1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Giá trị văn hóa nghệ thuật của chùa Lỗi Sơn, xã Gia Phong, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

152 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 152
Dung lượng 29,86 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Giá trị văn hóa nghệ thuật của chùa Lỗi Sơn, xã Gia Phong, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình là nghiên cứu và khẳng định giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Lõi Sơn, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa phi vật thể của di tích chùa Lỗi Sơn.

Trang 1

TRUONG DAI HOC VAN HOA HA NOL

BÙI THỊ BÍCH LIÊN

GIA TRI VAN HOA NGHE THUAT CHUA LOI SON

XA GIA PHONG, HUYEN GIA VIEN, TINH NINH BINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Trang 2

TRUONG DAI HOC VAN HOA HA NOL

sense

BUI THI BICH LIEN

GIA TRI VAN HOA NGHE THUAT CHUA LOI SON XA GIA PHONG, HUYEN GIA VIEN, TINH NINH BINH

Chuyên ngành: Văn hoá học

Ma sé: 60310640

LUAN VAN THAC SI VAN HOA HOC

Người hướng dẫn khoa học: UYEN VĂN CUONG

Trang 3

dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Cương Những nội dung trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa

từng được ai công bố dưới bắt kỳ hình thức nào Những chỗ sử dụng kết quả

nghiên cứu của người khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng Tơi hồn tồn chịu trách

nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

Hà Nội, ngày .tháng năm 2015 Tác giả luận văn

Trang 4

MỤC LỤC -

DANH MYC CAC CHU CAL VIET TAT

MO DAU

‘Chuung 1: TONG QUAN VE CHUA LOI SON 1.1 Khái quát về xã Gia Phong

1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

1.1.2 Dân cư và đời sống kinh tế

1.1.3 Đời sống văn hóa = xã hội

1.2 Diễn trình lịch sử chùa Lỗi Sơn

1.2.1 Lịch sử xây dựng ngôi chùa

1.2.2 Quá trình trùng tu chùa Lỗi Sơn

1.2.3 Sự kiện lịch sử liên quan tới chùa Lỗi Sơn

1.3 Phụng thờ nữ tướng của Hai Bà Trưng 1.3.1 Truyền thuyết về nữ tướng của Hai Bà Trưng

1.3.2 Việc phụng thờ nữ tướng của Hai Bà Trưng ở chùa Lỗi Sơn “Tiểu kết chương I

“Chương 2 : GIA TRI VAN HOA VAT THE CHUA LOLSON 2.1 Giá trị kiến trúc của chùa Lỗi Sơn

2.1.1 Không gian, cảnh quan ngôi chùa

2.1.2 Bố cục, mặt bằng tổng thể chùa Lỗi Sơn

2.1.3 Kết cấu kiến trúc ngôi chùa

2.1.4 Các đơn nguyên kiến trúc khá

2.2.1 Giá trị điêu khắc trang trí trên kiến trúc ngôi chùa

Trang 5

2.3.2 Giải pháp bảo tồn các giá trị văn hóa vat thé

Tiểu kết chương 2

“Chương 3 : GIA TRI VAN HOA PHI VAT THE CHUA LOI SON 3.1 Các nghĩ lễ Phật giáo ở chùa Lỗi Sơn

3.1.1 Lễ Thượng nguyên (15 tháng 1 âm lịch) 3.1.2 Lễ Phật đản (Ngày 15 tháng 4 âm lịch) 3.13 Lễ Vụ lan

3.1.4 Các ngày lễ khác 3.2 Lễ hội chùa Lỗi Sơn

3.2.1 Thời gian và lịch lễ hội 3.2.2 Công tác chuẩn bị

3.2.3 Các nghỉ thức chính của lễ hội

3.2.4 Các trò chơi dân gian của lễ hội 3.3 Gia trị của lễ hội với đời sống cộng đồng

3.3.1 Những giá trị cơ bản của lễ hội chùa Lỗi Sơn

3.3.2 Những lớp văn hóa tích hợp trong lễ hội

Trang 7

Dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm dấu tranh, dựng nước và giữ

nước với bao biến cố thăng trằm của lịch sử, những dấu ấn của tiến trình lịch

sử ấy một phần được thẻ hiện qua hệ thống di tích lịch sử - văn hóa như đình,

đền, chùa, miễu mà chúng ta dễ dàng bắt gặp bắt kỳ đâu trên đất Việt, đó là những di sản văn hóa vô cùng giá trị mà ông cha ta truyền lại cho thể hệ sau

Di tich lịch sử - văn hóa là điểm tựa của văn hóa dân tộc, là nơi để

người Việt bày tỏ tín ngưỡng, thế giới quan và cũng là nơi các nghệ nhân thể

hiện tài năng của mình, qua bản tay khéo léo đã tạo tác nên các tác phẩm của

nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc

Ninh Bình là một vùng đắt cô, là kinh đô xưa của nước Việt Nam thé

kỷ X, mảnh đắt gắn với sự nghiệp của 6 vị vua thuộc ba triều đại Đinh - Lê —

Lý, với các dấu ấn lịch sử: Thống nhất giang sơn, đánh Tống dẹp Chiêm và

phát tích quá trình định đô ở Thăng Long (Hà Nội ngày nay) Với những đặc

điểm về lịch sử, văn hóa, con người đã tạo cho vùng đất Ninh Bình một hệ

thống các di tích phong phú và đa dạng Hiện nay, ở Ninh Bình có trên 1.500 di tích, với 354 ngôi chùa, riêng huyện Gia Viễn có khoảng 50 ngôi chùa

trong đó 4 ngôi chủa được xếp hạng di tích cắp quốc gia và gần 10 ngôi chủa

được xếp hạng di tích cấp tỉnh

Chùa Lỗi Sơn hay còn gọi là Am Trạch tự nằm trên địa bàn xã Gia

Phong, huyện Gia Viễn, tinh Ninh Binh cũng là một trong số các ngôi chùa có

bể dày lịch sử, đã được Nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp

Quốc gia vào năm 1995 Chùa Lỗi Sơn có kiến trúc “Tiển Nhất hậu Đinh” với

các kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc chủ yếu mang phong cách và đặc điểm

Trang 8

chiến chống Pháp, là căn cứ trọng yếu nằm trong khu căn cứ Cách mạng

Quynh Lưu Tuy nhiên, hiện nay tài liệu giới thiệu về chủa còn quá ít oi, cing

chưa có một công trình nào nghiên cứu ngôi chùa Lỗi Sơn một cách kĩ càng

hệ thống về các mặt giá trị lịch sử, văn hóa nghệ thuật của ngôi chùa Điều này gây hạn chế nhiều trong công tác trùng tu, tôn tạo và bảo tồn những giá trị văn hóa nghệ thuật của ngôi chùa, đồng thời cũng hạn chế ý nghĩa giáo dục

tâm linh, tín ngưỡng, giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong cộng đồng,

đặc biệt với thế hệ trẻ hiện nay Là một người con của xã Gia Phong, sinh ra

và lớn lên trên mảnh

ất văn hóa truyền thống, việc nghiên cứu, tìm hiểu di sản văn hóa địa phương, góp phần bảo vệ nét đẹp truyền thống văn hóa dân

c làm rất có ích

tộc và tăng thêm vốn hiểu biết cho cá nhân là

Đây chính là lý do để tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Giá frị văn

khóa nghệ thuật chùa Lỗi Sơn, xã Gia Phong, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Binh” lam dé tài luận văn tốt nghiệp cao học

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề và cơ sở lý luận của đề tài

~ Từ nhiều năm nay các công trình nghiên cứu vẻ di tích và lễ hội liên

tục được xuất bản, các cuốn sách quan tâm nhiều đến các khía cạnh của văn

hóa dân tộc, từ hệ thống các khái niệm đến các khảo cứu cu thé, tir tim ảnh

hưởng của nó đến đời sống văn hóa đến hướng bảo tồn và phát huy giá trị của nó trong bối cảnh toàn cầu hóa Đặc biệt các di tích lịch sử trong đó các ngôi

chùa nỗi tiếng được nhiễu nhà nghiên cứu quan tâm khảo cứu Các giá trị văn hóa nghệ thuật trong các ngôi chủa ở Việt Nam đã được đề cập tới trong các công trình nghiên cứu như:

~ Cuốn "Chùa Việt”, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội (1996) của

Trang 9

“Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt vùng châu thổ sông Hàng ”, Nxb

'Văn hóa Thông tin, Hà Nội (2008) của Trằn Lâm Biền cũng đẻ cập sơ lược

về ngôi chùa ở vùng đồng bằng sông Hồng, những bước đi của ngôi chùa

Việt, từ sự phân bồ, niên đại đến sự phát triển kiến trúc của các ngôi chùa,

tổ chức không gian, kiến trúc, kết cấu và chạm khắc của ngôi chùa Việt qua các thời, từ thời Lý đến thời nhà Nguyễn

~ Cuốn “Sing gid chita xưa mỹ thuật Phật giáo”, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội (2001) của Chu Quang Trứ nghiên cứu kiến trúc các ngôi chùa ở Việt Nam với

nên văn hóa dân tộc cô truyền Trong đó, tác giả giới thiệu về một số ngôi chia

và các di vật đặc sắc trong các ngôi chùa ở Việt Nam

~ Cuốn “Fảo chùa lễ Phật”, Nxb Hà Nội (2008) của Trần Nho Thìn

nghiên cứu vẻ kiến trúc, kết cấu của một ngôi chùa truyền thống với những

điểm chung nhất, nghiên cứu về bài trí tượng thờ, ý nghĩa và sự tích các pho tượng thờ, đồng thời miêu tả và biểu đat ý nghĩa của các thế tay điển hình, các

thế ngồi của các pho tượng trong các ngôi chùa Việt Nam

~ Cuốn giáo trình “Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Việt Nam",

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (2008) của Dương Văn Sáu đưa ra hệ thống, những khái niệm vi

i tich lịch sử, kiến trúc và trang trí kiến trúc chung của

các di tích kiến trúc nghệ thuật, đồng thời đi sâu vào mô tả giới thiệu về cấu

trúc bình đồ chung của công trình và hệ thống tượng thờ trong ngôi chùa Đại

thừa, là tài liệu lý luận sơ khai cho việc nghiên cứu của tác giả

Các tư liệu đánh máy, viết tay về chùa Lỗi Sơn lưu tại Sở Văn hóa Thể

thao Du lịch tỉnh Ninh Bình, phòng Văn hóa Gia Viễn, phòng Văn hóa xã Gia Phong, ban Quản lý Dĩ tích chùa Lỗi Sơn, khái quát sơ lược giá trị văn hóa nghệ

Trang 10

khảo tả di tích, nhân vật và sự kiện liên quan đến di tích, các dĩ vật trong chùa

và xác định giá trị lịch sử văn hóa của ngôi chùa Lỗi Sơn, nhằm mục đích đề nghị Nhà nước công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia

~ Cuốn sách “Gia Viễn lịch sử văn hóa "do Huyện ủy, Hội đồng nhân

dân, Ủy ban nhân dân huyện Gia Viễn xuất bản nội bộ (2001) cũng chỉ là

trình bảy một cách sơ sài, điểm tả về một số hoạt động, sự kiện lịch sử tiêu

biểu diễn ra tại ngôi chùa trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ~ Bản đánh máy "Lịch sử Đăng bộ xã Gia Phong 1930 ~ 1934” do Ban chấp hành Đảng bộ xã Gia Phong biên soạn (1998), chủa Lỗi Sơn cũng được

nhiều lần nhắc tới nhưng chỉ đưới góc độ là một căn cứ cách mạng, nơi ghi dấu nhiều sự kiện đấu tranh cách mạng, kháng chiến của địa phương

“Trên đây là một số công trình tiêu biểu của các nhà nghiên cứu về ngôi

chủa Việt Nam nói chung và những đánh máy, văn bản chép tay về di tích lưu tại địa phương, đó là những nguồn tư liệu cơ bản bước đầu giúp cho tác giả

tham khảo, kế thừa và tiếp thu để triển khai đề tài nghiên cứu của mình

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu và khăng định giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Lỗi Sơn,

trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể

và giá trị văn hóa phi vật thể của di tích chùa Lỗi Sơn 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn tập trung làm rõ những vấn đề

~ Nghiên cứu diễn trình lịch sử ngôi chủa Lỗi Sơn và sự phụng thờ nữ

Trang 11

~ Nghiên cứu giá trị văn hóa phi vật thể chùa Lỗi Sơn qua sinh hoạt tôn

giáo và lễ hội

~ Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể

và phi vật thể của chùa Lỗi Sơn

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

~ Luận văn tập trung nghiên cứu về chùa Lỗi Sơn dưới góc độ giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể

42 Phạm vì nghiên cứu

4.2.1 Không gian: Chùa Lỗi Sơn trong không gian văn hóa xã Gia Phong, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

4.2.2 Thời gian

~ Nghiên cứu chùa Lỗi Sơn trong diễn trình lịch sử tồn tại

~ Khảo sát các sinh hoạt tôn giáo và lễ hội của chùa Lỗi Sơn trong thời

gian từ năm 2010 - 2013

5 Phương pháp nghiên cứu

$.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Dựa trên những thông tỉn đã có qua phân tích tài liệu, thẫn tích, thư tịch lưu

giữ tại địa phương để có cái nhìn tổng thể về di tích kết hợp với những tài liệu lí

a, kid

ludin vé cl trúc chùa Việt Nam, lễ hội cổ truyền để đưa ra những so sánh, đối chiều, phân tích đề rút ra những lí luận cuối cùng phủ hợp với luận văn

.%.2 Phương pháp nghiên cứu thực địa

Điều tra, khai thác thực địa, chụp ảnh, ghỉ hình, phỏng vấn trực tiếp nhằm kiểm tra, đánh giá chính xác những nguồn thông tin mà tác giả thu

Trang 12

học những phương pháp này giúp tác giả có những tiếp cận, nghiên cứu và

đánh giá về các hiện tượng, các vấn đề văn hóa một cách khoa học, khách quan

6 Đóng góp của luận văn

Trước hết, luận văn là công trình nghiên cứu bước đầu có tính hệ thống, về các giá trị văn hóa, nghệ thuật của chùa Lỗi Sơn, đặc biệt là giá trị kiến

trúc, điêu khắc của di tích chùa Lỗi Sơn

~ Đánh giá vai trò vị trí của di tích chủa Lỗi Sơn và lễ hội chùa trong

đời sống cộng đồng

= Dé xuất các giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích

chùa Lỗi Sơn

7 Bố cục của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận văn gồm 3 chương:

Chương l: Tổng quan về chùa Lỗi Sơn

Chương 2: Giá trị văn hóa vật thể chùa Lỗi Sơn

Trang 13

‘Chuong 1

TONG QUAN VE CHUA LOI SON

1,1 Khái quát về xã Gia Phong 1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

1-1-1 VỊ tí địa lý

XA Gia Phong có diện tích tự nhiên là 555,27 ha, nằm ở vùng hữu ngạn

sơng Hồng Long của huyện Gia Viễn, cách trung tâm huyện Gia Viễn7km về

phía Nam Phía Tây xã Gia Phong giáp xã Gia Minh - Gia Viễn và xã Thanh Lạc- 'Nho quan

Phía Bắc giáp xã Gia Lạc - Gia Viễn

Phía Nam giáp xã Sơn Lai, Sơn Thành - Nho Quan

Phía Đông giáp xã Gia Sinh - Gia Viễn

Phía Nam và phía Đông Gia Phong là một con sông bắt nguồn từ Rịa-

Nho Quan, xuôi dòng qua xã Sơn Lai, đỗ xuống làm thành biên giới tự nhiên

giữa Gia Phong với xã Sơn Lai ở phía Nam và biên giới Gia Phong với Gia Sinh ở phía Đông, rồi đỗ ra Âu Lê, nhập vào sơng Hồng Long

Gia Phong có tuyến đường 477C chạy từ Huyện ly Gia Viễn, qua

cầu Đồng chưa vào xã Gia Lạc, thẳng tới dọc xã Gia Phong với

chiều dài thuộc đất Gia Phong 2 873m, vượt qua cầu Lỗi Sơn sang

xã Sơn Lai, nối với ngã ba đường Anh Trỗi, nhánh phía Đông xuôi

xuống Bái Đính, Trường Yên, nhánh phía Nam tới đường 59, có thể di Tam Điệp, Cúc phương thuận tiện

Đất Gia Phong cổ xưa vào thời Hùng Vương thuộc đất Nam Giao

Thời nhà Tần thuộc đất Tương Quận Thời Hán thuộc Quận Giao

Trang 14

~ Năm 669 (đời Đường), đắt Gia Phong thuộc huyện Nhu Viễn sau đổi

thành Uy Viễn Thời Đinh Lê (968-1009) Gia Phong trong vùng kinh đô của nước Đại Cô Việt

Thời Lý, đất Gia Phong thuộc phủ Trường Yên Đến thời Trần, dat Gia

Phong thuộc đất huyện Lê Gia Đến thời Lê, hai huyện Lê Gia và Uy Viễn

hợp làm một là huyện Gia Viễn cho tới nay Thời Nguyễn, xã Gia Phong,

thuộc tổng Vân Trình là tổng lớn của huyện Gia Viễn, phủ Trường Yên Từ cách mạng thành công năm 1945 xã Gia Phong hợp nhất với xã Ngọc Động thành xã Hùng Uy thuộc Huyện Gia Viễn

Năm 1949 xã Hùng Uy hợp nhất với xã Gia Minh (có cả Gia Lạc) thành xã Gia Phong

Năm 1953 xã Gia Phong hợp nhất tách ra thành xã Gia Minh, xã Gia

Lạc và xã Gia Phong (vốn là xã Hùng Uy) Tên xã Gia Phong tổn tại cho đến

ngày nay

Nam 1977 huyện Gia Viễn sát nhập với huyện Nho Quan thành huyện Hoàng Long

Tháng 4/1981 chia huyện Hoàng Long thành huyện Hoàng Long và huyện Gia Viễn Huyện Gia Viễn khi đó có 20 xã trong đó có xã Gia Phong [26]

Đến năm 2008 Gia Phong là một trong 147 xã, phường, thị trấn của Tinh Ninh Binh, I trong 21 xã, thi tran của huyện Gia Viễn với diện tích tự

nhiên 555,27 ha, dân số 4.087 người

1.1.1.2 Điều kiện tự nhiên

~ Địa hình : Xã Gia Phong có địa hình tương đối bằng phẳng, hai phần 'ba diện tích đồng Chiêm trũng, một phần ba Đồng Rộc

Trong bình đỏ cấu trúc địa chất miền Bắc Việt Nam vùng đất Gia

Phong nằm trong địa võng chìm, có cấu trúc phức tạp Phản tầng dưới có

Trang 15

phớt lục, màu đỏ Chuyển lên trên là đá sét, vôi, bột kết vôi, có nhiéu nép léi, nếp lõm không hoàn chỉnh, có nguồn gốc sông, đằm lầy, lòng chảo, phủ sa chưa lắp day tạo thành ruộng chiêm trũng [5]

Dưới vùng đất Gia Phong có nước ngầm, do vậy nhân dân đã đào giếng

khai thác được mạch nước có chất lượng tốt Tuy vậy, nước ngầm nông này

cần phải qua xử lý mới đảm bảo nước sạch, bởi lẽ nước ngằm nông thường bị

nhiễm mặn 240mgílít, nồng độ sắt cao 18mgílít, số lượng conifom cao, nhiễm

sắt nặng [5]

‘Vang dit Gia Phong xưa là vùng đồng chiêm trũng, đến tháng 7 tháng

8 âm lịch hàng năm nước lũ từ trên nguồn tràn về ngập cả xóm làng Sau này,

.để chống lụt và ngập úng, qua các giai đoạn lịch sử các con dé được xây dựng

để ngăn nước lũ Mỗi mùa mưa nước lũ rút để lại một lớp phù sa màu mỡ,

tôm, cua và cá ở lại trong các con mương, ao hồ, đây là nguồn thủy sản góp

phần cải thiện sinh hoạt của nhân dân trong vùng

~ Thủy văn: Gia Phong chịu ảnh hưởng lớn của sơng Hồng Long, nhánh lớn nhất của sông Đáy, do bồn chỉ lưu hợp thành là sông Bôi, sông Đập, sông Lạng, sông Rịa Độ dốc của các sông khá cao, do vậy lũ xuống rất nhanh

Dòng chảy sơng Hồng Long chịu ảnh hưởng của dòng chảy sông Đáy

'Vùng cửa sông Đáy chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều vịnh Bắc Bộ Những,

khi mưa bão vùng Ninh Bình, gặp thủy triều lên cao, địng chảy sơng Hồng

Long bị tắc nghẽn tại Gián khẩu, đẩy dòng Hoàng Long nước dâng cao Theo

thống kê 38 năm (1960-1997) các năm 1968, 1971, 1978, 1985, 1994, 1996

vùng Gia Phong và cả tỉnh Ninh Bình đã sảy ra lũ lụt gây úng nghiêm trọng, có

khi vỡ đê, điển hình là năm 1985 nước tại bến Đề sơng Hồng Long dâng cao

5,46m, đê hữu ngạn Hoàng Long khi đó bị nhút sâu 0,5m, đê tả ngạn Hoang

Trang 16

‘Nam 2007, các xã Gia Phong,

ia Lac, Gia Minh lại lần nữa chịu một trận lụt

lớn, ảnh hưởng lớn đời sống kinh tế, vụ mùa của người dân [5]

~ Khí hậu: Xã Gia Phong mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa,

chịu ảnh hưởng sâu sắc của vùng khí hậu Đông Bắc Thời tiết trong năm chia

làm 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông

Nhiệt độ không khí trung bình năm 25°C ~ 29°C, nhiệt độ trung bình

cao nhat 38°C, nhiệt độ trung bình thấp nhất 12°C Độ ẩm không khí tương đối cao trung bình trong năm từ 80 ~ 90%, số giờ nắng trong

nam trung binh 1.600 ~ 1.800 giờ/ năm, lượng mưa trung bình trong

năm khá lớn 1.700 — 1.800mm Trong năm, lượng mưa phân bố

không đều, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11

đến tháng 4 năm sau, tháng mưa ít nhất là tháng 12 Hàng năm, có từ 5 — 7 cơn bão ảnh hưởng đến địa bàn xã, chủ yếu ảnh hương gây

mưa lớn thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp [17, tr3]

Hướng gió hàng năm thịnh hành là Đông bắc và Đông nam Gió mùa

Đông bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa

Đông nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mưa rào

'Nhìn chung, với địa hình và thời tiết của vùng trung du miễn núi nên

canh tác cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa ảnh hưởng

lớn tới nơng nghiệp tồn xã

1.1.2 Dân cư và đời sống kinh tế 1.1.2.1 Thành phần đân cự

Năm 2010, dân số xã Gia Phong là 4.087 người, với 1.124 hộ dân, đều

là dân tộc Kinh, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,0%, tỷ lệ tăng cơ học ở 0,2%,

Trang 17

38,94% dân số trong toàn xã Nhìn chung lực lượng lao động trong xã làm

nơng nghiệp là chính, ngồi ra còn một số ít tham gia làm tại các khu công nghiệp trên địa bản huyện

Đặc điểm nổi bật của cư dân Gia Phong đến cư trú thời kỳ tiền sử cách

đây hơn 600 năm hầu hết là những người có trí lớn về vùng xa xôi hẻo lãnh

này dn đật, chờ thời cơ thực hiện ý chí

Ở làng Lỗi Sơn theo sự cung cấp của các vị trưởng ban chấp hành các dòng họ và các bô lão, thì các dòng họ đến sớm là họ Đặng, họ Trần (ông,

'Vượng), họ Đỉnh, họ Quách, họ Trương, sau đó là họ Lê, họ Chu, họ Đoàn,

họ Phạm, họ Dương, họ Vũ hầu hết đã mấy trăm năm lịch sử

Ở làng Ngọc Động người đến cư trú đầu tiên khi vùng đất còn hoang sơ là 2 gia đình cụ Phạm Chòm, Định Thống về ở ẩn vào cuối đời nhà Hồ (1406-

1407) lập nên làng, dân vùng xung quanh gọi là làng Chòm Nối tiếp, vào

năm 1455 cụ Bùi Chân Tĩnh dòng dõi tướng lĩnh từ La Mai - Gia Khánh tới

lập ấp Họ Bùi tại đây phát triển mạnh mẽ về trí tuệ Năm 1470 vua Lê Thánh

Tông hiệu Hồng Đức vời bà Bùi Thị Ngọc Cung, Bùi Thị Ngọc Nhan làm cung phi, đặt tên chữ cho làng Chòm là làng Ngọc Đông, nâng lên thành xã

Ngọc Động có 2 thôn Thượng và thôn Hạ Năm 1555 cụ Tổ họ Đinh Huy đến cư trú tại thôn Ngọc Thượng Nối tiếp mấy thế kỷ sau, họ Trần thôn hạ là vị

tuần tổng từ Bát Tràng vào Họ Nguyễn Ngọc từ Hành thiện - Nam Định chạy

giặc vào cư trú Tới nay làng Ngọc Động có 02 họ Đỉnh, 03 họ Trần, 02 họ Lê, 04 họ Nguyễn, 01 họ Mai, 01 họ Hoàng [S]

Cư dân xã Gia Phong xưa và nay mặc dù còn vắt vả trong cuộc mưu sinh, cuộc sống nghèo khó nhưng vẫn cố gắng cho con học chữ để làm người Gia

Phong tự hào là miền quê có truyền thống hiểu học Từ cuối thế kỷ 15 và thế kỷ

Trang 18

Lê họ Bùi có đến bồn, năm đời liên tiếp có người học giỏi đỗ cao trở thành đại

quan của triều đình Đó là Văn Hoài Quốc Công - có con là tiến sỹ Bùi Khám

“Trạch han lâm dai học sỹ; có cụ Bùi Thái Nhạc khâm thiên phó đoán quốc sự; có

cụ Bùi Ức giám sinh quốc tử giám; có cụ ngh Duệ Chí sinh ra Huân Tướng

Chiêu Duyên, Huân Tướng Phần Nghĩa và quan Quảng Vũ Hầu Bùi Diễn Văn Ho Lé Ngọc Thượng có Lê Triều chỉ huy sứ

Họ Đinh Huy Ngọc Động có Huyện thừa Phương Trực sinh ra hàn lâm

đại học sỹ Đinh Huy Đạo Họ Trần (Danh Động) có liên triều tướng quân

‘Tran Huy Hiéu [5]

Ở Thôn Lỗi Sơn có quan triều Trương Khắc Tiên, tiến sỹ Chu Khắc KẾ, tiến sỹ Chu Khắc Thiệu Hai vị tiến sỹ đã được nhà vua phong sắc [5]

Gia Phong xưa trong thời hán học thịnh vượng, ở mỗi làng đều có rất

su thày dạy chữ nho Ở Lỗi Sơn tiêu biểu là cụ Đồ Bạt Ở Ngọc Động,

u cụ đã đi dạy học ở nhiều vùng trong huyện

Khi triều Nguyễn bỏ thi hương chữ Hán, chữ quốc ngữ được truyền bá,

người đầu tiên ở Gia Phong di học trường sư phạm quốc ngữ ở Hà Nội là cụ

Ba Ky (Chi 3 ho Dinh Thông) Năm 1927 trở về là thầy giáo dạy chữ quốc

ngữ

tiên ở Gia Phong - Gia Viễn với chức Tổng Sư [5]

Từ Cách mạng thành công, rồi kháng chiến bùng nỗ, Gia Phong là vùng

tự do nhiều trường công lập, tư thục về đóng, con em xã Gia Phong hãng hái học tập Từ đó cộng với sự thông mỉnh, lớp lớp con em xã Gia Phong đã trưởng

thành trên lĩnh vực học tập, công tác, chiến đầu, được Đảng, Nhà nước giao phó

Trang 19

vùng chiêm trũng, sông ngòi và gò đồi núi thấp xen kẽ Kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của địa phương, trong đó chủ yếu là trồng lúa nước và rau màu, chăn nuôi gia súc, gia cằm

Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 hệ thống đê điều, thủy lợi chưa có

như ngày nay nên dân ở đây chỉ cấy có một vụ lúa chiêm là chính Diện tích

canh tác ít, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, sản xuất manh mún, phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên việc canh tác mất nhiều thời gian, công sức nhưng

năng suất lúa lại không cao, ước tính khoảng 80 ~ 90 kg một sào Bắc bộ ‘Tay vào thời gian nông nhàn trong năm hoặc căn cứ nhu cẩu sinh hoạt,

chỉ tiêu của gia đình mà phát sinh rất nhiều nghề khác ngoài cấy lúa trong mỗi

gia đình như trồng dâu, chăn tằm, dệt vải, đan lát, làm thợ mộc, thợ nề, thợ

rèn, thợ may vv Do sống ở vùng thường xuyên lut I6i “6 thing di chan, 6

tháng đi tay” nên nghề thuyền nan phát triển phổ biến

Trong năm 6 tháng lụt lội, đồng trắng nước trong, nhiều người làm

nghề kiếm củi, cắt cỏ bán Nhiều người đi làm thuê ở vùng đồng mùa, ở don

di

xứ Nam kỳ, mỏ vàng Vạn Yên, Sơn la, Chu Văn Luận, nhiều người còn phải đi tha phương cầu thực ở đồn điền

im Nua (Lao), Tan thể giới Nhiều

người ra di không có ngày trở về

Nhân dân thôn Tĩnh khê sống chính bằng nghề chài lưới, chở đò, sống ven sông trên những chiếc thuyền, những chiếc nhà bè, nên xưa gọi là làng bè

“Trong những năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp, bộ máy thống trị làng xã do thực dan Pháp lập nên rất tàn bạo Bọn cường hảo địa chủ dùng đủ mọi thủ đoạn bóc lột, cướp hết ruộng tốt, nông dân chỉ còn những mảnh

ruộng xấu, bình quân mỗi người chỉ có 13 thước đến 1 sào

'Có thể nói, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đời sống kinh tế của

Trang 20

lại bị chịu nhiều tằng áp bức bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến Với các loại sưu cao, thuế nặng mà tàn bạo nhất là nạn thuế thân nên mặc dù quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trởi” nhưng cuộc sống của người nông dân vẫn cùng cực, nghèo đói, có đến trên 90% dân số không biết chữ, 95% nông dân nghèo đói quanh năm, nhà ở tồi tàn Theo số liệu điều tra trong cải cách ruộng đất, nạn đói năm 1945 cả xã có 169 người chết đói, có một số gia

bị chết không còn ai,

Sau hòa bình lập lại, được Đảng và chính quyền địa phương, đặc biệt là

Nha nước quan tâm, sản xuất nông nghiệp đã bước đầu ứng dụng khoa học kỹ

thuật, sản xuất tập trung quy mô lớn, đầu tư giải quyết vấn đề thủy lợi, đắp đê

ngăn nước lũ tràn về trong mùa mưa bão, do đó diện tích đất đã canh tác được

mở rộng, đã có thể cấy lúa 02 vụ lúa/năm, nhờ đó năng suất lúa đã tăng nhanh Ngoài sản xuất lúa, nhân dân còn tận dụng các bãi bồi ven song để đánh bắt thủy sản, trồng dâu nuôi tằm để cải thiện sinh hoạt hàng ngày của

người dân

Ngày nay, trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nhờ điện khí hóa nền kinh tế, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công, tác khuyến nông của địa phương được đảm bảo Trong tồn xã, đất nơng nghiệp chiếm chiếm 65,50 % tổng diện tích đất tự nhiên, năng suất cây trồng cũng tăng cao, trung bình khoảng 150 — 160 kg/1 sảo, có vụ bội thu năng suất đạt trên 200kg/1 sào [17]

ngành nghề công nghiệp cơ khí, dịch

việc làm và thu nhập khá cho người

Ngồi sản xuất nơng nghiệp, c:

vụ đã từng bước phát triển đem lại nhiề

dân Nhờ vậy, đời sống nhân dân ngày càng phát triển, nhà cửa khang trang,

toàn xã không còn nhà tranh vách đất, 100% là nhà ngói, nhà mái bằng Cơ sở

Trang 21

thủy lợi nội đồng được đầu tư xây dựng Hệ thống đê điều, các công trình thủy

lợi hữu ngạn sơng Hồng Long, Bắc sông Rịa và xây dựng hai trạm bơm điện

đã góp phần ngăn được nạn úng lụt từ xưa Với tinh thần tự lực nhân dân trong

xã đã làm được các con đường bê tông liên xã, liên huyện giữa xã Gia Phong,

đến các xã tiếp giáp, các trục đường liên thôn trong xã cũng được đổ bê tông

làm mới, xóa bỏ cảnh giao thông bằng thuyền, bè trước đây Hầu hết các gia

đình đều có tivi, xe máy, con em trong xã được học hành, nhân dân tin tưởng

vào sự lãnh đạo của chính quyền địa phương Tắt cả những điều đó làm cho đời sống kinh tế của xã Gia Phong ngày càng cải thiện, phát triển

1.1.3 Đời sống văn hóa - xã hội

1.13.1 Phong tục tập quan (tang ma, hôn nhân)

Gia Phong có nhiều phong tục tập quán như các địa phương khác, tiêu biểu như

* Tục lệ khi sinh: Nhiều gia đình giàu có khi sinh con (nhất là sinh con

trai) thì tổ chức ăn mừng, cúng mu để đứa trẻ được khỏe mạnh, ngoan ngoãn Bé trai sinh được 7 ngày, bé gái sinh được 9 ngày thì được gọi là “đầy cũ”

'Vào ngày “đầy cữ” người nhà thường lấy kéo hơ qua ngọn lửa, cắt 3 chỏm tóc

của đứa trẻ với quan niệm làm như thế đứa trẻ sẽ nhẹ via

'Phụ nữ sau khi sinh thì phải ăn kiêng, chỉ ăn thịt nạc kho săn kỹ, kiêng ăn đồ tanh, đồ lạnh, kiêng nói chuyện với người lạ để tránh “vía xấu” cho đứa trẻ Mỗi khi đứa trẻ đi chơi

con đao để tránh “tà ma” không đến gần đứa trẻ Nếu gặp người lạ, mà sau đó

èu, người nhà cho rằng gặp phía “vía dữ”, khi người khách đi

bố mẹ tiến hành “đốt vía” dữ đó đi Sau khi sinh được một tháng, người mẹ đi chợ người ta gọi là đi đỗ “phong long” tức là đi đỗ vía dữ Nếu đứa

Trang 22

khoán cho Đức Ông ở chùa (hay vào đền nếu bán ở cửa Đức Thánh), đến năm đứa trẻ 13 tuổi thì làm lễ xin chuộc về Trong thời gian làm con nuôi, vào các ngày lễ trọng hàng năm như Ram thang Giêng, Rằm tháng Bảy, Tết Nguyên đán, bố mẹ và đứa bé (khi đã lớn) đến cửa Đẻn, Chùa thấp hương khắn lễ

“cha nuôi”,

* Cưới xin: Hôn nhân là một việc quan trọng của mỗi người, tuy

nhiên nó còn là vấn đề liên quan đến gia đình, nhiều khi liên quan đến cả

dong họ nên trước ngày cưới đều do cha mẹ quyết định, con cái không

được tự mình quyết định Nếu con cái không nghe theo mà trái lệnh cha mẹ

thì bị mang tiếng là bắt hiểu Lấy vợ, lấy chồng phải xem tuổi, xem có môn

đăng hộ đối hay không

Trước kia, cưới xin gồm có 6 lễ (lễ vấn danh, lễ dạm hỏi, lễ ăn hỏi, lễ

xin cưới, lễ cưới và lễ lại mặt) Ngày nay, nhân dân trong vùng làm theo 4 lễ:

“Thứ nhất là lễ vấn danh hay còn gọi là lễ dạm hỏi Đây là lần đầu tiên hai bên

cha mẹ gặp nhau để nói chuyện, so sánh tên tuổi ngày sinh tháng đẻ của con

mà định đoạt hôn nhân Hai bên thống nhất ngày giờ ăn hỏi, lễ vật ăn hỏi LỄ

‘vat dạm hỏi thường là chẻ, cau, bánh, quả

'Tiếp đến là lễ ăn hỏi: Nhà trai và chú rể mang sính lễ sang nhà gái dé ra

mắt họ hàng, gia đình bên vợ Dẫn đầu đoàn nhà trai đi ăn hỏi thường là vị

trưởng đoàn, là người lớn tuổi trong gia đình, tiếp theo là bà mẹ, bà di, bà

cô nhà trai thường chọn nam giới chưa vợ đẻ bưng các mâm lễ vật, nhà gái

lại chọn các cô gái để đỡ lễ vật nhà trai Lễ vật thường được chia làm 3 phần

Một phần để đặt lên bàn thờ và bố của cô dâu sẽ khắn tổ tiên báo cáo về ngày

mà con cháu họ sắp lập gia đình Phần còn lại đưa về bên ngoại để lễ gia tiên

'bên ngoại Một phần còn lại, nhà gái thường bỏ vào mâm lễ vật biếu lại nhà

trai gọi là lại quả Hai bên thông gia định ngày cưới, giờ tổ chức hôn lễ và lễ

Trang 23

Tiếp theo là lễ cưới: Trước giờ đón dâu, nhà trai thường cho một bà

bác, bả cô cùng một thanh niên mang một cơi trầu, một be rượu đến là lễ xin dâu, báo trước giờ mà đoàn nhà dâu sẽ đến đẻ nhà gái chuẩn bị sẵn sàng đón tiếp Khác với một số vùng, địa phương có tục lệ kiêng mẹ chồng, hoặc bố chồng đi đón nàng dâu Tuy nhiên, ở xã Gia Phong thì ngược lại, mẹ chồng

đi đón con dâu, khi đi đón quai nón còn lại

ì mang theo một cái nón buộc 1 bên quai, bên

con dâu sẽ là người buộc với ý nghĩa mẹ chồng nàng dâu sẽ chung sống hòa thuận, cùng vun đắp cuộc sống gia đình Trong lễ cưới nhà trai, nhà gái đều làm cỗ mời họ hàng, bạn bè đến dự đám cưới Người ta

thường chọn một người “mát tay” nghĩa là người đó vợ chồng song toàn,

sinh đủ con trai con gái, tính tình hòa nhã, điềm đạm đề trải chiếu cho vợ chồng mới cưới với ý niệm “con cháu đẩy đàn” yên ấm, hạnh phúc cho đôi

vợ chồng trẻ

Cuối cùng là lễ lại mặt: hay còn gọi là lễ nhị hỷ, là một trong những

phong tục cưới hỏi không thể thiếu trong văn hóa người Việt Nam Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngay sáng hôm sau ngày cưới, hai vợ chồng trẻ sẽ trở về

nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên Lễ lại mặt có khi sau hai ngày hoặc

bốn ngày sau ngày cưới tùy theo khoảng cách xa gần và hoàn cảnh cụ thé mi

định ngày Vợ chồng trẻ sau lễ tạ gia tiên, sẽ thay mặt cho gia đình nhà trai mời bố mẹ và gia đình nhà gái sang nhà trai, với ý nghĩa đây là lần đầu tiên sau lễ cưới mẹ cô dâu được nhìn thấy cuộc sống của con gái khi về nhà

chồng Mặt khác, lễ lại mặt là dip để 2 bên gia đình cùng trao đổi rút kinh

nghiệm về việc tô chức hôn lễ và bàn bạc về trách nhiệm của hai bên bố mẹ trong việc tác thành cuộc sống của vợ chồng trẻ trong tương lai

* Tang ma: Khi gia đình có người chết thì phải báo tử với chính quyền

địa phương Chính quyén địa phương có trách nhiệm thông tin trén loa đài của

Trang 24

buổi tổ chức tang lễ và tham gia cùng với chính quyền, các đoàn thể, ban tổ

chức tang lễ và nhân dân, các hộ gia đình trong xóm đó cùng với gia đình

tang chủ lo tổ chức tang lễ và đưa người đã mắt về nơi an nghỉ cuối cùng Khi dua tang con trai phải chống gậy tre, đầu đội mũ chuối, mặc áo số

sắm Người cha mắt thì các con đi sau linh cũu, còn mẹ mắt thì phải đi giật Tùi trước lĩnh cữu (quan niệm cha đưa, mẹ đón) Trong khi đám tang di trên

đường, có lệ rắc các thoi vàng giấy, giấy tiền dọc bên đường vì tin rằng ma quỷ bám theo quan tài, nhờ tiền và vàng giấy tống tiễn chúng để nhẹ bớt dễ đi Với những người chết đã quy y cửa Phật thì các vãi đội cầu bát nhã làm

đường cho vong hôn đi sang Tây thiên Sau khi báo tử với chính quyền, tang chủ đã làm cỗ mời họ hàng, làng xóm ăn uống Tùy thuộc từng gia đình mà

làm cỗ to nhỏ khác nhau Trước kia, nhà nào có người mắt thì phải tổ chức ăn uống tốn kém, ngày nay tục lệ này đã được hạn chế

Những người mới chết bao giờ cũng được lập bàn thờ riêng, ở ngay tại

nhà thờ hoặc ở một gian nha ngang Tại bàn thờ xung quanh treo đối trướng, hoặc của chính gia chủ hoặc của người thân thuộc bạn bè phúng viếng

Người chết sau ba ngày phải làm lễ tống thần, phục hồn bùa chú làm

phép trừ tà Sau bẩy ngày cúng một lần gọi là cúng tuẳn, cầu siêu và cúng

cơm, cúng cho đủ bẩy tuần tức 49 ngày thì lập đàn tring đọc kinh cầu cho

linh hồn người chết được thanh thản Theo quan niệm của người dân trong

vùng thì 49 ngày là ngày rất quan trọng, sau 49 ngày linh hỗn người chết

được siêu linh Những người quy Phật thì 49 ngày thân nhân thường tổ chức

cúng chay, đưa vong hồn người chết lên chùa cho mát mẻ, để nương nhờ cửa Phật, thịnh độ cho con cháu Hôm sau, người nhà sẽ tổ chức cỗ mặn tại nhà và

mời họ hàng thân thích đến ăn

Trang 25

người chết như thế ấy Việc “cúng cơm” hàng ngày có ý nghĩa thể hiện lòng

hiếu thảo của con cháu trong thời gian cư tang

Người chết đã được 100 ngày là đến tuần Tốt khốc Từ tuần này trở đi,

con cháu sẽ không còn khóc nữa, cũng không còn cúng cơm mỗi này hai bữa

'Vào tuần này, con cháu cúng tế lần cuối cùng

Sau đó, là đến ngày giỗ Tiểu tường, tức là ngày giỗ đầu tiên của người chết Trong ngày này, con cháu mặc trang phục như ngày đưa ma, để chứng

tỏ với vong hồn người chết nỗi nhớ thương của con cháu

Ngày Đại tường (giỗ hết) là ngày giỗ năm thứ hai kể từ khi người thân

qua đời Trong ngày này, con cháu vẫn mặc tang phục để cúng gid và để đáp

lễ khách tới lễ giỗ và đây là lần mặc tang phục cuối củng Trong ngày giỗ hết

(hay còn gọi là giỗ bỏ khăn), tùy từng gia đình nhưng thường vào ngày này,

cỗ bàn rất linh đình, khách khứa cũng được mời rất đông Sau ngày giỗ này,

các ngày giỗ năm sau chỉ là ngày giỗ thường (ky nhật) và việc cúng lễ sẽ cử

hành như những người đã qua đời trước Do vậy, ngày Đại tường (giỗ hết)

được coi là ngày gid quan trọng nhất trong tat cả các ngày gid

Sau khi chôn được ba năm, người ta làm lễ cải táng Đây là giai đoạn cuối cùng trong tang lễ, lễ cải táng được thực hiện tốt, suôn sẻ vừa mang ý

nghĩa mang đến sự bình an, mạnh khỏe cho con cháu, vừa giúp người đã

khuất sớm siêu thoát về nơi tây phương cực lạc Việc cải táng thường diễn ra từ cuối thu đến trước ngày đông chí của năm, tiến hành vào ban đêm hoặc tờ

mờ sáng khi chưa có ánh nắng mặt trời, với quan niệm cho rằng nếu thực hiện

vào buổi sáng, ánh nắng chiếu vào làm cho xương cốt của người đã khuất bị

teo tóp lại, ảnh hưởng đến vong linh người đã khi

Trang 26

phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt Tang ma là thê hiện sự báo hiếu của

người sống với người chết nên ở đây họ rat coi trọng việc này

1.13.2 Tin ngưỡng ~ tôn giáo

'Cũng như các làng quê truyền thống của người Việt, người dân xã Gia Phong đều thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần linh có công với làng với nước,

thờ Mẫu và anh hùng có công với dân với nước

Thờ cúng tổ tiên là một trong những tin ngưỡng dân gian có lịch sử lâu

đời, đồng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Tục thờ

cúng tổ tiên thể hiện lòng biết on của thế hệ sau với thể hệ trước, của con cái

với cha mẹ, cháu chất với ông bà tổ tiên mình Trong tâm thức của người Việt

luôn cho rằng có “cõi âm” hay thế giới bên kia dành cho những người đã mắt,

khác với thế giời thực của con người đang sống hay gọi là “cõi trần” Từ đó, người dân có quan niệm “trần sao, âm vậy” vì thế khi con người chết đi, con người chỉ mắt đi phần xác, còn phần hồn thì vẫn tồn tại

Vi vay, trong gia đình đều có bàn thờ gia tiên, thường được đặt tại vị trí

trung tâm của gian chính giữa ngôi nhà, hoặc được đặt ở tằng cao nhất đối với những ngôi nhà cao tầng Nơi đặt bàn thờ phải gọn gàng, sạch sẽ và trang

nghiêm, vì người dân tin rằng đó là nơi lĩnh thiêng, hàng ngày ông bà, tổ tiên

hiển linh trên đó, dang theo dõi, che chở con cháu Vào những ngày gid chap,

mồng một, ngày rằm, những ngày lễ Tết quan trọng của gia đình, bao giờ gia chủ cũng sắm sửa lễ vật, thường là hoa quả, bánh kẹo, xôi, thịt, tiền vàng và các lễ vật khác, tỏ lòng thành kính, biết ơn ông bà tổ tiên chứng giám và phù

hộ độ tri cho con cháu được bình an, ăn nên làm ra

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt, có giá trị nhân văn và đạo lý cao đẹp “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta, góp phần tăng cường tính đoàn kết, cố kết cộng

Trang 27

'Bên cạnh những phong tục tập quán trên, xã Gia Phong còn có hệ thống

các di tích lịch sử văn hóa là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân địa phương Hiện nay, ngoài chủa Lỗi Sơn, còn có hệ thống các di tích như: chùa “Chính Dương Tự, đền Vò, Dinh Ngọc Thượng, Đình Danh Động

Đình làng Ngọc Thượng, Danh Động thờ Quý Minh Đại Vương là vị dũng tướng của vua Hùng Vương thứ 18 có công đánh giặc, giúp dân vùng

biển, vùng phía Nam nước Âu lạc khai thiên lập ấp Đình Ngọc Thượng còn

thờ Dũng Mãnh Đại Vương Đình Danh Động còn thờ nữ tướng Nguyệt Anh có công giúp Hai Ba Trưng đánh giặc, dựng nước [5]

Đền Vò - Lỗi Sơn thờ nữ tướng Vương Tiên từng đã được Hai Bà Trưng phong là Ngọc Quang Công Chúa Chùa Chính Dương xưa được xây

dựng từ cuối thế kỷ 15 ở làng Ngọc Thượng Sau năm 1647 chuyển xuống địa

danh hiện nay ở làng Danh Động mang tên là Chính Dương tự Năm 1978 chùa bị giải hạ Từ năm 2004 đến năm 2010 dân làng Ngọc Động cùng Phật tử bốn phương công đức, khôi phục thành công, vừa mang vóc đáng xưa, vừa hiện đại phong quang, đẹp đề in dấu lịch sử văn hóa và cách mạng Năm 2014, chùa Chính Dương được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cắp tỉnh

Ngoài chùa, đình, đền, miều thờ các vị thần, thành hoàng trong xã, ở xã

Gia Phong còn có một số họ thờ những người có công với nước như tiến sĩ

thời Hậu Lê như Đặng Thiệu Xuân, Đỉnh Trọng Đạt, Chu Văn Kham, Đoàn Ngọc Nhuận là những người có công đóng góp xây dựng làng xã, đem lại nền

vinh quang cho quê hương Ở Ngọc Động thờ các ông Chom, éng Thay theo vua Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh khi thắng lợi trở về các ông đều định cư ở

đây và cũng từ đấy làng Ngọc Động có tên gọi khác là ling Chom [5]

Nhớ ơn các liệt sỹ Gia Phong đã hy sinh trong cuộc đấu tranh chống đế

Trang 28

trang nghiêm, đẹp đề, trở thành một công trình tình nghĩa, văn hóa đầy xúc

cảm, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc

'Vào các ngày mùng một và ngày rằm, nhân dân trong làng đều ra chùa thấp hương cầu Phật Vào ngày mùng 01 Tết Nguyên Đán, các cụ bô lão trong

làng, xã ra chia hai lộc thấp hương cầu phúc cho một năm mới

“Trong làng, các bà các mẹ từ 45 tuổi trở lên đều đi quy tại chùa Hàng

tháng vào tuần rằm mồng một đều ra chùa thắp hương niệm Phật Đề được đi quy phải xin điệp ở chùa, hàng ngày sống giản dị, tiết kiệm, buổi tối niệm

Phật tại gia trước khi đi ngủ để tâm trong sạch

Có thé thay, hé thong các di tích phục vụ nhu cầu sinh hoạt tâm linh

của nhân dân địa phương khá phong phú, điều này cho thấy sự dung hợp giữa các tín ngưỡng dân gian và các tôn giáo khác nhau Đây cũng là một đặc điểm

trong tín ngưỡng của người Việt, phản ánh một đời sống tỉnh thin da dang va

phong phú của người dân địa phương

1.2, Diễn trình lịch sử chùa Lỗi Sơn

1.2.1 Lịch sử xây dựng ngôi chùa

Chùa Lỗi Sơn có tên chữ là Am Trạch tự (# Z 3) ở phía Bắc thôn Lỗi Son xã Gia Phong, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Binh, Chữ “Am” (/) có nghĩa là cái nhà nhỏ thờ Phật, chùa nhỏ Phật ; chữ “Trạch” (SE) có nghĩa nhà, nhà ở, chữ

“Tự” có nghĩa là cúng tế, chùa chién Nhu vay, Am Trạch tự có ý nghĩa là một

ngôi chùa nhỏ thờ Phật Nhân dân địa phương thường gọi tên chùa theo tên thôn Theo truyền thuyết kể lại thì tên gọi Am Trạch tự có từ thời nhà Lý,

thời vua Lý Hiển Tông không có con trai nên đã truyền ngôi cho con gái là Ly

Chiêu Hoàng, sau đó Lý Chiêu Hồng nhường ngơi cho Trần Cảnh lấy hiệu là

‘Trin Thai Tông niên hiệu Kiến Trung (1225) Sau khi vua Trần lên ngôi, một

Trang 29

nên đã lui về núi Vò tu an, lấy tên gọi là Am Trạch tự Đến thời nhà Lê, nhân

dân đã cho di dời Am Trạch tự từ chân núi Vò về trong làng, xây dựng lại

khang trang hơn lấy đó làm nơi thờ Phật Hiện nay, tại di tích vẫn còn một số

di vật mang dấu tích thời nhà Lê

Chùa Lỗi Sơn là một trong những ngôi chùa có giá trị kiến trúc và điêu

khắc ở huyện Gia Viễn, mặc dù trải qua thời gian dài chiến tranh, phần nhiều đã bị hư hại, tàn phá nhưng một số công trình kiến trúc, di vật vẫn còn

nguyên, là cơ sở căn cứ để xác định rõ niên đại xây dựng ngôi chùa

'Theo cụ Vườn - 93 tuổi ở xóm 3 Lỗi Sơn ghi lại thi trong than pha cia

làng trước kia có ghỉ lại thì chùa có từ thời nhà Lê khoảng năm 1573, đời vua

Lê Thế Tông, niên hiệu Gia Thái, cách đây hơn 600 năm Tuy nhiên, thần phả

này hiện nay đã bị thất lạc nên không còn cơ sở để khẳng định chùa có từ năm 1573 là chính xác không

“Theo bài minh trên chuông đồng năm thứ 9 đời vua Tự Đức (1856) cho

rằng “Chùa ấp ta làm năm thứ 12 niên hiệu Hoằng Định (1612), có bia ghỉ lại”

Nhung theo văn bia niên hiệu Hoằng Định thứ 12 (1612) còn lại trong

chùa ghỉ lại: ' Ông Trương Khắc Tiên cùng vợ là Trần Thị Nhị ở huyện Tiên Lữ (ông giữ chức huyện hàm) về quê là xã Lỗi Sơn, huyện Gia Viễn, phủ “Trường Yên để quy y mong làm điều thiện, thấy cảnh chùa lâu năm hư hỏng, ông cùng một số người trong xã đồng tâm xuất của cải tu sửa chùa Phật

Tháng 12 bất đầu công việc, đến 15 tháng 3 năm sau làm một tòa

Thượng điện và một tòa Tiền đường, lại đào một giếng nước, phía ngoài đường trồng các cây cổ thụ,phía trong trồng hoa tươi tốt, trông rất đẹp mắt

'Việc xong lại lập bia đá để âm hưởng càng thêm giác ngộ”

Trang 30

Trong các đợt trùng tu ở thời Nguyễn, thì Trung đường, Thượng điện và Tiền đường cũng được trùng tu nhiều lần

Cũng theo bài minh được ghi trên chuông đồng treo ở nhà Tiền đường

thì năm Gia Long thứ 12 (năm Quý Dậu 1813) làm Tiền đường Năm thứ 2

đời vua Minh Mệnh (Quý Mão 1843) làm Tam Quan Năm thứ 4 đời vua Tự

Đức (Tân Hợi 1851) sửa lại phía trong chùa

Theo tư liệu chép trên thượng lương của tòa Tiển đường có ghi:

*Hoàng triều Khải Định vạn vạn niên tuế Canh thân Trọng Thu nguyệt cát nhật lương Thìn đại tu thụ trụ thượng lương đại cát hưng vượng” dịch nghĩa:

*Hoàng triều Khải Định năm Canh thân tháng Tám ngày lành giờ Thìn đại

đặt thượng lương này đề được những điều tốt lành hưng vượng”

“Thượng lương của tòa Trung đường ghỉ lại: “Hoàng triểu Duy Tân vạn

vạn niên, tuế thứ Tân Hợi mạnh đông nguyệt cát nhật lương thìn dai tu thu trụ

thượng lương đại hưng vượng " Dịch nghĩa: “Hoàng triéu Duy Tân năm Tân Hợi tháng Mười ngày lành giờ Thìn đại tu dat thượng lương này dé được

nhiễu hưng vượng”

'Như vậy, căn cứ vào nội dung cũng như những dấu tích, văn bia còn lại

ở chùa dựng năm Hoằng Định thứ 12 (1612) thì việc xác định niên đại chùa

Lỗi Sơn, tuy chưa được kết quả chính xác nhưng có thể khẳng định rằng, vào

đầu thế kỷ XVI, chùa đã hiện diện ở làng Lỗi Sơn, có thể di tích đã được

khởi dựng và tồn tại từ trước đó, rồi được trùng tu, mở rộng vào thời kỳ này

Gia thiết này có cơ sở hơn khi xem xét trên góc độ lịch sử thời điểm đó

Vào cuối thế kỷ XVI đầu thế ky XVII, về mặt tư tưởng, có một bước

ngoặt lớn, Nho giáo sau thời kỳ phát triển đến đỉnh cao đã bộc lộ những biểu

hiện lạc hậu cả về nội dung lẫn hình thứ

tuy vẫn được các vương triều coi là

nên tảng, rường cột, nhưng Nho giáo đã trở nên yếu ớt, thiếu sức sống, thậm

Trang 31

'Cũng thấy rằng, sau gần một thế kỷ loạn lạc bởi cuộc nội chiến Trịnh

Mạc, lòng tin của con người vào kỷ cương xã hội theo quan điểm Nho học đã

bị suy giảm Phật giáo tuy từ lâu đã không còn giữ vai trò quốc giáo nhưng

vẫn là chỗ dựa không thể thiếu về mặt tinh thần cho mọi tầng lớp xã hội

Nhân dân đau khô tìm sự an ủi ở Phật giáo, tằng lớp thống trị thì muốn có một chỗ dựa tinh thần, coi sự ủng hộ Phật giáo, xây dựng chùa tháp là để tạo ra

công đức cho dòng họ Chính vì thế Phật giáo bắt đầu phát triển trở lại, tuy không bao giờ còn đạt đến đỉnh cao vàng son thời Lý - Trần nhưng Phật giáo lại phát triển theo chiều rộng, lan tỏa, thắm sâu vào đời sống tinh thần của các

làng xã va hòa nhập vào các yếu tố khác như: Đạo giáo, Nho giáo, tín ngưỡng

dân gian Như vậy, với sự thay đổi trong cách nhìn nhân của giai cắp thống trị đã tạo điều kiện khách quan góp phần tạo nên giai đoạn phục hưng của Phật giáo với nhiều ngôi chủa được xây dựng mới cùng với việc tôn tạo, mở rộng các ngôi chùa cổ bị tàn phá trong chiến tranh

Mặt khác, sau khi chứng kiến sự vô thường, đen bạc của xã hội, nhiều nhà tri thức đã lui về ở ẩn, nương nhờ cửa Phật, mang theo nhiều quan niệm nhân sinh quan, vũ trụ quan của Nho giáo vào chốn thiển môn, tạo cho Phật

giáo thời kỳ này mang thêm nhiễu sắc thái mới

1.2.2 Quá trình trùng tu chùa Lỗi Sơn

Chùa Lỗi Sơn kể từ khi được xây dựng cách đây khoảng 600 năm cho

đến nay đã trải qua nhiều lần trùng tu và tôn tạo Theo tư liệu văn bia và những dấu vết trên kiến trúc còn lại cho đến ngày nay, chúng ta có thẻ điểm qua một số lần trùng tu tôn tạo chùa cho đến nay

“Theo nội dung trên bia đá niên hiệu Hoàng Định thứ 12 (1612) và theo

bài mình ghỉ lại trên chuông đồng đúc năm 1856 cho biết:

~ Vào năm Hoàng Định thứ 12 đời vua Lê Kính Tông, có đợt trùng tu

Trang 32

~ Đến đời vua Nguyễn Thế Tổ, năm Gia Long thứ 12 (1813) cho sửa lại

nhà Tiền đường, trùng tu lại bằng gỗ lim, gạch ngói kiên cố và những chỗ bị

hư hại do thời gian

~ Năm Minh Mang thir 12 (1831) đời vua Nguyễn Khánh Tổ cho tac tượng Phật Năm Tự Đức thứ 4 (1851) trùng tu nội tự

~ Năm Tự Đức thứ 9 (1856) đúc xong chuông đồng lớn nặng 240 cân ta do cai xã Lê Văn Thành, hương lão Trằn Khắc Lộc, Chu Đình Đăng cùng lý cdịch trong xã, các viên chức lớn nhỏ và Phật tử thập phương công dite,

~ Năm Duy Tân thứ 5 (1911) trùng tu lại toàn bộ mái nhà Trung đường, thay thượng lương, hoành, ngói

~ Năm Khải Định thứ 5 (1920) trùng tu lại mái nhà Tiền đường, thay

'thượng lương, toàn bộ ngói nhà Tiền đường

Tháng 3 năm 1951, thực dân Pháp ném bom hủy diệt quê hương Lỗi

Sơn, chùa bị cháy, nhà Tổ và tượng sư Tổ bị tiêu hủy hoàn toàn Sau khi chùa được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc Gia (năm 1995) được sự

quan tâm Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, chính quyền địa phương, nhân dân

trong xã thì ngôi chùa đã được đầu tư tu sửa, tôn tạo khang trang, dep dé hon ~ Trên nền nhà cũ, năm 2005, cùng với sự cúng tiến của Phật tử và nhân

dân địa phương đã xây dựng lại nhà Tổ và tiến tượng Tổ

~ Năm 1995 xây dựng Tam quan nhưng do vấn đề kinh phí nên đến

năm 2002 tam quan mới hoàn thiện

~ Năm 2002 xây dựng nhà Mẫu trên nền đắt phía Đông nhà Tiền đường

~ Năm 2005, nhân dân trong làng và con cháu đang sinh sống ở mọi

miền đất nước cùng nhau cúng tiến, xây dựng tháp Quan Âm và tiến tượng

Trang 33

Ngoài ra, nhân dân đã cùng góp công, góp sức sửa sang đường vào chùa, rải đá sạch sẽ, không còn đường đất lầy lội như trước nữa

Cây đa cổ thụ trước chùa cũng được xây bó gốc cân thận, giếng chùa

được tu sửa, thau sạch để lấy nước dùng cho nhà chùa, cho khách thập

phương vào lễ Phật rửa tay chân

Sân chùa được lát lại toàn bộ xỉ măng, lát lại những chỗ bị vỡ, bị sạt lở

'Sân hoa giữa nhà Tiền đường, Trung đường được tu bổ, xây lại các bồn

hoa, trồng thêm cây cảnh, lát gạch đỏ sạch đẹp

“Trong Thượng điện các câu đối, đại tự được tu bổ, tượng Phật được sơn

son thiếp vàng lại

2009, nhà chùa cho đảo lại toàn bộ ngói Tiền đường, Thượng

điện, thay mới những chỗ bị hư hại

Nhu vay, kể từ khi được xây dựng cho đến nay, chùa Lỗi Sơn đã trải

qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo Kiến trúc của ngôi chùa đã bị thay đổi ít nhiều so với lúc khởi nguyên, nhưng kết cấu kiến trúc chính của ngôi chùa vẫn còn

giữ nguyên hình kiến trúc “7ïẻn Nhất, hậu Đỉnh” với những mảng chạm khắc

tỉnh xảo, hệ thống cột, vì xà, nách mang đặc điểm và phong cách nghệ thuật

the ky XIX Ngoải ra, có xây dựng thêm một số đơn nguyên kiến trúc, nhìn

vào tuy thấy ngôi chùa được mở rộng, khang trang hơn nhưng về một khía

canh giá trị văn hóa những công trình mới lại có những tác dụng ngược lại

'Với những giá trị tiêu biểu về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, năm 1995

chùa Lỗi Sơn được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp Quốc Gia

1.2.3 Sự kiện lịch sử liên quan tới chùa LÃi Sơn

Trang 34

khu Ba, là nơi ghi lại nhiều dấu ấn lịch sử hào hùng, những mốc son của

phong trào yêu nước, cách mạng kháng chiến của quân dân Lỗi Sơn, góp phần làm nên những trang sử hào hùng trong kháng chiến dân tộc

* Phong trào cách mạng và tỉnh thẫn yêu nước chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc đã có từ khá sớm trên đắt Lôi Sơn

Từ năm 1929 cụ Lương Văn Thăng người làng Quỳnh Lưu, tổng Quỳnh Lưu huyện Nho Quan là một trong những đồng chí Việt Nam thanh

niên cách mạng đồng chí hội đầu tiên của Ninh Bình đã về Lỗi Sơn liên lạc với cụ Chu Khắc Thiện tuyên truyền, giác ngộ và tổ chức Chi bộ Việt Nam

Thanh niên cách mạng đồng chí hội ở thôn Lỗi Sơn gồm 3 đồng chí Chu

Khắc Thiện, Chu Khắc Ri, Chu Khắc Tự

Năm 1930 tổ chức Việt Nam Thanh niên các mạng đồng chí hội ở Lỗi Sơn phát triển va chỉ bộ Đảng Cộng sản Đông dương ở đây được thành lập

gồm 3 đồng chí: Chu Khắc Tuy, Chu Khắc Tự, Phạm Văn Bốn Đến năm 1931 chuyển thành chỉ bộ Đàng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Chu Khắc

“Tuy (tức Ri) làm bí thư Từ đây, các phong trào đấu tranh của quần chúng

luôn luôn gắn liền với sự chỉ đạo và lãnh đạo của chỉ bộ Đảng,

Nhân kỉ niệm ngày Quốc tế lao động 1 tháng 5 năm 1931, Gia Viễn

nhận được truyền đơn cơ quan ấn hành báo của tỉnh Ninh Bình liền tổ chức

treo cờ Đảng trên cây đa trước công chùa Lỗi Sơn

‘Vu Chiêm năm 1931 thực hiện quyết định của ban cán sự Đảng tỉnh,

chỉ bộ Đảng Cộng sản ở Lỗi Sơn đã bí mật vận động nhân dân ra Am Trạch

Trang 35

vào đơn cho phép “từ từ tục nạp” tức là hoãn thuế cho nộp dân [5] Vụ chiêm

năm ấy, dân làng Lỗi Sơn không phải nộp thuế, đóng sưu Thắng lợi ban đầu đã cổ vũ tỉnh thần đấu tranh của nhân dân, chỉ bộ Đảng lại tiếp tục lãnh đạo,

nhân dân đỏi giảm sưu, giảm thuế gồi những nhà giàu trong xã cho vay không

được lấy lãi nặng, đòi tăng công gặt

Cuộc đấu tranh rộng lớn này không chỉ mang ý nghĩa về kinh tế mà còn

là một cuộc biểu dương lực lượng chính trị, đánh thẳng vào chế độ sưu cao

thuế nặng Chủ trương đúng, phương pháp đấu tranh thích hợp đã đưa cuộc

đấu tranh đến thắng lợi và cuộc đấu tranh này đã trở thành đỉnh cao của cao

trào cách mạng 1930 1931 ở Ninh Bình

* Các lớp huấn luyện quân sự, chính trị của tỉnh, của xứ úy Bắc kì cũng được tổ chức ở chùa Lỗi Son

‘Thang | nim 1943, lớp huấn luyện quân sự của xứ ủy Bắc kì do đồng

chí Trần Tử Bình tổ chức tại Quỳnh Lưu = Nho Quan có 20 học viên theo

học, riêng Ninh Bình có 12 học viên Học xong, các học viên tỏa về các địa

phương mở nhiều lớp huấn luyện chính trị quân sự ngắn ngày Một số thành

niên trong thôn Lỗi Sơn cũng theo học chính trị và quân sự do cán bộ tổ chức

tại chùa Am Trạch Những học viên được huấn luyện và trở thành cán bộ lành

đạo, huấn luyện cho các đội tự vệ sau này

Cuối năm 1943 lớp huấn luyện quân sự ngắn ngày được mở tại thôn

Sưa (nay thuộc xã Sơn Lai ~ Nho Quan) Tham gia tổ chức và huấn luyện có

đồng chí Hoàng Quốc Việt, Trằn Tử Bình, Lê Quang Dao, Minh Châu, Vũ Nhất Thôn Lỗi Sơn có ông Đôi là học viên theo học lớp này sau đó về làm

giáo viên mở rộng cho đội tự vệ tiếp tục luyện tập tại chủa Lỗi Sơn

Đồng chí Lương Nhân được Trung Ương cử về phụ trách quân sự tại

tỉnh Ninh Bình đã từng s

ng và trực tiếp huắn luyện cho tự vệ Lỗi Sơn tại Am

Trang 36

Cũng năm 1943 cuộc tuyên truyền rộng lớn dưới hình thức treo cờ

Đảng, giải truyền đơn phản đối chính quyền địch bắt nhân dân các nơi trong tỉnh đi đào sông ở Yên Mô Chi bộ Đảng Lỗi Sơn đã lãnh đạo nhân dân đấu

tranh, nhân dân tập trung ở chùa bàn biện pháp và nêu ra khẩu hiệu “Năm hết

Tết đến không đi đâu và làm gì cả”, buộc bọn hướng lý trong làng phải

nhượng bộ Cũng trong thời gian này đồng chí Phan Vĩ (tức Phan Long) - ủy

viên ban cán sự Đảng tỉnh, phụ trách huyện Gia Viễn đã trực tiếp đối thoại

với bọn hương lý, lý trưởng Lỗi Sơn lúc bấy giờ nhằm tạo uy thế cho Cách

mang, kìm hãm sự hung hãng phá hoại của bọn phản động ở địa phương [5]

* Chùa Lẫ¡ Sơn - Am Trạch tự là địa điểm xuất phát của đoàn quân khởi nghĩa dành chính quyên về tay nhân dân

Ngày 17 tháng 8 năm 1945 đồng chí Trần Tử Bình đảng viên thường vụ xứ ủy Bắc Kì đem lệnh tổng khởi nghĩa về tới căn cứ địa cách mạng Quỳnh Lưu Tỉnh ủy triệu tập các đồng chí tỉnh ủy viên, các đồng chí phụ trách quân sự của tỉnh để bản kế hoạch phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh Hội nghị đã nhất trí với chủ trương tập trung lực lượng đánh chiếm lấy một huyện trước, giành thắng lợi ban đầu, động viên nhân dân

các huyện khác nỗi dậy Gia Viễn là huyện được tỉnh chọn làm huyện giành

chính quyền đải

trưởng và bọn lính có tỉnh thằn hoang mang đến cao độ, lực lượng Việt Minh

ở Gia Viễn nhiều, lại gần khu căn cứ Cách Mạng Quỳnh Lưu, thời điểm đánh

tiên vi huyện ly Gia Viễn xa căn cứ của quân Nhật, huyện

chiếm huyện ly Gia Viễn (tức là thị trắn Me ngày nay) được ấn định vào đúng

phiên chợ Me sáng ngày 19 tháng § năm 1945

Các đồng chí lãnh đạo của tinh về Lỗi Sơn phổ biến chủ trương cướp

chính quyền địch ở huyện Gia Viễn và giao cho chỉ bộ Đảng Lỗi Sơn chuẩn bị

thuyền để chở trung đội giải phóng quân và tự vệ Lỗi Sơn về phố Me cướp

Trang 37

Tại chùa Lỗi Sơn đã tổ chức cuộc mít tỉnh lớn, các đoàn thể cứu quốc đứng theo hàng ngũ chỉnh tÈ nghe đồng chí lãnh đạo tỉnh diễn thuyết nói về

tình hình cách mạng trong nước và thể giới

Theo đúng kế hoạch, sáng ngày 19 tháng 8 năm 1945 trung đội giải

phóng quân của chiến khu Quỳnh Lưu và đội tự vệ Lỗi Sơn làm lễ xuất quân

tại chùa Lỗi Sơn dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Lương Nhân tiến về

huyện ly Gia Viễn Ba tiểu đội giải phóng và tự vệ Lỗi Sơn chia làm ba mũi

đột nhập vào đồn lính từ phía chính diện và hai bên sườn đồn Toàn bộ bọn

lính trong đồn chap nhận đầu hàng quân giải phóng, chúng được tự do trở về qué quán Quân cách mạng thu toàn bộ vũ khí, giấy tờ, tiền bạc đem tắt cả

xuống thuyền trở về chùa Lỗi Sơn trong khu căn cứ cach mang [5]

Tin khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Gia Viễn nhanh chong

Jan tỏa khắp noi trong tỉnh, cổ vũ, động viên nhân dân và quân cách mạng nỗi

dậy giành chính quyền về tay nhân dân

* Chùa Lỗi Sơn còn là căn cứ địa của Ninh Bình, của tỉnh bạn và liên khu 3

'Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa Lỗi Sơn các gia đình cách mạng ở Lỗi Sơn đã đón rất nhiều cơ quan Đảng, chính quyền, đơn vị bộ đội của tỉnh Ninh Bình, tỉnh bạn và liên khu III về đây sống, làm việc góp

phần công sức cho chiến thắng của cuộc kháng chiến

Năm 1949 ~ 1950 Am Trạch Tự là địa điểm đóng quân của ban chỉ huy trung đoàn 34 là trung đoàn quân chủ lực địa phương tỉnh Ninh Bình

Năm 1950 ~ 1951 Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Hà Nam Ninh cũng lấy chùa Lỗi Sơn = Am Trạch tự làm trụ sở, các ban ngành thì đóng ở

nhà dân trong thôn

Năm 1952 chùa Lỗi Sơn là trụ sở của bộ phận Ủy ban hành chính

Trang 38

'Cũng trong năm 1949 — 1950 công xưởng 55 của quân khu Ba về đóng

quân ở thôn Lỗi Sơn, chùa là nơi hội họp của ban lãnh đạo công xưởng và anh

em công nhân, núi Vò là nơi chế tạo, lắp ráp vũ khí, một số nhà dân là nơi đặt

máy phay, máy tiện

Ngoài ra, thôn Lỗi Sơn có một thời gian còn là nơi đặt nhà in báo Cứu

Quốc, từ đây rất nhiều sách báo cứu quốc được phát đi khắp nơi trong tỉnh,

trong cả nước [5]

* Chia âi Sơn là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của ngành Văn

hóa những năm đầu thập kỷ 60

“Thôn Lỗi Sơn nói riêng, xã Gia Phong nói chung có phong trào văn hóa

quần chúng khá tốt, là lá cờ đầu của phong trào văn hóa quần chúng tỉnh

Ninh Bình và của cả miền Bắc trong những năm 1959 - 1963

Địa phương đã tổ chức, xây dựng các câu lạc bộ của các hợp tác xã đến

các gia đình văn hóa mới, đã góp phần động viên khí thế thi đua lao động sản

xuất của nhân dân

Sinh hoạt câu lạc bộ là địp để mọi người ôn lại những truyền thống yêu nước, cách mang va tinh than kháng chiến của quê hương nhằm giáo dục cho thể hệ trẻ phát huy truyền thống của cha anh tích cực lao động sản xuất, xây

cdựng nếp sống văn hóa mới, cho làng xã ngày càng phát triển

Do có thành tích trên, tháng 3 năm 1960 và tháng 9 năm 1961 Bộ Văn

hóa đã hai lần tổ chức hội nghị tổng kết Văn hóa quần chúng toàn miền Bắc tại chùa Lỗi Sơn vì chùa vừa là nơi có truyền thống Cách mạng, là cơ sở

kháng chiến, không có mê tín dị đoan

Dự hội nghị tông kết có đại biểu Ủy ban hành chính và trưởng ban Văn

Trang 39

cho Tỉnh ủy và Ủy ban tới dự Huyện Gia Viễn có đồng chi Dinh Van Tai

“Thường vụ Huyện ủy, Phó chủ tịch ủy ban hành chính huyện đến dự và chăm

lo cho hội nghị những yêu cầu thiết yếu về vật chất và tinh thần để hội nghị

thành công tốt đẹp [Š]

1.3 Phụng thờ nữ tướng của Hai Bà Trưng

1.3.1 Truyền thuyết về nữ tướng của Hai Bà Trưng

Chùa Lỗi Sơn ngoài thờ Phật còn thờ nữ tướng của Hai Ba Trưng, hay được nhân dân trong vùng coi như Đức Mẫu Trong quan niệm của người dân

địa phương, Đức Mẫu không phải là Đức Thánh Mẫu mà nhiều nơi trên đất

nước ta vẫn thờ Đức Mẫu ở đây với nghĩa hiểu là người mẹ hiền, người mẹ có phúc đức, người mẹ có công đức với nhân dân với đắt nước

“Theo truyền thuyết lưu lại thì vào khoảng năm 18 (sau Công Nguyên) trên mảnh đất đầu rồng (nay thuộc thôn Sầy, xã Sơn Thành, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) có người con trai khỏe mạnh, khôi ngô tuắn tú là tướng giỏi của một bộ lạc tên là Vương Khôi, bị thù giặc phương Bắc nên di tim noi an dat dé cher thai cơ báo thù Người tướng trẻ đó được nương nhờ gia đình ông Nguyễn Phú Công, sau đó vì cảm mến người thanh niên tài năng, có trí đã gả con gái của mình tên là Nguyễn Thị Mai cho Vương Khôi

Ngày 8 tháng 10 năm Bính Thân vợ chồng Vương Khôi và Nguyễn Thị Mai sinh được người con gái đầu lòng, đặt tên là Vương Thị Tiên

‘Vuong Tién 1a người con gái xinh đẹp, nết na, lại thong minh, nam 6 tuổi đã thông thạo các loại sách binh thư, bình pháp Nhận thấy tài năng đặc

biệt của con gái, ngày đêm Vương Khôi dạy dỗ con gái về trí thức, đặc biệt ông truyền đạt tắt cả võ nghệ cho con

Trang 40

‘Vuong Tién chọn núi con Mèo (cách Am Trạch tự 1000m theo đường

chim bay về phía Tây) làm căn cứ địa để tập luyện binh sĩ Bà đã tìm thấy ở

đây phong cảnh hữu tỉnh, nhất là vào những đêm trăng của những ngày rằm

tháng bảy, tháng tám, nước và trăng mênh mông cả một vùng rộng lớn Trong, một đêm trăng sáng, sau khi tập luyện, ngồi nghỉ ngơi trước một hang sâu là

nơi cắt giấu vũ khí, bà tự viết hai câu trên cờ hiệu của mình:

“Trang quân ái quốc

Doat Dao, phạt Tô”

(Nghĩa là: Lòng trưng với vua, với nước phải thẻ hiện tỉnh thần quyết chí trừng phạt các viên Thái thú họ Đào, họ T6)

Năm l6 tuổi, Vương Tiên chỉ trong 100 ngày đã bị mắt cả cha và mẹ

Nền nỗi đau tang gia, nuôi chí báo thù cho cha, Vương Tiên lại tiếp tục rèn

luyện bình sĩ, chờ thời cơ

Năm 39 (sau Công Nguyên) Vương Tiên đã tuyển chọn được 1000

nghĩa sĩ, 100 ngựa chiến rồi tiến về Mê Linh, gia nhập đội quân chiến đấu

dưới ngọn cờ nghĩa của Hai Ba Tang,

Thấy Vương Tiên là tướng trẻ có tài lại mưu trí, dũng cảm nên Trưng Trắc phong bà làm Phó tướng tiên phong cùng với nữ tướng Lê Chân tiến quân đánh quân Tô Định

Tháng 3 năm 40 cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng cùng với Vương

Tiên đã thu được 6Š thành, Tô Định phải bỏ thành chạy về Bắc

Đạo quân do Vương Tiên và Lê Chân chỉ huy tiến về vùng Lạng Sơn,

quân ta liên tiếp thắng lớn Vương Tiên tạo được uy tín trong toàn quân sĩ Về

Ngày đăng: 17/08/2022, 13:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN