Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
228 KB
Nội dung
Tiểu luận KT Vĩ mô- NMP 1
KHOA SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QTKD TN
ĐỀ TÀI: NhữnggiảiphápkíchcầutiêudùngcủaViệt
nam nóichungvàtỉnhTháiNguyênnói riêng.
Người hướng dẫn khoa học: TS.Đỗ Quang Quý
Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Phương
Lớp: CHQLKT.K2
Thái Nguyên - 2010
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 2
Phần I: Tổng quan về kíchcầu 3
I. Nguyên lý của tổng cầu 3
II. Kinh nghiệm kíchcầucủa thế giới vàViệtnam 5
Phần II: Thực trạng phát triển kinh tế củaViệtnamnói
chung vàcủatỉnhTháiNguyênnói riêng
8
I. Thực trạng phát triển kinh tế ở Việtnam hiện nay 8
II. Những chính sách kíchcầutiêudùngcủaViệtNamnói
chung vàcủatỉnhTháiNguyênnói riêng
14
Phần III: GiảiphápkíchcầucủaViệtnamnóichungvà
của tỉnhTháiNguyênnói riêng
19
I. Định hướng phát triển kinh tế củaViệtnamnóichung
và củatỉnhTháiNguyênnói riêng
19
II. Lựa chọn, đề xuất giải pháp. 23
Kết luận 26
Tài liệu tham khảo 27
Tiểu luận KT Vĩ mô- NMP 2
MỞ ĐẦU
Để chống đỡ sức tàn phá khủng khiếp của “cơn bão” khủng hoảng tài chính toàn
cầu kéo theo suy thoái kinh tế thế giới thời gian qua, một trong nhữnggiảipháp
được hầu hết các nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam) áp dụng là gói kích cầu,
hay nói chính xác hơn là kích thích kinh tế. Nhờ vậy, cho đến nay, kinh tế thế giới
đã xuất hiện những tín hiệu tích cực trên nhiều lĩnh vực, kinh tế ViệtNam cũng đã
qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trong quá trình hồi phục.
Hàng loạt các giảiphápkíchcầu đã được “tung ra”, nhằm ưu tiên cho việc ngăn
chặn suy giảm kinh tế. Nhiều chuyên gia đã đề xuất kíchcầu cần nghiêng thêm về
tiêu dùng. Đề xuất này xuất phát từ nhiều căn cứ.
Trước hết, tăng trưởng kinh tế suy giảm do hai yếu tố chủ yếu. Ở đầu vào do
vốn đầu tư. Ở đầu ra do tiêu thụ sản phẩm. Yếu tố vốn hiện đã có hướng giải quyết,
bởi hàng loạt các giảiphápkíchcầu vừa qua, từ việc cấp bù lãi suất, đến việc bảo
lãnh tín dụng,… Việc giảm, giãn thuế cũng có tác động làm tăng tích lũy và do đó
có tác động như đầu tư,… Yếu tố tiêu thụ tuy cũng được thể hiện trên ba mặt: Một
mặt, đầu tư của ngành này, sản phẩm này sẽ có tác động tiêu thụ của ngành kia, sản
phẩm kia. Mặt khác, nó cũng có tác dụng gián tiếp, thông qua việc giải quyết công
ăn việc làm cho người lao động trên cơ sở đó tăng sức mua có khả năng thanh toán
của dân cư. Mặt khác nữa là trên cơ sở giảm chi phí để giảm giá bán vàkích thích
tiêu dùng.
Trong điều kiện xuất khẩu bị sụt giảm cả về lượng, cả về giá làm cho kim ngạch
xuất khẩu bị sụt giảm “kép”, thì tiêu thụ trong nước sẽ trở thành cứu cánh. Muốn
tiêu thụ trong nước tăng thì phải tăng tiêu dùng, trong đó tăng tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.
Chính vì ý nghĩa và vai trò to lớn của chính sách kíchcầu đối với
tiến trình phát triển kinh tế xã hội củaViệtNam nên em có hứng thú
đặc biệt với đề tài “Những giảiphápkíchcầu trong tiêudùngcủaViệt
nam”. Nộidung đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 phần:
Phần I: Tổng quan về kích cầu
Phần II: Thực trạng phát triển kinh tế củaViệtnamnóichung
và TháiNguyênnói riêng
Phần III: NhữnggiảiphápkíchcầutiêudùngcủaViệtnamnói
chung vàTháiNguyênnói riêng.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng hết sức, song không thể
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành
của thầy và tất cả các bạn để bài tiểu luận có thể hoàn thành một cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn.
Tiểu luận KT Vĩ mô- NMP 3
Phần I
TỔNG QUAN VỀ KÍCH CẦU
I. NGUYÊN LÝ CỦA TỔNG CẦU
Tổng cầu, trong kinh tế học, là lượng nhu cầu có khả năng tài chính của toàn bộ
nền kinh tế đối với các hàng hóa cuối cùng.
Tổng cầu bao gồm nhu cầu trong nước và nhu cầu nước ngoài. Nhu cầu trong
nước lại bao gồm đầu tư của xí nghiệp, tiêudùngcủa cá nhân, chi tiêu ròng của
chính phủ (chênh lệch giữa chi tiêu chính phủ và thu của chính phủ từ thuế). Nhu
cầu nước ngoài chính là xuất khẩu ròng (chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu).
Giả định rằng, trong toàn nền kinh tế, toàn bộ tiết kiệm sẽ được sử dụng để đầu
tư. Khi đó, tổng cầu cũng chính là thu nhập quốc dân
Chủ nghĩa Keynes cho rằng nếu quản lý được tổng cầu thì sẽ giữ được ổn định
kinh tế vĩ mô và đạt được tăng trưởng kinh tế tối ưu. Hoạt động này gọi là chính
sách quản lý tổng cầu hay chính sách Keynes, với hai phương tiện chính là chính
sách tài chính và chính sách tiền tệ. Chủ trương này đối lập với quan điểm của kinh
tế học trọng cung trọng thị cải cách mặt cung của nền kinh tế.
Tổng cầu là lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trên lãnh thổ một
nước(GDP) mà các tác nhân kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua tại mỗi mức giá.
Trong nền kinh tế mở thì tổng cầu bao gồm 4 nhân tố:
C: Tiêudùngcủa các hộ gia đình
I: Đầu tư của doanh nghiệp
G: Chi tiêucủa chính phủ
NX: Xuất khẩu ròng
Phương trình đường tổng cầu trong một nền kinh tế mở có dạng:
AD = C + I + G + NX
Đường tổng cầu (AD):
Tiểu luận KT Vĩ mô- NMP 4
Đường tổng cầu dốc xuống. Được giải thích bởi ảnh hưởng của giá đối với tiêu
dùng, đầu tư, xuất khẩu ròng:
Mức giá vàtiêu dùng(Hiệu ứng Pigou): với mức giá thấp, lượng tiền mà các hộ
gia đình nắm giữ có giá trị hơn, các hộ gia đình cảm thấy giàu có hơn nên họ chi
tiêu nhiều hơn trước => tăng tiêu dùng.
Mức giá và đầu tư (hiệu ứng Keynes): Với mức giá thấp các hộ gia đình cần giữ
ít tiền hơn để tiêu dùng. Nên họ cho vay số tiền thừa, làm lãi suất giảm => kích
thích đầu tư.
Mức giá và xuất khẩu ròng(Hiệu ứng tỷ giá hối đoái): với mức giá thấp, làm cho
hàng trong nước rẻ tương đối so với hàng ngoại. Điều này có tác dụng khuyến khích
xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu =>tăng xuất khẩu ròng.
=>Kết luận: Cả ba hiệu ứng này đã cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa giá
và sản lượng hàng hóa. Hay: đường tổng cầu dốc xuống.
Đường tổng cầu sẽ dịch chuyển khi có sự thay đổi về lượng tổng cầu tại mỗi
mức giá.
Tổng cầu là mối quan hệ giữa cầu GDP thực tế và mức giá.
Tổng chi tiêu là số lượng củacầu GDP thực tế tại một mức giá nhất định.
Các tác nhân chi phối cầu:
• Giá cả của hàng hóa dịch vụ: giá cả vàcầu nghịch biến
• Giá cả hàng hóa tương tự hoặc có khả năng thay thế
Giá hàng hóa thay thế đối với một mặt hàng nào đó biến động, thì cầu về
hàng hóa này sẽ biến động theo và sự biến động diễn ra theo hướng thuận chiều.
• Thu nhập của người tiêu dùng
YD tăng thì AD tăng và ngược lại.
• Số lượng người mua trên thị trường
Số người tiêudùng càng đông thì AD càng lớn và ngược lại.
• Sở thích của người tiêu dùng
Đây là mối quan hệ tỷ lệ thuận, và quan hệ này rất khó định lượng.
• Sự biến động của chính cơ cấu tổng cầu
Như trên đã biết tổng cầu gồm ba bộ phận hợp thành là cầu về đầu tư, cầu
tiêu dùngvà nhu cầu nước ngoài. Nhưngcầu đầu tư vàcầutiêudùng là những nhân
tố quyết định tổng cầu.
a. Sự biến động củacầu đầu tư và ảnh hưởng của nó tới tổng cầu
Cầu đầu tư tỷ lệ thuận với AD.
Đầu tư tăng sẽ làm biến đổi nộidung vật chất của tổng cầu: Cầu đầu tư tăng
làm cho tỷ lệ tích lũy sẽ tăng lên, tỷ lệ tiêudùng giảm xuống ⇒ các sản phẩm
phục vụ đầu tư tăng như nguyên, nhiên vật liệu,… tăng lên ⇒ từ đó nền sản
xuất sẽ chuyển từ nền sản xuất nhiều tư liệu sinh hoạt sang nền sản xuất nhiều
tư liệu sản xuất.
Tiểu luận KT Vĩ mô- NMP 5
b. Sự ảnh hưởng củacầutiêudùng đến tổng cầu
* Các nhân tố chi phối cầutiêu dùng
- Tổng cung: đây là nhân tố cơ bản nhất, quyết định sự gia tăng quỹ tiêu
dùng, vì về cơ bản tiêudùng bị hạn chế bởi trình độ phát triển của sản xuất.
- Tỷ lệ các bộ phận khi phân phối thu nhập quốc dân.
Sản xuất phát triển và thu nhập quốc dân tăng lên mới chỉ là tiền đề để tăng
quỹ tiêu dùng.
Trong điều kiện nhất định, sự tăng của quỹ tiêudùng còn do tỷ lệ giá trị sản
xuất cuối cùng dành cho tích lũy vàtiêudùng quyết định.
Nguyên tắc xác định mức tối đa của quỹ tiêudùng là phải đảm bảo mức tối
thiểu của quỹ tích lũy nghĩa là phải đảm bảo cho các doanh nghiệp tiến hành tái sản
xuất giản đơn một cách bình thường. Mức tối thiểu của quỹ tiêudùng do cơ cấu dân
cư và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên quyết định. Nguyên tắc xác định mức tối thiểu của
quỹ tiêudùng là phải đảm bảo mức tiêudùng bình quân đầu người trong thời gian
kế hoạch không thấp hơn mức tối thiểu. Nếu thấp hơn mức tối thiểu thì sẽ ảnh
hưởng tới việc cải thiện tố chất người lao động.
- Giá trị, giá trị sử dụngvà giá cả của hàng tiêu dùng:
Giá trị của hàng hóa thể hiện đẳng cấp chất lượng, giá cả tỷ lệ nghịch với với
cầu tiêu dùng.
- Một số nhân tố khác: thể chế phân phối thu nhập quốc dân là một nhân tố
quan trọng có ảnh hưởng tới việc hình thành quỹ tiêudùng trong thực tế đó là thuế,
chế độ tiền lương, tiền công tối thiểu, tâm lý, tập quán,….
* Ảnh hưởng củacầutiêudùng tới tổng cầu
Cầu tiêudùng tăng ⇒ giảm tích lũy ⇒ giảm đầu tư ⇒ giảm tổng cầu.
Cầu tiêudùng giảm ⇒ tăng tích lũy ⇒ tăng đầu tư ⇒ tăng tổng cầu.
• Sự ảnh hưởng củacầu xuất khẩu tới tổng cầu
Xuất khẩu (X) tăng lên thì tổng cầu tăng và ngược lại.
Ngoài ra, còn có một số nhân tố khác tác động tới AD đó là: nhập khẩu (IM),
mức cung tiền (MS), tiết kiệm (S), thuế trực thu (Td).
II. KINH NGHIỆM KÍCHCẦUCỦA THẾ GIỚI VÀVIỆT
NAM
Chính sách kíchcầu dựa trên cơ sở lý luận của nhà kinh tế John Maynard
Keynes lại được thực hiện rộng rãi ở khắp mọi nước trên thế giới vì cuộc khủng
hoảng tài chính ở Mỹ lan rộng khắp
1. GDP của Trung Quốc trong hai quý đầu năm 2009 đã tăng 7,9%,
nhờ các gói kíchcầu có hiệu quả nhanh.
Các giảiphápkíchcầucủa Trung Quốc tập trung nhiều vào bất động sản -
lĩnh vực này đóng góp 9,2% GDP của nước này. Trong 11 tháng củanăm 2008,
Chính phủ Trung Quốc đã rót vào bất động sản 387,5 tỷ USD ( 2,7 nghìn tỷ
Nhân dân tệ) trong đó có 280 triệu USD trong gói kíchcầuchungcủa Chính
phủ, công bố vào tháng 11/2008.
Tiểu luận KT Vĩ mô- NMP 6
Khoản tiền này Trung Quốc đầu tư để xây dựng nhà ở cho người thu nhập
thấp ở thành thị, khuyến khích mua nhà ở, khuyến khích các doanh nghiệp trong
lĩnh vực bất động sản, thúc đẩy ổn định thị trường bất động sản ở các địa
phương, cải thiện quá trình giám sát thị trường bất động sản.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng tung 4.000 tỷ Nhân dân tệ (công bố tháng
11/2008) kíchcầu cho các lĩnh vực khác, đặc biệt là cắt giảm thuế đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa - bộ phận có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nước
này. Trong số 4,3 triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa sở hữu tư nhân thì có tới 95%
hoạt động xuất khẩu, đóng góp gần 60% tổng sản phẩm quốc nội, 50% nguồn
thu từ thuế, 68% xuất khẩu và 75% công việc mới mỗi năm.
Qua một thời gian thực hiện các gói giảiphápkíchcầucủa Trung Quốc,
nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng bước đầu có thể rút ra bài học kinh nghiệm
quan trọng:
Trung Quốc đã sử dụng gói kíchcầu để ứng phó với khủng hoảng theo hướng
tạo tiền đề để cải tổ toàn diện nền kinh tế; đổi mới cơ cấuvà công nghệ, tăng
năng suất lao động; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục. Thứ hai, tăng
cường đầu tư vào nông thôn. Thứ ba, có nhữnggiảipháp cụ thể giúp đỡ người
nghèo.
Công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo các khoản đầu tư của Chính phủ
được sử dụngđúng mục đích, có hiệu quả. Trung Quốc đã lập 24 tổ kiểm tra
gồm các thành phần ủy ban cải cách, đại diện các bộ, ngành. Tổ kiểm tra đã đến
từng địa phương, từng công trình đầu tư cụ thể… kiểm tra tiến độ, không để xảy
ra lãng phí, tham nhũng.
2. Việt Nam không có năng lực cao để kích cầu các hoạt động kinh tế
nội địa của mình nhằm cân bằng lại sụt giảm từ xuất khẩu.
Bài của Abe de Ramos trên tạp chí Far Eastern Economic Review hôm
20/01/2010 gọi các nước Asean trong đó có Việt Nam là “những tiểu hổ trúng
thương”.
Theo tác giả, một nhà nghiên cứu ở Asia Society tại Hong Kong thì các nước
như Việt Nam và Philippines có nguy cơ không giành lại được vị thế “hổ châu
Á” của họ.
Bài viết cho rằng chiến lược thúc đẩy các hoạt động kinh tế nội địa của hai
nước này dựa trên chính sách kích cầu của chính phủ.
Nhưng với khủng hoảng tại châu Á ngày càng sâu rộng, các gói kích cầu nói
chung ở châu Á cũng đã khiến các nền kinh tế khu vực bị kéo căng hết cỡ.
Tác động vào thị trường bằng chính sách tiền tệ sẽ không còn chỗ để phát huy
hiệu quả.
Mặt khác, theo Abe de Ramos, trần thuế thấp, tham nhũng gây thâm hụt tài
chính chỉ làm cho cán cân thu chi của chính quyền thêm yếu kém.
Các nước còn khả năng vay như Thái Lan và Malaysia sẽ còn có thể gọi quỹ
nhưng với chi phí cao hơn vì rủi ro nhiều hơn.
Tiểu luận KT Vĩ mô- NMP 7
Thực tế, sự khác biệt giữa các nước đang phát triển trong khối Asean và các
nước còn lại trong vùng chính là sức mạnh của nền kinh tế nội địa.
Tiêu dùng nội địa tính bằng tỷ lệ của GDP không nhích lên bao nhiêu từ
1990.
Tất nhiên, đầu tư và chi phí công cao, giống như Ấn Độ và Trung Quốc cũng
cân bằng lại.
Tuy thế, trong cả vùng Đông Nam Á, từ Việt Nam, các chỉ số đầu tư và chi từ
quỹ nhà nước đều thấp.
Nội lực quá yếu
Việt Nam được tác giả đánh giá là “người mới đến” trong cuộc chơi tự do hóa
mậu dịch.
Với tất cả các nước trong vùng, và cũng đúng trong trường hợp Việt Nam và
Philippines, tiền ngoại hối do công nhân lao động ở nước ngoài gửi về đóng một
vai trò quan trọng để cân bằng nền kinh tế.
Nhưng đây cũng là một điểm gây nguy cơ cho các nước này.
Về ngắn hạn, việc các nước phát triển ngưng tuyển lao động từ Đông Nam Á
sẽ khiến nguồn tiền này cạn đi.
Về lâu dài, hiện tượng ngoại hối chứng tỏ các nước này không đủ khả năng
tạo ra sự thịnh vượng ngay trong biên giới của họ.
“Họ đã thất bại trong quá trình sáng tạo và dựng lên những công nghệ có sức
cạnh tranh của chính mình”.
So với Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ đều lợi dụng đầu tư nước ngoài
để tạo ra những tập đoàn vươn được ra quốc tế.
Còn Đông Nam Á thì không làm được điều này.
Kết luận lại, tác giả cho rằng cuộc suy thoái hiện nay đang thách thức các
chính phủ Asean phải xem lại viễn kiến về tương lai, làm sao để nền kinh tế nội
địa của họ có đủ sức quyết định số phận của mình.
Như vậy , kíchcầu phải đi kèm chính sách tiền tệ phù hợp.
Tiểu luận KT Vĩ mô- NMP 8
Phần II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦAVIỆTNAMNÓI
CHUNG VÀCỦATỈNHTHÁINGUYÊNNÓI RIÊNG
I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆTNAM HIỆN
NAY
1. Thực trạng phát triển kinh tế Việtnam hiện nay:
Năm 2009, kinh tế nước ta phát triển trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn hơn
các năm trước. Ở trong nước, thiên tai xẩy ra trên diện rộng với mức độ rất nặng nề.
Cả năm có 11 cơn bão tràn qua lãnh thổ, trong đó có những cơn gây lũ lụt, ngập úng
sâu và dài ngày tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, gây thiệt hại hết sức
nghiêm trọng. Dịch bệnh, nhất là cúm A/H1N1, sốt xuất huyết, sâu bệnh bùng phát
ở nhiều vùng và địa phương. Ở ngoài nước, thị trường giá cả thế giới biến động
phức tạp. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực
tiếp đến nhiều ngành kinh tế nước ta như công nghiệp, xuất khẩu, thu hút vốn đầu
tư, du lịch. Thuận lợi tuy có nhưng không nhiều.
Trước tình hình đó, Bộ Chính trị, Quốc Hội, Chính phủ đã kịp thời đề ra các
quyết sách thích hợp và cụ thể bằng các chủ trương, chính sách kinh tế, tài chính
nhằm vượt qua khó khăn, phát huy thuận lợi, tập trung mọi nguồn lực cho phát triển
kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Tháng 12-2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết
số 30 về nhữnggiảipháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng
trưởng, bảo đảm an sinh xã hội. Gói kíchcầu hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình
được thực hiện với nhiều giảipháp thích ứng như giảm lãi suất cơ bản, hỗ trợ lãi
suất vay vốn lưu động 4%/năm, bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
giãn thời gian nộp thuế… Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ
lực cố gắng của các bộ, ngành, địa phương, các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp vẫn
duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả năm tăng 5,2%, vượt chỉ tiêu Quốc hội
đề ra (5%). Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong vòng 10 năm gần đây
(năm 2008 tăng 6,18%, năm 2007 tăng 8,46%, 2006 tăng 8,23%…), nhưngViệt
Nam vẫn được thế giới đánh giá là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao
trong khu vực châu Á (sau Trung Quốc tăng 7,8%). Diễn biến trong năm, xu hướng
tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước: quý I tăng 3,14%, quý II tăng 4,46%, quý
III tăng 5,76% và quý IV ước tăng 6,8%. Cả 3 khu vực kinh tế đều đạt tốc độ tăng
trưởng dương, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2%, khu vực
công nghiệp và xây dựng tăng 5% và khu vực dịch vụ tăng trên 6,5%.
Mức tăng trưởng như trên cho thấy, xu hướng phục hồi của nền kinh tế nước
ta năm 2009 là rõ nét. Kết quả đó đánh dấu sự thành công bước đầu của Chính phủ
trong chỉ đạo, điều hành vĩ mô nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế. Đến nay, có thể
khẳng định chắc chắn rằng ViệtNam đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ
nhất của thế giới trong vòng 80 năm qua và bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng.
Tiểu luận KT Vĩ mô- NMP 9
Do tăng trưởng kinh tế khá nên tình hình tài chính ổn định. Tổng thu ngân
sách cả năm ước đạt 390 nghìn tỉ đồng. Các khoản thu lớn đều đạt và vượt dự toán
cả nămvà tăng so với năm 2008. Thu nội địa tăng 5%, thu cân đối ngân sách từ hoạt
động xuất nhập khẩu tăng 3,5%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà
nước tăng 10%, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô)
bằng 90%, thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước tăng 3%, thu
phí xăng dầu tăng 45%, thu phí và lệ phí tăng 5%.
Tổng chi ngân sách nhà nước cả năm đạt 104% dự toán cả năm, trong đó chi
đầu tư phát triển tăng 8%; (riêng đầu tư xây dựng cơ bản tăng 9%); chi phát triển sự
nghiệp kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể tăng
5%, chi trả nợ và viện trợ tăng 3%.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại trong cân đối ngân sách nhà nước năm 2009 là
bội chi ngân sách nhà nước còn cao – 6,9% GDP, trong khi khoản bội chi này chưa
tính đến các khoản chi từ nguồn trái phiếu chính phủ, các khoản chính phủ vay về
cho doanh nghiệp vay lại. Năm 2008, khi lạm phát gần 20% bội chi ngân sách chỉ có
5%, nhưngnăm nay lạm phát dưới 6,9% mà bội chi ngân sách như trên là quá lớn,
rất đáng phải suy nghĩ. Tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP bằng 29,7%, tuy nhiên,
theo đánh giá của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB), thì vẫn nằm trong mức
an toàn. Nhưng, nếu tính thêm yếu tố tỷ giá hối đoái tăng, thì tổng nợ nước ngoài
lên tới mức cao hơn tổng thu ngân sách nhà nước năm 2009, là điều đáng quan ngại.
Các ngành sản xuất và dịch vụ tiếp tục tăng trưởng khá nhưng chưa đều và
chưa vững.
Sản xuất nông nghiệp phát triển và tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất nông,
lâm nghiệp và thủy sản năm 2009 ước tăng 4,2% so năm 2008 (năm 2008 tăng
5,6%), trong đó nông nghiệp tăng 3,5%, lâm nghiệp tăng 2,8% và thủy sản tăng
4,5%. Trong bối cảnh có nhiều khó khăn do thiên tai lớn gây thiệt hại nặng nề, nhất
là ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, thì đây là điều rất đáng ghi nhận, song hạn
chế vẫn còn nhiều.
Trong trồng trọt, sản lượng lúa cả năm ước đạt 39,3 triệu tấn, là mức cao nhất
từ trước đến nay và tăng hơn nửa triệu tấn so với năm 2008. Mặc dù diện tích gieo
cấy giảm do rét đậm trong vụ đông xuân các tỉnh phía Bắc và ảnh hưởng của mưa lũ
lớn trong vụ hè thu và vụ mùa, nhưng nhờ năng suất lúa tăng nên sản lượng tăng cả
3 vụ trong năm. Sản xuất ngô tiếp tục phát triển toàn diện cả diện tích, năng suất nên
sản lượng tăng khoảng 400 nghìn tấn so với năm 2008.
Sản lượng lương thực có hạt năm 2009 đạt trên 44 triệu tấn, tăng khoảng 700
nghìn tấn so với năm 2008, là mức cao nhất từ trước đến nay. Lương thực bình quân
nhân khẩu đạt khoảng 513 kg/người, tăng 11 kg so với năm 2008 (502kg), dù dân số
tăng hơn 1 triệu người. Do đó an ninh lương thực quốc gia được bảo đảm ổn định
trong mọi tình huống. Lượng gạo xuất khẩu cả năm đạt hơn 6 triệu tấn, tăng 33% so
với năm 2008. Thiếu đói giáp hạt giảm 31% về số hộ, giảm 27,6% về số khẩu so với
năm 2008, dù thiên tai, bão lũ gây thiệt hại nặng nề hơn. Sản xuất rau, màu, cây
Tiểu luận KT Vĩ mô- NMP 10
[...]... một giải phápkíchcầu tầm vĩ mô nào cũng xoay quanh 2 trục sản xuất vàtiêu dùng, đều có những ưu điểm và nhược điểm, thậm chí trong nhiều trường hợp người ta không thể chọn lựa cái tốt nhất mà bắt buộc phải chọn lựa giảipháp ít xấu hơn Dưới đây, chúng tôi xin đề xuất một số suy nghĩ bước đầu về giảipháp thuộc 2 nhóm kíchcầu sản xuất và kích cầutiêudùng nhằm giải quyết “đầu vào” và “đầu ra” của. .. được tiến trình đó và có sự mâu thuẫn giữa chính sách dự định và thực tế chính sách Về nguyên tắc thì hỗ trợ lãi suất cấm đảo nợ nhưng thực tế thì việc này vẫn diễn ra mà không thể kiểm soát được Phần III NHƯNGGIẢIPHÁPKÍCHCẦUCỦAVIỆTNAMNÓICHUNGVÀCỦATỈNHTHÁINGUYÊNNÓIRIÊNG I ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội củaViệtnamnói chung: Dự báo năm 2010... theo nguyên tắc linh hoạt, nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu Tổng nguồn lực sử dụng để kíchcầu đầu tư vàtiêudùngcủaViệtNam là rất lớn, nếu tính thêm cả 17.000 tỷ đồng tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho DN thì tổng giá trị các gói kíchcầucủa Chính phủ ViệtNam hiện nay lên đến 160.000 tỷ đồng, tương đương 9 tỷ USD, chiếm gần 10% GDP củaViệtNam hiện nay 2 Tác động của các giải pháp. .. - xã hội trên địa bàn tỉnhnhữngnăm gần đây, đặc biệt là năm 2009, tiếp tục phát triển theo hướng tích cực, các chỉ tiêu kinh Tiểu luận KT Vĩ mô- NMP 14 tế - xã hội chủ yếu củatỉnh đều hoàn thành so với kế hoạch và tăng khá so với cùng kỳ Một số lĩnh vực xã hội cũng có sự cải thiện đáng kể II NHỮNG CHÍNH SÁCH KÍCHCẦUCỦAVIỆTNAMVÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ 1 Một số giải phápkíchcầu hiện nay ở nước ta... gói kích thích kinh tế lớn Thứ sáu, toàn bộ qui trình kiểm tra, giám sát, theo dõi và đánh giá việc thực hiện các giảiphápkíchcầu đã không được thiết kế và vận hành một cách đồng bộ Tiểu luận KT Vĩ mô- NMP 19 Định hướng chính sách kíchcầu hiện nay không rõ ràng và không có sự phân định giữa các khái niệm kíchcầu hay kích cung, kíchcầu hay giải cứu,… Tất cả các gói chính sách ấy đều được gộp vào... các giảiphápkíchcầu ở nước ta Nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, đầu năm 2009, ViệtNam đã kịp thời triển khai các gói kíchcầu Cụ thể, Chính phủ đã dùng quỹ tài chính lớn trực tiếp chi cho các hoạt động kíchcầu đầu tư vàtiêu dùng, chống suy giảm kinh tế, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội * Một số tác động tích cực Có thể nói, gói kíchcầu trước hết... suất bằng đồng ViệtNam là 372.272,09 tỷ đồng Ngoài sự nỗ lực, năng động, sáng tạo của từng DN thì những chính sách kíchcầucủa Chính phủ được coi là một trong nhữnggiảipháp kịp thời giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN vượt khó đạt kết quả khả quan, từng bước đi vào ổn định và phát triển Những tác động nói trên có thể được minh chứng bằng một số ví dụ thực tế: Công ty cổ phần Việt Vương (DN... thuế thu nhập cá nhân sẽ giúp tăng thu nhập khả dụng, nhờ đó tăng chi tiêucủa người tiêudùng Rõ ràng, về mặt lý thuyết, đây là những kỳ vọng hợp lý Tuy nhiên, trên thực tế có thể những chính sách này không kích được tiêudùng như kỳ vọng vì phản ứng của thị trường, của DN vàcủa người tiêudùng có thể rất khác so với tính toán của các nhà làm chính sách Bên cạnh đó, cần lưu ý thêm là chính sách tỷ... sâu tại TháiNguyên Ngoài ra, Đầu tư vào hạ tầng xe buýt cũng là một lĩnh vực đang ưu tiên (Thái Nguyên là tỉnh chưa phải bù lỗ cho vận tải xe buýt) II ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢIPHÁPKÍCHCẦUNhững bất ổn vĩ mô có tínhnội tại cùng với tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đã giúp chúng ta nhận diện rõ những yếu kém nội tại, có tính cơ cấucủa nền kinh tế Đây chính là lúc chúng ta cần sáng suốt và đẩy... nhập khẩu hàng tiêudùng Hơn nữa, rất khác với Trung Quốc, nền kinh tế củaViệtNam nhỏ, lại có tỷ lệ nhập khẩu trong tổng tiêudùng cao nên không thể kíchcầu đơn giản chỉ bằng cách tăng chi tiêu vì khi ấy một phần lớn nhu cầu tăng thêm sẽ được thoả mãn bởi hàng nhập khẩu chứ ít có tác dụngkích thích sản xuất trong nước Một điểm nữa cũng cần đặc biệt lưu ý khi thực hiện chính sách kích cầu, đó là khi . dùng của Việt Nam nói
chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng
14
Phần III: Giải pháp kích cầu của Việt nam nói chung và
của tỉnh Thái Nguyên nói riêng
19
I kinh tế của Việt nam nói chung
và Thái Nguyên nói riêng
Phần III: Những giải pháp kích cầu tiêu dùng của Việt nam nói
chung và Thái Nguyên nói riêng.
Trong