1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Giá trị văn hóa nghệ thuật đình làng Phú Xuyên ( xã Phú Châu, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội)

115 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 22,79 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Giá trị văn hóa nghệ thuật đình làng Phú Xuyên ( xã Phú Châu, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) là hệ thống lại các nguồn tư liệu, kết hợp với khảo sát nghiên cứu thực tiễn để đánh giá về giá trị văn hóa vật thể cũng như giá trị văn hóa phi vật thể của di tích; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích trong đời sống xã hội.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _ BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

‘TRUONG DAL HOC VAN HOA HA NOL

TA XUAN BAC

GIA TRI VAN HOA NGHE THUAT BINH LANG PHU XUYEN

(XA PHU CHAU, HUYEN BA Vi, THANH PHO HA NOD,

Chuyên ngành: Văn hoá học

Mã số: 60310640

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

"Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS TRAN LAM BIEN

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Phòng Đào tạo sau đại học,

trường Đại học Văn hóa Hà Nội, quý thầy cô đã tận tình dạy đổ, truyền thụ

kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt quá trình học tập ở trường và thời gian

thực hiện luận văn tốt nghiệp

Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Trần Lâm Biển đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện

luận văn tốt nghiệp

Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo Viện Mỹ thuật, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Ba Vì, cùng toàn thể các cụ ông, bà ở làng Phú Xuyên, xã Phú Châu, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội đã nhiệt tình giúp

đỡ, cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian đi

điền dã tại địa phương

ig thời xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ cho tôi

trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu, thu thập các thông tin , tư liệu cũng như trong việc trình bày nội dung các vấn đề nhưng dotrình độ

còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Vậy tôi kính mong,

nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các quý thầy cô để tôi có thể hoàn thiện

được bản luận văn này “Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2013 TÁC GIÁ

Trang 3

CONG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do- Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng

dẫn khoa học của PGS -TS Trần Lâm Biển Những nội dung trình bày trong

luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng

được ai công bố dưới bắt kì hình thức nào Những chỗ sử dụng kết quả nghiên

cứu của người khác đều được trích dẫn rõ ràng Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

Hà Nội, ngày 01 thắng 05 năm 2013

Trang 4

MỤCL

JC PHY LUC

1 Phụ lục | anh kién trúc và lễ hội đình Phú Xuyên 116

2 Phu lục 2 ảnh trang trí trên kiến trúc một số ngôi đình thế kỷ 17 134

Trang 5

MỤC LỤC MO DAU CHUONG 1 HOA LANG 1.1.1 Vi trí địa lý và điều kiện tự nhiên 1.1.2 Thành phân dân ci

1.1.3 Đời sống kinh tế xưa và nay

1.1.4 Văn hóa xã hội

1.2 Lịch sử xây dựng đình Phú Xuyên và quá trình tồn tại

1.2.1 Lịch sử vị thần được th

1.2.2 Vị thần được thờ và quá trình lỉnh thiêng hóa

1.2.3 Lịch sử hình thành và quá trình tần tại của dĩ ích đình Phú Xuyên 3Š

CHƯƠNG 2: GIA TRI VAN HOA VAT THE DINH PHU XUYE! 2.1 Giá trị kiến trúc, nghệ thuậ

2.1.1 Không gian cảnh quan 2.1.2 Bố cục mặt bằng tỗng tÌ 2.1.3 Kết cấu đơn nguyên kiến trúc

2.2 Nghệ thuật trang trí, điêu khắc trên kiến trúc

3.2.1 Mắi quan hệ giữa điêu khắc và kiến trúc

2.3.2 Nghệ thuật điêu khắc trên kiến trúc đình Phú Xuyên

2.2.3 Điêu khắc đình làng Phú Xuyên trong nền cảnh điêu khắc đình làng thế kỷ 17 ật trong di tích 2.4 Thực trang va gi Phú Xuyên 2.4.1 Thực trạng di tich

2.4.2 Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di tích

CHƯƠNG 3: GIA TRI VAN HOA PHI VAT THE DINH PHU XUYEN 78

3.1 Hội đình Phú Xuyên

3.1.1 Không gian và thời gian lễ hị

Trang 6

3.1.3 Chuẩn bị lễ hội

3.1.4 Diễn trình lễ hội

3.1.5 Trò diễn dân gian trong lễ hội

3.2 Vai trò của lễ hội đình Phú Xuyên trong đời sống cộng đồn; 3.2.1 Những giá trị cơ bản trong lễ hộ

3.2.2 Lễ hội đình làng Phú Xuyên trong đời sống văn hóa cộng đằng

dân cư

.3.2.3 Các lớp tín ngưỡng tích hợp trong lễ hội đình làng Phú Xuyên

Trang 7

MỠĐÀU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam là đất nước có nhiều loại hình di tích lịch sử - văn hóa Trải

qua thời gian, các di tích trở thành một bộ phận quan trọng cấu thành kho tàng di sản văn hóa của dân tộc, là một minh chứng cho những thăng trằm của lịch sử Di tích lịch sử - văn hóa là công trình văn hóa cộng đồng, ngoài chức năng sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, sinh hoạt cộng đồng làng xã còn là nơi ghi

dấu lich sử, bước đi của sự phát triển văn hóa dân tộc, đồng thời phản ánh về

tài năng sáng tạo của con người Mỗi di tích không chỉ là những công trình

kiến trúc mà còn chứa đựng trong nó những tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn

của các thời kỳ lịch sử Qua nhiều trăm năm tồn tại, các di tích đã bị “bảo

mòn” bởi thiên nhiên và chính ý thức con người Vì vậy việc nghiên cứu

nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, trong cuộc sống đương đại, trở thành yêu cầu cấp thiết đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và

phát triển trong bồi cảnh hội nhập quốc tế

Đình làng là một loại hình di tích chiếm một số lượng khá lớn trong các di tích lịch sử - văn hóa Đình làng phản ánh đời sống văn hóa vật chất và tinh

thần của cộng đồng, đồng thời phần nào còn gắn với cấu trac phan tang trong

làng xã Cho đến nay, tuy không còn mang đầy đủ các chức năng như xưa kia,

nhưng đình làng vẫn là một trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng làng,

xã Nhiều lễ hội dần được khôi phục, nhiều đình làng đang được tu bô tôn tạo

Do đó việc nghiên cứu đình làng chính là nghiên cứu nhiều mặt của xã hội nông thôn Việt Nam xưa và nay

Đình Phú Xuyên nằm trên địa bàn xã Phú Châu, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội là di tích thờ Thành hồng làng Bủi Đơn, Bùi Chan - người có

công đánh đuôi giặc Minh bảo vệ dân làng và giải vây cho Nguyễn Trãi Trang trí trong đình mang nhiều nét đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc thế kỷ

17, như hình tiên nữ có cánh, điều voi đi cày, tiên nữ cưỡi rồng, đấu vật, hình

Trang 8

sinh động về tài năng và ước vọng của người xưa được gửi gắm qua những

giá trị văn hóa độc đáo còn được gìn giữ đến ngày nay Trải qua thời gian,

đình Phú Xuyên còn lưu giữ được 01 bản thần phả, 24 đạo sắc phong, 02 bộ

kigu rước Từ những giá trị văn hóa nêu trên, di tích này đã được Bộ Văn

hóa (nay là Bộ VHTT&DL) xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật theo

Quyết định số 168/ VH/QĐ ngày 2 tháng 3 năm 1990

2 Tình hình nghiên cứu

Từ trước đến nay, việc nghiên cứu vẻ đình làng nói chung và đình Phú

Xuyên nói riêng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học Kết quả nghiên

cứu về dĩ tích này đã được các học giả đi trước đăng tải cụ thể như sau

~ Cuốn sách “Một con đường tiếp cận lịch sử”, của tác giả Trần Lam

Biển, Nxb VHDT năm 2000 cé in lại bài “Quanh ngôi đình làng - lịch sử”

(Tạp chí VHNT số 4 năm 1983) Day la bai nghiên cứu có tính khái quát về

nguồn gốc của đình làng

- Cuỗn sách “Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ” của TS Nguyễn

Van Cương do Nxb VH-TT xuất bản năm 2006 là công trình nghiên cứu có

tính hệ thống, khái quát về kiến trúc, điêu khắc đình làng Bắc Bộ

~ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Giá rị lịch sử văn hóa của đình làng Việt Nam vùng châu thổ sông Hồng " do PGS.TS Bùi Văn Tiến làm chủ

nhiệm, là tài liệu nghiên cứu có tính chất tổng hợp về ngôi đình làng

~ Cuốn sách “Đình Việt Nam”, của tác giả Hà Văn Tắn - Nguyễn Van

Kư, Nxb TPHCM năm 1998 giới thiệu về nguồn gốc đình Việt Nam, những

ngôi đình xuất hiện sớm, tiêu biểu Trong mục giới thiệu danh sách các đình

được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận “Di tích lịch sử văn hóa* (theo các tỉnh)

có giới thiệu di tích đình Phú Xuyên được công nhận là di tích lịch sử văn hóa năm 1990

- Cuốn sách “Di zích Hà Tây”, Sở VHTT Hà Tây xuất bản năm 1999

Trang 9

có tính khái quát về những di tích tiêu biểu của tỉnh Hà Tây Cuốn sách giúp người đọc có những hiểu biết cơ bản về nguồn gốc, tên gọi, địa danh, lich sử

hình thành, tồn tại, phát triển và những giá trị tiêu biểu của các loại hình di

tích trên địa bàn tỉnh Hà Tây nói chung và đình Phú Xuyên nói riêng

~ Trong cuốn “Từ điển địa danh văn hóa và thắng cảnh Việt Nam” do

Nguyễn Như Ý (chủ biên), Nxb KHXH năm 2004 tai trang 832 trong phan

viết về địa danh Phú Xuyên đã miêu tả một cách khái quát về chùa, đình Phú

“Xuyên và vị Thành hoàng làng được phụng thờ

~ Bộ hỗ sơ di tích đình Phú Xuyên, hiện đang lưu trữ tại cục Di sản Văn

hóa có những văn bản mang tính thể thức nhà nước vẻ xếp hạng di tích cấp quốc

gia Nội dung trong bộ hồ sơ này bước đầu đánh giá những giá trị của di tích về: đường đến di tích, lịch sử hình thành, nguồn gốc và tên gọi, giá trị kiến trúc, các

di vật cô vật, lễ hội đề phục vụ cho công tác xếp hạng di tích và bảo tồn

Qua téng hợp và phân tích những công trình trên, bước đầu cho thấy

đình Phú Xuyên đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu nhưng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống chuyên sâu về di tích này Từ thực tế trên, học viên xin chọn đẻ tài “Giá trị văn hóa nghệ thuật đình

làng Phú Xuyên (xã Phú Châu, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội)” làm luận

văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành văn hóa học Mặc dù mới tiếp cận nghiên cứu di ti

đình Phú Xuyên nhưng học

viên đã rất may mắn được kế thừa và tiếp thu thành quả của những tác giả đi trước Mặt khác, nguồn tư liệu thực tế tại di tích cũng là những tài liệu rất

thiết thực để học viên có cơ sở triển khai thực hiện đề tài

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu

Hệ thống lại các nguồn tư liệu, kết hợp với khảo sát nghiên cứu thực

tiễn để đánh giá về giá trị văn hóa vật thẻ cũng như giá trị văn hóa phi vật thể của di tích Trên cơ sở đó, để xuất một số giải pháp đối với việc bảo tồn và

Trang 10

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.2.1 Tổng hợp và phân tích các công trình nghiên cứu về đình Phú

Xuyên của các tác giả đã viết từ trước đến nay để kế thừa, giải quyết mục tiêu

của đề tài

3.2.2 Tìm hiểu lịch sử xây dựng, giá trị văn hóa vật thể (kiến trúc, trang trí kiến trúc và những di vật tiêu biểu)

3.2.3 Tim hiểu giá trị văn hóa phi vật thể (lễ hội) để mong tìm ra được

cái riêng gắn với công trình văn hóa này

3.2.4 Tìm hiểu quá trình tu bổ, tôn tạo tại di tích 32

Tìm hiểu thực trạng và đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát

huy giá trị của di tích hiện nay

4 Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là di tích đình Phú Xuyên

Bên cạnh đó, trong những phân tích bổ trợ, luận văn cũng mở rộng tìm hiểu

các di tích khác để đối chiếu, so sánh với đối tượng nghiên cứu

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu di tích đình Phú Xuyên trong không

gian văn hóa làng Phú Xuyên, đồng thời mở rộng đến một số các di tích trên

địa bàn huyện Ba Vì và các khu vực liên quan để nghiên cứu, so sánh tìm ra

những nét tương đồng trong kiến trúc đình làng thế kỷ 17

5 Phương pháp nghiên cứu

~ Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành (Văn hóa học, Sử học, Dân tộc học, Khảo cổ học, Bảo tầng học, Mỹ thuật học )

- Sử dụng phương pháp khảo sát, điển dã dân tộc học văn hóa và vận

dụng các kỹ năng như đo vẽ, chụp ảnh, điều tra hồi cố, ghi chép, khảo tả, làm

bản rập hoa văn

~ Tập hợp, hệ thống hóa tư liệu liên quan đến di tích để phân tích đánh

Trang 11

6 Đồng góp của luận văn

Trên cơ sở kế thừa những thành quả của người đi trước, kết hợp với

việc nghiên cứu, khảo sát trực tiếp tại di tích, đóng góp của luận văn tạm có thể là:

~ Là công trình nghiên cứu tương đối toàn diện và hệ thống về giá trị

văn hóa nghệ thuật của di tích đình Phú Xuyên

~ Đánh giá thực trạng di tích, xác định những giá trị tiêu biểu dé từ đó

đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy có hiệu quả vẻ giá trị di

tích trên phương diện văn hóa, đời sống tinh thần, giáo dục truyền thống và

+ với phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với đường lối của Đảng về xây

dựng nên văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc 7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Dinh Phú Xuyên trong không gian văn hóa làng Chương 2: Giá trị văn hóa vật thể của đình Phú Xuyên

Trang 12

CHUONG 1

DINH LANG PHU XUYEN TRONG KHONG GIAN VAN HOA LANG

1.1 Khái quát về làng Phú Xuyên, xã Phú Châu, huyện Ba Vì, Thanh phé Ha Nội

1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tw nhién

.Có thể nói các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh trong quá trình

hình thành, tồn tại và phát triển luôn có sự gắn bó chặt chẽ với cộng đồng

làng xã, với vùng đất sản sinh ra nó Vì vậy, khi tìm hiểu một cách toàn diện

về di tích chúng ta không thẻ không đề cập đến bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội, kinh tế và cư dân địa phương nơi di tích đã được hình thành và tồn tại

trong suốt quá trình lịch sử Bởi địa danh và thông qua hoạt động của con

người đã gắn với việc xây dựng nên những công trình kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng làm nơi sinh hoạt văn hóa chung cho cộng đồng

Phú Xuyên là một vùng đất cổ thuộc xã Phú Châu, huyện Ba Vì, thành

phố Hà Nội Từ nội thành Hà Nội muốn đến di tích bằng đường bộ, đi về hướng Cầu Giấy, theo quốc lộ 32 đến thị trắn Tay Đằng rẻ tay phải đi lên đê sông Hồng ngược theo sông 2 km là tới địa phận làng Phú Xuyên Nếu đi

bằng đường thủy, từ bến Long Biên ngược sông Hồng lên bến Phú Xuyên đi

qua dé là tới làng Phú Xuyên

Ba Vì là một huyện tân cùng phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội Trên

dia bàn huyện có dãy núi Ba Vì, phía Đông giáp thị xã Sơn Tây, phía Đông, Nam giáp huyện Thạch Thắt, phía Nam giáp các huyện Lương Sơn và Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình, phía Bắc giáp thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ, phía Tây giáp các huyện Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ, phía Đông Bắc

Trang 13

Đằng và các xã: Ba Vì, Ba Trại, Cam Thượng, Cổ Đô, Cảm Lĩnh, Châu Sơn,

Chu Minh, Đông Quan, Tiên Phong, Thái Hòa, Yên Bài, Đồng Thái, Khánh

Thượng, Minh Quang, Minh Châu, Phú Châu, Phú Cường, Phú Đông, Phú

Sơn, Thụy An, Thuần Mỹ, Phú Phương, Phong Vân, Sơn Đà, Tản Hồng, Tản

Lĩnh, Tăng Bạt, Vạn Thắng, Vân Hòa, Vật Lại Theo các sách chính sử,

huyện Ba Vì xưa thời Trần thuộc trấn Quảng Oai, thời thuộc Minh đặt làm châu, thời Lê gọi là phủ Phủ Quảng Oai có hai huyện là Ma Nghĩa, Mỹ

Lương Năm Cảnh Hưng thứ 3 (1742) lấy huyện Tiên Phong phủ Tam Đới,

huyện Phúc Lộc, phủ Quốc Oai cùng hai huyện là Bắt Bạt và Minh Nghĩa đặt

làm phủ Quảng Oai thuộc trấn Sơn Tây Ngày 01/7/1965 tỉnh Sơn Tây nhập

với tỉnh Hà Đông thành tỉnh Hà Tây Năm 1978 Sơn Tây tách khỏi tỉnh Hà Sơn Bình nhập về Hà Nội Từ năm 1991 nhập lại về tỉnh Hà Tây Tháng

8/200 thực hiện nghị quyết 15 của Quốc hội khóa XII, Ba Vì tái nhập thành

phố Hà Nội

Phú Châu là xã thuộc vùng trung du nằm ở phía Đông Bắc của huyện

Ba Vi, dọc theo đê Đại Hà chia xã thành hai khu vực đồng và bãi Ở vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông thủy bộ, phía Tây giáp xã Đồng Thái có đường

quốc lộ 32 chạy qua, theo đường thủy ngược dòng sông Hồng 6 km là ngã ba

Bạch Hạc Nằm tiếp giáp với vùng đất cổ trung du “nước Văn Lang” thủa

xưa, người dân đã sớm định cư và sinh sống ở nơi đây Theo tắm bia “Sùng

Chân thiền tự bi ký dựng năm Long Đức (1782) thi người Phú Xuyên trước

đây sống ở vùng đất cổ thuộc cánh đồng gò Chày gọi là ấp U Ma Hương Sau

năm 1248 nhà Trần cho tiến hành đắp đê phòng lụt, dân ấp U Ma Hương đã

tiến ra khai phá vùng đắt ven sông Hồng, đặt tên là Phúc Xuyên Trải qua thời gian, một số gia đình làm nghề đánh cá trên sông dựng lều trại ở phía đầu và

phía cuối làng Phúc Xuyên hình thành nên hai làng mới là làng Phong Châu

và Liễu Châu Cả ba làng trước đây đều thuộc xã Phúc Xuyên, tổng Phúc

Trang 14

tên Kính tông nên đổi là Tiên Phong Huyện này có thành Đa Bang ở đắt hai xã Vân Hội, Cô Phong (trước gọi là thành Gừng, do Hồ Quý Ly cho đắp)

Phong gồm Thanh Lãng, Mộc Hoàn, Châu Chàng, Thanh Mai, Phúc Xuyên, Tang Thác, Tây Đằng

Bảy tổng của huyện

Sang thời Nguyễn, năm Gia Long thứ 13, gọi là làng Phú Xuyên, tổng Phú Xuyên, huyện Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây

Ngày nay làng Phú Xuyên, nơi có di tích tồn tại, thuộc địa bàn xã Phú

Châu Trong tiến trình lịch sử làng Phú Xuyên luôn gắn liền với vùng đất thuộc tông Phú Xuyên Về vị trí địa lý làng Phú Xuyên: phía Bắc giáp làng

Phong Châu, phía Nam giáp làng Liễu Châu, phía Đông giáp sông Hồng, phía

Tây giáp xã Đồng Thái Địa hình làng Phú Xuyên có nhiều điều kiện thuận lợi

cho sản xuất nông nghiệp do nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, đất đai ở

đây được khai phá từ khá sớm thích hợp với việc trồng lúa và canh tác hoa

màu do có các bãi bồi màu mỡ ven sông Tuy nhiên, việc trải dài theo triển

sông và phân bố ở hai vùng trong ngoài đê, luôn gặp cảnh ngập lụt với sự chỉ

phối của dòng nước sông (gây nên tình trạng bồi đắp hay sạt lở) dẫn đến diện tích đất đai không ôn định

1.1.2 Thành phần dân cự

Nằm tiếp giáp với vùng đất cỗ Văn Lang, làng Phú Xuyên trước đây

vốn là một vùng đất hoang vu, không có cư dân trú ngụ Sau khi đắp đê Đại

Hà, do vi trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp, người dân đã dần tụ cư về đây Dân số ngày một đông, một số cư dân sống trên sông

Hồng cũng đã bỏ nghề chài lưới lên đất liền định cư (ở đầu làng và cuối làng

Phú Xuyên) hình thành nên hai làng Phong Châu và Liễu Châu ngày nay

“Trước năm 1945, tô chức xã hội của làng Phú Xuyên cũng giống như các

làng quê tại châu thô Bắc Bộ, làng được chia thành bón giáp (giáp Đông, giáp

giáp Xuân Thượng và giáp Đoài Trung) Giáp là thiết chế xã hội sinh hoạt

Trang 15

trò hành chính thừa hành một số việc nhỏ như thuế má, phu phen, tạp dịch và

thực hiện các quy định trong hương ước của làng, như thờ cúng, ma chay, cưới

xin Đứng đầu mỗi giáp là ông cai giáp hay trưởng giáp, là người được quy

định về tuổi và có uy tín trong cộng đồng cư dân

Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Phú Xuyên là một làng có dân cư

còn khá thưa thớt, số lượng dân xã Phú Châu vào khoảng 1856 người Đến năm

1976 dân số toàn xã là 6387 người trên tổng diện tích đất canh tác khoảng 885

mẫu Theo tổng điều tra dân số năm 2010 toàn xã Phú Châu có 2524 hộ dân với

số nhân khẩu là 10746 người, trong đó làng Phú Xuyên có 1940 hộ với 8231

nhân khâu Số liệu trên cho chúng ta thấy mật độ dân cư trong làng khá đông,

số nhân khâu của làng Phú Xuyên chiếm 4/5 toàn bộ cư dân trong xã, tốc độ phát triển dân số ở đây khá cao Trong điều kiện là xã nông nghiệp, thu nhập

bình quân đầu người còn thấp thì việc gia tăng dân số trên là một khó khăn cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Theo thống kê về các dòng họ, trước năm 1945 làng Phú Xuyên có

khoảng 9 dòng họ củng chung sống, trong đó các dòng họ có mặt ở đây như: họ

Nguyễn lớn, Nguyễn bé, họ Đình, họ Phan lớn, họ Phan con, họ Bùi, họ Lê, họ 'Đỗ sau này có thêm họ Tạ Hiện nay, thiết chế giáp không còn nữa, thay vào đó

là các xóm, cơ cấu dòng họ vẫn cư trú thành cụm xen kẽ với nhau trong xóm

làng Nhìn chung các thế hệ cư dân Phú Xuyên rắt tôn trọng, giữ gìn nề nếp gia phong trong dòng họ và truyền thống làng xã Ý thức vẻ lệ làng đã ngắm sâu

vào trong mỗi con người nơi đây Đó cũng là lý do làng hiện nay còn bảo lưu

được nhiều giá trị văn hóa dân gian so với các làng khác trong xã và khu vực 1.1.3 Đời sống kinh tẾ xưa và nay

Với đặc điểm tự nhiên của vùng đắt, kinh tế địa phương xưa và nay

chủ yếu dựa vào nông nghiệp trồng lúa nước là chính Ruộng đất được khai

phá từ lâu đời nên nhân dân địa phương đã đúc kết được những kinh nghiệm

làm nông Con đê ngăn cách làng với sông Hồng làm cho ruộng đất được

Trang 16

Trên mỗi loại đất này người dân đã trồng các loại cây nông nghiệp phù hợp Nếu như những cánh đồng phía trong đê được sử dụng chủ yếu cho việc

trồng lúa thì những cánh đồng bãi do ảnh hưởng của nước sông Hồng vào

mùa nước lũ thường được sử dụng để canh tác những cây hoa màu như: ngô, khoai, đậu, lạc, vừng

“Thời chế độ quân chủ chuyên chế diện tích đất canh tác chỉ được cấy trồng một vụ, thêm vào đó phần lớn số diện tích nay lại nằm trong tay địa chủ nhỏ, phú nông và các phường hội phe giáp Theo số liệu thống kê trong cải

cách ruộng đắt, tông diện tích đắt nơng nghiệp của tồn xã Phú Châu là 885 mẫu, địa chủ chiếm 170 mẫu, địa chủ ở xã khác chiếm 25 mẫu, phú nông 20

mẫu, các phường hội phe giáp chiếm 150 mẫu 5 sào, còn lại bình quân chia

cho mỗi người dân trong xã là 1 sào 2 thước/đinh Ruộng đất đã ít, phương

thức canh tác thô sơ, lại phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (ngập lụt, hạn hán)

vì thế năng suất lúa thu hoạch không cao Năm nào được mùa sản lượng thóc chỉ đạt từ 60-70 kg trên một sào ruộng

Bên cạnh việc trồng lúa, cư dân ở đây còn trồng thêm nhiễu loại hoa

màu khác như ngô, khoai, đậu các loại cây ăn quả như chuối, vải trên các

dải đất phù sa ven sông Cây dâu cũng được người dân trồng khá nhiều để phục vụ cho việc nuôi tằm, sản xuất tơ

Mặc dù người dân cần cù sản xuất lao động, có kinh nghiệm sản xuất,

cơ cấu cây trồng phong phú, đa dạng, thích ứng với từng thửa đất trong làng nhưng đo diện tích đất canh tác ít nên hầu hết người nghèo trở thành những

người làm thuê cho địa chủ quanh năm sống trong cảnh bản hàn, túng thiếu Bên cạnh đó người dân còn chịu nhiều loại thuế: như thuế thân, thuế ruộng

Hương ước làng Phú Xuyên được lập vào năm 1938 còn quy định: hàng năm

đến mùa thu hoạch mỗi thửa ruộng phải để lại một số lúa ở đầu bờ để nộp cho

trương tuần, mỗi mẫu để lai hai sao gọi là thuế bờ

Trang 17

tranh Vào năm 1943, phát xít Nhật đã bắt người dân Phú Châu mà chủ yếu là

dân làng Phú Xuyên nhỗ ng

day Bị áp bức về kinh tế, đè nén về chính trị, nhân dân Phú Xuyên đã nỗi lên

gần 70 mẫu ngô ngày thu hoạch đi

chống lại bọn cường hảo ác bá ở địa phương, không nộp các loại thuế do chúng đặt ra

Phú Xuyên không phải là một làng nghề thủ công truyền thống có bề

dày lịch sử như một số làng nghề khác, nghề làm nón đến với cư dân ở đây do cụ Phạm Thị Nhàn người gốc làng Chuông huyện Thanh Oai lấy chồng ở làng Phú Xuyên năm 1939, cụ đã mang nghề từ quê truyền lại cho dân làng, sau đó

lan rộng ra các làng trong xã Phú Châu và nhiều xã lân cận vùng ven đê sông

Hồng thuộc huyện Ba Vì Cả xã Phú Châu với số nhân khẩu hơn 8000 người

có tới gần 3000 người tham gia làm nón, riêng làng Phú Xuyên có rất nhiều

hộ gia đình chuyên sống bằng nghề nón lá Hầu hết các hộ gia đình trong làng

đều có người làm nón, mọi người thường tranh thủ lúc nông nhàn hoặc buổi

tối để làm Cũng chính vì có nguồn gốc từ làng Chuông nên nón lá Phú

Xuyên về hình dáng, kích thước cũng tương đồng với nón lá làng Chuông

Tuy nhiên, nón lá Phú Xuyên cũng có những nét đặc trưng riêng, đó là nhẹ,

bên và đẹp Số vòng trong nón là 15 lớp, ít hơn so với các nón khác từ 3 đến 5

vòng, nhưng vẫn đảm bảo độ chắc chắn Bà Nguyễn Thị Anh một trong

những người thợ làm nón đẹp nhất làng Phú Xuyên cho biết: dân ở đây 6 tuổi đã biết cằm kim may nón trước khi biết cầm bút, một người thợ thạo việc một

ngày có thể làm được ba chiếc nón Trải qua hơn 75 năm, nón Phú Xuyên

ngày cảng được cải tiến và tạo nên nét đẹp độc đáo nhờ bàn tay khéo léo của

eư dân địa phương Tuy nhiên, nghề làm nón lá vẫn phát triển theo hình thức tự phát, có người khâu nón rồi đem ra chợ bán, có người chỉ sơ chế nguyên

liệu để phục vụ nghề làm nón số người làm nón hiện nay đa phần là người

Trang 18

Hiện nay, sau hơn 60 năm thực hiện công cuộc xây dựng nông thôn mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo,

bộ mặt kinh tế xã hội của làng Phú Xuyên đã có sự thay đổi căn bản Đồng

ruộng được cải tạo, hệ thống mương nội đồng được xây dựng để phục vụ cho

việc tưới tiêu trong sản xuất cùng với đó là chính sách khuyến nông, định

hướng chỉ đạo giống cây trồng, thời vụ hợp lý trong từng mùa vụ của hợp tác xã nông nghiệp đã đạt được hiệu quả cao trong canh tác Tổng diện tích đất

nông nghiệp xã Phú Châu là 424,30 ha, đến thời điểm hiện nay diện tích gieo trồng hàng năm là 771,3 ha trong đó cây lúa được canh tác hai vụ một năm

với diện tích gieo trồng là 454,8 ha, năng suất bình quân đạt 62 tạ/ha Đi kèm

với cây lúa là cây ngô, cây đậu tương, rau màu Theo số liệu ước tính đến cuối năm 2012 thu nhập từ trồng trọt của xã Phú Châu là 26.269 triệu đồng

Trong phong trào sản xuất, chăn nuôi nhân dân đã tích cực chuyển đổi cơ cầu

giống đem lại thu nhập kinh tế cao, đàn trâu bò, gia cằm, thủy cầm, đàn lợn tăng về số lượng, thu nhập từ chăn nuôi của toàn xã đạt 60.581 triệu đồng

Nghề làm nón lá tại địa phương vẫn được duy trì và đang mở rộng cung ứng

cho một số địa bàn lân cận Đời sống nhân dân ngày cảng được cải thiện, thu

nhập bình quân đầu người trong xã đạt gần 21 triệu đồng trên một năm Cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm cũng được nâng cấp, đường làng ngõ xóm

được bê tông hóa phục vụ cho đời sống nhân dân 1.1.4 Văn hóa xã hội

1.1.4.1 Truyền thống học hành

Từ xưa Phú Xuyên đã là vùng đất hiếu học Trong giai đoạn trước Cách mạng, mặc dù điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn song người dân ở đây đã vượt qua nhưng thiếu thốn vật chất đề phấn đấu học hành, thi cử đỗ

đạt làm vẻ vang dòng họ, xóm làng Phải kể đến một trong những dòng họ

tại làng có truyền thống hiểu học, đó là dòng họ Phan Theo gia phả của

dòng họ Phan thì cụ Phan Hùng sinh được năm người con, con trưởng là

Trang 19

Hưng thứ 9 (1948) đổ Tiến sĩ Sách "Các nhà khoa bảng Việt Nam” có ghi “Phan Nhuệ (1712?) người xã Phúc Xuyên huyện Tiên Phong nay là thôn

"Phú Xuyên, huyện Ba Vi, tinh Ha Tay 37 tudi đỗ Đệ tam giáp đông tiễn sĩ xuất thân khoa Mậu Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 9 (1748) đời Lê Hiển Tông,

làm quan đến chức Dai ché" (39, tr.610}

Người con thứ hai là Phan Nghiễm đỗ Hương cống khoa thi Đình Mão Người con thứ ba là Phan Khản đỗ Hương cống khoa thi năm Canh Ngọ, con

thứ tư là Phan Nễ thi đỗ Hương cổng khoa thỉ năm Bính Tý Con trai thứ 5 là Phan Hy đỗ Hương cổng khoa thi năm Bính Tý Bản thân cụ Phan Hùng cũng

thi đỗ Hương cống cùng khoa thi với người con trưởng là Phan Nhuệ, cụ được làm giáo thụ Quốc Tử Giám được vua phong tặng chức Đặc tiền Kim tử Vinh

lộc đại phụ, Hưng Hóa Tán trị Thừa chính Sứ Ty thửa các sứ Tuyên Quang, Hưng Hóa Người con Phan Nhuệ kinh qua nhiễu chức vụ như Giám sát ngự sử phụng sai văng khám định điền, sau thăng chức Sơn Nam đạo tham chính,

Tuyên Quang sứ đốc đồng tham hiệu nhung vụ trông coi việc hình án, tư

pháp Các người con khác của cụ Phan Hùng lần lượt nắm giữ những chức quan trong triều, có những đóng góp với nhân dân trong vùng cũng như trong triều được dân tin yêu, coi trọng, triều đình tin tưởng Cũng vì vậy mà các người con trong gia đình được xưng tụng là “Phan ngữ quế” (năm cành quế

nhà họ Phan)

Tiếp nối truyền thống hiếu học của dòng họ Phan vẻ các đời sau đều có

những người đỗ đạt Theo thống kê dòng họ Phan có 43 người đỗ cử nhân, 1 người đỗ tiến sĩ

Làng Phú Xuyên có hương ước được lập dưới triều vua Bảo Đại năm

1938 trong đó có quy định phần đắt học điền làm lương ăn cho những người đi học, khuyến khích việc học hành trong dân Tiếp nối truyền thống hiếu học

của cha ông các thế hệ trẻ đã kế thừa không ngừng học tập để nâng cao trình

ô, hiện nay trong làng có 3 Phó giáo sư, 16 tiến sĩ và hàng trăm cử nhân Hội

Trang 20

kế thừa truyền thống hiếu học Các trường mam non, tiểu học, trung học cơ sở

trên địa bàn xã giữ vững danh hiệu trường chuẩn quốc gia, các giáo viên luôn

được giải cao trong ky thi giáo viên dạy giỏi cắp thành phô và cắp huyện

1.1.4.2 Phong tục tập quán

Phong tục tập quán của nhân dân ở đây khá đơn giản, gắn liền và phụ

thuộc vào chu trình, kết quả của sản xuất nông nghiệp Trước Cách mạng ‘Thang 8 năm 1945 dân làng Phú Xuyên duy trì một số lệ làng như:

Lệ nhập đinh, khi con trai 10 tuổi, gia đình phải sắm sửa lễ ra đình trình và khao làng để công đồng chấp nhận là thành viên của làng xã Người con

trai lúc này phải làm lễ nhập đỉnh và có trách nhiệm gánh vác việc làng Lệ

này đến nay không còn tồn tại

Lệ mua Nhiêu: theo hương ước làng được lập vào năm 1938, nam giới

đủ 18 tuổi trở lên mới được phép mua Nhiêu Người đã mua Nhiêu được miễn

phu phen, tạp dịch

Lệ lên lão: Lễ mừng thọ được tiến hành tại đình vào 15 tháng 1 âm lịch

hang năm Những người nam giới có độ tuôi từ SS tuổi sau khi hoàn thành nghĩa vụ đóng góp với làng được ra lão Lễ khao lão tiến hành đơn giản,

những người trong làng cùng độ tuổi ra lão sẽ cùng nhau đóng góp sửa lễ

thông thường là một mâm xôi và một con gà củng trầu cau, rượu đem ra đình

lễ Thánh Khi trở về nhà, tùy từng điều kiện kinh tế của mỗi nhà có thể tổ chức làm cơm mời họ hàng, làng xóm Khi đến tuổi 70 trở lên lễ mừng thọ sẽ

được tổ chức to hơn Vì điều kiện chăm sóc sức khỏe cho người già xưa kia

còn nhiều hạn chế Gia đình nào có người làm lễ thượng thọ 70, 80 hay 90

1à một niềm hạnh phúc lớn, là phúc đức không chỉ của gia đình mà còn là của dòng họ, làng xã Hiện nay xã Phú Châu có quy định hàng năm Đảng ủy, Hội

Trang 21

giêng âm lịch với thời gian không quá bốn ngày Vận động các cụ không tổ

chức khao thọ mà chỉ tô chức mừng thọ bằng tiệc trà, tiết kiệm, phù hợp với

hồn cảnh gia đình, khơng mời khách tràn lan, phô trương

lang Phú Xuyên có tục lệ họp đồng niên Cho đến nay tục này vẫn tổn tại Nam giới ở độ tuôi từ 18 trở lên có cùng năm sinh hàng năm sẽ gặp

mặt nhau Năm đầu tiên mọi người sẽ cùng đóng góp như nhau thông thường

là tiền và gạo sau đó tổ chức liên hoan bầu ra trưởng nhóm Công việc của trưởng nhóm là đôn đốc công việc chuẩn bị cho buổi gặp mặt năm sau hay tổ chức các cuộc họp trong năm nếu thây cần thiết Người trưởng nhóm là người

đầu tiên đăng cai tổ chức cỗ cho anh em trong nhóm năm đầu tiên và những

năm sau sẽ luân phiên từng thành viên trong nhóm đăng cai tổ chức làm cỗ

Hội đồng niên là nơi trao đổi tâm tư tình cảm, động viên lẫn nhau giữa những

người cùng lứa tuổi Nó thê hiện mặt tích cực như hỗ trợ nhau về kinh tế khi

gap khó khăn, hoạn nạn, giúp công, giúp sức khi gia đình mỗi thành viên trong nhóm có việc đại sự

'Về việc cưới: cũng giống bao làng quê ở châu thổ Bắc Bộ, hôn nhân là

một trong ba việc quan trọng trong đời: làm nhà - lấy vợ - tậu trâu Do vậy, khi đến tuổi dựng vợ gả chồng cho con, cha mẹ là người tổ chức và lựa chọn

sao cho hai gia đình được môn đãng hộ đối về tuổi tác, địa vị, kinh tế 'Việc hôn nhân không chỉ là nhu cầu phát triển tự nhiên của mỗi con người mà còn nhằm duy trì nòi giống để thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ khi già, sâu xa hơn nữa là vì uy thế của dòng họ mình đối với các dòng họ khác

trong làng Đám cưới ngày xưa được chuẩn bị cẩn thận Nhà trai thông qua

bà mối để chọn người con gái thích hợp với gia cảnh nhà mình Nếu nhà gái

đồng ý nhà trai sẽ tiến hành lễ chạm ngõ Lễ vật thường là cơi trằu được nhà trai đem sang để đặt vấn đề hôn nhân Sau lễ chạm ngõ là lễ ăn hỏi, lễ vật là

buồng cau với số quả lẻ, to, đẹp cùng rượu, ché dat trong qua cưới, phủ vải

Trang 22

bên sẽ bàn bạc, chọn ngày lành tháng tốt để tô chức lễ cưới trong khoảng

thời gian thường nằm sau tháng 8 âm lịch và kéo đài tới tháng 2 năm sau

Nha gái sẽ tiến hành xem tuổi để tránh kim lâu và thách cưới đối với nhà trai như gạo, thịt, rượu Nhà trai đồng ý với ngày làm lễ cưới và các khoản thách cưới của nhà gái, lễ cưới sẽ được tổ chức Ở làng Phú Xuyên hôn nhân

không phải nộp cheo cho làng Sau lễ cưới ngày hôm sau con rễ sẽ về nhà bố mẹ vợ để làm lễ lại mặt

Hiện nay, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới đã tạo sự thay

đổi theo hướng tích cực Việc cưới phải thực hiện theo qui định của luật hôn

nhân và gia đình Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ, cắm tảo hôn, cưỡng ép hôn

nhân Đôi nam nữ để trở thành vợ chồng phải đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã Lễ chạm ngõ là thủ tục thê hiện trách nhiệm của hai gia đình khi cho phép đôi nam nữ chính thức tìm hiểu nhau để đi đến quyết định hôn nhân ‘Cham ngõ không đòi hỏi lễ vat, nghỉ thức rườm rà, không tổ chức ăn uống

Lễ ăn hỏi tổ chức liền trước ngày cưới Lễ cưới tổ chức lành mạnh, trang trọng, tiết kiệm, văn minh phù hợp với truyền thống, thể hiện nét đẹp

văn hóa cộng đồng Tiệc cưới không vượt quá 50 mâm, chỉ tổ chức trong một

ngày Không mời thuốc lá, không uống rượu say, không mở nhạc quá khuya

(sau 23h), quá sớm (trước Sh), không sử dụng băng đĩa nhạc có nội dung cắm ưu hành Trang phục cô dâu, chú rễ trong ngày cưới cần đẹp, lịch sự, phù hợp với điề

kinh tế gia đình và truyền thống văn hóa dân tộc

Việc tang ma: đây là điểm kết thúc của chu trình đời người Đám tang ở

các làng thuộc châu thổ Bắc Bộ, được tổ chức với những nghỉ thức của gia đình, dòng họ theo tục lệ cổ truyền của làng Khi có người thân sắp qua đời,

gia đình, dòng họ thường cử người túc trực xung quanh để nghe lời đặn dò

cuối cùng của người sắp chết và cũng để nhìn mặt lần cuối Sau khi người đó

trút hơi thở cuối cùng, thân nhân cử một số người lau rửa, thay quần áo cho

Trang 23

hành các nghỉ lễ của lễ nhập quan khá rườm rà, mang đậm tính chất mê tín dị

đoan, tốn kém

Trong lễ phúng viếng: đồ lễ phúng viếng tùy theo mối quan hệ giữa

người đi phúng và người quá cố Nếu là quan hệ thông gia thì cỗ phúng

thường là mâm xôi con gà hay thủ lợn, ngoài ra có thêm trầu cau, rượu,

hương, nến Nếu là bà con xóm giềng là nén hương, nếu là người đã từng chịu

ơn thì xin khăn trắng để tang người mất

lang phục những người mang đại tang: con trai đội mũ vấn rơm, áo vải xô xô tà, xổ gấu, thắt lưng rơm, chống gậy Con gái đội khăn xô,

mặc áo xô đi đất Thời hạn để tang thường là ba năm, trong thời gian này họ không tham gia các lễ hội ở đình, không tham dự vào các đám hỷ, chúc

tết hay ca hát

Hiện nay, những nghỉ thức trong việc tổ chức tang lễ được Ủy ban nhân

dân xã quy định theo hướng tiết kiệm, đơn giản, xóa bỏ tệ nạn mê tín dị đoan

như phạt mộc, bắt tà trừ ma, yêm bùa Khi có người qua đời, gia đình hoặc

người thân phải đến Ủy ban nhân dân xã làm thủ tục khai tử Trong vòng 12 giờ phải được khâm liệm và nhập quan Khi gia đình tang chủ có yêu cầu giúp

đỡ thì chính quyền cơ sở, hội người cao tuổi, đoàn thể thôn xóm phối hợp

thành lập ban tang lễ Việc tổ chức lễ viếng theo điều kiện của mỗi gia đình

hoặc ban tổ chức tang lễ Kèn trống trong đám tang có âm thanh đủ nghe,

không bật to làm ảnh hướng tới hàng xóm xung quanh Hạn chế phúng viế

ie

bằng vòng hoa và trướng gây tốn kém, lăng phí Không tổ chức cỗ bàn mời

khách trong đám tang, chỉ tổ chức ăn cơm bình thường trong phạm vi con

cháu chịu tang và khách ở xa về

'Huyệt cần đào sâu ít nhất 1,5m để đảm bảo vệ sinh Sau khi an táng đủ

ba năm trở lên, khi cải cát phải giữ gìn vệ sinh môi trường, thiêu hủy đổ dùng của người chết Việc xây mộ tuân theo quy định chung, diện tích không quá 1mỶ và cao không quá 0,8m Việc thờ cúng là việc nội bộ của gia đình người

Trang 24

1.1.4.3 Di tích lịch sử vẫn hóa

* Chùa Sùng Chân: được xây dựng trên gò đất cao quay về hướng

Đông Nam nhìn ra sông Hồng, sau lưng là dãy núi Tản Viên Chia Sing

Chân xưa là chốn tổ của mười tám ngôi chủa trong huyện Tiên Phong, phủ

Quảng Oai Tắt cả nhà sư trụ trì tại các chùa trong huyện đều do chùa Sing

Châu đào tạo và phân bổ vẻ Việc tìm hiểu về sự xuất

lên của chủa Sùng Chân gặp nhiều khó khăn

vì niên đại khởi dựng di tích không được đề cập trong các tài liệu gốc, thư

tịch lịch sử chính thống hay trên văn bia Theo bia da “Sing Chan thin ty bi

ký” dựng năm Chính Hòa thứ 44 (1724) có đề cập vào triều đại vua Trần Dụ

Tông (1341-1369) tai 4p U ma hương, tổng Phúc Xuyên, huyện Tiên Phong

có một người con gái tên là Lê Thị Uyên được vua tuyển làm hoàng thứ phi

Bà về quê hương cùng dân làng trong vùng hưng công tu sửa ngôi chùa này

'Về sau để tưởng nhớ công đức của bà dân làng Phú Xuyên tạc tượng bà để thờ trong chùa Hàng năm, vào ngày 12 tháng 4 âm lịch dân làng tổ chức lễ

dâng hương Qua điều này cho thấy chùa Sùng Chân trước đó đã từng tổn tại

ở vùng đất này

Năm 1732 đời vua Lê Thần Tông, có vị quan tên là Phan Oánh Khuê (Phan Hùng) người làng Phú Xuyên đứng ra hưng công tu sửa lại

Năm 1828 đời vùa Minh Mạng nhân dân trong làng đứng ra tu sửa lớn theo quy mô hiện nay

Chùa có mặt bằng hình chữ công (I), sau tam quan là tiền đường Tòa tiền đường gồm năm gian được xây bao xung quanh bằng gạch, phía trước là

hệ thống cửa bức bàn, chắn song con tiện Hệ thống vì nóc làm theo kiểu chồng

rường trụ đầu Câu đầu bên trái có ghi dòng chữ “Hoàng triều Minh Mạng thập

cửu niên, Mậu tuất” (1838) Rất có thể đây là năm tu sửa tiền đường

Nối tiếp với tiền đường là tòa “nhà cầu giác” Tòa này được bao quanh

Trang 25

rường Sau “nhà cầu giác” là thượng điện Thượng điện gồm ba gian xây

tường bao phủ xung quanh đầu hồi bít đốc Nền nhà thượng điện cao hơn so

tà cầu giác” và tiền đường 0,45m

Đồ án trang trí trên kiến trúc đơn giản với những hoa tiết hoa, lá sen,

đao mây, nét chạm nông, cứng theo phong cách nghệ thuật thời Nguyễn

Trong chùa Sùng Chân còn lưu giữ được nhiều di vật có giá trị như:

hương án, hoành phi, hai chuông đồng Đặc biệt trong chủa còn bio lưu được

18 tượng gỗ và 42 tượng đắt (trong động tượng) Hệ thống tượng gồm nhiều

lớp niên đại khác nhau trải dài từ thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19 Đáng chú ý'

là bộ tượng Di Đà tam tôn (tượng A di đà, tượng Quan âm bồ t

Thé chi bé tat) mang phong cách tạc tượng thế kỷ 17

tượng Đại

Chùa Sùng Chân còn là nơi diễn ra trận chiến giữa hai vị Thành hoàng

của làng chống lại quân Minh để giải vây cho Nguyễn Trãi, bảo vệ dân làng

* Nhà thờ họ Phan: Đây là công trình kiến trúc để phụng thờ dòng tộc họ Phan và cũng là nơi vinh danh vị tiến sĩ Phan Nhuệ Theo tư liệu điều tra,

vào năm Nhâm Thìn (1732) cụ Phan Hùng là bố của ông Phan Nhuệ đã đứng

ra hưng công xây dựng chùa, cũng năm đó dòng họ bắt đầu tiến hành xây dựng nhà thờ họ Tuy nhiên theo tắm bia đá khắc vào năm Minh Mạng 19

(1838) đặt tại nhà thờ và qua nét chạm khắc thì công trình kiến trúc này là sản

phẩm đầu thế kỷ 19 Trải qua thời gian, công trình này đã được tu sửa lại vào

năm 2004, 2009 song các hạng mục của nhà thờ vẫn được giữ nguyên trạng

Nhà thờ họ Phan tọa giữa làng Phú Xuyên, trong khu vực cư trú của

dân làng, nhìn về hướng Đông Bắc với diện tích 385 mỶ Mặt bằng kiến trúc

hình chữ nhị (=) bao gồm các hạng mục: Nghỉ môn, Bái đường, Hậu đường

bao quanh là hệ thống tường bao Nghỉ môn nằm sát con đường liên xóm

được xây kiểu hai tầng tám mái Trên bờ nóc thượng là hình rồng chau mat

trời Phần phía dưới là cuốn thư có đắp ba chữ Đan Quế Môn bằng chữ Hán

Trang 26

biểu Trên mỗi đỉnh trụ biểu có đắp hình bốn con phượng quay về bốn

hướng Qua Nghĩ môn là một khoảng sân được lát gạch bát rộng khoảng 100

mỶ đến nhà Bái đường Nhà này được tu bỗ vào năm 2009 gồm năm gian

xây tường hồi bít đốc có kí

thước chiều đài là 12,6m, nền nhà lát gạch đỏ

Bộ vì nóc tòa nhà có kết cấu kiểu giá chiêng kết hợp chồng rường Đầu các

cột hiên là các bẩy được chạm hoa dây, liên kết giữa các cột hiên và cột quân

là kẻ chuyền Mái nhà được lợp bằng ngói ri cỗ cuối bờ dải xây giật cấp Sau Bái đường là một khoảng sân rộng 42 mẺ được lát gạch đỏ nói liền

Bái đường va Hậu đường Nhà Hậu đường có chiều dai 11,5m chay song song,

với Bái đường Mái nhà lợp bằng ngói mũi hài Gần như hệ thống khung gỗ

của nhà được giữ khá nguyên vẹn Bộ vì nóc làm theo kiểu thượng chồng rường kẻ ngồi bẩy hiên Trên các chỉ tiết kiến trúc như bẩy hiên, nghé, đầu

dư là các họa tiết được chạm theo đồ án hình trúc hóa rồng, lá lật, hình mây

xoắn mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn Gian giữa Hậu đường là ban

thờ tô tiên dòng họ và tiến sĩ Phan Nhuệ, hai bên cột cái treo câu đối: Dan quế ngũ chỉ hương, gia thanh kế Đậu

Lục bảo tam giáp trang, kim bảng truyền Lê

Dịch nghĩa:

Quế đỏ năm cành thơm, gia thanh kế thừa họ Đậu

Áo bào xanh tam giáp bảng vàng truyền từ thời Lê

Phía ngoài là bức đại tự: Ngũ quế đường (năm cành quế của dòng họ) Câu đối và hoành phi ở gian giữa ca ngợi sự hiếu học của dòng họ Phan với

người cha và năm người con đều đỗ đạt Trong đó có khoa thi bố và con cả

cùng thi và cùng đỗ

"Nhà thờ họ Phan là nơi phụng thờ một gia tộc, một danh nhân tiêu biểu của xứ Đoài đó là tiến sĩ Phan Nhuệ Noi gương dòng họ Phan, dân làng cũng

có nhiều người theo đuôi việc học và đỗ đạt thành danh Khi có những vị trí quan trọng trong xã hội, họ vẫn không quên quay về quê hương đóng góp sức

mình vào việc xây dựng làng xóm, dòng họ Đó cũng chính là cách báo hiểu

Trang 27

* Dén Thượng và Dén Hạ: Đây là nơi thờ hai Thành hoàng của làng

Phú Xuyên Hiện nay, hai nơi này là những ngôi nhà tạm dựng trên nền ngôi

đền năm xưa Đền Thượng ở đầu làng, trong những năm 60 của thế kỷ trước,

ngôi đền này bị đỡ bỏ làm nhà trẻ

Năm 1948 khi Pháp tắn công xuống thị xã Sơn Tây đã phá đền Hạ để

xây bốt lập vị trí đóng quân lâu dài ở đây và thiết lập bộ máy tay sai giúp việc chống phá cách mạng Sau năm 1954 dân làng Phú Xuyên đã xây dựng trạm y

tế trên chính nền Đền Hạ Hiện nay trạm y tế đã chuyển sang một địa điểm khác để lại năm gian nhà cấp bốn, dân làng đã lập lại ban thờ ở trong khu nhà

đó và Ủy ban nhân dân xã đang xin phép cho phục dựng hai ngôi đền trên

1.1.4.4 Truyền thống cách mang

Năm 1417 trong thời kỳ nhà Minh xâm lược nước ta, chùa Sùng Chân

thuộc làng Phú Xuyên là nơi diễn ra cuộc chiến đấu giữa 2 anh em Bùi Đôn và Bùi Chẩn cùng quân giặc để giải vây cho Nguyễn Trãi Về sau khi cuộc

kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi hai ông đã được vua Lê Thái Tô truy

phong là Quận công tả hữu nhị bộ lang súy và giao cho dân làng Phú Xuyên xây đền thờ dé tưởng nhớ công lao to lớn của họ

Năm 1942 khi phát xít Nhật bắt dân nhổ lúa trồng day Chang đã

lay nha tả mạc và hữu mạc của đình làm kho chứa đay Tháng 3 năm 1943

vào lúc nửa đêm dân làng Phú Xuyên đã đốt cháy kho đay của chúng

Ngày hôm sau, để trả thù, quân giặc đã tiến hành khủng bố, đàn áp, đánh đập nhân dan trong lang rat da man và bắt đi ba người trong đó có ông Đỗ

'Văn Tiên bị mắt tích

Ngày 23 tháng 8 năm 1945 lúc 15 giờ tại chùa Sùng Chân, mặt trận Việt

Minh huyện đã tổ chức biểu tình thành lập lực lượng vũ trang đầu tiên của

huyện Quảng Oai tham gia cướp chính quyền ở phủ Quảng Oai Sau khi cách mạng Tháng § thành công, ngày 17 tháng 9 năm 1945 tại sân chùa tổ chức tuần

Trang 28

“Tháng 2 năm 1946, tại sân đình, đồng chí Nguyễn Văn Thuê cán bộ lực

lượng vũ trang tỉnh Sơn Tây mở lớp huấn luyện võ thuật, đào tạo chiến sĩ biệt

động dé bé sung cho đội Hùng Sơn làm nhiệm vụ phá tể, diệt nguy

Cuối năm 1948, khi giặc Pháp tràn về làng Phú Xuyên đóng bốt,

lập tề hòng phá cơ sở kháng chiến, đình làng trở thành nơi che dấu cán

bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, bộ đội khi về bám sát cơ sở lãnh đạo

nhân dân chống giặc

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước Đình làng là địa điểm mở nhiều lớp huấn luyện bồi dưỡng, đào tạo sĩ quan, thanh niên ở các

tỉnh phía Nam để cung cấp nhân lực cho các chiến trường và phục vụ cho

chiến địch Hồ Chí Minh Do có những thành tích và đóng góp cho cách mạng, nhân dân xã Phú Châu được Đảng, Nhà nước thưởng cờ luân lưu quyết thắng

cùng huân chương chiến công hạng 3 Tổng kết mười năm chống Mỹ cứu

nước 1965-1975 quân và dân xã Phú Châu đã được Đảng, Nhà nước trao tặng

10 huân chương kháng chiến hạng 2, 3 cùng hàng trăm huân chương chiến

thang hang 1, 2, 3

1.2 Lịch sử xây dựng đình Phú Xuyên và quá trình tồn tại 1.2.1 Lich sử vị thần được thờ

Những nguồn tư liệu thần pha, sắc phong và những thông tin từ gia phả dòng họ đã xác định rõ ràng hai vị thần được tôn thờ ở đình làng Phú Xuyên

là Bùi Đôn và Bùi Chẩn Theo bản dich cuốn: “Quận công nhị bộ lang súy ngọc phả lục” do Hàn lâm viện Đông Các đại học sĩ Nguyễn Bính phụng

soạn, được sao lại vào năm Tự Đức 10 (1857) còn lưu trong di tích cho biết:

Hai ông vốn là anh em sinh đôi ở vùng Yên Lý huyện Đông Thành tỉnh Nghệ An (nay thuộc huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) Sinh ra và lớn lên trong một

gia đình nhà nho nghèo có tiếng là nhân đức trong vùng Cha hai ông là Bùi

Lân và mẹ là Dương Thị Mẫn Khi lên sáu tuổi bố mẹ mới đặt tên người anh

Trang 29

tuấn tú, có sức vóc hơn người, tính tình ngoan ngoãn, biết kính trên nhường dưới, được cha mẹ và bà con làng xóm quý mến

Lên 9 tuổi, hai ông được cha mẹ cho theo học ở nhà Tĩnh Đường tiên

sinh Do thông minh hơn người, học hành chăm chỉ, chỉ sau ba năm hai ông đã học thông kinh sử, điều gì cũng hiểu Ngồi học văn hai ơng còn chăm chỉ rèn luyện võ nghệ, tỉnh thông bình pháp Theo truyền thuyết, một hôm trong buổi giảng bài, khi hỏi đến, hai ông đã đứng dậy va noi: “ Nhdn sinh vô hữu, quản lạc chỉ kỳ tài hành chỉ cao điệc hữu sinh” (Nghĩa là: Con người sinh ra mà không có gì là kỳ tài, trí cao để giúp cho dân cho nước thì

không nên sống) Các bạn học khi nghe nói vậy đều cho là điều kỳ lạ và vô

cùng thán phục

Thời kỳ đó nhà Trần suy yếu, Hồ Quý Ly nỗi dậy cướp ngôi vua, nội

tình trong nước chưa yên, mượn cớ giúp nhà Trần diệt nhà Hồ, năm 1406

nhà Minh bên Trung Quốc cho các tướng Hoàng Phúc, Trương Phụ, Mộc Thạnh đem quân sang đánh nước ta Các tướng giặc chia quân đi các noi để

đánh phá, cướp bóc, giết hại nhân dân Nhà Hồ chú trọng phòng thủ dọc

sông Cái, sông Thao, sông Đà cho dựng rào gỗ dọc sông, tập trung cho đắp thành Đa Bang vì dự tính đây là điểm xung yếu nhất khi có chiến sự xảy ra

Ngày 12 tháng 12 năm 1406 quân Minh đánh úp thành Đa Bang và chiếm

được thành Đến tháng 4 năm 1407 về cơ bản quân Minh đã chiếm xong nước ta, bắt được Hồ Quý Ly

Không chịu được sự tàn ác của giặc Minh, nhiều cuộc khởi nghĩa của

nhân dân ta đã nỗ ra ở khắp nơi Hai anh em họ Bùi lúc này đã được mười tám tuôi, cha mẹ lại mắt Đề tang cha mẹ ba năm, hai ông đã giao toàn bộ gia

sản cho em mẹ là Dương Lân để lên đường di tìm người hiền tài trong nước

có cùng chí hướng đánh đuổi quân giặc cứu dân, giúp nước Một hôm khi di

qua vùng Phong Châu, nơi xưa kia Vua Hùng đã từng lập đô dựng nước, đứng

trên núi ngắm nhìn ngã ba Bạch Hạc, các ông thấy một vùng đất đai trù phú

Trang 30

định ở lại Phong Châu một thời gian Trong thời gian này họ đã gặp Nguyễn Trãi - một sĩ phu yêu nước, tài cao đức trọng đang nuôi chí báo thù, tìm kế sách để đánh đuổi giặc Minh, khi đó đang ở vùng Sơn Đông quê hương của

Tran Nguyên Hãn Được Nguyễn Trãi cho bi

ở Lam Sơn có người anh hùng

với uy tín và tằm ảnh hưởng lan rộng khắp vùng Thanh Hóa đang chiêu mộ

hào kiệt bốn phương về tụ nghĩa để đánh đuổi giặc Minh Đầu năm 1417 các

ông đã cải trang thành người bán dầu tìm đường vào Lam Sơn Đến đất xã

Phú Xuyên, huyện Tiên Phong, phủ Quảng Oai (nay là xã Phú Châu, huyện

Ba Vi, Hà Nội) thì trời tối và đỗ cơn mưa to sắm lớn, cả ba người dừng nghỉ

tai chia Sing Chan đầu làng Phú Xuyên Không ngờ canh hai đêm đó giặc

Minh từ thành Đa Bang ập đến cướp bóc dân làng Trước tình thế nguy cấp

hai ông Bùi Đôn, Bùi Chẩn với hai cây đoản kích đã xông ra đánh trả quân địch cứu nguy cho dân làng và giải vây cho Nguyễn Trải Trận chiến đấu ác

liệt kéo dài từ nửa đêm đến gần sáng, do thế cô lực kiệt hai ông đã bị địch giết

hai tại sân chủa vào ngày 6 tháng 2 âm lịch Sáng hôm sau khi quân địch rút di, Nguyễn Trãi và bà con dân làng đã tổ chức mai táng hai ông ở khu Cống

Lão (phía ngoài đê sông Hồng) và lập miếu thờ Sau đó Nguyễn Trãi lại tiếp tục tìm bạn đồng hành khác là Trần Nguyên Hãn cải trang thành người bán dầu vượt qua mắt quân xâm lược để vào Lam Sơn tụ nghĩa

Cuối năm 1427, cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi, trong lễ

luận công khen thưởng các tướng sĩ có công vua Lê Thái Tổ đã truy phong hai ông: một ông là Quận công tả bộ lang súy, một ông là Quân công hữu bội

lang sity, giao cho nhân dân làng Phú Xuyên xây đền thờ hai ông đề bốn mùa

hương khói, muôn đời nhớ ơn công đức

Một dị bản khác được lưu truyền trong dân đó là: Lê Lợi phái 1 đoàn

quân tiến đánh giặc Minh ở thành Đa Bang khi đoàn thuyền chở quân ngược theo sông Hồng đến địa phận đầu làng Phú Xuyên thì bắt ngờ gặp một ghềnh

Trang 31

vị tướng quân đã đến thắp hương ở miếu thờ hai ngài cầu xin sự giúp đỡ Lễ xong, ông cho nhỗ neo và đoàn thuyền đã nhẹ nhàng vượt qua ghềnh sóng lớn tiến quân đánh thành Đa Bang thắng lợi Khi quay về Bồ Đề

này đã dừng thuyền lễ tạ, được thần báo mộng sẽ hiển linh giúp sức đoàn

Š qua đoạn sông,

quân của Lê Lợi chém đầu tướng giặc Trong trận đánh ải Chỉ Lăng sau này

quả nhiên chém được tướng giặc là Liễu Thăng

Để tưởng nhớ công lao giết giặc xâm lược bảo vệ dân làng, cư dân nơi đây đã xây miếu dựng đền làm nơi thờ tự Đây là một hiện tượng khách quan bởi người dân không chỉ ở làng Phú Xuyên mà trên khắp dải đất Việt

Nam thường tôn thờ những người có công gắn liền với cuộc sống của họ,

điều này còn biểu hiện cho truyền thống yêu nước của dân tộc, tinh thần hi

sinh vì đạo nghĩa

1.2.2 Vị thần được thờ và quá trình linh thiêng hóa

'Tín ngưỡng thờ thành hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, có nghĩa thờ

vị thần bảo trợ, coi giữ thành trì Khi vào Việt Nam, sau một thời gian dai,

dần dần Thành hoàng trở thành vị thần của làng xóm, được gọi là Thành

hoàng làng, hiện thân của đạo lý sống, nhằm tôn vinh những người khai sơn,

lập ấp, những ông tổ nghề và những người có công với dân với nước trong các cuộc kháng chiến đánh đuôi giặc ngoại xâm và cũng có thể là những vật thiêng, là đắng siêu nhiên như thần đất, thần sông, thần núi Như vậy từ

“Thành hoàng chỉ còn là tên gọi tôn vinh và có thé thấy thần linh không hẳn là

các đắng siêu nhiên, xa xôi mà trái lại rất gần với con người, cùng chung sống với con người có khác chăng là khả năng bảo hộ, bao bọc cho dân làng Tơn thờ Thành hồng làng chính là một nhu cầu tâm lý, người dân thờ Thành

hoàng để phục vụ cho hiện thực cuộc sống, là chỗ dựa tinh thần không thể

thiếu, là động lực thúc đây sản xuất và ôn định cuộc sống Trên khía cạnh

Trang 32

phát đạt Cho nên sự thờ phụng Thành hoàng làng phải chăng là sự tôn thờ lệ luật làng xã

Đa số sự tích về Thành hoàng làng đều là những truyền thuyết, sau này

được các cư dân trong làng chú trọng, trở thành văn bản chính thức được nhà

nước công nhận bằng các thần tích, thằn phả, sắc phong Thành hoàng làng có

nhiều nguồn gốc xuất thân, có thể là nhiên thản, có thể là nhân thằn nhưng tựu

chung các vị thần đã được lịch sử hóa, huyền thoại hóa Họ có sức tỏa sáng vô

hình như một quyên uy siêu việt khiến cho cư dân trong làng có kết với nhau trở thành một cộng đồng chặt chẽ “?hể là thành hoàng trở thành ông vua

tình thần của làng xã, tôi muốn nói rằng việc thờ phục thành hồng vơ hình

chưng gắn liền với việc sùng bái Hoàng Đề và qua Hoàng Dé mà sùng bái

triều đình và chính thể quân chủ Buổi hoạt triều đình thu nhé" (7, tt.472- 473]

“Thành hoàng là một nhân vật trung tâm của sinh hoạt văn hoá mà người dân ở làng quê cũng như các nhà nghiên cứu đặt vào hệ thống lễ hội Chính sự thờ phụng này là sợi dây vô hình giúp dân làng đoàn kết, giữ gìn

tập quán, thuần phong của mỗi làng Đình làng Phú Xuyên cũng nằm trong dòng chảy đó Theo thần phả hai vị Thành hoàng của làng về tiểu sử và công

trạng đối chiếu với những tư liệu lịch sử khác, mức độ chính xác còn là điều

cần phải luận giải Song, ở một thời điểm, một hoàn cảnh lịch sử cụ thể những truyền thuyết về hai ngài đã khiến cho các ngài trở nên “linh thiêng” quyền uy hơn, là vì trong sâu thắm của cõi tâm linh, người dân muốn thấy vị

thần mà họ thờ phụng, tôn vinh phải nhập vào một thế giới siêu việt, cao cả

linh thiêng, quyền năng tối thượng Do vậy tắt cả những chỉ tiết thuộc về lai lịch, nguồn gốc, công trạng của vị thần đều đậm màu sắc huyền bí, siêu

nhiên ” Cũng zrên bình diện tư duy ấy, dé cho vị thần càng linh thiêng,

những người dân đã đẩy thời điểm sinh ra thần càng xa hơn thời họ sống càng tốt, hoặc gắn vị thần với những giai đoạn đất nước có họa xâm lăng đề

Trang 33

có dụng ý muốn cho vị thần ấy có gốc thật lâu đời, trường tôn với lịch sử

oanh liệt của toàn dân tộc” [38, tr.5T1]

Sự thiêng hóa hai vị Thành hoàng làng Phú Xuyên ở đây đã đi theo xu

hướng lịch sử hóa và huyền thoại hóa nhân vật, để truyền thuyết về hai ngài và thần phả bồi đắp cho nhau Chúng ta có thể thấy bóng dáng huyền thoại

của hai ngài khi mới sinh ra đã khôi ngô tuấn tú, có sức khỏe hơn người, lên 6

tuôi mới được bố mẹ đặt tên, 9 tuổi đã đi học và chi sau 3 năm đã thuộc làu

kinh sử, võ nghệ tỉnh thông Khi nói với chúng bạn tại trường học đã tỏ rõ khí phách anh hùng, can trường của các ngài Người dân dường như tìm thấy ở vị

thần mà họ tôn thờ một năng lực siêu phàm đứng ngoài thế gian

“Xu hướng “thiêng hóa” vị Thành hoàng theo tư duy của người đân luôn

gắn với lịch sử, gắn với giai đoạn có chiến tranh để vị thần của họ có điều

kiện thể hiện tài năng của mình Ở đây hai vị Thành hoàng gắn với giai đoạn chiến tranh chống giặc Minh Trong chính sử có ghi lại việc Nguyễn Trãi khi

bị giam lỏng ở thành Đông Quan đã tìm cách vượt qua cản trở đó và đi lên

vùng Bạch Hạc quê hương của Trần Nguyên Hãn Việc gặp hai ngài Bùi Đôn,

Bai Chân không đề cập đến Tuy nhiều khả năng sự kiện đó không có thực nhưng truyền thuyết vẫn miêu tả họ trong trận chiến kéo dài từ giờ Tý đến giờ

Dẫn diễn ra trong chủa Sùng Chân Người din chap ghép các sự kiện để vị

Thành hoàng làng của mình hiện lên như một người anh hùng, luôn trường

tồn với thời gian gắn với lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc 'Việc hai ngài hy sinh là sự trở lại của cuộc sống đời thường, có sinh ất

có diệt nhưng người dân dường như chưa thỏa mãn với niềm khao khát, mong

mỏi về sự linh thiêng của Thành hoàng làng Họ đã thêm vào chỉ tiết đoàn thuyền chở quân của Lê Lợi khi đi đánh giặc không vượt qua được ghẻnh do sóng lớn phải được ngài hiển linh để giúp đỡ Chỉ đến khi này vị thần được người dân tôn thờ mới hiện lên đáp ứng nhu cầu về một vị thần cao cả, tôn

nghiêm có quyền năng tối thượng tác động được tới tự nhiên song vẫn gần gũi

Trang 34

lúc mắt ngài vẫn luôn linh ứng che chở cho dân, giúp dân, giúp nước Phạm vi

ảnh hưởng của hai ngài không đừng ở một vùng quê mà nó lan tỏa tới cả các

triều đại sau này

Đánh đuôi quân xâm lược, Lê Lợi lên ngôi vua trong khi bình xét công

trạng đã sắc truy tặng hai ngài là Quận công tả hữu bộ lang súy và giao cho

dân làng Phú Xuyên xây đền phụng thờ Nối tiếp các đời vua sau, trải đài từ thời Lê đến thời Nguyễn, các triều đại đã ban 24 đạo sắc phong trong đó thời

Lê 15 dao, thời Tây Sơn 2 đạo và thời Nguyễn 7 đạo

Càng về sau các đạo sắc ban thêm cho hai ngài càng nhiều mỹ tự và thăng cho hai ngài từ trung đẳng than lên thượng đẳng thần Đạo sắc Tự Đức năm thứ

3 hai ngài được phong: Tả hữu nhị bộ lang súy, lẫm chỉ linh ứng, tiết kinh phong tạng, tư khâm mông gia, Minh quốc hiển ứng đại vương, tuẫn mại cương trung đoan lượng quang ý, dực bảo trung hung, Trác vĩ thượng đẳng thần

Nhị vị Thành hoàng đình làng Phú Xuyên trong tâm thức của mỗi

người dân nơi đây trở thành biểu tượng quyền lực tỉnh thần tối cao của một làng, tác động tới cả đời sống vật chất và tỉnh thần của người dân Thần chính là kết tỉnh của truyền thống yêu nước, bao dung của người dân nơi đây Tơn

thờ Thành hồng trở thành một nhu cầu tâm lý, thần vừa trông coi, giám sát

mỗi hành vi, việc làm để hướng người dân tới cái thiện, vừa có nhiệm vụ hạn chế những tác động từ bên ngoài như thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại cho làng Việc

ch sử hóa”, "huyền thoại hóa” Thành hoàng chứng tỏ người dân

luôn muốn cho làng mình gắn bó với lịch sử dân tộc, với cuộc đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm Thông qua tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng cũng

Trang 35

1.2.3 Lịch sử hình thành và quá trình tận tại của dĩ tích đình Phú Xuyên Việc xác định đình Phú Xuyên được xây dựng từ bao giờ phải căn cứ

vào nhiều nguồn tư liệu như: tài liệu ghi lại việc hưng công dựng đình, theo

phong cách kiến trúc và đặc trưng về nghệ thuật chạm khắc trên cấu kiện kiến

trúc của đình

Căn cứ vào tài liệu được viết bằng chữ Hán hiện đang được lưu giữ tại Ủy ban nhân dân xã Phú Châu, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội có nội dung đề cập tới việc xây dựng lại đình Phú Xuyên Vốn xưa kia ngôi đình làng

được xây ở gần bến đò ngoài bờ đê sông Hồng mà người dân trong làng vẫn gọi là bến Đền Vị trí này cách không xa chỗ dân làng chôn cất hai vị Thành

hoàng Sau đó, do dòng sông đổi dòng chảy làm phía bờ bên làng Phú Xuyên

sạt lở Dân làng sợ đình làng sẽ bị dòng sông cuốn trôi nên đến tháng 2 năm Canh Thìn (1640) đời vua Lê Thần Tông tiến hành di chuyển vào địa điểm

mới phía trong đê, vị trí di tích ngày nay

Vị trí dựng đình là một gò đất cao ở trung tâm làng Phú Xuyên cách bờ đê 200m Trên cùng gò đất phía giáp với bờ đê là chùa Sùng Chân Vào

thời kỳ này, đây là vùng đất mà người dân đã tụ cư sinh sống và làm nông

nghiệp Hưng công dựng đình lúc đó do 4 giáp là: giáp Đoài Trung, giáp

Đông, giáp Bắc và giáp Xuân Thượng cử ra 12 người gồm các cụ: Phan Trí, Nguyễn Đích, Nguyễn Lac, Dương Nho, Bùi Linh, Nguyễn Tế, Phan Nghệ, Nguyễn Trí, Lê Mai, Lê Nhân, Nguyễn Nhã, Dinh Tùng cùng một số thợ

mộc của làng là các ông: Phó Ngưu, Phó Tịnh, Phó Đức, Phó Nghiệp, Khắc Dư, Giá, Thoải và Lương

Quá trình xây dựng kéo dài trong thời gian bao lâu không được đề cập tới trong văn bản nay

Qua khảo sát tại di tích, nghiên cứu, chụp ảnh các mảng chạm khắc kết

én trac hình chữ

Trang 36

nhất (-), trải dài theo chiều ngang, các bộ vì được liên kết với nhau bởi 4 hàng chân cột Trên các cốn của bộ vì được chạm khắc trang trí đề tài: rồng, đoàn

người, phượng, hoạt cảnh sinh hoạt con người, đao mây, lá lật , mang phong

cách nghệ thuật cuối thế kỷ 17

Cũng giống như nhiều ngôi đình khác trong khu vực, trong trang trí ở

đình làng Phú Xuyên có sự phân chia khá rõ rệt Điều này đã tạo nên nhưng

mảng chạm có chủ để, phong cách chạm khắc khác nhau Nếu lấy gian giữa tòa đại đình làm trung tâm chúng ta có thé thay có ít nhất hai hiệp thợ đã tham gia xây dựng đình bởi các mảng chạm trên “bộ vì” gian bên trái có đề tài khác

so với gian bên phải

Đề tài tập trung ở gian bên trái đó là những cảnh sinh hoạt của con người xen kẽ với đề tài rồng, thú Ở đây hình tượng con người nồi bật lên

trong các mảng chạm Đối xứng với nó, ở gian bên phải chủ yếu lại là rồng,

phượng và các họa tiết lá lật Chính điều này đã làm cho kiến trúc đình trở

nên phong phú hơn về đồ án trang trí, không có sự trùng lặp

Đình Phú Xuyên từ khi dựng lại vào thế kỷ 17, khởi đầu là một tòa đại

đình, trải qua thời gian do chịu ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết đến năm

Kỹ Mão đời vua Tự Đức năm thứ 31 (1879) dân lang tiến hành tu sửa lớn

Thời gian này đình làng được mở rộng về quy mô, nhưng bị bó hẹp về không

gian nội thất, kiến trúc Những người thợ và cư dân địa phương đã làm mới

hậu cung nối tiếp với tòa đại đình, mở rộng không gian tòa đại đình bằng cách

bổ xung thêm hàng cột hiên Hậu cung nối gian giữa với đại đình và được

người dân bao kín bởi hệ thống ván bưng

Tư liệu khảo sát cho thấy ở hai câu đầu gian giữa tòa đại đình có

khắc hai dòng chữ: Tự Đức Kỷ Mão niên, tý nguyệt khởi công tu lý Và

dòng bên câu đầu đối diện: Canh Thìn trọng xuân cát nhật thụ trụ thượng

lương Như vậy có thể khẳng định tháng I1 năm Kỷ Mão triều vua Tự Đức

Trang 37

Câu đầu ở hậu cung có ghi dòng chữ: Hoàng triều Tự Đức thập niên,

nhị nguyệt, nhị thập nhị nhật thụ trụ đại cát (ngày 22 tháng 2 năm Tự Đức thứ 10 (1857) dựng cô)

Qua những cứ liệu trên ta có thể thấy, hậu cung được dựng vào năm

1§57 đến năm 1879 đình Phú Xuyên có đợt tu bổ quy mô lớn

Đến đầu thế kỷ 20, theo các cụ trong làng kẻ lại, đình được dựng thêm

nhà tả hữu mạc Hiện nay ở hai đầu nhà tả mạc có khắc dòng chữ Hán: Ất Ty

niên, ngọ nguyệt khởi công, Tân Hợi nhật ngọ thời thụ tru (Nam At Ty, thang

Š khởi công, ngày Tân Hợi giờ ngọ dựng cột) Đối chiếu giữa hai nguồn tư liệu trên và hoa văn trên cấu kiện kiến trúc chúng ta có thể khẳng định nhà tả

mạc và hữu mạc được xây dựng vào 1905 cùng với hai nghỉ môn được xây

sau đó 20 năm

Năm 1942 khi phát xít Nhật lấy nhà tả mạc, hữu mạc làm kho chứa đay, không chịu được sự áp bức bóc lột của quân giặc, nhân dân địa phương, đã nổi dây đốt kho chứa day Vì vậy, hiện nay chỉ còn nhà tả mạc còn giữ

được nguyên vẹn còn nhà hữu mạc đã bị cháy Năm 2004 nhà hữu mạc được

xây lại, song quy mô kiến trúc đơn giản không có đỗ án trang trí

Từ sau Cách mạng Thang 8, trải qua hai cuộc kháng chiến chống

thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, do điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn,

mọi nguồn lực đều tập trung cho tiền tuyến, đình Phú Xuyên không được tu bỗ nên hư hại nhiều chỗ, ván sản bị sụp, gãy, nhiều cột bị mối xông,

cây xanh xung quanh di tích bị tàn phá nên cảnh quan di tích bị xuống cấp

nghiêm trọng Năm 2004 được đầu tư về kinh phí của nhà nước và sự

đóng góp của bà con trong xã, dân làng Phú Xuyên đã tổ chức tu bổ lại

đình Trong đợt tu sửa này đã thay mới hai cột cái gian giữa, đảo lại ngói

hậu cung, đại đình, xây nhà hữu mạc và phục dựng một ván cốn trên vì nách kiến trúc tòa đại đình

Trang 38

kiến trúc được bảo lưu khá nguyên vẹn và được mở rộng về quy mô vào những giai đoạn về sau Đồ án trang trí trên kiến trúc đa dạng, kết hợp hài éky 176 hòa với cảnh quan tạo nên điểm nhắn trong số những ngôi đình huyện Ba Vì Tiểu kết

Làng Phú Xuyên xưa vốn là một làng nằm tiếp giáp với vùng đất cỗ

'Văn Lang Qua quá trình thay đổi địa giới hành chính và tên gọi từ thời quân chủ, thời Pháp đến nay là làng Phú Xuyên, xã Phú Châu, huyện Ba Vì, Hà

Nội Nằm ở phía Tây Bắc thủ đô, di tích có vị trí địa lý thuận lợi đầy tiềm

năng để giao lưu văn hóa và phát triển kinh tế, xã hội Người dân địa phương,

vốn có một truyền thống yêu nước nồng nàn, cần củ chịu khó được hun đúc

trong suốt chiều dài lịch sử từ khi dựng làng cho đến ngày nay Những phong

tục tập quán tại địa phương được bảo lưu tương đối nguyên vẹn Trên địa bàn luôn có sự dung hỏa giữa tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng với đạo Phật, tạo

nên hệ thống giá trị văn hóa vật thẻ, văn hóa phi vật thể độc đáo Huyện Ba Vì được xem là đại diện tiêu biểu về các di tích đình làng Hiện nay trong số 6

ngôi đình có niên đại thế kỹ 16 ở nước ta thì Ba Vì có tới 3 đình (Thụy Phiêu,

Tây Đằng, Thanh Lũng) Ngoài ra số lượng đình làng có niên đại thế kỷ 17

theo thống kê chưa đầy đủ là 14 di tích Ngoài đặc điểm chung của đình làng

vùng châu thô Bắc Bộ đình làng Ba Vì có nhiều nét riêng, độc đáo

'ầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài” là câu tổng kết của người xưa đã gợi

ên tính độc đáo của một loại hình di tích trên vùng đất này Với việc tập

trung bảo tổn khá tốt các nhân tố gốc, đình làng thế kỷ 17 thực sự là một bảo tàng kiến trúc, điêu khắc dân gian độc đáo Một trong số di tích đó có đình

làng Phú Xuyên Chịu sự bào mòn của tự nhiên và từ chính con người, đình

làng Phú Xuyên qua nhiều lần tu sửa nhưng nét kiến trúc vẫn như được bảo

lưu khá tốt Ngoài ra, trong di tích còn lưu giữ được nhiều di vật cỗ có giá trị

Trang 40

CHƯƠNG2 GIÁ TRỊ VĂN HÓA VẬT THÊ ĐÌNH PHÚ XUYÊN lá trị kiến trúc, nghệ thuật 2.1.1 Không gian cảnh quan

Đối với công trình kiến trúc, đặc biệt là các công trình phục vụ yêu cầu

sinh hoạt cộng đồng rồi tới tôn giáo, tín ngưỡng, yếu tố địa thế cảnh quan,

mặt bằng xây dựng luôn được coi trọng Người Việt khi dựng làng, lập ấp

luôn lựa chọn địa thế đất sao cho công việc làm ăn, đời sống sinh hoạt hàng

ngày được thuận lợi, đồng thời tận dụng được những lợi thế tự nhiên của vùng đất Người dân quan niệm rằng đất có thổ công, sông có hà bá, núi có sơn

thin, làng có Thành hoàng Vi vay cư dân tại địa phương nào cũng phải thời

phụng thần linh để các ngài phù hộ độ trì cho cuộc sống được bình an, tránh

điềm dữ, đón điềm lành Xuất phát từ ý nghĩ như vậy nên khi dựng đình, la công trình kiến trúc quan trọng bậc nhất của cả làng, người dân rất thận trọng

trong việc tìm địa thé dat, chọn hướng Vì tin rằng hướng đình liên quan đến

họa phúc của cả làng Có một số làng sau khi dựng đình xảy ra nhiều chuyện

tranh cãi, tai ương din làng cho rằng hướng đình không thuận nên xoay lại hướng đình Ca dao xưa có câu:

“Toét mắt là tại hướng đình Cả làng toét mắt riêng mình em đâu ”

đã nói lên ý nghĩa quan trọng của việc chọn hướng đình

Vị trí của đình được dựng theo quan niệm của thuật “phong thủy”

“Đình không nhất tỈ t phải dựng trên đôi gò nhưng phía sau hoặc hai bên thường cần có đất cao đề làm “fay ngai ” và mặt trước cằn có nước Đó là thể

đất “tụ thủy” ~ nước tự hội - mà “tụ thủy” thì cũng có nghĩa là “tụ linh, tự

phúc", tụ hội tắt cá những điều may mắn” [36, tr.23]

Khi nghiên cứu không gian cảnh quan của đình làng, nhà nghiên cứu

Ngày đăng: 19/08/2022, 14:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN