1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Giá trị văn hóa đình Lâu Thượng (xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ)

105 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 20,2 MB

Nội dung

Đề tài Giá trị văn hóa đình Lâu Thượng (xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) nghiên cứu đình Lâu Thượng trong không gian văn hóa xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Tìm hiểu lịch sử xây dựng, quá trình trùng tu, tôn tạo di tích; những sự kiện, nhân vật liên quan đến di tích; xác định giá trị di tích trên hai phương diện là giá trị văn hóa vật thể thông qua các nội dung cơ bản như giá trị kiến trúc, điêu khắc và hệ thống di vật;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Trang 1

TẠ HỎNG HẢI

GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐÌNH LÂU THƯỢNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HÓA HỌC

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng, dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Tiế

luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng

"Những nội dung trình bày trong được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào Những phần sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác tôi đều trích dẫn rõ ràng Tôi xin hoàn toàn chịu

trách nhiệm về cam đoan này

Hà Nội ngày 10 tháng 11 năm 2015

'Tác giả luận văn

Trang 3

MO DAU

Chwong 1 DINH LAU THUQNG TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA XÃ

TRƯNG VƯƠNG

1.1.Tỗng quan xã Trưng Vương

1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

1.1.2.Lịch sử hình thành xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì 1.1.3.Đặc điểm dân cư, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội 1.2.Lịch sử hình thành đình Lâu Thượng

1.2.1 Vài nét về đình làng Việt Nam

1.2.2.Lịch sử hình thành và quá trình tổn tại của di tí

1.3 Lịch sử các vị thần được thờ

1.3.1 Thành hoàng làng đình Lâu Thượng 1.3.2 Cao Sơn- Quý Minh Đại Vương 1.3.3.Hai Bà Tang

Tiểu kết chương 1

Chương 2 GIÁ TRỊ KIỀN TRANG TRÍ VÀ DI

Trang 4

2.3.Hệ thống các di vật đình Lâu Thượng

2.4 Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể

ïểu kết chương 2

Chương 3 GIÁ TRỊ PHI VẬT THÊ ĐÌNH LÂU THƯỢNG

3.1.Lễ hội đình Lâu Thượng

3.1.1.Quy mô, thời gian diễn ra lễ hội

3.1.2 Công tác chuẩn bị

3.1.3 Diễn trình lễ hội

3.2.Lễ hội Lâu Thượng trong đời sống văn hóa cộng đồng

Trang 6

1 Lý do chọn đề tài

“Uống nước nhớ nguồn” vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Việt Nam từ bao đời nay.Một đân tộc nhỏ bé dù đất không rộng, người không đông nhưng lại có sức mạnh to lớn, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược Trải qua

hàng nghìn năm Bắc thuộc, dân tộc Việt vẫn không bị đồng hóa, ngược lại

còn tiếp thu những tỉnh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu thêm cho kho tàng văn hóa của mình Thế hệ sau luôn kế thừa, giữ gìn và phát huy những giá trị quý báu mà thế hệ trước đã để lại Những giá trị tốt đẹp ấy không chỉ được thê

hiện trong những câu ca đao, tục ngữ, lời ru ngọt ngào của mẹ mà nó còn

được thê hiện rõ nét trong những công trình di tích lịch sử-văn hóa: đình, đền,

chia, miéu,

Di tích nói chung và di tích lich sử - văn hóa nói riêng là tài sản quý

gid trong kho tang di sản văn hóa dân tộc, là nguồn sử liệu quan trọng cho

những người đương đại nhận thức về quá khứ,nắm bắt được hiện tại và dự đoán trước tương lai Đồng thờinó cũng là những giá trị để các dân tộc trên thế giới kiểm chứng, đánh giá vẻ lịch sử, văn hóa của nhân loại

Hòa với xu thế phát triển của đất nước, các di tích lịch sử - văn hoáđượcchú trọng, dần phục hồi, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị Con người dần nhận ra rằng chính những di tích lịch sử - văn hoá đã và đang góp

phần khơng nhỏ vào sự hồn thiện bản thân, giúp cho chúng ta vươn tới cuộc

sống tốt đẹp hơn biết trân trọng những thành quả và tinh thần của quá khứ Trải qua nhiều thế kỷ, với những biến có thăng trầm của lịch sử và xã hội, khiến cho nhiều di tích lịch sử - văn hoá quý giá bị huỷ hoại dưới bản tay

Trang 7

xuống cấp nghiêm trọng, dẫn chìm vào sự lăng quên của con người

Trong kho tàng lịch sử văn hóa ấy, đình Lâu Thượng xã Trưng 'Vương, thành phố Việt Trì là một di tích lịch sử văn hóa tiểu biểu, đặc sắc của tỉnh Phú Thọ Nơi đây còn lưu giữ được nhiều nét kiến trúc, điêu khắc cổ độc

đáo cho dù đã trải qua sự tàn phá của chiến tranh cũng như những biến động

của lịch sử Chính vì vậy, ngôi đình đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cắp Quốc gia theo quyết định số 09-VH/QĐ ngày 21 tháng 02 năm 1975

Là người con của mảnh đất Phú Thọ, hơn nữa là học viên hiện đang theo học tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội, với niềm đam mê di sản văn hóa và tự hào dân tộc, tôi muốn đóng góp sức nhỏ của mình vào việc nghiên cứu toàn diện giá trị của di tích đó dưới góc độ văn hóa học, góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của di tích trong

điều kiện hiện nay

Vi những lý do trên, tôi chọn đề tài “Gid trị văn hóa đình Lâu Thượng” (xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) làm dề tài luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Văn hóa học của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tuylà ngôi đình cổ với những giá trị tiêu biểu, độc đáo được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như về lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắcnhưng

những giá trị của đình Lâu Thượng vẫn chưa được nghiên cứu một cách cụ

thể, chỉ tiết Đã có một số công trình nghiên cứu bài viết, lý lịch hồ sơ di

Trang 8

đình Lâu Thượng

Năm 1995, Bảo tàng Hùng Vương đã lập “Hé so di tích đình Lâu Thượng” trong đó có giới thiệu về di tích bao gồm các nội dung cơ bản như tên gọi di tích, địa điểm phân bố và đường tới di tích, sự kiện - nhân vật lịch sử liên quan tới di tích, khảo tả sơ bộ di tích, liệt kê một số di vật tiêu biểu, các phương án bảo tổn và sử dụng di tích Tuy nhiên, do giới hạn của một bộ hỗ sơ di tích nên những thông tin được nêu ra ở đây vẫn chỉ mang tinh khái quát, liệt kê, chủ yếu là khai thác những vấn để cơ bản, thông tỉn thiết yếu đảm bảo nội dung khoa học cho bộ hồ sơ mà chưa đi sâu vào đánh giá một cách cụ thể, khoa học chỉ tiết về các giá trị văn hóa vật thể, cũng như phi vật thể của di tích Đặc biệt là mỗi tương quan giữa di tích này với các di tích khác trong vùng cũng như tác động của di tích đến đời sống của cộng đồng cư dân địa phương còn chưa được để cập cụ thể trong hỗ sơ

Ngoài ra, đình Lâu Thượng còn được giới thiệu qua các ấn phẩm, sách

báo của tỉnh như: Di tích và Danh thắng Phú Thọ;Án phẩm “Đền Hùng và tín ngưỡng thờ cúng tô tiên” được xuất bản năm 2013 của tác giả Phạm Bá

Khiêm, cũng đã liệt kê đình Lâu Thượng trong nhóm di tích thờ cúng liên quan tới thời kỳ Hùng Vương [20]

Trong cuốn “Kỷ yếu hội thảo về thời kỳ Hùng Vương” xuất bản 2012, đình Lâu Thượng cũng đã được nhắc tới trong bài viết về công tác trung tu,

bảo vệ các di tích thờ cúng tín ngưỡng thời kỳ Hùng Vương trên dia ban tinh Phú Thọ

Trang 9

thống kê, lập danh sách tên, địa điểm nhằm giới thiệu tới đông đảo quần chúng, trong đó có đình Lâu Thượng, xã Trưng Vương

“Trên các trang thông tin điện tử về du lịch tỉnh Phú Thọ, di tích đình Lâu Thượng được giới thiệu sinh động với nhưng bài viết hình ảnh về một

quần thể di tích đẹp, độc đáo hấp dẫn khách tham quan di lịch trong và ngoài

tình nhắc tới như một quan thể các di tích dep cho khách du lịch thăm quan

Ngoài ra, chúng ta có thể kế đến còn có một số công trình như: “Đình

° của Lê Thanh Đức -

đây là những tải liệu nghiên cứu có tính chất chuyên khảo vẻ đình làng ở Việt

Việt Nam” của Hà Văn Tần, hay “Đình làng miền Bắc

Nam từ lịch sử hình thành, kiến trúc, điêu khắc, lễ hội Ngoài phần chuyên khảo, công trình này còn giới thiệu một số ngôi đình làng tiêu biểu

Một số ngôi đình làng được nghiên cứu trên phương diện cụ thể như

*Tín ngưỡng Thành Hoàng Việt Nam” của Nguyễn Duy Hình là công trình

nghiên cứu chuyên sâu về đình làng, tác giả tập trung tiếp cận tín ngưỡng thờ thành hoàng tại đình làng “Trang trí trong mĩ thuật truyền thống của người

Việt” của tác giả Trần Lâm Biển, là tài liệu nghiên cứu về mỹ thuật dân gian

Việt Nam.Trong tài liệu này, tác giả đi sâu vào nghiên cứu mỹ thuật, nghệ thuật điêu khắc gỗ tại một số ngôi đình làng

Cáccông trình nghiên cứu tương tự thuộc loại này có thể kể đến như “Điêu khắc trên kiến trúc gỗ cổ truyền Việt" của Nguyễn Hồng Kiên [20], *Kiến trúc cỗ Việt Nam” của Vũ Tam Lang [22]

Sự lược thuật nêu trên đây chưa thể tìm hiểu hết được các công trình

Trang 10

thé, phi vật thể của di tích dưới góc độ Văn hóa học Tuy nhiên, những kết

quả nghiên cứu của các tác giả đi trước sẽ là nguồn tư liệu hết sức quý báu để tôi tiếp thu, kế thừa và vận dụng nhằm giải quyết mục đích nghiên cứu

đã đặt ra

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu

Hệ thống lại các nguồn tài liệu; kết hợp với khảo sát điền dã, nghiên

cứu thực tiễn đẻ đánh giá về giá trị văn hóa vật thề, giá trị văn hóa phi vật thê của di tích Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của di tích trong đời sống xã hội

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

'Tổng hợp và phân tích các công trình nghiên cứu về đình Lâu Thượng, của các tác giả đã viết từ trước để kế thừa và giải quyết mục tiêu của đề tài

Nghiên cứu đình Lâu Thượng trong không gian văn hóa xã Trưng

'Vương, thành phó Việt Trì

+ Tìm hiểu lịch sử xây dựng, quá trình trùng tu, tôn tạo di tích

+ Tìm hiểu về những sự kiện, nhân vật liên quan đến di tích Xác định giá trị di tích trên hai phương điện:

+ Giá trị văn hóa vật thể thông qua các nội dung cơ bản như giá trị kiến trúc, điêu khắc và hệ thống di vật

+ Giá trị văn hóa phi vat thể thông qua lễ hội đình Lâu Thượng và các

Trang 11

Đặt ngôi đình Lâu Thượng trong mối tương quan với hệ thống đình

trên địa bàn tỉnh

Đánh giá thực trạng đi tích và đưa ra một số giải pháp góp phần bảo

tồn, phát huy giá trị di tích trong giai đoạn hiện nay 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối trợng nghiên cứu

Luận văn tập chung nghiên cứu đình Lâu Thượng với các giá trị văn hóa vật thế(các công trình kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc, di vat ) va giá trị

van héa phi vat thé (tín ngưỡng, lễ hội, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cu ) gắn liền với di tích; đồng thời làm sáng tỏ lịch sử hình thành và phát

triểnlâu đời của di tích 4.2.Phạm vì nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu đình Lâu Thượng trong không gian văn tỉnh Phú Tho Ngoài ra, luận văn cũng so sánh, nghiên cứu một số các di tích trong hóa xã Trưng Vương, thành phố Việt vùng có cùng niên đại

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu liên ngành văn hóa học: sử học, dân tộc học, kiến trúc, điêu khắc

Phương pháp so sánh, đối chiều

Phương pháp khảo sát điền đã: quan sát, đo vẽ, chụp ảnh, miêu tả,

phỏng vấn, thống kê

Phân tích, tông hợp tư liệu, tìm hiểu các vấn đề đã được xác định trên

cơ sở các nguồn tư liệu đã thu thập cùng với những giá trị còn lại của di tích

Trang 12

6 CẤu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đâu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung,

luận văn được chia làm 3 chương,

Trang 13

Churong 1

DINH LAU THUQNG TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA XÃ TRƯNG VƯƠNG

1.1.Tổng quan về xã Trưng Vương

1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Trong quá trình tồn tại và phát triển, mỗi di tích lịch sử văn hóa đều có mối quan hệ mật thiết với một địa danh cùng với những con người cụ thể

Manh dat 46, những con người đó là những nhân chứng không thể thiếu được cho sự hiện diện của di tích Vì lẽ đó, để tìm hiểu một cách toàn diện về di

tích với những thăng trim, hung vong của nó chúng ta không thé không để

cập đến mảnh đất, con người, từ nơi đó di tích được sinh ra và nuôi dưỡng

trong suốt tiền trình lịch sử

Phú Thọ là một vùng đất có lịch sử lâu đời, là hợp lưu của ba con sông: sông Lô, sông Thao, sông Đà Phú Thọ tự hào là cội nguồn, nơi phát

tích của dân tộc, nơi những giá trị vật chất và tỉnh thần từ thời nguyên thủy trai qua rat nhiều biến đổi lịch sử vẫn đề lại dấu ấn đậm nét trong thiên nhiên, trong sinh hoạt xã hội, đời sống con người

Ngày nay, Phú Thọ là một trong những tỉnh có dân số đông, có tai

nguyên phong phú với nhiều tiềm năng, có vị trí kinh tế và quốc phòng quan

trọng ở miền Bắc nước ta Nơi đây từng là trung tâm của nước Văn Lang xưa, nơi các Vua Hùng dựng nước và đóng đô

Trang 14

Tổ.Câu ca dao từ bao đời giống như tiếng chim gọi đàn, khơi day trong tâm

kham những người Việt biết bao tình cảm thân thương, sâu sắc: “Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

Phú Thọ là một tỉnh còn bảo lưu được rất nhiều sinh hoạt văn hóa dân gian và hàng loạt các di tích có giá trị Nếu chỉ tính từ Việt Trì ngược sông Thao lên Hạ Hòa, ngược sông Đà lên đến Thanh Thủy, ngược sông Lô lên đến Đoan Hùng thì ít nhất cũng có thể thống kê được 432 di tích, trong đó, đền, miễu thờ vua Hùng là 40, thờ vợ và các con vua Hùng là 77, thờ Cao Sơn Tản Viên và các tướng lĩnh của vua Hùng là 28 và 87 di tích khác liên quan đến các sự kiện lịch sử thời vua Hùng [26] Song song với các di tích có thờ các nhân vật truyền thuyết là các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian khác

như: tục lệ, kị, lễ hội, diễn xướng sự tích Đó là kho tàng văn hóa phi vật thê

quý giá của Phú Thọ

Nói đến Phú Thọ là nói đến một vùng cảnh quan địa mạo đa dạng

Đình Lâu Thượng (xã Trưng Vương) nằm gọn trong không gian địa mạo nói

trên, một miền đất cỗ có nẻn văn hóa lâu đời

Địa hình xã Trưng Vương không được bằng phẳng, có nhiều đổi núi do tính chất địa hình vùng núi trung du Khí hậu ở đây khá tiêu biểu cho kiêu

khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có một mùa đông lạnh với đủ bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông

Đình Lâu Thượng hay còn gọi là đình Ngoại được xây dựng ở đỉnh

Gò, trên một khu đất cao và bằng phẳng, hướng ra ngã ba sông (ngã ba Hạc)

Đình nằm gần trung tâm thành phố Việt Trì, cách Hà Nội 80km, rất

Trang 15

buôn bán với những vùng lân cận Từ đó đây mạnh phát triển mọi mặt đời

sống kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương

1.1.2 Lịch sử hình thành xã Trưng Vương, thành Phố Việt Trì

Xã Trưng Vương nằm phía đông nam của Thành phố Việt Trì là vùng, đất có bề dày về lịch sử và truyền thống cách mạng Ngay từ buổi bình minh

dựng nước, các vua Hùng đã chọn vùng đất này làm kinh đô cuả nước Văn Lang- nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam Trải qua hàng nghìn năm lịch

, các thế hệ người dân Việt Trì đã đoàn kết bên nhau khắc phục thiên tai,

đấu tranh chống giặc ngoại xâm, biến đất hoang thành những cánh đồng tươi tốt, những xóm làng, phố xá đông vui, trù phú

Việt Trì là thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, là

kinh đô Văn Lang - kinh đô đầu tiên của người Việt và là cửa ngõ của vùng Tây Bắc Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 11.175,11ha, gồm 13 phường nội thị và 10 xã ngoại thị; dân số là 277.539 người (tính đến 31/12/201; phía Đông giáp với huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc);

(Vĩnh Phúc), huyện Ba Vì (Hà Nội); phía Tây giáp huyện Lâm Thao; phía

Bắc giáp huyện Phù Ninh [ 12]

hía Nam giáp huyện Vĩnh Tường

Việt Trì là vùng đất nằm ở vị trí chuyển tiếp từ địa hình đổi núi sang, địa hình đồng bằng, đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng Từ trung tim Thành phố nhìn về phía Tây Nam là núi Ba Vì, phía Đông Bắc là dãy núi Tam Đảo Ở phía Tây- Tây Bắc Thành phố là núi Nghĩa Lĩnh, nơi có đền thờ

các vua Hùng

Về mặt địa chất, dat đai ở Việt Trì thuộc vùng đất cô có niên đại cách

Trang 16

Trải qua biết bao thăng trim của lịch sử, vùng đất Việt Trì đã nhiều lần thay đối ranh giới hành chính và sự phân cấp quan lý hành chính

* Thời đại Hùng Vương, vùng Việt Trì- Bạch Hạc là trung tâm chính trị- kinh tế, được coi là kinh đô của Nhà nước Văn Lang Dưới thời thuộc Hán, vùng Việt Trì thuộc về huyện Mê Linh, quận Giao Chỉ Thời Tam Quốc-

Lưỡng Tắn và thời Tuỳ (thế kỷ III đến thế kỷ VI) thuộc huyện Gia Ninh, quận

Tan Xương Đời Đường, vùng Việt Trì thuộc huyện Thừa Hoá, quận Phong Châu; thời Thập Nhị sứ quân (944- 967), Việt Trì nằm trong khu vực chiếm

giữ của tướng Kiều Công Hãn Thời Lý Trần, Việt Trì thuộc về châu Thao

Giang, lộ Tam Giang Thời nhà Lê, Việt Trì là một thôn thuộc xã Bạch Hạc,

phủ Tam Đới, trắn Sơn Tây Đầu thời Nguyễn, địa giới Việt Trì cơ bản vẫn

giữ như thời Hậu Lê Năm 1832, vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành

chính, đổi tắt cả các trắn trong cả nước thành tỉnh Thôn Việt Trì thuộc về xã

Bạch Hạc, huyện Bạch Hạc, phủ Tam Đái; sau đổi thành phủ Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây

* Sau khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp thay đổi lại các đơn vị hành chính cũ, lập ra những tỉnh mới nhỏ hơn trước dé dễ quản lý và dan áp Thôn Việt Trì tách khỏi xã Bạch Hạc, trở thành một làng trong tổng Lâu

Thượng, huyện Hạc Trì; còn xã Bạch Hạc vẫn nằm trong huyện Bạch Hạc,

phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên Nhận rõ Việt Trì là cửa ngõ án ngữ các

tuyến đường giao thông thủy, bộ ở phía Bắc Việt Nam, không chỉ có vị trí quan trọng về mặt kinh tế mà còn là tiền đồn trọng điểm về quân sự, ngày

22/10/1907, tồn quyền Đơng Dương ra Nghị định thành lập thị xã Việt Trì và đặt trung tâm huyện ly Hạc Trì tại đây

Trang 17

phố Tháng 2/1945, thi trấn Việt Trì được tái lập gồm ba khu phố: Thuần

Lương, Việt Hưng và Việt Lợi Ngày 7/6/1957, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định cho sáp nhập xã Phong Châu thuộc thị trấn Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Phúc về thị trấn Việt Trì và chuyển thành thị xã Việt Trì Ngày 1/9/1960, Chính phủ quyết định sáp nhập 4 xã: Minh Khai, Minh Phương, Lâu Thượng, Tân Dân của huyện Hạc Trì vào thị xã Việt Trì

* Ngày 4/6/1962, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 65/CP thành

lập Thành phố Việt Trì trực thuộc tỉnh Phú Thọ Cũng trong năm này, Chính

phủ ra quyết định giải thê huyện Hạc Trì, chuyên 2 xã: Hùng Thao (nay là xã

Cao Xá) và xã Thống Nhất (nay là xã Thụ Vân) nhập vào huyện Lâm Thao,

những xã còn lại nhập vào Thành phố Việt Trì Đến lúc này, thành phố Việt

Trì gồm: thị trấn Bạch Hạc, thị xã Việt Trì và 7 xã: Quất Thượng, Chính Nghĩa (nay là địa bàn phường Tiên Cát, Tho Son, Thanh Miéu va Bén Got), Minh Khai (nay là xã Minh Phương), Tân Dân, Dữu Lâu, Lâu Thượng, Minh Nông [12] * Ngày 26/1/1968, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết hợp nhất 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, có tỉnh ly là Thành phố Việt Trì; các xã: Quất Thượng, Lâu Thượng và Sông Lô hợp nhất thành xã Trưng Vương,

* Ngày 5/7/1977, Hội đồng Chính Phủ ra Quyết định hợp nhất và điều

chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phú Các xã Vân Phú, Phượng Lâu của huyện Phù Ninh, xã Thụy Vân của huyện Lâm Thao, thôn Mộ Chu

Hạ, thôn Lang Đài của xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường sáp nhập về

thànhphốViệt Trì, tỉnh Phú Thọ

Trang 18

để thành lập phường Bạch Hạc; đồng thời chia lại các phường cũ, lập các phường mới Thời did

Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Gia Cảm, Nông Trang, Vân Cơ, Tân Dân và

8 xã là: Thuy Vân, Minh Nông, Minh Phương, Vân Phú, Phượng Lâu, Dữu

này, thành phố Việt Trì gồm § phường là: Bạch Hạc,

Lâu, Sông Lô và Trưng Vương

* Ngày 6/11/1996, Quốc hội khoá IX ra Nghị Quyết tách tỉnh Vĩnh Phú thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ Thành phố Việt Trì tiếp tục là trung tâm chính trị- kinh tế- văn hoá của tỉnh Phú Thọ Ngày 8/4/2002, Chính phủ

ra Nghị định số 39- NĐ/CP, thành lập phường Dữu Lâu và phường Bến Gót thuộc thành phố Việt Trì

Sau nhiều năm tập trung đầu tư xây dựng và phát triển, ngày

14/10/2004, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 180/QĐ- TTg công nhận thành phố Việt Trì là đô thị loại IL

Như vậy, đến thời điểm này, thành phố Việt Trì có 23 đơn vị hành chính gồm 13 phường là: Bạch Hạc, Bến Gót, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Gia

Cảm, Tiên Cát, Tân Dân, Nông Trang, Vân Cơ, Dữu Lâu, Minh Phương, Minh Nông, Vân Phú và 10 xã gồm: Sông Lô, Trưng Vương, Phượng Lâu, Thuy Vân, Thanh Đình, Chu Hoá, Hy Cương, Kim Đức, Hùng Lô và Tân Đức[26]

26] Đặc điểm dân cư, đời sống kinh té, văn hóa, xã hội

Trải qua biết bao thé hệ, người dân xã Trưng Vương bằng bàn tay lao động cần cù, khối óc thông minh, sáng tạo, lòng yêu nước, tình đoàn kết, ý chí

kiên cường, đã không biết mệt mỏi chế ngự thiên nhiên, thú dữ; cải tạo đồi

hoang, bãi rậm thành những cánh đồng ngô lúa tốt tươi, những nương chè,

Trang 19

Cách Mạng tháng Tám 1945 thành công đã mở ra một thời kỳ mới cho

toàn dân tộc, chính quyền về tay nhân dân, khai sinh ra nước Việt Nam Dân

chủ Công Hòa Cả nước bước vào trường kỳ kháng chiến 30 năm Với truyền

thống yêu nước, tỉnh thần bất khuất, nơi đây đã sinh ra bao người con anh hùng của dân tộc, là căn cứ vững chắc của Cách mạng, góp nên những chiến

công oanh liệt cùng cả nước đi tới đại thắng mùa xuân năm 1975,

Xã Trưng Vương có 571,69 ha diện tích đất tự nhiên Đây là xã duy

nhất thuộc trung tâm thành phố Việt Trì còn nhiều đất nông nghiệp nhất với

316,7ha diện tích đất nông nghiệp; 243,03 ha diện tích đất phi nông nghiệp; 65,30 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản [12]

Luôn xác định lợi thế của xã là phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ, đồng thời bắt kịp với xu thế phát triển kinh tế tỉnh nhà, nâng cao thu

nhập trên một đơn vị diện tích, bà con luôn tích cực thực hiện chuyển đổi cơ

cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu mùa vụ, đồng thời tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nuôi trồng, chăn thả Nhờ vậy, chỉ tính

riêng năm 2011, xã đã hoàn thành gieo trồng 318,6 ha diện tích cây lương thực; Trong đó, có 278,6ha diện tích lúa với năng suất bình quân đạt 61 tạ/ha,

40 ha diện tích ngô với năng xuất bình quân đạt 45 tạ/ha; tông sản lượng lương thực có hạt toàn xã đạt I.879 tắn, đạt 127% kế hoạch Ngoài ra, dan gia súc, gia cầm luôn phát triển ở mức ôn định Hiện nay, xã có 296 con trâu;

3.200 con lợn; 21.000 con gia cằm; tổng diện tích ao chuyên cá, một lúa một cá là 77 ha Bên cạnh các hoạt động sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề

dịch vụ của xã tương đối phát triển, đa dạng như: nghề mộc, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ hàng hóa tiêu

dùng sinh hoạt, tạo được việc làm cho nhiều lao động tại xã Năm 2011, tổng

Trang 20

hoạch Con số này, phần nào đã nói lên hướng phát triển kinh tế của xã trong tương lai

Các hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch được đây mạnh,

các câu lạc bộ như: cầu lông, thê dục dưỡng sinh, đi bộ, bơi chải, bóng đá thu

hút được đông đảo nhân dân tham gia, đưa phong trào thể dục thể thao của xã lên bước phát triển; Hoạt động tín ngưỡng tại các khu di tích đều đảm bảo đúng các quy định của pháp lệnh tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân Đặc biệt, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được triển khai sâu rộng trong mọi tằng lớp nhân dân tại địa phương, năm 2011, 95,24% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; 78,57% khu dân cư đạt khu dân cư văn hóa[12]

“Trong giai đoạn tiếp theo của thành phố, Trưng Vương là một trong ba đơn vị nằm trong kế hoạch xây dựng xã lên phường Xuất phát từ một xã thuần nông, để thực hiện được kế hoạch này, xã sẽ còn rất nhiều khó khăn cần

phải vượt qua, đặc biệt là khi hiện nay, xã đang tiếp nhận rất nhiều dự án phát

triển của thành phố Tin tưởng rằng, trong những giai đoạn tiếp theo, Đảng

bộ, chính quyền và nhân dân xã sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tích quan

trọng hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng, phát triển địa phương

1.2 Lịch sử hình thành đình Lâu Thượng 1.2.1 Vài nét về đình làng Việt Nam

Trang 21

Đến thế kỷ 18, Việt Nam có chừng 11.800 làng xã Mỗi làng có một

cụm kiến trúc nghệ thuật tôn giáo đình, đền, chùa với hàng trăm pho tượng và nhiều đồ trang trí thờ cúng khác nhau Đền thường thờ Thánh, có thể là Thánh mẫu tam tòa hoặc một vị Anh hùng dân tộc, chủa thì thờ Phật Còn đình thờ thần Thành hoàng làng và chủ yếu là nơi hội họp bàn việc làng, lễ hội có chức năng như nhà Văn hóa bây giờ Ngô Thì Nhậm đã viết:

“Trời lấy đình để nuôi muôn vật

Đất lấy đình để chứa mn lồi Người ta lấy đình để làm nơi tụ họp”

Từ đó có thể thấy, đình chính là ngôi nhà chung của cộng đồng làng xã Việt Nam Nơi đây thực hiện ba chức năng chính: hành chính, tin ngưỡng và văn hóa Ba chức năng này không bao giờ tách biệt mà luôn đan xen, hòa

quyện lẫn nhau Tuy nhiên, tùy vào từng thời kỳ mà chức năng này có thể nỗi

trội và được phát huy cao độ hơn chức năng kia[30]

Theo quan niệm kiến trúc, đình là một kiến trúc công công, bỏ ngỏ

Thời xưa có rất nhiều loại đình: quán đình, dịch đình, trạm đình thường

được xây nơi biên ải, đường đi đón sứ giả nước ngoài, cho người qua đường tá túc Giang đình - đình ven sông nơi bến đỏ cũng có chức năng như vậy

Kiều đình là cầu có nhà thường gọi là cầu ngói Phương đình -đình vuông,

Viên đình — đình tròn, là các kiểu kiến trúc xây dựng trong vườn hoa, hoặc lọt

thỏm trong các kiến trúc đèn, chùa

Song, đình làng là một loại kiến trúc đặc biệt, là sản phẩm của văn mình làng xã phát triển ở một mức độ dân chủ và tự tỉ tương đối với chính

quyền phong kiến Nhiều học giả cho rằng, làng xã là một cộng đồng nhiều gia tộc có nguồn gốc từ công xã thị tộc kiều như buôn của người Tây Nguyên,

Trang 22

Hình ảnh ngôi nhà công cộng như vậy thấy ngay trên các họa tiết của trống, đồng Nhưng ở miền Bắc Việt Nam thời Lý - Trần (thế kỷ 11-14) làng xã chưa phát triển mà hình thức phổ biế là điền trang — thái ấp với quan hệ quý

tộc — nông nô Sau khi thắng quân Minh, năm 1427, nhà Lê lập quốc thúc đây

quan hệ địa chủ - nông nô với quần cư làng xã - một ý tưởng có từ thời Hồ

Quý Ly được bồ sung và hoàn thiện{ 1 5]

Và trong đơn vị hành chính phong kiến gồm thôn, xã, tổng huyện,

tỉnh, thi làng không thuộc đơn vị nào Làng to tự thành một xã, làng nhỏ thì mấy làng ghép lại mới thành một xã Trên một miếng đất nỗi, xung quanh có lũy tre xanh bao bọc, ngoài là đồng ruộng, làng là quần cư của vài hoặc nhiều dòng họ kết cấu theo địa lý tự nhiên Từ làng này sang làng kia có đường liên xã, liên huyện rồi ra tỉnh Làng là tế bào căn bản của xã hội Việt Nam Mỗi

làng có tập tục riêng, lề thói riêng, bộ máy hành chính và văn hóa riêng nhưng đều giống nhau ở phương thức trồng lúa nước và nghề phụ thủ công Vua chúa chỉ quản lý được lãnh địa riêng này thông qua bộ máy hương lý chủ yếu nhờ thu thuế chứ không bao giờ nắm được đến tận người dân Dù quốc gia có bộ luật nhưng hương ước và lệ làng vẫn trên hết: “phép vua thua lệ làng”

Đình làng là trụ sở hành chính của chính quyền dân cử trong một xã hội với giai tằng sỹ, nông, công, thương có thể chuyển đổi qua khoa cử Cái trụ sở này tựu trung đủ mọi lề thói nông dân với toàn bộ nét văn minh và hủ lậu của làng xã: từ rước xách hội hè, khao vọng quan trên, đón người đỗ đạt,

họp việc làng đến hội họp rượu chè, xử kiện vụ tranh chấp ruộng đất, phạt

va gai chửa hoang nghĩa là tất cả các sự kiện chung của nông thôn đều kéo đến đình trình diễn Ở đây cũng có những quy củ nhất định, có sự phân biệt chiếu trên, chiếu dưới Khi ăn cỗ, bậc hương lão, hương lý ngồi giữa đình,

Trang 23

Ngôi đình làng cỗ nhất được phát hiện còn tồn tại tới ngày nay là đình Thụy Phiêu (xã Thụy An, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây cũ) có niên hiệu Đại

chính nhị niên (1531) Có thể nói thế kỷ 16 đến thế kỷ 18 chứng kiến sự phát

triển mạnh mẽ của đình làng, nhiều ngôi đình danh tiếng được nối tiếp xây dựng: Tây Đằng, Thanh Lũng, Tiên Hiệp, Chu Quyến (Hà Tây), Lỗ Hạnh,

Thổ Hà, Cao Thượng, Phù Lão, Diềm (Hà Bắc); Hương Lộc, Trùng Thượng, Trùng Hạ (Hà Nam Ninh); Ngọc Canh, Hương Canh, Thổ Tang (Vĩnh Phú);

Hoành Sơn, Trung Cầu (Nghệ An), Cũng trong ba thế kỷ đó, điêu khắc đình

làng là hình ảnh hồn hậu và sống động nhất về người nông dân Việt Nam

Trải qua các thời kỳ, tùy theo khả năng kinh tế, trình độ xây dựng của

các tốp thợ và nhiều yếu tố chỉ phối khác, ngôi đình làng có thẻ được xây

dựng với quy mô, kích thước, trang trí mỹ thuật khác nhau Sơ khai của các

ngôi đình xưa nhất được tìm thấy đến ngày nay có niên đại thuộc vào giai

đoạn thời Mạc thể kỷ XVI chỉ có một tòa Đại Đình được bố cục theo hình chữ “Nhat” không có tường bao (thể hiện tính chất mở, chức năng sinh hoạt của làng xã của công trình)[30]

Sang thế kỷ XVII, do nhu cầu và phát triển của tín ngưỡng Thành

Hoàng làng nên đình làng đã có sự biến đổi nhất định về kiến trúc, vào cuối thế kỷ này xuất hiện những ngôi đình có hậu cung mở rộng phần phía sau nồi liền với tòa Đại Đình để có nơi thờ thần riêng (để thâm nghiêm hóa vị thần),

tạo thành hình “chuôi về” hay còn gọi là hình chữ “Đinh”

Nhưng vào cuối thé ky XVII va dau thé ky XVIII, vé mat kién tric thi đình làng đã có sự đa dạng hơn, đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng cu din làng xã về việc có một không gian đủ rộng cho việc thờ cúng Tòa hậu cung,

Trang 24

sau, song song với tòa Đại Đình Trước tòa Đại Đình có dựng thêm một tòa

“Tiền tế” đã làm cho mặt bằng công trình kiến trúc thành hình chữ “Công”

Bên cạnh đó, cũng phổ biến loại mặt bằng hình chữ “Công”, do làm

thêm gian nỗi Dai Dinh va Hậu cung Sang thế ky XVIII, ở một số đình, nhà

tiền tế có xu hướng chuyển thành Phương đình

Tir thé ky XIX, trở về sau này ngôi đình làng đã có thêm vào hai bên của tòa Đại Dinh hai day nha tả vu và hữu vu để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cộng đồng làng xã, cùng với nghĩ môn và tường rào phát triển về sau

này đã tạo ra mặt bằng với các đơn nguyên kiến trúc phía trong là chữ “Công”

và các đơn nguyên kiến trúc phía ngoài là chữ "Quốc”

Có thể nói, ngôi đình chưa bao giờ mắt đi trong đời sống làng xã mà nó vẫn thực hiện chức năng vốn có của mình Tính phi tôn giáo, tinh than thé

tục và cấu trúc điêu khắc đa hướng là thành tựu nghệ thuật có một không hai

của văn minh Việt Nam dưới chế độ xã hội phong kiến 1

Lịch sử hình thành và quá trình tôn tại của di tích

Đình Lâu Thượng (còn gọi là đình Ngoại) là một trong những đình cổ, được xây dựng từ lâu đời Hiện đình không có bia ký, tư liệu nào ghỉ lại chính

xác năm xây dựng đình Các cụ cao niên trong làng chỉ còn nhớ được rằng khi

mới xây dựng, đình nằm ở giữa làng, vẫn giữ nguyên vị trí như hiện nay Kiến trúc ngôi đình xưa vẫn được giữ nguyên với nhiều mảng chạm khắc tỉnh xảo,

không có tường xây xung quanh

“Trong dân gian vẫn có câu ca dao lưu truyền về đẹp vùng đất nơi đây: “ Lau Thượng có quán chín gian

Trang 25

Tuy không có bút tích năm xây dựng nhưng trên các câu đầu của đình

còn để lại năm tháng sửa chữa, tu bô Dòng chữ hán ở giữa hậu cung ghi rõ:

“Quý mão niên, bát nguyệt lục nhật, khởi công tu lý”- Có nghĩa là ngày 6 tháng 8 năm quý mão (1723) khởi công sửa chữa lại

'Từ đó đến nay, đình đã được tu sửa lại tắt cả 6 lần nhưng gần như vẫn

giữ nguyên lại được nét cỗ kính và dé s6 ban đầu

Ngoài ra, trong bản Ngọc Phả "Hùng Vương sự tích ngọc phả cổ truyền” do Hàn lâm lễ viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn

năm 1470 (Hồng Đức nguyên niên) có ghi: “ đương thời Hùng Vương có

sửa sang lại cung điện, điền đài từ Nghĩa Lĩnh đến Phù Khang, Bach Hac,

Việt Trì, Lâu Thượng, Lâu Hạ, phạm vi địa giới xa hơn 50 dặm lâu đài doanh

sở, vương lập các đệ tử, vương tôn, cung phi đều ở đắt nay ”

Qua khảo sát thực tế, tại các chân cột chịu lực của đình Lâu Thượng,

vẫn còn lại dấu vét lỗ đục đã được đắp kín Điều này chứng tỏ, trước đây đình

Lâu Thượng có lắp ván sản Trong sách *Đình Việt Nam”, giáo sư Hà Văn

Tắn có nói: “sản đình là một kết cấu vốn có của những ngôi đình cô còn bảo

lưu lại của đình làng thời Mạc” Dựa vào đó, chúng ta có thể thấy đình Lâu

Thượng có niên đại khởi dựng ít nhất là vào cuối thời Hậu Lê

Từ những cứ liệu trên, kết hợp với kiến trúc nghệ thuật, điêu khắc, đình Lâu Thượng có thê được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17-18 Tuy nhiên,

hiểu niên đại tuyệt đối của đình là rất khó khăn 1.3 Lịch sử và nhân vật được thờ

Đình Lâu Thượng hiện nay phối thờ Cao Sơn - Quy Minh Dai Vuong, Hai Bà Trưng và Thành hoàng làng Lý Hồng Liên Đây có lẽ là một nét riêng

và độc đáo khi có sự kết hợp giữa tín ngưỡng thờ thần núi và anh hùng dân

Trang 26

1.3.1 Thành hoàng làng đình Lâu Thượng

Thời nhà Lê Trung Tông (1548-1556) có một vị tiên sinh ho Ly , hiy là Liên làm quan to trong triểu đình nhưng cáo quan về Lâu Thượng sinh sống Ngày ngày, ông mở lớp dạy học trò, chỉ cần ai thông minh, có chí tiến

thủ, ông đều hết lòng hết sức giúp đỡ, không quản khó khăn

Nam đó vào lúc tiết xuân, tiên sinh cùng môn đệ đi văn cảnh, sau khi

thấy đã thắm mệt bèn nghỉ chân lại tại đình làng Lúc đó bỗng trời nỗi mây

ngũ sắc, tiên sinh thấy 2 con chim xanh biếc bay qua bay lai trước mặt bèn

ngâm bài thơ:

“Nhất phong chiêu mã điều phi lai

Ý dục chiêu ngô thường đệ tài

Nan tư cảnh danh thường thế sự

Due lai hoi thi nit anh tai.”

Dịch ra có thể hiểu là : Hai con chim bay tới, muốn mời người lên

đàm đạo, bỏ mặc công danh, thế thời[ 18],

Các học trò vẫn chưa hiểu ý thầy thì tiên sinh đã cho mọi người về

trước, muốn một mình ở lại đây thêm một chút nữa sẽ về sau Chẳng biết tiên

iết hôm sau khi người dân ra đình đã thấy thân thê ngài

sinh hóa khi nào, chỉ

bị tổ mỗi đùn kín lại rồi Vì biết ơn ngài có công dạy học và đức phẩm cao quý, nhân dân đã tôn ngài làm Đức thành hoàng làng, phối thờ cùng Cao Sơn Quý Minh Đại Vương và Hai Bà Trưng

1.3.2 Cao Son- Quý Minh Đại Vương

"Nước Việt xưa, trời Nam mở vận, Thánh tổ xây dựng cơ đồ, 18 đời

truyền nối, trải hơn 1000 năm thịnh trị, đời đời cha truyền con nối, đều lấy

hiệu là Hùng Vương, ngọc bạch xa thu núi sông thống nhất Thực là tô của

Trang 27

Khi đó, cơ đồ đất nước truyền đến đời thứ 18, thuộc đời Hùng Duệ 'Vương, ở động Lăng Sương, huyện Gia Hưng, phủ Hưng Hoá, đạo Sơn Tây có nhà họ Nguyễn, tên Ban, bà vợ họ Tạng tên Hoan, là nhà tích đức hành

thiện, nhưng chưa có con nối dõi Khi đó Nguyễn Công đã 60 tuổi, bà vợ đã

50, ông bà chưa từng làm phương hại đến ai, không bao giờ tơ hào phần lợi

cho mình, luôn khởi tâm làm diều tốt lành Ông có người anh trai tên là Nguyễn Cao Hạnh, ngoài 70 tuổi mà cũng không có con Một hôm, nhân ngày

giỗ của tổ tiên, anh em cùng than rằng: "Tội bắt hiếu không có con là tội lớn, nếu như sau này chết đi, biết có ai là người hương khói cho tổ tiên, cha mẹ?

Nếu có thể tán tài để cầu được con nối dõi thì cũng xin được theo" Thế là bèn

đem tiền của phát cho người nghèo

Mùa xuân năm ấy, khắp nơi hoa nở, người người vui vẻ, hai anh em rủ nhau lên núi Nghĩa Lĩnh chơi, khi trở về xị

1g chân núi, bổng thấy trên núi

có một cụ giả tóc bạc, đeo một bẫu rượu, cằm một chiếc la bàn Hai anh em (tức Nguyễn Hạnh và Nguyễn Ban) nhìn và nói rằng: "Phải chăng đó là tiên lão bồng lai thần linh Tản Lĩnh, chứ không phải người thường? Nhà ta tích

thiện thấu tới lòng trời, nay trời xanh giáng tiên ông báo cho biết là nhà chúng

ta tích thiện là đúng, không phải nghỉ ngại gì nữa" Nói xong, hai ông liền di đến trước mặt tiên ông nói: "Nay may gặp được tiên ông, nghìn năm hy vọng, chúng tôi đường đột, khiếm nhã xin tha Anh em chúng tôi đức mỏng, tuổi đã cao mà muộn đường con cháu Gặp tiên ông ở đây như mây mù gặp ánh sáng,

thấy hình đáng tiên ông khác người thường, ắt là có phép thuật thần thánh,

một lòng xin tiên ông mở rộng tâm dức, thương xót tới chúng tôi Vạn lần xin

nhờ vào sức của tiên ông" Cụ già nói: "Ta không phải thần, không phải

Trang 28

quý, nếu an táng ở đất đó, không quá 100 ngày sau sẽ sinh ra thánh tử Các

ngươi hãy thu thập hài cốt tiên nhân, bí mật mang tới táng tại đó, chớ để lộ" Hai ông nghe thấy thể, rất vui mừng, muốn hành lễ bái tạ thì cụ giả

biến mất Hai ông trở về nhà, thu hài cốt của cha mẹ an táng tại đó Xong, việc, lập đàn hành lễ cầu đảo trời đất thần linh, xin sớm được ứng điều lành,

được ban phúc, đội ơn mưa móc, trông cậy vào sự giúp đỡ của Trời, Thần

Khắn xong, đêm hôm đó ông Ban mông lung thiếp đi, bỗng thấy một tướng, thần cưỡi hỗ đen, hai tay ôm hai đứa trẻ từ phía ngồi đi đến chỗ ơng nằm,

nói: "Nhà ngươi tích thiện, trời đã thấu hiểu nên ban cho hai đứa con, sau này

tất có tài giúp nước, an dân" Nói xong, thẳn tướng bay lên khơng trung Ơng Ban tinh gidc, biết là nằm mộng, tắt có điều lành, ông trời không phụ, phúc địa hưng thịnh Hai vợ chồng cùng nhau loan phượng yến oanh, cầm sách

hoan ca Từ đó, bà có thai 11 tháng, đến ngày 20/7 sinh ra hai người con trai,

diện mạo khôi ngô tuần tú, giống như hai đứa trẻ trong mộng, thân thẻ to lớn, tay chân chắc khoẻ Người cha rất vui vì đã làm điều phúc, ông trời đã ban

cho hai con nên đặt tên người anh là Sùng, em là Hiền

Năm đó, người anh của ông Ban là Nguyễn Hạnh cũng sinh được một con trai, sắc mặt khôi ngô, tướng mạo cao lớn, Nguyễn Hạnh đặt tên là Tuấn Ba anh em ho thé chat lam liệt phi thường, có khí phách anh hùng Đến năm 12 tuổi, tìm thầy học đạo, học được vài năm văn chương thông suốt, võ lược tỉnh thông Phàm trên từ thiên văn, dưới đến địa lý không gì là không biết, không vật gì là không hiểu Người đương thời thường nói nhà đó có phúc gì mà sinh những người con văn võ kim toàn, tài giỏi như vậy?

Than ôi! Biến đổi khôn lường, hoạ vô đơn chí! Năm ba ông đến tuôi 16 thì cha mẹ đều qua đời Ba ông gào khóc đắt trời, làm lễ, chọn nơi cát địa

Trang 29

sống trong cảnh thiếu thồn, kiếm củi sinh nhai, nhưng vẫn an bản lạc đạo nuôi

chí lớn Một hôm, ba ông đều than rằng: "Bần tiện như vậy, không thể sống được, sao có thể tồn tại được?" Bèn cùng nhau đi đến núi thiêng Tản Lĩnh

làm con môi của Ma thị Cao Sơn Thần Nữ, ngày ngày được nuôi dưỡng bằng rau thái, rau tần Sau được ban cây gậy thần của Thái Bạch Thần Tinh và sách

của Long Đình Thuỷ Đề, cứu được hoạ, tạo phúc thé gian, báo đáp công ơn của mẹ nuôi Ma thị cho là hiếu tử, bèn lập chúc thư giao ruộng đắt, khe suối kỹ vật núi rừng cho Tuấn Công Từ đó bèn đổi hiệu là Tản Viên Sơn Thánh Sơn Thánh chia đất cho hai em: Sùng Công ở Non Sơn, hiệu là Tả Khiên

thần, Hiền Công ở Lãng Sơn, hiệu là Hữu Khiên thần

Lại nói, cơ đồ họ Hùng đã hết Duệ Vương sinh được 20 người con trai, 6 người con gái đều vẻ cõi tiên cả Duy có 2 người con gái, người thứ

nhất tên là Tiên Dung công chúa đã ga cho chử Đồng Tử, còn con gái thứ hai là Ngọc Hoa công chúa sắc nước hương trời, hoa ghen nguyệt then, chưa đến kỳ đính hôn, vua bèn dựng lầu ở cửa thành Việt Trì, chiếu truyền cho nhân dân trong thiên hạ, người nào thông minh tài trí, đức độ anh hùng, có thể gả

con gái và nhường ngôi cho Ngày hôm đó, thuyền bè trên sông, trước lầu xa

giá, nghe thấy chiếu thiên tử, trang nguyên bốn biển đều đến dé so tai, mà vẫn chưa tìm được người toàn tài Khi đó, Sơn Thánh cùng ông Sùng, ông Hiển

đến sau Vua ngồi xem thi tai, thay Sơn Thánh có nhiều tài thông thiên tri

địa, cạn sông, đời núi, là người tải bậc nhất thiên hạ, bèn gọi công chúa xuống gà cho Sơn Thánh đón công chúa về núi Tản Viên Các ông Sùng, ông Hiển, ở lại giúp vua Vua rất quý trọng các ông, phong Sùng Công là Đô Đài Đại Phu, Hiển Công là Đài Vàng Đại Phu Từ đó, đất nước thanh bình, nhân dân

ấm no, hương khói không ngừng

Lại nói, khi đó giặc Hoa Liêu dẫn 50 vạn quân chia các đạo Tuyên

Trang 30

muốn cử ông Sùng, ông Hiển cầm quân tiến đánh Ông Hiển nói rằng: "Bọn

giặc này ô hợp như by thú, thần xin mấy vạn lính hùng mạnh, không quá

mười ngày sẽ đánh tan bọn giặc này, sao phải khiến bệ hạ và hai anh phải

phiền lòng" Vua nghe nói mà than rằng: "Các bậc anh hùng tài giỏi đều ở

nước ta, cần phải lo sợ gì" Lập tức cho Hiễn Công làm án sát các đạo Tuyên Quang, Hưng Hoá thống lãnh ba quân, đánh giặc Hoa Liêu Hiển Công bái tạ,

dẫn binh thăng tiến, thế hùng mạnh, đại chiến một trận, chém được mấy trăm đầu giặc, bắt được tướng giặc đem về Vua ban thưởng hậu hĩnh và hết

mực quý trọng

Một hôm, Hiển Công nhớ đến thôn Lâu Thượng, xã Trưng Vương, bèn cùng với ông Sùng làm sớ tâu xin ăn lộc ở thôn Lâu Thượng, xã Trưng 'Vương Vua ban cho xã Trưng Vương được miễn phu sai tạp dịch Nhân dân xã Trưng Vương từ già đến trẻ đều vui mừng, làm lễ đón Hiển Công, Sùng Công về xã, lập hành cung để các vị nghỉ ngơi, ở lại

Bay gid vua tại vị được 150 năm Thục Vương (là dòng dõi Hùng gia

chủ bộ Ai Trác) nghe tin vua đã nhiều tuổi mà 20 người con trai đã vẻ cõi

tiên, không có người kế vị, bèn phát động tỉnh binh trăm vạn, ngựa khoẻ

3.000 con chia làm 3 đạo tiến vào Một đạo theo đường Thập Sách, Tối Quỳnh, Quật Sơn, một đạo theo đường biển Hoan Châu, Hội Thống, thuỷ bộ

tiến, âm thanh chắn đông Duệ Vương lo lắng bèn triệu Sơn Thánh đến hỏi kế sách Sơn Thánh tâu rằng: "Hơn 2.000 năm đến nay, bậc vua thánh hiển nghĩa đức hậu, thắm khắp lòng người, mà nay nước giàu bình mạnh, uy dite BE hạ

vượt ra ngoài bốn biển, bọn người Thục không tự biết mình dám cơ hội làm

loạn, ý đồ đã rõ Nay tinh thế không ồn, thần nguyện hết lòng phò thánh gia cùng chọn tướng tài, thiên hạ sẽ được bình yên" Duệ Vương lấy làm vừa ý

Trang 31

đến Hoan Châu, chặn các đường thuỷ bộ của quân giặc Sơn Thánh cùng các

tướng và 30 vạn hùng binh chia làm các đạo

Hiển Công, Sùng Công nghe thầy hich bèn tập hợp hơn 100 đỉnh trang

xã Trưng Vương làm gia thần lãnh quân tướng ngay ngày hôm đó thuyền bè chỉnh tề, quân lính tỉnh nhuệ thuỷ bộ cùng tiến, quân ầm ầm nghìn dặm tiền

thẳng đến Hoan Châu, đánh nhau với quân giặc một trận, chém được vô số quân giặc Quân Thục thua to, chạy toán loạn Sơn Thánh cùng các tướng hợp lực, đánh tan quân Thục đến mảnh giáp cũng không còn Sơn Thánh truyền cho các tướng cùng hội bàn, dâng tấu báo tin vui Vua ban chiếu triệu hồi, gia phong tướng sỹ, ban phong Sơn Thánh là Nhạc Phủ kiêm Thượng Đẳng Thần, phong Hiển Công là Đài Vàng Quý Minh Đại Vương, Sùng Công là Đạo đại

Cao Sơn Đại Vương Hai ông Hiển Công và Sùng Công bái tạ, rước sắc về

hành cung hành lễ khánh giá Ngày hôm đó nhân dân xã Trưng Vương cùng hành lễ đón mừng Từ đó, hai ông ngày tháng tiêu đao, cùng nhân dân địa phương hưởng thái bình an lạc

Lại nói, một hôm khi vua Duệ Vương định nhường ngôi cho Sơn Thánh Sơn Thánh không nhận, xin vua nhường ngôi cho Thục Vương Vua nghe theo, triệu Thục Vương đến nhường ngôi cho Xong việc, ngày hôm sau vua cùng Sơn Thánh bay lên trời, hoá sinh bắt diệt Khi đó, hai ông (Hiển và

Sùng) nghe tin, bèn tiếp yến tiệc, triệu nhân dân phụ lão thôn Lâu Thượng đến

nói: "Ta và nhân dân nơi đây có nghĩa sâu nặng, không phải một ngày, há sao

có thể quên Nay hành cung của ta ở địa phận thôn này, trăm năm sau cũng nên thờ phụng chúng ta ở nơi này Dân nên theo lời ta, chớ có thay đổi" Nói xong, hai ông cùng loan giá đi du ngoạn, khi đó có một số phụ lão và người

trong thôn tuỳ hành theo hai ông Khi hai ông đến giữa dòng núi Tản Lĩnh, bỗng gặp xe của Sơn Thánh đang bay, hai ông bái tạ Sơn Thánh cười mà

Trang 32

“Một thời hoà mục quân thần Hà cớ bo bo lẽ thường nhân Nay triệu cho ngài về tiên cảnh

“Trên mây vạn dặm hội quân thần "[18]

Tung xong, trời đất mịt mùng, giữa ban ngày mà như đêm tối, hai ông, biến mắt (đó là ngày 13 tháng 10) Phụ lão va người dân thôn Lâu Thượng

theo hai ông đến đấy, lúc đó thấy hai ơng hố, bèn trở về đem chuyện đó nói với nhân dân Nhân dân hành lễ viết thần hiệu lập đình ở hành cung đẻ thờ phụng các ông Từ đó vẻ sau, trải qua các triều Đinh, Lê, Lý, Trần đều được hưởng hương khói mãi mãi, nước đảo dân cầu đều rất linh ứng Có nhiều đời vua phong mỹ tự ban sắc phong, bốn mùa hương khói, vạn đời vô cùng, trường tồn cùng trời dat

Bản thôn tuân phụng, Đài Vàng Quý Minh Dai Vuong, Hàng năm

đến ngày 20, 21 tháng 7 là ngày sinh của Thản, lễ có trâu, bò, lợn, xôi, rượu,

bánh mật và ca hát đại tiệc, đến ngày 3/10 là ngày hoá của hai vi Dai Vuong

lập miếu khai sắc, lễ dùng trâu, bò, xôi, rượu đại tiệc Còn các tháng đều chọn ngày tốt hành lễ, lễ vật tuỳ theo"[18]

1.3.3 Hai Bà Trưng

Thời nhà Hán, đất nước ta nằm dưới ách đô hộ phong kiến, chỉ là một

quận tên gọi Giao Chi[10]

Bay giờ ở đất Phong Châu, có hai chị em, chị là Trưng Trắc, em là Trưng Nhị vốn là con gái một lạc tướng đắt Giao Châu tương truyền khi mới sinh, cả bầu trời là mây ngũ sắc chào đón một kỳ tài của đất nước Dù là thân

phân con gái, nhưng lớn lên, hai bà đều tỉnh thông võ nghệ, có trí quyết đoán

Trang 33

Thời ấy, Thái thú Tô Định ở Giao Châu rất tham bạo, nhân dân rất

khổ sở, lầm than, khí uất tận trời xanh Nhiều nơi muốn đứng lên chống lại nhưng đều bị dìm trong bể máu Khi thấy Bà Trưng lấy Thi Sách người huyện Chu Diên cũng là con một lạc tướng, sợ bị lật đồ nên Thái thú Tô Định quyết

tâm chia rẽ và hãm hại hai người

Đổ tránh âm mưu của Tô Định, hai bà về lánh nạn ở Hoan Châu, quy

phât ở Bối Linh Tự (nay thuộc đất Lâu Thượng) được 2 năm Khi nghe tin chồng là Thi Sách bị giết hại, Trưng Trắc bèn cùng em là Nhị dấy binh đánh

Dinh, vay ham Giao Cha

‘ac quan Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố déu

hưởng ứng, hai chị em bình định được sáu mươi lăm thành ở Lĩnh Ngoại tự

lập làm vua, mới xưng là Trưng, đóng đô ở thành Ơ Diên

Tơ Định chạy về Nam Hải, Hán Quang Vũ nghe tin, cho Tô Định về quân Đạm Nhĩ sai tướng là bọn Mã Viện và Lưu Long sang thay Quân địch đến Lãng Bạc, bà chống cự Qua năm, bà thấy bình thế Mã Viện cường thịnh,

tự lượng sức quân mình ô hợp, sợ không chống nỗi, bèn lui về giữ đất Cam

Khê Viện đem quân đến đánh, bộ hạ bà Trưng đều bỏ chạy Bà thé cô, bị hại

trong trận Có chỗ nói rằng bà lên núi Hy Sơn rồi không biết đi đâu mắt

Người trong châu thương cảm, lập miếu ở cửa sông Hát Giang và

nhiều nơi trước đây hai vua bà ở để phụng thờ Phàm những người gặp tai hoa

tới cầu đảo đều ứng nghiệm Thời Lý Anh Tông gặp đại hạn, vua sai Cảm

Tĩnh thiển sư cầu mưa Một hôm mưa xuống, mát lạnh thấu người (7) Vua

mừng, ra xem, tự nhiên ngủ thiếp đi, mộng thấy hai người con gái đội mũ phù dung, mặc áo xanh, thắt lưng đỏ, cưỡi ngựa sắt theo gió lướt qua Vua lấy làm

lạ bên hỏi Hai người trả lời rằng: "Chúng ta là hai chị em họ Trưng vâng

Trang 34

Về sau hai bà lại thác mộng cho vua xin lập đền ở bãi Đồng Nhân(8) Vua nghe theo, phong làm Trinh linh nhị phu nhân Triều Trần lại gia phong cho mỹ tự là Hiển liệt chế thắng thuần bảo thuận Cho đến nay vẫn được bao phong đời đời, khói hương không dứt

Tiểu kết chương 1

Đình Lâu Thượng, nằm ở xã Trưng Vương, thành phó Việt Trì, tỉnh

Phú Thọ là một ngôi đình cô có niên đại cuối thời Hậu Lê, được trùng tu sủa

chữa các thời kỳ sau, mang nhiều giá trị to lớn về vật chất và tỉnh thần, được

nhà nước công nhận và cấp bằng di tích lịch sử cấp Quốc Gia năm 1975 Đình phối thờ Cao Sơn - Quý Minh đại vương, Hai Bà Trưng và Đức thành Hoàng Lý Hồng Liên là những vị thần có nhiều công trạng khai sáng, gây dựng và gìn giữ bảo vệ đất nước từ buổi sơ khai

Với bề dày truyền thống văn hiển, ngôi đình chính là nơi người dân thể hiện rõ nét nhất đạo lý uống nước nhớ nguồn, một đạo lý có từ ngàn xưa

Trang 35

Chương 2

GIÁ TRỊ KIÊN TRÚC, NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ VÀ

DI VẬT ĐÌNH LÂU THƯỢNG

2.1.Giá trị kiến trúc

2.1.1 Không gian cảnh quan

Từ xưa, người Việt đã luôn ý thức về một sự kết hợp hài hòa giữa con

người và thiên nhiên, giữa âm và dương nhằm thúc đây sự sinh sôi, phát triển Điều này được thể hiện rất rõ trong không gian cảnh quan của các di tích nơi mà con người gửi vào đó những ước vọng của mình Do đó, trước khi xây

dựng đình người ta đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng và tuân thủ các nguyên tắc của thuật phong thuỷ từ vị trí, thế đất cho tới cảnh quan xung quanh

Dân gian ta thường chọn ngày lành, tháng tốt, giờ hoàng đạo, chon dat có vị trí đẹp, cao ráo, thoáng mát có vượng khí, long mạch, huyệt trường Thế đất đẹp phải có núi, đổi, gò, bãi từ phía sau tod ra vây bọc hai bên rồi cùng,

chầu vào, hoặc ở những điểm cao đột khởi làm án che phía trước hay làm chuẩn đẻ tựa phía sau và đối lại là những vùng thấp tụ thuỷ làm minh đường ở mặt trước hay làm não đường ở đẳng sau tạo nên sự cân đối nhịp nhàng Đó

gọi là đất thiêng - đất tụ linh tụ phúc [15]

Người Việt nhìn nhận trong bao la có một khối sinh lực nào đó ở tầng, trên, không xác định được Dòng sinh lực vũ trụ này dần được đồng nhất với mọi nguồn hạnh phúc, nó chảy xuống mặt đất, làm nảy nở sự sống Con người cũng đã mượn trời đất một phần sinh lực để làm linh hồn riêng Đặc tính này

chỉ xảy ra ở những mảnh đất hội được các điều kiện nhất định, do người xưa

Trang 36

Nói đến không gian cảnh quan của di tích là nói đến hướng, không gian xa gần và cây cỏ trong di tích

Trước tiên là hướng đình Có thể nói đình làng là nơi ngưng kết mọi

giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của mỗi làng quê Việt Nam Vì vậy việc

xây dựng đình theo hướng nào phải được những người hiểu biết, có kinh nghiệm trong làng lựa chọn rất cẩn than, Ho tin rằng, chỉ cần có chút sai sót,

sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến cả làng, dân làng sẽ bị bệnh tật, hỏa

hoạn, làm ăn thất bát Ca dao xưa có câu:

“Toét mắt là tại hướng đình

Cả làng toét mắt, riêng mình em đâu”'

Câu ca dao trên phần nào cho ta thấy được tầm quan trọng của việc chọn hướng đình, nó mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc trong tư duy của mỗi người dân trong làng Người ta lấy hướng đình làm chuẩn, việc xây dựng nhà của trong làng đều phải làm song song hoặc vuông góc với đình, tuyệt đối không làm nhà thẳng vào hướng đao đình

Đình Lâu Thượng nằm ở giữa làng, quay mặt về ngã ba sông theo

hướng nam, là một hướng đẹp nhất Theo đạo Phật, thì hướng nam trong sáng, đồng nhất với trí tuệ mà đạo Phật lấy trí tuệ để diệt trừ ngu tối, tite mam mông

tội ác, hướng nam còn mang dương tính cũng gắn với hạnh phúc, với

thiện Khi ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa du nhập vào thì: “Thánh nhân

nam diện nhỉ thính thiên hạ” (Thánh nhân ngồi quay hướng Nam để nghe lời

tau bày của thiên hạ), đó là hướng của để vương, đó cũng là hướng của linh khi các ngài thành vua, tỉnh thần của quản chúng Trong điều kiện thực tế của nước ta thì hướng nam cũng thường được chú ý nhiều hơn cả, vì trước hết

đó là hướng gió mát mẻ vào mùa hè, tránh rét vào mùa đơng Ơng cha ta vẫn

Trang 37

mang ý nghĩa cho mùa màng bội thu, vạn vật luôn thích nghỉ, cuộc sống của

dân làng sẽ ấm no, hạnh phúc

Đình nằm trên gò đất cao, bằng phẳng và rộng rãi, trước mặt là sông,

sau lưng là núi, xung quanh là các địa danh cỗ như bãi cỏ voi, vườn trầu,

giếng ngọc Dường như tắt cả đều tụ lại nơi đây

'Theo lời các cụ trong làng, mảnh đất nơi dựng đình nằm trên lưng một con rùa, đầu rùa thỏ ra sông đang uống nước (tụ thủy) một thế đất như gò đình Lâu Thượng theo thuật phong thủy là rất linh thiêng nên làng Lâu Thượng có

nhiều lộc phúc Có thể nói, đình Lâu Thượng được xây dựng ở vào thế “Tả thanh long, hữu bạch hổ”, “Đầu tựa sơn, chân đạp thủy” Vùng đắt "tụ linh, tụ phúc” này đích thực là nơi ở của để vương

Dinh nằm ngay gần sông, không khí rất trong lành và tương đối mát mẻ, cây cối được bảo vệ và gìn giữ mấy trăm năm Bên trong sân đình vẫn

còn lưu giữ nhiều cây xanh cổ thụ như để nhắn mạnh một điểm cơ bản, xác

nhận mảnh đất có di tích là tươi tốt thích ứng với đất thiêng, đất lành của

muôn loài Ngay khi bước qua nghỉ môn, hình ảnh đâu tiên chúng ta bắt gặp

là cây ngọc lan với tán lá rộng như muốn bao bọc lấy đình, hòa lẫn nó với

thiên nhiên xung quanh Ngắm cảnh đình, ngửi mùi ngọc lan thoang thoảng,

tạo cho con người cảm giác tĩnh tâm, gạt bỏ mọi trần tục Bên phải đình là

một cây đại giống như một dấu huyền phá cách, làm vỡ đi nét đơn điệu của ngôi đình nhưng không giảm đi phần linh thiêng nơi đây Tìm hiểu kỹ hơn có

thể thấy, cây đại là một loại cây rất linh thiêng, còn gọi là cây “mệnh” tượng

trưng cho sinh khí vũ trụ, linh hồn Quan niệm dân gian cho rằng, cây đại có khả năng hút lấy nguồn năng lượng của bầu trời, vũ trụ chuyển xuống mặt đất, làm cho muôn vật sinh sôi, nảy nở một cách viên mãn Hình ảnh của

câyđại không lá đã thấy xuất hiện trong tạo hình mỹ thuật từ thời Lý, và cho

Trang 38

Ngồi ra, trong khn viên đình cũng còn rất nhiều cây như đại, dudi,

da, g6p phan tạo nên không gian gần gũi với đời sống con người, tăng thêm sự cổ kính cho ngôi đình, đúng như câu thơ ca tụng:

“Ở đây mây núi cây rừng

Nước non thanh sạch cách chừng phồn hoa.”

2.1.2 Bố cục mặt bằng tổng thể

Bố cục kiến trúc là sự sắp xếp các đơn nguyên kiến trúc trong một tông thể nhất định Sự sắp xếp đó không chỉ đơn thuần là việc phân chia giới hạn và công năng sử dụng, quan trọng hơn, nó còn ẩn chứa rất nhiễu yếu tổ

triết học, tư tưởng mà người xưa muốn gửi gắm

Đình Lâu Thượng được xây dựng trên một gò đồi cao với nền diện tích mặt bằng là 1170 m2, theo kiến trúc hình chữ đỉnh gồm tòa đại đình 5 gian 2 chái và hậu cung với 3 gian chạy dọc

'Từ ngoài bước vào là nghỉ môn được xây dựng theo kiểu nghỉ môn trụ

biểu với một lối đi chính giữa, hai bên là cửa giả cuốn vòm Bên trong đình là

sân hình chữ nhật được lát gạch đỏ dài 32m, rộng 15m

Đi qua sân gạch đến tòa đại đình 5 gian 2 chái trai dài theo chiều

ngang của sân với hai đầu đốc xây vít kín, bốn đầu đao cong vút, thanh thoát Hậu cung được làm liền với đại đình được nối với nhau bởi hệ thống xà và dui, với hệ thống cột cái kéo dài ra phía sau tạo thành góc xối

Có thể thấy các công trình được xây dựng dù sớm muôn khác nhau

nhưng đều tạo nên sự hải hoà, hoàn chỉnh và mang tính thẩm mỹ cho di tích

2.1.3 Các đơn nguyên kiến trúc

Trang 39

2.1.3.1 Nghĩ môn

Người xưa khi xây dựng nghỉ môn trong các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng nhằm báo hiệu và khẳng định về vị trí, vị thế của ngôi đình

Nghỉ môn với sự hiện diện của nó trong di tích đã tạo nên sự linh thiêng, thanh thoát bên trong đồng thời là những mong ước của con người thông qua việc trang trí trên nghỉ môn

Nghĩ môn đình Lâu Thượng được xây dựng theo lối nghỉ môn trụ biểu

với 4 cột hình tứ giác Chỉ có một lối đi ở chính giữa 2 trụ biểu lớn rộng 5,Im,

trụ cao 3,2 m Giữa trụ biểu lớn và 2 trụ nhỏ được xây cửa giả, trên có đắp nỗi

hình 2 võ sĩ tay cầm đao đứng bảo vệ

Trên đỉnh 2 trụ lớn đắp nồi tứ phượng chầu cách điệu hoa dành Phượng là linh vật biểu hiện cho tằng trên, được quy định trong mỹ thuật cổ truyền Việt Nam: đầu đội công lý, mắt là mặt trời, mặt trăng, lưng cðng bầu

trời, đuôi là các vì tỉnh tú, cánh là gió, chân là đất, lông là cây cỏ

ay Phượng là biểu tượng của vũ trụ, tượng trưng cho sự vận chuyền của bầu trời

gắn với quyền năng của thánh nhân Phượng đứng trên trụ biểu tượng trưng, cho trục âm dương - trục vũ trụ, nối thế giới dương gian với thế giới tâm linh, đem sinh khí từ trời cha truyền cho xuống đất mẹ Xuống dưới trụ là mặt sập

có bốn góc là bốn đầu rồng vươn ra uy nghỉ Bên dưới có ô lồng đèn để trơn,

chân trụ thắt cỗ bồng

Nối liền giữa hai trụ biểu lớn với hai trụ biểu nhỏ là các bức tường lừng Hai trụ biểu nhỏ được làm đơn giản hơn trụ biểu lớn với đỉnh đắp đôi nghê chầu với tư cách kiểm soát tâm linh của khách hành hương vào lễ

Trang 40

2.1.3.2.Dai dinh

‘Thing tir Nghi m6n, qua một khoảng sân rộng lát gạch, vào tới tòa Đại đình của đình Lâu Thượng Đây là nơi diễn ra mọi hoạt động tế lễ và sinh hoạt cộng đồng, bởi vậy nó được xây dựng lớn và công phu

Khoảng cách từ sân đến tòa đại đình là 1,05m, với 4 bậc thằm, hai bên là 2 cột cờ lớnvươn thẳng lên trời nhằm một lần nữa nhắn mạnh sự thị uy, xua đuổi mọi tà ma, quỷ dữ

Đại đình đình Lâu Thượng có quy mô kiến trúc đồ sộ nằm ngang với 5

gian 2 chái lớn (dài 2§ m, rộng 21,2 m) và bốn mái đao cong

Bộ phận đầu tiên thu hút cái nhìn của chúng ta là mái đình Mái đình

tuy rộng và thấp nhưng ở bốn góc đầu đao lại được uốn cong vút lên, làm mắt đi cảm giác nặng nề của mái, đồng thời tạo nên sự mềm mại, thanh thoát cho

cả công trình Khác với các ngôi đình khác, hệ mái của đình làng Lâu Thượng

được trang trí hết sức tỉnh xảo với các đẻ tài vô cùng phong phú

Trên hai đầu bờ nóc được đắp nổi hai đôi rồng lá Makara đang phun nước Đây là hình tượng được thể hiện rất phổ biến trên các tác phẩm điêu khắc và trong các ngôi đình Theo thần thoại Ân Độ, Makara là loài thủy quái,

vật cười của thần Varuna (thần biển) và cũng là vật cười của nữ thần

Gangadevi (nữ thần sông Hằng) Truyền thuyết khác lại cho rằng, Makara là loài vua rắn nước, chuyên về cõi âm, loài mang nước đến cho mùa màng bội

thu được con người thờ cúng Cơ thể Makara là sự tổng hòa các đặc điểm của cá sấu, voi va rin, biểu tượng cho nước và cầu vồng; trong đó, rắn là cầu vồng, voi là sương, mây và mưa, đem lại sự sống cho vạn vật trên trái đắt

Như vậy việc dip Macara trên hai đầu bờ nóc của đình không đơn

thuần chỉ là để trang trí mà còn là thể hiện ước vọng của người xưa về mùa

Ngày đăng: 17/08/2022, 13:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN