1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng hoạt động của hệ thống tài chính

24 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 4,61 MB

Nội dung

Trang 1

Nhóm 2

Hệ thống tài chính Mỹ

lá c0 76 2

1.1 Khái quát hệ thống tài chính Mỹ << «<< «sss+<+<<s 2 1.1.1 Hệ thống tài chính Mỹ dựa vào thị trường 2 1.1.2 Mô hình giám sát hệ thống tài chính Mỹ 3 1.1.3 Quan hệ giữa các chủ thể trong hệ thống tài chính Mỹ 4 1.2 Sự luân chuyến vốn <<<<<<<<<e+<essess++essssssss 6 1.2.1 Phương thức luân chuyến vốn 1.2.2 Cơ cấu,vận động vốn - 5-55 55552 + s55 555525 8 2 Thực trạng hoạt động cúa hệ thống tài chính Mỹ 11 2.1 Thành tựu đạt được - «<< «<< << ss+ 11 2.2 Điểm yếu còn tồn đọng - - «<< «55s << 11355235x 14 2.3 Các chính sách đang tiến hành và hướng đi tương lai 15 3 Tổng kết H00 0n 55, 18

3.1 Đặc điểm cúa hệ thống tài chính Mỹ «<< 18 3.2 Ưu- Nhược điểm cúa hệ thống tài chính Mỹ, - 18 3.3 Bài học và xu thế phát triển hoàn thiện hệ thống tài chính Mỹ 19

3.4 Liên hệ với Việt Nam -. - «sec £ssee 20 3.5 Nguồn tài liệu và Danh sách thành viên -. - «<< 23

Trang 2

Hệ thống tài chính Mỹ

1 Hệ thống tài chính Mỹ

1.1Khái quát hệ thống tài chính Mỹ

1.1.1 Hệ thống tài chính Mỹ dựa vào thị trường a _ Hệ thống tài chính Mỹ dựa vào thị trường

Cấu trúc hệ thống tài chính Mỹ dựa vào thị trường (market based hay security dominated financial market) với thị trường chứng khoán phát triển bậc nhất thế giới Khối lượng tín dụng do ngân hàng cung ứng cho doanh nghiệp là rất nhỏ trong khi lượng cổ

phiếu, trái phiếu mới phát hành trên thị trường tài chính của các doanh nghiệp chiếm khoảng

15-20%

b Vai trò của ngân hàng đối với hệ thống tài chính Mỹ

Mặc dù có hệ thống tài chính dựa vào thị trường nhưng không thê phủ nhận vai trò của hệ thống ngân hàng đối với hệ thống tài chính Mỹ

Cục dự trữ liên bang Mỹ ( Federal Reserve System — Fed)

FED là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ Theo Hội đồng thống đốc, Fed có các

nhiệm vụ sau:

e Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia

e Giám sát hệ thống tài chính

¢ Duy tri su 6n định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thé phat sinh trên thị trường tài chính

© Cung cấp các dịch vụ tài, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia

Các ngân hàng thương mại

SMALL MID LARG AVERAGE

Trang 3

Nhóm 2

Bảng dữ liệu trên cho chúng ta có thể thấy sự chênh lệch về quy mô tổng tài sản của

các NHTM: trung bình tổng tài sản của một ngân hàng lớn ở Việt Nam chỉ gấp 15.3 lần quy mô tổng tài sản của NHTM nhỏ, thì ở Mỹ con số này lên tới 450 lần Như vậy hệ thống ngân hàng Mỹ có sự phân hóa về quy mô tài sản là vô cùng lớn điều này dẫn đến tình trạng

“Too Big, to Fall” tức những ngân hàng quá lớn thì không thể sụp đồ, như vậy hệ thống tài chính Mỹ giảm bớt tầm ảnh hưởng của những ngân hàng đẻ giảm bớt hạn chế những vụ sụp

đổ mang tính hệ thống

1.1.2 Mô hình giám sát hệ thống tài chính Mỹ

Ở Mỹ, trách nhiệm giám sát tài chính được phân chia giữa Cục dự trữ Liên Bang với Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Bảo hiểm tiền gửi liên bang

a Cục dự trữ liên bang Mỹ

Cục dự trữ liên bang (FED) bề ngoài là ngân hàng của chính phủ, bao gồm Hội đồng thống đốc đóng tại thủ đô Washington được chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ, Ủy ban thị trường,

12 Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực và các ngân hàng thành viên có sở hữu một phần ở các ngân hàng dự trữ liên bang khu vực

Hội đồng Thống đốc của Fed là cơ quan độc lập của chính phủ liên bang Hội đồng không

nhận tài trợ của Quốc hội và bảy thành viên của Hội đồng theo cơ chế dan chủ Thành viên

của Hội đồng là độc lập và không phải chấp hành yêu cầu của hệ thống lập pháp cũng như

hành pháp

Giấy bạc đo Fed phát hành là nguồn cung tiền tệ và chúng được đưa vào lưu thông qua các

Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực -_ Kiểm soát cung ứng tiền tệ

- Tham gia cdc thỏa thuận mua lại với những nhà giao dịch ưu tiền - Thực hiện giao dịch mua đứt

- _ Thực hiện chính sách tiền tệ

Trang 4

Nhóm 2

- _ Các ngân hàng dự trữ liên bang khu vực và ngân hàng thành viên: 12 ngân hàng khu

vực dự trữ liên bang khu vực được thành lập bởi Quốc hội là các chi nhánh của hệ

thống ngân hàng trung ương

b Báo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC)

Bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) được thành lập sau khủng hoảng tài chính đầu thế kỷ XX, vào ngày 16 tháng 6 năm 1933 theo sắc lệnh của Tổng thống Franklin D.Roosevelt Đây là cơ quan bảo hiểm tiền gửi đầu tiên trên thế giới được thành lập và đi vào hoạt động

FDIC hoạt động độc lập với Chính phủ và chịu sự kiểm soát trực tiếp của Quốc hội Mục

đích thành lập của FDIC là bảo vệ người gửi tiền trong các ngân hàng và các tô chức nhận

tiền gửi phi ngân hàng trên khắp nước Mỹ Hiện nay, FDIC bảo hiểm tiền gửi cho khoảng §.390 ngân hàng và tổ chức nhận tiền gửi phi ngân hàng

c Uy ban chứng khoán Nhà nước (SEC)

SEC là một cơ quan chính phủ độc lập giữ trách nhiệm chính về việc thực hiện các luật

chứng khoán liên bang và giữ kiểm soát hồn tồn nền cơng nghiệp chứng khoán của Mỹ, giao địch các quyền chọn và cô phiếu của quốc gia, và thị trường chứng khoán khác

Ngày nay, SEC có thấm quyền rộng lớn trong nền cơng nghiệp chứng khốn của Mỹ Nó có quyền đăng ký, kiểm soát và giám sát các đại lí chuyển nhượng, cty môi giới, cơ quan thanh toán bù trừ, và thậm chí các tổ chức tự quản lí của quốc gia

1.13 Mối quan hệ giữa các chú thế trong hệ thống tài chính Mỹ

-_ Mỹ là I trong những quốc gia điển hình được đánh giá là có hệ thống tài chính dựa

vào thị trường: thị trường chứng khoán có vai trò tích cực hơn là ngân hàng trong việc tài trợ vốn và cung cấp các công cụ quản lí rủi ro cho các chủ thể kinh tế

-_ Chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng nhất định đến cấu trúc của hệ thống tai chính và theo đó là tầm ảnh hưởng tương đối của hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán Mỹ đã áp dụng những chính sách, quy định hạn chế đối với hệ thống

ngân hàng để thúc đây doanh nghiệp tìm nguồn tài trợ từ thị trường chứng khoán và theo đó thúc đầy sự phát triển của thị trường chứng khoán

Trang 5

Nhóm 2

nắm giữ cổ phiếu đã khiến các công ty lớn của Mỹ phải tìm nguồn tài trợ từ thị trường tài chính và do đó góp phần làm tăng vai trò của thị trường tài chính trong hệ thống tài chính

-_ Thị trường chứng khoán có vai trò tích cực trong việc cung cấp các công cụ quản lí rủi ro, phù hợp với cả những giao dịch tiêu chuân và những giao dịch riêng biệt của

các nhà đầu tư,khuyến khích được sự hình thành các doanh nghiệp mới, tạo điều kiện

cho các đoanh nghiệp nhỏ huy động vốn mở rộng và phát triển sản xuất, tạo đà cho sự đổi mới liên tục trong toàn bộ nên kinh tế và theo đó là sự tăng trưởng,phát triển kinh

tế Thị trường chứng khoán Mỹ yêu cầu tính minh bạch cao, các bản cáo bạch luôn phải

đúng, chính xác và đúng thời hạn

-_ Yêu cầu của thị trường chứng khoán Mỹ có nhiều cấp độ khác nhau, đành cho các

công ty cổ phần có số vốn và quy mô kinh doanh khác nhau

- Ở Mỹ, các ngân hàng hoạt động trong một hệ thống quản lý ngân hàng kép (dual

banking system) — nghĩa là chính quyền liên bang và tiểu liên bang đều có quyền kiểm

soát đối với ngân hàng.Các cơ quan quản lý Ngân hàng tại Mỹ bao gồm: Hệ thống dự trữ

liên bang, Cục quản lý tiền, Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang, Bộ tư pháp, Ủy

banchứng khoán và Hội đồng ngân hàng bang - Vấn đề đầu tư vốn ở Mỹ

Hoa Kỳ là quốc gia có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đồ vào lớn nhất trên thế

giới và cũng là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trên thé gidi.Cac dong von dau

tư từ nước ngoài đồ vào Mỹ đường như có tốc độ tăng nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng của nước Mỹ và cao hơn so với tốc độ tăng đầu tư nước ngoài tại bất kỳ nơi nào khác

trên thế giới là đo

Theo báo cáo của BEA, đầu tư trực tiếp trung bình từ năm 1960 đến 2013 của Mỹ là 17.525,83 USD

- Van dé tiét kiệm tại Mỹ

My van rat cham chap trong việc tập trung làm giảm mức thâm hụt kép của nước

mình cũng như nâng cao dần tỷ lệ tiết kiệm Ông Greenspan, người được coi là nhà

Trang 6

Nhóm 2

hàng Trung ương Mỹ (về hưu vào tháng 1/2006) cảnh báo chính phủ Mỹ cần gia tăng tiết kiệm chỉ tiêu

Trong khi Trung Quốc có tỷ lệ tiết kiệm cao nhất trong số các nền kinh tế lớn của thế

giới lên tới gần 50% GDP thì Mỹ lại là nước có tỷ lệ tiết kiệm thấp nhất trong số các

nền kinh tế lớn của thế giới Theo BEA, tính đến tháng 7 năm 2013 thì tỷ lệ tiết kiệm cá

nhân ở Mỹ là 4.4% Trung bình từ năm 1959 đến 2013 tỷ lệ tiết kiệm các nhân ở Mỹ

chỉ đạt mức 6.85

1.2 Luân chuyển vốn

1.2.1 Phương thức luân chuyển vốn

Hệ thống tài chính Mỹ cũng giống như các hệ thống tài chính khác,sự luân chuyển vốn đều diễn ra bằng cả 2 phương thức : Luân chuyên vốn trực tiếp (thị trường tài chính) và luân chuyên vốn gián tiếp(trung gian tài chính)

> Kênh dẫn vốn trực tiếp: Với sự thống trị của đồng Dola Mỹ trên thế giới,thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán của Mỹ hoạt

động rất hiệu quả và làm “ông chùm” trên thị trường tài chính thế giới Nó không chỉ lớn

về khối lượng giao dịch, giá trị giao địch mà còn rất đông các thành viên tham giao,đặc

biệt là các NHTW các nước khác trên thế giới Sự huy động vốn cũng như đầu tư vốn ở đây rất hiệu quả.” Không quá khó để huy động vốn từ thị trường chứng khoán Mỹ” là

một nhận định trên I tờ báo

> Kênh dẫn vốn gián tiếp

+ Ngoài các loại tiền gửi như của Việt Nam thì Mỹ còn có các loại tiền gửi đặc biệt Đó là tiền gửi phối hợp giữa tiền gửi dùng séc và tiền gửi tiết kiệm vào các tài

khoản giao dịch bao gồm lệnh rút tiền giao dịch và dịch vụ chuyên ngân tự động

+ Có các hoạt động huy động vốn khác như đầu tư cho chứng khoán Đây là

nguồn lợi rất lớn đối với không chỉ các trung gian tài chính Mỹ mà với bắt kì nước nao

Trang 7

Nhóm 2

+ Trong thị trường, người cần vốn là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh trong và ngoài nước Các trung gian tài chính sẽ đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu

vốn và đồng thời cũng nhận được các khoản lợi nhất định thông qua việc cho vay với lãi

suất lớn hơn lãi suất mà họ trả cho những người gửi tiết kiệm Tuy nhiên các trung gian tài chính của Mỹ luôn có 1 nguồn vốn rất lớn dự trữ đảm bảo nguồn vốn luôn được khai

thông trong thị trường tiền tệ Hơn nữa cấu trúc của hệ thống các trung gian tài chính của

Mỹ cũng rất thông suốt mạch lạc khiến cho khả năng huy động và cung ứng vốn rất nhanh chóng kịp thời đồng thời cũng huy động được 1 lượng vốn lớn trong thời gian

ngắn đảm bảo cho các hoạt động kinh đoanh

+ Ở Mỹ vốn của các tổ chức Ngân hàng cũng như các trung gian tài chính khác không được phân bồ rộng rãi mà chỉ tập trung trong tay của 1 số cô đông lớn Vì thế

quá trình huy động cũng như cung ứng vốn là vô cùng tiện lợi và nhanh chóng

+ Các thị trường vốn ớ Mỹ là huyết mạch của chú nghĩa tư bán Các công ty đến đây nhằm huy động lượng vốn cần thiết để xây dựng nhà máy, văn phòng, máy

bay, tau hoa, tau thuỷ, điện thoại và nhiều tài sản khác; đề tiền hành nghiên cứu và phát

triển sản phẩm; và đề trang trải cho hàng loạt các hoạt động cần thiết khác của tập đoàn Phần lớn số tiền này đến từ các tổ chức lớn như các quỹ trợ cấp, các công ty bảo hiểm, các ngân hàng, các hiệp hội, và các trường cao dang va đại học Nó cũng đến từ các cá nhân ngày càng nhiều Vào giữa những năm 1990, hơn 40% số gia đình Mỹ sở hữu cô phiếu thường

+ Rất ít nhà đầu tư sẵn sàng mua cỗ phần trong một công ty trừ khi họ

biết rằng họ có thể bán chúng sau này nếu cần tiền cho những mục đích khác Thị trường

chứng khoán và những thị trường vốn khác cho phép các nhà đầu tư mua và bán cổ phiếu

liên tục

Những thị trường này còn đóng những vai trò khác nữa trong nền kinh tế Mỹ

Chúng là một nguồn thu nhập cho các nhà đầu tư Khi cổ phiếu hoặc các tài sản tài chính

khác tăng giá trị thì các nhà đầu tư trở nên giàu có hơn; thường thường họ tiêu một phần số tài sản tăng thêm này để hỗ trợ bán hàng, thúc đây tăng trưởng kinh tế Hơn nữa, do

Trang 8

Nhóm 2

năng sinh lời của các công ty trong tương lai, nên giá cổ phiếu cung cấp ngay lập tức thông tin phản hồi cho ban lãnh đạo tập đoàn về việc các nhà đầu tư đánh giá như thế nào

đối với hoạt động của họ

1.2.2 Cơ cấu, vận động vốn

° Do hệ thống tài chính Mỹ là hệ thống tài chính dựa vào thị trường nên khó

lượng tín dụng ngân hàng cung ứng là rất nhỏ ( đối với doanh nghiệp với tín dụng dài hận

thậm chí là bằng 0) Vốn chủ yếu được huy động trên thị trường chứng khoán- Nơi náo

nhiệt và nhộn nhịp nhất trên thị trường chính Mỹ

° Sau cuộc khủng hoảng hệ thống tài chính Mỹ năm 2008, Tổng thống

Obama đã có những chính sách cũng như những giải pháp đề nhanh chóng phục hồi lại

hệ thống tài chính đi vào khuôn khổ và hùng mạnh như trước,vận động vốn có hiệu

quả.Có thể thấy rất rõ trong các biéu dé sau :

Khoản vay không sinh lợi của ngân hàng trên tông số nợ (%) -z

%

3 Hoa Kỷ

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Trang 9

Hệ thống tín dụng của Mỹ, tý óm 2 USD 2007 2008 2011" 2012" %2007 2008 2012 Financial assets 62877 60307 61573 65681 100% 100% 100% Ngan hang mai 13058 14863 15414 18660 21% 25% — 24% Depository 12362 14115 14565 14762 20% 23% 22% Credit union 696 749 849 898 1% 1% 1%

Công ty bảo hiểm 6336 5821 6587 6997 10% 10% — 11%

Property-Casualty Insurance Companies 1386 1306 1385 1436 2% 2% 2%

Life insurance Companies 4950 4516 5233 5562 8% 7% 8% Qũi hưu trí 10806 8100 9787 11238 17% 13% 17%

Private Pension Funds 6411 4553 5698 6599 10% 8% 10% State and Local Government Employee Retirement Funds 3199 2325 2661 3093 5% 4% 5% Federal Government Retirement Funds 1197 1222 1428 1546 2% 2% 2% Công ty tải chính khác 32677 31523 29784 31785 52% 52% — 48%

Money Market Mutual Funds 3033 3757 2578 2507 5% 4% Mutual Funds 7829 5435 7533 9262 12% 14%

Closed-End and Exchange-Traded Funds 316 203 239 254 1% 0%

Government-Sponsored Enterprises (GSE) 3174 3408 6520 6305 5% 10%

Agency- and GSE-Backed Mortgage Pools 4464 4961 1277 1408 ™% 8% 2% Issuers of Asset-Backed Securities 4531 4121 2040 1824 7% 1% 3% Finance Companies 1911 1852 1620 1600 3% 3% 2% Real Estate Investment Trusts (REITs) 319 251 399 565 1% 0% 1%

Security Brokers and Dealers 3092 2217 1981 2051 5% 4% 3%

Holding Companies 2141 2430 3419 3754 3% 4% 6% Funding Corporations 1865, 2888 2178 2256 3% 5% 3%

Nguon: FDR Nhận xét về tổ chức tín dụng ở Mỹ: Bảng trên cho thấy thị trường tài chính mở rộng, đa loại chứ không chỉ có ngân hàng thương mại như ở các nước đang phát triển Năm 2012, ngân hàng thương mại chỉ nắm trên 24% tài sản tài chính Công ty bảo hiểm

11% Quĩ hưu trí 17% Phần còn lại 48% gồm ít nhất 14% là công ty buôn bán cô phiếu (mutual funds) và trái phiếu đựa vào nhà đất các loại ít nhất 16% và các hoạt động tài

chính khác Tuy nhiên sau khủng hoảng kinh tế năm 2007-2008, các hoạt động tài chính

ngoài ngân hàng mất tín nhiệm đã giảm hắn xuống, đặc biệt là chứng khoán dựa vào tiền

vay mua nhà (giảm từ 14% xuống 5%), phần lớn của việc giảm tỷ trọng này là do việc

xuông giá của tài sản

Trang 10

Depository banks 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Cho vay 8210 8475 7791 7851 7793 7932 Loans 2060 2260 1879 1856 1982 2174 Mortgage 5019 5014 4769 4583 4424 4334 Consumer credit 1132 1201 1143 1412 1387 1424 Nguồn: FDR + Hệ thống ngân hàng Mỹ phải tăng hệ số vốn để bảo đảm an toàn từ năm 2008 Vốn tăng này nhờ vào chương trình cứu trợ của chính phủ và một phần nhờ vào việc tăng vốn từ

tập đoàn sở hữu chủ Hệ số vốn năm 2009 là 11.25% và trước đó năm 2008 là 9.5% Điều

này cũng cho thấy là mặc dù hệ số vốn ở Mỹ vượt xa mức tối thiểu là 6% nhưng rõ ràng là

khơng an tồn vì hàng loạt ngân hàng có nguy cơ phá sản nếu như không có sự can thiệp của chính phủ Vì vậy mà các ngân hang thế giới đồng ý năm 2011 với qui tắc Basel III chat chẽhơn, và phức tạp hơn, với nhiều qui tac trong đó có hệ số vốn cap I (tier I) t6i thiéu ting lên mức 8.5—1 1%; các ngân hàng được khuyến nghị áp dụng kể từ 2013 và mọi ngân hàng thành viên sẽ hoàn thành vào năm 2018 Các hệ số tài chính trong hệ thống NHTM Mỹ 2008 2012 Hệ số vốn tự có trên tích sản có tính trọng số rủi ro 7 9.5% 11.25% (2009) Tỷ trọng đầu tư tài chính 100% 100% Tiền mặt 8.5% 94% Trái phiếu 14.2% 20.7% Cho vay 54.3% 51.6% Nguon: FDIC

+ Theo báo cáo năm 2010 của A.T Kearney ,My đứng thứ 2 trong Top 10 điểm đến hấp dẫn nhất thé giới của vốn FDI trong năm 2010

Bắt chấp khủng hoảng và suy thoái, nước Mỹ vẫn tăng bậc về Chỉ số niềm tin FDI trong Điều này cho thấy giới đầu tư toàn cầu muốn tìm nhiều hơn đến với những điểm đến có độ an toàn cao Với môi trường kinh doanh tương đối thơng thống và mức giá gần đây đã xuống thấp cho các thương vụ mua bán và sáp nhập, đặc biệt là trong ngành tài chính,

Trang 11

Nhóm 2

e _ Tại Mỹ, ngành cho thuê tài chính chiếm khoảng 25-30% tổng số tiền tài trợ cho các giao địch mua bán thiết bị hàng năm của các công ty Nguyên nhân chính thúc đây các hoạt động cho thuê tài chính phát triển nhanh là do nó có tính chất an toàn cao, tiện lợi và hiệu

quả cho các bên giao dịch

Không thể phủ nhận rằng sự có mặt của các công ty cho thuê tài chính đã “mở lối thoát” cho các công ty, trong thời điểm các công ty này đang gặp khó khăn về thủ tục thế chấp tài sản để vay vốn ở các ngân hàng Tuy nhiên, khái niệm cho thuê tài chính vẫn còn khá mới

mẻ với nhiều cơng ty Ít công ty hiểu được rằng cho thuê tài chính là một hình thức tài trợ

tín dụng, thông qua việc cho thuê các loại tài sản, máy móc, thiết bị, phương tiện vận

chuyển là nhu cầu mà các công ty, các nhà đầu tư mong muốn đề đổi mới máy móc, thiết

bị, hiện đại hóa công nghệ sản xuất kinh doanh

Đặc trưng của phương thức này là đơn vị cho thuê (tức là chủ sở hữu tài sản) sẽ chuyển giao tài sản cho người thuê (tức là người sử dụng tài sản) được quyền sử dụng và hưởng

dụng những lợi ích kinh tế mang lại từ các tài sản đó trong một thời gian nhất định Người thuê có nghĩa vụ trả một số tiền cho chủ tài sản tương xứng với quyền sử dụng và quyền

hưởng dụng Điều này cũng cho thấy việc cấp tín đụng đưới hình thức cho thuê tài chính

không đòi hỏi sự bảo đảm tài sản có trước, tạo điều kiện cho các công ty tiếp cận hình thức

cấp tín dụng mới, vừa giải tỏa được áp lực về tài sản đảm bảo nếu phải vay ở ngân hàng Loại hình cho thuê tài chính rất thích hợp cho các công ty vừa và nhỏ nhờ ưu điểm không

phải thế chấp tài sản như khi vay vốn ở các ngân hàng

2 Thực trang hoạt động cúa hệ thống tài chính Mỹ 2.1 Thành tựu

Trang 12

Nhóm 2

Thị trường ngoại hối Mỹ là một trong các thị trường lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất trên thế giới Theo ước tính thì doanh số toàn cầu của thị trường ngoại hối Mỹ đạt mức khoảng 1.500 tỷ đô la Mỹ một ngày, gấp vài lần so với doanh số thị trường trái phiếu Chính phủ Mỹ, thị trường lớn thứ hai thế giới Các nước khác Mỹ 17% 17% HongKong 5% Thụy Sỹ 5% Đức 9% 8% Anh Singapore 33% 7% Nhật oT ng

Hình 1: Doanh số giao dịch ngoại hối trên thế giới

Trong vòng một phần tư thế kỷ qua, khái niệm thị trường hai tư giờ đã trở thành hiện

thực Đâu đó trên hành tính, các thị trường tài chính mở cửa kinh doanh, các ngân hàng, các

tổ chức tài chính mua đi bán lại đồng đô la và các đồng tiền khác hàng giờ, hàng ngày và

thậm chí hàng đêm Tại các trung tâm tài chính trên thế giới, khi thời gian làm việc trôi qua, nơi thì sắp đóng cửa, nơi sắp mở cửa và bắt đầu hoạt động kinh doanh Thị trường ngoại hối cứ tiếp diễn theo dòng thời gian và theo vòng quay của mặt trời quanh trái đất

> Đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trên thị trường này là đô la Mỹ

Đồng đô la Mỹ là đồng tiền được mua bán nhiều nhất trên thế giới cho đến nay Đồng đô

la Mỹ là một trong hai đồng tiền được sử dụng trong hơn 87% các giao dịch ngoại hối, tương đương với khoảng 1.300 tỷ đô la Mỹ một ngày Hơn thế nữa, đô la Mỹ còn là đồng tiền yết giá trong các giao dich ngoại hối, là đồng tiền phải sử dụng đo sức ép thương mại và tài chính Thực tế thương mại cho thấy các giao dịch ngoại hối giữa hai đồng tiền với nhau

thường phải thông qua đồng tiền thứ ba như là một đồng tiền yết giá chứ ít khi hai đồng tiền

trực tiếp trao đổi với nhau (trừ những ngoại tệ mạnh với nhau)

Trang 13

Nhóm 2

> Mỹ đứng thứ 2 trong top 10 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới cúa vẫn FDI trong năm 2010

Thu hút vốn FDI năm 2008: 316,1 tỷ USD

Bắt chấp khủng hoảng và suy thoái, nước Mỹ vẫn tăng một bậc về Chỉ số niềm tin FDI trong báo cáo năm 2008 so với năm 2007(theo báo cáo của A.T Kearney) Điều này cho thấy giới đầu tư toàn cầu muốn tìm nhiều hơn đến với những điểm đến có độ an toàn cao Với môi trường kinh đoanh tương đối thơng thống(4) và mức giá gần đây đã xuống thấp

cho các thương vụ mua bán và sáp nhập, đặc biệt là trong ngành tài chính, nước Mỹ đã tăng

sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài

> Thi trường chứng khoán Mỹ hiện là một thị trường quan trong nhất thế giới với

đây đú các loại thị trường chứng khoán khác nhau

Điều này phản ánh tiềm lực và vị thế quan trọng của nền kinh tế Mỹ trong nền kinh tế thế giới, nó không chỉ giới hạn trong phạm vi của thị trường chứng khoán thuần tuý mà nó còn có thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung rộng lớn, tỉnh vi và hiện đại Điều đáng

chú ý là hai phần ba số nghiệp vụ giao địch chứng khoán ở Mỹ được thực hiện trên thị

trường phi tập trung, nhất là việc phát hành, chuyển nhượng chứng khoán và những chuyên

dịch trái phiếu của Chính phủ với số lượng lớn Ngồi thị trường cơ phiếu và trái phiếu - hai hình thức chứng khoán cơ bản nhất thì cùng với sự phát triển của các định chế tài chính và

tiền tệ, ở Mỹ còn xuất hiện thị trường các công cụ có gốc chứng khoán như thị trường đặt trước, thị trường tương lai, thị trường quyền lựa chọn, thị trường buôn bán cổ phiếu kiểu thương mại tức là những thị trường mà ở đó sự buôn bán xảy ra khơng phải đối với hàng

hố hay chứng khoán tự thân mà ở công cụ "phái sinh" từ chứng khoán.Một điểm khác nỗi

bật trên thị trường chứng khoán Mỹ là các thị trường chứng khoán khu vực đều nhận được

sự tài trợ về khối lượng giao dịch buôn bán và tổng số vốn của thị trường chứng khoán của

thị trường chứng khoán New York và Hiệp hội quốc gia về định giá tự động của thương gia

chứng khoán

> Thi trường Trái phiếu Chính phú Mỹ là thi trường có khá năng chuyển đỗi cao

Trang 14

Nhóm 2

Thị trường Trái phiếu công ty tại Mỹ là thị trường trái phiếu công ty lớn nhất thế giới, cung cấp sự lựa chọn hấp dẫn cho các khoản vay ngân hàng Việc phát hành trái phiếu công

ty chịu sự kiểm soát của Ủy ban chứng khoán và cần phải có xếp hạng tín dụng của cơ quan

xếp hạng được chấp nhận như S&P Các trái phiếu này không phải niêm yết trên thị trường chứng khoán mà chủ yếu được giao dịch trên thị trường OTC Theo ước tính của

Ngân hàng thế giới thì lượng giao dịch Trái phiếu công ty tại Mỹ là vào khoảng 17 tỷ USD

mỗi ngày

> Thị trường cỗ phiếu Mỹ luôn được coi là thị trường quan trọng hàng đầu thế

Mỗi biến động của thị trường này đều được giới tài chính toàn cầu ngóng theo Thị

trường cô phiếu Mỹ không chỉ có thị trường phát hành quy mô lớn mà còn có các công cụ

phái sinh da dạng bảo hiểm rủi ro, giúp cho các giao dịch được thông suốt, nên đã thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư khắp nơi Năm 2000 tổng số vốn huy động từ thị trường

chứng khoán Mỹ gấp 2 lần số vốn huy động từ thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới

là Nhật Bản, gap 3 lần số vốn huy động từ thị trường chứng khoán của EU va gap 6 lần số vốn huy động từ thị trường chứng khoán Anh Đến cuối năm 2002 tổng số vốn huy động từ thị trường chứng khoán của Mỹ lên tới con số trên 14.000 tỷ USD chiếm 149% GDP Doanh số giao dịch và số công ty niêm yết của thị trường chứng khoán Mỹ cũng tăng lên rất nhiều trong năm 2002

Hệ thống tài chính nước này hiện mạnh hơn so với trước suy thoái và sẵn sàng cung cấp nguồn vẫn cần thiết cho sự mớ rộng cúa nền kinh tế, Bộ trướng Tài chính Mỹ Timothy

Geithner cho biết

2.2 Điểm yếu còn tồn đọng

Một câu nói cách ngôn của các nhà kinh tế học là: “Khi nước Mỹ hắt xì hơi, thì cả thế giới đều bị cảm lạnh” Điều đó cho thấy sức mạnh và tầm ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ đối với thế giới mặc đù nó đã và đang trải qua nhiều thách thức (chiến tranh, khúng hoảng,

bat 6n chính trị, ) Sau cuộc đại khủng hoảng năm 2008 một mắt xích quan đang ngày một

Trang 15

Nhóm 2

Nhiều người cho rằng các quỹ thị trường tiền tệ sẽ không bao giờ bị lỗ hay thậm chí là sụp đồ và coi quỹ thị trường tiền tệ là “hầm trú ẩn” Tuy nhiên vào năm 2008, Lehman Brothers-tập đồn chứng khốn và tập đoàn ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 của Hoa Kỳ sụp đồ làm 1 trong những quỹ thị trường tiền tệ lâu đời nhất là Reserve Primary Fund gần như lâm

vào tình trạng phá sản với giá trị tài sản chỉ còn 97 cent đối với mỗi đồng USD đầu tư Điểm yếu chết người của khu vực quỹ thị trường tiền tệ Mỹ (MME) bộc lộ: không giống như các tài khoản ngân hàng, các quỹ thị trường tiền tệ Mỹ không được bảo hiểm bởi bất cứ hình thức bảo hiểm tiền gửi nào, và các nhà đầu tư có thể lấy lại tiền của họ bat cứ lúc nào Điều đó đã tạo nên một vấn đề nan giải: Nếu quỹ tiền tệ thị trường có thé bi 16, các nhà đầu tư sẽ

lập tức bỏ chạy càng nhanh càng tốt

Hiện tại: Quỹ MMF của Mỹ nắm giữ 1.000 tỉ USD nợ châu Âu và rủi ro hệ thống

Nguyên do là 3 ngân hàng lớn của châu Âu BNP Paribas SA, Credit Agricole và Societe

Generale bị cơ quan xếp hạng tín dụng Moodys đe dọa sẽ hạ bậc tín nhiệm nợ đã huy động

được nguồn vốn rất lớn bang cach ban ng cho 10 quy MMF lớn nhất của Mỹ

Một yếu điểm khác cần quan tâm là việc duy trì nền kinh tế thị trường ở Mỹ Bắt chấp những bắt ồn kinh tế, nước Mỹ vẫn triệt để duy trì “nén kinh tế thị trường” Người Mỹ cho rằng một nền kinh tế nhìn chung vận hành tốt nhất khi các quyết định về sản xuất cái gì và định giá hàng hóa như thế nào được hình thành thông qua hoạt động trao đổi qua lại của hàng triệu người mua và người bán độc lập, chứ không phải bởi chính phủ hay những lợi ích

cá nhân có thế lực nào, và bởi vay nó có thê là chỉ dẫn tối ưu cho nền kinh tế nên sản xuất

cái gì cần thiết nhất Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khởi nguồn ở Mỹ từ năm

2007 đã bộc lộ những điểm yếu của hệ thống tài chính Mỹ nói riêng và cơ chế kinh tế thị

trường của Mỹ nói chung Đặc biệt là sự thái quá của cơ chế thị trường tự đo, thiếu giám sát của Chính phủ, kích thích xu hướng chạy theo các hoạt động rủi ro cao vì mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn, trong khi hệ thống các quy định cũng như hệ thống giám sát tài chính chưa

theo kịp sự phát triển của các định chế tài chính và sản phẩm dịch vụ tài chính phức tạp,

công cụ phái sinh Bên cạnh những giải pháp tình thế, như hỗ trợ thanh khoản, bảo lãnh các

khoản vay nhằm giải tỏa tình trạng đóng băng tín dụng, thực hiện các gói cứu trợ đối với hệ

Trang 16

Nhóm 2

thống Barack Obama cũng đã nhận thức được sự cần thiết phải đưa ra giải pháp dai han,

mang tính tái cầu trúc và thay đổi tong thé hé thông tài chính Mỹ nhằm ngăn chặn hữu hiệu và vững chắc các nguy cơ khủng hoảng tương tự trong tương lai

2.3 Các chính sách đang tiến hành và hướng đi tương lai a Ban hành đạo luật mới

Đạo luật Dodd-Frank ra đời bắt nguồn từ sự nhận thức lại của chính giới Mỹ về vai trò

nhà nước và từ thực tiễn kinh tế - tài chính của nước Mỹ trong suốt 3 thập ký trước đó

Được ký thành vào ngày 21-7-2010, Dodd-Frankđược xem là một bước ngoặt mang tính

lịch sử, khi đánh giá lại toàn bộ các quy định trong hệ thống tài chính Mỹ Nhằm thực hiện các mục tiêu chính:

-_ Giúp đỡ dân chúng trong cuộc sống hàng ngày, từ ký các hợp đồng, hiểu rõ các khoản lệ phí, cho tới nhận thức được những nguy cơ

-_ Giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định tốt hơn, chấm dứt việc dùng tiền nộp thuế của người dân để tung ra các gói cứu trợ

-_ Cải cách thị trường Phố Wall, ngăn chặn nguy cơ các thể chế tài chính lớn sụp đồ gây anh hưởng tới kinh tế Mỹ, kiểm soát các khoản tiền thưởng và ngăn chặn những khoản

đầu tư rủi ro Đồng thời, tạo ra một cơ chế bảo vệ người gửi tiền tại các ngân hàng dưới

sự giám sát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) b Tái cơ cấu ngân hàng

Tháng 2/2009, Bộ Tài chính Mỹ công bố kế hoạch tái cơ cầu ngân hàng toàn diện

(Kế hoạch ổn định tài chính - Kế hoạch Geithner) Kế hoạch này đầu tiên có gắng đánh giá

chất lượng tài sản của các ngân hàng quan trọng trong hệ thống thông qua việc kiểm tra cụ

thể các rủi ro tài sản của chúng (Chương trình đánh giá vốn giám sát) Điều này bắt buộc đối với 19 ngân hàng lớn nhất Sau đó là kế hoạch kết hợp tái cơ cấu vốn (Chương trình hỗ trợ

vốn) và mua tài sản sử dụng tiền tư nhân (Chương trình đầu tư công - tư) Đây là những

chương trình về nguyên tắc là tự nguyện nhưng trong thực tế là bán tự nguyện vì các ngân hàng phải đáp ứng các tiêu chuân vốn cần thiết Ngoài ra, kế hoạch này bao gồm nhiều điều

Trang 17

Nhóm 2

và đề hỗ trợ những người mua nhà trả góp, đặc biệt là những người phải đối mặt với việc nhà bị tịch thu

c Chuyến đối để thành công

Các ngân hàng có thể huy động vốn thông qua thị trường tư nhân hoặc bằng cách tham gia một chương trình của chính phủ (Chương trình hỗ trợ vốn) Trong chương trình

này, các ngân hàng sẽ nhận được vốn từ Chính phủ bằng cách phát hành có phiếu ưu đãi

(mà sẽ tự động chuyền đổi thành cô phiếu phổ thông sau 7 năm)

Đầu tư của Bộ Tài chính sẽ được quản lý theo một định chế tài chính riêng biệt (tên là On định niềm tin tài chính)

Một số quỹ sẽ được thành lập để mua các khoản vay cũ Mỗi quỹ mua một nhóm các khoản vay xấu được bán ra của các ngân hàng Giá được xác định bằng cách đấu thầu cạnh

tranh của các quỹ Ngoài ra, một số quỹ được thành lập đề mua chứng khoán xấu từ các ngân hàng

Những giải pháp trên đã mang lại hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng, tài chính Mỹ Các ngân hang ton tại qua khó khăn đã vươn lên, phục hồi, chiếm lĩnh thị trường của những ngân hàng sụp đồ như Merill Lynch, Lehman Brothers và kinh doanh tốt hiện nay

d Những thay đối về quan điểm giám sát tài chính tại Mỹ sau khúng hoáng 2008

Thứ nhất, cần thiết phải tái cầu trúc thiết chế giám sát theo hướng giám sát hợp nhất

(ngân hàng, chứng khoản, bảo hiểm) ở cấp độ liên bang nhằm nhận diện đúng, đủ và kịp thời rủi ro hệ thống Như vậy, phải có cơ quan/ủy ban (ở cấp liên bang) có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện tốt công tác điều phối chính sách giám sát và các cơ quan có chức năng giám sát trong mạng lưới an toàn tài chính quốc gia

Thứ hai, nâng cao vai trò giám sát cần trọng vĩ mô, kết hợp giám sát vĩ mô và giám sát vi mô Rủi ro lây nhiễm giữa thị trường tài chính và nền kinh tế thực là lớn và cần phải được giám sát chặt chẽ Các chuyên gia của FED và Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC)

đều nhắn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường đánh giá, nghiên cứu biến động vĩ mô,

biến động từ nền kinh tế thực tới ốn định của hệ thống tài chính nói chung và từng định chế

Trang 18

Nhóm 2

Thứ ba, tăng cường hệ thống quy phạm pháp luật về giám sát tài chính theo hướng

tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, tăng cường chuẩn mực an toàn tài chính, đặc biệt về mức đủ vốn, thanh khoản, kiểm soát và ngăn chặn các hoạt động kinh đoanh có

rủi ro cao như sở hữu, tài trợ, góp vốn vào các quỹ rủi ro, quỹ cô phần nhằm chống rủi ro thị

trường của các định chế tài chính, và bảo vệ người tiêu dùng

Thứ tư, tăng cường giám sát tại chỗ, kết hợp giám sát tại chỗ và giám sát từ xa trong giám sát vi mô theo mô hình CAMELS FDIC nhận diện rủi ro của từng định chế thông qua giám sát từ xa trước khi đánh giá, phân tích các báo cáo tài chính, những biến động vĩ mô và

nền kinh tế thực có thé tác động lên định chế 3 Tổng kết

3.1 Đặc điểm cúa hệ thống tài chính Mỹ

-Hệ thống tài chính Mỹ dựa vào thị trườngđã phát triển ở trình độ cao và nền kinh tế

có tính ồn định, có tầm ảnh hưởng tới kinh tế thế giới

-Trách nhiệm giám sát tài chính được phân chia giữa Cục dự trữ Liên Bang với Ủy

ban chứng khoán Nhà nước và Bảo hiểm tiền gửi liên bang

-Các ngân hàng hoạt động trong một hệ thống quản lý ngân hàng kép (dual banking

system)

-Vốn: Hoa Kỳ là quốc gia lượng vốn lớn trên thế giới nhưng lại có tỉ lệ tiết kiệm rất thấp

-Thị trường ngoại hối lớn nhất thế giới

-Thi trường chứng khoán Mỹ hiện là một thị trường quan trọng nhất thế giới: e Thị trường Trái phiếu Chính phủ Mỹ là thị trường có khả năng chuyên đổi

cao nhất trên thế giới

e Thị trường cổ phiếu Mỹ luôn được coi là thị trường quan trọng hàng đầu thế

giới

Trang 19

Nhóm 2

- _ Hệ thống tiền tệ của Mỹ khá hoàn hảo và rất chặt chẽ, đồng USD giữ vai trò thống trị

trong thanh toán quốc tế

- _ Không ngừng tăng cường giám sát và giải quyết vấn đề rủi ro hệ thống đối với khu vực tài chính - ngân hàng

- Hé thống tài chính Mỹ được cho là một hệ thống phức tạp về cấu trúc và chức năng,

dưới sự giám sát của chính phủ, đó đó xây dựng nền tảng cho một liên minh chính trị hùng mạnh, và khiến mỗi công dân Mỹ lại thực sự quan tâm đến chính phủ

- _ Hệ thống quản lí ngân hàng kép (dual banking system) giúp chính quyền tiểu bang kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động ngân hàng trong phạm vi lãnh thô của mình, đảm

bảo cho các ngân hàng được chính quyền tiêu bang và cộng đồng địa phương đối xử công bằng khi mở rộng hoạt động sang các bang khác nhau

-_ Hệ thống tìa chính Mỹ dựa vào thị trường nên cung cấp các công cụ quản lý rủi do đa

dạng hơn,tạo cơ hội huy động vốn cho các doanh nghiệp từ nhỏ,vừa đến lớn

Nhược điểm:

- _ Hệ thống không hiệu quả trong việc chiếm lĩnh thông tin và không hiệu quả trong

việc kiểm soát doanh nghiệp

-_ Cuộc khủng hoảng 2007 — 2009 được xác định nguyên nhân sâu xa là van đề từ hệ

thống giám sát hiện tại của nước Mỹ

- Nhiều sản phẩm tài chính mới ra đời tạo ra sự chủ quan giả tạo vì nhiều nhà đầu tư

cho rằng họ đã phân tán được rủi ro, đồng thời cũng làm các định chế tài chính phụ

thuộc lẫn nhau nhiều hơn

- Duy trì nền kinh tế thị trường thái quá, không có niềm tin vào chính phủ và hệ thống

các ngân hàng

3.3 Bài học và xu thế phát triển hoàn thiện hệ thống tài chính Mỹ

() Cần áp đặt qui định chặt chẽ lên hoạt động cho vay cầm có vàtránh lặp lại khủng

hoảng nợ đưới chuẩn:Các qui định gồm mức trần vốn vay ứng với giá trị bất động

sản ở mức 80% hay thấphơn, và buộc ngân hàng phát hành nợ phải chịu lỗ đầu tiên

Trang 20

Nhóm 2

(2) Tăng cường kiểm soát quản lý các ngân hàng lớn hơn nhằm hạn chế hoạt động của các ngân hàng lớn và buộc họ phải tách bạch tàisản

(3) Hoạt động ngân hàng thương mại phải được tách khỏi hoạt động ngân hàng đầu tư rủi ro: Quan điểm này được luật hóa một phần vào đạo luật Dodd-Frank, hạn chế mức tiếp xúc của ngân hàng với các quỹ đầu tư hay quỹ vốn chủ sở hữu tư nhân ở

mức 3% vốn ngân hàng

(4) Các hợp đồng phái sinh cần phải chuẩn hóa và giao dịch trên thị trường chứng khoán

mở đề đảm bảo tính minh bạch, cạnh tranh và biên lợi nhuận đủ an toàn Bảo hiểm vỡ nợ tín dụng phải được hạn chế đối với các nhà đầu tư có rủi ro bảo hiểm được, hoặc cấm hồn tồn

(5) Các tơ chức đánh giá tín dụng không được bán kết quả xếp hạng cho các tổ chức phát

hành chứng khoán 3.4 Liên hệ với Việt Nam 3.4.1 Việc thực thi các chính sách

Thứ nhất, đối với Việt nam,chính sách tiền tệ cần hướng tới mục tiêu chủ đạo là ôn

định Đây cũng là mục tiêu cơ bản được IMF đưa ra trong báo cáo rút ra bài học từ sau

khủng hoảng tài chính toàn cầu Giá cả được duy trì một cách hợp lý ở mức ổn định sẽ góp phan giup các hoạt động lưu thông đễ dàng củng có niềm tin người dân đồn thời hạn chế ty lệ lạm phát cao, tránh gây bất ồn cho nền kinh tế Bên cạnh xây dựng chính sách giá, ngân hàng nhà nước cần linh hoạt áp dụng các mức lãi xuât khác nhau nhằm phản ứng kịp thời

trước các biến động kinh té

Thứ hai, Việt nam cần tập trung ổn định và thực thi các chính sách trên hai phương diện cơ bản: ôn định chi tiêu công của chính phủ và xây dựng chính sách thuế minh

bạch.Ngân sách nhà nước phải đảm bảo đúng nguyên tắc can déi thu chi,trah tình trang

thâm hụt ngân sách.Có như vậy,chính sách tài khóa,hệ thống tài chính VIỆT NAM mới bảo

đảm tính minh bạch, ồn định

3.4.2 Củng có niềm tin

Trang 21

Nhóm 2

trường chứng khoán tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư, tăng tính

thanh khoản trên thị trường, giúp họ tránh gặp phải thông tin bất cân xứng hay lựa chọn đối nghịch

3.4.3 Nâng cao vai trò quản lý của ngân hàng trung ương

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế IMF đã rút ra bài học cho tất cả các nền tài chính toàn

cầu cần thiết có sự hoạt động trong phạm vi vĩ mô trong đó phải kể đến vai trò của các NHTVW cho dù họ có hay không vai trò điều tiết chính Điều này nhằm tăng cường sự quản

lý,giám sát của các NHNN đối với hệ thống kinh tế-tài chính của một quốc gia NHTW vừa

thực hiện chức năng quản lý về mặt nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, tín đụng, ngân hàng: vừa

thực hiện chức năng là ngân hàng của nhà nước,ngân gành của các ngân hàng Do vậy, sự

điều chỉnh của NHTW sẽ góp phần ổn định các chính sách kinh tế vĩ mô, đồng thời việc

tăng cường cơ cấu tô chức trong hoạt động của các ngân hàng còn góp phan cai thiện khả năng phục hồi của hệ thống

3.4.4 Bài học cho các ngân hàng trong hoạt động quản lý tín dụng

Thông qua việc Mỹ áp dụng Đạo luật Dodd-Frank, Việt Nam đã nhận thức rõ yêu cầu

giám sát tài chính, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính-ngân hàng quốc gia, nên đã và đang

có nhiều động thái cần thiết và đúng hướng theo tinh thần này Chắng hạn, việc thực hiện

các Chỉ thị của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, giữ vững 6n định kinh tế vĩ mô, điều tiết

gói kích cầu; và mới đây là thực hiện Thông tư 13 của NHNN về tăng cường yêu cầu bảo

đảm an toàn trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Các phân tích đã tái khang dinh rằng an toàn vốn, xây dựng kế hoạch thanh khoản hiệu

quả và tăng cường quản lý rủi ro là những yếu tố cần thiết để hệ thống ngân hàng hoạt động

an toàn và phát triển tốt

a) Công khai hoạt động

Công khai thông tin các gói hỗ trợ nền kinh tế trên các phương thiên thông tin làm gia tăng mạnh mẽ niềm tin vào chính phủ, giúp minh bạch tài chính

Trang 22

Nhóm 2

Xác định rõ ràng mục tiêu, hoàn cảnh kinh tế cũng như khả năng của mình nhằm xây

dưng gói kích thích kinh tế hiệu quả, tránh gặp phải nhưng tác động như trong kinh tế Mỹ

3.4.5 Kiện toàn hệ thống tài chính

Cần xác định hướng phát triển tổng thể của hệ thống tài chính, xác định chức năng

nhiệm vụ của các cơ quan có chức năng giám sát, ổn định tài chính Các bộ luật điều chỉnh từng lĩnh vực cụ thể như Luật Ngân sách, Luật Ngân hàng nhà nước, Luật tô chức tín dụng, Luật bảo hiểm tiền gửi, Luật giám sát an toàn, Luật kinh doanh chứng khoán cần được xây

dựng, bổ sung, sửa đổi bám sát vào định hướng chung nói trên, đồng thời nên hình thành khái niệm Mạng an toàn tài chính quốc gia và quy định rõ ràng mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có liên quan Đây là giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo tính đồng bộ của cơ sở pháp lý và đời sống lâu dài của các văn bản Luật

Từ những thành tựu mà Mỹ đã đạt được, Việt Nam cần chú trọng: - Cung cấp các công cụ quản rủi ro đa dạng hơn

- Khuyén khích hình thành doanh nghiệp mới

- _ Tạo cơ hội huy động vốn cho các doanh nghiệp nhỏ kém uy tín

Trang 23

Nhóm 2

Nguồn tham khảo:

http://vietnamese vietnam.usembassy gov/vi/index.html http://xanhholdings.wordpress.com http://www bfinance.vn/index.aspx http://www google.com vn/publicdata/directory http://vneconomy.vn http://phochungkhoan vn http://cfoviet.com http://nif.mof gov vn/portal/page/portal/nif http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/ http://www.uef.edu.vn

Dang sách thành viên trong nhóm: 1 Phan Thanh Biên 2 Vũ Văn Hiếu 3 Nguyễn Kim Anh 4 Bùi Thị Hồng 5 Nguyễn Văn Hưng 6 Trần Ngọc Tuan

Ngày đăng: 29/07/2022, 11:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w