Luận văn Nguồn lực văn hóa trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội trình bày về thực trạng nguồn lực văn hóa trong quá trình nông thôn mới ở địa bàn xã Tây Tựu, Huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.Đồng thời đưa ra những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy nguồn lực này.
Trang 1
"TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
NGUYÊN THỊ TRANG NGÂN
NGUỒN LỰC VĂN HÓA TRONG QUA TRINH XÂY DỰNG
'THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂY TỰU,
HUYỆN TỪ LIÊM, THÀNH PHÓ HÀ NỘI Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số : 60310640
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOAHỌC: TS NGUYÊN VĂN THANG
HÀ NỘI - 2013
Trang 2“Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN CHUNG VẺ
HÓA VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1 Quan niệm về văn hóa và nguồn lực văn hóa
ÔN LỰC VĂN
1.1.1 Quan niệm về văn hóa
1.1.2 Quan niệm về nguồn lực văn hóa
1.1.3 Cơ cấu nguồn lực văn hóa
1.2 Nông thôn mới
1.2.1 Khái niệm mô hình nông thôn mới 1.2.2 Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
1.3 Vai trò của nguồn lực văn hóa đối với việc xây dựng nông
thôn mới hiện nay
Tiểu kết chương 1
“Chương 3 THỰC TRANG
'TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
‘TREN DIA BÀN XÃ TÂY TỰU, HUYỆN TỪ LIÊM, “THÀNH PHÓ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA
2.1 Khái lược về xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm
2.1.1.Điều kiện tự nhiên
2.1.2.Điều kiện kinh tế - chính tri
HÁT HUY NGUÔN LỰC VĂN HÓA
2.1.3.Đời sống văn hóa — xã hội
3.2 Những thành tựu ban đầu trong việc phát huy nguồn lực
văn hóa trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Tây Tựu huyện Từ Liêm từ 2010 đến nay
2.2.1 Thực trạng phát huy nguồn lực con người
2.2.2.Thực trạng phát huy ý nghĩa, tác dụng của việc xây
Trang 32.3 Dánh giá về những hạn chế trong việc phát huy nguồn lực
văn hóa trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Tây Tựu huyện Từ Liêm, Hà Nội
Tiểu kết chương 2
“Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHŨNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN
NHẰM PHÁT HUY NGUÒN LỰC VĂN HÓA TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
'TÂY TỰU, HUYỆN TỪ LIÊM, THÀNH PHÓ HÀ NỘI 3.1 Phương hướng 3.2 Một số giải pháp cơ 3.2.1 Nhóm giải pháp về tuyên truyền, vận động
3.2.2 Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
3.2.3 Nhóm giải pháp về phát huy vai trò động lực của khoa học — công nghệ
3.2.4 Nhóm giải pháp về phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
Trang 4Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Văn hoá là nền tảng tỉnh
thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển
KTXH” Đảng đã cho thấy trong quá trình lãnh đạo cách mạng, nhất là từ khi Đảng ta khởi xướng sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, văn hóa
ngày càng có vị tri, vai trò quan trọng đối với sự phát triển KTXH, đối với việc xây dựng con người Việt Nam Trong "Cương lĩnh xây dựng đắt nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011), van héa mét lần nữa được xác định là tiêu chí quan trọng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng trên đất nước ta
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là một chương
trình tổng thể về phát triển KTXH, chính trị và an ninh quốc phòng Trong,
quá trình xây dựng NTM hiện nay việc phát huy các nguồn lực văn hóa là vô cùng quan trọng, trong 19 tiêu chí xây dựng NTM thì có 2 tiêu chí thuộc lĩnh vực văn hóa Việc khai thác và phát huy các nguồn lực văn hóa không,
những giúp phát triển kinh tế mà còn cả văn hóa và xã hội Ở mỗi địa
phương nhất định lại có những nguồn lực văn hóa khác nhau, mang lại
những ảnh hưởng khác nhau đối với quá trình xây dựng NTM Là một công, dân hiện nay đang sinh sống trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà
Nội, tôi rắt mong muốn được tìm hiểu về văn hóa của địa phương từ đó có thể đóng góp một số giải pháp nhằm phát huy tốt hơn nữa những nguồn lực
văn hóa đã và sẽ giúp cho quá trình xây dựng NTM ngày càng vững chắc
và đạt được nhiều thành tựu hơn Do điều kiện không cho phép nên luận
Trang 52 Lịch sử nghiên cứu
Nguồn lực văn hóa trong quá trình xây dựng NTM là một vấn đề còn
khá mới mẻ, do đó cũng chưa có nhiều nhà khoa học nghiên cứu sâu.Tuy
nhiên cũng có một số công trình ít nhiều đề cập đến một số nội dung mà tôi
nghiên cứu Có thể thống kê một số công trình như:
~_ Văn hỏa và đổi mới, Phạm Văn Đồng Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1994
-_ Văn hóa và phát triển, Trường Lưu (chủ biên), Nxb Văn hóa ~ “Thông tin, Hà Nội, 1995
- Triết lý về mối quan hệ giữa cái kinh tế và cái xã hội trong phát
triển, Phạm Xuân Nam (chủ biên) Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001
- Cơ sở triết học của văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Đỗ Huy (chủ
biên), Nxb Văn hóa ~ Thông tỉn, Hà Nội, 2002
~_ Vai trò của văn hỏa trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn, nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hàng, Lê Quy Đức (chủ
biên), Nxb Van hóa - Thông tin, Hà Nội, 2005
~_ Phát triển văn hóa Việt Nam trong thời
Duy Đức (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009
-_ Một số vấn đề về nông nghiệp, nông dân nông thôn ở các nước đổi mới hiện nay, Phạm
va Vigt Nam, Benedict J.tria kerrkvliet, Jamesscott Nguyén Ngoc va DO
Đức Định sưu tầm và giới thiệu, Nxb Hà Nội, 2000
- Làng nghề, phố nghề Thăng Long, Hà Nội, Trần Quốc Vượng, Đỗ
Trang 6- Lễ hội bơi chải truyền thống làng Đăm, xã Tây Tiu, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Đặng Thị Huyền, luận văn thạc sỹ trường Đại học
Văn hóa Hà Nội, 2011
Nhìn chung, những tài liệu trên đã có những đóng góp nhất định vi
nhiều đề cập đến vấn đề về nguồn lực văn hóa cũng như về xây dựng NTM Những công trình trên đây đã gợi mở cho tôi một số vấn đẻ, nhất là về
hướng nghiên cứu, hướng tiếp cận đối với đề tài Đặc biệt, công trình “Vai
trò của văn hóa trong sự nghiệp hóa - hiện đại hỏa nông thôn, nông
nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng" của PGS TS Lê Quý Đức đã đi sâu nghiên cứu vai trò của văn hóa, trong đó có nguồn lực văn hóa đối với công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn Gần đây, PGS TS Lê Quý Đức và các
đồng sự đã hoàn thành đề tài nghiên cứu về phát triển nguồn lực văn hóa
của Thủ đô
Tuy nhiên, hiện tại chưa có công trình nảo tập trung vào nghiên cứu vấn đề nguồn lực văn hóa để xây dựng NTM trên địa bàn một xã cụ thể
một cách có hệ thống Luận văn “Lễ hội bơi chải truyền thống làng Đăm,
xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, thành phổ Hà Nội " đã đề cập tới một nguồn
lực văn hóa là lễ hội, lễ hội là một hoạt động văn hóa giúp tăng tính cấu kết
cộng đồng mạnh mẽ nhất và cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại Tây Tựu song đây chỉ là một trong số các
Trang 73 Đối trợng nghiên cứu và phạm vỉ nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Các nguồn lực văn hóa và mối quan hệ giữa nguồn lực văn hóa với xây
dựng NTM trên địa bản xã Tây Tựu huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội 3.2 Phạm vỉ nghiên cứu 3.2.1.Không gian ~ Địa bàn xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội 3.2.2 Thời gian - Từ 2010 đến nay 4 Phương pháp nghiên cứu 41 Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác ~ Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối xây dựng, phát triển văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam
4.2 Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp so sánh + Phương pháp liên ngành
Trang 8nguồn lực văn hóa trên địa bàn xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
và vai trò của nó trong quá trình xây dựng NTM trên địa bàn xã hiện nay Qua
đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy tốt hơn những nguồn lực văn hóa đó
trong việc xây dung NTM $2 Nhiệm vụ nghiên cứu
~ Tìm hiểu về các nguồn lực văn hóa trên địa bàn xã Tây Tựu, huyện
Từ Liêm, thành phố Hà Nội
~ Khảo sát thực trạng sử dụng và phát huy các nguồn lực văn hóa của xã
Tây Tựu, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội trong quá trình xây dựng NTM hiện nay
~ Đề xuất giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của các nguồn lực văn
hóa đối với quá trình xây dựng NTM trên địa bàn xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội trong thời ky đây mạnh CNH - HĐH hiện nay
6 Đóng góp của luận văn
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về nguôn lực văn hóa đối với quá
trình xây dựng NTM trên địa bàn xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, trong đó bước đầu hệ thống hóa các nguồn lực văn hóa trên địa bản, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm tiếp tục phát huy vị trí,
vai trò của các nguồn lực văn hóa trong quá trình xây dung NTM
Kết quả của luận văn hy vọng sẽ làm cơ sở đóng góp cho địa phương
ốt hơn các nguồn lực văn hóa sẵn có và khai thác những
trong việc phát huy
Trang 91 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về nguồn lực văn hóa và xây dựng nông thôn mới
Chương 2: Thực trạng phát huy nguồn lực văn hóa trong quá trình
'Tựu, huyện Từ Liêm, thà
dựng nông thôn mới trên địa bàn xi
phố Hà Nội thời gian qua
Trang 10
Chương 1
MOT SO VAN DE LY LUAN CHUNG VỀ
NGUON LỰC VĂN HÓA VÀ XÂY DỰNG NONG THÔN MỚI
hú:
1.1 Quan niệm về nguồn lực văn hóa
1.1.1 Quan niệm về văn héa
Văn hóa là một khái niệm rộng lớn, nó bao hàm cả ý nghĩa vật chất và
tỉnh thần
'Để đi tới một quan niệm thích hợp về văn hóa, chúng ta cần xuất phát từ tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen nói về các “lực lượng bản chất người” Trong cuốn “bản thảo kinh tế triết học” C.Mác viết “Chúng
ta nhận thấy lịch sử công nghiệp và sự tồn tại của nền công nghiệp là
quyển sách mở của các lực lượng bản chất người” Ở một tác phẩm
khác, C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Của cải là gì nếu không phải là sự
biểu hiện tuyệt đối của những tài năng sáng tạo của con người, không
can đến tiền đề nảo khác, ngoài sự phát triển lịch sử đã có, sự phát
triển vốn lấy cái chỉnh thể của phát triển làm mục đích tự thân, tức là
mọi lực lượng bản chất người, bất chấp quy luật đã định trước” [24,
tr39)
Căn cứ vào mức độ tự nhiên được con người biến thành bản chất
người, tức là mức độ tự nhiên được con người khai thác, cải tạo thì có thể xét được trình độ văn hóa chung của con người [23,tr.39]
‘Theo
Ph.Angghen lin dau tién chimg minh tinh chất xã hội của các lực
đoạn trích trên đây, ta có thể nhận thấy C.Mác và
Trang 11
lượng bẩm sinh xuất hiện một cách bẩm sinh mà chúng biến đổi do tác
động của các quan hệ xã hội, do trình độ phát triển văn hóa Các lực
lượng bản chất người ấy được khách thể hóa thông qua hoạt động cải tạo thế giới của con người Chính hoạt động này là phương thức tồn tại và tái sản xuất ra đời sống xã hội [24, tr.39],
“Tóm lại, theo ý kiến của hai ông, nghĩa thứ nhất của lao động đồng
nghĩa với hoạt động sáng tạo, nó là hiện tượng thuộc về bản chất
người, là biểu hiện tự do của tư chất tỉnh thản và thể chất của con
người Lao động sáng tạo chính là khởi điểm của văn hóa [23,tr.39]
Trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, chủ tịch Hồ Chí Minh đã suy ngẫm
è văn hóa:
'Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa (15, tr 431]
Như vậy, có thể thấy điểm thống nhất trong quan điểm của Hồ Chí Minh và các nhà sáng lập ra học thuyết mác - xít về văn hóa là đều coi sáng tạo là cội
nguồn của văn hóa Hồ Chí Minh tiếp cận văn hóa từ hai góc độ tâm lý học và xã hội học Văn hóa là phẩm chất riêng có ở con người Nó là cái làm phân biệt giữa loài người và loài vật Văn hóa là tổng hợp các phương thức sinh hoạt, các
phương thức sinh hoạt đó chính là lỗi sống Văn hóa là lối sống của một cộng đồng xã hội Từ cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về văn hóa và nền văn hóa, chúng ta có thể thấy, Hồ Chí Minh hiểu văn hóa theo nghĩa rộng, tức văn hóa là
toàn bộ (global culure), phương điện tinh thin nhưng lại có mặt ở tắt cả các
hoạt động của con người, các lĩnh vực của đời sông xã hội Đồng thời, ở đây đã
Trang 12hóa phản ánh bản chất, đặc trưng của văn hóa thì định nghĩa nền văn hóa được
hiểu dưới góc độ một hệ thống các yếu tố Các yếu tố đó chính là những lĩnh vực chính của đời sống xã hội, từ xây dựng đạo đức, giáo dục, kinh tế đến
chính trị Sự phân biệt giữa hai khái niệm này có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong thực tiễn xây dựng nền văn hóa dân tộc Trong hệ thống văn
hóa ở nước ta, văn hóa chính trị luôn đóng vai trò chủ đạo, là yếu tố chỉ phối các văn hóa khác Do vậy, để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, dé văn hóa thực sự thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tỉnh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng cho sự phát triển trước hết phái khác trong hệ đầu từ văn hóa chính trị Những nỗ lực nhằm phát triển các yếu tố
ống chỉ có ý nghĩa thực sự khi có một văn hóa chính trị lành
mạnh Một nền văn hóa lành mạnh chỉ khi được đặt trong một hệ thống xã hội lành mạnh Trong đó, những người lãnh đạo với tắm gương sáng vẻ nhân cách và trí tuệ sẽ là nhân tố quan trọng cho việc định hướng dân tộc trên con đường
phát triển, xây dựng một môi trường văn hóa để nuôi dưỡng cho những giá trị cdân tộc Xây dựng nền văn hóa không thể tách rời với xây dựng hệ thống chính
trị, phát triển kinh tế, giáo dục, xây dựng nên tảng đạo đức dân tộc và tinh thần
độc lập tự chủ của dân tộc Chỉ có như vậy, nền văn hóa Việt Nam mới hình
thành nên những thế hệ người Việt Nam có khát vọng, lý tưởng, trung thực, sáng tạo, nỗi tiếp nhau phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện đại, hòa nhịp với
dòng chảy chung của nhân loại, là động lực mạnh mẽ cho công cuộc hiện đại
hóa đất nước
Khi tìm hiểu về quan niệm văn hóa không thể bỏ qua quan niệm về văn
hóa của các nhà hoạt động chính trị - xã hội thuộc tổ chức UNESCO Tai hội
nghị quốc tế ở Mêhico có hơn một nghìn đại biểu, những nhà văn hóa đại diện
Trang 13người ta đã đưa ra hơn 200 định nghĩa Cuối cùng, trong bản tuyên bổ chung,
quan niệm văn hóa được chấp nhận là:
Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tông thể những nét riêng biệt về tỉnh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định cách của một xã hội hay của một nhóm trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những
tập tục và tín ngường [25, t.23,24]
Trong giai đoạn hiện nay, văn hóa được xem là nhân tổ có tác động tới
những đổi thay kinh tế - chính trị chính vì thế những quan niệm vẻ văn hóa rất đáng được suy ngẫm Những quan niệm về văn hóa bao giờ cũng đóng vai trò như hệ quy chiếu bên trong, quy định những chiến lược, chính sách về văn hóa 'Qua một số quan niệm vừa nêu trên, ta thấy được rằng lao động sáng tạo
chính là cội nguồn, khởi điểm của văn hóa, nhưng sáng tạo phải hướng về các giá
trì nhân văn, nhằm hoàn thiện con người thì mới trở thành văn hóa đích thực
1.1.2 Quan niệm về nguồn lực văn hóa
Tổ chức Liên hợp quốc đã để xướng “Thập ki thế giới văn hóa vì phát
trién” (1988 — 1997), người ta coi “văn hóa ở vị trí trung tâm và điều tiết xã hội”, * văn hóa là nguồn cổ xúy trực tiếp cho phát triển và phát triển đươc khởi đầu và truyền bá bởi văn hóa” Đồng thời Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc cũng đưa ra một khái quát và cô đọng về văn hóa:
Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và cộng đồng, trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy cũng đã hình thành nên hệ thống giá trị, các truyền
thống, thị hiểu đặc tính riêng của mỗi dân tộc [24, tr42]
Từ đó thấy rằng, văn hóa thâm nhập vào tắt cả các lĩnh vực hoạt động của con người, trong đó có hoạt động kinh tế, sản xuất, kinh doanh, giao lưu, buôn bán, hội nhập quố
Trang 14
hiện như là: trí thức, trí tuệ, phẩm chất tinh thần, nguồn lực cho quá trình hội nhập “Trong thời đại ngày nay, con người tiến lên không chỉ nhờ vào sức mạnh cơ bắp mà tiến lên bằng cái đầu thông tuệ của mình, các quốc gia dân tộc tác động, gây
cánh hưởng lẫn nhau không phải bởi sức mạnh chiến tranh mà bởi sức mạnh kinh tế, khoa học công nghệ và nghệ thuật làm việc với con người (người lao động,
tác và cả cơ quan quyền lực), ý chí quyết tâm, tỉnh thần sáng tạo
Nguồn lực văn hóa là một khái niệm chưa thực sự phổ biến và cũng chưa
có khái niệm nào được chính thức công nhận Khái niệm nguồn lực ở đây được
đề cập giới hạn trong phạm vi phục vụ cho sự phát triển kinh tế và văn hóa mà cụ thể ở đây là đối với phong trào xây dựng NTM, với tỉnh thần đó ta có thể định nghĩa nguồn lực là tổng hợp những yếu tố văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể tạo nên động lực phát triển cho một nền kinh tế - văn hóa Cụ thể hơn,
nguồn lực văn hóa có thể hiểu là những thành tố của văn hóa có mỗi liên hệ
qua lại với nhau trực tiếp hay gián tiếp tạo nên sự phát triển bền vững về KTXH 1.1.3 Cơ cấu nguồn lực văn hói 'Khái niệm trên cho chúng ta thấy hai điểm:
Nguồn lực tạo ra một nền kinh tế không phải chỉ có các yếu tố vật thể
như các quan niệm cổ đại, mà nó còn có các yếu tố phi vật thể Đặc biệt trong
nên kinh tế hiện đại, các yếu tố phi vật thể có vị trí hết sức quan trọng
Cơ cấu của nguồn lực không cố định, mà có sự biến động (biến động về thành phần, về vai trò và vị trí của từng yếu tố) cùng với sự phát triển của nền
kinh tế thế giới và sự phát triển của xã hội loài người
Hiện nay trong xu thể phát triển mới của thời dại mà khoa học công nghệ
đóng vị trí then chốt, thì nguồn lực văn hóa được xác định bao gồm các nhóm
Trang 15~ Nguồn lực con người: bao gồm tỉnh thần, trí tuệ trong con người
~ Nguồn lực khoa học công nghệ
~ Nguồn lực từ những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể
~ Nguôn lực quan hệ xã hội văn hóa như: tư tưởng cộng đồng, ý chí cộng
đồng, tình thần đoàn kết cộng đồng
Trong cơ cấu các nguồn lực, mỗi nhóm nguồn lực có vị trí, vai trò khác
nhau, tùy thuộc vào thời đại, vào thực trạng và chiến lược phát triển của mỗi
quốc gia, vùng miền, địa phương
1.2 Nông thôn mới
12.1 Khái niệm mô hình nông thôn mới
Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 BCHTW khoá X về 'Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn được ban hành ngày 5/8/2008 Sau 20 năm đổi mới, đây là lần đầu tiên Đảng ta có một nghị quyết toàn diện nhất về Nông
nghiệp, Nông dân, Nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập
“Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW đưa ra mục tiêu: “Xây dựng NTM có kết cấu
ha tang KTXH hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp
1ý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dich vụ, đô thị theo quy
hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được
nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn
dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường” Như vậy, NTM trước tiên nó phải là nông thôn, không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với
nông thôn truyền thống hiện nay, có thể khái quát gọn theo năm nội dung cơ
bản sau: làng xã văn minh, sạch đẹp, ha tang hiện đại; sản xuất phải phát triển
bền vững theo hướng kinh tế hàng hoá; đời sống về vật chất và tinh thần của
Trang 16và phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ Thực tế hiện nay
trong quá trình chỉ đạo triển khai xây dựng NTM ở nước ta đang gặp phải 3
khó khăn lớn nhất: Đầu tiên là tăng nhanh, bền vững và thu nhập cho nông dân,
mục tiêu đến 2020 thu nhập tăng gấp 2,5 lần hiện nay Khó khăn tiếp theo là
xây dựng hạ tầng nông thôn hiện đại, trong điều kiện thực tế hạ tằng nông thôn quá lạc hậu nhất là miền núi, vùng ĐBSCL, trong khi nguồn vốn đầu tư của Chính phủ rất hạn chế Cuối cùng là vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động trong
nông thôn, sao cho đến năm 2020 lao động nông nghiệp chiếm 30% lao động, của xã hội
1.2.2 Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM được ban hành kèm theo quyết định số
491/QD- TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ gồm 19 mục tiêu với những chỉ tiêu chung và riêng cho từng vùng, tuy nhiên với nội
dung của luận văn này tôi sẽ chỉ đề cập đến chỉ tiêu cho vùng đồng bằng sông
Hồng Với 19 tiêu chí ta có thể phân ra 11 nội dung như sau:
1.2.2.1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
Quy hoạch NTM là bố tri, sắp xếp các khu chức năng, sản xuất, dịch vu,
hạ tầng KTXH - môi trường trên địa bàn, theo tiêu chuẩn NTM, gắn với đặc
thù, tiểm năng, lợi thế của từng địa phương; được mọi người dân của xã trong mỗi làng, mỗi gia đình ý thức đầy đủ, sâu sắc và quyết tâm thực hiện Tiêu chí
này nhằm cơ bản phủ kín quy hoạch nông thôn trên địa bàn để làm cơ sở đầu tư
xây dựng NTM, cụ thể là 3 nội dung:
* Quy hoach sir dung dat va ha tang thiết yếu cho phát triển sản xuất
hàng hoá, công nghiép, tiéu thủ công nghiệp, dịch vụ
Trang 17* Quy hoach phát triển các khu đân cư mới và chỉnh trang các khu dân
cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hoá tốt đẹp
Trong quá trình thực hiện cần đảm bảo tuân thủ các văn bản pháp quy
hiện hành về quy hoạch xây dựng; các quy định pháp lý có liên quan v bảo vệ
công trình kỹ thuật, công trình quốc phòng, dĩ tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và bảo vệ môi trường Quy hoạch phái phù hợp với quy hoạch
tổng thể phát triển KTXH của địa phương, từng vùng vả quy hoạch phát triển ngành; gắn liền với định hướng phát triển hệ thống đô thị, các vùng kinh tế và phù hợp với bộ tiêu chí quốc gia về NTM; phải xác định cụ thê định hướng phát triển và đặc trưng của từng khu vực nông thôn; giải quyết tốt mối quan hệ giữa xây dựng trước mắt với phát triển lâu dài, giữa cải tạo với xây dựng mới; phù hợp với sự phát triển về kinh tế của địa phương và thu thập thực tế của
người dân; sử dụng hợp lý vốn đầu tư, đắt đai và tài nguyên trên địa bàn Trước khi thưc hiện các công trình phải có sự tham gia của người dân, công đồng dân
cư, từ ý tưởng quy hoạch đến huy động nguồn vn, tổ chức thực hiện và quản lý xây dựng Quy hoạch cần đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với nguồn vốn đầu
tư và điệu kiện KTXH của địa phương, định hướng, giải phái
tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, môi trường điểm dân cư, hạn chế tối đa những
ánh hưởng do thiên tai, ngập lụt, nền đất yếu Các công trình can bảo đảm hiện đại, văn minh nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của từng vùng, miễn, từng dân tộc và ôn định cuộc sống dân cư, giữ gìn bảo tồn di
sản và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, thích ứng với điều kiện thiên tại
1.2.2.2 Phát triển hạ tằng kinh tế xã hội
Thực tế cho thấy hạ tằng KTXH ngày càng đóng vị trí quan trọng trong
sự phát triển KTXH của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Hạ tầng
Trang 18một quốc gia Bắt cứ một xã hội nào, một quốc gia nào muốn phát triển thì đều cần có một hệ thống cơ sở hạ tầng hòan chỉnh và đồng bộ, điều đó cũng có nghĩa là điều kiện tiền đề vật chất đẻ thúc đây các hoạt động KTXH Hạ tầng KTXH nông thôn là những cơ sở vật chất và thiết chế cung cấp dịch vụ cho sinh hoạt kinh tế, xã hội, dân sinh trong cộng đồng làng xã và do làng xã quản
lý, sở hữu và sử dụng, làm nền tảng cho sự phát triển KTXH ở nông thôn Hạ
tầng kinh tế xã hội ở nông thôn bao gồm hạ tầng KTXH cho tồn ngành nơng
nghiệp và nông thôn của vùng, của làng, của xã và nó được hình thành và sử
dụng vì mục phát triển KTXH của làng, xã Hiện nay, hạ tằng KTXH ở
nông thôn thường được phân chia thành hạ tầng kinh tế - kỳ thuật như: Hệ
thống thủy lợi, hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp điện, hệ thống thông tin
liên lạc, cấp thoát nước và hạ tằng văn hóa - xã hội như: các co sở giáo dục —
đào tạo, cơ sở y tế, các công trình văn hóa và phúc lợi xã hội khác,cụ thể đối
với chương trình xây dựng NTM gồm 7 nội dung bao gồm các tiêu chí 2, 3, 4,
5,6,7,8, 9, 15
~ Nội dung 1: Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở UBND xã và hệ
thống giao thông trên địa bàn xã, các trục đường xã được nhựa hóa hoặc bê
tông hóa Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt
chuẩn theo cắp kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải Tỷ lệ km đường trục thôn,
xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện (tiêu chí 2)
~ Nội dưng 2: Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện
phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật của ngành điện Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các
Trang 19~ Nội dung 3: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về
hoạt động văn hóa thể thao trên địa bản xã Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt
chuẩn của Bộ VH, TT& DL Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn
đạt quy định của Bộ VH, TT& DU (tiêu chí 6)
~ Nội dung 4: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địa bàn xã (tiêu chi 15)
~ Nội dung 5: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa
về giáo dục trên địa bàn xã Tỷ lệ trường học các cấp: mẫm non, mẫu giáo, tiểu
học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia (tiêu chí 5)
~ Nội dung 6: Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ như: chợ, bưu điện, nhà ở dân cư Trong đó chợ phải đạt chuẩn của bộ xây dựng (tiêu chi 7); C6
điểm phục vụ bưu chính viễn thông, có Internet đến thôn (tiêu chí 8); Xóa bỏ nhà
tạm và dột nát, nhà phái xây theo chuẩn của bộ xây dựng (tiêu chí 9)
= Noi dung 7: Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh Tỷ lệ km kênh
mương do xã quản lý được kiên cổ hóa (tiêu chi 3)
1.2.2.3 Chuyển dịch cơ cầu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập (tiêu chỉ số 10, 12
tu nhập và cơ cầu lao động)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo huéng CNH — HDH là con đường tắt dé
đưa nước ta nhanh chóng thoát khỏi sự lạc hậu, phát triển kinh tế và nâng cao
thu nhập của người dân, chính vì vậy trong tiêu chí xây dựng NTM Nhà nước
ta đã đưa ra mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nhiệp, nông thôn sang
sản xuất hàng hoá, từ thuần nông sang phát triển nông thôn tổng hợp Các nhân
tố tác động lớn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ thuần nông sang
phát triển nông thôn tổng hợp, bao gồm các ngành nông nghiệp, công nghiệp,
Trang 20~ Nội dung l: Chuyên dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao;
~ Nội dung 2: Tăng cường công tác khuyến nông; đây nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông - lâm - ngư nghi:
~ Nội dưng 3: Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch
trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp;
~ Nội dung 4: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương
châm “mỗi làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của từng
địa phương
~ Nội dung 5: Diy manh dao tạo nghẻ cho lao động nông thôn, thúc đây
đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ
cấu lao động nông thôn
1.2.2.4 Giảm nghèo và an sinh xã hội (iêu chí số 11)
'Để trở thành một quốc gia phát triển không những cần chú trọng tới phát
triển kinh tế mà quan trọng hơn cả là người dân được hưởng sự quan tâm, chăm
sóc tối đa hay nói cách khác chính là vấn đề an sinh xã hội cần được đảm bảo
Trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM cũng có để cập tới nội dung này
cụ thể gồm các nội dung:
~ Nội dung 1: Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và
bền vững cho 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (Nghị quyết 30° của Chính phủ)
theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM;
~ Noi dung 2- Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về
giảm nghèo;
Trang 211.2.2.5 Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở' nông thôn (tiêu chi số 13 của Bộ tiêu chỉ quốc gia nông thôn mới)
Tiêu chí số 13 nêu rõ mục tiêu xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động hiệu quả, chuyên sản xuất, làm một số dịch vụ hoặc kinh doanh tổng hợp
trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp Cụ thể gồm 3 nội dung chính:
~ Nội dựng 1: Phat trién kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã;
- Nội dụng 2: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn;
= Noi dung 3: Xây dung co
các loại hình kinh tế ở nông thôn
chính sách thúc đây liên kết kinh tế giữa 1.2.2.6 Phat triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn (tiéu chi số 5 và 14 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới)
Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục và đào tạo
là đạt và duy trì được chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục, chống mù chữ, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, duy trì tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở trên 90% (xã đặc
biệt khó khăn 70%) đồng thời tăng cường tỷ lệ lao động qua đào tạo để phục vụ
cho phát triển kinh tế nông thôn Bộ Giáo dục và Đảo tạo chủ trì, hướng dẫn thực
hiện để án; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và UBND tỉnh chỉ
đạo các huyện, thị xã hướng dẫn các xã xây dựng đẻ án; đồng thời chỉ đạo thực
hiện, UBND các xã xây dựng đề án và tổ chức thực hiện
1.2.2.7 Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn (tiêu chí số
3 và 15 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới)
Trang 22~ UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và UBND tỉnh chỉ đao các huyện, thị xã hướng dẫn các xã xây dựng để án theo các nội dung trên;
đồng thời chỉ đạo thực hiện;
~ UBND các xã xây dựng đề án và tổ chức thực hiện
1.2.2.8 Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn
(tiéu chi s6 6 và l6 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới)
'Văn hóa luôn là một trong những yếu tố quan trọng góp phần xây dung
một đất nước phát triển Đời sống tinh thần có được quan tâm đầy đủ thì con người mới có tỉnh thần làm việc, phấn đấu xây dựng kinh tế Xây dựng đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh đồng thời hoàn thiện, nâng cấp cơ sở vật
chất văn hóa là nội dung chính trong tiêu chí 6 và 16 của Bộ tiêu chí quốc gia
'NTM, phần đấu đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hóa xã, thôn và 45% số xã có bưu điện và điểm internet đạt chuẩn Đến 2020 có 75% số xã có nhà văn hóa
xã, thôn và 70% có điểm bưu điện và điểm intemet đạt chuẩn
1.2.2.9 Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (tiêu chí số 17
trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới)
Đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư,
trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu
cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã Đến 2015 có
35% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn;
“Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; chỉnh trang, cải
sinh thái trong khu dân cư, phát triển
Trang 23
1.2.2.10 Nang cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyén, đoàn thể chính
trị - xã hội trên địa bàn (tiéu chi s6 18 trang Bộ tiêu chỉ quốc gia nông thôn mới) Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng
yêu cầu xây dựng NTM; ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã
được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ở các vùng này; bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ
thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng NTM
1.2.2.1 Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn (tiêu chí số 19 của Bộ
tiêu chí quốc gia nông thôn mới)
~ Nội dưng 1: Ban hành nội quy, quy ước làng xóm vẻ trật tự, an ninh;
phòng, chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu
ôi dung 2: Điều chỉnh và bỗ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách
tạo điều kiện cho lượng lực lượng an ninh xã, thơn, xóm hồn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bản theo yêu cầu của các tiêu chí xây ‘dung NTM
1.3 Vai trò của nguồn lực văn hóa đối với việc xây dựng nông thôn mới hiện nay
“Xây dựng NTM, xét từ một góc độ nào đó chính là quá trình CNH, HĐH
nông nghiệp nông thôn Đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học,
công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỳ thuật và công nghệ
:hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, cÌ
Trang 24Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động,
các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển
nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan
hệ sản xuất phù hợp, xây dựng nông thôn dân chủ - công bằng - văn minh,
không ngừng nâng cao đời sống vật chat va van hóa của nhân dân ở nông thôn
iia duy vật biện chứng, điều kiện KTXH quyết định sự phat trién của văn hóa Tuy nhiên, văn hóa có tính độc lập tương,
Theo quan điểm của chủ nị
đối cao và càng ngày con người càng nhận thức đầy đủ hơn vị trí, vai trò của nó đối với sự phát triển KTXH UNESCO đã xem văn hóa là cơ sở, là động,
lực, là hệ điều tiết đối với sự phát triển bền vững
Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Văn hóa là nền tảng tỉnh thần
của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển KTXH 'Quan điểm trên đây của Đảng đã khái quát đầy đủ vị trí, vai trò của văn hóa đối
với sự phát triển KTXH Nói văn hóa là động lực của sự phát triển, trước hết và
chủ yếu là nói đến yếu tố con người, nguồn lực con người và cùng với nó là tri
thức khoa học = công nghệ, giáo dục, tay nghề, đạo đức, lối sống, nếp sống,
phong tục tập quán tốt đẹp Chúng ta đều biết văn hóa do con người sáng tạo
ra, là thành quả của bao thế hệ kết tỉnh lại, nhưng đồng thời con người cũng là
sản phẩm của văn hóa Trong quá trình tương tác ấy, văn hóa cũng trở thành
nhân tổ chỉ phối toàn bộ hoạt động của con người, khơi dậy và nhân lên mọi
tiềm năng sáng tạo của con người, huy động sức mạnh nội sinh to lớn trong con
người đóng góp vào sự phát triển KTXH Trước đây, để phát triển kinh tế,
người ta thường chú trọng khai thác yếu tố lao động của con người cho sự phát triển Ngày này, khi mà cuộc cách mạng KHKT đang bùng nỗ và có những,
Trang 25tao, thông tin cùng với sự đổi mới không ngừng nhằm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng phong phú của mỗi
người cũng như toàn xã hội
Trong thời đại ngày nay, để phát triển được đất nước phụ thuộc vào khả , KHKT, tài
năng tận dụng, phát huy các nguồn lực tổng hợp: lao động, ví
nguyên thiên nhiên, chủ trương đường lối, định hướng phát triển và tiềm năng sáng tạo của con người là một nguồn lực to lớn Những yếu tố này chính là nguồn lực văn hóa, đặc biệt là tiềm năng sáng tạo, là ý chí tự lực tự cường, khả năng hiểu biết, đạo lý, lối sống, trình độ thâm mỹ của cá nhân và cộng đồng
“Trong sự nghiệp phát triển của xã hội, kinh tế và văn hóa luôn luôn có mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại chặt chẽ, không ai có thể phủ nhận vai trò
quan trọng của văn hóa với tư cách là nhân tổ trực tiếp tham gia quá trình phát triển KTXH Nhận thức được vấn đề này từ sớm Đảng ta đã khẳng định vai trò
to lớn của văn hóa trong quá trình phát triển KTXH Có thể lấy dẫn chứng từ
thành phố Hà Nội, cùng với sự phát triền KTXH của thành phố và cả nước, đặc
biệt là sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, nông nghiệp, nông dân và
nông thôn Hà Nội có những biến động lớn Từ chỗ chỉ có 1 triệu nông dân,
hiện nay Hà Nội đã có đến hơn 4 triệu nông dân, chiếm 63,1% dân số toàn thành phố, từ chỗ chỉ có 5 huyện ngoại thành, Hà Nội hiện nay có tới 18 huyện ngoại thành với 401 xã, diện tích 2.841,8 km® , chiếm 84,9% diện tích tự nhiên của thành phố Tỷ lệ hộ nghèo cũng tăng lên đột ngột (chủ yếu do tỷ lệ hộ nghèo của các huyện mới sáp nhập cao hơn tỷ lệ hộ nghèo của các huyện ngoại
Trang 26bước chuyển dich theo hướng tích cực Quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Hà Nội biểu hiện rõ nét qua việc đẩy nhanh việc chuyển dịch, tái cơ
phát triên mạnh mẽ các ngành, nghẻ, sản phâm thương hiệu có giá trị
Thành phố chú trọng đây mạnh phát triển các dịch vụ, các ngành công nghiệp
chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Đối với việc phát triển đô thị, thành phố chủ trương gắn với việc xây dựng nông thôn ngoại thành giàu
mạnh, văn mình, hiện đại, chú trọng quan tâm bảo vệ, cải thiện môi trường,
phát triển hạ tầng, kỹ thuật và xã hội ở các vùng còn khó khăn, vùng nông thôn, góp phần tạo ra môi trường văn hóa ngày càng tốt hơn, tạo tiền để cho sự phát triển bền vững của thủ đô cả về trước mắt và lâu dài Dưới sự tác đông của quá
trình công nghiệp hóa — hiện đại hóa — đô thị hóa, số lượng nông dân Hà Nội
ngày cảng giảm, số lượng lao động công nghiệp và dịch vụ của thành phố ngày một tăng, tỷ trọng và số lượng lao động trong nông nghiệp ngày một giảm Quá
trình này đã và đang diễn ra nhanh hơn so với các tỉnh khác trong khu vực
đồng bằng sông Hồng và cả nước
'Nhờ có những chính sách hợp lý, huy động được tối đa các nguồn lực: sức người, sức của cho sản xuất nông nghiệp nên mặc dù diện tích đất nông
nghiệp của thành phố bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa nhưng hiệu quả sản
xuất nông nghiệp vẫn tăng lên đáng kể qua các năm Ngoài ra, nguồn lực văn
hóa được tăng cường là một trong những lý do để Hà Nội thu hút được hàng
chục tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Trong đó, khu vực nông thôn đón nhận một nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển, nhiều quy hoạch phát triển
a va đang được tập trung xây dựng, hoàn thiện Nguồn lực văn hóa cũng góp,
phần nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, chuyển đổi ngành nghề, cây trồng, vật nuôi không những thể nguồn lực văn hóa cũng đã góp phần phục
Trang 27Xét về vai trò của nguồn lực văn hóa đối với việc xây dựng NTM, trong
quá trình xây dựng NTM phải huy đông các yếu tố về văn hóa, phải hoạch định
bằng con mắt, văn hóa, cảm quan văn hóa, trên nền tảng văn hóa chứ không,
phải từ những suy nghĩ chủ quan, vội vàng Quy hoạch xây dựng NTM theo hướng văn minh, tiện lợi, hướng tới giá trị trong tương lai xa làm sao vừa bảo
tồn được những nét đẹp văn hóa của địa phương đồng thời từng bước đưa nông
thôn lên đô thị Quy hoạch để tạo ra một môi trường, một không gian văn hóa để giúp cho hiện đại hóa, đô thị hóa, nghĩa là hải hòa giữa cái cũ và cái mới, cái
truyền thống với cái hiện đại và phải phù hợp với những con người sống ở đó
Trong những làng quê được quy hoạch như vậy, người ta sẽ sống nhân văn
hơn, vừa giữ được truyền thống lại vừa văn minh hiện đại Rất nhiều nơi khi
quy hoạch đã bỏ qua yếu tố nguồn lực văn hóa, yếu tố văn hóa trong quy hoạch
'NTM không chỉ là vấn đề xây dựng những thiết chế văn hóa gì, đặt những công,
trình gì? ở đâu? Mà còn là vấn đề làm thế nào để những gì được vẽ ra thực sự
là kết tỉnh của trí tuệ, của tâm hỗn, của ý chí, nguyện vọng của đông đảo cư cân, nghĩa là đáp ứng chính những nhu cầu của người dân dang sinh sống trên
Trang 28“Tiểu kết chương 1
Nguồn lực văn hóa là một trong những nguồn lực quan trọng để đầy
nhanh quá trình CNH ~ HĐH nông nghiệp nông thôn Nguồn lực văn hóa tác
động một cách trực tiếp, trở thành yếu tố bên trong của sản xuất, có thể thúc
day hoặc cản trở sự phát triển KTXH Dĩ nhiên, trong quá trình phát triển KTXH, xây dựng NTM, những tác động tiêu cực, bảo thủ của các nguồn lực
văn hóa là điều khó tránh khỏi Vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để phát huy
một cách tối đa yếu tố tích cực, hạn chế đến mức tối đa yếu tố tiêu cực của
nguôn lực ấy
Để phát triển lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và xây dựng NTM của cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng, hơn lúc nào hết, cần phải xem
xét việc khai thác, sử dụng các nguồn lực văn hóa không chỉ là một yêu cầu tự thân mà còn là một việc có tính chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài để phát
Trang 29Chương 2
THYC TRANG PHÁT HUY NGUON LỰC VĂN HÓA 'TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI
TREN DIA BAN XA TAY TUU, HUYEN TU LIEM,
THÀNH PHÓ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA
2.1 Khái lược về xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm
3.1.1.Điều kiện tự nhiên
Tay Tựu là một xã ven đô thuộc huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Việt Nam Xã có địa bàn giáp ranh:
+ Phía Bắc giáp xã Thượng Cát
+ Phía Đông giáp xã Liên Mạc + Phía Đông Nam giáp xã Minh Khai + Phía Nam giáp xã Xuân Phương
+ Phía Tây Nam giáp xã Kim Chung - Hoài Đức + Phía Tây giáp xã Đức Giang - Hoài Đức
+ Phía Tây Bắc giáp xã Tân Lập - Đan Phượng
Trên xã có đường quốc lộ 70 chạy qua thôn Thượng ( Hà Nội - Sơn
Tây), phía Bắc là đường đê sông Hồng số 23, xã có chiều dài 2km, chiều
ngang 500m
Trang 30có địa hình bằng phẳng, thấp so với khu vực Khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm từ 30,9 - 32,8°C (thang
S,6,7,8,9) với nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm (từ 37,1 - 42,8°C, thap nhất 13,8 - 15°C (tháng 01 - 02) Lượng mưa trung bình năm 1.680 mm,
lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm Mưa tập trung vào mùa hè (từ tháng 05 đến tháng 10), lượng mưa chiếm 85% với lượng mưa
trung bình từ 123 - 323mm Lượng mưa 6 tháng vào mùa đông (từ tháng 11
đến tháng 4) chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm với lượng mưa trung bình từ
18-81mm,
'Về tài nguyên:
- Diện tích tự nhiên: 530, 18ha
+ Đắt nông nghiệp: 364,62 ha
+ Đất phi nông nghiệp: 162,82 (đất ở 56,49 ha; chun dùng §2,66
ha; tơn giáo 0,16 ha; nghĩa trang, nghĩa dia 3,65 ha; đắt sông và mặt nước (19,83 ha)
chưa sử dụng: 2,72ha - Rừng: Không có
~ Mặt nước: 19,83 ha (Hồ ao:5,48 ha)
~ Khống sân: Khơng có -Nhân lực
+ Số hộ: 4.384 hộ
+ Nhân khẩu: 20.978 người
Trang 31Trong đó số lao động trong độ tuổi thực tế tham gia lao động: 10.279 người; phân theo ngành nghề: nông nghiệp: 6.167 người (60 %); công nghiệp ~ tiểu thủ công nghiệp - xây dung: 616 người (5,99 %); thương mại - dịch vụ - hành chính sự nghiệp: 3.496 ( 34.01 %)
3.1.3 Điều kiện kinh tế - chính trị
3.1.2.1 Đời sống kinh tế
'Theo lời kể của các cụ cao tuổi trong làng thì từ xa xưa người dân Tây Tựu chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, cây lương thực chính là
cây lúa Đây cũng là vùng quê sản sinh ra một trong 5 đặc sản của đất kinh
ky: Vai Quang, hing Láng, ngỗ Đăm, Cá rô đầm Sét, sâm cằm Hồ Tây Trải
qua hang ngàn năm vật lộn đầu tranh với thiên nhiên để xây dựng vả cải tạo
đồng ruộng, người dân Tây Tựu đã tạo nên những cánh đồng bằng phẳng tươi tốt: Đồng trong, đồng ngoài, đồng Đăm và các xứ đồng A, độ Gạo, Cầu Khu, cửa Đống Chay, Yên Ngựa, đồng Rượu, đồng Trôi, đồng Nhổn, cửa
Chùa Bên cạnh cây lúa, người dân còn trồng xen kẽ các nông sản khác như:
ngô, khoai, sắn, đậu Người Tây Tựu vốn cần cù chịu khó đã tạo ra giống ngô
Dam néi tiếng nhân dân thường gọi là ngô “mũi quay” có chất lượng và năng
suất cao Việc xen canh, gối vụ trồng ngô xen lẫn đậu trắng, đậu vàng, trồng cà chua xen với ngô giúp người dân có thêm thu nhập, quay vòng vốn tốt hơn
Tây Tựu có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nông
nghiệp Dòng sông Nhuệ chảy qua cung cấp nguồn nước ngọt quanh năm
phục vụ nông nghiệp Từ lâu người dân Tây Tựu đã chuyển từ thâm canh lúa
sang trồng rau, củ, quả cung cấp cho thị trường Hà Nội và các vùng xung
quanh Sản phẩm rau quả chủ yếu của Tây Tựu là các loại rau xanh, rau cải, cải, xu hào, xúp lơ, củ cải rau thơm, hành, thì là, rau mùi.v v Về quả
Trang 32
rau, củ, quả truyền thống Về sau này các giống cải từ nước ngoài được đưa về Tây Tựu do sự phủ hợp với tập quán và vùng đất Tây Tựu đã mang lại năng suất và giá trị kinh tế cao như: Bắp cải KK, dưa lê, dưa hồng, dưa kim,
đưa lê vỏ mỏng ruột ròn ăn mát thơm như vị lê được thị trường Hà Nội và các
nơi ưa thích
Người Tây Tựu chất phát cần cù, chịu khó vốn có nghề trồng rau quả nên sớm được tiếp cận với kinh tế thị trường, điều này khiến cho tư duy của người Tây Tựu nhạy bén, biết cải tiến kỹ thuật, giống cây quả, chuyển đôi cơ
cấu cây trồng thích ứng với thị trường hàng hóa rau quả
Dưới chế độ phong kiến nền sản xuất nông nghiệp chủ yếu của Tây
'Tựu là tự cung, tự cấp Từ đầu thế kỷ 19 chợ Đăm được thành lập và trở
thành trung tâm giao lưu, trao đổi hàng hóa nông sản, đồ dùng gia đình, hàng, thủ công, phương tiện sản xuất của Tây Tựu và các vùng xung quanh Chợ
Đăm nằm trong khuôn viên đình Đăm Chợ họp mỗi tháng 6 lần (phiên) vào
các ngày mùng 4, 9, 14, 19, 24 và 29 âm lịch Chợ họp trong sân đình bên đồng sông Pheo (sông Nhuệ) Chợ Đăm là trung tâm giao lưu hàng hóa đông vui của nhân dân quanh vùng Năm 2005 chợ hoa Tây Tựu được khánh thành và đưa vào sử dụng Chg Bam trong khu Đình được chuyển ra họp tại chợ hoa Tây Tựu, toàn bộ khu đình Đăm trả lại cho khuôn viên di tích Nền sản
xuất hàng hóa sớm hình thành và điều kiện tự nhiên thuận lợi đã giúp cho
người Tây Tựu phát huy thế mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng đáp ứng nhu
cầu thị trường ở quanh vùng và thủ đô
Từ năm 1995 trở lại đây, được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã Tây Tựu, người dân Tây Tựu đã chuyển
đổi cơ cấu cây trồng từ trồng rau sang trồng hoa chất lượng cao như: hoa
Trang 33nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhân dân giàu lên trông thấy Nghề trồng hoa ở
“Tây Tựu nhờ vậy mà ngày cảng phát triển, trở thành một làng hoa mới nổi của thủ đô Hà Nội Trung tâm chợ hoa Tây Tựu được xây dựng góp phần thúc đây
thị trường tiêu thụ hoa không ngừng mở rộng Đây chính là điều kiện cần thiết đề Tây Tựu phát triển nghề trồng hoa Đặc biệt, Tây Tựu đang thực hiện dự án của Thành phố Hà Nội về mô hình trồng hoa chất lượng cao, đến nay đời sống kinh tế của người dân tương đối ôn định, từng bước phát triển, thu nhập
năm 2012, thu nhập bình quân
\g kê, còn 105 hộ, còn lại là hộ
từ trồng hoa ngày một cao Ước
28.800.000 đ/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm
trung bình, gidu và khá Không còn nhà tranh, tre dột nát, đường trục làng ông đang được bê tông hóa toàn bộ giúp bà con yên tâm trong công cuộc phát
được bê tông hóa, hệ thống đường giao thông phục vụ bà con đi làm
triên kinh tế tăng hộ
giảm hộ nghèo, 100% số hộ được sử dụng điện và
nước sạch Hệ thống cống rãnh được tu sửa, đã nạo vét 1700mÈ để đảm bảo không bị ngập úng mùa mưa bão Tuy nhiên hiện tại cứ sau mỗi vụ bão về người trồng hoa Tây Tựu lại lao đao vì ruộng hoa bị ngập úng, chia sẻ về điều này chủ tịch xã Tây Tựu cho biết dù đã vận hành hết công suất 2 trạm bơm để
cứu văn tinh thé song công tác xử lý tiêu nước diễn ra chậm vì việc tiêu nước
ra sông Pheo phụ thuộc vào nước sông Nhuệ, nếu nước sông Nhuệ lên cao thì việc tiêu úng là rất khó
3.1.2.2 Cơ cấu tổ chức
Tây Tựu có 1 Đảng bộ với 217 Đảng viên được chia thành 11 chỉ bộ
(tính đến tháng 8/2013) Trong nhiều năm qua Đảng bộ xã luôn được Đảng
bộ huyện Từ Liêm công nhận là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh Bên cạnh
đó, các ngành đoàn thể cũng được đánh giá cao: 11 năm liền được thành phố
tặng danh hiệu lá cờ đầu về mọi phong trào kinh tế, chính trị, an ninh, quốc
Trang 34Tính đến năm 2013, xã Tây Tựu có 4384 hộ được tô chức thành 3 thôn và 1 tổ dân phố, ba thôn là thôn Thượng hay còn gọi là miền Thượng, thôn Trung hay gọi là miền Trung và thôn Hạ còn gọi là miền Hạ Mỗi một thôn có
4 cụm dân cư và bằu ra 1 trưởng thôn, 4 phó thôn (4 phó kiêm nhiệm luôn chức danh cụm trưởng cụm dân cu) Trưởng thôn, phó thôn và cụm trưởng ‘cum din cur do nhân dân bầu ra và làm việc theo nhiệm kỳ 2 năm rười, được
chính quyền xã ra quyết định công nhận Trong mỗi thôn đều có chỉ bộ lãnh
đao, có các đoàn thể chính trị xã hội như: chỉ hội Phụ nữ, chỉ đoàn Thanh
, chỉ hội Nông dân, chi hội cựu Chiến binh, chỉ hội Chữ thập dé, chi hội cứu Thanh niên xung phong, chỉ hội Người cao tuổi
Trưởng thôn là người dại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân
trong thôn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân đồng thời trưởng thôn còn là người đại điện cho chính quyền giải quyết các vấn đề có liên quan tới người dân trong phạm vi thâm quyền của mình, là người điều hành, tổ
chức các hoạt động lễ hội tín ngưỡng, vui chơi giải trí của người dẫn trong
thôn mình trong các dip lễ, tết, hội hè Kinh phí phụ cấp cho trưởng, phó thôn lấy từ ngân sách hoạt động của xã
Cũng như nhiều làng ở đồng bằng Bắc Bộ, để đảm bảo duy trì trật tự an
toàn xã hội, sinh hoạt của đời sống nhân dân trong thôn xóm, đảm bảo cơ cấu
tổ chức làng xã, từ xưa người dân làng Tây Tựu cũng đã xây dựng được cho
mình một bộ hương ước của làng Sau quá trình thăng trằm của lịch sử, việc
thực hiện quy ước, hương ước của cư dân nơi đây đã dần trở thành tiềm thức
trong mỗi người Theo cuốn “phong tục thẻ lệ khoán ước” của xã còn lưu lại
thì hương ước của làng được quy định rất cụ thể, chặt chẽ về đời sống, sinh
hoạt cá nhân và cộng đồng như: quy định về các mối quan hệ xã hội, các sinh
Trang 35Những hương ước từ xưa đến nay căn cứ vào điều kiện thực tế đã
được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp Hương ước thôn Thượng, thôn Trung, thôn Hạ đã được xây dung năm 1996, sửa déi, bd sung năm 2006 Đây là một văn bản quan trọng, là cơ sở để người dân trong làng, xã thực hiện
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở
Sự tồn tại của hương ước làng văn hóa không những là một nét đẹp văn hóa mà việc thực hiện các quy ước của làng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân trong làng, xã còn góp phần xây dựng Tây Tựu văn
minh, giàu đẹp
3.1.3 Đời sắng văn hóa - xã hội
Theo sách Làng xã ngoại thành Hà Nội thì Tây Tựu xưa vốn gọi là Tây
Đàm, vì kiêng tên huý vua Lê Thế Tông (1573 - 1600) nên đổi gọi là Tây
Đăm; đến nhà Nguyễn, vì kiêng quốc huý đổi gọi là Tây Tựu cũng là tên một
trong 13 tổng thuộc phủ Hoài Đức cũ Đây là một trong bón nơi mà lễ hội có
nét riêng đặc sắc nhất vùng châu thô sông Hồng, những nét riêng ấy đã đi vào
ca dao:
Bơi Đăm, rước Giá, vật Thầy
ii thì vui vậy, chẳng tây rã La
Trong quá trình tạo dựng và phát triển làng xã, Tây Tựu không những
đã hun đúc nên một truyền thống văn hóa dân gian phong phú mà còn xây
dựng nên một truyền thống học tập và khoa bảng nổi tiếng Trên cơ sở những
tài liệu còn giữ lại thì đây là một địa danh tiêu biểu cho truyền thống hiểu học
Trang 36được phong là Quận công Truyền thống hiếu học của làng Dam xa Tay Tựu
đang được kế tục, phát huy tốt trong thời đại ngày nay Mỗi gia đình, mỗi
dòng họ đều đặt việc học hành của con cháu lên hàng đầu, chăm lo động viên
thế hệ trẻ để truyền thống khoa bảng, hiểu học còn tiếp nỗi mãi mãi tới các thế hệ sau [13],
Lang Dam xa Tay Tựu vốn là một làng cổ, do được hình thành từ lâu đời nên phong tục tập quán, tín ngưỡng của nhân dân nơi đây mang đậm nét
văn hóa cỗ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ Có thể nêu ra đây một số phong tục tập quán được lưu truyền từ đời này sang đời khác như: tang ma, cưới hỏi, gid Tét, khao vọng, hội hè Ngoài các phong tục tập quán vẫn còn được lưu giữ thì ngày nay rất nhiều các di tích lịch sử tại đây vẫn còn được bảo tồn
như: Đình Trung, miếu Thượng, đình Hạ, chùa Hưng Khánh, nhà thờ họ
"Nguyễn, nhà Thủy đình (còn gọi là nhà Thủy tọa hay Lạc Xuân Đài), quan thé khu đình Đăm, nhà thuyền và đường đua thuyền làng Đăm đã được công
nhận là di
+h quốc gia
Người dân Tây Tựu luôn tự hào có một bề dày truyền thống văn hóa lâu
đời, những di tích lịch sử văn hóa là một minh chứng thời đại cho những cống hiển của những người con ưu tú nơi đây Nhận thức được điều đó, người
dan Tay Tựu luôn có ý thức bảo tồn, gìn giữ các di tích lịch sử, các truyền
thống văn hóa lâu đời của dân tộc để có thể giáo dục cho thế hệ sau về lòng,
yêu nước, tự tôn dân tộc và những nét đẹp văn hóa mà cha ông đã dẫy công xây dựng
Ngày nay, Tây Tựu là một xã luôn đi đầu trong phong trào văn hóa của huyện Nhà văn hóa 3 thôn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, văn
nghệ thể dục thể thao, là nơi các em học sinh tham gia sinh hoạt hè, là nơi tổ
Trang 37giải trí cho nhân dân Các câu lạc bộ quan họ, cờ tướng, hội sinh vật cảnh, câu lạc bộ tiếng Anh hoạt đông thường xuyên và sôi nỗi tạo ra sân chơi bổ
ích, thiết thực cho người đân ở mọi lứa tuổi sau những giờ làm việc và lao
đông căng thẳng
2.2 Những thành tựu ban đầu trong việc phát huy nguồn lực văn hóa
trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Tây Tựu huyện
'Từ Liêm từ 2010 đến nay
2.2.1 Thực trạng phát huy nguôn lực con người
2.2.1.1 Chăm lo xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
'Với nhận thức sâu sắc của cán bộ đảng viên xã Tây Tựu coi giáo dục là
quốc sách, vì vậy mục tiêu cơ bản trong phát triển giáo dục đảo tạo là nâng cao
vì lẽ đó xã đã phấn đấu
100% trẻ em trong trong độ tuổi đi học được tới trường Hiện nay trên địa bàn
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tai Cl
xã Tây Tựu có tất cả l trường mim non công với 3 cơ sở tại 3 thôn (1 khu trung tâm tại thôn 2 và 2 điểm lẻ tại thôn 1 và 3) cùng rất nhiều trường mầm
non tư thục, 2 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở đều đã đạt danh
hiệu trường chuẩn quốc gia
Đối với trường mầm non, tại trường mầm non thôn 1 hiện có 5 phòng học đạt chuẩn, trường mầm non thôn 2 có 2 dãy nhà 2 tằng gồm 6 phòng học đạt chuẩn, phòng hành chính, công trình phụ trợ như sân, bể nước ngầm, bếp ăn đều được đảm bảo phục vụ tốt ngoài ra trường mắm non tại thôn 3 đã được đầu tư xây mới với diện tích 3.600m° với tổng mức đầu tư lên tới 12 tỷ đồng đã góp phần đáp ứng đây đủ nhu cầu dạy và học Các giáo viên đều là những,
Trang 38Trường tiểu học Tây Tựu A, Tây Tựu B với tổng diện tích 20.890m°
với cơ sở vật chất liên tục được bổ sung mua sắm Cả hai trường đang phấn đấu sẽ đạt danh hiệu chuân quốc gia cấp độ 2 trong thời gian tới
Trường Trung học cơ sở Tây Tựu có tổng diện tích 7.387 m? voi 23
phòng đã được kiên cố hóa 100% hiện đã đạt danh hiệu chuẩn quốc gia cấp độ 1 và vẫn tiếp tục xây dựng, bổ sung trang thiết bị cùng cơ sở vật chất để phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy và học tập Hàng năm tỷ lệ học sinh tốt
nghiệp trung học cơ sở tại Tây Tựu luôn giữ mức 99,8%
'Về chất lượng giáo dục các trường đều chú trọng việc nâng cao trình độ
giảng dạy của đội ngũ giáo viên đồng thời thực hiện có hiệu quả các cuộc vận
động, các phong trào thi đua của ngành giáo dục, chống mọi biểu hiện tiêu dục Triển khai ~ Nhà giáo mẫu mực ~ Học sinh thanh lich” cực trong phong trào xây dựng *Nà trường văn hóa
Trường học thân thiện, học
sinh tích cực", “Mỗi thầy cô là một tắm gương tự học và sáng tạo” Phong,
trào xây dựng gia đình văn hóa đối với cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường, có 95% gia đình giáo viên đạt gia đình văn hóa ở địa phương Thực
hiện phổ cập trung học phổ thông cho các đối tượng theo quy định Xã đã chú
trọng công tác khuyến học, khuyến tai và nâng cao hiệu quả học tập của trung,
tâm học tập công đồng, vận động trẻ khuyết tật ra các lớp học để có thẻ hòa
nhập với cuộc sống
3.2.1.2 Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trang bị kiến
thức, kỹ năng cho người lao động,
Các cán bộ xã là nguồn nhân lực cốt cán giữ vai trò quan trọng trong
quá trình xây dựng và triển khai các chính sách, phong trào tại địa phương, do
đó việc đào tạo nguồn nhân lực này hết sức quan trọng Hiện nay xã Tây Tựu
Trang 39trung cấp Cán bộ xã thường xuyên được trau dồi kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ qua các lớp tập huấn được huyện và thành phố tổ chức, ngoài ra lãnh
đạo xã cũng khuyến khích việc học tập, nâng cao trình độ, có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm thu hút nhân tài về làm việc
Là một xã có thu nhập chính từ nghề trồng hoa do vậy việc mở các lớp
đào tạo ngắn hạn cho người dân về nghề trồng hoa cũng được lãnh đạo xã quan tâm Các lớp học ngắn hạn (3 tháng) được phối hợp thực hiện cùng trung tâm khuyến nông về công nghệ trồng và chăm sóc hoa đã phần nào giúp bà con có thêm nhiều kiến thức khoa học hữu ích Trong thời gian 3 tháng các học viên sẽ
được học tập các nội dung cơ bản tong việc lựa chọn giống, kỹ thuật chăm
sóc, phòng trừ sâu bệnh cho một số loại hoa cây cảnh Trong đó hình thức học sẽ chủ yếu là thực hành Các học viên sẽ chia nhóm nhỏ, học trực tiếp tại thực địa và tiến hành rút kinh nghiệm Các lớp đảo tạo hướng đến mục tiêu giúp bà con hình thành mô hình sản xuất hoa công nghệ cao với quy mô lớn nhằm chuyên đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân khu vực, cải thiện cảnh quan môi trường và gắn sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái du lịch của thành phố Hà Nội Ngoài ra xã tô chức các lớp tập huấn, đào tạo nghề cho người nông dân đặc biệt là các hộ mắt đất do giải phóng mặt bằng
trong các dự án để chuyển lao đông nông nghiệp sang phi nông nghiệp Đây là
đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" theo quyết định
1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Trong đó người tham gia các khoá đào tạo nghề được hưởng những chính sách ưu đãi và các phương thức tổ chức
đào tạo nghề theo để án 1956 của huyện Đặc biệt theo đề án người dân chỉ
được hỗ trợ học 1 nghề và những người được hỖ trợ học nghề theo chính sách
Trang 40toàn dân, chuyên sản xuất rau màu như cả chua, dưa lê, rau cải, rau thom dan
xen cấy lúa nên thu nhập của người dân nơi đây rất thấp Từ khi thực hiện
chương trình phát triển kinh tế huyện Từ Liêm, xã Tây Tựu được quy hoạch là
vùng chuyên sản xuất hoa và đầu tư phát triển trọng điểm của thành phố, hoạt động kinh tế của xã bắt đầu có những đôi thay rõ nét Ban đầu, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, người dân Tây Tựu mới chỉ biết sản xuất một số
loại hoa truyền thống như hồng, cúc, thược được, violet theo kinh nghiệm và
dựa vào nguồn vốn gia đình là chính Được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đầu tư thực hiện mô hình trồng hoa chất lượng cao, kịp thời được vay vốn từ nguồn Quỹ Khuyến nông thành phố, đến nay nghề trồng hoa đã đem lại hiệu
quả kinh tế cao cho người sản xuất với thu nhập đạt 10-12 triệu đồng/sào/năm, 300-500 triệu đồng/ha/năm Có thể lấy dẫn chứng điển hình là gia Anh Nguyễn
Công Ban, một nông dân điển hình làm kinh tế giỏi ở xã Tây Tựu Xuất thân từ một gia đình thuần nông, ban đầu anh Nguyễn Công Ban ở chỉ hội nông dân thôn Hạ xã Tây Tựu cũng chọn trồng lúa là nghề chính, tuy nhiên thu nhập
không cao, thời gian nông nhàn lại nhiều Khi nhà nước có chủ trương về
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thấy nghề trồng hoa ở địa phương phát triển, anh
Nguyễn Công Ban đã bản với vợ mạnh dạn chuyển đổi 4 sào ruộng nhận khoán
của hợp tác xã sang trồng hoa hồng và hoa cúc Ban đầu do thiếu vốn, kinh nghiệm chưa nhiều, đầu ra chưa có, lại vấp phải nhiều khó khăn về kỹ thuật,
khí hậu nên phải mắt đến 3 năm sau, vườn hoa của gia đình anh Ban mới thực
sự đem lại hiệu quả kinh tế