1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Lễ hội đình Nhật Tân trong đời sống văn hóa của cư dân phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội

85 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 16,24 MB

Nội dung

Luận văn Lễ hội đình Nhật Tân trong đời sống văn hóa của cư dân phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nộinghiên cứu nhằm làm rõ nguồn gốc, giá trị văn hóa của lễ hội đình Nhật tân trong truyền thống và hiện nay; nghiên cứu ảnh hưởng của lễ hội đối với văn hóa cư dân bản đại, chỉ ra xu hướng biến đổi vai trò của lễ hội, đồng thời đề xuất các gaiir pháp bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa đó phục cụ nhu cầu của đời sống đương đại.

Trang 1

mm

Nguyén Thị Thanh Nga

Lễ hội đình Nhật Tân trong đời sống văn hóa của cư dân phường Nhật

Tân, quận Tây Hỗ, Hà

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội, 2016

Trang 2

mm

Nguyễn Thị Thanh Nga

Lễ hội đình Nhật Tân trong đời sống văn hóa của cư dân phường Nhật

Tân, quận Tây Hỗ, Hà Nội

Phụ lục LUẬN VĂN

Hà Nội, 2016

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

mm

Nguyễn Thị Thanh Nga

Lễ hội đình Nhật Tân trong đời sống văn hóa của cư dân phường Nhật

Trang 4

PGS.TS Bài Quang Thanh

Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố ở bắt kỳ một công trình nghiên cứu nào Nếu sai tơi hồn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày - thắng - năm 2016 Học viên

Trang 5

DANH MỤC CHU VIET TAT

MO DAU

Chuong 1: NHUNG VAN DE LY LUẬN CHU KHÁI QUÁT LẺ HỘI ĐÌNH NHẬT TÂN

1.1 Cơ sở lý luận về đời sống văn hóa 1.1.1 Các quan niệm về đời sống văn hóa

1.1.2 Cấu trúc đời sống văn hóa

1.2 Tổng quan về phường Nhật Tân

1.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

1.2.2 Đặc điểm dân cư và kinh tế, văn hóa, xã hội

1.3 Khái quát về lễ hội đình Nhật Tân

1.3.1 Không gian, thời gian tổ chức lễ hội 1.3.2 Nhân vật thờ tự

1.3.3 Diễn trình lễ hội

1.4 Một số giá trị của lễ hội đình Nhật Tân

1.4.1 Giá trị văn hóa 142 Giá trị lịch sử 1⁄43 Giá trị cố kết cộng đồng “Tiểu kết chương l 3 4 VE DOI SONG VAN HOA VA 13 13 13 15 19 19 21 2 23 25 27 32 33 34 35 36 Chương 3: ẢNH HƯỚNG CỦA LẺ HỘI ĐÌNH NHẬT TÂN TRONG ĐỜI SONG

VAN HOA CƯ DÂN PHƯỜNG NHẬT TÂN

39

2.1 Mối quan hệ giữa thực hành hoạt động lễ hội với đời sống văn hóa 39 2.2 Tác động của lễ hội đình Nhật Tân đối với đời sống văn hóa cư dân

phường Nhật

2.2.1 Ảnh hưởng đến chủ thể văn hóa

2.2.2 Củng cố hệ thống giá trị văn hóa truyền thống

2.2.3 Góp phần tôn tạo môi trường và cảnh quan văn hóa

2.2.4 Thúc đây các hoạt đông văn hóa

Trang 6

TRONG ĐỜI SÓNG VĂN HÓA CƯ ĐÂN PHƯỜNG NHẬT TÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐÈ ĐẶT RA - ¬ 3.1 Một số biến đối trong lễ hội truyền 1 thing đình Nhật Tân 65 3.1.1 Thời gian 65 3.1.2 Không gian 66 3.13 Nghỉ lễ _ oon 68

3.1.4 Trò chơi dân gian -72

3.2 Xu hướng biến đổi vai trò lễ hội - see TB

3.2.1 Biến đổi về nhu cầu của người dân đi lễ hội 73

3.2.2 Biến đổi chức năng lễ hội - 76

3.2.3 Biến đổi số lượng và thành phần dự hội 78 3.2.4 Xu hướng phát triên lễ hội kết hợp với du lịch 81 3.3 Vấn đề bảo tồn và phát huy lễ hội trong đời sống đương đại 82 3.3.1 Giải pháp về chính sách sẻ meee 85 3.3.2 Giải pháp về tài chính - se 86 3.3.3 Giải pháp giáo duc — tuyên truyền, quảng bá giá trị di sản và nâng cao nhận thức 87

3.3.4 Giải pháp về tổ chức ~ nha sve 88

Trang 7

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Gs Giáo sư GSTS Giáo sư, tiến sĩ KHXH Khoa học xã hội Nxb Nhà xuất bản

PGS.TS Phó giáo sư, tiến sĩ UBND Ủy ban nhân dân VHTT Van héa thé thao

VHTTDL 'Văn hóa, Thể thao va Du lich

Trang 8

Phường Nhật Tân trước đây có tên gọi là Nhật Chiêu, thuộc vùng đất cổ, nằm ven bờ tả ngạn sông Hồng và Hồ Tây, là khu vực có lich sử định cư tương đối sớm Cho đến thời Lê Hiển Tông (1740-1786), phường Nhật Chiêu thuộc huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên, thành Thăng Long Là vùng đất

thuộc kinh đô xưa, trải qua nhiều biến có thăng trầm lịch sử nên trong văn

hóa, tín ngưỡng của làng tích tụ những giá trị riêng có, đặc biệt là trong lễ hội

truyền thống của làng

Lễ hội đình Nhật Tân mang vẻ đẹp văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc của cư dân trồng lúa nước, đồng thời thể hiện sự tôn kính của

nhân dân địa phương với đức thánh Uy Linh Lang có công với nước với dân, đẹp giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc

'Cùng với quá trình đô thị hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ ở Hà Nội

trong những năm gần đây, phường Nhật Tân đã có nhiều thay đổi không chỉ

trong đời sống kinh tế - xã hội, mà cũng biến đôi ít nhiều về đời sống văn hóa Các giá trị văn hóa mới được tiếp nhận, hình thành và biến đổi trong hoạt

động thực tiễn của con người, vì thế nhiều giá trị văn hóa phi vật thể đang có nguy cơ bị mai một hoặc bị hòa đồng

Việc nghiên cứu lễ hội đình Nhật Tân trong đời sống văn hóa cư dân phường Nhật Tân góp phần tìm hiểu những giá trị văn hóa dân gian truyền

thống tiềm ẩn trong lễ hội và ảnh hưởng của nó đối với đời

ống văn hóa của cộng đồng cư dân nơi đây, giúp chúng ta có những cơ sở, tài liệu để thấy được

vị trí, vai trò của lễ hội truyền thống, đồng thời nhằm bảo lưu, gìn giữ hình thức tín ngưỡng dân gian và văn hóa tín ngưỡng trong đời sống văn hóa

Trang 9

sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân

gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thê và phi vật thể”

Đặc biệt khi nước ta đang tiến tới hội nhập kinh tế thế giới thì việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống càng trở nên cấp thiết hon, nhằm mục đích gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh giao lưu văn

hóa với các quốc gia khác

“Từ những yêu cầu cắp thiết trên phương diện lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu tìm hiểu lễ hội và ảnh hưởng của lễ hội với đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân

nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyén thống dưới góc độ văn hóa học, tôi

chọn “LỄ hội đình Nhật Tân trong đời sống văn hóa của cư dân phường Nhật Tân,

quận Tây Hồ, Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình

2 Téng quan tình hình nghiên cứu

3.1 Những công trình về lễ hội nói chung

Những năm đầu thế kỷ XX, Phan Kế Bính viết cuốn Việt Nam phong tục (năm 1915), ông không miêu tả một lễ hội nào cụ thể mà chỉ đề cập đến việc ¿hở than, việc tế tự,

nhập tịnh, Đại hội, LỄ Kỳ an Trong công trình này ông nhận xét: “Như hiến tế lễ vật,

ngoài Bắc Bộ ta chỉ hié

thành kính Trong khi hiển rượu, người ta (ở Bắc) đi một cách khoan thai và nghiêm trang” 3.89]

Nguyễn Văn Khoan khi nghiên cứu về ngôi đình của người Việt (năm 1930) cũng chỉ để đề cập đến phần văn hóa phi vật thể gắn bó với ngôi đình, gằm ba mục: Các buổi cúng tế trong đình, Tục lệ thờ cúng Một số hèm đặc biệt Chính đây lại là những thành tố của lễ hội cổ truyền gắn bó với môi trường xã hội của văn hóa, nói một cách khác, ngôi

rượu, chứ không hiển các món đồ ăn, vì ta hay để toàn sinh mới là

đình là môi trường diễn xướng, là không gian của lễ hội cổ truyền [9, tr27],

Nếu như Nguyễn Đăng Thục coi lễ hội cổ truyền là phương tiện để tiếp cân lịch sử tư tưởng Việt Nam thì Toan Ánh lại coi lễ hội cỗ truyền là mục

Trang 10

truyền Việt Nam Trong phần khảo cứu, Toan Ánh miêu thuật khá cặn kế các mục như: hội hè đình đám là gì, mục đích của hội hè đình đám, thời gian mở

hội, rước, tế gia quan, hèm, những trò giải trí, v.v Ông còn dành chương thứ

tu dé dé cap các trò diễn của các lễ hội mà ông gọi là Những đặc tính của các

cổ tựeViệt Nam, với các mục: luyễn ái tính, pháo với hội hè đình đám, chiến đấu tính, v.v [1, tr.222- 331] Bởi vậy, có thể nói Toan Ánh là người có đóng

góp rất lớn vào công việc sưu tầm và nghiên cứu lễ hội cỗ truyền Việt Nam

Sau năm 1975, việc sưu tầm, nghiên cứu lễ hội cổ truyền có một bước phát triển mới Trong khoảng thời gian 10 năm đầu (1975 - 1985), công việc sưu tim, nghiên cứu lễ hội truyền thống của người Việt cũng chỉ tập trung vào

một số tác giả ở miền Bắc như: Nguyễn Khắc Xương viết về một số diễn xướng hội làng (1976), Nguyễn Huy Hồng viết về hội chùa Keo (1977), Nguyễn Quốc Lộc viết về hội Hiền (1977), Thu Linh - Đặng Văn Lung với ễ in thống và hiện đại (1984) [17] GS Đinh Gia Khánh trong cuốn đại thì tiếp cận lễ hội cổ

Lễ hội truyễn thống trong đời

truyền như một thành tố văn hóa dân gian [1]

ứng xã hội hi

Tir nim 1983 dén 1987, theo GS.TS Nguyễn Chí Bền: “có 180 bài viết về lễ hội truyền thống được công bố; trong đó số lượng bài công bố sau năm 1985 là 155 bài” [2, tr.429] Như vậy, điểm nhắn được đánh dấu từ năm 1986 trở đi ất nước bước vào thời kỳ đổi mới, lễ hội truyền thống được khôi phục và phát triển trở lại

Năm 1990, Văn phòng Ban Nép sống mới Trung ương tổ chức xuất bản cuốn Hi

hè Việt Nam Ngoài lời mở đầu, lịch hội Việt Nam, du lịch va hội hè Việt Nam, tập sách miêu thuật 18 lễ hội cổ truyền, trong đó có 16 lễ hội phía Bắc, 2 lễ hội phía Nam cùng bài

Trang 11

bố Tác giả đã giới thiêu, miêu thuật 403 mục từ về các nghỉ lễ, các trò chơi,

trò diễn, các tập tục gắn với sinh hoạt lễ hội cỗ truyền

Năm 1995, tác giả Thạch Phương và PGS.TS Lê Trung Vũ công bố

công trình ó0 lễ hội truyễn thống Việt Nam [23] Công trình này, ngoài những phần như phàm lệ, cùng bạn đọc, hai ông đã miêu thuật 43 lễ hội của người

Việt, 17 lễ hội các dân tộc ít người và miêu thuật một số trò diễn, trò chơi, các

cuộc thi tài trong lễ hội Tác giả giới thiệu lịch 100 lễ hội và các câu ca hội hè Sau bộ Xếp cũ hội hè đình đám của Toan Ánh, cuốn sách này là một tập hợp nhiều lễ hội cô truyền nhất được công bố cho đến thời điểm đó

Nam 2000, Bùi Văn Thành với luận án tiến sĩ LỄ hội của người Việt ở

Hà Bắc, đã dựng lại bức tranh tổng thể về sinh hoạt lễ hội của cộng đồng làng

xã ở Hà Bắc nhằm làm sáng tỏ vai trò, vị trí của lễ hội trong đời sống văn hóa

tỉnh thần và

ối quan hệ của nó với kinh tế, chính trị và văn hóa trong truyền

thống của người Việt ở các làng xã, địa phuong [26]

‘Nam 2006, luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Việt Hương viết về Lễ hộ

câu nước ~ trấn thủy ở Hà Nội và phụ cận Luận án này tập hợp và hệ thống hóa những tư liệu cũng như kết quả nghiên cứu về lễ hội liên quan đến ảnh

hưởng của yếu tố nước đối với đời sống Đồng thời phác họa những tiền đề

văn hóa xã hội hình thành tục thờ nước của cư đân châu thổ sông Hồng và

nghiên cứu những lễ hội liên quan đến tục thờ nước ở Hà Nội và các vùng phụ cận, cụ thê qua trường hợp của các lễ hội: Lễ hội đền Và, Hội đền Chèm,,

Hội chùa Huyền Thiên, Hội làng Lệ Mật, Hội làng Bộ Đâu [10]

Nam 2007, Tạ Duy Hiện viết luận án tiến sĩ LỄ hội làng Lệ Mật, nhằm tìm hiểu mối quan hệ và những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, xã hội tới sự nảy sinh, hình thành truyền thuyết về thành hoàng làng Trên cơ sở bóc

Trang 12

sống xã hội dẫn đến sự biến đổi của lễ hội, những đặc điểm riêng của lễ hội cổ truyền ở Hưng Yên trong tổng quan lễ hội người Việt vùng châu thổ Bắc Bộ và đề xuất những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội trong,

đời sống xã hội ở Hưng Yên hiện nay [28]

Nam 2014, trên cơ sở bổ sung, sửa chữa và tuyển chọn lại từ cuỗn Kho

tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc cho xuất bản cuốn sách Lễ hội truyên thông các dân tộc Việt Nam, miêu thuật lại 192 lễ hội cỗ truyền từ Bắc tới Nam, đem tới cái nhìn toàn cảnh, tương đối toàn diện về kho tàng lễ hội cô truyền Việt Nam cho bạn đọc [21]

“Tiến trình sưu tầm, nghiên cứu lễ hội truyền thống của Việt Nam đã trải qua một quá trình lâu dài Nhiều thành tựu đã đạt được, một số bộ sưu tập lễ

hội đã được công bó Tuy nhiên, không phải mọi vấn đề khoa học về lễ hội

, nghiên cứu các lễ hội truyền thống vẫn là công việc được đặt ra cắp bách Nhiều lễ hội, nhiều trò diễn trong các lễ hội đã bị mai một, thất truyền Một số bô lão

truyền thống đã được giải quyết trọn vẹn Cho đến nay, việc sưu tẳ

am tường lễ hội ở các làng quê đã dần dà về thể giới khác, mang theo cả vốn

liếng vẻ lễ hội mà họ có được qua năm tháng Mặt khác, vận dụng những thành tựu khoa học mới vào việc nghiên cứu, giải mã lễ hội truyền thống, chúng ta lại chưa làm được là bao Nhiều vấn đề vẫn còn là câu hỏi đang đặt ra trước mắt

các nhà nghiên cứu văn hóa mà chưa được giải đáp Vì thế, việc sưu tầm, nghiên cứu, dựng lại diện mạo các lễ hội truyền thống càng cấp bách hơn

3.2 Những công trình về làng Nhật Tân

Phường Nhật Tân có vị thể quan trọng với Kinh đô Thăng Long nên từ xưa đã có nhiều sách ghỉ chép

Trang 13

vào đầu thế kỷ XVI, triều Lê - Trịnh cuối thé ky XVIII, đặc biệt, Nhật Tân đã từng là nơi đặt

xưởng đúc tiền của nhà nước phong kiến

“Các tác phẩm: Hà Nội nghìn xưa {45], Vùng ven sông Nhị [19], Danh tích Táy Hỗ

B7], Hà Nội mứa đầu thế kỹ XX [36], Lịch sử cách mạng phường Nhật Tân quận Tây Hồ

~ Hà Nội [38], Hội làng Hà Nội [43] đều ít nhiều đề cập đến Nhật Tân với tư cách như là một vùng có bề dày lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời

'Vốn nỗi tiếng với nghề trồng đảo nên từ xưa đã có nhiều công trình, bài viết nói về

nghề trồng đào và làng đào Nhật Tân Năm 2000, sinh viên Mai Huy Văn (trường Đại học

Nông nghiệp I) đã chọn đề tài “Njghiền cứu hiệu quả kinh tế sản xuất hoa — cây cảnh trên

địa bàn quận Tây Hằ- thành phổ Hà Nội ” làm đề tài nghiên cứu Khóa luận này đề cập tới

khía cạnh hiệu quả trong việc trồng hoa, cây cánh, trồng đảo trên địa bàn quận Tây Hỗ [34, tr5|

“Trong tạp chí “Thăng Long ~ Hà Nội ngàn năm” số 22, năm 2004 có các bài tham

luận của nhiều nhà khoa học có tên tuổi bản về đi sản văn hóa của đào và việc bảo tồn làng

đảo [27] Cùng năm 2004, UBND thành phố Hà Nội đã thành lập Ban chi đạo xây dựng dự láo tổn và xây dựng Vicờn đào Hà Nội” với sự tham gia của các ban ngành của thành

phố, UBND quận Tây Hỗ và phường Nhật Tân Đây là một tong những công trình trong điểm chảo mừng 1000 năm Thăng Long ~ Hà Nội

“Cũng trong năm 2004, trong một công trình sưu tằm truyền thuyết có thể nói là đầy, đủ nhất từ trước đến nay được Nxb.KHXH ấn hành : Truyền thuyết đân gian người Viet

(thực ra đây là hai tập 4 và Š của bộ Tổng sập văn học dân gian người Vigt) đã nói dén Se tích Uy Linh Lang vương — vị thần Thành hoàng làng đang được thờ phụng trong đình "Nhật Tân [6]

Năm 2007, luận văn thạc sỹ của Trần Văn Thưởng viết về Làng nghề trằng đào Nhật Tân quận Tây Hà - Hà Nội” [34] Trong công trình này, tác giả đã khái quát về làng

.đào Nhật Tân với nghề trồng đảo truyền thống cùng những tập tục văn hóa của làng 'Năm 2010, tác giả Võ Hoàng Lan (bút danh Võ Hoàng) viết bài VỞ mội lỂ hức trong

lễ hội đình Nhật Tân (phường Nhật Tân, quận Tây Hỏ, Hà Nội) [13] và Vẻ vị thần trấn phía

Trang 14

phóng noãn độc đáo trong lễ hội đình Nhật Tân và nghiên cứu về nguồn gốc, truyền thuyết của vị thần Uy Linh Lang

Năm 2010, trong chương trình *Bảo tổn, sưu tằm văn hóa phi vật thể” của Viện Văn

hóa nghệ thuật Việt Nam, có một đề tài sưu tằm nghiên cứu về lễ hội đình Nhật Tân Sản phẩm của đề tài này là một báo cáo khoa học và một DVD mô tả về di tích và diễn trình lễ

hội định Nhật Tân [40]

Luận án Tục thờ nước của người Việt ở châu thổ sông Hồng (2012) của TS Võ Thị Hoang Lan, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam nghiên cứu ý nghĩa tục thờ nước, thờ các

vị thần trị thủy của cư dân vùng châu thổ sông Hồng, trong đó có nhắc đến nguồn gốc và

"bản chất của việc thờ phụng Uy Linh Lang ~ thành hoàng làng Nhật Tân [13

Ngoài ra còn có một số bai báo, clip giới thiệu về lễ hội đình Nhat Tân được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng

Như vậy, làng Nhật Tân cho đến nay cũng đã có người quan tâm nghiên cứu Tuy

nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình luận văn, bài báo nào tiếp cận, nghiên cứu về lễ hội

đình Nhật Tân rong đời sống văn hóa của cư dân ở nơi đây dưới góc độ văn hóa học để từ

đó khẳng định giá trị văn hóa, vai trò và ảnh hưởng của lễ hội đối với đời sống văn hóa cư

cdân địa phương, đồng thời đưa ra những dự báo về xu hướng biển đổi vai trò của lễ hội

trong đời sống văn hóa, nhằm để ra biện pháp bảo tồn và phát huy các giá tri văn hóa truyền thống của lễ hội đình làng Đó cũng chính là lý do để tôi chon dé tài làm luận văn

tốt nghiệp cao học ngành Văn hóa học của mình

c3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1 Mục đích nghiên cứu

'Từ nghiên cứu này, chúng tôi làm sáng rõ nguồn gốc, giá trị văn hóa của lễ hội đình ‘Nhat Tân trong truyền thống và hiện nay

Nghiên cứu ảnh hưởng của lễ hội đối với văn hóa cư dân bản địa, chỉ ra xu hướng

biến đổi vai trò của lễ hội, đồng thời đề xuất các giải pháp bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa đó phục vụ nhu cầu của đời sống đương đại

3⁄2 Nhiệm vụ nghiên cứu

“Tìm hiểu những nét tổng quan về phường Nhật Tân trên các mặt vị trí địa lý, điều

kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội

Trang 15

'Về một phương diện khác, có thể hiểu đời sống văn hóa chính là diện mạo các hoạt đông văn hóa Đây cũng là một góc độ để tiếp cận cấu trúc của đời sống văn hóa

1.1.2 Cấu trúc đời sống văn hóa

Chúng ta cần nắm được cấu trúc đời sống văn hóa bao gồm những yếu tố nảo để có được hướng tiếp cận đúng đắn trong quá trình nghiên cứu

“Trong giáo trình rÿ luận văn hóa và đường lắi văn hóa của Đăng, hệ cữ nhân chính

trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, nêu cấu trúc của đời sống văn hóa được xác định bao gồm các yếu tố: văn hóa vật thể và phi vật thể hiện điện ở mỗi cộng đồng; cảnh quan văn hóa (tự nhiên và nhân tạo); văn hóa cá nhân (học vấn, sở thích, sinh

hoạt và xử lý thời gian, nếp sống ); văn hóa của các vi môi trường trong những cộng

đồng (gia đình, tập thể lao động, học tập, quân ngũ ) [7, tr.347]

Nhà nghiên cứu văn hóa Hoàng Vinh cho rằng: “Muốn cho các sản

phẩm văn hóa nảy sinh và được vận hành trong đời sống xã hội, thì phải có ba yếu tố: sản phẩm văn hóa, thể chế văn hóa, các dạng hoạt động văn hóa và

những con người văn hóa” [41, tr.266||

Các nhà khoa học của Khoa Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đưa ra cấu trúc của đời sống văn hóa gồm 4 yếu tố chính:

~ Văn hóa vật thể và phi vật th

chế văn hóa, các tác phẩm, các sản phâm văn hóa, các phương tiện thông tin

n tại ở mỗi cộng đồng như: các thiết đại chúng và truyền bá văn hóa, lễ hội, văn hóa - văn nghệ dân gian, các

trường học, các nhóm văn hóa

~ Cảnh quan văn hóa (tự nhiên hoặc do con người tạo ra) hiện diện ở

mỗi cộng đồng như: di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, công viên,

tượng đài

Trang 16

- Văn hóa của các “tế bào” trong mỗi cộng đồng như: gia đình, nhà

trường, cơ quan, công sở, tổ nhóm lao động, học tập [8, tr.25]

Từ những quan niệm về cấu trúc của đời sống văn hóa ở trên, cùng với

cách tiếp cận đời sống văn hóa ở phương diện bản chất của văn hóa, có thể nêu khái quát cấu trúc của đời sống văn hóa gồm 4 yếu tố cơ bản sau:

- Chủ thể văn hóa

~ Các giá trị văn hóa

~ Các thiết chế và cảnh quan văn hóa ~ Các hoạt động văn hóa

Các yếu tổ trên giữ vai trò, vị trí riêng nhưng có sự tác động qua lại lẫn

nhau, phản ánh các mặt của đời sống văn hóa cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội, có ảnh hưởng và tác động đến sự phát triển của con người

trong xã hội ấy

1.1.2.1 Chủ thể văn hóa

Con người là yếu tố khởi đầu trong cấu trúc của đời sống văn hóa, với tư cách là chủ thể của mọi hoạt động xã hội, con người sáng tạo ra văn hóa như một phương thức tồn tại đặc thủ Khi các gid tri văn hóa đã được xác lập, con người tái tạo và sử dụng chúng như một phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu vật chất va tỉnh thần của mình, khiến cho đời sống của con người không đơn giản chỉ là những hoạt động bản năng sinh tồn

Chỉ có con người mới có đời sống văn hóa, con người mới tạo nên đời sống van hóa Mặt khác, con người cũng là sản phẩm của đời sống văn hóa Con người tham gia vào đời sống văn hóa với vai trò chủ thể nhưng đồng thời cũng là đối tượng được tác động,

Chính trong đời sống văn hóa, những năng lực văn hóa của con người được nuôi dưỡng và bộc lộ Có đời sống văn hóa của cá nhân, của những nhóm người và của cả xã hội, tắt cả tương tác nhau trong sự vận hành của hệ giá trị văn hóa

Trang 17

'Văn hóa bao giờ cũng là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn Đời sống văn hóa phản ánh sự sáng tạo, truyền bá và tác động của các giá trị thông qua hoạt động sống của con người

Giá trị văn hóa được xem là sự kết tinh những thành tựu của con người trong quá trình hoạt động thực tiễn, cải tạo thế giới và cải tạo chính bản thân Đó là những phẩm chất

cao quý, có ý nghĩa mả cả xã hội cùng ao ước và chia sẻ Giá trị văn hóa đó có thể là lòng

yêu nước, lòng nhân ái, đức tính bao dung độ lượng, tỉnh thần đoàn kết

Giá trị không tồn tại riêng lẻ mà hợp thành một hệ thống phản ánh quan niệm thống

nhất của một cộng đồng vẻ ý nghĩa của các sự vật, hiện tượng trong đời sống Do vậy, giá trị như hạt nhân tinh thần liên kết cộng đồng, là kim chi nam cho hành vi của con người

Có nhiều quan niệm về hệ thống các giá trị Nếu xem xét hoạt động sống của con

người từ ba góc độ nhận thức, hành động và cảm xúc, chúng ta thấy hệ giá trị văn hóa bao gdm ba phạm trù cơ bản là Chan — Thiện — Mỹ Trong đó, Chân là đối tượng của nhận thức va sing tạo khoa học, Thiện là đối tượng của nhận thức và hành vi đạo đức, Mỹ là đối tượng của nhận thức và hoạt động thắm mỹ - nghệ thuật Chân, Thiện, Mỹ thống nhất

nhau, phản ánh quan niệm của con người về những mối quan hệ ứng xử với tự nhiên và xã

hội, khả năng sáng tạo theo các quy luật của cái đẹp của con người 1.1.2.3 Hệ thống các thiết chế và cảnh quan văn hóa

Theo Từ điển Bách khoa Văn hóa học, thiết chế văn hóa bao gỗ

đã hình thành qua lịch sử những chuẩn mực, nguyên lý, giá trị nhằm bảo đảm mối quan

hệ hài hòa giữa những con người Ban đầu thuật ngữ “thiết chế văn hóa” xuất hiện trong hệ thống pháp lý, để chỉ những quy tắc đã hình thành về các vấn để như quyển tư hữu, quyền

thừa kế, hôn nhân v.v Thiết chế văn hóa còn bao gồm cả những cơ quan vả tổ chức văn hóa Thiết chế văn hóa luôn thay đổi theo điều kiện xã hội và lịch sử [22, tr.511]

Các thiết chế cơ sở vật chất văn hóa như thư viện, bảo tảng, nhà truyền thống, câu

lạc bô, nhà hát, trung tâm văn hóa, phương tiện thông tin đại chúng, Internet là nơi các cả một hệ thống,

hoạt động văn hóa diễn ra một cách tập trung, phản ánh những giá trị kết tỉnh của đời sống

văn hóa công đồng Nó chính là cầu nối giữa sáng tạo và thưởng thức, giữa văn hóa quá

Trang 18

dân, qua đó tuyên truyền tư tưởng, giáo dục và nâng cao trình độ văn hóa, trình độ thẩm

mỹ của công chúng

Các thiết chế xã hội - văn hóa bao gồm các tổ chức có chức năng giáo hóa con

người theo những chuẩn mục phù hợp với yêu cầu phát triển của xã

Đây là môi trường

trực tiếp trao truyền văn hóa của cộng đồng cho các cá nhân Thiết chế xã hội - văn hóa gẦn gũi nhất với con người chính là gia định và nhà trường Thiết chế nay néu lam tốt chức năng của nó, sẽ cung cắp cho xã hội những “sản phẩm” chất lượng cao, trực tiếp tạo nên

ccon người văn hóa

'Bên cạnh đó, cảnh quan văn hóa là những sản phẩm tổn tại trong quan hệ tương tác

giữa con người và môi trường tự nhiên, môi trường xã hội bao gồm các thắng cảnh tự

nhiên, các kiến trúc, các công trình xây dựng, đường phó, các tượng đài Cảnh quan văn hóa là môi trường vật chất - văn hóa mà trong đó con người sinh sống Nó biểu hiện bề mặt trực tiếp của đời sống văn hóa Qua kiến trúc cảnh quan môi trường, trật tự, vệ sinh đô thị nhiều có thể khái quát đời sống văn hóa của dân cư ở nơi Ấy

Các yếu tổ tong hệ thống cấu trúc của đời sống văn hóa có mối quan hệ chat che,

gắn bó nhau, trong đó giá trị văn hóa là yếu tố trung tâm Con người, với vai trò là chủ thể

của đời sống văn hóa sẽ điều hành các quan hệ, các hoạt động, các thiết chế và cảnh quan

văn hóa Từ đây, con người ngày căng được văn hóa hóa thông qua các hoạt động, các

quan hệ và môi trường sống của mình

1.1.2.4 Hệ thống các hoại động văn hóa

“Xét theo nghĩa rộng nhất của văn hóa, các hoạt động của con người trong môi

trường sống đều chứa đựng các giá trị văn hóa, từ ăn, mặc, ở, đi lại đến giao tiếp, vui

chơi Tuy nhiên, trong các hoạt động nay giá trị văn hóa chỉ tồn tại như là giá trị người

của tất cả mọi hoạt động sống nói chung Vì vậy, hoạt động văn hóa ở đây được hiểu là những hoạt động mà mục đích và nội dung trực tiếp của nó là hướng tới các giá trị chân ~

thiện ~ mỹ Đó chính là quá trình sản xuất, bảo quản, phân phối và tiêu dùng các giá trị văn hóa Thông qua hoạt đông này, giá trị sẽ được sản sinh, vận động và lan tỏa trong đời sống

"Với tư cách là loại hoạt động "thực hiện” các giá trị, hoạt động văn hóa là hoạt động mang tính sáng tạo, thể hiện một cách tập trung nhất năng lực văn hóa, khả năng sáng tạo

theo các quy luật của cái đẹp của cá nhân và cộng đồng

Hoạt động sáng tạo, bảo quản, truyền bá có thể là hoạt động của cá nhân nhưng

Trang 19

Sáng tao, bảo quản hay phân phối luôn hướng tới công chúng Ngược lại, công chúng sẽ inh hướng cho các hoạt động nói trên

Hoạt động văn hóa là hoạt động đáp ứng trực tiếp nhu cầu văn hóa của nhân dân

Đời sống văn hóa lành manh, phong phú phải được biểu hiện qua sự lành mạnh và đa dạng ccủa các dạng hoạt động vin hóa và mức độ tham gia của người dân Dựa vào thực tế hiện

nay, các nhà nghiên cứu đã khái quát một số dạng hoạt động văn hóa cơ bản là: ~ Hoạt động thông tin - tuyên truyền cổ động

- Hoạt động cầu lạc bộ

~ Hoạt động thư viện, đọc sách báo

~ Hoạt động bảo vệ di sản văn hóa và giáo dục truyền thống ~ Hoạt động văn nghệ quần chúng,

~ Hoạt động xây dựng gia đình văn hóa và nếp sống văn hóa

~ Hoạt động thé dục thể thao, vui chơi giải trí ~ Hoạt động xã hội từ thiện, v.Y

Như vậy, đời sống văn hóa tồn tại trong mọi hoạt động sống của con người Nếu như đời sống vật chất hay đời sống tỉnh thần là các khái niệm chỉ những hoạt động sống

của con người thì đ

của đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con người Thiếu đi ý nghĩa văn hóa, đời sống văn hóa như một khái niệm có tính bao trùm để chỉ mặt giá trị sống của con người chỉ là một chuỗi các hoạt động hướng tới những nhu cầu bản năng

Khái niệm đời sống vật chất hay đời sống tinh thần chỉ hàm chứa phương tiện, nội dung

sinh hoạt; đó là những phương điện tồn tại cho cá nhân Trong khi đó, khái niệm đời sống

văn hóa phản ánh trình độ đáp ứng và xử lý bai loại nhu cầu nói trên và hảm chứa những

mối quan hệ xã hội nhiều chiều

Trong phạm vi của luận văn này, tác giả dựa trên các quan điểm vẻ đời sống văn

hóa và cấu trúc của nó để có phương hướng nhận định và đánh giá ảnh hưởng của lễ hội

truyền thống đình Nhật Tân đối với đời sống văn hóa của công đồng cư dân nơi đây

1.2 Tổng quan về phường Nhật Tân 1.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Trang 20

biên thì phường Nhật Chiêu thuộc tổng Thượng, huyện Vĩnh Thuận, phủ Phụng Thiên có địa giới như sau

- Phía Đông giáp địa phận phường Quảng Bá, lấy nửa bờ đất làm giới; - Phía Tây giáp địa phận xã Phú Xá, huyện Từ Liêm, lấy nửa chân lũy làm giới, bãi ngồi thẳng ra sơng lớn, lấy nửa đường nhỏ làm giới;

~ Phía Nam giáp Đoài Hồ (Hồ Tây), lấy lòng hỗ làm giới;

- Phía Bắc giáp đoạn trên sông lớn, lấy giữa dòng sông lớn làm giới, kéo dai đến

đoạn giữa, ngoặt đến xứ Xích Nhất, giáp địa phận sở Tam Bảo, huyện Từ Liêm, lấy ruộng mạ sở ấy thẳng đến sông lớn làm giới, lại kéo dài đến trung và hạ đoạn giáp các địa phận Tam Bảo Châu, thôn Nội sở Tam Bảo, lắy ruộng mạ sở thôn ấy làm giới [16, tr.632]

Địa giới hành chính phường Nhật Tân đến nay được xác định lại như sau:

- Phía đông giáp phường Tứ Liên ~ Phía đông nam giáp phường Quảng An ~ Phía tây nam giáp phường Xuân La

~ Phía tây và tây bắc giáp phường Phú Thượng

~ Phía đông bắc giáp với sông Hồng và bên bờ bắc là xã Tầm Xá (huyện Đông

Anh) [38, r7]

Xét theo quan niệm phong thủy, phường Nhật Tân còn nằm ở một vị thế “thiêng” phía Bắc Hồ Tây Trên bài văn bia lập do Tiến sĩ Nguyễn Đình Trụ soạn năm đầu niên hiệu Vĩnh Trị (năm 1676) có đoạn khẳng định: “Phường Nhật Chiêu, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên có hình thế chung đúc bởi khí thiêng, lại gần Kinh đô nhà vua Phía trước có Chu Tước, phía Đông có hỗ

nước, phía Tây có Huyền Vũ, sau là gò thành Đại La, núi Tan in bóng Bên trái

sông Nhĩ Hà cuỗn cuộn không ngừng, bên phải núi non ting ting cao vút” [37] Do ở vào vị trí địa lý thuận lợi, có cả đường giao thông thủy, bộ đi lại thuận tiện nên từ lâu người Nhật Tân đã có quan hệ giao (hương với nội thành Hà Nội và nhiều nơi khác “Phường Nhật Chiêu ở bờ nam sông Nhĩ Hà, xưa có bảy cây gạo nay chỉ còn một Phía đưới giáp phường Thạch Khối, dưới sông có kè đá gọi là mỏ đá Bến sông có nhiều thương thuyền

Trang 21

'Qua bản thần tích nay, có thể thấy rằng Uy Linh Lang là hình ảnh một nhân vật có công đánh giặc cứu nước nhưng cũng mang dấu vết của thần linh và việc phụng thờ ngài ở ‘Nhat Tân chính là sự phụng thờ thủy thần của cư dân vùng ven sông nước, cụ thể hơn thi đó là sự phụng thờ một thần linh trị thủy Theo thẳn tích thì ngài ld thin hd Tay (Dam Dam đại vương) đồng thời cũng là một vị thần hộ đê của cả khu vực này: “Đến thời Trần Nghệ

Tông, ông lại ngẫm giúp khúc dé Yên Hoa khỏi vỡ” - khúc đê Yên Hoa chính là đề Yên

Phụ ngày nay Nhật Tân nằm trong khu vực đắt cao (từ quá Chèm xuôi theo dòng sông Hồng xuống gin Yén Phụ), nó như nằm trên đỉnh của một sóng đầ gi dit cao ven song, nên lẽ ra không phải chịu ảnh hưởng của lũ lụt, nhưng do sông Hồng khi chạy về tới khu vực này lại có một khúc uốn, khúc uốn này đã làm cho dòng chảy không đỗ được vào hồ Tây mà lại ập thẳng vào đê, nên đến mùa nước to thì nguy cơ vỡ đê là một thực tế mà người dân ở đây từ bao đời phải đối điện Có thé do xuất phát từ thực tế ấy, mà người dân “Nhật Tân và những người đân ở khu vực lân cận cùng nằm trong sự “che chở” của đê Yên

Phụ (như Yên Phụ, Quảng Bá, Tây Hồ, Thụy Khuê ) đã thờ Uy Linh Lang để mong nhận

được sự bảo vệ của ngài trong những mùa nước sông Hồng lên cao

Trong một công trình nghiên cứu của Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam nói rằng,

có thể tìm thấy trong những ghi chép về đền Uy Linh Lang đại vương trong Thăng Long cổ

tích khảo tịnh hội đồ, như sau:

' phường Yên Phụ, huyện Vĩnh Thuận, phía Bắc hồ Trúc Bạch dựa lưng vào La

“Thành, phía trước đối diện sông Nhị Hà Xưa truyền rằng là nơi phụng thờ thủy

thần Uy Linh Lang đại vương Vương cùng 6 người đệ tử chia ra làm phúc thần ở

các vùng Nhật Chiêu, Quảng Bồ, Tây Hồ, Yên Phụ Vào đời Vĩnh Thọ nhà Lê, nước sông Nhị Hà dâng lên xói vào phường Yên Phu, quan quân không trị được, "bèn đến cầu đáo thần, nước lập tức rút đi Từ đó về sau, hing năm cấp cho 30 quan

ấy từ thuế hồ để hương khói thờ phụng [40]

Cé lẽ từ công trạng đó mà ngài đã được vua phong là “HG Dé dai vương” và cũng

có thể đây chỉ là một lời truyền ngôn phản ánh nguyện vọng của dân gian vì thần được vua

sắc phong tức là đã được nhà nước thừa nhận và lúc này, việc làng thờ thần không còn là

Trang 22

nghiệm, vi theo những ghi chép trên thi sau khi nước sông dâng cao, "quan quân không trị in clu dao than” [14, tr.34]

được” mới

Nhu vậy, có thể thấy trong tâm thúc của người dân Nhật Tân, đức thánh Uy Linh Lang là một vị thánh tài giỏi, có công đánh giặc cứu nước, cũng đồng thời là một vị thủy thắn linh thiêng, luôn phù trợ, che chở cho dân làng tránh khỏi họa hại thiên ti, lũ lụt

1.3.3 Diễn trình lễ hội

1.3.3.1 Phẩn lễ

“Trong ky ức dân gian, hội Nhật Tân xưa là một hội lớn không chỉ trong vùng, mà

còn nổi tiếng ở các tỉnh xung quanh như Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên Vào những kỳ đại hội, triều đình cử các quan về tế lễ, đồng thời một số làng xung “quanh cũng phải dâng lễ vật, như “Các phường Yên Hoa, Nghỉ Tâm thuộc bản tổng, mỗi phường hàng năm biện một con trâu; phường Đông Hồ biện một con đê, giao cho phường

"Nhật Chiều giết thịt để làm lễ tế thẳn” [37, t.121] Khi ấy làng mở hội từ ngày mỏng 2 đến mong 10 thing 2 âm lịch, nhân ngày ky của đức Uy Linh Lang (ngày mồng 10), đây cũng là lễ hội chính của làng Nhật Tân Ngày mồng 7, dân làng rước 7 cỗ kiệu của đức thánh Linh Lang và 6 thần em của ngài từ đình lên cung Nhật Tân - ở ngã ba Nhật Tân, Phú Xá, tại thôn Bắc, cách đình khoảng 1 km, nhưng nay kiến trúc nảy không còn nữa Tương truyền cung là nơi bà Lạc Phí sinh ra Uy Linh Lang và 6 thần em (cũng có tích nói rằng, đó là nơi hoàng hậu Minh Đức đời Trần đã bỏ bọc bảo thai sau khi sinh, sau đó cái bọc vỡ ra

và đức thánh Linh Lang giáng trần), nên 7 cỗ kiệu rước bài vị của các ngài về chầu ở đây

như con về chầu mẹ, đến ngày mỏng 10 mới lại rước các ngài rời cung về đình Nét đặc sắc của hội đình Nhật Tân khi Ấy chính là ở đám rước kiệu hoành tráng với các cỗ kiệu sơn son

thiếp vàng lộng lẫy và trò múa rồng mà theo dân gian là nhằm nhắc lại gốc tích của các

thánh

“Từ năm 1945 đến năm 2000 do những nguyên nhân chủ quan và khách quan mà hội định Nhật Tân không được tổ chức nữa, từ năm 2000 đến nay hội đình Nhật Tân mới được mở lại theo quy định 5 năm thi dai hội (có rước kiệu) một lần, còn các năm khác chỉ là hội lệ

Trang 23

Lễ hội được tổ chức hàng năm và diễn ra chính thức trong 3 ngày Tuy nhiên, thời

gian chuẩn bị công việc đến ngày kết thúc lễ hội có thể kéo dải nhiều ngày hơn Ngày vào đám hội có các lễ nghỉ tế tự ở đình theo tập tục cũ truyền thống, đáng chú ý là cuộc rước

kiệu và lễ phóng noăn chỉ được tổ chức vào những năm đại lễ Dưới đây là nghỉ trình lễ hội

năm Ất Mùi 2015 ~ năm tổ chức đại lễ lễ hội truyền thống đình Nhật Tân:

+ Ngày 2/2: Tô chức Đại khoa tế Đản Thần Theo đúng lệ xưa, vào lúc 8

giờ 30 phút, đồng chí Chủ tịch UBND phường Nhật Tân thỉnh đại hồng chung

khai đàn tế thánh kỷ niệm ngày sinh Uy Đô Đại vương Trần Linh Lang

+ Ngày 7 và 8/2: Chuẩn bị đồ tế và các công việc khác cho ngày khai hội

+ Ngày 9/2: Buổi sáng tổ chức Khai đàn bát tịch cáo sát khai hội Các

cụ trong đội tế nam làm lễ mở cửa đình, để cho nhân dân và khách thập

phương vào làm lễ dâng hương

23 giờ: Tổ chức lễ phóng noãn trên sông Hồng

+ Ngày 10/2: Ngày chính hội, tổ chức Khai đàn dâng lễ mật nghênh vào lúc Sgiờ

6 giờ 30 phút: Đội quan tế nam cử hành khoa tế Khai đàn xuất cung

rước thần tại tòa đại đình

7 giờ 30 phút: Đồng chí chủ tịch phường thỉnh đại hồng chung khai

mạc Đại lễ rước Thần

8 giờ: Lễ cung nghênh Thánh mẫu và các Đại vương giáng kiệu, tức là

rước bát hương và long ngai, bài vị của từng vị từ ban thờ các vị ra kiệu

8 giờ 30 phút: Đồng chí Bí thư Đảng ủy và đồng chí Chủ tịch UBND phường thực hiện nghỉ lễ trao cờ lệnh, kiếm lệnh, trồng lệnh cho các chỉ huy

tông và chỉ huy khối

9 giờ 00: Đại lễ rước Thần bắt

Các kiệu rước theo đúng nghi thức truyền thống của phường Đoàn rước đi từ đình ra cung Nhật Tân, gồm 9 kiệu, đi đầu là đội kiệu Long đình thờ thần linh công đồng Thánh đế, sau rước đức Uy đô Đại Vương, tiếp là đội

Trang 24

lại có thể biểu đương và khẳng định sức mạnh cố kết cộng đồng như đám rước [9, tr.136]

Vào dịp lễ hội, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy biểu hiện sức mạnh của cộng đồng thông qua hình ảnh, hoạt động của đám rước thần, rước nước

với sự tham gia của hàng trăm, hàng nghìn người dân Nhật Tân, ở các lớp lứa tuổi khác nhau, từ giả đến trẻ Những người được tham gia đám rước đều cảm thấy rất vinh dự, họ thực hiện nhiệm vụ của mình với một thái độ nghiêm túc,

trang trọng, thành kính Không chỉ những người trực tiếp tham gia vào diễn trình lễ hội, mà cả cộng đồng đều có tỉnh thần đoàn kết, sé chia: “Vira réi sổ chức đại lễ, đám rước có đến hàng nghìn người, bọn anh chuẩn bị không xuế

thi dan ho lại tự bỏ tién ra, có những nhà ven đường họ bày nước ngọt các thứ ra dé phục vụ cho đoàn rước Hoặc có nhiều đoạn đường bẵn thì họ tự mua cát về đồ san phẳng, đầm thật chặt để cho đoàn rước đi" ~ anh Trần Mạnh Cường, Trưởng ban VHTT phường Nhật Tân

Không chỉ trong các cuộc rước mà qua các hoạt động từ những ngày

đầu chuẩn bị lễ hội, phân công nhiệm vụ, thực hành các nghỉ thức, các hoạt

động vui chơi, giải trí khác cho tới khi kết thúc lễ hội, người ta càng thấy rõ hơn sự đoàn kết, gắn bó, đồng lòng của cả công đồng đối với sự kiện quan

trọng của làng Và khi có chung một niềm tin, một nhận thức, có cùng một

tình cảm trước biều tượng thiêng liêng, cả cộng đồng sẽ cùng chung tay, đóng,

góp sức người sức của tham gia vào diễn trình lễ hội Điều đó đã tạo nên giá

iễu tượng sức mạnh cộng đồng và tạo nên sự cố kết cho cộng đồng

“Tiểu kết chương 1

trị

Trang 25

“Tình hình sưu tầm, nghiên cứu lễ hội truyền thống của người Việt nói chung và các công trình liên quan đến lễ hội đình Nhật Tân được tác giả tiếp cận theo góc độ lich đại Các công trình nghiên cứu mà luận văn đễ cập khác nhau về thời gian, không gian, mục đích nghiên cứu nhưng kết quả của các

công trình này đều có giá trị quý báu đối với luận văn ở hai phương diện:

\g của người Việt và cung cấp tư liệu 1g dinh Nhat Tan

Phường Nhật Tân xưa là một vùng đất nằm ven nội thành Ha Nội, nhưng lai trong

tình cảnh đất chật người đông nên dân làng từ xưa đã có truyền thống lao động cần cù, chịu

phác thảo tổng thể về lễ hội truyền

để phân tích, so sánh với lễ hội truyền

thương chịu khó Số ruộng cấy được hai vụ lúa rất ít Cả bốn thôn đều không có nghề thủ

công truyền thống, mà chỉ trông vào hoa màu, cây dâu con tằm và sau này mới là cây đào "rong bối cảnh sản xuất lạc hận, đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng người Nhật Tân luôn cố gắng vươn lên, vượt mọi hoàn cảnh khó khăn, đóng góp công sức của mình đề xây dựng ‘qué hương ngày cảng giu mạnh

Các chỉ số về kinh tế, văn hóa, xã hội trong những năm qua ở phường Nhật Tân cho thấy xu hướng tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, dân số gia tăng, cơ cấu kinh tế chuyển nhanh

theo sát thị trường Sản phẩm nông nghiệp đặc trưng (cây hoa đào) đã có uy tí

thương hiệu trên thị trường Công nghiệp dịch vụ thương mại, tài chính, tín dụng, kỹ thuật nông nghiệp, giáo dục, an ninh quốc phòng, dich vy thong tìn giải trí hình thành và từng bước phát triển, đời sống của người dân được nâng cao

Bên cạnh việc xây dựng kinh tế, đám bảo chất lượng cuộc sống, người Nhật Tân

cũng luôn chú trọng vun đắp đời sống văn hóa, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của quê

hương, bản quán Bằng việc khôi phục, tạo dựng, giữ gìn các dĩ tích lịch sử với lễ hội dân

gian, tham gia tích cực vào hoạt động lễ hội truyền thống, người Nhật Tân đã góp phần giữ: gìn bản sắc văn hóa đân tộc và làm cho đời sống tinh thần của họ ngày cảng phong phú

LỄ hội đình Nhật Tân được tổ chức rit trang trong, uy nghiêm, mang vẻ đẹp văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc của cư dân trồng lúa nước, đồng thời thể hiện sự tôn kính, biết ơn của nhân dân địa phương với đức thánh Uy Linh Lang (tức Trần Văn

Lang - hoàng tử Nhà Trần) có công với nước với dân, dẹp giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc

Trang 26

năm lại tổ chức lớn với lễ phóng noãn độc đáo trên sông Hồng vào lúc nửa đêm và lễ rước

thần, rước nước về để tế lễ Lễ hội hiện nay bên cạnh các phần nghỉ lễ truyền thống vẫn

còn duy trì được một số trò chơi đậm chất dân gian thể hiện được trí tuệ và sức mạnh đoàn kết của công đồng

Trang 27

Chương 2

ẢNH HƯỚNG CỦA LẺ HỘI ĐÌNH NHẬT TÂN

TRONG ĐỜI SÓNG VĂN HÓA CƯ ĐÂN PHƯỜNG NHẬT TÂN 2.1 Mối quan hệ giữa thực hành hoạt động lễ hội với đời sống văn hóa

Đời sống văn hóa ở đây được hiểu trong khuôn khổ từ góc đô trải nghiệm của con

người tham gia thực hành tín ngưỡng, hoạt động lễ hội, đó là một đời sống mang tính cộng

đồng, mạng lưới xã hội, tn ngưỡng tôn giáo, một đời sống duy trì những thuần phong mỹ'

tục của văn hóa truyền thống Tác động của thực hành tín ngưỡng và hoạt động lễ hội đến đời sống của ng

góp phần tạo nên + đẹp, hướng tới cái thiện

“Tham gia vào hành động nghi lễ, lễ hội, các cá nhân cũng bị chỉ phối và bị tác động,

bởi cộng đồng Các Ông Hiệu, Tổng cờ, Tổng tring, hay Trưởng quan té nam, Trưởng cquan tế nữ ngoài những "lộc” được hưởng về mặt tâm linh thì uy tín, vị thế trong cộng

cdân phường Nhật Tân được thể hiện trong nhiều khía cạnh khác nhau,

đồng làng xã cũng được nâng cao Trước đây, không chỉ là được ngồi mâm trên trong công

việc đình làng mà những danh hiệu như "Ông Hiệu” sau khi kết thúc lễ hội có khi vẫn được dành để gọi cho cá nhân đó Điều đó chứng tỏ những người trực

lễ và hoạt động lễ hội, ngoài việc tâm linh, họ có thể đạt được sự thừa nhận của xã hội “Các cá nhân hoặc nhóm người tham gia vào hoạt động tin ngưỡng, lễ hội mang tính

gp thực hiện nghỉ

công đồng, thờ cúng các vị thần, thành hoàng làng, một mặt là sự tự nguyện, mặt khác là

nghĩa vụ, trách nhiệm đối với công đồng, xã hội mà mỗi thành viên phải tham gia Tham

gia vào các sinh hoạt nghĩ lễ, hoạt động lễ hội, con người có thể giao cảm với thể giới siêu

nhiên, thằn linh, tổ tiên, ông bả, cầu mong những điều tốt đẹp cho đời sống hing ngày Việc tham gia vào các hoạt động tế lễ, rước, trở chơi, diễn xướng dân gian, liên hoan văn

nghệ cũng tạo nên sự gắn bó giữa các thành viên trong cộng đồng Đó không chỉ là sự hòa mình vào cộng đồng mà còn có ý nghĩa tâm linh, mong muốn được thằn linh phù trợ

Bên cạnh đó, việc thực hành tín ngường và hoạt động lễ hội giúp cho người dân Nhật Tân duy trì một lối sống truyền thống tốt đẹp, tôn kính tổ tiên, ông bà, cha mẹ, góp

Trang 28

2.2.2 Cảng cỗ hệ thống giá trị văn hóa truyền thống * Tác động đến quan hệ gắn kết trong cộng đồng

Lễ hội đình Nhật Tân phản ánh tỉnh thần cộng đồng rất cao, thông qua

các hoạt động cùng làm, cùng ăn chung, uống chung, cùng vui chơi, thưởng

thức giá trị văn hóa của lễ hội làm cho mỗi cá nhân nhận thức được mình là

một thành viên của cộng đồng, một đứa con trong đại gia đình lang xa “Dan ở đây họ đoàn kết lắm, cứ những dịp công to việc lớn, đặc biệt là vào lễ hội nhự này, họ đều đến giúp chuẩn bị từ sớm Người thì lo việc hậu cần, ăn

uống, người lo việc quét dọn vệ sinh, người lo di treo cờ Năm tổ chức lễ hội lớn cũng chẳng kêu gọi đóng góp đâu, dân họ chỉ cần nghe nói ở đình sắp có việc là tự đến công đức, người có nhiều thì công đức nhiều, người có ít thì công đức ít Có người bản hàng hoa tươi còn nhận lo tắt cả việc mua sắm, trang trí các lằng hoa cho đình.” - Ông Nguyễn Văn Công, 64 tuổi, thủ từ

đình Nhật Tân

Lễ hội diễn ra là dịp đề người dân Nhật Tân nhìn lại và tự hảo, tôn vinh sự đoàn kết, gắn bó của cả cộng đồng, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn để có

được những thành quả nhất định Là dịp những người con xa quê hương, trở

về để gặp gỡ người thân, bạn bè sau những tháng ngày xa cách Theo như ông

Trần Văn Thành, 75 tuổi, tộc trưởng họ Trần chia sẻ: “Người dân ở đây vẫn giữ được cái nắp là cứ đến ngày 10 tháng hai chính hội thì họ vé từ ngày

mùng 9 Các chảu mà di lam an xa, đến dịp hội làng là đều cố gắng sắp xếp

thời gian dé vé lên đình dự hội với gia đình, dòng họ”

Gitta phố phường, đô thị với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, con người ngày càng thiếu đi những hoạt động tập thể Cơ hội để giao

Trang 29

thì chúng ta sẽ khó mà bắt gặp được hình ảnh người người, nhà nhà, từ giả đến trẻ cùng đoàn kết, hiệp lực chung tay góp sức cho một tập thé Vi vay lễ hội đình Nhật Tân với niềm tỉn thiêng liêng đã tạo nên sự gắn bó mà người ta đang thiếu Lễ hội là dịp để các gia đình, dòng họ có chung một mối quan

tâm, đồng cảm, thể hiện sự gắn kết giữa các cá nhân thông qua việc cùng

nhau họp mặt, cử ra các đại diện cho dòng họ trực tiếp tham gia vào hoạt

động lễ hội, phân công người sắm sửa lễ vật và cùng nhau ra đình dâng lễ lên

thành hoàng

Quá trình từ làng lên phố đã dẫn đến sự thay đôi về thành phần dân cư

trong cộng đồng làng xã Phường Nhật Tân hơm nay ngồi dân chính cư còn

có rất nhiều dân ngụ cư, họ từ nhiều vùng quê với những văn hóa khác nhau

đến đây để sinh sống, lập nghiệp Lễ hội đình diễn ra cũng là dip dé họ hòa nhập văn hóa, có cơ hội gắn kết với cộng đồng cư dân bản địa và dần trở thành một phần không thể thiếu trong công đồng ấy Vào dịp lễ hội, người ta khó mà phân biệt được đâu là “dân gốc” Nhật Tân, đâu là dân “nhập cư” Bởi trong cái không khí thiêng liêng của ngày hội, ai ai cũng thể hiện sự thành

kính đối với các bậc tiền nhân, sự hồ hởi, nhiệt tình, tinh thần đoàn kết, nhân

ái đối với bà con làng xóm, thông qua những cuộc trò chuyện, hỏi han, quan tâm các cụ giả, em nhỏ Những câu chúc tụng mong cầu cho người kia một

năm mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn Như vậy, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng được gìn giữ đã có tác động

không chỉ đối với cư dân bản địa mà còn có ảnh hưởng lan tỏa, tích cực đến cả những thành phần dân cư mới

* Là biểu tượng trực quan gợi nhớ lịch sử, hướng về cội nguồn

Nhà sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian Toan Ánh, tác giả của những công trình nôi tiếng về Hội hè đình đám, Nếp cũ, Phong tục Việt

Trang 30

“Trong hội thường có nhiều trò vui gọi là bách hí Tuy nhiên, để dân

chúng mua vui, nhưng mục đích của hội hè đình đám không phải chỉ có thé, va mua vui cho dân chúng cũng không phải mục đích đầu tiên

của hội hè Có thể nói được rằng mục đích đầu tiên của hội hè đình

đám là để dân làng bảy tỏ lòng thành kính và biết ơn với Đức Thành hoàng, Thần linh coi sóc, che chở cho dân làng” [44, tr7]

Việc tô chức lễ hội đình gợi lại lịch sử xây dựng, hình thành quê hương

Nhật Tân một cách sống động, lễ hội còn là dịp dé dan làng tưởng nhớ công lao của đức thánh Uy Linh Lang, người có công đẹp giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc Ngài đã trở thành vị thành hoàng làng linh thiêng bảo trợ cho cuộc sống

của dân làng được bình yên, no ấm, là vị thần có sức mạnh siêu nhiên phù hộ

cho không chỉ dân làng Nhật Tân mà cả những làng xung quanh tránh khỏi họa hại thiên tai “Ngày xưa quanh đây có làng Nhật Tân thờ Ngài thôi, đến năm đó lĩ lụu, đê Yên Hoa là đẻ Yên Phụ bây giờ đấy gần vỡ, dân lang ấy sợ quá

mới mang đồ đến lễ Ngài ở đây cầu khẩn, xin Ngài phù hộ Thể mà về cái đê

đấy không bị vỡ thật Sau đó họ mới sang xin được thờ phụng Ngài ở làng, nhưng ở bên Yên Phụ chỉ thờ Đại vương là chính và hai người em của Ngài th ¡h Nguyễn Xuân Trường, Phó chủ tịch UBND phường Nhật Tân

“Tất cả mọi lễ hội cổ truyền đều hướng về nguồn Đó là nguồn cội tự

nhiên mà con người vốn từ đó sinh ra và nay vẫn là một bộ phận hữu cơ, nguồn cội công đồng như dân tộc, đắt nước, xóm làng, tổ tiên Hon thé nữa,

“uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” đã trở thành tâm thức của con người Việt Nam và như trong câu đối nhà thờ họ Đỗ ở Nhật Tân vẫn còn ghi: “Khổ công học tập nên sự nghiệp, tự hào nguôn góc ắt hiển vinh "

Nhớ về cội nguồn, những người con Nhật Tân cũng không quên ghi nhớ

công ơn to lớn của những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những liệt sĩ trẻ đã anh

Trang 31

mỗi dịp lễ hội, dân làng Nhật Tân đều sửa soạn dâng nén hương thơm, mâm hoa quả ngọt, tâm niệm thành kính trước anh linh của những người đã mắt 2.2.3 Gáp phẩn tôn tạo môi trường và cảnh quan văn hóa

Nhắc đến làng quê Việt Nam là nhắc đến cảnh quan đặc trưng của làng

đã in dấu trong ký ức của mỗi con người Việt Đó là hình anh cay da xum xué

tỏa bóng mát gắn với sự vững bèn, cô kính của làng quê Cây đa ở mỗi làng

như nhân chứng của thời gian chứng kiến bao đổi thay của làng quê và mỗi đời người Không chỉ vậy, cây đa còn truyền tải đời sống tín ngưỡng của dân làng,

ho tin rằng: “Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đi

„ vì vậy người ta thường

đặt miều thờ cạnh gốc đa hoặc thắp hương ở gốc đa Cây đa cũng thường được

trồng ở cạnh các di tích và với nhiều làng trở thành một bộ phận cấu thành của di tích, mang tính thiêng và gắn bó chặt chẽ với không gian của hội làng

Hình ảnh “cây đa, bến nước, sân đình” có lẽ là một hình ảnh hết sức đặc trưng của bức tranh làng quê Việt Nam, nhưng quá trình đô thị hóa đã làm thay

đổi không gian quen thuộc của các làng quê Việt, ở những nơi từ làng lên phố ấy khó có thể bắt gặp được những quang cảnh thân thuộc của làng quê xưa

Hội đình Nhật Tân với không gian thực hành lễ hội và phạm vi di tích

linh thiêng đã góp phần gìn giữ một phần không gian và cảnh quan văn hóa làng truyền thống nhiều trăm năm qua, tránh khỏi sự xâm phạm, lắn chiếm

của con người, đặc biệt là trong những năm phát triển của quá trình đô thị hóa

vừa qua ở Hà Nội Nhờ những dấu tích vật chất luôn gắn với nhân vật linh

thiêng đã và đang được thờ phụng, hình ảnh hiện hữu như những biểu tượng, ật thể là cây đa, ngôi đình, sân đình luôn là thứ “cột md

đồng bảo vệ và gìn giữ di sản qua các thế hệ

Đến với hội làng Nhật Tân, bước vào khoảng sân đình rộng rãi, vuông

vấn chúng ta bắt gặp ngay hình ảnh cây sanh cỗ thụ tỏa bóng xum xué Cay

sanh với tuổi đời hơn 400 năm không chỉ là nét đẹp cho cảnh quan di tích mà

Trang 32

khang trang, sạch đẹp; các thiết chế văn hóa, hạ tầng đô thi, hạ tằng xã hội được quan tâm đầu tư và củng cố phục vụ tốt đời sống dan sinh Các quy định về nếp sống văn minh nơi

công công được thực hiện tốt, ý thức bảo vệ môi trường đã có chuyển biến tốt, công tác

khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập đã phát huy tác dụng trong công đồng, số học sinh giỏi, học sinh thi d3 Đại học năm sau cao hơn năm trước Các hộ gia đình đã có sự cquan tâm, giúp đỡ nhau trong cuộc sống thường ngày; trong gia đình đã có sự bình đẳng,

quan tâm lẫn nhau, không dé xảy ra các vụ bạo lực nghiêm trọng và từng bước phát huy giá

trị đạo đức truyền thống, nét đẹp văn hóa của người Hà Nội

* Giáo dục va trao truyền văn hóa

GS.TS Ngô Đức Thịnh đã từng nói: “Lễ hội là một cuốn sách sống động, về lịch sử và Tôi không hiểu rằng văn hóa cổ truyền của chúng ta sẽ được truyền lại thể hệ sau thé nào nếu không có lễ hội truyền thống” [9, tr.158|,

Trong quá khứ, khi mà sách vở và trường học chưa phổ biến, song

người dân vẫn hiểu được lịch sử của cha ông một phần nhờ vào các lễ hội dân gian Khi đến tham dự lễ hội, người ta biết chỗ này thờ ai, lai lịch của vị thần

được thờ như thế nào, công trạng của họ ra sao, họ đã làm được gì cho quê

hương, đất nước?

Hiện nay, việc giáo dục truyền thống văn hóa cho các thế hệ trẻ ở

phường Nhật Tân không chỉ được quan tâm, thực hiện ở trong trường học, mà còn trực tiếp thông qua các hoạt động văn hóa cụ thể khác, đặc biệt là thông qua lễ hội truyền thống của địa phương Lễ hội có thể nói là một hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy

những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc theo cách riêng qua việc kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò chơi đua tài, giải trí Những sự kiện, những nhân vật lịch sử, nguồn gốc, phong tục của quê hương trở nên dễ thuyết phục và sinh động hơn dưới những bằng cứ mà người ta có thể nhìn

Trang 33

Lễ hội không chỉ là tắm gương phản chiếu nền văn hoá dân tộc, mà

còn là môi trường bảo tổn, làm giàu và phát huy nền văn hoá dân tộc ấy Qua thật vậy, cuộc sống nơi phố phường, thị thành bận rộn với những lo toan kiếm sống mưu sinh, người ta không có nhiều thời gian để quan tâm,

chăm lo đời sống văn hóa tỉnh thần, cùng ôn lại những truyền thống văn hóa mà cha ông đã tạo dựng Chỉ đến khi lễ hội diễn ra, tất cả dân làng mới có

địp cùng nhau tụ họp, gặp gỡ Các cụ ông, cụ bà là những “nhân chứng

sống” sẽ kể lại cho con cháu nghe vẻ lịch sử của quê hương với những thuần phong mỹ tục, sẽ trực tiếp chỉ bảo cho con, cháu các công việc cần làm khi

đến hội làng ra sao Những người đi trước có kinh nghiệm trong việc tham gia các nghỉ thức hội sẽ truyền đạy cho lớp kế cận cách thực hành và tuần tự

diễn trình trong lễ hội như thế nào, những con số, biểu tượng và ý nghĩa

nhân văn ẩn sau đó Dạy cho con cháu phải biết trân quý những giá trị văn hóa tốt đẹp mà cha ông đã để lại

Nếu như không có nghỉ lễ và hội hè thì có lẽ các điệu múa sênh tiền, con đĩ đánh bồng, múa rồng, múa lân; các hình thức sân khấu chẻo, hát văn,

: các trò chơi: đánh cờ người, kéo co, chọi ga, sẽ khó mà ra đời và duy trì

được trong lòng người dân suốt hàng trăm năm qua

Hội đình Nhật Tân, năm này qua năm khác, cùng với những sinh hoạt

văn hóa như một bảo tàng sống được thấm sâu vào tâm trí và ký ức của mỗi

người dân từ già đến trẻ, thế hệ này truyền cho thế hệ kia Cứ như vậy, những

bài học sinh động về lịch sử về quê hương, đất nước, về tỉnh thần đoàn kết,

yêu thương gắn bó với gia đình, làng xóm, tắm lòng bao dung, nhân ái, độ lượng, những nếp sống, phong tục, văn hóa của cộng đồng đi vào lòng người một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc, tự nhiên và thấm thía Điều này càng quan trọng hơn trong điều kiện xã hội cơng nghiệp hố, hiện đại hố và tồn cầu

Trang 34

thống dân tộc trở nên cằn thiết hơn bao giờ hết, thì làng xã và lễ hội cổ truyền Việt Nam lại gánh thêm một phần trách nhiệm là nơi gìn giữ, trao truyền và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

2.3 Đánh giá ảnh hưởng của lễ hội đình Nhật Tân 2.3.1 Mặt tích cực

* Đáp ứng nhu cầu tâm linh

Qua quá trình khảo sát thực tế tại địa phương, theo những số liệu

điều tra và phỏng vấn sâu cho thấy, lễ hội đình Nhật Tân hiện nay là sự sáng tạo văn hóa từ truyền thống, kết hợp với sự “sáng tạo truyền thống” từ

đương đại, chứ không chỉ là truyền thống lặp đi lặp lại, phù hợp với nhu cầu của thời đại

Đến với lễ hội, tỉnh thần của người dân được thoải mái, thanh thản, giảm bớt căng thẳng trong đời sống là một trong những yếu tố quan trọng của lễ hội “Lễ hội đáp ứng nhu câu tâm linh của người dân, bởi vì xã hội càng phát triển thì nhu cầu tâm càng nhiều hơn Khi người ta mệt mỏi, người ta cần chỗ dựa tỉnh thân, đến đây được hi xả thì người ta sẽ hay đến thôi Lễ hội trên đắt nước Viet Nam này, ở đâu cũng vậy, đều đóng một vai

trò quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân Dân mình lại là dân A Dong, la dân thờ cúng chứ không phải như phương Tây nên bắt buộc phải có sinh hoạt văn hóa tâm linh” Anh Nguyễn Thăng Long, 49 tuổi, người dân phường Nhật Tân

Người Việt Nam luôn coi trọng cái “tâm”, vì tâm được an thì tỉnh thin

cũng thoải mái Cái tâm liên hệ mật thiết với vấn đề niềm tin, coi việc có tâm còn hơn là vấn đề vật chất, hay những biểu hiện bên ngoài Đó cũng là lòng thành “Niễm tin

với những việc tâm linh, khi thực hiện nghỉ lễ, tham gia lễ hội với vị thân là một thứ khỏ nói, với những người tin thì người ta

Trang 35

không ai tự dưng mắt thời gian đi làm cái việc mà người ta cho là không có gì đâu ” Anh Phạm Đình Trung, 35 tuổi, người dân phường Nhật Tân

Đa số những người được hỏi đều cho rằng tham gia thực hành nghỉ lễ, hoạt động lễ hội khiến họ thấy lòng được an “Đi Iễ ở đình để cầu mong các

vị thánh thần che chở, phù hộ Việc làm ăn thì không phải lúc nào cũng

thuận, lúc nào cũng may mắn nhưng cái được nhất là tâm của mình an " Chị

Tran Thi Tuyết, 46 tuổi, người dân phường Nhật Tân

Từ những nhu cầu thực tiễn của cư dân bản địa đã chứng tỏ vai trò của lễ hội truyền thống không chỉ đơn giản là đáp ứng nhu cầu giải trí về mặt tinh thần lẫn vật chat, mà còn cao hơn nữa đó là việc giải tỏa về mặt tâm linh cho mỗi con người và cùng với họ là cả gia đình, vì không ai đi lễ mà lại chỉ kêu cầu cho riêng bản thân mình Sự cân bằng tâm lý, giảm bớt sự căng thing

trong cuộc sống, để tạo ra sự én định cho mỗi con người là một yếu tổ tích

cực của lễ hội đình Nhật Tân

Việc tô chức lễ hội đã đáp ứng được nhu cầu vẻ đời sóng tâm linh, tín ngưỡng, có ảnh hưởng tích cực tới đời sống tỉnh thần của người dân Điều này

còn được minh chứng bởi sự hải lòng của mọi người sau khi dự hội làng với

những gương mặt vui tươi, phấn khởi thê hiện tâm trạng thoải mái, an tâm, đầy hy vọng một năm mới sẽ có được nhiều may mắn, gặt hái được nhiều thành quả trong công việc, làm ăn và học tập Sự cân bằng ấy nhờ cái thiêng

trong lễ hội truyền thông đã giúp con người thấy cuộc đời tốt đẹp hơn, có

thêm động lực để ấu lao động, sản xuất dù khoảnh khắc đó ngắn ngủi,

chỉ kéo dài vải ngày trong một năm nhưng hiệu quả mà nó đem lại cho cộng

đồng là rắt lớn Do vậy, việc cân bằng đời sống tâm linh đã thực sự là một giá

trị của hội làng và có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng nơi đây

Trang 36

nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, trò chơi dân gian được phục hỏi và

gìn giữ nhờ việc tổ chức lễ hội Nhờ có lễ hội đình được tổ chức hàng năm,

các đoàn nghệ thuật truyền thống như hát chèo, quan họ, chau văn có dip

được mời biểu diễn, người dân Nhật Tân vì thế cũng mới có dịp được

thưởng thức các loại hình nghệ thuật nay trong một môi trường diễn xướng

phù hợp Việc tổ chức lễ hội cũng góp phan lim cho người dân ý thức về cộng đồng của mình nhiều hơn, khơi dậy trong họ niềm tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, tinh thần đoàn kết gắn bó của cộng đồng làng xã Từ đó giúp người dân duy trì ý thức, trách nhiệm đối với công đồng mà mình đang sống

* Củng cố các mối quan hệ truyền thống và tiếp biến nên các mối quan hệ xã hội mới trong cộng đồng

Trước đây, mọi diễn trình thực hành lễ hội đình Nhật Tân được đặt

lên vai các thành viên trong cộng đồng làng, do người dân trong làng đứng ra tổ chức và thực hiện Sự cố kết của trí tuệ và công sức cộng đồng làng duy trì qua hàng trăm năm, mang tâm thức khép kín, tự cung tự cấp dé đáp ứng về vật chất, tinh than và đặc biệt là những nguồn nhân lực thực hành lễ hội Bước sang chế độ xã hội mới, nhất là trong những chục năm gần đây,

hàng năm, cứ mỗi dịp tổ chức lễ hội đình là có sự góp mặt của lãnh đạo địa

phương cùng đại diện các ban ngành, đoàn thể, đặc biệt không thể thiếu sự tham gia của các em học sinh trong các hoạt động hội như: tham gia vào đội rước cờ, rước kiệu, rước nước, trò chơi đánh cờ người Hiệu trưởng, hiệu phó một số trường trên địa bản phường cũng tham gia vào lễ hội với

tư cách là thành viên trong ban tổ chức Điều đó cho thấy mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường với cộng đồng làng xã Nhà trường dựa vào lễ

hội tổ chức hoạt động ngoại khóa bổ ích cho các em học sinh Các thế hệ

Trang 37

giá trị truyền thống của quê hương mình Mối quan hệ tương tác này mang

tính giáo dục vô cùng ý nghĩa, thiết thực đối với cả công đồng ội ở đây mà tổ chức ca nhạc là mỗi khu dân cư cử ra một đội, xong rồi trường

dụ

di thi Š cụm dân cư, cụm nào nhất thì vào biểu diễn ở đây Còn các trường

mắm non, trường tiêu học đều tham gia đồng góp tiết mục văn nghệ

trung học và các cô giáo nữa, tham gia đẩy đủ lắm” Ông Nguyễn Văn

Công, thủ từ đình Nhật Tân

Những năm gần đây, trên địa bàn phường Nhật Tân đã có thêm rất nhiều người đến làm ăn sinh sống, thông qua dịp lễ hội truyền thống, đây

cũng là cơ hội để họ hòa nhập với văn hóa địa phương, gây dựng những mối

quan hệ tốt đẹp với cộng đồng cư dân bản địa “Người đân ở nơi khác đếm

đây sinh sống cũng đổi ội rất nhiều Như cậu kia thuê đất ở đây làm nghé

sửa xe 6 16, hôm nay sắp đến ngày hội cũng vào đình để công đức Đắt có lẻ, quê có thôi mà, họ cũng phải hòa nhập với văn hỏa của địa phương mình

Người ta cũng được tô dân phố vận động tham gia vào hoạt động hội, hoặc

không đi tham gia thì ngày lễ họ vẫn đến ” Anh Nguyễn Thăng Long, 49 người dân phường Nhật Tân

Trong những ngày diễn ra hội đình, không chỉ có cư dân bản địa mà

còn có khá nhiều khách thập phương đến với lễ hội Với hơn 300 tổ chức

kinh doanh đang hoạt đông trên địa bàn phường Nhật Tân, những năm vừa

qua đã là một thành phần quan trọng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình tổ chức lễ hội của Nhật Tân, thông qua hỗ trợ kinh phí hoặc cung cấp thêm các nguồn nhân lực thực hành một số công đoạn của diễn trình hội Với thành phần xã hội mới này, đây là cơ hội tốt để góp phần quảng bá

cho các doanh nghiệp ở địa phương Các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh công đức vào các di tích hay các hoạt động tín ngưỡng đều được dân làng

Trang 38

biết đến, nếu công đức hiện vật còn được khắc tên ngay trên hiện vật Đây

là hình thức quảng cáo rất hữu hiệu cho cả hai phía: di tích cùng các hoạt đông tín ngưỡng và người công đức Khi nhận được nhiều nguồn công đức chứng tỏ di tích và hoạt động tín ngưỡng đó rất linh thiêng, ngược lại doanh nghiệp cũng có cơ hội tốt để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, mở ra

cơ hội kinh doanh mới Việc các doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động

văn hóa tâm linh còn tạo ra sự hội nhập đối với dân làng, với đội ngũ lãnh đạo và cán bộ của làng xã Doanh nghiệp tạo ra được uy tín, có sự thiện cảm của dân làng thì người dân cũng như các cán bộ của địa phương sẽ quan tâm hơn đến các doanh nghiệp, bảo vệ cho các doanh nghiệp đó trong những trường hợp cần thiết Vì thế, mỗi quan hệ này ngày càng được thiết lập chặt chẽ, dem lại sự phát triển cho cả hai bên

# Giáo dục thể hệ trẻ

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, các hoạt động tôn giáo, thực hành

tín ngưỡng và hoạt động lễ hội có nhiều tác dụng tích cực đến giáo dục thế hệ trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau Tham gia vào hoạt động lễ hội, giúp cho

giới trẻ hòa nhập với công việc chung của cộng đồng, làm tự nguyên, ý thức

được truyền thống của cha ông để lại, gắn bó với gia đình, làng xóm Tham

gia thực hành tín ngưỡng, hoạt động lễ hội còn giúp họ giảm bớt tỉ lệ hút

thuốc, uống rượu, nghiện hút Điều quan trọng là những thế hệ trẻ này là những cội nguồn của một lối sống lành mạnh của người lớn Từ đây, có thể

hiểu rằng việc tham gia vào các hoạt động lễ hội là một nguồn tạo nên những yếu tố, điều kiện cho một xã hội tốt đẹp hơn

Tham gia vào các hoạt động lễ hội, tưởng nhớ tổ tiên, thờ các vị thánh thần, một phần là để dạy dỗ con cháu giữ gìn truyền thống, lịch sử quê hương, chỉ công của những người có công với nước, với dân

Trang 39

Chương 3

XU HUONG BIEN ĐÔI VAI TRÒ LẺ HỘI ĐÌNH NHẬT TÂN

TRONG ĐỜI SÓNG VĂN HÓA CƯ ĐÂN PHƯỜNG NHẬT TÂN

VÀ NHỮNG VẤN ĐÈ ĐẠT RA

Lễ hội đình Nhật Tân ra đời, tổn tại và phát triển gắn liền với lịch sử của cộng đồng ddan cur Nhật Tân Nó có ánh hướng không nhỏ đến đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân

bản địa Đồng thời nó cũng là sản phẩm văn hóa của cộng đồng, chịu sự tác động và biến

đôi của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, lịch sử của công đồng ấy

3.1 Một số biến đổi trong lễ hội truyền thống đình Nhật Tân

3.1.1 Thời gian

Lễ hội dân gian trong đời sống đương đại chịu sự tác động của tất cả

những yếu tố xã hội mà nó phụ thuộc Do vậy, lễ hội dân gian khó mà giữ nguyên như nó từng có trong quá khứ Nhất là khi nhu cầu của con người thay đổi thì mục đích và ý nghĩa của các hoạt động văn hóa phục vụ cho nó cũng thay đối, theo đó sẽ dẫn đến sự thay đổi về hình thức Chẳng hạn việc tế lễ

ngày nay không thể kéo dài như xưa khi mà cuộc sống đang diễn ra hết sức dồn dập và nhanh chóng Người đi lễ không phải khăn gói chuẩn bị vài ba ngày đi dự lễ mà có khi chỉ sáng đi tối về với quãng đường hàng trăm cây só

Lễ hội đình Nhật Tân trước đây được tổ chức từ mùng 2 cho đến mùng 10 tháng hai, bởi theo tâm lý ngày đài tháng rộng, “tháng giêng là tháng ăn chơi” người đân tranh thủ lúc nông nhàn mà tổ chức đám hội Họ dành thời

gian để nghỉ ngơi, đi chơi cả tuần, cả tháng nên việc lễ hội kéo dài hàng tuần lễ là điều bình thường Nhưng xã hội thay đôi, thời đại công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đã làm cho cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của người dân cũng biến đổi theo, nó đòi hỏi tất cả mọi người phải cuốn theo tốc độ nhanh chóng và

Trang 40

động và lợi ích khác của cá nhân, cộng đồng cũng bị ảnh hưởng Tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của xã hội mà lễ hội truyền thống cũng phải thay đổi cho phù hợp Theo Qwy chế lễ hội của Bộ VHTTDL ban hành năm 2011, lễ hội cỗ truyền ở các địa phương không được tổ chức quá 3 ngay.Vi thé, hội làng kéo dài trong ba ngày, từ ngày mùng 8 đến ngày 10 tháng Hai, chính hội của làng được tổ chức vào ngày ky của Đức thánh Linh Lang - ngày mùng 10 tháng Hai âm lịch Tuy nhiên, trước và sau ngày hội chính, các phong tục vẫn

duy trì trong nội bộ của bộ phận nghỉ lễ và có thể tiếp tục kéo dải thêm để

phục vu dân làng và khách tham quan lễ bái từ các địa phương khác

Từ thực tiễn cho thấy, thời gian tổ chức lễ hội luôn là thời gian sinh

hoạt công đồng tập trung cao nhất Mọi suy tư của cộng đồng đều nhằm ngưỡng vọng tới thế giới tâm linh Sự biến đổi về thời gian diễn ra lễ hội được

biểu hiện thông qua việc rút ngắn thời gian tổ chức Thay đổi này đã được

cộng đồng chấp nhận đẻ phù hợp với những thay đổi của điều kiện kinh tế, xã

hội thời hiện đại 3.12 Không gian

Không gian tổ chức lễ hội trước đây thường được giới hạn trong một

phạm vi nhất định của không gian làng xã Không gian này hiện nay có nhiều thay đổi, do điều kiện kinh tế xã hội và môi trường sống thay đôi Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa một mặt đưa làng gần với phó, trở thành phố xá,

khu đô thị và tiếp thu nhanh chóng văn hóa thị thành Mặt khác, cũng đã đặt ra cho làng xã những thách thức như: ô nhiễm môi trường, sự quá tải về lao động nhập cư, sự mâu thuẫn về đất đai, sự thay đổi về lối sống

Thực

không gian truyền thống đang biến dạng dần Các công trình di tích đình, ế, lễ hội truyền thống đình Nhật Tân diễn ra trong bối cảnh

Ngày đăng: 17/08/2022, 13:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN