Phê phán lý tính thuần túy – phần 2

364 637 0
Phê phán lý tính thuần túy – phần 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phê phán lý tính thuần túy – phần 2

274 PHÂN TÍCH PHÁP SIÊU NGHIỆM QUYỂN II o0o PHÂN TÍCH PHÁP CÁC NGUYÊN TẮC Môn Lô-gíc học phổ biến xây dựng trên sơ đồ tương ứng hoàn toàn chính xác với sự phân chia các quan năng nhận thức cao cấp. Đó là: giác tính, năng lực phán đoán (Urteilskraft) và tính. Vì vậy, trong Phân tích pháp của nó, học thuyết ấy nghiên cứu lần lượt về khái niệm, phán đoán và suy luận tương ứng với các chức năng và trình tự của các quan năng trên của tâm thức mà người ta hiểu dưới tên gọi quen thuộc là giác tính nói chung. [Xem: Chú giải dẫn nhập: mục 8.2.1, chú thích 2]. B170 Vì lẽ môn Lô-gic đơn thuần hình thức nói trên trừu tượng hóa khỏi mọi nội dung của nhận thức (bất kể thuần túy hay thường nghiệm) và chỉ nghiên cứu mô thức của tư duy nói chung thôi (tức của nhận thức suy lý), nên qua Phân tích pháp, nó có thể cung cấp cho tính một bộ chuẩn tắc (Kanon). | Mô thức của tư duy có những quy luật hoàn toàn có thể được phát hiện một cách tiên nghiệm, nhưng ở đây Lô-gic học hình thức không xem xét bản tính đặc thù của nhận thức được sử dụng này; nó chỉ làm việc giản dò là phân tích những hành vi của tính ra thành từng thành tố (Momente) thôi. Môn Lô-gic học siêu nghiệm không bắt chước lối phân chia này được vì nó tự giới hạn trong một nội dung nhất đònh, đó là khảo sát các nhận thức thuần túy tiên nghiệm. Nó cũng sẽ cho thấy rằng: việc sử dụng tính một cách siêu nghiệm sẽ không có giá trò khách quan, tức không thuộc về môn Lô-gic của chân lý, tức Phân tích pháp mà là môn Lô-gic của ảo tượng chiếm một vò trí riêng biệt trong hệ thống luận dưới tên gọi là Biện chứng pháp siêu nghiệm. B171 Trong môn Lô-gic học siêu nghiệm, giác tính và năng lực phán đoán mang lại một bộ Chuẩn tắc cho việc sử dụng chúng một cách đúng đắn, có giá trò khách quan, và bộ Chuẩn tắc này thuộc về phần Phân tích pháp. Chỉ duy có tính trong nỗ lực liều lónh muốn đạt đến những phát biểu tiên nghiệm về các đối tượng và mở rộng nhận thức vượt khỏi ranh giới của kinh nghiệm khả hữu mới hoàn toàn mang tính biện chứng, do đó những điều khẳng đònh đầy ảo tưởng của nó không thể trở thành một bộ Chuẩn tắc như phần Phân tích pháp được. Phần Phân tích pháp các nguyên tắc dưới đây chính là bộ Chuẩn tắc 275 dành cho năng lực phán đoán để hướng dẫn nó áp dụng các khái niệm của giác tính - chứa đựng điều kiện tiên nghiệm cho các nguyên tắc ấy - vào những hiện tượng. Vì do đó, tuy chủ đề thực sự được trình bày dưới đây là những nguyên tắc của giác tính, nhưng tôi xin gọi là Học thuyết về năng lực phán đoán để chỉ rõ hơn về công việc áp dụng này. 276 DẪN NHẬP VỀ NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN SIÊU NGHIỆM NÓI CHUNG B172 B173 Nếu giác tính nói khái quát [xem Chú giải dẫn nhập: 9.1.1] được đònh nghóa là quan năng đề ra những quy luật, thì năng lực phán đoán (Urteilskraft) là quan năng thâu gồm (subsumieren) sự vật vào trong những quy luật ấy, nghóa là phân biệt sự vật nào là phục tùng vào quy luật nào (Latin: casus datae legis), còn sự vật nào không. Lô-gic học phổ biến không mang lại và cũng không thể mang lại cho năng lực phán đoán những hướng dẫn như vậy, do là vì nó trừu tượng hóa mọi nội dung của nhận thức và không còn làm việc gì khác hơn là tháo rời - bằng phương pháp phân tích - hình thức đơn thuần của nhận thức ra thành những khái niệm, phán đoán và suy luận, qua đó hình thành những quy luật hình thức cho việc sử dụng giác tính. Bây giờ nếu môn Lô-gic hình thức muốn hướng dẫn ta làm thế nào để thâu gồm các sự vật vào các quy luật này, tức phân biệt cái gì là thuộc về quy luật và cái gì không, nó chỉ làm được điều ấy bằng một quy luật khác nữa. Quy luật này, - vì là quy luật -, lại đòi hỏi một sự hướng dẫn có nguồn gốc từ năng lực phán đoán. | Thế nhưng, điều rõ ràng là chỉ có giác tính mới có khả năng hướng dẫn và trang bò bằng những quy luật, còn năng lực phán đoán là một năng khiếu đặc biệt do tập luyện mà thành thạo chứ không thể truyền dạy được. Đặc điểm riêng có của năng lực này gọi là "từ lòng mẹ sinh ra", và nếu thiếu, không một trường học nào có thể bù đắp được. | Với những đầu óc bò hạn chế về kiến thức, giáo dục có thể cung cấp và tăng cường bằng những quy luật vay mượn từ các đầu óc khác, nhưng việc áp dụng những quy luật ấy sao cho đúng đắn là việc riêng của bản thân người học trò, và không có quy luật nào có thể giúp được anh ta tránh sai lầm, nếu thiếu thiên khiếu là năng lực phán đoán (1) . Cho nên, một vò thầy thuốc, quan tòa hay viên chức nhà nước có thể có trong đầu rất nhiều quy luật hay ho về bệnh học, luật học hay chính trò, thậm chí đạt trình độ bậc thầy trong các lãnh vực chuyên môn trên, thế nhưng khi vận dụng những quy luật học được ấy, họ vẫn có thể vấp phải sai phạm mà do là: - hoặc thiếu óc phán đoán thiên phú (chứ không phải thiếu giác tính), tức chỉ hiểu những quy luật một cách tổng quát và trừu tượng (in abstracto) và không phán đoán nỗi trường hợp riêng biệt, cụ thể này (in concreto) có thuộc về quy luật tổng quát kia không; - hoặc năng lực phán đoán của họ chưa được thực tập đầy đủ bằng các trường hợp điển hình trong thực tiễn. Các trường hợp điển hình có ích lợi to lớn và duy nhất (1) Thiếu óc phán đoán thường gọi là sự ngu muội, và ta không thể tìm phương thuốc chữa trò. Một người dốt nát hoặc trí tuệ cạn hẹp, tức chỉ thiếu một trình độ nào đó về giác tính, có thể nhờ giáo dục bổ cứu, và có khi lại trở thành người uyên bác. Nhưng do lao động trí óc mà thiếu óc phán đoán nên không lạ khi có những người rất có học thức nhưng lại vận dụng sở học một cách sai lầm. 277 B174 là mài sắc óc phán đoán. Bởi vì, đối với tính đúng đắn và sự chính xác của nhận thức giác tính, các ví dụ điển hình thường có thể vi phạm ít nhiều vì hiếm khi chúng thỏa ứng trọn vẹn (adäquat) điều kiện của quy luật [giác tính] (vì đây là một casus in terminis - trường hợp cụ thể, cá biệt -). | Thêm vào đó, chúng thường làm yếu đi các nỗ lực của giác tính vốn nhìn những quy luật trong tính phổ biến, độc lập với các hoàn cảnh đặc thù của kinh nghiệm, dựa theo tính đầy đủ của quy luật, nên các trường hợp điển hình quen sử dụng những quy luật như những công thức [tiện dụng] hơn là những nguyên tắc [cứng đờ]. Vì thế, các ví dụ điển hình chính là chiếc xe tập đi không bao giờ có thể thiếu cho những ai thiếu năng khiếu tự nhiên là óc phán đoán. Nếu môn Lô-gic phổ biến, như đã nói, không thể mang lại những quy luật hướng dẫn cho óc phán đoán, thì môn Lô-gic học siêu nghiệm lại hoàn toàn khác, thậm chí có thể nói, nhiệm vụ thực sự của Lô-gic học siêu nghiệm là mang lại những quy luật nhất đònh để điều chỉnh và đảm bảo vững chắc năng lực phán đoán trong việc sử dụng giác tính thuần túy. Thật vậy, với tư cách học thuyết, tức nỗ lực mở rộng phạm vi của giác tính trong lãnh vực các nhận thức thuần túy tiên nghiệm, triết học có vẻ không cần thiết, thậm chí vô dụng vì mọi thử nghiệm cho đến nay đều không mang lại được gì; nhưng với tư cách là sự phê phán nhằm ngăn ngừa những bước lầm lỡ của năng lực phán đoán (lapsus judicii) trong việc sử dụng những phạm trù ít ỏi mà ta có, thì triết học - với tất cả sự sâu sắc và sắc bén - lại rất cần thiết, tuy sự ích lợi của nó trong trường hợp này chỉ mang tính phủ đònh, [tiêu cực] thôi. B175 Song, triết học siêu nghiệm có đặc điểm riêng biệt này: ngoài [việc đề ra] quy tắc (Regel) (hay đúng hơn là [đề ra] điều kiện chung cho những quy tắc) vốn được mang lại trong khái niệm thuần túy của giác tính, nó đồng thời có thể chỉ ra một cách tiên nghiệm các quy tắc ấy phải được áp dụng trong trường hợp nào. Ưu thế mà triết học siêu nghiệm có được trong việc này so với các khoa học khác (ngoại trừ toán học) là do nguyên nhân sau: nó [chỉ] nghiên cứu các khái niệm [tức phạm trù] liên hệ với đối tượng của chúng một cách tiên nghiệm, do đó, tính giá trò khách quan của các khái niệm này không thể được chứng minh bằng cách hậu nghiệm, bởi bằng cách hậu nghiệm, phẩm cách nói trên của chúng sẽ vẫn hoàn toàn không được xét đến, trái lại, nó phải đồng thời trình bày những điều kiện để những đối tượng có thể được mang lại phù hợp với các khái niệm ấy thể hiện trong những dấu hiệu (Kennzeichen) [tức các niệm thức siêu nghiệm] tổng quát nhưng đầy đủ, vì nếu không thế, các khái niệm của giác tính sẽ không có nội dung, do đó chỉ là các mô thức lôgíc đơn thuần chứ không phải các khái niệm thuần túy của giác tính. Học thuyết siêu nghiệm về năng lực phán đoán trình bày sau đây sẽ gồm hai chương: chương I bàn về điều kiện cảm tính như là điều kiện duy 278 nhất để có thể áp dụng các khái niệm thuần túy của giác tính, tức là về Thuyết niệm thức (Schematismus) của giác tính thuần túy; Chương II bàn về các phán đoán tổng hợp bắt nguồn một cách tiên nghiệm từ các khái niệm của giác tính theo các điều kiện trên [tức theo các niệm thức siêu nghiệm], làm nền tảng cho mọi nhận thức tiên nghiệm khác còn lại, đó là về: các Nguyên tắc của giác tính thuần túy. 279 CHÚ GIẢI DẪN NHẬP 9. PHÂN TÍCH PHÁP CÁC NGUYÊN TẮC: (B169-B349) Kết thúc phần diễn dòch siêu nghiệm các phạm trù, ta cảm tưởng công việc nghiên cứu các quan năng nhận thức của Kant đã hoàn tất; khả thể của đối tượng khách quan và của kinh nghiệm - tức của những phán đoán tổng hợp tiên nghiệm, vấn đề chính của Kant - đã được giải đáp. Thật thế, sự nối kết cái đa tạp của trực quan bằng những khái niệm cho phép mang lại những phán đoán tổng hợp; còn sự nối kết bằng các khái niệm thuần túy (phạm trù) hình thành các phán đoán tổng hợp tiên nghiệm. Phân tích pháp siêu nghiệm như là Lô-gíc học về chân cơ bản đã xong. Vấn đề kế tiếp là có thể đi ngay vào Biện chứng pháp siêu nghiệm bàn về sự sử dụng “bất hợp pháp” các phạm trù, gây nên các ảo tượng siêu nghiệm. Nhưng, không phải như vậy. Kant viết thêm “quyển 2” gần 200 trang gọi là “Phân tích pháp các nguyên tắc”, gồm Thuyết niệm thức (Schematismus) nổi tiếng khó hiểu và một loạt các “Nguyên tắc” khá khô khan. Vì sao? Theo Kant, cảm năng và giác tính tự chúng vẫn chưa đủ để mang lại nhận thức. Là các bộ phận chính yếu của chiếc xe, nhưng chúng vẫn cần có thêm động cơ và xăng nhớt mới chạy được! Như ta đã nhắc qua trước đây, bây giờ là lúc Kant giới thiệu một quan năng thứ ba: NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN làm vai trò của “động cơ nổ” (từ đâu giác tính biết phải sử dụng phạm trù nào trong số 12 phạm trù vào chất liệu thô của trực quan?) với “xăng nhớt” là một loại biểu tượng hoàn toàn mới mẻ: những niệm thức (Schemata), sản phẩm của một quan năng thứ tư khác nữa: NĂNG LỰC TƯỞNG TƯNG (B179). Do đó, trong phần này, trước hết Kant tìm hiểu “xăng nhớt”, tức những niệm thức tương ứng với các phạm trù, và việc giác tính sử dụng những niệm thức ấy (= thuyết niệm thức: Schematismus) rồi sau đó rút ra những phán đoán tổng hợp tiên nghiệm cơ bản nhất từ các phạm trù - nay đã có đầy đủ “xăng nhớt” nhờ các niệm thức - : đó là các nguyên tắc của giác tính thuần túy, làm nền tảng cho mọi nguyên tắc của các ngành khoa học. Phần “Phân tích pháp các nguyên tắc” này đặc biệt gây nên nhiều lúng túng và bất đồng nghiêm trọng giữa các nhà chú giải. Một bên cho rằng nó là thừa (Prichard, Smith, Warnock…) (1) hoặc quá tối tăm, rối rắm (Jacobi, Schopenhauer và mới đây là Walsh). Theo họ, nếu chính Kant xem phần này là quan trọng và cần thiết (xem Prolegomena §34) thì ông tự mâu thuẫn: cảm năng và giác (1) Ở đây chúng tôi chỉ nêu tên một số tác giả tiêu biểu. Các tác phẩm liên quan trong thư mục tham khảo. 280 tính tự chúng đã gắn chặt với nhau và chỉ được tạm thời phân biệt bằng phản tư siêu nghiệm, nay tại sao lại cô lập chúng lại để cần thêm một “cái thứ ba” làm khớp nối? Một bên khác cho rằng phần này, nhất là thuyết niệm thức, là rất sâu sắc (Heidegger, Allison, Grason) vì nó khai quang các chiều kích sâu thẳm của tâm thức con người, hoặc là quá tài tình (Paton, Gerhard Seel) khiến cho chính phần diễn dòch siêu nghiệm các phạm trù trước đây mới trở thành thừa. Lại có ý kiến cho rằng chính thuyết niệm thức mở đường cho thuyết duy tâm tuyệt đối sau này của Fichte, Hegel, đi ngược lại lập trường cơ bản của Kant (Daval). Thật ra, vấn đề đặt ra trong phần Dẫn nhập (Năng lực phán đoán siêu nghiệm, B172- 175) và nhất là trong Chương I (Thuyết niệm thức, B178-187) là rất quan trọng đối với Kant, vì nó nhằm chứng minh các phạm trù quan hệ với trực quan như thế nào, cũng như làm thế nào để những trực quan được “thâu gồm” vào dưới các phạm trù. Không có phần chứng minh này thì kết quả của diễn dòch siêu nghiệm sẽ lỏng lẻo và khả thể của nhận thức thường nghiệm vẫn còn đáng ngờ. Đáng ngạc nhiên là: sự trình bày của Kant có phần không tương xứng với tầm quan trọng của vấn đề. Phần này được ông viết quá ngắn gọn, dùng nhiều thuật ngữ tối tăm, đa nghóa, thậm chí mâu thuẫn và không hề được sửa chữa, bổ sung trong lần tái bản thứ hai. Điều này không khỏi cho thấy bản thân ông còn lúng túng trong cách giải, bởi vấn đề quá khó khăn như chính ông thú nhận (B180). 9.1 NHIỆM VỤ CỦA QUYỂN II: Trước hết cần xác đònh vò trí và chức năng của Quyển II (Phân tích pháp các Nguyên tắc) thuộc Phân tích pháp siêu nghiệm trong toàn bộ môn Lô-gíc học siêu nghiệm. Ở đây, Kant dùng phương pháp quen thuộc là phân chia các nghiên cứu siêu nghiệm tương ứng với cấu trúc của các quan năng nhận thức thuộc “tâm thức” (das Gemüt) con người. Ta đã biết (xem: 8.2.1. Chú thích 1) quan năng nhận thức cao cấp (“giác tính” hay “lý trí” nói chung - der Verstand überhaupt) bao gồm “giác tính” (der Verstand; theo nghóa hẹp: quan năng của khái niệm), năng lực phán đoán (Urteilskraft) và tính (Vernunft; nghóa hẹp: quan năng suy luận). Vì thế, môn Lô-gíc học phổ biến (Lô-gíc học hình thức) chia ra làm các học thuyết (Doktrin) về khái niệm, phán đoán và suy luận. Lô-gíc học siêu nghiệm lẽ ra cũng sẽ được phân chia tương tự như thế. Song, vì việc sử dụng tính một cách siêu nghiệm “không có giá trò khách quan” (B170), nên học thuyết về các suy luận của tính thuần túy - trong việc sử dụng siêu nghiệm - không thể thuộc về “Lô-gíc học của chân lý” được (B86). Do đó, Phân tích pháp siêu nghiệm (tức “Lô-gíc học của chân lý”) có nhiệm vụ đề ra một “bộ chuẩn tắc (ein Kanon) cho việc sử dụng các quan năng nhận thức cao cấp một cách có giá trò khách quan, tức một cách đúng đắn” 281 (B170) sẽ chỉ bao gồm hai phần, đó là: học thuyết về các khái niệm thuần túy (phạm trù) và học thuyết về các phán đoán thuần túy. Các phán đoán thuần túy này sẽ được Kant gọi là “các Nguyên tắc của giác tính”. Như thế, quyển I đã trình bày học thuyết về giác tính thuần túy và quyển II này sẽ trình bày học thuyết về năng lực phán đoán thuần túy. Ngược lại, quan năng thứ ba, - tính - , không mang lại được một Bộ chuẩn tắc để điều chỉnh việc sử dụng giác tính đúng đắn mà chỉ sẽ là một sự phê phán đối với việc sử dụng “siêu nghiệm”, “không có giá trò khách quan” và sẽ được gọi là phần Biện chứng pháp siêu nghiệm. Sự phân biệt về mặt “kiến trúc hình thức” (formale Architektonik) này của Lô-gíc học siêu nghiệm gắn liền với nội dung tất yếu của một môn Phân tích pháp siêu nghiệm về năng lực phán đoán. Ở phần trước, Phân tích pháp siêu nghiệm về giác tính đã cho thấy danh mục các khái niệm thuần túy của giác tính và chứng minh (diễn dòch siêu nghiệm) rằng nếu không có các khái niệm (phạm trù) ấy thì nhận thức về những đối tượng của kinh nghiệm sẽ không thể có được. Nhiệm vụ bây giờ là chứng minh nhận thức về những đối tượng của kinh nghiệm có được như thế nào thông qua các khái niệm thuần túy ấy của giác tính. Để dễ hình dung, ta có sơ đồ sau: 282 BA QUAN NĂNG NHẬN THỨC CAO CẤP a. GIÁC TÍNH b. NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN c. TÍNH - Lô-gíc học phổ biến (lô-gíc hình thức) nghiên cứu: a.1 Khái niệm (thường nghiệm) b.1 phán đoán (thường nghiệm) c.1 suy luận (thường nghiệm) - Lô-gíc học siêu nghiệm nghiên cứu: a.2 Khái niệm thuần túy (phạm trù) (Phân tích pháp các khái niệm thuần túy, Quyển I) b.2 phán đoán thuần túy (Phân tích pháp các Nguyên tắc, Quyển II) c.2 suy luận thuần tú y (Biện chứng pháp siêu nghiệm) a.2 + b.2 = Lô- gíc học về chân / Bộ chuẩn tắc (Logik der Wahrheit/Kanon) c.2 = Lô- gíc học về ảo tượng/Phê phán siêu nghiệm (Logik des Scheins/Transzen-dentale Kritik) 9.1.1 NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN: Hành vi “THÂU GỒM” là gì? Kant đònh nghóa: “Nếu giác tính nói khái quát [chứ không phải “nói chung” theo nghóa rộng, tức ở đây là giác tính theo nghóa hẹp] được đònh nghóa là quan năng đề ra những quy luật [những khái niệm], thì năng lực phán đoán (Urteilskraft) là quan năng thâu gồm (subsumieren) sự vật nào trong các quy luật ấy, nghóa là phân biệt sự vật nào là phục tùng vào quy luật nào, còn sự vật nào không (casus datae legis)” (B171). Ở đây có hai cách hiểu về chữ “thâu gồm” khá mơ hồ này: - “thâu gồm” là đưa cái cá biệt hay/và cái đặc thù vào dưới cái phổ biến. Ta biết rằng khái niệm (thường nghiệm) của giác tính (vd: cái bàn) bản thân cũng là một quy luật vì nó là cái phổ biến bao gồm nhiều cái đặc thù và cá biệt. Ta đi vào một 283 cửa hàng đồ gỗ với khái niệm “cái bàn” trong đầu (giác tính) và thấy một vật bằng gỗ có bốn chân. Sở dó ta biết đó chính là cái bàn ta muốn tìm là nhờ năng lực phán đoán cho phép ta “thâu gồm” hay xếp cái cá biệt ấy vào khái niệm phổ biến: “cái bàn”. - Một cách hiểu khác cho rằng đây không phải là quan hệ đặc thù - phổ biến, hay phần tử - toàn thể mà chỉ là quan hệ giữa chất liệu chưa xác đònh của trực quan với mô thức có chức năng xác đònh của giác tính. Ví dụ của chính Kant (B176) về cái đóa cho thấy nó không phải là bộ phận hay cái cá biệt so với hình tròn phổ biến mà chỉ là chất liệu (chẳng hạn bằng gốm, bằng nhựa hay gỗ…) được mô thức hình tròn quy đònh, tức trở thành một vật có dạng tròn. Dù hiểu cách nào, vai trò của năng lực phán đoán cũng không thể phủ nhận: Nếu chất liệu của trực quan và mô thức của khái niệm tự động trùng hợp với nhau thì quả năng lực này, - tức cái thứ ba (tertium quid) và nói riêng cả chương “Thuyết niệm thức” - trở thành thừa. Không hẳn vậy và quan năng thứ ba thật sự cần thiết vì: các khái niệm chỉ là các mô thức khả hữu cho chất liệu của trực quan. Trong nhận thức, điều quan trọng không phải là tưởng tượng vu vơ hoặc sử dụng khái niệm tùy tiện. Ta phải dùng đúng khái niệm cho từng loại “chất liệu” hay sự vật: đây là cái bàn, kia là cái ghế, cái giường… chứ không thể lẫn lộn. Muốn vậy phải có năng lực phán đoán, mà thiếu nó sẽ bò Kant gọi là sự “ngu muội” (B172). Tại sao? Năng lực phán đoán sẽ quyết đònh từng trường hợp xem cái đa tạp của trực quan này có thuộc về quy luật do giác tính đề ra hay không. Năng lực phán đoán này không mang lại chất liệu hay mô thức nào mới mẻ cả, mà chỉ lo làm sao cho khái niệm được áp dụng đúng với sự việc, và sự việc (chất liệu trực quan) phục tùng chính xác một khái niệm nhất đònh: bàn, ghế hoặc giường… Năng lực phán đoán chính là việc áp dụng đúng các khái niệm vào từng trường hợp cụ thể, nó xứng đáng được gọi là một quan năng có trách vụ riêng biệt. Trong lãnh vực thường nghiệm, thiếu năng lực phán đoán thì sẽ không biết vận dụng đúng các quy luật vào sự việc cụ thể. Các ví dụ của Kant về người thầy thuốc, nhà chính trò, luật gia hay kỹ sư cho thấy họ có đủ kiến thức nhưng vẫn có thể bất tài, làm hỏng việc vì thiếu năng lực phán đoán sắc bén. Do đó, theo Kant, năng lực phán đoán chỉ có thể tập luyện chứ không thể được truyền dạy (B172). [...]... toàn diện hơn về tính hữu hạn - thời tính, Zeitcharakter - của chủ thể)(1) (1) Trong Phê phán năng lực phán đoán” (Kritik der Urteilskraft, B255 ), Kant dùng khái niệm Hypotypose (gốc Hy Lạp: hypotyposis: phác thảo, diễn tả sơ lược) để chỉ việc “cảm tính hóa” (Versinnlichung) các khái niệm thuần túy của Giác tính (các phạm trù) thành những niệm thức và các khái niệm thuần túy của tính (các Ý niệm)... toán học) bao giờ cũng phải dựa vào giác tính thuần túy "Tính tất yếu theo các khái niệm" (die Notwendigkeit nach Begriffen): tính tất yếu phải phục tùng các khái niệm thuần túy của giác tính (các phạm trù) (N.D) 305 Vì do đó, dù không tính các nguyên tắc của toán học vào trong số các nguyên tắc của giác tính thuần túy, tôi vẫn xem chính các nguyên tắc của giác tính mới là điều kiện khả thể cho các... như là “biểu trưng của cái Thiện đạo đức” (Phê phán năng lực phán đoán, B259) 29 7 PHÂN TÍCH PHÁP CÁC NGUYÊN TẮC CHƯƠNG II HỆ THỐNG TẤT CẢ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA GIÁC TÍNH THUẦN TÚY B188 Trong chương trước, ta mới chỉ xem xét các điều kiện tổng quát để biện minh cho năng lực phán đoán siêu nghiệm có quyền sử dụng các khái niệm thuần túy của giác tính để tạo ra những phán đoán tổng hợp Công việc của chúng ta... sự đồng tính với khái niệm thuần túy hình học về một hình tròn, khi cái tính tròn được suy tưởng trong khái niệm trước và được trực quan trong khái niệm sau B177 Thế nhưng các khái niệm thuần túy của giác tính (các phạm trù) lại hoàn toàn dò tính (ungleichartig) khi so sánh với những trực quan thường nghiệm (và cả trực quan cảm tính nói chung) và ta không bao giờ tìm thấy các khái niệm thuần túy ấy... vừa một mặt, đồng tính với phạm trù, vừa mặt khác, đồng tính với hiện * Gleichartig/ungleichartig (homogen/heterogen): đúng nghóa là đồng loại, giống nhau về loại/dò loại, không giống nhau về loại Chúng tôi tạm dòch là “đồng tính /“dò tính (ungleichartig) để nhấn mạnh sự khác nhau về tính chất giữa biểu tượng cảm tính và khái niệm thuần túy của giác tính được nêu ra ở đây (N.D) 28 5 tượng mới có thể... nghiệm của các khái niệm thuần túy của giác tính nói chung, chúng ta tốt hơn nên trình bày các niệm thức theo thứ tự của các phạm trù và trong mối quan hệ nối kết với các phạm trù: B1 82 - Hình ảnh thuần túy của mọi đại lượng (quantorum)* trước giác quan bên ngoài là không gian; hình ảnh thuần túy của mọi đối tượng của giác quan nói chung, chính là thời gian Nhưng niệm thức thuần túy về lượng (quantitatis)*,... của giác tính thuần túy hay ngược lại, vì: chính tính tất yếu theo các khái niệm* là đặc điểm của cái sau và sự thiếu vắng tính tất yếu này trong mọi mệnh đề thường nghiệm - dù phạm vi giá trò của chúng mở rộng đến đâu - là điều dễ được nhận ra và có thể ngăn ngừa sự lẫn lộn này Tuy nhiên, cũng có một số nguyên tắc thuần túy tiên nghiệm mà tôi không muốn xếp vào cho bản thân giác tính thuần túy vì lẽ,... niệm thường nghiệm vừa có tính tư tưởng, trí tuệ vừa có tính trực quan, các niệm thức của các phạm trù (gọi là các niệm thức siêu nghiệm: nhớ lại đònh nghóa “siêu nghiệm”: điều kiện khả thể cho mọi niệm thức khác!) vừa là các khái niệm thuần túy, vừa cảm tính Nói có vẻ nghòch lý: các niệm thức siêu nghiệm là “các khái niệm thuần túy trực quan” đồng thời là các trực quan thuần túy tư tưởng”! Dựa vào đâu... Ngoài ra, ta cũng cần bàn về nguyên tắc của những phán đoán phân tích đối lập với nguyên tắc của những phán đoán tổng hợp là nguyên tắc được ta thực sự nghiên cứu ở đây và chính sự đối lập này sẽ giải thoát luận về phán đoán tổng hợp ra khỏi mọi ngộ nhận và làm sáng tỏ bản tính riêng có của loại phán đoán này 29 9 TIẾT 1 VỀ NGUYÊN TẮC TỐI CAO CỦA MỌI PHÁN ĐOÁN PHÂN TÍCH B190 Nhận thức của chúng ta... cho khả thể của những đối tượng của kinh nghiệm và vì thế, có được giá trò khách quan trong một phán đoán tổng hợp tiên nghiệm" 304 TIẾT 3 HÌNH DUNG CÓ HỆ THỐNG VỀ MỌI NGUYÊN TẮC TỔNG HP CỦA GIÁC TÍNH THUẦN TÚY B198 B199 * Hễ ở đâu có các nguyên tắc thì đều phải quy cho giác tính thuần túy mà thôi; [vì] giác tính không chỉ là quan năng đề ra các quy luật (Regel) cho những gì đang xảy ra mà bản thân còn . 28 1 (B170) sẽ chỉ bao gồm hai phần, đó là: học thuyết về các khái niệm thuần túy (phạm trù) và học thuyết về các phán đoán thuần túy. Các phán đoán thuần. nghiệm nghiên cứu: a .2 Khái niệm thuần túy (phạm trù) (Phân tích pháp các khái niệm thuần túy, Quyển I) b .2 phán đoán thuần túy (Phân tích pháp các

Ngày đăng: 28/02/2014, 22:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan