Vì sao đến cuối thế kỉ XIX Xiêm là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây?. Lập bảng thống kê về các vị anh hùng dân tộc trong cá
Trang 1UBND TỈNH THÁI NGUYÊN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT
NĂM HỌC 2009 - 2010 MÔN LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 01 trang)
A/ LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu 1 (3,0 điểm) Vì sao đến cuối thế kỉ XIX Xiêm là quốc gia duy nhất ở khu vực
Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây ?
Câu 2 (3,0 điểm) Tường thuật diễn biến, nêu tính chất của Cách mạng tháng Hai
năm 1917 ở Nga Tại sao sau Cách mạng tháng Hai lại có hiện tượng độc đáo hai chính quyền cùng song song tồn tại ?
Câu 3 (4,0 điểm) Bằng các sự kiện lịch sử tiêu biểu, hãy làm sáng tỏ nhận định
sau: “Trong Chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô, Mĩ - Anh là những lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít”
B/ LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 4 (4,0 điểm) Lập bảng thống kê về các vị anh hùng dân tộc trong các cuộc
kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVIII theo yêu cầu sau: STT Anh hùng dân tộc Thời gian Chiến công nổi bật
Câu 5 (6,0 điểm) Phong trào Cần vương (1885 - 1896):
a Giải thích ngắn gọn các thuật ngữ lịch sử sau: Cần vương, văn thân, sĩ phu
b Trình bày tóm tắt diễn biến hai giai đoạn của phong trào Cần vương và rút ra đặc điểm của mỗi giai đoạn.
-Hết -Họ và tên thí sinh:………Số báo danh………
Trang 2
UBND TỈNH THÁI NGUYÊN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HD CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT MÔN LỊCH SỬ
Năm học 2009 - 2010
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
I Hướng dẫn chung
1 Thí sinh trả lời theo cách riêng (về bố cục và câu chữ) nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong Hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm
2 Thí sinh vận dụng được kiến thức cơ bản từ những tài liệu ngoài SGK thì được khuyến khích cho thêm điểm, nhưng không được vượt quá điểm của từng câu và của toàn bài
3 Sau khi cộng điểm toàn bài để điểm lẻ đến 0,5 điểm
II Hướng dẫn chấm chi tiết
Câu 1 Vì sao đến cuối thế kỉ XIX Xiêm là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông
Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây ?
3,00
- Khái quát quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á và từ đó đi đến kết luận Xiêm cũng đứng trước nguy cơ xâm lược của
CNTB phương Tây
0,50
- Trong bối cảnh đó Rama IV đã thi hành chính sách mở cửa buôn bán với nước ngoài, lợi dụng sự kiềm chế giữa các nước tư bản để bảo vệ nền độc lập của đất nước
0,50
- Đến thời Rama V đã thi hành những chính sách tiến bộ trên tất cả các mặt:
+ Kinh tế: Xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng người lao động để
họ được tự do làm ăn sinh sống; xóa bỏ chế độ lao dịch cho nông dân, giảm nhẹ thuế ruộng Nhờ đó đã góp phần nâng cao năng suất lúa, tăng sản lượng gạo xuất khẩu Để phát triển công nghiệp nhà nước khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh công thương nghiệp, xây dựng một số nhà máy, mở hiệu buôn bán và ngân hàng
1,00
- Rama V còn tiến hành một loạt cải cách theo khuôn mẫu của các nước phương Tây về hành chính, tài chính, quân sự, giáo dục tạo cho Xiêm một
bộ mặt mới phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa 0,50
- Ngoại giao: Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo vừa lợi dụng vị trí nước
“đệm” giữa hai thế lực đế quốc Anh-Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền Nhờ đó Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước trong khu vực mà vẫn giữ được độc lập mặc dù lệ thuộc nhiều về chính trị và kinh tế vào Anh-Pháp
0,50
Câu 2 Tường thuật diễn biến, nêu tính chất của Cách mạng tháng Hai 3,00
- Diễn biến: Mở đầu là cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pêtơrôgrát Phong trào nhanh chóng lan rộng toàn thành phố và chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang Quân khởi nghĩa chiếm các công sở, bắt giam các bộ trưởng
và tướng tá của Nga hoàng Chế độ quân chủ chuyên chế sụp đổ
1,00
- Sau Cách mạng tháng Hai một tình hình chính trị phức tạp chưa từng thấy đó là tình trạng hai chính quyền cùng song song tồn tại (Chính phủ lâm thời tư sản và
Trang 3Xôviết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính) Đây là một hiện tượng độc
đáo vì trên cơ sở một nền kinh tế không thể có hai chính quyền, hiện tượng này
chỉ có thể diễn ra trong một hoàn cảnh đặc biệt: Trước hết do tương quan lực
lượng cho phép tức là giai cấp vô sản chưa đủ mạnh để một mình nắm chính
quyền Các phần tử Mensêvich và xã hội dân chủ sau khi có chính quyền đã
nhường cho giai cấp tư sản Mặt khác, tư sản cũng chưa đủ mạnh để một mình
nắm chính quyền nên vẫn phải dựa vào sự ủng hộ của các Xô viết và mặc nhiên
thừa nhận sự tồn tại của nó
1,00
Câu 3 Bằng các sự kiện lịch sử tiêu biểu, hãy làm sáng tỏ nhận định 4,00
- Vai trò của Liên Xô
+22/6/1941, Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi tính chất chiến tranh;
Chiến thắng Matxcơva (cuối 1941) đã đập tan ánh hào quang “bách chiến bách thắng” của quân đội phát xít
0,50
+ Chiến thắng Xtalingrat (cuối năm 1942 đến đầu 1943) đã tạo ra bước ngoặt và
chiến thắng Cuôcxcơ (5/7 đến 23/8/1943) đã kết thúc bước ngoặt của cuộc chiến
0,50
+ Giúp các nước Đông Âu giải phóng khỏi ách thống trị của chủ nghĩa phát xít; là
gọng kìm phía Đông tiến vào tiêu diệt phát xít Đức dẫn đến việc phát xít Đức
đầu hàng Đồng minh vô điều kiện (9/5/1945) kết thúc chiến tranh ở châu Âu
0,50
+ Tuyên chiến với Nhật và đánh tan đạo quân xương sống của quân đôi Nhật ở
Trung Quốc góp phần buộc Nhật phải tuyên bố đầu hàng Đồng minh (15/8/1945)
kết thúc chiến tranh
0,50
-Vai trò của Mĩ-Anh
+ Tuyên chiến với chủ nghĩa phát xít;cCùng Liên Xô tham gia khối Đồng
minh chống phát xít; từ tháng 3 đến tháng 5-1943, quét sạch liên quân Đức-Italia
khỏi lục địa châu Phi; đổ bộ vào tiêu diệt phát xít Italia (1943)
0,50
+ Giữa 1944, Mĩ-Anh và quân Đồng minh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu, giải
phóng Pháp, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua khỏi ách phát xít sau đó tiến sang phía Tây
nước Đức tạo thành gọm kìm thứ hai góp phần đánh bại phát xít Đức kết thúc
chiến tranh ở châu Âu
0,75
+ Đánh quân Nhật ở Mặt trận châu Á-Thái Bình Dương góp phần dẫn đến việc
Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện kết thúc chiến tranh 0,75
Câu 4 (4,0 điểm) Bảng thống kê về các vị anh hùng dân tộc trong các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVIII
STT Anh hùng dân tộc Thời gian Chiến công nổi bật
1 (1,0 đ) Lý Thường Kiệt 1077 Chiến thắng trên bờ sông Như Nguyệt
2 (1,0 đ) Trần Quốc Tuấn 1288 Chiến thắng Bạch Đằng
3 (1,0 đ) Lê Lợi 1427 Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang
4 (1,0 đ) Nguyễn Huệ 1789 Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
- Giải thích các thuật ngữ
+ Cần vương: Theo nghĩa đen là hết lòng giúp vua cứu nước Đây là phong trào đấu
tranh chống ngoại xâm dưới ngọn cờ một nhà vua ở Việt Nam Phong trào Cần
vương vào cuối thế kỉ XIX của các sĩ phu yêu nước Việt Nam dấy lên theo hiệu triệu 1,00
Trang 4của vua Hàm Nghi nhằm chống cuộc xâm lược của thực dân Pháp Về thực chất đó phong trào chống Pháp của nhân dân ta dưới ngọn cờ một ông vua yêu nước
+ Văn thân: Người trí thức đã đỗ đạt, có danh vọng, địa vị nhất định trong xã hội phong kiến Việt Nam (phong trào văn thân chống Pháp cuối thế kỉ XIX)
0,50
+ Sĩ phu: Trí thức Nho học thời phong kiến (có người thi đỗ ra làm quan, có
-Diễn biến (trình bày theo SKG chương trình chuẩn lớp 11 từ trang 126-128)
- Đặc điểm của từng giai đoạn: Giai đoạn 1 phong trào chủ yếu phát triển theo
bề rộng và có sự lãnh đạo cuả vua Hàm Nghi; giai đoạn 2 phong trào chủ yếu phát triển theo chiều sâu rút lên điạ bàn rừng núi dựa vào địa hình, điạ vật để chống giặc và không còn sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi điều đó càng chứng
tỏ thực chất phong trào Cần vương là phong trào kháng Pháp của nhân dân ta
2,00