Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am – Hải Phòng
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Khái niệm cho vay: 5
1.1.2 Phân loại cho vay: 6
1.1.2.1 Theo đối tượng khách hàng: 6
1.1.2.2 Theo mục đích sử dụng vốn vay: 6
1.1.2.3 Theo phương thức cho vay: 7
1.1.2.4 Theo thời hạn 8
1.1.2.5 Các căn cứ khác 9
1.2 Hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của NHTM: 10
1.2.1 Khái niệm và phân biệt với cho vay trung –dài hạn: 10
1.2.2 Các hình thức cho vay ngắn hạn chủ yếu: 16
1.2.2.1 Cho vay thấu chi 16
1.2.2.2 Cho vay trực tiếp từng lần 17
1.2.2.3 Cho vay theo hạn mức 18
1.2.2.4 Cho vay luân chuyển 19
1.3 Chất lượng cho vay ngắn hạn 20
1.3.1 Quan niệm về chất lượng cho vay ngắn hạn 20
1.3.2 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn 21
1.3.2.1 Nhóm các chỉ tiêu định tính 21
1.3.2.2 Nhóm các chỉ tiêu định lượng 23
1.3.3 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của NHTM 25
1.3.4 Các điều kiện để một khoản vay ngắn hạn có chất lượng 30
1.3.4.1 Các điều kiện về phía NHTM 30
1.3.4.2 Các điều kiện về phía doanh nghiệp 32
1.3.4.3 Các điều kiện khác 33
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH PHÚ THỌ 35
2.1 Giới thiệu về ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ: 35
Trang 22.2 Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh
ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ 51
2.2.1 Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng 51
2.2.2 Cho vay ngắn hạn đối với khối doanh nghiệp quốc doanh tại NHCT Phú Thọ: 53
2.2.3 Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 56
2.3 Chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp: 59
3.1 Định hướng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ 73
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng công thương Phú Thọ 74
3.2.1 Tạo nguồn vốn ổn định 74
3.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay 77
3.2.4 Đảm bảo thực hiện tốt hơn quy trình cho vay 80
3.2.5 Tăng cường công tác quản lý tín dụng 81
3.2.6 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, tăng cường công tác kiểm soát nội bộ 84
3.2.7 Thực hiện marketing ngân hàng hiệu quả 85
3.3 Một số kiến nghị: 87
3.3.1 Đối với NHCT Việt Nam 88
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 89
3.3.3 Đối với Nhà nước 90
KẾT LUẬN 91
Trang 3CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHTM: Ngân hàng thương mạiNHNN: Ngân hàng Nhà nướcNHCT: Ngân hàng Công thươngTSCĐ: Tài sản cố định
TSNH: Tài sản ngắn hạnTSDH: Tài sản dài hạnTSĐB: Tài sản đảm bảoTG: Tiền gửi
TGTK: Tiền gửi tiết kiệmTCKT: Tổ chức kinh tếCV: Cho vay
DNQD: Doanh nghiệp quốc doanh
DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanhDNNN: Doanh nghiệp nhà nước
XLRR: Xử lý rủi ro
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TNHH NN: Trách nhiệm hữu hạn nhà nướcTNHH TN: Trách nhiệm hữu hạn tư nhânCP: Cổ phần
CP NN: Cổ phần Nhà nướcDNTN: Doanh nghiệp tư nhân
Cho vay ngắn hạn: Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp
Chi nhánh/ Ngân hàng: chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ
Trang 4DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU1 Sơ đồ
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức bộ máy kinh doanh NHCT Phú Thọ Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức NHCT Phú Thọ
2 Biểu đồ
Biểu đồ 1: Cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tếBiểu đồ 2: So sánh cơ cấu tỷ trọng các thành phần trong khối DNQDBiểu đồ 3: Cơ cấu dư nợ ngắn hạn của các DNNQD theo thành phần
Biểu đồ 4: So sánh tốc độ gia tăng của nợ xấu ngắn hạn với tổng dư nợ chovay
Bảng 14: Tỷ lệ thu nhập tư cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp so vớitổng thu nhập của ngân hàng từ 2006 – 2008
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong các hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM), cho vay làhoạt động chủ yếu Trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại đãmở rộng cho vay trung và dài hạn, song cho vay ngắn hạn vẫn luôn là hoạtđộng chủ đạo, đặc biệt là đối với thị trường ngân hàng – tài chính Việt Nam.
Trong cho vay ngắn hạn, việc mở rộng quy mô cho vay không thể táchrời việc nâng cao chất lượng cho vay Do đó, nâng cao chất lượng cho vay làyêu cầu cấp thiết đối với sự tồn tại và phát triển của NHTM, là yêu cầu củanền kinh tế.
Tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ, do đặc trưng là ngânhàng phục vụ cho công nghiệp và thương mại nên cho vay ngắn hạn nóichung và cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nói riêng là khoản mục cho
vay có tỉ trọng lớn nhất Từ những vấn đề trên, em đã chọn đề tài: “Nâng caochất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngânhàng công thương tỉnh Phú Thọ” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề là làm rõ lí luận về chất lượng chovay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng thương mại, bước đầu đưalí luận kiểm nghiệm, áp dụng trong thực tiễn để hiểu sâu sắc hơn vấn đềnghiên cứu.
3 Phạm vi nghiên cứu:
Chuyên đề nghiên cứu hoạt động cho vay của NHTM về khía cạnh chấtlượng và chỉ giới hạn ở hình thức cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp.
Trang 6Chuyên đề chọn điểm nghiên cứu thực tiễn tại chi nhánh ngân hàng côngthương tỉnh Phú Thọ, thời gian nghiên cứu là từ năm 2006 đến 2008.
4 Kết cấu của chuyên đề:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mụcbảng biểu, chuyên đề được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tạiNHTM
Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanhnghiệp tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạnđối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáoThS Nguyễn Đức Hiển, cùng sự giúp đỡ của Ban Giám đốc và các cô chú,các anh chị trong phòng Khách hàng doanh nghiệp ngân hàng công thươngtỉnh Phú Thọ đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này Trong bài viết,không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong có được ý kiến đóng góp và chỉ bảocủa các thấy cô để bài viết hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô!
Trang 7CHƯƠNG I
CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là tổ chức tiền gửi đóng vai trò quan trọng trongviệc khơi nguồn vốn đến những người vay tiền có các cơ hội đầu tư sinh lời,đảm bảo cho nền kinh tế vận động nhịp nhàng hữu hiệu Để hiểu được hoạtđộng của ngân hàng trước hết cần xem xét “Bản quyết toán tài sản của ngânhàng” –đó là bản kê các tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng và đặc trưngcủa nó là:
“Tổng tài sản có =Tài sản nợ +Vốn”Tài sản nợ bao gồm:
*Các khoản tiền gửi có thể phát séc: là loại tiền gửi có thể được thanhtoán theo yêu cầu.
*Các khoản tiền gửi phi giao dịch: bao gồm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửikỳ hạn, đây có thể nói là nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng, nhữngngười sở hữu chúng không được quyền phát séc và cũng không được hưởngnhiều dịch vụ như tiền gửi phát séc, nhưng được hưởng mức lãi suất cao hơn.
*Các khoản tiền ngân hàng đi vay từ NHNN, từ dân cư, từ các doanhnghiệp, từ các tổ chức tín dụng khác, vay Chính phủ và vay nước ngoài…
Vốn của ngân hàng là của cải thực có của ngân hàng đó Vốn hình thànhban đầu của ngân hàng chính là vốn do NSNN cấp (đối với NNTM thuộc sởhữu của Nhà nước); hoặc góp vốn cổ phần (đối với NHTM cổ phần)… Trongquá trình hoạt động, ngân hàng gia tăng vốn theo nhiều phương thức khác
Trang 8nhau như: phát hành cổ phiếu, lợi nhuận giữ lại, thặng dư vốn, dự phòng rủiro
Khi nói tới hoạt động sinh lời của NHTM là nói tới tài sản có của ngânhàng Tài sản có là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng đó, nhờchúng mà ngân hàng thu được tiền trả lãi, tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng Cáctài sản có bao gồm:
*Tiền dự trữ: bao gồm tiền gửi ở NHNN và tiền mặt mà ngân hàng cấtgiữ
*Tiền mặt: bao gồm tiền mặt trong quá trình thu – đó là các tờ séc đượcphát hành bởi các ngân hàng A được gửi vào ngân hàng B nhưng chưa tới B,nó sẽ được coi như tài sản có của B; và tiền gửi ở các ngân hàng khác.
*Các chứng khoán: đối với các NHTM, các chứng khoán chỉ bao gồmnhững công cụ vay nợ, tuy nhiên chúng là nguồn thu nhập quan trọng củangân hàng
*Tiền cho vay: đây là loại tài sản có mang lại lợi nhuận chủ yếu chongân hàng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản có của ngân hàng Tiềncho vay là một món nợ đối với cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc tổ chức tíndụng khác Tiền cho vay kém lỏng hơn và rủi ro vỡ nợ so với các loại tài sảncó khác vì chúng không thể chuyển thành tiền mặt trước khi các khoản chovay đến hạn, do vậy ngân hàng thu được lợi tức cao nhất nhờ vào chúng.
*Tài sản có khác: bao gồm các TSCĐ như nhà cửa, trang thiết bị củangân hàng v.v
Như vậy, cho vay là hoạt động quan trọng nhất trong việc thu lợi nhuậncho ngân hàng Tuy nhiên, hoạt động này không thuộc về độc quyền của ngânhàng, hiện nay, các ngân hàng cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh của
Trang 9các tổ chức tài chính khách như các công ty chứng khoán, các công ty bảohiểm… Trong thời gian vừa qua, cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ mà bắt nguồntừ sự sụp đổ của một số tổ chức tài chính lớn của Mỹ, câu hỏi được đặt ra chomỗi chúng ta là phải hiểu thế nào về hoạt động và chất lượng cho vay của cácNHTM
1.1.1 Khái niệm cho vay
Theo quan điểm của Frederici S.Mishkin trong cuốn “Tiền tệ, ngân hàngvà thị trường tài chính”, các ngân hàng thu lợi nhuận bằng cách bán tài sản nợcó một số đặc tính (một kết hợp riêng về tính lỏng, rủi ro và lợi tức) và dùngtiền mua được để mua những tài sản có một số đặc tính khác, và trong hoạtđộng cho vay, tài sản có này chính là tiền cho vay Như vậy, các ngân hàng đãcung cấp dịch vụ chuyển một loại tài sản thành một loại tài sản khác cho côngchúng, và cho vay là một trong những sản phẩm dịch vụ đó.
Theo các văn bản hiện hành liên quan tới hoạt động tín dụng của cácNHTM, cho vay là một nghiệp vụ tín dụng, theo đó, ngân hàng cho vay giaocho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhấtđình theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
Cho vay là hoạt động thông qua sự thỏa thuận giữa bên đi vay và bên chovay dựa trên các phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án kinh doanh dobên đi vay trình cho bên cho vay, bên cạnh đó các khoản vay còn được đảmbảo bằng tài sản của bên đi vay Các khoản vay này chứa đựng những rủi rovì chúng xuất hiện trước khi diễn ra các hành vi thương mại của bên đi vay, vìthế chúng phải đảm bảo theo 3 nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả vốn lẫn lãi.Thứ hai, khoản vay phải được bên đi vay sử dụng đúng mục đích.
Trang 10Thứ ba, các khoản vay phải được đảm bảo bởi các tài sản của bên đi vay.
Như vậy, có thể khái quát khái niệm cho vay như sau: cho vay là hoạtđộng cơ bản của NHTM, đó là một giao dịch về tiền giữa bên cho vay là ngânhàng và bên đi vay là các cá nhân và tổ chức, trong đó, bên cho vay chuyểngiao tiền cho bên đi vay sử dụng cho một mục đích nào đó trong một thời hạnnhất định như đã thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiệngốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán
1.1.2 Phân loại cho vay
Cho vay có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu thức sao cho phù hợpvới tính chất, đặc điểm của nhu cầu vay và việc quản lý cho vay của ngânhàng Có một số cách chủ yếu để phân loại cho vay như sau:
1.1.2.1 Theo đối tượng khách hàng
Theo đối tượng khách hàng, cho vay được phân chia thành:
- Cho vay Chính phủ: Là hoạt động cho vay đối với Nhà nước để tài trợ
cho nhu cầu chi tiêu thường xuyên Cho vay Chính phủ thường thể hiện bằngviệc Ngân hàng mua trái phiếu do Kho bạc phát hành.
- Cho vay các tổ chức kinh tế: Là hoạt động cho vay đối với các doanh
nghiệp, công ty nhằm tài trợ cho các nhu cầu vốn để kinh doanh Cho vay tổchức kinh tế được thực hiện với nhiều phương thức khác nhau phù hợp vớitừng nhu cầu vốn cụ thể.
- Cho vay các tổ chức tài chính khác (ngân hàng, công ty tài chính, quỹtín dụng…): Là hoạt động cho vay chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thanh
khoản hoặc thanh toán liên ngân hàng.
Trang 11- Cho vay cá nhân: Là hoạt động cho vay đối với khách hàng là các cá
nhân – người tiêu dùng với các mục đích mua sắm tài sản, tiêu dùng hoặckinh doanh.
1.1.2.2 Theo mục đích sử dụng vốn vay
Theo mục đích vốn vay được sử dụng, cho vay bao gồm:
- Cho vay kinh doanh: Là hoạt động cho vay mà vốn vay được sử dụng
cho mục đích kinh doanh Đối tượng khách hàng vay kinh doanh có thể là cánhân, các hộ gia đình hoặc các tổ chức kinh tế, trong đó chủ yếu là các tổchức kinh tế.
- Cho vay tiêu dùng: Là hoạt động cho vay mà vốn vay được sử dụng cho
mục đích tiêu dùng Đối tượng chủ yếu vay tiêu dùng là các cá nhân (vay đểmua tài sản) và Chính phủ (vay cho nhu cầu chi tiêu thường xuyên).
1.1.2.3 Theo phương thức cho vay
Về phương thức, cho vay có thể bao gồm các loại chính như sau:
- Cho vay từng lần: Là phương thức cho vay đối với các khách hàng
không có nhu cầu vay thường xuyên, chỉ khi vào thời vụ kinh doanh hay mởrộng sản xuất mới xin vay Mỗi lần vay vốn, ngân hàng và khách hàng lạithực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là phương thức cho vay mà ngân hàng
và khách hàng thoả thuận một hạn mức về số dư trong suốt kỳ hoặc số dưcuối kỳ Đây là hình thức cho vay phù hợp đối với khách hàng vay mượnthường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinhdoanh.
- Cho vay luân chuyển: Là phương thức cho vay mà ngân hàng thoả
thuận tài trợ dựa trên kế hoạch lưu chuyển hàng hoá và ngân quỹ của khách
Trang 12hàng Hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp thương mại hoặc doanhnghiệp sản xuất, kinh doanh có chu kỳ tiêu thụ sản phẩm ngắn.
- Cho vay trả góp: Là phương thức cho vay trong đó ngân hàng trả gốc
thành nhiều lần trong thời hạn đã thoả thuận Phương thức này thường đượcáp dụng đối với vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định.
- Cho vay thấu chi: Là phương thức cho vay mà ngân hàng thoả thuận
bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền trên tài khoản tiềngửi thanh toán của mình trong một thời hạn nhất định (gọi là hạn mức thấuchi) và trong một khoảng thời gian xác định.
Ngoài ra, còn có nhiều phương thức cho vay khác như: cho vay theo dựán đầu tư, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay hợp vốn, chovay qua việc phát hành thẻ tín dụng…
1.1.2.4 Theo thời hạn
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắtđầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã đượcthoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng.
Ngân hàng và khách hàng thoả thuận thời hạn cho vay căn cứ vào nhucầu vốn, chu kỳ sản xuất – kinh doanh của khách hàng, thời hạn thu hồi vốncủa dự án/phương án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốnvay của ngân hàng.
Theo thời hạn, cho vay được phân loại thành:
- Cho vay không có thời hạn: Là hình thức cho vay mà việc vay – hoàn
trả của khách hàng là thường xuyên, theo kế hoạch luân chuyển hàng hoá vàkế hoạch doanh thu của khách hàng, không xác định cụ thể thời điểm trả nợtrên hợp đồng tín dụng.
Trang 13- Cho vay có thời hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn thu hồi nợ được
xác định cụ thẻ trong hợp đồng tín dụng Cho vay có thời hạn được phân chiathành:
+ Cho vay ngắn hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn cho vay dưới 12tháng
+ Cho vay trung hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn cho vay từ trên12 tháng đến dưới 60 tháng.
+ Cho vay dài hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn cho vay từ 60tháng trở lên.
Thông thường, hai hình thức cho vay trung hạn và dài hạn được ghépthành cho vay trung và dài hạn.
Trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp chỉ giới hạn phạm vinghiên cứu là hình thức cho vay ngắn hạn.
1.1.2.5 Các căn cứ khác
- Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:
+ Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: là việc cho vay mà ngân hàng yêu
cầu người vay phải có tài sản hợp pháp đảm bảo cho khoản vay Tài sản nàychính là nguồn thu nợ cuối cùng của ngân hàng Đó có thể là tài sản để thếchấp hoặc cầm cố.
+ Cho vay không có tài sản đảm bảo: là việc cho vay mà ngân hàng
không yêu cầu người vay phải có tài sản làm vật đảm bảo Đây chính là hìnhthức cho vay đảm bảo bằng uy tín, chủ yếu chỉ áp dụng cho các khách hàngcó tình hình tài chính lành mạnh, làm ăn có lãi Cũng có thể đó là các khoảncho vay theo chỉ thị của Chính phủ, các khoản cho vay đối với các tổ chức tài
Trang 14chính lớn, các công ty lớn trong thời hạn ngắn mà ngân hàng có thể giám sátviệc sinh lợi và khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
- Theo phương thức trả nợ, đồng tiền vay
Sự phân loại cho vay trên đây chỉ mang tính chất tương đối Trong thựctế, bao hàm trong loại cho vay này có thể là các loại cho vay khác Chẳnghạn, cho vay theo thời hạn ngắn (ngắn hạn) có thể theo phương thức cho vaytừng lần, hoặc có thể là cho vay theo hạn mức.
1.2 Hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của NHTM1.2.1 Khái niệm cho vay ngắn hạn
Xét về thời hạn, theo các văn bản liên quan tới hoạt động tín dụng củaNHTM, cho vay ngắn hạn là ngân hàng cho khách hàng vay một khoản tiềnvới mục đích đã được thỏa thuận trong thời hạn không quá 12 tháng Khác vớicho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn là các khoản cho vay từ trên 12 thángđến 60 tháng và cho vay dài hạn là các khoản cho vay trên 60 tháng.
Xét về tính chất của cho vay ngắn hạn, không chỉ đơn thuần là các khoảncho vay của ngân hàng đối với khách hàng trong khoảng thời gian không quá12 tháng Đối ứng với việc ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp là việcdoanh nghiệp huy động vốn để tài trợ cho tài sản của mình phục vụ hoạt độngsản xuất – kinh doanh Như vậy, để hiểu rõ về việc ngân hàng cho vay ngắnhạn đối với doanh nghiệp và phân biệt được với cho vay trung – dài hạn,chúng ta sẽ xem xét về khái niệm “vốn ngắn hạn” và “vốn trung – dài hạn”của doanh nghiệp
Trước hết, vốn của doanh nghiệp được biểu hiện là giá trị của toàn bộ tàisản do doanh nghiệp quản lý và sử dụng tại một thời điểm nhất định Mỗiđồng vốn gắn liền với một chủ sở hữu nhất định Tiền tệ là hình thái vốn ban
Trang 15đầu của doanh nghiệp, nhưng chưa hẳn có tiền là có vốn Tiền chỉ là dạngtiềm năng của vốn, để biến tiền thành vốn thì tiền phải đưa vào sản xuất kinhdoanh với mục đích sinh lời Như vậy, vốn là lượng giá trị ứng trước của toànbộ tài sản mà doanh nghiệp kiểm soát để phục vụ trong hoạt động sản xuấtkinh doanh nhằm thu được lợi ích kinh tế trong tương lai Vốn trong họatđộng sản xất kinh doanh được tồn tại dưới hai hình thức là vốn ngắn hạn vàvốn trung – dài hạn, hay còn gọi là vốn lưu động và vốn cố định.
“Vốn ngắn hạn” được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản ngắn hạncủa doanh nghiệp Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chính là tài sản lưuđộng và đầu tư ngắn hạn theo chuẩn mực kế toán cũ trước đây Tài sản ngắnhạn của doanh nghiệp thường gồm hai bộ phận là tài sản ngắn hạn trong sảnxuất và tài sản ngắn hạn trong lưu thông Tài sản ngắn hạn trong quá trình sảnsuất là những vật tư dự trữ nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu… và sản phẩm dởdang trong quá trình sản xuất Tài sản ngắn hạn trong lưu thông bao gồm sảnphẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, cáckhoản phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước… Có thể phân biệt vốn ngắn hạntheo hai tiêu chí:
*Theo hình thái biểu hiện, vốn ngắn hạn được chia thành 3 loại:
- Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán:
+ Vốn bằng tiền gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đangchuyển, kim loại quý…
+ Vốn trong thanh toán là các khoản nợ phải thu của khách hàng, cáckhoản tạm ứng, các khoản phải thu khác…
- Vốn vật tư hàng hóa (hàng tồn kho) bao gồm nguyên, nhiên vật liệu,phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ lao động, sản phẩm dở dang và thànhphẩm.
Trang 16- Vốn về chi phí trả trước là những khoản chi phí lớn hơn thực tế đã phátsinh có liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh nên được phân bổ vào giá trịthành sản phẩm của nhiều chu kỳ kinh doanh như: chi phí sửa chữa lớnTSCĐ, chi phí thuê tài sản, chi phí nghiên cứu thí nghiệm, cải tiến kỹ thuật,cho phí xây dựng, lắp đặt các công trình tạm thời, chi phí phục vụ cho xâydựng cơ bản…
*Theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh,vốn ngắn hạn được chia thành 3 loại:
- Vốn ngắn hạn trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm giá trị các khoảnnguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế,công cụ dụng cụ lao động nhỏ.
- Vốn ngắn hạn trong khâu sản xuất bao gồm giá trị sản phẩm dở dang vàvốn về chi phí trả trước.
- Vốn ngắn hạn trong khâu lưu thông gồm các giá trị thành phẩm, vốnbằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vayngắn hạn…), các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, tạmứng…).
“Vốn trung – dài hạn” của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền củatoàn bộ tài sản trung – dài hạn của doanh nghiệp Giống như tài sản ngắn hạn,tài sản dài hạn chính là tài sản cố định và đầu tư trung – dài hạn của doanhnghiệp theo chuẩn mực kế toán cũ Tài sản dài hạn của doanh nghiệp bao gồmcác khoản đầu tư dài hạn, các khoản tạm ứng dài hạn, tài sản cố định hữu hình(nhà cửa, máy móc, trang bị, thiết bị…), tài sản cố định vô hình (công nghệdây chuyền sản xuất, bản quyền chế tạo, thương hiệu của doanh nghiệp)… đólà những tài sản có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
Trang 17Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng chỉ dùng nguồn vốnngắn hạn để tài trợ cho TSNH cũng như chỉ dùng nguồn dài hạn tài trợ choTSDH Xuất phát từ nhu cầu vốn của doanh nghiệp, các ngân hàng cho vayđối với doanh nghiệp –đây là một trong những kênh huy động vốn hữu hiệucủa doanh nghiệp Các NHTM cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp trongcác trường hợp sau:
*NHTM cho vay ngắn hạn để tài trợ tài sản lưu động:
Ngân hàng thương mại thường chia các khoản cho vay của mình thànhcho vay ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn Tùy thuộc vào nhu cầu vànguyện vọng vay của khác hàng mà sẽ chọn thời hạn phù hợp nhất với mình.Theo sự phân chia thời hạn thì những món vay dưới 1 năm được xếp vào mónvay ngắn hạn, nó phù hợp với trường hợp tài trợ cho tài sản lưu động củadoanh nghiệp Các trường hợp cụ thể là:
- Nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn tăng thêm cho sản xuất và kinh doanh,đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, doanh nghiệp kinh doanh thươngmại, dịch vụ, vốn tăng thêm này chủ yếu để mua nguyên vật liệu, công cụdụng cụ, tăng dự trữ, đầu tư vào tài sản lưu động ròng.
- Nhằm tài trợ cho hoạt động xuất, nhập khẩu, tài trợ thanh toán quốc tếđối với các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu.
Ngân hàng có thể tài trợ ngắn hạn cho nhà nhập khẩu thông qua nhiềuhình thức khi nhà nhập khẩu không có đủ khả năng thanh toán Cụ thể, ngânhàng cung cấp các nghiệp vụ sau:
+ Tín dụng cho người đặt hàng và hiệp định khung tài trợ nhập khẩu+ Cho vay mở L/C
+ Tạm ứng cho nhà nhập khẩu
Trang 18+ Chấp nhận của ngân hàng (Bank Acceptance)
+ Tín dụng chấp nhận hối phiếu dành cho nhà nhập khẩu (hối phiếu tựnhận nợ - promissory note).
Ngân hàng cũng tài trợ xuất khẩu trong nhiều trường hợp Khi nhà xuấtkhẩu có khó khăn trong thanh toán mà chưa thu được tiền từ xuất khẩu,NHTM thực hiện các nghiệp vụ tín dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩucó quy mô lớn và chiếm thị trường rộng Cụ thể, ngân hàng cung cấp cácnghiệp vụ như sau:
+ Tài trợ trong khuôn khổ nhờ thu kèm chứng từ
Thực hiện nghiệp vụ này, nhà xuất khẩu ủy thác các chứng từ về hànghóa, vận đơn, bảo hiểm và các chứng từ khác cho ngân hàng phục vụ mìnhnhờ thu hộ Ngân hàng này sẽ chuyển tiếp chứng từ đến ngân hàng cần giaodịch với chỉ thị giao chứng từ sau khi đã thanh toán, hoặc chấp nhận thanhtoán Trong quá trình thanh toán sẽ có một yếu tố rất quan trọng, đó là yếu tốthời gian Chính điều này nảy sinh nhu cầu vốn đối với nhà xuất khẩu Ngânhàng bên xuất khẩu hoặc bên nhập khẩu đều có thể thực hiện tài trợ ngắn hạncho nhà xuất khẩu.
+ Nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu
Khi thoả thuận giữa các bên tham gia xuất nhập khẩu chấp nhận có hốiphiếu kỳ hạn không hủy ngang, khi chưa đến hạn thanh toán nhà xuất khẩu cóthể mang hối phiếu này đến ngân hàng phục vụ mình xin chiết khấu.
+ Tài trợ trong khuôn khổ chứng từ
Hình thức tín dụng của ngân hàng trên cơ sở chiết khấu bộ chứng từtrước khi đến hạn thanh toán.
+ Tạm ứng cho nhà xuất khẩu
Trang 19Dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa ngân hàng và nhà xuất khẩu, kháchhàng có thể đề nghị được cung cấp tín dụng giữa chừng trong khuôn khổ“clean payment” (thanh toán trơn).
+ Bao toàn bộ thanh toán xuất khẩu – Factoring
Đây là hình thức tài trợ xuất khẩu ngắn hạn Bản chất Factoring là nghiệpvụ chiết khấu các khoản phải thu của nhà xuất khẩu NHTM lớn tiến hành lậpcác công ty chuyên môn để thực hiện các nghiệp vụ này.
- NHTM cho vay ngắn hạn đối với mục đích tiêu dùng của cá nhân,doanh nghiệp.
Hình thức tín dụng này trở thành một trong những loại hình tín dụng tăngtrưởng nhanh nhất ở các nước có nền kinh tế phát triển Loại nghiệp vụ nàygiúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho các cá nhân và giúp các doanhnghiệp có các sản phẩm phục vụ quá trình sản xuất và kinh doanh của doanhnghiệp Hình thức này cũng gồm nhiều loại Ngân hàng có thể tài trợ cho kháchàng bằng tiền mặt, đúng như một khoản cho vay Ngân hàng cũng có thể chovay trả góp bằng cách thanh toán cho nhà cung cấp hàng hoá thay cho kháchhàng, và khách hàng trả nợ ngân hàng theo phương thức trả góp nhiều lần.
*NHTM cho vay ngắn hạn để tài trợ tài sản cố định
Các NHTM thường cho các doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn để tài trợcho tài sản lưu động Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, đối tượngtài trợ của cho vay ngắn hạn là tài sản cố định (máy móc, thiết bị, nhà xưởng).Trong trường hợp này, không thể nói đến sự phù hợp giữa thời hạn của nguồnhuy động và tài sản mà chỉ xét đến lí do tại sao khách hàng lại vay vốn ngắnhạn để tài trợ cho tài sản cố định Những lí do mà khách hàng vay vốn là thiếuvốn tạm thời, duy trì cơ cấu vốn hợp lý, sử dụng đòn bẩy tài chính Từ những
Trang 20lí do trên mà khách hàng có thể lựa chọn vay vốn ngắn hạn dể tài trợ cho tàisản cố định chứ không nhất thiết phải vay vốn trung và dài hạn.
Trong trường hợp doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn đầu tư cho máy móc,thiết bị mà doanh nghiệp vẫn có khả năng hoàn trả trong ngắn hạn, thì vayngắn hạn là giải pháp hiệu quả hơn so với vay vốn trung và dài hạn Vay ngắnhạn sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được lợi ích của việc sử dụng nợ, nhanhchóng có được khoản tiền cần thiết mà lại chịu chi phí vốn thấp hơn so vớicho vay trung và dài hạn.
Vay ngắn hạn còn có một ưu điểm lớn nữa là tính chất kịp thời với chiphí hợp lý, khi doanh nghiệp chưa đến kỳ thu nợ nhưng đang có nhu cầu sửdụng tiền Vay ngắn hạn có thủ tục đơn giản hơn vay trung và dài hạn, tiếtkiệm được thời gian cho doanh nghiệp trong khâu xét duyệt xin vay, khâu kýkết hợp đồng và quá trình giải ngân Như vậy, xin vay ngắn hạn trong trườnghợp này còn tiết kiệm được cả chi phí cơ hội, mà trong kinh doanh, tuy đây làchi phí không nhìn thấy, nhưng có thể quyết định đến thành công hay thất bạicủa doanh nghiệp.
Như vậy có thể nói cho vay ngắn hạn không chỉ là phương thức tài trợchủ yếu đối với tài sản lưu động, mà còn là một giải pháp hiệu quả trong việctài trợ tài sản cố định.
1.2.2 Các hình thức cho vay ngắn hạn chủ yếu1.2.2.1 Cho vay thấu chi
Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vayđược chi trội (vượt) trên số tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạnnhất định và trong một khoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi làhạn mức thấu chi.
Trang 21Để được thấu chi, khách hàng làm đơn xin ngân hàng hạn mức thấu chivà thời hạn thấu chi (có thể phải trả phí cam kết cho ngân hàng) Trong quátrình hoạt động, khách hàng có thể kí séc, lập uỷ nhiệm chi, mua thẻ… vượtquá số dư tiền gửi để chi trả (trong hạn mức thấu chi) Khi khách hàng có tiềnnhập về tài khoản tiền gửi, ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi.
Thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi của khách hàng không phù hợp về thờigian và quy mô Thời gian và số lượng thiếu có thể dự đoán dựa vào dự đoánngân quĩ song không chính xác Do vậy, hình thức cho vay này tạo điều kiệnthuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanh toán.
Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản.phần lớn là không có bảo đảm, có thể cấp cho cả doanh nghiệp lẫn cá nhânvài ngày trong tháng vài tháng trong năm dùng để chi lương, chi các khoảnphải nộp, mua hàng… Hình thức này nhìn chung chỉ sử dụng đối với cáckhách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kì thu nhập ngắn.
1.2.2.2 Cho vay trực tiếp từng lần
Cho vay trực tiếp từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến củangân hàng đối với khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không cóđiều kiện để được cấp hạn mức thấu chi Các khách hàng này sử dụng vốnchủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, haymở rộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng, tức là vốn từ ngân hàng chỉtham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kì sản xuất kinh doanh.
Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sửdụng vốn vay Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng và kí hợp đồng cho vay,xác định quy mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và cácđiều kiện bảo đảm nếu cần Mỗi món vay được tách biệt nhau thành các hồ sơkhác nhau.
Trang 22Số lượng cho vay = Nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh - Vốn chủ sởhữu tham gia – Các nguồn vốn khác tham gia
Theo từng kì hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng sẽ thu gốc và lãi Trongquá trình khách hàng sử dụng tiền vay, ngân hàng sẽ kiểm soát mục đích vàhiệu quả sử dụng, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, ngân hàng có thểthu hồi nợ trước hạn, hoặc chuyển nợ quá hạn Lãi suất có thể cố định hoặcthả nổi theo thời điểm tính lãi
Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản Ngân hàng có thể kiểmsoát từng món vay tách biệt Tiền cho vay dựa vào giá trị của tài sản đảm bảo.
1.2.2.3 Cho vay theo hạn mức
Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho kháchhàng hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kì hoặc cuối kì.Đó là số dư tính tại thời điểm tính.
Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhucầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng Ngân hàng ước lượng các hạnmức tín dụng đối với các doanh nghiệp căn cứ vào phương án sản xuất kinhdoanh và nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỉ lệ cho vay tối đa trên tổng giá trịtài sản đảm bảo, khả năng nguồn vốn của ngân hàng.
Trong kì, khách hàng có thể thực hiện vay trả nhiều lần, song dư nợkhông được vượt quá hạn mức tín dụng Một số trường hợp ngân hàng quyđịnh hạn mức cuối kì Dư nợ trong kì có thể lớn hơn hạn mức Tuy nhiên đếncuối kì, khách hàng phải trả nợ để giảm bớt dư nợ cuối kì không được vượtquá hạn mức.
Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay,nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoá hoặc dịch vụ và nêu yêu cầu
Trang 23vay Sau khi kỉêm tra tính chất hợp pháp và hợp lệ của chứng từ, ngân hàng sẽphát tiền cho khách hàng.
Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mượnthường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinhdoanh Trong nghiệp vụ này ngân hàng không ấn định trước ngày trả nợ Khikhách hàng có thu nhập, ngân hàng sẽ thu nợ, do đó tạo chủ động quản língân quỹ cho khách hàng Tuy nhiên do các lần vay không tách biệt thành cáckì hạn nợ cụ thể nên ngân hàng khó kiểm soát được hiệu quả của từng lầnvay Ngân hàng chỉ có thể phát hiện ra vấn đề khi khách hàng nộp báo cáo tàichính, hoặc dư nợ lâu không giảm sút.
1.2.2.4 Cho vay luân chuyển
Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển củahàng hoá Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn Ngân hàng có thể chovay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng Đầu năm hoặc quí,người vay phải làm đơn xin vay luân chuyển Ngân hàng và khách hàng thoảthuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấphàng hoá và khả năng tiêu thụ Hạn mức tín dụng có thể được thoả thuậntrong 1 năm hoặc vài năm Đây không phải là thời hạn hoàn trả mà là thời hạnngân hàng xem xét lại mối quan hệ với khách hàng và quyết định cho vay nữahay không tuỳ mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng cũng như tình hìnhtài chính của khách hàng.
Việc cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá nên cả ngân hàng lẫndoanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá để dự đoándòng ngân quĩ trong thời gian tới.
Trang 24Người vay cam kết các khoản vay sẽ được trả cho người bán và mọikhoản thu bán hàng đều dùng để trả vào tài khoản tiền vay trước khi đượctrích trích trả lại tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng.
Khi vay, khách hàng chỉ cần gửi đến ngân hàng các chứng từ hóa đơnnhập hàng và số tiền cần vay Ngân hàng cho vay và trả tiền cho người bán.Giá trị những hàng hoá mua vào là đối tượng được ngân hàng tài trợ và thunhập bán hàng đều là nguồn để chi trả cho ngân hàng Ngân hàng sẽ cho vaytheo tỷ lệ nhất định tuỳ theo khối lượng và chất lượng quan hệ nợ nần củangười vay.
Cho vay luân chuyển thường được áp dụng đối với các doanh nghiệpthương nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất có chu kì tiêu thụ ngắn ngày, cóquan hệ vay trả thường xuyên với ngân hàng.
Cho vay luân chuyển rất thuận tiện cho các khách hàng Thủ tục cho vaychỉ cần thực hiện 1 lần cho nhiều lần vay Khách hàng được đáp ứng nhu cầuvốn kịp thời, vì vậy việc thanh toán cho người cung cấp sẽ nhanh gọn.
1.3 Chất lượng cho vay ngắn hạn
1.3.1 Quan niệm về chất lượng cho vay ngắn hạn
Quan điểm về chất lượng cho vay cũng như chất lượng cho vay ngắn hạntrước đây chỉ được giới hạn trong phạm vi an toàn cho vay, phản ánh tổn thấtphát sinh từ những rủi ro cho vay Chất lượng cho vay ngắn hạn được coi làcao khi các khoản vay ngắn hạn không có tổn thất hoặc có tổn thất nhưng chỉtrong giới hạn nhất định, và ngược lại khi tổn thất là lớn thì chất lượng chovay ngắn hạn được coi là thấp Chính vì thế, khi nói đến khía cạnh nâng caochất lượng ngắn hạn cho vay thì người ta thường nghĩ ngay đến việc giảmnhững tổn thất trong quá trình cho vay ngắn hạn.
Trang 25Tuy nhiên, những chủ thể tham gia vào trong một món vay phải gồm haibên: một bên là bản thân ngân hàng –bên cấp vốn, bên còn lại là khách hàngvay vốn – bên sử dụng vốn, ngoài ra còn có cơ quan quản lý Nhà nước Chínhvì vậy, chất lượng cho vay phải được hiểu rộng hơn chứ không chỉ bó hẹptrong phạm vi xem xét tổn thất từ phía ngân hàng.
Một hoạt động cho vay được coi là có hiệu quả khi nó đáp ứng được cácmục tiêu của cho vay Mục tiêu của ngân hàng khi cho vay là: một mặt, tài trợvốn cho khách hàng một cách có hiệu quả, giúp khách hàng có vốn để thànhlập, duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh; mặt khác, xét cho vay là hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng, mục tiêu là thu hồi nợ và có lãi Hoạt độngcho vay có chất lượng phải đáp ứng được cả hai yêu cầu trên.
Đối với các chủ thể khác nhau thì quan niệm về chất lượng cho vay sẽkhác nhau Đối với NHTM, chất lượng cho vay thể hiện qua quy mô cho vay,việc đảm bảo các nguyên tắc an toàn trong cho vay, việc mang lại thu nhậpthông qua hoạt động cho vay… Còn đối với doanh nghiệp thì chất lượng chovay lại thể hiện qua khả năng đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời và đầy đủ, chi phívốn hợp lý, hiệu quả mang lại từ việc sử dụng vốn vay Đối với cơ quan quảnlý Nhà nước thì chất lượng cho vay được thể hiện trên hiệu quả của toàn bộnền kinh tế, tính ổn định của thị trường tài chính và hiệu quả hoạt động củacác doanh nghiệp.
Chất lượng cho vay là một khái niệm vừa mang tính cụ thể vừa mangtính trừu tượng Chúng ta có thể sử dụng một số công thức và chỉ số để cụ thểđể lượng hoá chất lượng cho vay, tuy nhiên đối với những mặt không thểlượng hoá được thì sẽ sử dụng các chỉ tiêu định tính.
Trang 261.3.2 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn1.3.2.1 Nhóm các chỉ tiêu định tính
Đây là nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn trên cơ sởpháp lý; việc tuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ; việc thực hiện theođúng cam kết trong hợp đồng cho vay.
- Trên cơ sở pháp lý, hoạt động cho vay ngắn hạn có chất lượng phải
chấp hành pháp luật của Nhà nước, cao nhất là Luật các tổ chức tín dụng, cácquy chế cho vay, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và ngân hàng Nhà nướcvà các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Trên cơ sở quy chế cho vay của NHTM, hoạt động cho vay ngắn hạn có
chất lượng luôn phải tuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay Từnhững đặc điểm riêng có của mình, hầu hết các ngân hàng đều nghiên cứu vàđưa ra các quy chế cho vay phù hợp nhất Cụ thể là các ngân hàng đưa ra cáckhái niệm, quy định, các quy trình và các hướng dẫn cụ thể dành cho các cánbộ ngân hàng Các quy định trong quy trình cho vay được áp dụng cụ thể chotừng trường hợp xin vay ở mỗi NHTM là nhằm thực hiện việc cho vay có chấtlượng Do vậy việc tuân thủ những quy trình là tiền đề của chất lượng chovay.
- Trên cơ sở hợp đồng cho vay, khi tiến hành hoạt động cho vay, ngân
hàng và khách hàng sẽ lập nên một hợp đồng tín dụng Trong hợp đồng tíndụng sẽ quy định chi tiết về các yếu tố quan trọng như thời hạn vay, mục đíchsử dụng, số tiền vay, phương thức trả nợ, trả lãi và được thể hiện ở dạngnhững cam kết Một khoản vay được coi là có chất lượng khi nó được thựchiện đúng những cam kết đã kí trong hợp đồng tín dụng Nếu một khoản vaymà ngay từ mục đích vay vốn khách hàng đã không tuân thủ theo đúng camkết thì khoản vay đó không được coi là có chất lượng Hoặc khoản vay mà
Trang 27không được hoàn trả đúng thời hạn, khách hàng khất lần nhiều lần thì cũngkhông đạt được chất lượng.
Các nhóm chỉ tiêu định tính trên đây đã có thể phản ánh một phần củachất lượng cho vay Đây là những chỉ tiêu gần như bắt buộc phải có để mộtkhoản cho vay được coi là có chất lượng Tuy vậy, muốn xem xét cụ thể, cẩnthẩn và toàn diện thì cần phải xét đến các chỉ tiêu định lượng.
1.3.2.2 Nhóm các chỉ tiêu định lượng
Nhóm các chỉ tiêu định lượng phản ánh mặt lượng của khoản cho vay,thông qua việc phân tích các chỉ tiêu về lượng, tính toán và so sánh các tỷ lệ.Nhóm các chỉ tiêu định lượng bao gồm:
a Chỉ tiêu về tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn
Mức tăng trưởng tuyệt đối dư nợ cho vay ngắn hạn = Dư nợ cho vayngắn hạn năm nay – Dư nợ cho vay ngắn hạn năm trước
Mức tăng trưởng tương đối dư nợ cho vay ngắn hạn = Mức tăng trưởngtuyệt đối dư nợ cho vay ngắn hạn/ Dư nợ cho vay ngắn hạn năm trước
Chỉ tiêu về tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn tuyệt đối và tương đốiphản ánh mức tăng trưởng trong hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng,thể hiện chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn xét về quy mô Mức tăngtrưởng dư nợ cho vay ngắn hạn cao và ổn định qua các năm thể hiện chấtlượng cho vay tốt và ngược lại.
b Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay ngắn hạn
Vòng quay vốn cho vay ngắn hạn = Doanh số thu nợ ngắn hạn / Dư nợcho vay ngắn hạn bình quân
Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay ngắn hạn phản ánh thực trạng sử dụngvốn ngắn hạn của ngân hàng Nó đề cập đến việc người vay có trả nợ thường
Trang 28xuyên, đúng kỳ hạn và nhanh chóng hay không Nếu các chỉ tiêu khác khôngthay đổi, vòng quay vốn ngắn hạn càng lớn chứng tỏ những tài sản (các khoảnvay) của ngân hàng có tính thanh khoản cao, khả năng sinh lợi tốt Vòng quayvốn cho vay lớn với mức dư nợ bình quân không đổi, doanh số trả nợ lớnchứng tỏ chất lượng cho vay cao hơn so với vòng quay nhỏ, doanh số trả nợthấp Tuy nhiên vòng quay vốn không phản ánh được nhiều thông tin vì vòngquay vốn này có mối tương quan chặt chẽ với vòng quay vốn của doanhnghiệp Nếu khách hàng là một doanh nghiệp thương mại và dịch vụ thì vòngquay vốn nhanh, do đó vòng quay vốn của NHTM cũng lớn Nếu khách hànglà doanh nghiệp sản xuất thì vòng quay vốn của các doanh nghiệp này sẽ nhỏ,dẫn đến vòng quay vốn của NHTM cũng nhỏ hơn.
Muốn xem xét một cách toàn diện, chỉ tiêu của năm nay cần phải đượcso sánh với chỉ tiêu này của những năm trước đó Khi xét trên mối quan hệ vềthời gian, ta có thể thấy chính xác tình hình qua các năm, qua đó có thể thấyđược chất lượng cho vay ngắn hạn qua các năm Đồng thời cũng có thể đánhgiá được hiệu quả của hoạt động cho vay ngắn hạn và các biện pháp giảm nợngắn hạn quá hạn, nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn.
Trang 29e Chỉ tiêu mức sinh lời của đồng vốn cho vay ngắn hạn
Mức sinh lời của đồng vốn cho vay ngắn hạn = Thu nhập từ cho vayngắn hạn / Dư nợ cho vay ngắn hạn bình quân * 100%
Thu nhập của các ngân hàng trong hệ thống các NHTM ở Việt Nam hiệnnay chủ yếu là từ các khoản cho vay, mà trong các khoản cho vay thì cáckhoản cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn Do vậy có thể nói rằngthu nhập từ việc cho vay ngắn hạn có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng Chỉ tiêu này đánh giá hoạt động cho vayngắn hạn ở khía cạnh là hoạt động kinh doanh của ngân hàng Chỉ tiêu nàyphản ánh mức lợi nhuận thu được trên một đồng vốn cho vay ngắn hạn Mứcsinh lợi cao cho thấy chứng tỏ hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng làcó hiệu quả.
Có thể xem xét một chỉ tiêu là tỷ lệ thu nhập
Tỷ lệ thu nhập từ cho vay ngắn hạn= Thu nhập từ cho vay ngắn hạn/Tổng thu nhập* 100%
Trang 30Từ tỷ lệ này, có thể biết được thu nhập từ cho vay ngắn hạn đóng gópbao nhiêu phần trăm vào thu nhập của ngân hàng Từ đó có thể xem xét vaitrò của hoạt động cho vay ngắn hạn và chất lượng của hoạt động cho vayngắn hạn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.3.3 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn củaNHTM
Để hiểu được sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạncủa NHTM, trước hết cấn hiểu rõ vai trò của cho vay ngắn hạn của NHTMđối với doanh nghiệp.
Trong quá trình phát triển của nền kinh tế đã hình thành nên những mốiquan hệ đi vay – cho vay giữa các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế Chovay ngắn hạn của ngân hàng đối với các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tếđã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của một đất nước Đây là nguồn vốnlớn của nền kinh tế Nguồn vốn vay ngắn hạn đã góp phần ổn định, duy trì vàmở rộng sản xuất đối với doanh nghiệp, nâng cao đời sống của các cá nhân, làcơ sở cho một nền kinh tế nói chung, đối với các doanh nghiệp và ngân hàngnói riêng Khi nói đến ngân hàng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp,điều quan trọng không phải là giá trị của các khoản vay mà phải là chất lượngcủa các khoản vay Chất lượng các khoản vay phản ánh chất lượng hoạt độngđầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thể hiện tính ổn định và khảnăng sinh lời của ngân hàng.
* Đối với nền kinh tế
NHTM là một trung gian tài chính quan trọng, là nơi tập trung, tích tụ vàphân bố đầu tư có hiệu quả trong nền kinh tế Cho vay là một hoạt động mangtính chất đầu tư cho nền kinh tế Thị trường chứng khoán, các quỹ đầu tư,công ty bảo hiểm, công ty tài chính là các tổ chức tài chính chủ yếu cung cấp
Trang 31nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế Và trách nhiệm chính cung cấpvốn ngắn hạn cho nền kinh tế thuộc về NHTM.
Quan hệ cho vay đã hình thành và phát triển trong nền kinh tế hàng hoá.Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, cho vay ngày càng trở nênquan trọng, nó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển và với nhu cầu vốnliên tục gia tăng của nền kinh tế đòi hỏi cho vay phải nâng cao chất lượng.Nâng cao chất lượng cho vay mà ở đây đề cập đến chất lượng cho vay ngắnhạn là cần thiết vì:
- Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn để đưa hoạt động cho vay thíchnghi đối với nền kinh tế thị trường, đáp ứng được nhu cầu gia tăng vốn khôngngừng của nền kinh tế.
- Đảm bảo chất lượng cho vay ngắn hạn sẽ đảm bảo vòng quay vốn chovay ở mức tính toán đảm bảo nguồn vốn sẵn sàng cho vay tại ngân hàng, tăngkhả năng cho vay của ngân hàng đối với nền kinh tế.
- Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn làm đồng vốn cho vay thực hiệnđược mục tiêu vay vốn của doanh nghiệp Từ đó, thúc đẩy hoạt động đầu tư,tích cực chuyển tiết kiệm thành đầu tư, huy động tối đa vốn trong dân cư chođầu tư phát triển Do đó sẽ giúp làm giảm lượng tiền thừa trong lưu thông,góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ.
- Qua việc cho vay có hiệu quả vào các công trình thuộc nhiều ngành,lĩnh vực, nền kinh tế đã có những thành tựu phát triển nhất định Nước tangày càng có uy tín trên trường quốc tế, cải thiện vị trí trong danh mục đầu tưcủa các nhà đầu tư nước ngoài.
- Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn để tăng khả năng cạnh tranhgiữa các ngân hàng Các ngân hàng muốn tăng năng lực cạnh tranh thì ngaytừ hoạt động cho vay, phải chú trọng nâng cao chất lượng Đồng thời, xu
Trang 32hướng cạnh tranh ngày nay còn là việc áp dụng và tiếp cận dần công nghệhiện đại của thế giới.
- Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn còn thúc đẩy sự hợp tác giữacác ngân hàng trong nền kinh tế Khi nhu cầu vốn trở nên quá lớn đối với khảnăng tài trợ của một ngân hàng, nhiều ngân hàng có thể cùng cho vay Sự hợptác này vừa là cách hỗ trợ vốn tốt nhất cho doanh nghiệp, vừa là sự hợp tác đểhạn chế rủi ro cho các ngân hàng Thị trường tài chính do vậy có mối liên hệchặt chẽ, thống nhất hơn.
* Đối với doanh nghiệp
- Cho vay ngắn hạn là nguồn bổ sung kịp thời cho các nhu cầu về vốnngắn hạn của doanh nghiệp Nguồn vốn này giúp các doanh nghiệp tiếp tụcquá trình sản xuất kinh doanh, hoặc giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn tạmthời về tài chính Trong nhiều trường hợp, vay vốn ngân hàng còn là giải pháptiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bắt kịpnhững cơ hội kinh doanh, tận dụng được thời cơ phát triển sản xuất.
- Cho vay ngắn hạn là động lực, yếu tố kích thích sản xuất, kinh doanhcủa doanh nghiệp Các điều kiện trong cho vay ngắn hạn tạo áp lực buộcdoanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả Khi doanh nghiệp vay vốn từ ngânhàng thì áp lực mà họ phải chịu là thời hạn trả tiền và khoản lãi sẽ phải trả,chính vì điều này nên các doanh nghiệp cố gắng quay vòng vốn nhanh và tìmkiếm cơ hội kinh doanh tốt nhất vì mục tiêu lợi nhuận
* Đối với sự tồn tại và phát triển của NHTM
- Chất lượng cho vay ngắn hạn làm tăng khả năng hoạt động của NHTMdo tạo được vòng quay vốn lớn, đảm bảo được nguồn vốn lớn luôn sẵn sàngđáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Trang 33- Chất lượng cho vay ngắn hạn còn có tác động đến hoạt động tạo nguồncủa ngân hàng Chất lượng cho vay tốt, vốn của khách hàng được sử dụnghiệu quả sẽ tạo ra hình ảnh tốt, tăng uy tín của ngân hàng, thu hút thêm đượcnhiều khách hàng, huy động vốn hiệu quả hơn.
- Chất lượng cho vay ngắn hạn làm gia tăng khả năng sinh lợi của cácsản phẩm, dịch vụ ngân hàng, giảm được sự chậm chễ, giảm chi phí nghiệpvụ, chi phí quản lí, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn Từ đó, cảithiện được tình hình tài chính, tăng thế cạnh tranh cho ngân hàng.
- Chất lượng cho vay tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của ngân hàng,bởi vì chất lượng cho vay cho phép ngân hàng có những khách hàng trungthành và đáng tin cậy Khi khách hàng có mối quan hệ tốt với ngân hàng, họcó xu hướng sử dụng nhiều hơn các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Họkhông chỉ gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích thanh toán mà có thể sửdụng dịch vụ khác như bao thanh toán, quản lí ngân quỹ… điều này tạo ranhững khoản lợi không thể lượng hoá hết được Thực tế đối với hầu hết cácngân hàng, doanh thu từ các khách hàng thường xuyên chiếm một tỉ lệ lớntrong tổng doanh thu của ngân hàng.
Cho vay ngắn hạn là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất và đemlại nguồn thu chủ yếu cho NHTM, đồng thời nó cũng có những ảnh hưởngkhông nhỏ đến các mặt hoạt động khác của ngân hàng Việc cho vay củaNHTM không chỉ có ảnh hưởng đến bản thân NHTM mà còn có ảnh hưởngđến các cá nhân và tổ chức khác trong xã hội Những tác động này vô cùnglớn và có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Do vậy việc nâng cao chấtlượng tín dụng nói chung và nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn nói riêngkhông những giúp ngân hàng kinh doanh có lợi, đáp ứng được tốt nhu cầu
Trang 34vốn của các doanh nghiệp và cá nhân, mà còn giúp nền kinh tế phát triểnthuận lợi.
Nâng cao chất lượng kinh doanh giúp ngân hàng tồn tại một cách vữngvàng, củng cố các mối quan hệ với các đối tác, tăng khả năng hoạt động vàđặc biệt là tăng khả năng cạnh tranh
Như vậy, việc nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn là cần thiết, kháchquan; trước hết vì sự tồn tại và phát triển của NHTM, đồng thời là vì sự pháttriển của nền kinh tế.
1.3.4 Các điều kiện để một khoản vay ngắn hạn có chất lượng
Hoạt động cho vay ngắn hạn diễn ra giữa hai chủ thể là NHTM và kháchhàng Đồng thời việc cho vay nằm trong một môi trường lớn hơn, đó là nhữngđiều kiện của nền kinh tế Do vậy, để có một khoản vay tốt cần phải có nhữngđiều kiện thuận lợi từ các bên có liên quan.
1.3.4.1 Các điều kiện về phía NHTM
- Năng lực thẩm định cho vay
Trong quy trình tín dụng của các ngân hàng, thẩm định cho vay là khâuquan trọng Thẩm định là việc đánh giá, thẩm tra, dự đoán về độ chính xác, antoàn và hiệu quả của một hợp đồng tín dụng Kết quả của quá trình thẩm địnhsẽ dùng để quyết định xem có thực hiện món vay hay không Mặc dù khôngthể tránh được tất cả các sai sót, nhưng làm tốt khâu này sẽ tạo tiền đề choviệc thu hồi đủ cả vốn và lãi một cách đầy đủ, đúng hạn Quá trình thẩm địnhkhông chỉ đòi hỏi việc tuân thủ nghiêm ngặt về hồ sơ và an toàn thông tin màcòn yêu cầu trình độ chuyên môn và sự phán đoán linh hoạt của cán bộ Đốivới cho vay ngắn hạn, do tính đặc thù là “thường xuyên” và “kịp thời” nên
Trang 35khâu thẩm định cũng đòi hỏi phải nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu vốn củakhách hàng, đồng thời phải đảm bảo chính xác và an toàn.
- Chất lượng cán bộ tín dụng
Trong tất cả các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế, con người luôn đóngvai trò quan trọng nhất, chính vì thế, để nâng cao chất lượng cho vay ngắnhạn, con người là yếu tố trung tâm Nền kinh tế ngày càng phát triển, cácngành và lĩnh vực do đó cũng ngày càng phức tạp và yếu tố chất xám ngàycàng tăng Ngành ngân hàng là một ngành đặc biệt trong nền kinh tế, nơi màcác công nghệ hiện đại nhất được ứng dụng Tính phức tạp và tinh vi trongviệc xử lý các nghiệp vụ đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có đủ trình độ chuyênmôn, phẩm chất đạo đức Trình độ cán bộ tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đếnchất lượng cho vay, trước hết là trong công tác thẩm định, phân tích tín dụng,quản lý tín dụng Mặt khác, khách hàng của ngân hàng ngày càng phong phú,hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau Do đó, cán bộ tín dụng cũng phảicó trình độ, hiểu biết nhiều lĩnh vực để có thể đánh giá được khách hàng vàdự án xin vay.
- Thông tin tín dụng
Vấn đề thông tin là một vấn đề nhạy cảm và có tính quyết định đến thànhcông hay thất bại của hoạt động kinh doanh NHTM hoạt động trong một lĩnhvực rất nhạy cảm với những thay đổi của nền kinh tế và mang tính rủi ro cao.Do vậy, thông tin đối với ngân hàng là vô cùng quan trọng Trong quá trìnhhoạt động của mình, ngân hàng không thể có được tất cả những thông tin cầnthiết: về khách hàng, quan hệ tín dụng của khách hàng với những tổ chức tíndụng khác, tài sản đảm bảo, những mối quan hệ khác của khách hàng, tìnhhình sản xuất kinh doanh của khách hàng… Mọi thông tin đều có ảnh hưởngđến quyết định của cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định cho vay Việc
Trang 36thiếu thông tin tạo ra những rủi ro lớn cho ngân hàng, tạo ra rủi ro lựa chọnđối nghịch Do đó, ngân hàng nào càng nắm được nhiều thông tin chính xácsẽ càng có lợi thế trong cạnh tranh.
- Kiểm soát nội bộ
Trong quá trình hoạt động của ngân hàng, không thể tránh khỏi việc xẩyra những rủi ro do yếu tố chủ quan hoặc khách quan Nếu các cán bộ ngânhàng không nắm vững hay không tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc cho vay thìcó thể sẽ dẫn đến tổn thất trong cho vay Công tác kiểm soát nội bộ là cầnthiết để điều chỉnh các cán bộ tín dụng thực hiện đúng pháp luật, cơ chế chovay, đồng thời phát hiện nhanh chóng sai sót, lệch lạc trong hoạt động tíndụng, tìm được giải pháp khắc phục kịp thời.
1.3.4.2 Các điều kiện về phía doanh nghiệp
Khi việc cho vay chưa diễn ra thì vai trò của cán bộ tín dụng là vô cùngquan trọng Tuy vậy, khi khoản cho vay đã diễn ra, doanh nghiệp đã vay đượctiền từ ngân hàng và trực tiếp sử dụng vốn vay thì doanh nghiệp chính làngười có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của món vay Việc doanhnghiệp có đủ các điều kiện được vay hay không, sử dụng vốn vay như thếnào, khả năng trả nợ cho ngân hàng ra sao… đều quyết định đến chất lượngcho vay.
- Phương án xin vay
Phương án sản xuất kinh doanh tốt sẽ đem lại hiệu quả cho món vay.Một phương án tốt sẽ sử dụng tốt nguồn vốn vay, đem lại lợi nhuận chodoanh nghiệp, dòng tiền và kết quả kinh doanh sẽ đủ để trả đủ vốn và lãi củakhoản vay.
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Trang 37Khi xem xét hồ sơ khách hàng, hầu hết chỉ những khách hàng có tìnhhình kinh doanh tốt, những chỉ tiêu tài chính có hiệu quả thì mới được xemxét để cho vay Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện trước hếtqua bảng tổng kết tài sản: quy mô tài sản (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chứngkhoán có giá, các khoản phải thu, dự trữ, tài sản cố định…), quy mô và cơ cấunguồn vốn (các khoản nợ phải trả, vay ngân hàng, nợ quá hạn, các chủ nợ, giátrị của các khoản nợ, thứ tự ưu tiên thanh toán nợ ) Tiếp đến cần phải xemxét đến báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ: luồng tiền,các tỷ lệ tài chính như: nhóm tỷ lệ thanh khoản, nhóm tỷ lệ sinh lời, nhóm tỷlệ rủi ro và nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn, tài sản đảm bảo Nếu tình hình tài chínhcủa khách hàng tốt, đáp ứng được những yêu cầu của ngân hàng, khoản vaysẽ ít rủi ro hơn Khi rủi ro được giảm thiểu thì chất lượng cho vay được nângcao Tuy nhiên, có một vài trường hợp đặc biệt, đối với các doanh nghiệp vừahoạt động chưa quá 3 năm, vẫn có thể xem xét điều kiện cho vay, nớ lỏng hơntheo quy định.
- Năng lực điều hành, quản lý và đạo đức kinh doanh của chủ doanhnghiệp
Một trong những yêu cầu quan trọng khi xem xét cho vay khách hàng làviệc cán bộ tín dụng gặp gỡ trực tiếp và đàm phán với chủ doanh nghiệp.Thông qua quá trình gặp gỡ và trao đổi này thì cán bộ tín dụng có thể hiểuthêm nhiều về đối tượng cho vay, về kinh nghiệm, về kiến thức, về ý thức vàquyết tâm kinh doanh Đây mặc dù là một yếu tố phi tài chính nhưng lại vôcùng quan trọng thuộc về doanh nghiệp và có ảnh hưởng đến chất lượng tíndụng Khi chủ doanh nghiệp có trình độ chuyên môn cao, năng lực lãnh đạotốt thì ngay ở khâu đầu tiên là lập phương án kinh doanh cũng đã thể hiện khảnăng thành công của phương án, khả năng sử dụng vốn vay từ ngân hàng mộtcách hiệu quả Nếu ngược lại, nếu như chủ doanh nghiệp không có đủ trình độ
Trang 38quản lý và kinh nghiệm cần thiết thì khoản vay không phát huy được tácdụng, không đảm bảo được chất lượng cho vay và kết quả xấu nhất là ngânhàng mất vốn Bên cạnh việc xem xét về trình độ chuyên môn của kháchhàng, cán bộ tín dụng cũng phải đánh giá khách hàng trên khía cạnh đạo đức.Tính trung thực, mức độ thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụnglà điều kiện tiên quyết để đảm bảo khoản vay có hiệu quả.
1.3.4.3 Các điều kiện khác
Mọi hoạt động của doanh nghiệp không thể tách rời khỏi những biếnđộng của thị trường Bất cứ sự thay đổi nào trên thị trường như tình hình lạmphát, tăng trưởng hay suy thoái, mức thuế, giá cả thị trường… đều có ảnhhưởng đến khách hàng của doanh nghiệp, doanh số bán hàng, tình hình tiêuthụ, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận… Khi nền kinh tế tăngtrưởng thì mọi yếu tố của thị trường đều thuận lợi đối với việc đầu tư mới,nhu cầu tăng, mức giá tăng sẽ tạo điều kiện tốt cho việc kinh doanh của doanhnghiệp Ngược lại khi nền kinh tế bị giảm phát hoặc mức lạm phát quá cao(lạm phát hai con số) thì chi phí sản xuất, chi phí nhân công tăng quá cao,khiến cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp không thuận lợi Do vậy,có thể nhận thấy rằng khi nền kinh tế tăng trưởng tốt thì dư nợ tín dụng của hệthống ngân hàng thường cao hơn rất nhiều so với những thời điểm nền kinh tếkhông thuận lợi Một nền kinh tế ổn định là điều kiện cần thiết để các doanhnghiệp có thể kinh doanh tốt, ngân hàng cũng có thể mở rộng cho vay và thulợi nhuận cao, đảm bảo chất lượng cho vay.
Trang 39Trong thời gian hoạt động từ năm 1988 tới 1996, ngân hàng đã mở rộngmạng lưới hoạt động, từ 2 chi nhánh năm 1988 lên tới 5 chi nhánh năm 1996với cơ cấu tổ chức ngày càng được chuyên môn hóa, hoạt động liên tục đạthiệu quả cao Bắt đầu từ năm 1997, sau khi tỉnh Vĩnh Phú tách ra thành 2 tỉnhlà tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ, NHCT Vĩnh Phú cũng được tách ra thànhNHCT Vĩnh Phúc và NHCT Phú Thọ Từ thời điểm này NHCT Phú Thọ hoạtđộng độc lập với 4 chi nhánh: Hội sở NHCT tỉnh đặt tại thành phố Việt Trì,chi nhánh NHCT thị xã Phú Thọ, chi nhánh NHCT Đền Hùng, chi nhánhNam Việt Trì cùng với các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm đặt khắp nơi trênđịa bàn tỉnh nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động và thu hút khách hàng.
Năm 2005, theo chỉ thị của NHCT Việt Nam, NHCT tỉnh Phú Thọ đãthực hiện phân cấp lại, lúc này chi nhánh thị xã Phú Thọ, chi nhánh Đền Hùngvà chi nhánh Nam Việt Trì hoạt động độc lập với Hội sở NHCT tỉnh, còn Hội
Trang 40sở NHCT tỉnh chính thức đổi thành NHCT Phú Thọ, tự hạch toán và chịutrách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình
Năm 2006, theo chủ trương hiện đại hóa ngân hàng của NHCT ViệtNam, chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ đã thực hiện việc nâng cấp các chinhánh trực thuộc thành chi nhánh cấp 1 (chi nhánh NHCT Đền Hùng - tháng1/2006, chi nhánh NHCT Nam Việt Trì - tháng 3/2006, chi nhánh NHCT thịxã Phú Thọ - tháng 7/2006).
Cho tới nay, chi nhánh NHCT Phú Thọ đã triển khai ứng dụng có hiệuquả rất nhiều dịch vụ ngân hàng theo hướng kinh doanh đa năng, điển hình là:dịch vụ thanh toán trong nước qua hệ thống máy vi tính với chương trìnhthanh toán hiện đại kết nối Internet, dịch vụ thanh toán kiều hối, dịch vụ thanhtoán quốc tế qua mạng SWIFT, dịch vụ mua bán ngoại tệ, chăm sóc và tư vấnkhách hàng
Công nghệ của ngân hàng đã có sự đổi mới, ngày càng hiện đại, đáp ứngđược yêu cầu kinh doanh trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển Hiệnnay, công nghệ tin học đã được ứng dụng vào tất cả các lĩnh vực hoạt độngcủa chi nhánh như: thanh toán, hạch toán, kế toán, quản lý hoạt động cho vay,nhận tiền gửi của khách hàng, thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro, quảnlý nhân sự, tổ chức hành chính Ngoài ra, hệ thống máy rút tiền tự đôngATM cũng được lắp đặt tại nhiều địa điểm, đặc biệt tại thành phố, thị xã,những nơi tập trung nhiều dân cư sinh sống.
Ngân hàng luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất, nâng cao nănglực cho cán bộ, nhân viên làm việc tại chi nhánh để phát huy tối đa hiệu quảhoạt động của chi nhánh, giúp chi nhánh có thể tự tin vào sự phát triển mạnhmẽ của mình trong tương lai.