LỜI NÓI ĐẦU 1 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ 1 AVA Công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam 2 BCĐKT Bảng cân đối kế toán 3 BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh d.Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày nay, hoạt động kiểm toán đã được hình thành và phát triển một cách nhanh chóng. Cùng với sự ra đời của các công ty kiểm toán thì nhà nước hay đặc biệt là Bộ Tài chính đã ban hành các quy định, quy chế, chuẩn mực kế toán và kiểm toán để tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức, ngành hoạt động một cách năng động hơn và có định hướng phát triển một cách rõ ràng hơn. Hoạt động kiểm toán đã đóng một vai trò tích cực trong sự phát triển chung của nền kinh tế ngày nay. Kiểm toán đã trở thành một chuyên ngành đào tạo chính trong trường Đại học Kinh tế quốc dân. Để giúp cho sinh viên nắm chắc được lý thuyết và đạt được một sự hiểu biết nhất định về thực tế nhà trường có dành một kỳ cho sinh viên thực tập.Trong quá trình thực tập tại các công ty Kiểm toán, chúng em được tìm hiểu về tình hình hoạt động của công ty cũng như về cơ cấu tổ chức, công tác kế toán, kiểm toán và các hoạt động kinh doanh khác. Đây là những bài học thực tế hết sức bổ ích để củng cố những kiến thức đã học trong nhà trường. Tại Công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVA) em được sự hướng dẫn đi sâu tìm hiểu chu trình kiểm toán mua hàng – thanh toán. Chính vì vậy em đã chọn khoá luận tốt nghiệp: “Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam thực hiện”. Chương I : Cơ sở lý luận chung về kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính. Chương II : Thực hành kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA). Chương III : Một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVA) thực hiện.
Trang 1TT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
3 BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Trang 2các quy định, quy chế, chuẩn mực kế toán và kiểm toán để tạo hành lang pháp lýcho các tổ chức, ngành hoạt động một cách năng động hơn và có định hướngphát triển một cách rõ ràng hơn Hoạt động kiểm toán đã đóng một vai trò tíchcực trong sự phát triển chung của nền kinh tế ngày nay.
Kiểm toán đã trở thành một chuyên ngành đào tạo chính trong trường Đại họcKinh tế quốc dân Để giúp cho sinh viên nắm chắc được lý thuyết và đạt đượcmột sự hiểu biết nhất định về thực tế nhà trường có dành một kỳ cho sinh viênthực tập.Trong quá trình thực tập tại các công ty Kiểm toán, chúng em được tìmhiểu về tình hình hoạt động của công ty cũng như về cơ cấu tổ chức, công tác kếtoán, kiểm toán và các hoạt động kinh doanh khác Đây là những bài học thực tếhết sức bổ ích để củng cố những kiến thức đã học trong nhà trường
Tại Công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVA) em được sựhướng dẫn đi sâu tìm hiểu chu trình kiểm toán mua hàng – thanh toán Chính vì
vậy em đã chọn khoá luận tốt nghiệp: “Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam thực hiện”.
Chương I : Cơ sở lý luận chung về kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán
trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
Chương II : Thực hành kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quá
trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH tư vấn Kế toán và Kiểmtoán Việt Nam (AVA)
Chương III : Một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị hoàn thiện kiểm toán chu
trình mua hàng – thanh toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH tư vấn kếtoán và kiểm toán Việt Nam (AVA) thực hiện
Trang 3Chương I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG – THANH TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 Chu trình kiểm toán mua hàng – thanh toán trong quá trình sản xuất kinh doanh.
1.1.1 Đặc điểm, vị trí và nội dung của chu trình mua hàng – thanh toán trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động kiểm toán đã phát triển
và ngày càng trở thành một nhu cầu không thể thiếu đối với các hoạt động kinhdoanh Đối tượng chủ yếu của hoạt động kiểm toán là kiểm toán báo cáo tàichính, các kiểm toán viên thường chia công việc kiểm toán theo các chu trình,theo cách này các nghiệp vụ và các tài khoản có liên quan chặt chẽ với nhauđược xếp vào cùng một phần hành
Chu trình mua hàng – thanh toán là một chu trình quan trọng cần phảiđược kiểm toán trong các đợt kiểm toán, bởi vì chi phí cho dịch vụ mua hàngthường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh và ảnh hưởngtrực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp
Quá trình mua vào của hàng hoá và dịch vụ bao gồm các khoản mục nhưmua nguyên liệu, máy móc, thiết bị, vật tư, điện nước, sửa chữa bảo trì và nghiêncứu phát triển Chu trình mua hàng – thanh toán bao gồm các quyết định và cácquá trình cần thiết để có hàng hoá và dịch vụ cho quá trình hoạt động của doanhnghiệp Chu trình thường bắt đầu bằng việc lập một đơn đặt mua của người cótrách nhiệm tại bộ phận cần hàng hoá hay dịch vụ nhận được
Trang 4Đối với các đơn vị sản xuất, quá trình kinh doanh bao gồm ba giai đoạn :cung ứng, sản xuất và tiêu thụ Còn ở doanh nghiệp thương mại cũng gồm haogiai đoạn mua hàng và bán hàng Như vậy dù ở loại hình doanh nghiệp nào thìquá trình mua hàng cũng là quá trình cung cấp các yếu tố đầu vào, nó quyết địnhđến khả năng sản xuất và duy trì sản xuất của đơn vị Bên cạnh đó khả năngthanh toán các khoản chi phí mua hàng cũng đánh giá tình hình tài chính củadoanh nghiệp là tốt hay xấu.
1.1.2 Chức năng của chu trình mua hàng – thanh toán.
Mặc dù ở các doanh nghiệp là khác nhau, nhu cầu về hàng hoá là khácnhau, nhưng chu trình mua hàng – thanh toán vẫn phải đảm bảo đầy đủ bốn chứcnăng :
1.1.2.1 Xử lý các đơn đặt mua hàng hoá hay dịch vụ.
Đây là chức năng quan trọng trong chu trình mua hàng – thanh toán Cácbước công việc cần thực hiện trong chức năng này bao gồm :
- Xác định nhu cầu hàng hóa, dịch vụ cần cung cấp :thông thường mỗi
doanh nghiệp thường có một bộ phận chuyên nghiên cứu nhu cầu nguyên vậtliệu, công cụ, dụng cụ cần thiết cho sản xuất gọi là Bộ phận kế hoạch Bộ phậnnày có nhiệm vụ lên kế hoạch, cung ứng đảm bảo cung cấp đầy đủ các yếu tốđầu vào để quá trình sản xuất được liên tục nhưng đồng thời cũng không quánhiều gây ứ đọng vốn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Lập đơn yêu cầu mua hàng : sau khi đã lên kế hoạch cung ứng, bộ phận kế
hoạch sẽ lập đơn yêu cầu mua hàng để trình Giám đốc hoặc người có thẩmquyền ký duyệt Sau đó đơn yêu cầu mua hàng này sẽ được chuyển cho bộ phậnmua hàng
- Tìm nhà cung cấp: bộ phận mua hàng căn cứ vào đơn yêu cầu mua hàng
này để xem xét, tìm kiếm nhà cung cấp Về nguyên tắc, trước khi quyết định mua
Trang 5một mặt hàng nào cũng phải tìm hiểu đơn chào hàng của nhiều nhà cung cấpkhác nhau để lựa chọn nhà cung cấp thích hợp nhất
- Lựa chọn nhà cung cấp : sau khi đã xem xét đơn chào hàng của các nhà
cung cấp khác nhau, đơn vị sẽ chọn ra một nhà cung cấp phù hợp nhất Sự lựachọn này căn cứ vào giá cả, chất lượng của hàng hoá và các điều kiện ưu đãi nhưchiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, phương thức thanh toán…
- Giao đơn đặt hàng : đơn đặt hàng là một loại chứng từ trong đó ghi rõ loại
hàng, số lượng, các thông tin liên quan đến hàng hoá mà doanh nghiệp có ý địnhmua vào Tất cả các đơn đặt hàng đều phải đánh số trước, có đầy đủ chữ ký củanhững người có thẩm quyền Tất cả các đơn đặt hàng phải bao gồm vừa đủ số cột
và diện tích để hạn chế tối đa khả năng có gian lận trên đơn đạt mua hàng này
Các bước công việc trên cho thấy đơn đặt hàng (yêu cầu về sản phẩm hoặcdịch vụ) được lập bởi người mua hàng là điểm khởi đầu của chu trình Nó là mộtchứng từ hợp pháp và được xem như một đề nghị để mua hàng hoá dịch vụ.Trong một số trường hợp khác, nếu người mua và người bán lần đầu có quan hệgiao dịch hoặc thực hiện những quan hệ giao dịch lớn và phức tạp thì đòi hỏiphải ký hợp đồng cung ứng hàng hoá hay dịch vụ nhằm đảm bảo việc thực hiệncác quyền lợi hay nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng
Mẫu của bản yêu cầu và sự phê chuẩn quy định phụ thuộc vào bản chấtcủa hàng hoá dịch vụ và quy định của công ty Trong đó việc phê chuẩn đúngđắn nghiệp vụ mua hàng có chức năng chính vì nó đảm bảo hàng hoá và dịch vụđược mua theo đúng mục đích đã được phê chuẩn và tránh cho việc mua quánhiều hoặc mua các mặt hàng không cần thiết Hầu hết các công ty cho phép một
sự phê chuẩn chung cho việc mua phục vụ các nhu cầu hoạt động thường xuyênnhư việc mua hàng tồn kho ở mức cho phép (phù hợp định mức hàng tồn kho).Thí dụ, các lần mua tài sản thường xuyên vượt quá một giới hạn tiền nhất định
Trang 6nào đó có thể yêu cầu sự phê chuẩn của HĐQT, các mặt hàng được mua tươngđối không thường xuyên, như các hợp đồng dịch vụ dài hạn thì được phê chuẩnbởi các nhân viên nhất định, vật tư và những dịch vụ có giá trị thấp hơn một giátrị quy định thì được phê chuẩn bởi quản đốc và trưởng phòng và một số loạinguyên vật liệu, vật tư được tự động tái đặt hàng bất cứ lúc nào chúng ở mứcgiới hạn ấn định trước.
- Quá trình kiểm soát với các bước công việc nêu trên phải là đảm bảo trả
lời được các câu hỏi sau :
+ Đơn đặt hàng được phê duyệt bởi ai?
+ Bộ phận nào đưa ra đơn đặt hàng?
+ Đặt hàng tại thời điểm nào?
+ Số lượng đặt hàng là bao nhiêu?
+ Đặt hàng ở nhà cung cấp nào?
+ Đơn đặt hàng có được theo dõi không?
Khi một đơn đặt hàng đã vượt quá một thời gian nhất định nào đó mà hàngvẫn chưa được giao thì bộ phận mua hàng phải liên hệ với nhà cung cấp hàng đểxem xét có vấn đề gì xảy ra không
1.1.2.2 Nhận hàng hoá hay dịch vụ
Việc nhận hàng hoá từ người bán là một điểm quyết định trong chu trìnhnghiệp vụ vì đây là thời điểm mà tại đó bên mua thừa nhận khoản nợ liên quanđối với bên bán trên sổ sách của họ Khi hàng hoá nhận được đòi hỏi phải có sựkiểm tra mẫu mã, số lượng, thời gian đến và các điều kiện khác
Thông thường các công ty có phòng tiếp nhận để nhận hàng, kiểm tra mẫu
mã, số lượng, quy cách và thời gian giao hàng để ngăn ngừa sự mất mát và lạmdụng Bộ phận này đồng thời lập biên bản hay báo cáo nhận hàng gửi cho thủ
Trang 7kho một bản để tiến hành nhập kho hàng hoá và gửi cho kế toán vật tư để ghichép sổ sách kế toán.
Để tiện cho việc kiểm tra chéo thì nhân viên phòng tiếp nhận phải độc lậpvới thủ kho và phòng kế toán Cuối cùng, sổ sách kế toán sẽ phản ánh việcchuyển giao trách nhiệm đối với hàng hoá khi hàng hoá được từ phòng tiếp nhậnqua kho và từ kho vào quá trình sản xuất hay đưa đi tiêu thụ
1.1.2.3 Ghi nhận các khoản nợ người bán.
Sự ghi nhận đúng đắn về hàng hoá hay dịch vụ nhận đựoc đòi hỏi việc ghi
sổ chính xác và nhanh chóng Việc ghi sổ ban đầu có ảnh hưởng quan trọng đếncác báo cáo tài chính và đến các khoản thanh toán thực tế nên kế toán chỉ đượcphép ghi vào các lần mua có cơ sở hợp lý theo đúng số tiền
Kế toán các khoản phải trả thường có trách nhiệm kiểm tra tính đúng đắncủa các lần mua và ghi chúng vào sổ Nhật ký và sổ hạch toán chi tiết “ các khoảnphải trả” Khi kế toán các khoản phái trả nhận được hoá đơn của người bán thìphải so sánh mẫu mã, giá, số lượng, phương thức và chi phí vận chuyển ghi trênhoá đơn vơi thông tin trên đơn đặt mua ( hoặc hợp đồng ) và Báo cáo nhận hàng( nếu hàng đã về ) Thường thì các phép nhân và các phép tổng cộng được kiểmtra lại và được ghi vào hoá đơn Sau đó số tiền được chuyển vào sổ hạch toán chitiết các khoản phải trả
Một quá trình kiểm soát quan trọng đối với các khoản phải trả là quy địnhtất cả những ai ghi sổ các khoản chi tiền mặt không được dính líu đến tiền mặt,các chứng khoán thị trường và các tài sản khác
1.1.2.4 Xử lý và ghi sổ các khoản thanh toán cho người bán.
Công việc này chỉ được thực hiện khi đã có bốn yếu tố : đơn yêu cầu muahàng đã được phê chuẩn, đợn đặt hàng, hoá đơn bán hàng và biên bản giao nhậnhàng Hoá đơn bán hàng phải do kế toán công nợ lưu giữ cho đến khi thanh toán
Trang 8Phương thức thanh toán có thể thực hiện qua uỷ nhiệm chi, qua ngân hàng haybằng tiền mặt.
Các quá trình kiểm soát quan trọng đối với quy trình xử lý ghi sổ là việc
ký phiếu phải do đúng cá nhân có trách nhiệm ( nguyên tắc uỷ quyền và phêchuẩn ), phải có sự tách biệt giữa người ký phiếu chi và người chi tiền ( nguyêntắc bất kiêm nhiệm )
Trên đây là bốn nội dung chính của các bước công việc khi mua hàng –thanh toán của các doanh nghiệp nói chung
1.1.3 Tổ chức công tác kế toán mua hàng – thanh toán.
1.1.3.1 Chứng từ, tài khoản và sổ sách sử dụng trong chu trình mua hàng – thanh toán.
Trong chu trình mua hàng – thanh toán, hầu hết các doanh nghiệp sử dụngcác loại chứng từ và sổ sách sau :
- Yêu cầu mua : tài liệu được lập bởi bộ phận được sử dụng ( như bộ phận
sản xuất ) để đề nghị mua hàng hoá dịch vụ Trong một số trường hợp, các bộphận trong doanh nghiệp có thể trực tiếp lập đơn đặt hàng, trình phê duyệt và gửicho nhà cung cấp
- Đơn đặt hàng : lập lại các chi tiết có trong đề nghị mua, được gửi cho nhà
cung cấp hàng hoá hay dịch vụ
- Phiếu giao hàng ( biên bản giao nhận hàng hoá hay nghiệm thu dịch vụ ):
tài liệu được chuẩn bị bởi nhà cung cấp Phiếu giao nhận phải được ký nhận bởikhách hàng để chứng minh sự chuyển giao hàng hoá hay dịch vụ thực tế
- Báo cáo nhận hàng : được bộ phận nhận hàng lập như một bằng chứng của
việc nhận hàng và sự kiểm tra hàng hoá ( dấu hiệu của sự kiểm soát )
- Hoá đơn của người bán : chứng từ nhận được từ người cung cấp hàng đề
nghị thanh toán cho các hàng hoá dịch vụ đã được chuyển giao
Trang 9- Nhật lý mua hàng : đây là những ghi chép đầu tiên trong hệ thống kế toán
để ghi lại các khoản mua Nhật ký phải liệt kê danh sách các loại hàng hoá, cùngvới việc chỉ ra tên nhà cung cấp hàng, ngày hoá đơn và các khoản tiền của hoáđơn đó
- Sổ hạch toán chi tiết nợ phải trả nhà cung cấp : danh sách các khoản tiền
phải trả cho mỗi nhà cung cấp Tổng số của tài khoản người cung cấp hàngtrong sổ hạch toán chi tiết phải bằng khoản tiền ghi trên khoản mục phải trảngười bán
- Bảng đối chiếu của nhà cung cấp : báo cáo nhận được của nhà cung cấp
hàng ( thường là hàng tháng ) chỉ ra các hoá đơn chưa thanh toán vào một ngàyđối chiếu nhất định
Sau đây là sơ đồ hạch toán đối với nghiệp vụ thanh toán nợ phải trả vớinhà cung cấp thông qua các tài khoản liên quan
Sơ đồ 1.1: Hạch toán nghiệp vụ phát sinh trong chu trình mua hàng – thanh toán
(thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
1.1.3.2 Quy trình tổ chức chứng từ mua hàng – thanh toán.
Quy trình tổ chức chứng từ kế toán chỉ ra dòng vận động của chứng từ kếtoán trong doanh nghiệp từ khi lập chứng từ, thực hiện nghiệp vụ đến khi đưachứng từ vào bảo quản, lưu trữ Một quy trình luân chuyển chứng từ hợp lý giúpcho các nghiệp vụ được thực hiện gọn nhẹ, nhanh chóng, nâng cao hiệu quả hoạtđộng của doanh nghiệp
Sơ đồ 1.2: Quá trình luân chuyển chứng từ đối với nghiệp vụ mua vào
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong kỳ, bộ phận kế hoạch lập ra kế hoạchcung ứng vật tư, hàng hoá Bộ phận cung ứng có nhiệm vụ khai thác hàng theoyêu cầu của doanh nghiệp Sau đó cử cán bộ đi thu mua vật tư, hàng hoá Khihàng hoá được mua về, cán bộ thu mua sẽ lập chứng từ kho trình trưởng bộ phận
Trang 10cung ứng ký duyệt rồi chuyển cho thủ kho để nhập kho hàng hoá Cuối cùngchứng từ được chuyển cho kế toán để ghi sổ và bảo quản lưu trữ.
Sơ đồ 1.3: Quá trình luân chuyển chứng từ đối với nghiệp vụ thanh toán.
Khi đơn vị có nhu cầu thanh toán cho hàng hoá, dịch vụ nhận được, kếtoán quỹ lập chứng từ chi quỹ, trình thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng kýduyệt rồi chuyển vho thủ quỹ thực hiện chi tiền, nhân viên thanh toán có nhiệm
vụ nhận tiền và thanh toán cho nhà cung cấp Sau khi thực hiện nghiệp vụ, chứng
từ sẽ được chuyển cho kế toán để ghi sổ, cuói cùng đưa vào bảo quản lưu trữ
1.1.4 Mục tiêu kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán.
Để thực hiện một cách nhanh chóng và có hiệu quả trong các cuộc kiểmtoán thì KTV phải xác định được các mục tiêu kiểm toán trên cơ sở các mối quan
hệ vốn có của đối tượng và của khách thể kiểm toán Vì vậy, khi tiến hành kiểmtoán chu trình mua hàng – thanh toán, KTV phải xác định các mục tiêu của kiểmtoán của chu trình này
Mục tiêu chung của kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán là đánh giáxem liệu số dư các tài khoản có liên quan có được trình bày trung thực và phùhợp với các nguyên tắc kế toán hiện hành hoặc được thừa nhận hay không Từmục tiêu chung này cụ thể hóa thành các mục tiêu đặc thù đối vơi chu trình muahàng – thanh toán
Các mục tiêu kiểm toán đặc thù đối với chu trình mua hàng – thanh toán
đã xác định được bao gồm bảy mục tiêu :
- Tính có thực: của hàng hoá hay dịch vụ mua vào cũng như các khoản nợ
người bán với ý nghĩa các thông tin phản ánh tài sản hoặc công nợ phải đượcđảm bảo bằng sự tồn tại của các tài sản cũng như công nợ đó
Trang 11- Tính đầy đủ: của việc ghi nhận các hàng hóa hay dịch vụ mua vào và các
khoản phải trả người bán với ý nghĩa thông tin phản ánh trên sổ sách, tài liệu kếtoán không bị vỏ sót trong quá trình xử lý
- Tính đúng đắn trong việc tính giá vốn thực tế: hàng nhập kho được tính
theo chi phí thực tế thực hiện nghiệp vụ, việc tính toán các khoản phải trả ngườibán phù hợp với hợp đồng mua bán, phù hợp với hoá đơn người bán và biên bảngiao nhận hành hoá hay dịch vụ
- Tính đúng đắn trong việc phản ánh quyền và nghĩa vụ: với ý nghĩa tài sản
mua vào phản ánh trên BCTC phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị và nợ phải trảngười bán thể hiện đúng nghĩa vụ của đơn vị này
- Tính chính xác về số học: trong việc tính toán, cộng dồn, chuyển sổ đối
với các nghiệp vụ mua hàng – thanh toán
- Tính đúng đắn trong việc phân loại và trình bày: các tài sản mua vào cũng
như các khoản phải trả người bán với ý nghĩa tuân thủ các quy định trong việcphân loại các tài sản và công nợ cùng việc thể hiện đúng nghĩa vụ của đơn vịnày
- Tính đúng kỳ: các nghiệp vụ kinh tế được ghi chép đúng kỳ kế toán đặc
biệt là các nghiệp vụ sau ngày kết thúc năm tài chính Trong chu trình mua hàng– thanh toán, các khoản nợ phải trả thường được ghi chậm so với thực tế phátsinh
Các mục tiêu kiểm toán đặc thù chính là khung tham chiếu cho việc xácđịnh các thủ tục kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán để thu thập bằngchứng kiểm toán Căn cứ vào các mục tiêu đó, KTV sẽ thiết kế các thử nghiêmtuân thủ để nhận diện được cơ cấu, các quá trình kiểm soát hiện có và các nhượcđiểm theo từng mục tiêu Từ đó đánh giá lại rủi ro kiểm soát theo từng mục tiêu
Trang 12và xây dựng các thủ tục kiểm tra chi tiết các số dư và nghiệp vụ một cách tươngứng.
1.2 Chu trình mua hàng – thanh toán với công tác kiểm toán báo cáo tài chính.
Mỗi cuộc kiểm toán dù quy mô lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức tạp thìquy trình kiểm toán thường tuân theo trình tự các bước chung Cụ thể kiểm toánchu trình mua hàng – thanh toán được tiến hành qua ba bước sau:
- Chuẩn bị kiểm toán ( Lập kế hoạch kiểm toán chu trình mua hàng – thanh
toán)
- Thực hiện kiểm toán.
- Hoàn thành kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán.
1.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán.
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các KTV cần thực hiệntrong các cuộc kiểm toán nhằm tạo các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiệncần thiết khác cho kiểm toán Đối với chu trình mua hàng – thanh toán mục đíchcủa giai đoạn này là xây dựng kế hoạch kiểm toán chung và phương pháp kiểmtoán cụ thể phù hợp với phạm vi, bản chất, thời gian của quy trình kiểm toán sẽthực hiện
Cũng như các chu trình khác, việc lập kế hoạch kiểm toán chu trình muahàng – thanh toán cũng tuân theo các bước như sau :chuẩn bị kiểm toán, thu thậpthông tin cơ sỏ, thu thập thông tin về quyền và nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
và thực hiện các thủ tục phân tích, đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, cuốicùng là lập chương trình kiểm toán
Trang 131.2.1.1 Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán.
- Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán:
Trên thực tế không phải bất cứ một lời mời kiểm toán nào cũng được chấpnhận ngay mà phải căn cứ vào khả năng cuả công ty và các điều kiện của kháchhàng Trong giai đoạn này KTV đánh giá rủi ro có thể gặp phải khi tiến hànhkiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán của doanh nghiệp, sau đó kết hợp vớiviệc đánh giá các chu trình khác để đưa ra quyết định có chấp nhận kiểm toáncho doanh nghiệp hay không
- Nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng:
Sau khi đã chấp nhận kiểm toán, công ty kiểm toán tiến hành xem xét các
lý do kiểm toán đối với chu trình mua hàng – thanh toán của khách hàng để từ đóxác định số lượng bằng chứng kiểm toán phải thu thập và mức độ chính xác củacác ý kiến mà KTV đưa ra trong báo cáo kiểm toán nói chung
- Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán:
Thông qua việc nhận diện các lý do kiểm toán của khách hàng, công tykiểm toán ước lượng được quy mô phức tạp của cuộc kiểm toán, từ đó lựa chọnđội ngũ nhân viên thích hợp để thực hiện kiểm toán Cụ thể công ty kiểm toán sẽlựa chọn những nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong kiểm toán chu trình muahàng – thanh toán để kiểm toán chu trình này Số lượng và trình độ của các KTVphụ thuộc vào tính phức tạp và mức rủi ro của chu trình
- Hợp đồng kiểm toán :
Công việc cuối cùng của giai đoạn này là ký kết hợp đồng kiểm toán, ghi
rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên
Trang 141.2.1.2 Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng.
Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, KTV bắt đầu thu thập thông tin đốivới phần hành kiểm toán là mình đảm nhận là mua hàng – thanh toán Trong giaiđoạn này, KTV tiến hành tìm hiểu các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng
và các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinhdoanh này từ đó ảnh hưởng đến chu trình kiểm toán mua hàng – thanh toán củamình Có các thông tin cơ sở sau:
- Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng :
Việc tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng giúpKTV nhận định về chủng loại hàng hoá mà doanh nghiệp mua vào cũng nhưcách thức thanh toán và mục đích sử dụng đối với từng loại hàng hoá có đúngvới mục đích đã cam kết bằng văn bản không Ngoài ra việc tìm hiểu ngành nghềkinh doanh của khách hàng cũng cho KTV biết được cách thức tổ chức hệ thống
kế toán và các nguyên tắc đặc thù của chu trình mua hàng – thanh toán nói riêng
và ngành nghề này nói chung
- Xem xét lại kết quả cuộc kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán chung:
Việc xem xét lại kết quả cuộc kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toánchung giúp cho KTV xác định và khoanh vùng các khoản mục chứa đựng rủi rocao trong chu trình, những bước mà ở đó HTKSNB yếu kém Chẳng hạn nhưđơn vị khách hàng thường yếu trong khâu ghi nhận các khoản nợ với các nhàcung cấp nhỏ không thường xuyên Thông thường những điểm yếu này chưakhắc phục được trong một thời gian ngắn
- Tham quan nhà xưởng:
Việc thăm quan nhà xưởng sẽ cung cấp cho KTV những điều mắt thấy tainghe về quy trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, giúp cho KTV đánh giátình trạng bảo quản, nhập và xuất hàng hoá từ đó đánh giá khả năng của bộ phận
Trang 15mua hàng và những gian lận sai sót có thể xảy ra trong quá trình mua hàng Cụthể, nếu việc sản xuất diễn ra đều đặn, hàng hoá không bị ứ đọng, chất lượng sảnphẩm không bị giảm sút có nghĩa là việc mua hàng tiến triển tốt, hàng hoá muavào có chất lượng đạt yêu cầu Ngược lại, nếu sản xuất bị đình trệ thì đó là dấuhiệu cho thấy khả năng đầu vào cung cấp không kịp thời, nếu hàng hoá tồn khoquá nhiều thì có nghĩa là mua hàng không hợp với nhu cầu, chất lượng giảm sútcho thấy chất lượng các yếu tố đầu vào không tốt.
- Nhận diện các bên hữu quan:
Trong giai đoạn này KTV cần xác định tất cả các bên hữu quan của kháchhàng Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam thì các bên hữu quan được hiểu là :các bộ phận trực thuộc (các chi nhánh, các đại lý…), các nhà cung cấp, các cánhân tổ chức mà công ty có quan hệ Trong quy trình kiểm toán chu trình muahàng – thanh toán các bên hữu quan mà KTV quan tâm chủ yếu là nhà cung cấp,đại lý, các tổ chức có ảnh hưởng đến quyết định mua của công ty khách hàng
Việc nhận diện các bên hữu quan sẽ giúp cho KTV trong quá trình thuthập bằng chứng kiểm toán có nhiều thuận lợi hơn
- Dự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài:
Trong khi kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán, sẽ có những trườnghợp phải giám định giá trị của những hàng hoá mà doanh nghiệp mua vào Nếutrong nhóm kiểm toán không ai có khả năng giám định thì họ sẽ phải sử dụngchuyên gia trong những lĩnh vực nói trên
Sau khi có được những thông tin cơ sở về quy trình mua vào và thanh toánthì KTV tiến hành thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng,điều này sẽ giúp cho KTV nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnhhưởng đến quá trình mua hàng – thanh toán Đây sẽ là những căn cứ để KTV dựa
Trang 16vào trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán cũng như đưa ra các ý kiếnkiểm toán sau này.
1.2.1.3 Thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng.
Nếu các thông tin cơ sở được thu thập ở trên giúp cho KTV hiểu được cácmặt hoạt động kinh doanh của khách hàng thì việc thu thập các thông tin vềnghĩa vụ pháp lý của khách hàng giúp cho KTV nắm bắt được các quy trìnhmang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh này đặc biệt
là đối với nghiệp vụ mua hàng – thanh toán Những thông tin này được thu thậptrong quá trình tiếp xúc với BGĐ công ty khách hàng bao gồm :
- Giấy phép thành lập và điều lệ công ty : cung cấp những thông tin ban đầu
về quá trình hình thành và mục tiêu hoạt động của khách hàng
- Báo cáo tài chính : cung cấp những dữ liệu về tài chính giúp cho KTV
nhận thức tổng quát và có những đánh giá ban đầu về tình hình tài chính của đơnvị
- Báo cáo kiểm toán thanh tra hay kiểm tra : giúp cho KTV nắm bắt được
các khả năng sai phạm và dự kiến phương hướng kiểm toán có liên quan tới chutrình mua hàng – thanh toán
- Biên bản họp Hội đồng cổ đông, HĐQT, BGĐ : giúp cho KTV xác định
các dữ kiện có ảnh hưởng trọng yếu trọng yếu tới BCTC đặc biệt là ảnh hưởngtới chu trình mua hàng – thanh toán
- Các hợp đồng mua hàng dài hạn hoặc các cam kết khác: giúp KTV tiếp
xúc với các hoạt động mua hàng và xem xét các khía cạnh pháp lý có liên quanảnh hưởng tới nợ phải trả của khách hàng
- Các quy định chính sách về mua hàng – thanh toán: qua đây KTV xem
xét có phù hợp với các quy định chính sách của Nhà nước hay không
Trang 171.2.1.4 Thực hiện các thủ tục phân tích.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam : “KTV phải áp dụng quy trình phântích trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán để tìm hiểu tình hình kinh doanh củađơn vị và xác định những vùng có thể rủi ro” Như vậy, với các thông tin cơ sởthu thập được, bằng thủ tục phân tích sơ bộ như so sánh các số liệu năm nay vói
số liệu năm trước đã được kiểm toán, KTV có thể tìm ra những xu hướng biếnđộng và những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác…Từ
đó lập một kế hoạch kiểm toán thích hợp
Đối với chu trình mua hàng – thanh toán, thủ tục phân tích sơ bộ thườngđược thực hiện như sau :
- So sánh chi phí mua hàng của kỳ này với kỳ trước để xem xét những biến
động bất thường
- Phân tích xu hướng tăng, giảm hoặc kiểm tra tính hợp lý của các yếu tố chi
phí giữa các kỳ kế toán để phát hiện những biến động bất thường
- Phân tích tỷ lệ chi phí mua hàng của từng tháng với nợ phải trả được ghi
nhận trong từng tháng hoặc với các khoản thực tế đã thanh toán
1.2.1.5 Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán.
Nếu ở các bước trên, KTV mới chỉ thu thập các thông tin mang tính kháchquan về khách hàng thì ở bước này, KTV sẽ căn cứ vào các thông tin đã thu thập
để đánh giá, nhận xét nhằm đưa ra một kế hoạch kiểm toán phù hợp
a Đánh giá tính trọng yếu.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam : “Trọng yếu là thuật ngữ dùng đểthể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán ) trong BCTC.Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc nếu thiếu
độ chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng
Trang 18BCTC…” Theo đó, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải đánh giámức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của BCTC để từ đó “ xác định bảnchất, lịch trình và phạm vi thực hiện các thủ tục kiểm toán”.
Để đánh giá mức độ trọng yếu, trước hết KTV cần ước lượng mức độtrọng yếu cho toàn BCTC, sau đó phân bổ mức đánh giá này cho từng khoảnmục trên BCTC
Cơ sở để tiến hành phân bổ là : bản chất của các khoản mục, rủi ro tiềmtàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá sơ bộ đối với các khoản mục, kinhnghiệm của KTV và chi phí kiểm toán đối với từng khoản mục Đối với chu trìnhmua hàng – thanh toán, bản chất của các khoản mục trong chu trình là :
- Các nghiệp vụ mua vào chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí kinh doanh
của doanh nghiệp
- Bản thân các nghiệp vụ mua vào liên quan đến nhiều tài khoản như :
TSCĐ, HTK, tiền…mà hầu hết chúng đều trọng yếu
Trên thực tế, việc ước lượng và phân bổ mức trọng yếu cho các tài khoản
là vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi sự xét đoán nghề nghiệp của KTV Thôngthường phân bổ và ước lượng mức trọng yếu là do chủ nhiệm kiểm toán đảmtrách
b Đánh giá rủi ro kiểm toán.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam : “Rủi ro kiểm toán là rủi ro do KTV
và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã đượckiểm toán còn những sai sót trọng yếu” Theo đó trong giai đoạn lập kế hoạchkiểm toán, KTV phải xác định rủi ro kiểm toán mong muốn (AR) cho toàn bộBCTC được kiểm toán thông qua việc đánh giá ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng (IR),rủi ro kiểm soát (CR) và rủi ro phát hiện (DR)
Trang 19Trong đó rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát sẽ được KTV đánh giá đốivới từng khoản mục Trong chu trình mua hàng – thanh toán, các rủi ro cơ bảnthường gặp đối với các nghiệp vụ trong chu trình là :
Giá trị hàng hoá, dịch vụ : chi phí mua hàng thấp hơn thực tế.
- Hàng hoá, dịch vụ đã nhận được, chi phí đã phát sinh nhưng chưa được
ghi nhận
- Giá trị hàng hoá, dịch vụ mua: chi phí mua hàng được ghi sổ thấp hơn
thực tế
- Hàng hoá, dịch vụ đã nhận được hoặc đã phát sinh chi phí trong kỳ này
nhưng được ghi sổ vào kỳ sau
Hàng hoá trả lại nhà cung cấp cao hơn giá trị thực tế
- Ghi giảm Nợ phải trả nhà cung cấp nhưng hàng chưa trả lại.
- Ghi giảm Nợ phải trả nhà cung cấp cao hơn giá trị hàng trả lại thực tế.
- Hàng trả lại vào kỳ sau nhưng ghi sổ nghiệp vụ vào kỳ này.
Giá trị thanh toán nợ cao hơn thực tế
- Ghi sổ thanh toán nhưng chưa trả tiền.
- Ghi sổ thanh toán cao hơn thực tế.
- Trả tiền kỳ sau nhưng ghi sổ thanh toán vào kỳ này.
Số dư Nợ phải trả nhà cung cấp không hợp lý
- Số dư Nợ phải trả nhà cung cấp không tính toán đúng.
- Trình bày các số dư Nợ phải trả nhà cung cấp không hợp lý.
Trọng yếu và rủi ro là hai khái niệm đặc biệt quan trọng trong kiểm toánchu trình mua hàng – thanh toán bởi như đã phân tích ở trên, các khoản nợ phảitrả luôn được đánh giá là trong yếu Giữa trọng yếu và rủi ro có mối quan hệngược chiều nhau nghĩa là nếu mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càngthấp và ngược lại rủi ro kiểm toán tăng lên khi đó KTV cần phải mở rộng phạm
Trang 20vi kiểm toán, lựa chọn các phương pháp kiểm toán hữu hiệu hơn hoặc sửa đổi lạinội dung, lịch trình và phạm vi của những thủ tục kiểm tra chi tiết đã dự kiến đểgiảm rủi ro phát hiện xuống mức có thể chấp nhận được Do đó, trong giai đoạnlập kế hoạch chu trình mua hàng – thanh toán, khi xác định nội dung, lịch trình
và phạm vi các thủ tục kiểm toán, KTV cần phải đặc biệt quan tâm tới mối quan
hệ này Tuy nhiên, đây là thủ tục phức tạp đòi hỏi trình độ cũng như phán đoáncủa KTV Trên thực tế chỉ có một số công ty kiểm toán tại Việt Nam đã xaâ dựngquy trình ước lượng mức độ trọng yếu và rủi ro, còn nhiều công ty vẫn chưa xâydựng được quy trình cụ thể
1.2.1.6 Tìm hiểu HTKSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát
Qua quá trình tìm hiểu, KTV sẽ xác định được các nhược điểm củaHTKSNB, từ đó có thể đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với từng mụctiêu kiểm soát của nghiệp vụ mua hàng – thanh toán Nếu HTKSNB được thiết
Trang 21kế và vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức độ thấp vàngược lại.
Theo chuẩn mực kiểm toán Quốc tế số 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soátnội bộ, đoạn 08: “HTKSNB là toàn bộ những chính sách và thut tục do BGĐ củađơn vị thiết lập nhằm đảm bảo việc quản lý chặt chẽ và sự hiệu quả của các hoạtđộng trong khả năng có thể HTKSNB bao gồm các yếu tố : môi trường kiểmsoát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát và kiểm toán nộ bộ” Các yếu tố cấuthành trong HTKSNB và những đánh giá
• Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát bao gồm toán bộ những nhân tố bên trong đơn vị vàbên ngoài đơn vị có tính môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử
lý dữ liệu của các loại hình kiểm soát
Nhưng đối với chu trình mua hàng – thanh toán thì có thể hiểu môi trườngkiểm soát là các chính sách, quyết định nói chung tác động đến việc xử lý dữliệu, việc ghi sổ, việc lập báo cáo…
Để có sự hiểu biết về môi trường kiểm soát, KTV căn cứ vào các nhân tốchủ yếu sau: đặc thù về quản lý của đơn vị, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự,công tác kế hoạch, uỷ ban kiểm soát và ảnh hưởng của các chính sách từ bênngoài của Nhà nước
• Hệ thống kế toán
Đối với một hệ thống kế toán hữu hiệu không chỉ cung cấp những thôngtin cần thiết cho quá trình quản lý mà còn đóng vai trò quan trọng trong việckiểm soát các mặt hoạt động của đơn vị Một hệ thống kế toán hữu hiệu phảiđảm bảo các mục tiêu kiểm soát chi tiết đối với chu trình mua hàng – thanh toánnhư sau:
Trang 22- Tính có thực: hàng hoá dịch vụ mua đã ghi sổ phải thì phải đảm bảo sự tồn
tại trong thực tế
- Tính đầy đủ: các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán phải được phản ánh
trên sổ sách không được bỏ sót một nghiệp vụ nào
- Tính đúng đắn trong việc tính giá: đối với các hàng hoá dịch vụ mua vào
thì giá thường được tính theo giá quốc tế
- Tính đúng đắn trong vịêc phản ánh quyền và nghĩa vụ: tài sản mua vào
phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và thể hiện đúng nghĩa vụ của doanhnghiệp
- Tính đúng đắn trong việc phân loại và trình bày: bảo đảm các nghiệp vụ
được ghi chép đúng theo hồ sơ tài khoản và ghi nhận đúng đắn ở các loại sổ sách
kế toán phân loại tài sản, công nợ theo đúng quy định
- Tính đúng kỳ: việc ghi sổ các nghiệp vụ mua hàng cũng như thanh toán
phát sinh phải được thực hiện kịp thời theo quy định
- Quá trình chuyển sổ và tổng hợp chính xác: số liệu kế toán của các nghiệp
vụ mua hàng cũng như thanh toán được ghi vào sổ phải được tổng cộng vàchuyển sổ đúng đắn, tổng hợp chính xác trên các BCTC của doanh nghiệp
• Thủ tục kiểm soát
Thủ tục kiểm soát là các quy chế và thủ tục do ban lãnh đạo đơn vị thiếtlập và thực hiện nhằm đạt được mục tiêu quản lý cụ thể Theo chwnr mực hiểmtoán quy định: “KTV phải hiểu biết các thủ tục kiểm soát của đơn vị để xây dựng
kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán” Các thủ tục kiểm soátđược thiết lập dựa trên ba nguyên tắc: nguyên tắc phân công , phân nhuệm rõràng; nguyên tắc bất kiêm nhiệm và nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn Để có sựhiểu biết về các thủ tục kiểm soát, KTV xem xét các khía cạnh cụ thể sau:
Trang 23Nguyên tắc phân công, phân nhiệm
KTV cần tìm hiểu xem đơn vị có sự phân chia nhiệm vụ giữa các bộ phậnhay không Chẳng hạn, kế toán không được kiêm nhiệm làm thủ kho, thủ quỹ,tiếp liệu và các công tác phụ trách vật chất khác, lãnh đạo đơn vị kể cả lãnh đạocông tác tài chính, kế toán của các đơn vị không được bố trí những người thântrong gia đình làm công tác tài chính, kế toán, thủ kho, thủ quỹ tại đơn vị mình.Việc phân công, phân nhiệm rõ ràng tạo sự chuyên môn hoá trong công việc, saisót ít xảy ra và khi xảy ra thường dễ phát hiện do có sự kiểm tra chéo
Nguyên tắc bất kiêm nhiệm
Nguyên tắc này quy định sự cách ly thích hợp về trách nhiệm trong cácnghiệp vụ có liên quan nhằm ngăn ngừa các sai phạm và hành vi lạm dụng quyềnhạn
Trong chu trình mua hàng – thanh toán có một số công việc đòi hỏi phải
do hai người độc lập tiến hành như: người lập đơn đặt hàng với người lý duyệtđon, người nhận hàng với kế toán vật tư, kế toán ghi sổ chi tiết các khoản phảitrả nhà cung cấp với người thanh toán cho nhà cung cấp
Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn
Cụ thể, các lần mua tài sản thường xuyên vượt quá một giới hạn tiền nhấtđịnh nào đó thì do HĐQT phê chuẩn, các vật tư và những dịch vụ có giá trị thấphơn một giá trị quy định thì được phê chuẩn bởi quản đốc và trưởng phòng, hoặccác nghiệp vụ thanh toán ở một giá trị cho phép thì kế toán trưởng có quyền phêduyệt
• Kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ là bộ phận độc lập được thiết lập trong đơn vị để tiếnhành công việc kiểm tra và đánh giá các hoạt động phục vụ yêu cầu quản trị nội
bộ của đơn vị
Trang 24Bộ phận kiểm toán nội hữu hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp có được nhữngthông tin kịp thời và xác thực về các hoạt động trong doanh nghiệp, chất lượngcủa hoạt động kiểm soát nhằm kịp thời điều chỉnh và bổ sung các quy chế kiểmsoát thích hợp và hiệu quả.
Trên đây là toàn bộ các yểu tố cấu thành cơ bản HTKSNB của đơn vịkhách hàng Việc tìm hiểu sơ bộ về chúng là bước công việc quan trọng trongquá trình đánh giá HTKSNB giúp KTV có thể đưa ra được ước lượng ban đầu vềrủi ro kiểm soát
b Đánh giá rủi ro kiểm soát
Việc đánh giá rủi ro kiểm soát cho các tài khoản trong chu trình mua hàng– thanh toán bao gồm các bước công việc:
- Nhận diện mục tiêu kiểm soát cho từng nghiệp vụ trong chu trình mua
hàng – thanh toán, xác định các loại sai phạm có thể xảy ra Trên cơ sở đó, KTVtiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát đối với từng khoản mục trong chu trình này
- Đánh giá khả năng ngăn chặn sai phạm của HTKSNB đối với chu trình
này Nhận diện những hạn chế của hệ thống nhưu sự vắng mặt của các quá trìnhkiểm soát thích đáng mà điều này sẽ làm tăng khả năng rủi ro của việc tồn tại cácsai phạm trong chu trình
- Đánh giá rủi ro kiểm soát: căn cứ vào các ước đoán ở trên, KTV tiến hành
đánh giá rủi ro kiểm soát ban đầu đối với từng mục tiêu kiểm soát của từng loạinghiệp vụ trong chu trình KTV có thể đánh giá rủi ro theo yếu tố định tính thấp.trung bình, cao hoặc theo tỷ lệ phần trăm Rủi ro kiểm soát được đánh giá là caokhi KTV cho rằng hệ thống kế toán và HTKSNB đối với chu trình được thiết kế
có thể ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu cũng như khi KTV
có kế hoạch thực hiện thử nghiệm kiểm soát làm cơ sở cho đánh giá mức rủi rokiểm soát
Trang 251.2.1.7 Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán.
Đây là bước cuối cùng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán sau khi đã
có được những hiểu biết về HTKSNB của đơn vị khách hàng, đã xác định đượcmức trọng yếu và rủi ro…KTV sẽ đánh giá tổng thể hoạt động của đơn vị, phântích, triển khai kế hoạch và soan thảo chương trình kiểm toán cho chu trình.Trong thực tiễn kiểm toán, KTV thường căn cứ vào các rủi ro tiềm tàng và rủi rokiểm soát để thiết kế chương trình kiểm toán cho chu trình
Thực chất của việc soạn thảo chương trình kiểm toán chính là việc thiết kếcác thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản với bốn nội dung chính: xácđịnh thủ tục kiểm toán, quy mô mẫu chọn, khoản mục được chọn và thời gianthực hiện
a Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát trong chu trình mua hàng – thanh toán.
Thử nghiệm kiểm soát ( hay còn gọi là thử nghiệm tuân thủ ) là loại thửnghiệm để thu thập bằng chứng kiểm toán để chứng minh rằng HTKSNB hoạtđộng hữu hiệu Thực hiện thử nghiệm kiểm soát có thể giảm bớt các thử nghiệm
cơ bản trên số dư và nghiệp vụ Do đó trong quá trình xây dựng chương trìnhkiểm toán, KTV cần xem xét việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thuthập bằng chứng và khả năng ngăn chặn các sai phạm của KSNB trong quá trìnhmua hàng – thanh toán Công việc này được thực hiện thông qua các trắc nghiệmđạt yêu cầu, cụ thể là :
Trắc nghiệm không có dấu vết
Trong trường hợp này KTV cần quan sát, phỏng vấn những người có tráchnhiệm trong đơn vị về các biện pháp kiểm soát được áp dụng cho nghiệp vụ muahàng – thanh toán Chẳng hạn KTV xem xét việc phân cách trách nhiệm giữa bộphận lập đơn đặt hàng với người ký duyệt nó, hay việc phân cách trách nhiệm
Trang 26giữa kế toán thanh toán vơi thủ quỹ hoặc người ký duyệt lệnh chi tiền trả nhàcung cấp…
Trắc nghiệm có dấu vết
Đây là các trắc nghiệm được tiến hành để kiểm tra chi tiết hệ thống chứng
từ, kiểm tra các chữ ký tắt trên các hoá đơn mua hàng, các phiếu chi…nhằm thuthập những bằng chứng kiểm toán về hoạt động hữu hiệu của HTKSNB đối vớichu trình mua hàng – thanh toán Chẳng hạn, để kiểm tra các phiếu chi có hợp lệkhông thì KTV có thể đối chiếu chữ ký trên phiếu chi đó với nhau xem chúng cóđược cùng một người phê duyệt không
Phạm vi các thử nghiệm tuân thủ phụ thuộc vào việc đánh giá rủi ro kiểmsoát ban đầu Khi rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp thì các thử nghiệm tuânthủ được thực hiện càng nhiều, và khi đó các thử nghiệm cơ bản có thể thu hẹp.Ngược lại, nếu rủi ro kiểm soát đuợc đánh giá là cao thì các thử nghiệm tuân thủ
là không cần thiết và khi đó KTV tập trung vào các thử nghiệm cơ bản
b Thiết kế các thử nghiệm cơ bản trong chu trình mua hàng – thanh toán.
Việc thiết kế các thử nghiệm cơ bản là nội dung chínhtrong chu trình kiểmtoán của giai đoạn lập kế hoạch chu trình mua hàng – thanh toán Các thửnghiệm cơ bản này được thiết kế để thu thập các bằng chứng về sự hoàn chỉnh,chính xác và hiệu lực của các dữ liệu do hệ thống kế toán xử lý Căn cứ vào cácbằng chứng thu thập được qua các thử nghiệm tuân thủ ở trên, KTV đnáh giá lạirủi ro kiểm soát và sau đó thiết kế các thử nghiệm cơ bản cho chu trình mua hàng– thanh toán thông qua các loại trắc nghiệm chính: trắc nghiệm độ vững chãi,trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm trực tiếp số dư
Trắc nghiệm độ vững chãi
KTV xem xét các chứng từ gốc như đơn đặt hàng, hoá đơn của nhà cung cấp,phiếu nhập kho, phiếu chi…để kiểm tra tính hợp lý và hợp pháp của chúng như
Trang 27có sự phê duyệt không, giá trị số lượng hàng mua vào với số tiền cần thanh toán
có khớp nhau không Bên cạnh đó KTV cũng phải tiến hành đối chiếu sổ chi tiếtcác khoản phải trả, sổ nhật ký mua hàng với các chứng từ có liên quan ở trên đểkiểm tra tính đúng đắn của các con số ghi sổ Từ đó đưa ra kết luận về độ tin cậycủa các số liệu kế toán trong chu trình mua hàng – thanh toán
Trắc nghiệm phân tích
Trắc nghiệm phân tích hay quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu,thông tin, tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và nhữngmối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênhlệch lớn so với giá trị đã dự kiến Trong thực tiễn kiểm toán chu trình mua hàng– thanh toán, KTV thường sử dụng các trắc nghiệm phân tích là :
- So sánh số hàng hoá hoặc dịch vụ mua vào năm nay với năm trước hoặc
với kế hoạch cung ứng
- So sánh các khoản nợ phải trả nhà cung cấp năm nay với năm trước.
- So sánh các tỷ suất về khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn, khả năng thanh toán hiện hành năm nay với năm trước, với chỉ tiêubình quân ngành để phát hiện những biến động bất thường
Trắc nghiệm trực tiếp số dư
Là cách thức kết hợp các phương pháp cân đối, phân tích, đối chiếu trựctiếp với kiểm kê và điều tra thực tế để xác định độ tin cậy của các số dư cuối kỳ
ở sổ cái để ghi vào bảng cân đối tài khoản Đây là cách thức chủ đạo trong kiểmtoán chu trình mua hàng – thanh toán Chẳng hạn, KTV tiến hành kiểm kê vậtchất hàng tồn kho, đối chiếu các khoản phải trả với nhà cung cấp…Tuy nhiên,trắc nghiệm này có chi phí kiểm toán lớn nên số luợng trắc nghiệm trực tiếp số
dư cần thực hiệntuỳ thuộc vào kết quả trắc nghiệm độ vững chãi và trắc nghiệmphân tích
Trang 281.2.2 Thực hiện công việc kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán.
1.2.2.1 Thử nghiệm kiểm soát đối với chu trình mua hàng – thanh toán.
Trong kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán, KTV thực hiện khảo sátcác quá trình kiểm soát và thực hiện các trắc nghiệm tập trung đối với hai vấn đề
là : các nghiệp vụ mua hàng và các nghiệp vụ thanh toán
Đây là giai đoạn KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán cụ thể vơi các loạitrắc nghiệm
a Thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ mua hàng.
Kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với từng mục tiêukiểm toán cụ thể :
- Các nghiệp vụ mua hàng ghi sổ là hàng hoá, dịch vụ thực tế nhận được :kiểm toán viên kiểm tra sự có thực của các chứng từ kế toán, dấu hiệu của
kiểm soát nội bộ (trắc nghiệm đạt yêu cầu) và xem xét lại nhật ký mua hàng, sổtổng hợp, sổ chi tiết các khoản phải trả, kiểm tra tính hợp lý của các chứng từ kếtoán, đối chiếu hàng tồn kho mua vào với sổ sách kế toán (trắc nghiệm độ vữngtrãi)
- Các nghiệp vụ mua hàng đều được phê chuẩn : kiểm toán viên kiểm tra
dấu hiệu của sự phê chuẩn (trắc nghiệm đạt yêu cầu), và kiểm tra tính đúng đắncủa các chứng từ chứng minh (trắc nghiệm độ vững trãi)
- Các nghiệp vụ mua hàng đều được vào sổ : kiểm toán viên theo dõi xem
xét một chuỗi các đơn đặt hàng có được đánh số thứ tự và phê chuẩn hay không(trắc nghiệm đạt yêu cầu) Kiểm toán viên đối chiếu hồ sơ báo cáo nhận hàngvới nhật ký mua hàng (trắc nghiệm độ vững trãi)
- Các nghiệp vụ mua hàng ghi sổ đều được đánh giá đúng : kiểm toán viên
theo dõi một chuỗi các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán (trắc nghiệm đạt yêucầu) Đồng thời so sánh các nghiệp vụ ghi sổ trên nhật ký mua hàng, hoá đơn
Trang 29mua hàng, báo cáo nhận hàng, các chứng từ liên quan và tính toán lại thông tintrên hoá đơn mua hàng (trắc nghiệm độ vững trãi).
- Các nghiệp vụ mua hàng được phân loại đúng đắn : kiểm toán viên kiểm
tra các thủ tục vào sổ và quan sát để khẳng định mọi hoá đơn đều được vào sổ vàxem xét dấu hiệu của kiểm soát nội bộ (trắc nghiệm đạt yêu cầu), so sánh sựphân loại nghiệp vụ mua hàng với sơ đồ tài khoản (trắc nghiệm độ vững trãi)
- Các nghiệp vụ mua hàng đều được ghi sổ đúng lúc : kiểm toán viên kiểm
tra dấu hiệu của kiểm soát nội bộ (trắc nghiệm đạt yêu cầu), so sánh ngày ghitrên báo cáo nhận hàng và hoá đơn mua hàng với ngày ghi trên sổ nhật ký muahàng (trắc nghiệm độ vững trãi)
- Các nghiệp vụ mua hàng được chuyển sổ và tổng hợp đúng đắn : kiểm
toán viên kiểm tra dấu hiệu kiểm soát nội bộ (trắc nghiệm đạt yêu cầu) Kiểm tratính chính xác bằng cách cộng sổ trên nhật ký mua hàng và theo dõi quátrìnhchuyển sổ (trắc nghiệm độ vững trãi)
b Thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ thanh toán
- Các nghiệp vụ thanh toán ghi sổ là của hàng hoá, dịch vụ thực tế nhận được : kiểm toán viên thảo luận với người ghi sổ và quan sát các hoạt động, kiểm
tra dấu hiệu kiểm soát nội bộ (trắc nghiệm đạt yêu cầu) Xem xét sổ nhật ký chitiền, đối chiếu với phiếu chi và các chứng từ đính kèm (trắc nghiệm độ vữngtrãi)
- Các nghiệp vụ thanh toán được ghi sổ và phê duyệt đúng đắn : kiểm toán
viên kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn (trắc nghiệm đạt yêu cầu), kiểm trachứng từ đính kèm (trắc nghiệm độ vững trãi)
- Các nghiệp vụ thanh toán hiện có đều được ghi sổ : kiểm toán viên theo
dõi một chuỗi chứng từ thanh toán như :uỷ nhiệm chi, phiếu chi, sec thanh toán
Trang 30(trắc nghiệm đạt yêu cầu), xem xét các khoản chi đã ghi sổ với các khoản chiitrên bản sao kê của Ngân hàng và sổ Kế toán tiền mặt (trắc nghiệm độ vững trãi).
- Các nghiệp vụ thanh toán đều được đánh giá đúng đắn :kiểm toán viên
kiểm tra dấu hiệu của kiểm soát nội bộ và kiểm tra bảng đối chiếu với ngân hàng(trắc nghiệm đạt yêu cầu), so sánh các phiếu chi, chứng từ đã thanh toán với sổNhật ký mua hàng (trắc nghiệm độ vững trãi)
- Các nghiệp vụ thanh toán phải được phân loại đúng đắn : kiểm toán viên
kiểm tra việc vào sổ và kiểm tra sơ đồ tài khoản, kiểm tra của dấu hiệu kiểm soátnội bộ (trắc nghiệm đạt yêu cầu), so sánh sự phân loại có phù hợp với sơ đồ tàikhoản không? đối chiếu số liệu trên tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiête vớicác hoá đơn mua hàng, Nhật ký mua hàng (trắc nghiệm độ vững trãi)
- Các nghiệp vụ thanh toán được ghi vào sổ đúng lúc : kiểm toán viên
kiểm tra việc ghi sổ và quan sát việc vào sổ các nghiệp vụ thanh toán, kiểm tradấu hiệu của kiểm soát nội bộ (trắc nghiệm đạt yêu cầu), so sánh ngày ghi trênphiếu chi với sổ Nhật ký chi tiền và so sánh với sổ sách kế toán có liên quan (trắcnghiệm độ vững trãi)
- Các nghiệp vụ thanh toán đã được chuyển sổ và tổng hợp đúng : kiểm
toán viên kiểm tra dấu hiệu kiểm soát nội bộ (trắc nghiệm đạt yêu cầu), kiểm tratính chính xác về mặt số học bằng cách cộng số tiền trên nhật ký mua hàng, theodõi quá trình chuyển sổ vào Sổ cái (trắc nghiệm độ vững trãi)
1.2.2.2 Thử nghiệm cơ bản đối với chu trình mua hàng – thanh toán
a Thực hiện thủ tục phân tích.
- So sánh chi phí mua hàng của kỳ này với kỳ trước để xem xét tính hợp lý
và những biến động bất thường.So sánh khoản phải trả của từng đối tượng nămnay với năm trước, kiểm tra và giải thích những biến động bất thường
Trang 31- So sánh thời hạn tín dụng của nhà cung cấp với các niên độ trước, vớicác thờì hạn tín dụng đã thương lượng.
- Phát hiện và trao đổi với khách hàng về sự thay đổi nhà cung cấp chính,thường xuyên và lý do sự thay đổi (nếu có)
b Kiểm tra chi tiết số dư nợ phải trả trong chu trình mua hàng – thanh toán.
- Thu thập hoặc lập bảng tổng hợp chi tiết số dư đầu năm, phát sinh trongnăm và số dư cuối năm Đối chiếu số dư đầu năm cuối năm giữa báo cáo, sổ cái
và sổ chi tiết Đối chiếu số dư chi tiết đầu năm với số dư chi tiết cuối năm trước
+ Đối chiếu số xác nhận với số dư trên sổ chi tiết.Kiểm tra nếu có sự khácbiệt.Trường hợp không nhận được thư xác nhận, kiểm tra việc thanh toán cáckhoản phải trả sau ngày lập báo cáo tài chính
+ Xem xét hồ sơ các số dư tồn tại quá lâu
+ Soát xét lại danh sách các khoản phải trả để xác định xem liệu có khoảnnào phải trả bị phân loại đúng hoặc không đúng
+ Đối với các khoản dư nợ : thu thập và kiểm tra các điều khoản trên hợpđồng mua để đảm bảo rằng các số dư này là hợp lý
- Kiểm tra số phát sinh :
+ Kiểm tra việc phản ánh các khoản phải trả, kiểm tra việc hạch toán muahàng và thanh toán (giá hoá đơn, chi phí thu mua vận chuyển và thuế GTGT đầu
Trang 32vào) nhằm đảm bảo chính sách mua hàng của đơn vị được thực hiện trên thực tế,chọn mẫu các giao dịch…
+ Kiểm tra số phát sinh các khoản phải trả thương mại, phí thương mại,các khoản phải trả liên quan đến bên thứ ba, các khoản cam kết mua dài hạn
+ Chọn mẫu người cung cấp để kiểm tra chi tiết
- Thu thập hợp đồng mua hàng để kiểm tra xem có khoản lãi chậm trả nàophải ghi nhận không?
- Kiểm tra công nợ ngoài niên độ :
+ Kiểm tra chọn mẫu…giao dịch sau ngày kết thúc niên độ (…ngày từngày khoá sổ) có liên quan đến khoản phải trả nhằm phát hiện những khoản phảitrả bị bỏ sót
+ Chọn mẫu các hoá đơn chưa được thanh toán (khoảng một vài tuần saungày lập bảng cân đối kế toán) và xem xét liệu các khoản phát sinh đó có liênquan tới công nợ phải trả tại thời điểm lập báo cáo không?
- Đối chiếu giữa phân chia niên độ của các khoản phải trả với việc phânchia niên độ của hàng tồn kho
- Kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ và số dư bằng ngoại tệ Kiểm tra việc
áp dụng tỷ giá, cách tính toán và hạch toán chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại số dưcuối kỳ theo quy định
- Kiểm tra việc trình bày các khoản phải trả trên báo cáo tài chính
Trên cơ sở đó ta rút ra các kết luận:
- Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư
quản lý
- Lập trang kết luận kiểm toán cho khoản mục được thực hiện.
- Lập lại thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm toán.
Trang 331.2.3 Kết thúc kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán
Đây là khâu cuối cùng của quá trình kiểm toán BCTC Sau khi hoàn thànhcác công việc kiểm toán tại từng chu trình riêng lẻ, để đảm bảo tính thận trọngtrong nghề nghiệp, thông thường KTV không lập ngay Báo cáo kiểm toán màthực hiện các công việc sau :
1.2.3.1 Xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến.
Nợ ngoài ý muốn là một khoản nợ tiềm ẩn trong tương lai đối với mộtthành phần ở bên ngoài về một số tiền chưa biết sinh ra từ các hoạt động đã xảy
ra Công việc này đặc biệt quan trọng trong kiểm toán chu trình mua hàng –thanh toán vì nó chứa đựng nhiều khả năng xảy ra các khoản nợ ngoài ý muốn
Việc xác định các khoản nợ ngoài ý muốn là rất khó nên các thủ tục kiểmtoán thích hợp cho việc khảo sát các khoản nợ ngoài ý muốn không được xácđịnh rõ ràng Dưới đây là một số thủ tục thường được thực hiện nhưng khôngphải là mẫu chung cho tất cả các cuộc kiểm toán :
- Kiểm tra các chứng từ chứng minh các hoá đơn chưa thanh toán một vài
tuần sau ngày kết thúc năm
- Đối chiếu các báo cáo nhận hàng trước ngày cuối năm với các hoá đơn của
người bán liên quan
- Đối chiếu các bảng liệt kê của người bán có số dư nợ với danh sách các
khoản phải trả
- Gửi các bản xác nhận cho người bán có quan hệ khinh doanh với khách
hàng
1.2.3.2 Đánh giá kết quả của kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán.
Kết quả kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán được đánh giá theocác khía cạnh:
Trang 34- Việc hạch toán các nghiệp vụ mua hàng – thanh toán là phù hợp với các
thông lệ quốc tế và tuân thủ các quy định về chế độ kế toán hiện hành hoặc đượcchấp nhận
- Các hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến chu trình mua hàng –
thanh toán phải phù hợp với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Các chứng từ, sổ sách liên quan đến chu trình mua hàng – thanh toán phải
thể hiện được sự vận động của chu trình mua hàng – thanh toán, phải hợp lý
- Các thông tin về nghiệp vụ mua hàng – thanh toán, các khoản nợ phải trả
người bán phải đảm bảo trung thực và hợp lý
Trên cơ sở kết quả của tất cả công việc đã thực hiện, KTV đưa ra kết luậncuối cùng và lập Báo cáo kiểm toán
1.2.3.3 Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán.
Căn cứ những kết quả đã thu thập được của kiểm toán chu trình mua hàng– thanh toán KTV tiến hành lập thư quản lý nêu rõ những nhận xét, những sai sóttrong quá trình thực hiện mua hàng – thanh toán tại đơn vị, đồng thời đưa ranhững kiến nghị
Sau khi hoàn thành công việc kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toánKTV tổng hợp kết quả chuyển cho Chủ nhiệm kiểm toán, trên cơ sở đó Chủnhiệm kiểm toán sẽ lập Báo cáo kiểm toán
Trang 35Chương II THỰC HÀNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG – THANH TOÁN TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ
KIỂM TOÁN VIỆT NAM (AVA)
2.1 Tổng quan về công ty TNHH tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty.
2.1.1.1.Quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của công ty.
- Trong quá trình phát triển nền kinh tế đất nước,nhiều công ty, nhiềudoanh nghiệp đã ra đời đáp ứng được nhu cầu đa dạng của con người Trong đólĩnh vực kiểm toán ngày càng phát triển và trở nên hết sức cần thiết trong nềnkinh tế Hoà trong nhu cầu thiết yếu chung đó Công ty TNHH tư vấn kế toán vàkiểm toán Việt Nam (AVA) ra đời
Tên công ty : Công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVA)
Tên giao dịch: VIET NAM AUDITING AND ACCOUNTINGCONSULTANCY COMPANY LIMITED
Địa chỉ : Số 160 phố Phương Liệt - phường Phương Liệt - Quận Thanh Xuân-thành phố Hà Nội
Điện thoại : 04-8686248
Công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán VN (AVA) được thành lập ngày10/10/2006 theo Giấy đăng ký kinh doanh số 0102028384 do Sở Kế hoạch vàĐầu tư Thành phố Hà Nội cấp và sửa đổi bổ sung ngày 22/02/2007 AVA là mộttrong những loại hình công ty TNHH có hai thành viên trở lên hoạt động trong
Trang 36lĩnh vực kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính và thẩm định giá có đội ngũ kiểmtoán viên và cộng tác viên đông đảo, giàu kinh nghiệm.
Tuy mới chỉ thành lập được hơn một năm nhưng Công ty TNHH tư vấn kếtoán và kiểm toán VN đã đạt được một số thành tích rất nổi bật như sau:
Ngày 26/11/2007, theo Công văn số 302/VACPA của Hội Kiểm toán viênhành nghề Việt Nam (VACPA) v/v công khai lần 1, AVA được công nhận là mộttrong những công ty kiểm toán có đủ điều kiện kiểm toán năm 2007 – 2008
Ngày 08/03/2007, theo Thông báo số 178/TB-BTC của Bộ Trưởng Bộ Tàichính, AVA có tên trong danh sách thẩm định viên về giá hành nghề và danh sáchcác tổ chức, doanh nghiệp thẩm định giá có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá(Đợt 3)
Ngày 18/12/2007, theo Quyết định số 701/QĐ-UBCK, Uỷ ban chứngkhoán Nhà nước v/v chấp thuận AVA được kiểm toán cho các tổ chức phát hành,
tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán
Chính vì vậy góp phần vào sự phát triển chung của đất nước và cam kếtđảm bảo chất lượng các dịch vụ cung cấp cho từng khách hàng, AVA luôn làngười bạn đồng hành, luôn chia sẻ kinh nghiệm của mình với khách hàng và sựthành công của khách hàng luôn là mục tiêu phấn đấu của công ty
Với trình độ và kinh nghiệm thực tiễn của mình, AVA sẽ là đơn vị đi tiênphong, dẫn đầu trong hoạt động cung cấp dịch vụ chuyên ngành tại Việt Nam vàluôn đáp ứng mọi yêu cầu cao nhất của khách hàng
2.1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
Hiện nay, Công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam đăng kýkinh doanh các ngành nghề sau:
- Kiểm toán BCTC
- kiểm toán BCTC vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán;
Trang 37- Kiểm toán hoạt động;
- Kiểm toán tuân thủ;
- Kiểm toán nội bộ;
- Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành (kể cả BCTC hàng năm);
- Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án;
- Kiểm toán thông tin tài chính;
- Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước;
- Tư vấn tài chính;
- Tư vấn thuế;
- Tư vấn nguồn nhân lực;
- Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin;
- Tư vấn quản lý;
- Dịch vụ kế toán;
- Dịch vụ định giá tài sản;
- Dịch vụ bồi dưỡng cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán;
- Các dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy định của phápluật;
- Dịch vụ soát xét BCTC
Từ khi thành lập đến nay,công ty đã cung cấp cho khách hàng nhiều loạihình dịch vụ có giá trị cao như: dịch vụ kiểm toán, dịch vụ kế toán, dịch vụ tưvấn, dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hoá, dịch vụ đào tạo
và hỗ trợ tuyển dụng, dịch vụ cung cấp thông tin và hỗ trợ hần mềm kế toán.p
2.1.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty vài năm gần đây.
Công ty đang hoạt động với tổng số vốn điều lệ: 3.000.000.000 đồng (Ba
tỷ đồng Việt Nam)
Bảng 2.1: DANH SÁCH THÀNH VIÊN GÓP VỐN
Trang 38Kết quả kinh doanh của công ty trong năm vừa qua
Tuy công ty mới chỉ thành lập được hơn một năm nhưng trong năm đầu thànhlập công ty đã đạt được những kết quả rất khả quan Điều đó thể hiện qua kết quảkinh doanh trong ba quý của năm 2007 cụ thể như sau:
Bảng 2.2 :BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty.
2.1.2.1 Đội ngũ nhân viên.
Để hoạt động thành công và có hiệu quả công ty luôn coi trọng vấn đềtrình độ và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên Hiện nay AVA có 14 kiểm toánviên cấp nhà nước, 02 kiểm toán viên có chứng chỉ kiểm toán viên quốc tếACCA và CPA Australia, 03 thẩm định viên về giá, 03 thạc sỹ kinh tế Đội ngũnhân viên của công ty là những kiểm toán viên có bản lĩnh,có tính chuyênnghiệp,có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các công ty kiểm toán lớn như :AASC, KPMG, E&Y chắc chắn sẽ đáp ứng những yêu cầu tốt nhất của kháchhàng
Chính trình độ và kinh nghiệm của đoàn kiểm toán là nhân tố quyết địnhcho sự thành công của một cuộc kiểm toán.Vì vậy con người luôn là yếu tố đượcquan tâm đặc biệt để đảm bảo dịch vụ của công ty cung cấp đạt chất lượng cao
Do vậy đội ngũ kiểm toán viên,thẩm định viên của AVA được trang bị đầy đủ cáckiến thức, được đào tạo bài bản cả trong nước và ngoài nước,có đầy đủ kinhnghiệm cần thiết để có thể đáp ứng phù hợp với yêu cầu của từng công việc cụthể và của doanh nghiệp
Trang 39Ban Giám đốc AVA là những người có nhiều năm kinh nghiệm làm việctrong lĩnh vực tài chính kế toán và đã từng công tác nhiều năm tại Công ty Dịch
vụ Tư vấn Tài chính kế toán và kiểm toán - Bộ Tài chính (AASC)
Nhân viên của AVA được đào tạo có hệ thống, đã có nhiều năm kinhnghiệm thực tế, có hiểu biết sâu rộng và đặc biệt các kiểm toán viên đã thườngxuyên trực tiếp tham gia kiểm toán và tư vấn cho nhiều loại hình doanh nghiệpthuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong nhiều năm qua
2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý.
*Hội đồng thành viên : Hiện nay HĐTV bao gồm 12 người, trong đó Ông
Nguyễn Minh Hải là Chủ tịch HĐTV
*Giám đốc : là người đại diện pháp nhân cho công ty, chịu trách nhiệm
trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty Điều hành toàn bộ hoạt động củacông ty như : sử dụng có hiệu quả toàn bộ vốn tự có của công ty trong hoạt độngcung cấp dịch vụ
*Phó giám đốc : là người được giám đốc uỷ quyền chỉ đạo và điều hành
các bộ phận công việc được uỷ quyền
*Phòng tài vụ kế toán : có nhiệm vụ quản lý toàn bộ vốn, tài sản của công
ty, tổ chức kiểm tra thực hiện chính sách kế toán - tài chính, thống kê kịp thờichính xác tình hình tài sản và nguồn vốn giúp giám đốc kiểm tra thường xuyên
Trang 40toàn bộ hoạt động cung cấp dịch vụ của công ty Cập nhật sổ sách, chứng từ, hoáđơn có liên quan đến các hoạt động của công ty.
* Các phòng nghiệp vụ 1,2,3,4,5: trực tiếp thực hiện việc cung cấp các
dịch vụ tư vấn kế toán,kiểm toán và thẩm định giá…
- Phòng nghiệp vụ 1 : Thực hiện
Dịch vụ kế toán:
+ Tư vấn lựa chọn hình thức sổ và bộ máy kế toán
+ Tư vấn lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp
+ Làm thuê kế toán
Dịch vụ tư vấn:
+ Kho dữ liệu các văn bản pháp quy của Việt Nam
+ Kho dữ liệu các văn bản thuế nói riêng
- Phòng nghiệp vụ 2: thực hiện
Xác định cơ cấu chiến lược kinh doanh:
+ Tư vấn thiết lập hệ thống kiếm soát nội bộ hiệu quả cho doanh nghiệp,
xây dựng quy chế tài chính cho doanh nghiệp
+ Tư vấn quản lý tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp
+ Tư vấn quản lý tiền lương và nhân sự
+ Tư vấn lập dự án khả thi cho các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu, tưvấn đầu tư, lựa chọn phương án kinh doanh cho doanh nghiệp
- Phòng nghiệp vụ 3: thực hiện
Thực hiện kiểm toán
+ Kiểm toán theo luật định Báo cáo tài chính, công trình xây dựng cơ bản,đấu thầu,…
+ Kiểm toán hoạt động
+ Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ