Quản trị tài chính công đoàn tại Tổng liên đoàn lao động Việt NamBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN NGUYỄN MINH DŨNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN TẠI TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hưng Yên, Năm 20.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
NGUYỄN MINH DŨNG
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN TẠI TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HƯNG YÊN, NĂM 2020
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
NGUYỄN MINH DŨNG
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN TẠI TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA
HỌC
TS Nguyễn Văn Hưởng TS Nguyễn Hồng Chỉnh
Trang 3HƯNG YÊN, NĂM 2020
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Quản trị tài chính công đoàn tại Tổng liên
đoàn lao động Việt Nam”, là một công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
sử dụng trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Những kết luận khoahọc, giải pháp định hướng của luận văn này chưa từng được công bố trong bất kỳcông trình nghiên cứu nào khác
Hưng Yên, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn
Nguyễn Minh Dũng
1
Trang 5Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS Nguyễn Hồng Chỉnh – Học viện Tài
chính, đã dành nhiều thời gian và công sức trực tiếp hướng dẫn, định hướng, chỉ
bảo tôi hoàn thành nghiên cứu đề tài này
Qua đây, cho tôi tôi bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự động viên, khích lệcủa gia đình và những người thân cùng sự giúp đỡ chí tình của các cá nhân và tậpthể và anh em bạn bè
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hưng Yên, ngày tháng năm 2020
HỌC VIÊN
Nguyễn Minh Dũng
2
Trang 6MỤC LỤ
3
Trang 7LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 2
3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3
4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 4
5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN 6
1.1.1 Khái quát về quản trị tài chính công đoàn 6
1.1.2 Nguyên tắc quản trị tài chính công đoàn 7
1.1.3 Vai trò quản trị tài chính công đoàn 8
1.1.4 Nội dung quản trị tài chính công đoàn 10
1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN 27
1.2.1 Nhân tố khách quan 27
1.2.2 Nhân tố chủ quan 29
1.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 30
1.3.1 Kinh nghiệm của một số đơn vị về quản trị tài chính 30
1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Tổng liên đoàn lao động Việt Nam 36
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1 TỔNG QUAN VỀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM 38
4
Trang 82.1.1 Vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Tổng liên đoàn
lao động Việt Nam 38
2.1.2 Tổ chức bộ máy của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam 40
2.1.3 Đặc điểm của Quản trị tài chính công đoàn 44
2.1.4 Nhiệm vụ chức năng Ban Tài chính tại Tổng Liên đoàn Lao động Viêt Nam 46
2.2 KHUNG PHÂN TÍCH NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN TẠI TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM 47
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48
2.4 MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN TẠI TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM 49
2.4.1 Chỉ tiêu định tính 49
2.4.2 Chỉ tiêu định lượng 49
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
3.1 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN TẠI TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM 51
3.1.1 Quản trị lập dự toán tài chính công đoàn 51
3.1.2 Quản trị thu Tài chính công đoàn 52
3.1.3 Quản trị chi Tài chính công đoàn 57
3.1.4 Quản trị công tác phân phối tài chính công đoàn 61
3.1.5 Quản trị Báo cáo quyết toán, kiểm tra tài chính công đoàn 63
3.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN TẠI TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM 66
3.2.1 Nhân tố khách quan 66
3.2.2 Nhân tố chủ quan 69
3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN TẠI TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM 74
3.3.1 Kết quả đạt được 74
3.3.2 Những tồn tại, hạn chế 75
5
Trang 93.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 76 3.4 CÁC QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN TẠI TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM 78 3.4.1 Quan điểm và mục tiêu về quản trị tài chính công đoàn 78 3.4.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản trị Tài chính Công đoàn tại Tổng liên đoàn lao động Việt Nam 80 3.5 KIẾN NGHỊ VỚI TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM 95 3.5.1 Ban hành Nghị quyết tài chính Công đoàn phù hợp tình hình mới 95 3.5.2 Ban hành Chế độ kế toán, quy định tài chính cho phù hợp yêu cầu quản lý 95 3.5.3 Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án mô hình chuỗi hoạt động kinh tế 97 KẾT LUẬN 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
6
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 3.1: Bảng Dự toán Tài chính công đoàn năm 2019 52
Bảng 3.2: Thu tài chính công đoàn qua các năm 54
Bảng 3.3: Thu tài chính công đoàn tại cấp công đoàn cơ sở 55
Bảng 3.4: Dự kiến số thất thu KPCĐ 2% khu vực SXKD năm 2018 56
Bảng 3.5: Dự kiến số thất thu ĐPCĐ 1% khu vực SXKD năm 2018 57
Bảng 3.6: Chi tài chính công đoàn 58
Bảng 3.7: Chi tài chính công đoàn tại cấp công đoàn cơ sở 59
BIỂ Biểu số 2.1: Tổng số Đoàn viên, Lao động 43
Biểu số 3.1: Nguồn thu tài chính của Tổ chức Công đoàn năm 2018 53
SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Tỷ lệ kinh phí công đoàn được sử dụng tại CĐCS 25
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Công đoàn Việt Nam 41
Sơ đồ 2.2: Các đơn vị Sự nghiệp, Doanh nghiệp Công đoàn 43
Sơ đồ 2.3: Hệ thống phân cấp tài chính 44
Sơ đồ 2.4: Hệ thống tổng hợp dự toán, quyết toán 45
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ bộ máy Ban Tài chính Tổng Liên đoàn 47
Sơ đồ 2.6: Khung phân tích của đề tài 48
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ phối hợp với các tổ chức trong thu tài chính công đoàn 87
7
Trang 11DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ST
T Ký hiệu viết tắt Nguyên nghĩa
8
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, nguồn lực tài chính - tài sản của công đoàn đã đượcphát huy có hiệu quả, góp phần to lớn vào việc phục vụ hoạt động, đáp ứng đượcnhiệm vụ của tổ chức công đoàn Cùng với sự phát triển của tổ chức, công tác tàichính - tài sản công đoàn đã có nhiều chuyển biến tích cực, tập trung thực hiệnnhững khâu đặc biệt quan trọng để đổi mới mạnh mẽ công tác tài chính công đoàn,đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả Cơ chế quản lý, sử dụng tài chính côngđoàn được xây dựng, ban hành kịp thời, cơ bản đáp ứng yêu cầu nâng cao chấtlượng hoạt động của tổ chức công đoàn Thu tài chính công đoàn tăng bình quânhàng năm 12,3% đã góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ của công đoàn Cùng vớiviệc cải thiện phương thức thu tài chính, công tác tài chính, tài sản cũng được chútrọng, việc chấp hành chế độ kế toán và các quy định về quản lý tài chính trongcông tác giao dự toán, thực hiện dự toán, quyết toán từng bước đi vào nề nếp Côngtác xây dựng cơ bản được các cấp công đoàn quan tâm, nguồn vốn xây dựng cơ bản
đã bố trí tập trung, sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ, nguồn tàichính công đoàn tích lũy và nguồn hỗ trợ khác Các đơn vị sự nghiệp đã từng bướctiến hành tự chủ, phấn đấu đến năm 2021 cơ bản là đơn vị tự chủ Các đơn vị sảnxuất, kinh doanh đã rà soát, sắp xếp đổi mới mô hình từng bước nâng cao hiệu quảhoạt động Đặc biệt trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục hội nhập quốc tế ngàycàng sâu rộng, tham gia đmà phán và ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do thế
hệ mới đã đặt ra cho tổ chức Công đoàn Việt Nam nhiều thách thức, đòi hỏi hoạtđộng tài chính cần có sự đổi mới, căn bản, toàn diện theo hướng công khai, minhbạch, ngày càng hiệu quả Tài chính công đoàn phải đảm bảo duy trì và tăng trưởngnguồn thu; nâng cao hơn nữa công tác thu, chi, quản lý tài chính tài sản tránh thấtthoát lãng phí để tạo nguồn lực đủ mạnh phục vụ nhiệm vụ của tổ chức trong thờigian tới Đồng thời, công tác xây dựng cơ bản được các cấp công đoàn quan tâm,
Trang 13nguồn vốn xây dựng cơ bản đã bố trí tập trung, sử dụng hiệu quả nguồn ngân sáchnhà nước hỗ trợ, nguồn tài chính công đoàn tích lũy và nguồn hỗ trợ khác Mặc dùvậy, công tác tài chính công đoàn thời gian qua vẫn còn gặp phải những hạn chế cầnđược khắc phục trong thời gian tới Công tác quản trị và sử dụng nguồn tài chínhcông đoàn thực hiện theo những quy định và yêu cầu cơ bản, đó là: Chi tài chínhphải đảm bảo đúng mục đích, có hiệu quả và tiết kiệm Phải tập trung kinh phí choviệc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức Công đoàn do Đại hội Côngđoàn Việt Nam đề ra Vì vậy quản trị tài chính công đoàn được quản lý thống nhất,tập trung, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân cấp quảnlý; gắn quyền hạn với trách nhiệm, quản lý tốt nguồn thu; chi tiêu tiết kiệm, đúngmục đích, nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính công đoàn; thu đúng, thu đủ, giảm
thất thu Vì vậy tôi lựa chọn đề tài: “Quản trị tài chính công đoàn tại Tổng liên
đoàn lao động Việt Nam”, làm luận văn thạc sỹ nhằm làm rõ được các vấn đề liên
quan đến quản trị tài chính công đoàn trong giai đoạn hiện nay
2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Tài chính công cũng như quản trị tài chính công đang được nhiều nghiên cứuquan tâm trong giai đoạn vừa qua:
Milton Friedman (1955) đã đưa ra nguyên tắc về vai trò của Nhà nước trongquản lý giáo dục là: để cho nhà trường được tự chủ và người giám sát sẽ là nhữngquy luật của thị trường, nhà nước không cần can thiệp Theo Dore W Schultz(1961) cho rằng đầu tư nguồn nhân lực đã mang lại hiệu quả vốn nhân lực lớn hơncác nguồn vốn khác và càng ngày người ta càng đầu tư nhiều hơn cho giáo dục sovới các loại hình đầu tư khác Alan, R.(1979), đã cho tái bản lần thứ sáu cuốn sáchcủa mình về tài chính công “Tài chính công - Lý thuyết và thực tiễn” Nghiên cứucủa Holley, U.(2007) về: “Tài chính công - Lý thuyết và thực tiễn” Ở Việt Namcũng đã có nhiều nghiên cứu làm rõ được một số nội dung cơ bản trong quản trị tàichính Vũ Thị Thanh Thủy (2012), đề tài: “Quản lý tài chính các trường đại học
Trang 14công lập ở Việt Nam”; Phan Công Nghĩa và các cộng sự (2015), Đề tài: “Xây dựng
mô hình quản trị tài chính đối với các trường đại học công lập” Nguyễn Thị Hương(2015), đề tài: “Quản lý tài chính tại ĐHQG Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáodục đại học”; Trương Thị Hiền, Học viện Tài chính, đề tài “Quản lý tài chính tại cáctrường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh trong điều kiện tự chủ”; Ngô Thanh Hoàng (2013): “Hoàn thiện cơchế lập dự toán chi ngân sách nhà nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
ở Việt Nam”; Trần Quốc Vinh (2009): “Đổi mới quản lý ngân sách địa phương cáctỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng”; Nguyễn Đức Thọ (2015): “Đổi mới hoạt độngkiểm soát nội bộ về sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính,
sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính”;…Lê Thanh Tùng (2014), “Quản trị tài chính côngđoàn tại Công đoàn Giao thông vận tải Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đạihọc Công đoàn; Ngô Đại Đồng (2013), “Cải thiện tình hình thực hiện ngân sáchcông đoàn tại Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, Đại họcTampere, Phần Lan: Luận văn đã làm rõ được một số nội dung về thực hiện ngânsách công đoàn tại TLĐLĐ Việt nam và đề xuát được một số giải pháp nhằm cảithiện ngân sách công đoàn; Nguyễn Thị Thanh Hà (2019): “Tài chính Công đoàntrên địa bàn tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sỹ, đề tài đã góp phần tích cực tìm ranguyên nhân, vướng mắc đề ra những giải pháp để nâng cao khả năng quản lý tàichính tại LĐLĐ tỉnh Quảng Nam
Các nghiên cứu đã góp phần làm rõ thêm các nội dung về quản trị tài chínhtrên các khía cạnh và đối tượng nghiên cứu khác nhau, trong đó có tài chính côngđoàn ở các cấp khác nhau Quản trị tài chính công đoàn có những đặc thù và đặcđiểm riêng, nên chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về tài chính công đoàn ở cấpTổng liên đoàn, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng
Trang 153 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của đề tài là: Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản trị tài chính công đoàn tại Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
3.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể mà luận văn muốn đạt được là:
- Hệ thống hoá được các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị tài chính côngđoàn cũng như những đặc trưng cơ bản của Tài chính công đoàn
- Phân tích và đánh giá được thực trạng quản trị tài chính công đoàn cũng nhưcác nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tài chính công đoàn tại Tổng liên đoàn lao độngViệt Nam; Đưa ra được các đánh giá về thành tựu đạt được cũng như các hạn chế vànguyên nhân của hạn chế
- Đề xuất được các giải pháp căn cơ để nâng cao quản trị tài chính công đoàntại Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi sau:
- Thực trạng quản trị tài chính công đoàn tại Tổng liên đoàn lao động ViệtNam thời gian qua như thế nào?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác tài chính công đoàn tại Tổng liên đoànlao động Việt Nam ? Nguyên nhân của hạn chế và yếu kém trong công tác quản trịtài chính công đoàn tại Tổng liên đoàn lao động Việt Nam là gì ?
Trang 16- Giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tài chính công đoàn tại Tổngliên đoàn lao động Việt Nam ?.
5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Quản trị tài chính công đoàn tại Tổngliên đoàn lao động Việt Nam
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu quản trị tài chính công đoàn tạiTổng liên đoàn lao động Việt Nam
- Phạm vi không gian: Tại Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
- Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng cho nghiên cứu qua 4 năm 2016 - 2019.Thời gian nghiên cứu đề tài từ 10/2019 – 5/2020 Định hướng và giải pháp của đềtài đến năm 2025 tầm nhìn 2030
6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2 Phương pháp nghiên cứu
Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trang 18CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN
1.1.1 Khái quát về quản trị tài chính công đoàn
- Tài chính công: là một phạm trù gắn với các hoạt động thu và chi bằng tiềncủa nhà nước, phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị trongquá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước nhằm mục tiêu phục
vụ việc thực hiện những chức năng vốn có của nhà nước đối với xã hội (không vìmục tiêu thu lợi nhuận)
- Tài chính công đoàn: Tài chính công đoàn là một bộ phận của tài chính nhànước chịu sự quản lý, giám sát của hệ thống tài chính nhà nước, song hoạt độngcông đoàn có đặc thù riêng theo Luật Công đoàn, vì vậy tài chính công đoàn vừathực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành vừa thực hiện theo hướng dẫn củaTổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Tài chính công đoàn là các hoạt động thu, chibằng tiền của tổ chức công đoàn nhằm phục vụ việc thực hiện chức năng và nhiệm
vụ của tổ chức Công đoàn Tài chính công đoàn có 3 nguồn thu chính là: Kinh phícông đoàn do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi sử dụng lao động đóng góp;đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng góp; các khoản thu khác từ hoạt động kinh tếcông đoàn, từ Ngân sách Nhà nước cấp, các tổ chức cá nhân hỗ trợ; Tài chính côngđoàn là một bộ phận của một khâu trong các khâu của tài chính chung, là điều kiệnđảm bảo cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn và duy trì hoạtđộng của hệ thống công đoàn theo Luật Công đoàn
Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây: (i) Đoàn phí công đoàn dođoàn viên công đoàn đóng góp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam(Điều 26, 2012); (ii) Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóngbằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) cho NLĐ (quỹ
Trang 19tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượngphải đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH); (iii) Ngân sách Nhà nướccấp hỗ trợ; (v) Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tếcủa công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cánhân trong nước và ngoài nước.
- Quản trị tài chính công đoàn: Quản trị tài chính công đoàn là việc quản lýcác nguồn tài chính, quản lý các quỹ tiền tệ, quản lý việc phân phối các nguồn tàichính, quản lý việc tạo lập, phân bổ và sử dụng các quỹ tiền tệ một cách chặt chẽ,hợp lý và có hiệu quả Đồng thời thông qua hoạt động này để tác động có hiệu quảnhất tới việc xử lý các mối quan hệ nảy sinh trong quá trình phân phối các nguồn tàichính, trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của công đoàn Quản trị tàichính công đoàn là việc lập kế hoạch, lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác tàichính công đoàn đạt hiệu quả cao nhất để phục vụ tốt nhất các mục tiêu, nhiệm vụcủa tổ chức công đoàn
1.1.2 Nguyên tắc quản trị tài chính công đoàn
Các nguyên tắc về tài chính công đoàn được quy định tại Điều 3 Quy định vềquản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu,nộp tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theoQuyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 như sau:
- Tài chính công đoàn là điều kiện bảo đảm cho hoạt động thực hiện quyền,trách nhiệm của công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn theo LuậtCông đoàn
- Tài chính công đoàn được quản lý theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, côngkhai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn và trách nhiệm củacông đoàn các cấp
Trang 20- Các cấp công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo quyđịnh của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn.
- Phân cấp thu tài chính công đoàn để chủ động trong việc thu tài chính côngđoàn Đơn vị được phân cấp thu phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản phảithu theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Đối với đơn vị được phân cấpthu để xảy ra tình trạng thất thu, không hoàn thành kế hoạch thu kinh phí công đoàn
và đoàn phí công đoàn; không nộp đủ nghĩa vụ lên công đoàn cấp trên nếu không có
lý do chính đáng thì tập thể, cá nhân có liên quan phải bị xem xét xử lý trách nhiệmtheo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn
- Phân phối nguồn thu tài chính công đoàn phải đảm bảo công khai, minhbạch, tạo điều kiện chủ động cho các cấp công đoàn trong việc khai thác và sử dụngnguồn thu tài chính công đoàn đúng quy định
- Định mức chi của đơn vị nộp kinh phí về công đoàn cấp trên cao hơn địnhmức chi của đơn vị tự cân đối; định mức chi của đơn vị tự cân đối cao hơn địnhmức chi của đơn vị được công đoàn cấp trên cấp hỗ trợ theo quy định của TổngLiên đoàn
- Thưởng thu, nộp tài chính công đoàn nhằm động viên, khuyến khích các tậpthể, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác thu, nộp tài chính công đoàn; đảmbảo thu đúng, thu đủ, kịp thời; nộp đầy đủ lên công đoàn cấp trên; sử dụng có hiệuquả nguồn tài chính công đoàn; Đơn vị hoàn thành kế hoạch thu, nộp trong nămmới được trích thưởng, trường hợp vì lý do khách quan sang quý I năm sau mớihoàn thành kế hoạch thu, nộp, thì việc trích thưởng do Ban Thường vụ công đoàncấp trên trực tiếp xem xét, quyết định
Trang 211.1.3 Vai trò quản trị tài chính công đoàn
Quản trị tài chính công đoàn có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiệnchức năng của tài chính công đoàn, cụ thể :
Thứ nhất, Vai trò của quản trị tài chính công đoàn trong việc thực hiện chức
năng tạo lập nguồn tài chính công đoàn Tạo lập vốn là việc huy động nguồn lực tàichính để đảm bảo chi cho các hoạt động nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổchức công đoàn Tạo lập nguồn vốn là chức năng đầu tiên và vốn có của tài chính,
là khâu quan trọng của quá trình hình thành nguồn tài chính tập trung Để tạo lậpđược nguồn vốn, quản trị tài chính công đoàn có vai trò quan trọng, đặc biệt là quảntrị công tác thu tài chính công đoàn Tạo lập nguồn tài chính công đoàn được đảmbảo bằng Luật và Điều lệ công đoàn Tạo lập nguồn vốn hoạt động của công đoàn làchức năng quan trọng của tài chính công đoàn, được cụ thể hóa bằng huy độngnguồn lực tài chính bằng các khoản thu đoàn phí công đoàn, kinh phí công đoàn vàcác khoản thu khác của công đoàn
Thứ hai, Quản trị tài chính công đoàn giúp việc huy động các nguồn lực tài
chính để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của tổ chức công đoàn Điểm cơ bản trongvấn đề huy động vốn là phải có chính sách và giải pháp để vừa nuôi dưỡng, vừakhai thác các nguồn tài chính, trong đó có vấn đề quan hệ giữa nguồn thu, tích luỹtài chính và việc chi tiêu cho các hoạt động của tổ chức công đoàn
Thứ ba, Vai trò của quản trị tài chính công đoàn trong việc thực hiện chức
năng phân phối nguồn tài chính công đoàn Phân phối tài chính công đoàn chính là
sự phân chia các nguồn lực tài chính công đoàn cho các cấp công đoàn, phân bổ chocác nội dung chi hoạt động công đoàn một cách phù hợp nhằm mục tiêu duy trì hệthống tổ chức, hoạt động, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công
Trang 22đoàn Phân phối tài chính công đoàn phải đảm bảo nguyên tắc cân đối giữa nguồnthu và nhu cầu chi trong từng giai đoạn cụ thể, cân đối giữa các cấp công đoàn
Thứ tư, Quản trị tài chính công đoàn giúp điều tiết nguồn tài chính để các cấp
công đoàn trong hệ thống từ Tổng Liên đoàn đến các công đoàn cơ sở có đủ kinhphí để hoạt động Quá trình phân phối được thực hiện theo quy định chung, đượcthống nhất từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đến các công đoàn cơ sở Bêncạnh đó có sự phân cấp, phân nhiệm cho các công đoàn trực thuộc để nâng cao tínhchủ động và phù hợp với điều kiện cụ thể từng đơn vị Toàn bộ quá trình này hìnhthành cơ chế phân phối, giải quyết thoả đáng quan hệ cân đối thu, chi tài chính giữacác cấp công đoàn trong toàn bộ hệ thống, đáp ứng việc thực hiện chức năng nhiệm
vụ chung của tổ chức Công đoàn
Thứ năm, Vai trò của quản trị tài chính công đoàn trong việc thực hiện chức
năng kiểm tra, giám sát Quản trị tài chính công đoàn đóng vai trò quan trọng trongviệc thực hiện mục tiêu của kiểm tra, giám sát tài chính là nhằm lành mạnh hoá tìnhhình tài chính Xuất phát từ yêu cầu của quy luật tiết kiệm, tài chính phải được sửdụng một cách hợp lý và hiệu quả Quản trị tài chính công đoàn giúp kiểm tra sựvận động các nguồn vốn tiền tệ và hiệu quả sử dụng các vốn tiền tệ, phản ánh sựvận động của nguồn tài chính trong quá trình hoạt động Đó là kiểm tra bằng đồngtiền, thông qua đồng tiền mà kiểm tra toàn bộ hoạt động, phân phối, chỉ tiêu của hệthống công đoàn Cụ thể, kiểm tra tài chính gắn chặt với quá trình xây dựng và thựchiện kế hoạch Kiểm tra tài chính công đoàn được tiến hành dưới cả ba hình thức,kiểm tra trước, kiểm tra trong và kiểm tra sau quá trình nghiệp vụ tài chính phátsinh, thực hiện và kết thúc
1.1.4 Nội dung quản trị tài chính công đoàn
1.1.4.1 Quản trị lập dự toán tài chính Công đoàn
Trang 23Hàng năm Tổng liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn các cấp công đoànlập kế hoạch tài chính cho năm tiếp theo Dự toán thu, chi tài chính công đoàn nămsau của Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương báo cáo về TổngLiên đoàn trước ngày 30/11 Quyết toán thu, chi tài chính công đoàn năm trước, báocáo về Tổng Liên đoàn trước ngày 31/3 của năm sau Liên đoàn Lao động cấp tỉnh,thành phố và tương đương quy định cụ thể thời gian nộp báo cáo dự toán, quyếttoán của cấp dưới, đơn vị trực thuộc cho phù hợp Lập và phân bổ dự toán chi tàichính công đoàn là một trong những nội dung quan trọng của công tác tài chínhcông đoàn Cùng với việc xây dựng dự toán thu, đồng thời là việc lập dự toán chi.Trên cơ sở dự toán nguồn thu, các cấp công đoàn căn cứ nhiệm vụ chi, nguyên tắcxây dựng dự toán thu, chi của Tổng Liên đoàn, căn cứ chế độ, định mức, tình hìnhthực hiện các năm trước và yêu cầu thực tế để xây dựng dự toán chi Hồ sơ dự toántài chính công đoàn hàng năm gửi về Tổng Liên đoàn gồm 02 bộ, đầy đủ các biểumẫu bắt buộc sau: (i) Báo cáo tổng hợp dự toán thu - chi tài chính công đoàn; (ii)Báo cáo dự toán thu - chi đơn vị sự nghiệp; (iii) Thống kê danh sách tên đơn vị, tổchức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn gồm: lao động, đoàn viên theo khuvực hành chính sự nghiệp, sản xuất kinh doanh; (iv) Mẫu 01a, 01b kèm theo Quyếtđịnh số 887/QĐ-TLĐ ngày 02/7/2015 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việcban hành Quy định về kinh phí chỉ đạo phối hợp; Báo cáo đánh giá tình hình thựchiện dự toán năm trước, thuyết minh chi tiết dự toán năm sau Báo cáo dự toán củađơn vị được thông qua Ban Thường vụ LĐLĐ các tỉnh, thành phố, Công đoànngành trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liênđoàn xem xét thống nhất trước khi gửi về Tổng Liên đoàn (Ban Tài chính) Căn cứtheo hồ sơ báo cáo dự toán của đơn vị, Ban Tài chính Tổng Liên đoàn dự kiến giaochỉ tiêu thu, chi cho đơn vị trình Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn phêduyệt, không mời các đơn vị về làm việc với Tổng Liên đoàn để duyệt dự toán.
* Quản trị thu tài chính công đoàn
Mục tiêu của quản lý thu tài chính công đoàn là thu đúng, thu đủ, thu kịp thời,khai thác tối đa các nguồn thu Để quản lý tốt nguồn thu tài chính công đoàn đòi hỏi
Trang 24phải có bộ máy cán bộ chuyên trách công đoàn có chuyên môn nghiệp vụ tốt, xâydựng cơ chế thu phù hợp với đặc điểm từng đơn vị và từng nguồn thu Xác định rõtrách nhiệm thu, quản lý nguồn thu cho từng đơn vị, từng cấp công đoàn Các cơquan công đoàn cần có các giải pháp để tổ chức thực hiện tốt kế hoạch thu Tùy loạihình cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mà có các biện pháp thu khác nhau
Quản trị thu đoàn phí công đoàn: Theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, đoàn
phí công đoàn do đoàn viên đóng góp và được phân cấp cho CĐCS trực tiếp thu[Điều 26, 2012]; Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phícông đoàn thực hiện theo Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 củaTổng Liên đoàn
- Đoàn viên ở các CĐCS cơ quan nhà nước; Tổ chức chính trị, tổ chức chínhtrị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; đơn vị sự nghiệp hưởnglương theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định: mức đóng đoàn phí hàngtháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo quy định của pháp luật vềBHXH
- Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương cấp bậc, chức vụ, lươngtheo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấpthâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề Khi tiền lương làm căn cứ đóngBHXH thay đổi thì tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí công đoàn thay đổi theoquy định của pháp luật về BHXH
- Đoàn viên ở các CĐCS doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công
ty cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối): mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1%tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiền đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo
Trang 25hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của đoàn viên), nhưng mức đóng đoàn phíhàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.
- Đoàn viên ở các CĐCS doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả côngđoàn Công ty cổ phần mà nhà nước không giữ cổ phần chi phối); Đơn vị sự nghiệpngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nướcquy định; Liên hiệp hợp tác xã; Các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt độngtrên lãnh thổ Việt Nam; Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồnghợp tác kinh doanh tại Việt Nam; Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài: mứcđóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo quyđịnh của pháp luật về BHXH, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước
- Các CĐCS tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này được thu đoàn phí công đoàncủa đoàn viên hàng tháng bằng 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiềnđóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của đoànviên) hoặc quy định mức thu cao hơn 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH nếuđược Ban Chấp hành CĐCS mở rộng (từ tổ trưởng công đoàn trở lên) đồng ý bằngNghị quyết, có văn bản và được quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ củaCĐCS Tiền đoàn phí công đoàn phần thu tăng thêm so với quy định tại Khoản 2 vàKhoản 3 Điều này được để lại 100% cho CĐCS bổ sung chi hoạt động theo đúngquy định; khi báo cáo quyết toán, CĐCS phải tách riêng số tiền đoàn phí công đoàntăng thêm theo mẫu quy định để có cơ sở tính số phải nộp về cấp trên
- Đoàn viên ở các nghiệp đoàn, CĐCS doanh nghiệp khó xác định tiền lươnglàm căn cứ đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không thuộc đối tượng đóngBHXH: đóng đoàn phí theo mức ấn định nhưng mức đóng thấp nhất bằng 1% mứclương cơ sở theo quy định của Nhà nước
Trang 26- Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp BHXH từ 01 tháng trở lên, trong thờigian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không có việclàm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương,trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.
- Phương thức đóng và quản lý tiền đoàn phí được quy định tại Điều 24 củaQuyết định 1908/QĐ - TLĐ
+ Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng trực tiếp hằng tháng cho tổ côngđoàn, công đoàn bộ phận, CĐCS thành viên, CĐCS, nghiệp đoàn (theo phân cấpcủa CĐCS, nghiệp đoàn)
+ Đoàn phí công đoàn thu qua lương hằng tháng (tiền mặt hoặc chuyển khoản)sau khi có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên
+ Khuyến khích đoàn viên công đoàn, CĐCS đổi mới phương thức thu, nộpđoàn phí công đoàn bằng công nghệ hiện đại (thu qua tài khoản cá nhân, qua thẻATM ) trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất giữa đoàn viên với CĐCS và được côngđoàn cấp trên trực tiếp đồng ý bằng văn bản
- Quản trị tiền đoàn phí: CĐCS, nghiệp đoàn được giao nhiệm vụ thu tiềnđoàn phí do đoàn viên đóng phải mở sổ sách, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thờiviệc nộp tiền đoàn phí hằng tháng của đoàn viên theo danh sách đoàn viên của đơnvị; bảo quản, lưu trữ sổ thu đoàn phí theo đúng quy định của luật kế toán; tổng hợpbáo cáo quyết toán thu, chi tài chính với công đoàn cấp trên Việc phân phối, sửdụng, quản lý tiền đoàn phí thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn
Đoàn phí công đoàn là nguồn thu quan trọng trong nguồn thu của tài chínhcông đoàn, chiếm tỷ lệ gần 26% trong tổng số thu tài chính công đoàn hằng năm
Trang 27Tổng Liên đoàn đã phân cấp cho CĐCS trực tiếp thu nên bộ máy Ban Chấp hànhCĐCS, đặc biệt là cán bộ làm công tác kế toán cần có tinh thần trách nhiệm cao, cóchuyên môn nghiệp vụ và có khả năng tập hợp đoàn viên công đoàn tại đơn vị đểcông tác thu đoàn phí đạt hiệu quả [QĐ1908/QĐ-TLĐ]
Quản trị thu kinh phí công đoàn: Tại Điều 26 Luật công đoàn năm 2012 quy
định “Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹtiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động”; Nghị định 191/2013/NĐ-
CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn, cụ thểnhư sau:
- Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luậtcông đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức,doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức CĐCS, bao gồm:
+ Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vịthuộc lực lượng vũ trang nhân dân
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghềnghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
+ Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập
+ Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luậtdoanh nghiệp, Luật đầu tư
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã
Trang 28+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ ViệtNam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành củaphía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng laođộng là người Việt Nam.
+ Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động
- Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn
Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người laođộng Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộcđối tượng phải đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH Riêng đối vớiđơn vị thuộc lực lượng vũ trang quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này, quỹtiền lương là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốcphòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị cơ
sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởnglương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học - kỹ thuật, sự nghiệp vàphục vụ trong Công an nhân dân
- Phương thức đóng kinh phí công đoàn
+ Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phầnkinh phí hoạt động thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùngthời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động
+ Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùngthời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động
Trang 29+ Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệptrả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo thánghoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động trên
cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn
Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, từ năm 2013 đến năm 2017 trực tiếpchuyển 2% kinh phí công đoàn cho tổ chức công đoàn qua tài khoản của công đoàncấp trên quản lý trực tiếp Sau khi công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp nhận đượckinh phí do đơn vị, doanh nghiệp chuyển nộp thì cấp trả cho CĐCS theo tỷ lệ quyđịnh Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2018, thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn,các doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn 2% về tài khoản trung gian thu kinh phícông đoàn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam
- Nguồn đóng kinh phí công đoàn
+ Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phíhoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ nguồn đóng kinh phícông đoàn và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan,đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
+ Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần kinhphí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn đóng kinh phícông đoàn tính theo quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho số biên chế hưởnglương từ ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàngnăm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sáchnhà nước Phần kinh phí công đoàn phải đóng còn lại, đơn vị tự bảo đảm theo quyđịnh hiện hành
Trang 30+ Đối với doanh nghiệp và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ,khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh,dịch vụ trong kỳ.
+ Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị còn lại, khoản đóng kinh phí công đoànđược sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyđịnh của pháp luật Kinh phí công đoàn là nguồn thu chủ yếu của tổ chức công đoàn(chiếm tỷ trọng đến 60% tổng nguồn thu tài chính công đoàn) Do vậy các cấp côngđoàn được phân cấp thu phải thu đúng, thu đủ, kịp thời, sử dụng, quản lý nguồn thuđúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm
Quản trị các nguồn thu khác: Nguồn thu khác của tổ chức công đoàn theo
Luật Công đoàn là nguồn thu từ ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ và nguồn thu kháctại đơn vị Ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của tổ chức côngđoàn là thể hiện sự quan tâm của chính quyền đến tổ chức công đoàn, đây là nguồnthu không thường xuyên Nguồn thu khác tại đơn vị từ hoạt động văn hóa, thể thao,hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án, chương trình do nhà nước giao;
từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; lãi tiền gửi ngânhàng, kho bạc (nếu có), tiền thanh lý, nhượng bán tài sản; tiền thu hồi các khoản chisai chế độ từ nguồn tài chính công đoàn đã quyết toán và được cấp có thẩm quyềnphê duyệt Nguồn thu khác cũng chiếm một tỷ trọng nhất định trong tổng nguồnthu tài chính công đoàn Vì vậy nguồn thu này cũng cần phải được quản lý chặt chẽ,đúng quy định
* Quản trị chi tài chính công đoàn
Theo Luật Công đoàn năm 2012, tài chính công đoàn được sử dụng cho hoạtđộng thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệthống công đoàn, bao gồm các nhiệm vụ sau đây: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao
Trang 31trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; Tổ chức hoạt độngđại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; Phát triểnđoàn viên công đoàn, thành lập công toàn cơ sở, xây dựng công đoàn vững mạnh;
Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộcông đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng,Nhà nước và tổ chức công đoàn; Tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch chongười lao động; Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới; Thăm hỏi, trợ cấp chođoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau , thai sản, hoạn nạn, khó khăn;
tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động; Động viên, khen thưởng ngườilao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác; Trả lươngcho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoànkhông chuyên trách; Chi cho hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp…
* Đối với công đoàn cấp trên cơ sở: Thực hiện theo Quyết định số 826/QĐ TLĐ ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việcban hành các nội dung chi gồm:
Chi lương, phụ cấp và các khoản đóng theo lương: Lương, phụ cấp…của cán
bộ trong biên chế: Lương theo ngạch, bậc; lương theo hệ số, lương tập sự, côngchức dự bị; lương của lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền đồng ý cho kýhợp đồng lao động Các khoản phụ cấp theo quy định của Nhà nước Các khoảnđóng theo lương: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế; Bảo hiểm thất nghiệp (của laođộng hợp đồng); kinh phí công đoàn; Lương, phụ cấp, đóng bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn của lao động khác; Chi phụ cấpcán bộ công đoàn: Phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn theoquy định của Tổng Liên đoàn
- Chi Quản lý hành chính: Thanh toán dịch vụ công cộng: Tiền điện, nước, vệsinh môi trường; Vật tư văn phòng: Giấy, mực in, văn phòng phẩm, khoản văn
Trang 32phòng phẩm…; Thông tin, liên lạc: Cước điện thoại, bưu chính, fax, internet; chitrang cấp, thanh toán tiền cước phí điện thoại tại nhà riêng và điện thoại di động;khoán điện thoại; Phương tiện vận tải: Xăng, dầu, thuê phương tiện vận tải, muabảo hiểm phương tiện vận tải, phí, lệ phí cầu, phà…; Công tác phí: Tiền vé máybay, tàu xe, phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng ngủ, khoán công tác phí của cán bộ,công chức và người lao động trong các cơ quan công đoàn; Tiếp khách trong nước,khánh tiết; Phúc lợi: Hỗ trợ may trang phục; thanh toán chế độ nghỉ phép năm;khám sức khỏe định kỳ hàng năm, trang cấp bảo hộ lao động, hỗ trợ tinh giảm biênchế; Chỉ trợ cấp, hỗ trợ, thăm hỏi, phúng viếng cho cán bộ, công chức đang công táctrong các cơ quan công đoàn và chi thăm hỏi, phúng viếng cán bộ công chức đãnghỉ hưu; Thuê mướn; mua sắm, sửa chữa công cụ, dụng cụ: Thuê nhà, đất, thuêthiết bị, mua sắm, sửa chữa nhỏ tài sản, công cụ, dụng cụ; Hội nghị: Hội nghị tổngkết hàng năm, Hội nghị Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch, Ban Thường vụ, Đại hộitheo nhiệm kỳ, bao gồm: Các nội dung chỉ về hội nghị theo quy định của Nhà nước
và Tổng Liên đoàn; Chi tiền công tác phí cho cán bộ công đoàn cơ sở…
- Chi hoạt động phong trào: Chi tổ chức nói chuyện thời sự, chính sách; tổchức hội nghị phổ biến, hướng dẫn về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phápluật cho cán bộ công chức; chi tổ chức triển lãm, sáng tác văn học, thơ ca, tranh vẽ
về đề tài công nhân lao động; chi về tuyên truyền, cổ động, pa nô, áp phích, chi hoạtđộng câu lạc bộ, mua sách, báo, tạp chí; chi tuyên truyền trên các phương tiện thôngtin đại chúng (1) Chi tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp phápchính đáng của công nhân viên chức, lao động; (2) Hỗ trợ thuê luật sư bảo vệ cán
bộ công đoàn cơ sở khi thực hiện quyền đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chínhđáng của người lao động, của tổ chức công đoàn bị chủ doanh nghiệp sa thải, chấmdứt hợp đồng lao động trái pháp luật, chuyển làm việc khác mà thu nhập giảm; thuếLuật sư bảo chữa khi khởi kiện ra toà án để giải quyết tranh chấp lao động, giảiquyết quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân viên chức, lao động, cán bộ côngđoàn…(3) Phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn cơ
Trang 33sở vững mạnh; Chi tuyên truyền giới thiệu về tổ chức công đoàn, Điều lệ Côngđoàn Việt Nam; gặp gỡ, trao đổi với người sử dụng lao động về hoạt động côngđoàn, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở; Tổ chức hội nghị thành lậpcông đoàn cơ sở; Hội nghị chuyên đề, hội thảo, hội thi về công tác tổ chức, cán bộ,phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn cơ sở vữngmạnh; (4) Tổ chức phong trào thi đua: Chi phối hợp tổ chức phát động thi đua; sơkết, tổng kết thi đua, Chỉ tổ chức gặp mặt, tuyên dương tập thể cá nhân điển hình,tiên tiến trong các phong trào thi đua, các hoạt động chuyên đề của công đoàn; (5)Đào tạo cán bộ: Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, Đào tạo, bồi dưỡng dài hạn…(6)Chi khen thưởng tập thể, cá nhân đạt giải trong các hội diễn, hội thao do các cơquan công đoàn tổ chức; Các hoạt động khác về văn hóa, thể thao: Chi hội nghị,hội thảo chuyên đề về hoạt động văn hóa, thể thao…(7) Tổ chức các hoạt động vềgiới và bình đẳng giới: Chi cho các hoạt động tuyên truyền về giới, bình đẳng giới
và lồng ghép giới các hoạt động về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hoá giađình, phòng chống bạo lực gia đình…(8) Chi khen thưởng, Hoạt động xã hội, cộngtác viên, Hoạt động đối ngoại, Nghiên cứu khoa học, Các hoạt động chuyên đềkhác…
- Đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định: Chi xây dựng cơbản; Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định
- Chi hoạt động của đơn vị chưa thành lập công đoàn cơ sở: Nội dung, phạm
vi chi tổ chức các hoạt động của các đơn vị này thực hiện theo quy định của TổngLiên đoàn đối với công đoàn cơ sở Mức chí do công đoàn cấp trên được phân cấpthu kinh phí công đoàn của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi chưa thành lập côngđoàn cơ sở quyết định
Trang 34* Đối với công đoàn cơ sở: Thực hiện theo Quyết định số 272/QĐ - TLĐ ngày
07 tháng 03 năm 2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về chi tài chínhcông đoàn cơ sở, cụ thể :
- Chi lương, phụ cấp và các khoản đóng theo lương: Lương, phụ cấp và cáckhoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…của cán bộ công đoàn chuyên trách ở
cơ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước theoQuyết định số 128/QĐ - TW ngày 14 tháng 12 năm 2012 của Ban Bí thư Trungương (Khoá X) và hướng dẫn của Tổng Liên đoàn; Lương, phụ cấp của cán bộCông đoàn chuyên trách khu vực ngoài nhà nước thực hiện theo Quy định ban hànhkèm theo Quyết định số 525/QĐ - TLĐ ngày 25/4/2010 và Hướng dẫn số 1049/HD
- TLĐ ngày 04/7/2011 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Phụ cấp cán bộcông đoàn thực hiện theo Quyết định số 1439/QĐ - TLĐ ngày 04 /12 /2011 củaTổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Khuyến khích công đoàn cơ sở Công ty cổphần áp dụng chế độ tiết lương theo Quyết định số 128/QĐ - TW của Ban Bí thưTrung tương đối với cán bộ công đoàn chuyên trách
- Chi quản lý hành chính: Chi hội nghị Ban Chấp hành công đoàn cơ sở,nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận; Chi Đại hội côngđoàn cơ sở, nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở thành viên, Công đoàn bộ phận, bao gồm:Trang trí, in tài liệu, bồi dưỡng đại biểu, nước uống…; Chi mua văn phòng phẩm,tài sản, dụng cụ làm việc, sửa chữa nhỏ văn phòng làm việc của Công đoàn, tiềnbưu phí, thông tin liên lạc, công tác phí, nước uống, tiếp khách
- Chi hoạt động phong trào: Chi tuyên truyền, Chi tổ chức hoạt động đại diện,bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên công đoàn và người laođộng, Chi phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựngcông đoàn cơ sở vững mạnh, Chi tổ chức phong trào thi đua, Chi đào tạo cán bộ, chithù lao giảng viên, bồi dưỡng học viên, tài liệu và các khoản chi hành chính khác
Trang 35của các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Công đoàn cơ sở tổ chức, Chi tổ chức hoạtđộng văn hóa, thể thao, Chi tổ chức các hoạt động về giới và bình đẳng giới, Chithăm hỏi, trợ cấp, chi động viên, khen thưởng, Chi hoạt động khác giúp đoàn viênCông đoàn và người lao động các đơn vị khác bị thiên tai bão lụt, tai nạn, ảnhhưởng chất độc màu da cam…
- Để quản trị tài chính công đoàn đạt hiệu quả, trước hết tổ chức công đoànphải hoàn thiện và tham mưu cho Nhà nước hoàn thiện đồng bộ hệ thống các vănbản quản lý, định mức, tiêu chuẩn chỉ tiêu tài chính công đoàn Các công đoàn căn
cứ vào đặc thù của đơn vị mình xây dựng các quy chế chi tiêu nội bộ không trái vớicác quy định chung và phù hợp với điều kiện và tình hình cụ thể của đơn vị mình.Chi tài chính công đoàn phải đảm bảo các mục tiêu chung, đúng định hướng củaĐại hội công đoàn, của Ban Chấp hành Công đoàn các cấp, Quản trị chi tài chính làquản trị cân đối thu - chi, quản lý mục tiêu, định hướng các khoản mục chi, quản trị
tỷ trọng các khoản chi, quản trị chế độ, định mức chi tiêu và phải đảm bảo côngkhai, minh bạch…Từ đó thực hiện tốt vai trò, chức năng của tổ chức công đoàn
- Lập và phân bố dự toán chi tài chính công đoàn là một trong những nội dungquan trọng của quản trị tài chính công đoàn Cùng với việc xây dựng dự toán thu,đồng thời là việc lập dự toán chi Trên cơ sở dự toán nguồn thu, các cấp công đoàncăn cứ nhiệm vụ chi, nguyên tắc xây dựng dự toán thu, chi của Tổng Liên đoàn, căn
cứ chế độ, định mức, tình hình thực hiện các năm trước và yêu cầu thực tế để xâydựng dự toán chi Các nội dung chi, các khoản mục chi phải đảm bảo các mục tiêu,định hưởng lớn của Nhà nước, mục tiêu, định hướng của Đại hội công đoàn các cấp;Đúng theo các nguyên tắc mà Tổng Liên đoàn hướng dẫn hàng năm, phân bổ dựtoán cho các khoản, mục phải phù hợp Bộ máy tài chính kế toán công đoàn các cấp
có trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo công đoàn các cấp trong việc xây dựng dựtoán thu, chi hàng năm, đáp ứng các yêu cầu trên khi xây dựng dự toán
Trang 36- Chấp hành dự toán chi tài chính công đoàn là bước tiếp theo sau khi dự toánlập đã được duyệt, đây là nội dung quan trọng và khó khăn nhất trong toàn bộ cácnội dung quản trị tài chính công đoàn Các công đoàn cấp trên được phân cấp quản
lý trực tiếp tài chính có trách nhiệm xem xét, phê duyệt dự toán chi cho các đơn vịcông đoàn cấp dưới để làm cơ sở thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ chi Do đặc thù củahoạt động công đoàn, dự toán chi các cấp công đoàn là các chi tiêu mang tính chấtđịnh hướng Căn cứ nguồn thu, các định hướng về nội dung hoạt động, các nhiệm
vụ chi trong năm, cùng với các quy chế, chế độ, định mức…bộ máy tài chính kếtoán công đoàn tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ công đoàn các cấpthực hiện việc quản lý chi tiêu phù hợp thực tiễn của đơn vị
- Chi tài chính công đoàn phải thực hiện đúng các quy định về quản lý tàichính của Nhà nước và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, đây là yêu cầu bắtbuộc, là yêu cầu đặt ra đầu tiên và chi phối mọi hoạt động trong công tác tài chínhcông đoàn Chi tài chính công đoàn phải đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả Cáckhoản thu, chi tài chính Công đoàn; Nguồn kinh phí hoạt động xã hội, nguồn kinhphí dự án, phải được theo dõi, phản ánh trong sổ kế toán của đơn vị, quyết toán đầy
đủ, kịp thời theo chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp do Nhà nước quy địnhtheo hướng dẫn của Tổng liên đoàn
- Quản trị chi tài chính công đoàn giúp việc chi tài chính đúng nội dung chi, cóđịnh hướng cho các hoạt động cụ thể, thiết thực, phù hợp với phân cấp quản lý tàichính nhằm thực hiện các chức năng, quyền và nghĩa vụ của công đoàn theo cácquy định của pháp luật và của tổ chức công đoàn Kết cấu các nội dung chi phải hợp
lý, ưu tiên chi các nội dung về tuyên truyền, vận động, thuyết phục bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, giảm các chi phí hànhchính, hội họp, tiếp khách không cần thiết
Trang 37- Quản trị chi tài chính công đoàn giúp cân đối trên cơ sở nguồn thu được phânphối, theo kế hoạch, dự toán được duyệt, phù hợp với đòi hỏi của thực tế phát sinhcủa từng đơn vị, từng cấp công đoàn Không lập kế hoạch chi tài chính công đoàn khichưa xác định được nguồn kinh phí tổ chức, nhất là các hoạt động phong trào, các hộithảo, hội diễn Tôn trọng kế hoạch được giao đầu năm, khi có các nội dung chi phátsinh ngoài cần báo cáo để có sự điều chỉnh dự toán, kế hoạch cho phù hợp
- Quản trị chi tài chính công đoàn là trách nhiệm của Ban chấp hành, Banthường vụ và bộ máy tham mưu giúp việc của công đoàn các cấp đặc biệt là BanTài chính giúp chi phù hợp với phân cấp tài chính, theo đúng các nội dung, khoảnmục chi, đảm bảo theo đúng các quy định, quy chế, chế độ, định mức, đáp ứng yêucầu của thực tế của hoạt động công đoàn Quản trị chi tài chính công đoàn phải đảmbảo trên cơ sở cân đối với nguồn thu tài chính công đoàn trên cơ sở dự toán và sốthực thu hàng năm Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cân đối, phân bổ nguồn lựccủa toàn hệ thống công đoàn và các Công đoàn Ngành, Liên đoàn lao động tỉnhphân bổ cho các đơn vị trực thuộc để các cấp công đoàn đều có kinh phí hoạt động
- Quản trị chi tài chính công đoàn đảm bảo các mục tiêu hướng về công đoàncấp cỡ 81, tập trung cho các hoạt động của cộng đoàn cơ sở vì đây là nơi trực tiếpsinh hoạt của đoàn viên, là nơi gắn bó chặt chẽ, sâu sắc nhất với người lao động màcông đoàn là người đại diện Sử dụng nguồn tài chính cho các hoạt động của côngđoàn cấp trên cơ sở một cách hợp lý, hiệu quả
1.1.4.2 Quản trị phân cấp, phân phối tài chính công đoàn
Nguồn tài chính công đoàn được phân phối theo Quyết định số 1908/QĐ-TLĐngày 19/12/2016 và Nghị quyết 07b/NQ-TLĐ ngày 21/01/2016 của Tổng Liên đoàn
* Phân phối nguồn thu tài chính cho CĐCS
Trang 38- CĐCS được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số thu kinh phí công đoàn
và tổng số thu đoàn phí công đoàn theo hướng dẫn hằng năm của Đoàn Chủ tịchTổng Liên đoàn và được sử dụng 100% tổng số thu khác của đơn vị theo quy địnhcủa pháp luật và Tổng Liên đoàn
- Nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên của CĐCS được phân cấp thu kinh phícông đoàn CĐCS được phân cấp thu kinh phí công đoàn nộp lên công đoàn cấptrên (cấp được phân cấp quản lý tài chính công đoàn) tỷ lệ phần trăm trên tổng sốthu kinh phí công đoàn và tổng số thu đoàn phí công đoàn theo hướng dẫn hàngnăm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Trong năm nộp theo dự toán, khi có quyếttoán nộp theo số thu quyết toán Cấp kinh phí công đoàn cho CĐCS không đượcphân cấp thu kinh phí công đoàn Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phícông đoàn khi nhận được kinh phí công đoàn của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệpđóng có trách nhiệm cấp cho CĐCS (đơn vị nộp kinh phí công đoàn) trong vòng 05ngày làm việc
- Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập CĐCS: Công đoàncấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí của cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp đóng được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm trong tổng số thukinh phí công đoàn theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn
để chi cho hoạt động tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, ký thỏaước lao động tập thể, bảo vệ, chăm lo cho người lao động tại các đơn vị này Cuốinăm số kinh phí sử dụng cho các hoạt động trên chưa hết phải quản lý, theo dõi vàtrả lại cho CĐCS khi đơn vị đó thành lập tổ chức công đoàn; Trong trường hợp cơquan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập CĐCS đã phá sản, giải thể thì số thukinh phí công đoàn được ghi tăng nguồn thu tài chính công đoàn tại cấp trên cơ sởđược phân cấp thu
* Phân phối nguồn thu tài chính cho công đoàn các cấp trên cơ sở
Trang 39Công đoàn cấp trên cơ sở được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số thukinh phí công đoàn và tổng số thu đoàn phí công đoàn theo hướng dẫn hàng nămcủa Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Nguồn thu khác của đơn vị nào đơn vị đó được
sử dụng
- Phân phối nguồn thu tài chính công đoàn giữa LĐLĐ cấp tỉnh, thành phố vàtương đương với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở do LĐLĐ cấp tỉnh, thành phố
và tương đương quy định cho đến khi có hướng dẫn của Tổng Liên đoàn
- Phân phối nguồn thu tài chính công đoàn giữa Tổng Liên đoàn với LĐLĐcấp tỉnh, thành phố và tương đương như sau:
+ Đơn vị nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn
LĐLĐ cấp tỉnh, thành phố và tương đương có số thu kinh phí và đoàn phícông đoàn về cấp trên chênh lệch trên 10% so với số chi của đơn vị (bao gồm côngđoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, LĐLĐ cấp tỉnh, thành phố và tương đương) tính theođịnh mức chi Tổng Liên đoàn thông báo hàng năm, phải nộp kinh phí về Tổng Liênđoàn Số kinh phí nộp về Tổng Liên đoàn = (Tổng hợp toàn bộ số thu kinh phí côngđoàn, đoàn phí công đoàn của đơn vị) x mức nộp; Trong năm nộp theo dự toán, khi
có báo cáo quyết toán nộp theo số quyết toán Trường hợp số thu quyết toán vượttrên mức thu của bậc giao dự toán thì ngoài kinh phí nộp theo mức đã giao dự toán,phần chênh lệch tăng thêm thực hiện mức nộp của bậc trên liền kề Đoàn Chủ tịchTổng Liên đoàn xem xét, điều chỉnh mức nộp đối với các đơn vị không thực hiệnđược mức nộp theo quy định trên khi giao dự toán hàng năm
+ Đơn vị tự cân đối thu, chi Các đơn vị có số thu kinh phí và đoàn phí côngđoàn về cấp trên cân đối được thu, chi hoặc chênh lệch từ 10% trở xuống so với sốchi (bao gồm cả công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, LĐLĐ cấp tỉnh, thành phố và
Trang 40tương đương) tính theo định mức chi Tổng Liên đoàn thông báo hàng năm được xácđịnh là đơn vị tự cân đối thu, chi.
+ Đơn vị được cấp hỗ trợ: Các đơn vị có số thu kinh phí và đoàn phí côngđoàn về cấp trên không cân đối được thu, chi tính theo định mức cán bộ công đoànchuyên trách, định mức chi, hệ số điều chỉnh đối với các tỉnh miền núi, vùng sâu,vùng xa do Tổng Liên đoàn thông báo hàng năm, được cấp hỗ trợ phần chênh lệch.Đối với các đơn vị không cân đối được thu, chi phải hỗ trợ ngoài quy định trên,Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, quyết định
- Sử dụng số thu của Tổng Liên đoàn: Số thu của Tổng Liên đoàn được sửdụng để cấp cho Văn phòng Tổng Liên đoàn, các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn;cấp hỗ trợ cho các đơn vị theo quy định trên; dự phòng của Tổng Liên đoàn và hỗtrợ khác cho các đơn vị theo quyết định của Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liênđoàn Kinh phí chỉ đạo phối hợp thực hiện theo Quyết định số 887/QĐ-TLĐ ngày02/7/2015 của Tổng Liên đoàn