Đề tài Quan điểm văn hóa sinh thái của Hồ Chí Minh giới thiệu lý luận chung về văn hóa sinh thái và khái quát quá trình hình thành quan điểm văn hóa sinh thái của Hồ Chí Minh; trình bày nội dung và giá trị quan điểm văn hóa sinh thái của Hồ Chí Minh. Phân tích ảnh hưởng quan điểm văn hóa sinh thái của Hồ Chí Minh đến xây dựng văn hóa sinh thái hiện nay.
Trang 1
TRUONG DAI HQC VAN HOA HA NOT —
Nguyễn Thị Thu Hường
Trang 2BQ VAN HÓA, THÊ THAO VÀ DU LỊCH _ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI mm
Nguyễn Thị Thu Hường
Trang 3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ——
Nguyễn Thị Thu Hường
Trang 4Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Lê Bảo Những nội dung trình bảy trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được
ai công bố dưới bắt kỳ hình thức nào Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu
của người khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng Tơi hồn toàn chịu trách nhiệm
trước nhà trường về sự cam đoan này
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
'Tác giả luận văn
Trang 5MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC § DANH MỤC CHU CAI VIET TAT 7 MO DAU 8
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VÈ VĂN HÓA SINH THÁI VÀ KHÁI QUÁT QUA TRINH HINH THANH QUAN DIEM VAN HÓA SINH THÁI CỦA HỖ CHÍ MINH 1Š
1.1 Lý luận chung về Văn hóa sinh thái l§
1.1.1 Khái niệm Văn hóa sinh thái 7 1.1.2 Cấu trúc Văn hóa sinh thái 19 1.1.3 Chức năng Văn hóa sinh thái 22 1.2 Khái quát quá trình hình thành quan điểm Văn hóa sinh thái của
Hồ Chí Minh 24
1.2.1 Một số quan điểm về văn hóa sinh thái trên thế giới 25 1.2.2 Những yếu tố hình thành quan điềm văn hóa sinh thái Hồ Chí Minh 28 u kết chương 1 31 Chuong 2: NOL DUNG VA GIA TR] QUAN DIEM VĂN HÓA SINH THÁI CỦA HO CHÍ MINH 33 2.1 Nội dung quan điểm Văn hóa sinh thái của Hồ Chí Minh 33
2.1.1 Quan diém con người sống hải hỏa với tự nhiên _-
2.1.2 Quan điểm về khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tải nguyên thiên nhiên 39 2.1.3 Quan điểm về xây dựng và bảo vệ môi trường sinh thái 47 2.2 Giá trị quan điểm Văn hóa sinh thái của Hồ Chí Minh 57
Trang 62.2.3 Giá trị van hóa tHeneeriec — 64 2.24 Giá trị giáo dục 68 “Tiểu kết chương 2 74
Chuong 3: ANH HUONG QUAN DIEM VĂN HÓA SINH THÁI CUA HO CHi
MINH DEN XAY DUNG VAN HOA SINH THÁI HIỆN NAY 75
Trang 7
DANH MỤC CHU CAI VIET TAT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Trang 8MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, do nhu cầu ngày cảng tăng của đời sống vật chất, không gian sống của con người ngày càng được mở rộng dẫn đến sự thu
hẹp của môi trường tự nhiên Tình trạng cạn kiệt tài nguyên đất, nước, khơng khí, khống sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển và tình trạng ô nhiễm môi trường sống đã và đang trở thành “điểm nóng” của toàn thế giới Trên
khắp mọi vùng miền của trái đất, khí hậu biến đổi bắt thường, hạn hán, lũ lụt gia tăng Thực tế đã chỉ ra việc tự nhiên thay đổi cụ thể là sự biến đổi bất thường, khác quy luật của tự nhiên đã trực tiếp tác động vào cuộc sống của con người Theo quy luật thông thường xã hội phát triển cả về lượng và chất
thì chất lượng cuộc sống ngày càng được quan tâm, đầu tư phát triển Nhưng đi trái với quy luật đó vấn đề sức khỏe, một yếu tố cấu thành của chất lượng
cuộc sống đang có dấu hiệu suy giảm từng ngày Minh chứng thực tế là bệnh tật xuất hiện ngày cảng nhiều với các loại bệnh chưa tìm ra phương pháp chữa trị thì ngày nay lại chồng thêm khó khăn của việc xuất hiện các loại bệnh mới Hiện tượng băng tan, mực nước biên dâng lên, nhiệt độ trái đất tăng dẫn đến
hiện tượng nóng lên toàn cẩu Các hiện tượng thiên nhiên diễn biến ngày càng phức tạp đang là vấn đề nóng, được ưu tiên hàng đầu tại các hội nghị quốc tế
'Việc kiểm soát, phòng ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ sự đa dạng của hệ sinh thái, đảm bảo cuộc sống lành mạnh cho con người không còn là vấn đề riêng của một quốc gia, dân tộc nào mà là vấn đề chung của toàn nhân loại
Cũng như nhiều nơi trên thế giới, ở Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, trong tiến trình đây mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đã trực tiếp tác động đến nhiều mặt trong công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước Chính sự thay đổi đó cũng có nhiều ảnh hưởng tới lĩnh vực môi trường, tài nguyên thiên nhiên và sự cân bằng sinh thái Tài
Trang 9tích cây xanh và mặt nước giảm, tình trạng ngập ứng, lũ lụt gia tăng, ving dat ngập mặn ngày càng nhiều, sự suy giảm các tài nguyên động thực vật và tình
trang 6 nhiễm môi trường ngày càng cao, nguồn nước ngầm bị suy thối, ơ nhiễm cạn kiệt, ô nhiễm biển có chiều hướng ngày cảng gia tăng, là nguyên
nhân làm suy giảm chất lượng môi trường sống của chính chúng ta Người
dân Việt Nam hiện nay đặc biệt chú ý và quan tâm tới các vấn đề liên quan tới
lĩnh vực môi trường sinh thái, những thông tin về các vấn đề này đang ngày
trở thành những tiêu điểm hấp dẫn của truyền thông, báo chí, và các diễn đàn
xã hội
Môi trường sống mang tính người hay chính là vấn đề văn hóa sinh thái
là một nhân tố hết sức quan trọng đối với sự sống của con người Bảo vệ môi
trường sinh thái chính là việc duy trì sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người
Đây luôn là vấn đề nóng của mỗi quốc gia qua các thời kỳ khác nhau, ở Việt
Nam cũng vậy Với nhãn quan chính trị nhạy bén, tầm nhìn xa trông rộng và
nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của vấn đề sinh thái, môi trường nên lúc
sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam đã rất chú ý đến việc xây dựng, bảo vệ môi trường sinh thái Cách đây é
kỷ, Người đã có những quan điểm, việc làm đi trước thời đại về
trường sinh thái Người đã bày tỏ sự quan tâm của mình đối với thiên nhiên, môi trường sống trên cơ sở phân tích vị trí, vai trò mm quan trọng, đóng góp
của môi trường tới cuộc sống của con người và bước đầu nêu lên những giải pháp hữu hiệu và đơn giản, nhằm bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta Người
luôn là một tắm gương mẫu mực về việc ứng xử với thiên nhiên, môi trường vì
bản thân Người luôn đề cao phuong chim: “Di nhdn vi giáo, dĩ ngôn vi giáo ” - nghĩa là trước hết phải giáo dục bằng tắm gương sống và việc làm của mình, phải có hành động thực tiễn chứng minh sau đó mới giáo dục bằng lời nói Dù
trực tiếp hay gián tiếp, những lời nói và hoạt động thực tiễn của Người là một
tắm gương sinh động, bài học chân thực cụ thể giúp chúng ta nhận thức và góp
Trang 10Từ việc nhận thức về tằm quan trọng của môi trường sinh thái, văn hóa
sinh thái với cuộc sống con người, đồng thời với mong muốn tìm hiểu những
quan điểm và hoạt động thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa sinh
thái, tôi lựa chọn đề tài:“Qwan điểm văn hóa sinh thái của Hồ Chi Minh”
làm bài luận văn thạc sỹ chuyên ngành văn hóa học 2 Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về văn hóa sinh thái là một đề tài mới, hấp dẫn, phản ánh thực tẾ mang tính ứng dụng cao nên dành được nhiều sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, sách, báo xoay quanh vấn đề văn hóa sinh thái và Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa sinh thái Trên cơ sở tiếp cận các công trình nghiên cứu có thể khái quát lại như sau:
'VỀ nghiên cứu trong nước có một số sách, bài viết, luận văn, khóa luận đã gop phan làm rõ về mảng đề tài môi trường, văn hóa sinh thái, Chủ tịch Hồi Chí Minh với môi trường tự nhiên, văn hóa sinh thái:
Trần Lê Bảo và các tác giả trong cuỗn “Văn hóa sinh thái - Nhân văn ” trình bày một cách khoa học các vấn dé liên quan đến môi trường sinh thái, văn hóa sinh thái, văn hóa sinh thái - nhân văn, thực trạng của văn hóa sinh thái nhân văn hiện nay ở nước ta và đưa ra một số giải pháp về việc giáo dục văn hóa sinh thái - nhân văn cho thể hệ trẻ
Vi Minh Tam trong cng tinh “Vain hóa sinh thái, nhân văn và hệ
thống tự nhiên con người, xã hội” đã đưa ra cơ sở tự nhiên - xã hội của quá
trình hình thành văn hóa sinh thái - nhân văn là phương thức sản xuất xã hội,
năng lực tư duy, nhận thức của con người và hoạt động thực tiễn của nó
Bùi Quang Thắng trong cuốn “30 thuật ngữ nghiên cứu văn hóa” đã đưa ra các khái niệm về văn hóa, môi trường và sự tác động qua lại giữa văn
hóa và môi trường sinh thái
Trang 11luật tiến hóa của nó, đồng thời tác giả đưa ra sự nhận thức của con người và những thái độ ứng xử của con người với văn hóa sinh thái
V.V.Daglađin L.T.Phrôlốp trong cuốn “Những vấn để toàn cầu của thời
đại” đã hệ thống các vấn đề toàn cầu trong mối quan hệ qua lại giữa con
người và tự nhiên, tác giả đã phân tích những ảnh hưởng của tự nhiên tới môi
trường và cuộc sống của con người
Một số thạc s, sinh viên trường Đại học văn hóa đã tìm hiểu, nghiên cứu về đề tải môi trường sinh thái trong luận văn, khóa luận tốt nghiệp của
mình Cụ thể
Luận văn Thạc sỹ Văn hóa học của tác giả Nguyễn Khả Phú (Khóa 2007-2009) “Ứng xứ của cộng đồng cư dân đối với môi trường sinh thái biển
Nha Trang hiện nay"
Luận văn Thạc sỹ Văn hóa học của tác giả Lê Thanh Hòa (Khóa 2006-2008) “Văn hóa môi trường các làng nghề thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay ”
Luận văn tốt nghiệp của tác giả Dương Mạnh Thắng (Khóa 2010-2014) “Văn hóa sinh thái của người Dao quân chẹt tại khu vực vườn quốc gia Ba
Vi, xd Ba Vi, huyện Ba Vĩ, Hà Nội ”
Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm (2012) “Vấn đề văn
hóa sinh thải trong sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay” nêu lên các
lý luận về văn hóa sinh thái và phát triển bền vững ở nước ta, vai trò của văn hóa sinh thái với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa
Đỉnh Xuân Lâm và Bùi Đình Phong trong cuốn Văn hóa và triết lý phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh có để cập đến tẩm nhìn xa trông rộng của
Trang 12tự nhiên Triết lý đó khẳng định sự để cao nhân sinh quan con người hòa hợp với tự nhiên của Người và muốn có sự phát triển bền vững ở Việt Nam, con
người cần trú trọng tới vấn để bảo vệ môi trường sinh thai
Phan Ngọc Liên và các tác giả trong cuốn “Tìm hiểu tư tưởng Hỏ Chí AMinh với thời đạf” đã phân tích một cách sâu sắc vai trò của tư tưởng Hồ Chí
Minh đối với thời đại trên nhiều phương diện và nhiều lĩnh vực Trong tác
phẩm các tác giả đã khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác-Lênin không chỉ là nền tảng tư tưởng mà còn là kim chỉ nam trong mọi hành động
của chúng ta Các tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể về tư tưởng, quan
điểm của Hồ Chí Minh với vấn dé bao vệ tài nguyên thiên nhiên
Chủ tịch Hỗ Chí Minh dành sự quan tâm đặc biệt tới môi trường sinh thái từ thực trạng, các vấn đề của môi trường, của tự nhiên, Người đưa ra
phương hướng, chúng ta có thể thấy rõ rằng không chỉ trong các bài viết mà ngay trong các tác phẩm tir “Dai sống mới” đến bản “Dĩ chúc” lịch sử, Người a dành cho nhân dân những lời căn dặn sã
môi trường sinh thái về vấn để bảo vệ thiên nhiên,
Tác giả Nguyễn Kim Cương trong bài viết “Bác Hồ với môi trường” đã đưa ra quan điểm khẳng định Bác Hồ là người đi tiên phong ở nước ta trong
Tĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái
Ngô Vương Anh với bài viết *iọc Bác ứng xứ với thiên nhiên, môi trường” đã đưa ra phong cách sống hài hòa với thiên nhiên môi trường của
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngoài ra có hàng nghìn công trình, bài viết nghiên cứu về Chủ tịch Hồ
Chí Minh với phong trào trồng cây, gây rừng, bảo vệ văn hóa sinh thái, và
môi trường sống hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh
Các công trình nghiên cứu đó là nguồn tư liệu vô cùng quý giá cho các
Trang 13nghiên cứu về quan điểm văn hóa sinh thái của Hồ Chí Minh Luận văn của
túc giả là công trình đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này 3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các quan điểm Hồ Chí Minh về văn hóa
sinh thái, quá trình hình thành quan điểm văn hóa sinh thái của Hồ Chí Minh; Những nội dung và giá trị quan điểm văn hóa sinh thái của Hồ Chí Minh
lồ Chí Minh đối với việc xây dựng văn
từ đó làm rõ vai trò văn hóa sinh thái hóa sinh thái hiên nay ở nước ta
4 Cơ sở lý luận và phương pháp ngi 4.1 Cơ sở lý luận
Luận văn vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, các chủ chương của Đảng, pháp luật của nhà nước, các triết lý về mồi
quan hệ giữa tự nhiên và con người trong phát triển bền vững đề làm sáng tỏ các vấn đề liên quan tới quan điểm văn hóa sinh thái của Hồ Chí Minh
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp liên ngành, phương pháp nghiên cứu phân tích các dữ liệu lịch sử; thu thập xử lý tài liệu liên quan; phương pháp thống kê, phân loại các tài liệu, tư liệu, đưa vào các vấn để cụ thể trong dé tài
để làm rõ nội dung liên quan tới vấn đề nghiên cứu
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Š.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính của luận văn là nghiên cứu các quan điểm Văn hóa
sinh thái của Hồ Chí Minh và ảnh hưởng của các quan điểm đó tới hoạt động xây dựng văn hóa sinh thái hiện nay
%2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 14Các quan điểm của Người về Văn hóa sinh thái được tác giả nghiên cứu thông qua các tư liệu, tài liệu, bài nói, bài viết của Người, các tác phẩm và các công
trình nghiên cứu về Người
6 Những đóng góp của đề
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách chuyên sâu về vấn đề này Luân văn là tài liêu tham khảo hữu ích với các bạn đọc, các cơ quan,
đoàn thể khi nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về vấn đề sinh thái
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo va phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về văn hóa sinh thái và khái quát quá
trình hình thành quan điểm văn hóa sinh thái của Hồ Chí Minh
của Hồ
Chương 2: Nội dung và giá trị quan điểm văn hóa sinh tl Chí Minh
Chương 3: Ảnh hưởng quan điểm văn hóa sinh thái của Hồ Chí
Trang 15Chương I LÝ LUẬN CHUNG VÈ VĂN HÓA
VÀ KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUAN DIEM VAN HÓA SINH THÁI CỦA HO CHi MINH
1.1 Lý luận chung về Văn hóa sinh th:
'Văn hóa (Culture) theo nghĩa gốc của tiếng La tỉnh là gieo trồng, trồng
trọt, như vậy ngay từ đầu thuật ngữ văn hóa đã xuất phát từ hoạt động lao đông, sản xuất, hoạt động gắn liền với quá trình tồn tại và phat trién của loài người, hoạt động gắn bó giữa lao động của con người với đất đai, tự nhiên Ngày nay, từ thuật ngữ gốc đó đã phát triển thành rất nhiều cách hiểu khác
nhau về văn hóa Có quan niệm cho rằng Văn hóa là hiện tượng tỉnh thần; có quan niệm cho rằng văn hóa là phương thức giao tiếp: cũng có những quan
niệm khẳng định văn hóa là những thiết chế Hướng nhìn nhận khác coi văn
hóa là phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống Như vậy văn hóa là một khái niệm mang tính đa nghĩa Văn hóa không chỉ là những vấn đề xã hội,
công đồng làng xã, đô thị, nhà nước, chiến tranh, hòa bình, lối sống mà còn hàm chứa những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, mối quan hệ thực
tiễn của con người với hệ sinh thái, vì thế đã có thời kỳ quan điểm sinh thái
học có một vị trí quan trọng trong phương pháp tiếp cận văn hóa
“Từ quan điểm sinh thái học, văn hóa là sự thích nghỉ của con người với môi trường, các hoạt động của con người gắn với tự nhiên, thích ứng với tự nhiên, đây là nền tảng của quan điểm sinh thái học khi tiếp cận văn hóa Nghiên cứu văn hóa, nguyên tắc đầu tiên tiếp cận vấn để này đó là nghiên cứu về mối quan hệ giữa tự nhiên và văn hóa Sự khác biệt giữa tự nhiên và văn hóa đó là từ nhân hóa Quan niệm này đã in sâu vào trong tư tưởng của con người cả ở phương Đông và phương Tây Tự nhiên và văn hóa có mi liên hệ
Trang 16'Văn hóa với tư cách là sự tự phát triển của bản thân con người là sức mạnh của con người trước các lực lượng của tự nhiên Trong văn hóa, hoạt
động sản xuất xã hội của con người đã biến con người trở thành mục đích và
sản phẩm của mình Cũng có thể hiểu văn hóa là một quá trình biến con người sinh học thành con người xã hội, khiến con người khác với con vật và các loài khác Do đó cội nguồn của mọi hiện tượng văn hóa đều gắn con người với tự nhiên, với xã hội, với sự tự phát triển của bản thân con người Văn hóa là thế giới của con người, do con người sáng tạo ra vì sự sinh tổn cũng như giao tiếp
của con người Chính vì vậy, Chủ tịch Hỗ Chí Minh đã nhận định: “Văn hóa
là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu đời sống và đồi hỏi của sự sinh tổn” [16, tr.458] Văn hóa không chỉ là trình độ người của các quan hệ xã hội Văn hóa không chỉ gắn với quan hệ xã hội mà còn gắn trực tiếp với tự nhiên, bởi tự
nhiên là thân thể vô cơ của con người Văn hóa không chỉ gắn với xã hội, với tự nhiên mà còn gắn với sự phát triển của chính bản thân con người
'Văn hóa là một phạm trù lịch sử, là kết quả của sự chuyền biến căn bản
trong tồn tại xã hội và ý thức xã hội của con người Văn hóa là sản phẩm chỉ có ở con người, là cái để phân biệt giữa loài người và các loài khác Theo học
thuyết hình thái kinh tế - xã hội thì văn hóa và tự nhiên tức là hoạt động cải
tạo tự nhiên, xây dựng môi trường sinh thái nhân văn
Con người sống trong mối quan hệ chặt chẽ với tự nhiên - cách thức ứng xử với môi trường tự nhiên là một thành tố quan trọng trong hệ thống van
hóa Trong việc ứng xử với tự nhiên có thể xảy ra hai khả năng: Những gì của tự nhiên có lợi cho mình thì con người hết sức tranh thủ tận dụng, những gì có
hại thì phải ra sức đối phó, đối phó với thời tiết, khí hậu, khoảng cách, để con
Trang 17Vì lẽ sinh tổn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa [ l6, tr458] 1.1.1 Khái niệm Văn hóa sinh thái
1.1.1.1 Sinh thái
Sinh thái theo Đại từ điển tiếng việt của tác giả Nguyễn Như Ý, do nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2008), là quan hệ giữa
sinh vật và môi trường nói chung
Sinh thái theo nghĩa gốc tiếng la tỉnh (oikos) là nhà ở, nơi cư trú, nơi sinh sống của các sinh thể bao gồm từ các sinh vật nhỏ bé nhất, đơn giản nhất như các sinh vật đơn bào, vi sinh vat, virut đến những sinh vật to lớn, phức tạp, phát triển cao như các động vật có vú và kể cả con người Mọi sinh vật
đều cần có nơi cư trú, nơi ở, đó là môi trường sống xung quanh
Sinh thái bao gồm môi trường sống xung quanh mình, các yếu tố đảm bảo sự sống: Đất, nước, không khí, hệ sinh vật nhằm đảm bảo các điều kiện sống cho các yếu tố bên ngoài và con người
Khi lịch sử xã hội loài người được hình thành, con người phát triển từ
giới động vật phát triển và dần hoàn thiện Thời kỳ sơ khai ấy con người còn
lệ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, chịu sự chỉ phối và tác động của giới tự nhiên Dần dần, trong quá trình lao động, sản xuất, con người nắm bắt và cải biến tự nhiên Con người tạo cho mình những môi trường sống ngày càng phù hợp hơn và thuận tiện cho cuộc sống hơn
Ph.Ăngghen là một trong những nhà tư tưởng đã sớm lưu ý đến thái độ
của con người trong quá trình chỉnh phục và cải biến tự nhiên trong tiến trình sản xuất xã hội, đến tính chất của con người lên giới tự nhiên, chứ không phải
Trang 18tố quyết định đến sự tổn tại và phát triển của hệ sinh thái trên trái đất, do đó
nó là một đối tượng được quan tâm qua nhiều thời đại
ế giới vật chất với ta
Môi trường được hiểu là toàn bộ cả sự đa dạng,
muôn màu muôn vẻ, luôn vận động, biến đổi và tồn tại khách quan, môi trường có thê hiểu là giới tự nhiên Môi trường cũng có thê hiểu là môi trường
sống ~ phần thể giới vật chất đã và đang tổn tại sự sống, môi trường này được gọi là sinh quyển Môi trường này bao gồm các yếu tố hữu cơ và vô cơ Môi
trường vô cơ gồm các yếu tố như ánh sáng, không khí, đất nước và các chất cần cho sự sống Môi trường hữu cơ gồm các yếu tố hữu cơ (sinh học) như
động vật, thực vật, nắm, tảo, địa y cùng các chất thải của chúng qua quá
trình trao đổi chất và các xác chết của chúng 1.1.1.2 Văn hóa sinh thái
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những quan niệm về Văn hóa sinh thái
của các công trình đã công bồ thì tác giả lựa chọn khái niệm Văn hóa sinh thái
theo định nghĩa của giáo sư Bùi Thiết để nghiên cứu nội dung đẻ tài Theo đó:
Văn hóa sinh thái là mọi hoạt động của con người nhằm làm cho môi trường sinh thái tự nhiên ngày càng đẹp để hơn, hoàn thiện hơn, phát triển bền vững hơn và chính sự bảo vệ tự nhiên sinh thái đó là sự đảm bảo cho
cuộc sống bên vững của con người
'Văn hóa sinh thái được thể hiện thông qua nhận thức của con người về giới tự nhiên, qua tình yêu của con người đối với giới tự nhiên cũng như hành
vi của họ đối với tự nhiên trong hoạt động thực tiễn của con người
'Văn hóa sinh thái cũng bao hàm các giá trị mà con người đạt được trong quá trình biến đổi tự nhiên nhằm tạo ra môi trường sống mới vừa phù
hợp với ban chất người và phát triển xã hội, vừa phù hợp với bản chat, sự tồn
tại và phát triển của tự nhiên
Trang 19của cải vật chất và tỉnh thần để đáp ứng các nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại, giải trí, thẩm mỹ của mình Các sản phẩm do con người tạo ra trong quá trình tác động và cải biến tự nhiên ấy đảm bảo sự sinh tồn của con người, mặt khác
thể hiện sự hiểu biết về tự nhiên, cách ứng xử với tự nhiên và trình độ chinh
phục tự nhiên của con người ở từng thời kỳ nhất định Văn hóa sinh thái không phải tất cả những gì con người sáng tạo ra trong quá trình tác động và cải biến tự nhiên mà nó chỉ là những cái làm cho con người có một môi
trường sống lành mạnh, tốt đẹp và hài hòa với tự nhiên hơn
'Văn hóa sinh thái tự nhiên chỉ mọi tác động của con người đến tự nhiên
theo hướng tích cực nhất, một mặt duy trì một cách bền vững tính đa dạng vốn có của tự nhiên, không làm phương hại đến tự nhiên, mặt khác với nhận
thức khoa học của mình, con người cải biến và thúc đây tự nhiên phát trién theo hướng tốt đẹp hơn
'Văn hóa sinh thái không phải tắt cả những gì con người sáng tạo ra trong quá trình tác động và cải biến tự nhiên mà nó chỉ là những cái làm cho con người có một môi trường sống lành mạnh, tốt đẹp và hải hòa với tự nhiên hơn Van héa sinh thai khác sinh thái ở chất lượng cuộc sống của con người và tính ngườ 1.1.2 Cấu trúc Văn hóa sinh thái
tính nhân văn của con người khi ứng xử với tự nhiên
‘Van hóa sinh thái là vấn để rộng lớ
nghiên cứu mà Văn hóa sinh thái có những cấu trúc khác nhau Dựa vào nội dung đã trình bày và theo hướng tìm hiểu của tác giả, Văn hóa sinh thái có
tùy vào nội dung và góc độ cấu trúc như sau:
Văn hóa nhận thức: Trình độ nhận thức của con người trước các quy
luật vốn có của tự nhiên
Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người luôn tác động vào tự nhất định để duy trì sự tồn tại và
Trang 20phát triển của mình Quá trình đó đòi hỏi con người phải có một sự hiểu biết nhất định về tự nhiên, khám phá tự nhiên, nắm bắt các quy luật vận động và phát triển của tự nhiên ngày một sâu sắc và đầy đủ hơn Con người từ chỗ sinh ra từ tự nhiên, phụ thuộc vào tự nhiên dần dần làm chủ tự nhiên, cải biến
tự nhiên phục vụ cho nhu cầu và mục đích của bản thân con người Như vậy chính sự nhận thức của con người về giới tự nhiên, về môi trường sinh thái, nơi con người tồn tại và phát triển đã tạo điều kiện cho con người phát huy
được vai trò sáng tạo của mình với giới tự nhiên Chính sự nhận thức này thể hiện bản chất của văn hóa sinh thái đồng thời là cơ sở của văn hóa sinh thái,
nó quyết định trình độ phát triển của văn hóa sinh thái
Khi nhận thức của con người ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc
họ nhận ra rằng để tồn tại và phát triển con người phải nắm rõ các quy luật
sinh thái để vận dụng vào hoạt động thực tiễn của con người Con người biết
khai thác thiên nhiên để phục vụ cuộc sống của mình
Trong hệ sinh thái, mọi vật đều có một sự liên hệ đến nhau, trong đó có
cả con người Nếu một đối tượng trong hệ sinh thái bị biến đổi sẽ dẫn đến sự mắt cân bằng hệ sinh thái, điều đó dẫn đến sự ảnh hưởng tới các sự vật và
hiện tượng khác (ví dụ sự biến mắt của nền văn minh maya cé dai)
Trong hệ sinh thái, mọi sự vật đều có tính liên kết, tính lây truyền và tác động biện chứng đến nhau Ví dụ khi nhiệt độ môi trường tăng cao, dẫn đến việc tan bang ở hai cực, điều đó làm cho nhiều vùng đắt bị ngập mặn, ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng cũng như cuộc sống của con người Hay khi chúng ta khai thác rừng một cách bừa bãi, chúng ta làm mắt đi chỗ trú ngụ
của nhiều loài sinh vật, giảm nhân tố điều hòa khí hậu cho cuộc sống của
chính chúng ta, giảm sự chống chọi việc đất bị sói mòn hay mưa lũ, giảm khả
năng tích nước cho phát triển nông nghiệp của con người
Trang 21nhiên con người sẽ tạo ra các giá trị văn hóa thể hiện được tính nhân văn của con người trước tự nhiên và trước chính con người
Văn hóa ứng xử: Su thích ứng với môi trường tự nhiên, tình yêu sâu sắc của con người đối với môi trường tự nhiên và những hoạt động thực tiễn của con người trước tự nhiên
Trong lịch sử phát triển của loài người, chúng ta đã biết rằng con
người là một phần của tự nhiên, giữa con người và tự nhiên luôn có sự gắn
bó mật thiết và sâu sắc, tự nhiên là nguồn sống của con người, là yếu tố che chở cho con người trước các thế lực thù địch Tình yêu với tự nhiên được con người thể hiện trên nhiều phương diện trong cuộc sống, trong trang phục, trong kiến trúc nhà ở con người luôn chú ý tới sự hài hòa với môi trường xung quanh theo những nguyên tắc vừa đảm bảo cho sức khỏe, vừa
đảm bảo cho cảnh quan và tính thâm mỹ của tự nhiên Từ những chú ý ấy
con người đã hình thành nên những phong tục, tập quán, những nét văn hóa
vùng miễn riêng biệt
Con người ngày càng có nhu cầu khám phá, tìm tự nhiên một cách
rõ rằng hơn, quá trình đó khiến con người có những kinh nghiệm ứng xử với
tự nhiên trong hoạt động sản xuất vật chất
'Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên là quá trình con người không chỉ có tình yêu với tự nhiên mà còn phải có những hoạt động thiết thực trong
khai thác và bảo vệ tự nhiên, để cho tự nhiên có thể vừa cung cấp cho chúng ta nguyên liệu duy trì sự sống, lại vừa phục hồi được những thương tổn do quá trình sản xuất vật chất của con người Tự nhiên được coi như là nguyên liệu
của quá trình sản xuất vật chất Quá trình sản xuất vật chất của con người cing
phát triển thì nguồn nguyên liệu ấy càng bị khai thác một cách cạn kiệt Điều
đó ảnh hưởng trực tiếp tới hệ sinh thái, tới môi trường sống của chính con
Trang 22tồn tại lâu đài của con người, chúng ta phải có hành động cụ thể để đảm bảo tính bền vững của môi trường sống, môi trường sinh thái bao quanh chúng ta
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, những hoạt động sản xuất vật chất ngày càng được nâng cao, con người khai thác ngày càng được nhiều hơn, sâu hơn và hiệu quả hơn những tài nguyên sẵn có Đời sống con người
không ngừng được cải thiện, từ chỗ con người cần đáp ứng nhu cầu ăn đủ no, mặc đủ ấm, nhà đủ che nắng mưa nâng lên nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, ở đầy đủ tiên nghỉ và thoải mái, con người còn cần giải trí, có thắm mỹ và cuộc sống hoàn
thiện hơn Để đáp ứng được những nhu cầu ngày cảng cao đó con người cảng
không ngừng tác động vào tự nhiên, khai thác tự nhiên nhiều hơn dẫn đến khả năng mắt cân bằng sinh thái Vì lẽ đó, để đảm bảo sự cân bằng sinh thái như lẽ vốn có của nó vấn đề văn hóa sinh thái được đưa ra là một vấn đề hết sức quan
trọng, trong đó: Con người trong đời sống sinh hoạt hàng ngày phải có những ứng xử phủ hợp, có văn hóa trong tiêu dùng, trong sản xuất, trong cải tạo và khai thác tự nhiên Đồng thời phải có thái độ kiên quyết xử lý các trường hợp cố ý
gây hậu quả xấu đối với môi trường sinh thái, làm ảnh hưởng trực tiếp tới sinh
hoạt và đời sống của con người ở hiện tại và trong tương lai
1.1.3 Chức năng Văn hóa sinh thái
Xuất phát từ bản chất của văn hóa sinh thái, văn hóa là các đặc điểm
mang tính người, những giá trị riêng biệt khiến con người trở thành lồi thơng mình, khác hẳn với con vật trước tự nhiên, những giá trị mang tính trường tồn Văn hóa sinh thái mang những chức năng sau
Chiức năng giáo dục
Chức năng giáo dục luôn là một trong những chức năng quan trọng nhất Khi văn hóa mang chức năng giáo dục nó sẽ đảm bảo tính lâu dải, tính trường tổn Khi một đặc điểm văn hóa thông qua giáo dục sẽ phát huy được tính nhân văn, tính tốt đẹp của nó Giáo dục giúp duy trì sự ổn định của các
giá trị truyền thống tốt đẹp sẵn có và nó còn giúp định hướng những giá trị
Trang 23của con người đối với môi trường thiên nhiên cũng như đối với môi trường xã hội Bắt cứ một giá trị tốt đẹp nào cũng cần được xây dựng, và giữ gìn, nếu như không có sự giáo dục thì điều đó chắc hẳn khó thực hiện được Không chỉ có vậy chức năng giáo dục giúp con người sáng tạo ra các giá trị văn hóa
trong quá trình cải biến và thúc đẩy tự nhiên phát triển Khi con người không
nhận thức được chức năng giáo dục của văn hóa sinh thái, con người sẽ có những hoạt động phản sinh thái, phi nhân tính với tự nhiên Chính vì vậy văn
hóa sinh thái giúp duy trì một quá trình giáo dục liên tục đầy chất nhân văn, chất người trong ứng xử với môi trường tự nhiên
Chức năng nhận thức
Con người cần được trang bị những nhận thức đúng đắn, những hiểu
biết về tự nhiên, quá trình tồn tại và phát triển của nó trong sự vận động của thế giới Nhận thức về mối quan hệ tác đông qua lại giữa con người với tự
nhiên, chỉ rõ vai trò và ảnh hưởng của con người đến tự nhiên trên phương
hướng tích cực hay tiêu cực Như chúng ta đã biết, sự tồn tại của con người bao giờ cũng có yếu tố tự nhiên trong đó Con người chúng ta sống giữa tự nhiên, tiến hóa từ tự nhiên Do đó, khi con người có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên, con người sẽ tạo ra sự hài hòa và bền vững trong ứng xử với môi trường sống của chính họ
Chức năng giao tiếp
Với bản chất nhân văn, văn hóa sinh thái giữ vai trò quan trọng trong
việc duy trì mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và con người với con người trong xã hội Tự nhiên là môi trường trung gian giữa con người với con
người Văn hóa là cái do con người sáng tạo ra, là cái khăng định bản chất
;ẻ mặt
người của con người, biểu thị các giá trị do con người sáng tạo ra cả
vật chất va tỉnh thần, nó mang biêu trưng riêng của từng khu vực, từng dân
tộc thông quá các giá trị văn hóa sinh thái mang lại, những người ở các dân tộc khác nhau, những khu vực khác nhau có thể hiểu nhau, liên kết lại với
Trang 24cùng thực hiện giờ trái đất trên toàn cầu, hay việc tìm tiếng nói chung trong hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
Chức năng thẩm mỹ
Thiên nhiên vốn tươi đẹp và hài hòa trong cảm thụ của con người Rất
nhiều tác phẩm văn hóa do con người sáng tạo ra nhờ thiên nhiên mang lại Các giá trị văn hóa sinh thái giúp con người nâng cao óc thẳm mỹ và cảm thụ
cái đẹp Con người tìm được nhiều cảm hứng sáng tác, thêm yêu cuộc sống hơn, yêu thiên nhiên hơn và tạo ra được nhiều giá trị tốt đẹp hơn
Chức năng giải trí
Hiện nay con người đang hướng đến cuộc sống hài hòa với thiên nhiên
hơn Trong rất nhiều những sáng tạo văn hóa, sinh hoạt văn hóa, con người có sự gắn kết chặt chẽ với tự nhiên, họ tìm đến tự nhiên để giải tỏa, để yên tĩnh,
để sáng tạo, dé thư giãn Thiên nhiên giúp con người bớt căng thẳng và cảm thấy nhẹ nhõm, yêu đời hơn Đây là một chức năng ngày cảng được nâng cao
trong thực tế phát triển ngày nay
Chức năng điều chỉnh hành vi của con người
Mỗi một tộc người sinh sống giữa tự nhiên có những tập quán và thói
quen riêng biệt phù hợp các điều kiện họ gắn bó Các giá trị của văn hóa sinh thái giúp con người điều chỉnh hành vi ứng xử với môi trường tự nhiên một cách thân thiện, hài hòa, nâng cao chất lượng sống của con người, thúc đây xã hội phát triển để phục vụ chính cuộc sống của con người
1.2 Khái quát quá trình hình thành quan điểm Văn hóa sinh thái
của Hồ Chí Minh
Quan điểm là những suy nghĩ, phương hướng, ý kiến, cách xem xét và hiểu các hiện tượng, các vấn đề
Quan điểm về văn hóa sinh thái là những suy nghĩ, cách hiểu, những việc
Trang 251
Một số quan điễm về văn hóa sinh thái trên thé giới
Quan điểm văn hóa sinh thái phương Tây: Con người chỉnh phục tự nhiên Theo quan niệm tại nhiều nước ở phương Tây, con người là chúa tể của vạn vật, bởi vậy có thời kỳ con người khai thác tự nhiên một cách tràn lan, không có giới hạn, không quan tâm tới các quy luật phát triển của tự nhiên
Điều này đã dẫn tới sự mâu thuẫn gay gắt giữa con người và tự nhiên Thực tế
cho thấy ở nhiều nước có nền kinh tế phát triển, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm tăng lượng của cải cho con người, nhưng bên cạnh đó giới tự nhiên cũng bị phá hủy nghiêm trọng Tài nguyên bị tàn phá, suy giảm và cạn kiệt, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nÈ
Ph Angghen phé phan quan niệm “Chỉ có tự nhiên mới tác động đến con người, chỉ có những điều kiện tự nhiên mới quyết định sự phát triển ở khắp mọi
nơi sự phát triển của lịch sử con người, quan niệm ấy là phiến diện, nó quên rằng
con người cũng tác động trở lại tự nhiên, cải biến tự nhiên” [5, tr.720] Trong
quá trình tiến hóa của thể giới, sự xuất hiện của con người và tác động của họ đối
với tự nhiên là một bước nhảy vọt Con người với bộ óc biết tư duy là một sản
phẩm cao nhất của giới tự nhiên trong nhiều triệu nm ton tại
Hoạt động của con người nhằm chỉnh phục tự nhiên ngày càng thể hiện
một cách rõ nét, cùng với sự tiến bộ của loài người, con người dần dần bớt
Việc nắm rõ các
phụ thuộc vào tự nhiên và tăng sự kiểm soát với tự nhỉ:
quy luật của tự nhiên và sự gia tăng nhu cầu của con người ngày càng cao về
các mặt vật chất như ăn, mặc, ở, đi lại cảng kích thích con người chinh phục,
chế ngự các thế lực, các hiện tượng tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ cho con
người Con người từ chỗ dựa vào tự nhiên để săn bắt hái lượm, đã khai thác,
cải tạo, biến đổi tự nhiên như là việc khai khẩn đất hoang, đốt rừng làm nương rẫy, xây đập thủy lợi, uốn các dòng sông chẩy theo những hướng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Khi con người khai thác tự nhiên một cách
Trang 26thiệp của con người đã vô tình hay cố ý phá hủy một phần nào đó của tự nhiên thì khả năng phục hồi của nó là rất nhỏ
“Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” Ph Ăngghen đã khẳng định rằng: “Diện tích đắt, khí hậu, thực vật, động vật, cả bản thân con người đều biến đổi không ngừng, và tắt cả những cái đó là do hoạt động của con người, còn những sự thay đổi không có sự đóng góp của con người xảy ra trong tự
nhiên thật sự không đáng kế" [5, tr.720]
Ngày nay, dưới sự phát triển của khoa học hiện đại, các nhà khoa học đã khám phá ra lý do làm cho nền văn minh Mayas sụp đỗ sau hơn 15 thế kỷ hưng thịnh Hiện nay các phế tích đền đài đồ sộ của người Mayas vẫn còn đó,
song tất cả những gì ngoài phế tích thì đều đã tiêu tan Đó là bởi vì thói quen sinh hoạt của người Mayas là sự độc canh và đốt rừng bừa bãi lấy đất canh tác Khi nguồn tài nguyên này bị phá hủy, cái nôi nuôi sống họ bị cạn kiệt Họ phải phiêu bạt và bị các đề quốc khác thống trị
Những năm gần đây, mặc dù khoa học đã phát triển đến mức vượt bậc, con người đã có những dự báo vẻ thời tiết, thiên tai một cách chuẩn xác, song những tác hại trực tiếp của hiện tượng El nino, La nina, mưa axit, gia tăng lỗ thủng tầng ôzôn, hiệu ứng nhà kính, trai dat nóng lên, băng hai cực tan dần, nước biển dâng cao vẫn là những vấn đẻ còn chưa xử lý được một cách hiệu
quả với con người trên toàn trái đất này Do đó, chỉnh phục tự nhiên luôn là
khát vọng mà loài người chưa hoàn toàn nắm giữ được
Quan điểm Văn hóa sinh thái phương Đông: Con người hòa hợp với tự nhiên (Thiên - địa - nhân hòa hợp)
Thái độ hòa hợp với tự nhiên của con người trong quan điểm của phương Đông được hình thành từ lâu và định hình trong các học thuyết
phương Đông Trong Nho giáo, các quan niệm vẻ tự nhiên, vũ trụ bao giờ cũng là cái nằm ngoài ý chí của con người Nho giáo cho rằng, con người sống trong trời đắt, sống giữa vạn vật, nên giữa con người và thiên nhiên luôn
Trang 27Khi nói về sự hài hòa giữa con người và tự nhiên, các nhà sáng lập Đạo
gia trong đó có Lão Tử cho rằng tiền để của xã hội hài hòa là bỏ qua mọi sự trói buộc của kỹ thuật, con người quy thuận tự nhiên, có sự thống nhất giữa
con người và giới tự nhiên mới là cuộc sống lý tưởng
Tư tưởng thiên địa nhân hòa hợp trong Nho giáo nhấn mạnh đến sự thống nhất và tương tác giữa trời đắt và con người, xác lập một mỗi quan hệ hài hòa chứ không chủ trương chỉnh phục tự nhiên Nho giáo khẳng định con
người trong xã hội cần thiết phải “Cố gắng theo đức của trời đất, phấn đấu
theo sự sáng suốt của nhật nguyệt, tuân theo trật tự của bồn mùa” Trong quan
niệm này chúng ta thấy được sự sùng bái tự nhiên của các nhà Nho thời đó “Dịch truyện” một tác phẩm kinh điển của Nho giáo cho rằng con
người và vạn vật giống nhau ở một điểm cơ bản, đều là sản phẩm của trời đắt, của tự nhiên; xã hội loài người là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên, và
con người là một bộ phận của tự nhiên
Theo học thuyết duyên khởi, thì mối quan hệ giữa con người và tự nhiên có sự tác động qua lại lẫn nhau Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại đều là
điều kiện của nhau, cái này chỉ phối cái khác, cái này sinh ra cái khác và ngược lại Bản thân con người là cái tồn tại giữa môi trường tự nhiên, tác
động vào giới tự nhiên để sinh tồn, tự nhiên cũng tác động lại chính bản thân con người để con người có những ứng xử phủ hợp
Khi con người sống hài hòa với thiên nhiên, có sự liên kết gắn bó chặt
chẽ giữa con người và tự nhiên Con người vẫn khai thác, sử dụng thiên
nhiên, tạo ra của cải vật chất, tỉnh thần nhưng không làm phương hại tới tự
nhiên và sự cân bằng của hệ sinh thái thì những gì con người đạt được mới mang giá trị văn hóa sinh thái
Trong thời đại ngày nay, khi nhân loại đang cạn kiệt dần các nguồn tài
Trang 28đó thái độ thái độ hòa hợp với tự nhiên là một hành động thiết thực và hữu ích nhằm duy trì sự tn tai của của cả giới tự nhiên và nhân loại
1.2.2 Những yếu tố hình thành quan điểm văn hóa sinh thái Hồ
Chí Minh
Thứ nhất, quan điểm văn hóa sinh thái Hồ Chí Minh được hình thành trên nền tảng quê hương, gia đình của Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh
thời nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sinh ra tai quê ngoại là làng Hoàng Trù, thuộc xã Chung cự, tổng Lâm Thịnh, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An Đây là một vùng đất sơn thủy hữu tình với sông Lam, núi
Hồng Lĩnh, núi Hùng Sơn, dãy Đại Huệ, dãy thiên nhẫn Cảnh sông núi thật đẹp, dân Hoàng Trù thời ấy vốn nghèo, nắng lên là hạn, mưa to là lụt Người
dân sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, một sương hai nắng
Quê nội của Người là làng Kim Liên hay còn gọi là làng Sen, nơi đây
nhiều sen trắng và sen hồng tỏa hương mát dịu Phong cảnh hữu tình, người
dân chân chất Cậu bé Nguyễn Sinh Cung lớn lên trong sự yêu thương chăm
sóc của ông bà và bố mẹ trong một căn nhà nhỏ ba gian với cây mít đầu hỏi, hàng cau và chiếc bể cạn trước sân Là một cậu bé ham hiểu biết, Nguyễn
Sinh Cung thích nghe chuyện hay và hay hỏi những điều mới lạ, từ những
hiện tượng thiên nhiên, đến những câu hát phường vải, những câu chuyện cổ
tích, dân gian qua lời kể của bà, qua lời ru của mẹ
Người sinh ra trong một gia đình nhà nho Ông ngoại là một thay đồ, thân sinh chăm chỉ dài mài kinh sử và đã đỗ phó bảng của khoa cử phong
kiến Quê hương của Người là một vùng đất giàu truyền thống nho học, và Người cũng đã học chữ Hán theo lối giáo dục truyền thống của Nho học Xuất
thân từ một gia đình nho giáo Người chọn loc, tiếp thu khai thác những mặt
tích cực trong học thuyết nho học Người đã hết sức thành công khi vận dụng
những hạt nhân biện chứng của tư tưởng phương Đông vào các quan điểm và
Trang 29Bên cạnh đó chúng ta biết rằng văn hóa Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo, văn hóa Phật giáo và văn hóa Đạo giáo Những quan niệm về văn hóa sinh thái truyền thống của Việt Nam được hình thành trên cơ sở những quan niệm triết lý dân gian và chịu ảnh hưởng không nhỏ
bởi các tư tưởng của những văn hóa trên Với những mối quan hệ giữa con người và tự nhiên luôn luôn biến đổi dy thi “trong truyền thống văn hóa của
dân tộc Việt Nam đã hình thành một hệ giá trị nói chung, hệ giá trị văn hóa sinh thái nói riêng mà cốt lõi của nó là giá trị đạo đức sinh thái Những giá trị đạo đức sinh thái ấy đã quy định, chỉ phối cách ứng xử của con người Việt
Nam với thiên nhiên trong xã hội truyền thống” [S1] Tuy nhiên khi du nhập
vào nước ta các đặc điểm văn hóa sinh thái này đã được cải biên cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội, với tình cảm và lỗi sống của con người Việt Nam Được thể hiện qua các mặt như sau:
Lối sống cần kiệm, thân thiện với môi trường, tự nhiên, có ý thức tăng
gia sản xuất, tạo ra các sản phâm sinh hoạt cho bản thân, có tình yêu tha thiết
với thiên nhiên
Con người Việt Nam gắn với nền văn minh lúa nước đã nhận thức sâu sắc rằng thiên nhiên là cái nơi sinh thành của lồi người, mang lại sự sống, sự
tồn tại của chính bản thân con người
'Yêu thiên nhiên là yêu nước, yêu quê hương Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng, rất nhiều cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm, dân tộc Việt Nam đã dựa vào tự nhiên và sức mình để giành chiến thắng, mang lại độc lập và tự do cho dân tộc
Thứ hai, quan điểm văn hóa sinh thái Hồ Chí Minh hình thành trên cơ
sở nhận thức của bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh
trước hết là một con người ưu tú của dân tộc Việt Nam, trong bản thân người đã mang sẵn dòng chảy của văn hóa truyền thống, đến với Văn hóa sinh thái là một lẽ rất tự nhiên, Người đến với Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo là một sự
Trang 30truyền thống của dân tộc Việt Nam đã làm nên cốt cách của một nhà hiển triết phương Đông Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp nhận được từ dân tộc Việt Nam
một tình cảm sâu sắc và kín đáo với thiên nhiên, với con người Sự tỉnh tế
trong suy nghĩ và trong cách biểu hiện, sự tế nhị trong cử chỉ và thái độ của Người là một sự tổng hòa của những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Người lớn lên trong môi trường tự nhiên gắn liền với miền quê còn nghèo khó, với những vất vả, mắt mát trong cuộc sống, với tình yêu của người thân, gia đình, xóm làng, với cảnh mất nước nhà tan, nhân dân lầm than đau khô Do đó,
Người đã cảm nhận một cách sâu sắc về những gì đã và đang diễn ra trên đắt
nước mình Khi Người bôn ba ra nước ngoài và tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc, Người nhận ra một điều là con người trên khắp trái đất này dù là châu Á, hay châu Âu cũng đều có những người bóc lột và những người bị bóc lột, cho nên khi lãnh đạo đất nước, Người đã có một quyết tâm là làm sao cho cuộc sống của nhân dân được ấm no, được hạnh phúc, được tự do
Khi trả lời các nhà báo nước ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói
rằng: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tuột bậc, là làm sao cho nước ta
hoàn toàn độc lập, nhân dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ giả hái củi, trẻ em chăn trâu” [17, tr.187]
ồ Chí Minh đã trải qua quá trình bơn ba ở nước ngồi 30
năm, Người đi nhiều, thấy nhiều, học hỏi được nhiều Bản thân Người có sự
chọn lọc tiếp thu các quan điểm tiến bộ và vận dụng phù hợp vào hoàn cảnh
Chủ tịch
cụ thể của Việt Nam, do đó, nhận thức từ quan điểm văn hóa sinh thái phương Đông và phương Tây, chủ tịch Hỗ Chí Minh đã thấy được sự đúng đắn và hợp lý trong quan điểm văn hóa phương Đông để vận dụng vào vấn đề môi trường sinh thái ở Việt Nam
Trong suy nghĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn mong muốn sống
Trang 31của Người về thiên nhiên mang đậm màu sắc của văn hóa sinh thai phương
Đông Người không thích nói “chế ngự thiên nhiên”, “cải tạo tự nhiên” mà chủ trương sống hài hòa với thiên nhiên, phảng phất sự hài hòa trong lối
sống của những triết nhân Lão học ngày xưa, hết mực giản dị Cả cuộc đời Người là một tắm gương sáng về tình yêu sự gắn bó với tự nhiên Tư tưởng
“thiên thời, địa lợi, nhân hòa” từ Trung Hoa cỗ đại đã ảnh hưởng sâu sắc
đến con người Việt Nam, đặc biệt là với chủ tịch Hồ Chí Minh Điều đó đã
trở thành phương châm sống và hoạt động quan trọng của Người
Người luôn đề cao quan điểm của phương Đông về mi quan hệ giữa con người và tự nhiên, giới tự nhiên trong tư tưởng tình cảm của Người
không phải là một đối tượng chỉnh phục, cải tạo mà là một bộ phan của
cuộc sống Quan điểm “thiên nhân hợp nhất”, coi con người với tự nhiên
được minh chứng bằng những hoạt động thực tiễn trong suốt cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh Lịch sử đã chứng minh rằng quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh là chân lý và ngày càng tỏ ra có sức sống, sức trường tồn và sức thuyết phục theo thời gian
Tiểu kết chương 1
Trong văn hóa từ xưa tới nay, khái niệm Đông và Tây cũng chỉ mang ý
nghĩa tương đối Do đó quan điểm văn hóa sinh thái văn hóa phương Đông và Phương Tây không mang ý nghĩa triệt để rõ ràng, nhưng dù sao con người
cũng cần tìm ra quan điểm hợp lý nhất, phù hợp nhất dé giải quyết những vấn đề liên quan tới sinh thái toàn cầu Trong thời đại ngày nay, khi thế giới dang
đối mặt với nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên do môi trường sinh thái tự nhiên bị tàn phá nặng nẻ thì việc đề cao quan điểm con người hòa hợp với tự
nhiên, nâng quan điểm đó lên thành triết lý hành động là một in thiét va
mang ý nghĩa sống còn đối với sự tồn vong của loài người Năm 1972 hội nghị quốc tế đầu tiên về môi trường mới được tổ chức tại Stockholm, Thụy
Điễn, tuy nhiên trước đó cả nửa thế kỷ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những
Trang 32đông thực tiễn, thành bài học thực tế vô cùng sâu sắc đối với nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế Điều đó giúp chúng ta nhận thức ngày càng rõ rằng: Sự phát triển của thể giới loài người, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật giúp
con người hiểu được ngày càng chính xác những quy luật của tự nhiên, đồng thời cũng giúp con người nhận thấy được sự phụ thuộc của con người vào
giới tự nhiên “Chúng ta hoàn tồn khơng thống trị được giới tự nhiên như một
kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài giới
tự nhiên, mà trái lại, bản thân chúng ta, với cả xương thịt, máu mủ chúng ta là
thuộc về giới tự nhiên, chúng ta nằm trong lòng tự nhiên” [5, tr.655] Do đó
khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên một cách đúng đắn là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra cho con người nhằm đảm bảo sự tồn tại mang tính bền vững,
Trang 33Chương 2
NỘI DUNG VA GIA TRI QUAN DIEM VAN HÓA SINH THÁI CUA HO CHi MINH
2.1 Nội dung quan điểm Văn hóa sinh thái của Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh có rất nhiều quan điểm đúng đắn về vấn đề liên quan đến văn hóa sinh thái, các quan điểm đó được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau Trên cơ sở hệ thống các bài nói, bài viết, bài nghiên cứu vẻ vấn
để này, tác giả xin được tóm lược thành các quan điểm chính như sau 2.1.1 Quan điểm con người sống hài hòa với tự nhiên
Khi nói về vấn đề Văn hóa sinh thái hay cũng chính là vấn đề con
người ứng xử với môi trường tự nhiên, giới tự nhiên luôn tồn tại hai quan
điểm cơ bản đó là con người chỉnh phục tự nhiên và quan điểm con người hòa hợp với tự nhiên Hai quan điểm này tượng trưng cho những nét văn hóa mang tính phương Tây và phương Đông Tuy rằng việc phân chia văn hóa phương Đông, phương Tây chỉ mang tính chất tương đối, nhưng ta vẫn thấy
những đặc trưng của hai quan điểm Đông - Tây có sự khác nhau Với nền văn hóa phương Tây, quan điểm tồn tại lâu dài về lĩnh vực này là con người chỉnh
phục tự nhiên, làm chủ thiên nhiên Còn với nền văn hóa phương Đông, sự
biểu hiện của vấn đề sinh thái là một quan điểm khác, đó là coi trọng sự thích
nghỉ, hòa hợp của con người với tự nhiên
Trong thực tế chúng ta thấy rằng, từ nửa sau thế kỷ XX cán cân sinh thái giữa con người và tự nhiên không còn cân bằng, tự nhiên đang mắt đi sự
tự phục hồi của chính nó Sự tác động của con người dẫn đến sự bi
lỗi của tự nhiên Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên làm tự nhiên phần nào bị phá hủy Điều đó khiến cho các khái niệm về “khủng hoảng sinh thái” và “cạn kiệt tài nguyên” xuất hiện Không thể khẳng định được sự cạn
Trang 34phải cân nhắc và lưu ý tới quá trình tác động qua lại với giới tự nhiên, tạo nên sự cân bằng sinh thái, làm giàu cho tự nhiên theo hướng phát triển con người hài hòa với tự nhiên
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới vẫn đề môi trường, sinh thái Có thé thấy trong sinh hoạt thường ngày của Người luôn có sự gần gũi với tự nhiên, thiên nhiên Một sự hài hòa tuyệt đối, sinh động và tươi đẹp Khi
Người còn đang hoạt động cách mạng những năm kháng chiến chống Pháp,
một phần do phải đảm bảo an toàn, bí mật, một phần do bản thân Người yêu thích sự gắn bó với thiên nhiên, Người luôn chọn địa điểm hoạt động và sinh
sống giữa núi rừng trùng điệp, giữa non nước mây trời Nơi ở, nơi làm việc của Người có khi chỉ là cái hang đất, hang đá, sang hơn một chút là túp lều
tranh, là cái lán cỏ Khi lựa chọn địa điểm Người luôn căn dặn cán bộ phải chọn những nơi: “Trên có núi Dưới có sông Có đất ta trồng Có bãi ta vun” Đến bất ky một địa điểm nào Bác cũng cùng các đồng chí chiến sĩ cùng tham gia vào việc cuốc đất, trồng cây vừa dé cải thiện cuộc sống, vừa hòa nhập với thiên nhiên xung quanh Chính vì vậy, trong những năm hoạt động cách mạng
của mình, không ít lần chúng ta bắt gặp những hình ảnh thiên nhiên gắn liền với hình ảnh con người Hồ Chí Minh như:
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo be rau măng đã sẵn sing Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang [13, tr.228]
Nam 1941, sau khi bôn ba ở nước ngoài 30 năm trở về tô quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dừng chân tại Pác Bó Thấy địa hình hiểm trở, thiên
nhiên tươi đẹp Người lấy nơi đây làm căn cứ hoạt động cách mạng, trong
những ngày tháng đó, thiên nhiên như hòa hợp vào tâm hỗn Hồ Chí Minh:
Non xa xa, nước xa xa
Trang 35Đây suối Lénin kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà [16, tr.227]
Cuộc sống hòa hợp với tự nhiên, yêu thiên nhiên của Chủ tịch Hỗ Chí Minh không phải nói ra bằng lời nói là yêu, là mến, nhưng chúng ta dễ bắt gặp rất nhiều tình cảm yêu mến đó qua các tác phẩm của Người Qua những
áng văn thơ, qua hành động việc làm của Người Đặc biệt sự hòa hợp với tự
nhiên, yêu mến cái đẹp của tự nhiên ấy được Người nhiều lần nhắc tới trong tác phẩm “Nñật &ý trong tiv” Tac phim này ra đời trong hoàn cảnh Người
chịu sự giam cầm ở chốn lao tù vô cùng khổ cực, song trong hoàn cảnh ấy chúng ta vẫn thấy được một tình yêu thiên nhiên hồn mỹ, khơng vì ngoại cảnh mà mắt đi hay thay đổi
Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa số
“Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ [30, tr.28]
Hay vẻ đẹp thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ Mộ (Chiều tối) không khỏi khiến chúng ta bồi hồi:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chom may trôi nhẹ giữa từng không,
'Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng [30, tr.39]
“Tình yêu thiên nhiên thường là một phần quan trọng trong các tác phẩm thơ ca của Chủ tịch Hồ Chí Minh Tắt nhiên không phải đó là một điều mới mẻ với các nhà thơ, bởi có nhiều nhà thơ cũng có những góc nhìn tươi đẹp về
thiên nhiên trong những xúc cảm của mình, song trong thơ của Chủ tịch Hồ
Trang 36người và giới tự nhiên Người đưa thiên nhiên lên làm đối tượng, làm cảm hứng trong các tác phẩm của mình:
“Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông
Nay ở trong thơ nên có thép
'Nhà thơ cũng phải biết xung phong (30, tr.154]
Trong các áng văn thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta thường gặp
các hình ảnh, mây, núi, gió, sông, trăng được lặp lại nhiều lần
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Lòng sông gương sáng, bụi không mờ
Bồi hồi dạo bước Tây phong lĩnh
“Trông lại trời nam, nhớ bạn xưa [16, tr.466]
Hay trong bai thơ Rém thang ziểng được nhà thơ Xuân Thủy dịch chúng ta thấy một tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên Một con người phải yêu thiên nhiên sâu sắc mới có thể cảm nhận tới cái đẹp tỉnh khiết như thế
Rằm xuân lộng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bat ngat trang ngân đầy thuyền [18, tr.467] Thiên nhiên hữu tình với ánh tring tươi sáng Trăng xuân là một khái niệm trừu tượng, xuân của thiên nhiên, xuân của lòng người, xuân của một
tâm hỗn đạt dào tình yêu cuộc sóng Thiên nhiên tươi đẹp như trải rộng, thấm
đượm vào tâm hồn Hồ Chí Minh Người như hòa mình vào với cảnh đẹp đó, với sức sống đó, với thiên nhiên đó để lo việc nước, việc quân, để mang lại tự
do, hạnh phúc và ấm no cho nhân dân, cho dân tộc
Khi cách mạng tháng Tám thắng lợi Chủ tịch Hồ Chí Minh chuyển về thủ đô lãnh đạo tồn quốc tiếp tục cơng cuộc kháng chiến chống Pháp và
Trang 37Pháp, không sống trong những ngôi nhà cao cửa rộng, Người chọn sống trong ngôi nhà sàn giản đơn, bốn bề thông thoáng, giữa những vòm cây xanh rợp bóng mát, giữa những hàng cây trái xanh tươi, cạnh hồ cá trong xanh bát ngát
Ngày 19-05-1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức chuyên về sống ở ngôi nha san trong Phủ Chủ tịch Ngôi nhà nhỏ nhắn, không sơn son thiếp vàng,
không cầu kỳ hoa lệ, ngôi nhà chỉ vẻn vẹn ba gian phòng Một phòng làm
việc, một phòng ngủ và một phòng tiếp khách dưới sàn Phòng vuông vắn chỉ
hơn mười thước, luôn lộng gió và tràn ngập ánh sáng, phảng phắt hương thơm của hoa vườn Người như vậy một đời sống thanh bạch, tao nhà, chính tại
ngôi nhà sàn này, Người gắn bó mười một năm cuối cùng của cuộc đời với
biết bao ý tưởng lớn lao vì sự nghiệp trồng cây, trồng người
Ngôi nhà sàn của Bác đã đi vào trí óc, vào tâm hồn của biết bao người đân Việt Nam và nhân dân toàn thế giới như là một biểu tượng của sự giản di,
mộc mạc, của tình yêu thiên nhiên tha thiết
Nhà thơ Tố Hữu từng viết trong bài thơ Bác of về tình yêu của Bác với thiên nhiên và con người:
“Bác sống như đất trời của ta
'Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa Tu do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ lụa tặng giả”
“Thiên nhiên với Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tình yêu lớn, tình cảm của Người với thiên nhiên như vốn bản thân Người là một thực thể của thiên nhiên,
như đất trời tồn tại vô tận Tình yêu ấy còn bao hàm cả tình yêu với con người,
yêu cuộc sống tự do, hòa bình và khao khát mang lại ấm no hạnh phúc cho con
người Hai đối tượng được nhà thơ hình tượng hóa trong bài thơ là thế hệ tương lai là những em thơ và những người thế hệ trước là những người giả, việc yêu
Trang 38Như chúng ta đã biết, con người là một thực thé sinh ra từ tự nhiên, tồn
tại trong tự nhiên, khi con người biết yêu thiên nhiên, yêu môi trường sống
con người sẽ định hướng được những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống của chính
bản thân họ ở hiện tại và tương lai Với Chủ tịch Hồ Chí Minh sự lựa chọn những địa danh như Pắc Bó, Cao Bằng, ATK, Tân Trào, Đá Chông, Phủ Chủ tịch luôn ân chứa những triết lý sâu xa về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, một mối quan hệ thiên - địa - nhân gắn bó sâu sắc Trong câu chuyện
của ơng Hồng Tan Quang, người chăm sóc vườn cây ăn quả của Bác Hồ từ
năm 1960-1969 có kể lại về tình yêu thiên nhiên của Bác: “Ông nhớ Bác Hồ
là người yêu thiên nhiên và rất thích các loại hoa, có hôm Bác bảo: Chú Quang! Chú chuẩn bị hai cái đèn pin, tối nay khoảng 8h Bác cháu ta ra xem hoa quỳnh nở” [4, tr.12]
Trước khi Người về với thế giới người hiển, trong Di chúc của mình,
khi nói
iệc riêng của bản thân, Người đã có một nguyện vọng thể hiện sự
quan tâm tới thiên nhiên và mong muốn hòa mình với tự nhiên:
Về việc riêng - Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức đình đám, lãng
phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân Tôi yêu cầu th hài tôi được
đi, nói chữ là “hoá táng” Tơi mong rằng cách “hố táng”
dần sẽ được phô biến Vì như thế với người sống đã tốt về é vệ sinh, lại không tốn đắt Bao giờ ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn Gần Tam
Đảo và Ba Vì như hình có nhiều đôi tốt Trên mộ, nên xây một cái
nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi Ai đến
thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm Trồng cây nào phải tốt cây ấy
Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất,
Trang 39“Thật sự khó có một lãnh tụ vĩ đại của một quốc gia nào lại có sự suy
tính chu toàn như vậy 'Việc riêng” của chính mình Yêu tự nhiên và thật
sự thanh bạch cho tới tận sau khi Người đã bước đi rồi Tuy nhiên vì nhiều lý do mà di nguyên của Người đã không thể thực hiện được như Người
mong muốn
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người mang trong mình những quan điểm
suy nghĩ sống hòa hợp với tự nhiên, yêu thiên nhiên như chính sinh mệnh của bản thân mình
Thiên nhiên là cái nôi xanh của sự sống, con người khôn ngoan là con
người biết sống hòa hợp với thiên nhiên, yêu tự nhiên như chính thân thẻ của mình Trong cuộc sống thường ngày, cây cối, hoa trái không chỉ mang lại lợi
ích vật chất to lớn mà còn là một mảnh tâm hồn của con người Bên mỗi cung,
đường đi, trước mỗi hiên nhà, mỗi góc phố, bên những mái ngói hay giữa những làng quê, thiên nhiên luôn mang lại sự tươi vui, ấm áp cho con người Con người dù ở bắt cứ nơi đâu cũng có nhu cầu gần với thiên nhiên, đem lại niềm vui, sức khỏe và sự thư thái cho con người Bởi vậy, yêu thiên nhiên,
sống hòa hợp với thiên nhiên là một quan điểm mang giá trị trường tồn
2.2 Quan điểm về khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
Về khai thác tài nguyên thiên nhiên Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn rõ sự
bất hợp lý trong khai thác tài nguyên của các nước đế quốc tại các nước thuộc
địa Ngay từ khi còn trẻ, bơn ba ở nước ngồi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều
lin 16 cáo chủ nghĩa thực dân, để quốc trong việc tàn phá tải nguyên, môi
trường các nước thuộc địa bóc lột nhân dân lao động
Lịch sử đã chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh qua di, các nước thuộc địa bị xâm chiếm thường bị các nước để quốc vơ vét tài nguyên, tàn phá môi trường sống làm cho dân sinh không yên ổn Khai thác quặng, khoáng sản, khai thác gỗ quý, săn bắn, đánh bắt các sinh vật quý hiểm, khai thác một cách
Trang 40Trong bài Chế độ chực đân đăng trên báo L`Humanite đưới bút danh Nguyễn Ái Quốc, bài báo đã tố cáo nạn khai thác tài nguyên, tàn phá môi trường và bóc lột nhân dân lao động:
Sự bóc lột ích kỷ đó chỉ có thể thực hiện bằng cách tước đi mọi quyền độc lập của các thuộc địa Tài nguyên thiên nhiên của các thuộc địa đủ để họ thế chấp các khoản vay nợ Người ta không bao giờ muốn nói xâm chiếm thuộc địa là việc đốt nhà, tàn sát hay cướp bóc; và cũng không muốn nói đó là việc làm cho kiệt quệ một
đất nước chỉ mong muốn được phát triển Ï'* tr.169]
“Bọn chủ đồn điển chiếm không, hay gần như chiếm không hàng ngàn hecta rừng Chúng chặt gỗ bán, nhét tiền vào túi, rồi về Pháp đàng hoàng nghỉ ngơi ở thôn quê, chẳng chú ý gây lại rừng chúng đã phá phách” [14, tr.381]
Khi cuộc
ng của con người vô cùng chật vật, vô cùng khó khăn họ vẫn không tránh được những liên hệ với tự nhiên, với môi trường, với hệ sinh
thái quen thuộc
Nếu một vài bộ lạc trốn vào rừng và tránh được ách bóc lột của bọn
chủ đồn điển thì họ phải sống chẳng khác gì thú vật, họ ăn rễ củ và lá cây, chết vì sốt rét, vì khí hậu "[14, tr.309]
Để kết luận các vấn đề liên quan tới việc khai thác tài nguyên tại các nước thuộc địa Người đã lấy một dẫn chứng của một người da đen là Rơnê Marăng, tác giả cuốn Batuala Ông ta nói:
Châu Phi vùng xích đạo là nơi dân cư đông đúc, giảu cao su, ở đây có
đủ các loại vườn trại trồng cây, gà và dê rất nhiều Chỉ sau 7 năm moi cái đều bị phá hoại Làng mạc tan tành, vườn trại hoang tản, gà và dê
bị giết Nhân dân bản xứ kiệt sức vi phải làm việc nặng nhọc liên miên và không công nên không dủ sức và không còn thời gian, dù là rất ít,