1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hiện trạng và xu thế biến đổi môi trường nước khu vực cửa cấm – bạch đằng (status and tendency of the water environment in the cua cam – bach dang area

18 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 810,16 KB

Nội dung

Trang 1

Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, Phụ trương 1 (2009) Tr 136 - 153

HIEN TRANG VA XU THE BIEN DOI MOI TRUONG NUOC

KHU VUC CUA CAM - BACH DANG

LUU VAN DIEU, TRAN DUC THANH, NGUYEN THI PHUONG HOA

Tóm tắt: Khu vực cửa Cấm - Bạch Đằng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc:

Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là một điểm nóng phát triển kinh tẾ của vùng Các hoạt

động phát triển đã tạo ra các tác nhân gây ô nhiễm, tác động đến chất lượng môi trường và

ảnh hưởng bắt lợi đến các hệ sinh thái, các ngành kinh tế biển

Các kết quả quan trắc chất lượng nước vùng cửa Cẩm - Bạch Đằng trong tháng 7 năm 2006, tháng 4 năm 2007 và các số liệu quan trắc nhiều năm, có thể đưa ra một số nhận xét sau: Hàm lượng các chất dinh dưỡng tương đối cao, một số chất có hàm lượng vượt GHCP nhu nitrat, silical, nhưng nông d6 chlorophyll-a thdp duéi GHCP, chưa có biểu hiện hiện tượng nở hoa của thực vật do nước vùng này có hàm lượng 1SS khả cao, cản trở sự phát triển của thực vật nổi

Đối với mục đích nuôi trồng thuỷ sản, nước vùng cửa Cám - Bạch Đằng có biếu hiện bị

ô nhiễm bởi các tác nhân như: TSS, nitai, silicat, dẫu, kẽm và coliform

Theo không gian từ cửa sông, ven bờ ra phía ngoài khơi, mức độ ô nhiễm giảm dân Trong 4 khu vực, khu vực I (trong sông) và IH (Ba Lạch đến Đô Sơn) môi trường nước bị ô nhiễm cao hơn các khu vực II (giữa sông) và IV (ven bờ Lạch Huyện - Cát Bài

Theo thời gian chất lượng nước có xu hướng trong mùa mưa bị ô nhiễm cao hơn mùa

khô và bị suy giảm từ năm 2003 đến 2006

I MO DAU

Khu vực cửa sông Câm - Bạch Đăng là một bộ phận của vùng kinh tế trọng điểm

phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và nằm cạnh các trung tâm kinh tế quan

trọng, các khu du lịch, nghỉ mát nỗi tiếng (Đồ Sơn - Cát Bà - Hạ Long), khu di sản thiên nhiên Thế giới vịnh Hạ Long, Khu đự trữ sinh quyển Cát Bà và Vườn Quốc gia Cát Bà

Khu vực cửa sông có nhiều lợi thế phát triển kinh tế như cảng biển và giao thông thủy,

nuôi trồng và đánh bắt hải sản, du lịch, dịch vụ Trên vùng thượng du của hệ thống sông có các khu đô thị, công nghiệp lớn như Hải Phòng, Thái Nguyên, Việt Trì và Hà Nội Các

hoạt động phát triển đã tạo ra các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí trong đó môi trường nước là rất đáng kể Lượng chất thải các loại theo các dòng thải đỗ

Trang 2

ra sông rồi dé ra biên, tác động đến chất lượng môi trường và ánh hưởng bắt lợi đến các hệ

sinh thái, các ngành kinh tế biển

Bài báo này tập trung đánh giá hiện trạng và sự biến động môi trường nước cửa Cắm

- Bạch Đăng làm cơ sở để đề xuất các giải pháp kiểm soát, bảo vệ môi trường thích hợp

II TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHAP

Các tài liệu sử dụng cho bài báo gồm:

- Số liệu thu thập trong nhiều năm từ 2003 - 2006 bởi các đề tài có liên quan trong khu vực cửa sông Bạch Đăng [1 I]

- Số liệu điều tra khảo sát trong hai dot: thang 7 nam 2006, đại diện cho mùa mưa và tháng 4 năm 2007 dai dién cho mùa khô Mẫu nước được thu tại 15 trạm và 2 tầng vào thời kỳ triều kém Vị trí thu mẫu thẻ hiện tại hình 1

Các phương pháp thu, bảo quản và phân tích các thông số môi trường dựa theo các

quy định và các tiêu chuân Quốc gia và Quốc tế [2, 4, 5]

- Nhiệt độ nước, độ muối, pH, DO xác định bằng máy đo chuyên dụng tại hiện

trường

- Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) được xác định bằng phương pháp trọng lượng

- Các chất dinh dưỡng xác định bằng phương pháp trắc quang: Amoni xác định băng phương pháp trắc quang xanh indophenol, nitrit bằng phương pháp Grise-llosway; nitrat bằng phương pháp trắc quang sau khi khử đến nitrit bằng cadmi; phosphat bằng phương pháp amonimolipdat với chất khử thiếc II clorua; silicat bang phương pháp molypdosilicat

- Nhu cầu oxy sinh hoá được xác định bằng phương pháp trực tiếp và chuẩn độ Winkler

- Nhu cầu oxy hoá học xác định bằng phương pháp oxy hố kali permanganat trong

mơi trường kiểm

- Các kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cđ) được xác định bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa

- Asen được xác dịnh bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử kỹ thuật hydrua - Thuỷ ngân được xác định bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử hoá hơi lạnh - Dầu được xác định bằng phương pháp trắc quang sau khi chiết bang dung mdi

Trang 4

Đề đánh giá mức độ biến động chất lượng môi trường, hệ số tai biến (RQ) đã được

sử dụng và tính theo công thức [1, 3]:

C¡ RQ =

Ctc

Trong đó: C¡ là nồng độ chat i; Ctc: là nồng độ GHCP đối với nước nuôi trồng thủy sản và nước dùng cho bãi tắm theo TCVN 5943-1995 và Ngưỡng ASEAN Theo Nguyễn Tac An va nnk, 2004 [1], néu RQ < 0,25, rất an tồn về mặt mơi trường: Nếu 0,25 < RQ< 0,75: an toàn về mặt môi trường: Nếu 0,75 < RQ < l : có nguy cơ gây tai biến môi trường; Néu RQ > 1: gây tai biến môi trường [1]

Để xem xét đánh giá sự phân bố các yếu tổ môi trường vùng cửa sông Bạch Đằng theo không gian, chúng tôi phân chia vùng cửa sông thành 4 khu vực:

- Khu vực I: Trong sông, gồm các tram 1, 2 - Khu vực II: Giữa sông, gồm các trạm 4, 7, 10

- Khu vực III: Ba Lạch - Đề Sơn, gồm các trạm: 3, 12, 13, §, 9 - Khu vực IV: Lạch Huyện - Cát Bà, gồm các trạm: 5, 14, 15, 6, 11

HI KÉT QUÁ VÀ THẢO LUẬN 1 Đặc trưng thuỷ lý, thuỷ hoá

1.1 Nhiệt độ nước

Trang 5

tháng 11 đến tháng 4, độ muối tăng cao, dao động trong khoảng từ 25 đến 29%o Mùa

mưa, từ tháng 6 đến tháng 10 độ muối giảm tháp và biến động mạnh, dao động trong khoảng từ 10 đến 22 %o (bảng 2) Bảng 2: Độ muối trung bình tháng trong khu vực cửa sông Cấm - Bạch Đằng Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 | 10 | 11 | 12 Độ muối (%0) 27.0 |28.2| 29.2 | 27.4 | 24.2 | 21.2 | 19.4 | 10.6 | 16.4 | 21.1 | 26.3 | 27.1 1.3 pH

Sự phân bố và biến động của pH khu vực cửa Bạch Đằng cũng tương tự như độ muối: Theo thời gian, pH tăng cao vào các tháng mùa khô và giảm thấp vào các tháng mùa

mưa, dao động trong khoảng từ 7,77 đến 8,04, nước thuộc loại kiềm yếu (bảng 3)

Bảng 3: pH trung bình tháng tại khu vực cửa Cắm- Bạch Đằng Thang| 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 pH | 7.78 | 7.95 | 7.84 | 7.79 | 8.04 | 7.79 | 7.77 | 8.03 | 7.94 | 7.91 | 7.90 | 8.00 2 Chất lượng nước 2.1 Chat ran lo lieng (TSS) 60 mg/l 0 500 7 400 4 300 74 200 ¬ 100 ~ 0 rel GHCP IV Khu vực

EHM.kho & M.mua

Hình 2: Néng dé TSS trong ving ctra Cam - Bach Dang

Trang 6

Nồng độ TSS trong nước vùng cửa Cấm - Bạch Đằng trong mùa mưa cao hơn mùa khô: mùa mưa luôn vượt GHGP, trong đó khu vực III cao nhất và khu vực IV thấp nhất Mùa khô, nồng độ TSS trung bình tại hai khu vực I và III vượt GHCP (hình 2)

2.2 Chất hữu cơ tiêu hao ô xy

Sự ô nhiễm nước bởi các chất hữu cơ tiêu hao ô xy làm suy giảm chất lượng nước,

tác động xấu đến sự sống trong thuỷ vực do sự giảm nồng độ ô xy trong nước và tạo ra khí

độc đối với sinh vật

Để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ tiêu hao ô xy, hệ số tai biến RQhc đã được sử dụng, với nồng độ GHCP theo tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ dùng cho

nuôi trồng thuỷ sản (TCVN 5943-1995)

Trong mùa mưa có sự tăng cao của hệ số tai biến RQhc hơn mùa khô, tại khu vực Ill (Ba Lach đến Đồ Sơn), RQhc cao nhất Ngược lại mùa khô RQhc cao nhất tại khu vực [ rong sông) (hình 3) RQhe °? | —” _ 0.15 †— 0.1 4 0.05 4 Khu vuc LL M.Khô E3 M.Mưa Hình 3: Biến động RQbc tại các khu vực trong vùng cửa sông Cấm - Bạch Đằng 2.3 Sự phủ duéng (Eutrophication)

Phú dưỡng của một thuỷ vực là sự tăng cao quá mức nồng độ các chất đỉnh đưỡng dẫn đến gia tăng năng suất sinh học, làm xuất hiện hiện tượng nở hoa của tảo Sau khi nở hoa, tảo bị suy tàn, quá trình phân huỷ tảo chết bởi vi sinh vật sẽ tiêu thụ ô xy và làm giảm

nồng độ ô xy trong nước Do vậy khi vực nước bị phú dưỡng, chất lượng nước bị suy

giảm, sẽ tác động bất lợi đến sự sống của thuỷ sinh vật Đánh giá sự phú dưỡng vực nước

thường thông qua việc đánh giá múc nồng độ các chất dinh dưỡng nitơ, phospho, silic và

chlorophyll trong nước

Trang 7

- Các chất dinh dưỡng

Trong thành phần hoá học của nước biển, các hợp chất hoá học của nitơ, phospho, silic có vai trò quan trọng đối với môi trường và sự sống của sinh vật Không có các nguyên tố này, sinh vật không thể tồn tại và phát triển Ngược lại, khi nước quá giàu dinh dưỡng sẽ gây ra hiện tượng nở hoa của thực vật nồi

Để đánh giá mức độ ô nhiễm nước, đã sử dụng hệ số tai biến (RQdđ) của các muối dinh dưỡng theo tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ dùng cho nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam (TCVN5943-1995) và ngưỡng ASEAN Từ kết quả tính tốn RQdd cho thấy mơi trường nước vùng cửa Cấm - Bạch Đằng đã bị ô nhiễm bởi nitrat theo Ngưỡng ASEAN và mùa mưa mức độ ô nhiễm cao hơn mùa khô (RQdd trung bình mùa khô khoảng 2,50 và mùa mưa - 3,35), có nguy cơ ô nhiễm cục bộ bởi phosphat (RQ - 0,893 trong mùa mưa tại khu vực I) và silicat (RQ - 0,80 trong mùa khô tại khu vực I) Các muối amoni, nitrit vẫn ở mức nồng độ tháp dưới giới hạn cho phép

Nhìn chung hệ số tai biến của các chất dinh dưỡng khoáng trong vùng cửa Cam

Bạch Đẳng tương đối cao, RQdd trung bình vượt ngưỡng 0,75 Mùa mưa, RQdd cao hơn

Trang 8

tiêu chuẩn chất lượng nước Hồng Kông [S], khi nồng độ Chlorophyll-a vượt qua 10 pg/l được xem là có hiện tượng nở hoa của thực vật nỗi

Nông độ chlophyll-a trong vùng cửa Cấm - Bạch Đăng biến động theo hai mùa: mùa

mưa cao hơn mùa khô và luôn thấp hơn 10 g/l Mùa mưa nồng độ chlorophyll-a trong khu

vực IV cao nhất, khu vực III thấp nhất, tuy nhiên mức độ chênh lệch không lớn (hình 5) - Nhận xét

Mặc dù nồng độ các chất dinh dưỡng nitơ, phospho và silic tương đối cao, nhưng nước vùng cửa Cam - Bach Dang chưa có biểu hiện nở hoa của thực vật nổi cả trong mùa mưa và mùa khô Nguyên nhân có thể liên quan đến sự tăng cao nồng độ chất rắn lơ lửng trong nước, nhất là về mùa mưa dẫn đến làm giảm khả năng quang hợp của thực vật trong vực nước Đặc biệt là khu vực III nơi có nồng độ các chất dinh dưỡng cao nhất, nhưng nồng độ TSS cũng khá cao nên đã hạn chế khả năng quang hợp của thực vật nổi dẫn đến nồng độ chlorophyll-a thấp ngíI MM.Khô L 2.85 M.Mưa 3.5 Khu vực

Hình 5: Phân bố nồng độ Chlophyll-a trong vùng cửa Cam - Bach Dang 2.4 Dầu trong nước

Dau trong vùng cửa Cấm - Bạch Đăng có xu hướng tăng cao trong khu vực l và giảm dẫn ra phía cửa sông Trong khu vực ven cửa Ba Lạch - Đồ Sơn trong mùa khô nồng độ dầu cao hơn các khu vùc giữa sông Khu vực Lạch Huyện - Cát Bà nồng độ dầu trong mùa mưa cao hơn mùa khô Nhìn chung nồng độ dầu cao trong khu vực Ï va IIL

Trang 9

So vi GHCP (0.3 mg/l) [9] nồng độ dầu trong vùng cửa Cắm - Bạch Đẳng thường

xuyên vượt, trong đó khu vực I luôn có nồng độ dầu cao nhất (hình 6) Như vậy dầu là một tác nhân gây ô nhiêm khá phổ biến trong vùng cửa Cấm - Bạch Dang 0.6 0.3 GHCP 0 I I II Iv T ving Khu vuc M.Kh6 & M.Mua Hinh 6: Bién déng néng d6 dau trong ving ctra Cam - Bach Dang 2.5 Kim loai nặng

Thuật ngữ “kim loại nặng” (Heavy metals) để chỉ các nguyên tử có mật độ nguyên

tố lớn hơn 6 g/cm? như déng (Cu), chi (Pb), kẽm (Zn), cadmi (Cd), asen (As), thuỷ ngân (Hg), crom (Cr) đôi khi người ta gọi chúng là các kim loại vét (Trace metals)

Một số kim loại nặng có vai trò quan trọng đối với sinh vật như: đồng, kẽm Chúng được sinh vật hấp thụ, có chức năng sinh hóa ở nồng độ thấp nên gọi là các chất dinh dudng vi long (micronutrients) hay cac nguyên tố vét thiết yéu (essential trace elements) Một số nguyên tố không có chức năng sinh hóa đối với sinh vật như chì, cadmi, crom, thuỷ ngân chúng được gọi là các nguyên tố không chính yếu (non - essential elements)

Tắt cả các kim loại nặng khi có nồng độ cao trong môi trường (vượt giới hạn cho

phép) đều gây độc hại đối với sinh vật Do chú ng bền, tổn tại lâu dài trong môi trường và

được sinh vật hấp thụ, tích tụ trong cơ thể, do đó sinh vật biển trở thành vật trung gian vận chuyển các kim loại nặng từ môi trường vào cơ thể con người thông qua việc khai

thác sinh vật biển làm thực phẩm

Trong vùng cửa Cấm - Bạch Đẳng, các kim loại nặng được quan tâm quan trắc là: déng (Cu), Chi (Pb), kém (Zn), cadmi (Cd), asen (As) và thuý ngân (Hg)

Dé danh giá hiện trang cac kim loai nang trong nudéc vung ctra Cam — Bach Dang,

Trang 10

| Ị

đã sử dụng hệ số tai biến RQkln để xem xét Kết quả tính RQ kln trong các khu vực và trong hai mùa khảo sát được trình bày trong bảng 4

Trong 6 kim loại nặng được khảo sát, kẽm là nguyên tổ có hệ số tai biến RQ lớn nhất, luôn vượt 0.75 là giá trị giới hạn thể hiện sự có thể tác động đến sự sống của sinh vật Đồng trong mùa mưa có giá trị RQ vượt quá 0,75 tại khu vực I,II và II (bảng 4)

Nhìn chung RQkln trong mùa mưa cao hơn mùa khô trung bình khoảng 5 lần và khu vực [, II có RQ cao hơn các khu vực khác (hình 7)

Trang 11

RQkln I H Wt | TW |Trvàng | Khuvực MM.Khé 0112 0072 | 0.099 | 0.103 | 0.096 ElM.Mưa | 0.569 | 0611 | 0474 | 0.304 | 0.481 Hình 7: RQkIn trung bình trong nước vùng cửa Cấm - Bạch Đăng

2.6 Hoá chất bảo vệ thực vật cơ clo (HCBVTV)

Các kết quả quan trắc trong vùng cửa Cắm - Bạch Đăng vào hai mùa trong năm cho thấy: mùa mưa hàm lượng HCBVTV tăng cao hơn mùa khô Trong số 7 hợp chất được khảo sát (Lindan, Aldrin, Endrin, dieldrin, DDE, DDD và DDT) có 3 hợp chất thường xuyên xuất hiện là: Lin dan, Endrin va DDD Dac biét trong mua mua, tai tram 4 xuất hiện hàm lượng DDD khá cao, đạt đến 225,77 ng/I Nếu so sánh với tiêu chuẩn chất lượng

nước ven bờ sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản của Indonesia [8], nhận thấy nước khu vực

Trang 12

Tuy nhiên so sánh với tiêu chuẩn của Việt Nam (TCVN 5943-1995) đối với nước

biển ven bờ dùng cho nuôi trồng thuỷ san 14 ting HCBVTV - 10.000 ng/l, nhận thấy vùng

_ biển chưa bị ô nhiễm bởi HCBVTV

Xu thế biến động dư lượng HCBVTV cơ clo trong vùng rất phức tạp: mùa mưa cao gấp 13 lần mùa khô, khu vực II (giữa sông) trong mùa khô không phát hiện được HCBVTV nhưng mùa mưa hàm lượng tăng rất cao so với các khu vực khác (hình 8) 2.7 Vì khuẩn Coliform

Mật độ coliform trong nước vựng cửa Cấm - Bạch Dang quan trac trong nam 2006 và 2007 trong mùa khô cao hơn mùa mưa: mùa khô trung bình 517 MPN/100ml và luôn thấp hơn GHCP (<1000 MPN/100 ml) Mùa mưa mật độ coliform tăng cao, trung bình

683 MPN/100 ml

Mật độ colifform tang cao tai khu vuc I, giam thấp ở khu vực II (giữa sông) và vượt GHCP trong khu vực I vào mùa mưa (hình 9) MPN/100mL 2000 1600 | 1200 7 GHCP 800 - 400 | 0 _= TT) I - Mea | Khu vực M.Khô 8 M.Mưa L

Hình 9: Coliform trong vùng cửa Cắm - Bạch Dang 2.8 Đánh giá chung chất lượng nước doi với mục đích nuôi trồng thuỷ sản

Để đánh giá chất lượng nước dùng cho nuôi trồng thuỷ sản, sử dụng hệ số tai biến RQts với các tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ dùng cho nuôi trồng thuỷ sản theo

tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN-5943-1995) [10] và Ngưỡng ASEAN [12] đối với một số

thông số không có trong tiêu chuẩn Việt Nam như phosphat, nitrit, nitrat Kết quả tính RQts được trình bày trong bảng 5

Trang 13

Bảng 5: Hệ số tai biến (RQfs) đối với nước đùng cho nuôi trồng thuỷ sản

trong vùng cửa Cấm - Bach Dang

Hệ số tai biến (RQts)

Thong sé} Khu vue I Khu vực II Khu vu III Khu vực IV Toàn vùng

M.kho | M.mưa | M.khô | M.mưa | M.khô | M.mwa | M.khé | M.mua | M.khé | M.mua Chất hữu cơ NH, | 0,247 | 0,286 | 0,156 | 0,214 | 0,205 | 0,345 | 0,158 | 0,227 | 0,185 | 0,248 NO, | 0,240 | 0,282 | 0,149 | 0,187 | 0,151 | 0,246 | 0,134 | 0,176 | 0,158 | 0,207 NO; | 3,091 | 3,583 | 2,140 | 3,195 | 2,790 | 4,003 | 1,978 | 2,618 | 2,428 | 3,103 PO,” |0,689 | 0,893 | 0,284 | 0,680 | 0,398 0,482 | 0,250 | 0,510 | 0,364 | 0,600 SiO; 0,799 0,594 | 0,291 | 0,754 | 0,468 | 0,687 | 0,253 | 0,728 | 0,405 | 0,693 TSS 1,110 | 5,240 | 0,679 | 4,029 | 0,897 | 8,720 | 1,091 | 3,000 | 0,946 | 4,860 CN 0,091 | 0,090 | 0,106 | 0,064 | 0,130 | 0,162 | 0,185 | 0,120 | 0,138 | 0,119 Dau 2,713 | 1,847 | 0,857 | 1,107 | 1,370 | 1,017 | 0,930 | 1,283 | 1,300 | 1,233 Chlo -a | 0,288 | 0,350 | 0,277 | 0,354 | 0,270 | 0,274 | 0,274 | 0,371 | 0,275 | 0,332 Cu 0,544 | 1,070 | 0,289 | 1,016 | 0,376 | 0,946 | 0,310 | 0,255 | 0,375 | 0,724 Pb 0,180 | 0,162 | 0,152 | 0,201 | 0,117 | 0,114 | 0,096 | 0,103 | 0,123 | 0,127 Zn 1,634 | 1,618 | 1,710 | 1,946 | 1,309 | 1,267 | 1,220 | 1,095 | 1,367 | 1,330 Cd 0,171 | 0,156 | 0,142 | 0,168 | 0,142 | 0,106 | 0,142 | 0,092 | 0,147 | 0,116 As 0,110 | 0,262 | 0,122 | 0,157 | 0,066 | 0,279 | 0,089 | 0,204 | 0,086 | 0,238 Hg 0,028 | 0,148 | 0,022 | 0,176 | 0,030 | 0,134 | 0,022 | 0,076 | 0,026 | 0,118 Coliform | 1,545 | 0,725 | 0,390 | 0,463 | 0,608 | 0,530 | 0,588 | 0,454 | 0,683 | 0,517 RQtstb | 0,800 | 1,025 | 0,461 | 0,872 | 0,554 | 1,146 | 0,460 | 0,672 | 0,535 | 0,864 0,112 | 0,112 | 0,072 | 0,118 | 0,099 | 0,162 | 0,103 | 0,120 | 0,096 | 0,128

Bảng trên cho thấy nước vùng cửa Cấm - Bạch Đằng nói chung có biểu hiện bi 6

nhiễm bởi các tác nhân chính sau: nitrat, đầu mỡ, TSS, silicat, phosphat và kẽm Trong đó:

- Khu vực I (trong sông) có biểu hiện bị ô nhiễm bởi các tác nhân trong mùa khô là:

TSS, nitrat, silicat, dầu, coliform và kẽm Mùa mưa bị ô nhiễm bởi TSS, nitrat, silicat, dầu

và kẽm Hệ số tai biến trung bình mùa mua (RQtstb = 1,025) cao hơn mùa khô (RQtstb =

Trang 14

'.0.800) và cao hơn 0,75 Như vậy môi trường nước có thể ảnh hưởng đến đời sống sinh vật

' thuỷ sinh trong cả hai mùa

ị - Khu vực II (giữa sông): trong mùa khô bị ô nhiễm bởi 4 tác nhân là: nitrat, dầu, ' kẽm và có RQtstb nhỏ hơn 0.75, môi trường còn ở mức an toàn Mùa mưa, bị ô nhiễm bởi: ' TSS, nitrat, silicat, dầu, coliform, kẽm và có hệ số tai biến trung bình (RQtstb = 0,87) lớn

hon 0.75, sinh vat bi de doa

- Khu vực III (ven bờ Ba Lach - Đồ Sơn), trong mùa khô, môi trường nước bị ô nhiễm bởi: TSS, dầu, kẽm, cadmi, nitrat và có RQtstb nhỏ hơn 0.75, môi trường còn ở mức an toàn Mùa mưa nước có biểu hiện bị ô nhiễm cũng bởi 4 tác nhân nhưng mức độ cao hơn, hệ số RQtstb = 1.146 > 1, sinh vat bi de doa

- Khu vực IV (Lach Huyén - Cát Bà), về mùa khô bị ô nhiễm bởi 4 tác nhân là: TSS, dầu, nitrat, kẽm và có hệ số RQtstb = 0.462 < 0,75, môi trường ở mức an toàn Mùa mưa, _ cũng bị ô nhiễm bởi 5 tác nhân tương tự và hệ số RQtstb = 0,672, lớn hơn mùa khô nhưng

<0,75 nên môi trường ở mức an toàn

3 Đánh giá sự biến động môi trường nước

3.1 Sự biến động chất lượng nước theo không gian từ sông ra phía biển

Trang 15

3.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm tại 4 khu vực trong vùng cita Cam - Bach Dang

So sánh RQts của 4 khu vực nhận thấy môi trường nước các khu vực ï (trong sông)

và khu vực II (ven bờ từ Ba Lạch đến Đồ Sơn) có RQtb cao hơn khu vực II (giữa sông) ' và IV (ven bờ Lạch Huyện - Cát Bà) (hình 11)

Trang 16

Đề đánh giá mức độ suy giảm chất lượng nước theo thời gian, đã sử dụng các kết quả quan trắc chất lượng nước tại trạm Đồ Sơn (ký hiệu ÐS) từ 2003 đến 2006 Giá trị RQts

trung bình qua các năm từ 2003 đến 2006 được biểu diễn trên hình 12 Mặc dù trong năm 2005, RQts trung bình giảm thấp so với năm 2004 nhưng xu hướng chung là tăng từ năm 2003 đến 2006 Như vậy môi trường nước bị suy giảm chất lượng khá rõ rệt theo thời gian

IV KÉT LUẬN

Kết quả quan trắc chất lượng nước vùng cửa Cấm - Bạch Đăng trong tháng 7 năm 2006 và tháng 4 năm 2007 và các số liệu quan trắc nhiều năm cho thấy môi trường nước vùng này có các đặc điểm như sau:

- Nước cửa sông Cấm - Bạch Dang có độ muối biến động theo hai mùa: mùa khô độ muối cao và khá ổn định nước thuộc loại lợ đến lợ mặn Mùa mưa độ muối giảm thấp, biến động từ lợ nhạt đến lợ pH của nước nằm trong khoảng từ 7,7 đến 8,1, thuộc loại

kiềm yếu

- Nước vùng cửa Cắm - Bạch Đằng có hàm lượng các chất dinh dưỡng tương đối cao, một số vượt GHCP như nitrat, silicat, nhung ham luong chlorophyll-a thấp dưới

GHCP, chưa có biểu hiện hiện tượng nở hoa của thực vật nổi do nước vùng này chưa hội đủ các điều kiện thuận lợi khác để thúc đây sự nở hoa

- Trong 4 khu vực, khu vực I (trong sông) và III (Ba Lạch đến Đồ Sơn) môi trường

nước bị ô nhiễm cao hơn các khu vực II (giữa sông) và IV (ven bờ Lạch Huyện - Cát Bà)

- Theo không gian, từ cửa sông, ven bờ ra phía ngoài khơi, mức độ ô nhiễm giảm

dần Theo thời gian chất lượng nước có xu hướng trong mùa mưa bị ô nhiễm cao hơn mùa khô và bị suy giảm từ năm 2003 đến 2006

Như vậy môi trường nước khu vực Cửa Cam- Bach Đằng có biểu hiện bị ô nhiễm bởi một số tác nhân và gây bất lợi với đời sồng của thuỷ sinh và có chiều hướng bị suy

giảm theo thời gian khá rõ, vì vậy cần phải có biện pháp quản lý phù hơp nhằm hạn chế

các nguồn gây ô nhiễm, bảo đảm sự phát triển bền vững của vùng kinh tế trọng điểm và

giàu tiềm năng phát triển kinh tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 _ Nguyễn Tác An và nnk (2001) Sử dụng kỹ thuật hệ thống thông tin địa ly (GIS) dé xây dựng các bản đồ phân vùng và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường vùng ven bờ vịnh Nha Trang Tuyền tập Nghiên cứu biển, tập XI, tr, 241-255 NXB Khoa

Trang 17

10 11 12 152 học và Kỹ thuật, Hà Nội

APHA, AWWA, WPCEF (1995) Standard methods for the examination of water

and waswater, Washington DC 2005

Chua Thia-Eng, S, Adran Ros, Huming Yu, Gil Jacinto and Stella Regina Bernad (1999) Sharing lessons and experiences in marine pollution management, Quezzon City, Philippines

Cục Môi trường (1998) Quy định tạm thời phương pháp quan trắc - phân tích môi trường và quản lý số liệu, Hà Nội

Dean F, Martin (1972) Marine Chemistry, Volum 1: Analytical Methods, Marcell Dekker, INC, New York

Lưu Văn Diệu (1991) Đặc điểm chế độ thuỷ hoá vùng biển ven bờ Hải Phong,Tuyén tập báo cáo khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc về biển lần thứ II, 28-30/11/1991, Tập H, Khí tượng thuỷ văn, động lực, địa lý - địa chất, địa vật lý, kỹ thuật công trình, kinh tế - xã hội biển, Tr, 458- 473

GEF/UNDP/AIMO (1996) Coastal Environmental of Xiamen, Regional Programe for the Prevention and Management of Marine Pollution in the East Asian Seas Malikusworo Hutomo, W.W.Widiarik, Arinadi (1993) Development of marine environmental quality criteria in Indonesia Proceedings of the first ASEAN-Canada technical planing workshop on marine science Jakarta, Indonesia pp 41-50

Marine water quality in Hong Kong (1990) Hong Kong Government

Tiêu chuẩn Việt Nam (2005) Tuyén tap 31 tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng, Hà Nội

Trạm Quan trắc và phân tích môi trường biển miền Bắc (2003, 2004, 2005, 2006) Báo cáo tông kêt kêt quả quan trắc môi trường vùng biên ven bờ phía Bắc các năm từ 2003 đến 2006

UNEP, CSC, GEF (2004) Báo cáo Quốc gia ô nhiễm biên từ đất liền Việt Nam, Hà Nội STATUS AND TENDENCY OF THE WATER ENVIRONMENT IN

THE CUA CAM - BACH DANG AREA

LUU VAN DIEU, TRAN DUC THANH, NGUYEN THI PHUONG HOA

Trang 18

effected to the quality of the environment and made negative impacts to the ecosystems and marine based economic sectors This paper presents the status and tendency of water environment in the Cua Cam - Bach Dang area based on the assessment of the water quality monitoring data in July 2006, April 2007 and other existing data The remarks on the quality of water environment of the area are as following:

- The concentration of nutrients in water is rather high, even higher than the Standard

Level (GHCP) in cases of nitrite and silicate; chlorophyll concentration is lower than the Standard Level (<10 mg/l) and no algal bloom is recorded in the area; the concentration of TSS is also rather high and partially hindering the growth of phytoplankton

- For the purpose of aquaculture, the water in the Cua Cam - Bach Dang area is

polluted by TSS, Silicate, Oil, Zinc and Coliform

- The pollution level decreases seawards The water of Cam and Bach Dang rivers

(inland part - the first region) and along the coast from Ba Lach to Do Son (the third region)

is more polluted than the second (along the Nam Trieu channel) and the fourth regions (Lach

Huyen - Cat Ba area) In terms of seasonal variation water in rainy season tends to be more polluted than in dry season In general water quality of the area was deteriorated during the period of 2003 to 2006

Ngày nhận bài: 13 - 7 - 2009 Địa chỉ: Viện Tài nguyên và Môi trường Biển Người nhận xét: TS Nguyễn Hữu Cử

Ngày đăng: 27/07/2022, 11:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w