ĐIỀU TRỊBẢOTỒN HẸP DAQUIĐẦUVỚIKEMBÔIDASTEROID
Nguyễn Tiến*, Lê Đức Thu Nga*, Lê Công Thắng**
Mục đích: đánh giá hiệu quả điều trò bảotồnhẹpdaquiđầuvớikembôida steroid.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: trong 1 tháng (1/7/2004 – 31/7/2004), tại Bệnh viện Nhi
Đồng 1, có 319 bệnh nhân đến khám và điều trò hẹpdaqui đầu, tuổi từ 01 tháng đến 15 tuổi, trung bình
là 4,2 tuổi. Thiết kế nghiên cứu là nghiên cứu cắt ngang. Nghiên cứu được chia làm 3 nhóm chọn một
cách ngẫu nhiên để so sánh: nhóm 1 (nhóm nghiên cứu), gồm 125 bệnh nhân đã được điều trò bảotồn
hẹp daquiđầuvớikembôida Betamethasone 0,05%; nhóm 2 (nhóm chứng), gồm 75 bệnh nhân đã được
điều trò bảotồnhẹpdaquiđầu thông thường với mỡ Tetracyclin 1%; và nhóm 3 (nhóm chứng), gồm 119
bệnh nhân đã được điều trò cắt daqui đầu.
Kết quả: qua theo dõi 280/319 (87,7%) bệnh nhân đến tái khám, kết quả trong nhóm nghiên cứu, tỉ
lệ thành công khá cao (90,5%), ít tốnkém và làm hài lòng bệnh nhân hơn so với các nhóm chứng. Tỉ lệ
thành công cao ở những bệnh nhân hẹpdaquiđầu do dính. Tỉ lệ thành công thấp ở những bệnh nhân
hẹp daquiđầu có sẹo xơ hoặc kèm vùi dương vật.
Kết luận: điều trò bảotồnhẹpdaquiđầuvớikembôidasteroid là một phương pháp điều trò có hiệu
quả.
SUMMARY
PHIMOSIS CONSERVATIVE TREATMENT WITH STEROID OINTMENT
Nguyen Tien, Le Đuc Thu Nga, Le Cong Thang *
Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 28 - 33
Purpose: to evaluated the effectiveness of phimosis conservative treatment with steroid ointment.
Materials and Methods: From 1/7/2004 to 31/7/2004 (1 month) at Children Hospital No 1, there
were 319 children with phimosis were examined and treated, ages from 1 monh to 15 years old (mean
4,2). Cross section, randomized study was performed, which included 3 groups to compare. Group 1
(study group), was phimosis conservative treatment with Betamethasone 0,05% ointment (125 patients);
group 2 (control group) was phimosis conservative treatment with Tetracyclin 1% ointment (75 patiens);
and group 3 (control group) was circumcision (119 patients).
Results: 280/319 (87,7%) patients were evaluated. In study group, sucessful rate was high (90,5%),
saving and to please the patients more than other control groups. Sucessful rate was high in adhesive
phimosis patients. Sucessful rate was low in phimosis boys with cicatrix or buried pennis.
Conclusions: Phimosis conservative treatment with steroid ointment is an effective therapy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hẹp daquiđầu (còn gọi làda quiđầu bò “múm”)
là một bệnh lý thường gặp ở bé trai. Mỗi năm có
khoảng trên 10.000 trẻ đến khám và điều trò tại Bệnh
viện Nhi Đồng 1. Daquiđầu là phần da (ở ngoài) và
niêm mạc (ở trong) che phủ qui đầu. Mặt trong lớp da
này có những tuyến tiết ra chất nhờn mà khi tích tụ
sẽ tạo ra một lớp bã. Hẹpdaquiđầu (phimosis) là hẹp
lỗ mở của daquiđầu làm cho daquiđầu không thể
tách khỏi qui đầu. Còn thắt nghẹt daquiđầu
(paraphimosis) là daquiđầu bò thắt nghẹt ở khấc qui
* Phòng Khám Ngoại - Bệnh viện Nhi Đồng 1
** Khoa Ngoại Tổng Hợp - Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM
28
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
đầu tạo garô dương vật sau khi tách daquiđầu ra khỏi
qui đầu. Hẹpdaquiđầu có thể là hẹp sinh lý hoặc
bệnh lý. Hẹp sinh lý (hẹp tiên phát) là hẹp do dính,
da quiđầu dính vớiquiđầu để bảo vệ quiđầu và lỗ
tiểu lúc trẻ mới sinh ra. Bình thường mặt trong của
da quiđầu và quiđầu được phủ một lớp biểu mô từ
trong bào thai. Lớp biểu mô này tan đi trước ngày
sinh hay sau sinh trong các tháng cuối cùng của năm
đầu. Lỗ daquiđầu sẽ rộng dần và có thể tách khỏi qui
đầu một cách bình thường. Đa số bé trai mới sinh
(96%) đều có hẹpdaquiđầu sinh lý, đến 3 tuổi, tỉ lệ
này giảm xuống còn 10% và giảm dần xuống còn 1%
lúc 14 tuổi
(7)
. Hẹp bệnh lý (hẹp thứ phát, mắc phải) là
hẹp thực sự khi có sự hiện diện của sẹo xơ. Sẹo xơ
được hình thành là do viêm nhiễm ở những daqui
đầu bình thường hoặc daquiđầu dài, cũng có thể do
những lần nong daquiđầu quá mạnh bạo trước đó.
Bé đến khám vì tiểu khó, khi tiểu phải rặn và
làm phồng daqui đầu. Những bé nhỏ thường quấy
khóc và đỏ mặt vì rặn mỗi khi đi tiểu. Lỗ thông da
qui đầu quá nhỏ sẽ gây cản trở cho bài xuất nước
tiểu, và daquiđầu bò viêm nhiễm luôn luôn tấy đỏ
và ngứa ngáy. Khi khám thường thấy sự hiện diện
của vòng thắt daqui đầu, đôi khi thấy những kén
bã nằm bên trong daqui đầu.
Cắt daquiđầuđã được thực hiện từ 6.000 năm
trước ở Ai Cập, được coi là phương pháp điều trò
kinh điển cho những trẻ em bò hẹpdaqui đầu. Tại
Bệnh viện Nhi Đồng 1, tỉ lệ cắt daquiđầu hàng
năm từ 15% đến 20%. Phương pháp này có kết quả
nhưng cũng có nhiều biến chứng. Biến chứng cấp
tính gồm có chảy máu, phù nề, nhiễm trùng, tổn
thương quiđầu hoặc niệu đạo. Biến chứng về sau
gồm sẹọ xấu, hẹpdaquiđầu tái phát, hẹp lỗ tiểu,
dò niệu đạo. Ngoài ra còn có những vấn đề khác
như tai biến gây mê và chi phí tốn kém. Cắt daqui
đầu vẫn còn là vấn đề tranh cãi lớn ở c mặc dù là
một nước chòu ảnh hưởng của nước Anh, nơi mà tỉ
lệ cắt daquiđầu từ 95% của thập kỷ 1930 xuống
chỉ còn 6,5% những năm đầu 1980
(5)
.
Những năm gần đây, nhiều báo cáo đã mô tả
các phương pháp điều trò bảotồnhẹpdaqui đầu,
sử dụng kem chống viêm steroidbôida tại chỗ với
tỉ lệ thành công từ 67 đến 95%. Tại Việt Nam, chưa
thấy có một Trung Tâm Nhi nào nghiên cứu về vấn
đề này.
Bài báo cáo nhằm đánh giá hiệu quả điều trò
bảo tồnvớikem chống viêm steroidbôida tại chỗ
đối với những bệnh nhi hẹpdaquiđầu đến khám
và điều trò tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong 1 tháng
(từ 1/7/2004 – 31/7/2004).
ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNGPHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm tất cả bệnh nhân hẹpdaquiđầuđã được
khám và điều trò tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong 1
tháng (1/7/2004 - 31/7/2004)
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang
Nghiên cứu được chia làm ba nhóm điều trò một
cách ngẫu nhiên để so sánh:
- Nhóm 1 (nhóm nghiên cứu): điều trò bảotồn
hẹp daquiđầu bằng cách nong tách dính daquiđầu
với bôi trơn daquiđầu bằng kem chống viêm steroid
(Betamethasone 0,05%).
- Nhóm 2 (nhóm chứng): điều trò bảotồnhẹpda
qui đầu bằng cách nong tách dính daquiđầu thông
thường vớibôi trơn daquiđầu bằng mỡ kháng sinh
Tetracycline 1%.
- Nhóm 3 (nhóm chứng): điều trò cắt daqui đầu.
Phương pháp tiến hành:
- Điều trò bảotồn được thực hiện tại bệnh viện
và tại nhà. Điều trò lần đầu tại bệnh viện, bệnh
nhân được gây tê tại chỗ bằng thuốc tê Lidocain xòt
hoặc gel. Bác só hoặc điều dưỡng nong tách dính da
qui đầu bằng cách dùng thông sắt nhỏ hoặc dùng
kìm cong nhỏ nong tách dính giữa hai lớp quiđầu
và daquiđầu cho tới khấc qui đầu, sau đó rửa sạch
các bã và bôi trơn daquiđầu bằng các thuốc bôi tại
chỗ như Tetracyclin 1% hoặc Betamethasone
0,05%. Nong một cách nhẹ nhàng, tránh làm rách
29
da, chảy máu có nguy cơ dính hẹp lại về sau. Sau
đó, hướng dẫn cha mẹ các bé cách nong tách dính
và bôi thuốc daquiđầu để điều trò tiếp tại nhà, mỗi
ngày hai lần trong 1 tháng.
- Điều trò cắt daquiđầu theo kiểu kinh điển
được thực hiện tại bệnh viện khi có chỉ đònh hoặc
theo yêu cầu của thân nhân bệnh nhi.
- Các bé được tái khám từ 1 đến 4 tuần (ít nhất
là 1 tuần) để kiểm tra việc điều trò.
Đánh giá hiệu quả
Hiệu quả được đánh giá sau 1 đến 4 tuần về tỉ lệ
thành công, chi phí, và hài lòng bệnh nhân.
Kết quả tốt trong điều trò bảotồn là daquiđầu tự
nhiên có thể tách khỏi quiđầu một cách dễ dàng,
không có biến chứng; chưa tốtø là daquiđầu tự nhiên
có thể tách khỏi quiđầu nhưng khó khăn, và thất bại
là không thể tách da ra khỏi quiđầu hoặc có biến
chứng như nhiễm trùng, phản ứng phụ của steroid.
Kết quả tốt trong điều trò cắt daquiđầu là phẫu thuật
không có biến chứng, chưa tốt là có biến chứng
nhưng không cần phẫu thuật lại, và thất bại là có biến
chứng cần phải phẫu thuật lại.
Xử lý số liệu
Bằng phần mềm SPSS 12.0
KẾT QUẢ
Trong 1 tháng (1/7/2004 – 31/7/2004) tại Bệnh
viện Nhi Đồng 1 có 319 bệnh nhân hẹpdaquiđầuđã
được khám và điều trò. Phân loại theo tuổi, thể bệnh
và bệnh lý kèm theo được thể hiện ở bảng 1,2 và 3
Bảng 1:Phân loại theo tuổi
Tuổi \
Nhóm
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Cộng
Sơ sinh 6 (4,8%) 1 (1,3%) 0 7 (2,2%)
> 1 thg – 3
tuổi
73 (58,4%) 40 (53,3%) 42 (35,2%) 155 48,5%)
> 3 – 6 tuổi 23 (18,4%) 17 (22,8%) 33 (27,7%) 73 (22,8%)
> 6 – 10
tuổi
21 (16,8%) 15 (20%) 28 (23,5%) 64 (20,3%)
> 10 – 15
tuổi
2 (1,6%) 2 (2,6%) 16 (13,6%) 20 (6,2%)
Cộng 125 (100%) 75 (100%) 119 100%) 319 (100%)
Tuổi nhỏ nhất là 01 tháng tuổi, lớn nhất là 15
tuổi, trung bình 4,2 tuổi.
Bảng 2:Phân loại theo thểä bệnh
PL \ Nhóm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Cộng
Hẹp do dính 122
(97,6%)
72 (96%) 95 (80%) 289
(90,5%)
Hẹp thực sự 3 (2,4%) 3 (4%) 24 (20%) 30 (9,5%)
Cộng 125 (100%) 75 (100%) 119 (100%) 319 (100%)
Bảng 3:Bệnh lý kèm theo
BL \ Nhóm Nhóm 1
N = 125
Nhóm 2
N = 75
Nhóm 3
N = 119
Cộng
N = 319
Hẹp + Dài da
qui đầu
3 (2,4%) 3 (4%) 12 (10%) 18 (5,7%)
Hẹp + Vùi
dương vật
3 (2,4%) 3 (4%) 0 6 (1,9%)
Cộng 6 (4,8%) 6 (8%) 12 (10%) 24 (7,6%)
KẾT QUẢ
Đánh giá kết quả dựa số bệnh nhân đến tái
khám. Số bệnh nhân đến tái khám và kết quả điều trò
được trình bày ở bảng 4 và 5.
Bảng 4: Số bệnh nhân đến tái khám
TK \ Nhóm
Nhóm 1
N = 125
Nhóm 2
N = 75
Nhóm 3
N = 119
Cộng
N = 319
Số b/n đến
tái khám
115 (92%)
68 (90,6%) 97 (81,5%) 280
(87,7%)
Số b/n
không đến
tái khám
10 (8%) 7 (9,4%) 22 (18,5%) 39 (12,3%)
Cộng 125 (100%) 75 (100%) 119 (100%) 319 (100%)
- Ở nhóm 1 (nhóm nghiên cứu), trong 115 bệnh
nhân đến tái khám có 73 bệnh nhân < 3 tuổi và 42
bệnh nhân > 3 tuổi; 112 hẹp do dính và 3 hẹp thực
sự, 3 bệnh nhân hẹpdaquiđầukèm dài daquiđầu và
3 bệnh nhân hẹpdaquiđầukèm vùi dương vật.
- Ở nhóm 1 (nhóm nghiên cứu), trong 10 bệnh
nhân không đến tái khám có 3 bệnh nhân bỏ cuộc.
Bảng 5: Kết quả điều trò
KQ \ Nhóm
Nhóm 1
N = 115
Nhóm 2
N = 68
Nhóm 3
N = 97
Cộng
N = 280
Tốt 104
(90,5%)
54 (80%) 78 (80,5%) 236 (84%)
Chưa tốt 7 (6%) 7 (10%) 17 (17,5%) 31 (11%)
Thất bại 4 (3,5%) 7 (10%) 2 (2%) 13 (5%)
Cộng 115 (100%) 68 (100%) 97 (100%) 280 (100%)
Trong quá trình điều trò bảotồn ở hai nhóm 1 và
2 không có biến chứng hoặc thắt nghẹt daquiđầu
30
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
nào được ghi nhận.
Cắt daquiđầu (nhóm 3) có 19/97 (19,5%) bệnh
nhân có biến chứng gồm: phù nề daquiđầu 11/19
(60%); sẹọ xấu 4/19 (20%); hẹp tái phát 2/19 (10%);
chảy máu 1/19 (5%); nhiễm trùng 1/19 (5%), trong
đó có 2 bệnh nhân hẹp tái phát cần phải mổ lại.
Tỉ lệ chưa tốt và thất bại ở nhóm 1 (9,5%) thấp
hơn ở nhóm 2 (20%) và nhóm 3(19,5%) (p<0,05).
Các yếu tố tương quan với kết quả của
nhóm nghiên cứu (nhóm 1)
Điều trò bảotồnhẹpdaquiđầuvớikembôida có
betamethasone 0,05% được trình bày ở bảng 6.
Bảng 6: Các yếu tố tương quan với kết quả của nhóm
nghiên cứu (nhóm 1)
Yếu tố \ Kết
quả
Thành công Chưa tốt Thất bại Cộng
< 3 tuổi 66 (90,5%) 4 (5,5%) 3 (4%) 73 (100%)
> 3 tuổi 38 (90,5%) 3 (7%) 1 (2,5%) 42 (100%)
Hẹp do dínhù 108 (96%) 3 (3%) 1 (1%) 112(100%)
Hẹp thực sự 0 (0%) 1 (33,3%) 2 (66,7%) 3 (100%)
Hẹp + Dài da
qui đầu
2 (66,7%) 1 (33,3%) 0 3 (100%)
Hẹp + Vùi
dương vật
1 (33,3%) 1 (33,3%) 1 (33,3%) 3 (100%)
- Tỉ lệ thành công < 3 tuổi (90,5%) và > 3tuổi
(90,5%) không khác biệt (p>0,05).
- Tỉ lệ thành công của hẹp do dính (96%) cao hơn
hẹp thực sự (0%) (p<0,05).
- Tỉ lệ thành công của hẹp+ vùi dương vật thấp
(33,3%).
Chi phí điều trò
Thể hiện ở bảng 7
Bảng 7: Chi phí điều trò
Chi phí\Điều
trò
Điều trò bảotồn Cắt daquiđầu
Tiền khám 10.000 – 40.000 đ 30.000 – 60.000 đ
Tiền thủ thuật,
phẫu thuật
10.000 – 20.000 đ 300.000 – 800.000 đ
Tiền thuốc 20.000 - 40.000 đ 50.000 – 100.000 đ
Tiền thay băng 20.000 – 40.000 đ
Cộng 40.000 – 100.000 đ 400.000 – 1.000.000 đ
Hài lòng bệnh nhân
Kết quả thăm dò ở tất cả bệnh nhân đến tái
khám thể hiện ở bảng 8.
Bảng 8: kết quả thăm dò về hài lòng bệnh nhân
Hài
lòng\Nhóm
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Cộng
Rất hài lòng 98 (85%) 49 (72%) 25 (25%) 172(61,5%)
Hài lòng vừa 13 (11%) 12 (18%) 47 (50%) 72 (25,5%)
Không hài
lòng
4 (4%) 7 (10%) 25 (25%) 36 (13%)
Cộng 115 (100%) 68 (100%) 97 (100%) 280 (100%)
- Mức độ hài lòng bệnh nhân của hai nhóm điều
trò bảotồn cao hơn nhóm cắt daquiđầu (85% - 72%
và 25%) (p<0,05)
BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu, có 39/319 (12,3%) bệnh nhân
không theo dõi được vì không đến tái khám. Nguyên
nhân có thể là do nhà ở xa, đi lại khó khăn, bận công
việc Trong nhóm nghiên cứu, có 3 bệnh nhân bỏ
cuộc, mặc dù đồng ý với những ưu điểm của phương
pháp điều trò bảotồn nhưng họ vẫn xin được cắt da
qui đầu cho bé vì khó khăn trong việc điều trò tại nhà
(như bận việc, bé quấy khóc, thiếu tự tin, thiếu kiên
nhẫn, thiếu quyết tâm ). Họ vẫn nghó cắt daquiđầu
một lần là xong chuyện ?
Điều trò bảotồnhẹpdaquiđầu bằng nong tách
dính và bôi trơn daquiđầu bằng kem Betamethasone
0,05% không có biến chứng so với tỉ lệ biến chứng
của cắt daquiđầu là 19,5% (bảng 5). Theo Baskin
(1997), tỉ lệ biến chứng của cắt daquiđầu tại Mỹ làø
0,2 – 5%
(2)
.
Tỉ lệ chưa tốt và thất bại của nhóm nghiên cứu
(nhóm 1) thấp hơn của nhóm điều trò bảotồn thông
thường (nhóm 2) và của nhóm cắt daquiđầu (nhóm
3) (9,5% - 20% - 19,5%) (p<0,05) (bảng 5).
Tỉ lệ thành công nhóm nghiên cứu là 90,5%. Tỉ
lệ này không liên quan đến yếu tố tuổi nhưng có
liên quan đến yếu tố thể bệnh. Hẹp do dính có tỉ lệ
thành công cao hơn hẹp thực sự. Tỉ lệ thành công
thấp nếu hẹpdaquiđầukèm vùi dương vật (bảng
6). Không nên cắt daquiđầu trong trường hợp hẹp
da quiđầukèm vùi dương vật vì sẽ thiếu da khi
phẫu thuật sửa vùi.
Vì là nghiên cứu cắt ngang nên không thể đánh
31
giá được kết quả lâu dài. Tỉ lệ thành công có thể giảm
xuống do hẹp tái phát, cũng có thể tăng lên trong quá
trình điều trò lâu dài.
Tỉ lệ thành công của các tác giả khác được trình
bày ở bảng 9:
Bảng 9: so sánh kết quả với các tác giả khác
(1,4,6,7,8,9,10)
Tác giả Điều trò Số bệnh
nhân
% thành
công
Lange (1986) HCG inj, corticoid cream 56 95
Jorgensen
(1993)
Clobetason 0,05% 1
lần/ngày
54 70
Kikiros (1993) Hydrocortisone 1% 2 lần /
ngày
63 81
Muller (1993) Estrogen 0,1% 2lần/ngày 30 90
Wright
(1994)
Betamethasone0,5% 3
lần/ngày
139 80
Dewan
(1996)
Hydrocortisone 1% 3
lần/ngày
20 65
Golubovic
(1996)
Betamethasone 0,05% 2
lần/ngày
20 95
Linghahen
(1996)
Clobetasol 0,05% 1
lần/ngày
27 89
Atilla(1997) Diclofenac 1 lần/ngày 32 75
Ruud (1997) Potent steroid ointment 41 85
Chu (1999) Topical steroid cream 276 95
Monsour(199
9)
Betamethasone 0,05% 2
lần/ngày
24 67
Orsola (2000) Betamethasone 0,05% 2
lần/ngày-1tháng
124 90
Yanagisawa(2
000)
Estrogen (Premarin) 0,1%
1 lần/ngày – 2 tháng
15 87
Elmore
(2002)
Betamethasone 0,05% 2
lần/ngày – 1 tháng
27 74
Asfield
(2003)
Topical steroid 6 tuần 228 87
Tác giả
(2004)
Betamethasone 0,05% 2
lần/ngày – 1 tháng
Golubovic (1996), Baskin (1997) và Elmore
(2002) áp dụng điều trò cho trẻ nhỏ < 3 tuổi, và kết
luận điều trò bằng steroid có chỉ đònh ở mọi tuổi và
mọi thể bệnh của hẹpdaqui đầu
(6,7)
. Chu (1999) cũng
thấy tỉ lệ thành công thấp ở nhóm vùi dương vật
(4)
.
Betamethasone dipropionate, là một dẫn xuất của
prednisolone, có mức độ hoạt động của corticosteroid
cao và của mineralocorticoid thấp. Corticosteroid làm
giảm arachadonic và hydroxyeicosatetrenoic acids
trong bệnh viêm da. Trong khi corticosteroid có hiệu
quả trong việc kiềm chế sự phóng thích
prostaglandin thì non-steroid kiềm chế sự tổng hợp
của nó. Theo Monsuor (1999) Betamethasone tại chỗ
tỏ ra hiệu nghiệm trong điều trò chống viêm của hẹp
da qui đầu, và không có biến chứng ức chế tuyến
thượng thận
(7}
. Yanagisawa (2000) sử dụng Estrogen
với tỉ lệ thành công là 87% nhưng ông thấy có phản
ứng phụ là chứng vú to
(10)
.
Để tránh tốnkém và mất thời giờ cần tiên lượng
kết quả điều trò hẹpdaquiđầuvới steroid. Việc điều
trò thất bại có thể gây tốnkém nhưng đó chỉ là số ít.
Một khi thành công, chi phí này không đáng kể so với
việc cắt daqui đầu.
Bảng 10: So sánh các chi phí điều trò
Chi phí \ Điều trò Điều trò bảo
tồn
Cắt daquiđầu % Tiết
kiệm
Robert (1998) tại
Mỹ (8)
758 – 800 USD
(# 11.938.500
– 12.600.000
VNĐ)
3009 – 3241 USD
(# 47.391.750 –
51.045.750 VNĐ
75%
Berdeu (2000) tại
Pháp (3)
360 F
(# 720.000
VNĐ)
3330 F
(# 6.660.000
VNĐ)
90%
Tác giả (2004) tại
BVNĐ1
40.000 –
100.000 VNĐ
400.000 –
1.000.000 VNĐ
90%
Tỉ giá hối đoái: 1 USD = 15.750 VNĐ; 1 F =
2.000 VNĐ
Qua thăm dò của nhóm nghiên cứu, tất cả thân
nhân bệnh nhân đều hài lòng về phương pháp điều
trò bảotồnhẹpdaquiđầu vì đơn giản, không gây hại
lại rẻ tiền. Mặc dù phương pháp điều trò bảotồn đòi
hỏi sự hợp tác và lòng kiên nhẫn nhưng các bậc cha
mẹï vẫn chuộng phương pháp này hơn là phương
pháp điều trò cắt daquiđầu vì tâm lý chung tất cả
bệnh nhân đều rất ngán ngại phẫu thuật.
Trong nhóm điều trò cắt daqui đầu, chỉ có 25% là
hài lòng, 50% hài lòng có mức độ vì dương vật của
những bé sau khi cắt daquiđầu bò “trọc đầu” không
giống những trẻ bình thường. 25% còn lại là không
hài lòng khi có biến chứng xảy ra. Thái độ của họ tỏ
ra không hài lòng và rất khó chòu, thậm chí một số ít
trường hợp đòi thưa kiện hoặc đòi đăng báo.
Qua nghiên cứu, chúng tôi đề xuất chỉ đònh điều
trò hẹpdaquiđầu như sau:
- Điều trò bảotồnhẹpdaquiđầuvớikembôida
32
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
steroid cho tất cả trường hợp hẹpdaquiđầu do dính
(không có sẹo xơ).
3. Berdeu D, Sauze L, P Ha Vinh and Boisgard B (2001)
Cost-effectiveness analysis of treatment for phimosis:
a comparison of surgical and medicinal approaches
and their economic effect. BJU International 87: 239 –
44.
- Điều trò cắt daquiđầu cho các trường hợp hẹp
da quiđầu thực sự (có sẹo xơ); các trường hợp điều trò
bảo tồn thất bại; hoặc theo yêu cầu của bệnh nhân.
4. Chu CC, Chen KC, Diau GY (1999) Topical steroid
treatment of phimosis in boys. J Urol 162 (3 Pt1): 861
– 3.
- Chống chỉ đònh cắt daquiđầu đối với trường
hợp hẹpdaquiđầukèm vùi dương vật.
5. Dewan PE (2003) Treating phimosis. Med J 178 (4):
148 – 50.
6. Elmore JM, Baker LA and Snodgrass WT (2002)
Topical steroid therapy as an alternative to
circumcision for phimosis in boys younger than 3
years. J Urol 168 (4Pt2):1746 – 7.
KẾT LUẬN
Điều trò bảotồnhẹpdaquiđầuvớikembôi datại
chỗ steroid là một phương pháp điều trò có hiệu quả
với tỉ lệ thành công khá cao (90,5%), ít tốnkém và
làm hài lòng bệnh nhân.
7. Monsour MA, Rabinovitch HH and Dean GE (1999)
Medical management of phimosis in children:our
experience with topical steroids. J Urol 162: 1162 –
64.
8. Robert S, Van Howe RS (1998) Cost – effective
treatment of phimosis.
http://www.pediatrics.org/cgi/content/full/102/4/e43.
Đây chỉ mới là một nghiên cứu cắt ngang. Sự
theo dõi lâu dài là cần thiết để đánh giá hiệu quả của
một phương pháp điều trò.
9. Orsola A, Caffaratti J, Garat JM (2000) Conservative
treatment of phimosis in children using a topical steroid.
Urology 56 (2): 307 – 10.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ashfield JE, Nickel KR, Siemens DR, MacNeily AE,
Nickel JC (2003) Treatment of phimosis with topical
steroids in 194 children. J Urol 169 (3): 1106 – 8.
2. Baskin LS (1997) Circumcision. In: Baskin LS, Kogan
BA, Duckett YW (eds). Handbook of pediatric urology.
Philadelphia, Lippincott – Raven: 1 – 9.
10. Yanagisawa N, Baba K, Yamagoe, Iwamoto T (2000)
Conservative treatment of childhood phimosis with
topical conjugated equin ointment. Int J Urol 7 (1): 1 – 3.
33
. được điều trò bảo tồn
hẹp da qui đầu với kem bôi da Betamethasone 0,05%; nhóm 2 (nhóm chứng), gồm 75 bệnh nhân đã được
điều trò bảo tồn hẹp da qui đầu. ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN HẸP DA QUI ĐẦU VỚI KEM BÔI DA STEROID
Nguyễn Tiến*, Lê Đức Thu Nga*, Lê Công Thắng**
Mục đích: đánh giá hiệu quả điều trò bảo tồn hẹp