cao quý có được sự tỉnh thông thao lược văn võ) Hình ảnh “ phượng thư bút” là hình ảnh rất hiếm gặp trong các kiến trúc đền chùa ở Hải Phòng Bồn góc sập là bốn mặt hỗ phủ trang trí bao trùm lên chân sập; phần chân sập đỡ trên 4 con lân đá trong tư thế phủ phục, mắt mở tròn các linh vật và các đường nét hoa văn trang trí trên sập đều được khắc nỗi lấy vân mây và hoa cúc day lam nén trang trí, tạo cho sập đá có đáng vẻ mềm mại, các linh vật trông có hồn, sống động Kỹ thuật điêu khắc trên đá là kỹ thuật có độ khó lớn hơn so với trên gỗ, cái tài tình của nghệ nhân điêu khắc sập đá đã mang lại sự thành kính của mình dé thôi hồn vào từng chỉ tiết của hiện vật Sập đá do bà Nguyễn Thị Năm, hiệu là Kỳ Nam cúng tạo vào năm Mậu Dần, niên hiệu Bảo Đại thứ 10 (năm 1938) Theo người dân ở đây, chiếc sâp đá là hiện vật ghi nhớ sự tích Thánh mẫu Lê Chân khi hóa làm Thành
hoàng làng An Biên đã hiển linh bàn đá trôi ngược trên dòng sông Cắm Ngài
đã báo mộng cho dân làng An Biên ra bến sông dé rước vẻ và dựng đền thờ + Miễu đá
Trang 26cho dân làng rước về thờ Miếu đá là khối đá vuông, được tạo tác công phu Trung tim mặt trước miếu khắc chìm dòng chữ: “Đương cảnh Thành hoàng Nam Hải uy linh Thượng đẳng tôn thần” Hai bên thân miếu là đôi câu đồ
“Ngọc miếu tăng sung, Biên quận nhân tư đức báo “Thạch tọa lưu nghịch, Cắm giang nhật hiển linh thanh.” Dịch nghĩa:
Ngọc miễu càng được tôn kính, dân An Biên luôn nhớ bảo ơn người Bàn đá mãi còn, khắc ngày hiển linh của Thánh trên sông Cắm)
Mặt bên của thân miếu chạm nổi hình cửa võng, bên ngoài rìa thân miéu khắc chìm câu đối chữ Hán, mặt tả ghi:
“Ngự Hán uy phong đảo diệc nộ Phù Trưng tâm sự thạch do linh.” dịch nghĩa:
Chống Hán phẫn nộ, nổi dâng như gió to, sóng lớn Giúp triều Trưng, tỉnh thân để lại bàn đá linh thiêng)
Mặt hữu khắc:
“Hiễn tích đức niên, giang hữu thạch Duong hung tran cổ, hải vô ba “ Dịch nghĩa
Đức để lại có linh tích, trên sông bàn đá nỗi Sự nghiệp anh hùng, tựa như làm yên sóng biển
Miễu đá đặt trên một bàn thờ đá Bản thờ đá cũng được tạo tác từ đá nguyên khối có đáng chân quỳ dạ cá Mặt khối bàn thờ hình chữ nhật đỡ „ thân thu gọn vào lòng, dạ cá mở ra để đỡ toàn thân miếu, phía trước mặt bản thờ đá trang trí hỗ phủ ngậm chữ thọ
+ Bia da
Tấm bia đá lớn của đền được đặt trong nhà bia ở phía trước sân đèn Bia có tên "Hải Phòng An Biên thần tích bi”, nghĩa là bia ghi thần tích miếu cỗ làng An Biên, thành phố Hải Phòng Trên bia khắc hơn 1000 chữ Han do dân làng An Biên tạo tác vào mùa xuân năm 1924 Bia gồm 3 phần: Tran bia, than bia, dé bia Trin bia khắc nỗi hình lưỡng long chầu nhật ở, trung tâm, xung quanh trang trí các cụm vân mây Thân bia la phan ghi nội dung, xung quanh thân bia có diềm bia khắc nổi hoa cúc đây, phía dưới
Trang 27diém than bia cham khắc lưỡng long như nâng đỡ bia Đề bia là một khối đá liền tạo dáng như một bàn thờ kiểu chân quỳ dạ cá, mặt hướng tiền chạm nỗi hỗ phù, hàm thọ Nhìn tổng thé, bia thân tích tạo đáng giống một bài vị lớn, các họa tiết trang trí mang ý nghĩa linh thiêng và sự tôn thờ cao cả Bia có kích thước: Cao 1.Sm, rộng 1.0 m, dầy 0.2m
+ Khánh đá
Khánh đá làm bằng một tắm đá nguyên khối, treo tại nhà tiền tế Khánh có kích thước dày 1.60 m x 0.97m > 0.06 m Mặt trước của khánh khắc nỗi đôi rồng chầu mặt nguyệt và hình mây bay xung quanh Phần cạnh của khánh có dòng lạc khoản: “ Mậu Thìn niên thu tạo, dé tir Bai Thi TY, hiệu Diệu Nguyên cung tiến” (khánh do bà Bùi Thị Tý hiệu Diệu Nguyên công đức vào mùa thu năm 1928), mặt sau khánh khắc hình mây bay và sóng nước, hoa sen, tứ linh (long, ly, quy, phượng)
+ Voi đá, ngựa đá
'Với ý nghĩa là đền thờ một nữ tướng trận mạc, người xưa khi dựng đền thờ Bà đã đưa các vật linh gắn bó với cuộc đời chỉnh chiến của Nữ tướng Lê Chân phối thờ, đó là voi và ngựa Voi đá và ngựa đá chầu phục hai bên lầu bia thần tích qua giữa khoảng sân gạch, ở trước của gian nhà Tiên tế.Voi đá (một cặp): trong tư thế buông vòi phủ phục chờ chủ tướng xung trận và ngựa đá (
một cặp) trong tư thế đứng cương đai sẵn sàng
Con ngựa là hình tượng đặc trưng cho phương Bắc Người Trung Quốc xếp con ngựa vào hành hỏa, phương vị phương Nam Trong lịch sử mỹ thuật Trung Quoc có những danh họa nôi tiếng về vẽ ngựa, như Hàn Cán thế kỷ 'VIL Triệu Mạnh Phú thế kỷ XIII, Từ Bi Hồng thể kỷ XX Con ngựa manh biểu tượng của sự dũng mãnh, trung thành, tận tụy Ngựa là con vật ăn cỏ, sống trên núi cao, uống nước ở suối Nên con ngựa còn mang hình ảnh về sự thanh khiết, sang quý không vướng những tục lụy của đời Trong quan niệm của người xưa, con ngựa tượng truwg cho sức mạnh, sự bền bỉ dẻo dai, lòng kiên trì, dũng mãnh, trí thông minh, sự đảm đang tháo vát Đặc biệt, về ý nghĩa thực, ngựa còn biểu lộ sự trung thành với chủ Ngoài ra trong quan niệm dân gian, nó còn có ý nghĩa vật mang lại nhiều tải lộc may mắn Chính vì vậy, ngựa mang những giá trị tâm linh đặc biệt, được nhiều dân tộc quý trong sting bái Họ thờ phụng ngựa như vị thần góp công tạo ra, điều chỉnh, chuyển hóa bản nguyên thế giới: Nước, lửa, dat và không khí Sự năng động của ngựa tượng trưng cho sự luân hồi giữa các mặt đối lập của vũ trụ và nhân thế: Sáng- tối, nóng- lạnh, sống- chết, hòa hợp- xung đột
Ngưa được là linh vật liên quan mật thiết với nước và tạo ra nắng ~ mưa Tại Nam Âu, người ta quan niệm con ngựa nào đi qua vùng hạn hán mà đột nhiên dừng lại, đập móng xuống đất thì trời có mưa hoặc có mạch nước ngầm dưới đó [2, tr.62]
Còn voi mang lại điểm lành, sự sinh sôi nảy nở và sức mạnh, sự trung thành Voi là loài thú được nghệ thuật người Việt thể hiện đậm nét và lâu đài, được tạo hình người Việt đăc biệt lưu tâm Từ
Trang 28trong văn hóa Đông Sơn, cách đây hàng nghìn năm, người ta đã tìm thấy những con voi trong di chỉ lang Vạc (Nghệ An) làm để cho một cây đèn nhiều dĩa, nhiéu tang, voi còn thể hiện trên trông đồng Đông Sơn, trên chiếc đao găm đồng, trên đốc một tượng voi ở huyện Đại Lộc ( Quảng Nam) Voi còn xuất hiện dưới dạng đồ họa Những chiếc thạp hoa nâu vẽ chiến bình cưỡi voi và ngựa xông pha trận mạc trong văn hóa tời Lý- Trần, thời Lê Sơ và Lê Trung Hưng,
voi xuất hiện nhiều hơn trên gốm, đồng, đá [2, tr.64]
Voi và ngựa đá được tạc bằng đá xanh nguyên khối có kích thước không lớn( cao 60em, rộng 40cm) Những tác phẩm điêu khắc này được hoàn thành trong đợt tu sửa đền Nghè năm 1924
+ Chó đá |
Phía trước điện Tứ phủ, dưới tàng cây cỗ thụ là nơi thờ năm con chó đá được đặt sat nhau, mỗi con cao khoảng 40cm trước mỗi con là một bát hương, được điêu khắc từ đá với hình tượng rồng chầu mặt nhật phía trên, phía dưới là hình tượng hoa sen cuộn xuống hình tượng chó đá được tạo tác một cách tự nhiên, mang tính khái quát cao không điêu khắc chỉ tiết nhưng hết sức sinh đông, trong tư thế đang ngôi chau
Trong quan niệm của người Việt cổ thì chó là con vật có thể đem đến điều may mắn, mang đến thuận lợi và niềm vui, chó là loài vật nằm trong lục súc, không thuộc ngữ rính, chẳng những trước đây mà cả hiện _ nay vẫn có tin ngưỡng dân gian về chó Một sô nơi gọi chó đá một cách kính cần là quan lớn Hoàn Thạch
Ngoài các di vật nói trên, đền Nghè còn lưu giữ các di vật khác, có niên đại cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ XX như: Hệ thông câu đối, đại tự, sắc phong, bia đá (bia hậu), cây hương Đây là những di vật được hình thành trong quá trình xây dựng và tôn tạo di tích do nhiều cá nhân, tập thể cung
tiến vào Đèn
1.2.2 Nhân vật được phụng thờ tại đền Nghè * Thân thể và cuộc đời của Nữ tướng Lê Chân
_ Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được sử sách ghi chép lại không nhiều, nhưng sự tích về cuộc khởi nghĩa và các vị tướng chiến dâu cùng Hai Bà được nhân dân truyền tụng Sự tích về Nữ tướng Lê Chân không những được nhân dân Hải Phòng và nhân dân các vùng ven biên ghi nhớ mà thân thể và sự nghiệp của Bà còn được ghi lại trong than pha, thần tích, bia ký lưu
truyền từ thê hệ này qua thế hệ khác đến ngày nay
Trang 29Một hôm, hai vợ chồng thành tâm biện sửa lễ vật lên đỉnh non Yên Tử làm lễ cầu tự Đêm ấy, ông Lê Đạo nằm mơ thấy có hai vị thiên sứ, một vị mặc áo xanh, tay cằm kim mâu, một vị mặc áo tía tay cằm bảo kiếm dẫn ơng lên Thiên cung Ơng bảng hoàng, kinh sợ vội sup lay trước một vị đại quan ngồi trong điện, đầu đội mũ bách tỉnh, mình mặc áo bào vàng; bên trái, bên phải mỗi bên có 1 vị quan tay cầm giấy bút Ông Đạo văng vẫng nghe thấy lời truyền bảo: “Nhà ngươi làm viện thiện tiếng đến Thiên đình, Ngọc Hoàng ban phúc cho tiên thánh giáng trần đầu thai làm con nhà ngươi, ngày sau làm nên nghiệp lớn làm rạng rỡ gia đình, không bậc nam nhỉ nào sánh kịp” Bỗng chuông, trồng chói tai làm ông chợt tỉnh, biết là nằm mơ
'Vào một buôi sáng sớm tỉnh mơ, bà Châu ra ngoài ấp thấy vết chân lớn, thấy lạ bèn đưa chân ướm thử, thấy người xúc động rồi mang thai Ngày mông 8 tháng 2, sau 12 tháng mang thai, bà sinh được một nhỉ nữ má phấn môi son, dung mạo khác thường nhân cớ ướm chân mà đặt tên là Chân
Ngày tháng trôi qua, Lê Chân lớn lên, tuổi vừa đôi tám, thông minh hon người, độ lượng khác thường, cầm thi cung kiếm đều thạo, mọi người đều cho là bậc trai lạ trong giới nữ lưu Đến tuổi 20, tài sắc vượt trội, khắp nơi nức tiếng, mỗi manh tấp nap, nhưng nàng đều từ ta, gác bỏ ngoài tai những lời ong bướm Lúc ấy, đương buổi dat nước bị ngoại bang thông trị Viên Thái thú Tô Định nghe tiếng nàng, muốn cường ép lấy, nang không nghe Qua ba bốn phen bị từ chối, Tơ Định ốn giận sát hại cha nàng Sau khi cha bị sat hai
Nàng ôm mối thù cha, tìm phương rửa hận, thể không, đội trời chung với Tô Định Từ vùng thượng lưu, nàng tụ tập dân quê lánh đến vùng hạ lưu nơi những con sông lớn đỗ ra biển dé khai phá đắt đai sinh rạch lớn tạo thành các dường thủy nối liền, lòng mừng thằm, nghĩ được trời ban cho nơi che chở Bén trở về quê chiêu mô thêm họ hàng, cấp cho lương thực, nông cụ đến nơi đất mới khai khẩn, cấy trồng qua 3 năm dựng thành một ấp, nhớ quê cũ, nâng bèn lấy tên quê gốc để đặt cho vùng đắt mới: trang An Biên, lại mở một chợ ở bên sông để tiện việc mua bán Nàng thu nạp những người trốn tránh vì có thù với giác hoặc không đường sinh song Nhưng nghĩ mình là thân gái, chưa biết mưu tính thế nào thì may sao cơ trời giúp đỡ, nhân dân nỗi loạn chống bọn tham tàn
Lúc ấy ở đạo Sơn Tây có một người con gái thuộc dòng dõi Hùng Vương tên là Trưng Trắc, căm giận Tô Định giết chồng là Thi Sách, nên cùng em là Trưng Nhị phát hịch kêu gọi anh tài khắp nơi khởi nghĩa giết Tô Định Lê Chân được tin, lập tức mộ được hơn 100 thanh niên trai tráng ở An Biên làm quân thân tín, kéo về Sơn Tây Trưng Trắc thấy nàng diện mạo khác thường, có chí khí bậc tài trai, nên rất ưng ý Ngay hôm ấy phong là Thánh Chân Công chúa, đem quân cùng Bình Khôi công, chúa Trưng Nhị tiến đánh Tô Định Tô Định thua to, bd trốn về Bắc quốc Nước Nam bình định, Trưng Trắc xưng vua, khao thưởng quân sỹ, ban khen công thần Thánh Chân Công chúa được phong là Chưởng quản binh quyền lĩnh án Tran Đông đại tướng quân, thống lĩnh đạo quân Nam Hải phòng thủ miễn biển, sai đem binh mã về trang An Biên dựng đồn bình đẻ phòng giặc
Trang 30
Bắc Công chúa vâng mệnh trở vẻ làng cũ dựng đồn công chúa lại xuất tiền tài chuẩn cấp cho dân Chỉ vài năm vùng này trở nên giàu có, nhân khang vật thịnh, ai ai cũng độ ơn sâu, kính yêu Công chúa như cha mẹ
Sau thất bại ở Giao Chỉ, Tô Định về nước dâng biểu tâu vua Hán, Hán Quang Vũ bèn phong Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Lưu Long làm phó tướng, Đoàn Chí làm Lâu Thuyền tướng quân sang đánh đất Giao Chỉ Nghe tỉn Mã Viện sang xâm chiếm, Trưng Vương bèn triệu tập các vị chỉ huy các đồn sở về Kinh đô bản kế chống giặc Thánh Chân Công chúa nhận dược chiếu, lập tức về kinh dốc sức giúp vua Trưng đánh giặc Khi Mã Viện đem đại quân tiến vào nước ta theo đường biên, Lê Chân đã tô chức phòng ngự ngăn quân Mã Viện tir dia đầu biên giới Đông Bắc, giao chiến 3 trận rồi mới rút dần vẻ căn cứ Lãng Bạc: “ ĐỂ giữ vững các nơi hiểm yếu, trưng Vương si thánh Thiên đóng quân ở Hợp Phố phòng mạn Bắc, Đô Dương giữ Cửu Chân phòng man Nam, Bà Lê Chân được giao trọng trách “ Chưởng quản bình quyên nội bộ” đóng bản doanh ở Giao Chỉ” Sau that bai tai Lang Bạc, Trưng Vương biết khơng thể thốt bèn nhảy xuống sông Hát tự vẫn Thánh Chân Công chúa rút về vùng núi Lạt Sơn (nay thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) xây dựng căn cứ kháng chiến sau khi xem xét sơn xuyên, Bà quyết định cho quân đóng ở Thung Dâu, Thung Hiên, Thung Bẻ, đội quân tiền phương đóng ở Mộc Bài, tổng chỉ huy đóng ở hang Diêm Lực lượng của nghĩa quân mới bắt dau phát triển thì Mã Viện đã kéo đến vây hãm, đánh phá điên cuồng tướng Lê Chân cùng các tướng sĩ quyết chiến với quân thù, song do lực lượng quá chênh lệch, căn cứ vừa mới hình thành, quân Lê Thanh Cong chia that trận, Nữ tướng Lê Chân gieo mình xuống Giát Dâu tuẫn tiết, khi ấy là ngày 25 tháng Chạp
Sau khi mắt, Công chúa hiển linh báo tin cho dân làng Truyền thuyết kể rằng: khi cuộc khởi nghĩa tan rã, Lê Chân trằm mình xuống sông, lúc này ở trang An Biên (Hải Phòng), người và vật đều không yên Ban đêm, có người mơ thấy Lê thánh công chúa báo mộng về: “ta vốn lả tiên nữ trên Thiên đình xuống hạ giới, nay đã hết duyên trần phải về chầu Thượng để Thượng dé ân phong làm Thành hoàng, các ngươi nếu mai ra bờ sông thấy vật lạ gì thì rước về mà thờ phụng” Người ấy tỉnh mộng, sớm hôm sau cùng mọi người ra bờ sông Hôm ấy bâu trời u ám, gió lớn mưa to, mặt nước sông cuồn cuộn chảy, rùa giải đua bơi, cá kình rẽ song bỗng nhiên có phiến đá từ từ trôi ngược dong nude, nhân dân các nơi thay lạ dàng lễ quy lay nhưng phiến đá không thấy vào Dân làng An Biên trông thấy như ứng trong mông bèn vào chợ mua sắm lễ vật cùng nhau sụp lay Bong nhiên đá từ từ trôi vài bờ, trên phiến đá có một miếu đá, trong miếu ghi dòng chữ: Thánh Chân công chúa Nhân dân An Biên rước về, lập đền thờ phụng Thể kỷ XI, vua Trần Anh Tông đi đánh dẹp Chiêm Thành vào cướp phá hải phận nước ta Một hôm nhà vua hành quân qua địa phận An Biên thì vừa lúc mặt trời gác núi, vua cho dừng thuyền nghỉ Đến đêm, vua mộng thấy một thiếu nữ, xiêm áo chinh tể đến tâu vua răng: “Thiếp tôi vốn là tướng của vua Trưng bị giặc Hán sát hại Sau khi mắt, Thượng để ân phong ban cho làm phúc thân xứ này Nay hoàng để ra quân đẹp giặc, thiếp tôi nguyện xin âm phù vận nước, giúp đỡ ba quân, đợi tin
Trang 31
chiến thắng, thần thiếp cũng rửa được hận cũ” Nhà vua tỉnh giắc, ghi vào kim chương để xem ứng nghiêm ra sao Đến khi tiến quân thuyền trôi như bay, đến thăng đất Chiêm giao chiến, quân Chiêm thua to, chạy tan tac Dep yên giặc đã, vua đem quân vẻ triều xét công ban thưởng tướng sĩ, gia phong các thân đã âm phủ, ban sắc cho Thánh Chân công chúa mỹ hiệu là Nam Hải uy linh, sai rước sắc về xã An Biên, huyện An Dương làm lễ, cấp cho xã An Biên 100 quan tiền để sửa sang đền miều thờ tự Từ đó về sau thường linh ứng giúp nước che chở cho dân, các triều đại về sau đều có sắc phong tặng mỹ hiệu Những cứ liệu trên cho ta thấy Lê Chân đã chuẩn bị lực lượng và tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà trưng ngay từ đầu, có nhiều công lao, do vậy giữ chức trách quan trong trong triều đại Trưng Vương và được nhân dân tôn thờ
Nếu như nhìn vào thực tiễn của việc thờ tự thì thấy Bà là một nhân vật Tuy nhiên sau khi bà mắt, thì người dân đã thiêng hóa bà bằng cách là để bà hóa đá và họ thờ tự như vậy, như thể ta có th liên tưởng đến lớp tín ngưỡng văn hóa cổ xưa thờ cây, thờ đá, thờ nước như vậy rõ rằng người ta lại muốn Bà trở về với lớp tín ngưỡng thần linh cô xưa và đồng thời họ đã nâng
Thanh,
1.2.2.2 Những đóng góp của Nữ tướng Lê Chân
Những công lao, đóng góp của Nữ tướng Lê Chân được nhiều nhà nghiên cứu ghi nhận, trong các cuốn sách viết về Bà như_Xữ tướng Lẻ Chân trong tâm thức người dân Hải Phòng hay cuỗn Lễ hội truyền thống tiêu biểu của Hải Phòng của tác giả Trịnh Minh Hiên đề cập đến, thể hiện trên 2 lĩnh vực: chống giặc ngoài xâm và tô chức cuộc sống cho người dân
* Chống giặc ngoại xâm
'Qua cuộc đời và sự nghiệp của bà ta thầy bà tuy là phận nữ nhỉ nhưng lại
có công lao không thua kém các đắng nam nhi, vị nữ tướng anh hùng đã dành trọn cuộc đời minh vì nghĩa lớn Bà đã có công tập hợp nhân dân, tích lũy lương thảo, luyện tập nghĩa bình, thu nạp hào kiệt, xây dựng một đội quân hùng mạnh Khi Hai Bà Trưng phát cờ khởi nghĩa, đội quân của bà lập tức trở thành đội quân hùng mạnh nhất tham gia đánh đuổi quân Đông Hán Xâm lược Từ An Định ( Hải Phòng ngày nay), Ba da chi huy nghĩa quân đánh lên phía bác tụ nghĩa cùng đội quân của Hai Bà trưng, đội quân của bà đã chiến thắng lớn „ đất lập Sau chiến thắng, Nữ tướng Lê Chân được tắn phong, là Thánh Chân Công chúa, đứng sau
nước giảng được đ
Trang 32luyện ở vùng Mai Động, chăm lo đời sống nhân dân, khuyến khích nghề nông Bà luôn lấy đức để an dân, cố kết được mối đoàn kết toàn dân nên được nhân dân yêu mến kính trọng Nhân dân hăng hái lao động sản xuắt, đất nước no ấm thanh bù
sản xuất và chiến đấu tạo nên sức mạnh toàn dân đánh giặc ngay từ buổi đầu
Bà thực sự trở thành nhà quân sự đầu tiên đã khéo léo kết hợp giữa
công nguyên và trong tiến trình lịch sử dân tộc
Mặc dù thắng lợi của cuộc kháng chiến chỉ kéo dài từ năm 40 đến năm 43 nhưng ý nghĩa và tiếng vang của thắng lợi đó đã trải dài suốt chiều dài
lịch sử dân tộc Nó là mốc son đánh dấu ý chí bất khuất và nghị lực phi thường của nhân dân ta, cũng là mốc đánh dấu sức mạnh của phụ nữ Việt
Nam trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước
Sau này vào đời nhà Trần, Lê Chân còn có công âm phù giúp vua Trần
Anh Tông đánh đuổi giặc Chiêm Thành vào cướp phá hải phận nước ta nên được vua ban sắc cho Thánh Chân Công chúa mỹ hiệu” Nam Hải uy linh”
Việc nhân dân xây đền thờ Nữ tướng Lê Chân vừa là dé tôn vinh người anh hùng đã có công với đất nước vừa để giáo duc tinh than yêu nước, ý chí độc lập tự cường cho thế hệ mai sau
* Tổ chức cuộc sống cho người dân
Nữ tướng Lê Chân sinh ra và lớn lên khi đất nước bị phong kiến phương Bắc đô hộ, cuộc sống của nhân dân lầm than cơ cực, Lê Chân vô cùng căm thù quân giặc Lớn lên lại bị ép làm tỳ thiếp nhưng cha mẹ bà không chịu nên đã bị chúng tìm cách giết hại Chứng kiến cảnh quê hương lầm than , gia đình tan nát, lê Chân đã nuôi ý chí quyết tâm tìm cách đền nợ nước, trả thù nhà Bà đã rời xa quê hương đến một vùng đất có sông ngòi chẳng chịt, đất đai màu mỡ, lau sậy um tùm, địa thế hiểm trở rất thuận tiện cho việc lập căn cứ chống giặc thuộc vùng đất An Biên( Hải Phòng ngày nay) và ở đó` quyết định xây dựng trang ấp mới Ba cho người về quê đón gia quyền, người thân tới cùng nhau bất tay vào khai hoang lập ấp mở làng, tích chữ lương thảo, sắm sửa vũ khí và thu nạp quân sĩ, binh mã Sau ba năm khai hoang lần biển Ba đã lập được làng và sau mười năm vừa tích lũy lương thảo vừa tập luyện nghĩa binh, liên kết thu nạp hào kiệt trong vùng, bà đã xây dựng được đội quân hùng mạnh, vừa giỏi lao động vừa tỉnh thông võ nghệ Khi trân ải tại An Biên, Hải Phòng Nữ tướng Lê Chân tiếp tục cho mở rộng trang ấp vận động nhân dân khai khẩn đất hoang dọc theo sông Tam Bạc biến thành cánh đồng lúa, nương dâu và đặt cho vùng này là “An Bién trang” Tiếp nối công đức của người cha, Nữ tướng Lê Chân mở lòng từ thiện giúp đỡ người nghèo, khuyến khích nghề nông phát triển Dân cư trong vùng cảng thêm dôn đúc, trù phú
Trang 33
1.2.2.3 Các công trình thờ phụng tưởng niệm Nữ tướng Lê Chân tai Hải Phòng
Trải qua gần 2000 năm, qua bao thăng trằm của lịch sử, các di tích thờ nữ tướng của thời đại Trưng Vương được nhân dân ta đời đời hương khói thờ phụng Có thể nói Hải Phòng là vùng đắt làm nên tên tuổi của nữ tướng Lê Chân Chính tại nơi đây Bà đã có công trong cuộc khởi nghĩa, là người đã khai hoang lập ấp cho nhân dân Cuộc đời của Bà gắn liền với vùng đất Hải Phòng và khi Bà mắt đi cũng chính tại nơi đây đã xây dựng lên những công trình dé thờ phụng Bà
+ Đình An Biên
'Từ khu vực trung tâm thành phố Hải Phòng di theo đường Cầu Đắt rồi rẻ vào phố Hai Bà Trưng ( Cát Dài ) khoảng 200m là tới di tích đình An Biên, nơi thờ nữ tướng Lê Chân Đây là một ngôi đình có quy mô to lớn, tồn tại khá nguyên vẹn giữa lòng thành phố đông đúc Nằm trong một ngõ nhỏ giữa một khu phố khá cô và sằm uất của Hải Phòng người ta có thẻ dễ dàng nhận ra ngôi đình cỗ nhờ những mái ngói rêu phong, đầu đao cong vút Đình An Biên tọa lạc trên khuôn viên hình chữ nhật rộng chừng 3000m2 Mặt bằng kiến trúc bó cục theo lỗi chữ Công (1) gồm 5 gian đại đình, 3 gian ống muống và 3 gian hậu cung Toa đại đình 5 gian, cột đình là những thân gỗ lim đại thụ, đứng trên chân tảng là những phiến đá khối tạo dáng trên tròn giật cấp, giữa hình lục lăng còn đáy là khối vuông dày Hệ thống mái đình được nâng đỡ bởi 6 bộ vì kèo, kiểu “chồng rường giá chiêng” Tòa ông mudng là ngôi nhà nối giữa đại đình và hậu cung gồm 3 gian, hệ thông mái được nâng đỡ bởi 4 vì kèo gỗ lim Các vì có kết cầu kiểu “chồng rường giá chiêng” và “ván mê” Tòa ống muống chia đôi mảnh sân hẹp trước hậu cung (đồng thời là phía sau đại đình) thành hai phần đều nhau Phía ngoài 2 khoảng sân dựng nhà tả mạc và hữu mạc gọn gang tương tự nhau gồm 3 gian nho nhỏ Hậu cung là một ngôi nhà 3 gian song song với đại đình, mặt trước thông sang tòa ống muống bằng hệ thống cửa bức bàn, xung quanh
xây tường gạch kín Đặc biệt gian trung tâm đặt ban thờ Thành hoàng có kiến
trúc kiểu lầu điện, cao 3 tằng, 4 mái giống gác chuông, gác trồng
Đình An biên là một trong những công trình kiến trúc cổ nỗi tiếng ở nội thành Hải Phòng Các thành phần kiến trúc trong đình từ câu đầu, xà nách, ván lá giong đến rường, bẩy đều được trang trí, chạm khắc mà bố cục ở bắt kì vị trí nào đều tuân thủ theo nguyên tắc đăng đối với kĩ thuật đạt trình độ điêu luyện, tỉnh xảo và phong cách nghệ thuật tiêu biểu của nghệ thuật đình làng thời Nguyễn thế kỷ XIX + Đền An Biên
Đền nằm trong ngõ 2, đường Hồ Sen, một ngõ hẹp của phường Trại Cau, quận Lê Chân, nội thành Hải Phòng, nhân dân quanh khu vực còn gọi là đình Vên ngoài
Theo một cụ cao niên cư trú lâu đời ở khu phó cho bi làng Vẻn xưa
Trang 34đền còn lưu giữ một số di vật, cổ vật có niên đại thời Nguyễn Căn cứ tắm bia;
“An Biên thân tích linh tự bị ký” (bia ghi chép về vị thần thờ đền An Biên), khắc năm Duy Tân cửu niên (năm 1915) thì ngôi đền thờ Lê Thánh công chúa có công giúp Bà Trưng đánh giặc (tức Nữ tướng Lê Chân) và có công âm phù vua Trần đẹp giặc Chiêm Thành Căn cứ vào dong chit Han “At Mao trùng tu” khắc trên câu đầu gian tiền tế và một tắm bia hiện dựng tại gian trung cung “Trùng tu đình vũ hậu thin bi ky” (Bia ghi việc bầu hậu những người công đức trùng tu nhà dén) thi đền An Biên được trùng tu vào năm 1915 Đền An Biên nhìn về hướng đông, có bố cục mặt bằng hình chữ tam, gồm 5 gian tiền tế, 3 gian trung cung, 3 gan hậu cung Năm gian tiền tế được nâng đỡ bởi 6 bộ vì nóc, gồm 24 cột gỗ lim, kết cấu vì nóc kiểu giá chiéng, chồng rường; tòa trung cung được nâng đỡ bởi 2 bộ vì, kết cầu vì nóc kiểu giá chiêng; tòa hậu cung gồm 4 bộ vì, 4 hàng chân cột, vì nóc kết cầu kiểu giá chiêng, chồng rường Trong tòa hậu cung thâm nghiêm còn lưu giữ được một bức đại tự, một khám thờ và một đôi câu đối Đại tự ghi: Đức đăng càn khôn (đức lớn sánh cùng trời đất) Khám thờ trang trí hình ảnh chim phượng Trong khám có ảnh khắc họa chân dung tượng Nữ tướng Lê Chân chụp lại theo than tượng Bà vào đầu thé ki XX
Hiện nay, đền An Biên nằm lọt giữa khu dân cư đông đúc, ít người biết đến Tòa tiền tế nằm trong khuôn viên của bệnh viện Lê Chân, được sử dụng làm kho chứa thuốc, mái bị hư hỏng, lợp lại bằng ngói phibrôximăng Tòa trung cung và hậu cung những năm qua đã được người dân tự phát tu sửa manh mún, chap vá nên đang trong tinh trang hư hỏng, xuống cấp
+ Đền thờ Nữ tướng Lê Chân tại núi Voi
Đền được đặt tại núi Voi, huyện An Lão, Hải Phòng, trên một khuôn
viên khép kín rộng hơn 4000m2 Đẻn chính có cấu trúc hình chữ đình với
diện tích 190m2 gồm 5 gian tiền tế và một gian hậu cung Mặt trước của đền quay về hướng Nam nhìn thẳng ra quốc lộ 10, xa hơn là đồi núi nhấp nhô, Mặt sau tựa váo vách núi tạ thế vững bền Với kiến trúc chủ yếu bang gỗ lim, bố cục hài hòa giữa chiều cao, mai ngói, đầu đao bên ngoài cùng với cách bài trí gọn gang của đồ thờ nghỉ trượng bên trong tạo cho du khách cảm giác thoáng đăng, thư thái mà ấm áp tôn nghiêm, lắng đọng cùng với sự trường tồn đài lâu của ngôi đền thờ vị anh hùng dân tộc, Nữ tướng Lê Chân, người có công lập nên thành phố Hải Phòng ngày nay
Tương truyền, núi Voi là khu vực hiểm trở, thuận lợi cho việc dùng binh nên bà đã bí mật sử dụng nơi này chiêu mộ, tập hợp, huấn luyện binh sĩ chờ ngày xuất trận Khi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Mê Linh, Lê Chân đã cùng nghĩa binh An Biên - núi Voi kịp thời hưởng ứng, lập nhiều chiến công vang dội, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Đông Hán đến thắng lợi
+ Tượng đài Nữ tướng Lê Chân
Trang 35tươi trẻ của Quán Hoa, ngắm những đường vòng, uốn lượn của vòi phun nước nghệ thuật, thả bộ cùng sư tĩnh lặng của hồ Tam Bạc Trong dải công viên cây xanh, tượng Nữ tướng Lê Chân có dáng đứng uy nghỉ, tay cầm đốc kiếm, áo choàng tung bay Thân thái tượng thể hiện sự mạnh mẽ của một tướng lĩnh nhưng đầy nữ tính, biểu tượng cho vẻ dep và sự can trường của người phụ nữ Việt Nam Nữ tướng có khuôn mặt đôn hậu, trẻ trung, đứng nhìn ra biển Đông như đang thị sát dé chuẩn bị kế hoạch chống gỉ ấp
Tượng Nữ tướng được đúc bằng đồng nguyên khối chiều cao tổng thể 10,09m, nặng 19 tắn, trong đó phần tượng Nữ tướng cao 7,49m Các họa tiết hoa văn đều được khai thác từ hoa văn thời đại Hùng Vương với hình tượng sóng nước, lông chim hạc trên đỉnh đầu Tượng Nữ tướng Lê Chân là mẫu dự thi của 2 họa sĩ Nguyễn Phúc Cường và Nguyễn Mạnh Cường, do Công ty đúc đồng Hải Phòng thi công Tượng đài là công trình tưởng niệm ghỉ nhớ công lao của Nữ tướng Lê Chân đối với thành phố Hải Phòng Tượng được nhân dân thành phố Hải Phòng khánh thành vào tháng 1 năm 2001
“Tiểu kết Chương 1
Quận Lê Chân ngày nay là kết quả của một quá trình biến đổi lâu dai với việc sáp nhập rất nhiều phần đất từ các làng cũ thuộc ngoại thành Hải Phòng Từ một vùng ven đô đến một quận nội thành phát triển như ngày nay là nhờ vào kinh tế phát triển và đô thị hóa là những yêu tố chính thúc đầy sự thay đổi của quận Lê Chân Đây cũng là nơi có bề dày văn hóa với nhiều di tích, lễ hội còn tồn tai, trong đó là tục thờ Nữ tưỡng Lê Chân người đã có công khai sinh ra vùng đất cảng ngày nay.Trải qua nhiều thay đổi nhưng nhân dân địa phương vẫn lưu giữ truyền thống thờ cúng, tô chức lễ hội đẻ tưởng nhớ đến Nữ tướng Lê Chân người có công với làng xóm quê hương, đất nước Sinh hoạt lễ hội định kì này góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tỉnh thần của người dân Lê Chân nói riêng và người dân Hải Phòng nói chung
Chương 2
LE HOI TRUYEN THONG CUA DI TÍCH ĐÈN NGHÈ 2.1 Khái quát về lịch sử lễ hội
Về lễ hội tưởng nhớ Nữ tướng Lê Chân ở đền Nghè, quận Lê Chân cũng như tại các di tích thờ Lê Chân khác ở Hải Phòng, không có tài liệu nào ghi chép có lịch sử từ bao giờ Các cụ cao niên trong phường cho biết, lễ hội tưởng nhớ Nữ tướng Lê Chân là lễ hội truyền thống ở vùng này đã có từ lâu trong lịch sử, từ thời tổ tiên xa xưa của các dòng họ Chẳng hạn, cụ Phạm Văn Quang(85 tuôi) người làngAn Biên cho biết dòng họ nhà ông có rất nhiều đời được dân bầu làm mệnh bái (chủ lễ) của lễ hội, từ những cụ tổ trước đó 4-5
Trang 36dân ở đây, chúng tơi đốn định rằng lễ hội tưởng nhớ Lê Chân ở đền Nghè đã có từ khi di tích được xây dựng lại với quy mô lớn hơn là vào thời Nguyễn, tiếp diễn cho đến hết giai đoạn trước CMT§ (1945) Sách Lễ hội truyền thống Hải Phòng cũng có đề cập: “Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, tại các làng xã vốn là “Nghĩa bình thần tử” của Nữ tướng Lê Chân, hàng năm làng đều tưng bừng mở hội tế lễ, vui chơi tưởng nhớ chiến công của Nữ tướng Lê Chân vào dịp đầu xuân tir 7/2 âm lịch đến 9/2 âm lịch” [18, tr.59]
Nhu vay thời kỳ trước năm 1945, cũng giống như các làng xã thờ Lê Chân khác trên địa bàn Hải Phòng, hàng năm nhân dân các làng An Biên, Vẻn trong, Vên ngoài lại mở hội tưởng nhớ công ơn của Nữ tướng Lê Chân Sau này, do ảnh hưởng của chiến tranh và các nguyên nhân khác nên lễ hội đền Nghề bị gián đoạn trong một khoảng thời gian dải Gần day, do đời sống ngày cảng én định, cùng với chính sách phát triền văn hóa của Đảng, Nhà nước, năm 2007, được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của các cáp, các ngành, UBND quận Lê Chân đứng ra phục dựng và tổ chức lễ hội đền Nghè với quy mô cắp quận thu hút đông đảo nhân dân và du khách gần xa đến tham dự
2.2 Thời gian tổ chức và quy mô lễ hội
Cứ mỗi mùa xuân sang, thời tiết thuận hòa không quá nóng cũng không quá lạnh, cả đất nước khởi sắc với một năm mới đầy niềm vui và hi vọng một năm mới nhiều may mắn làm ăn thuận lợi Lễ hội thường diễn ra khắp nhiều vùng trong cả nước và chủ yếu là vào mùa xuân Lễ hội đi vào đời sông của nhân dân Việt Nam với ý nghĩa to lớn Lễ hội là dịp mọi người hướng về nguồn, là nơi giao lưu tình làng nghĩa xóm Có thể nói tằm quan trọng của lễ hội đối với đời sống tỉnh thần nhân dân Việt Nam và đối với nền văn hóa Việt Nam mang tinh thiết yếu Dân tộc nảo duy trì và tổ chức được các hoạt động truyền thông của lễ hội thì dân tộc đó có nền văn hóa phong phú, dân tộc đó thể hiện được bản lĩnh văn hóa trước đổi thay của thời đại Lễ hội là là một trong những hiện tượng sinh hoạt văn hóa cổ truyền, là tắm gương phản ánh trung thực đời sống văn hóa của mỗi dân tộc
Từ bao đời nay, lễ hội cỗ truyền đã gắn bó với những phong tục, tập quán của làng xã Cùng với thời gian, những lễ hội đó được chắt lọc và bồi dưỡng thêm những nét đẹp văn hóa tiêu biểu góp phần củng cố ý thức cộng đồng dân tộc, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh và nhu cầu sáng tạo, biểu diễn, thưởng thức những giá trị văn hóa nghệ thuật
Việc thờ phụng Thánh mẫu và thực hiện các nghỉ thức tế lễ ở đền Nghè đều do nhân dân làng An Biên thực hiện Trước kia, lễ hội chính của đền diễn ra từ ngày 07 ~ 9/2 (âm lịch), trong đó, ngày mồng 8 là ngày đại tế rước ở đền sang đình Trong những ngày này, ngoài việc thực hiện các nghỉ thức tế lễ, để trí ân, cầu mong thần thánh phù hộ cho cuộc sống của mình được thịnh
Trang 37
vượng, nhân dân làng An Biên còn tổ chức lễ hội với nhiều trò vui Ngoài ngày lễ chính, vào ngày 15 tháng 8 âm lịch và ngày 25 thang chap tai đền Nghề dân làng còn tô chức dâng lễ dân gian gọi hai ngày này là lễ khánh hạ và lễ gid, dén vẫn mở rộng cửa đề dân làng dén thấp hương, lễ bái
Theo các vị cao niên trong làng, lễ hội đền Nghè được tổ chức từ thời Nguyễn ( sau khi đền được xây dựng), nhưng sau đó trải qua hoàn cảnh chiến tranh, kinh tế khó khăn nên có thời gian bị đứt đoạn Lễ hội được chính thức khôi phục từ sau năm 1975 và đặc biệt được nhà nước quan tâm từ năm 2007 Giờ đây, những phong tục đẹp và những ứng xử giao tiếp văn hóa truyền thống còn lưu giữ được trong lễ hội hàng năm này là một sự có gắng lớn của Nhân dân quận Lê Chân nói riêng và Hải Phòng nói chung
Lễ và hội là một thể thống nhất không tách rời Lễ là phần tín ngưỡng là thế giới tâm linh sâu lắng của con người, là phần đạo phần hội là phần tập hợp vui chơi, giải trí là đời sống văn hóa thường nhật, phần đời của con người, của cộng đồng gắn với lễ và chiu sự quy định của lễ, có lễ mới có hội [35, tr.32]
Không gian thiêng của lễ hội đền Nghè không chỉ trong phạm vi đền Nghè mà còn mở rộng ra cả đình An Biên nơi thờ bà như một vị Thành Hoàng làng người bảo hộ cho cả một vùng đô thị Hải Phòng rộng lớn
Dinh là không gian chính diễn ra hội làng, miều là nơi thờ thánh và nơi xuất phát lễ rước anh linh thần vẻ đình bái tế an vị Tuy đình là nơi diễn ra các hoạt động chủ yếu của lễ hội nhưng thánh ngự tại đền Nghè vì vậy mà tại đền Nghề các nghỉ lễ được cử hành trang nghiêm, kính cẩn
2.3 Công tác chuẩn bị và tổ chức lễ hội
Trang 38làng và có sự tác động trực tiếp về mọi mặt đến mọi tầng lớp nhân dân khi vào lễ hội chính
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Ban tổ chức lễ hội là bộ máy chức sắc của làng, các bậc tiên chỉ trong làng có trách nhiệm họp bàn đưa ra cách thực hiện và phân công nhiệm vụ để triên khai lễ hội
Để lễ hội được diễn ra suôn sẻ cần chuẩn bị chu đáo cả về con người và lễ vật dâng Thánh, trước tiên là việc chọn người chủ tế Sau đó chọn nam thanh nữ tú chưa vợ chưa chồng vào đội rước Đội rước có nhiệm vụ rước kiệu, cằm cờ quạt và rước kiệu võng, long đình, bát bửu
Bên cạnh đó, ngay từ đầu tháng hai, dân làng chuyển các đồ thờ như kiệu, tàn lọng, ngai thờ và kiệu võng được rước ra ngoài và lau rửa sạch sé Điều đặc biệt là tắt cả đều phải dùng nước Tam Bạc trong xanh, bằng cách cho một trai định bơi ra giữa sông lấy nước về dùng
2.4 Diễn trình lễ hội
2.4.1 Các nghỉ lễ chính
Ngày mồng 7 tháng 2 nhân dân thực hiện lễ nhập tich (con goi là Lễ vào đám) Lễ vào đám là lễ chuẩn bị cho ngày chính lễ Thủ từ biện lễ cáo thin xin phép được chuẩn bị cho ngày chính hội Thủ từ cùng những người trồng coi đền chỉ đạo việc quét dọn vệ sinh khu đền, loại bỏ những đồ hư hỏng trong đền, sắm sửa bổ sung các trang thiết bị cần thiết phục vụ lễ hội, lau dọn nhà đền, bao sai đồ tế khí :chấp kích, bát bửu, kiệu Việc bao sai đồ tế khí phải dùng nước sạch, khăn lau đề tẩy ué
“Trong ngày mồng 7, thủ từ làm lễ mộc đực - một nghỉ lễ quan trong trong Lễ vào đám Thủ từ thấp nhang, gieo quẻ âm dương để âm dương đẻ xem thần có ưng trì cho việc làm lễ mộc dục không Nếu được đồng ý, thủ từ sẽ đưa tượng ra tòa đại bái hoặc ra sân Nước tắm tượng do một trai dinh bơi ra giữa dòng sông Tam Bạc lấy chóe đựng nước, sau đó rước về bao sái tượng, sau khi tắm tượng, dùng nước thơm (ngũ vị hương) để xông, thay áo mới cho thần tượng
Đồng thời với việc làm Lễ nhập tịch, mọi công việc chuẩn bị về
người, co sở vật chất cho lễ hội cũng được hoàn tất trong ngày mỗng 7
Sau khi tiến hành lễ mộc dục là lễ cáo yết Lễ cáo yết nhăm báo cáo với thần linh mọi công việc chuẩn bị bị cho ngày chính lễ Lễ vật dùng trong lễ cáo yết g6m 2 mam x
Trang 39Vào ngày lễ hội, lễ vật chủ yếu là lợn gồm 4 con, mỗi con khoảng 70kg Lon cúng được làng phân công cho cai đám năm đó môi Lợn phải được chọn và nuôi cân thận, phải gọi là ông lợn (lợn tế thánh) và phải được ăn theo chế độ riêng, khác lợn nuôi thường Đền ngày vào đám sẽ được tắm sạch sẽ, thả riêng Lợn nuôi phải đủ cân, nêu thiếu cân nào, cai đám năm đó phải chịu trách nhiệm, phải đền tiền cho làng là 5 hào, một chân lợn Lợn được thịt lấy đầu và đuôi đê biện lễ trên nhang án
Lễ vật đặc biệt bắt buộc phải có để dâng lên Thánh Chân công chúa là cua bể, bún và bánh đúc Lý giải về việc phải có những lễ vật này, các cụ cao niên trong vùng kể lại rằng: vào ngày phiến đá trôi ngược dòng sông về đến đây, dân làng An Biên đã sắm sửa những lễ vật này để cúng Bà rồi rước về thờ tại đền Nghẻ ngày nay
Ngoài lễ vật, Ban hành lễ cử người viết văn tế, thường do một người
hay chữ, có uy tin trong làng viết (cae thay cúng hay các ông nghè) Văn tế ca ngợi công đức của Nữ tướng Lê Chân, thể hiện được ước muốn của nhân dân hướng lên Thánh Chân công chúa, mong được ban ơn mưa cho mùa màng bội thu, hải vật phong phú, cầu mong sự phủ trì để nhân dân ấm no, quốc thái, dân an, nhân khang vật thịnh
Khi lễ vật đã hoàn tắt, trước khi thực hiện việc rước thành hoàng vẻ đình
An Biên, làng tổ chức tế tại đền Nghè Ban tế gồm 17 người; một hội chủ, I đông xướng, l tây xướng, 12 chấp sự chia đều đứng hai bên Ban hành tế được bố trí dọc theo trục thần đạo hai bên nhang án
~ Lễ đầu tiên là 1é /rinh Lễ trình bắt đầu khi Đông xướng hô: "Khởi
chỉnh cổ”, lúc này 2 chấp sự đánh 3 hồi trống, 3 hồi chiéng;
- Đông xướng tiếp xướng: “Quán tây sở” thì chủ tế tiến hành rửa tay
vào chậu nước thơm dé sin;
~ Tiếp đến Đông xướng hô: “Phế cân”, chủ tế tiến hành lau tay chuẩn bị làm lễ
Trang 40
~ Tiếp hô: “Nghênh Hoàng dé cúc cung Nam Hải uy linh Thánh Chân
công chúa cúc cung bái”, chủ tế
- Tay xướng hô: “Hưng”, chủ tế và bồi tế đứng dậy tại vị Đông xướng hô: “Bình thân phục vị” Mỗi một tư thế cử động đều có nhạc (trống, chiêng) kèm theo làm nền cho lễ tế Lễ trình xong
~ Tiếp theo là lễ tiến phẩm Vào lễ, Đông xướng: “Nhang hoa tiến cúng” Hội chủ đánh 3 tiếng trống, 2 Bồi tế dâng hoa theo lễ trình: tiếng thứ nhất: Đặt tay vào vật phẩm; tiếng thứ hai: Đưa ra trước mặt; tiếng thứ 3: Dâng lên đầu Theo nhạc điệu, các bồi tế tiền lên dâng hoa trước nhang án rồi trở lại (phục vị), tiếp theo tuần tế dâng hoa là tuần tế dâng trà theo tuần tự như dâng hoa Xong cả 3 tuần, chủ tế tạ: “Hoàng đế cúc cung bái” rồi bái 5 bái, sau đó cả đoàn tế vào bái 5 bái Lễ tắt
Sau khi lễ tế tại đền Nghè kết thúc, đoàn rước sẽ đưa bát nhang lên kiệu để rước đến đình An Biên Trước khi kiệu khởi hành, trống chiêng đánh liên hỏi để mọi người chuẩn bị tham gia Thứ tự rước đi như sau: Đi đầu là cờ hiệu, sau đó là 5 cờ đuôi nheo, màu sắc theo ngũ hành, gồm cờ màu vàng, cờ màu đỏ, cờ màu xanh, cờ màu trắng và cờ màu đen Những người vác cờ do làng cắt cử đều là những trai tráng khỏe mạnh, mặc trang phục áo nâu vác cờ(áo nâu là loại áo ngắn, gọn, có nẹp, thường là màu vàng được mặc khi vác cờ, khiêng kiệu ); sau cờ ngũ hành là trống cái to được sơn son do 2 người khiêng, một người đánh trồng (thủ hiệu) Đây cũng là người chỉ huy nhạc điệu của đoàn rước và có người che lọng Tiếp đến là chiêng do 2 người vác và một người đánh Trồng và chiêng sẽ giữ nhịp cho đám rước
“Tiếp theo là những người rước bát biểu và bộ chấp kích, phía sau người rước bát biểu là 2 người đi song song mang biển: “Tĩnh túc” (giữ nghiêm trang) và biển: "Hồi ty” (thấy thì phải quay đầu tránh) Những người mang bát biểu và chấp kích đều là những trai định khỏe mạnh mặc trang phục áo nâu song giống những người vác cờ Sau đoàn vác biểu là phường đồng văn gồm: Một người cai câm trống khẩu, một người cầm thanh la, hai người cằm sênh tiền, 4 người đánh trống bản ngũ hỏi Sau phường đồng văn là một
người mặc í áo thụng xanh, vác cờ thêu chữ “lệnh”gọi là cờ vía Một người
câm biển gỗ, ba người tiếp theo mỗi người cằm một thanh gươm hay kiếm gọi là gươm dàn mặt, hay kiếm lệch Tiếp theo là din mat, hay kiếm lệch Tiếp theo là phường bát âm với đàn sáo, nhị, kèn, tiu, cảnh