Chớp thời cơ lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền, khai sinh ra nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Một phần của tài liệu vai trò của hồ chí minh đối với cách mạng tháng 8 1945 (Trang 47 - 58)

III. HỒ CHÍ MINH TRỰC TIẾP TỔ CHỨC LÃNH ĐẠO TỔNG KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN TRONG CÁCH MẠNG

2.Chớp thời cơ lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền, khai sinh ra nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

khai sinh ra nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Đầu tháng 8-1945, nước ta bước vào ngưỡng cửa của một cuộc cách mạng. Tình hình thế giới và trong nước chuyển biến mau lẹ. tình thế và thời cơ cách mạng nhanh chóng xuất hiện.

Ngày 13-8-1945, phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh, thời cơ tổng khởi nghĩa giành chính quyền và độc lập có một không hai cho nước ta đã chín muồi. Phát xít Nhật đã đầu hàng, quân Nhật ở Đông Dương như rắn mất đầu, hoang mang chia rẽ cực điểm. Chính quyền Việt gian tay sai của Nhật hoang mang lúng túng ngày càng tê liệt. Tầng lơp trung giàn ngả theo

cách mạng. Cao trào cách mạng của toàn dân sục sôi chưa từng thấy. Cơ sở và tổ chức Việt Minh phát triển lớn mạnh. Toàn dân và các lực lượng vũ trang cách mạng sẵn sàng nổi dậy khi có lệnh khởi nghĩa của Người và của Đảng. Đảng cộng sản Đông Dương quyết tâm phát động cuộc tổng khởi nghĩa toàn quốc. Những điều kiện cần thiết cho cuộc tổng khởi nghĩa đã chín muồi. Tình hình vô cùng khẩn trương.

Trước tình thế khẩn cấp của thời cơ “ngàn năm có một”, Người đã nêu rõ quyết tâm nổi dậy tổng khởi nghĩa giành độc lập và chính quyền toàn quốc cảu Đảng và nhân dân ta. Người nhấn mạnh “Lúc này thời có thuận lợi đã tới, dù hi sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”

Theo chỉ thị của Người từ ngày 13 đến 15 -8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào, Tuyên Quang. Hội nghị nhận định những điều kiện khởi nghĩa đã chín muồi, cơ hội tốt cho ta giành chính quyền đã tới và quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước., giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương. Nguyên tắc để chỉ đạo khởi nghĩa là tập trung, thống nhất và kịp thời. Khẩu hiệu đấu tranh lúc này là “phản đối xâm lược ! hoàn toàn độc lập! chính quyền nhân dân!” Hội nghị đề ra phương hướng hành động trong tổng khởi nghĩa là phải đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay nông thôn thành lập những Ủy ban nhân dân ở nơi ta đã làm chủ, phối hơp đấu tranh chính trị và quân sự, phải làm tan rã tinh thần quân địch và dụ chúng hàng trước khi đánh, chộp lấy những căn cứ chính trước khi quân Đồng minh vào…

Hội nghị quyết định những vấn đề quan trọng về đối nội và đối ngoại sau khi ta giành chính quyền. Về đối nội 10 chính sách của Việt Minh là chính sách cơ bản của chính quyền cách mạng. Về đối ngoại, thực hiện

chính sách thêm bạn bớt thù, lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh – Pháp và Mỹ- Tưởng, tránh trường hợp một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù, tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô và nhân dân các nước, nhất là nhân dân Pháp và Trung Quốc. “Dù sao chỉ có thực lực của ta mới quyết định được thắng lợi” [1 ;417]

Các công tác vận động quần chúng, kinh tế, giao thông, đào tạo và sử dụng cán bộ, thống nhất củng cố và phát triển Đảng…được nhấn mạnh với những nhiệm vụ cụ thể trong nghị quyết của Hội nghị. Ban chấp hành trung ương được bổ xung một số ủy viên.

Trong khi Hội nghị đang họp, Hồ Chí Minh nhận được tin nội các Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện, Hồ Chí Minh cùng Ban thường vụ trung ương Đảng đã quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc do đồng chí Trường Chinh phụ trách. Đêm ngày 13-8 lệnh tổng khởi nghĩa của Ủy ban khởi nghĩa đã truyền đi khắp cả nước. “Giờ tổng khởi nghĩa đã đánh! Cơ hội ngàn năm có một cho quân đội Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập của nước nhà…!

Trưa ngày 15-8, đài phát thanh Tôkyô truyền đi tuyên bố đầu hàng đồng minh vô điều kiện của Nhật hoàng. Hồ Chí Minh đề nghị Hội nghị toàn quốc của Đảng kết thúc sớm để các đại biểu về ngay địa phương phát động quần chúng khởi nghĩa. Tình hình ngày càng gấp rút. Như vậy, dự kiến chính xác thời cơ, có kế hoạch chuẩn bị đón thời cơ và chớp thời cơ, khẩn trương kiên quyết khởi nghĩa là một thành công của Hồ Chí Minh và Đảng ta trong chỉ đạo khởi nghĩa.

Ngay sau hội nghị toàn quốc của Đảng, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đại hội quốc dân đã được triệu tập họp ở Tân Trào từ 16 đến 17-8-1945. hơn 60 đại biểu Bắc- Trung- Nam, đại biểu kiều bào nước ngoài, đại biểu các đảng phái chính trị, các đoàn thể quần chúng, các dân tộc, các tôn giáo…đã

tham dự đại hội. Dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh, Đại hội đã nhiệt liệt tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng ta và Tổng bộ Việt Minh. Đại hội biểu lộ quyết tâm giành độc lập, lập chính quyền cách mạng trước khi quân Đồng minh vào nước ta. Nghị quyết Đại hội nhấn mạnh: “không phải

Nhật bại là nước ta tự nhiên độc lập. Nhiều sự gay go sẽ xảy ra. Chúng ta phải khôn khéo và kiên quyết. Khôn khéo để tránh những sự không lợi cho ta. Kiên quyết để giành cho được nền độc lập hoàn toàn. Trên thế giới sau cuộc chiến tranh này, một dân tộc quyết tâm và nhất trí đòi quyền độc lập thì nhất định được độc lập. Chúng ta sẽ thắng lợi” [1 ;536]

Đại hội quyết định lấy 10 chính sách lớn của Việt Minh làm chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại của chính quyền cách mạng.

Để lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi, Đại hội cử ra Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm chủ tịch để thay mặt nhân dân Việt Nam giao thiệp với nước ngoài và chủ trì mọi công việc trong nước. Đại hội quy định quốckỳ, quốc ca của nước Việt Nam,

Để tạo điều kiện hành động kịp thời, Đại hội quyết định giao toàn quyền chỉ huy cuộc khởi nghĩa cho Ủy ban khởi nghĩa.

Đại hội quốc dân Tân Trào thể hiện sự đoàn kết nhất trí của toàn thể dân tộc Việt Nam trong mặt trận Việt Minh, quyết tâm thực hiện chủ trương tổng khởi nghĩa. Đại hội biểu thị lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Sau Đại hội, Hồ Chí Minh gủi thư kêu gọi đồng bào, các đoàn thể cứu quốc, các cán bộ, chiến sĩ, nổi dậy giành chính quyền. cả nước vang lên lời kêu gọi tổng khởi nghĩa của Hồ Chí Minh: “Hỡi đồng bào yêu quý!

Hiện nay quân đội Nhật đã tan rã, phong trào cứu quốc lan tràn khắp nơi…

Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” [7 ; 360]

Trong bức thư này, lần cuối cùng Người dùng bí danh “Nguyễn Ái Quốc” huyền thoại, nhấn mạnh tinh thần tự lực tự cường trong cách mạng đã có sức cổ vũ lớn lao đối với toàn thể dân tộc.

Dưới ngọn cờ của Đảng và mặt trận Việt Minh, theo lời kêu gọi của Hồ Chí Minh, hơn 20 triệu đồng bào Việt Nam từ Bắc đến Nam, từ miền ngược đến miền xuôi, triệu người như một, nhất tề vùng dậy với sức mạnh nhừ triều dâng thác đổ tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa oanh liệt, giành chính quyền trong cả nước.

Ngày 14-8, chấp hành mệnh lệnh khởi nghĩa, các đơn vị giải phóng quân đã hạ các đồn Nhật còn lại thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái rồi tiến lên giải phóng các thị xã. Lực lượng cách mạng của quần chúng ở nhiều xã, huyện thuộc các tỉnh ở miền Bắc Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Mỹ Tho cũng nắm cơ hội nổi dậy giành chính quyền.

Ngày 18-8, nhân dân 4 tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước.

Ngày 19-8, cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi rực rỡ ở Hà Nội, cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ các tỉnh và thành phố khác nổi dậy giành chính quyền,đồng thời làm cho bè lũ tay sai Nhật ở các nơi bị te liệt, tạo điều kiện cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Ngày 23-8, ở Huế kinh đô của chính quyền bù nhìn, nhân dân khởi nghĩa giành thắng lợi. Đến ngày 30-8 Bảo Đại phải trao ấn và kiếm cho chính quyền cách mạng.

Ngày 25-8 nhân dân Sài Gòn khởi nghĩa giành thắng lợi, cổ vũ mạnh mẽ cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền của các tỉnh miền Nam.

Cùng ngày Người từ Việt Bắc về Hà Nội, chủ tọa phiên họp thường vụ trung ương Đảng quyết định những chính sách mới của Đảng và chính phủ lâm thời trong giai đoạn cách mạng mới. Người mở rộng thành phần chính phủ lâm thời nhằm đoàn kết rộng rãi hơn nữa mợi tầng lớp nhân dân để đấu tranh xây dựng, bảo vệ tổ quốc và chế độ mới.

Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Người đọc tuyên ngôn độc lập do Người soạn thảo khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và tuyên bố với thế giới nền độc lập, tự do của nước Việt Nam.

Bản Tuyên ngôn mở đầu bằng những lời bất hủ trong bản Tuyên Ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp 1791 Trong lịch sử chưa hề có bản Tuyên ngôn độc lập của một nước nào lại độc đáo như thế. Trong bản Tuyên Ngôn Người đã khẳng định “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” Đó là khát vọng của nhân dân Việt Nam và cũng là khát vọng của nhân dân tất cả các dân tộc thuộc địa bị áp bức. Người trịnh trọng tuyên bố rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thất đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”

Nội dung của bản Tuyên Ngôn thể hiện đầy đủ tinh thần cơ bản đường lối, chủ trương của Đảng ta và nhất là thể hiện rõ ý chí, nguyện vọng của nhân dân ta. Bản Tuyên Ngôn độc lập là kết tinh những tác phẩm của Hồ Chí Minh, những văn kiện Đảng, những bản Tuyên ngôn của các vị anh hùng dân tộc như “Nam quốc sơn hà”, “Bình Ngô Đại cáo”…thể hiện lẽ sống của dân tộc ta và là chân lý của muôn đời: “Không có gì quý hơn độc lập tự do!”

Từ vườn hoa Ba Đình, bản Tuyên Ngôn độc lập của nhân dân Việt Nam đã lan nhanh, lan rộng đến nhiều nước trên thế giới.

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giũ nước, đây là thắng lợi kỳ diệu nhất của nhân dân ta. Cách mạng tháng Tám đã thành công nhanh chóng chỉ trong 15 ngày. Thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu của cách mạng tháng Tám ở một đất nước hoang tàn do chiến tranh và chưa ra khỏi nạn đói khủng khiếp đầu năm 1945 đã làm cho một số học giả nước ngoài cho rằng thắng lợi của cách mạng tháng Tám là một sự ăn may nhờ thắng lợi của quân Đồng minh chống phát xít và do ‘phát xít Nhật giữ thái độ trung lập.

Thắng lợi của Đồng minh đặc biệt là chiến thắng của Hồng quân Liên Xô, buộc phát xít Nhật, đối tượng chính, kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam đầu hàng không điều kiện là điều kiện khách quan rất thuận lợi. Đảng ta và Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò, tác dụng của chiến thắng đó. Nhưng đồng thời Hồ Chí Minh cũng khẳng định: không phải Nhật đầu hàng đồng minh là tự nhiên dân tộc Việt Nam được độc lập mà phải “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

Nhìn vào một số nước ở Đông Nam Á cùng hoàn cảnh như nước Việt Nam, cùng bị Nhật thống trị, có phải ở đâu cách mạng thắng lợi, chính quyền giành về tay nhân dân như cách mạng tháng Tám ở Việt Nam.

Inđônêxia cũng giành được độc lập vào tháng 8-1945, nhưng chính quyền roi vào tay giai cấp tư sản.

Ở Philippin, phong trào đấu tranh chống phát xít Nhật do những người cộng sản lãnh đạo đã chớp thời cơ tiến hành tổng khởi nghĩa ngay khi Nhật đầu hàng mà tạo điều kiện cho quân Mỹ đổ bộ vào. Mà một khi đã để quân Mỹ đổ bộ vào thì cuộc chiến đấu vô cùng khó khăn và phức tạp vì ngay khi vào Philippin, quân Mỹ đã đàn áp cuộc kháng chiến của nhân dân.

Ở Việt Nam, đầu tháng 8-1945, tình hình cũng hết sức phức tạp. Khi Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh, thì quân Tưởng đang vội vã tiến vào nước ta từ phía Bắc với âm mưu “diệt cộng cầm Hồ” (tiêu diệt Đảng cộng sản, bắt giam Hồ Chí Minh ) phá mặt trận Việt Minh, lập chính phủ bù nhìn tay sai. Quân đội Anh cũng chuẩn bị kéo vào nước ta từ phía Nam hòng giúp Pháp khôi phục lại quyền thống trị nhằm củng cố hệ thống thuộc địa của Anh ở Đông Nam Á. Theo sau quân đồng minh là các tổ chức tay sai mà chúng dung dưỡng (Việt Nam cách mạng đồng minh hội, Việt Nam quốc dân Đảng) mưu toan dựng nên chính quyền tay sai, phá hoại cách mạng nước ta. Trong khi ở nước ta lúc đó còn hàng vạn quân Nhật, chưa chịu buông vũ khí.

Chớp thời cơ “ngàn năm có một”, toàn dân tộc đoàn kết xung quanh mặt trận Việt Minh, đã nổi dậy tổng khởi nghĩa trong cả nước. Lực lượng cách mạng được khẩn trương xây dựng và phát triển từ năm 1941 gồm lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, trong đó các đội quân chính trị hùng hậu của mặt trận Việt Minh đã đóng vai trò quyết định trong việc giành chính quyền trong cả nước. Trong khi quân đồng minh chưa kịp kéo vào nước ta, quân Nhật buộc phải nằm im trong các doanh trai, tay sai đã đàu hàng cách mạng. Cách mạng đã tranh thủ được thời gian và lực lượng tiến hành tổng khởi nghĩa trước để khi “quân đồng minh đến Việt Nam, Việt Minh đã ở khắp mọi nơi” Khi các tổ chức tay sai của Quốc dân Đảng Trung Quốc và quân Pháp theo quân đồng minh vào Việt Nam, thì chính quyền cách mạng của nhân dân ta đã được dựng lên ở khắp mọi nơi và được toàn dân ủng hộ. Cách mạng Việt Nam chớp được thời cơ vì có lực lượng đã được chuẩn bị. thời cơ sẽ qua đi nếu không kịp thời chớp lấy. Thời cơ sẽ qua đi nếu không có lực lượng đã chuẩn bị sẵn sàng.

Điều đó càng chứng tỏ Hồ Chí Minh là một lãnh tụ thiên tài. Thiên tài và nghệ thuật kiệt xuất của Người trong cách mạng là ở chỗ Người biết phân tích một cách sáng suốt về tinh hình, biết nhìn xa trông rộng, thấu suốt, nắm chắc tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, quyền lợi, nguyện vọng quần chúng nhân dân, từ đó đưa ra quyết định chuẩn xác kịp thời, vững tay lái con thuyền cách mạng vượt qua khó khăn hiểm nghèo đi tới bến bờ thắng lợi.

Thiên tài ở chỗ Người biết dự đoán thời cơ của cách mạng sẽ nổ ra. Cách mạng nổ ra phải có thời cơ thụân lợi, nhưng thời cơ cách mạng rất hiếm, và chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Vì vậy Người tỏ chức lãnh đạo Đảng và nhân dân không ỷ lại, chờ đợi thời cơ mà đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị lực lượng cho cách mạng, hăng hái, kiên trì đấu tranh để góp phần tạo ra thời cơ cách mạng, làm cho thời cơ cách mạng xuất hiện và chín muồi để khởi nghĩa và vũ trang khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn, chắc chắn, bảo toàn lực lượng cách mạng, tránh được tổn thất cho cách mạng và nhân dân.

Một phần của tài liệu vai trò của hồ chí minh đối với cách mạng tháng 8 1945 (Trang 47 - 58)