Cuốn sách Rèn luyện sức khỏe cho trẻ em miền núi gồm có 3 chương và được chia thành 2 phần. Phần 1 gồm 2 chương, mô tả thực trạng sức khỏe của trẻ em vùng dân tộc miền núi như: suy dinh dưỡng vẫn là một “gánh nặng”, thiếu vi chất dinh dưỡng, tai nạn thương tích ở trẻ em vùng cao, thiếu dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ, giáo dục thể chất trong trường học chưa được quan tâm; giới thiệu một số chương trình, đề án chăm sóc sức khỏe cho trẻ em vùng dân tộc miền núi của Đảng và Nhà nước ta dành cho đồng bào. Mời các bạn cùng tham khảo.
Trang 1NGUYỄN QUỲNH CHI
RÈN LUYỆN SỨC KHỎE CHO TRẺ EM
VUNG DAN TOC MIEN NUI
TRUONG CAO DANG SU PHAM TRUNS UOWE MA TRANG
“#x LS
THU VIEN
Ss 8 —
Trang 2
Biên mục trên xuất băn" ne của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Nguyễn Quỳnh Chi ⁄i LÍ ý ti
Trang 3
LỜI NÓI ĐẦU
hăm sóc sức khỏe và bảo vệ trẻ em dân tộc miền
núi luôn là một trong những mối quan tâm hàng
đầu của Đảng và Nhà nước ta trong các chính sách
đành cho đồng bào, đặc biệt là trong chiến lược quốc
gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
Chăm sóc sức khỏe thể chất tạo điều kiện cho trẻ em phát triển thể lực, chiều cao, cân nặng, hoàn thiện đần các chức năng của cơ thể, giảm khả năng mắc bệnh tật và tránh được nguy cơ tử vong do bệnh tật
Chăm sóc sức khỏe tâm thần đóng vai tro quan trong
trong sự phát triển khả năng trí tuệ, phát triển mặt xã hội, tạo ra một sự cân bằng về tâm lý tình cảm, phát triển tính tự lập, sự tự tin, tình yêu cuộc sống và các
giá trị đạo đức căn bản nhất của con người, giúp xây
dựng và hình thành một nhân cách lành mạnh sáng
tạo và chủ động Để có được sự phát triển toàn điện, trẻ em cần được chăm sóc cả sức khỏe thể chất lẫn
Trang 4commenti REN LUYEN SUC KHOE CHO TRE EM VUNG DAN TOC MIEN NOI
Tuy nhiên, dù đã có nhiều chương trình, đề án
chăm sóc sức khỏe cho trẻ em vùng dân tộc miền
núi nhưng kết quả thực hiện lại cho thấy vấn đề vẫn đang còn tồn tại nhiều điểm yếu Nghèo đói và dịch
bệnh, kém phát triển thường đeo bám các tỉnh vùng
sâu vùng xa Nhu cầu và khả năng tiếp cận các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe ở mức thấp hoặc thậm chí
không có nhu cầu chăm sóc sức khỏe là một trong
những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hàng loạt hệ
lụy như: tình trạng suy định dưỡng ở trẻ em, tình
trạng gia tăng bệnh tật, tử vong, chất lượng dân số
thấp, nghèo đói
Tầm vóc, thể lực của một cộng đồng, dân tộc
được nghiên cứu, đánh giá trên 3 tiêu chí cơ bản là: gen di truyền, chế độ dinh dưỡng và cơ chế vận động thể dục thể thao Ngoại trừ yếu tố gen là ít có sự car
thiệp, còn lại chế độ đinh dưỡng và hoạt động thể dục
thể thao nếu được áp dụng một cách đầy đủ và khoa
học thì hoàn toàn có khả năng cải thiện sức khỏe, thể lực và tầm vóc cho trẻ em
Như vậy, cùng với chế độ đinh dưỡng hợp lý thì
Trang 5NGUYEN QUYNH CHÍ
phat triển tầm vóc và thể lực là mục tiêu cốt lõi Theo
đó, đối tượng cần được tăng cường giáo dục thể chất là học sinh từ 3 đến 18 tuổi Đây là giai đoạn có một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và trưởng
thành của mỗi một cá nhân Chính vì vậy việc thực
hiện can thiệp bằng chế độ dinh dưỡng, các hoạt động TDTT có ý nghĩa then chốt thúc đẩy sức bền, độ dẻo đai cũng như chiều cao, cân nặng của trẻ Rèn luyện
sức khỏe cho trẻ em vùng dân tộc miền núi cũng là rèn luyện cho các em có ý thức vê chăm sóc sức khỏe,
phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống bệnh tật,
thường xuyên tập luyện, vận động đúng cách từ đó giúp nâng cao thể lực
Cuốn sách “Rèn luyện sức khỏe cho trẻ em ving dan toc miền núi” gồm có 3 chương:
Chương 1: Thực trạng sức khỏe của trẻ em uùng dân tộc tiền núi
Chương 2: Các chương trình, đề án chăm sóc sức khỏe trẻ em uùng dân tộc miền núi
Trang 6(Siem REN LUYỆN SÚC KHỎE CHO TRE EM VONG DAN TOC MIEN NUL
Cuốn sách nêu rõ thực trạng sức khỏe của trẻ em
vùng dân tộc miền núi như: suy đỉnh dưỡng vẫn là
một “gánh nặng”, thiếu vi chất dinh dưỡng, tai nạn
thương tích ở trẻ em vùng cao, thiếu dịch vụ chăm
sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ, giáo dục thể chất trong
trường học chưa được quan tâm Từ đó, tác giả đưa
ra các giải pháp rèn luyện sức khỏe cho trẻ em vùng dân tộc miền núi trên cơ sở triển khai thực hiện và
phát huy hiệu quả của các chương trình, đề án chăm sóc sức khỏe cho trẻ em vùng dân tộc miền núi của Đảng và Nhà nước ta dành cho đồng bào
Việc rèn luyện bài bản, khoa học về chế độ dinh
dưỡng, luyện tập thể dục thể thao cho các em, nhất
là trước và trong giai đoạn dậy thì sẽ tạo ra sự kích
thích phát triển Điều này khắc phục được những
hạn chế về thể lực của người Việt Nam vốn được
xem là “thấp bé nhẹ cân”, góp phần cải tạo giống
nòi, nâng cao chất lượng nguồn nhân lục; tạo cơ sở
vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước
Trang 8
om REN LUYEN SUC KHOE CHO TRE EM VUNG DAN TOC MIEN NUL
1 SUY DINH DUONG O TRE EM
1.1 Suy đỉnh dưỡng ở trẻ dân tộc miền núi vẫn
là “gánh nặng”
Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng bệnh lý mang,
tính cộng đồng ở nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Phân bố suy dinh dưỡng trẻ em khác
biệt rõ nét giữa các châu lục, các vùng miền trên thế
giới Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, suy dinh
dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tập trung chủ yếu ở châu Á
và châu Phi Các vùng Nam Trung Á, Đông Nam A,
Đông Phi, Tây Phi và Trung Phi có trẻ em suy dinh
dưỡng luôn cao, nhất là Ấn Độ, Bangladesk, Đông
Timor, Lao, Niger, Somalia, Burnika
Ở nước ta trong những năm qua, nhờ triển khai
Chương trình quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng
đạt hiệu quả, tình trạng suy dinh dưỡng chung ở trẻ
em dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể, từ 43,9% năm 1995
còn 16,8% năm 2012 Tuy nhiên, mức độ giảm xuống không đồng đều giữa các vùng, khu vực, suy đinh
dưỡng trẻ em đưới 5 tuổi vẫn còn cao và rất cao ở
vùng miền núi cao, đồng bào dân tộc thiểu số Các
Trang 9NGUYỄN QUỲNH CHỊ 5=
khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung
bộ, Nam Trung bộ là những nơi có tỷ lệ suy đỉnh
dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi cao hơn so với các vùng khác trên cả nước
Suy dinh dưỡng không chỉ làm chậm phát triển
thể chất, trí tuệ, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến
tử vong trẻ em dưới 5 tuổi, mà còn gây nên hậu quả
lâu dài lên tầm vóc người trưởng thành, giảm khả năng lao động và ảnh hưởng tới thu nhập quốc dân Tỷ lệ suy dinh đưỡng vẫn tập trung cao ở những
nơi khó khăn như Tây Nguyên, Trung du và miền
núi phía Bắc với tỷ lệ suy đỉnh dưỡng thấp còi trong
ứng là 34,2% và 30,3%, nhẹ cân là 21,6% và 19,5%
Tại các vùng miền núi cao, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, suy đinh đưỡng trẻ em luôn cao hơn hẳn các vùng khác Lê Danh Tuyên và cộng sự khảo sát năm
2011 tại huyện miền núi Tuyên Hóa, Quảng Bình thấy
cả 3 thể đều rất cao: nhẹ cân 57,7%, thấp còi 43,7% và
gầy còm 19,2% Điều tra của Nguyễn Hoàng Linh Chỉ
năm 2011 ở trẻ em 12-36 tháng đồng bào dân tộc Pakoh và Vân Kiều tại Quảng Trị thấy tỷ lệ SDD rất cao ở 3 thể: Nhẹ cân 53,9%; Thấp còi 67,1% và gầy còm 14,5%
Trang 106< -s%% RÈN LUYỆN SỨC KHE CHO TRE EM VUNG DAN TOC MIEN NUL
O mét sé địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tình trạng suy đinh dưỡng ở trẻ em vẫn là một gánh nặng với trên 30% trẻ bị thấp còi Khu
vực duyên hải miền Trung là một trong những vùng
có tỷ lệ trẻ nhẹ cân, thấp còi và gầy còm tương ứng
còn trung bình và cao (19,5%, 31,2%, 7,5%), trong đó
có Quảng Nam (16,0%, 30,1%, 6,8%) Phân bố SDD ở
Quảng Nam cũng không đồng đều giữa các vùng: Trẻ
nhẹ cân (2007) ở Hội An 10,1%, Tam Kỳ 12,4 %; Nam Trà My 31,0% và Bắc Trà Mỹ cao nhất tỉnh 32,2%
'UNICEF khảo sátnăm 2011 thấy sự thiếu hụtchăm
sóc sức khỏe ở người Kinh 31,6%; Mường 46,5%; Thái
77,6% Báo cáo năm 2011của Tổng cục Thống kê cho thấy tỷ lệ trẻ nhẹ cân, thấp còi, gầy còm của nhóm đồng bào Kinh và Hoa (10,0%, 19,6%, 3,8%), thấp hơn
hẳn so với tỷ lệ tương ứng của trẻ em dân tộc thiểu số
(22,0%, 40,9%, 5,7%)
Tổng hợp số liệu từ các cuộc điều tra gần đây cho
thấy tỷ lệ suy đỉnh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi thể nhẹ
cân ở vùng đồng bằng là 8,5%, trong khi đó tỷ lệ này
là 21% ở trẻ dân tộc thiểu số Trẻ vùng dân tộc thiểu số đưới 5 tuổi có tỷ lệ suy dinh dưỡng (thể thấp còi
Trang 11NGUYEN QUỲNH CHI =
và nhẹ cân) cao khoảng gấp đôi so với trẻ em vùng
đồng bằng Trẻ em Việt Nam nói chung đều có tỷ lệ
suy đinh dưỡng thấp còi tăng nhanh trong giai đoạn
đưới 2 tuổi, sau đó duy trì ở mức cao trong giai đoạn
từ 2- 5 tuổi; tỷ lệ suy đinh dưỡng thể nhẹ cân tăng
nhanh trong giai đoạn trẻ dưới 2 tuổi, sau đó tốc độ
tăng có phần giảm đi
Các số liệu cũng cho thấy trẻ dưới 6 tuổi người
dân tộc thiểu số có tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn cao hơn,
dùng sữa ngoài ít hơn; trẻ được bú đến 1 tuổi cao hơn Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 6 - 23 tháng tuổi,
trẻ vùng dân tộc thiểu số chưa được ăn đủ nhóm,
ăn đa đạng và các sản phẩm giàu sắt như trẻ ở vùng,
đồng bằng
Khẩu phần ăn thiếu cả về số lượng và mất cân
đối về chất lượng, bệnh tật và các yếu tố về chăm sóc
nghèo đói là nguyên nhân của suy đỉnh dưỡng trẻ em
ở nước ta Tỷ lệ suy đỉnh dưỡng thể thấp còi, nhẹ cân
ở khu vực nông thôn; đặc biệt là các xã nghèo đều
cao hơn so với khu vực thành thị Nhiều bà mẹ trước
khi sinh con, trước khi lập gia đình chưa được trang
bị kiến thức về đinh dưỡng như: chăm sóc bà mẹ có
Trang 12em REN LUYEN SU KHOE CHO TRE EM VUNG DAN TOC MIEN Ni
thai dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai; nuôi con
bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung, theo dõi sự phát triển của trẻ, dẫn đến thực hành đỉnh dưỡng không
đúng, chăm sóc con chưa đúng khoa học dẫn đến suy
đinh dưỡng
Hiện nay việc thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia về cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em ở
vùng cao đang gặp không ít khó khăn, thách thức,
đó là: Thiếu cán bộ y tế chuyên khoa sản - nhi tuyến huyện; thiếu trang - thiết bị, dụng cụ cho chăm sóc bà
mẹ, trẻ sơ sinh; tỷ lệ hộ nghèo còn cao so trung bình
của cả nước Vẫn còn những tập quán lạc hậu ảnh
hưởng đến chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và vệ
sinh môi trường, như tỷ lệ sinh đẻ tại nhà cao, không nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu;
chưa cho trẻ ăn bổ sung đúng cách; cho trẻ ăn cơm
nhá, cơm hạt từ 3 - 4 tháng tuổi
1.2 Nguyên nhân và hậu quả suy dinh dưỡng trẻ em
1.2.1 Thực hành mruôi dưỡng trẻ nhỏ chưa hợp lý
Trang 13NGUYEN QUỲNH CHÍ Z
là do thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ chưa hợp lý
Theo kết quả điều tra ban đầu của Dự án gần đây nhất tại 11 tỉnh cho thấy tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn của các dân tộc còn thấp (khoảng từ 4- 33%); tỷ lệ trẻ có chế
độ ăn đúng đủ ở dân tộc thiểu số (khoảng từ 33-52%)
thấp hơn so với vùng đồng bằng (75%) Nguyên nhân là do học vấn của bà mẹ thấp, thiếu an ninh lương
thực; chế độ ăn không đa dạng và thiếu bữa (dân tộc Thái, Mường); cai sữa sớm (dân tộc Tày, Nùng) Như
vậy, ở vùng đồng bào dân tộc, việc thực hành cho trẻ bú mẹ còn chưa tốt và có khác biệt giữa các dân tộc;
cho trẻ ăn bổsung không tốt
Theo báo cáo đánh giá tình trạng đỉnh dưỡng trẻ
em từ 6 -59 tháng tuổi của Tổ chức Cứu trợ trẻ em tại
Việt Nam tại Mù Cang Chải và Trạm Tấu tỉnh Yên
Bái: Tỷ lệ suy đỉnh dưỡng trẻ em ở các xã nghiên cứu cao hơn tỷ lệ chung của cả nước (thể thấp còi 69,44%, nhẹ cân 29,58%) Suy dinh dưỡng thấp còi xảy ra
nhiều nhất ở nhóm tuổi trẻ từ 12 - 35 tuổi Các bà mẹ
thường không rửa tay trước và sau khi chế biến thức
ăn cho trẻ dẫn tới tỷ lệ trẻ nhiễm giun cao (40,52%)
Đặc biệt hầu hết các mẫu nước đều nhiễm vi khuẩn
Trang 14
REN LUYEN SUC KHOE CHO TRE EM VUNG DAN TOC MIEN NUL
vượt ngưỡng quy định Tỷ lệ các hộ gia đình có nhà
vệ sinh là 26,41% nhưng chỉ có 6,52% đáp ứng tiêu
chí kỹ thuật xây dựng và vận-hành theo tiêu chuẩn
của Bộ Y tế; đáng chú ý là chỉ có 24,21% bà mẹ xử lý
phân của trẻ đúng cách Qua đó, cho thấy mối liên quan giữa suy dinh dưỡng thấp còi với một số yếu tố
như: nước, giun, vệ sinh môi trường
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy nguyên nhân
dẫn đến tỷ lệ trẻ dân tộc thiểu số bị suy đỉnh dưỡng
cao là do khẩu phần ăn của trẻ không hợp lý, trẻ không ăn đủ bữa tối thiểu, trẻ không được tiếp tục
cho bú đến 1 tuổi; trẻ sinh nhẹ cân, khoảng cách sinh
ngắn (năm một), hộ gia đình nghèo; trẻ bị thiếu máu; trẻ bị tiêu chảy không được chăm sóc hợp lý; chiều
cao của bố mẹ thấp (chiều cao của mẹ đưới 1m45, của
bố dưới 1m55) Đồng thời, theo phong tục, người đân
tộc thiểu số không cho trẻ ăn bổ sung đúng độ tuổi;
từ lâu đã có thói quen cho trẻ ăn cơm nhá, cơm hạt, không ăn bột, cháo
Các nguyên nhân của suy đinh đưỡng là phức hợp
từ nguyên nhân trực tiếp là ăn uống, bệnh tật đến các
yếu tố về chăm sóc và nguyên nhân gốc rễ là sự nghèo
Trang 15NGUYÊN QUỲNH CHỊ SE
đói Tuy vậy, mức độ tác động của các yếu tố khác
nhau theo vùng: Vùng Trung bộ, Tây nguyên và miền
núi phía Bắc: vấn đề an ninh lương thực nổi lên hàng đầu; Vùng đồng bằng nông thôn khác: vấn đề chăm
sóc (trong đó có cách nuôi dưỡng trẻ) nổi lên hàng đầu;
Vùng đô thị lớn: vấn đề bệnh tật từ nhỏ dẫn tới SDD nổi lên hàng đầu Sở dĩ như vậy là vì ở thành thị vấn
đề thiếu ăn không còn phổ biến và chất lượng chăm sóc trẻ tốt hơn, trong khi nhiều địa phương ở khu vực
nông thôn, dân tộc miền núi thì vấn đề chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ còn nhiều hạn chế Điều này đòi hỏi các
chiến lược tác động khác nhau theo từng khu vực và
từng giai đoạn Gần đây, tổng kết của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Dinh đưỡng quốc tế (IFPRD
cho thấy học vấn của người phụ nữ đóng góp 43% đối với suy đinh dưỡng, trong khi an ninh thực phẩm
đóng góp 26,1% đối với suy đinh dưỡng Điều này cho
thấy yếu tố về cách nuôi đưỡng, cách chăm sóc (thể
hiện qua trình độ học vấn của người phụ nữ) có vai trò
quan trọng đối với SDD
Thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ, thể
hiện bằng chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp (<18,5), năm
Trang 16=S% REN LUYEN Sc KHOE CHO TRE EM VUNG DAN TOC MIEN NUL
1977 là 38% và gần đây là 32% Tình trạng thiếu năng
lượng trường điễn ở phụ nữ phản ánh những vấn đề
tồn tại trong chăm sóc phụ nữ, đồng thời có liên quan
tới tỷ lệ suy đỉnh đưỡng bào thai
Sự chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm đân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi
phía Bắc và Tây Nguyên là nguyên nhân của tình
trạng chênh lệch về suy đỉnh dưỡng ở trẻ em
1.2.2 Một số phong tục tập quán ảnh hưởng đến
công tác chăm sóc sức khỏe bà tẹ 0à trẻ em người
dân tộc thiểu số
Mặc dù trong những năm qua công tác chăm
sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực nhưng ở những vùng
sâu, vùng xa Vẫn còn nhiều khó khăn
Chỉ tính riêng ở Yên Bái, theo số liệt năm 2016
của TTYT huyện Trạm Tấu, tỷ lệ đẻ tại nhà là 71,6 %
trong đó 50,3% các trường hợp đẻ tại nhà có sự hỗ trợ
của người đỡ đẻ có kỹ năng Ngoài điều kiện kinh
tế khó khăn, phương tiện đi chuyển và giao thông bất lợi thì vẫn còn tồn tại nhiều nguyên nhân khác
Trang 17NGUYEN QUỲNH CHÍ ïSSSSS%55
như: Xuất phát từ phong tục tập quán của người dân
địa phương truyền qua các thế hệ cùng tâm lý ngại
ngùng, xấu hổ về chuyện sinh đẻ nên chỉ những ca khó họ mới đến Trạm y tế để sinh; Kiến thức về thực
hành nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ chưa đúng Những tập quán này đã thấm sâu vào
tiềm thức người dân từ lâu đời nay mà không dễ gì
loại bỏ trong một sớm một chiều Xưa kia, vì những
nguyên nhân kinh tế - xã hội phức tạp mà người dân tộc thường gặp nạn hữu sinh vô dưỡng dẫn đến hiện
tượng hiếm hơi con cái, từ đó kết hợp với quan niệm
vạn vật hữu linh (họ cho rằng sự vật hiện tượng xung
quanh có thể tác động có lợi hay có hại cho con người
nhất là với những hồn vía và thân thể còn yếu đuối là
phụ nữ và trẻ sơ sinh), cho nên người dân tộc, Tên núi
có nhiều nghỉ lễ tập tục liên quan đến chăm sóc bảo
vệ bà mẹ, lúc mang thai
Ngày nay, nhằm theo đõi và phát hiện kịp thời
các nguy cơ có thể xảy ra với thai nhi do bệnh tật của
người mẹ có từ trước hoặc mới phát hiện khi mang,
thai thì sản phụ cần phải đi khám thai để nếu phát
hiện sớm các nguy cơ đó cần có ngay kế hoạch chăm
TaUDWG CU DENG SU PHAM TUNG ZONE HHA TRANG
Trang 18$%%‹%%< RÈN LUYỆN SỬ KHOE CHO TRE EM VUNG DAN TOc MIEN NUL
sóc, bảo vệ bà mẹ và thai nhi Cũng qua khám thai
mà các nhân viên y tế có điều kiện hướng dẫn được
những điều cần thiết, về vệ sinh thai nghén cho thai
phụ và chọn nơi đẻ an toàn
Vấn đề dinh dưỡng cho thai phụ trong thời gian
mang thai cũng rất quan trọng, nó không những ảnh
hưởng đến sự phát triển của thai mà còn ảnh hưởng
đến sự tạo sữa ban đầu của người mẹ sau khi đẻ
Nhưng thực tế thì điều kiện kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số khá khó khăn, sống ở những vùng nghèo
đói, ngưồn thu nhập gắn với nương rẫy và rừng nên
phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên Do điều kiện kinh
tế nên việc bổ sưng đinh dưỡng thực sự không dễ
đàng với người dân nơi đây
1.2.3 Tập quán sinh đẻ oà nuôi dạy con cái
Tập quán sinh đẻ giữa các dân tộc thiểu số có vài
nét khác nhau nhưng đa phần có ảnh hưởng đến sự sống sót, phát triển của trẻ và sức khoẻ của người mẹ,
trong đó phải kể đến việc chọn nơi đẻ, người đỡ đẻ,
chế độ nghỉ ngơi kiêng cữ sau đẻ
Trang 19NGUYÊN QUỲNH CHỊ /56SS=<z<
đến trạm y tế hay những cơ sở y tế để sinh đẻ thì số
phụ nữ người dân tộc đẻ ở nhà vẫn còn chiếm tỉ lệ
cao Ngoài vấn đề tập quán như đã nêu ở trên thì hầu hết phụ nữ có tâm lý xấu hổ, ngại tiếp xúc với người
lạ Một số cho rằng đẻ ở nhà đỡ tốn kém không phải
đi xa đường sá cách trở
Đối với người mẹ, bên cạnh việc ăn uống là sự
nghỉ ngơi sau đẻ cũng rất cần thiết để bảo vệ sức khoẻ Trong khi những lời khuyên của các cơ sở y tế
cần miễn mọi lao động dù là công việc trong gia đình sau 3 tháng mới làm lại, thì hầu hết phụ nữ dân tộc ở
đây đã làm việc nhà ở thời sau đẻ một tuần, thậm chí
có trường hợp người mẹ lên nương sau khi đẻ 3 ngày Những tập quán của người dân tộc giúp ta có
cơ sở để nhận diện về tính phức tạp trong công tác
chăm sóc SKSS ở vùng sâu, vùng xa nơi điều kiện
kinh tế khó khăn và có đông người dân tộc thiểu số
sinh sống Những tập quán và tâm lý của cộng đồng
người dân tộc trong chăm sóc SKSS phần nhiều đem
lại bất lợi cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, tuy nhiên việc
xố bỏ khơng phải đễ dang và trong thời gian ngắn
mà cần có phương pháp tuyên truyền giáo dục phù
Trang 20'SSsssszsszøi RÈN LUYỆN SÚP KHỦE CHO TRE EM VUNG DAN TOC MIEN NOI
hợp với tâm lý và hoàn cảnh sống của người dân
Đặc biệt việc tuyên truyền giáo dục sức khoẻ và SKSS
cho cộng đồng phải được coi là mục tiêu chính, khâu
then chốt trong chính sách y tế ở địa phương với nội
dung và phương pháp hợp lý Bên cạnh đó, những
tập quán dân gian đối với những kiến thức bản địa
về phòng và chữa bệnh đặc biệt cho phụ nữ và trẻ
em cần được bảo tồn, lưu truyền và phát huy một cách có hiệu quả Muốn vậy, cần có sự quan tâm của nhà nước trong việc tăng cường đầu tư chính sách
với việc xoá đói giảm nghèo nâng cao đời sống cho
phụ nữ, trẻ em nhằm nâng cao chất lưọngdân số, đẩy
mạnh hơn nữa công tác điều tra thu thập thông tin, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến CSSKSS ở
vùng miền núi và dân tộc Ngoài ra, cần có sự nghiên
cứu kỹ lưỡng, đặc thù và liên ngành về miền núi với
các vấn đề văn hoá kinh tế xã hội trong chiến lược
phát triển bền vững ở khu vực này 1.2.4 Các nguyên nhân khác
- Thiếu dinh dưỡng
Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân chiếm 60%
Trang 21NGUYÊN QUỲNH CHI #%%SS
suy dinh dưỡng trẻ em Thiếu đỉnh dưỡng có thể xảy ra do giảm cung cấp chất đỉnh dưỡng, tăng tiêu thụ dưỡng chất hoặc cả hai Giảm cung cấp chủ yếu là do
chế độ ăn của trẻ không đủ cả về số lượng lẫn chất
lượng, thiếu năng lượng, protein cùng các vi chất
đinh dưỡng, trong đó có sắt, axit folic, kẽm; Trẻ biếng,
ăn, ăn không đủ nhu cầu và thức ăn chế biến không
phù hợp, năng lượng thấp Tăng tiêu thụ khi trẻ ốm,
thất thoát chất dinh dưỡng do bệnh lý Trong đa số trường hợp, suy đỉnh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của
cả 2 cơ chế, vừa giảm năng lượng ăn vào, vừa tăng
năng lượng tiêu hao Trong thời kỳ 6 tháng đầu, trẻ em không được bú sữa mẹ hay sữa mẹ bị thiếu, cho
trẻ ăn bổ sung quá sớm, bộ máy tiêu hóa trẻ chưa thể hấp thu tốt được Thời kỳ khi được 6 tháng tuổi trở đi, trẻ ăn bổ sung với chế độ ăn không đảm bảo đủ năng lượng, protein Ăn quá kiêng khem trong thời
gian trẻ bị bệnh, nhất là khi bị ia chảy Nguyên nhân
sâu xa là đo bà mẹ thiếu kiến thức và hạn chế về thực hành nuôi đưỡng, chăm sóc trẻ Khi thiếu ăn tạm thời
cơ thể tăng trưởng chậm lại nhưng tình trạng đó có
thể được phục hồi khi ăn đầy đủ Tuy nhiên trong
trường hợp đinh dưỡng không hợp lý kéo dài có thể
Trang 22ÍS%°<<<< RÈN LUYỆN SỨC KHE PH0 TRẺ EM VÙNG DÂN TC MIẾN NÚI
cản trở quá trình phục hồi đó Vì thế cần quan tâm
đặc biệt đến dinh dưỡng trẻ em Theo UNICEF, khác
biệt về sự phát triển của trẻ em đến năm tuổi có nhiều
ảnh hưởng bởi dinh dưỡng, cách nuôi dưỡng, môi
trường và chăm sóc sức khỏe hơn so với yếu tố di
truyền hoặc dân tộc
- Nhiễm trùng
Từ lâu, người ta đã thừa nhận các bệnh nhiễm
khuẩn và ký sinh trùng là nguyên nhân trực tiếp dẫn
đến SDDTE, đặc biệt là tiêu chảy, nhiễm giun, nhiễm
khuẩn hô hấp cấp là các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ
Nhiều tác giả đã mô tả mối tác động qua lại giữa
nhiễm trùng và SDD như một vòng xoắn bịnh lý Khi
các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, với sức đề kháng còn yếu, trẻ em đễ bị SDD do nhiễm trùng
làm mất các chất dinh đưỡng và tác động gián tiếp
làm trẻ em chán ăn Mặt khác, trẻ SDD có hệ thống
miễn địch bị giảm sút, dễ mắc bệnh nhiễm trùng và
hậu quả SDD ngày một nặng thêm SDD làm tăng khả
năng nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu chảy và kéo dài thời
gian tiêu chảy ở trẻ em Nghiên cứu của Caulfield L E
Và cộng sự năm 2004 cho thấy SDDTE liên quan đến
Trang 23NGUYÊN QUỲNH CHI
1 triệu ca viêm phổi, 8 trăm nghìn ca tiêu chảy hàng
năm ở các nước đang phát triển [83] Tình hình nhiễm
giun cũng là vấn đề sức khỏe cộng đồng nổi cộm với
khoảng 2 tỷ người bị nhiễm các loại giun truyền qua
đất (giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim), trong đó
trẻ em dưới 5 tuổi chiếm từ 10-20% theo nghiên cứu
của Albonico M Và cộng sự năm 2008 Nhiễm giun
truyền qua đất là nhiễm trùng mạn tính ảnh hưởng
đến phát triển thể chất, tinh thần, thiếu máu thiếu sắt
và giảm đáp ứng miễn dịch ở trẻ em bị nhiễm bệnh
Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun chung dao động rất
lớn từ 17,0-97,0%, tùy theo lứa tuổi và vùng sinh thái,
trong đó tỷ lệ nhiễm giun ở phụ nữ và trẻ em vùng
cư dân nông nghiệp rất cao Nghiên cứu của Phạm
Trung Kiên, Hoàng Tân Dân ở trẻ em 3-60 tháng tuổi
tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng,Hà Nam năm 1994 thấy
tỷ lệ trẻ nhiễm giun chung 93,4%; Nhiễm giun đũa
85,3% và giun tóc 69,5% Điều tra của Nguyễn Hoàng Linh Chỉ ở huyện Dakrong, Quảng Trị năm 2011 thấy
tỷ lệ trẻ nhiễm giun chung 31,6%; Nhiễm giun đũa
24,6%; Giun móc 6,5% và giun tóc 6,2%
Trang 24emma REN LUVEN SUC KHOE CHO TRE EM VUNG DAN TOC MIEN NUL
2 THIEU VI CHAT DINH DUONG
2.1 Thuc trang thiéu vi chat dinh dưỡng ở trẻ em
Sự thiếu hụt vi chất dinh dwong 1a m6t van dé cd
ý nghĩa sức khỏe cộng, đồng ở trẻ em Việt Nam dưới
5 tuổi
Khảo sát của Nguyễn Xuân Ninh và cộng sự
năm 2008, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc là 29,2%; Thấp nhất vùng Đông Nam Bộ
(22,8%); Cao nhất vùng miền núi Tây Bắc (43,0%);
Tỉnh Hải Dương có tỷ lệ thấp nhất (8,7%); Các tỉnh có tỷ lệ rất cao là Tây Ninh (52,7%); Lai Châu (62,0%) Và
cao nhất là Quảng Nam (67,3%)
Bên cạnh tình trạng thiếu dinh dưỡng protein-
năng lượng, việc thiếu hụt vi chất đỉnh dưỡng ảnh
hưởng hơn hai tỷ người, khoảng một phần ba dân số thế giới hiện nay Bất cập về thiếu vi chất dinh
dưỡng, đặc biệt là sắt, kẽm đã được báo cáo ở nhiều
nước đang phát triển Thiếu vi chất dinh dưỡng là một vấn đề toàn cầu lớn hơn nhiều so với nạn đói
và gây phí tổn rất lớn về xã hội, bệnh tật làm giảm
năng suất lao động, chất lượng cuộc sống kém; Tạo
Trang 25NGUYEN QUỲNH CHỊ ï°° ra vòng luẩn quẩn của suy đỉnh đưỡng, kém phát
triển và nghèo đói
Theo thống kê, cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị thiếu máu Có 43% trẻ em dưới 2 tuổi (tức là trong 1000 ngày vàng đầu đời) bị thiếu máu do đói nghèo
Cứ 4 phụ nữ thì có 1 người bị thiếu máu chủ yếu
tập trung ở miền núi Thiếu máu chủ yếu do thiếu
sắt Đối với phụ nữ sinh đẻ, để giải quyết thiếu máu
không chỉ giải quyết vấn đề thiếu Vitamin mà cần giải quyết vấn đề môi trường, như nhiễm giun
Theo các chuyên gia y tế, thiếu vi chất dinh dưỡng
được gọi là “nạn đói tiềm ẩn” do khó phát hiện, khi các triệu chứng biểu hiện rầm rộ thành bệnh đặc
trưng như bệnh thiếu máu đo thiếu sắt, bệnh khô mắt
do thiếu vitamin A, thì dễ phát hiện nhưng sự tăng trưởng và phát triển cả về thể chất và trí tuệ đã bị ảnh
hưởng trong thời gian dài Đôi khi thiếu vi chất đinh dưỡng để lại những hậu quả nghiêm trọng, không
thể hồi phục được Vì vậy, thanh toán được thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em.Hiện nay, tỷ lệ thiếu vi
chất dinh dưỡng ở nước ta có sự khác biệt lớn giữa
các vùng, miền
Trang 26(Slit REN LUYEN SUC KHGE CHO TRE EM VUNG DAN TOC MIEN NUL
O Viét Nam, bénh canh lam sang thiéu vi chat
dinh dưỡng đã được ghi nhận từ khá lâu Trong
những năm qua, công tác phòng chống thiếu vi chất
đã được quan tâm thực hiện Tuy nhiên, tỷ lệ thiếu một số vi chất đinh đưỡng như thiếu vitamin A tiền lâm sàng, thiếu sắt, kẽm vẫn là vấn đề cần quan tâm
ở Việt Nam Các bệnh thiếu vi chất đinh đưỡng quan
trọng ở Việt Nam hiện nay gồm thiếu i-ốt, vitamin A, sắt và kẽm Các chuyên gia y tế cho rằng: Thiếu vi
chất dinh đưỡng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe
cộng đồng
Việc thiếu một số vi chất dinh dưỡng quan trọng
(như iốt, vitamin A, sat, folate, kẽm) mặc dù rất khó
phát hiện song có thể đưa đến những hậu quả to lớn
Thiếu vi chất đinh đưỡng có thể dẫn đến mù lòa, tổn
thương não, thai chết lưu, tăng nguy cơ dị tật ống
thần kinh, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và
tử vong ở phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, giảm năng suất
lao động ở người trưởng thành Thiếu vi chất đinh
dưỡng ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển cả về thể
chất và trí tuệ Thiếu sắt và iốt làm giảm chỉ số thông Tỉnh (1Q) ở trẻ em từ 10-15 điểm
Trang 27NGUYỄN QUỲNH CHI
Ở Việt Nam, tình hình thiếu vitamin A, thiếu
máu, thiếu sắt và thiếu kẽm vẫn là các vấn đề có ý
nghĩa sức khỏe cộng đồng Theo điều tra năm 2014-
2015 của Viện Dinh đưỡng quốc gia, tỷ lệ thiếu máu
ở trẻ em đưới 5 tuổi ở Việt Nam là 27,8%; tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai là 32,8% và tỷ lệ này ở phụ nữ không có thai là 25,5% Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền
lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 13%; trong đó tỷ lệ
thiếu vitamin A ở trẻ em dưới 5 tuổi cao ở miền núi
(16,1%), nông thôn (13,1%) và thấp hơn ở thành thị (82%) Tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em dưới 5 tuổi rất cao
tới 69,4%, đặc biệt cao ở miền núi (80,8%), nông thôn
(71,6%) và ở thành thị có thấp hơn nhưng vẫn khá cao (49,7%) Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai trên
toàn quốc đặc biệt cao ở mức 80,3%; ở phụ nữ tuổi
sinh đẻ cũng chiếm 63,6% Các số liệu trên cho thấy,
trong số các trẻ em dưới 5 tuổi hiện nay có gần 1/3 bị
thiếu máu và hơn 2/3 bị thiếu kẽm Thiếu vitamin A
tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi dù thấp hơn so với thiếu máu, thiếu sắt và thiếu kẽm, nhưng vẫn ở mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng theo ngưỡng đánh giá
của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Như vậy, theo ước
tính Việt Nam có khoảng 7,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi
Trang 28emi REN LUYEN SUC KHOE CHO TRE EM VUNG DAN TOC MIEN NUL
thì số trẻ em bị thiếu vitamin A tiền lâm sàng là gần
1 triệu trẻ
2.1.1 Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng cao
Kết quả điều tra tình trạng thiếu một số vi chất
định dưỡng của phụ nữ và trẻ em từ 6-59 tháng tuổi đo Viện Dinh dưỡng quốc gia tiến hành năm 2014-
2015 cho thấy: Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng
ở trẻ em dưới 5 tuổi là 13% và tỷ lệ vitamin A trong
sữa mẹ thấp (ở mức 34,8%) Tỷ lệ này không thay
đổi so với kết quả Tổng điều tra năm 2010 của Viện
Dinh dưỡng quốc gia Tổ chức Y tế Thế giới vẫn xếp
Việt Nam vào danh sách 19 nước có tình trạng thiếu
vitamin A tiền lâm sàng mức độ nặng (trên 10% trẻ
dưới 5 tuổi)
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, thiếu vitamin
A làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh
tật, ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển Nhiễm
trùng, suy đỉnh dưỡng và thiếu vitamin A ở mức độ nặng sẽ gây nên các tổn thương ở mắt được gọi là bệnh “khô mắt” nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mù
vĩnh viễn Nguyên nhân của việc thiếu vitamin A là
Trang 29NGUYEN QUỲNH CHI S=-
do tình trạng nhiễm trùng đặc biệt là mac soi, viêm
đường hô hấp, tiêu chảy hoặc nhiễm ký sinh trùng
đường ruột (nhất là giun đũa) Bên cạnh đó, suy dinh
dưỡng protein năng lượng năng thường kèm theo
thiếu vitamin vì thiếu protein ảnh hưởng tới chuyển
hóa, vận chuyển vitamin A trong co thể Ngoài ra,
thiếu các vi chất khác như kẽm cũng ảnh hưởng tới
chuyển hóa vitamin A
Thành tựu nổi bật trong những năm qua là việc
triển khai có hiệu quả chương trình Vitamin A, đẩy
lùi được bệnh mù dinh đưỡng mà trước đây hàng
năm có khoảng 5 đến 7 ngàn trẻ bị đe dọa mù vĩnh
viễn do thiếu vitamin A Tỷ lệ khô loét giác mạc
hoạt tính dẫn tới mù loà từ chỗ 7 lần cao hơn so với
ngưỡng quy định của Tổ chức Y tế thế giới, nay giảm
xuống thấp hơn mức có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng Hàng năm có khoảng 94-97% trẻ em trong độ tuổi
tir 6-36 tháng được uống viên nang Vitamin À liều
cao định kỳ 6 tháng một lần
Năm 1995, Việt Nam được Tổ chức y tế thế giới (WHO) công nhận đã thanh toán thiếu vitamin À
thể lâm sàng nhưng thiếu vitamin À tiền lâm sàng
Trang 30om REN LUYEN SUC KHOE CHO TRE EM VUNG DAN TOC MIEN NOt
vẫn còn ở mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng Cụ thể,
tỷ lệ này ở trẻ em dưới 5 tuổi là 13,0%, có vùng lên
tới 16,1%, tỉ lệ vitamin A trong sữa mẹ thấp ở mức
34,8% Thiếu máu: Thiếu máu do thiếu sắt chiếm tỷ lệ
63,6 % (ở trẻ em dưới 5 tuổi); 54,3% (phụ nữ có thai)
và 37,7% (phụ nữ tuổi sinh đẻ) trong các trường hợp
thiếu máu Hiện nay, thiếu vitamin A thể tiền lâm
sàng vẫn còn cao (10,8% ở trẻ em và trên 50% ở bà mẹ
nuôi con bú) Thiếu vitamin A thể tiền lâm sang cd
liên quan tới bệnh tật và tử vong Nguyên nhân chính
dẫn đến thiếu Vitamin A là đo khẩu phần ăn còn ít các loại thực phẩm giàu Vitamin A, lượng dầu ăn và
chất béo còn thấp
2.1.2 Thiếu máu đo thiếu sắt và thiếu kẽm vẫn
ở mức cao
Là vấn đề thiếu vi chất dinh dưỡng quan trọng
hàng đầu hiện nay Nhóm đối tượng có nguy cơ
cao là phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ em (53% phụ nữ
có thai, 40% phụ nữ không có thai và 60% trẻ em
dưới 2 tuổi bị thiếu máu do thiếu sắt) Nguyên nhân
chính của thiếu máu do thiếu sắt là khẩu phần ăn
còn thiếu các thực phẩm giàu chất sắt, đặc biệt là các
Trang 31NGUYÊN QUỲNH CHỊ 655
thức ăn nguồn gốc động vật Mặt khác, tỷ lệ nhiễm
giun móc khá cao đóng góp vào nguyên nhân thiếu
máu do thiếu sắt Chương trình phòng chống thiếu
máu do thiếu sắt được triển khai với 2 hoạt động là
bổ sung viên sắt-acid folic; giáo đục truyền thông kết
hợp với phòng chống nhiễm giun Ở nơi có chương
trình, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ hạ xuống
còn25% Tuy nhiên, chương trình mới triển khai giới
hạn ở 1282 xã trong toàn quốc
Theo Tổ chức Y Tế thế giới, thiếu máu do thiếu sắt
là loại thiếu máu đinh dưỡng hay gặp nhất, có thể kết
hợp với thiếu a xít folic, nhất là trong thời kỳ có thai
và phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ Ước tính toàn thế giới có
hơn 2 tỷ người bị thiếu sắt, trong đó có hơn 1 tỷ người
có biểu hiện thiếu máu Thiếu máu hay gặp ở các nước
đang phát triển Thiếu sắt gây thiếu máu đỉnh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, giảm khả
năng lao động, học tập
Theo kết quả điều tra tình trạng thiếu máu ở phụ
nữ và trẻ em từ 6-59 tháng tuổi do Viện Dinh dưỡng
quốc gia tiến hành năm 2014-2015 cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai là 32,8%„ phụ nữ không có thai là
Trang 32z1 RÈN LUYỆN §ÚC KHE PH0 TRẺ EM VŨNG DÂN TỘP MIỂN NÚI
25,5% và trẻ dưới 5 tuổi là 27,8% Tỷ lệ này cao hơn ở
miền núi, nông thôn và thấp hơn ở thành thị Nguyên nhân là đo chế độ ăn nghèo sắt; do tình trạng nhiễm
giun móc và các bệnh nhiễm khuẩn khác Ngoài ra,
các bệnh nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường tiêu
hóa còn khá phổ biến cũng gây thiếu máu, thiếu sắt
Bên cạnh đó, cũng theo kết quả điều tra tình trạng
thiếu máu ở phụ nữ và trẻ em từ 6-59 tháng tuổi do Viện Dinh dưỡng quốc gia tiến hành năm 2014-2015
cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%,
phụ nữ không có thai là 63,6% và trẻ dưới 5 tuổi là 69,4% Như vậy, tỷ lệ thiếu kẽm ở Việt Nam rất cao so với ngưỡng phân loại của Nhóm tư vấn quốc tế về kẽm (IZINC) Theo đó, tỷ lệ thiếu kẽm ở cộng đồng trên 20% được xác định là vấn đề thiếu kẽm có ý nghĩa
sức khỏe cộng đồng
Viện Dinh đưỡng quốc gia nhấn mạnh: Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe khi tham gia vào
hoạt động của các enzyme, vào biểu hiện kiểu gen, phân chia các tế bào và phát triển cơ thể; đồng thời,
cũng tham gia vào chức năng sinh sản, miễn dịch,
điều hòa vị giác, cảm giác ngon miệng
Trang 33NGUYỄN QUỲNH CHÍ 5%
Thiếu kẽm có thể làm chậm phát triển thể chất
đặc biệt là chiều cao ở trẻ với biểu hiện chán ăn, nôn, tiêu hóa kém Nặng hơn, trẻ sẽ suy đinh dưỡng, lùn, chậm dậy thì, thiểu năng sinh đục và chậm phát triển
tâm thần vận động Nam giới có thể mấy khả năng sinh sản Phụ nữ có thai thiếu kẽm làm tăng nguy cơ suy đinh dưỡng bào thai, đẻ non và tăng nguy cơ
biến chứng trong thai kỳ
Ngoài ra, thiếu vitamin D và can xi cũng đáng báo động Điều tra vi chất năm 2010 trên 19 tỉnh thành
của Việt Nam cho thấy tình trạng thiếu vitamin D còn
rất phổ biến, gặp ở 40% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
và 37% ở trẻ em Bên cạnh đó mức tiêu thụ vitamin D
và canxi của phụ nữ và trẻ em Việt Nam cũng mới chỉ
đạt 1% và dưới 43% nhu cầu khuyến nghị
2.1.3 Thiếu lốt: 9,8% trẻ em từ 8-10 tuổi bị bướu cổ Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính có khoảng, 1,6 tỷ người đang sinh sống trong khu vực thiếu hụt i-ốt,
trong đó tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu là 12% Số người bị
mắc bệnh bướu cổ nhiều nhất ở các nước châu Á và
châu Phi Tại Đông Nam Á có khoảng 175 triệu người
Trang 34sett REN LUVEN SUC KHOE CHO TRE EM VUNG DAN TOC MIEN NUI
bị bướu cổ, chiếm 16,7% tổng số người bị bướu cổ trên thế giới Việt Nam là nước nằm trong khu vực
thiếu i-ốt
Các bệnh rối loạn do thiếu lốt khá phổ biến ở nước
ta Vẫn còn hơn 1/4 trẻ em tuổi học đường bị bướu cổ
ở các mức độ (số liệu 1999) Tỷ lệ bướu cổ phụ thuộc
vào điều kiện địa lý, vùng sinh thái Việc phòng chống
thiếu lốt và bệnh bướu cổ cũng đã được triển khai
rộng Việc toàn dân sử dụng muối lốt đã được đưa vào Nghị định của Chính phủ, hiện có khoảng 61% dân số trong toàn quốc sử dụng muối lốt
Kết quả điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung
tương (Bộ Y tế) giai đoạn từ năm 2010- 2015 cho thấy
tỷ lệ bướu cổ trẻ em từ 8-10 tuổi chiếm 9,8%; tỷ lệ
hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng
bệnh khoảng 60%; mức trung vị i-ốt niệu là 8,4mcg/ dl Đây là mức thấp nhất trong 10 năm qua Viện
Dinh dưỡng quốc gia nêu rõ: Muối i-ốt tốt trong việc
phòng chống rối loạn do thiếu i-ốt và đây là một
trong những yếu tố vi lượng rất quan trọng đối với
cơ thể Thiếu i-ốt sẽ gây ra những hậu quả lớn, ảnh
hưởng đến sức khỏe cộng đồng, sự phát triển của giống nòi và kinh tế - xã hội
Trang 35NGUYEN QUỲNH CHỊ 5%
Ngay từ giai đoạn đầu của bào thai, cơ thể thai
nhỉ đã hoàn toàn chịu ảnh hưởng từ việc hấp thu i-ốt của bà mẹ Vào tuần thứ 12 của thời kỳ thai nghén, thai nhi cần i-ốt để tự tổng hợp hoóc- môn tuyến giáp
nhằm duy trì sự sống Tùy từng giai đoạn khác nhau
của đời người, khi thiếu i-ốt sẽ gây nên tác hại khác
nhau Đặc biệt, thiếu i-ốt trong thời kỳ bào thai sẽ
gây xảy thai, đẻ non, con đần độn, thiểu năng trí tuệ,
bướu cổ sơ sinh Thiểu năng trí tuệ và đần độn ở trẻ
là tổn thương vĩnh viễn không thể hồi phục được Ở
các lứa tuổi khác, thiếu i-ốt có thể gây bướu cổ và các
biến chứng: thiểu năng giáp, suy giảm khả năng lao
động, ảnh hưởng đến phát triển sức khỏe Ở cộng
đồng thiếu i-ốt, chỉ số thông minh IQ bị giảm 10% so
với cộng đồng tương đồng không bị thiếu i-ốt I-ốt không chỉ đóng vai trò phát triển trí tuệ mà còn góp
phần phát triển thể lực; đặc biệt thiếu i-ốt cùng các
vi chất khác cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến suy đinh dưỡng chiều cao theo tuổi Chính vì
vậy, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy bổ sung i-ốt vào thức ăn có hiệu quả phòng các rối loạn do
thiếu i-6t
Trang 36jeanne REN LUVEN SOc KHOE CHO TRE EM VUNG DAN TOC MIEN NUL
Nguyên nhân của tình trạng thiếu vi chất dinh
dưỡng là do khẩu phần ăn của người dân không đảm
bảo cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng quan trọng
cho nhu cầu cơ thể, đặc biệt trong một số giai đoạn
quan trọng như phụ nữ đang mang thai, cho con bú,
trẻ em đang tuổi lớn Theo điều tra khẩu phần của
Viện Dinh dưỡng, khẩu phần ăn của người dân Việt
Nam hầu hết không đáp ứng đủ 100% nhu cầu về các vitamin và chất khoáng Bên cạnh đó, vi chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn động vật có giá trị sinh học cao hơn, cơ thể đễ hấp thu và sử dụng hơn so với thức
ăn ngưồn gốc thực vật nhưng có giá thành cao nên làm giảm sự tiếp cận thường xuyên của người dân với nguồn vi chất dinh dưỡng này, đặc biệt người
dân ở nông thôn, miền núi và các vùng khó khăn
2.2 Hệ luy của thiếu vi chất đỉnh đưỡng đến sự
phát triển cơ thể
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vi chất dinh
dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng, khi thiếu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ Vi chất dinh dưỡng gồm
Trang 37NGUYỄN QUỲNH CHI
nhóm vitamin (A, B, C, D, E ) và nhóm các nguyên
tố khoáng (canxi, photpho, sắt, kẽm, iod, selen, đồng )
Hiện nay, chiều cao trung bình của nam và nữ của
Việt Nam là 1,64m và 1,55m tương ứng với Indonesia,
Philipine, thấp hơn các nước phát triển như Trung
quốc, Nhật Bản, Singapore và các nước trong khu vực ASEAN như Malaysia và Thái Lan Nguyên nhân
chính dẫn đến chậm phát triển chiều cao của thanh
niên nước ta chính là đo suy đỉnh dưỡng thấp còi và
thiếu vi chất đinh dưỡng
Trong đó, thiếu vi chất dinh dưỡng là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới tình trạng này ở Việt
Nam Ngoài ra, thiếu VCDD còn ảnh hưởng xấu tới
sức khỏe, tới sự phát triển thể lực, tâm vóc, trí tuệ,
cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn điện của trẻ em và khả năng sinh sản cũng như năng suất lao
động của người lớn
Nhìn chung công tác phòng chống suy đỉnh
dưỡng cho trẻ tại các vùng dân tộc miền núi những
năm qua vẫn tồn tại nhiều hạn chế Đó là:
Trang 38SG %%<< RÉN LUYỆN SỨC KHE CHO TRE EM VUNG DAN TOC MIEN NUL
- Tỷ lệ SDD xuất phát điểm ở mức cao; An ninh
lương thực hộ gia đình ở những vùng khó khăn chưa
đảm bảo; Kiến thức, thực hành chăm sóc dinh dưỡng
còn hạn chế, trong khi công tác giáo dục truyền thông
đỉnh dưỡng chưa đến tận hộ gia đình, chưa tác động
đến toàn xã hội Mặt khác việc giáo dục đinh dưỡng
làm thay đổi tập quán ăn uống không hợp lý cũng
không phải là đễ dàng
- Nhận thức của nhiều ngành, nhiều cấp về tâm
quan trọng của vấn đề dinh dưỡng cũng như trách
nhiệm của các lực lượng xã hội đối với vấn đề cải thiện tình trạng dinh dưỡng còn chưa đầy đủ
- Các giải pháp can thiệp và tổ chức triển khai, cơ
chế điều hành chưa đồng bộ và chưa thích hợp với
từng vùng khác nhau Thiếu cán bộ để triển khai các
hoạt động dinh dưỡng ở cơ sở
- Nguồn ngân sách của nhà nước đầu tư cho
đỉnh dưỡng còn hạn hẹp, trong khi đó chưa phát huy
hết tiềm năng và sự tham gia của cộng đồng cho công
tác này
- Phối hợp liên ngành còn chưa chặt chẽ, chưa
Trang 39NGUYEN QUYNH CHI ®
đồng bộ, thiếu các chính sách hỗ trợ cần thiết Nhiều
nội dung vẫn triển khai theo frực đọc và chưa được
quán triệt xuống các địa phương để các cấp chính
quyền coi đây là trách nhiệm thực hiện và điều phối chung
- Chưa quan tâm nhiều đến công tác đinh dưỡng cho các đối tượng, lứa tuổi, ngành nghề khác
nhau cũng như vấn đề ăn-điều trị trong hệ thống
bệnh viện
- Một số tập quán lạc hậu ảnh hưởng trực tiếp tới
thực hành đỉnh dưỡng của bà mẹ và trẻ em nhỏ còn
tồn tại ở nhiều vùng Trong khi đó, sự thiếu hiểu biết
và thực hành về dinh dưỡng hợp lý của một bộ phận
cư dân đô thị làm tăng tình trạng thừa đinh dưỡng
cùng với các bệnh mãn tính có liên quan tới ăn uống
- Mạng lưới triển khai còn thiếu cán bộ
định dưỡng
- Nguồn kinh phí đầu tư còn hạn hẹp, trong khi
mỗi năm cả nước có thêm gần một triệu trẻ ra đời, đòi hỏi tăng đầu tư cho công tác chăm sóc dinh đưỡng
Trang 406555555 RÈN LUYỆN SÚC KHỦE CHO TRE EM VŨNG DÂN TỘC MIẾN NÚI
3.TIÊM CHỦNG CHO MỌI TRẺ EM TẠI VÙNG
DÂN TỘC MIỀN NÚI VẪN LÀ THÁCH THỨC
Hơn 30 năm qua, Chương trình tiêm chủng mở
rộng ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng; đặc biệt hơn 600 triệu liều vắc xin đã được
tiêm miễn phí cho trẻ em và phụ nữ Tuy nhiên, tỷ lệ
tiêm chủng tại các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa,
vùng khó khăn tiếp tục là thách thức lớn đối với công
tác tiêm chủng ở nước ta
Năm 2016 là năm thứ 17 liên tiếp Việt Nam bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt và là năm thứ
11 duy trì thành quả loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh
trên phạm vi cả nước Bệnh sởi và bệnh rubella đã
được khống chế, không để xảy ra dịch trên toàn quốc
Năm 2016 là năm ghi nhận tỷ lệ mắc sởi thấp nhất
trong vòng 10 năm trở lại đây với chỉ 46 ca mắc sởi
trên cả nước
Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi đạt
98% Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh đạt
68% tương đương so với kết quả năm 2015 Số trẻ
được tiêm vắc xin sởi-rubella trong năm 2016 đạt tỷ