1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiến thức cơ bản tâm lý học đại cương (in lần thứ XIII): Phần 1

69 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 28,94 MB

Nội dung

Phần 1 cuốn sách Kiến thức cơ bản tâm lý học đại cương cung cấp cho người học các kiến thức: Tâm lý học là một khoa học; cơ sở tự nhiên và cơ sở cơ sở xã hội của tâm lý học người; sự hình thành và phát triển tâm lí, ý thức. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Trang 1

NGUYỄN QUANG UẨN (Chủ biên)

Trang 3

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÍ HỌC Chương 1: Tâm lí học là một khoa học

1.1 Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lí học

12 Bản chất, chức năng, phân loại các hiện tượng tâm lí 1.3 Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu tâm lí Chương 2: Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lí người

2.1 Cơ sở tự nhiên của tâm lí người

Trang 4

Phần II: NHẬN THỨC VÀ SỰ HỌC Chương 1: Cảm giác và tri giác 1.1 Cảm giác 1.2 Tri giác Chương 2: Tư duy và tưởng tượng 2.1 Tư duy 2.2 Tưởng tượng Chương 8: Trí nhớ và nhận thức 3.1 Khái am chung về trí nhớ 3.2 Các loại trí nhớ 3.3 Những quá trình trí nhớ 3.4 Sự khác biệt cá nhân về trí nhớ Chương 4: Ngôn ngữ và nhận thức 4.1 Khái niệm chung về ngôn ngữ và hoạt động lời nói

4.2 Các loại lời nói (hoạt động lời nói) 4.3 Các cơ chế lời nói

4.4 Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức

Chương õ: Sự học và nhận thức

ð.1 Khái niệm chung về sự học

5.2 Sự học ở động vật và ở người

5.3 Các loại và mức độ học tập ở người

Š.4 Vai trò của sự học đối với nhận thức và phát

Trang 5

Phần III: NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH

NHÂN CÁCH

1 Khái niệm chung về nhân cách

2 Cấu trúc tâm lí của nhân cách

3 Các kiểu nhân cách

4 Các phẩm chất tâm lí của nhân cách

5 Những thuộc tính tâm lí của nhân cách 6 Sự hình thành và phát triển nhân cách Phần IV: SU SAI LỆCH HÀNH VI CÁ NHÂN VÀ HÀNH VI XÃ HỘI 1 Sự sai lệch hành vi cá nhân về mặt tâm lí và cách khắc phục hành vi sai lệch này

2 Sự sai lệch hành vi xã hội và sự giáo dục sửa

chữa các hành vi lệch chuẩn mực đạo đức xã hội

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

Tâm lí học đại cương là một trong những môn học then chốt của chương trình đào tạo đại cương Ở các trường đại hoc va cao dang Dé đáp ứng nhu cầu giảng dạy tà học tập của sinh uiên thuộc nhiều

nhóm ngành khác nhau, chúng tôi biên soạn tập giáo trình này

Trong khi biên soạn, tập thể tác giả đã tiếp thu, bế thừa có chọn

lọc tài liệu có trong uà ngoài nước, đồng thời mạnh dạn mỏ rộng, bổ

sung nhiêu uấn đề hiện đại mang tính cập nhật như: van dé di

truyền uà tâm lí, cở sở xã hội của tâm lí, nhận thức uà sự học, kiểu

loại nhân cách, sự sai lệch hành oi cho nên cuốn sách còn là tài

liệu tham khảo bổ ích đối uới cán bộ giảng day, hoc vién cao hoc va

nghiên cứu sinh

Nội dung giáo trình Tâm lí học đại cương bao gôm 4 phần, được

phân công biên soạn như sau:

PGS.TS Nguyễn Quang Uẩn biên soạn phân I uà phần HH;

PGS.TS Trân Hữu Luyến biên soạn phan II; TS Trân Quốc Thành biên soạn phần IV

Tập thể tác giả đã có nhiễu cố gắng trong nghiên cứu uà biên

soạn, song khó tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, mong

nhận được những ý kiến dong gop của bạn đọc xa gan

Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đối uới Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều biện thuận lợi cho tập

giáo trình ra đời

Trang 8

Phan | NHUNG VAN DE CHUNG CUA TÂM LÍ HỌC Chuong 1 Tâm lí học là một khoa học

Thế giới tâm lí của con người vô cùng diệu kì và phong phú,

được loài người quan tâm nghiên cứu cùng với lịch sử hình thành

và phát triển nhân loại Từ những tư tưởng đầu tiên sơ khai về

hiện tượng tâm lí, tâm lí học đã hình thành, phát triển không

ngừng và ngày càng giữ một vị trí quan trọng trong nhóm các khoa

học về con người Đây là một khoa học có ý nghĩa to lớn trong việc

phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

1.1 Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lí học

Là một khoa học, tâm lí học có đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu xác định Song trước hết cần phải hiểu tâm lí là gì

Trang 9

1.1.1 Tâm lí học là gì?

Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người vẫn thường sử dụng ti tam li để nói về lòng người như: "Anh A rất tâm lí", "chị B

chuyện trò tâm tình cởi mở" với ý nghĩa là anh A, chị B có hiểu

biết về lòng người, về tâm tư, nguyện vọng, tính tình của con

người Đó là cách hiểu "tâm lí" ở cấp độ nhận thức thông thường Đời sống tâm lí con người bao hàm nhiều hiện tượng tâm lí phong

phú, đa dạng, phức tạp từ cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy tưởng

tượng đến tình cảm, ý chí, tính khí, năng lực, lí tưởng, niềm tin

Trong tiếng Việt, thuật ngữ "tâm lí", "tâm hồn" đã có từ lâu

Từ điển tiếng Việt (1988) định nghĩa một cách tổng quát: “Tâm lí"

là ý nghĩ, tình cảm làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người”

Theo nghĩa đời thường, chữ "tâm" thường dùng với các cụm từ

"nhân tâm", "tâm đắc", "tâm địa", "tâm can" thường có nghĩa như

chữ "lòng", thiên về tình cảm, còn chữ "hồn" thương để diễn đạt tư

tưởng, tỉnh thần, ý thức, ý chí của con người "Tâm hồn", "tỉnh

thần" luôn gắn với “thể xác"

Trong lịch sử xa xưa của nhân loại, trong tiếng Latinh:

"Psyche" là "linh hồn", "tỉnh thần" và "logos" là “học thuyết”, là

"khoa học", vì thế "tâm lí học (Psychologie) là khoa hoe về tâm hồn

Nói một cách khái quát nhất: tâm lí bao gồm tất cả những hiện

tượng tỉnh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều

hành mọi hành động, hoạt động của con người Các hiện tượng tâm

lí đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống của con người,

trong quan hệ giữa con người với con người trong xã hội loài người

Tâm lí học là khoa học về các hiện tượng tâm lí, nhưng trước

khi tâm lí học ra đời với tư cách một khoa học độc lập, những tư

tưởng tâm lí học đã có từ xa xưa gắn liền với lịch sử loài người Vì

thế trước khi bàn về đối tượng, nhiệm vụ của tâm lí học, chúng ta

cần điểm qua vài nét lịch sử hình thành và phát triển của lĩnh vực

khoa học này

Trang 10

1.1.2 Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển tâm lí học

1.1.9.1 Những tư tưởng tâm lí học thời cổ đại

- Con người xuất hiện trên trái đất này mới được khoảng 10 vạn năm Lúc đó con người đã có trí khôn, có 1í trí, tuy buổi đầu còn rất sơ khai, mông muội

“Trong các di chi của người nguyên thủy đã thấy những bằng cứ chứng tỏ đã có quan niệm về cuộc sống của "hồn", "phách" sau

cái chết của thể xác Trong các bản văn tự đầu tiên thời cổ đại,

trong các kinh ở Ấn Độ đã có những nhận xét về tính chất của hồn,

đã có những ý tưởng tiền khoa học về tâm lí

- Khổng Tử (551 - 479 TCN) nói đến chữ "tâm" của con người

là "nhân, trí, dũng" Về sau, học trò của Khổng Tử nêu thành

"nhân, lễ, nghĩa, trí, tín"

- Nhà hiển triết Hy Lap cé dai Xécrat (469 - 399 TCN) đã

tuyên bố câu châm ngôn nổi tiếng: "Hãy tự biết mình" Đây là một định hướng có giá trị to lớn cho tâm lí học: con người có thể và cần

phải tự hiểu biết mình, tự nhận thức, tự ý thức về cái ta

- Người đầu tiên "bàn về tâm hồn" là Arixtốt (384 - 322 TCN) Ông là một trong những người có quan điểm duy vật về tâm hồn con người Arixtốt cho rằng: tâm hồn gắn liền với thể xác, tâm hồn

có ba loại:

+ Tâm hôn thực uật có chung ở người và động vật làm chức

năng dinh dưỡng (còn gọi là "tâm hồn dinh dưỡng")

+ Tâm hôn động uật có chung ở người và động vật làm chức năng cảm giác, vận động (còn gọi là “tam hôn cảm giác")

+ Tâm hôn trí tuệ chỉ có ở người (còn gọi là "tâm hồn suy nghĩ")

Đối lập với quan điểm của nhà triết học duy tâm cổ đại

Platông (498 - 348 TCN), Arixtốt cho rằng, tâm hồn là cái có trước,

thực tại có sau, tâm hồn do Thượng đế sinh ra Tâm hồn trí tuệ

nằm ở trong đầu, chỉ có ở giai cấp chủ nô; tâm hồn dũng cảm nằm ở

Trang 11

ngực và chỉ có ở tầng lớp quý tộc; tâm hồn khát vọng nằm ở bụng

và chỉ có ở tầng lớp nô lệ

- Đối lập với quan điểm duy tâm thời cổ đại về tâm hồn là

quan điểm của các nhà triết học duy vật Talet (thế kỉ VII - VI

TCN), Anaximen (thé ki V TCN), Héraclit (thé ki VI - V TCN)

cho rằng tâm lí, tâm hồn cũng như vạn vật như: nước, lửa, không

khí, đất Còn Đêmôcrit (460 - 370 TCN) cho rằng, tâm hồn do

nguyên tử cấu tạo thành, trong đó "nguyên tử lửa" là nhân lõi tạo

nên tâm lí Thuyết ngũ hành coi Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tạo nên

vạn vật, trong đó có cả tâm hồn

Các quan điểm duy vật và duy tâm luôn đấu tranh mãnh liệt

xung quanh mối quan hệ vật chất và tỉnh thần, tâm lí và vật chất 1.1.2.2 Những tư tưởng tâm lí học từ nửa đầu thế kỉ XIN trở uê trước

- Thuyết nhị nguyên: R Đêcac (1596 - 1650) đại diện cho phái

"nhị nguyên luận" cho rằng, vật chất và tâm hồn là hai thực thể

song song tén tai Décac coi cơ thể con người phản xạ như một chiếc máy, còn bản thể tỉnh thần, tâm lí con người thì không thể

biết được Song Đêcac cũng đã đặt cơ sở đầu tiên cho việc tìm ra cơ chế phản xạ trong hoạt động tâm lí

- Sang thế kỉ XVII, tâm lí học bắt đâu có tên gọi Nhà triết

học Đức Vôn Phơ đã chia nhân chủng (nhân học) ra thành hai thứ khoa học: một là khoa học về cơ thể, hai là tâm lí học Năm 1732

ông cho xuất bản cuốn "Tam li hoc kinh nghiệm" Sau đó hai

năm, vào năm 1734, ông cho ra đời cuốn "7m lí lí trí" Tâm lí học

ra đời từ đó

- Vào thế kỉ XVII - XVIII - XIX, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa

duy tâm và duy vật xoay quanh mối quan hệ giữa tâm và vật

+ Các nhà triết học duy tâm chủ quan nhu Beccoli (1685 - 1753), E Makhơ (1838 - 1916) cho rằng thế giới không có thực, thế

giới chỉ là "phức hợp các cảm giác chủ quan" của con người Còn

D Hium (1811 - 1916) coi thế giới chỉ là những "kinh nghiệm chủ

quan" Nguồn gốc của kinh nghiệm là do đâu, Hium cho rằng con

Trang 12

người không thể biết Vì thế người ta vẫn coi Hium thuộc vào phái

bất khả tri

Học thuyết duy tâm phát triển tới mức độ cao thể hiện ở niệm tuyệt đối" của Hêghen

+ Vào thế kỉ XVII - XVIII - XIX, các nhà triết học và tâm lí học

phương Tây đã phát triển chủ nghĩa duy vật lên một bước cao hơn:

Spinnôda (1632 - 1667) coi tất cả vật chất đều có tư duy, Lametri

(1709 - 1751), một trong các nhà sáng lập ra chủ nghĩa duy vật

Pháp thừa nhận chỉ có cơ thể mới có cảm giác Còn Canbanic (1757

- 1808) cho rằng, não tiết ra tư tưởng, giống như gan tiết ra mật

+L Phơbach (1804 - 1872), nhà duy vật lỗi lạc bậc nhất trước

khi chủ nghĩa Mác ra đời, khẳng định: tỉnh thần, tâm lí không thể

tách rời khỏi não người, nó là sản vật của thứ vật chất phát triển

tới mức độ cao là bộ não

Đến nửa đầu thế kỉ XIX có rất nhiều điều kiện để tâm lí học trưởng thành, tự tách ra khỏi mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ của

tâm lí học vào triết học với tư cách tâm lí học là một bộ phận, một

chuyên ngành của triết học

y

1.1.2.3 Tâm lí học trở thành một khoa học độc lập

- Từ đầu thế kỉ XIX trở đi, nền sản xuất thế giới đã phát triển

mạnh, thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng của nhiều lĩnh vực khoa

học, kĩ thuật, tạo điều kiện cho tâm lí học trở thành một khoa học

p, trong đó phải kể tới thành tựu của các ngành khoa học có

liên quan như: Thuyết tiến hóa của S Dacuyn (1809 - 1892), nha duy vật Anh; thuyết tâm vật lí học giác quan của Hemhôm (1821 -

1894), người Đức; thuyết tâm vật lí học của Phecsne (1801 - 1887) và Vebe (1795 - 1878), người Anh, và các công trình nghiên cứu về

tâm thần học của bác sĩ Saccé (1875 - 1893), người Pháp

- Thành tựu của khoa học tâm lí lúc bấy giờ, cùng với thành

tựu của các lĩnh vực khoa học nói trên, là điều kiện cần thiết giúp

cho tâm lí học đã đến lúc trở thành khoa học độc lập Đặc biệt

trong lịch sử tâm lí học, một sự kiện không thể không nhắc tới là: 9

Trang 13

vào năm 1879, nhà tâm lí học Đức V Vuntơ (1832 - 1920) đã sáng

lập ra phòng thí nghiệm tâm lí học đầu tiên trên thế giới tại thành

phố Laixie, và một năm sau nó trở thành viện tâm lí học đầu tiên

trên thế giới bản các tạp chí tâm lí học Từ vương quốc của

chủ nghĩa duy tâm coi ý thức chủ quan là đối tượng của tâm lí học

và con đường nghiên cứu ý thức là các phương pháp nội quan tự

quan sát, Vuntơ đã bắt đầu chuyển sang nghiên cứu tâm lí ý thức

một cách khách quan bằng quan sát, thực nghiệm, đo đạc

- Để góp phần tấn công vào chủ nghĩa duy tâm, đầu thế kỉ XX,

các dòng phái tâm lí học khách quan ra đời, đó là: tâm lí học hành

vi, tâm lí học Gestalt, phân tâm học Vào thế kỉ XX còn có những

đòng phái tâm lí học khác có vai trò nhất định trong lịch sử phát

triển khoa học tâm lí học hiện đại như: dòng phái tâm lí học nhân

văn tâm lí học nhận thức Và nhất là sau khi Cách mạng tháng

Mười năm 1917 thành công ở Nga, dong phái tâm lí học hoạt động

do các nhà tâm lí học Xôviết đã đem lại những bước ngoặt lịch sử

đáng kể trong tâm lí học

1.1.3 Các quan điểm cơ bản trong tâm lí học hiện đại 1.1.3.1 Tâm lí học hành vi

Chủ nghĩa hành vi do nhà tâm li hoc My J Oatson

(1878 - 1958) sáng lập J Oatsơn cho rằng, tâm lí học không mô tả,

giảng giải các trạng thái ý thức mà chỉ nghiên cứu hành vi của cơ

thể Ở con người, cũng như ở động vật, hành vi được hiểu là tổng số

Trang 14

Với công thức trên, J Oatsơn đã nêu lên một quan điểm tiến

bộ trong tâm lí học: coi hành vì là đo ngoại cảnh quyết định, hành

vị có thể quan sát được, nghiên cứu được một cách khách quan, từ đó có thể điều khiển hành vi theo phương pháp "thử - sai" Nhưng

chủ nghĩa hành vi đã quan niệm một cách cơ học, máy móc về

hành vi, đem đánh đồng hành vi của con người với hành vi của con vật, coi hành vi chỉ là những phản ứng máy móc nhằm đáp ứng

kích thích, giúp cho cơ thể thích nghỉ với môi trường xung quanh

Chủ nghĩa hành vi đồng nhất phản ứng với nội dung tâm lí bên trong làm mất chủ thể, tính xã hội; coi tâm lí con người chỉ là hành

vị, phản ứng trong thế giới một cách cơ học, máy móc Đây là quan điểm tự nhiên chủ nghĩa, phi lịch sử và thực dụng

Về sau này các đại biểu của chủ nghĩa hành vi mới như: Tônmen, Hulơ, Skin có đưa vào công thức 8 - R những "biến số

trung gian" bao hàm một số yếu tố như: nhu câu, trạng thái chờ đón, kinh nghiệm sống của con người, hoặc hành vị tạo tác

“operant" nhằm đáp lại những kích thích có lợi cho cơ thể Về cơ bản, chủ nghĩa hành vi mới vẫn mang tính máy móc, thực dụng

của chủ nghĩa hành vi cổ điển Oatsơn

1.1.3.3 Tâm lí học Gestalt (còn gọi là tâm lí học cấu trúc)

Đồng phái phái này ra đời ở Đức, gắn liền với tên tuổi các nhà

tâm lí học: Vecthaimở (1880 - 1943), Côlơ (1887 - 1967), Côpca

(1886 - 1947) Ho di sâu nghiên cứu các quy Iuật về tính ổn định và

tính trọn vẹn của tri giác, quy luật "bừng sáng” của tư duy Trên cơ

sở thực nghiệm, các nhà tâm lí học Gestalt khẳng định các quy

luật

của tri giác, tư duy và tâm 1í con người do các cấu trúc tiền định

của não quyết định Các nha tam li hoc Gestalt it chú ý đến vai trò

của vốn kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội lịch sử

1.1.3.3 Phân tâm học

Thuyết phân tâm do S Phrợt (1869 - 1939) bác Sĩ người Áo

Trang 15

khối: cới ấy (cái vô thức), cới tôi và cái siêu tôi Cái ấy bao gồm các

bản năng vô thức: ăn uống, tình dục, tự vệ, trong đó bản năng tình

dục giữ vai trò trung tâm quyết định toàn bộ, đời sống tâm lí và

hành vi của con người, cái ấy tổn tại theo nguyên tắc thỏa mãn và

đòi hỏi Cđ¿ ¿ôi là con người thường ngày, con người ý thức, tôn tại

theo nguyên tắc hiện thực Cới ểôi có ý thức theo Phrot 1A cdi toi

giả hiệu, cái £ơi bề ngồi của cái nhân lõi bên trong là "cái ấy"; cđi

siêu tôi là cái siêu phàm, "cái tôi lí tưởng" không bao giờ vươn tới được và tổn tại theo nguyên tắc kiểm duyệt, chèn ép Như vậy, phân tâm học đã để cao quá đáng cái bản năng vô ý thức, dẫn đến phủ nhận ý thức, phủ nhận bản chất xã hội lịch sử của tâm lí con người, đồng nhất tâm lí của con người với tâm lí loài vật Học thuyết Phrơt là cơ sở ban đầu của chủ nghĩa hiện sinh, thể hiện

quan điểm sinh vật hóa tâm lí con người Tóm lại, ba dòng phái tâm lí học nói trên ra đời ở cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX góp phần

tấn công vào dòng phái chủ quan trong tâm lí học, đưa tâm lí học

đi theo hướng khách quan Nhưng do những giới hạn lịch sử, ở họ

có những hạn chế nhất định như thể hiện xu thế cơ học hóa, sinh

vật hóa tâm lí con người, bỏ qua bản chất xã hội lịch sử và tính chủ

thể của đời sống tâm lí con người:

1.1.3.4 Tâm lí học nhân uăn

Dòng phái tâm lí học nhân văn do C Rôgiơ (1902 - 1987) và

HH Maxlâu sáng lập Các nhà tâm lí học nhân văn quan niệm rằng:

bản chất con người vốn tốt đẹp, con người có lòng vị tha, có tiểm

năng kì diệu

Maxlâu đã nêu lên õ mức độ nhu cầu cơ bản của con người xếp

thứ tự từ thấp đến cao:

- Nhu cầu sinh lí cơ bản;

- Nhu cầu an toàn;

- Nhu cầu về quan hệ xã hội;

- Nhu cầu được kính nể, ngưỡng mộ

Trang 16

- Nhu cầu phát huy bản ngã, thành đạt

C Rôgiơ cho rằng con người ta cần phải đối xử với nhau một

cách tế nhị, cổi mở, biết lắng nghe và chờ đợi, cảm thông với nhau

Tâm lí học cần phải giúp cho con người tìm được bản ngã đích thực

của mình để có thể sống một cách thoải mái, cởi mở, hồn nhiên và

sáng tạo Tuy nhiên tâm lí học nhân văn để cao những điều cảm nghiệm, thể nghiệm chủ quan của bản thân mỗi người, tách con

người khỏi các mối quan hệ xã hội, chú ý tới mặt nhân văn trừu

tượng trong con người vì thế thiếu vắng con người trong hoạt động

thực tiễn 1

6 Tâm lý học nhận thức

Hai đại biểu nổi tiếng của tâm lí học nhận thức là G.Piagiê (Thuy Si) va Brunơ (trước ở Mỹ, sau đó ở Anh) Tâm lí học nhận

thức coi hoạt động nhận thức là đối tượng nghiên cứu của mình

Đặc điểm tiến bộ nổi bật của dòng phái tâm lí học này là nghiên

cứu tâm lí con người, nhận thức của con người trong mối quan hệ

với môi trường, với cơ thể và với bộ não Vì thế họ đã phát hiện ra nhiều sự kiện khoa học có giá trị trong các vấn dé tri giác, trí nhớ,

tư duy, ngôn ngữ làm cho các lĩnh vực nghiên cứu nói trên đạt tới một trình độ mới Đồng thời họ cũng đã xây dựng được nhiều

phương pháp nghiên cứu cụ thể đóng góp cho khoa học tâm lí ở những năm 50 - 60 của thé ki XX nay Tuy nhiên dòng phái này cũng có những hạn chế: họ coi nhận thức của con người như là sự nỗ

lực của ý chí để đưa đến sự thay đối vốn kinh nghiệm, vốn tri thức của chủ thể, nhằm thích nghỉ, cân bằng với thế giới mà chưa thấy

hết ý nghĩa tích cực, ý nghĩa thực tiễn của hoạt động nhận thức

Tất cả những dòng phái tâm lí học nói trên đều có những đóng

góp nhất định cho sự hình thành và phát triển của khoa học tâm lí

Song do những hạn chế lịch sử, do thiếu một cơ sở phương pháp luận khoa học biện chứng, họ vẫn chưa có quan điểm day đủ và

Trang 17

là tâm lí học hoạt động đã góp phần đáng kể vào việc khắc phục

hạn chế nói trên và tiếp tục đưa tâm lí học lên tới đỉnh cao của sự

phát triển

1.1.38 Tâm lí học hoạt động

Dòng phái tâm lí học này do các nhà tâm lí học Xôviết sáng lập như L.X Vưgôtxki (1896 - 1934), X.L Rubinstein (1902 - 1960), A.N Lêonchiev (1903 - 1979), A.R Luria (1902 - 1977) Dòng

phái tâm lí học này lấy triết học Mác - Lênin làm cơ sở lí luận và

phương pháp luận, xây dựng nền tâm lí học lịch sử người: coi tâm lí là sự phản ánh thế giới khách quan vào não thông qua hoạt động Tâm lí người mang tính chủ thể, có bản chất xã hội, tâm lí

người được hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động và

trong các mối quan hệ giao lưu của con người trong xã hội Chính

vì thế tâm lí học macxit được gọi là "tâm lí học hoạt động"

1.1.4 Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lí học

1.1.4.1 Đối tượng của tâm lí học

Trong tác phẩm "Phép biện chứng của tự nhiên", Ph Ăngghen

đã chỉ rõ, thế giới luôn luôn vận động, mỗi một khoa học nghiên

cứu một dạng vận động của thế giới Các khoa học phân tích các

dạng vận động của thế giới tự nhiên thuộc nhóm khoa học tự nhiên Các khoa học phân tích các dạng vận động của xã hội thuộc nhóm khoa học xã hội Các khoa học nghiên cứu các dạng vận động chuyển tiếp trung gian từ dạng vận động này sang dạng vận động

kia được gọi là các khoa học trung gian, chẳng hạn: lí sinh học, hóa sinh học, tâm lí học Trong đó tâm lí học nghiên cứu dạng vận

động chuyển tiếp từ vận động sinh vật sang vận động xã hội, từ thế

giới khách quan vào não con người sinh ra hiện tượng tâm lí - với

tư cách một hiện tượng tỉnh thần

Như vậy đối tượng của tâm lí học là các hiện tượng tâm lí với

Trang 18

động não con người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lí Tâm lí học nghiên cứu Sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt

động tâm lí

1.1.4.2 Nhiệm uụ của tâm lí học

- Nhiệm vụ cơ bản của tâm lí học là nghiên cứu bản chất hoạt

động của tâm lí, các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lí, cơ chế

diễn biến và thể hiện tâm lí, quy luật về mối quan hệ giữa các hiện

tượng tâm lí, cụ thể là nghiên cứu:

+ Những yếu tố khách quan, chủ quan nào đã tạo ra tâm lí người:

+ Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt động tâm lí

+ Tâm lí của con người hoạt động như thế nào?

+ Chức năng, vai trò của tâm lí đối với hoạt động của con người

- Có thể nêu lên các nhiệm vụ cụ thể của tâm lí học như sau:

+ Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lí cả về mặt số

lượng và chất lượng;

+ Phát hiện các quy luật hình thành phát triển tâm lí;

+ Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lí

Trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu, tâm lí học đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc hình thành, phát triển tâm lí, sử dụng

tâm lí trong nhân tố con người có hiệu quả nhất Để thực hiện các

nh vụ nói trên, tâm lí học phải liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhiều khoa học khác 1.2 Bản chất, chức năng, phân loại các hiện tượng tâm lí 1.2.1 Bản chất của tâm lí người

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: tâm lí người là sự phan anh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể,

Trang 19

1.9.1.1 Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vao nao

người thông qua chủ thể

- Tâm lí người không phải do thượng đế, do trời sinh ra, cũng không phải do não tiết ra như gan tiết ra mật mà tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não con người thông qua

"lăng kính chủ quan"

- Thế giới khách quan tổn tại bằng các thuộc tính không gian thời gian và luôn vận động Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật hiện tượng đang vận động Nói một cách chung nhất: phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này và hệ thống khác, kết quả là để lại đấu vết (hình ảnh) tác động ở cả hệ thống

tác động và hệ thống chịu sự tác động, chẳng hạn:

+ Viên phấn được dùng để viết lên bảng đen để lại vết phấn trên bảng và ngược lại, bảng đen làm mòn (để lại vết) trên viên

phấn (phản ánh cơ học)

+ Hệ thống khí hyđrô tác động qua lại với hệ thống khí ôxi, đó

là phản ánh (phản ứng hóa học) để lại một vết chung của hai hệ

thống là nước (H,+O, -> H,O)

Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn nhau: từ phản ánh cơ, vật lí, hóa đến phản ảnh sinh vật và phản ánh xã hội, trong đó có phản ánh tâm lí

- Phản ánh tâm lí là một phản ánh đặc biệt:

+ Đó là sự tác động của hiện thực khách quan vào con người,

vào hệ thần kinh, bộ não người - tổ chức cao nhất của vật chất Chỉ

có hệ thần kinh và bộ não người mới có khả năng nhận tác động

của hiện thực khách quan, tạo ra trên não hình ảnh tỉnh thần (tâm 1 chứa đựng trong vết vật chất, đó là các quá trình sinh lí, sinh hóa ở trong hệ thần kinh và não bộ C Mác nói: tỉnh thần, tư

tưởng, tâm lí chẳng qua là vật chất được chuyển vào trong đầu

óc, biến đổi trong đó mà có

+ Phản ánh tâm lí ,tạo ra "hình ảnh tâm lí" (bản "sao chép", "bản chép") về thế giới:.Hình ảnh tâm lí là kết quả của quá trình

Trang 20

phản ánh thế giới khách quan vào não Song hình ảnh tâm lí khác

về chất so với các hình ảnh cơ, vật lí, sinh vật ở chỗ:

* Hình ảnh tâm lí mang tính sinh động, sáng tạo Thí dụ: bình

ảnh tâm lí về cuốn sách trong đâu một con người biết chữ khác xa

về chất với hình ảnh vật lí có tính chất "chết cứng", hình ảnh vật chất của chính cuốn sách đó có ở trong gương

* Hình ảnh tâm lí mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá

nhân (hay nhóm người) mang hình ảnh tâm lí đó, hay nói khác di,

hình ảnh tâm lí là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan

Tính chủ thể của hình ảnh tâm lí thể hiện ở chỗ: mỗi chủ thể trong khi tạo ra hình ảnh tâm lí về thế giới đã đưa vốn hiểu biết, vốn

kinh nghiệm, cái riêng của mình (về nhu cầu) xu hướng, tính khí,

năng lực vào trong hình ảnh đó làm cho nó mang đậm màu sắc

chủ quan Hay nói khác đi, con người phản ánh thế giới bằng hình

ảnh tâm lí thông qua "lăng kính chủ quan” của mình

* Tính chủ thể trong phản ánh tâm lí thể hiện ở chỗ:

Cùng nhận sự tác động của thế giới về cùng một hiện thức

khách quan nhưng những chủ thể khác nhau cho ta những hình

ảnh tâm lí với những mức độ, sắc thái khác nhau

Cũng có khi cùng một hiện thực khách quan tác động đến một

chủ thể duy nhất nhưng vào thời điểm khác nhau, ở những hoàn

cảnh khác nhau, với trạng thái cơ thể, trạng thái tỉnh thần khác

nhau, có thể cho ta thấy mức độ biểu hiện và các sắc thái tâm lí

khác nhau ở chủ thể ấy

+ Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lí là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện nó rõ nhất Cuối cùng, thông qua các mức độ và sắc thái tâm lí khác nhau mà mỗi chủ thể tỏ thái độ, hành vi

khác nhau đối với hiện thực

Vậy do đâu mà tâm lí người này khác tâm lí người kia?

Điều đó do nhiều yếu tố chỉ phối Trước hết, do mỗi con người có những đặc điểm riêng gệpøthŠ, gift rN Ttiệghần kinh và não bộ Mỗi người có hoàn cổnh sốn#i#iêw@) điêø kiện giáo dục không

Trang 21

như nhau và đặc điểm là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực

hoạt động, tích cực giao lưu khác nhau trong cuộc sống, vì thế tâm

1í người này khác tâm lí người kia

Từ luận điểm nói trên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận

thực tiễn:

- Tâm lí có nguồn gốc là thế giới khách quan, vì thế khi nghiên

cứu cũng như khi hình thành, cải tạo tâm lí người phải nghiên cứu

hoàn cảnh trong đó con người sống và hoạt động

- Tâm lí người mang tính chủ thể, vì thế trong dạy học - giáo dục cũng như trong quan hệ ứng xử phải chú ý nguyên tắc sát đối

tượng (chú ý đến cái riêng trong tâm lí mỗi người)

- Tâm lí là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tổ chức hoạt động và giao tiếp để nghiên cứu sự hình thành và phát

triển tâm lí con người

1.3.1.2 Bản chất xã hội của tâm lí người

- Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của não, là kinh nghiệm xã hội lịch sử biến thành cái riêng

của mỗi người Tâm lí con người khác xa với tâm lí của các loài

động vật cao cấp ở chỗ: tâm lí người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử

- Bản chất xã hội và tính lịch sử của tâm lí người thể hiện như sau: + Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan (thế giới tự

nhiên và xã hội) trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định (quyết định luận xã Ngay cả phần tự nhiên trong thế giới cũng được

xã hội hóa Phần xã hội của thế giới quyết định tâm lí người thể

.hiện ở các quan hệ kinh tế xã hội, các mối quan hệ đạo đức, pháp

quyền, các mối quan hệ con người - con người từ quan hệ gia đình, làng xóm, quê hương khối phố cho đến các quan hệ nhóm, các quan

hệ cộng đồng Các mối quan hệ trên quyết định bản chất tâm lí

người (bản chất con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội)

Trên thực tế, nếu con người thoát li khổi các quan hệ xã hội, quan

Trang 22

hệ người - người thì tâm lí sẽ mất bản tính người (những trường

hợp trẻ con do động vật nuôi từ bé, tâm lí của các trẻ này không

hơn hẳn tâm lí loài vật)

+ Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội Con người vừa là một thực thể

tự nhiên lại vừa là một thực thể xã hội Phần tự nhiên ở con người

(đặc điểm cơ thể, giác quan, thân kinh, bộ não) được xã hội hóa ở

mức cao nhất Là một thực thể xã hội, con người là chủ thể của nhận thức, chủ thể của hoạt động, giao tiếp với tư cách là một chủ thể tích cực, chủ động sáng tạo Tâm lí của con người là sản phẩm

của con người với tư cách là chủ thể xã hội, vì thế tâm lí người

mang đầy đủ dấu ấn xã hội lịch sử của con người

+ Tâm lí của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hộ tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa xã hội thông qua

hoạt động và giao tiếp (hoạt động vui chơi, học tập, lao động, công

tác xã hội) trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo, hoạt động của con

người và mối quan hệ giao tiếp của con người trong xã hội có tính

quyết định

+ Tâm lí của mỗi con người hình thành, phát triển và biến đổi

cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng

đồng Tâm lí của mỗi con người chịu sự chế ước bởi lịch sử của cá

nhân và của cộng đồng

Tom lại, tâm lí người có nguồn gốc xã hội, vì thế phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hóa xã hội, các quan hệ xã hội

trong đó con người sống và hoạt động Cần phải tổ chức có hiệu quả

hoạt động dạy học và giáo dục, cũng như cáœhoạt động chủ đạo ở

từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau để hình thành, phát triển tâm lí

con người

12.2 Chức năng của tâm lí

Hiện thực khách quan quyết định tâm lí con người, nhưng chính tâm lí con người lại tác động trở lại hiện thực bằng tính năng

Trang 23

động, sáng tạo của nó thông qua hoạt động, hành động, hành vi

Mỗi hành động, hoạt động của con người đều do "cái tâm lí" điều

hành Sự điều hành ấy biểu hiện qua những mặt sau:

- Tâm lí có chức năng chung là định hướng cho hoạt động, ở

đây muốn nói tới vai trò của động cơ, mục đích hoạt động Động cơ

có thể là một nhu cầu được nhận thức, hứng thú, lí tưởng, niềm tin,

lương tâm, danh vọng

- Tâm lí là động lực thôi thúc, lôi cuốn con người hoạt động,

khắc phục mọi khó khăn vươn tới mục đích đã đề ra

- Tâm lí điểu khiển, kiểm tra quá trình hoạt động bằng chương trình, kế hoạch, phương pháp, phương thức tiến hành hoạt

động làm cho hoạt động của con người trở nên có ý thức, đem lại

hiệu quả nhất định

- Cuối cùng tâm lí giúp con người điều chỉnh hoạt động cho

phù hợp với mục tiêu đã xác định, đồng thời phù hợp với điều kiện

và hoàn cảnh thực tế cho phép

Nhờ có các chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh nói

trên mà tâm lí giúp con người không chỉ thích ứng với hoàn cảnh

khách quan, mà còn nhận thức, cải tạo và sáng tạo ra thế giới, và

chính trong quá trình đó con người nhận thức, cải tạo chính bản

thân mình ˆ

Nhờ chức năng điều hành nói trên mà nhân tố tâm lí giữ vai

trò cơ bản, có tính quyết định trong hoạt động của con người

1.2.3 Phân loại hiện tượng tâm lí

C6 nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lí

1.2.3.1 Cách phân loại phổ biến

Theo các tài liệu tâm lí học, đây là việc phân loại các hiện

tượng tâm lí theo thời gian tổn tại của chúng và vị trí tương đối của

chúng trong nhân cách Theo cách chia này, các hiện tượng tâm lí

Trang 24

có ba loại chính: các quá trình tâm lí, các trạng thái tâm lí, các thuộc tính tâm lí

- Các quá trình tâm lí là những hiện tượng tâm lí diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mơ đầu, diễn biến, kết thúc

tương đối rõ ràng Người ta thường phân biệt ba quá trình tâm lí: + Các quá trình nhận thức gồm cảm giác, tri giác, trí nhớ,

tưởng tượng, tư duy

+ Các quá trình cảm xúc biểu thị sự vui mừng hay tức giận, dé

chịu, khó chịu, nhiệt tình hay thờ ở + Quá trình hành động ý chí

- Các trạng thái tâm lí là những hiện tượng tâm lí diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đâu và kết thúc không rõ

ràng, như: chú ý, tâm trạng

- Các thuộc tính tâm lí là những hiện tượng tâm lí tương đối

ổn định, khó hình thành và khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách Người ta thường nói tới bốn nhóm thuộc tính tâm lí

cá nhân như: xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực

Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lí bằng sơ đồ sau: Tâm lí Các quá trình tâm lí E3 Các trạng thái tâm lí Các thuộc tính tâm lí —= — — 1.2.3.2 Cũng có thể phân chia hiện tượng tâm lí thành: - Các hiện tượng tâm lí có ý thức; - Các hiệ

Chúng ta thường nhận biết về các hiện tượng tâm lí có ý thức

(được nhận thức, hay tự giác), còn những hiện tượng tâm lí chưa 21

Trang 25

được ý thức vẫn luôn diễn ra, nhưng ta không ý thức về nó, hoặc

dưới ý thức, chưa kịp ý thức Một số tác giả nước ngoài còn chia ý thức thành hai mức: "vô thức" là những lĩnh vực nằm ngoài ý thức,

"khó lọt vào" lĩnh vực ý thức (một số bản năng vô thức, một số

hành động lỡ lời, lỡ chân tay, ngủ mơ, mộng du ) và mức độ "tiềm

thức" là những hiện tượng bình thường nằm sâu trong ý thức,

thỉnh thoảng những hoàn cảnh nhất định có thể được ý thức "chiếu rọi" tới

1.9.3.3 Người ta còn phân biệt hiện tượng tâm lí thành hai loại:

- Hiện tượng tâm lí sống động: thể hiện trong hành vi, hoạt động;

- Hiện tượng tâm lí tiểm tàng: tích đọng trong sản phẩm của

hoạt động

1.2.3.4 Cũng có thể phân biệt hiện tượng tâm lí của cá nhân uới hiện tượng tâm lí xã hội (phong tục, tập quán, định hình xã hội, tin

đôn, dư luận xã hội, tâm trạng xã hội, "mốt” )

Như vậy, thế giới tâm lí của con người vô cùng đa dạng và

phức tạp Các hiện tượng tâm lí có nhiều mức độ, cấp độ khác

nhau, có quan hệ đan xen vào nhau, chuyển hóa cho nhau

1.3 Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu

tâm lí

1.8.1 Các nguyên tắc phương pháp luận của tâm lí học khoa học

1.3.1.1 Nguyên tắc quyết định luận duy uật biện chứng

Nguyên tắc này khẳng định tâm lí có nguồn gốc là thế giới

khách quan tác động vào bộ não con người, thông qua "lăng kính chủ quan" của con người Tâm lí định hướng, điều khiển, điều

Trang 26

chỉnh hoạt động, hành vi của con người tác động trở lại thế giới, trong đó yếu tố xã hội là quan trọng nhất Do đó khi nghiên cứu

tâm lí người cần thấm nhuần nguyên tắc quyết định luận duy vật

biện chứng

1.3.1.2 Nguyên tắc thống nhất tâm lí, ý thức, nhân cách uới hoại động

Hoạt động là phương thức hình thành, phát triển và thể hiện tâm lí, ý thức, nhân cách, đồng thời tâm lí, ý thức, nhân cách là cái

điều hành hoạt động Vì thế chúng thống nhất với nhau Nguyên

tắc này cũng khẳng định tâm lí luôn luôn vận động và phát triển Cần phải nghiên cứu tâm lí trong sự vận động của nó, nghiên cứu

tâm lí qua sự diễn biến, cũng như qua sản phẩm của hoạt động

1.3.1.3 Phải nghiên cứu các hiện tượng tâm lí trong mối liên hệ

giữa chúng uới nhau uà trong mối liên hệ giữa chúng uới các loại

hiện tượng khúc

Các hiện tượng tâm lí không tổn tại một cách biệt lập mà

chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chuyển hóa

sho nhau, đồng thời chúng còn chỉ phối và chịu sự chỉ phối của các

hiện tượng khác

1.3.1.4 Phải nghiên cứu tâm lí của một con người cụ thể, của một nhóm người cụ thể, chứ không nghiên cứu tâm lí một cách chung

chung, nghiên cứu tâm lí 6 mét con người trừu tượng, một cộng đông trừu tượng

1.3.2 Các phương pháp nghiên cứu tâm lí

Có nhiều phương pháp nghiên cứu tâm lí: quan sát, thực

nghiệm, trắc nghiệm, trò chuyện, điều tra, nghiên cứu sản phẩm hoạt động, phân tích tiểu sử

Trang 27

1.3.2.1 Phương pháp quan sát

Phương pháp này được dùng trong nhiều khoa học, trong đó

có tâm lí học |

- Quan sát là loại tri giác có chủ định, nhằm xác định các đặc điểm của đối tượng qua những biểu hiện như hành động, cử chỉ,

cách nói năng

- Quan sát có nhiều hình thức: quan sát toàn diện hay đuan sát

bộ phận, quan sát có trọng điểm, quan sát trực tiếp hay gián tiếp

- Phương pháp quan sát cho phép chúng ta thu thập được các

tài liệu cụ thể, khách quan trong các điều kiện tự nhiên của con

người, do đó nó có nhiều ưu điểm Bên cạnh các ưu điểm nó cũng có

những hạn chế sau: mất thời gian, tốn nhiều công sức

- Trong tâm lí học, cùng với việc quan sát khách quan, cần

tiến hành tự quan sát (tự thể nghiệm, tự mô tả diễn biến tâm lí của bản thân), nhưng phải tuân theo những yêu cầu khách quan,

tránh suy diễn chủ quan theo kiểu "suy bụng ta ra bụng người"

- Muốn quan sát đạt kết quả cao cần chú ý các yêu cầu sau:

+ Xác định mục đích, nội dung, kế hoạch quan sát; + Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt;

+ Tiến hành quan sát một cách cẩn thận và có hệ thống;

+ Ghi chép tài liệu quan sát một cách khách quan, trung thực

1.3.2.2 Phương pháp thực nghiệm

Đây là phương pháp có nhiều hiệu quả trong nghiên cứu tâm lí

- Thực nghiệm là quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động, trong những điều kiện đã được khống chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về quan hệ nhân quả, tính quy luật, cơ cấu, cơ chế

của chúng, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần và đo đạc, định lượng, định

tính một cách khách quan các hiện tượng cần nghiên cứu

- Người ta thường nói tới hai loại thực nghiệm cơ bản là thực

nghiệm trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm tự nhiên:

Trang 28

+ Phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm được tiến hành dưới điều kiện khống chế một cách nghiêm khắc các ảnh

hưởng bên ngoài, người làm thực nghiệm tự tạo ra những điều kiện

để làm nảy sinh hay phát triển một nội dung tâm 1í cần nghiên

cứu, do đó có thể tiến hành nghiên cứu tương đối chủ động hơn so

với quan sát và thực nghiệm tự nhiên

+ Phương pháp thực nghiệm tự nhiên được tiến hành trong

điều kiện bình thường của cuộc sống hoạt động Trong quá trình

quan sát, nhà nghiên cứu chỉ thay đổi những yếu tố riêng rẽ của

hoàn cảnh, còn trong thực nghiệm tự nhiên, nhà nghiên cứu có thể

chủ động gây ra biểu hiện và diễn biến tâm lí bằng cách khống chế một số nhân tố không cần thiết cho việc nghiên cứu, làm nổi bật những yếu tố cần thiết có khả năng giúp cho việc khai thác, tìm

hiểu các nội dung cần thực nghiệm Tùy theo mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu mà người ta phân biệt các thực nghiệm tự nhiên:

thực nghiệm nhận định và thực nghiệm hình thành:

* Thực nghiệm nhận định: chủ yếu nêu lên thực trạng của vấn để nghiên cứu ở thời điểm cụ thể

* Thực nghiệm hình thành, còn gọi là thực nghiệm giáo dục,

trong đó tiến hành các tác động giáo dục, rèn luyện nhằm hình

thành một phẩm chất tâm lí nào đó ở nghiệm thể (người bị thực

nghiệm)

Tuy nhiên, dù thực nghiệm tiến hành trong phòng thí nghiệm hoặc trong hoàn cảnh tự nhiên cũng khó có thể khống chế hoàn

toàn ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan của người bị thực nghiệm vì thế phải tiến hành thực nghiệm một số lần và phối hợp đồng bộ

với nhiều phương pháp khác 1.3.2.3 Test (trắc nghiệm)

- Test là một phép thử để "đo lường" tâm lí đã được chuẩn hóa

trên một số lượng người đủ tiêu chuẩn

Test trọn bộ thường bao gồm 4 phần:

Trang 29

+ Văn bản test; + Hướng dẫn quy trình tiến hành; + Hướng dẫn đánh giá; + Bản chuẩn hóa - Trong tâm lí học đã có một hệ thống test về nhận thức, năng lực, test nhân cách, chẳng hạn:

+ Test trí tuệ của Binê - Ximông;

+ Test trí tuệ của OátsÌơ;

+ Test trí tuệ của Ravơn;

+ Test nhân cách của Âyzen, Rôsát, Murây - Ưu điểm cơ bản của test là:

+ Test có khả năng làm cho hiện tượng tâm lí cần đo trực tiếp

bộc lộ qua hành động giải bài tập test

+ Có khả năng tiến hành tương đối đơn giản bằng giấy, bút,

tranh vẽ

+ Có khả năng lượng hóa, chuẩn hóa chỉ tiêu tâm lí cần đo

- Tuy nhiên test cũng có những khó khăn, hạn chế:

+ Khó soạn thảo một bộ test đảm bảo tính chuẩn hóa

+ Test chủ yếu cho ta biết kết quả, ít bộc lộ quá trình suy nghĩ của nghiệm thể để đi đến kết quả

Cần sử dụng phương pháp test như là một trong các cách chẩn

đoán tâm lí con người ở một thời điểm nhất định 1.3.2.4 Phương pháp đàm thoại (trò chuyện)

Đó là cách đặt ra các câu hỏi cho đối tượng và dựa vào trả lời

của họ để trao đổi, hỏi thêm, nhằm thu thập thông tin về vấn để cần nghiên cứu

Có thể đàm thoại trực tiếp hoặc gián tiếp tùy sự liên quan

của đối tượng với điểu ta cần biết Có thể hỏi thẳng hay hỏi

đường vòng

Trang 30

Muốn đàm thoại thu được tài liệu tốt thì cần phải:

- Xác định rõ mục đích, yêu cầu (vấn đề cần tìm hiểu);

- Tìm hiểu trước thông tin về đối tượng đàm thoại với một số

đặc điểm của họ;

- Có một kế hoạch trước để "lái hướng" câu chuyện;

- Rất nên linh hoạt trong việc "lái hướng" câu chuyện;

- Rất nên linh hoạt trong việc "lái hướng" này để câu chuyện vẫn

giữ được lôgic của nó, vừa đáp ứng yêu cầu của người nghiên cứu

1.3.2.5 Phương pháp điêu tra

Đây là phương pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan

của họ về một van dé nào đó Có thể trả lời viết (thường là như

vậy), nhưng cũng có thể trả lời miệng và có người ghỉ lại

Có thé diéu tra thăm dò chung hoặc điều tra chuyên đề để đi sâu vào một số khía cạnh Câu hỏi dùng để điều tra có thể là câu

hỏi đóng, tức là có nhiều đáp án sẵn để đối tượng chọn một hay hai,

cũng có thế là câu hỏi mở để họ tự trả lời

Dùng phương pháp này có thể trong một thời gian ngắn thu thập được một số ý kiến của rất nhiều người nhưng là ý kiến chủ quan Để có tài liệu tương đối chính xác, cần soạn kĩ bản hướng dẫn điều tra viên (người sẽ phổ biến bản câu hỏi điều tra cho các

đối tượng) vì nếu những người này phổ biến một cách tùy tiện thì

kết quả sẽ rất khác nhau và mất hết giá trị khoa học

1.3.9.6 Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động

Đó là phương pháp dựa vào các kết quả, sản phẩm (vật chất, tỉnh thần) cửa hoạt động do con người làm ra để nghiên cứu các

chức năng tâm lí của con người đó, bởi vì trong sản phẩm do con

người làm ra có chứa đựng "dấu vết" tâm lí, ý thức, nhân cách của con người Cần chú ý rằng: các kết quả hoạt động phải được xem

Trang 31

xét trong mối liên hệ với những điều kiện tiến hành hoạt động

Trong tâm lí học có bộ phận chuyên ngành "phát kiến học"

(Ơritxtic) nghiên cứu quy luật về cơ chế tâm lí của tư duy sáng tạo

trong khám phá, phát minh

1.3.2.7 Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân

Phương pháp này xuất phát từ chỗ có thể nhận ra các đặc điểm tâm lí cá nhân thông qua việc phân tích tiểu sử cuộc sống của

cá nhân đó, góp phần cung cấp một số tài liệu cho việc chẩn đoán

tâm lí

Tom lai, các phương pháp nghiên cứu tâm lí người khá phong

phú Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định Muốn nghiên cứu một chức năng tâm lí một cách khoa học,

khách quan, chính xác, cần phải:

- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thích hợp với vấn đề

nghiên cứu;

- Sử dụng phối hợp, đồng bộ các phương pháp nghiên cứu để

đem lại kết quả khoa học, tồn diện

CÂU HỎI ƠN TẬP

1 Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu tâm lí học

2 Bản chất hiện tượng tâm lí người

3 Trình bày những nét cơ bản trong lịch sử hình thành và

phát triển khoa học tâm lí

BÀI TẬP

Bài tập số 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9 (tit trang 5 - 8) trong cuén "Bai tập thực hành tâm lí học" do Trần Trọng Thuỷ chủ biên, NXB Giáo

dục, 1990

Trang 32

Chương 2

Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội

của tâm lí người

Con người là một thực thể sinh vật - xã hội và văn hóa Do đó cần nghiên cứu, tiếp cận con người trên cả ba mặt: sinh vật - tâm lí

- xã hội Muốn giải trình đời sống tâm lí của con người một cách

khoa học và duy vật cần phải hiểu biết cơ sở tự nhiên (cơ sở vật

chất, cơ sở sinh l0 và cơ sở xã hội của nó

2.1 Cơ sở tự nhiên của tâm lí con người

Bàn về cơ sở tự nhiên của tâm lí con người có nhiều vấn đề cần

nghiên cứu, ở đây chúng ta chủ yếu chỉ giới hạn ở một số mối quan

hệ giữa di truyền, bộ não, phản xạ có điều kiện và hệ thống tín hiệu thứ hai với tâm lí người

2.1.1 Di truyền và tâm lí

Các đặc điểm giải phẫu sinh lí, di truyền và tư chất có liên

quan đáng kể đến tâm lí con người Chúng có vai trò nhất định

trong sự hình thành và phát triển tâm lí con người

Theo sinh vật học hiện đại thì:

- Di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống, đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với

Trang 33

thế hệ trước, đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn

cảnh theo một cơ chế đã định sẵn

- Đặc điểm giải phẫu sinh lí của cá thể bao gồm những yếu tố

đo di truyển tạo nên và cả những yếu tố riêng tự tạo ra trong đời sống cá thể của sinh vật, những yếu tố như thế của con người có

ngay từ trong bào thai

- Tư chất là một tổ hợp bao gồm cả những đặc điểm giải phẫu vừa là những đặc điểm chức năng tâm - sinh lí mà cá thể đã đạt trong một giai đoạn phát triển nhất định dưới ảnh hưởng của môi trường sống và hoạt động: đó là các đặc điểm của giác quan, của hệ thần kinh tạo nên tiền dé vat chất cho việc phát triển năng lực của

con người

Đối với con người, mỗi một cá thể sinh ra đã nhận được theo con đường di truyền từ các thế hệ trước một số đặc điểm về cấu tạo,

chức năng của cơ thể, trong đó có những đặc điểm về cấu tạo và

chức năng của các giác quan và não Song về vai trò của di truyền đối với sự phát triển tâm lí của con người thì có nhiều quan điểm

khác nhau:

- Một số nhà tâm lí học tư sản thừa nhận những đặc điểm tâm lí là những cấu tạo bẩm sinh, do tiềm năng sinh vật gây ra, mọi

đặc điểm tâm lí đều do tiền định, đều có sẵn trong các cấu trúc

sinh vật Sự phát triển của các thuộc tính đã có sẵn trong gien và

được quyết định bằng con đường di truyền Trong thời gian gần đây, người ta nói đến "mức độ bẩm sinh của sự trang bị về gien", về

những thuộc tính nhân cách, của năng lực được chương trình hóa,

mã hóa trong gien, đồng thời cũng có chú ý tới yếu tố môi trường

Chẳng hạn, nhà di truyền người Anh S Auerbac cho rang:

những phẩm chất của cá nhân là kết quả của sự tác động qua

lại giữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường"! Một số nhà tâm lí

` § Auerbac, Di (ruyền học, Dịch từ tiếng Anh, M NXB Nguyên tử, 1961

Trang 34

học Mỹ, sử dụng quan điểm của E Toocdai có từ những năm 20 -

30 của thế kỉ XX đã nói đến vai trò của giáo dục trong sự phát triển tâm lí người, nhưng vẫn khẳng định rằng, tiểm năng sinh vật bẩm

sinh đã qui định trước giới hạn của sự phát triển tâm lí: "Tự nhiên ban cho mỗi người một vốn nhất định, giáo dục cân phải làm bộc lộ

vốn đó là cái gì và phải sử dụng nó bằng phương tiện tốt nhất" '

- Một số công trình nghiên cứu của các nhà tâm lí học tư sản tiến hành trên những trẻ sinh đôi cùng trứng, nhằm cố chứng mình vai trò quyết định của tính di truyền trong sự hình thành các phẩm chất tâm lí Nhằm chống lại quan điểm tư sản nói trên, những thí nghiệm trên tré sinh đôi cùng trứng do

V.N Conbanôvxki, A R Luria, A.N Mirênôva tiến hành ở Liên Xô

trước đây đã chỉ rõ: Với cơ sở bẩm sinh giống nhau, tùy thuộc vào các phương pháp giảng dạy, các trẻ sinh đôi cùng trứng thu được những kết quả khác nhau trong một số hoạt động sáng tạo khác nhau Những kết quả nghiên cứu tương tự của nhà tâm lí học Pháp

R Razjô trên trẻ sinh đôi cùng trứng đã giáng một đòn quyết định

vào lí luận về tính bẩm sinh của các đặc điểm tâm lí

- Sinh vật học hiện đại chứng minh rằng, bản thân di truyền

cũng bị biến đổi dưới tác động của môi trường và của hoạt động cá

thể Mặt khác, cơ thể sống càng ở bậc cao của sự tiến hóa thì tính

biến đị đảm bảo cho sự thích ứng của nó đối với điều kiện sống và

kinh nghiệm cá thể càng đóng vai trò lớn hơn Ngoài ra, riêng đối

với con người, điều kiện xã hội và kinh nghiệm xã hội đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển tâm lí

Tóm lại, di truyền đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành và phát triển tâm lí con người, bởi vì chính di truyền tham gia vào sự thành công những đặc điểm giải phẫu và sinh lí của cơ thể, trong đó có những đặc điểm giải phẫu và sinh lí của hệ thần kinh -

!R Toocdai, Những nguyên tắc giảng dạy trên cơ sở tâm lí học, Dịch từ

tiếng Anh, 1929,

Trang 35

cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lí Song lý thuyết di truyền học hiện đại và các công trình nghiên cứu thực nghiệm chỉ cho

phép ta khẳng định vài trò tiên để của di truyền trong sự phát

triển của cá nhân

2.1.2 Nao va tam li

Mối liên hệ giữa não và tâm lí là một trong những vấn dé cơ

bản trong việc lí giải cơ sở tự nhiên, cơ sở vật chất của hiện tượng

tâm lí người

Song xung quanh mối liên hệ giữa tâm lí và não cũng có nhiều

quan điểm khác nhau:

- Quan điểm tâm lí vật lí song song: ngay từ thời R Đêcac với quan điểm nhị nguyên, các đại biểu của tâm lí học kinh nghiệm

chủ nghĩa coi các quá trình sinh lí và tâm lí thường song song diễn

ra trong não người không phụ thuộc vào nhau, trong đó tâm lí được coi là hiện tượng phụ

- Quan điểm đồng nhất tâm lí với sinh lí: đại biểu của chủ

nghĩa duy vật tầm thường Đức (Búcsơne, Phôtxtơ, Môlêsôt) cho rằng: tư tưởng do não tiết ra giống như mật do gan tiết ra

- Quan điểm duy vật coi tâm lí và sinh lí có quan hệ chặt chẽ

với nhau, tâm lí có cơ sở vật chất là hoạt động của bộ não, nhưng

tâm lí không song song hay không đồng nhất với sinh lí

Phơbách (1804 - 1872), nhà triết học duy vật trước C Mác, đã

khẳng định: tỉnh thân, ý thức không thể tách rời ra khỏi não người,

nó là sản vật của vật chất đã được phát triển tới mức cao nhất là bộ não V I Lénin đã chỉ ra rằng: "Tâm lí là cơ năng của cái phần nhỏ

đặc biệt phức tạp của vật chất mà ta gọi là bộ não của con người" '

' VI Lênin, Chủ nghĩa duy uật uà chủ nghĩa bình nghiệm phê phán, NXB Sy that, 1960

Trang 36

'Tất nhiên tâm lí và sinh lí không đồng nhất với nhau Ph Ăngghen

cũng đã từng viết: "Chắc hẳn đến một lúc nào đó qua con đường

thực nghiệm, chúng ta "sẽ quy" được tư duy thành những vận động

phân tử và hóa học ở trong óc, nhưng điều đó liệu có bao quát được

ban chat cia tu duy chang?"

Các nhà tâm lí học khoa học đã chỉ ra rằng, tâm lí là chức

năng của não: bộ não nhận tác động của thế giới dưới các dạng xung động thần kinh cùng những biến đổi lí hóa ở từng nơron, từng xinap, các trung khu thần kinh ở bộ phận dưới vỏ và vỏ não, làm

cho não bộ hoạt động theo quy luật thân kinh tạo nên hiện tượng

tâm lí này hay hiện tượng tâm lí kia theo cơ chế phản xạ (nội dung

là tâm lí, nhưng có cơ chế phản xạ sinh lí của não) Như vậy, tâm lí

là kết quả của hệ thống chức năng những hoạt động phản xạ của

não Khi nảy sinh trên bộ não, cùng với quá trình sinh lí não, hiện

tượng tâm lí thực hiện chức năng định hướng, điều chỉnh, đi su

khiển hành vi của con người Xung quanh vấn đề mối quan hệ giữa

não và tâm lí có nhiều vấn đề cần nghiên cứu, chẳng hạn:

- Vấn đề định khu chức năng tâm lí trong não; - Phản xạ có điều kiện và tâm lí;

- Quy luật hoạt động của não và tâm lí;

- Hệ thống tín hiệu thứ hai và tâm lí

2.1.3 Vấn đề định khu chức năng tâm lí trong não

Khi nói đến cơ sở tự nhiên của tâm lí, người ta thường đặt vấn

đề định khu chức năng tâm lí trong não Song có nhiều quan niệm

khác nhau về vấn đề này:

- Thế kỉ thứ V trước công nguyên, có quan niệm cho rang: \í trí

khu trú ở trong đầu (não bộ), tình cảm ở ngực (tim), lòng, đam mê ở

bụng (gan)

1 Ph Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, NXB Sự thật, 1971

Trang 37

- Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, một số nhà thần kinh học

cho rằng: mỗi chức năng tâm lí được định khu ở một vùng trong

não: có vùng trí nhớ, vùng tưởng tượng, vùng tư duy Thậm chí có

người còn nói trong não có các mấu "tư tưởng", mấu "yêu đương"

Chẳng hạn học thuyết não tướng học của nhà bác học Đức Ph Galơ cho rằng: tâm lí gắn chặt với một khu nhất định trên não, tạo nên

các vùng: "kín đáo", "tế nhị", "hung hăng", "tự ái", "thận trọng",

“khéo léo", "yêu đời"

Thật ra vỏ não có các miển (hay còn gọi là vùng, hoặc thùy)

(xem hình I.2.1) Mỗi miền này là cơ sở vật chất của các hiện tượng

tâm lí tương ứng Mọi miền có thể tham gia vào nhiều hiện tượng

tâm lí Các miền phục vụ cho một hiện tượng tâm lí tập hợp thành

một hệ thống chức năng Hệ thống chức năng này hoạt động một cách cơ động, tùy thuộc vào yêu cầu của chủ thể, vào đặc điểm

không gian, thời gian và không có tính bất di bất dịch Trong não có sự "phân công" rất chặt chẽ giữa các vùng của võ não như: vùng

chẩm gọi là vùng thị giác, vùng thái dương gọi là vùng thính giác,

vùng đỉnh gọi là vùng vận động, vùng trung gian giữa thái dương

và đỉnh là vùng định hướng không gian và thời gian Ở người còn

có các vùng chuyên biệt như vùng nói (Brôca), vùng nghe hiểu

tiếng nói (Vecnicke), vùng nhìn hiểu chữ viết (Đêjêrin), vùng viết

ngôn ngữ Nguyên tắc "phân công" kết hợp chặt chẽ với nguyên tắc

"liên kết" rất nhịp nhàng, tạo nên hệ thống chức năng cơ động nói

trên trong từng chức năng tâm lí Các hệ thống chức năng này được thực hiện bằng nhiều tế bào não từ các vùng, các khối của toàn bộ não tham gia: khối năng lượng bảo đảm trương lực, khối thông tin bảo đảm việc thu nhận, xử lí và gìn giữ thông tin; khối

điều khiển bảo đảm việc chương trình hóa, điều khiển, điều chỉnh,

kiểm tra Các khối này liên kết chặt chẽ với nhau, cùng tham gia

Trang 39

2.1.4 Phan xạ có điều kiện và tâm lí

- Toàn bộ hoạt động của não là hoạt động phản xạ Vào thế kỉ

tha XVII, R Décac là người đầu tiên nêu ra khái niệm "phản xạ"

và dùng phản xạ để giải thích hoạt động tâm lí Tuy nhiên Đêcac chỉ mới nói đến hoạt động vô thức gắn với phản xạ

- I M Xétrénév, nha sinh lí học Nga, đã mở rộng nguyên tắc

phần xạ đến toàn bộ hoạt động của não Năm 1863, ông viết: "Tất cả các hiện tượng tâm lí, kể cả có ý thức lẫn vô thức, về nguồn gốc

đều là phản xạ" Theo ông phản xạ có 3 khâu chủ yếu:

+ Khâu đầu tiên là quá trình nhận kích thích bên ngoài, biến

thành hưng phấn theo đường hướng tâm dẫn truyền vào não;

+ Khâu giữa là quá trình thần kinh trên não và tạo ra hoạt

động tâm lí;

+ Khâu kết thúc dẫn truyền hưng phấn từ trung ương theo

đường li tâm (dẫn ra) gây nên phản ứng của cơ thể

-I.P Pavlôv kế tục sự nghiệp của I M Xêtrênôy, qua nhiều

năm thực nghiệm đã sáng lập ra học thuyết phản xạ có điều kiện -

cơ sở sinh lí của hiện tượng tâm lí

Đặc điểm của phản xạ có điều kiện:

a Phản xạ có điểu kiện là phản xạ tự tạo trong đời sống từng cá thể để thích ứng với môi trường luôn luôn thay đổi, là cơ sở sinh

lí của hoạt động tâm lí

b Cơ sở giải phẫu sinh lí của phản xạ có điều kiện là vỏ não và hoạt động bình thường của vỏ não

c Quá trình diễn biến của phản xạ có điều kiện là quá trình

thành lập đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa trung khu nhận

kích thích có điều kiện và đại điện của trung khu trực tiếp thực

hiện phản xạ không điều kiện

Trang 40

d Phản xạ có điểu kiện thành lập với kích thích bất kì, đặc

biệt ở người, tiếng nói là một loại kích thích đặc biệt có thể lập bất

cứ một phản xạ có điều kiện nào

e Phản xạ có điều kiện báo hiệu gián tiếp kích thích không

điều kiện sẽ tác động vào cơ thể

Tất cả các hiện tượng tâm lí đều có cơ sở sinh lí là phản xạ có

diéu kiện Hoạt động phản xạ có điều kiện giúp cơ thể thích ứng

với môi trường luôn luôn thay đổi

2.1.5 Quy luật hoạt động thần kinh cấp cao và tâm li

Su hinh thanh va thể hiện tâm lí chịu sự chỉ phối chặt chẽ của

các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao Dưới đây là một số quy

luật cơ bản đó

2.1.5.1 Quy luật hoạt động theo hệ thống

Trong điều kiện tự nhiên của đời sống, các kích thích không

tác động một cách riêng lẻ, chúng thường tạo thành một tổ hợp kích thích đông thời hoặc nối t sp dén co thé Mat khac, co thể cũng

không phản ứng một cách riêng lẻ mà phản ứng một cách tổ hợp với các kích thích đó Hoạt động tổng hợp của vỏ não cho phép hợp

nhất những kích thích riêng lẻ hay không riêng lẻ thành một hệ

thống Đó là quy luật hoạt động theo hệ thống của vỏ não Các hoạt động phản xạ có điều kiện kế tiếp nhau theo một thứ tự nhất định,

tạo nên một hệ thống định hình động lực của vỏ não, làm cho trong

não khi có một phản xạ nào đó xảy ra thì kéo theo các phản xạ khác cũng xảy ra Đó chính là cơ sở sinh lí thần kinh của xúc cảm,

tình cảm, thói quen

9.1.8.2 Quy luật lan tỏa uà tập trung

Hưng phấn và ức chế là hai trạng thái cơ bản của hệ thần

kinh Khi trên vỏ não có một điểm (vùng) hưng phấn hoặc ức chế

Ngày đăng: 24/07/2022, 11:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN