Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng

Một phần của tài liệu vai trò của hồ chí minh đối với cách mạng tháng 8 1945 (Trang 25 - 33)

II. HỒ CHÍ MINH TRỰC TIẾP TỔ CHỨC LÃNH ĐẠO CÔNG CUỘC CHUẨN BỊ LỰC LƯỢNG CHO CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

2. Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng

Mac- Lênin đã chỉ rõ cách mạng bạo lực biểu hiện với hai hình thức chủ yếu đó là khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, đó là quy luật phổ biến cảu mọi cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo. Khởi nghĩa vũ trang là một khoa học và là một nghệ thuật. Khởi nghĩa muốn thắng lợi thì “không được dựa vào một cuộc âm mưu, một chính đảng, mà phải dựa vào giai cấp tiền phong, khởi nghĩa phải dựa vào cao trào cách mạng của nhân dân”

Tiếp thu chủ nghĩa Mac- Lênin, Hồ Chí Minh đã sơm xác định con đường phát triển của cách mạng Việt Nam là con đường cách mạng bạo lực. Từ năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã nghĩ việc giải phóng Việt Nam bằng khởi nghĩa vũ trang trong cả nước. Tư tưởng giải phóng dân tộc bằng khởi nghĩa vũ trang được Nguyễn Ái Quốc thể hiện rõ hơn trong tác phẩm Đường Kách Mệnh. Cách mạng Việt Nam muốn thắng lợi được phải đi theo con đường cách mạng tháng mười Nga, phải nghiên cứu, học tập những kinh nghiệm khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền của Đảng Bônsêvich. Hơn nữa ở một nước thuộc địa dứơi ách cai trị của đế quốc, quyền lợi của nhân dân ta bị

dìm trong biểm máu, không có con đường nào khác là nổi dậy khởi nghĩa, là dùng bạo lực cách mạng chống lại thực dân.

Năm 1940 khi ở Trung Quốc, Người đã lãnh đạo cán bộ liên hệ với phong trào cách mạng Trung Quốc để học tập kinh nghiệm xây dựng lực lượng đấu tranh quân sự; quan hệ với lực lượng Tưởng Giới Thạch để cử cán bọ học các trường đào tạo sĩ quan quân sự, tranh thủ mua sắm vũ khí chuẩn bị cho việc xây dựng lực lượng quân sự cách mạng trong nước.

Khi về ở Pac-bó, cùng với việc trực tiếp chỉ đạo xây dựng phong trào Việt Minh ở Cao bằng, Hồ Chí Minh đã chọn lọc một số hội viên cứu quốc gửi ra nước ngoài học tập về quân sự. Người viết bài “Hoan nghênh thanh niên học quân sự”

“…Muốn đánh Nhật, muốn đánh Tây Thanh niên ta phải ra đây học hành Một là học việc nhà binh

Hai là học biết tình hình người ta Thanh niên là chu nước nhà Phải cho oanh liệt mới là thanh niên”

Bước vào thời kỳ vận động giải phóng dân tộc, Nghị quyết hội nghị trung ương tháng 5-1941 đã xác định rõ chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng toàn dân. Điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh là chú trọng xây dựng cả hai lực lượng; lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang; trên cơ sở xây dựng và phát triển lực lượng chính trị, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, cơ sở chính trị mở rộng đến đâu, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang đến đó.

Trong thời gian này, Người tích cực mở các lớp đào tạo cán bộ quân sự, viết tài liệu lý luận về quân sự để huấn luyện cho cán bộ chiến sĩ. Trong đó có cuốn “Cách đánh du kích” viết năm 1941, được phỏ biến rộng rãi

trong các hội cứu quốc, được dùng làm tài liệu trong các lớp huấn luyện ở các lớp quân chính trong những ngày chuẩn bị khởi nghĩa. Cuốn sách gồm 13 chương, hướng dẫn cụ thể cách tổ chức đôi du kích, nguyên tắc đánh du kích và các chiến thuật du kích: tập kích, phục kích, phòng ngự, rút lui, phá hoại, hành quân, đóng quân…Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Muốn đánh du kích thắng lợi phải có đường lôi chính trị đúng- đó là đường lối đánh đuổi Pháp- Nhật giành độc lập cho đất nước; phải dựa trêncơ sở quần chúng và phong trào quần chúng. “Du kích như cá, dân chúng như nước, không có nước cá

chết, du kích không có dân chúng thì du kích chết, phải có tổ chức vững chắc và nghiêm ngặt, kỷ luật phải nghiêm như sắt …phải có lối đánh thiên biến vạn hóa, xuất quỷ nhập thần”[ 7 ; 168]

Các tài liệu khác như Kinh nghiệm du kích Tầu, Kinh nghiệm du kích Pháp, Kinh nghiệm du kích Nga, Pháp dùng binh của Tôn Tử…cũng là những tài liệu quý báu đối với cán bộ chiến sĩ ta. Đối với những tài liệu quân sự nước ngoài, Người không dịch nguyên si mà chọn lọc những nội dung phù hợp với Việt Nam, kết hợp với kinh nghiệm truyền thống Việt Nam, kết hợp với kinh nghiệm tác chiến hiện đại để các chiến sĩ ta áp dụng có hiệu quả trong chiến đấu.

Hồ Chí Minh còn chỉ đạo, giúp đỡ đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp soạn hai cuốn sách : “Chính trị viên trong quân đội” và “Công tác chính trị trong quân đội cách mạng”, làm phong phú thêm bộ “Giáo trình”huấn luyện cán bộ chiến sĩ du kích Việt Nam.

Tháng 11- 1941, Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập đội vũ trang đầu tiên của tỉnh Cao Bằng gồm 12 người, chỉ thị đồng chí Lê Quảng Ba làm đội trưởng, đồng chí Lê Thiết Hùng làm chính trị viên. Người còn soạn “Mười điều kỷ luật” và “Chiến thuật cơ bản của du kich” để đội vũ trang học tập và thực hiện. Đầu năm 1942, Người chỉ thị phân tán đội du kích Cao bằng về

các nơi làm nòng cốt xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang cách mạng ở các địa phương.

Bằng việc tổ chức các đội du kích và huấn luyện cách đánh du kích, Hồ Chí Minh đã thực hiện lời chỉ dẫn của Ph. Ăngghen, lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sảntg: Một dân tộc muốn giành độc lập cho mình thì không giới hạn trong những phương thức thông thường để tiến hành chiến tranh. Khởi nghĩa quần chúng, chiến tranh cách mạng, các đội du kích ở khắp mọi nơi- đó là phương thức duy nhất nhờ đó mà một dân tộc nhỏ có thể chiến thắng được một dân tộc lớn, một đội quân ít mạnh hơn có thể chống trả được một đội quân mạnh hơn và có tổ chức tốt hơn.

Nhưng để đánh đuổi đế quốc Pháp, phát xít Nhật, cách mạng Việt Nam không thể chỉ dừng lại ở xây dựng những đội du kích với cách đánh du kích. Còn ở buổi đầu thì xây dựng đội du kích, chiến thuật tác chiến là cách đánh du kích là phương thức duy nhất phù hợp.

Tháng 7-1944, liên tỉnh Cao- Bắc- Lạng họp và nhận định: Căn cứ vào tình hình thế giới, tình hình trong nước và tình hình Cao- Bắc-Lạng, đoàn kết để phát động chiến tranh du kích trong đoàn kết liên tỉnh đã chín muồi và chủ trương chuẩn bị “phát động chiến tranh du kích” Ngày giờ phát động sẽ chờ cuộc họp sau quyết định. Công việc chuẩn bị đang được gấp rút tiến hành thì Hồ Chí Minh về nước.

Sau khi nghe báo cáo tình hình và Nghị quyết của Liên tỉnh Cao- Bắc- lạng, Hồ Chí Minh quyết định hoãn việc “phát động chiến tranh du kích” trong liên tỉnh. Người giải thích: “Chủ trương phát động chiến tranh du kích

ở Cao- Bắc- Lạng là mới chỉ căn cứ vào tình hình địa phương mà chưa căn cứ vào tình hình cụ thể trong cả nước, mới chỉ thấy bộ phận mà không thấy toàn cục. Trong đoàn kết bây giờ, nếu phát động ngay nhân dân nhất tề nổi dậy thì sẽ gặp khó khăn hơn thời kỳ bị khủng bố vừa rồi. Bởi vì các địa

phương khác trong toàn quốc tuy phong trào cách mạng đang lên cao nhưng hiện chưa nơi nào có đoàn kết chiến đấu để sẵn sàng hưởng ứng”[15 ; 129]

Quyết định của Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp chủ quan và khách quan lúc đó. Vừa về nước đã có một quyết định đúng đắn, điều đó chứng tỏ Hồ Chí Minh nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mac- Lênin về khởi nghĩa, nắm rất vững tình hình trong nước, tương quan lực lượng giữa cách mạng và đế quốc. Người hiểu rõ lúc nào không thể khởi nghĩa và lúc nào có thể khởi nghĩa thắng lợi.

Căn cứ vào tình hình thế giới và tình hình trong nước, Hồ Chí Minh đã nhận định: bây giờ thời kỳ cách mạng hòa bình phát triển đã qua nhưng thời kỳ tổng khởi nghĩa toàn dân chưa đến. Cho nên nếu chỉ đấu tranh bằng hình thức chính trị thì không đẩy mạnh được phong trào cách mạng tiến tới. Nhưng nếu phát động vũ trang khởi nghĩa ngay thì quân địch sẽ tập trung đối phó. Đã đến lúc cuộc đấu tranh phải từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự. Song hiện nay chính trị còn quan trọng hơn quân sự. Phải tìm ra một hình thức thích hợp thì mới có thể đẩy phong trào tiến lên. Hình thức đó chính là đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của Người, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời, tại khu rừng Sam Cao (rừng Trần Hưng Đạo), Nguyên Bình, Cao Bằng. Đây được coi là tổ chức tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam, do đồng chí Võ Nguyên Giáp tổ chức và lãnh đạo. Đội có 34 chiến sĩ và 34 khẩu súng trong đó có 3 nữ chiến sĩ, được biên chế thành 3 đội, là những chiến sĩ kiên quyết và hăng hái nhất, được lựa chọn trong các đội du kích Cao- Bắc- Lạng, trong những người đi học quân sự ở nước ngoài mà Người gửi đi học từ năm 1941. Tất cả đều trải qua chiến đấu và thử thách nên có tinh thần cách mạng rất cao. Dưới là cờ đỏ sao vàng 5 cánh trong cánh rừng Sam Cao, toàn đội đã long trọng đọc 10 lời thề danh

dự: trung thành với tổ quốc, đối với Đảng, hết lòng phục vụ nhân dân , kiên quyết chiến đấu tiêu diệt quân thù, sẵn sàng hi sinh chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng, ra sức đoàn kết và nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật…Mười lời thể của Đội được phát triển hoàn chỉnh từ Mười điều kỷ luật của Hồ Chí Minh viết cho Đội vũ trang đầu tiên ở Cao Bằng năm 1941, đã trở thành lời danh dự của quân đội ta sau này

Trong bản chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Hồ Chí Minh đã xác định nhiệm vụ của Đội là động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, chính trị trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến, thực hành vũ trang tuyên truyền. Nguyên tắc tổ chức của Đội là chọn lọc trong hàng ngũ những du kích Cao- Bắc-Lạng những cán bộ, đội viên kiên quyết nhất, hăng hái nhất và tập trung phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực. Đội có nhiệm vụ dìu dắt cán bộ vũ trang các địa phương, phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện, giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khí, trao đổi kinh nghiệm, liên lạc thông suốt, phối hợp tác chiến…làm cho các đội vũ trang địa phương trưởng thành. Về chiến thuật, Đội vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, tích cực, nay Đông, mai tây, lai vô ảnh, khứ vô tung. “Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vè

vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam”[ 7 ; 378]

Bản chị thị thành lập Đội được viết như một bức thư ngắn gọn, đặt trong một bao thuốc lá, nhưng “có tính chất cương lĩnh quân sự của Đảng ta,

bao gồm những vấn đề chủ yếu về đường lối quân sự của Đảng như kháng chiến toàn dân, động viên và vũ trang toàn dân, nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang và phương châm xây dựng ba thứ quân của lực lượng vũ trang, phương thức hoạt động kết hợp quân sự với chính trị của lực lượng vũ

trang nhân dân, nguyên tắc tác chiến và chiến thuật của lực lượng vũ trang nhân dân” [ 11 ; 9]

Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là một chủ trương sáng suốt của Hồ Chí Minh trong tình hình cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Với sự ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ở Cao- Bắc- Lạng, đã bước đầu hình thành ba thứ quân của lực lượng vũ trang nhân dân: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là chủ lực, các châu có đội vũ trang châu; ở xã có đội tự vệ nửa vũ trang.

Vài ngày sau khi thành lập, thực hiện lời căn dặn của Hồ Chí Minh: “trận đầu phải thắng”, Đội đã liên tiếp lập được hai chiến công oanh liệt, có tiếng vang rất lớn, đó là trận Phay Khắt (25-12) và trận Nà Ngần (26-12). Chiến thắng của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng chung làm cho phong trào Việt Minh càng sôi động, lực lượng vũ trang ở các địa phương cũng được xúc tiến thành lập và nhanh chóng phát triển. Sau một tuần lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân từ 34 chiến sĩ đã phát triển thành một đại đội. Phát huy thắng lợi, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền, xây dựng cơ sở cách mạng, góp phần củng cố khu căn cứ Cao- Bắc- Lạng.

Về chiến lược, tư tưởng vũ trang toàn dân, khởi nghĩa toàn dân, chiến tranh nhân dân là tư tưởng cơ bản trong đường lối quân sự của Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó được quán triệt trong tất cả các văn kiện, tài liệu do Người soạn thảo. Cách mạng giải phóng dân tộc lừ sự nghiệp của toàn dân. Lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang là sự nghiệp của toàn dân. Người chỉ rõ: “vì

cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân,cần phải động viên nhân dân, vũ trang toàn dân” [7 ; 375] Người còn nói : “Hễ có lòng yêu nước, hễ có lòng hi sinh thì bất kể đàn ông hay đàn bà, người già hay con trẻ

đều có thể đánh quân thù, đều có thể cứu tổ quốc” Người kêu gọi mọi tầng

lớp nhân dân trong “Bài ca du kích”:

“Kẻ nào có súng dùng súng, Kẻ có dao dùng dao

Kẻ có quốc dùng quốc Thấy Tây cứ chém phứa Thấy Nhật cứ chặt nhào Chúng nhiều là mấy vạn Mình mấy triệu đồng bào”

Trong mối quan hệ giữa lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, Hồ Chí Minh phân tích: Trước hết phải xây dựng lực lượng chính trị, trên cơ sở lực lượng chính trị mà xây dựng lực lượng vũ trang ; phối hợp chặt chẽ hai lực lượng, hai hình thức đấu tranh chính trị và vũ trang, tùy từng nơi, từng lúc. Người nói: “Muốn có đội quân vũ trang phải có đội quân tuyên

truyền vận động, đội quân du kích chính trị trước đã”

Về tổ chức lực lượng vũ trang, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang với ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Ba thứ quân có quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng đánh địch và cùng thắng địch. Người chủ trương, trong khi tập trung xây dựng đội quân chủ lực, cần phải duy trì lực lượng vũ trang địa phương. Bộ đội chủ lực chọn từ những chiến sĩ kiên quyết, hăng hái nhất của lực lượng vũ trang địa phương và có nhiệm vụ dìu dắt các đội vũ trang địa phương, giúp quân đội huấn luyện giúp đỡ vũ khí, làm cho các đội này trưởng thành.

Về chiến thuật, Hồ Chí Minh cũng vạch ra những hình thức tác chiến cơ bản khi lực lượng vũ trang buổi đầu còn nhỏ bé. Người chủ trương phải “vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, tích cực, nay Đông, mai

hoạch, mệnh lệnh, Người căn dặn: Tổ chức cần chặt chẽ, thống nhất, kỷ luật cần nghiêm chỉnh, mệnh lệnh phải rõ ràng; hanh động phải nhanh chóng, chính xác. Người hướng dẫn các kiểu đánh du kích: phục kích, đánh tỉa, đánh lén, đánh úp…

Tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh là sự vận dụng, sáng tạo và phát triển lý luận chủ nghĩa Mac-Lênin về khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh nhân dân và quân đội cách mạng trong đoàn kết cụ thể ở nước ta là sự học tập có chọn lọc kinh nghiệm đấu tranh vũ trang của các nước, từ cổ đại đến hiện đại; là sự kế thừa kinh nghiệm đánh giặc của dân tộc vè phát triển lên một

Một phần của tài liệu vai trò của hồ chí minh đối với cách mạng tháng 8 1945 (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w