1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài công ty xây dựng số 1 hà nội

52 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

“Báo cáo thực tập tổng hợp về Công ty xây dựng số 1 Hà Nội” gồm có 3 phần chính: Phần I: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doan

Trang 1

TIỂU LUẬN:

Báo cáo thực tập tổng hợp về Công ty xây dựng số 1 Hà Nội

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Thiên niên kỷ mới đã bắt đầu được gần 10 năm, Việt Nam cũng như thế giới đang ngày càng cố gắng tiến bước trên con đường phát triển, làm giàu đẹp cho tổ quốc, cho cộng đồng, từng ngày từng ngày lại tiến một bước mới trên con đường mang lại một thế giới ngày càng ấm no và hạnh phúc như bao đời nay từng hy vọng Đất nước chứng ta với ngàn năm văn hiến cũng đang nô nức phấn đấu trên con đường xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự chỉ lối của Đảng

Trong quyết tâm xây dựng và làm giàu đẹp tổ quốc ấy, có biết bao nhiêu công trình đã được dựng nên, những tòa nhà, những con đường điểm tô cho không gian đất nước cũng như đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại……, những nhu cầu thường ngày nhưng hết sức quan trọng của mỗi con người Trên đà phát triển đó, xây dựng là một ngành đang trong xu thế phát triển đi lên, do đó em đã chọn công ty xây dựng là công ty để bắt đầu những bước làm quen với các hoạt động kinh tế nói chung cũng như công tác kế toán mà em đã được học ở trường nói riêng

Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu những bước đầu về tình hình tổ chức

bộ máy cũng như công tác kế toán ở Công ty xây dựng số 1 Hà Nội, em đã thu thập kiến thức và tập hợp trong bản Báo cáo thực tập tổng hợp này

“Báo cáo thực tập tổng hợp về Công ty xây dựng số 1 Hà Nội” gồm có 3 phần

chính:

Phần I: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt

động sản xuất kinh doanh của Công ty

Phần II: Tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty

Phần III: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty

Trang 3

PHẦN I:

TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SÁN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI:

1.1.1.Vài nét về công ty:

Có thể tóm lược vài nét về Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (sau đây gọi tắt

là “Công ty”) như sau:

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI

Tên giao dịch: HANOI CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY NO1 Tên viết tắt: HACC1., JSC

Địa chỉ trụ sở chính: Số 59, phố Quang Trung, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

Trang 4

1 TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG HÀ NỘI

Người trực tiếp quản lý vốn:

HOÀNG VĂN HÒA TRẦN XUÂN LÂN

VŨ THỊ LỰU

1.855.670

Nguồn: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty

1.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:

Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội là doanh nghiệp hạng 1 thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội – tiền thân là Công ty Kiến trúc Hà Nội được thành lập vào ngày 05/8/1958 theo quyết định số 117/QĐ-BKT của Bộ Kiến Trúc

Quá trình hoạt động và phát triển của công ty đã ghi dấu nhiều lần thay đổi tên gọi Năm 1960 Công ty được Bộ Xây dựng đổi tên thành Công ty Kiến trúc Khu Nam Hà Nội Năm 1977 đổi thành Công ty xây dựng số 1 và năm 1982 Tổng công

ty Xây dựng Hà Nội được thành lập, Công ty Xây dựng số 1 trở thành đơn vị thành viên của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội và được thành lập theo quyết định số 141A/BXD-TCLĐ ngày 16/3/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng

Năm 2005, căn cứ vào đặc điểm và tình hình thực tế của Công ty, Công ty Xây dựng số 1 lựa chọn hình thức cổ phần hóa theo mục 2 điều 3 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về việc chuyển Công ty nhà nước thành Công ty Cổ phần Theo đó, Công ty Xây dựng số 1 được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 theo quyết định số 1820/QĐ-BXD ngày 23/9/2005

Trang 5

1.1.3.Các thành tựu cơ bản của công ty:

Với hơn 50 năm phấn đấu trong ngành Xây dựng, Công ty đã thu được một bề dày kinh nghiệm và thành tích đáng nể Từ những nỗ lực phấn đấu trong hoạt động, Công ty đã được Đảng và Nhà nước trao tặng các phần thưởng cao quý sau:

Huân chương Lao động hạng Ba (ngày 21 tháng 08 năm 1978)

Huân chương Lao động hạng Nhì (ngày 04 tháng 09 năm 1982)

Huân chương Lao động hạng Nhất (ngày 16 tháng 11 năm 1985)

Huân chương độc lập hạng Ba (ngày 27 tháng 11 năm 1998)

Huân chương Độc lập hạng Nhì (ngày 24 tháng 02 năm 2004)

Cờ thi đua của Chính phủ (ngày 05 tháng 01 năm 2004)

Và các bằng khen của các Sở, Ban, Ngành, Bộ Xây dựng…

1.2.ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY: 1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của công ty:

Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp, Công ty kinh doanh trên các ngành nghề, lĩnh vực sau:

Trang 6

Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông (cầu, đường, sân bay, bến cảng), thuỷ lợi (đê, đập, kênh, mương), bưu điện, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, đường dây, trạm biến áp

Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, thương mại du lịch (lữ hành nội địa, quốc tế)

Sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng (gạch, ngói, cấu kiện bê tông, cấu kiện và phụ kiện kim loại, đồ mộc, thép)

Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu đô thị, khu công nghiệp Đầu tư kinh doanh bất động sản, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn (Không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường)

Đầu tư xây dựng, kinh doanh và chuyển giao (BOT) các dự án giao thông, thuỷ điện

Xây dựng và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, các công trình cấp thoát nước và trạm bơm

Lắp đặt và sửa chữa các thiết bị cơ điện nước công trình, thiết bị điện dân dụng, công nghiệp, điện máy, điện lạnh và gia nhiệt

Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, các loại vật tư, xăng dầu, vật liệu xây dựng

1.2.2.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty:

Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội là nhà thầu có nhiều năm thi công xây dựng các công trình lớn của ngành Xây dựng Viêt Nam, Công ty đã thi công đạt chất lượng cao nhiều công trình trong suốt quá trình phát triển của mình và đã được tặng nhiều Huy chương Vàng cho các công trình đạt chất lượng cao trong những năm gần đây

Công ty đã đạt được chứng chỉ về quản lý chất lượng theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 do tổ chức DNV (DERT NORSKE VERITAS – HÀ LAN) cấp

Trang 7

o Chuẩn bị sản xuất  Bàn giao

o Tiến hành sản xuất  Bảo hành

o Kiểm tra, nghiệm thu  Bảo dưỡng

Quá trình hỗ trợ

o Kiểm tra nhà thầu cung cấp  Kiểm soát tài liệu

o Kiểm soát thiết bị  Kiểm soát hồ sơ chất lượng

o Đào tạo  Xem xét của lãnh đạo

o Đánh giá chất luợng nội bộ  Khắc phục, phòng ngừa

Để đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng, công ty tổ chức thực hiện theo các quy trình quản lý chất lượng sau :

1 Quy trình kiểm soát tài liệu chất luợng

2 Quy trình đào tạo

3 Quy trình tuyển dụng nhân lực

Trang 8

4 Quy trình xem xét của lãnh đạo

5 Quy trình xem xét ký kết hợp đồng

6 Quy trình kiểm soát mua hàng

7 Quy trình đánh giá chất luợng nội bộ

8 Quy trình lập hồ sơ dự thầu

9 Quy trình kiểm soát thiết kế

10 Quy trình thi công và nghiệm thu công tác thi công cọc khoan nhồi

11 Quy trình thi công và nghiệm thu công tác trát, công tác ốp, công tác lát

12 Quy trình sản xuất bê tông thương phẩm

13 Quy trình kiểm soát sản phẩm do khách hàng cung cấp

14 Quy trình kiểm soát an toàn lao động

15 Quy trình kiểm tra và thử nghiệm

16 Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp

17 Quy trình xuất, nhập kho và bảo quản vật tư công trình

18 Quy trình nhận biết và truy tìm nguồn gốc sản phẩm

19 Quy trình tổ chức thi công một dự án xây dựng

20 Quy trình bảo dưỡng máy móc thiết bị

21 Quy trình kiểm soát thiết bị đo kiểm

22 Quy trình lập kế hoạch chất lượng dự án

Trang 9

23 Quy trình sử dụng sổ nhật ký

24 Quy trình vận chuyển và lắp dựng cần trục tháp

25 Quy trình hành động khắc phục phòng ngừa

26 Quy trình thu thập, xử lý thông tin khách hàng

Với việc tiến hành sản xuất theo các quy trình kiểm soát chất lượng như trên, Công

ty đã thu được những thành tựu lớn đóng góp vào thành công của ngành Xây dựng nước nhà, góp phần xây nên những công trình tiêu biểu trên con đường phát triển đất nước

1.3.TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY:

Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp; Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty; đặc điểm tình hình thực tế và chiến lược của Công ty về phát triển nghề xây lắp truyền thống; và để thực hiện tốt mục tiêu và phù hợp với cơ chế thị trường có tính cạnh tranh cao như hiện nay, Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội xây dựng và áp dụng mô hình tổ chức quản lý theo hướng tinh gọn, linh hoạt Bộ máy hoạt động của Công ty gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Giám đốc, các phòng ban và các đơn vị chi nhánh

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:

Đại hội đồng cổ đông:

Đây là cơ quan quyết định cao nhất của công ty

Đại hội đồng cổ đông thành lập chỉ hợp lệ khi có đủ số cổ đông tham dự đại diện cho ít nhất 65% số vốn Điều lệ trở lên

Đại hội đồng cổ đông thành lập có nhiệm vụ sau:

Trang 10

- Thảo luận và thông qua Điều lệ

- Bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát

- Thông qua phương án sản xuất kinh doanh

- Quyết định cơ cấu bộ máy tổ chức sản xuất của Công ty

- Thông qua báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo hoạt động của Ban kiểm soát

- Thông qua đề nghị của Hội đồng quản trị về quyết toán tài chính, phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận, chia cổ tức, trích lập quỹ, sử dụng các quỹ

- Quyết định phương hướng, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính

và đầu tư của năm tài chính tới, quyết định dầu tư hoặc bán số tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty

- Quyết định mức tăng giảm vốn Điều lệ, huy động vốn và phát hành cổ phiếu

- Xem xét sai phạm và quyết định hình thức xử lý đối với các thành viên của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Tổng giám đốc đã gây thiệt hại cho Công ty

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát

- Ấn định mức thù lao của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát

- Biểu quyết bổ sung sửa đổi Điều lệ

Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra Quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những

Trang 11

vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Đây là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty

Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau:

- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty

- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại

- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết định huy động vốn theo hình thúc khác

- Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của Công ty

- Quyết định giải pháp thị trường, tiếp thị và công nghệ: Thông qua hợp đồng mua, bán, cho vay và hợp đồng khác có giá trị nhỏ hơn tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty

- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng Công ty, Quyết định mức lương và lợi ích khác của Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng công ty

- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty

- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông

- Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc

xử lý các khảm lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh

Trang 12

- Duyệt chương trình, tài liệu nội dung họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập Đại hội đồng cổ đông, hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định

- Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán của từng loại

- Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty

- Đề xuất việc bầu cử và bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, có thể đình chỉ các quyết định của Tổng giám đốc nếu thấy trái pháp luật, vi phạm Điều

lệ, Nghị quyết của Hội đồng quản trị

Ban Kiểm soát:

Ban kiểm soát là người thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh

doanh của Công ty

Ban kiểm soát có quyền và nhiệm vụ như sau:

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính

- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông

- Thường xuyên thông báo với HĐQT về kêt quả hoạt động, tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình báo cáo, kết luận và ý kiến lên Đại hội đồng cổ đông

- Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Trang 13

Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty

và chịu sự giám sát của HĐQT, chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước Pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao; chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty theo Nghị quyết và Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, Điều

lệ, Nội quy, Quy chế công ty và quy định của các Luật liên quan

Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau:

- Tổ chức thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông và HĐQT

- Kiến nghị phương án, cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty trong điều hành sản xuất kinh doanh Bổ nhiệm, bãi miễn khen thưởng và xử lý vi phạm đối với các chức danh quản lý trong công ty trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT

- Tổ chức thực hiện, điều hành và kiểm tra mọi hoạt động theo kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty

- Thay mặt HĐQT quản lý toàn bộ tài sản của công ty

Trang 14

- Nghiên cứu và đề nghị các phương án, biện pháp giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động và phát triển của công ty Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộ để HĐQT duyệt

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với các chức danh quản lý trong công ty: Trưởng văn phòng đại diện, Thủ trưởng các phòng ban đơn vị trực thuộc, trừ các chức danh do HĐQT bổ nhiệm và miễn nhiệm

- Quyết định giá xây dựng các công trình, giá dự thầu, trúng thầu, giá mua, giá bán nguyên liệu, sản phẩm ( trừ những công trình sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước quy định, trừ những sản phẩm dự án đầu tư ) Quyết định ký các hợp đồng giao nhận thầu xây dựng

- Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty,

kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Tổng giám đốc theo quỹ lương do HĐQT phê duyệt

Phó Tổng Giám đốc Tài chính – Kế toán:

Giữ nhiệm vụ tham mưu cho Tổng Giám đốc về vấn đề tài chính kế toán của Công ty, theo dõi giám sát tình hình tài chính cũng như công tác kế toán của Công ty

Phó Tổng Giám đốc Hành chính – Quản trị:

Theo dõi các vấn đề liên quan đến hành chính và quản trị trong công tư như tình hình lao động, các quyết định về quản lý….và các vấn đề liên quan phát sinh để tham mưu cho Tổng Giám đốc

Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật và Kế hoạch đầu tư, Kinh tế thị trường:

Theo dõi, nghiên cứu tìm hiểu cũng như tìm kiếm thị trường; xây dựng, hoạch định các quyết định đầu tư để tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc hoạch định chiến lược

Phòng Tổ chức lao động hành chính:

Trang 15

Có chức năng tham mưu về các lĩnh vực, xây dựng phương án mô hình tổ chức sản xuất, quản lý cán bộ, quản lý lao động, tiền lương, công tác đào tạo, công tác thanh tra pháp chế, quân sự bảo vệ, thi đua, khen thưởng kỷ luật, công tác hành chính quản trị, công tác chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động

Phòng Kế toán – Tài chính:

Phòng này chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về những vấn đề liên quan đến tài chính kế toán như cân đối các khoản thu – chi của công ty, làm thủ tục xuât nhập kho vật tư, hàng hoá và các tài sản khác Phân tích đánh giá tình hình tài chính của Công ty, ghi chép mọi hoạt động sản xuất kinh doanh

để tổng hợp và báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác để cung cấp các thông tin cho nhà quản lý để họ đưa ra những phương án có lợi nhất cho Công ty Ngoài ra còn xây dựng và tổ chức công tác kế toán tại Công ty phù hợp với chế độ hiện hành và thực trạng Công ty

Phòng Kỹ thuật:

Chịu trách nhiệm thiết kế, thực hiện và giám sát theo dõi tiến độ thi công về mặt kỹ thuật; cập nhật và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng công trình; đảm bảo chất lượng và tiến độ những công trình Công ty thực hiện

Phòng Kế hoạch đầu tư:

Quản lý, đôn đốc việc thực hiện các dự án Công ty nhận thầu, đảm bảo tiến

độ và chất lượng của các dự án; đồng thời tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty trong việc lựa chọn dự án đầu tư có hiệu quả; thẩm định các dự án đầu tư của các phòng ban và đơn vị trực thuộc trước khi trình Tổng giám đốc thông qua

Phòng Kinh tế thị trường:

Phòng này có nhiệm vụ theo dõi, tìm kiếm thị trường cũng như tìm hiểu thị trường, nhất là thị trường xây dựng, tiếp thị giới thiệu về Công ty với các nhà đầu tư, theo đó hỗ trợ cho các quyết định đầu tư của Ban Giám đốc

Trang 16

Ban An toàn bảo hiểm lao động:

Theo dõi, giám sát thi công về an toàn lao động; phát kiến nâng cao độ an toàn trong thi công

Các đơn vị thành viên của Công ty:

Các đơn vị này phần lớn là có cơ cấu tổ chức khá đơn giản có nhiệm vụ: thực thi và trực tiếp thi công xây dựng các công trình xây dựng, các dự án xây dựng, vận chuyển lắp đặt sửa chữa bảo quản máy móc cho công ty; cung cấp, lắp đặt các thiết bị, máy móc, điện nước cho các công trình do công ty nhận thầu

Các đơn vị trực thuộc Công ty bao gồm:

 Chi nhánh Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội – Xí nghiệp xây dựng 101

 Chi nhánh Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội – Xí nghiệp xây dựng 102

 Chi nhánh Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội – Xí nghiệp xây dựng 103

 Chi nhánh Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội – Xí nghiệp xây dựng 105

 Chi nhánh Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội – Xí nghiệp xây dựng 106

 Chi nhánh Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội – Xí nghiệp xây dựng 108

 Chi nhánh Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội – Xí nghiệp xây dựng 109

 Chi nhánh Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội – Xí nghiệp xây dựng 115

 Chi nhánh Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội – Xí nghiệp xây dựng số 1

Trang 17

 Chi nhánh Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội số 116

 Chi nhánh Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội tại Miền Nam

 Chi nhánh Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội số 118

 Ban chủ nhiệm công trình 104

 Ban chủ nhiệm công trình Ba Đình

 Ban quản lý các dự án phát triển nhà

 Các đội xây dựng trực thuộc

Công ty tổ chức bộ máy theo sơ đồ như trên đã tạo nên được sự thống nhất trong quản lý, các thông tin về tài chính, quản trị, kinh tế được theo dõi, cập nhật và xử lý

ở chi nhánh rồi mới chuyển lên tổng công ty Các phòng ban hoạt động trong mối liên hệ chặt chẽ với mục tiêu chung của Công ty, đồng thời đảm nhiệm tốt chức năng của mình, góp phần giúp công ty ngày càng phát triển

Trang 18

Sơ đồ 1 – 1:

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội

1.4.TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY:

Để đánh giá tình hình tài chính của Công ty trong những năm vừa qua, dựa vào Báo

cáo tài chính, ta có bảng phân tích tình hình tài sản của Công ty như sau:

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

PHÒNG

KỸ THUẬT

PHÒNG

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ

PHÒNG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

BAN AN TOÀN BẢO HIỂM LAO ĐỘNG

CÁC CHI NHÁNH

Trang 19

2008

so với cuối năm

2007 (%)

30/09/

2009

so với cuối năm

2008 (%)

348.5

6 III Các khoản phải

Trang 21

10 Lợi nhuận sau thuế

chưa phân phối 9.033.960.333

Trang 22

Cuối tháng 9 năm 2009, tổng tài sản của Công ty đạt 993.096.822.837, tăng

so với cuối năm 2008 là 16.22% Sở dĩ có sựu tăng mạnh như vậy là do sự góp phần của các nhân tố:

 Tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh so với cuối năm 2008, tăng 348.56%, trong khi đó lượng tiền cuối năm 2008 lại giảm so với năm 2007 là 60.45%

Lượng tiền dự trữ tăng có thể làm tăng khả năng thanh toán, tiện lợi trong việc mua hàng, tuy nhiên nó làm lãng phí nguồn lực, giảm lượng tiền dùng để đầu tư của Công ty

 Các khoản phải thu so với cuối năm 2008 tăng 21.91%, trong đó trả trước cho người bán tăng 126.64% Các khoản phải thu tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản cho thấy Công ty vẫn bị chiếm dụng vốn mạnh

 Tài sản dài hạn giảm so với cuối năm 2008 là 24.7%, trong đó chủ yếu là tài sản cố định hữu hình giảm do tổng nguyên giá thay đổi ít mà khấu hao lại nhiều

Về Nguồn vốn:

Nợ phải trả cuối tháng 9 năm 2009 tăng 17.07% so với cuối năm 2008 và chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản Tỷ lệ nợ tăng lên có thể làm tăng đòn bầy tài chính, tuy nhiên tỷ lệ nợ quá cao có thể dẫn đến bấp bênh về mặt tài chính, dễ dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản… Hiện nay, tỷ lệ nợ đã chiếm gần 94% trong tổng nguồn vốn của Công ty cho thấy sự tự chủ về mặt tài chính của Công ty thấp

Trang 23

Qua bảng phân tích trên có thể thấy rõ hầu hết cả chỉ tiêu cuối tháng 9/2009 đều có

tốc độ tăng cao hơn so với năm 2008 Sở dĩ có hiện tượng đó có thể là do sự ảnh

hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ vào nửa cuối năm 2008 kéo theo

suy thoái trên toàn cầu có tác động không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh

của Công ty, làm cho các chỉ tiêu trên báo cáo của Công ty năm 2008 giảm nhiều so với cuối năm 2007 và mới bắt đầu phục hồi trở lại vào cuối tháng 9/2009

Bên cạnh đó, ta có bảng phân tích kết quả kinh doanh của các năm như sau:

So sánh Năm

2008

so với năm

2007 (%)

9 tháng đầu năm

2009 so với năm

2008 1.Doanh thu bán hàng

Trang 24

Trong đó:Chi phí lãi vay

10.Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh (204.426.918) 515.781.085

toán trước thuế 8.549.678.506

Trang 25

Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy năm 2008 doanh thu và lợi nhuận của Công ty thấp hơn năm 2007, tuy nhiên năm 9 tháng đầu năm 2009 tình hình kinh doanh của Công ty có dấu hiệu khả quan, mới 9 tháng mà lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng gấp hơn 10 lần, cho thấy theo đà phục hồi của kinh tế thế giới thì tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cũng có những khởi sắc đáng mừng

Nhìn chung, trong năm 2009 tình hình kinh doanh của Công ty tương đối khả quan, lợi nhuận tăng lên nhiều so với năm 2008 Tuy nhiên tỷ lệ nợ của Công ty quá cao chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của Công ty thấp

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty như sau:

Sơ đồ 2 - 1:

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội

Trang 26

Nguồn: Tài liệu phòng Tài chính kế toán

Phòng Tài chính kế toán của Công ty gồm 8 thành viên: 1 Kế toán trưởng, 1 phó

Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp và 6 kế toán viên đảm nhiệm những phần hành công việc khác nhau Chức năng và nhiệm vụ của từng người trong phòng như sau:

Kế toán trưởng: Là người được bổ nhiệm đứng đầu bộ phận kế toán, tổ chức điều hành hoạt động của bộ máy kế toán Công ty; chỉ đạo chung và tham

Phó kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp

và vay

nợ

Kế toán lương, thanh toán với nhà cung cấp

Kế toán nguyên vật liệu, công

cụ dụng

cụ, tài sản cố định

Kế toán tạm ứng, đầu tư,

nợ phải trả

Kế toán thanh toán nội bộ kiêm thủ quỹ

Các cán bộ kế toán tại các chi nhánh

Kế toán trưởng

Ngày đăng: 05/03/2014, 14:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1-1: - tiểu luận đề tài công ty xây dựng số 1 hà nội
Bảng 1 1: (Trang 4)
1.4.TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CƠNG TY: - tiểu luận đề tài công ty xây dựng số 1 hà nội
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CƠNG TY: (Trang 18)
Bảng 1– 2: - tiểu luận đề tài công ty xây dựng số 1 hà nội
Bảng 1 – 2: (Trang 19)
Bên cạnh đó, ta có bảng phân tích kết quả kinh doanh của các năm như sau: - tiểu luận đề tài công ty xây dựng số 1 hà nội
n cạnh đó, ta có bảng phân tích kết quả kinh doanh của các năm như sau: (Trang 23)
Qua bảng phân tích trên có thể thấy rõ hầu hết cả chỉ tiêu cuối tháng 9/2009 đều có tốc độ tăng cao hơn so với năm 2008 - tiểu luận đề tài công ty xây dựng số 1 hà nội
ua bảng phân tích trên có thể thấy rõ hầu hết cả chỉ tiêu cuối tháng 9/2009 đều có tốc độ tăng cao hơn so với năm 2008 (Trang 23)
Hình thức kế tốn Nhật ký chung bao gồm các loại sổ chủ yếu: Sổ Nhật ký chung; Sổ Cái; các sổ, thẻ kế toán chi tiết - tiểu luận đề tài công ty xây dựng số 1 hà nội
Hình th ức kế tốn Nhật ký chung bao gồm các loại sổ chủ yếu: Sổ Nhật ký chung; Sổ Cái; các sổ, thẻ kế toán chi tiết (Trang 34)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w