Xây dựng căn cứ địa cách mạng và khu giải phóng.

Một phần của tài liệu vai trò của hồ chí minh đối với cách mạng tháng 8 1945 (Trang 33 - 35)

II. HỒ CHÍ MINH TRỰC TIẾP TỔ CHỨC LÃNH ĐẠO CÔNG CUỘC CHUẨN BỊ LỰC LƯỢNG CHO CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

3.Xây dựng căn cứ địa cách mạng và khu giải phóng.

Một cuộc khởi nghĩa muốn thắng lợi ngoài việc có chủ trương đường lối đúng đắn, có lực lượng cách mạng hùng hậu thì còn phải có căn cứ địa cách mạng vững chắc. Hồ Chí Minh luôn nêu cao vị trí, vai trò của vấn đề xây dựng căn cứ địa cách mạng. Căn cứ địa cách mạng “là nơi dừng chân làm cơ sở” để xây dựng, duy trì, phát triển lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị của cách mạng. Căn cứ địa cách mạng là nơi cung cấp sức người, sức của, là nơi nghỉ chân luyện tập, là nơi có địa thế hiểm yếu và quần chúng che chở cho các đội quân cách mạng.

Về xây dựng căn cứ địa Người viết, “Đội du kích hoạt động phát triển

nhiều thì chỗ cơ sở nhỏ đầu tiên ấy có thể trở thành căn cứ địa vững vàng nhất sau khi đội quân du kích đánh đuổi được quân giặc thành lập được

chính quyền địa phương. Chưa thành lập được chính quyền địa phương thì căn cứ địa khó thành lập và không thể củng cố được. Có chính quyền cách mạng của địa phương, có căn cứ địa vững vàng, đội du kích nhờ đó mà phát triển lực lượng và hóa ra quân chính quy…”[15 ; 504]

Người chỉ ra: Căn cứ địa không chỉ chọn nơi hiểm yếu để bảo vệ, phát triển lực lượng cách mạng mà trong quá trình xây dựng căn cứ địa phải đồng thời xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, chính quyền cách mạng và xây dựng, phát triển lực lượng của nhân dân; kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng căn cứ địa và xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị, đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và xây dựng chính quyền cách mạng.

Hồ Chí Minh rất chú trọng việc xây dựng căn cứ địa cách mạng. Ngay từ năm 1940, khi còn ở Trung Quốc, Người đã chuẩn bị kế hoạch thành lập căn cứ địa cách mạng ở Cao Bằng. Người chỉ thị “Căn cứ địa Cao bằng sẽ mở ra triển vọng làm cách mạng cho nước ta. Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi. Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được. Có nối phong trào được với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát động đấu tranh vũ trang lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó khăn có thể giữ” Người đã “vạch ra một cách chính xác tính quan trọng của căn cứ địa Việt Bắc sau này”

Người nhất trí với chủ trương xây dựng Cao bằng và Bắc Sơn- Võ Nahi làm 2 căn cứ địa. Người trực tiếp chỉ đạo xây dựng Cao Bằng làm căn cứ địa cách mạng. Tháng 7-1942, Người chỉ thị mở rộng căn cứ cách mạng Cao Bằng nối liền với căn cứ Bắc Sơn- Võ Nhai. Sau đó Người chỉ thị cho các lực lượng thực hiện cuộc Nam tiến, phát triển lực lượng về phía Nam. Sau một thời gian căn cứ Cao Bằng đã nối liền với căn cứ Bắc Sơn- Võ

Nhai. Sau tháng 3-1945, căn cứ địa cách mạng được xây dựng phát triển nhiều nơi trong các tỉnh Cao- Bắc- Lạng- Hà- Tuyên- Thái. Tháng 5-1945, Người về Tân Trào và quyết định thành lập 6 tỉnh Việt Bắc thành một căn cứ lấy tên là “khu giải phóng”. “Khu giải phóng” ra đời 4-6-1945 trở thành “một căn cứ địa vững chắc về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa để

làm bàn đạp Nam tiến, giải phóng tổ quốc” [16 ; 201]

Cùng với quá trình xây dựng, phát triển khu căn cứ địa Việt Bắc, theo chỉ thị của Trung Ương và của Chủ tịch Hồ Chí Minh các địa phương trong toàn quốc đã xây dựng nhiều căn cứ địa vững chắc.

Chủ trương sáng suốt xây dựng phát triển các căn cứ địa cách mạng và những hoạt động thực tiễn của Người là yếu tố quyết định làm cho căn cứ địa cách mạng ra đời, phát triển, đảm bảo thắng lợi cho cách mạng tháng Tám.

Một phần của tài liệu vai trò của hồ chí minh đối với cách mạng tháng 8 1945 (Trang 33 - 35)