III. HỒ CHÍ MINH TRỰC TIẾP TỔ CHỨC LÃNH ĐẠO TỔNG KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN TRONG CÁCH MẠNG
1. Hồ Chí Minh dự đoán chính xác thời cơ của cách mạng.
Cách mạng xã hội nổ ra là một tất yếu lịch sử. Tuy nhiên cách mạng muốn nổ ra và thắng lợi nhanh chóng thì phải có thời cơ chín muồi. Vì thể người lãnh đạo phải dự đoán được thời cơ và chọn thời cơ để phát động quần chúng nhân dân nổi dậy lật đổ chính quyền của giai cấp thống trị giành chính quyền về tay nhân dân thì thành quả cách mạng mới được đảm bảo vững chắc. Mác đã viết trong một bức thư gửi L.Cugheman năm 1871: “Tất nhiên là sẽ rất dễ làm ra lịch sử thế giới, nhưng cuộc đấu tranh chỉ tiến hành trong đoàn kết có những thời cơ thuận lợi chắc chắn…” Trên cơ sở của chủ nghĩa Mac-Lênin,Hồ Chí Minh luôn chú trọng dự đoán thời cơ và lựa chọn thời có cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Ngay từ cuối năm 1939, khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Người cho rằng cơ hội cho cách mạng Việt Nam sắp mở ra thắng lợi, Người đề nghị quốc tế cộng sản cho phép về miền Nam Trung Quốc hoạt động để tìm cách về trong nước lãnh đạo cách mạng.
Ngày 20-6-1940, nước Pháp bại trận, đầu hàng phát xít Đức. Người đã chỉ ra cơ hội giành độc lập cho đất nước sắp đến: Người quyết định chỉ để lại một số cán bộ hoạt động ở Trung Quốc, số cán bộ khác nhanh chóng về nước hoạt động.
Tháng 5-1941, tại hội nghị trung ương lần thứ 8, Người xác định hoàn chỉnh đường lối phương pháp cách mạng Việt Nam. Đồng htời chỉ cho Đảng vè nhân dân ta “Cuộc cách mạng Đông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang. Người dự kiến đoàn kết, cơ hội để tổng khởi nghĩa giành độc lập, giành chính quyền sắp tới là khi: Mặt trận cứu quốc Việt
Minh phát triển thống nhất trên toàn quốc; Nhân dân không thể sống dưới ách thống trị của Pháp- Nhật được nữa sẵn sàng đứng lên khởi nghĩa; Kẻ thù hoang mang suy sụp không thể tiếp tục thống trị nước ta; đoàn kết quốc tế thuận lợi.
Nhưng muốn có cơ hội trên phải “có một lực lượng toàn quốc đủ sức gây ra và củng cố cho một cuộc khởi nghĩa”, phải chuẩn bị lực lượng đón thời cơ thuận lợi để khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng địa phương đi tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc
Ngày 6-6-1941, Người gửi thư cho đồng bào toàn quốc chỉ ra: “Phong trào cách mạng trước 1941 chưa thành công không phải vì đế quốc mạnh, nhưng vì cơ hội chưa chín, hài là vì dân ta chưa hợp lực đồng tâm”. Người kêu gọi “cơ hội giải phóng đã đến rồi” muốn đánh Pháp đuổi Nhật phải đoàn kết toàn dân. [15 ; 197-198]
Ngày 22-12-1941, Người viết bài “thế giới đại chiến và phận sự của dân ta” để chỉ cho Đảng và nhân dân ta thấy được: chiến tranh thế giới nổ ra đem lại tổn thất,đau khổ cho bao nhiều người, nhưng tẩo cơ hội thuận lợi cho cách mạng giải phóng giành độc lập nước ta nổ ra thắng lợi. Nhân dân ta có nhiệm vụ đại đoàn kết toàn dân cứu nước.
Trong cuốn “Lịch sử nước ta” do Bộ tuyên truyền Việt Minh xuất bản (2-1941), Người viết: “năm 1945- Việt Nam độc lập” tiên đóan này đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần cán bộ nhân dân ta tin tưởng hăng hái công tác đấu tranh, nhưng cũng có người ngạc nhiên, thắc mắc. Và lời tiên đoán này của Người sau đã thành sự thật.
Tháng 7-1944, Hồ Chí Minh quyết định hòa hoãn cuộc khởi nghĩa do Tỉnh ủy Cao-Bắc-Lạng chủ trương. Người cho rằng: Quyết định của tỉnh ủy chỉ mới căn cứ vào tình hình của một địa phương Cao- Bắc- Lạng, không
tính đến tình hình cả nước, co hội chưa chín muồi. Nếu khởi nghĩa non, đế quốc có điều kiện đàn áp, khởi nghĩa sẽ thất bại.
Người chỉ ra: thời kỳ cách mạng hòa bình đã quá, nhưng thời kỳ tổng khởi nghĩa vũ trang toàn dân chưa đến. Nếu chỉ đấu tranh chính trị thì không đưa được phong trào đi lên. Nhưng khởi nghĩa vũ trang thì thất bại. Cần phải tìm hình thức đấu tranh thích hợp để đưa phong trào tiến lên. Đã đến lúc bước vào đấu tranh vũ trang. Nhưng chính trị quan trọng hơn quân sự. Người đề ra phương châm kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự.
Người chỉ thị phát triển lực lượng vũ trang, phải dựa vào dân, dựa vào phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng cách mạng làm cơ sở xây dựng lực lượng vũ trang tiến hành đấu tranh vũ trang. Quyết định của Hồ Chí Minh chẳng những bảo toàn được lực lượng cách mạng mà còn rút ra sự hiểu biết và bài học kinh nghiệm cho cán bộ nhân dân ta về thời cơ và lựa chọn thời cơ khởi nghĩa.
Tháng 10-1944, sau khi công tác ở Trung Quốc về Người đã có thư gửi đồng bào toàn quốc, thông báo cho cán bộ đồng bào về sự đồng tình giúp đỡ cách mạng Việt Nam của hơn 450 triệu nhân dân Trung Quốc. Người chủ trương mở Đại hội quốc dân, bầu ra một chính quyền có đủ lực lượng, uy tín lãnh đạo việc cứu quốc, kiến quốc và ngoại giao với các nước. Người chỉ ra cơ hội giải phóng “Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các
đồng minh quốc sắp trang được sự thắng lợi. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ trong một năm, hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp ta phải mở toàn quốc đại biểu đại hội nhanh”[15 ; 505,506]
Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của Người đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập nhằm dần chính quy hóa lực lượng vũ trang cách mạng, tiến tới thành lập quân giải phóng Việt Nam (5-1945) [15; 507]
Ngày 9-3-1945, đúng như dự đoán của Hồ Chí Minh, Nhật làm cuộc đảo chính lật đổ thực dân Pháp trên toàn cõi Đông Dương.Tình thế thay đổi mau chóng tạo cơ hội thuận lợi cho cách mạng. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, ngày 12-3-1945, Thường vụ trung ương Đảng kịp thời ra chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” chỉ rõ kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này chỉ còn phát xít Nhật. Nhưng thời cơ khởi nghĩa chưa chín muồi. Đảng và Việt Minh phát động cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, bao gồm các hình thức từ bất hợp tác, bãi công bãi thị, phá phách cho đến những hình thức cao như biểu tình thị uy, vũ trang, du kích, sẵn sàng chuyển từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa khi có đủ điều kiện
Tháng 5-1945, Hồ Chí Minh từ Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang) chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo phong trào cách mạng trong cả nước. Người chỉ thị thành lập Khu giải phóng Việt Bắc thống nhất các lực lượng vũ trang thành Quân giải phóng, chuẩn bị triệu tập Hội nghị đại biểu toàn quốc và Quốc dân đại hội để quyết định tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến.