Luận văn Những giá trị văn hóa của cụm di tích đền - chùa Bà Tấm (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội) trình bày không gian văn hoá xã Dương Xá và cụm di tích đền - chùa bà Tấm. Đồng thời trình bày những giá trị vật thể và phi vật thể tại cụm di tích này.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THẺ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI TA hÊ gu A4
NGUYÊN HOÀNG HIỆP
NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA CỤM
DI TÍCH ĐÈN - CHÙA BÀ TÁM
(XA DUONG XA, HUYEN GIA LAM, HA NOI)
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số : 6031 06 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
NGUOI HUONG DAN KHOA HOC: TS NGUYEN VAN DOAN
HÀ NỘI - 2014
Trang 2
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Văn Đoàn Những nội dung trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai công bố dưới bắt kỳ hình thức nào Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước nhà
trường về sự cam đoan này
Hà Nội, tháng 11 năm 2014 “Tác giả luận văn
Trang 3LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TÁT MỞ ĐẦU 6 Chương 1: KHÔNG GIAN VĂN HÓA XÃ DƯƠNG XÁ_VÀ CỤM DI TÍCH DEN - CHÙA BÀ TÁM 10 1.1 Tổng quan vé xa Duong 0 1.11 Vị tí địa lý 10 1.1.2 Đặc điểm tự nhiên 2
1.1.3 Dân cư và đời sống kinh tế, xã hội 13 1.1.4 Văn hóa truyền thống xã Dương Xá 15
1.2 Đền chùa Bà Tắm trong diễn trình lịch sử
1.2.1 Linh Nhân Hoàng Thái Hâu - Nguyên phi Y Lan 26 1.2.2 Lich sử hình thành, xây dung di
Chương 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA VẬT THÊ CỦA CỤM DI TÍCH ĐÈN - CHÙA ích đền chủa Bà Tắm 29 s ớc.cpỒẦ 1.) 2.1 Giá trị của cụm di tích đền - chùa Bà Tắm qua nguồn tư liệu khảo cỗ học 31 2.1.1 Di tích, di vật chùa Ba Tắm thời Lý 31 2.12 Di tích, di vật chùa Bà Tấm thời Trằn 40 2.1.3 Di tích, dĩ vật chủa Bà Tắm thời Mạc 4 2.1.4 Di tích, di vật chùa Bà Tắm thời Lê Trung hưng “4
2.1.5 Di tích, di vật chùa Bà Tắm thời Nguyễn 48
3.2 Giá trị kiến trúc nghệ thuật của cụm di tích qua kiến trúc hiện tồn
2.2.1 Không gian cảnh quan sĩ
2.2.2 Bố cục mặt bằng tổng thể 33
2.3 Giá trị của các di vật, cỗ vật trong di tích
Trang 4tích đền - chùa Bà Tắm 2.4.1.Thực trạng giá trị văn hóa vật thể tai cụm di tích đền - chùa Bà Tắm 64 «63 2.4.2 Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thê tại cụm di tích đên- chùa Bà Tam 64 Chương 3: GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THÊ CUA CUM DI TICH DEN - CHÙA BÀ TÁM 3.1 Lễ hội của cụm di tích đền - chùa Bà Tắm
3.1.1 Thời gian và lịch lễ hội xưa 74
3.1.2 Thời gian, lịch lễ hội hiện nay 16 3.1.3 Chuẩn bị lễ hội 80
3.1.4 Diễn trình lễ hội đền - chùa Bà Tắm 83
3.2 Vai trò của lễ hội đền Bà Tắm trong đời sống cộng đồng
3.2.1 Những giá trị của lễ hội đền Bà Tắm 9
3.2.2 Các lớp văn hóa tín ngưỡng tích hợp trong lễ hội 96
3.2.3 Lễ hội trong đời sống cộng đồng cư dân 97 3.3 Lễ hội đền - chùa Bà Tắm trong mối quan hệ với lễ hội các di tích cùng thờ Nguyên Phi 3.4 Thực trạng và công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đền- chùa Bà Tấm, /"—- 9S
3.4.1 Thực trạng của lễ hội đền - chùa Bà Tắm 100
3.4.2 Báo tồn và phát huy lễ hội đền - chùa Bà Tấm 100
KET LUAN a
Trang 5
CHU VIET TAT CHU VIET DAY DU A Anh BV Bản vẽ Cm Cen ti met Gs Giáo sư Ha Héc ta KHXH Khoa học Xã hội Km Ki lô met Km’ Ki lô met vuông M Mét Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư PGS.TS Phó giáo sư Tiến sĩ PL Phụ lục TK Thé ky TP Thành phố Tr Trang TS Tiến sĩ
VHDT 'Văn hóa Dân tộc
Trang 61 Tính cấp thiết của đề tài
Triều đại nhà Lý là một triều đại lớn, thịnh trị của chế độ phong kiến Việt Nam, đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội Thời đại này đã sản sinh nhiều nhân vật lịch sử mà cho đến tận ngày nay tên tuôi và công trạng của họ vẫn được dân nước Việt tôn thờ Một trong những nhân vật kiệt xuất nôi
danh là Nguyên phi, Hoàng Thái Hậu Ÿ Lan, trong dân gian gọi là Bà Tắm
người Thô Lỗi, hương Siêu Loại nay là xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, ngoại
thành Hà Nội
Nguyên Phi Ÿ Lan là một người phụ nữ có ảnh hưởng lớn trong lịch sử
các triều đại phong kiến tại Việt Nam Là một người phụ nữ có tài cao, sắc xảo
và bản lĩnh bà đã cho thi hành những biện pháp xây dựng đắt nước, yên dân,
khiến cho thế nước và sức dân ngày một mạnh mẽ hơn Ngoài hai lần nhiếp chính và những đóng góp rất lớn vào cuộc kháng chiến chống nhà Tống hảo hùng của dân tộc ta, Nguyên phi Ÿ Lan được biết đến với vai trò là người có
công trạng lớn trong việc xây dựng các công trình chủa tháp gắn với sự phát triển
của Phật giáo vốn là hệ tư tưởng chính thống của nhà Lý Tính đến năm 11 15, bà đã cho xây cắt 150 chùa, đền có quy mô to lớn Tại quê hương cũng bà đã cho xây:
dựng ngôi chia “Linh Nhân tư Phúc Tự” (dân gian thường gọi là chùa Ba Tắm),
Năm 1117 khi bà mắt dân làng đã cho xây dựng ngôi đền làm nơi thờ tự để tưởng
nhớ công lao của ba
Cum di tích đền chùa Bà Tắm với lịch sử tồn tại lâu đời khởi dựng từ
thời Lý, gắn với nhân vật lịch sử Nguyên phi Ÿ Lan từ lâu đã được sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội nhân văn, của nhiều nhà nghiên
Trang 7lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, nhân vật, kiến trúc, điêu khắc )
Là cán bộ chuyên môn của Bảo tàng Lịch sử quốc gia tôi có cơ hội tham
gia các cuộc điều tra thám sát, tiến hành khảo sát và khai quật khảo cô học tại
cum di tích, nhằm hồn thành tốt được cơng việc đang đảm nhiệm, đồng thời
nâng cao nhận thức của bản thân sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật của
triều đại nhà Lý nói riêng cũng như lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam nói
chung, tôi đã chọn đề tài “Ajhững giá trị văn hóa của cụm di tích đền - chùa Bà Tắm (xã Dương Xú, huyện Gia Lâm, Hà Nội)” làm luận văn tốt nghiệp Cao học của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
'Cụm di tích đền - chùa Bà Tấm có lịch sử xây dựng hàng nghìn năm, gắn
ø là Nguyên phi - Hoàng Thái Hậu Ÿ Lan, chính vì
6i quan tâm của các nhà nghiên cứu trong suốt thời gian
với nhân vật lịch sử nỗi vậy cụm di tích là
vừa qua Hiện có một số công trình nghiên cứu, tiếp cận ở các góc độ khác nhau
đã cho thấy giá trị lịch sử to lớn của di tích Dưới đây là một số công trình tiêu biểu
Trong “Hồ sơ di tích lịch sử đn - chùa Bà Tắm” do Ban Quản lý Di tích
và Danh thắng Hà Nội lập năm 1995 có đề cập các tư liệu về niên đại, khảo tả
về di tích, kiến trúc, liệt kê một số hiện vật có giá trị tại di tích
“Trong cuốn “Những phát hiện mới về khảo cổ học” năm 1998 do Nhà xuất
‘ban Khoa học Xã hội xuất bản năm 1999 có đề cập đã phát hiện di chỉ khảo cổ
học Dương Xá thuộc Văn hóa Gò Mun và những dấu tích của văn hóa Đông Sơn có niên đại khoảng 2500 - 3000 năm cách ngày nay, cho thấy lịch sử lâu đời của vùng đất Dương Xá đã hun đúc và sinh ra nhân vật Nguyên phi Ÿ Lan
Cuén “Di tich lịch sử văn hóa Hà Nội” do Ban Quan lý Di tích và Danh
Trang 8Trong *Báo cáo kết quả khai quật khảo cỗ học di tích dén - chùa Bà Tám do Bảo tàng Lịch sử Việt Nam công bố 2005 và 2013 trên cơ sở tư liệu địa tầng đã khẳng định các công trình kiến trúc các thời Lý, Tein, Lê, Nguyễn
nơi đây, trong đó chú ý đến di tích, di vật có liên quan trực tiếp đến triều đại nhà Lý và Nguyên Phi Ÿ Lan
“Tư liệu “Văn bia ở đền chùa Bà Tắm và phụ cận” do viện Hán Nôm nghiên cứu năm 2005 có đề cập văn bia lưu giữ tại di tích biết vào thời Lê, Nguyễn, đến - chùa Bà Tắm thuộc địa phận Dương Xá và Dương Nguyễn, huyện Siêu Loại, tỉnh Bắc Ninh, cho biết lịch sử quá trình xây dựng di tích
Cuốn “Thống kê lễ hội Việt Nam” của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch,
Cục Văn hóa cơ sở (2008), cho biết: Lễ hội đền Bà Tắm là một trong 15 lễ hội
tiêu biểu của huyện Gia Lâm là lễ hội dân gian được tô chức vào ngày 19/2 va
25/7 âm lịch hàng năm
Cuốn “Di tích lịch sử cách mạng kháng chiến huyện Gia Lâi
do UBND
huyện xuất bản năm 2010 trong phần viết về các di tích được xếp hạng có đề
cập đến di tích đền chùa Bà Tắm, trong đó nêu những nét khái quát: lịch sử xây
dựng, vị thần được thờ, một số giá trị về kiến trúc nghệ thuật của di tích
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Căn cứ vào kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng và các nguồn tài liệu có liên quan tới cụm di tích đền - chùa Bà Tắm trong đó có kết quả nghiên cứu và
khai quật khảo cổ học năm 2005 và năm 2013 luận văn tập trung nhằm đánh giá tim hig
đánh giá giá trị văn hóa của cụm di tích trong suốt quá trình tồn tại
“Trên cơ sở đó luận văn tập hợp, hệ thống hóa tư liệu, bước đầu đề xuất
Trang 9chứa bên trong các đơn nguyên kién trúc, di vật, lễ hội, bên cạnh đó cũng tìm hiểu các tài liệu truyền thuyết, dân gian, bi ký có liên quan
~ Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu những tải liệu, tư liệu, di vật có niên đại thời Lý (thế kỷ 12 - 13), Mạc - Lê trung hưng (thế kỷ 16 - 18),
Nguyễn (thế kỷ 19 - 20), bên cạnh đó cũng tìm hiểu về đời sống, lễ hội đền chùa bà tắm đang diễn ra trong bối cảnh hiện nay
+ Không gian: Luận văn nghiên cứu đánh giá tìm hiểu các di tích trong thôn xã Dương Xá và mở rộng đến khảo sát các di tích có liên quan đến Nguyên Phi Ỷ Lan như khu vực Sủi (xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội), thôn Ngọc Quỳnh (huyện Văn Lam, tinh Hưng Yên)
5 Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu liên ngành văn hóa học: Sử học, mỹ thuật
hoc, khảo cỗ học, dân tộc học, folklore, bao ting hoc
+ Phương pháp điền dã: khảo sát, thống kê, miêu tả, đo, vẽ, chụp ảnh, dập văn bia, phỏng vấn
6 Bố cục của luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục có kết cấu 3 chương:
Chương 1: Không gian văn hóa xã Dương Xá và cụm di tích đền - chùa Bà Tắm
Trang 10Chương 1
KHÔNG GIAN VĂN HÓA XÃ DƯƠNG XÁ
VA CUM DI TICH DEN - CHUA BA TÁM
1.1, Tổng quan về xã Dương Xá 1.1.1 Vị trí địa lý
Gia Lam - vùng đất địa linh nhân kiệt, nằm ở cửa ngõ phía Đông của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến Nhân dân Gia Lâm giàu truyền thống yêu nước
và cách mạng với nhiều đức tính tốt đẹp: cằn cù, chịu khó, anh hùng, thông minh, sáng tạo Từ khi có Đảng lãnh đạo, nhất là sau cuộc Cách mạng tháng Tám -1945 lịch sử, chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, nhân dân
Gia Lâm cùng Thủ đô và đất nước lập thêm bao kỳ tích để xây dựng và bảo vệ quê hương góp phần làm rạng rỡ truyền thống anh hùng bắt khuất của Thủ đô
Hà Nội anh hùng và dân tộc Việt Nam quang vinh
Phía Bắc của Huyện là quận Long Biên; phía Tây Nam có địa giới là dòng sông Hồng, bên kia bờ là huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai; phía Đông
Bắc và Đông giáp với các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành của tỉnh Bắc
Ninh; phía Nam giáp với huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Gia Lâm được xác định là vùng kinh tế trọng điểm có vị trí quan trọng, với nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đã và đang được đầu tư xây dựng: Quốc lộ 1A; Quốc lộ 1B; Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên; Quốc lộ 5; Đường ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; đường Hà Nội - Hưng Yên; đường
181 ; giao thông đường thuỷ có sông Hồng, sông Đuống, đường sắt có ga Yên 'Viên và hệ thống đường sắt ngược lên phía Bắc, Đông Bắc và xuôi cảng biển
Hải phòng Trên địa bàn huyện có nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và các
trung tâm thương mại; nhiều làng nghề nổi tiếng như làng gốm sứ Bát Tràng,
Trang 11phía Đông giáp xã Dương Quang; phía Tây giáp xã Trâu Quỳ, phía Tây Nam
giáp xã Kiêu Ky - Đa Tốn, phía Đông Nam giáp thị trấn Như Quỳnh, huyện
'Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Dương Xá là vùng đất cổ và có lịch sử lâu đời, từ khoảng trên dưới 3000 năm nơi đây đã có con người sinh sống Dương Xá vốn thuộc trang (hương) Thổ Lỗi, thuộc xứ Kinh Bắc xưa Theo GS Tran Quốc Vượng:
Hương Thổ Lỗi sau đôi tên thành Siêu Loại vốn là đất đai thuộc bộ
lạc Dâu, nơi có trung tâm tôn giáo là đền Bà Dâu, sau thời Sĩ Nhiếp,
t
cy II sau công nguyên mới chuyên thành chùa Dâu Bộ lạc Dâu
sống ở vùng đất bãi sông Thiên Đức, nổi tiếng về nghề dâu tằm Từ đầu Công nguyên đến thế kỹ X, xứ Bắc trở thành trung tâm, là ngã
tư của các đường giao lưu văn hóa Nam Bắc Đông Tây Đến thời kỳ nhà Lý, xứ Bắc lại là nơi nở rộ các chùa chiền theo hướng cầu Nam, chùa Bắc, đình Đồi Ơng cũng cho rằng cái nôi - cốt lõi - hạt nhân của người Kinh- Việt là vùng đất chủ yếu của xứ Bắc [46, tr.351] Qua đó có thể thấy Dương Xá nằm trong lịch sử thềm không gian văn hóa, tín ngưỡng Kinh Bắc, trên trục đường nối liền giữa Thăng Long - Hà Nội với trung tâm Phật giáo Luy Lâu Kinh Bắc - Bắc Ninh
Trong tài liệu Phật giáo cũng có đề cập về vùng đất này:
Huyện Siêu Loại, từ đông sang tây 27 dặm, từ nam xuống bắc 9 dặm, đông đến địa phận huyện Lương tài 7 dặm, tây đến địa phận huyện Gia Lâm thuộc phân phủ 6 dặm, bắc đến địa giới huyện Gia Bình 3 dăm, thuộc đất Luy Lâu thời Hán Sử ký nói, Sứ quân Lý (Lãng công)
chiếm cứ Siêu Loại, tức là ở đây Năm Thiên Huống Bảo Tượng (1068) đối làng Thổ Lỗi làm làng Siêu Loại ( xin ghi vào đây để tiện
Trang 12Xã Dương Xá ngày nay nằm ở Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, nằm trải
dài khoảng 2km từ Tây Bắc xuống Đông Nam; song song với Quốc lộ 5, có sông Thiên Đức chảy qua tạo cho Dương Xá thành một hình thế tự nhiên, đất
dai mau md, trù phú và nên thơ
Ngày nay xã có 6 thôn: Yên Bình, Dương Đanh, Dương Đình, Dương Đá, Thuận Quang, Thuận Tiến và 4 cụm dân cư: Đường 5, Nội Thương, Chăn Nuôi, Z178 tạo cho nơi đây trở thành cửa ngõ thủ đô Hà Nội đi Hưng Yên, Hải
Dương, Hải Phòng và Đông Bắc Bắc Ninh Ở vị trí điểm ngã ba ba tỉnh, Dương, Xá có ảnh hưởng rất quan trọng về chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội của Thăng Long - Kinh Bắc xưa kia và Gia Lâm - Hà Nội ngày nay
1.1.2 Đặc điễm tự nhiên
- Địa hình nơi đây thấp, bằng phẳng, là kết quả quá trình phù sa bồi đắp phù xa từ các dòng sông cỗ như sông Thiên Đức, sông Hồng và sông Đuống Được bồi đắp từ các dòng sông trên, khu vực này cũng chịu tác động trực tiếp
bởi ngập lụt vào mùa mưa lũ Chính bởi vậy, quanh khu vực Dương Xá ta còn
thấy hệ thống đê điều bao quanh như là minh chứng sinh động vẻ quá trình con người nơi đây vươn lên gây dựng cuộc sống và phát triển Con người đã chọn những nơi cao ráo, những gò đất để tụ cư, dé lao động, sản xuất
~ Sông ngòi sông Thiên Đức xưa tách nguồn từ sông Hồng nơi ngã ba
Dâu (xã Thượng Cát - Gia Lâm) cách kinh đô Thăng Long không xa, dòng sông uốn mình chảy qua địa bàn các xã Đặng Xá (thôn Lời, thôn Lở), Phú Thuy, Dương Quang, xuôi xuống sông Như Quỳnh (sông Nghĩa Trụ) hồ nhập cùng sơng Dâu Đoạn sông này còn có tên là sông Bắt Nghĩa
~ Khí hậu xã Dương Xá chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng đồng bằng Bắc
Bộ, khí hậu nhiệt đới gió mùa Mùa hè nóng, âm, mưa nhiều, gió Đông Nam;
Trang 13X4 nim trong vùng nhiệt đới nên quanh năm nhận bức xạ mặt trời, vì vậy nhiệt độ cao Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm ở Dương Xá là 122,8 (keal/cm2) và nhiệt độ không khí trung bình ở Dương Xá là 23,5'C Do chịu ảnh hưởng của biển, Dương Xá có độ âm và lượng mưa khá lớn, độ ẩm trung bình là 34% Lượng mưa trung bình hàng năm của Dương Xá là 1676mm và mỗi năm
có khoảng 144 ngày mưa Đặc điểm rõ nét nhất của khí hậu Dương Xá là sự thay
đổi và khác biệt của hai mùa trong năm: mùa hè và mùa đông
1.1.3 Dân cư và đời sống kinh tế, xã hội
1.1.3.1 Dân cự
Siêu Loại là vùng đắt cổ, xưa kia con người đã sớm tụ cư, trong các đợt khai quật khảo cổ học tại khu vực này đã tìm thấy khá nhiều các di vật phục vụ
sinh hoạt có niên đại thuộc giai đoạn 10 thế kỷ đầu Công nguyên Tôn tại và phát triển cùng chiều dài lịch sử dân tộc, cư dân nơi đây đã hun đúc nên những
tập tục riêng và cùng chính quyền các triều đại phong kiến Việt Nam (Lý, Trần,
Mạc, Lê, Nguyễn) đã xây dựng, bảo tồn những và công trình văn hóa tín
ngưỡng đặc trưng riêng của Dương Xá
Xã Dương Xá ngày nay gồm có 6 thôn và 4 cụm dân cư với tông số 2.454 hộ gia đình Theo số liệu thống kê tháng 5 năm 2009 của UBND xã Dương Xá
thì: dân số của xã là 10.436 người
1.1.3.2 Đời sống kinh té
Xa xưa người dân nơi đây nỗi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm và cấy lúa nước, đây là nơi phục vụ một phần nhu cầu lụa cho kinh thành Thăng Long
và trung tâm Phật giáo Luy Lâu Trong lịch sử các triều đại Việt Nam, người
con gái nỗi tiếng đất Siêu Loại Nguyên phi - Hoàng Thái Hậu Ÿ Lan cũng được biết tới với xuất thân trong một gia đình làm nghẻ trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa
Trang 14xưa vẫn thường gọi là vùng Dâu, hoặc kẻ Dâu Ngày nay, trong hồi ức của những người cao tuổi nơi đây vẫn lưu giữ một hình ảnh quê hương bạt ngàn bãi dâu xanh
Hiện nay, về cơ bản nền tảng đời sống kinh tế xã hội của cư dân khu vực Dương Xá là công nghiệp nông thôn và nông dân Cùng quá trình phát triển của đời sống hiện đại đã có sự chuyển dịch và thay đổi Tổng diện tích tự nhiên của xã Dương Xá là 487,67ha trong đó đắt nông nghiệp là 273,9ha Theo số liệu của
UBND xã Dương Xá, đến tháng 5 năm 2009, cơ cấu kinh tế của xã như sau:
mm 40%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 30%, thương mại, dịch vụ chiếm 30%, bình quân thu nhập đầu người khoảng 7,3 triệu đồng/ năm, kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (GDP) đạt 12,5% năm
Trồng trọt đất đai ở Dương Xá chủ yếu trồng lúa và cây vụ đông, có khoảng 40 ha đất vườn (chủ yếu là vườn tạp), lãnh đạo xã vận động nhân dân cải tạo vườn tạp đê trồng các loại cây ăn quả có giá trị cao Theo thông tin của cuốn Lich sử Cách mạng Đảng bộ và nhân dân xã Dương Xá cho biết:
Quyết tâm chuyên đôi cơ cấu cây trồng, đưa các loại giống mới có
năng suất, chất lượng cao vào sản xuất đại trà như: Xi23, tẻ thơm,
9710, lúa lai nhị ưu 3 dòng 838, nếp lai đã đưa năng suất lúa đến năm 200 là 10,5 tắn/ha, đạt 100% kế hoạch, sản lượng lương thực quy thóc là 2835 tắn, đạt 105% kế hoạch; thu nhập bình quân đầu ột năm là 2,1 triệu đồng; người ng thu nhập trên 1ha gieo trồng, 49 triệu déng [15, 130-131]
Chăn nuôi: nuôi lợn vẫn là nghề chính, một số hộ có quy mô chăn nuôi
khá như ở Yên Bình, có hộ nuôi gà công nghiệp đẻ trứng tới hàng nghìn con,
Trang 15
hộ nuôi lợn từ 20 - 30 con như Dương Banh, đã đưa đàn lợn bình quân
lên 3500 con Tận dụng sông hồ, hàng năm cho thu hoạch khoảng 40 - 50 tan
cá các loại
Cac ngành nghề truyền thống vẫn được phát huy, nay có thêm nghề mới
như mộc, một số hộ ở Yên Bình, Dương Đình đã thu hút thường xuyên 15 lao
động; một số cơ sở may mặc, may da và chế biến gia vị có quy mô khá như Dương Đình thường xuyên giải quyết việc làm từ 50 - 60 lao động Dịch vụ vận tải ô tô phát triển nhanh, doanh thu cao, toàn xã có 22 xe ô tô trong đó có
gia đình 2 - 3 xe các loại Trong những năm 1996 -2000, cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp nông thôn tiếp tục được tăng cường
Năm 1999, thôn Duong Dinh di dau trong việc làm hệ thống thoát nước
ngắm, mở rộng đường làng Được huyện giúp đỡ cùng nguồn vốn từ ngân sách địa phương và sự đóng góp của nhân dân, đàu tư 4,9 tỷ đồng trong đó có một số công trình lớn như: xây dựng 24 phòng học nha hai ting cho trường Tiểu học và Trung học cơ sở, 2 day nhà trạm y tế, nâng cấp và làm hệ thống tường rào, sân
vận động khu vực trụ sở Ủy ban nhân dân xã; làm hệ thống đường liên thôn,
đường nội đồng; làm mới và cải tọa 6 nhà bia liệt sỹ, nâng cấp tu bổ khu đền Nguyên Phi Ÿ Lan, các đình, đền, chùa, nhà văn hóa các thôn; làm mới trạm biến thế điện khu ngã tu Đường 5, cải tạo đường điện hạ thể
1.1.4 Văn hóa truyền thông xã Dương Xá 1.1.4.1.Tín ngưỡng, tôn giáo
* Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Thờ cúng tô tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức
đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân
Trang 16con cháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi
làm những điều tội lỗi
Ở nước ta, thờ cúng tổ tiên không chỉ là tín ngưỡng phổ biến ở người Việt - tộc người đa số - mà còn lưu giữ ở một vài tộc người khác như người
Mường, người Thái Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, trong khi nhiều tôn giáo, tín ngưỡng dân gian khác đã phải chịu cảnh long đong, bị kết
tôi “mê tín đị đoan” nhưng tín ngưỡng thờ tổ tiên đã và vẫn chiếm được vị trí
thiêng liêng trong đời sống tỉnh thần của người Việt Ý thức “con người có tổ, có tông” được bảo tồn trong cõi tâm linh và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, dù họ sống trên tô quốc mình hay lưu vong nơi xứ người Đặc biệt đây là hình thức tín ngưỡng được các thể chế chính trị (Nhà nước) từ xưa đến nay
trân trọng thừa nhận, dù rằng với những mức độ khác nhau Cùng với tiến trình
lich sử của dân tộc, nó là sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý báu của con người Việt Nam
“Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cộng đồng cư dân xã Dương Xá trong
quá trình hình thành, tồn tại của nó đã góp phần tạo ra những giá trị đạo đức
truyền thống như lòng hiểu thảo, lòng nhân ái, tính cộng đồng, tính cần củ, sáng tao, lòng hiểu học, lòng yêu nước Vì thế tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên như đã
khái quát trên có thể nói là vĩnh hằng cùng với sự tồn tại và phát triển của dân
tộc Hiếu với tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ còn được nâng lên cao hơn, đẹp hơn, đó 14 "hiếu với dân, với nước" Trong đời sống xã hội hiện đại, đã có thời kỳ người
ta nghĩ đơn giản rằng xã hội càng phát triển, khoa học kỹ thuật càng tiến bộ thì con người càng bớt đi niềm tin vào thế giới vô hình, con người sẽ sống tỉnh táo hơn, khoa học hơn Có lẽ điều này chỉ đúng một phân, vì thế khi thế giới càng chia nhỏ rành mạch, con người càng mở rộng tầm nhìn thì những khoảng trồng,
Trang 17đặc biệt là mối liên hệ ràng buộc vô hình nào đó giữa những người cùng dòng máu Vì thế càng ngày tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên cảng có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của mỗi người dân nơi đây, nó là một trong những nhân
tố góp phần quan trọng đề bảo tồn và duy trì văn hóa truyền thống địa phương
* Tín ngưỡng thờ cúng thành hoàng làng
Người Việt Nam có truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, do vậy hầu
hết ở mỗi làng quê hay phố nghề (nơi thị thành) đều lập đình (hoặc đền, miều) thờ vị Thành hoàng của làng hay phường hội Thành hoàng là người có công
với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tô của nghề) Dưới các triều vua thường có sắc phong cho Thành hoàng, vì hầu hết
Thành hồng đều có cơng với nước Dân làng, hay phường hội đi lập nghiệp
nơi khác cũng xây miều, đèn thờ Thành hoàng quê gốc của mình tại nơi ở mới
Sách Việt Nam phong tục chép:
Nước ta thuở bấy giờ đang lúc nội thuộc, tục Tàu truyền sang đến bên này, kế đến Đỉnh, Lê thì việc thờ quỷ thần đã thịnh hành rồi
Nhung cứ xét cái chủ ý lúc trước, thì mỗi phương có danh sơn (ngọn
núi có tiếng), đại xuyên (sông lớn); triều đình lập miếu thờ thần sơn xuyên (núi sông) ấy để làm chủ tế (người đứng đầu) cho việc ấm tí
một phương thôi Kế sau, triều đình tỉnh biểu (làm cho thấy rõ công
trạng, tiết tháo) những bậc trung thần nghĩa sĩ và những người có công lao với nước, thì cũng lập đền cho dân xã ở gần đấu thờ đấy
Từ đó dân gian lần lần bắt chước nhau, chỗ nào cũng phải thờ một
Trang 18Năm trên tổng số sáu thôn thuộc xã Dương Xá hiện nay đều có đình làng
riêng, đặc biệt di tích đình Dương Đanh xã Dương Xá thờ tướng Lý Khuê thời 12 sứ quân là một trong những người có công lớn giúp vua diệt giặc, đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cắp Quốc gia Đây là nơi để nhân dân địa
phương tổ chức các hoạt động văn hóa, tín ngường, tâm linh dé tưởng nhớ
và tôn vinh các vị thần có công với dân làng, với đắt nước, qua đó làm tăng thêm tình đoàn kết, yêu thương, gắn bó của nhân dân địa phương và nhân dân các vùng lân cận Đặc biệt trong các ngày lễ hội lớn của đền Bà Tấm,
các làng đều tổ chức rước thành hoàng làng tại đình mình về đền làm hành lễ đối với đức Linh Nhân Hoàng Thái Hậu
* Phật giáo
Phật giáo không phải chỉ là tôn giáo thuần thúy, nó không chỉ tạo ra tư tưởng khoan hòa, nhân ái trong chính sách an dân mà còn góp phần rất quan
trọng trong việc định hình lối sống, phong tục, chuẩn mực giá trị văn hóa Việt Nam Vượt qua chồn thờ tự tôn kính linh thiêng, Phật giáo đã đi vào đời sống văn hóa Việt và để lại dầu ấn sâu sắc cả trong văn hóa sinh hoạt vật chat tại xã
Dương Xá Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều khẳng định, qua hàng ngàn
năm tồn tại và phát triển ở Việt Nam Phật giáo đã có ảnh hưởng sâu đậm trong
đời sống văn hóa tỉnh thần đối với con người Việt Nam
Được biết đến là vùng đất phát tích của Hoàng Thai Hậu Ÿ Lan - một
trong những nhân vật lịch sử có sức ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển Phật
giáo thời Lý, đặc biệt hơn với sự tồn tại của hai ngôi chùa lâu đời: chùa Bà Tắm và chùa Dương Đình (đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia), cho thấy Phật giáo đã gắn liền với đời sống tinh thần và hoạt động cộng đồng của nhân
dân vùng đất Siêu Loại xưa và Dương Xá ngày nay Hiện nay, đại bộ phận cộng
Trang 19của nhà Phật Thực tế cũng cho thấy, hiện nay số lượng người dân trong xã dù không phải Phật tử nhưng vẫn đi chùa sám hồi và ăn chay vào các ngày: rằm,
mùng một và những ngày hội lớn như ngày rằm tháng giêng, rằm tháng tư (Phật 'Đản) và rằm tháng bảy (lễ Vụ lan), lễ Quan Thế Âm tương đối đông, nhất là
với những người giả và phụ nữ * Nho giáo:
Sự để cao việc học, tôn vinh người thầy, coi trong bac hién tai đã tạo nên một truyền thống giáo dục hàng nghìn năm ở Việt Nam Xuyên suốt hàng thế
ky nay, thậm chí cả những bà mẹ nghèo nhất cũng mơ ước con mình sau này
sẽ thi đỗ cử nhân, tiến sĩ
Bước ngoặt trong nền giáo dục Việt Nam diễn ra khi vua Lý Thái Tổ lên
ngôi năm 1010 và quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long Năm 1070, vua
Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu để tôn vinh Không Tử và tư tưởng, Nho Giáo Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông lập Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam đề đào tạo các quan lại
Kế về truyền thống xưa kia ông Nguyễn Văn Thực Phó Bí thư Đảng bộ xã Dương Xá cho biết:
* Đất Siêu Loại xưa là vùng đất hiếu học đã có 4 Trạng nguyên, 2 Thám hoa, khoảng 15 Hoàng giáp và gần 40 Tiến sỹ, là một trong 4 hương có nhiều
vị đỗ đại khoa nhất trong gân 20 phủ, huyện của trấn Kinh Bắc nổi tiếng hiếu
học và khoa bảng xưa "
1.1.4.2.Phong tực, tập quán * Cưới xin
“Tại Dương Xá cũng như bao làng quê khác ở Việt Nam, hôn nhân không, phải chỉ là việc của cá nhân mà còn là việc của cả gia đình và dòng họ Người con trai đến tuổi dựng vợ, người con gái đến tuổi ga chồng Hôn nhân theo quan
Trang 20mà còn góp phần tăng sức lao động để phát triển kinh tế và uy thể về sự lớn mạnh của dòng họ mình trong mối quan hệ với các dòng họ khác
Hơn thể nữa, luân lý người Việt coi việc thờ phụng tổ tiên là một bổn
phận thiêng liêng của con cháu Thờ phụng phải được tiếp nói liên tục qua các đời Vì vậy mỗi người đàn ông phải sớm lập gia đình để mau có con trai nối
đõi, lo việc đèn nhang
Trong xã hội phong kiến xưa, “Cha mẹ đặt đâu, con ngôi đầy” Con cái không có quyền quyết định Duyên phận phó mặc cho sự chọn lựa của cha mẹ
Ngày nay, hôn nhân là tự nguyện không còn bắt buộc nữa, thanh niên tự do tìm
hiểu, lựa chọn người bạn đời cho mình
Khi sự tìm hiểu đã chín muỗi, người con trai sẽ thưa chuyện với cha, mẹ
mình để chuẩn bị lễ vật sang nhà gái xin cưới Theo tập quán quy định của
Dương Xá xưa, nhà trai không những phải chuẩn bị lễ vật mà còn phải làm cỗ cho nhà gái Nếu lấy chồng không phải là người làng thì nhà gái phải nộp gạch cho làng để xây đường Đến nay, những tục lệ đó đã không còn tồn tại và lễ cưới được tô chức đơn giản theo nếp sống mới mà vẫn đảm bảo đầy đủ những quy định cần phải tuân thủ
Lễ chạm ngõ (còn gọi là lễ xem mặt, lễ dạm ngõ) là một nghỉ lễ trong
phong tục hôn nhân của người Việt Lễ này nhằm chính thức hóa quan hệ hôn
nhân của hai gia đình Lễ chạm ngõ ngày nay là buỗi gặp gỡ giữa hai gia đình
Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân Buồi lễ này, không cần vai trò hẹn trước của người mối (kể cả những trường hợp yêu nhau
Trang 21Vé ban chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình
biết cụ thê về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong), từ đó dẫn tới quyết định tiếp
tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình Lễ vật của lễ chạm ngỡ theo
truyền thống rất đơn giản: chỉ có trầu cau
Xét về mặt chức năng: nếu bỏ qua lễ này mà đi thăng vào lễ ăn hỏi thì
mọi việc sẽ bị cảm thấy đường đột, ngang tắt, không có khởi đầu Vì thế, tuy không phải là một lễ trọng nhưng lại là một lễ không thể thiếu trong tiến trình hôn lễ Hơn nữa, lễ này không tốn kém (lễ vật chỉ có trầu cau) mà lại biểu thị được bản sắc văn hóa dân tộc (văn hoá trầu cau) thì việc bỏ qua lễ này là điều
không hợp lý
Lễ ăn hỏi: Sau khi chọn được ngày lành, tháng tốt, hai gia đình thống nhất, nhà trai phải có một cơi trầu đề xin hỏi Đây là sự thông báo chính thức
về việc hứa gả giữa hai họ Đây là giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: cô gái trở thành "vợ sắp cưới" của chàng trai, và chàng trai sau khi mang lễ vật
đến nhà gái là đã chính thức xin được nhận làm rễ của nhà gái và tập gọi bố mẹ
xưng con
Những gia đình Dương Xá xưa thường dùng bánh cặp nghĩa là gồm hai
thứ bánh tượng trưng cho âm đương Những cặp bánh thường dùng trong lễ ăn hỏi là bánh phu thé và bánh cốm - bánh phu thê tượng trưng cho Dương, bánh ốm tượng trưng cho Âm; hoặc bánh chưng và bánh dày - bánh chưng vuông,
là Âm, bánh dày tròn là Dương Thường thường cùng kèm với bánh chưng và bánh dày thường có quả nem Bánh cốm, bánh xu xê, bánh chưng, bánh dày và
quả nem dùng trong lễ ăn hỏi đều được đựng trong hộp giấy màu đỏ hoặc bọc
trong giấy đỏ, màu đó chỉ sự vui mừng Cũng có gia đình thay vì các thứ bánh
trên, dùng xôi gắc và lợn quay Đó là những lễ vật tối thiểu theo tục lệ cổ truyềi
Trang 22của từng gia đình Tuy nhiên, số lượng lễ vật nhất thiết phải là số chẵn (bội số của 2, tượng trưng cho có đôi có lứa), nhưng lễ vật đó lại được xếp trong số lẻ
của tráp (số lẻ tượng trưng cho sự phát triển)
Lễ cưới: Thường được tổ chức vào tháng Giêng, tháng Hai và tháng Chạp âm lịch, đây là những tháng có tiết xuân mát mẻ, công việc bớt bận rộn Sau
khi ấn định được ngày lành tháng tốt, nhà trai cùng nhà gái tiến hành tổ chức đám cưới cho đôi trai gái Trong ngày cưới, họ hàng, bạn bẻ thân hữu gần xa
và nhân dân trong khu đến dự để chúc mừng cho gia đình nhà trai và nhà gái
Đúng giờ đã định, nhà trai gồm khoảng 25 người đầy đủ các thành phần, vai
về, nội ngoại và bạn bè đến nhà gái Đại điện họ nhà trai có lời xin đón dâu
Được sự đồng ý của đại diện nhà gái, cô dâu chú rễ làm lễ gia tiên Tối hôm đó,
cô dâu ngủ lại nhà trai một đêm (đêm tân hôn) Sáng hôm sau, nhà trai sửa soạn
một cái lễ cùng cô dâu và chú rê sang nhà gái
* Đám tang
Dam tang hay đám ma, lễ tang, tang lễ, tang ma là một trong những
phong tục của Việt Nam Bao gồm nhiễu quy trình của những người đang sống thực hiện đối với người vừa chết
Đối với những trường hợp người gần chết, người thân có thể phán đoán biết trước thì việc đầu tiên là hỏi xem người gần chết có trăn trối những gì, những lời nhắn nhủ lúc này được gọi là di ngôn, hỏi người đó có tự đặt lấy tên
thụy (hay còn gọi là tên hèm) tức là tên sau này để khẩn khi cúng cơm nên còn
được gọi là tên cúng cơm Kế tiếp dùng nước ngũ vị hương lau sạch sẽ lấy chiếc đũa để ngang hàm gọi là cài hàm để cho răng khỏi nghiến vào nhau, sau bỏ một voc
người, thay đổi quần áo tươm tắt Khi người đó tắt hơi rồi
cao và ba đồng tiền vào miệng, nhà giàu thì thường dùng ba miếng vàng sống,
Trang 23“Theo phong tục, ngày giờ người chết vừa tắt thở phải nhớ chính xác để dem cho thay tự xem có bị rơi vào giờ trùng tang hoặc bị quỷ tỉnh ám ảnh hay
không Nếu gặp ngày giờ xấu thì phải nhờ thầy dùng bùa để tống xuắt, lá bùa
này được dán trên quan tài và cho vào những vỏ ốc chôn ở bốn phía ngôi mộ, hoặc bỏ vào quan tải một cỗ bài tổ tôm, quyển lịch Tàu hay lịch ta, tàu lá gói
dé tran ap ma quỷ, hoặc khi đem chôn thì có một phường tuồng đóng vai thiên
thần đi trước đám tang múa thành những đạo bùa yểm để trừ tà ma ở dọc đường hoặc ở mộ huyệt (trường hợp này mộ huyệt phải đào tam cấp)
Đưa người vừa mắt xuống chiếu trải dưới đất 1 chốc rồi đưa lên lại, lấy nghĩa người bởi đất sinh ra thì khi chết lại về với đất (nhân sinh ư thô, diệc hoàn ư thổ) hoặc để lấy đủ âm dương cho người chết, hoặc hy vọng rằng việc này có thể hoàn sinh khí cho người đã mắt
Cáo phó là thông báo về tang lễ thường được đặt trước công tang gia
hoặc gửi đến từng người thân thích Ngày nay có thể đăng cáo phó trên các phương tiện truyền thông hoặc gọi điện thoại báo tin Trên cáo phó phải ghi rõ
tên người chết, ngày sinh và mắt, và chỉ tiết về tang lễ như thời gian địa điểm
làm lễ nhập quan và di quan
'Khâm liệm là dùng vải để quấn người chết, thường thì người nhà dùng
vải thường trắng (đối với gia đình khá giả dùng vải tơ lụa) may làm đại liệm, tiểu liệm Sau khi liệm xong, những người thân đứng quanh quan tài, nâng người chết bằng 4 góc của tắm vải tạ quan và đặt vào quan tài gọi là nhập quan Trên quan tai dat 1 chén cơm úp (2 chén cơm úp thành 1), trên có cắm đôi đũa và quả trứng gà luộc gọi là cơm bông, xưa có tục cướp cơm bông để cho trẻ ăn
để phòng bệnh, quan tài phải quay đầu ra ngoài
Linh sảng là giường của linh hồn, thường được lập ở phía đông, có quây
Trang 24
toa dat bài vị bằng nan tre ghi họ tên hoặc ảnh người chết, 2 bên có đèn nến, trước có bát nhang, rượu và mâm ngũ quả Những người có “ụ ” không được
vào đình tế, lễ và xem hội Nếu đang giữ chức ông đám (chủ tế) thì phải xin thôi; Phải chờ hết tang cha hoặc mẹ ba năm mới được làm tiếp; Tết nguyên đán,
mỗng I, 2, 3, âm lịch không được xông nhà hay đến nhà người khác chơi tết
Ngày nay khi một gia đình có việc lớn những người trong làng, trong
xóm sẽ đến làm giúp Trật tự trị an trong xóm mang tính chất tự quản, trong mỗi xóm có bầu trưởng xóm; làng có ban hòa giải đến những gia đình có xích mích Phát huy truyền thống văn hóa quý báu, nhân dân làng không ngừng tiếp thu, học hỏi tỉnh hoa văn hóa truyền thống của cha ông cùng với tiếp biến những
giá trị văn hóa mới, để xây dựng đời sống văn hóa mới ở cơ sở và đã đạt được
nhiều thành tựu Chính quyền xã Dương Xá đã vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn hóa mới ở khu dân cư Các thôn xóm đẻu thành lập tổ hòa giải để giải quyết mâu thuẫn, giữ vững tình đoàn kết thân mật, hài hòa trong xóm, ngoài
ð, mẹ mẫu mực, con cháu thảo
làng, từ đó hưởng ứng phong trào “ông, bà,
hiển ” Đây là nền tảng để xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa Xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, giúp các thôn giữ vững trật tự trị an, hạn chế được
các tệ nạn xã hội như trộm cắp, cờ bạc Từng bước xóa bỏ các thủ tục lạc hậu của chế độ cũ Việc cưới xin, ma chay được thực hiện theo phương châm giản
di, tiết kiệm theo nếp sống mới Với sự hoạt động có hiệu quả, năm 2013 toàn xã đã cấp hơn 430 giấy chứng nhận gia đình văn hóa cho 430 hộ Sự nghiệp
giáo dục, đảo tạo được thường xuyên được quan tâm; đội ngũ giáo viên, giảng
viên ở các cấp được tăng lên cả về mặt số lượng và chất lượng Số lượng học sinh giỏi các cấp học tăng lên hàng năm Bên cạnh đó, chính quyển cũng không
ngừng chăm lo đến các gia đình chính sách, những gia đình có công với cách
Trang 25cưới xin, ma chay, mừng thọ, được nhân dân tiến hành theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước
* Một số phong tục khác:
Theo các cụ cao tuổi trong Ban quản lý di tích cho biết:
'Về thiết chế quyền lực làng xã xưa kia, xã Dương Xá, trên nhất là lý trưởng và phó lý - chức danh có quyền lực cao nhất trong làng xã - quản lý tô chức mọi hoạt động: thu thuế, phu phen tạp dịch, quản lý đất đai, hộ khâu, thông qua một số người giúp việc
Chức danh lý trưởng, phó lý cũng phải mua phiếu ở các làng, bỏ tiền để
chạy tri huyện Khi được chức lý trưởng thì được 1,2 mẫu ruộng
'Bên cạnh thiết chế quyền lực hành chính, trong xã còn một hội đồng đại diện cho các làng, gồm những người có bằng sắc đã khao làng, chức dịch và quan lại về hưu, cựu lý trưởng phó lý, những người dân trong xã bỏ tiền ra mua
danh lý trưởng, phó lý được goi la thay Trude năm 1921, tổ chức này được gọi là Hội đồng kỳ mục, đứng đầu là tiên chỉ, thứ chỉ Sau năm 1921, Hội đồng kỳ mục được thay bằng Hội đồng tộc biểu, đứng đầu là chánh hội và phó hội Từ năm 1927, Hội đồng kỳ mục được thay bằng Hội đồng tộc biểu, đứng đầu là chánh hội và phó hội Từ năm 1927, Hội đồng ky mục được phục hồi bên cạnh
Hội
lồng tộc biêu Đứng đầu Hội đồng là lý trưởng và phó lý Nhìn chung,
những tổ chức trên được thành lập theo kiểu dân chủ hình thức Nhiệm vụ chủ
yếu là đứng ra mua bán chức sắc trong làng và huy động sự đóng góp của nhân dân Giúp việc cho lý trưởng còn có hệ thống phiên tuần ở các làng Phiên tuần
là nam giới tuổi từ 18 đến 45 Nhiệm kỳ các phiên phụ thuộc vào tỉnh hình an ninh của từng làng cho phủ hợp Nhiệm của phiên là tuần tra canh gác trong
Trang 26thủy lợi Về quyền lợi, đến mùa thu hoạch mỗi sào lúa trả 2 lượm (bó lúa nhỏ
có thê nặng từ 1 đến 2 kg), nếu sắn khoai thì trả 1/10 sản phẩm cho phiên Trực tiếp quản lý phiên tuần ở các làng là ông Nhất, ông Nhì Nếu một năm sửa cho
phiên ba bữa tiệc (người đi phiên 1 bữa) thì không phải trực gác tại cổng làng
Phiên nào không muốn đi tuần phải nộp một số tiền gọi là mua phiên
Nam giới khi sinh ra phải vào làng (để thuộc vào một phe) Khi lớn lên, có điều kiện thì mua chức sắc của xã dé lấy “danh”, có thể vay mượn tiền để mua được chức sắc của làng Phe giáp là tổ chức chặt chẽ ở các làng Khi làng
có việc hay từng gia đình thành viên trong giáp đau ốm, hiếu hỷ đều do phe giáp đứng ra tổ chức Nam giới đã vào phe phải gánh vác việc làng, phải làm “ơng Lềnh” Ơng Lễnh là người của một phe giáp, được cử ra trong một năm Có nhiệm vụ cấy trồng trên khu ruộng của phe và nuôi một con lợn (tục gọi là lợn anh) Khi làng tổ chức tế lễ thì ông Lềnh phải đứng ra mua sắm đồ tế, tổ chức ăn uống cho cả giáp Khi bước sang tuổi 45, phải bỏ ra một số tiền lớn
sắm bữa tiệc cho dân làng gọi là khao lão, được gọi là Lão Nhiêu, không phải
đi tuần phiên
1.2 Đền chùa Bà Tắm trong diễn trình lịch sử
¡nh Nhân Hoàng Thái Hâu - Nguyên phi Ÿ Lan
Theo truyền thuyết, Ÿ Lan sinh ngày 7 tháng 3 năm Giáp Thân (1044)
tại hương Thổ Lỗi (sau đôi là Siêu Loại Đời Nguyễn thuộc phủ Thuan Thanh, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội)
Tuy nhiên trong truyện tho Ly triéu đệ tam Hoàng thái hậu cổ luc than
tích quốc ngữ diễn ca văn (Văn diễn ca bằng quốc ngữ thần tích sao chép từ
Trang 27Tĩnh Nương, có nguồn ghỉ tên là Vũ Thị Tình), là một người làm ruộng tại
hương Thổ Lỗi
Sách Đại Việt sử ký toàn thư (Bản kỷ toàn thư, quyển 3) chép:
“Tục truyền rằng vua (Lý Thánh Tông) cúng khẩn cầu tự chưa thấy hiệu nghiệm, mới đi chơi khắp chùa quán Xa giá đi đến đâu, con trai con gái
đỗ xô đến xem không ngói, duy có một người con gái hải dâu cứ đứng tựa trong, bại có lan Vua trông thấy, gọi đưa vào cung, được vua yêu phong làm Ÿ Lan phụ nhân" [\, tr.298|]
Năm Giáp Thìn (1064), khi vua Lý Thánh Tông đến chùa Thổ Lỗi cầu tự và mở hội tuyên cung nữ Song có nguồn cho rằng đó là vào mùa xuân năm 1063, khi vua đi cầu tự ở chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), qua hương Thổ lỗi, ngài vén rèm nhìn ra, thấy từ xa có người con gái tựa vào cây lan và cất
tiếng hat trong tréo Sau khi đưa người con gái ấy vào cung [38, tr 76]
Lê thị vào cung, phong làm Ÿ Lan phu nhân, nơi ở là Du Thiễn các Ÿ'
Lan nghĩa là tựa vào gốc lan, Thánh Tông ban phong hiệu này làm lấy làm kỷ niệm của việc gặp gỡ năm xưa
Mùa xuân, tháng Giêng, năm 1066, Ÿ Lan phu nhân sinh ra Hoàng tử Lý
Càn Đức Ngày hôm sau, lập làm Hoàng thái tử, đổi niên hiệu, đại xá, và phong
mẹ là Ÿ Lan phu nhân làm Thần phi
Nam Mau Than, năm 1068, bà lại sinh ra Minh Nhân vương, có thuyết
sau đó là Sùng Hiền hầu Thánh Tông cho đổi hương Thổ Lỗi làm hương Siêu
Loại, và phong Thần phi làm Nguyên phi, đứng đầu các phi tần trong cung Địa
Trang 28“Tháng Giêng, năm 1072, Thánh Tơng hồng để lâm bệnh nặng rồi băng hà, thọ 48 tuổi, trị vi được 18 năm Hoàng thái từ Lý Càn Đức kế nghiệp, sử gọi là Lý Nhân Tông
Nhân Tông kế nghiệp khi mới 7 tuổi, nên tôn mẹ đích là Dương hoàng
hậu làm Thượng Dương hoàng thái hậu, va dé cho Thai hau cing dự việc triều chinhhttp://vi wikipedia org/wiki/%E1%BB%B6 Lan - cite note-8 [21 11158], có Thái sư Lý Đạo Thành giúp đỡ công việc.Ÿ Lan Ngun phi được
tơn làm Hồng thái phi, không có quyền xen vào việc triều chính Nhưng rồi, dưới lợi thế là mẹ đẻ của Hoàng đế, cùng sự liên kết với Thái úy Lý Thường Kiệt, bà đã khiến Nhân Tông ra chiếu chỉ phế truất Thượng Dương thái hậu
Giam Thái hậu cùng 72 cung nhân khác vào lãnh cung Đến khi phát tang chôn
cất Thánh Tơng hồng đế, Thái hậu cùng các cung nhân bị buộc phải chôn theo
Sách Đại Việt sử ký toàn thư (Bản kỷ toàn thư, quyền 3) chép sơ lược việc này như sau:
Quý Sửu (1073) Giam Hoàng thái hậu họ Dương (bởi) Linh Nhân có tính ghen, cho mình là mẹ đẻ mà không được dự chính sự, mới kêu với vua rằng: "Mẹ giả khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ
phú quý người khác hưởng, thế thì sẽ để mẹ già vào đâu?" Vua bèn
sai đem giam Dương thái hậu và 76 người thị nữ vào cung Thượng
Dương, rồi bức phải chết chôn theo lăng Thánh Tông (còn) Thái sư
Lý Đạo Thành lấy chức Tả gián nghị đại phu ra coi châu Nghệ An [I,tr301]
Sau khi sát hại Thượng Dương Hoàng thái hậu, Ÿ Lan được tơn làm Hồng
iu nhiếp chính Lý Đạo Thành vốn là người phụ chính Thượng Dương thái
hậu, Ÿ Lan cho là không nên dùng và biếm ông ra trắn thủ Nghệ An Nhưng không
lâu sau lại cho gọi về, ban chức Thái phó bình chương quân quốc trọng sự, để
Trang 29
Năm 1076, tướng quân Quách Quỳ, một viên tướng dày dặn trận mạc cùng Triệu Tiết dem dai binh sang xâm lược Đại Việt Thế quân nhà Tống rất
mạnh, quân đội nhà Lý dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã chống trả hết sức quyết liệt Ông đã cử Lý Kế Nguyên đánh bại đội quân thủy của quân Tống sang kết hợp với quân đánh bộ của Quách Quỳ Cuối cùng, Lý Thường Kiệt đánh bại được đội quân nhà Tống tại trận tuyến trên sông Như Nguyệt Năm
1077, Quách Quỷ chấp nhận cho Đại Việt giảng hòa và rút quân trở về
Năm 1103, Hoàng thái hậu phát tiền ở kho nội phủ để chuộc con gái do nhà nghèo bị bán ở đợ, đem họ mà gả cho những người đàn ông góa vợ Bà còn
đề xuất lệnh cắm trộm trâu và giết trâu bừa bãi
'Vốn là người sùng đao Phật, và là “ngưởi tu tại gia” về già, Hoàng thái
hậu Ÿ Lan càng đề tâm làm việc thiện, xây chùa và nghiên cứu về đạo Phật
Tinh đến năm (1 115), bà đã cho xây cắt 150 chùa, đền, trong đó có Linh Nhân
Tư Phúc tự ở quê hương (Dương Xá, Gia Lâm)
Năm 1117, Thái hậu qua đời, thọ khoảng 73 tuổi, thuy hiệu của bà là Linh Nhân hoàng hậu Sau đó, triều đình làm lễ hỏa táng, có ba người hầu gái được chôn theo Mùa thu, thang 8, cùng năm ấy, chôn Linh Nhân hoàng hậu ở Tho lăng, thuộc phủ Thiên Đức (nay là đất huyện Tiên Sơn, thuộc Bắc Ninh)
Ích sử hình thành xây dựng di tích đền chùa Bà Tắm
Di tích Đèn - chùa Bà Tắm là tên gọi phô biến trong nhân dân để chỉ khu di tích tưởng niệm về một nhân vật nổi danh của lịch sử dân tộc ở thời Lý:
Nguyên phi - Hoàng thái hậu Ÿ Lan Đền còn có tên gọi là đền Ÿ Lan, chùa có
tên chữ Linh Nhân Tư Phúc tự
“Theo ghỉ chép chính sử (Việt sử lược và Đại Việt sử ký toàn thư) cùng,
truyền thuyết dân gian địa phương thì chùa Linh Nhân Tư Phúc hay còn được gọi là chùa Bà Tắm do Linh Nhân Hoàng thái hậu Ÿ Lan cho xây dựng nam At
Trang 30đá, thành bậc đá, chân tảng đá hoa sen Khi Linh Nhân Hoàng thái hậu Ÿ Lan
mắt (1117) thì ngôi đền cũng được dựng lên Theo các văn bia còn được lưu giữ tại di tích thì vào các thế kỷ XVII - XVIII về sau, nhiều vương phi, quận chúa họ Trịnh cùng dân thập phương đã nhiều lần bỏ tiền của ra đề trùng tu lại
ngôi chùa Các cứ liệu khảo cỗ học cũng chỉ ra rắt rõ niên đại và những thay
đối về bố cục và hình dáng của ngôi chùa qua các triều đại: Lý (thế kỷ XI - XIII), Tran (thế kỷ XI - XIV), Mạc (thế kỷ XVI), Lê trung hưng (thế kỷ XVII
- XVIII), Nguyễn (thế kỷ XIX - XX) Đặc biệt với số lượng di vật kiến trúc đồ
sộ của chùa qua các thời kỳ, các nhà nghiên cứu có khăng đỉnh được quy mô
và giá trị lịch sử to lớn của cụm di tích đã trải qua nghìn năm tuổi Theo lời các
cu trong Ban Quản lý di tích cho biết những năm 80 của thế kỷ XX do sy phat
triển của làng, nhân dân trong làng đã phá chùa đi lấy vật liệu xây trường học Chùa Bà tắm hiện nay là kết quả xây dựng lại những năm 90, không gian cảnh
quan tổng thể của di tích đang được tôn tạo, tôn vinh với tầm vóc và ý nghĩa
Trang 31Chương 2
GIA TR] VAN HOA VAT THE CUA
CUM DI TICH DEN - CHUA BA TAM,
2.1 Giá trị của cụm di tích đền - chùa Bà Tắm qua nguồn tư liệu khảo cỗ học
Mặt bằng kiến trúc nghệ thuật của di tích được xác định qua các cuộc nghiên cứu, điều tra, thám sát và khai quật khảo cổ học của Bảo tảng Lịch sử Quốc gia năm 2005 với diện tích khai quật 200m”, năm 2013 với điện tích khai quật 67,8m*
Qua các hồ thám sát, các di tích và di vật, đặc biệt là địa tầng của hồ khai quật có thể xác định được sự tồn tại của ngôi đền chùa từ thời Lý kéo đài đến thời Nguyễn với nhiều đợt trùng tu và sửa chữa, qua đó xác định được sự tồn tại của đền - chùa
'Bà Tấm qua các giai đoạn lịch sử
Trong cả hai đợt khai quật khảo cô học, đều không tìm thấy bắt cứ dấu tích nền móng nào của chùa Bà Tắm trong giai đoạn 10 thế kỷ đầu Công nguyên mà chỉ tìm thấy các đồ dùng vật dụng là gốm trong giai đoạn này Đồ gốm giai đoạn này thu được chủ yếu là các mảnh vỡ gốm men, gốm Hán Các mảnh gốm men phần lớn là các mảnh thân, bên ngoài phủ men màu xám mốc, men vàng
ngả màu xanh màu nước đưa, xương màu xám, mịn, độ nung cao, lớp men bên
ngoài bong tróc Bên cạnh đó, cũng thu được một số mảnh thân gốm Hán, màu xám, xương đanh, chắc, độ nung cao, bên ngồi trang trí văn ơ trám lồng và
văn in ô vuông [PI.1.2, A.225 ~ 227, tr.153] Qua đây có thể khẳng định có sự
tụ cư sớm của cư dân tại khu vực này và chưa có một công trình kiến trúc nào đã tồn tại trong giai đoạn 10 thế kỷ đầu Công nguyên
2.1.1 Di tích, di vật chùa Bà Tắm thời Lý
Như phần đầu đã trình bày, theo sử sách và truyền thuyết dân gian, chùa
Trang 32vào năm 1115 Những dấu tích nền móng và hệ thống rãnh thoát nước ching chit
nằm đè chặn lên nhau phát hiện năm 2005 và những mảnh gạch, ngói có in nỗi
niên hiệu và năm chế tạo: Lý gia đệ tam đế Chương Thánh Gia Khánh thất niên
tạo (1066) được tìm thấy tại đây trong năm nay Mặc dù vậy, quy mô và kết cấu kiến trúc của ngôi chùa giai đoạn đó đến nay vẫn chưa thê làm sáng tỏ
Trong năm 2013, những vết tích nền móng và gia cố kiến trúc xuất lô, đã nhận diện và xác định được vị trí, quy mô và kết cấu chùa thời Lý, mà bước đầu có thê đoán định được niên đại xây dựng vào năm 11 15 Căn cứ địa tang và vết tích xuất lộ cho thấy dấu vết nền móng kiến trúc chùa Bà Tắm thời Lý
phân bồ từ độ sâu 0,Sm đến 1,8m trong lớp dat màu nâu vàng, rắn chắc Móng, được xếp so le bằng 1⁄4 viên gạch bìa hình chữ nhật, màu đỏ tươi được làm bằng, đất sét mịn, độ nung trung bình (rộng 19 - 20cm, dày 5,0em - 5,Šcm cao còn lại
44em (gồm 8 hang gạch Phần lớn gạch không trang trí, có một số viên có in nỗi chữ Hán ở rìa cạnh (chữ Hóa {k⁄„ Thỏ -†-, Nhân J.) và niên đại sản xuất ở
chính giữa mặt gạch: Lý gia đệ tam đế Chương Thánh Gia Khánh thất niên tạo (1066) [PI.3,BD.I, tr.164] Gạch chỉ có một số ít còn tương đối nguyên dáng, còn lại chủ yếu là các mảnh vỡ Căn cứ vào các tiêu bản còn nguyên dáng cho thấy đặc điểm và kích thước khá tương đồng, dài 36 - 39cm, rong 18 - 20, day 4,4 - 5,8cm, duy chỉ có một số viên dùng để làm bó sân thì có kích thước lớn hon (60 x 20 x 5,5em) [PI.1.2, A.90-95, tr.131], day móng được gia cố bằng
lớp sỏi cuội, mảnh đồ đựng sành mỏng, bên trong (phía Tây Nam) được đầm chặt bằng đất sét màu nâu vàng Sát ngay phía trong móng có trụ móng gia cố
chân tảng, hình vuông, rộng 1,m, sâu 0,58m, được đầm chặt theo từng lớp sạch ngói vỡ vụn và sành sỏi
Trang 33chéng diém, lop ng6i mai sen, mặt quay hướng Tây Nam (lệch Nam 33), cầu
tạo gồm 3 cấp nên [PI.2, BV.2, tr.161]:
- Cấp nền trên cùng có mặt bằng hình chữ nhật, dài 30m, rộng 15,3m, móng bó được xếp so le bằng gạch bìa màu đỏ tươi, dài từ 38 - 39cm, rộng 19
~ 20em, dày 5 - 5,3em, không có mạch liên kết Theo báo cáo kết quả khai quật
cấp nền này là nền chính của chùa
- Cấp nên thứ hai nằm thấp hơn so cấp nền trên cùng hơn 1m, được xác định là nền Hành lang chạy vòng quanh nên chùa Hành lang rộng 2,25m, móng,
bó phía ngoài được xếp so le bằng 1⁄4 viên gạch bìa màu đỏ tươi (gạch rộng 19 ~ 20cm, dày 5 - 5,3cm) quay ngang, không có mạch liên kết, đáy móng được
lót gia cố bằng các mảnh gạch, ngói, gốm, sành vỡ vụn nện chặt Phía trong lòng nền được nên chặt bằng đất sét màu nâu vàng Ở đấy tìm thấy dấu tích của hai trụ gia cố chân tảng của gian giữa hành lang (có thể cũng là gian giữa của chùa) cách nhau 5,§m Trụ gia cố được đầm bằng gạch, ngói, gồm, sành vỡ nên
chặt, rộng 1,1m x 1,1m, cao 0,58m
~ Cấp nền thứ ba, nằm ở dưới cùng, thấp hon nén hanh lang khoang 30 - 40cm, được xác định là nền lối đi vòng quanh chùa Lối đi này rộng 1,2m, phía ngoài được bó bằng 3 đường gạch bìa màu đỏ tươi, độ nung trung bình, bề mặt
tương đối nhẫn, phần lớn không trang trí, xếp nghiêng, phía trong được lát bằng gach vuông màu đỏ tươi, khít mạch, gạch rộng 38 x 38cm, day 6,5cm trong đợt khai quật này thu được một số tiêu bản vẫn còn nguyên dáng, trong số 46 hiện vật còn nguyên vẹn, kích thước: 38 x 37,4 x 6,0em, còn lại phần lớn là các mảnh vỡ, một số mảnh ở mặt cạnh có in chìm chữ Hán (chữ Tam =), độ dày đo được 6,0 - 7,5em Cá biệt chỉ có vài mảnh có trang trí nỗi hoa cúc day [PI.1.2,
A.96, tr.132] Những dấu tích bó hiên xuất hiện trong hồ cạnh tiền đường của
Trang 34Đặc biệt, trong hồ khai quật còn tìm thấy nguyên vẹn bậc cấp lên xuống
ở phía sau chùa, lòng bậc cấp rộng 2,45m, dài 2,73m, dưới được gia cố chắc chắn bằng các lớp gạch, ngói, gồm, sành vỡ vụn, nện chặt, hai bên là thành bậc đá Cầu tạo thành bậc gồm hai khối đá sa thạch màu xám ghép mộng chốt với
nhau, dày 32 - 35cm, cao còn lại 1,Sm, phần thớt trên đã bị vỡ, phần thớt dưới
có nhiều vết đục phá của giai đoạn sau Mặt ngoài dưới của thành bậc còn trang trí văn sóng nước (thủy ba) và hình đuôi phượng, rất giống với thành bậc hiện đang được lưu giữ tại chùa Bậc cấp được bố cục ngay chính giữa mặt Đông Bắc và nối thẳng từ nền lối đi đến móng hậu của nền chùa (cấp nền trên cùng) Vị trí của hai thành bậc không thấy có sự thay đôi, dịch chuyền, thể hiện rõ nhất qua dấu tích biên hồ đảo đặt chân thành bậc và mảnh dăm đá gia có đáy Chứng
tỏ thành bậc được chạm khắc và hoàn thiện tại chỗ Từ vị trí của thành bậc đá, có thể xác định được trục trung tâm của chùa, nó cũng thẳng trục với hai bệ sư tử đá hiện tồn Đó là mốc giới quan trọng là cơ sở khôi phục mặt bằng và quy mô kiến trúc chùa
“Trong các hồ khai quật tại đây đã tìm thấy khá nhiều các di vật là vật liệu kiến trúc, ngoài các loại gạch được tìm thấy tại các cấp nền còn có ngói Ngói là loại hình vật liệu thu được nhiều nhất, nhưng chủ yếu là các mảnh vỡ, được
phát hiện trong các đồng đồ vật liệu kiến trúc, gia cố Dựa trên đặc điểm hình
dang, kích thước mà chúng tôi chia thành 4 loại chính: ngói mũi sen, ngói mũi tròn (hay còn gọi là ngói vảy cá) và ngói ống, ngói bò nóc ~ Ngói mũi sen: đây là loại ngói lợp mái kiến trúc, phần lớn là các mảnh vỡ, một số ít vẫn còn đáng Ngói có hình chữ nhật, được làm bằng đắt sét màu cao Các mảnh vỡ có độ dày 2,5 - 3,0cm,, đồ tươi, xương mịn, độ nung tương đồ
Trang 35ngoài các mảnh vỡ, thì cũng thu được một số hiện vật còn dáng, dài còn lại từ 16 - 19m, rộng 24 - 24,5em [PI.1.2, A.109, tr 134]
~ Ngói mũi tròn (hay ngói vảy cá): dùng để lợp mái kiến trúc, có hình chữ nhật, mũi cong tròn, thân đẹt, phẳng hình dáng giống hình vảy cá, đuôi có gắn móc cài, được làm bằng đất sét màu đỏ và đỏ tươi, độ nung trung bình
Loại hình ngói này thu được phân lớn là các mảnh vỡ, có độ dày 2,3 - 2,5cm Ngoài các mảnh vỡ thì cũng có một số tiêu bản còn đáng, kích thước đo được dài còn lại từ 17,5cm - 25,2em; rộng 245cm [PI.1.2, A.112, tr.134]
~ Ngói ống: phần lớn là mảnh vỡ của phần thân ngói, một số mảnh đầu ngói Các mảnh ngói ống chủ yếu được tim thấy trong các vết tích gia cổ kiến trúc Ngói được làm bằng đất sét, màu đỏ tươi, đều, đô nung tương đối cao
Thân ngói cong hình lòng máng, một số mảnh ở mặt dưới có dấu vết in của vải,
độ dày trung bình 1,5 - I6em Đáng chú ý, trong lần khai quật này thu được 1
đầu ngói trang trí hình hoa sen hai lớp, mãn khai Đầu ngói hình tròn, làm bằng đất sét màu đỏ tươi, khá nguyên vẹn Mặt cắt ngang hình chữ L Đường kính
14em; dày 2,7em - 5.0em [PI.I.2, A.109, tr.134]
~_ Ngói bò nóc: tìm được một số mảnh vỡ nhỏ, dày 3,0cm Ngói được
làm bằng đất sét màu đỏ tươi, xương mịn, độ nung tương đối cao Thân ngói cong hình lòng máng nông, mặt dưới thân ngói vẫn còn dấu vết tạo khuôn
Trong đó có 1 hiện vật bề mặt phủ lớp men màu xanh lục, Ngói không còn nguyên vẹn, vỡ 1⁄4, dài còn lại 27,5cm; rộng 20,5cm; dày 2,2cm
Mặt bằng kiến trúc chùa Bà Tắm thời Lý còn có sự có mặt của ngọn bảo tháp bằng đất nung, qua ký hiệu chữ Hán trên các mảnh hiện vật cho biết cao
tới hơn 10 ting Cũng qua các hiện vật khai quật được, còn có 1 tháp khác nhỏ hơn, qua phục sựng bước đầu, cao khoảng hơn 2m mang tên Nam Nam Vô Đa
Trang 36liệu kiến trúc Tắt cả đều là mảnh vỡ của cấu kiện tháp đất nung, qua quan sát
và phân loại cho thấy các mảnh vỡ thuộc hai ngôi tháp có quy mô khác nhau
Các mảnh tháp được làm bằng đất sét, màu đỏ, đỏ tươi, độ nung cao và trang trí hoa văn, chữ Hán
Hiện vật tiêu biểu:
+ Hiện vật cầu kiện cửa tháp, hình chữ nhật, đất nung màu đỏ tươi Mặt trước đắp nỗi hình tượng kim cương trong tư thế đứng, mặc y phục, chắp hai tay cầm kiếm ngang bụng, rìa cửa tháp đúc chìm hình cánh hoa sen Hiện vật không còn nguyên, xung quanh có nhiều vết vỡ, tượng kim cương bị vỡ mắt phan đầu Kích thước: đài còn lại 25,Scm; rộng còn lại 11,Sem; dày còn lại
8,5m [PI.1.2, A.150, tr.141]
+ Mảnh tầng tháp, hình chữ nhật, đất nung màu đỏ tươi, độ nung cao
Mặt trước nhẫn,mộc, mép ria có khắc chìm tạo hình cánh sen Mặt cạnh dưới
có khắc chìm chữ Ngũ Hiện vật không còn nguyên, xung quanh có nhiều vết
vỡ Kích thước: dai còn lại 24em; rộng còn lại 13em; dày còn lại 8,5em [PI.I.2, A.ISL,tr141]
+ Mảnh tháp, đắt nung màu đỏ, xương mịn, độ nung cao Mặt trước đắp
nỗi hình tượng Phật, mặc y phục, tư thế ngồi thiền Hiện vật không còn nguyên, xung quanh có nhiều vết vỡ, phần tượng đắp nỗi bị vỡ mắt phần đầu Phần còn lại có kích thước: dài còn lại 7cm; rộng còn lại 9,3em; đây còn lại 3cm [PI.I.2, A152, tr 141],
+ Mảnh cửa tháp, đất nung màu vàng gạch, xương mịn Mặt ngoài trang
Trang 37+ Mảnh tháp, đất nung màu vàng gạch, xương mịn Mặt ngoài trang trí đắp ndi hình lá đề, hình giả đố Hình lá đề đắp nỗi trang trí ở giữa cửa, mặt lá
đề đúc nỗi hình rồng chầu mặt trời (lưỡng long chầu nhật) Hiện vật không còn nguyên, xung quanh có nhiều vết vỡ Kích thước: dài còn lại 24,5cm; rộng còn
lại 20,Sem; dày còn lại 16cm [PI.I.2, A.155, tr.141]
+ Mảnh tháp, hình chữ L, đất nung màu đỏ gạch Xung quanh mặt ngoài
mảnh tháp in nỗi các hình tháp nhỏ, cửa tháp in nỗi khung chữ Hán: Nam Nam 'Vô Đa Bảo Như Lai Hiện vật không còn nguyên, xung quanh có nhiều vết gãy
vỡ Kích thước: đài còn lại 3lem; rộng còn lại 22,5em; đầy còn lại 7,Sem [PI1.2, A.161, 163, tr.142, tr.143]
+ Mảnh tháp, đất nung màu đỏ tươi, mặt ngoài đắp nỗi mái giả và in hình
văn kỷ hà Hiện vật không còn nguyên, xung quanh có nhiều vết vỡ Kích thước: đài còn lại 12,5; rộng còn lại 8,5cm; dày 6cm [PI.1.2, A.179, tr.145]
Không chỉ dừng lại ở việc xác định được quy mô của ngôi chủa với sự
tồn tai của tháp bằng đất nung được xây dựng trong thời Lý, sự quan trọng của u trang trí kiến trúc thu Linh Nhân tư phúc tự còn được thấy rõ qua các vật được gồm có các mảnh tượng trang trí đất nung và mảnh tượng trang trí bằng, đá sa thạch
+ Đất nung: đều là các mảnh vỡ tượng uyên ương, dat nung mau do tuoi, xương mịn Hiện vật tiêu biểu là tượng tạo dáng hình con uyên ương, xung
quanh thân ấn nổi lông vũ, cánh Hiện vật không còn nguyên, chỉ còn lại phần thân, có kích thước: dài còn lại 17,5cm; rộng còn lại 10cm; day 9em
+ Đá sa thạch: thu được số lượng khá lớn mảnh tượng có chất liệu đá sa thạch màu xám xanh, thô Các hiện vật đều là các mảnh vỡ, trên bề mặt còn lưu
lại nhiều vết chế tác Hiện vật mảnh tượng, đá sa thạch màu xám xanh, một mặt
Trang 38mảnh vỡ phần bờm chân của tượng sấu đá Kích thước: đài còn lại 16,5cm;
rộng còn lại 10,5em; dày còn 3,5cm và hiện vật mảnh tượng, đá sa thạch màu
xám xanh, bề mặt mài nhẫn, chạm khắc hình tròn cách điệu giống hình hoa mai
năm cánh, qua so sánh đây có thê là trang trí cách điệu phần lông của tượng sư tử, không còn nguyên, xung quanh có nhiều vết vỡ Kích thước: đài còn lại
24,5cm; rộng 13cm; dày 6cm
~_ Mảnh bệ tượng: Đều là mảnh vỡ, đá sa thạch màu xám, bề mặt mài
nhẫn, một số mảnh chạm khắc hình cành hoa sen Hiện vật b mặt mài nhẫn,
chạm nồi hình cánh sen, không còn nguyên, xung quanh có nhiều vết gãy vỡ
Kích thước: đài còn lại 23em; rộng còn lại 20em; dày còn lại 14cm và hiện vật có bề mặt mài nhẫn, bỀ mặt ngoài mài nhẫn tạo bậc cấp, mặt trong có nhiều vết đục đềo, còn nguyên, xung quanh có nhiều vết vỡ Kích thước: dài còn lại 66,5; rộng 24cm; cao 32,5em [PI.1.2, A.76, tr.128]
Cùng với việc tìm được các vết tích và vật liệu kiến trúc giúp xác định rõ quy mô và dáng vóc của Linh Nhân tư phúc tự, qua rất nhiều các di vật là đồ gốm và đồ sành được xác định niên đại thời Lý, có thể thấy vị thế của Nguyên
phi - Hoàng Thái Hậu Ÿ Lan trong đời sống tín ngường của nhân dân nơi đây, đồng thời xác định được một phần quy mô, vật dụng được sử dụng trong việc
phụng thờ và lễ hội tưởng nhớ Bà
Đồ gốm thời Lý thu được gồm các loại hình bát, đĩa, mảnh vỡ với các dòng men chủ yếu như men xanh nước dưa, men xanh ngọc, men trắng ngả xanh, men nâu Hiện vật tiêu biểu [PI.I.2, A.180, 181, tr.146], bat gốm men,
miệng loe, mép miệng ve tròn, thân thuôn dần về đáy, chân đề thấp đứng, mộc Bề mặt xung quanh phủ men màu xanh nước dưa, xương gốm màu trắng xám,
mịn: mặt trong và lòng bát có trang trí ám họa hình bông hoa mẫu đơn Hiện
Trang 3918.2cm; Đường kính đáy: 7,3cm; cao 4,8em; dày 0,3-0,7em và hiện vật [PI.1.2, A.188, 189, tr.146], mảnh đĩa gốm men, miệng loe, sâu lòng, chân để thấp
đứng, mộc, bề mặt xung quanh phủ men màu đen, lòng đĩa có vết chồng dính
Hiện vật bị sứt vỡ, do sử dụng và chịu tác động của thời gian
Nhóm đồ đựng đựng sành thô thu được chủ yếu là mảnh vỡ với 1315 mảnh và 1 hiện vật còn dáng Các hiện có đặc trưng đất nung màu xám nhạt, xám ngả tím, xám ngả đen, đỏ sẵm, đỏ gạch; xương thô, lẫn nhiều cát, sỏi nhỏ, xương dày từ 0,5-1,0em Nhiều mảnh đắp quai nhỏ hình khuyên tai và khắc vạch, sóng nước Các hiện vật được phần loại gồm có các mảnh miệng, thân và mảnh đáy, chủ yếu là các mảnh vỡ của các loại hình như vò, hũ, lon hình ống, qua so sánh có thể xác định niên đại thuộc thời Lý Hiện vật tiêu biểu là hũ sành
[PI.1.2, A.214, tr.151], đất nung màu xám nhạt, xương màu đỏ, thô, lẫn tạp
chất Miệng loe bẻ, tạo gờ rãnh hai bên, vai cong xuôi, đắp 4 quai nhỏ hình
khuyên tái
Các mảnh miệng có 3 kiểu cơ bản:
- Kiéu 1: miệng loe bẻ, gần miệng tạo rãnh gờ hai bên, vai cong xuôi có
đắp quai nhỏ hình khuyên tai
~ Kiểu 2: miệng loe bẻ, không tao go: - Kiểu 3: miệng loe vát, bản miệng rộng
'Nhìn chung kiến trúc có chùa và tháp là mặt bằng kiến trúc đặc trưng của thời Lý đã được biết đến qua các di tích nỗi tiếng khác được Hoàng Thái Hậu
Linh Nhân cho xây dựng như chùa Dạm (Bắc Ninh), chùa tháp Chương Sơn (Nam Đinh), chùa Long Đọi Sơn (Hà Nam) Tuy nhiên, với chùa Bà Tắm (Linh Nhân tư phúc tự) thì việc tìm thấy các vật liệu xây dựng tháp thờ Phật là
Trang 40trò của Nguyên phi - Hoàng Thái Hậu Ÿ Lan đối với triều Lý nói chung cũng
như với lịch sử phát triển Phật giáo
2.1.2 Di tích, dị vật chùa Bà Tắm thời Trần
.Có thể nói, từ khi xây dựng (1115) trong suốt quá trình tổn tại, kiến trúc
chùa Linh Nhân Tư Phúc cũng đã trải qua nhiều giai đoạn tu bổ, sửa chữa Mặc
dù qua kết quả khai quật không phát hiện thấy sự biến đổi về mặt bằng trong
thời Trần nhưng vẫn tìm thấy một số các di vật là vật liệu kiến trúc thuộc thời kỳ này Vật liệu xây dựng kiến trúc thời Trần thu được chủ yếu là gạch hình
chữ nhật, ngói mũi sen, ngói ống, ngói bò nóc, ngói mũi tam giác
- Gạch hình chữ nhật: được phát hiện nằm trong vết tích đồng đổ vật liệu kiến trúc Hầu hết đều là các mảnh vỡ, ít hiện vật còn đáng Gạch có đặc
điểm làm bằng đất sét, màu đỏ gạch, đỏ sẫm, độ nung cao, xương danh chic, một số mảnh do độ nung cao khiến bề mặt sành hóa Các hiện vật có kích
thước dài còn lại từ 16cm - 23cm; rộng 17cm - 20cm; dày 3,2cm - 3,Sem [PL1.2, A.100, tr.132]
~ Ngói : gồm có các loại ngói mũi sen, ngói mũi tròn (hay ngói hình vảy
cá), ngói mũi tam giác và ngói bò nóc
+ Ngói mũi sen: phát hiện được chủ yếu trong vết tích đống đồ vật liệu
kiến trúc Các mảnh được phát hiện chủ yếu là các mảnh vỡ, bên cạnh đó có
một mảnh vẫn còn dáng Ngói được làm bằng đất sét, màu vàng gạch, đu, độ nung tương đối cao Thân phẳng, đẹt, mũi cong, cao, hếch giống hình cánh sen
Các hiện vật có kích thước dài còn lại 12,5em - 19cm; rộng từ 17,Scm - 19cm; độ đây trung bình 1,3cm - 1,5em [PI.I.2, A.110, tr.134]
+ Ngói mũi tròn (hay ngói hình vay cá): chủ yếu được phát hiện trong