1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Giá trị văn hóa - Nghệ thuật đình làng Công Đình ( xã Đình Xuyên - huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội)

108 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 26,22 MB

Nội dung

Luận văn Giá trị văn hóa - Nghệ thuật đình làng Công Đình ( xã Đình Xuyên - huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội) đã tìm hiểu lịch sử hình thành và quá trình biến đổi của đình làng Công Đình; tìm hiểu giá trị văn hóa nghệ thuật tiêu biểu qua các mặt. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình Công Đình.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THẺ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

NGUYÊN TRI PHƯƠNG

GIÁ TRỊ VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT ĐÌNH LÀNG CƠNG ĐÌNH (XÃ ĐÌNH XUYÊN - HUYỆN GIA LÂM - THÀNH PHÓ HÀ NỘI) Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số 60 31 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PSG TS TRỊNH THỊ MINH DUC

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

Việt Nam và một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta Những giá trị lịch sử, văn hóa khoa học, thẩm mỹ ẩn chứa trong những di tích lịch sử văn hóa, danh

lam thắng cảnh ngày càng phát huy vai trò đối với công chúng trong nước và quốc tế Di tích lịch sử văn hóa với các công trình tôn giáo, tín ngưỡng không

chỉ là nơi thờ tự, tưởng niệm mà đó còn là nơi dign ra các sinh hoạt văn hóa truyền thống, nơi tụ họp của dân làng Mỗi di tích đều mang một dáng vẻ cỗ kính rêu phong, đó chính là một “ bảo tảng ” về kiến trúc và nghệ thuật trang trí kiến trúc và các phong tục tập quán cổ truyền Di tích lịch sử văn hóa còn là nơi gửi gắm những khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nơi thể hiện

lòng biết ơn các vị thần bảo trợ cho làng, các anh hùng dân tộc Trong số hơn

3 vạn di tích lịch sử văn hóa Việt Nam thì những di tích thuộc loại hình kiến

trúc nghệ thuật chiếm số lượng nhiều trong đó số lượng đình làng chiếm khá nhiều

~ Đình làng thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật, có lịch tồn tại lâu đời trong làng xã Việt Nam Dinh là nơi vừa là nơi thờ cúng Thành hoàng làng

vừa là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa của cộng đồng cư dân làng xã Hình

Trang 3

tháng của lịch sử, Gia Lâm hiện còn lưu dấu 252 di tích lịch sử văn hóa và cách

mạng kháng chiến cùng kho tàng văn hóa phi vật thể rất phong phú, đa dạng tiêu biểu cho điện mạo văn hóa truyền thống và đậm đà bản sắc văn hóa Thăng Long — Hà Nội ngàn năm văn hiến

- Đình làng Công Đình, thôn Công Đình, xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm, Hà Nội là một ngôi đình có niên đại từ khá sớm đã được Bộ Văn hóa ~

Thông tin xếp hạng cấp quốc gia năm 1992 bởi những giá trị kiến trúc ~ nghệ

thuật Đình Công Đình có thể được coi là bức tranh sống động về nghệ thuật trang trí và điêu khắc với những để tài phong phú đa dạng Đình làng Công Đình thờ nhị vị Thành hoàng là Cây Gạo tôn thần và Hoài Đạo Vương Nguyễn

'Nộn Sách Đại Việt sử ký toàn thư và Việt sử lược đã viết về lai lịch của vị thần

này Trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện nay cũng có một số di tích khác cùng thờ nhân vat này đó là : Đình Phù Dực xã Phù Đồng, đình Ninh Giang xã Ninh Hiệp, đình Gióng Mốt xã Đặng Xá, đình Đồng Viên xã Phù Đồng Nhiễu di tích có liên quan đến việc cùng thờ cùng tôn Nguyễn Nộn là thành hoàng chứng tô được những công lao của ông đối với dân làng và vị trí của ông trong đời

sống tinh thần của cư dân

- Trong thời đại ngày nay, đứng trước xu thể toàn cầu hóa, quốc tế hóa ngày càng sâu sắc, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đặc biệt là hệ thống di tích lịch sử văn hóa ngày càng đón nhận được sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân

Đình Công Đình là công trình kiến trúc có giá trị xong tới nay chưa có

chuyên khảo nào nghiên cứu chuyên sâu về di tích Được sự đồng ý của Khoa Sau

Trang 4

Đình làng Công Đình, xã Đình Xuyê: ngôi đình đẹp mang phong cách nghệ thuật thời Lê Trung Hưng với nhiều huyện Gia Lâm, Hà Nội là một

những mảng chạm khắc độc đáo trên các cấu kiến kiến trúc Tuy nhiên việc nghiên cứu về di tích này chưa dành nhiều sự quan tâm, những tập hợp tư liệu đã viết về đình làng Công Đình ở các khía cạnh, các lĩnh vực khác nhau có thê kể đến:

~ Sách xuất bản

ịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Đình Xuyên (1930 — 2000) " [38] trong cuốn này cũng đã nhắc đến di tích Dinh làng Công Đình với những nét khái quát lịch sử xây dựng đình, nhân vật được thờ trong di tích

+ * Di tích lịch sử văn hóa cách mạng kháng chiến huyện Gia Lâm ” [59]

trong phần các di tích đã được xếp hạng có đề cập đến di tích đình Công Đình trong đó nêu những nét khái quát nhất vẻ di tích như: lịch sử ra đời, vị thần được thờ, một số giá trị về kiến trúc nghệ thuật của di tích

+ “Đình Việt Nam ” [ 47] của hai tác giả Hà Van Tan, Nguyễn Văn Ku Nxb Thành phố Hồ Chí Minh( 1998), phần giới thiệu về các đình đã được Bộ Van hóa — Thông tin xếp hạng tính đến ngày 31 tháng 12 năm 1997 trang 416

có liệt kê một số di tích có giá trị kiến trúc nghệ thuật của thế kỷ 17 trong danh sách đó có di tích đình làng Công Đình

+ “ Thống kê lễ hội Việt Nam" [ 14] của Bộ Văn hóa ~ Thể thao va Du lịch, Cục Văn hóa cơ sở cũng đề cập đền lễ hội Đình làng Công Đình Nội dung, chỉ dừng lại ở mức độ thống kê và cung cắp thông tin về vị thần được thờ trong di tích là Nhị vị Thành hoàng ( Cây Gạo tôn thần và Hoài Đạo Vương Nguyễn

Trang 5

nghệ thuật thế kỳ XVII Bên trên cửa võng gian giữa có bức chạm nỗi hình đầu rồng, xung quanh là mây Đặc biệt, ở bộ phân giá đỡ xà ở hai hàng cột cái giữa

đã chạm hai con rồng rất linh hoạt Như vậy là có hai con rồng chầu vào lòng đình Toàn bộ được chạm thủng nên tuy to mà thanh thoát Điều này rất hiếm trong kiến trúc cỗ nước ta”

+ * Di tích lịch sử văn hóa Hà Nội ” [ 3] của Ban quan lý di tích và danh

thắng Hà Nội, trang 665, phần 3- Các di tích đã xếp hạng tính đến năm 2000

cũng có liệt kê di tích Đình làng Công Đình

+ Sách “ Trên đường tìm vẻ cái đẹp của cha dng" [ 15] của tác giả Nguyễn Du Chi trong phan bài viết từ trang 200 — 203 * Trở lại đình Công Đình đôi điều

đính chính nhỏ” tác giả một lần nữa đề cập đến niên đại của đình Công Đình và

chỉ ra niên đại tuyệt đối của đình được xây dựng vào năm 1669 ~ Các tài liệu khác

+" Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1979” 63] của Viện Khảo

cỗ học, trang 244 tác giả Nguyễn Thịnh có nhắc đến niên đại khởi dựng của

Đình Công Đình

+ “ Những phát hiện mới về khảo cố học năm 1983" [ 64] của Viện Khảo

cổ, trang 245, tác giả Nguyễn Du Chỉ và Chu Quang Trứ có nhắc đến niên đại khởi dựng và kết cầu kiến trúc của Đình Công Đình

+ * Hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử văn hóa Đình làng Công Đình [ S] của Ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội đã đánh giá những giá trị tiêu biểu của đình (niên đại, đặc điểm giá trị kiến trúc, di vật tiêu biểu, kèm theo hồ

sơ có ảnh chụp, các bản vẽ và bản thống kê các di vật, cô vật ) Tuy nhiên đây

Trang 6

+ Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Bảo tàng học với đề tài “ 7ìm hiểu

di tích đình Công Đình (xã Đình Xuyên- Huyện Gia Lâm, Hà Nội) [ 26] tác giả

đã bước đầu xác định niên đại của di tích, để cập đến một số giá trị về kiến

trúc, nghệ thuật, thống kê một số di vật có giá trị của di tích Tuy nhiên khóa

luận chỉ đáp ứng được những yêu cầu của một khóa luận tốt nghiệp chuyên

ngành bảo tàng học

‘Nhu vay, từ những tập hợp và phân tích tư liệu cho thấy việc nghiên cứu về di tích Đình Công Đình, xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm, Hà Nội đã được đề cập đến ở những công trình đã nêu trên Tuy nhiên thực tế cho đến nay chưa có công trình chuyên sâu nghiên cứu từ góc độ văn hóa học Tác giả luận văn

trân trọng kế thừa những tư liệu, thành quả của các nghiên cứu đi trước để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề tài luận văn

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIÊM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu những giá tri văn hóa vật thể ( kiến trúc nghệ thuật, di vật, cô vat) va gid trị văn hóa phi vật thê ( lễ hội, tín ngưỡng) của di tích đình làng

Công Đình, xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

~ Tập hợp phân tích những công trình nghiên cứu của tác giả đi trước viết về đình Công Đình

~ Tìm hiễu lịch sử hình thành và quá trình biến đổi của đình làng Công Đình

~ Tìm hiểu giá trị văn hóa nghệ thuật tiêu biểu qua các mặt:

'Š những giá trị văn hóa vật thể: Về kiến trúc, luận văn đi sâu tìm hiểu

Trang 7

khắc, niên đại, phong cách Về giá trị văn hóa phi vật thẻ, luận văn tìm hiểu về lễ hội đình Công Đình đồng thời xác định vai trò của lễ hội đình Công Đình trong đời sống văn hóa công đồng cư dân làng Công Đình

~ Để xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình

Công Đình

4 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là di tích đình làng Công Đình với những giá trị về kiến trúc, điêu khắc, trang trí độc đáo Ngoài ra luận văn còn nghiên cứu một số ngôi đình khác có cùng niên đại với đình làng Công Đình trong khu vực huyện Gia Lâm, đồng thời nghiên cứu đình làng Công Đình với các di tích khác có cùng thờ nhân vật Hoài Đạo Vương Nguyễn Nộn như

Đình Ninh Giang, đình Phù Đồng, đình Gióng Mốt

4.2 Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Đẻ tài luận văn đi sâu nghiên cứu những giá trị văn hóa vật thể của đình làng Công Đình thông qua những giá trị kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc Nghiên cứu giá trị văn hóa phi vật thể thông qua lễ

hội và so sánh lễ hội ở các di tích khác có liên quan đến nhân vật được thờ trong di tích

+ Phạm vi thời gi

đình làng Công Đình ra đời cho đến nay Nghiên cứu lễ hội đình làng Công,

lân văn nghiên cứu những giá trị vật thể từ khi Đình hiện nay, đồng thời so sánh với lễ hội đình trước kia dé xem xét những

Trang 8

nghiên cứu và tìm hiểu

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

~_ Phương pháp nghiên cứu liên ngành văn hóa học: Sử học, mỹ thuật, văn hóa dân gian, xã hội học, bảo tảng học ~ Phương pháp so sánh -_ Phương pháp khảo sát, điền đã tại nơi có di tích nằm trong đối tượng nghiên cứu -_ Phương pháp phân tích, tổng hợp ~_ Phương pháp tổng hop 6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐÈ TÀI

~_Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về giá trị trong

nghệ thuật trang trí và điêu khắc của đình làng Công Đình Đồng thời, luận văn

cũng đặt trong mối tương quan với các di tích khác có củng niên đại, có cùng thờ nhân vật Nguyễn Nộn đề tìm ra được nét độc đáo, đặc sắc của di tích đình làng Công Đình

~_ Tập hợp và hệ thống các tư liệu khá đầy đủ về đình Công Đình, đồng

thời bước đầu đánh giá những tư liệu đó

~_ Làm rõ được những giá trị về kiến trúc, điêu khắc, giá trị lễ hội và vai

trò của lễ hội trong đời sống văn hóa công đồng

~ Kết quả nghiên cứu có thể phục vụ cho việc giảng dạy về chuyên ngành bảo tồn di tích lịch sử văn hóa

~_ Làm phong phú thêm tải liệu nghiên cứu về di tích đình Công Đình,

Trang 9

1.1 Tổng quan về làng Công Đình

1.1.1 VỊ trí địa lý- đặc điễm tự nhiên

Làng Công Đình - nay là thôn Công Đình, xã Đình Xuyên, huyện Gia

Lâm, thành phố Hà Nội nằm ở phía Bắc sông Đuống Đình Công Đình nằm

trên địa phận thôn Công Đình, một trong hai thôn của xã Đình Xuyên là Công Đình và Tế Xuyên (ghép một chữ trong tên của hai thôn) thành Đình Xuyên,

huyện Gia Lâm, thành phó Hà Nội Từ thời Hùng Vương, Đình Xuyên nằm trong bộ lạc Rồng của bộ Vũ Ninh [38, tr.7] Trải qua biến thiên của lịch sử trong mấy ngàn năm Bắc thuộc nơi đây nằm trong huyện Long Biên Đình

Xuyên ngày nay là một trong 31 xã thuộc huyện Gia Lâm, phía Bắc giáp hai xã 'Yên Thường và Yên Viên, phía đông và đông nam giáp hai xã Dương Hà và Ninh Hiệp, phía Tây Nam giáp xã Giang Biên Gia Lâm xưa thuộc vùng đất Long Biên, thời Lý thuộc phủ Thiên Đức, thời Trần thuộc lộ Bắc Giang, thời

Hau Lê thuộc phủ Thuan An, tran Kinh Bắc, thời Nguyễn huyện Gia Lâm nằm

trong trấn Kinh Bắc Từ năm 1961 tới nay huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành

Hà Nội Dấu ấn lich sử của cha ông ta từ thời xa xưa còn rải rác khắp các huyện đã minh chứng Gia Lâm là vùng đắt có lịch sử lâu đời, tồn tại hàng ngàn năm và có một nền văn minh sớm với các tầng văn hóa dày đặc Qua khai quật khảo cỗ học tai khu di tích khảo cô học Dương Xá đã cho thấy đây là dấu tích thời

dựng nước cách ngày nay khoảng 3000 năm Những ngôi mộ của các giai doạn muộn hơn cùng với những di vật thuộc các thời kỳ khác nhau từ thời Đông Hán tới Lý, Trằn, Lê .chứng tỏ một quá trình định cư, phát triển liên tục của người

Việt trên đất Gia Lâm trong suốt mấy ngàn năm lịch sử Gia Lâm là vùng đất cô nơi giao thoa của hai nền văn hóa Thăng Long và Kinh Bắc, cách trung tâm

Trang 10

huyện Quế Dương và sông Lục Đầu Hướng Bắc núi Phật Tích, núi Lãm Son,

Châu Sơn Công Đình lại nằm giữa vùng văn hóa rộng lớn bao quanh, đó là

Phù Đồng nơi phát sinh ra anh hùng huyền thoại Thánh Gióng, Cổ Loa với bức tường thành xoắn ốc của Thục Phán Đình Bảng là quê hương triều Lý và vùng,

Dâu- trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta Gia Lâm nói chung, Công Đình

nói riêng là một vùng đắt có bẻ dày lịch sử lâu đời Trải qua mấy ngàn năm lịch

sử với việc tôn tạo, giữ gìn và xây dựng những công trình văn hóa lớn thì hiện nay Gia Lâm luôn tự hào là huyện có số lượng di tích lớn của Hà Nội Gia Lâm

là quê hương của các anh hùng dân tộc và các danh nhân văn hóa nỗi tiếng của nước ta như Phù Đỗng Thiên Vương, Hoàng hậu Nguyên Phi Ÿ Lan , danh tướng thời Lý là Lý Thường Kiệt, Cao Bá Quát Tên tuổi của các vị anh hùng,

danh nhân này gắn liền với các di tích như Đền Phù Đồng, Đền Nguyên Phi Ÿ' Lan, Đình Lệ Mật, đình Sài Đồng

'Về điều kiện tự nhiên, khí hậu của huyện Gia Lam mang đậm đặc trưng của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ là nhiệt đới gió mùa với đặc tính nóng âm, mưa nhiều Nhiệt độ trung bình từ 25 — 30 độ, mùa hè khí hậu có nhiều biến động phức tập như: Giông, bão gây ra những biến đôi lớn vẻ nhiệt độ Lượng mưa

trung bình hàng năm là 1.704mm, độ ẩm không khí bình quân là 82%- 85% Khí hậu huyện Gia Lâm chia làm hai mùa rõ rột: mùa Đông lạnh gần trùng với mùa khô và mùa Hè nắng trùng với mùa bão Bên cạnh đó, Gia Lâm nằm gần sông Đáy cúng với mạng lưới kênh, mương, đầm, hỗ là nguồn cung cấp nước

cho ruộng đồng, đồng thời có khả năng nuôi trông thủy sản phát triển kinh tế, cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân

Trang 11

các nơi tụ tập về đây cư ngụ và làm ăn sinh sóng với 7 dòng họ khác nhau nên có tên gọi là “Tùng Đình thất tộc ” Ấp Tùng Đình thuộc xã Hạ Dương gồm các thôn : Hạ Dương, Ninh Nhân và Lạc Thủy, đến năm 1572 ấp Tùng Đình

được tách ra độc lập thành thôn Tùng Đình Năm 1595 Trịnh Tùng xưng vương

lắn áp cả nhà Lê, uy danh lừng lẫy nhân dân bấy giờ sợ phạm úy của chúa nên đã đổi tên thành Công Đình Trong sắc phong cho vị Thành Hoàng làng đang

thờ, đời vua Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng ngày 02 tháng 02 năm thứ hai( 1741) có đoạn ghỉ: * Hoài Đạo đại vương” là vị tướng có công trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm dưới triều nhà Lý mà xã Công Đình, huyện Đông Ngàn phụng thờ [38, tr 13]

Làng TẾ Xuyên nguồn gốc xa xưa cũng là nơi tập trung mọi người dân ở

các nơi đến để lập nghiệp, lúc mới dân số còn ít, địa danh nơi ở trước là Số Lai ở về phía Đông Nam sông Thiên Đức, sau này gọi chệch đi ( Số Lai thành Só

Lai) Tên gọi lúc ấy là giáp Nội Ninh thuộc xã Phù Ninh Năm 1331 theo lệnh

của triều đình Nhà Trần giáp Nội Ninh được “ Quá giang sa ngụ” có nghĩa là được chuyển từ phía đông sang sang bãi cát phía Tây của sông Thiên Đức dé

cư trú Từ đó nhân dân giáp Nội Ninh bắt tay vào việc khai phá ruộng vườn,

sản xuất nông nghiệp tạo lập cuộc sống và định cư tại đó Đến năm 1572 giáp

Nội Ninh được đổi tên thành trang Ninh Xuyên Năm 1857 đời vua Tự Đức, trang Ninh Xuyên được đổi thành làng Tế Xuyên Qua các tên gọi khác nhau

nhưng dấu tích còn lại như ngôi chùa có tên là * Linh Quang phòng tự” mà trong thần phả của làng thờ vị Thành Hoàng có ghỉ là nhà vua cho phép vị tướng

Trang 12

Cả hai làng của xã Đình Xuyên đều có những nguồn gốc tên gọi khác

nhau Đến tháng 4/1946 thành lập chính quyền xã là xã Công Tế Tháng 8/1949

do yêu cầu nhiệm vụ của cuộc kháng chiến chống Pháp, huyện ủy Từ Sơn quyết

định sát nhập 3 xã : Phù Ninh, Công Tế, Ha Duong thành 1 xã gọi là xã Năng

Ha Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, đến tháng 7/1955 tổng,

kết công tác giảm tô đợt 8, xã Năng Hạ lại được chia thành 3 xã : Ninh Hiệp, Đình Xuyên và Dương Hà thuộc huyện Từ Sơn Tên xã Đình Xuyên có từ đó

cho đến nay Trong lịch sử xã Đình Xuyên cũng như bao làng quê khác ở Việt

Nam luôn luôn phải vượt qua sử thử thách nghiệt ngã của thiên nhiên Cũng chính từ những thử thách ấy đã tao cho nhân dân xã Đình Xuyên một tỉnh thần

đoàn kết cao cả, thương yêu đùm bọc lẫn nhau cũng như chung sức chung tay: để góp phần chiến thắng các tai ương, địch họa

1.1.3 Dân cực

Làng Công Đình xưa kia được dòng sông Thiên Đức bồi đắp phủ sa màu mỡ Đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, canh tác trồng lúa của người Việt cỗ Với điều kiện địa lý thuận lợi ấy nơi đây sớm có cư dân đến

sinh sống và lập cư

Theo các cụ trong làng cho biết, làng Công Đình có khoảng 7-8 dòng họ

sồm họ Nguyễn, họ Lê, họ Vũ, họ Pham „ Dòng họ nào đến đây lập cư sớm nhất thì cũng chưa có tài liệu nào đề cập đến Nhưng dòng họ chiếm số đông trong làng là dòng họ Nguyễn Đây là các dòng họ định cư lâu đời ở làng, đến nay đã được trên 17 đời và số lượng con cháu đông đúc nhát làng Bên cạnh các

Trang 13

cột trụ, đỉnh trụ là bốn chỉm phượng chụm đầu vào nhau tạo hình trái giành giành, phía dưới là đầu vuông thót đáy đặt trên hình mui luyện đắp mặt hỗ phù

Phía dưới bổ khung đắp đề tài rồng, phượng, thân trụ tạo khung cân đối Mái của Miếu lợp ngói ta, bờ nóc đắp đôi rồng chầu mặt trời, bờ dài đắp bac tam

cấp trang trí hình hoa chanh Phân cách giữa các cửa nghỉ môn là những cột trụ

đắp câu đối, bên trên tạo khung trang trí đắp hình hoa lá, rồng chầu mặt nguyệt, vảy rồng là những mảnh gốm cô ốp vào

Hiện nay, miếu Công Đình còn lưu giữ được khá nhiều hiện vật có giá

trị về mặt lịch sử và kiến trúc nghệ thuật như một cuốn thần phả sao chép lại vào thời Tự Đức 18 (1865), 10 đạo sắc phong, sắc sớm nhất có niên hiệu Dương Đức năm thứ 3 (1674)

Trong miếu có hai câu đối: Nhat Nguyệt mông hồi thiên hữu lý Giang sơn thể chỉ địa vô Trần

Dịch nghĩa:

Ngày tháng ước ao trời giúp Lý

Non sông thể chỉ đất không Trần Nhất cảnh an ninh chung thụy khí

Tứ thì cảnh sắc nhẹ mai hương, Dịch nghĩa

Một xóm yên vui hun khí lạ

Trang 14

+ Đần Trúc Lâm

Đền Trúc Lâm còn có tên Nôm là đền Cây Gạo, cổ xưa đền có tên là “Trúc Lâm đài” Đền được xây dựng theo hướng Bắc nhìn ra hồ nước lớn

Ngoài cùng là nghỉ môn (nằm phía bên trái đền ) Nghỉ môn được xây theo kiểu

tứ trụ gồm hai trụ lớn và hai trụ nhỏ Hai cột đồng trụ lớn đinh trụ đắp hình nghê chầu vào nhau, tiếp đến là đấu nắm cơm đặt trên hệ thống mui luyện đắp 'bốn mặt hỗ phù, bốn góc đắp hình rồng dang vân xoắn Nối cột trụ lớn và hai cột nhỏ về hai bên là một bức tường trổ thủng hình chữ “thọ” lớn

Khu đền chính được xây dựng trên nền cao Im, Idi lên xuống bậc tam

cấp ở cả ba gian Phía trước đền mở hệ thống cửa bức ban, mái lợp ngói ta, bờ nóc đắp một bức đại tự đề ba chữ “Trúc Lâm Đài” Hai đầu kìm đắp đấu nắm

cơm, bờ dài đắp bậc tam cắp Nhà tiền tế gồm ba gian xây theo kiểu tường hồi bít đốc, hai bức tường hồi được nối với hai trụ cột ở hiên đền Hai cột trụ cũng được xây dựng theo lối kiến trúc cỏ, thân trụ được tạo khung đẻ viết câu đối

bằng chữ Hán Trên bức tường từ cột trụ vào hiên hai bên tạo hai khung hình

chữ nhật bên trên đắp rồng, cá chép

Tiền tế gồm bốn bộ vì được làm theo kiểu “thượng chồng rường hạ kẻ”, phía dưới đắp ván mê, các hình thức trang trí chủ yếu là vân xoắn lớn, hoa lá

trên nền văn chiện được chạm nỗi với nét chạm phóng khoáng, mạnh mẽ Hậu cung gồm hai gian cung cắm, một gian ở ngoài chung với tiền tế Tiền tế và hậu cung gần như tách biệt, không liên kết với nhau, vì thế ở gian

giữa còn lại bộ cốm ván mê được làm dạng hình chữ nhật Đây là những mảng

Trang 15

cạnh phần cốm mê còn có bức cửa võng làm kiểu chân quỳ dạ cá mang để tài tứ linh, hoa lá sơn son thép vàng đã tạo cho điện thờ thêm phần trang nghiêm lông lẫy

Trải qua thời gian dài tổn tại và phát triển, đến nay đền Trúc Lâm còn lưu giữ một bộ di vật gồm có sáu đạo sắc phong (trong đó năm đạo sắc niên hiệu Cảnh Hưng) Sắc sớm nhất ngày 24 tháng 7 niên hiệu Cảnh Hưng nguyên niên (1740) Một cỗ ngai bài vị mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII Ngai thê hiện kiểu nhiều tầng dải khác nhau, với các nét chạm thủng, chạm nổi, chạm

bong kênh các đề tài trang trí hình linh vật, văn triện hoa lá cách điệu, đây là chiếc ngai đẹp có giá trị nghệ thuật cao Ngoài ra còn có một đôi hạc đồng, hương án gỗ mang phong cách nghệ thuật thế ky XIX Mot tắm bia thời Lê cao 12m , tran bia trên cùng là hình chóp tháp, giữa trang trí hình hoa cúc, xung quanh là

những vân xoắn lớn, diềm bia trang trí hoa dây cách điệu

Đền Trúc Lâm là một công trình kiến trúc có giá trị Trải qua các triều đại phong kiến, di tích vẫn tồn tại trong một cảnh quan khơng gian thống đăng Với cảnh quan trên bến dưới thuyền trong mỗi dịp lễ hội, thấp thoáng sau

những khóm trúc tạo cho đền thêm phần thiêng liêng Cây có cội, nước có

nguồn, đền Trúc Lâm cùng với chùa Linh Quang và đình miéu Công Đình là

một cụm di tích tiêu biểu trong quần thể kiến trúc có quan hệ mật thiết và gắn bó với nhau Đền Trúc Lâm được Bộ Văn hóa — Thông tin ra quyết định xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1992 Khi nghiên cứu về ngôi đền Trúc

Lâm chúng tôi nhận thấy rằng, xưa kia nhân dân vẫn quen gọi Đền Trúc Lâm

là Miếu Cây Gạo hoặc Miều Trúc Lâm Qua quá trình khảo sát chúng tôi nhận

Trang 16

có nguồn gốc xuất thân từ tự nhiên ( Nhiên thần), có thể những vị thần là những nhân vật lịch sử có thật ( Nhân thần), cũng có thể là Vật thần Các vị thần dù

có xuất thân như nào đi nữa thì đều tồn tại những yếu tố phi thường, kì ảo thậm chí hoang đường để các thần khác người hơn, linh thiêng, kì diệu hơn Chính vì thế, việc tìm ra nguồn gốc các vị thần được thờ đòi hỏi phải có sự nghiên cứu chu đáo và kĩ lưỡng, có như vậy chúng ta mới tìm hiểu được bản chất của vấn đề

Để tìm hiểu về vị thần được thờ tại đình làng Công Đình có thể căn cứ trên rất nhiều các nguồn tư liệu khác nhau đã thu thập được trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài này Trong đó phải kế đến một số nguồn tư liệu như cuốn

thần phả, các tư liệu sắc phong hiện đang lưu giữ ở Đình và các nguồn tư liệu

trong dân gian trong quá trình khảo sát điền dã cũng như qua một số cuốn sử

biên niên, tư liệu ở các di tích cùng thờ ngài

Nguồn tư liệu có thể nói chính xác nhất về đối tượng được thờ trong di tích đình làng Công Đình chúng ta phải nói tới đó là toàn bộ hệ thống sắc phong

Trước kia, Nhà nước phong kiến chủ trương phong sắc cho các vị thần được thờ ở các làng xã, tùy theo công trạng của thần mà triều đình phong sắc thượng đẳng thần, trung đẳng thần và hạ đẳng thần Theo hệ thống sắc phong hiện nay

còn lưu giữ được ở Đình làng Công Đình và trong Đền Trúc Lâm cũng như

miếu Công Đình như đã đề cập ở phần trên chúng tôi thấy rằng Đình làng Công

Dinh thờ nhị vị Thành hoàng đó là * Cây gạo tôn than” và “ Hoai Dao Vuong Nguyễn Nộn” Ở đây có hai lớp nhân vật một là lớp thành hoàng là * Thần Cây sao” và lớp thứ hai là lớp * Nhân thần — cụ thé ở đây là chính thần”

“Trước tiên xin nói đến lớp đầu tiên là thờ “ Cây gạo tôn thần”, theo thần

Trang 17

gió to, cây gạo đỗ ngang sông Nhờ đó mà vua qua được và thoát nạn Về sau

khi đánh thắng được giặc vua bèn phong cho Cây Gạo làm Đại vương và cho

nhân dân xã ở đây lập miéu thờ Tuy nhiên khi hỏi đến vị vua mà các cụ cao

niên nhắc đến là vua nào thì các cụ không rõ Khi khảo sát di tích đền Trúc lâm

có một câu đối với nội dung :

.Miên mộc hoành giang, nhất trận uy phong quyên tự cố

Tùng đình lap miéu, thiên trụ trắng lệ ngật vu hàm "Nghĩa là:

'Cây gạo chắn ngang sông, một trận gió uy quyền tự cố

Dinh Ting dựng tôn miễu, ngàn thu tráng lệ mãi ngày nay

Việc thờ Cây Gạo tôn thin chính xác từ thời gian nào không thấy cuốn thần phả của làng nhắc đến Một đối tượng được thờ như trường hợp của Cây Gạo tôn thần cũng được người dân gán cho công trạng rồi thiêng hóa đối tượng được thờ Trong trường hợp này là cây thiêng, theo tư liệu khảo sát thực tế ở làng,

mà chúng tôi thu thập được thì trong dân gian còn nhắc đến câu chuyện như sau: Có một lần Đức Hoài Đạo Vương đi đánh giặc và ngủ lại bên đẻ, ông đã khấn rằng: Lần này đi đánh giặc phỏ vua giúp nước xin thần phù hộ Nếu được như lời sẽ trả ơn Sau khi thắng trận ông được nhà vua thưởng rất hậu, song ông,

không nhận mà chỉ xin vua ban cho ba ngôi nhà của giặc để cho dân dựng đình 'Được vua đồng ý, ông cho dân chở ba ngôi nhà nhà theo đòng sông Thiên

Đức về làng, nhưng khi đến đền Trúc Lâm, hai ngôi nhà trước qua được, còn

ngôi nhà thứ ba không nhúc nhích Ông vào đền khan than Cay Gao, xin trả ơn thần là đem ngôi nhà này dựng đình cho làng Công Đình Khắn xong lập tức ngôi nhà ấy kéo lên được và dựng lên ngôi đình hiện nay Vị trí mà Đức Hoài

Dao Vuong nằm ngủ ngày nay chính là đền Trúc Lâm nằm bên bờ sông Thiên Đức, phong cảnh xung quanh đền sằm uất và đẹp Việc thờ Cây gạo tôn thần

Trang 18

Việt cỗ đó là tín ngưỡng thờ cây hay tục thờ cây Trong tư duy của người Việt quan điểm vạn vật hữu linh được thể hiện qua các việc thờ các thần cây, đá,

nước cùng với quan niệm đó là biểu hiện của các nghỉ lễ gắn sông nước, tục đua thuyền, hiến tế thần sông Người ta tin rằng con người và cây cỏ có mối quan hệ qua lại với nhau Vì vậy, nếu một ai đó trong gia đình chết đi, cây cối trong vườn nhà — đặc biệt những cây do người quá cố trực tiếp trồng và chăm sóc — đều phải để tang Người ta dùng vôi trắng quyét lên thân cây hoặc lá cây

Có thể đeo/buộc một mảnh khăn trắng — khăn tang quanh gốc hoặc cành cây đẻ

chứng tỏ sự liên hệ giữa người đã khuất và các cây cối trong nhà Như vậy, cây

được hiểu đó chính là câ

mộc như Việt Nam, mối liên hệ giữa cây và người, cây và thần thánh, cây và sinh mệnh, cây thiêng Với đất nước có nhiều thảo

sự thiêng liêng được kết gắn chặt chẽ trong đời sống tâm linh Chính thế, đến với di tích nào chúng ta cũng bắt gặp những loài cây thiêng được trồng xung quanh như cây gạo, cây da, cây sỉ, cây muỗm, đại, bồ đề, thông Cây thiêng

thường là nơi con người gửi tới những khẩn cầu, mong muốn, nguyện ước về may mắn, xa rời bắt hạnh, rủi ro Chúng ta vẫn thường thấy ngoài các loại cây thiêng được trồng quanh khu vực trong di tích chùa, đền, đình, miều hay chợ của không gian làng xã Việt, còn lưu nhiều dấu vét tâm linh như những ông

bình vôi, những cối đá cũ, chảy giã cua sứt mẻ, những hòn đá kỳ dị, những hòn

đá đã từng là ông đầu rau được gửi/đẻ quanh thân cây, gốc cây Tức từ mối liên hệ giữa cây và người mãi mãi trở thành một biêu tượng để con người

Trang 19

thờ Cây gạo tôn thần trong di tích Đình làng Công Đình có thé thấy đây có tin hiệu của lớp văn hóa khá sớm

ï thần thứ hai được thờ ở đình là một vị nhân than, ông được phong là

Thượng đăng thân, Hoài Đạo Vương Nguyễn Nộn Trong chính sử những tư

liệu ghỉ chép về ông có khá nhiều như Việt sử tiêu án, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử lược Các tài liệu này cho rằng: Nguyễn Nộn (2? - 1219 hoặc 1299)

Theo một số gia phả họ Nguyễn, Nguyễn Nộn là cháu 5 đời của Nguyễn Bặc và là tổ của họ Nguyễn Gia Miêu (Tống Sơn - Thanh Hố), là tơ tiên các chúa Nguyễn Tuy nhiên, chính sử nhà Nguyễn không xác nhận điều này Sách Khám

định Việt sử Thông giám cương mục của chính nhà Nguyễn - hậu thế của các

chúa Nguyễn - xác nhận Nguyễn Nộn là "người làng Phù Minh, huyện Tiên

Du" (nay là Phù Dực, thuộc xã Phù Đồng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) Như vậy

Nguyễn Nộn không phải người Tống Sơn - Thanh Hoá Riêng về quan hệ giữa Nguyễn Bặc và Nguyễn Nộn cũng có những nghỉ vấn Nguyễn Bac mất năm 979 thọ 56 tuổi, Nguyễn Nộn là cháu 5 đời, mắt vì bệnh năm 1229 Sau ngày

thành lập (1226), nhà Trần còn gả công chúa Ngoạn Thiềm cho Nộn để lung lạc và làm "gián điệp" đưa tin của Nộn ra ngoài (nhưng không thành công) Giả

sử Nguyễn Nộn còn khỏe thì lúc mất cũng khoảng 70 tuổi, tức là sinh khoảng năm 1160 Con Nguyễn Bặc là Nguyễn Đệ làm quan dưới thời Lê Đại Hành (mắt năm 1005) Tính ra từ Nguyễn Đê tới Nguyễn Nộn là trên 60 năm mới sinh ra 1 thế hệ, như vậy có thể các thế hệ kế tục nhau được ghỉ trong gia pha đều là con thứ, thậm chí con út Dù điều đó vẫn có thể xảy ra nhưng khoảng cách này không hợp lý, nhất là người xưa thường kết hôn sớm và tuổi thọ thấp

Các phả hệ dòng tộc của Việt Nam đều có khoảng cách giữa các thế hệ chỉ 30 ~ 35 năm

Hiện nay căn cứ vào một số tư liệu còn ghi chép về ông chúng ta có thể

Trang 20

thay nắm quyền điều hành việc triều đình Thế quân của Nguyễn Nộn ngày cảng mạnh Nguyễn Nộn chiếm cứ Bắc Giang, Đoàn Thượng chiếm cứ Hồng

Châu Năm 1225, Trần Thủ Độ chủ xướng việc nhà Trần thay nhà Lý và lo việc

đánh dẹp Tuy nhiên bấy giờ Nguyễn Nộn và Đoàn Thượng binh thé còn mạnh, chưa dễ hàng phục được, Trằn Thủ Độ bèn phong cho Nộn làm Hoài Đạo

Vương, chia cho các huyện Bắc Giang Thượng, Bắc Giang Hạ, Đông Ngạn Tháng 12 năm 1228, Nguyễn Nộn đánh bại giết chết Đoàn Thượng Nhân đó ông gộp cả quân của Thượng, cướp bắt con trai, con gái, tài sản, trâu ngựa đất Hồng Châu Con của Thượng là Văn đem gia thuộc đến hàng Thanh thế của Nguyễn Nộn rất lừng lẫy Trần Thủ Độ lo lắng, chia quân chống giữ và sai sứ đem thư đến chúc mừng, gia phong Nộn làm Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương

Sau đó Thủ Độ lại đưa công chúa Ngoạn Thiềm gả cho ông để ngầm dò la tin tức, Biết ý Thủ Độ muốn dùng công chúa để lung lạc mình và dò la tin tức, ông chia nha tướng canh giữ riêng chỗ công chúa ở Vì thể công chúa không

thể báo được tin gì cho triều đình Tháng 3 năm 1229, Nguyễn Nộn tự xưng là

Đại Thắng Vương, ham chơi buông thả, chè chén chơi bời bừa bãi Tuy nhiên,

ông cũng tự lượng sức biết thế mình không thể cùng đối lập với nhà Trần, định đến tháng 10 sẽ vào chẳu, song còn do dự chưa quyết Cuối năm đó ông ốm nặng, triều đình sai nội nhân tới hỏi thăm, Nguyễn Nộn có gượng ăn cơm, phi

ngựa để tô ra còn khoẻ mạnh Nhưng không bao lâu thì ông qua đời Lực lượng của ông nhanh chóng tan rã [37, tr 439 - 440] So sánh các nguồn sử liệu có

nhắc tới Hoài Đạo Vương Nguyễn Nộn có thể thấy Đại Việt sử lược phản ánh hoạt động của Nguyễn Nộn từ năm 1213 tới 1219, còn Đại việt Sử ký toàn thư và Khâm Định Việt sử thông giám cương mục nêu hành trạng của ông từ 1218

đến 1229 Theo nhận định của một số nhà nghiên cứu, Nguyễn Nộn tham gia chính trường từ năm 1213 và theo như Đại Việt sử lược phản ánh Tuy nhiên,

Trang 21

sau một trận thua quân Trần Tự Khánh, vợ con Nguyễn Nộn đều bị bắt Nguyễn Nộn mang theo 100 người về giữ Phù Ninh” và sau đó vẫn còn sống chứ không “6m chết" như Đại Việt sử lược nêu Ông tiếp tục tái lập lực lượng và giữ được Bắc Giang Những hành trạng sau đó của ông như được gả công chúa Ngoạn

'Thiềm, giết được sứ quân Đoàn Thượng và xưng Hoài Vũ Đạo vương Ông ốm chết năm 1229

Như vậy, về các nhân vật được thờ trong di tích đình làng Công Đình có sự tích hợp của nhiều lớp văn hóa Theo nhận định, lớp thờ thần cây là lớp văn

hóa sớm Theo PGS Nguyễn Duy Hinh thần cây được biết trong dân gian nhiều nhất là cây đa, thần cây gạo [18, tr.269] Điều này cũng gặp ở nhiều các di tích khác ở một số vùng ở đồng bằng Bắc Bộ Lớp nhân vật thứ hai là một nhân

thần, một người có công với triều đình và có công với dân làng Công Đình, khi

ông mắt được dân làng thờ và triều đình phong sắc

Theo PGS Nguyễn Duy Hinh Thành hoàng nước ta có hai chức năng: Hộ quốc, tí dân Chức năng tí dân là chức năng cơ bản, vì đó mà nhân dân làng thờ Thần làng phỏ hộ nhân dân, đem lại mưa than gió hòa, xã hội an ninh, không bị tai ương thiên tai địch họa [18, tr.263 ]'Chức năng hộ quốc là đại diện cho vua cai tri cde thin Ling và nhân dân, tham gia chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân

tộc Tiêu chuẩn phong thành hoàng trước tiên là phải hộ quốc tưc bảo vệ quốc gia, là chống xâm lăng bảo vệ ngôi vua [18, tr.263] Cây gạo tôn thần và Hoài

Đạo Vương Nguyễn Nộn có công với nước và với đân làng Công Đình Đặc biệt sau khi hóa, Hoài Đạo Vương Nguyễn Nộn là một vị thánh luôn luôn che chở, cho nhân dân nên dân làng Công Đình nhận thấy sự linh thiêng , linh ứng nên muốn lập nơi thờ Ngài Và có một điều đặc biệt ở di tích này là mỗi vị Thành

hoàng đều được thờ ở một vị trí riêng ( đền Trúc Lâm thờ Cây gạo tôn thần, miếu

Cơng Đình thờ Hồi Đạo Vương Nguyễn Nộn) Mối quan hệ giữa đình Công

Trang 22

chặt chẽ Theo quan niệm dân gian “ đình chung, miéu sé”, thì đình là nơi thần

làm việc, miễu là nơi thần ở Nhưng dù ở đâu thì Thành hoàng vẫn là người bảo

trợ cho làng, có thể ban phúc cho dân làng

Đối với “ Cây Gạo tôn thần” đây vốn là vật thần nhưng cũng được linh

thiêng hóa đó là nghe được những lời thinh cầu của Hoài Đạo Vương Nguyễn

Nôn và giúp ông đánh thắng giặc Thế rồi khi ông được vua ban tặng ba ngôi

nhà của giặc Bàu thì trong quá trình chuyển về để dựng đình khi đi qua Miều

Trúc Lâm thì tòa nhà thứ ba không thê di chuyển được, ông đành cúng bái và xin với Đức Cây Gạo và nhân dân vớt được ngôi nhà đó để về dựng đình như vị trí ngày nay Còn đối với Đức Thánh Nguyễn Nộn, ông là nhân vật lịch sử

đã được ghi chép lại trong các sách sử Mặc dù các tư liệu không giống nhau nhưng cũng có thể cho chúng ta khẳng định ông sống vào cuối đời Lý đầu thờ nhà Trần Quá trình thiêng hóa Hoài Đạo Vương Nguyễn Nộn cũng được lưu

truyền trong dân gian rất nhiều chủ yếu là qua truyền miệng mà ít được ghỉ

chép vào trong các tài liệu thư tịch Nhìn chung các cụ cao niên trong làng Công

Đình kể về Đức thánh Nguyễn Nộn là người rắt thiêng Đức thánh có thể che

trở cho dân làng khỏi những tai ương dịch họa nhưng đồng thời cũng có thể

trừng trị những người chưa tốt Nhân dân thường đến đẻ cầu khắn và mỗi khi

gặp khó khăn trở ngại thì Đức Thánh lại linh ứng và giúp dân làng Dân làng

thấy mọi việc đề linh nghiệm vì vậy càng ngày trong tâm thức của nhân dân

làng Công Đình càng tôn kính 18 cn trọng hơn

1.2.2 Niên đại xây dựng và những lần trùng tu, tu sửa đình Công Đình trong lich sử:

Trang 23

Ninh, thuộc đòng họ Nguyễn Lãng, xuất thân nhà nghèo, khi còn nhỏ thường đi chăn trâu, chăn ngựa thuê Làng Phù Ninh lúc đó rơi vào cảnh đói kém, nhà

của Tả Phủ có ý định đến một nơi khác để kiếm ăn, được chị gái cho một ít gạo và một ít tiền, ông liền ra đi và lang thang ở nhiều nơi, cuối cùng ông cũng tìm thấy một ngôi miếu gọi là miếu Trúc Lâm ( Miếu Cây Gạo) rồi nằm đó ngủ ‘Nita dém ông thức dậy và khấn với thần rằng “ Lần này xin đi kiếm ăn và đánh giặc để phò vua, giúp nước, xin thần phù hộ nếu được xin sẽ trả ơn Tả Phủ

chưa biết làm gì thì gặp một đoàn chăn ngựa, loại ngựa Bắt Kham ( ngựa của nhà vua ) mà khó ai có thể chăn đắt được Tả Phủ đã đến xin quan cho mình được chăn dắt đàn ngựa đó và quan đã đồng ý Khi Tả Phủ chăn ngựa, đàn ngựa tỏ ra nghe lời, nên Tả Phủ không những chăn được ngựa mà còn được quan yêu

mến Nhân lúc đó có giặc Bầu nổi lên ở vùng ngược, Tả Phủ đã xin đi đánh giặc, được chọn vào đoàn quân đẹp giặc và được cử làm thám tử Trong chiến đấu, ông tỏ ra gan rạ, nhanh nhẹn và mưu trí, nhờ vậy mà ông nắm được rất nhiều thông tin của giặc Rồi ông còn giả làm người ăn mặc rách rưới đến trại giặc, lừa cho giặc uống rượu say, rồi ra hiệu cho quân nhà vua tiến vào đánh, vì thế mà quân giặc thua to còn quân nhà vua thì giành thắng lợi lớn Với chiến

công to lớn, ông được nhà vua và triều đình phong cho chức “ Tân nhật nhất phong” Sau khi nhận được chức tước Tả Phủ nhớ về * Thần cây Gạo” ở Miễu Trúc Lâm để trả ơn Nhà vua còn phong cho ông nhiều đắt cát nhưng ông không nhận và ông chi xin nhà vua cho 3 ngôi nhà của giặc Bầu là nhà an, nhà ngủ và

nhà khách để đưa về cho dân làng dựng đình, làm nơi thờ cúng và ghỉ công của

Trang 24

nhắc đến việc Đức thánh sau khi đi đánh giặc thắng tran trở về được nhà vua ban thưởng nhưng chỉ nhận có ba ngôi nhà là nhà ăn, nhà khách và nhà ngủ của

giặc Bàu về để dựng Đình cho dân vùng này Ngôi thứ nhất ở Phù Ninh xã Ninh

Hiệp nay đã bị phá hủy hồn tồn, ngơi thứ hai ở đội 8 xã Ninh Hiệp nay chính là di tích Đình Ninh Giang, và ngôi thứ ba là Đình làng Công Đình Trong phạm vi bài viết này, tác giả luận văn tập trung nghiên cứu về ngôi đình Ninh Giang

Đình Ninh Giang thuộc xóm 8, xã Ninh Hiệp,huyện Gia Lâm, Hà Nội

Theo bài văn được ghỉ trên tắm bia “ Hậu thần bi ký” thì đình được xây dung

vào năm Ất Ty ( 1605) và hoàn thành năm Đỉnh Mùi ( 1607) Đình được trùng tu sửa chữa lớn vào năm Minh Mệnh thứ 5 ( 1825) Phương đình của đình Ninh Giang được xây dựng năm 1910 Đình Ninh Giang được xây dựng xưa nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng Đình Ninh Giang cũng thờ Hoài Đạo Vương Nguyễn Nộn là một người có công với nước Những công

tích của ông đã được ca ngợi, truyền tụng trong nhân dân, trong sử sách, ông đã được các triều vua ban sắc phong tặng là Hoài Đạo Vuong , Hoài Đạo Hiếu 'Vũ Vương và cho phép nhân dân lập đền thờ ở nhiều nơi Sách Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử lược, Việt sử tiêu án đều nhắc đến nhân vật Nguyễn Nộn Trong thần tích Đình Công Đình, đình Ninh Giang có ghi chép khá nhiều về ông Việc phụng thờ thần Nguyễn Nộn làm thành hoàng đã thê hiện một truyền thống quý báu của dân tộc ta và thể thể hiện cách ứng xử đẹp với quá khứ

Ngoài việc thờ Nguyễn Nộn làm thành hoàng thì ở đỉnh Ninh Giang còn thờ

thần °

Lý Nhũ Thái lão dược sư thần linh” Trước đây Hoài Đạo Vương Nguyễn Nộn được thờ tại Điểm Kiều ( xóm 6), sau nhân dân rước ngai , bai vi về thờ ở đây Hàng năm, dân làng vẫn duy trì lễ hội vào các ngày mùng 10 tháng Hai âm lịch

Trang 25

làng, quy mô lớn với nhiều nếp nhà ngang dọc Đình có những nét đẹp riêng so

với các kiến trúc trong vùng hiện còn Những nét đẹp cổ kính này được khẳng

định qua bố cục hợp lý của các công trình kiến trúc rất hài hòa với cảnh quan thiên nhiên Các kiến trúc này được bố trí bao gồm các hạng mục như sau: Nghỉ

môn đình được nhân dân công đức xây dựng lại có trang trí nhiều hoa văn tứ

linh Hai trụ cao ở giữa, đỉnh trụ đắp nôi bốn con chim phượng đầu ở dưới quay

ra bốn phía đuôi ở trên xòe ra chụm vào tạo thành trái giảnh giảnh „ dưới là hình

lồng đèn Trong các ô đèn trang trí tứ quý, hai trụ ngoài thấp hơn, đỉnh trụ đắp hình hai con nghê trong tư thế chầu vào nhau Qua nghi môn là một sân gạch rộng dẫn vào khu kiến trúc chính của đình Tòa Phương đình làm theo kiểu hai tầng tám mái , bờ nóc đắp nỗi hình lưỡng long chầu nguyệt, thân rồng và mặt

nguyệt đều được ghép bằng mảnh sứ vẽ hoa lam Hai bờ nóc đắp hình hai con kìm hình đầu rồng được cuộn vòng lửa, kìm hướng đầu vào nóc mái, miệng

kìm ngâm bờ nóc Hai đầu bờ dải mái thượng mặt tiền đắp hình hai con nghê,, nghê đang trong tư thế chạy vào trong mái, bốn góc đao mái thượng tạo dáng cong vút Phần cỗ diêm ngăn cách giữa mái thượng và mái hạ được bưng bing ván kín, tạo diện trang trí hoa văn hình rồng phượng

Tiếp đến là Đại đình là kiểu nhà ngang 4 mái trên bờ nóc cũng đắp hình rồng chầu mặt nguyệt Đại đình bao gồm 3 gian 2 chái, gian giữa rộng hơn các gian bên Bộ khung gỗ nhà Đại đình rất bề thế Dưới bàn tay của các nghệ nhân xưa, trang trí kiến trúc tập trung chủ yếu vào các đề tài văn mây, rồng đuôi

xoắn, văn thực vật, đao mác các mảng chạm này mang phong cách nghệ thuật cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn Vẻ đẹp của ngôi đình được thể hiện trên các mô tip trang trí nghệ thuật ở các đầu dư, cn mê, các con rường, bảy hiên, đấu kê

trên các thức vì với đề tài quen thuộc như rồng, văn mây xoắn, hoa văn thực vật, đao mác, lá hóa rồng, hô phù rất phong phú Nhìn chung đình Ninh Giang

Trang 26

Hậu cung gồm ba gian nhà dọc nối với hai gian giữa tòa Đại đình Ngăn

cách bằng bộ cửa, chính giữa là cửa bite ban, hai bên có hai cửa nhỏ tạo lối vào

trong cung cắm.Trong hậu cung có đặt long ngai, bài vị, các đồ tế khí,nửa ngoài để trống trên đặt mâm bồng, bát hương và các đồ tế tự khác

Như vậy qua di tích cùng thờ Hoài Đạo Vương Nguyễn Nộn chúng ta có

thể rút ra một số nhận định Ông là người có công với nước với dân, với triều

đình, nhằm nghỉ nhận những công lao cũng như những đóng góp của ông ,

người dân nhiều nơi đã lập nên những đền, miều, đình làng đề thờ ông Đó là những công trình đề thờ cúng và tôn vinh ông là vị thần bảo hộ cho làng từ xưa đến nay

CHUONG 2

GIÁ TRỊ KIÊN TRÚC, NGHỆ THUAT ĐÌNH LANG CONG BINH

2.1.1 Không gian cảnh quan

Người Việt từ thuở xa xưa khi dựng làng, lập ấp đã biết chọn thế đất, vừa thuận lợi cho làm ăn và sinh hoạt vừa tận dụng những lợi thế của tự nhiên Khi

dựng đình, ngôi kiến trúc quan trọng bậc nhất của cả làng người ta rat thận trọng khi kén hướng đình, vì tin rằng hướng đình liên quan đến sinh mện, họa phúc của cả làng [21, tr.72] Ở một số làng, khi trong làng xảy ra nhiều chuyện tai ương, bệnh tật, làm ăn thắt bát thì dân làng cho rằng do hướng đình không thuận 'Hơn nữa, đình làng từ xa xưa vốn mang trong mình nhiều chức năng Ngoài chức

Trang 27

được xem như một trung tâm hành chính, văn hóa, là trụ sở chính của làng, nơi hội họp của làng xã, nơi xử lý các công việc của làng theo hương ước

'Với chức năng “mở” như vậy, có thể xem đình cơ sở tín ngưỡng chính của

làng, và việc lựa chọn thé đắt tốt, đủ điều kiện, tiêu chuẩn để tiền hành xây dựng

luôn là việc tối quan trọng

Người xưa, khi lựa chọn thế đất, luôn tuân thủ thuật phong thủy Di tích

linh thiêng phải nằm trong dòng chảy sinh lực của rời đắt vũ trụ Dòng chảy

sinh lực ấy phải hội tụ các điều: vùng đất cao ráo, sạch sẽ, cây cỏ tươi tốt, chim

muông hội tụ,

Đình làng là công trình kiến trúc mà trong đó nó chứa đựng nhiều giá trị

văn hóa Chính vì đình là ngôi nha chung của cả làng nên việc xây dựng đình luôn là công việc mà cả làng dành sự quan tâm hàng đầu Trong đó, việc chọn

địa điểm đề xây dựng là yếu tố rất quan trọng, nó được quy định bởi những yếu tố phong thủy Hai yếu tố đất và nước rất được coi trọng nó liên quan đến sự sinh sôi nây nở, phát triển của con người và vạn vật Thông thường, đất đề chọn xây

dựng đình phải ở khu đắt cao ráo, quang đăng, thoáng mát, phải đảm bảo yếu tổ tụ thủy, có thé là dòng chảy của ao hd, đầm lạch để tạo nên sự đối đãi âm đương trong một ước vọng về sur phdn thực Việc lựa chọn và đặt ngôi đình ở vị

trí đắc địa của làng và hợp với thế đất của làng là ước vọng được thần linh che

chở cho dân làng luôn được dân khang vật thịnh Trong không gian chung, các

công trình kiến trúc cổ truyền của người Việt được xây dựng thường chịu sự chỉ phối của những yếu tố phong thủy

Đình làng Công Đình được lựa chọn hướng đắt rất cần thận, đình quay về hướng Tây Nam Hướng Tây là hướng mà nhiều ngôi đình noi theo, mặc dù về mặt khí hậu hướng này rất nóng nhất là vào mùa hè Nhưng về mặt tâm linh,

người ta cho là hướng này phù hợp với quy luật âm dương thuận hòa vì mặt

Trang 28

tạo cho bố cục của kiến trúc có dạng chữ Đình Các bộ phận kiến trúc được tập trung trong một không gian kiến trúc thống nhất kết hợp với yếu tổ sân vườn

đã làm tăng thêm vẻ đẹp và ý nghĩa tâm linh của ngôi đình nơi làng quê

2.1.3 Kết cấu các đơn nguyên kiến trúc

Kiến trúc đình làng Công Đình là sự tiếp nối liền mạch của kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam và đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật kiến trúc dân gian

mang đậm phong cách nghệ thuật thế kỳ XVIL Ở mỗi ngôi đình, chúng ta đều

nhận thấy ở đó có cấu trúc hoàn chỉnh, đáp ứng công năng sử dụng và mang đầy đủ dấu ấn lịch sử thời gian xây dựng Nghiên cứu ngôi đình làng Công

Đình, xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, chúng tôi thấy đây là một ngôi đình có niên đại khởi dựng vào năm Cảnh Trị thứ 6, trong quá trình tồn đại cũng đã qua nhiều lần trùng tu, tu sửa, tôn tạo vào thời Cảnh Hưng và triều Nguyễn với kết cấu kiến trúc hoàn chỉnh, chặt chẽ, tiện về công năng sử

dụng, có tỉ lệ thích hợp; với những đặc trưng kiến trúc, nghệ thuật của nhiều

giai đoạn lịch sử khác nhau Đình Công Đình mang đậm phong cách nghệ thuật

thế kỷ XVII, tuy nhiên cũng để lại dấu ấn với các đơn nguyên kiến trúc muộn

hơn

~ Aghi môn

Người xưa khi xây dựng nghỉ môn trong các công trình kiến trúc tôn giáo

tín ngưỡng với mục đích nhằm khẳng định về vị thế và vị trí của công trình cụ

thể đó Việc xây dựng Nghĩ môn - tuy chỉ là một đơn nguyên kiến trúc của đình (đền, miếu ) song đã mang ý nghĩa về tâm linh sâu sắc Đó là điểm khởi đầu

tiên của đình và là ranh giới ngưỡng chỉ ngăn cách giữa cõi trần gian và chốn

thần linh Đồng thời, nó đã đáp ứng cho nhu cầu thẩm mĩ và tạo ra ranh giới để bảo vệ di tích

Nghỉ môn đình làng Công Đình được xây dựng ngay sát trục đường của

Trang 29

tôn

thế uy nghỉ Nghỉ môn đình làng Công Đình không làm giống như nghị thông thường là trên đường thần đạo mà nó được mở ở phía bên trái của sân đình Nghỉ môn được làm theo kiểu thức trụ biểu với một cửa chính và hai cửa phụ Cửa chính là hai trụ biểu lớn, thân trụ có tiết diện vuông, đinh trụ đắp tứ phượng Hình tượng con phượng ở nghỉ môn đình theo quan niệm dân gian là

linh vật biểu hiện cho tầng trên thường thấy trong mỹ thuật cô truyền của người ý, mắt là mặt trăng, mặt trời, lưng cõng bầu trời,

Viét Nam là: Đầu đội công

đuôi là các vì tinh tú, cánh là gió, chân là đắt, lông là cây cỏ nó là biểu tượng

của vũ trụ, tượng trưng cho sự vận chuyên của bu trời gắn với quyền năng của

thánh nhân Phượng đứng trên trụ biểu tượng cho trục âm dương, nối âm dương

với thể giới tâm linh, đem sinh khí từ trời cha truyền xuống cho đất mẹ, tạo nên

hạnh phúc cho mn lồi sinh sôi và mùa màng được bội thu Bên dưới phượng được tạo dáng thắt cổ bồng qua một đấu vuông, tiếp đến là ô lồng đèn, mat dip nổi hình tượng Tứ linh Ở hai bên của chính là hai cột trụ biểu có tiết diện

vuông, trang trí phong phú nẹp vữa chạy dọc trụ biểu và có đắp các đôi câu đối chữ Hán Chân đề thắt cổ bồng cùng gờ chỉ chạy quanh Thân cột làm mặt lõm, đầu trên có đắp ô lồng đèn bốn mặt trang trí tứ linh

~ Tòa Phương đình

Phương đình là một tòa nhà vuông, được dựng ngay sau nghĩ môn, liễn

ngay trước gian giữa Đại bái, làm thành một trục thần đạo đăng đối cho ngôi đình Toàn bộ sức nặng của tòa Phương đình được dổn xuống 16 cột gỗ lim to,

các cột này đã trên những tảng kê bằng đá xanh, riêng 4 cột cái ở giữa là 4 chân tảng kê tròn cổ lượn hình trái giành, bốn góc là bốn cột xây bằng gạch đỡ các đầu đao, bốn phía mặt Phương đình để trống thoáng Tòa Phương đình quy mô không lớn nhưng là một kiến trúc đẹp thể hiện sự sáng tạo của các nghệ nhân xa để lại cho đời sau Tòa Phương đình là công trình có nền hình vuông với hai

Trang 30

phin ba dai va bờ guột được trang trí bởi dai hoa chanh với hoa văn lá lật, phin cổ diêm được tôn cao lên để đỡ phần mái trên Giữa hai lớp mai có trang trí

hình tượng lưỡng long chầu nhật Bộ vì nóc của tòa Phương đình được kết cấu

theo kiểu “ chồng rường trụ trốn” [PL ảnh số 12] Đỡ thượng lương là một đấu

hình thuyền có khắc chữ thọ và phần dưới được đỡ bằng một con rường bám mộng vào cột trốn Hai cột trốn hai bên đặt chân lên trên câu đầu Bên cạnh hai cột trồn là hệ thống rường cụt được đặt trên câu đầu khá vững chắc, các kẻ góc được tạo tác đơn giản, được bào trơn kẻ soi và phần cỗ diêm có tạo các ô để giảm bớt đi sự khô cứng của kết cấu kiến trúc Tuy thức kiến trúc vì nóc của tòa Phương đình có kết cấu tương đối đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được kết \u vững chắc cho tồn bộ cơng trình Các kẻ cốn và đầu dư đều được chạm nổi bong kênh với các trang trí hình rồng và lá lật Đặc biệt trên phần câu đầu còn lưu lại dòng chữ hán ghỉ niên đại khởi dựng của tòa Phương đình: Hoàng

triều Bảo Đại tứ niên, tué thir Kỷ Ty thập nhất nguyệt sơ tứ nhật thụ trụ thượng

lương Tùng Đình danh tại tích Đình Xuyên sáng ư kim ngân ước tam thiên kế

nhãn đồng nhất hảo tâm” [PL ảnh số 13] Tạm dịch là: “ Tòa nhà được xây

được xây vào ngày mùng 4 tháng Mười một năm 1929 và ghỉ xưa kia tên được ưu truyền lại đó là ấp Tùng Đình”

Trên hai xà đọc thượng đặt hai bộ vì nóc ván mê đỡ thượng lương và các hoành của hai mái chính Hai mái hồi làm nhỏ hơn so với kiểu mái hiên Bờ trên

mái hồi đắp vữa luyện kiêu vi ruồi có lưỡi trai rộng quay lên trên tạo dáng lạ Hai vi ruồi này ngăn ảnh hưởng của mưa, nắng cho bộ khung gỗ bên trong

~ Tòa Đại bái

“Tòa Đại bái đình làng Công Đình là một ngôi nhà ngang có ba gian hai

chái lớn kéo dài về hai bên Ở Đại bái là nơi tiến hành các hoạt động tế lễ ở đình

Trang 31

thiêng, các mặt còn lại mở ra tróng thoáng, phối hợp với các hạng mục khác đáp ứng các công năng sử dụng theo yêu cầu

Mặt nền của tòa Đại bái được làm cao hơn so với mặt sân Xung quanh nền phía ngoài tòa Đại bái của đình được bó vỉa bằng đá xanh và gạch nung

Đá bó via ở đình mang nhiều ý nghĩa về mặt tâm linh Nó như là một sự xác định về không gian thiêng của vị Thành hoàng được thờ trong di tích Theo các

cụ cao niên trong làng trước đây đình có hệ thống sàn rất quy mô và bề thế nhưng có thời kỳ người ta đã đỡ bỏ toàn bộ hệ thống sàn đình đề lấy gỗ phục vụ cho những mục đích riêng Thực tế hiện nay cột vẫn còn những lỗ mộng Ở các gian bên hiện nay trên các thân cột hiện còn những dấu vết của ván sàn 'Việc một ngôi đình có dấu vết của ván sàn chứng tỏ ngôi đình có niên đại từ khá sớm ( PL ảnh số 20) Hệ thống sàn đình được thiết lập gồm những dầm gỗ

ăn mộng vào cột đình một cách chắc chắn bao gồm dầm dọc nối các cột trong

một vì, dầm ngang nối các cột của các vì khác nhau Bên trên được lát bằng những tắm gỗ phẳng được bào nhẫn [21, tr.96] Sàn đình là một kết cấu vốn có

của những ngôi đình cổ còn bảo lưu lại ở đình thời Mạc [47, tr.20] Căn cứ vào

dấu vết của sàn đình cho chúng ta khẳng định chắc chắn hơn về niên đại xây

dựng của đình Công Đình Theo hồi ức của các cụ cao niên trong làng kể thì từ

trước nền tòa Đại bái không lát gạch như bây giờ mà chủ yếu là nền đất Hệ thống ván sản và nền đất được thể hiện rất phô biến ở những ngôi đình thế kỷ

Trang 32

“Từ hai đầu cột quân của bộ vì ngăn cung cắm là các xà thượng hạ đưa ra ăn mộng vào cột quân hậu gian giữa đại bái để đỡ bộ mái chái ngoài hậu cung, làm thành trung cung Kẹp giữa 2 xà thượng hạ là ván nong Mặt trong các xà

cùng ván nong đều được chạm nôi hoa lá, mặt ngoài chạm lá lật cách diệu mềm

mại

Vi vay, hậu cung là một ngôi nhà đặc biệt, không gian kiến trúc không lớn nhưng bao giờ cũng ở vị trí làm trung tâm Hậu cung là một không gian khép kín và linh thiêng Theo quy định từ xưa tới nay, chỉ có cụ thủ từ và một số người có nhiệm vụ liên quan mới được ra vào Hậu cung, còn dân làng và

những tín đồ chỉ dâng lễ ở bên ngoài cửa cung cắm 2.1.4 Trang trí trên kiến trúc

Một trong những giá trị đặc trưng của di tích đình làng là giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật Vẻ đẹp của kiến trúc và nghệ thuật trang trí trên kiến trúc phản ánh hơi thở của thời đại sản sinh ra di tích ấy Chính vì thể kiến trúc và điêu

khắc, trang trí trên kiến trúc là hai bộ phận có liên quan rất chặt chẽ với nhau,

tạo ra sự hoàn hảo cho công trình nghệ thuật đạt tới đỉnh cao của giá trị thẩm mĩ

Nếu như kiến trúc phản ánh một giai đoạn phát triển của kỹ thuật xây dựng thì trang trí trên kiến trúc lại phản ánh sâu sắc tư tưởng xã hội và trình độ thâm mĩ

của thời đại đó Tuy nhiên, những đặc trưng của thời đại không phải là sự tách

biệt độc lập mà có sự kế thừa nguồn mạch của dân tộc trong suốt chiều dài lịch

sử Mỹ thuật đình làng là một chỉnh thể bao gồm nhiều thành tố, phản ánh diễn trình lịch sử của mỹ thuật Việt Nam tir thé ky XVI đến cuối thé ky XIX, dau thé kỹ XX Ở mỹ thuật đình làng rất đâm bản sắc văn hóa Việt, thể hiện tâm hồn

tình cảm của người Việt qua mấy trăm năm lịch sử Những thành tố mỹ thuật

đình làng không phải riêng biệt, tách rời nhau mà có mối quan hệ khăng khít,

Trang 33

ngôi đình làng, Mỹ thuật dân gian ở đình làng thường bao gồm hai thành tổ cơ ồ chung gỗ, bộ mái, các bộ vì kèo, các thành phần bao che ) Điêu khắc (bao gồm tượng và phù điêu Trong bản: kiến trúc (bao cảnh quan môi trường,

đó phù điêu chủ yếu là chạm khắc trên gỗ - nơi có vị trí nổi bật) Ngoài ra, mỹ thuật đình làng cũng bao gồm cả tranh vẽ, nghệ thuật trang trí đồ thờ

Những tác phẩm điêu khắc nôi tiếng nhất đều được sáng tạo ở làng và sắn liền với thiết chế tôn giáo như: đình làng và chùa làng Nếu phân chia điêu

khắc thành hai mảng tượng tròn và phủ điêu, thì thành tựu tượng tròn nghiêng

về chùa, phù điêu ở đình làng nỗi trội hơn vẻ số lượng và sự phong phú của đề

tài [2I, tr.47]

Đình Công Đình là công trình có sự đan xen, tồn tại và biểu hiện của

nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau Trong đó phản ánh rõ nét nhất vẫn phải kể đến phong cách nghệ thuật của thế kỷ XVII với các mảng chạm khắc, các đồ án trang trí Và đặc biệt trong sáng tạo nghệ thuật những người thợ thủ

công Việt Nam đã biết cách điệu, biến hình những đề tài phô biến và quen thuộc trong trang trí kiến trúc hoặc tách riêng: Long, Ly, Quy, Phượng; hoặc kết hợp

rồng - mây- cá- nước; sen - ria sit dung hoa van ky tu dé trang trí Những,

chữ "Thọ" được cách điệu theo lối triện, hoa văn hình học, hoa lá cách điệu được kết hợp khéo léo với những con vật linh thiêng để làm tăng giá trị nghệ thuật phục vụ nội dung, tinh chat tu tưởng của công trình Phân chia không gian

trang trí, chú ý đến trọng điểm, chính - phụ, chủ - thứ, sáng - tối, thể hiện một

cách rõ rằng trong toàn bộ đồ án trang trí Với điêu khắc nghệ thuật trang trí,

có thể khái quát rằng, ít có loại hình nào được thể hiện một cách hết mình và

Trang 34

Thông thường, hạng mục kiến trúc được trang trí nhiều nhất là tòa Đại bái

đình Những phần kiến trúc được chú ý trang trí nhiều nhất là các lá gió, các bức

cồn, đầu dư, thân bây kê các bộ vì nóc và mặt ngoài bộ vì cửa cung cắm

Đình làng Cơng Đình, ngồi kết cấu kiến trúc có giá trị đặc biệt cho một

thời điểm ra đời cụ thể ở thé ky XVII, còn là một di tích có giá trị nghệ thuật

cao Điểm nỗi bật của nghệ thuật trang trí ở đây là có nhiều bộ phận trong kiến trúc được trang trí không quá dày đặc nhưng vẫn thể hiện được những sự tinh tế và phong cách nghệ thuật nhất định Các đề tài chạm khắc tập trung vào các

hình tượng chủ yếu như: tứ quý, tứ linh, biểu tượng tự nhiên, cây cỏ linh thiêng,

linh thú, chữ thọ

2.1.4.1 Trang trí kiến trúc Nghỉ môn

Nghỉ môn đình Công Đình được xây dựng hoàn tồn bằng vơi vữa Tuy

nhiên các mảng kiến trúc trang trí ở nghỉ môn cũng thể hiện được độ tỉnh xảo và tay nghề của người thợ

Toàn bộ mặt trên của Nghi môn đều được đắp vẽ rất công phu theo kỹ thuật đắp nỗi, tỉa tót đến từng chỉ tiết với những đồ án trang trí phong phú, với những cách thề hiện hết sức đa dạng Chỉ một hình tượng con rồng đã được thể hiện trong nhiều hình thức khác nhau Bên cạnh đó, chúng ta còn bắt gặp các

hình tượng chim phượng hoặc hình ảnh hỗ phù ngậm chữ thọ, hình ảnh con

doi biểu tượng cho ngũ phúc hoặc các bức tranh dắp nỗi từng - cúc, trúc - mai

biểu tượng cho bốn mùa vòng quay trái đất cùng các đường triện hồi văn, hoa lá thể hiện gần như dàn kín hết mặt tường nghỉ mơn Phía ngồi của các trụ biểu là các nẹp góc chạy dọc cột trụ Trong lòng các trụ biểu là các câu đối bằng chữ Hán

Đây là một công trình kiến trúc đặc biệt hồn tồn từ vơi, vữa là những

Trang 35

đã đợc các nghệ nhân thể hiện những tài ba của mình đắp vẽ các bức chạm khắc trên kiến trúc làm cho kiến trúc thêm phần mềm mại Đẹp hơn, sống động lung

linh hơn rất nhiều Các tiểu phẩm trang trí đã trở thành những mảng điêu khắc tạo nên sự duyên dáng và sinh động hẳn ra cho công trình vốn khô cứng này Chúng không chỉ hòa điệu, tôn tạo tổng thể của kiến trúc, mà còn tồn tại riêng lẻ, độc lập như những tác phẩm nghệ thuật phối hợp

2.1.4.2 Trang trí trên kiến trúc Phương đình

“Trong kiến trúc truyền thống chất liệu làm nên những giá trị không chỉ

trong chức năng sử dụng mà luôn kết hợp như một thuộc tính không tách rời

với yếu tố thâm mĩ Chất liệu là một trong những yếu tố vật chất làm nên cái đẹp của một tác phẩm Sự kết hợp nhiều loại- chất liệu hoặc sự phối kết hợp

của từng tác phẩm đa chất liệu đã tạo ra giá trị nghệ thuật, làm nên sự hòa điệu của nhiều loại ngôn ngữ biểu cảm minh chứng sinh động nhất của tiếng nói chung này không đâu khác hơn là những công trình kiến trúc tôn giáo - tín

ngưỡng truyền thống, mà ở đó, chất sử dụng chính đa phần là sử dụng nguyên liệu gỗ

Nhìn vào nội thất kiến trúc của ngôi đình làng Công Đình, các mảng

chạm gỗ phong phú hơn so với các loại hình chất liệu trang trí khác Dù ở vị trí

nào, chúng ta đều thấy ở trong các tác phẩm ấy, yếu tố triết lý, tâm linh cũng

như thẩm mĩ luôn hòa quyện với nhau, tôn vinh nhau lên

Đình Công Đình được trùng tu tôn tạo không đồng bộ ở cùng một thời điểm nên từ kết cấu kiến trúc đến trang trí kiến trúc không cùng một phong

cách tương đồng nhau mà có sự khác nhau ở Phương đình cũng như Đại bái và các hạng mục công trình khác Tùy theo công năng sử dụng của mỗi hạng mục

mà mức độ điêu khắc trang trí có khác nhau Ở tòa Phương đình, trang trí nghệ thuật, hệ thống trang trí trên các cồn được tạo tác nỗi khối rắt rõ nét Phần trang

Trang 36

từ một cảnh lá lật uốn nhiều khúc mềm mại, tao nhã

Tóm lại trang trí trên kiến trúc đình làng Công Đình từ Nghỉ môn,

Phương đình, Đại bái cho đến Hậu cung đều hết sức phong phú và đa dạng Dù đắp vẽ trên chất liệu vôi vữa hay chạm khắc trên chất liệu gỗ, đá với nhiều phong cách, kỹ năng, các nghệ nhân dân gian đã kết hợp những đề tài truyền thống của tứ linh, tứ quý và những đề tài và những đề tài đặc trưng của các

phong cách nghệ thuật khác nhau Từ vẻ đẹp ấy vượt lên tắt cả, các mảng chạm còn cho ta cảm nhận được những vẻ đẹp tâm linh còn ẩn chứa mà các bức chạm cng trên mình nó, thể hiện quan điểm, ước vọng tâm linh của người xưa Cụ thể hình tượng rồng không chỉ đơn thuần dễ tạo dáng cho trang trí, mà rồng còn là biểu hiện uy quyển tuyệt đối, sửc mạnh và linh thiêng Suốt một thời gian

dài trong lịch sử, khi sự lãnh đạo đất nước nằm trong tay các nhà quân chủ, rồng chiếm địa vị bá chủ đồng nhất với vương triều, nhà vua, quyền lực Mặt khác, nó còn thể hiện tư tưởng triết học của cha ông Rồng cũng đồng nghĩa với nguồn nước, là biểu tượng cho mây ma, sắm chớp, vồn rit cần đối với cư dân nông nghiệp lúa nước Thẻ hiện rồng chính là gửi gắm ước mơ muôn đời của ngời nông dân, cầu cho mùa vụ thuận hòa, lúa ngô tươi tốt, bội thu Rồi hình

tượng lân là biểu hiện của trí tuệ sức mạnh của tầng trên kiểm soát tâm hỗn kẻ hành hương Và rùa là con vật thiêng tượng trưng cho sự trường thọ, sinh lực và sức chịu đựng Rùa mang chiếc mai trên lưng dạng mái vòm là biểu tượng của bầu trời, phần dưới mai phẳng, biểu tượng cho mặt đắt Hình tượng hỗ phù

Trang 37

Những hình tượng cây, lá, dây leo, lá lật được trang trí trong đình, ở bố cục cụ thể nào cũng mang biểu tượng cho niềm hạnh phúc xum vay, xuất phát

từ ước vọng sinh sôi nẫy nở, hoặc mang biểu tượng của một tập hợp người, công đồng làng xã, con dân trong một làng gắn bó với nhau trong cùng một hành động tư tưởng sống trên cùng một mạch nguồn nuôi dưỡng

Nhìn một cách tổng thể trang trí trong đình làng Công Đình đã tạo ra một

thế giới sinh động, đang trong tư thế vận động, hướng tới sự phát sinh phát triển, làm cho người hành hương say mê với vẻ đẹp vật thể và chìm đắm trong vẻ đẹp tâm linh, đề lắng nghe những thì thầm ngày xa, hòa mình vào thế giới tâm linh để gửi gắm những thôn thức, ước vọng tới các vị thần linh bảo trợ cho

cuộc sống của dân làng

“Trong tổng thể toàn bộ các đỗ án trang trí trên khắp đình làng Công Đình chủ yếu là các đồ án trang tri truyên thống cùng các yếu tố dân gian nổi trội,

xen lẫn các yếu tổ tính chất quy phạm, để tạo nên sự mềm mại cho các mảng trang trí, đồng thời cho cảm giác gần gũi ngời nông dân hơn Tắt cả các yếu tố dân gian nơi đây làm nỗi bật lên một thể giới đầy sức sống, tươi vui và náo nức

Các đồ án trang trí trong đình với phong cách riêng biệt và những hình thức thể

hiện đặc trưmg mang lại một dấu ấn của một thời lịch sử khi ngôi đình được

trùng tu tôn tạo

2.2 Các di vật trong đình làng Công Đình

2.2.1 Di vật bằng giấy

~ Hệ thống Sắc phong

Đây là những bằng chứng chứng minh cho sự tồn tại của ngôi đình và lịch sử của nhân vật được thờ trong di tích đình làng Công Đình Đây là bằng chứng khẳng định sự quan tâm của triều đại phong kiến đối với ngôi đình thờ Hoài Đạo Vương Nguyễn Nộn và Cây Gạo tôn thần Đình làng Công Đình hiện

Trang 38

nhất là đạo sắc có niên đại Dương Đức tam niên ( 1674) sắc chung cho cả hai vị Thanh hoàng là Hòa Đạo Vương Nguyễn Nộn và Cây Gạo tôn thần Sắc phong có niên hiệu Dương Đức tam niên hiện nay đang được lưu giữ ở Miếu

trúc Lâm Hiện nay hệ thống sắc phong phong cho hai vị Thành Hoàng làng mà còn lưu giữ được có 18 đạo sắc Trong đó có 13 đạo sắc phong là phong riêng cho Hoài Đạo Vương thượng đẳng thần, 4 đạo sắc là phong riêng cho Thành hoàng là Cây Gạo tôn thần Và 02 đạo sắc phong chung cho cả hai vị Thành

hoàng được thờ tại đình Công Đình Trong đó các sắc phong cho Hoài Đạo

'Vương Nguyễn Nộn gao gồm các sắc như sau:

- Sắc phong hình chữ nhật , màu vàng, viết 13 dòng chữ Hán trên nền

giấy đó vẽ độc long, vân mây niên hiệu Cảnh Hưng nhị niên thập nhị nguyệt sơ nhị nhật Tạm dich dòng niên hiệu là: sắc phong ngày mông hai thang chap nam Cảnh Hưng thứ hai (năm 1741)

~ Sắc phong có niên đại : “Tự Đức tam niên, thập nhị nguyệt, nhị thập nhật” Sắc có niên đại ngày hai mươi tháng Chạp, năm Tự Đức thứ 3 (năm

1850)

~ Sắc phong có niên đại : “ Thiệu Trị tứ niên, bát nguyệt, sơ nhất nhật” Sắc ngày mồng một tháng tám năm Thiệu Trị thứ 4 (năm 1844)

- Sắc phong có niên đại: “ Cảnh Hưng nguyên niên thất nguyệt nhị thập tứ nhật” Sắc có niên đại ngày mông bồn tháng Mười năm Cảnh Hưng nguyên

niên (năm 1740)

- Sắc phong có niên đại: * Cảnh Hưng nhị thập bát niên bát nguyệt sơ nhất nhật” Dịch niên đạicủa sắc phong là: ngày mồng Một tháng Tám năm Cảnh Hưng thứ 28 (năm 1767)

~ Sắc phong có niên đại : “ Minh Mệnh nhị niên thất nguyệt nhị thập nhất

nhật” Dịch niên đại của sắc phong là: ngày hai mươi mốt tháng Bảy năm Minh

Trang 39

~ Sắc phong có niên đại: “ Tự Đức tam thập tam niên thập nhất nguyệt nhị thập tứ nhật Dịch niên đại của sắc phong là : Ngày hai mươi tư tháng Mười một năm Tự Đức thứ 33 (năm 1880)

~ Sắc phong hình chữ nhật, màu vàng, viết 8 dòng chữ Hán trên nẻn giấy

đó vẽ độc long, vân mây, chấm tròn và chữ * Thọ” vuông Dòng niên đại ghi:

* Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật” Dịch niên đại sắc phong

là : ngày hai mươi lăm tháng Bảy năm Khải Định thứ 9 (năm 1924)

~ Sắc phong có niên đại : “ Duy Tân tam niên bát nguyệt thập nhất nhật”

Dịch niên đại sắc là: Ngày mười một tháng Tám năm Duy Tân thứ 3 (năm 1909)

- Sắc phong có niên đại: “ Đồng Khánh nhị niên thất nguyệt sơ nhất

nhật” Dịch niên đại sắc phong là: ngày mồng một tháng bảy năm Đồng Khánh thứ 2 (năm 1887)

~ Sắc phong có niên đại: “ Cảnh Hưng tứ thập tứ niên ngũ nguyệt thập lục nhật” Dịch niên đại sắc là: ngày mười sáu tháng Năm năm Cảnh Hưng thứ 44 ( năm 1783)

~ Sắc phong có niên đại : * Cảnh Hưng nhị thập bát niên bát nguyệt sơ

bát nhật” Dịch niên đại sắc là: ngày mồng tám tháng Tám năm Cảnh Hưng thứ

28 (năm 1767)

~ Sắc phong có niên đại: * Thiệu Trị tứ niên, cửu nguyệt, sơ ngũ nhật”

Dịch niên đại sắc phong là: ngày mông năm tháng Chín năm Thiệu Trị thứ 4

(năm 1844)

Ngoài ra đình làng Công Đình hiện nay cũng còn lưu giữ cuốn thin pha sao chép lại dưới thời Tự Đức Cuốn thần phả là tư liệu rất có giá trị với nội dung ghỉ lại lai lịch của vị thần được thờ tại đình Công Đình Mặc dù là tư liệu da sir nhưng nó đã cung cấp những thông tỉn để tham khảo trong nghiên cứu

Trang 40

và chữ Vạn, bên trên có khăc chữ Hán là * Tĩnh túc” và * Hồi tị” Niên đại của bộ chấp kích này khoảng thế ky XX

~ Hạc thờ

Đứng trên lưng rùa, bằng gỗ sơn son thếp vàng, hạc chân cao, cổ cao,

miệng hơi há, trên gáy hạc có bờm lông hình mây lửa, cánh có tia lông vũ, đuôi hơi chúc xuống Rủa dáng đứng, lưng rùa cham hình cánh sen dẹo, toàn bộ hiện vật có chiều cao 263cm với niên đại vào khoảng thế kỷ XIX và được bảo quản

trong tình trạng nguyên vẹn Về mặt ý nghĩa cũng như phượng, hạc tượng trưng cho tân trên mang yếu tố dương Rùa ở dưới mang yếu tố âm để tạo thành một hợp thể đối đãi âm dương, gắn với ước vọng về sự sinh sôi phát triên Như vậy

ngoài giá trị về mặt lịch sử, nghệ thuật thì hạc còn có giá trị về mặt tâm linh, gắn với ước vọng về cuộc sống bình yên, no đủ, sinh sôi, phát triển của người dân [PL ảnh số 39]

~ Ngựa thờ

Được đặt trên xe kéo mau trắng ngà, bên ngoài phủ một lớp khăn màu đó,

thân để trơn không trang trí Một bên là ngựa trắng và một bên là ngựa hồng Con ngựa biểu tượng cho sự dũng mãnh, trung thành và tận tụy [PL ảnh số 37]

~ Kiệu thờ

Hiện còn lưu giữ tại đình đã được sửa chữa nhiều lần do hư hỏng bởi

thời gian Trên kiệu trang trí hình rồng, đao mác và các hoa văn dày đặc Trên

chiée kigu này phan trang tri nhiều nhất là mui luyện Trên mui luyện phân

thành các 6, tạo các đường diềm trang trí dày đặc Dé tai trang trí chủ yếu là rồng và những để tài khác liên quan đến rồng

~ Hệ thống hoành phi, câu đối

Số lượng hoành phi câu đối ở đình làng Công Đình còn lưu giữ được khá

Ngày đăng: 19/08/2022, 13:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN