1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

129 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 26,51 MB

Nội dung

Luận văn Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội giới thiệu những vấn đề lý luận chung về văn hóa ứng xử và tổng quan về các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn quận Đống Đa; trình bày thực trạng văn hóa ứng xử của các doanh tư nhân tại đây; kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của văn hóa ứng xử đối với doanh nghiệp và những vấn đề đặt ra hiện nay.

Trang 1

TRUONG DAI HQC VAN HOA HA NOL ——

Nguyễn Thị Tình

Văn hóa ứng xử của các doanh nghiệp tư nhân

trên địa bàn quận Đống Đa, thành phó Hà Nội

Trang 2

TRUONG DAI HQC VAN HOA HA NOL ——

Nguyễn Thị Tình

Văn hóa ứng xử của các doanh nghiệp tư nhân

trên địa bàn quận Đống Đa, thành phó Hà Nội

Phụ lục Luận Văn

Hà Nội, 2016

Trang 3

BỘ VĂN HÓA, THÊ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI mm

Nguyễn Thị Tình

Văn hóa ứng xử của các doanh nghiệp tư nhân

trên địa bàn quận Đống Đa, thành phó Hà Nội

Chuyên ngành: Văn hoá học

Mã số: 60310640

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS

š Phan Văn Tú

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phan Văn Tú Những nội dung trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng Tơi hồn tồn chịu trách

nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC sài sen DANH MỤC CHU CAI VIET TAT

DANH MYC BANG BIEU, SO DO

MO DAU

Chương I: NHỮNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN CHUN

TONG QUAN VE CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TREN DIA BAN QUAN DONG DA 14 1.1 Những vấn đề về van héa ° 14

1.1.1 Văn hóa 5 7 veel

1.1.2 Khái niệm văn hóa ứng xử 17

1.1.3 Cấu trúc văn hóa ứng xử 22

1.2 Văn hóa ứng xử của doanh nghiệp 24

1.2.1 Doanh nghiệp 24

1.2.2 Văn hóa doanh nghiệp 26

1.2.3 Mối quan hệ giữa văn hóa ứng xử và văn hóa doanh nghiệp 29 1.2.4 Vai trò văn hóa ứng xử của doanh nghiệp 30 1.3 Những nét chung cũa văn hóa ứng xử trong hoạt động của doanh

nghiệp 34

1.3.1 Văn hoá ứng xử của người chủ doanh nghiệp với các thành viên

trong doanh nghiệp 34

1.3.2 Văn hoá ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp với người

chủ doanh nghiệp 7 36

1.3.3 Văn hóa ứng xử giữa nhân viên với nhân viên eee

1.3.4 Văn hóa ứng xử của doanh nghiệp với khách hang 38 1.3.5 Văn hố ứng xử của cơng ty với các đối thủ cạnh tranh 39

1.4 Tổng quan về quận Đống Đa và các doanh nghiệp tư nhân trên địa

bàn quận Đống Đa 40

1.4.1 Vài nét về công ty cỗ phần nội thất LITI 4I

1.4.2 Vài nét về công ty kiến trúc Archigreen a 3 1.43 Vai nét về công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiên Hòa An 45

“Tiểu kết chương 1 47

Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HOÁ ỨNG XỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐÓNG ĐA - THÀNH PHÓ HÀ NỘI 48 2.1 Những biểu hiện của văn hóa ứng xử trong hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn quận Đống Da ee

2.1.1 Văn hóa ứng xử tại công ty cổ phần nội thất LITI 49

2.1.2 Văn hóa ứng xử tại công ty kiến trúc Archigreen sve

2.1.3 Văn hóa ứng xử tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiên Hòa An 70

Trang 6

2.2 Đánh giá chung về thực trạng văn hóa ứng xử của doanh nghiệp tư

nhân trên địa bàn quận Đồng Đa ¬ 79

2.2.1 Điểm mạnh 79

2.22 Điểm yếu - 81

Những nguyên nhân tác động đến văn hóa ứng xử của doanh

nghiệp tư nhân trên địa bàn quận Đồng Đa 82

2.3.1 Nguyên nhân chủ quan ¬ -

2.3.2 Nguyên nhân khách quan 84

“Tiểu kết chương 2 : 85

Chương 3: HIỆU QUÁ CỦA VĂN HOA UNG XỬ ĐÔI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ

NHỮNG VẤN ĐÈ ĐẠT RA HIỆN NAY "¬.-

3.1 Hiệu quả của văn hóa ứng xử trong các doanh nghiệp tư nhân trên

địa bàn quận Đồng Đa §6

3.2 Những vấn đề đặt ra đối với văn hóa ứng xử củ doanh nghiệp tư

nhân 87

3.2.1 Môi trường làm việ 87

3.2.2 Đặc thù ngành nghề của doanh nghiệp "¬ 90 3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa ứng xử của đoanh nghiệp 91 3.3.1 Đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử cơ bản

trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn quận Đồng Đa 92

3.3.2 Chính sách con người 96

3.3.3 Xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp 97

3.4 Một số kiến nghị 99

Trang 7

Chữ viết tắt CBCNV CHXHCN CNLD DN Gs NLD Nxb PGs swor TNHH Tr TS TSKH UBND UNESCO VHDN VHUX VS Chữ viết đầy đủ Cán bộ công nhân viên Cộng hòa xã hội chủ n Công nhân lao động Doanh nghiệp Giáo sư Người lao động Nhà xuất bản Phó Giáo sư

Strengths weakness opportunities threats

Bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức “Trách nhiệm hữu hạn

Trang

Tiến sĩ

Tiến sĩ khoa học Ủy ban nhân dân

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp Quốc 'Văn hóa doanh nghiệp

Trang 8

10 " 12 13 14 15 16 7 Nội dung

Bảng 1.1: Sự phát triển của công ty nội thất LITI

Băng 1.2: Tinh hình phát triển thợ bậc cao của xưởng sản xuất LITI Băng 1.3: Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của Công ty kiến trúc Archigreen Bảng 2

Mức độ hài lòng của nhân viên công ty LITI với văn hóa ứng

xử của Giám đốc

Băng 2.2: Mức độ hài lòng của nhân viên trong công ty LITI với nhau Bảng 2.3: Mức độ hai lòng của khách hàng với nhân viên của công ty LITI Bảng 2.4: Mức độ hài lòng của nhân viên công ty Archigreen với văn hóa

ứng xử của Giám đốc

Bảng 2.5: Mức độ hài lòng về văn hóa ứng xử của nhân viên trong công

ty Archigreen với nhau

Bảng 2.6: Mức độ hài lòng về văn hóa ứng xử của khách hàng đối với nhân viên công ty Archigreen

Băng 2.7: Mức độ hài lòng của nhân viên công ty Archigreen với văn hóa ứng xử của Giám đốc

Băng 2.8: Mức độ hài lòng của nhân viên công ty Thiên Hòa An với văn

hóa ứng xử với nhau

Bảng 2.9: Mức độ hài lòng của khách hàng với văn hóa ứng xử của nhân viên công ty Thiên Hòa An

Sơ đồ 1.1: Cấu trúc của văn hóa ứng xử

Sơ đồ L

Cơ cấu tổ chức của Công ty LiTi

Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tô chức của kiến trúc Archigreen

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Thiên Hoà An

Trang 9

1 Lý do chọn đề

rong nên kinh tế thị trường, văn hóa dựa vào chuẩn mực của cái đúng, cái tốt, cái đẹp để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nâng cao tay nghề sản xuất hàng hóa với năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh ngày càng cao Văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp hướng dẫn, động viên các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, chủ động liên kết, hợp tác để phát triển với sức mạnh của các giá trị văn hóa, mới có khả năng hạn chế, day lùi tác động tiêu cực của cơ chế thị trường Trong thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế, văn hóa góp phần tăng cường sự hiểu biết, mở rộng giao lưu hợp tác về nhiều mặt giữa nước ta với các nước khác trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi Trong lĩnh vực kinh tế, mở cửa hội nhập kinh tế là dé tăng cường hợp tác, liên kết, liên doanh với nước ngoài, song mọi yếu tố ngoại sinh như: Vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và thị trường nước ngoài chỉ có thể biến thành động lực bên trong của sự phát triển nếu chúng được vận dụng phù hợp với các yếu tố nội sinh như là yếu tố trọng tâm, tức là con người Việt Nam với truyền thống văn hóa, đạo đức, tâm hỗn, lỗi sống dân tộc Việt Nam Chương trình xây dựng và phát triển văn hóa phải vì mục tiêu phát triển toàn diện con người, với nhiệm vụ trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có lối sống tốt đẹp với các đặc tính cơ bản: Yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần củ, sáng tạo,

Để thực hiện được chính sách liên kết phát triển doanh nghiệp bằng văn hóa thì không thể thiếu được vai trò của văn hóa ứng xử Văn hóa ứng xử doanh nghiệp luôn được xem là nền tảng tỉnh thần tạo nên giá trị doanh nghiệp, là nguồn lực nội sinh quan trọng cho phát triển Đối với Việt Nam, do

Trang 10

lên thành một nhu cầu quan trọng và cấp thiết Để doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững, ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ cũng như tối đa hóa lợi nhuận, điều cốt

yếu là phải xây dựng cho được văn hóa doanh nghiệp, văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp Đây cũng chính là mối quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước

ta Trong bối cảnh xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vấn đề văn hóa ứng xử cá nhân được xác lập trên cơ sở giá trị tinh thần phải bình đẳng với giá trị vật chất, có sự hài hòa giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân, giữa lý tưởng và hiện thực Ý thức tự giác cá nhân có khi quyết định vận mệnh con người Không thể một lúc cải tạo được toàn xã

hội, nhưng có thể và cần phải tu dưỡng từng bước của mỗi cá nhân Đòi hỏi cao của bản thân mình là dấu hiệu văn hóa.Ý thức tự giác phải song hành với

hành động tự giác.Đó chính là văn hóa ứng xử của cá nhân đối với chính mình một cách hoàn thiện trong bắt cứ hoàn cảnh nào.Văn hóa ứng xử trong

doanh nghiệp là một trong những nhân tố góp phần tạo nên hình ảnh doanh

nghiệp được thê hiện thông qua cách ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả công việc và sự thành công của doanh nghiệp Văn hóa ứng xử là một phần của văn hóa doanh nghiệp Xây dựng, củng cố các mối quan hệ trong doanh nghiệp, chính là

cách xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp

Xuất phát từ tầm quan trọng, tính thực tế và sự tâm đắc của bản thân

bởi những nét đặc biệt trong văn hóa ứng xử tại các doanh nghiệp tư nhân, em đã chọn đề tài khóa luận mang tên “Văn hóa ứng xử trong hoạt động của các doanh nại

Hà Nội”

Trang 11

văn hóa giao tiếp Việt, Những vấn đề cần giải quyết trong việc xây dựng văn

hóa ứng xử công vụ, văn minh hành chính, v.v Các nghiên cứu khác thì tập

chung vào vấn đề kĩ năng giao tiếp của cán bộ, công chức.Cũng có những tác

phẩm, tài liệu nghiên cứu về ứng xử đã có từ những năm 1960 ~ 1970 Đó là

các sáng tác viết về cung cách ứng xử như : “ Tiẩm jý học ứng xi

Thị Bừng, Nxb Gi áo Dục, 2001; “ Aghệ thuật ứng tác giả Lê

ứ và sự thành công của

mỗi người” của Nguyễn Ngọc Nam, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Hồng

Ngọc, Nxb Thanh niên, 1995 Các công trình này chủ yếu bàn về nghệ thuật

trong giao tiếp, ứng xử củ con người nói chung đề cao đối nhân xử thế, kỹ năng giao tiếp hiệu quả mà chưa tập trung đi sâu vào từng lĩnh vực, đối tượng cụ thẻ

Trong những năm gần đây có thêm nhiều tác giả đề cập đến vấn đề văn

hóa công ty, văn hóa doanh nghiệp như: “ Giao tiếp - ứng xứ trong hoạt động kinh doanh ” do PGS.TS Bùi Tiến Quý chủ biên, Nxb Khoa học và kỹ thuật, 2001, “Giao tiếp trong kinh doanh ” do PTS Vũ Thị Phượng ~ Dương Quang Huy chủ biên, Nxb Thống kê, 1998 Gần đây có thêm nhiều tác giả đề cập đến vấn đề văn hóa công ty, văn hóa doanh nghiệp như “ Văn hoá và kinh lo GS Phạm Xuân Nam chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, 1996; cuốn

* Doanh nghiệp, doanh nhân và văn hoá ”, tac gidTran Quốc Dân, Nxb Chính doani

trị quốc gia, 2008

“Tuy nhiên, một trong những phần rất trọng của văn hóa doanh nghiệp là văn hóa ứng xử thì ít người đề cập tới, đặc biệt là văn hóa ứng xử trong các doanh nghiệp tư nhân chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu Vì vậy,

nghiên cứu thực trạng và tìm ra giải pháp để phát triển văn hóa ứng xử của

doanh nghiệp tư nhân trên dia ban quận Đồng Đa, Hà Nội sẽ là hướng đi hứa

hẹn nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của quận Đồng Đa nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Trang 12

Nghiên cứu đẻ tài nhằm mục đích được đóng góp phần nào cho các doanh nghiệp tư nhân trong việc xây dựng nền văn hóa ứng xử với bản sắc riêng của doanh nghiệp, đồng nghĩa với doanh nghiệp có những bước đi cụ thé, vững chắc để tạo uy tín, thương hiệu mạnh nhằm cạnh tranh thắng lợi trên thị trường

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

~ Hệ thống hóa lý luận về văn hóa ứng xử của doanh nghiệt

~ Tìm hiểu thực trạng văn hóa ứng xử của các doanh nghiệp tư nhân

trên địa bàn quận Đồng Đa, Hà Nội;

~ Đánh giá hiệu quả của văn hóa ứng xử đối với doanh nghiệp tư nhân

và những vấn đề đặt ra hiện nay 4 Đối tượng và phạm vi

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu văn hóa ứng xử của các doanh nghiệp tư nhân

trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội

4.2 Phạm vỉ nghiên cứu

Do điều kiện khảo sát còn nhiều hạn chế nên học viên đã tiến hành khảo sát thực tếvŠvăn hoá ứng xử tại 03 công ty là: Công ty Cổ Phần nội thất

'ông ty TNHH Thiên Hòa An Luận văn

không có tham vọng khảo sát toàn diện các khía cạnh của văn hóa ứng xử của

LITI; Công ty kiến trúc Archigreet

doanh nghiệp mà chỉ nghiên cứu văn hóa ứng xử trong các mối quan hệ của doanh nghiệp, thể hiện ở 5 khía cạnh sau:Văn hoá ứng xử của người chủ doanh nghiệp với các thành viên trong doanh nghiệp; văn hoá ứng xử của các thành viên doanh nghiệp với chủ doanh nghiệp; văn hoá ứng xử giữa các thành viên trong doanh nghiệp với nhau; văn hoá ứng xử của doanh nghiệp với khách hàng; văn hoá ứng xử của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh

Thời gian khảo sát từ năm 2009 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 13

~Khảo sát bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, nghiên cứu tài liệu,

-Quan sát, tham dự,

~Tổng hợp, phân tích và so sánh

6 Đóng góp của đề tài

Sản phẩm của đề tài là các giải pháp cho việc nâng cao văn hóa ứng xử đối với doanh nghiệp tư nhân Nếu hoàn thành và được ứng dụng, đề tài sẽ

đóng góp vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp, hình thành phông văn hóa trong ứng xử và đặc biệt là giúp doanh

nghiệp phát triển bền vững

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung

nghiên cứu chính của luận văngồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về văn hóa ứng xử và tông quan về các doanh nghiệp tr nhân trên địa bàn quận Đồng Đa

Chương 2: Thực trạng văn hoá ứng xử của các doanh nghiệp tre nhân trên địa bàn quận Đồng Đa

Chương 3: Hiệu quả của văn hóa ứng xứ đối với doanh nghiệp và

Trang 14

Chương I

NHỮNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN CHUNG VÈ VĂN HÓA ỨNG XỬ VÀ

TONG QUAN VE CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TREN DIA BAN QUAN DONG DA

1.1 Những vấn đề về văn hóa

1

Văn hóa

Hiện nay, có rất nhiều các khái niệm khác nhau về văn hóa, liên quan đến mọi mặt của đời sống con người Mỗi một khái niệm văn hóa được tiếp cận và

nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau Vì vậy, có nhiều khái niệm văn hóa khác

nhau càng làm cho chúng ta hiểu biết vấn đề phong phú và toàn diện hơn Khái niệm văn hóa nhằm để chỉ, trước nhất là các sản phẩm liên quan đến hoạt động trí tuệ và nghệ thuật sáng tạo, như: âm nhạc, kịch nghệ, múa, hội họa, điêu khắc, văn học, điện ảnh, di san; thứ hai là văn hóa mang tính nhân học, nghĩa là văn

hóa còn bao gồm lối sống, truyền thống và các hệ thống giá trị

Raymon William trong tác phẩm của ông có tên là “Biểu đạt văn hóa:

Những từ ngữ cơ bản” (1985) cho rằng: “Văn hóa” có ba nghĩa: Thứ nhất, văn

hóa dùng để chỉ một quá trình phát triển chung về trí tuệ, tâm hồn và mỹ học;

thứ hai, văn hóa được dùng để chỉ một phương thức sống đặc biệt của một dân tộc, một giai đoạn thời gian hay một nhóm người nhất định; và thứ ba, văn hóa dùng dé chỉ những công trình, tác phẩm và những hoạt động, đặc biệt là hoạt động trí tuệ và nghệ thuật

G.G Herder (1744 -1803) - nhà triết học khai sáng, nhà văn, nhà nghiên

cứu văn học Đức, dựa trên những cơ sở khoa học về sự tiền bộ trong tự nhiên đã

phát triển quan niệm về sự tiến bộ trong lịch sử và sự vận động của xã hí

đến chủ nghĩa nhân đạo Ông gọi văn hóa là quá trình hình thành con người, là

sự nắm bắt và sử dụng kinh nghiệm, truyền thống, cho nên cần gắn văn hóa với việc giáo dục tính nhân văn và lối sống của dân tộc Chỉ trong quá trình hình

Trang 15

luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [34, tr.17] Với các đặc trưng của nó là tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh và tính lịch sử

Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa:

Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới

sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,

khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa [23, tr.81]

Nói theo nghĩa rộng, văn hoá là tắt cả những giá tri tinh than va vat chat

mà con người đã sáng tạo ra trong quá trình lịch sử của mình, là cái biểu hiện trình độ của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định, là dòng chảy liên tục

kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai

GS.TS Đình Quang cũng đã nêu một khái niệm khá gần với cách tiếp cận trên: “Văn hoá - cái chìa khoá giải thích thế giới, phát triển các khả năng biểu hiện giao lưu sáng tạo và điều tiết những quan hệ ứng xử”.Văn hoá là tất

cả những gì con người sáng tạo nên theo dòng chảy của thời gian và sự khác

biệt về không gian Trong quá trình phát triển và tiếp biến với các nền văn hoá

khác, những giá trị phủ hợp với thời đại sẽ được giữ lại và tiếp tục phát huy,

ngược lại những giá trị không phù hợp sẽ tự biến mắt hoặc trở thành những

“hủ tục” Nhưng tắt cả những giá trị văn hoá độc đáo ấy chỉ được hình thành khi có sự giao tiếp, ứng xử khéo léo, trao đổi qua lại giữa con người với con người, giữa con người với tắt cả các thành phần khác trong tự nhiên và xã hội, nhằm mục đích phát triển bản thân, xây dựng các mối quan hệ, lao động sáng

tạo và xây dựng một thế giới ngày càng tốt đẹp hơn.Bản chất của văn hoá là quá trình chuẩn mực hoá nhu cầu con người, từ những hình ảnh, biểu tượng,

ngôn ngữ để xây dựng nên mối quan hệ giữa con người với nhau: cha con,

Trang 16

biệt là ứng xử, bản chất con người được hình thành rõ nét và đây cũng chính là cơ sở, là cái nôi để hình thành nên văn hóa

Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từng viết:

Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tắt cả những gì không phải là tự nhiên mà có liên quan

đến con người trong môt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hóa với nghĩa bao quát và đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chat, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh các cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu

để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh [ 12, tr.16]

Như vậy, văn hóa là phạm trù rất rộng Từ các định nghĩa trên đều chỉ ra một số đặc điểm chung của văn hóa như sau:

-Văn hóa là toàn bộ giá trị do con người tao ra trong quá trình lịch ste

bằng lao động của mình trên cả hai lĩnh vực vật chất và tỉnh thần; văn hóa

còn có nghĩa hẹp hơn là một lĩnh vực hoạt động: có khi chỉ là văn học nghệ

thuật và hẹp hơn nữa là nói về học thức (trình độ văn hóa)

-Bản chất của văn hóa là quá trình chuẩn mực hóa như cẩu của con

người,từ những hình ảnh, biểu tượng, ngôn ngữ dé xây dung nên mối quan hệ

giữa con người với nhau: cha con, vợ chẳng, làng xóm, bạn bè, đẳng nghiệp Thông qua sự giao tiếp và đặc biệt là ứng xử, bản chất con người được hình thành 16 nét va đây cũng chính là cơ sở, là cái nôi để hình thành nên văn hóa

-Các giá trị Văn hóa do con người sáng tạo ra nhằm làm cho cuộc sống của con người tốt đẹp hơn

1

Trang 17

Ứng xử được dịch từ tiếng Anh (Behaviour) đó là cách xử sự, đối xử, cư xử Ứng xử là một biểu hiện của sự giao tiếp, giữa con người với con người,

giữa con người với tự nhiên, giữa cá nhân với công đồng xã hội Đồng thời nó là

sự phản ứng của người này trước sự tác động của người khác trong một tỉnh

huống nhất định, một hoàn cảnh nhất định được thẻ hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau Con người chúng ta sống giữa các mối quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp Các mối quan hệ này có ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển nhân cách và xu hướng hành động của họ Chính cuộc sống đòi hỏi mỗi người phải có cách ứng xử đúng đắn, thể hiện qua phép lịch sự trong quá trình giao tiếp với các đối tác khác nhau Cách ứng xử của mỗi cá nhân trong sự giao tiếp xã hội, được gắp với nền văn minh của từng thời đại và đặc điềm văn hóa của từng,

dân tộc, khu vực dân cư Các biểu hiện của cách ứng xử mang tính dân tộc, tính

giai cấp, tính giới, tuôi tác Nó chịu ảnh hưởng của nghề nghiệp, địa vị xã hội và cũng mang đặc điểm cá tính của mỗi con người Phép lịch sự trong việc ứng

xử chính là một sự tổng hợp các nghỉ thức được biểu hiện ra trong cách giao tiếp, nhưng không phải là những ứng xử một cách máy móc mà là những việc làm, lời ăn tiếng nói linh hoạt, nhiều vẻ, gắn với từng hoàn cảnh, từng môi trường cụ thể và tùy theo đối tác gặp gỡ liên quan đến những quy ước nhất định, chịu ảnh hưởng của những đặc điểm văn hóa dân tộc, vùng miền

Trong cuốn Tâm lý học ứng xử của tác giả Lê Thị Bừng viết:

Ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người

khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định Nó thê hiện ở

chỗ con người không chủ động trong giao tiếp mà chủ động trong

phản ứng có sự lựa chọn, có tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng - tùy thuộc vào trỉ thức, kinh nghiệm và nhân

cách của mỗi người nhắm dạt kết quả giao tiếp cao nhất [4, tr25]

Trang 18

Thế ứng xử, trước hết là sự thể hiện triết lý sống của một công đồng người, và đã mặc nhiên trở thành quan niệm sống, quan niệm lý giải cuộc sống Và mặt khác cũng trở thành lối ứng xử, nếp sống, lối

hành động của cả một cộng đồng người Thế ứng xử đo đó quy định

các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với

môi trường tự nhiên Đó chính là tính xã hội nhân văn của bản thân các quan hệ này [2, tr.15]

“Trong thời buổi cơ chế thị trường hiện nay, cuộc sống ngoài xã hội diễn ra vô cùng phức tạp, đa dạng Nếu có cách đối nhân xử thể đúng đắn, có phép lịch sự trong giao tiếp thì chúng ta sẽ có nhận thức đúng đắn về đạo đức tư cách lối sống của mình, Điều này giúp chúng ta ngày càng trưởng thành lên và có kinh

nghiệm sống ngày càng phong phú Cách ứng xử là thể hiện vốn sống của mỗi

cá nhân, sự hiểu biết mỗi người về các mối quan hệ xã hội người với người Mọi ứng xử của con người đều xuất phát từ cái tâm, cái tình Một cái

tâm thiện sẽ giúp ta luôn vui vẻ, độ lượng trong ứng xử với người thân, bạn bè,

tôn trọng bản ngã của họ, luôn mong muốn họ tiến bộ, hạnh phúc thành công

ứng xử chính là cách biểu hiện ra bên ngoài của cái tâm, và trong mỗi chúng ta

cũng đều tồn tại “cái tâm”, cho dù cái tâm ấy có thể còn hạn chế hoặc đang dn đi vì một vải lý do khách quan hay chủ quan nào đó Vấn đẻ đặt ra cho các nhà

quản lý doanh nghiệp là phải khơi gợi nó, giúp các thành viên tìm ra điểm mạnh của mình bằng các chuẩn mực giá tri, văn hóa ứng xử của tổ chức, tạo một môi trường làm việc thuận lợi, cởi mở và dân chủ, ai cũng có thé góp phần vào việc đưa ra quyết định theo từng nhóm nhỏ hoặc theo luỗng giao tiếp - ứng xử từ dưới lên trên trong một doanh nghiệp Một cá nhân trong tập thể dù năng

lực chuyên môn giỏi đến mấy nhưng lại ứng xử thô lỗ với đồng nghiệp, cho rằng mình là nhất và đồ kị với thành công của người khác thì sớm muộn cũng

Trang 19

trường công sở mà còn trong các sinh hoat công đồng, bởi mục đích cao nhất

của doanh nghiệp tương lai không chỉ làm ra các sản phẩm hay dịch vụ mà còn

“cam kết nâng cao chất lương con người”

1.1.2.2 Các kiểu ứng xứ

Có rất nhiều cách để phân loại các kiểu ứng xử bởi mỗi một cá nhân là

một ý kiến, một quan điểm khác nhau và còn phải tuỳ thuộc vào các tiêu chí

phân loại Sau đây là một số cách phân loại phô biến nhất: © Căn cứ vào yêu cầu đạo đức của xã hội

Ung xử tốt, đúng mực:

~ Thái độ phù hợp với hành vi, với yêu cầu xã hội

Ứng xử xấu:

- Thái độ phù hợp với hành vi nhưng không phù hợp với yêu cầu xã hội + Dựa vào phong cách ứng xử:

Kiểu ứng xử độc đoán

~ Họ thường không quan tâm đến những đặc điểm của đối tượng giao tiếp, thiếu thiện chí, gây căng thắng cho đối phương ~ Kiểu ứng xử tự do Dễ xuễ xồ trong cơng việc Trong giao tiếp họ tỏ ra không sâu sắc, thiểu lập trường ~ Kiểu ứng xử dân chủ

~ Nhiệt tình thiện chí, cởi mở,

~ Tôn trọng nhân cách của đối tượng giao tiếp © Dựa vào kiểu hình của thần kinh, khí chất Ứng xử mạnh mẽ

~ Kiểu thần kinh mạnh, không cân bằng, không linh hoạt - Thể hiện khi có tác động bên ngoài đến họ - Phản ứng ngay bằng thái độ, hành vi, cử chỉ

Trang 20

Ứng xử bình thản

- Kiểu thần kinh mạnh, cân bằng, không linh hoạt.- Bình tĩnh, chin

chắn, thận trọng trong giao tiếp, ứng xử Ứng xử chậm

~ Kiễu thần kinh yếu Tỏ ra mặc cảm, không chủ động khi giao tiếp với người lạ

(Ứng xứ linh hoạt

~ Kiểu thần kinh mạnh, cân bằng, linh hoạt Tiếp nhận các tác động khách quan một cách nhẹ nhàng, thoải mái

Dựa vào các cách phân loại trên, chúng ta có thể tìm cho mình một cách ứng xử phù hợp nhất để có thể chủ động trong mọi tình huống giao tiếp

và không chỉ ứng dụng nó trong cuộc sống mà còn trong cả các lĩnh vực

kinh doanh

1.1.2.3 Văn hóa ứng xử

'Khi nói đến văn hóa ứng xử là cách đối nhân xử thế giữa con người với

con người; giữa con người với môi trường tự nhiên và giữa con người với môi trường xã hội Trong sách “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, tác giả Trần Ngọc Thêm đã xác định nội hàm khái niệm văn hóa ứng xử Tác giả cho rằng con

người sống trong mối quan hệ chặt chẽ với tự nhiên - Cách thức ứng xử với

môi trường tự nhiên (thiên nhiên, khí hậu ) và môi trường xã hội (các dân

tộc, quốc gia láng giềng ) Với mỗi loại môi trường đều có có cách thức xử

thế phù hợp là: tận dụng môi trường (tác động tích cực) và ứng phó với môi trường (tác động tiêu cực) [34, tr.226] Văn hóa ứng xử là hệ thống thái độ,

khuân mẫu, kỹ năng ứng xử của cá nhân và cộng đồng người trong mối quan

Trang 21

'Văn hóa ứng xử có vai trò quan trọng trong đời sống con người, là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tỉnh thần xã hội, thể hiện trình độ phát triển

chung của một đất nước, một thời đại Văn hóa ứng xử thể hiện khát vọng

sống của con người hướng về Chân - Thiện - Mỹ Văn hóa ứng xử trở thành

công cụ quan trọng của con người

Cho dén nay ở Việt Nam, khái niệm văn hóa ứng xử đã được trực tiếp,

gián tiếp làm rõ gồm: thái độ, cách thức quan hệ, hành động và cả kỹ năng lựa chọn nhằm tận dụng, ứng phó và thể hiện tình người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và với bản thân Thái độ, cách thức quan hệ, hành đông và cả kỹ năng lựa chọn đều bị chỉ phối bởi các giá trị được biểu hiện dưới dạng chuẩn mực cơ bản của xã hội Đây là những tiền đề nhận thức cần

thiết để xác định quan niệm về văn hóa ứng xử trong các doanh nghiệp tư

nhân trên địa bàn Quận Đống Đa Theo học viên, văn hóa ứng xử được hình thành từ các khuôn mẫu ứng xử; từ các hoạt động trong quan hệ của con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội đã hình thành những khuôn mẫu ứng xử của con người đối với thiên nhiên, xã hội và đối với nhau Khuôn mẫu ứng xử là các hành động ứng phó và xử lý được lặp lại một cách lâu bền ở đa số cá nhân trong công đồng xã hội thuộc các cấp độ khác nhau, từ địa phương nhỏ (làng, xã, huyện) đến vùng, miễn, cả nước, khu vực và thể giới

1

Cấu trúc văn hóa ứng xứ

'Văn hóa ứng xử được hình thành từ khi văn minh phát triển ở một

cấp độ nào đó nhằm diễn đạt cách ứng xử của con người đối với thiên

nhiên, đối với xã hội và đối với chính mình Như vậy, cấu trúc của văn hóa ứng xử ở 3 bình diện là: Văn hóa ứng xử giữa con người với môi trường tự nhiên; giữa con người với môi trường xã hội và giữa con người

Trang 22

Trong văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, con người có 2 xu hướng: Một là, xu hướng tôn trọng tự nhiên và ước vọng sống hòa hợp với tự nhiên Hai là, xu hướng coi thường tự nhiên và có tham vọng chỉnh phục chế ngự tự nhiên

Trong văn hóa ứng xử với môi trường xã hội, con người cũng ứng xử theo hai xu hướng: Một là, xu hướng dung hợp trong tiếp nhận; hiếu hòa trong đối phó Họ thường tránh đối đầu trực tiếp mà ưa dàn xế, ưa giải quyết mọi việc một cách tế nhị, kín đáo để không làm mắt mặt đối phương Hai là, xu hướng độc tôn trong tiếp nhận; hiếu thắng trong đối phó Họ thích tranh luận trực tiếp, muốn mọi việc phải minh bạch rõ rằng, việc nào ra việc nấy; thấy sai, thấy yếu thì không ngại mất mặt, sẵn sàng xin lỗi, chấp nhận thua cuộc Sơ đồ 1.1: Cấu trúc của văn hóa ứng xử: VAN HOA UNG XU GIUA CON NGƯỜI VỚI CHÍNH VĂN HÓA

ỨNG XỬ VAN HOA UNG XU VỚI

VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MOI TRUONG TU MỖI TRƯỜNG XÃ HỘI : LN ZN

VANHOA |] VAN HOA ben ta thậ 5 VĂN HÓA || VĂN HÓA NANTON Re) VAN HOS fen tà thấy, con người sống tro TẬN DỤNG | ĐÔI PHÓ

MOL VOI MOL ới môi trườ ên là thà| _ MÔI ‘MOI

TRUONG lhii TRƯỜ xử với môi trường tự nhiên là thài TRƯỜNG | Í TRƯỜNG

TỰ NHIÊN | th TỰ NHIÊN | Trong việc ứng xử với môi trười XÃ HỘI |á|_ XÃHOI 5 Ta 2 Khả năng, những gì có lợi cho mình thì con người hết sức tranh thủ tận

dụng còn những gì có hại thì ra sức ứng phó Việc ăn uống là lĩnh vực tận

dụng môi trường tự nhiên còn mặc, ở và đi lại thuộc lĩnh vực ứng phó Mặc

Trang 23

đã tận dụng các chất liệu để đặt ngôi nhà sao cho có lợi nhất Để ứng phó với

khoảng cách, con người đã tận dụng tối đa địa hình và địa vật chọn cho mình

phương tiện thuận lợi nhất

1: Tận dụng môi trường tự nhiên : Ăn 2: Ứng phó với môi trường tự nhiên : Mặc

3: Ứng phó với môi trường tự nhiên : Ở và đi lại

Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội: Trải qua quá trình giao lưu và

tiếp biến văn hóa Án Độ (Văn hóa Chăm) với văn hóa Việt Nam; Đạo giáo và

văn hóa Việt Nam; Nho giáo và văn hóa Việt Nam; Phương Tây với văn hóa Việt Nam; những ảnh hưởng đặc trưng nổi bật trong quá trình giao lưu văn

hóa nhiều thế kỷ này là tỉnh thần bao dung, hiếu hòa, rồi tính tổng hợp và linh

hoạt cũng chỉ phối một cách nhất quán Trong ứng phó với môi trường xã hội,

truyền thống người Việt Nam là tránh đối đầu, tránh chiến tranh Khi bất đắc

dĩ phải chiến đấu đề tự vệ, người Việt Nam chỉ mong giành lại cuộc sống yên bình, cho nên rất độ lượng và không hiếu thắng

1.2 Văn hóa ứng xử của doanh nghiệp 1.2.1 Doanh nghiệp

Thực tiễn đổi mới kinh tế

nước ta những năm qua cho thấy việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cắp sang nền kinh tế vận hành cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế nhằm phát huy mọi tiềm lực trong dân cư để phát triển kinh tế xã hội là đúng đắn Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận và phản ánh đường lối đổi mới kinh tế của Đảng Điều 16 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định: “Phát huy mọi tiềm năng các thành phản kinh tế: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thẻ, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình

Trang 24

sở giao dịch ôn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật

nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” [30, tr.27]

Việc phân loại doanh nghiệp, tủy theo các tiêu chí khác nhau mà phân ra các loại doanh nghiệp khác nhau Theo ngành kinh tế chia ra doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp thương mại dịch vụ; theo tính chất hoạt động thì có hai loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp hoạt động công ích và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; theo quy mô, quy

mô về vốn và lao động thì có các loại hình doanh nghiệp lớn doanh nghiệp

vừa và nhỏ Theo hình thức sở hữu có doanh nghiệp quốc doanh, doanh

nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Theo luật

doanh nghiệp năm 2005, tắt cả cách doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bất kể là trong nước hay ngoài nước, vốn sở hữu nhà nước hay vốn sở hữu tư nhân đều gọi chung là doanh nghiệp

Nằm trong phạm trù đó, doanh nghiệp tư nhân là một chủ thể sản xuất,

kinh doanh thuộc thành phẩn kinh tế ngoài quốc doanh, Doanh nghiệp tư nhân là người sản xuất hàng hóa, đồng thời cũng có thể tiễn hành hoạt động kinh doanh, có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh trong nẻn kinh tế hàng hóa, thị

trường với nhiều thành phần kinh tế, có sự hợp tác, cạnh tranh lành mạnh với các chủ thê sản xuất kinh doanh khác và có quyền bình đẳng trước pháp luật

như tắt cả các chủ thế pháp luật kinh tế khác

Hiện nay doanh nghiệp tư nhân có một chỗ đứng trong nền kinh tế của

đất nước trong giai đoạn phát triển hiện nay Với nhiều thành tựu đáng khích

lệ trong những năm qua khu vực kinh tế tư nhân tang trưởng liên tục, chiếm tỷ

trọng tương đối ôn định Càng ngày, các doanh nghiệp càng khẳng định được vai tr, vị trí của mình trong sự phát triển của xã hội với mục đích trong tương lai không chỉ sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ mà còn cam kết nâng,

Trang 25

1.2.2 Văn hóa doanh nghiệp

Yếu tố văn hóa luôn hình thành song song với quá trình phát triển của doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp là văn hóa của một tổ chức vì vậy nó không đơn thuần là văn hóa giao tiếp hay văn hóa kinh doanh, nó cũng không

phải là khẩu hiệu Mà nó bao gồm sự tổng hợp của các yếu tổ trên Nó là giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và trong các hành vi mỗi thành

viên doanh nghiệp Cao hơn nữa là hình ảnh của một doanh nghiệp trên thương trường được toàn thể thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận, tuân theo

Thế giới xây dựng văn hoá doanh nghiệp dựa vào lý thuyết về văn hoá tổ chức Thuật ngữ văn hoá tổ chức hay văn hố cơng ty đã xuất hiện ở Mỹ từ

những năm 1970 và trở nên phổ biến sau khi tác phẩm Văn hố cơng ty của

Terrenee Deal và Atlan Kennedy được xuất bản tại Mỹ năm 1982 Học giả

E.Schein định nghĩa “văn hoá tổ chức là loại quy ước cơ bản do một nhóm người nghĩ ra, phát hiện hay xây dựng nên để giải quyết những vấn đề về sự

thích ứng với bên ngoài và sự hoà nhập bên trong Những quy ước này phải

được coi là có hiệu lực và là chuẩn mực để các thành viên mới của tô chức thấm nhuằn và tuân thủ”

Hai chuyên gia của trường cao học Kinh doanh Harvard là Thomas Peters

va Robert Waterman cing sir dung thuat ngit này trong cuốn sách nỗi tiếng Đi

Trang 26

tộc Chúng ta hoà nhập nhưng khơng hồ tan, mỗi doanh nghiệp trong quá trình

phát triển của mình sẽ tự tạo cho mình một bản sắc riêng nhất

Có rất nhiều định nghĩa xung quanh khái niệm văn hóa doanh nghiệp Mỗi nền văn hóa khác nhau có các định nghĩa khác nhau Mỗi doanh nghiệp

lại có một cách nhìn khác nhau vẻ văn hóa doanh nghiệp Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau vẻ văn hóa doanh nghiệp Một số ý kiến, quan điểm của các nhà nghiên cứu vẻ văn hóa doanh nghiệp như sau:

Ông Georges de saite Marie, chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp

vừa và nhỏ cho rằng “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu

tượng, huyền thoại, nghỉ thức, các điều cấm kị, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp” [28, tr.10]

Theo tác giả Trần Ngọc Thêm, trong để cương bài giảng Văn hóa doanh nghiệp của mình, ông cho rằng: “Văn hóa doanh nghiệp là một hệ

thống của các giá trị do doanh nghiệp sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt

động kinh doanh, trong mối quan hệ với môi trường xã hội và tự nhiên của minh” [35, tr5]

Ở Việt Nam hiện nay có nhiều trang viết và một số diễn đàn của giới doanh nhân đã đưa vấn đề văn hoá doanh nghiệp lên để thảo luận Hay như

Tác giả Ngô Minh Khôi trong bài đăng trên Thời báo kinh tế Sài Gòn số 31- 2002 đã viết:

Van hoá doanh nghiệp hay bản sắc doanh nghiệp là hệ thống các

chuẩn mực về tỉnh thần và vật chất, quy định mối quan hệ, thái độ

và hành vi ứng xử của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp,

hướng tới những giá trị tốt đẹp đã được xã hội đồng tỉnh, tạo ra nét

riêng biệt độc đáo, đồng thời là sức mạnh lâu bền của doanh nghiệp thể

iên qua sức mạnh sản phẩm của doanh nghiệp trên thương trường [19, tr.21]

Trang 27

động, lối suy nghĩ và các bảng hệ thống các giá trị của doanh nghiệp” [7, tr.8] Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng nếp sống văn minh văn

hoá trong sinh hoạt và nơi làm việc, ngày 02/08/2007, Thủ tướng Chính Phủ

cũng đã ra quyết định số 129 ban hành Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính Nhà Nước Quy chế quy định trang phục, giao tiếp và ứng

xử của cán bộ, công chức, viên chức khi thỉ hành nhiệm vụ cũng như việc bài

trí công sở tại cơ quan hành chính Nhà Nước

Trong cuốn Doanh nghiệp, doanh nhân và văn hoá của tác giả Trần Quốc Dân, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2008 đã viết:

'Văn hoá doanh nghiệp được hiểu là một hệ thống bao gồm những , truyền thống, tập quán, lối ứng xử, nghỉ lễ, biểu tượng,

giá

chuẩn mực được hình thành trong quá trình xây dựng và phát triển của doanh nghiệp,có khả năng lưu truyền, tạo nên bản sắc riêng, có

tác động sâu sắc tới tâm lý và hành vi của tất cả các thành viên

trong doanh nghiệp [8, tr.20]

Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng ta có thể xác định được

những biểu hiện của văn hoá doanh nghiệp trên các phương diện sau:

-Văn hóa doanh nghiệp bao gồm các yếu tố pháp luật và đạo đức Văn hóa doanh nghiệp không thể hình thành một cách tự phát mà phải được hình

thành thông qua nhiều hoạt động của bản thân mỗi doanh nghiệp, mỗi doanh

nhân, của nhà nước và các tổ chức xã hội

-Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống của các giá trị do doanh nghiệp sáng tạo và tích lăy qua quá trình hoạt động kinh doanh, trong mối

quan hệ với môi trường xã hội và tự nhiên của mình

Trang 28

-Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những phương thức kinh doanh,

quản lý điều hành kinh doanh, phong cách ứng xử trong quan hệ với đối tác

và trong nội bộ doanh nghiệp

-Văn hóa doanh nghiệp là những quy tắc ứng xử bắt thành văn, là lực lượng vô hình trở thành qui định của pháp luật, nhưng được các chủ thể tham

gia thị trường hiểu và chấp nhận 1

Méi quan hệ giữa văn hóa ứng xử và văn hóa doanh nghiệp 'Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là một phần của văn hóa doanh nghiệp, các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được xây dựng và duy

trì, phát triển bền vững sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ trong toàn doanh

nghiệp và đây là nguồn nội lực to lớn của mỗi doanh nghiệp Bên cạnh đó, môi trường làm việc càng ngày càng trở nên đa dạng, nên cảng dòi hỏi văn

hóa ứng xử phải được thiết lập bền vững Văn hóa ứng xử trong doanh

nghiệp là một trong những nhân tố góp phần xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp với bản sắc riêng Cách ứng xử giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả công việc, tới sự thành công của doanh nghiệp Cách cư xử trong doanh nghiệp được mọi người trong doanh nghiệp hưởng ứng, sẽ thúc đẩy tỉnh thần làm việc, phát huy tính dân chủ, phát triển khả năng cá nhân của

mọi thành viên Doanh nghiệp sẽ gắn kết với nhau trên tỉnh thần hợp tác,

phát triển, cùng đóng góp cho mục tiêu chung Sự gắn kết đó tạo nên sức

mạnh đưa doanh nghiệp tiến lên phía trước Mỗi doanh nghiệp có cách văn

hóa ứng xử riêng mang đặc điểm riêng, phù hợp với văn hóa ứng xử của

Trang 29

1.2.4 Vai trò văn hóa ứng xứ của doanh nghiệp

Có thể nói văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là tạo ra các quy tắc,

chuẩn mực ứng xử chứ không phải tạo ra các chỉ thị mệnh lệnh hành chính Cách làm này đối với các doanh nghiệp không chỉ có tác dụng thúc đẩy cho

doanh nghiệp thực hiện được phương thức kinh doanh “Lấy con người làm trung tâm” mà còn làm cho năng suất lao động tang cao, năng lực sản xuất kinh doanh phát triển và năng lực đoàn kết, hiệp đồng tập thể của doanh nghiệp trở nên mạnh mẽ, tang thêm sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Văn hóa ứng xử sẽ giúp cho mỗi cá nhân hoàn thiện mình hơn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao,

tạo dựng được lòng tin đối với lãnh đao và đồng nghiệp, từ đó sẽ tạo nên sức

mạnh chung đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển ~ Vai trò phát huy nhân tổ con người

Để xử lý các mối quan hệ doanh nghiệp cần có một chuẩn mực nhất định, chuẩn mực này xuất phát từ những giá trị văn hóa được chuyền tải qua nội dung quy chế của đoanh nghiệp thông qua hệ thống quản lý doanh nghiệp Chuẩn mực này trong doanh nghiệp chủ yếu được thê hiện ra trong hai vấn đề

sau: Một là, điều lệ doanh nghiệp và những quy định khác của doanh nghiệp; Hai là, văn hóa truyền thống của doanh nghiệp Phân tích hai mặt trên cho

thấy: mặt thứ nhất thuộc về quản lý cứng, nó dùng ngoại lực có tính chất cưỡng chế buộc mọi thành viên trong doanh nghiệp phải tuân theo mọi quy tắc mà doanh nghiệp đã định ra Mặt thứ hai thuộc về quản lý mềm: nó dùng

mọi rằng buộc về mặt đạo đức, tập quán để khép mọi thành viên trong doanh nghiệp tự giác tuân theo các quy tắc của doanh nghiệp Hai loại quản lý này

không thể thiếu trong công tác quản lý doanh nghiệp, chúng luôn bổ sung, hỗ

trợ nhau nhằm làm cho mọi người có được những chuân mực tối thiểu trong,

việc chấp hành các quy chế của doanh nghiệp Trong doanh nghiệp hạt nhân

Trang 30

quan hệ giữa con người với con người được biểu hiện ra trong mọi cấp độ của quá trình ứng xử Có thể thấy rằng, phát huy vai trò nhân tố con người thông qua ứng xử là thể hiện trình độ quản lý doanh nghiệp, nó kết hợp với truyền thống văn

hóa, môi trường văn hóa thì mới có sức sống, nó thể hiện nghệ thuật ứng xử

khôn ngoan như kiểu đầy thuyền thuận dòng thì làm ít lợi nhiều Ngược lại nếu đi ngược truyền thống văn hóa, môi trường văn hóa thì tự như chèo thuyền ngược đòng nước làm nhiều lợi ít Như Thủ tướng Phan Văn Khải đã

phát biểu với các doanh nghiệp: “Phải đặc biệt coi trọng yếu tố con người, với

nhận thức con người có trình độ công nghệ sản xuất và quản lý tiên tiến là yếu tố quyết định thành bại trong cuộc cạnh tranh gay gắt hiện nay” [18, tr.2]

~ Vai trò liên kết gắn bỏ các thành viên trong doanh nghiệp

Đóng vai trò liên kết của ứng xử như chất keo dính đề mọi người gần

lại với nhau, hợp tác với nhau cùng quan tâm đến các lợi ích Trong cuộc sống thường nhật cũng như trong kinh doanh, sự ứng xử qua mỗi tình huống giúp cho con người hiểu, gần gũi nhau hơn và đặc biệt ứng xử còn có vai trò liên kết mạnh mẽ các cá nhân đơn lẻ: “buôn có bạn, bán có phường” Những cách

xử sự đẹp, có văn hoá sẽ tạo ra những mối quan hệ gắn bó, nhân văn và bền

vững Trải qua những thử thách và sóng gió, thành công và thất bại, sự ứng xử

của mỗi thành viên doanh nghiệp trong những hoàn cảnh ấy sẽ khiến họ liên

kết mạnh mẽ với nhau hơn, hoặc là khiến cho cá nhân rời bỏ hoặc tập thé Trong quá trình tồn tại, phát triển của một doanh nghiệp không thẻ thiếu những cuộc đàm phán, thương lượng, ký kết hợp đồng với đối tác Từ bộ

trang phục lịch sự, cử chỉ nhã nhặn cho đến trình độ nhận thức, năng lực chuyên môn, sự am hiểu về nền văn hoá của đối tác, phong cách làm việc

của mỗi người đều đóng góp vào sự thành công trên bàn dim phan, đặc biệt là

nhờ vào kinh nghiệm ứng xử và tài khéo léo chuyển xoay tình thế của các bên tham gia Những hạn chế trong tư duy văn hoá sẽ làm cho ứng xử cũng thiếu

Trang 31

với nhau, nhiều khi chỉ cần một nụ cười chân thành của đối phương là mọi mâu

thuẫn sẽ được giải quyết ôn thoả cho nên nhiều nhà nghiên cứu còn khẳng định muốn xây dựng văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp thì đầu tiên nên tập cười Người đứng đầu doanh nghiệp cần phải biết phân biệt các xung đột và mâu

thuẫn giữa các cá nhân, giữa các nhóm để có cách xử lý thích hợp

'Văn hoá ứng xử tạo điều kiện phát huy dân chủ cho mọi thành viên và

góp phần củng có địa vị của mỗi cá nhân trong nội bộ doanh nghiệp: Thành viên

nào cũng được chia sẻ ý kiến, quan điểm của mình dựa trên những giá trị, chuẩn mực đã được thiết lập của doanh nghiệp là một nền tảng vũng chắc để phát huy tỉnh thần dân chủ trong toan doanh nghiệp Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp

đoàn kết, chan hoà, được chia sẻ nhiều thông tin hơn để có cơ hội tham gia sâu hơn vào việc ra quyết định của doanh nghiệp

~ Vai trò thí đưa và kích thích sắng tạo

Ứng xử trong doanh nghiệp làm năng động hóa và tăng cường các mối quan hệ giữa người với người và tạo ra một không khí thỉ đua sôi nỗi trong lao

động Người này thi đua với người kia, nhóm này thỉ đua với nhóm kia, cả tập

thể doanh nghiệp cùng thi đua Có thi đua là có giao ước, cam kết phấn đấu đề hoàn thành nhiệm vụ, tắt cả được biểu hiện qua ứng xử Thi đua nhằm đầy mạnh

sản xuất phát triển mà hạt nhân của thi đua chính là phong trảo lao động sáng tạo Phong trảo lao động sáng tạo trong doanh nghiệp được một động lực kích thích đó chính là động lực văn hóa Bởi mọi sáng tạo đều xuất phát từ những con người Đó là những con người có hiểu biết chuyên môn vững vàng, có trình đội ứng xử để thích nghỉ với mọi người trong việc bàn bạc thảo luận nhóm đưa ra những quyết định có liên quan đến sáng kiến, sáng tạo của doanh nghiệp

~ Vai trò làm đẹp thêm hình tượng của công ty

Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là một trong những thành tố góp phần xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp với

bản sắc riêng Cách ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp

Trang 32

doanh nghiệp Cách ứng xử trong doanh nghiệp được mọi người trong doanh nghiệp hưởng ứng, sẽ thúc day tinh thần làm việc, phát huy tính dân chú, phát

triển khả năng cá nhân của mọi thành viên Cả doanh nghiệp sẽ gắn kết với nhau trên tinh thần hợp tác, phát triển cùng đóng góp cho mục tiêu chung Sự gắn kết đó tạo nên sức mạnh đưa doanh nghiệp tiến lên phía trước

1-3 Những nét chung của văn hóa ứng xử trong hoạt động của doanh nghiệp

Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, trong một tổ chức doanh nghiệp nói chung các kênh thông tin có thể chia làm 3 hướng chính: Kênh thông tin từ trên xuống dưới (từ phía nhà lãnh đạo xuống dưới người thực hiện); Kênh thông tin từ dưới lên trên (từ phía người thừa hành lên đến những

người lãnh đạo); Thông tin theo hàng ngang (được sử dụng để mô tả các quan hệ trao đổi giữa những người cùng cấp trong một tô chức)

Như trên đã nói, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thời gian khảo sát một số biểu hiện chung nhất về văn hoá ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp, bao gồm việc ứng xử:

~ VHƯX giữa người chủ doanh nghiệp với các thành viên doanh nghiệp ~ VHUX giữa các thành viên doanh nghiệp với chủ doanh nghiệp ~ VHUX giữa các thành viên trong doanh nghiệp với nhau

~ VHUX văn hoá ứng xử của doanh nghiệp với khách hàng,

~ VHUX văn hoá ứng xử của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh 1.3.1 Văn hoá ứng xử của người chủ doanh nghiệp với các thành viên trong doanh nghiệp

Là người đứng đầu doanh nghiệp, nhà lãnh đạo có vai tro rat quan trọng

trong quá trình xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp Khi thực hiện những nguyên tắc dưới đây, nhà lãnh đạo sẽ xây dựng được nét văn hóa ứng

Trang 33

~ Gương mẫu và đám chịu trách nhiệm: Trong mọi hoạt động cấp trên

phải luôn gương mẫu và làm đúng; nói và làm phải nhất quán; quản lý được các

xung đột lợi ích; quản lý được các nguồn lực trong doanh nghiệp; dám chịu, không dùn đây trách nhiệm về những quyết định của mình cũng như những chỉ đạo của mình đối với cấp dưới; luôn giữ vững lời hứa với cấp dưới và nhân viên;

bảo vệ danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của cấp dưới, của nhân viên

- Công bằng, khách quan và công khai trong tuyển chọn, bôi đưỡng,

đào rạo, bổ nhiệm cán bộ: người chủ doanh nghiệp phải có nghệ thuật điều hành công việc hay nói cách khác là tuyển chọn, dùng người đúng việc, đúng chỗ Sắp xếp công việc theo đúng nguyện vọng, năng lực chuyên môn vào các vị trí chức danh trong dây chuyền, khi đó sẽ phát huy được tiềm năng của

nhân viên và tạo cho họ niém say mê trong công việc

~ Thưởng phạt công minh, trao quyễn hợp lý: văn hoá ứng xử của người chủ doanh nghiệp còn thể hiện ở năng lực đánh giá nhân viên của mình Đánh giá là một công việc cần thiết của hoạt động quản lý vì lợi ích vật chất của người

lao động gắn liền với sự đánh giá về mức độ hoàn thành công việc của họ Trên

cơ sở đó nhà lãnh đạo sẽ xác định được các phương thức thanh toán tiền lương,

khen thưởng hay cắt nhắc nhân viên vào các vị tri quản lý

~ Tạo dựng bằu không khi tin cậy, thân thiện trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ: văn hoá ứng xử của người chủ doanh nghiệp sẽ thực sự " đắc nhân tâm” khi họ thể hiện sự tôn trọng với tắt cả các nhân viên của mình Từ bác bảo vệ đến cô lao công, từ người già cho đến người trẻ, từ một nhân viên bình thường cho đến các trưởng phòng ban Bởi nhu cầu được tôn trọng là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người mọi thời đại

Nhu vay có thé thấy, hoạt động quản lý của người chủ doanh nghiệp là một nghệ thuật -nghệ thuật thu phục con người, nghệ thuật ứng xử giữa con người với con người, trong đó văn hoá ứng xử là nền tảng dé người lãnh đạo

đưa tô chức của mình ngày càng phát trién v:

Trang 34

1.3.2 Văn hoá ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp với người chủ doanh nghiệp

Ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp với người chủ doanh

nghiệp phải được xây dựng trên những nguyên tắc cụ thể: nhân viên phải thê

hiện được vai trò của mình, phải trở thành người hỗ trợ đắc lực cho chủ doanh

nghiệp Phải hồn thành tốt cơng việc được giao với tỉnh thần trách nhiệm cao nhất Có ý thức khắc phục khó khăn, nỗ lực hồn thành cơng việc tốt hơn kỳ

vọng của cấp trên; dám làm dám chịu trách nhiệm, không thoái thác nhiệm vụ được giao Họ cũng phải mạnh đạn thử sức với công việc mới, thách thức để chứng tỏ được khả năng của mình với nhà lãnh đạo; mạnh dạn trình bày quan điểm cá nhân và để xuất ý kiến để cải tiến công việc Sự cố gắng đó không, phải chỉ cho doanh nghiệp, cho ông chủ của mình, mà trước hết cho chính bản

thân mình Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong kinh tế gia đình của

mỗi một thành viên, doanh nghiệp không chỉ đem lại công ăn việc làm, vị trí xã hội cho họ mà còn đóng góp vào sự ổn định cuộc sống gia đình họ, trong đó người chủ doanh nghiệp có công rất lớn Chính vì thé van hoá ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp với người lãnh đạo nhất thiết phải có hai chữ “trung- ân” Trung thành với sứ mạng, tầm nhìn của doanh nghiệp, trung thành với đường lối và triết lý kinh doanh mà doanh nghiệp đã đặt ra, hưởng ứng và tham gia tích cực trong xây dựng văn hố doanh nghiệp, khơng tiết lộ những gì thuộc về bí mật, bí quyết của doanh nghiệp ra bên ngoài Những việc làm đó thể hiện sự tôn trọng tổ chức, tôn trọng người lãnh đạo và chứng tỏ bản lĩnh của bản thân trước những bon chen, thủ đoạn khắc nghiệt của môi

Trang 35

'Văn hoá ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp với chủ doanh nghiệp còn thể hiện sâu sắc trong tình yêu doanh nghiệp - yêu công việc mình

đang làm Bắt kỳ công việc nào cũng đòi hỏi lòng yêu nghề, không yêu nghẻ,

không có tinh cam gắn bó với doanh nghiệp thi “tâm không tĩnh”, đứng núi này trông núi nọ, không tập trung tỉnh thần làm việc và đổi mới sáng tạo Tình yêu công việc là nền tảng cho mọi ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp với chủ doanh nghiệp trở nên văn hoá, tự nguyện và tích cực, họ tìm thấy trong ngôi nhà chung của doanh nghiệp những tình cảm gắn bó máu thịt như trong một gia đình

Văn hóa ứng xử giữa nhân viên với nhân viên

Muốn xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp bền vững, mọi thành viên phải xây dựng được mối quan hệ đồng nghiệp, xây dựng được văn

hóa ứng xử với thái độ cởi mở, hợp tác với nhau Mỗi cá nhân dù có mạnh đến đâu cũng khó làm nên thành công nếu không hợp tác giúp đờ nhau Mối quan

hệ đồng nghiệp xây dựng vững chắc, sẽ tạo nên sức mạnh doanh nghiệp Vì vậy, xây dựng môi quan hệ đồng nghiệp không thẻ chỉ là những câu nói, cử chỉ

mang tính xã giao, mà phải dự trên sự hợp tác, thúc đây cùng hướng tới mục tiêu chung Mọi thành viên trong doanh nghiệp phải có tỉnh thần cởi mở, hợp túc với các đồng nghiệp

Các thành viên trong một tổ chức, doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm

đóng góp ý kiến một cách thăng thắn và “quang minh chính đại” cho đồng

nghiệp của mình đề cùng nhau tiến bộ, chia sẻ kinh nghiệm trong chuyên môn

nghề nghiệp, đồng thời chia sẻ cả những niềm vui nỗi buôn trong cuộc sống

nhưng không phải trong giờ làm việc mà sẽ có những giờ sinh hoạt chung, trong một không gian thoải mải dé ai cũng được giãi bày tâm sự mà không ảnh hưởng đến công việc, tạo cơ hội để hiểu và thông cảm cho nhau nhiều hơn Không bè phái, gièm pha, lợi dụng và phân biệt đối xử với đồng nghiệp: đối xử

bình đẳng với đồng nghiệp; khách quan trong đánh giá, nhận định về đồng

Trang 36

đoàn lồng

nghiệp làm mắt uy tín, danh dự của đồng nghiệp Môi trường làm việc vui vẻ là làm phương hại đến lợi ích của doanh nghiệp; không nói

một trong những yếu tố góp phần vào thành công của doanh nghiệp Các thành viên cần biết phân biệt rõ ràng giữa công việc và chuyện riêng tư, nếu biết cách cư xử có thê tạo được mồi quan hệ đồng nghiệp ở một mức độ cao hơn nữa như những người bạn tỐt trong cuộc sống

1.3.4, Văn hóa ứng xử của doanh nghiệp với khách hàng

Khách hàng là người mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, vì thể không một doanh nghiệp nào có thể sống sót và thành công nếu không có khách hàng Sự thành công bền vững của một tổ chức Mọi doanh nghiệp đều ý thức được sự tồn tại và phát triển của họ phụ thuộc vào việc có dành

được khách hàng không; có thỏa mãn được những yêu cầu thay đổi của họ

không và có duy trì được lòng trung thành của khách hàng không? Hướng

đến khách hàng có nghĩa là chúng ta phải biết lắng nghe và hiểu được nhu cầu của khách hàng, để từ đó phục vụ khách hàng tốt hơn; xây dựng một chiến lược kinh doanh định hướng dé

khách hàng, coi khách hàng là bạn đồng hành trong quá trình phát triển của

khách hàng trên cơ sở tôn trọng mình, là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động của mình, đồng thời xem họ như động lực chèo lái và phát triển của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tăng cường dịch vụ chăm sóc khách hàng thay cho lời cám ơn họ đã sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp Đây cũng là một trong những điều kiện để họ trở thành khách hàng thường

xuyên, trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng ngày càng trở nên mật thiết, đó là mối quan

hệ đôi bên cùng có lợi, vừa làm hài lòng khách vừa mang lại lợi nhuận cho

doanh nghiệp Khách hàng là nhân tố quyết định sự thành công của doanh

Trang 37

1.3.5 Văn hoá ứng xử của công ty với các đối thủ cạnh tranh

Các doanh nghiệp một khi đã bước chân vào kinh doanh đều không thể tránh khỏi việc lựa chọn “ đối đầu hay đối thoại “ với các đối thủ cạnh tranh - những doanh nghiệp cùng lĩnh vực kinh doanh với mình Mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là lợi nhuận, để đạt được mục tiêu ấy doanh nghiệp cần tính toán đến các biện pháp tăng trưởng lâu dài, quan tâm đến môi trường kinh

doanh trên tỉnh thần vừa hợp tác cùng phát triển với các doanh nghiệp khác, vừa phải cạnh tranh để tồn tại, đứng vững và chiếm lĩnh thị phần Cạnh tranh là một hiện tượng vốn có của nền kinh tế thị trường nên các doanh nghiệp cần tôn trọng quy luật ấy và chấp nhận cạnh tranh với một tinh thần chủ động, tích cực và “fairplay” nhất Đó chính là văn hoá ứng xử đẹp và đúng đắn nhất với

các đối thủ cạnh tranh, phù hợp với văn hoá doanh nghiệp và nhất là không xâm phạm đạo đức trong kinh doanh

Cạnh tranh vừa là động lực để doanh nghiệp tự đ iều chỉnh, đổi mới để tồn tại và phát triển, cũng vừa là sức ép phải đổi mới để chiến thắng với

những bảo thủ, trì trệ vốn có của mình Khi hội nhập càng sâu hơn vào nền

kinh tế quốc tế thì việc cạnh tranh trên thị trường trong nước ngay cing gay gắt, không những thế đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải vươn ra cạnh tranh trên cả trường quốc tế Sự cạnh tranh sẽ đặt ra cho doanh nghiệp nhiều thách thức vì khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn đối với cùng một loại sản phẩm hay dịch vụ Giá trị của sản phẩm và dịch vụ cũng do khách hàng quyết định vì họ là người chỉ trả cho những lợi ích mà sản phẩm đem lại Để cạnh tranh được thì doanh nghiệp cẳn phải có năng lực cạnh tranh

Tóm lại, trong quan hệ ứng xử với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp

Trang 38

1.4 Téng quan về quận Đống Đa và các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn quận Đống Đa

Quận Đồng Đa là một quận nội thành cũ của Thủ đô, được xác định là đô thị lõi khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, Đồng Đa chịu áp lực đô thị

anh hùng, sức mạnh đoàn

kết toàn dân, xây dựng quận Đống Đa phát triển bền vững, văn minh hiện đại Với diện tích 9.96km2, mật độ dân số ở Đồng Đa cao nhất thành phố với trên 4 vạn dân/km2 Quận Đồng Đa cũng là quận có nhiều doanh nghiệp nhất

với địa

Nằm ở phía Tây Nam nội thành Hà Nội, quận Đống Đa gắn

danh lịch sử Gò Đồng Đa nơi Quang Trung đại phá quân Thanh, cùng di tích

Van Miếu-Quốc Tử Giám Quận Đồng Đa Phía Bắc giáp quận Ba Đình; phía

Đông Bắc giáp quận Hồn Kiếm; phía Đơng giáp quận Hai Bà Trưng; phía

Nam giáp quận Thanh Xuân; phía Tây giáp quận Cầu Giấy Trước kia vùng

đất Đồng Đa là khu phía Tây của huyện Thọ Xương cũ, tỉnh Hà Nội

Ngày 22/11/1996, theo Nghị định số 74-CP của Chính phủ, điều chỉnh toàn bộ diện tích và nhân khẩu của các phường: Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Kim Giang, Phương Liệt, một phần diện tích và nhân khẩu của

phường Nguyễn Trãi, của phường Khương Thượng thuộc quận Đồng Đa về quận

“Thanh Xuân quản lý Phường Nguyễn Trãi còn lại được đổi tên là phường Ngã Tư Sở Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, quận Đồng Đa còn 21 phường,

Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, chính quyền và Nhân dân quận Đồng Đa đã phát huy tỉnh thần tự chủ, đổi mới tư duy bằng việc mạnh dạn xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và chuyên hoạt động kinh tẾ sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa để tạo tiền đề cho những năm tiếp theo.Đặc biệt, trong 5 năm đầu của thế kỷ XXI (2001 -

2005), trước cơ hội mới của thời kỳ hội nhập, quận đã nắm bắt thời cơ để đưa

Trang 39

Giai đoạn “chuyển mình” quan trọng nhất không thể không nhắc đến đó là

khoảng thời gian từ năm 2005 — 2015 Điều này được thể hiện ở việc, da ting trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức khá và thu ngân sách trên địa bàn quận năm sau luôn cao hơn năm trước Cụ thé, sau 10 năm, tổng số thu ngân sách của quận đã

tăng xấp xỉ 18 lần (từ hơn 321 tỷ đồng năm 2005 lên 5.638 tỷ đồng vào năm

2015) Ngoài ra, Quận Đồng Đa là địa bàn có số doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhiều nhất thành phố Hà Nội Năm 2008, có 10.052 doanh nghiệp; đến đầu tháng 8/2009, có 13.164 doanh nghiệp tháng 5/ 2016, có 26.479 doanh nghiệp hoạt đông Hoạt động thương mại — dịch vụ trên địa bàn được đẩy mạnh, hình thành

một số trung tâm buôn bán sôi động: Khâm Thiên, Nam Đồng, Giảng Võ

Để ghi nhận những thành quả, công lao của quận trong suốt Š5 năm qua,

vào ngày 20/5 vừa qua, cán bộ và Nhân dân quận Đồng Đa đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất Đây là động

lực cổ vũ rất lớn để quận Đồng Đa tiếp tục vững bước trên những chặng đường mới vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” 1 Quá trình hình thành và phát triển

Vài nét về công ty cỗ phần nội thất LITI

Công ty cổ phẩn LITI được thành lập từ năm 2005, hoạt động trong inh vực thiết kế, sản xuất, thi công các sản phẩm đồ gỗ cho các dự án, công trình dân dụng, nhà hàng, khách sạn, showroom, văn phòng Với tiêu chí chất

lượng, tiến độ sản phẩm là sự uy tín, giá bán là sự cạnh tranh, Công ty đã và

luôn nhận được sự ủng hộ, hợp tác của khách hàng Hoạt động sản xuất kinh doanh giữ được sự ồn định và ngày một phát triển để phục vụ được nhiều khách hàng hơn nữa

Hiện tại, với diện tích nhà xưởng 5000m2, và hơn 100 công nhân lành

nghề, thạo việc, Công ty Liti có thể khẳng định đảm bảo thành công cho các dự án lớn, nhỏ, và các nhu cầu về đồ gỗ

định quy mô sản xuất, công ty luôn nỗ lực đưa ra những giải pháp để có thể

ngoại thất Song song với việc ôn

Trang 40

Lĩnh vực hoạt động của Công ty

Công ty Cổ phần Liti hoạt động trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh đồ

sỗ nội ngoại that, với các dịch vụ và sản phẩm chính như sau:

Tư vấn, thiết kế đồ gỗ nội - ngoại thất: Đây là giai đoạn khởi đầu

quan trọng với cả Công ty CP Lit và với cả Khách hàng, công ty luôn đề

cao tính chính xác và ý tưởng sáng tạo để cùng với khách hàng cô được sản phẩm phù hợp nhất

Sản xuất, thì công đồ gỗ nội ngoại thất: Công ty Liti luôn có đủ bộ phận nhân sự văn phòng như Hành chính, Kinh doanh, Thiết kế, Thi công để hợp

tác với khách hàng Nhưng thế mạnh và niềm tự hào của công ty là bộ phận sản xuất Với những công nhân lành nghề, nhiều nhiệt huyết với nghề nghiệp

và trách nhiệm với sản phẩm, công ty đã và luôn đáp ứng đầy đủ những mong

mỏi và niềm tin của Khách hàng dành cho mình Cơ cầu tổ chức và sơ đỗ hoạt động của công ty

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức của Công ty LiTi CHU TỊCH HỘI ĐÔNG QUẢN E1 GIAM BOC DIEU GIAM BOC SAN XUAT Phong HCNS

pl oP p ff op, PY Man op Bae Phe Ke BP

Ké |g Kinh |q Thiết || Thi |hơn năm| Bóc |u|Vật trộ | hoạch KCS toán | | doanh || kế || công , | tách | | thiết | | sảm

át triển bi_ba suit

Ngày đăng: 17/08/2022, 13:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w