1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu tài doc

52 133 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 439,5 KB

Nội dung

Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà MỤC LỤC SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà DANH MỤC BẢNG BIỂU SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà LỜI MỞ ĐẦU Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng đã có quá trình hình thành và phát triển hơn nửa thế kỉ qua, thế nhưng, các hoạt động của du lịch mới được chú trọng trong thời gian gần đây. Tuy vậy, ngành du lịch đã nhanh chóng trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng và góp phần rất lớn vào sự thành công trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Hà Nội cũng như của đất nước. Những thành tựu của ngành Du lịch phần nào khẳng định sự đúng đắn trong chính sách và công tác quy hoạch phát triển du lịch. Trong suốt quá trình phát triển, ngành du lịch luôn được Đảng và nhà nước quan tâm, ở mỗi thời kì đều xác định vị trí của du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội cũng của đất nước, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Không chỉ có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, mà ngành du lịch của Hà Nội còn đang ngày càng thu hút được rất nhiều du khách nước ngoài cũng như trong nước. Do Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch như: là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước, hơn thế nữa lại có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, các địa điểm du lịch, làng nghề,…Nhưng liệu ngành du lịch đã được đầu tư phát triển thích đáng với tiềm năng của nó. Trước yêu cầu phải tìm hiểu xem ngành du lịch Hà Nội đã phát triển đúng với tiềm năng chưa, nhiệm vụ đặt ra là phải đánh giá thực trạng của ngành Du lịch, nghiên cứu qui hoạch phát triển tổng thể, đưa ra các giải pháp đầu tư nhằm khai thác triệt để tiềm năng du lịch Hà Nội, đồng thời làm cơ sở cho việc phát triển các ngành kinh tế liên quan, tương xứng với nhu cầu đòi hỏi của ngành Du lịch trong tương lai. Và đề án “Thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch Hà Nội.” sẽ giải quyết vấn đề này. Kết cấu của đề án. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo ,nội dung khóa luận bao gồm 3 phần: Phần I: Lí luận chung Phần II: Thực trạng đầu tư phát triển du lịch Hà Nội. Phần III: Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển du lịch tại Hà Nội. SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E 1 Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà PHẦN I: LÍ LUẬN CHUNG I. Lí luận chung về đầu tư phát triển. 1.Khái niệm về đầu tư phát triển. Trước khi tìm hiểu khái niệm đầu tư phát triển thì chúng ta hiểu thế nào là đầu tư? -Đầu tư nói chung là quá trình sử dụng phối hợp nhiều nguồn lực trong một khoảng thời gian xác định nhằm đạt được kết quả hoặc một tập hợp các mục tiêu xác định trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định. -Đầu tư phát triển là một bộ phận cơ bản của đầu tư, là hoạt động sử dụng vốn trong hiện tại, nhằm tạo ra những tài sản vật chất và chí tuệ mới, năng lực sản xuất mới và duy trì những tài sản hiện có, nhằm tạo thêm việc làm và mục tiêu phát triển. -Đầu tư phát triển là một phương thức đầu tư trực tiếp, trong đó quá trình đầu tư làm gia tăng giá trị và năng lực sản xuất, năng lực phục vụ của tài sản. Thông qua hành vi đầu tư này, năng lực sản xuất và năng lực phục vụ của nền kinh tế cũng gia tăng. -Đầu tư phát triển đòi hỏi rất lớn loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy mố, thiết bị, tài nguyên. Như vậy, khi xem xét lựa chọn dự án đầu tư hay đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển cần tính đúng tính đủ các nguồn lực tham gia. -Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn thực hiện nhằm đạt những mục tiêu nhất định. +Trên quan điểm phân công lao động xã hội,có hai nhóm đối tượng đầu tư chính là đầu tư theo ngành và đầu tư theo lãnh thổ. +Trên góc độ tính chất và mục đích đầu tư gồm công trình vì mục tiêu lợi nhuận và công trình vì mục tiêu phi lợi nhuận +Trên góc độ xem xét mức độ quan trọng thì gồm loại khuyến khích đầu tư, loiaj không khuyến khích đầu tư và loại cấm đầu tư. SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E 2 Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà +Từ góc độ tài sản thì gồm tài sản vật chất và tài sản vô hình. Tài sản vật chất bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Tài sản vô hình bao gồm phát minh sáng chế, uy tín, thương hiệu… -Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và tài sản vô hình. Các kết quả đạt được của đầu tư phát triển góp phần làm gia tăng năng lực sản xuất, năng lực phục vụ cho xã hội. Hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh mối quan hệ giữa kết quả kinh tế xã hội thu được và chi phí bỏ ra. -Mục đích của đầu tư phát triển là vì sự bền vững vì lợi ích quốc gia, cộng đồng và nhà đầu tư. Trong đó đầu tư nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế , tăng thu nhập quốc dân, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống xã hội. Đầu tư của doanh nghiệp nhằm tối thiểu hóa chi phí nâng cao lợi nhuận, tang năng lực cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực… -Đầu tư phát triển thường được thực hiện bởi một chủ đầu tư nhất định. -Hoạt động đầu tư phát triển là một quá trình, diễn ra trong thời kì dài và tồn tại vấn đề độ trễ thời gian. Độ trễ thời gian là sự không trùng hợp giữa thời gian đầu tư và thời gian thu hồi vận hành các kết quả đầu tư. 2.Đặc điểm của đầu tư phát triển. - Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư thường rất lớn. Vốn đầu tư lớn lại nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Qui mô vốn đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lí, xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lí chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm, trọng điểm. + Lao động dành cho các dự án rất lớn đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia. Do đó công tác tuyển dụng, đào tạo sử dụng và đãi ngộ cần tuân thủ một kế hoạch định trước, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng loại nhân lực theo tiến độ đầu tư, thời hạn, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực do vấn đề “hậu dự án ” tạo ra như việc bố trí lại lao động, giải quyết lao động dư dôi… -Thời gian đầu tư kéo dài. Thời kì đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhiều công trình đầu tư phát triển có thời gian kéo dài hàng chục năm. Do vốn đầu tư lớn lại nằm khe đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E 3 Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà phân kì đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lí chặt chẽ kế hoạch, tiến độ, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng xây dựng cơ bản. -Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài. Thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời gian sử dụng và đào thải công trình. Nhiều thành quả đầu tư phát huy tác dụng lâu dài, có thể tồn tại vĩnh viễn như các Kim tự Tháp Ai Cập, Nhà thờ La Mã ở Rôm, Vạn Lí Trường Thành ở Trung Quốc, Ăng-Co-Vát ở Campuchia… Trong suốt quá trình vận hành, các thành quả đầu tư chịu tác động hai mặt, cả tích cực và tiêu cực, của nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, để thích ứng với đặc điểm này, công tác quản lí hoạt động đầu tư cần chú ý một số nội dung sau: + Xây dựng phương pháp, cơ chế dự báo khoa học về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm đầu tư tương lại, dự kiến khả năng cung từng năm và cả vòng đời dự án. + Quản lí tốt quá trình vận hành, nhanh chóng đưa các thành quả đầu tư vào sử dụng, hoạt động tối đa công suất để tránh ho mòn vô hình. + Chú ý đúng mức đến độ trễ thời gian trong đầu tư. -Các thành quả của hoạt động đầy tư phát triển thường phát huy tác dụng ở ngay nơi nó được tạo dựng nên, do đó quá trình thực hiện đầu tư cũng như vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng. Vậy nên, trước hết cần phải có chủ trương đầu tư đúng và sau đó là lựa chọn địa điểm hợp lí. -Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. Do qui mô vốn lớn, thời gian đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài nên chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất định theo thời gian. Vậy nên cần nhận diện rủi ro đầu tư, dánh giá mức độ rủi ro và xây dựng các biện pháp phòng và chống rủi ro. 3. Vai trò của hoạt động đầu tư phát triển. 3.1. Đầu tư phát triển tác động đến cả tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. -Tác động đến tổng cầu: Để tạo ra sản phẩm cho xã hội trước hết phải đầu tư. Đầu tư là yếu tố chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng cầu của nền kinh tế. Đầu tư tạo ra nhu cầu mua sắm các loại nguyên vật liệu đầu vào của nền kinh tế xét trên mọi phương diện. Đầu tư tăng làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang bên phải, SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E 4 Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà nếu đầu tư giảm làm cho đường tổng cầu ịch chuyển sang bên trái. Điều này sẽ tác động làm thay đổi giá trên thị trường và thay đổi điểm cân bằng trên thị trường. Nó được biểu hiện qua phương trình đường cầu: AD=C+I+G+X-M Trong đó, C là tiêu dùng dân cư I là đầu tư G là chi tiêu chính phủ X là xuất khẩu M là nhập khẩu -Tác độn đến tổng cung: Tổng cung của nền kinh tế bao gồm hai nguồn chính là tổng cung trong nước và tổng cung từ nước ngoài. Bộ phận chủ yếu, cung trong nước là một hàm của các yếu tố sản xuất: vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ thể hiện qua phương trình sau: Q=F(K,L,T,R ) Trong đó, K là vốn đầu tư L là lao động T là công nghệ R là nguồn tài nguyên Như vậy tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhâm trực tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế, nếu các yếu tố khác không đổi. Mặt khác, tác động của vốn đầu tư còn được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ Do đó, đầu tư lại gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế. Xét theo trình tự thời gian, giai đoạn sau thực hiện đầu tư là giai đoạn vạn hành kết quả đầu tư. Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động làm cho tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng. Điều đó, làm cho giá giảm mà sản lượng lại tăng. Tiêu dùng tăng, kích thích sản xuất phát triển, tăng quy mô đầu tư. Sản xuất phát triển là nguồn gốc của tăng tích lũy, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E 5 Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà Mối quan hệ giữa đầu tư với tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế là mối quan hệ biện chứng, nhân quả, có ý nghĩa quan trọng cả về lí luận và thực tiễn. Đây là cơ sở lí luận để giải thích chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng trong thời kì nền kinh tế tăng trưởng chậm. 3.2. Tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế. Đầu tư vừa tác động đến tốc độ vừa tác động đến chất lượng của nền kinh tế. Tăn gquy mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lí là những nhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất nhân tố tổng hợp Nó được thể hiện qua hệ số ICOR. Hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio- tỉ số gia tăng vốn so với sản lượng) biểu hiện tỉ số giữa quy mô đầu tư tăng thêm với mức gia tăng sản lượng. 3.3. Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Cơ cấu kinh tế là cơ cấu của tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có quan hệ chặt chẽ với nhau, được thể hiện cả về mặt chất và mặt lượng, tùy thuộc mục tiêu của nền kinh tế. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỉ trọng của các yếu tố cấu thành nền kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không đồng đều về quy mô, tốc độ giữa các ngành và các vùng - Những cơ cấu kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân bao gồm: cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế lãnh thổ, theo thành phần kinh tế. + Đối với cơ cấu ngành: đầu tư vốn vào ngành nào, qui mô vốn đầu tư từng ngành nhiều hay ít, việc sử dụng vốn nhiều hay ít, hiệu quả sử dụng cao hay thấp … đều ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của ngành, tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật tạo tiền đề ra đời ngành mới…do đó tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành. + Đối với theo vùng lãnh thổ và theo thành phần kinh tế cũng tương tự, đầu tư vào vùng nào, thành phần kinh tế nào thì vùng ấy và thành phần kinh tế ấy phát triển, và tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu. 3.4.Tác động đến sự phát triển của khoa học công nghệ. Đầu tư là nhân tố quan trọng quyết định đến đổi mới và phát triển khoa học công nghệ. SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E 6 Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà Đầu tư mới vào nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ hoặc chuyển giao khoa học công nghệ qua đầu tư nước ngoài. 3.5. Tác động đến tiến bộ xã hội và môi trường. -Tác động đến tiên bộ xã hội qua việc nâng cao mức sống của nhân dân, nâng cao tay nghề của người lao động. - Tác động đến môi trường qua cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Về tích cực, đầu tư giảm ô nhiễm môi trường nếu làm theo chính sách, quy hoạch, công nghệ sạch, cân bằng sinh thái, tiết kiệm tài nguyên còn tiêu cực đó là ô nhiễm môi trường, lấy đi những nguồn tài nguyên hữu hạn,, II. Hoạt động đầu tư phát triển du lịch. 1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển du lịch. -Đầu tư phát triển du lịch là hoạt động đầu tư vào cơ sở vật chất của ngành du lịch, vào lĩnh vực vận chuyển khách du lịch, vào nguồn nhân lực du lịch, vào đầu tư kinh doanh các dịch vụ lữ hành du lịch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, cải tạo nâng cấp các di tích lịch sử, văn hóa nhằm tạo ra năng lực sản xuất mới, năng lực pục vụ mới cho ngành du lịch, hay tạo ra lợi ích từ nguồn lực đầu tư ban đầu. -Đầu tư phát triển du lịch cũng có đặc điểm giống với đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển nói chung. 2 .Vai trò của hoạt động đầu tư phát triển với du lịch. -Đầu tư phát triển xây mới, nâng cấp cơ sở vật chất-kĩ thuật cho ngành du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại thăm quan của khách du lịch, tạo nên vẻ đẹp, có quy hoạch cho ngành du lịch. Xây dựng hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, sân bay, bến cảng, để du khách có thể dễ dàng đến với du lịch, và có nơi nghỉ dưỡng -Đầu tư phát triển giúp nâng cao trình độ chuyên môn của các nhân viên trong ngành du lịch, giúp họ có những kiến thức và kĩ năng tốt hơn khi giao tiếp với du khách, và xử lí tốt các tình huống xảy ra. -Đầu tư phát triển sẽ cải tạo và sửa chữa những địa điểm du lịch, những khu di tích, … bị hỏng để tiếp tục đưa vào sử dụng. -Đầu tư phát triển góp phần tăng các phương tiện vận chuyển khách, tạo thuận lợi cho việc đi lại. SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E 7 Đề án môn học GVHD: ThS. Hoàng Thị Thu Hà => Đầu tư phát triển nói chung đóng vai trò quan trọng trong ngành du lịch, nó tác động đến mọi mặt của ngành du lịch. 3. Nguồn vốn cho phát triển du lịch. -Vốn ngân sách nhà nước cho cơ sở hạ tầng, bảo tồn, quảng bá, bảo vệ môi trường….Nguồn vốn này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tong nguồn vốn. Khoảng 5%. -Vốn tích lũy từ GDP của ngành du lịch, chiếm 15%. - Vốn tư nhân: doanh nghiệp, cá nhân. Nguồn vốn này chiếm khoảng 20%. - Vốn đầu tư nước ngoài, qua hình thức liên doanh, FDI… chiếm khoảng 20%. - Vốn vay ngân hàng và các nguồn khác, chiếm 20%. - Vốn liên doanh trong nước, chiếm khoảng 20%. 4. Nội dung đầu tư phát triển du lịch. - Đầu tư phát triển cơ sơ hạ tầng của ngành du lịch: + Đầu tư phát triển hệ thống giao thông. + Đầu tư phát triển hệ thống nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, khu vui chơi giải trí, -Đầu tư vào lĩnh vực vận chuyển khách du lịch: Đầu tư vào hệ thống xe công cộng, xe xích lô, xe điện -Đầu tư kinh doanh các dịch vụ lữ hành trong du lịch: là việc xây dựng, tiếp thị, quảng bá, bán và thực hiện các chương trình du lịch (đã bán) mà trong nghề thường gọi là các tour. Nói cách khác, làm du lịch là tổ chức các dịch vụ phục vụ những nhu cầu du lịch của khách như: đi lại, ăn ở, vui chơi, nghỉ ngơi, thăm viếng, tham quan, khám phá, thử thách v.v Ngoài ra, trong ngành này còn có nhiều công việc đa dạng như chăm sóc khách hàng, thông tin du lịch, xây dựng chương trình du lịch, bán hàng lưu niệm, chăm sóc sức khỏe, tổ chức vui chơi giải trí, giáo dục môi trường du lịch, bảo trì, nghiên cứu về du lịch, giảng dạy trong các cơ sở đào tạo du lịch v.v -Đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch: Đào tạo lại, đào tạo mới… -Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, nâng cấp cải tạo các di tích lịch sử, văn hóa phục vụ du lịch. SV: Bùi Thị Trang Lớp: Kinh tế đầu tư 52E 8 [...]... sử Hà Nội đã trải qua hơn 2000 năm có lẻ Trải qua thời gian, bề dày văn hóa lịch sử của Hà Nội đã tạo ra một hệ thống các giá trị văn hóa là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quý giá 3.1 Di tích lịch sử - văn hoá Tài nguyên du lịch nổi trội của Hà Nội là tài nguyên du lịch nhân văn Tính đến nay ở Hà Nội có 5.175 di tích văn hóa lịch sử trong đó có 1.050 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, chiếm tỉ lệ... Tinh bị đứt quai, lọt sọt đã đánh rơi đất ra đấy (Đồi Đùm đứt quai, đồi Vai lọt sọt) Đây là vùng bảo tồn thiên nhiên có nhiều hệ động thực vật quý hiếm, gồm 80 họ hơn 780 loài, trong đó hơn 200 loại dược liệu quý, hàng trăm loại rau rừng và quần thể phong lan quý hiếm Vùng núi Ba Vì đã trồng hàng ngàn hécta hệ cây trồng tạo nên vốn rừng quý Hiện nay từ độ cao 600m trở lên là rừng tự nhiên nhiều tầng, trùng... Minh vĩ đại, nhà văn hoá lớn của thế giới được UNESCO ca ngợi Chỉ có ở Hà Nội mới có hàng loạt các bảo tàng quốc gia như Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Dân tộc học Đây là những kho tư liệu cô đọng, súc tích nhất giúp du khách nâng cao sự hiểu biết về đất nước và con người Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu... trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, do Hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ), người anh hùng áo vải Tây Sơn lãnh đạo Cuộc tế diễn ra ở đình Khương Thượng, chùa Đồng Quang Hội còn có nhiều trò vui, đua tài, đua trí trên sân bãi tại gò Đống Đa lịch sử +Lễ hội chùa Thầy: Diễn ra từ ngày 5/3 - 7/3 âm lịch hàng năm, trong đó lễ SV: Bùi Thị Trang 16 Lớp: Kinh tế đầu tư 52E Đề án môn học Hà GVHD: ThS Hoàng... thuở trước và không ít trong số đó vẫn là nơi buôn bán, kinh doanh những mặt hàng truyền thống cũ Sau khi Hà Tây được hợp nhất vào Hà Nội, thành phố còn có thêm nhiều làng nghề danh tiếng khác Theo số liệu thống kê, toàn thành SV: Bùi Thị Trang 17 Lớp: Kinh tế đầu tư 52E Đề án môn học Hà GVHD: ThS Hoàng Thị Thu phố Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề chiếm 59% tổng số làng, có 47 nghề trên 52... tải phục vụ cho các mục đích tham quan Vốn đầu tư trong nước đóng vai trò quan trọng Tuy nhiên, trong ngành du lịch, vốn đầu tư nước ngoài mà chủ yếu là vốn trong khu vực chiếm một tỷ lệ khá cao Bảng số liệu dưới đây thể hiện quy mô vốn đầu tư nước ngoài vào du lịch của cả nước trong giai đoạn gần đây SV: Bùi Thị Trang 19 Lớp: Kinh tế đầu tư 52E Đề án môn học GVHD: ThS Hoàng Thị Thu Hà Bảng 1: Đầu tư... 12.300.000 204,66% 1.700.000 153,15% 1.228.000 110,63% 10.600.000 216,33% 3,50% 94,09% Lớp: Kinh tế đầu tư 52E Đề án môn học Hà GVHD: ThS Hoàng Thị Thu GDP toàn thành phố (Nguồn: Sở VHTT và DL HN) Theo số liệu thống kê, năm 2010 số lượng khách quốc tế đến Hà Nội đạt 1.700.000 lượt khách, tăng 104,66% so với năm 2006, tăng bình quân 28,132%/năm Trong đó, một số thị trường khách trọng điểm đến Hà Nội tăng... khá cao, năm sau cao hơn năm trước Tuy nhiên, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch và vị thế về du lịch cũng như của một đô thị trung tâm của quốc gia và có sức hấp dẫn quốc tế Mặt khác thông qua số liệu về cơ cấu chi tiêu bất cân đối của khách du lịch chủ yếu tập trung cho dịch vụ lưu trú cho thấy Hà Nội còn thiếu những sản phẩm du lịch đặc sắc có sức cạnh tranh và hấp dẫn cao, thiếu những khu du . Thu Hà +Từ góc độ tài sản thì gồm tài sản vật chất và tài sản vô hình. Tài sản vật chất bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Tài sản vô hình bao. hiệu… -Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và tài sản vô hình. Các kết quả đạt được của đầu tư phát triển

Ngày đăng: 27/02/2014, 10:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Đầu tư nước ngoài vào du lịch - Tài liệu tài doc
Bảng 1 Đầu tư nước ngoài vào du lịch (Trang 22)
Nguồn vốn cho đầu tư phát triển du lịch gồm nhiều nguồn, dưới đây là bảng nguồn vốn cho đầu tư phát trienr du lịch Hà Nội những năm gần đây. - Tài liệu tài doc
gu ồn vốn cho đầu tư phát triển du lịch gồm nhiều nguồn, dưới đây là bảng nguồn vốn cho đầu tư phát trienr du lịch Hà Nội những năm gần đây (Trang 25)
Bảng 3: Nguồn vốn cho đầu tư phát triển du lịch Hà Nội. - Tài liệu tài doc
Bảng 3 Nguồn vốn cho đầu tư phát triển du lịch Hà Nội (Trang 25)
Bảng 5: Vốnđầu tư phát triển theo lĩnh vực. - Tài liệu tài doc
Bảng 5 Vốnđầu tư phát triển theo lĩnh vực (Trang 26)
Bảng 6: Diễn biến lượng khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2006-2010 - Tài liệu tài doc
Bảng 6 Diễn biến lượng khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2006-2010 (Trang 28)
Bảng 8: Hiện trạng tổng thu từ du lịch - Tài liệu tài doc
Bảng 8 Hiện trạng tổng thu từ du lịch (Trang 31)
Bảng 10: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về cơ sở lưu trú giai đoạn 2006 – 2010 Khối  - Tài liệu tài doc
Bảng 10 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về cơ sở lưu trú giai đoạn 2006 – 2010 Khối (Trang 32)
Bảng 12: Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch của Hà Nội đến năm 2015 - Tài liệu tài doc
Bảng 12 Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch của Hà Nội đến năm 2015 (Trang 38)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w