1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Văn hóa ứng xử trong gia đình vợ Việt - chồng Hàn qua khảo sát ở Hà Nội

153 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 30,81 MB

Nội dung

Luận văn Văn hóa ứng xử trong gia đình vợ Việt - chồng Hàn qua khảo sát ở Hà Nội nêu cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử trong gia đình vợ Việt - chồng Hàn qua khảo sát ở Hà Nội; phân tích thực trạng văn hóa ứng xử trong gia đình vợ Việt - chồng Hàn ở Hà Nội; trình bày nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử trong gia đình vợ Việt - chồng Hàn ở Hà Nội và những vấn đề đặt ra.

Trang 1

BỘ VĂN HOÁ, THẺ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

tư vệ

Nguyễn Đức Anh

Văn hóa ứng xử trong gia đình

vợ Việt - chồng Hàn qua khảo sát ở Hà Nội

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội, 2016

Trang 2

BỘ VĂN HOÁ, THÊ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

mm

Nguyễn Đức Anh

Văn hóa ứng xử trong gia đình

vợ Việt - chồng Hàn qua khảo sát ở Hà Nội

Phụ lục Luận Văn

Trang 3

BỘ VĂN HOÁ, THẺ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

tinea

Nguyễn Đức Anh

Văn hóa ứng xử trong gia đình

vợ Việt - chồng Hàn qua khảo sát ở Hà Nội

Chuyên ngành: Văn hoá học

Mã số: 60310640

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.ts đặng hoài thu

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đặng Hoài Thu Những nội dung trình bảy trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng

được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào Những chỗ sử dụng kết quả

nghiên cứu của người khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

Hà Nội, tháng năm 2016 Tác giả luận văn

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC 5 DANH MYC CHU CAI VIET TAT 7 DANH MỤC BẢNG, BIÊU = 8 MO DAU 7 7 9

Chuong 1: CO SO LY LUAN VE VAN HOÁ ỨNG XỬ TRONG GIA DINH VA

KHÁI QUÁT VỀ GIÁ ĐÌNH VỢ VIỆT - CHÒNG HÀN Ở HÀ NỘI 17

1.1 Cơ sở lý luận về văn hoá ứng xử trong gia đình 17

1.1.1 Một số khái niệm - 17

1.1.2 Cơ cấu của văn hoá ứng xử trong gia đình 24

1.2 Khái quát về gia đình vợ Việt - chồng Hàn ở Hà Nội 29 1.2.1 Giới thiệu chung về gia đình vợ Việt - chồng Hàn 29 1.2.2 Đặc điểm gia đình vợ Việt - chồng Hàn 3 'Tiểu kết chương 1 - : 35 Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HOÁ ỨNG XỬ TRONG GIÁ ĐÌNH_VỢ VIỆT - CHÒNG HÀN Ở HÀ NỘI 36 2.1 Văn hoá ng xử truyền thống trong gia đình Việt Nam và Hàn Quốc 36

2.1.1 Văn hoá ứng xử truyền thống trong gia đình Việt Nam 36 2.1.2 Văn hoá ứng xử truyền thống trong gia đình Hàn Quốc 40 2.2 Biểu hiện của văn hoá ứng xử trong gia đình vợ Việt - chồng Hàn ở

Hà Nội hiện nay 4

2.2.1 Ứng xử trong quan hệ giữa vợ - chồng, 43 2.2.2 Ứng xử trong quan hệ giữa vợ - chồng với các thành viên trong

gia đình 52

2.2.3 Ứng xử của vợ - chồng với các nghỉ lễ trong gia đình 69

2.2.4 Ứng xử của vợ - chồng với nền nếp trong gia đình và truyền thống

Trang 6

2.3 Đánh giá chung, 78

Tiểu kết chương 2 : = : 81

Chương 3: NHÂN TÔ ẢNH HUONG DEN VAN HOA UNG XU TRONG GIA INH VQ VIET - CHONG HAN VA NHONG VAN DE DAT RA 82

3.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến văn hoá ứng xử trong gia đình vợ

'Việt - chồng Hàn ở Hà Nội a : 82

3.1.1 Mỡ rộng giao lưu và hợp tác kinh tế, văn hoá giữa hai quốc gia 82

3.1.2 Tác động của nên kinh tế thị trường và ảnh hưởng của cơng nghiệp

hố - hiện đại hoá _ _

3.2 Những vấn đề đặt ra đối với văn hoá ứng xử của gia đình vợ Việt -

ee 90

3.2.1 Sự ảnh hưởng của văn hoá ứng xử Hàn Quốc trong gia đình vợ

chồng Hàn ở Hà Nội hiện nay

Việt chồng Hàn 90

3.2.2 Những mâu thuẫn nảy sinh từ sự khác biệt 92

3.2.3 Sự tiếp nhận và điều chinh những giá trị nhân văn 94

3.2.4 Những thay đổi tâm lý của trẻ em 96

Tiểu kết chương 3 99

KẾT LUẬN 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

Trang 7

DANH MỤC CHU CAI VIET TAT Chữ viết tắt FDI GDP Gs Nxb ODA PGS Tr Ts UNESCO USD VHGĐ Chữ viết đầy đủ 'Vốn đầu tư nước ngoài “Tổng sản phẩm nội địa Giáo sư Nhà xuất bản 'Viện trợ phát triển chính thức Phó Giáo sư Trang Tiến sĩ 'Tổ chức Giáo dục, Khoa học và 'Văn hoá của Liên hiệp quốc Đồng Đô - la Mỹ 'Văn hóa gia đình

Trang 8

DANH MỤC BẢNG, BIÊU

TT Nội dung bảng, biểu Trang

Bang 2.1: Phân công việc nhà trong gia đình vợ Việt chồng Hàn khi có 43 người giúp việc

Bảng2.2: — Phân công việc nhà trong gia đình vợ Việt chồng Hàn 4

khi không có người giúp việc

Biểu đồ 2.1: Khảo sát về món ăn trong gia đình 50 Biểu đồ 2.2: - Khảo sát về khả năng ngôn ngữ của trẻ $7

Biéu do 2.3: Khảo sát về việc con cái nói đối cha mẹ 58 Biéu dé 2.4: Khảo sát về việc cha mẹ dành tình cảm cho con cái s9

Biểu đồ 2.5: _ Khảo sát về nhu cầu có con trai hay gái 64 Biểu đồ 2.6: Khảo sát về tần suất dùng những bữa cơm gia đình 65

Biểu đồ 2.7: - Khảo sát về thời điểm thăm quê hương, gia đình 69

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Gia đình là tế bào của xã hội Trong tiến trình lịch sử của loài người,

gia đình có vị trí và vai trò đặc biệt Từ gia đình, con người được sinh ra và

trưởng thành cả vẻ thể chất và nhân cách Với hai chức năng cơ bản: tái

sinh con người để duy trì nòi giống và xã hội hoá cá nhân để hình thành

nhân cách, gia đình sẽ tồn tại mãi trong đời sống của nhân loại Sức mạnh trường tồn của mỗi quốc gia, dân tộc, xã hội hay đơn giản chỉ là một cộng

đồng người trong làng xã cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại, phát triển

của gia đình và văn hoá gia đình

Bên cạnh đó, ứng xử trong gia đình là hoạt động quan trọng góp phần thực hiện các chức năng sinh, giáo, dưỡng của gia đình Thông qua giao tiếp ứng xử, các thành viên trong gia đình như con thoi đan dệt quan hệ gia đình

với cộng đồng xã hội Ứng xử giữa con người với nhau là một vấn đề được nhiều nhà khoa học ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam nghiên cứu từ rất lâu

Sự quan tâm này cho thấy ứng xử giữa con người với con người là một vấn đề

có ý nghĩa quan trọng trong đời sống mỗi cá nhân, gia đình, các nhóm xã hội lớn, nhỏ và toàn xã hội Cách ứng xử của một cá nhân, một nhóm xã hội sẽ

tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cách ứng xử đáp lại của tắt cả những người liên quan, ảnh hưởng đến cuộc sống không chỉ từng cá nhân mà của cả cộng đồng xã hội

Giống như các quốc gia phương Đông khác, Việt Nam và Hàn Quốc có thê được xem là hai đất nước đã gìn giữ gần như trọn vẹn những nét đẹp của

một gia đình truyền thống Có tôn tỉ trật tự, trên dưới, trước sau Ông bà, cha

mẹ là những chiếc rễ cỗ thụ vững chãi cho sự trưởng thành của các thế hệ con

cháu trong tương lai Đối với họ, gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, giáo dục nhân cách con người, là yếu tố không thể thiếu trong việc bảo tồn và phát

Trang 10

Trong thời đại ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội va quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt với bối cảnh toàn cầu hóa,

Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể như: tốc độ tăng trưởng GDP, thị trường việc làm tăng mạnh, môi trường kinh tế được cải

thiện, thu nhập bình quân theo đầu người gia tăng đã thực sự thu hút giới đầu tư khắp nơi trên thế giới Đặc biệt, sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương

mại WTO (07/11/2006) là một sự kiện quan trọng thúc đẩy hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài đỗ xô ở ạt vào Việt Nam Đây là một sự kiện đáng mừng, đánh dấu một bước phát triển vượt bậc cho Việt Nam phát huy nguồn lực của

mình Trong nhiều nhà đầu tư vào nước ta những năm gần đây thì Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn nhất

Bản thân tôi là người trẻ đang sống trong xã hội hiện đại cũng đã được tiếp xúc và tìm hiểu văn hoá Hàn Quốc thông qua phim ảnh, âm nhạc, âm thực,

báo chí, tin tức, Tôi nhận thấy mình yêu thích và có cảm tỉnh đặc biệt với

nước Hàn Quốc Bên cạnh đó, việc cô dâu Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc rồi

định cư tại Hàn Quốc hoặc chú rẻ Hàn Quốc định cư theo vợ tại Việt Nam đã là

những vấn đề không còn xa lạ đối với xã hội hiện nay Họ vốn đĩ la hai con người được trưởng thành từ hai quốc gia luôn coi trọng gia đình nên khi họ

chung sống với nhau đưới một mái nhà thì cảng được thể hiện rõ rệt Trong gia đình vợ Việt - chồng Hàn chắc chắn là có sự khác nhau về tư tưởng, ngôn ngữ, I

nhất trong cách giáo dục của cha mẹ? Đó chính là lý do tôi nghiên cứu đề tài

sống, văn hoá, Liệu họ có hoà hợp được với nhau? Con cái có được thống

Văn hoá ứng xử trong gia đình vợ Việt - chồng Hàn qua khảo sát ở Hà

Noi

nghiên cứu, tìm hiểu các mối quan hệ ứng xử trong gia đình vợ Việt - chồng làm luận văn sau đại học chuyên ngành văn hoá học với mong muốn

Trang 11

hoà được hai nền văn hoá Góp phần nhỏ bé vào việc xây dựng mối quan hệ 'Việt Nam - Hàn Quốc ngày một tốt đẹp hơn

2 Tình hình nghiên cứu

Ứng xử trong gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa

học và có lich sử nghiên cứu lâu dài Nghiên cứu này đã giành được sự quan

tâm đặc biệt của các nhà khoa học, các cấp quản lý, các tổ chức chính trị, xã

hội Đặc biệt trong thời kì hội nhập và phát triển, có nhiều yếu tố tác động

đã và đang có không ít những ảnh hưởng đến đời sống gia đình và hệ quả là các giá trị, các quan hệ, lối sống trong gia đình đang thay đổi Ở Việt Nam,

trong những năm qua đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về gia đình với nhiều góc độ và chuyên ngành khác nhau

Các công trình nghiên cứu về gia đình

Tiêu biểu như cuốn sách Gia đình trẻ - Hạnh phúc - Thịnh vượng do tác

giả Dương Tự Đam chủ biên, nhà xuất bản Thanh niên, 2006 Cuốn sách viết

về vai trò, chức năng, đặc điểm của gia đình trẻ Việt Nam và việc xây dựng chất lượng cuộc sống và thịnh vượng đối với gia đình trẻ Việt Nam

Cuốn Xã hội học gia đình của Mai Huy Bích do nhà xuất bản Khoa học

xã hội xuất bản năm 2003 Đã nêu quan điểm xã hội học, sự đa dạng của các hình thái gia đình, hôn nhân và gia đình ở góc độ giới và đường đời cũng như sự phát triển, biến đổi của gia đình theo đường đời

Nỗi bật trong đó là cuốn Gia đình học của Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý xuất bản năm 2007, nhà xuất bản Chính trị xã hội, Hà Nội Đây là một công trình khoa học rất công phu và có hệ thống, đưa ra những đặc

điểm của gia đình Việt Nam truyền thống và những đặc trưng trong quá trình hình thành và phát triển của gia đình Việt Nam từ truyền thống đến

hiện đại Đồng thời tác giả nêu lên được thực trạng gia đình Việt Nam

trong quá trình chuyển đồi từ kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền

Trang 12

trong gia đình và xã hội; những vấn để về quản lý nhà nước và gia đình

Nhóm tác giả cũng nêu lên những định hướng, giải pháp và điều kiện thực hiện những giải pháp xây dựng gia đình Việt Nam phù hợp với yêu cầu của giai đoạn hiện nay

Đề tài khoá luận: Mộ: số vấn đề vẻ kết hôn giữa phụ nữ Ưiệt Nam

với công dân Hàn Quốc những năm qua ở Việt Nam, của Phan Ngọc Mai đã nghiên cứu và đánh giá được thực trạng tình hình kết hôn giữa phụ nữ

Việt Nam với công dân Hàn Quốc trong những năm qua ở Việt Nam, kiến

nghị những giải pháp nhằm hạn chế được những tiêu cực của hiện tượng

phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài nói chung và lấy chồng Hàn Quốc

nói riêng

Bài viết: Hôn nhân Hàn - Việt: Những vấn đề vẻ thực trạng và nguyên nhân, Trần Nguyễn Lai Thi, Doc.edu.vn Tác giả đã nêu ra thực trạng của vấn để hôn nhân giữa người Việt Nam và Hàn Quốc như thế nào, quá trình hình thành hôn nhân đa văn hoá ra sao và tìm ra nguyên nhân thúc đây phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc

Các công trình nghiên cứu về văn hoá gia đình

Cuốn ¥

bản Văn hoá dân tộc xuất bản năm 1998 Đã liệt kê các yếu tổ được coi là hoá gia đình Việt Nam của Vũ Ngọc Khánh được nhà xuất

thuộc về văn hoá gia đình như cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình

với nhau, các quan hệ đạo lý, chuân mực, khuôn phép trong sinh hoạt, các quan hệ tình cảm vợ chồng, việc chăm sóc giáo dục con cái, việc thờ cúng tô tiên, quan hệ giữa gia đình với hàng xóm láng giềng,

Bài viết: Một số biến đổi văn hoá gia đình Uiệt Nam trong bối cảnh

toàn cẫu hoá, Nghiêm Thu Nga, Tapchicongsan.org.vn Đã nêu ra những vấn

Trang 13

ngày nay, khắc phục những hệ quả tiêu cực do xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế mang lại là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội

Cuốn Văn hoá gia đình và sự phát triển xã hội, do Lê Minh chủ biên bản năm 1994 do nhà xuất bản Lao động, Hà Nội; Lê Thi chủ biên cuốn Gia đình Việt Nam ngày nay được nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà x Nội xuất bản năm 1996, Trong đó, đáng chú ý nhất là cuốn Gia dinh va biến

ji gia đình ở Việt Nam, của Lê Ngọc Văn xuất bản năm 2011 Cuốn sách đã khái quát và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản của gia đình và

biến đổi gia đình ở Việt Nam hiện nay và đưa ra định hướng cho những

nghiên cứu vẻ gia đình Trong phần Biến đổi văn hoá gia đình ở Việt Nam, tác giả chủ yếu trình bày sự biến đổi chức năng và cấu trúc của gia đình để Từ đó đưa ra những quan điểm, giải pháp từ những ví n đối của gia đình Việt Nam Cuốn sách rất cụ

ich cho việc nghiên cứu, giảng dạy cũng như hoạch định chính sách xã hội và những ai quan tâm đến vấn đề gia đình Việt Nam hiện nay

Đề tai luận văn: Văn hoá tứng xứ của gia đình Công giáo ở giáo xứ Sa Châu, xã Giao Châu, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định, của tác giả Cao Thị

Hồng Xuyến (2015) Công trình đã nêu ra các đặc điểm riêng của ứng xử

trong gia đình Công giáo ở giáo xứ Sa Châu Nêu ra những mặt tích cực cũng như hạn chế cũng như sự tác động của tôn giáo tới đời sống hôn nhân trong các hộ gia đình ở đây

Đề tài luận văn: [ăn hoá ứng xử của người dân quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, của tác giả Nguyễn Hồng Ngọc (2015) Đề tài đã nêu ra được thực trạng văn hoá của các mặt đời sống nói chung ở quận Ba Đình cũng như giới thiệu nhiều mơ hình văn hố được định hình và được nhận rộng rãi Tác giả đã đi sâu tìm hiểu thực trạng xây dựng văn hoá ứng xử của người dân quận Ba

Đình trong thời kì đổi mới và nêu ra được những mặt tích cực và hạn chế

Trang 14

nghiên cứu nói trên đã đề cập cả vẻ lý luận và thực tiễn: đặc điềm, cấu trúc, chức năng của gia đình Việt Nam; sự biến đổi văn hoá gia đình trong thời kỳ

cơng nghiệp hố cũng như giao lưu văn hoá diễn ra một cách mạnh mẽ; các

tác động tích cực và tiêu cực của xã hội thời đại mới ảnh hưởng đến đời sống gia đình Đồng thời, các để tài cũng đưa ra được những phương hướng, giải

pháp thiết thực góp phần xây dựng đời sống văn hoá gia đình

Nhìn chung, những công trình khoa học trên đều liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của để tài về cả phương diện lý luận và thực tiễn Đáng chú ý là văn hoá gia đình nước ta có sự biến đổi theo từng thời kỳ lịch sử và tuỳ vào mỗi địa bàn, hoàn cảnh, điều kiện nghiên cứu và văn hoá

truyền thống từng vùng miền khác nhau Mỗi tác giả đều đề cập khía cạnh khác

nhau về gia đình Việt Nam song chưa có tác giả nào để cập đến văn hoá ứng xử trong gia đình vợ Việt - chồng Hàn và cụ thể là qua khảo sát tại địa bàn Hà Nội Vì vậy, đề tài được thực hiện với mong muốn phục vụ công tác xây dựng gia đình văn hoá và tìm hiểu văn hoá ứng xử trong gia đình có yếu tố nước

ngoài ra sao, cũng như đưa ra những khuyến nghị giúp công dân hai nước Việt

Nam - Hàn Quốc hiểu biết thêm về văn hoá hai quốc gia để hoà hợp trong cuộc sống hôn nhân và tránh những tiêu cực trong gia đình Góp phần xây dựng văn

hoá cũng như quan hệ giữa hai quốc gia được phát triển tốt đẹp

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở tìm hiểu về văn hoá ứng xử trong gia đình vợ Việt - chồng

Hàn ở Hà Nội qua các phương diện khác nhau, dé tai đặt ra một số vấn đẻ cần quan tâm nhằm nâng cao chất lượng gia đình, hành vi ứng xử đúng mực, hồ hợp trong hơn nhân và đề cao giá trị của hai nền văn hoá

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 15

~ Làm rõ các khái niệm về gia đình, ứng xử, văn hoá ứng xử trong gia đình

~ Phân tích thực trạng ứng xử thông qua các mối quan hệ trong gia

đình vợ Việt - chồng Hàn ở Hà Nội

~_ Đưa ra nhận định đối với văn hoá ứng xử trong các gia đình vợ Việt - chồng Hàn ở Hà Nội hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

41 Đối tượng nghiên cứu

‘Van hoá ứng xử trong gia đình vợ Việt - chồng Hàn qua khảo sát ở Hà Nội 4.2 Phạm vì nghiên cứu

~ Không gian: Khảo sát hội các gia đình vợ Việt - chồng Hàn hiện tại

đang sinh sống trên địa bàn Hà Nội

~_ Thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2010 - 2015

4.3 Khách thể nghiên cứu

Những cặp vợ Việt - chồng Hàn trên địa bàn Hà Nội (khảo sat 40 cap

vợ chồng)

5 Những đóng góp của đề tài

Bằng những phương pháp nghiên cứu cụ thể cùng với hệ thống lý luận về văn hoá gia đình và ứng xử trong gia đình, đề tài chỉ ra văn hoá ứng xử:

trong gia đình vợ Việt - chồng Hàn ở Hà Nội xung quanh các mối quan hệ Từ đó đưa ra những nhận định nhằm nâng cao chất lượng văn hoá ứng xử trong gia

đình vợ Việt - chồng Hàn

6 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

~_ Nghiên cứu tài liệu: Luận văn đã sử dụng, nghiên cứu các công trình

Trang 16

liên quan đến hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc

~_ Điều tra xã hội học: Luận văn đã sử dụng phương pháp phỏng van bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu nhằm thu thập các số liệu về văn hoá ứng xử của các cặp vợ Việt - chồng Hàn ở Hà Nội

~_ Phân tích - tổng hợp: Luận văn đã thu thập, phân tích và tông hợp

các tư liệu có đề cập về văn hoá gia đình cũng như văn hoá ứng xử của gia

đình vợ Việt - chồng Hàn

~_ Nghiên cứu - so sánh: Luận văn đi sâu và nghiên cứu văn hoá ứng xử trong gia đình vợ Việt - chồng Hàn ở Hà Nội và đưa ra những nhận định và so

sánh với các gia đình Việt Nam và gia đình Hàn Quốc để tìm ra những nét tương đồng cũng như khác biệt

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở Đầu, Kết Luận, Tài Liệu Tham Khảo, Phụ Lục Luận văn có bố cục gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hoá ứng xử trong gia đình và khái

quát về gia đình vợ Việt - chồng Hàn ở Hà Nội

Chương 2: Thực trạng văn hoá ứng xử trong gia đình vợ Việt -

Trang 17

Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ VĂN HOÁ UNG XU TRONG GIA ĐÌNH 'VÀ KHÁI QUÁT VẺ GIA ĐÌNH VỢ VIỆT - CHÒNG HÀN Ở HÀ NỘI

1.1 Cơ sở lý luận về văn hoá ứng xử trong gia đình

1.1.1 Một số khái niệm

1.1.1.1 Khái niệm gia đình

Với tư cách là một hình thức công đồng tô chức đời sống xã hội Gia

đình được hình thành từ rất sớm trong lịch sử của loài người và đã trải qua

một quá trình phát triển lâu dài Gia đình gắn liền với đời sống của mỗi con người và trong đời sống xã hội từ xưa đến nay, gia đình luôn giữ vị trí quan trọng Cho đến nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về gia đình ở các hệ thống chính trị - xã hội và văn hóa

Theo C Mác * Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con

người bắt đầu tạo ra những con người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ

giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình” [10, tr38] Với khái niệm này, gia đình đã được hiểu theo ba nội dung: Một là, gia đình ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của xã hội loài người Con người cùng với quá trình tái tạo ra chính bản thân mình đồng thời cũng tao ra gia đình Hai là, chức năng chính của gia đình là tái tạo, sinh sôi nảy nở con người Ba là, gia

đình được tạo ra bởi hai mối quan hệ chủ yếu: quan hệ hôn nhân (vợ - chồng) và quan hệ huyết thống (cha mẹ - con cái)

Trong khái niệm gia đình của Các-Mác và Ăng-ghen đã luận chứng rõ

về những mối quan hệ thiết yếu của con người như một điều tất yếu ngoài nhu cầu vật chất nuôi sống bản thân mình, đó chính là duy trì nòi giống, mối quan hệ hôn nhân, huyết thống

Trang 18

vị kinh tế xã hội Gia đình được coi như một giá trị vô cùng quý báu của nhân

loại, cần được giữ gìn và phát huy Trên tỉnh thần đó ƯNESCO đã đưa ra định

nghĩa: "Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng, cùng sống chung và

có ngân sách chung Các thành viên trong gia đình luôn gắn với nhau về trách nhiệm và quyên lợi về mọi mặt, được pháp luật thừa nhận” [24, tr.33]

Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2010 định nghĩa: “Gia đình là

tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do

quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo qui định của luật này” [36, tr25]

Trong cuốn “Gia đình học ” của Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý viết Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù liên kết con người lại với nhau nằm thực hiện việc duy trì nói giống, chăm sóc và giáo dục

con cái Các mối quan hệ gia đình là mối quan hệ họ hàng Đó là

sự liên kết ít nhất cũng là của hai người dựa trên cơ sở huyết thống, hôn nhân và việc nhận con nuôi Những người này có thể

sống cùng hoặc khác mái nhà với nhau [22, tr.54]

Hay dưới góc độ tâm lý học, Ngô Công Hoàn khẳng định: “Gia đình là một nhóm nhỏ xã hội có quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết thống, tim

sinh lý, có chung các giá trị vat chat, tinh than ổn định trong các thời điểm lịch sử nhất định” [19, tr.36]

Dù có khác nhau nhưng nhìn chung các học giả đều quan niệm chung rằng: Gia đình là một cộng đồng người được xây dựng trên cơ sở hai mi quan

hệ cơ bản là hôn nhân và huyết thống được xã hội công nhận Nhóm gia đình

khác với nhóm xã hội khác là sự liên kết chặt chẽ hơn rất nhiều

Như vậy, gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở các

quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống gắn bó với nhau trách nhiệm và quyên lợi, được pháp luật công nhận

Trang 19

văn hoá dựa trên sự kết hôn giữa người nước này và một người nước khác

Điền hình như ngay trong đề tài là người phụ nữ Việt Nam lấy người đàn ông Han Quốc Từ đó ta có thế rút ra được định nghĩa: Gia đình vợ Việ

Hàn là gia đình trong đó người phụ nữ là người Việt Nam có quan hệ hôn - chẳng nhân hợp pháp với người đàn ông là người Hàn Quốc 1.1.1.2 Khái niệm ứng xử

Thuật ngữ "ứng xử” trong Từ diễn Tiếng Việt (1997) của Viện Ngôn

ngữ học mang hai nội dung chính sau: “Ứng” là đáp lại, lên tiếng đáp lại lời kêu gọi, thứ hai là có mối quan hệ phù hợp tương đối với nhau Còn “xử” có

nghĩa là hành động theo cách nào đó, thể hiện thái độ đối với người khác trong

một hoàn cảnh cụ thể nhất định [49] Như vậy ứng xử là có thái độ, hành động,

lời nói thích hợp trong giao tiếp, phù hợp với từng tình huống cụ thể,

Tuy nhiên, từ mỗi góc độ nghiên cứu, tiếp cận khác nhau, ứng xử được

hiểu theo các nghĩa khác nhau:

Dưới góc độ sinh học, ứng xử có nghĩa là toàn thể những phản ứng thích

nghỉ có thể quan sát khách quan mà một cơ chế, một hệ thống thần kinh thực hiện để đáp trả lại những kích thích Điều đáng chú ý là những phản ứng ấy (những ứng xử, xử lý để đáp ứng) được diễn ra theo cách tương đối én định

Dưới góc độ xã hội học thì ứng xử dùng dé chỉ cách hành động (và nói) như thể nào đó của một vai trò xã hội này đối diện với một vai trò khác (ví dụ

một cặp vai trò như: vợ/chồng, cha/con, cấp trên/cấp dưới ) và đó là những hành động hoặc gọi là phản ứng theo một cách tương đối Ứng xử không chỉ giới hạn giữa các vai trò xã hội với nhau, còn là ứng xử với mình, ứng xử với đồ vật, với tự nhiên

Dưới góc độ tâm lý học, các nhà nghiên cứu lại tìm hiễu, khai thác khái

niệm ứng xử ở khía cạnh những quan hệ giao tiếp Họ cho rằng ứng xử là sự

phản ứng của con người đối với các tác động của người khác trong một tình

Trang 20

giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có lựa chọn, có tính toán, thể hiện qua

thái đô, hành vi, cử chỉ, cách nói năng, tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và

nhân cách của mỗi người nhằm đạt kết quả giao tiếp cao nhất Trên cơ sở đó ứng xử được hiểu là cách ứng xử nhằm ứng phó với một hoặc nhiều đối tượng nào đó trong giao tiếp

Theo tác giả Đoàn Văn Chúc, để xác định một cách ứng xử nào đó có

văn hóa hay không người ta thường xét bốn yếu tố sau đây:

- Ứng xử được thường xuyên lặp đi lặp lại, tức là tính thời gian của ứng xử;

- Ứng xử được lặp lại tương đối theo cùng một cách bởi nhiều

người, tức là tính không gian của ứng xử;

~ Ứng xử ấy có tác dụng kim chỉ nam mẫu mực hay quy tắc cho các

thành viên của một nhóm hay một nhóm xã hội;

- Ứng xử ấy chứa đựng một ý nghĩa xã hội nào đấy, tức là nó biểu

thị kiến thức tư tưởng hoặc tình cảm mà chủ thể đã dat được, nói cách khác nó là cái mang vác một giá trị (kinh tế, chính trị, luân lý hay thắm mỹ) [12, tr.66]

‘Tom lai, ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của

người khác trong những tình huồng xác định

1.1.1.3 Khải niệm văn hoá ứng xử

Con người là sinh vật đặc biệt, điểm nổi bật nhất đó là con người sống trong một thể giới biểu trưng và ước lệ mà những nhà nhân học gọi là văn hóa và theo đó, ứng xử của con người cũng được xếp là ứng xử đặc biệt - ứng xử văn hóa Văn hóa là toàn bộ những tín điều, truyền thống, hướng dẫn hành

Trang 21

nhau cho phù hợp Có thể thấy rằng, ứng xử con người ở các nước, các vùng khác nhau thì không giống nhau do các nền văn hóa khác nhau

Khái niệm văn hóa

Khái niệm văn hóa đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử các nước

phương Đông cũng như ở phương Tây Ở phương Đông, chữ *văn hóa” là một từ gốc Hán - Việt, có nghĩa là làm cho có “văn” hơn, biến thành “van” Theo quan niệm xưa, “văn” có nghĩa là đẹp đẽ Ở phương Tây, từ văn hóa bắt

nguồn từ tiếng La tỉnh, "cultus” có nghĩa là vun trồng, tạo ra những sản phẩm

phục vụ cho nhu cầu của con người Sau đó, từ “cultus" được mở rộng nghĩa, dùng trong lĩnh vực xã hội chỉ sự vun trồng giáo dục, đào tạo và phát triển mọi khả năng của con người

'Văn hóa là khái niệm đa nghĩa, đang ngày cảng phát triển phong phú hơn với những quan niệm, những cách tiếp cận, góc độ nghiên cứu khác nhau

Tính đến nay, số lượng các định nghĩa về văn hóa ngày càng tăng lên Năm

1952, A.L Kroeber và Kluekhohn xuất bản quyển sách Cuiwre, a critical review of concept and definitions (Van hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê phán các khái niệm và định nghĩa), trong đó tác giả đã trích lục khoảng 160 định

nghĩa về văn hóa do các nhà khoa học đưa ra ở nhiều nước khác nhau Và đến nay ước tính có hơn 400 định nghĩa về văn hóa

Nam 1994, UNESCO đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa, theo đó văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ - tổng hợp các đặc trưng diện mạo về

tỉnh thần, vật chất, tri thức và tình cảm khắc họa nên bản sắc của một

công đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những

quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống,

tín ngưỡng ”; Theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống

Trang 22

‘Van hod img xử có vai trò rất quan trọng trong đời sống thường nhật và

đời sống tâm linh của dân tộc Việt Nam nói riêng và của nhân loại nói chung Hiểu một cách tổng quan thì văn hóa ứng xử là tập hợp những nét đẹp thể hiện qua các thái độ, hành động phân xử, thế ứng xử, đối ứng với một thái độ, hành vi khác thể hiện tr

cá nhân, một cộng đồng người trong việc ứng xử và giải quyết những mối quan

lý sống, các lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một

hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội từ nhỏ đến lớn

'Nhìn nhận ở góc độ văn hóa học thì “văn hóa ứng xử” là hệ thống tỉnh

tuyển những nếp ứng xử, những khuôn mẫu ứng xử, chuẩn mực ứng xử, trong mối quan hệ ứng xử giữa con người và các đối tượng khác nhau, thể hiện qua ngôn ngữ, hành vi, nếp sống, tâm sinh lý trong quá trình phát triển và hoàn

thiện đời sống, đã được tiêu chuẩn hóa, xã hội hóa, trở thành chuẩn mực của cá nhân, nhóm xã hội, toàn bộ xã hội; phù hợp với đời sống xã hội, với đặc trưng, bản sắc của văn hóa một dân tộc, một quốc gia được cá nhân, nhóm

xã hội, cộng đồng, toàn bộ xã hội thừa nhận và làm theo Như vậy, văn hóa

ứng xử được biểu hiện qua ngôn ngữ, hành vi, nếp sống, tâm sinh lý của con

người và được toàn bộ xã hội thừa nhận, làm theo

Theo Đỗ Long trong cuốn “7ấm lý học với văn hóa ứng xi”, ông cho rằng: “Văn hóa ứng xử là hệ thống thái độ và hành vi được xác định để xử lý người với người trên các căn cứ pháp luật đạo lý nhằm *[26, tr.73] các mỗi quan hệ gi

thúc đẩy nhanh sự phát triển của cộng đồng người, của xã hộ

“Theo tác giả Trần Thuý Anh thì cho rằng: “Văn hóa ứng xử là toàn bộ những tín điều, truyền thống, hướng dẫn hành xử mà cá nhân trong xã hội

được xã hội đó trao truyền bằng nhiều hình thức học tập” [I, tr.14]

'Văn hóa ứng xử thông thường được chỉ phối bởi bốn hệ chuẩn mực cơ bản của nhân cách: hệ chuẩn mực trong lao động; hệ chuẩn mực trong giao tiếp; hệ chuẩn mực gia đình; các chuẩn mực phát triển nhân cách Trong quá trình ứng xử, con người phải lựa chọn cái thiện và cái ác, cái đúng và cái sai,

Trang 23

Sự lựa chọn này bị chỉ phối cũng bởi bốn hệ chuẩn mực là: hệ chuẩn mực đạo đức, hệ chuẩn mực luật pháp, hệ chuẩn mực thâm mỹ và trí tuệ, hệ chuẩn mực về niềm tin Có thê nói rằng nét đặc trưng nôi bật nhất của văn hoá ứng xử là

hành vi ứng xử của con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội (con người cá nhân với cá nhân, với cộng đồng xã hội và với chính bản thân mình) Hay n

cách khác, văn hoá ứng xử chính là nét đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc

Có rất nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau về văn hoá ứng xử,

nhưng tựu trung lại có thê hiểu văn hoá ứng xử là: thái độ, sự thê hiện, cách

quan hệ, sự chọn lọc của con người để đối phó, thể hiện ra bên ngồi mơi trường Tắt cả những thái độ, sự thể hiện, cách quan hệ hay sự chọn lọc của con người đều bị chỉ phối bởi các giá trị chuẩn mực cơ bản của xã hội

Văn hóa ứng xử trong gia đình

Có thể nói văn hóa ứng xử trong gia đình luôn là một đẻ tài được quan tâm và coi trọng, đặc biệt ở các nước Á Đông

'Văn hóa ứng xử trong gia đình có thể được hiểu là văn hóa ứng xử

sao cho đúng phép tắc đối với cha mẹ, anh chị em ruột, ông bà nội, ngoại,

chú, bác, cô, cậu Song song đó là cách ứng xử rộng ngoài gia đình như là

đối với khách đến nhà, giữa bạn bè với nhau, với thầy cô giáo, với cộng

đông hàng xóm

Ứng xử văn hóa trong gia đình chính là nét đẹp lâu đời, một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam cũng như Hàn Quốc Sự hoà thuận, chung thuỷ, tình nghĩa, lòng yêu thương và hy sinh cho con cái, tôn trọng và hiểu để với cha mẹ, anh em Nhiều gia đình luôn biết cách tạo dựng, giữ gìn những

nét văn hóa ứng xử ấy tạo nên nề nếp gia phong Thời nay, trong gia đình, dù

văn hóa ứng xử có thay đổi rất nhiều so với ngày xưa, nhưng những khuôn

Trang 24

1.1.2 Cơ cấu của văn hoá ứng xử trong gia đình

1.1.2.1 Ứng xử giữa vợ - chẳng

“Trong gia đình quan hệ vợ chồng là quan hệ hữu cơ sâu sắc trên nhiều ý nghĩa Văn hóa ứng xử giao tiếp vợ chồng chính là một trong năm đạo lý ứng xử cơ bản trong văn hóa ứng xử gia đình Nó chính là nền móng căn bản của

hạnh phúc gia đình Nhờ có mối quan hệ này mà nhiều mối quan hệ khác được hình thành và củng có

Ứng xử trong quan hệ vợ chồng là một nhân tố vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân gia đình, tuy nhiên để hiểu và đánh giá quan hệ này quả là không đơn giản Ứng xử trong quan hệ vợ chồng rất đa dạng và phong phú biêu hiện trong việc:

« Chia sẻ về kinh tế

® Quyền lợi cơ bản của mỗi người trong hôn nhân

Chia sẻ việc chăm lo con cái

Chia sẻ trong các mỗi quan hệ với họ hàng,

« Đối phó với những xung đột trong quan hệ vợ chồng

Cuộc sống vợ chồng không thể tránh khỏi những va chạm, mâu thuẫn, bắt đồng bởi những tác động của cuộc sống về quan hệ, ứng xử, kinh tế, chăm sóc nuôi đạy con cái, tính cách Điều quan trọng là cách giải quyết vấn đề đó như thế nào đề từ to làm cho nhỏ đi và từ nhỏ trở thành không có

Trong gia đình, vai trò của người vợ và người chồng người đều quan trọng, “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tố ấm” Vì thế ứng xử trong quan hệ vợ chồng phải dựa trên nguyên tắc là yêu thương, chân thành, tôn trọng nhau, biết chia sẻ, giúp đỡ nhau, biết chấp nhận nhau Mối quan hệ vợ

Trang 25

mỗi người, cùng quan tâm đến lợi ích riêng cũng như lợi ích của cả gia

đình

tảng của một gia đình hạnh phúc phải là mối quan hệ tốt đẹp, hiểu biết, thông cảm và thương yêu nhau giữa vợ và chồng, là cơ sở ngăn chặn bạo lực giữa vợ và chồng trong gia đình Đây là những điều không

phải ai cũng biết thực hành chúng một cách hiệu quả Trong xã hội hiện nay, nếu không chú ý đến ứng xử giữa vợ và chồng thì sự rạn vỡ gia đình là điều không thể tránh khỏi

1.1.2.2 Ứng xử giữa các thành viên trong gia đình

Ứng xử giữa các thành viên trong gia đình được thể hiện chủ yếu qua ba mối quan hệ ứng xử chủ yếu đó là ứng xử giữa cha mẹ - con cái; giữa ông

bà - con cháu và giữa anh chị em với nhau Mối quan hệ ứng xử này được biểu hiện trong các hình thái gia đình cũng khác nhau

“Trước hết là ứng xử giữa cha mẹ - con cái Khi mới sinh ra, con người luôn cần phải gắn bó với tình cảm mẹ cha, ơn sinh thành nuôi dưỡng, vì vậy

có thể nói ứng xử với cha mẹ, đạo hiếu làm con là một trong những đạo lý thiêng liêng nhất trong văn hóa ứng xử gia đình Quan hệ cha mẹ - con cái

đồng vai trò hết sức quan trọng trong gia đình, thậm chí có học giá còn cho

rằng đó là cốt lõi của văn hoá Việt Nam và có tác động chỉ phối mọi khía

cạnh Quan hệ này bao gồm sự ứng xử của cha mẹ với con cái và sự ứng xử

của con cái đối với cha mẹ, mối quan hệ này dựa trên sự liên hệ huyết thống gắn bó chặt chẽ về sinh và đưỡng Trong tâm thức của mỗi người, đặc biệt là

Cha bé đến

khi trưởng thành Vì vậy, quan hệ giữa cha mẹ và con cái rất thiêng liêng, bao

những người Á Đông thì vốn quí giá nhất của cha mẹ chính là con c:

mẹ phải có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tư cách con từ

hàm mối quan hệ sinh thành, dưỡng dục, là sự nối tiếp giữa hai thế hệ “cha

truyền, con nối” Ở gia đình hiện đại, nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp đó được giữ gìn và phát triển: tỉnh thần thương yêu, sự hy sinh của cha mẹ vì con cái và sự kính trọng, biết ơn và hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ Công

Trang 26

(đè), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (nuôi cho bú mớm), trưởng (giúp lớn

khôn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (khuyên răn), phúc (che chở) Đối

với con cái thì phai biết kính yêu và biết ơn cha mẹ đã dành cả đời cho mình,

hiểu nỗi gian nan, khỗ cực của cha mẹ vì mình Đã là con thì phải báo hiếu

với cha mẹ, từ chữ “hiều” mà nâng lên thành đạo làm con

Ứng xử giữa ông bà - cháu: Quan hệ ông bà - cháu là mi quan hệ có tính chất tiếp nối về huyết thống Bên cạnh sự thương yêu, kỳ vọng, những

khác biệt về tuổi tác, quan niệm sống, đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi tạo

nên giữa thế hệ ông bà với thế hệ cháu có những khác biệt nhất định Hoàn

cảnh sống cũng tác động đối với quan hệ ông bà và cháu Xu hướng tách hộ, hình thành gia đình hạt nhân ngày càng mạnh và ông bà thường ở riêng nên ít

tiếp cân với con cháu Điều này làm hạn chế sự chăm sóc vẻ tỉnh thần, hỗ trợ giáo dục lớp con cháu của ông bà Ngược lại sự chăm sóc đối với ông bà của con cháu, đặc biệt là sự nâng đỡ vẻ tỉnh thần cũng hạn chế Về đạo lý, việc

chăm sóc phụng dưỡng ông bà, cha mẹ là bổn phận, trách nhiệm của con

cháu Những điều lưu ý về ứng xử của cháu đối với ông bà: tôn trọng, có thái độ đúng mực, lễ phép, kính trọng, biết ơn đối với ông bà Thăm viếng, chăm sóc, hỏi han, thông báo về sự tiến bộ của bản thân mình đề tạo niềm vui, sự

hãnh diện cho ông bà Trực tiếp tham gia chăm sóc ông bà khi m đau, bệnh

tật Đối với cháu đã thành niên, lập gia đình phải năng đưa chắt đến thăm các

cụ, tham gia tổ chức lễ mừng thọ ông bà, biếu tiền quà để ông bà được vui

mừng vì qua đó biết rằng con cháu ôn định, ăn nên làm ra nhờ phúc đức tổ tiên, mà ông bà an lòng vui sống

Ứng xử giữa anh chị em: Đây là mối quan hệ trọng yếu thứ ba trong gia

đình, là quan hệ máu thịt, gắn bó mật thiết của những người cùng đẳng hệ

Tuy nhiên, quan hệ huyết thống cũng chưa phải là yếu tố tuyệt đối để đảm

bảo một quan hệ tốt đẹp Anh em với nhau là “tình”, còn có gắn bó với nhau đến mức nảo cũng còn tuỳ nơi cái “nghĩa” nữa Tình nghĩa có đong đầy thì

Trang 27

đối xử với nhau qua thời gian

1.1.2.3 Ứng xứ với các nghỉ lỄ trong gia đình

Nghỉ lễ thường được thể hiện qua sự ứng xử, giao tiếp trong xã hội, trong tín ngưỡng, trong sinh hoạt tôn giáo thông qua đời sống tâm linh, mang

đậm sắc thái văn hóa dân tộc Nghỉ lễ là một từ chung, mang ý nghĩa qua sự

tô chức, thể hiện các khuôn mẫu giao tiếp đã được đặt ra của một hay nhiều người đối với một hay nhiều người khác và đối với một hay nhiều thần linh, đắng cao cả siêu nhiên Nghỉ lễ (rite gốc từ la tỉnh ritualis) gồm nhiều nghỉ

thức (rituals) hành lễ hợp lại “Nghỉ” có nghĩa là uy nghỉ, đáng vẻ, cung cách “Nghỉ” cũng được hiểu là mẫu mực, là tiêu chuẩn đo lường “Nghỉ” còn có nghĩa là dé cúng “LỄ” là sự thực hiện các phép tắc, khuôn mẫu mà người xưa

đã thực hiện; là hình thức thể hiện việc tổ chức giao tế xã hội, ví dụ: các cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp, cách ứng xử trong cuộc sống đời thường; các hình thức cúng bái, tế lễ, cầu nguyện, Như vậy, nghỉ lễ được hiểu là nghỉ thức khi hành lễ, hội đủ các yếu tố mang tính văn hóa tâm linh

Con người có thể sống cao thượng, phẩm giá được tôn quí là do biết

giữ lễ, còn bị tội lỗi, bị mọi người chê bai khinh bi là do thất lễ Cách hành

xử, ứng xử cùng với những nghỉ thức, lễ nghi đúng thủ tục, hợp lòng người trong cuộc sống đương thời sẽ là cơ sở xã hội đánh giá đến sự hiểu biết của

một cá nhân, phải đạo với trời đất, hợp đạo với đời Trong gia đình, việc ứng

xử với các nghỉ lễ rất quan trọng Một trong những nghỉ lễ tiêu biểu đó là nghỉ lễ thờ cúng tổ tiên Đạo làm con không chỉ thể hiện ở việc công thành danh

toại để cha mẹ tự hào, không chỉ là việc nuôi dưỡng cha mẹ khi về giả mà còn

là thờ cúng cha mẹ khi đã khuất Đó cũng là xuất phát của việc thờ cúng tô

tiên để bày tỏ tắm lòng ghỉ ơn “uống nước nhớ nguồn”

Tuy nhiên nếu đánh giá một con người, một gia đình mà chỉ xét qua cách thực hành lễ nghỉ thôi không xét về nghĩa thì chưa đủ Bởi có nhiều

người trong xã hội hàng ngày hành sự có thừa lễ nghỉ nhưng nghĩa thì lại

thiểu Chính vì

Trang 28

là điều cần phải thực hiện trong ứng xử gia đình

1.1.2.4 Ung xứ với né nép, truyền thắng dòng họ

Cuộc sống của gia đình dù là gia đình văn hóa không thể mãi chỉ có

những điều tốt đẹp Nó chứa đựng cả những lo lắng, phiền muộn, ưu tư chứ không chỉ là niềm vui đơn thuần Cho nên điều cơ bản là phải giáo dục con cháu từ khi còn nhỏ, giáo dục từ thế hệ này qua thế hệ khác đề nó thành nề nếp và noi theo Nề nếp là điều cơ bản của tổ chức gia đình và cả dòng họ Có nên tảng chắc thì gia đình sẽ vững vàng vượt qua những khó khăn Gia đình

có nễ nếp chắc là có lối sống hợp đạo lý, là những phép tắc, lỗi sống hợp cách ứng xử văn hóa đã lắng đọng định hình, đã ăn sâu bắt rễ từ đời ông cha Nếp là những cách sống chuyển tiếp của những người trong một gia đình, một gia

tộc nhưng vẫn từ nền, vẫn bám nền, giữ vững nền Qua sinh hoạt thường ngày, ông bà, cha mẹ đã truyền thụ cho con trẻ những nét đẹp của truyền

thống gia đình, dòng họ, truyền thống văn hóa dân tộc Từ đó, mỗi cá nhân

hình thành và bồi dưỡng đạo đức, lối sống

Một gia đình hay một gia tộc có nền nếp thường cung cấp cho xã hội và

nước nhà những công dân tốt, đắc lực và đây tài năng Gia đình nào có nền nếp

như vậy, nhân dân ta thường gọi là có gia phong Gia phong theo định nghĩa trong Từ điển Hán Việt của Đảo Duy Anh là: “Thói nhà: tập quán, giáo dục

nếp

riêng của một gia đình phong kiến, nếp nhà” Như vậy, gia phong là thói nhà, là trong gia tộc”; theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học là “

sự khẳng định của những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của một cộng đồng gia đình, gia tộc về văn hóa gia đình, đã kéo dài qua nhiều thế

trong gia đình công nhận, tuân theo, thực hiện một cách tự giác gần như tập

được mọi người quán để đảm bảo sự tồn tại Mục đích của gia phong là giữ vững, tái tạo cho thé

hệ mới nằm trong thành viên của gia đình, phương thức hoạt động trong cuộc

sống những hình thức tư duy và ứng xử, cảm xúc và hành động trong bắt cir

trường hợp nào, những điều thuộc về nề nếp của gia đình, về gia dao, gia pháp

Trang 29

Vì vậy mỗi người phải có cách ứng xử tôn trọng, noi theo những nề nếp, gia phong, truyền thống của dòng họ Mỗi người phải thực hiện gia giáo,

cách ăn nói, ứng xử đã được gia tộc ấn định và các thế hệ sau phải tôn trọng và gìn giữ 1.2 Khái quát về gia đình vợ Việt - chồng Hàn ở Hà Nội su chung về gia đình vợ Việt - chồng Hàn i thi

Trong sự phát triển của xã hội, tự do kết hôn đã trở thành một giá trị cơ bản của quyền con người Chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam trải qua ba lần lập pháp đều nhất quán khẳng định mục tiêu xây dựng chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững làm nên tảng cho sự phát triển của tiến bộ xã hội Tuy nhiên cùng với sự phát

triển của nên kinh tế thị trường và xu hướng toàn cẩu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, đời sống hôn nhân và gia đình Việt Nam đang đứng trước sự phát sinh những hiện tượng hôn nhân không bình thường của việc lợi dụng quyền tự do kết hôn nhằm hướng đến các quan hệ lợi ích Trong đó hiện tượng kết hôn với người nước ngoài mà nỗi lên là hiện tượng kết hôn giữa phụ nữ Việt

Nam với công dân Hàn Quốc trong những năm qua có thể coi là ví dụ điển hình về sự tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường đối với quan hệ hôn nhân Đây thực sự là một vấn đề xã hội phức tạp trong sự quan tâm của

dư luận xã hội cũng như các cơ quan quản lý nhà nước Theo giáo sư Kim

thảo “Những vấn đề và phương hướng giải quyết trong

nhìn chung tình hình kết hôn quốc tế

äi nhiều sóng gió gay go trong khi vẫn chưa

Young Shin tai

tìm được phương án nào giải quyết thỏa đáng, chính phủ Hàn Quốc và Việt Nam đang nỗ lực để cải thiện tình hình nhưng vẫn còn khá nhiều vấn đề mà

Trang 30

hụt nữ giới tại Hàn Quốc khiến một bộ phận nam giới Hàn Quốc không lấy được vợ đã phải đi tìm kiếm vợ ở nước ngoài Mục tiêu hướng đến của họ là phụ nữ Đông Nam Á vốn có môi trường sống khá tương đồng với Hàn Quốc Trong số đối tượng kết hôn thì số lượng phụ nữ Trung Quốc và phụ

nữ Việt Nam là nhiều nhất

Bên cạnh đó, có nhiều nguyên nhân phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc Phải bàn đến nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan:

+ Nguyên nhân khách quan

> Thứ nhất là do chính sánh đầu tư, mở cửa, của hai quốc gia Việt Nam va Hàn Quốc phát triển trên nhiều lĩnh vực nên có nhiều cơ hội để công dân hai nước tiếp xúc Nước ta còn bàn hành những quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và khuyến khích các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài phát triển, đồng thời có chính sách nhằm

đảm bảo quyền lợi cho các đương sự khi tham gia các quan hệ đó Bên cạnh

đó, Hàn Quốc là quốc gia ảnh hưởng mạnh mẽ bởi đạo Không nên gia đình Han Quốc truyền thống theo chế độ gia trưởng, sau khi người cha qua đời thì

trụ cột gia đình sẽ là do người con trai trưởng gánh vác Mục đích lớn nhất là

duy trì đòng họ thờ cúng tỏ tiên Họ luôn mong muốn sinh con trai đề nồi dõi, thừa kế tài sản, Tuy rằng trong xã hội hiện đại Hàn Quốc ngày nay, tư tưởng này cũng phai nhạt hơn so với trước nhưng vẫn còn tồn tại nhiều ở các vùng nông thôn Vì thế mà sự mắt cân bằng giới tính đã khiến những người dan ông Hàn Quốc tìm cho mình những người vợ ngoại quốc và chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra những chính sách khuyến khích công dân nước mình kết hôn với người ngoại quốc đề giảm tình trạng suy giảm dân só

> Thứ hai là do việc quản lý của nhà nước với các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ môi giới hôn nhân chưa chặt chẽ Ở Việt Nam môi giới hôn nhân là dich vụ bắt hợp pháp, nhà nước chi cho phép sự hoạt động của các trung tâm tư

Trang 31

chức, cá nhân hoạt động dịch vụ này bắt hợp pháp và đây cũng là nguyên nhân khiến cho các cuộc hôn nhân xuyên quốc gia thêm phần phức tạp

+ Nguyên nhân chủ quan

> Thứ nhất là nguyên nhân về kinh tế: Vấn đề kinh tế là vấn đề đầu tiên luôn được đề cập đến với lý do mong lấy được chồng nước ngoài sẽ giàu có, đối đời, có thể giúp đỡ bố mẹ Đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết hôn xuyên quốc gia gia tăng Đại đa số các cô gái lấy chồng Hàn đều xuất thân từ vùng nông thôn còn nghèo khó Họ mong lấy được chồng nước ngồi đẻ thốt khỏi cảnh cơ cực Nhiều cô gái biết lấy chồng ngoại quốc sẽ khổ nhưng vẫn nhắm mắt trao thân Lợi dụng lý do kinh tế mà nhiều công ty môi giới trái phép đã trục lợi, lừa đảo các cô gái lấy phải những người chồng không như giới thiệu trước đó hay tôi tệ hơn là bị bán vào nhà thô Về phía Hàn Quốc không thể phủ

nhận sự phát triển kinh tế vượt bược của họ, thu nhập bình quân của người Hàn Quốc khoảng 19000 đô la/năm trong khi Việt Nam chỉ khoảng 600 đô la/năm

[45, tr.10] Phụ nữ Hàn Quốc hiện nay có tiêu chuẩn cao và được coi như “của hiếm” nên những người đàn ông có tài chính không cao buộc phải chuyên hướng ra bên ngoài đất nước Với thu nhập của họ so với những quốc gia kém phát triển hơn thì lại là ưu thế Họ dùng những điểm mạnh này đề đi lấy vợ ngoại quốc, trong đó Việt Nam là quốc gia thấy phù hợp và đang hướng tới

> Thứ hai là do ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng: Những năm qua "làn sóng Hàn Quốc” đã xâm nhập mạnh mẽ vào giới

trẻ Việt Nam Không khó để bắt gặp bat cứ thứ gì liên quan đến Hàn Quốc ở Việt Nam: phim Hàn Quốc, nhạc Hàn Quốc, siêu thị Hàn Quốc, quán ăn Hàn

Quốc, đặc biệt giới trẻ bị ảnh hưởng nhiều nhất qua phim ảnh Trong phim

Trang 32

khổ cũng như tìm được người chồng hoàn hảo

> Thứ ba là do người phụ nữ Việt Nam có nhiều ưu điểm: Người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay đều được ngợi ca có đức tính chịu thương chịu khó, sống hết mình vì gia đình Vì thế mà người đản ông Hàn Quốc cảm thầy phù hợp với quan niệm phụ nữ lấy chồng phải theo nhà chồng hoàn toàn, biết tôn kính cha mẹ và đề cao gia đình

Theo kết quả điều tra thực trạng người nước ngoài cư trú tại Hàn Quốc

của cục Xuất nhập cảnh Hàn Quốc cho biết: Năm 2006 cả nước Hàn Quốc chỉ

có 5822 gia đình có cô dâu là người Việt Nam Đến năm 201 1 thì số lượng cô dau ngoại quốc là 35355 gia đình Còn ở Việt Nam, theo số liệu thống kê thì nếu trước năm 2004 chỉ có 560 trường hợp kết hôn thì đến năm 2005 là 1500 trường hợp, năm 2006 là 20.000 trường hợp và từ năm 2007 đến đầu năm 2008 là 25.000, các cuộc hôn nhân ban đầu diễn ra ở các tỉnh miễn tây Nam Bộ như An Giang, Cần Thơ Từ năm 2005 - 2008, hôn nhân Việt - Hàn lan

rộng ra các tỉnh phía Bắc, tập trung nhiều ở các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng,

Hà Nội Hiện tại, Việt Nam đã trở thành nước có tốc độ gia tăng hôn nhân

quốc tế cao, trong số các cuộc hôn nhân quốc tế với người Hàn Quốc, Việt

Nam chiếm nhanh nhất về tốc độ và cũng vượt qua Trung Quốc về số lượng cô dâu kết hôn với người Hàn Quốc

1.2.2 Đặc điểm gia đình vợ Việt - chồng Hàn

1.2.2.1 Trình độ

Các đối tượng lấy chồng Hàn Quốc số ít là người xuất thân từ thành phố lớn, chủ yếu tập trung ở những cô gái trẻ thuộc các vùng nông thôn với trình độ học vấn cũng như hiểu biết còn hạn chế

Theo thông tin tìm hiểu được, có đến 60% đản ông Hàn Quốc không trả lời về phần học vấn của mình và số tốt nghiệp cấp ba là 25%, tốt nghiệp đại

học là 25% Khoảng cách vẻ tuổi tác khiến sự chênh lệnh về tâm sinh lý cũng

Trang 33

để này không chỉ phía Việt Nam lo lắng mà phía Hàn Quốc cũng sẽ lo lắng, với tuổi bình quân là 40 - 49 tuổi, 20 - 30 năm sau, khi người chồng Hàn

Quốc đã quá già hoặc sẽ qua đời, trong khi người vợ Việt Nam thì vẫn còn

khá trẻ, họ sẽ sống một mình và gánh vác gia đình thế nào trong tương lai khi

còn phải nuôi day con cai

1.2.2.2 Độ tuổi

Thông tin gần nhất theo bản tin của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội và được tờ báo Kinh tế hằng ngày đã đăng tải thì mức độ chênh lệnh tuổi giữa cô đâu Việt Nam và chú rễ Hàn Quốc lên đến 20 tuổi, trong khi đó tuôi

bình quân của phụ nữ Việt Nam 23 - 39 tuổi, trong khi tuổi của chú rễ Hàn Quốc là từ 40 - 49 tuổi, thậm chí có tới 10% là trên 50 tuổi, có đến 65% din

ông Hàn Quốc cưới vợ lần đầu, điều đó cũng có nghĩa là 35% đản ông Hàn Quốc là tái hôn

Qua phân tích của bà Trịnh Thị Bích tại hội thảo

giới vùng Đông và Đông Nam Châu Á”, nhìn chung, cô thể đưa ra một số

Hôn nhân xuyên biên nhận xét chung vé tình trạng trên như sau:

Về độ tuổi kết hôn của phụ nữ Việt Nam: Từ 1§ đến 20 tuổi chiếm 20%; từ 21 đến 30 tuôi chiếm 50%; trên 30 tuổi chiếm 20% Về nghề ngiệp, tỷ lệ ở nhà nội trợ chiếm 50%, công nhân viên chiếm

30%, kinh doanh 10% và làm thuê 10% Đối với nam giới Hàn Quốc, đa số có nghề nghiệp là công nhân, kĩ sư máy móc chiếm 80%, kinh doanh 20%, không pl

ôi nhiều nhất từ 20 đến 40 tuổi chiếm 70%; từ 40 đến 50

¡ công chức và người thất nghiệp,

về độ tui

tuổi chiếm 20% và trên 50 tuổi chiếm 10%

'Về hoàn cảnh gặp gỡ quen biết và điều kiện tìm hiểu trước khi đăng ký kết hôn: Có đến 60% thông qua sự môi giới của người quen, họ

Trang 34

nhau trước khi đăng ký 1.2.2.3 Mô hình gia đình

Mô hình gia đình vợ Việt chồng Hàn đang dẫn hình thành ở Hà Nội

là mô hình hạt nhân Người trẻ tuổi hầu như không muốn kết hôn hoặc sinh

con quá sớm Họ muốn tập trung vào việc học tập, nâng cao kiến thức và sự ôn định về kinh tế trước nhất Tuy sống ở Việt Nam nhưng những ảnh

hưởng từ văn hoá Hàn Quốc cũng không ít trong cuộc sống gia đình vợ Việt chồng Hàn Vì thế họ cũng trở nên dễ dàng tiếp nhận những sản phẩm mới, theo xu hướng Hàn Quốc hóa hơn là nghe lời khuyên theo kiều truyền thống của ông bà

Giai đoạn chuyển đổi từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại tức là

gia đình hạt nhân (gia đình chỉ có nhiều nhất hai thế hệ) Đây là mô hình gia đình

phổ biến nhất trong xã hội hiện nay, trong đó vợ chồng là trung tâm gia đình Gia đình hạt nhân hay còn gọi là gia đình hiện đại bây giờ có nhiều ưu điểm như là: bình đẳng về kinh tế, địa vị trong gia đình, tình cảm vợ chồng

thoải mái, tạo điều kiên phấn đấu trong cuộc sống, không phải lệ thuộc vào

nhiều người, quyền tự do cá nhân được đề cao Bên cạnh đó cũng có mặt

hạn chế như là: bữa cơm công sở nhiều hơn so với những bữa cơm gia đình, con cái gần thầy cô giáo, giúp việc hơn là với cha mẹ, Sống trong một mô hình nào cũng có mặt tích cực và hạn chế vì thế các gia đình cần biết dung hoà các mặt trong cuộc sống đề hạnh phúc hơn

1.2.2.4 Thu nhập của gia đình

Theo khảo sát thì thu nhập bình quân mỗi tháng của một hộ gia đình Việt - Hàn là khoảng 60 - 80 triệu Nhưng mỗi tháng phải nộp thuế thu nhập,

tiền thuê nhà, điện nước và các loại cước phí bảo hiểm như bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí, Người chồng trong gia đình vợ Việt chồng Hàn ở Hà Nội gia nhập bảo hiểm y tế và những nhân viên biên chế của các công ty Hàn Quốc

Trang 35

triệu/tháng, chiếm 25% tổng thu nhập Món ăn chính của trong gia đình vợ 'Việt chồng Hàn là cơm Cùng với cơm họ ăn các loại thịt, cá, rau, đồ nếp, kim chỉ Nói về thịt các gia đình vợ Việt chồng Hàn thích ăn 3 loại thịt là thịt bò,

thịt lợn, thịt gà Ngoài 3 loại thịt này ra họ còn ăn các loại thịt khác như thịt

cừu, thịt đê, nhưng số lượng tiêu thụ không đáng kể Cá thì người chồng

Hàn thích ăn các loại cá biển hơn cá nước ngọt Hoa quả thì có thể nói họ

luôn dùng những hoa quả đặc trưng của Hàn Quốc như: lê, táo, quýt, hồng,

nho, mà những thứ này đều được nhập khâu nên giá thành khá đắt

Các gia đình vợ Việt chồng Hàn ở Hà Nội hầu hết mọi người mua nhà trả góp hoặc thuê nhà, cũng có thể sống với gia đình bên vợ nhưng trường hợp này không có nhiều vi người đàn ông Hàn Quốc cũng giống người Việt Nam rit coi

trọng thể diện Vì thế họ vẫn luôn từng ngày tích góp đề có thể mua nhà riêng

Tiểu kết chương 1

Với Việt Nam và Hàn Quốc, gia đình là thiết chế xã hội quan trọng bậc

nhất Văn hoá ứng xử trong gia đình là một nét đẹp truyền thống, có vai trò rất quan trọng trong đời sống thường nhật và đời sống tâm linh của hai dân tộc Đều là những cư dân nông nghiệp lấy canh tác lúa nước là chủ yếu, đều tiếp nhân văn hóa Trung Hoa qua quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa, nên ứng xử

văn hóa trong gia đình Việt và Hàn có nhiều nét tương đồng, trong đó mang

đâm văn hóa Trung Hoa, nhất là Nho giáo Những nét dep trong văn hóa ứng xử trong gia đình của người Việt và người Hàn được thể hiện rõ nhất qua văn

hóa đạo đức, ứng xử đối với ông bà - cha mẹ, giữa vợ - chồng, anh chị em, được thê hiện qua những lễ nghỉ trong gia đình cũng như qua truyền thống văn hóa dòng họ Ngày nay, gia đình truyền thống của người Hàn và người

Việt đã biến đổi nhanh chóng dưới tác động của nền kinh tế mới cùng với quá

trình hội nhập, giao lưu văn hóa toàn cầu, tuy nhiên, những yếu tố văn hóa trong gia đình vẫn bảo lưu theo quy luật kế thừa và là những giá trị văn hóa

Trang 36

Chương 2

THUC TRANG VAN HOA UNG XU TRONG GIA ĐÌNH VQ VIET - CHONG HAN G HA NOI

2.1 Văn hoá ứng xử truyền thống trong gia đình Việt Nam và Hàn Quốc

2.1.1 Văn hoá ứng xử truyền thống trong gia đình Việt Nam

Tính đặc thù của gia đình là những đặc trưng bản chất của một loại hình gia đình, tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa loại hình gia đình này với loại

hình gia đình khác, được quy định bởi những điều kiện phát triển kinh tế xã

hội trong một quá trình lịch sử lâu đài

Trong gia đình Việt Nam truyền thống, người Việt ta vẫn thường quen gọi gia đình là “nhà” “Nhà” theo nghĩa hẹp là gia đình gồm nhiễu thế hệ sinh sống hay ít hơn còn theo nghĩa rộng “nhà” là gia tộc gồm nhiều thế hệ từ xưa đến nay là tổ tiên của mình Gia đình Việt Nam truyền thống được các nhà nghiên cứu cho là loại gia đình chứa nhiều yếu tố dường như bắt biến, ít đổi thay, ra đời từ nôi văn hóa bản địa, được bảo lưu và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Như vậy, gia đình Việt Nam truyền thống là sản phâm của nền văn minh lúa nước và tồn tại ở địa bàn nông thôn Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ở các đô thị không tồn tại kiểu gia đình truyền thống Về vấn dé nay tác giả Đỗ Thái Đồng có viết: “Gia đình truyền thống chắc hắn là gia đình ở nông thôn, là gia đình ở những xã hội nông nghiệp Á Đông đã tồn tại lâu đời và gan nhu bat bién trên nhiều khía cạnh Như vậy, đó cũng là kiểu gia đình nông nghiệp, là một định chế gắn liền với nền nông nghiệp cô truyền” [16, tr.18]|

Trang 37

tụ con cái xung quanh mình vì theo quan niệm gia đình càng đông con cháu

sống chung dưới một mái nhà càng thẻ hiện sự phúc đức cũng như gần gũi

nhau hơn Bởi thế, các đại gia đình cùng sống đưới một mái nhà hoặc vài nhà

kế nhau cũng là hình thức tổ chức gia đình phô biến ở đô thị

Gia đình truyền thống có các ưu điểm về ứng xử giữa các thành viên với nhau như: sự tôn trọng, sự gắn bó cao về tình cảm, bảo lưu được các truyền thống, tập tục, lễ nghỉ, phát huy tốt các gia phong, gia lễ, gia đạo Các thành viên trong gia đình có điều kiện giúp đỡ nhau cả về vật chất lin tinh thin, chim sóc người già và giáo dưỡng thế hệ trẻ

Theo cudn “Gia dink học ” của Đăng Cảnh Khanh và Lê Thi Quy vi

Chuẩn mực cao nhất của hạnh phúc gia đình người Việt không phải

là sự sang giảu mà là tình nghĩa Trong văn hoá gia đình Việt Nam,

hoạt động kinh tế, lao động sản xuất là cơ sở đầu tiên cho hạnh

phúc gia đình Người Việt yêu lao động, đẻo đai và cần cù trong lao

động là để mưu cầu hạnh phúc, nhưng với họ điều kiện vật chất chỉ

là phương tiện mà chưa bao giờ lại được để cao như là mục đích của hạnh phúc [22, tr.113]

Trong gia đình Việt Nam truyền thống còn có một cái rất hay, cũng là

một phần để cao giá trị của gia đình nề nếp gia phong mà bản thân nó xuất phát từ sự “giàu có của Tiếng Việt” đó là cách xưng hô Mỗi nền văn hoá có một giá trị riêng nhưng đặc biệt trong tiếng Việt nói chung và gia đình truyền thống Việt Nam nói riêng việc phân chia ngôi thứ trong gia đình dựa theo quyền lực

được chia làm ba loại tương quan mà tác giả Lương Thị Hiền có viết trong bài “Tìm hiểu giá trị văn hoá - quyên lực được đánh dấu bằng hành vi xưng hô trong giao tiếp gia đình người Việt"

~Giao tiếp với người quyển trên mình (Con cháu với ông, bà, bd, me, )

Trang 38

~ Giao tiếp với người dưới quyền mình (Bố mẹ với con, ông bà với

chấu, )

Có rất nhiều đại từ nhân xưng được sử dụng trong giao tiếp và trong tuỳ từng trường hợp cụ thể mỗi phương tiện xưng hô đều tiềm tàng những giá trị vị thế khác nhau Những giá trị ấy được hiện thực hóa thông qua các kết hợp đối ứng xưng và hô Tuy nhiên, tuỳ theo từng

thời kỳ giai đoạn phát triển mà đặt nó vào trong ngữ cảnh phù hợp

Nho giáo là học thuyết chính trị, tôn giáo có xuất phát từ Trung Hoa,

nó ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và đã trở thành nền tảng tư tưởng chính

trị cho những triều đại phong kiến thịnh trị ở Việt Nam, tiếp tục tác

động mạnh mẽ trong quá trình giao lưu, tiếp biến với văn hoá phương Tây thời Pháp thuộc Trong đó, gia đình được coi là nhân tố

xã hội cơ bản và sử dụng cấu trúc của gia đình như là hình mẫu tối giản để xây dựng xã hội lý tưởng Mỗi gia đình là một thiết chế có lệ luật, có tôn tỉ trật tự, giống như một thiết chế xã hội thu nhỏ Nhìn chung, sự lựa chọn những phương tiện xưng hô trong giao tiếp phạm vi gia đình người Việt đánh dấu sự hòa quyện khó tách bạch của yếu tố quyền uy và thân hữu, thậm chí tương quan quyền cũng có “hai

mặt” vừa bình đẳng vừa có những khác

Tương quan bình đẳng có thể gắn với tâm lý trong tinh nghĩa, coi trọng vai trò phụ nữ trong văn hóa bản địa; ảnh hưởng tư tưởng bác

ái của Phật giáo; đồng thời có cả ảnh hưởng của tư tưởng bình quyền của phương Tây du nhập vào sau này Còn sự khác biệt vị thế có thể sắn với chế độ phụ quyền lâu đời dưới ảnh hưởng Nho giáo

Ngôn ngữ Việt như là một công cụ hiệu quả để chuyển tải những, tương quan quyền lực rất phức tạp Sự đảm bảo và thích ứng trước áp lực của mối quan hệ bất bình đẳng về quyền lực thực chất là những cách thức sử dụng phương tiện ngôn ngữ nhằm tránh mâu

Trang 39

gia đình đến ngoài xã hội [18]

Van hoa gia đình Việt Nam lấy “đạo hiếu” làm trọng Vì thế cho nên trong gia đình truyền thống Việt Nam, ông bà, cha mẹ luôn dạy dỗ khi con cháu còn nhỏ phải biết báo hiếu phụng dưỡng cha mẹ, ông bà Trong ứng xử

giữa cha mẹ và con cái “hiểu thảo” là đạo lý sâu xa trong mô hình gia đình

truyền thống thể hiện mối quan hệ chiều dọc giữa cha mẹ và con cái Con cái phải kính trọng, vâng lời cha mẹ, tu dưỡng đạo đức Về phía cha mẹ có quyền

quyết định mọi thứ với con cái, có nghĩa vụ nuôi dưỡng, bao bọc, dạy bảo các

con nên người Người làm cha mẹ phải biết hi sinh, song bao dung, tu dưỡng bản thân và xây dựng nẻ nếp gia đình đẻ truyền lại cho con cháu

Trong quan hệ vợ chồng, văn hoá gia đình Việt Nam truyền thống xây dựng trên nền tảng đạo lý thuỷ chung, tình nghĩa Quan hệ hôn nhân có sự phân

biệt đẳng cấp, vị trí tương xứng “môn đăng hộ đối” Tình trạng tảo hôn khá phổ biến và có sự chênh lệch tui tác với người chồng Mối quan hệ vợ chồng cũng phân định rõ ràng chồng ra chồng, vợ ra vợ Người vợ phải giữ tiết với chồng thực hiện “tam tòng tứ đức” Ứng xử vợ chồng thuận hoà gia đình yên ấm được thể hiện trong câu “thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”

Trong ứng xử giữa ông bà và con cháu theo truyền thống ảnh hưởng

bởi Nho giáo thì người đàn ông cao tuổi nhất trong gia đình bao giờ cũng

được coi trọng và có tiếng nói chỉ đạo gia đình Ông bà cùng bố mẹ nuôi dưỡng dạy đỗ con cháu những giá trị tốt đẹp, con cháu có nghĩa vụ phụng dưỡng chăm sóc ông bà khi ốm đau Hành động đó như thoả mãn nhu cầu tỉnh cảm, gần gũi với con cháu ở người già từ đó gây dựng được mối quan hệ mật thiết, gắn bó, gần gũi nhau hơn

Ứng xử trong quan hệ anh em đặc biệt coi trọng tình nghĩa giữa anh chị em trong nhà “ruột rà máu thịt” Việt Nam truyền thống có sự phân biệt tôn tỉ trật tự và coi trọng huyết thống Gia đình truyền thống do ảnh hưởng Nho giáo “quyển huynh thế phụ” nhưng vẫn đề cao đạo lý “kính trên nhường

Trang 40

cây liền cảnh”

Các lễ nghỉ trong gia đình đều được ứng xử theo tôn tỉ trật tự, tôn trọng và phân thứ bậc Các thành viên liên kết với nhau và phân biệt trên dưới và biểu hiện của sự giữ gìn trật tự xã hội Bên cạnh đó là việc coi trọng

thờ cúng tổ tiên, tôn trọng truyền thống dòng họ cũng như nền nếp gia đình như là một nét đẹp văn hoá “cây có gốc mới nở cành sinh ngọn/nước có nguồn mới bề rộng sông sâu” Con người phải biết hiếu thảo và biết ơn công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và phải biết tỏ lòng biết ơn với những người đã khuất

Đó là những giá trị rất căn bản của gia đình cần được kế thừa và phát huy Tuy nhiên nhược điểm của loại gia đình này là ở chỗ trong khi giữ gìn

các giá trị truyền thống tốt đẹp thì cũng bảo trì luôn cả những tập tục, tập

quán lạc hậu, lỗi thời Đôi khi cảm tính lấn at lý tính có mặt tích cực là xã hội ơn hồ, khoan dung những có mặt tiêu cực mà tác giả Đăng Cảnh Khanh

nêu ví dụ: “Mi Châu trái tim lầm lỡ để trên đầu/Nỏ thần vô ý trao tay giặc”

[22, tr.115] Bên cạnh đó, sự khác biệt

đưa đến hệ quả khó tránh khỏi là mâu thuẫn giữa các thế hệ: giữa ông bà - cháu, giữa mẹ chồng - nàng đâu Bên cạnh duy trì được tỉnh thần cộng

è tuổi tác, lối sống, thói quen cũng

đồng, gia đình truyền thống phần nào cũng hạn chế sự phát triển tự do của mỗi cá nhân Trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay, loại gia đình này có vẻ thiếu cơ động và chậm thích ứng Điều này giải thích tại sao số lượng kiểu gia đình truyền thống đang giảm đáng kể và không còn là khuôn mẫu của gia đình hiện nay

2.1.2 Văn hoá ứng xử truyền thống trong gia đình Hàn Quốc

Gia đình có ý nghĩa vô cùng to lớn và không thể so sánh với bắt kỳ thứ gì trên đời - đó chính là quan điểm về gia đình của người Hàn Quốc Mô hình và cấu trúc gia đình Hàn Quốc có sự khác biệt ở mỗi giai đoạn xã hội Ở Hàn Quốc gia đình còn có nghĩa là “một tập thể huyết thống cùng

lạ, cùng ngủ dưới một

Ngày đăng: 17/08/2022, 13:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w