Tài liệu BCTTTH docx

32 258 0
Tài liệu BCTTTH docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo tổng hợp Khoa Kế Toán LỜI MỞ ĐẦU Đất nước Việt Nam với điều kiện tự nhiên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa kết hợp với kinh nghiệm nông nghiệp lâu đời đã tạo ra một lợi thế quan trọng trong việc định hướng phát triển nền kinh tế của Đảng và Nhà nước. Trong xu thế hội nhập kinh tế của khu vực và thế giới, Đảng và Nhà nước luôn xác định ngành kinh tế nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của nền kinh tế đất nước. Kỹ thuật tiên tiến cùng với điều kiện tự nhiên tất yếu dẫn đến nguồn cung của các mặt hàng nông lâm sản tăng đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nhu cầu tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp trong nước đang là vấn đề được các nhà kinh tế cũng như các nhà đầu tư chú trọng đặc biệt. Với chủ trương chính sách thu hút nguồn ngoại tệ, khai thác triệt để thế mạnh của đất nước, Nhà nước đặc biệt lưu ý phát triển và mở rộng thị trường ra nước ngoài. Đó là một thị trường rộng lớn và các nhu cầu đa dạng về sản phẩm nông lâm sản, hứa hẹn mang đến lợi ích kinh tế cao cho đất nước. Là một sinh viên chuyên ngành kế toán, nhận thức được tầm quan trọng của việc thực tập trước khi tốt nghiệp ra trường em đã xin vào Công ty TNHH Vạn Đạt, một công ty chuyên về sản xuất và chế biến nông lâm sản xuất khẩu để thực tập và nghiên cứu.Tuy thời gian thực tập chưa nhiều nhưng nhờ sự chỉ bảo giúp đỡ của các anh chị trong phòng kế toán nên em đã hiểu phần nào về công tác quản lý cũng như kế toán trong Công ty. Điều này sẽ giúp em có cái nhìn sâu và thực tế hơn về công tác tổ chức hạch toán kế toán trong mỗi một doanh nghiệp để sau này khi ra trường sẽ không bỡ ngỡ khi phỏng vấn xin việc. Kết cấu của báo cáo gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về Công ty TNHH Vạn Đạt. Chương II: Đặc điểm kế toán của Công ty TNHH Vạn Đạt. Chương III: Nhận xét đánh giá về công tác kế toán tại Công ty TNHH Vạn Đạt Sv: Vũ Thị Mai 3 K9 – Như Quỳnh Báo cáo tổng hợp Khoa Kế Toán CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VẠN ĐẠT 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 1.1.1 Hoàn cảnh ra đời. Công ty TNHH Vạn Đạt 100% vốn đầu tư trong nước, có quy mô vừa và nhỏ được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 007787/ GP – TLDN – 02 có mã số thuế là 0800144191 do UBND Tỉnh Hải Dương cấp ngày 06/05/1998 với tổng số vốn ban đầu là 1,5 tỷ đồng Việt Nam. Trụ sở chính của Công ty đặt tại số 30 đường Hồng Quang, Tp Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Ngành nghề kinh doanh là sản xuất, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản. Lúc đầu thành lập, Công ty chỉ có một cơ sở sản xuất đặt tại Tân Lãng, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh với tổng số công nhân dài hạn là 20 người. Do đặc thù sản xuất của Công ty nên công nhân chủ yếu là công nhân làm theo thời vụ, trung bình khoảng trên 150 công nhân/ ngày. Công ty TNHH Vạn Đạt chủ yếu thực hiện theo hình thức ký kết hợp đồng hợp tác sản xuất 3 bên (Công ty – HTX, UBND – nông dân), tức là Công ty đưa giống tới các hộ nông dân qua các tổ chức chính quyền quản lý tại địa phương, phổ biến kỹ thuật trồng chăm sóc cũng như thu hoạch, bảo quản hàng nông sản và lâm sản. Sau đó Công ty tổ chức thu mua theo hình thức bao tiêu sản phẩm đưa đến các điểm chế biến. Sản phẩm của Công ty chủ yếu được tiêu thụ sang thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Những năm đầu bước vào hoạt động quy mô sản xuất, chế biến sản phẩm còn nhỏ hẹp, là một công ty mới nên đầu ra cho sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa quy trình chế biến sản phẩm còn lạc hậu, trình độ tay nghề của người lao động còn thấp (chủ yếu là nông dân làm theo thời vụ) dẫn đến chất lượng sản Sv: Vũ Thị Mai 4 K9 – Như Quỳnh Báo cáo tổng hợp Khoa Kế Toán phẩm tháp chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Nhưng cùng với sự cố gắng của Ban giám đốc công ty và những chính sách ưu đãi của Nhà nước cũng như các địa phương nơi công ty đặt cơ sở sản xuất luôn quan tâm kết hợp sát sao, công ty đã liên tục tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế. Ngoài ra công ty luôn đầu tư máy móc thiết bị, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ thực phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm, kết hợp với nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường đổi mới tư duy quản lý, nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Đến nay, sau gần 11 năm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty TNHH Vạn Đạt đã có thêm 5 cơ sở sản xuất tại các địa phương khác nhau trong cả nước như: Diêm Điền – Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, Vị Xuyên – Hà Giang, Kiên Thành – Yên Bái, Mai Sơn – Sơn La, Đức Trọng – Lâm Đồng, nâng tổng số vốn của công ty lên khoảng 11 tỷ đồng Việt Nam với tổng số công nhân chính là 310 người, số công nhân thời vụ lên 625 công nhân/ ngày. Sản phẩm do công ty sản xuất và chế biến đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường xuất khẩu, trong đó có cả thị trường nổi tiếng khó tính như là Nhật Bản. 1.1.2 Tình hình tài chính và sự phát triển của công ty. Công ty TNHH Vạn Đạt là một công ty chuyên sản xuất, chế biến và xuất khẩu hàng nông, lâm sản như: măng tươi muối, măng luộc muối, dưa bao tử muối giòn, xalát muối, quất tươi, quất mứt… Ngoài ra còn một số loại sản phẩm khác từ cây nông nghiệp và lâm nghiệp. Công ty bỏ vốn (tiền mặt và giống cây trồng) cho nông dân để họ trồng và cung cấp nguồn nguyên liệu cho công ty. Đến vụ công ty tổ chức thu mua toàn bộ nguồn nguyên liệu đưa về xưởng chế biến thành sản phẩm hoàn chỉnh, sau khi kiểm tra chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu thì được đóng gói và xuất khẩu sang thị trường Đài Loan và Trung Quốc. Sv: Vũ Thị Mai 5 K9 – Như Quỳnh Báo cáo tổng hợp Khoa Kế Toán Trong vài năm gần đây, công ty đã có sự phát triển vượt bậc thể hiện rõ thông qua một số chỉ tiêu kinh tế sau: (Được trích dẫn từ báo cáo tài chính năm) Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chênh lệch 2007 2008 Tăng/Giảm % Tổng vốn kinh doanh 11.050 12.065 +1.015 9,19 Doanh thu thuần 21.167 22.540 +1.373 6,49 Giá vốn hàng bán 15.153 16.298 +1.145 7,56 Lợi nhuận gộp về bán hàng 6.014 6.242 +228 3,79 Lợi nhuận trước thuế 1.064 1.435 +371 34,87 Lợi nhuận sau thuế 766,08 1.033,2 +267,12 34,87 Nộp NSNN 297,92 401,8 +103,88 34,87 Thu nhập BQ CN/ tháng 1,4 1,6 +0,2 14,28 Tính đến thời điểm hiện tại tổng vốn kinh doanh của công ty là 12.065 triệu đồng, tăng so với năm 2007 là1.015 triệu đồng, tương ứng 9,19%. Đây là kết quả thu được do sự phấn đấu của toàn bộ công nhân viên trong công ty đặc biệt là đổi mới phương thức sản xuất trong kinh doanh của ban lãnh đạo trong công ty. Cụ thể trong năm 2008 công ty đã mở rộng quy mô sản xuất, chuyển sang sản xuất kinh doanh một số mặt hàng mới, mở rộng thị trường tiêu thụ sang Nhật Bản và một số nước khác, kết quả là doanh thu năm 2008 đã đạt 22.540 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 1.373 triệu đồng tương ứng 6,49%. Doanh thu của công ty tăng 6,49% nhưng do giá vốn tăng 7,56% so với năm 2007 nên lợi nhuận gộp về bán hàng của năm 2008 đạt 6.242 triệu đồng, tăng so với năm 2007 là 228 triệu đồng tương ứng 3,79%. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.435 triệu đồng, tăng so với năm 2007 là 371 triệu đồng tương ứng 34,87%. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.033,2 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 267,12 triệu đồng tương ứng tăng 34,87%. Từ đó mức sống của công nhân viên trong công ty cũng được nâng Sv: Vũ Thị Mai 6 K9 – Như Quỳnh Báo cáo tổng hợp Khoa Kế Toán lên, năm 2008 mức lương bình quân là 1,6 triệu đồng /người tăng so với năm 2007 là 0,2 triệu đồng tương ứng tăng 14,28%. Đây chính là yếu tố quan trọng động viên người lao động gắn bó với công ty. Thông qua các chỉ tiêu kinh tế trên ta thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2008 là một bước phát triển mới tạo nền móng cho công ty vững bước trên con đường hội nhập kinh tế của đất nước. 1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY. Công ty TNHH Vạn Đạt là một công ty chuyên sản xuất chế biến hàng nông – lâm xuất khẩu vì vậy tổ chức sản xuất của công ty không tập trung một điểm mà đặt các cơ sở sản xuất tại các địa phương, các vùng cung cấp nguyên liệu của công ty. Tại những địa phương đó, công ty tổ chức triển khai các dự án phát triển vùng nguyên liệu sạch cho sản xuất và chế biến sản phẩm xuất khẩu với những mặt hàng phù hợp với nhu cầu của thị trường như: Dự án trồng và chế biến măng tre Bát Độ xuất khẩu tại Hà Giang, Yên Bái, Sơn La; Dự án trồng và chế biến Bộp tại Hà Giang; Dự án trồng và chế biến các mặt hàng khác như: Dưa chuột, dưa chuột bao tử, xalat, cải củ, dưa gang trắng, dưa gang xanh, dưa gang đen tại Tân Lãng, Thái Thụy… Để đảm bảo quyền lợi cho người nông dân và quyền lợi của công ty cũng như việc cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, thông qua UBND các huyện, HTX tại các địa phương Công ty đã tiến hành ký kết hợp đồng hợp tác sản xuất ba bên giữa công ty với người nông dân và chính quyền, tổ chức quản lý trực tiếp tại địa phương. Trong đó nói rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi tham gia ký kết hợp đồng, người nông dân sẽ được Công ty cung cấp giống cây trồng, phân bón, thuốc trừ sâu, phổ biến quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc, thu hoạch. Đến vụ thu hoạch Công ty sẽ bao tiêu toàn Sv: Vũ Thị Mai 7 K9 – Như Quỳnh Báo cáo tổng hợp Khoa Kế Toán bộ sản phẩm đạt tiêu chuẩn như đã ký kết trong hợp đồng, những sản phẩm này được Công ty tổ chức vận chuyển tới các điểm, cơ sơ sản xuất chế biến của công ty đặt tại địa phương. Ngoài ra các hộ nông dân cũng có thể đăng ký với công ty để thực hiện sơ chế sản phẩm (luộc măng, tước vỏ xalat, nạo dưa chuột, .) tại gia đình mình theo đúng quy trình kỹ thuật chế biến mà công ty triển khai, vừa tăng thêm thu nhập cho gia đình vừa tránh được những hao hụt tự nhiên (thối, hỏng, dập nát do vận chuyển…) Các nông sản – lâm sản sau khi được tập kết tại các nhà xưởng sẽ được đưa vào sơ chế và chế biến thành các sản phẩm như: măng muối, dưa gang trắng, dưa gang xanh, dưa gang đen nạo ruột phơi, muối giòn, xalat muối giòn phơi, dưa chuột muối giòn phơi… Với đặc thù sản xuất về thực phẩm như trên nên quy trình chế biến sản phẩm tương đối đơn giản nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt vệ sinh an toàn thực phẩm tại mỗi khâu cũng như các bước chế biến. Quy trình chế biến được khái quát qua sơ đồ 1 sau: Sơ đồ 1: Sơ đồ chế biến các loại rau, củ, quả muối Sv: Vũ Thị Mai 8 K9 – Như Quỳnh NVL chính (măng, dưa, xalat…) NVL phụ (muối và các phụ gia khác) SP hoàn thành Xử lý ban đầu (sơ chế) Muối, chiên, phơi… Đóng gói, bảo quản Tiêu thụ thành phẩm Kiểm tra chất lượng Báo cáo tổng hợp Khoa Kế Toán Do đặc điểm của quy trình sản xuất sản phẩm của công ty chủ yếu là qua sơ chế hoặc chế biến theo những phương thức thủ công như muối, phơi khô hoặc cấp đông… Công ty đã cho xây dựng hệ thống bể muối các loại sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng hệ thống sân phơi rộng, sạch, xây dựng hệ thống kho lạnh với những thiết bị bảo quản tốt… Do đặc thù của ngành sản xuất mà hệ thống công cụ, dụng cụ, máy móc của công ty đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với khả năng và trình độ của người lao động. Hoạt động xuất khẩu của công ty thực hiện theo cơ chế thị trường, chịu tác động trực tiếp của quy luật cung cầu trong thị trường mà công ty đưa sản phẩm của mình vào lưu thông. Ngoài những thị trường truyền thống như Trung Quốc, Đài Loan công ty còn đưa sản phẩm vào các thị trường khác như Nhật Bản, EU… Để thăm dò phản ứng từ người tiêu dùng cũng như mức tiêu thụ của các thị trường này đối với sản phẩm của công ty. Bước đầu, sản phẩm đã có chỗ đứng trên những thị trường này và công ty đang thúc đẩy sản lượng tiêu thụ tại đó. Sv: Vũ Thị Mai 9 K9 – Như Quỳnh Báo cáo tổng hợp Khoa Kế Toán Với tình hình hiện nay nước ta đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới là cơ hội tốt cho Việt Nam phát triển nền kinh tế và xác định được vị thế của mình trong trường quốc tế, đồng thời sẽ tạo điều kiện tốt cho công ty quảng bá và giới thiệu thương hiệu của mình với các nước trong khu vực và trên thế giới. 1.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY. Xuất phát từ điều kiện thực tế nhằm đảm bảo sản xuất có hiệu quả và quản lý tốt quy trình sản xuất, công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng gồm: 1 Giám đốc, 2 phó giám đốc, 6 phòng ban và 6 cơ sở sản xuất. Theo mô hình này, Giám đốc ra lệnh điều hành trực tiếp trong công ty thông qua các phó giám đốc, các trưởng phòng ban. Còn các phó giám đốc được phân công đảm nhiệm một phần công việc và được quyền quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về các quyết định đó. Trưởng các phòng ban và các điểm trưởng của các điểm sản xuất tổng hợp các yêu cầu của các quá trình sản xuất phát sinh báo cáo, tham mưu cho giám đốc; cuối cùng mọi quyền quyết định vẫn thuộc về giám đốc và các phó giám đốc. Cơ cấu tổ chức bộ máy là phù hợp với điều kiện thực tế của công ty, nhưng theo mô hình này thì số lượng các phòng ban cồng kềnh, nhiều đầu mối và đòi hỏi nhiều người lãnh đạo phải có trình độ và năng lực thật sự, có như vậy mới đủ khả năng liên kết, phối hợp hài hòa, đồng bộ, vừa khai thác lại vừa phát huy được thế mạnh của cả hệ thống bộ máy quản lý. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý được khái quát qua sơ đồ số 2: Sơ đồ 2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Vạn Đạt Sv: Vũ Thị Mai 10 K9 – Như Quỳnh Giám đốc Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kỹ thuật Phòng kỹ thuật Phòng KCS Phòng kế hoạch vật tư Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính - kế toán Phòng xuất nhập khẩu Cơ sở SX2 Cơ sở SX3 Cơ sở SX4 Cơ sở SX5 Cơ sở SX 1 Cơ sở SX 6 Báo cáo tổng hợp Khoa Kế Toán Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận quản lý: - Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. + Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động chính của công ty, cụ thể: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, quản lý chặt chẽ việc điều động vốn, lựa chọn những hoạt động đầu tư có khả năng sinh lời, trực tiếp chỉ đạo các phòng ban và chịu trách nhiệm trước Sv: Vũ Thị Mai 11 K9 – Như Quỳnh Báo cáo tổng hợp Khoa Kế Toán pháp luật về những quyết định của mình, cũng như thực hiện những quyền và nghĩa vụ của công ty do pháp luật quy định. + Phó giám đốc kỹ thuật: Trực tiếp chỉ đạo và quản lý phòng kỹ thuật và phòng kiểm tra chất lượng, với nhiệm vụ tổ chức, kiểm tra chất lượng, mẫu mã sản phẩm, thiết kế khung nhà xưởng cũng như cải tiến kỹ thuật sản xuất, kết hợp với phó giám đốc sản xuất xây dựng tiến độ sản xuất, hàng ngày theo dõi chỉ đạo định mức về nguyên vật liệu, về nhân công trong dây chuyền sản xuất để khai thác được tối đa khả năng san xuất của máy móc thiết bị. + Phó giám đốc sản xuất: quản lý, điều tiết các khâu sản xuất thông qua các điểm trưởng như: chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức cung ứng vật tư, nguyên vật liệu từ ngoài vào công ty. Tổ chức việc thực hiện ký kết hợp đồng sản xuất và thanh lý hợp đồng sản xuất với các hộ nông dân, theo dõi tình hình thu và vận chuyển nguyên vật liệu, nhập kho, xác định mức nguyên vật liệu không để tình trạng ứ đọng và thiếu nguyên vật liệu làm ảnh hưởng đến quá trình chế biến cũng như chất lượng sản phẩm. - Khối phòng ban: + Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ sắp xếp lịch công tác, tổ chức các cuộc gặp gỡ đối tác, khách hàng. Tiếp nhận công văn cũng như ý kiến của cán bộ, công nhân viên từ công ty, phản hồi từ thị trường. Giúp giám đốc tổ chức bộ máy nhân sự, quản lý chất lượng đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động, xây dựng và quản lý quỹ lương. + Phòng kế hoạch vật tư: Có chức năng chính về lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng các biện pháp thực hiện kế hoạch, tổ chức tiêu thụ sản phẩm. + Phòng xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. Xây dựng hoạch định các chính sách về giá cả, phát triển các phương án kinh doanh xuất nhập. Thường xuyên theo dõi nắm bắt các Sv: Vũ Thị Mai 12 K9 – Như Quỳnh [...]... và một số tài khoản liên quan khác - Kế toán NVL, CCDC, TP: Để hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau: + TK 152 – Nguyên vật liệu Tài khoản này được mở 4 TK cấp II: TK 152.1 – NVL chính, TK 152.2 – NVL phụ, TK 152.3 –Nhiên liệu, 152.4 – Hóa chất + TK 153 – Công cụ dụng cụ + TK 155 – Thành phẩm Ngoài ra, công ty còn sử dụng một số tài khoản liên... quyết định số 15/2006 - QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính Cho đến nay, hệ thống tài khoản doanh nghiệp áp dụng bao gồm 9 loại tài khoản trong bảng và 7 loại tài khoản ngoài bảng Công ty căn cứ vào hệ Sv: Vũ Thị Mai 25 K9 – Như Quỳnh Báo cáo tổng hợp Khoa Kế Toán thống tài khoản kế toán này để lựa chọn, áp dụng một hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, lĩnh... - Kế toán vốn bằng tiền: Kế toán sử dụng tài khoản chủ yếu sau: + TK 111 – Tiền mặt Tài khoản này được mở 2 tài khoản cấp II: TK 111.1 – Tiền Việt Nam, và TK 111.2 – Ngoại tệ + TK 112 – Tiền gửi NH, tài khoản này được mở 2 tài khoản cấp II: TK 112.1 – Tiền gửi NH bằng tiền Việt Nam, và TK 112.2 – Tiền gửi NH bằng ngoại tệ Ngoài ra, công ty còn sử dụng một số tài khoản khác để hạch toán kế toán vốn bằng... toán không hóa đơn, hóa đơn vận chuyển nội bộ 2.3.3 Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán tại công ty Tài khoản kế toán dùng để phân loại, hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo nội dung kinh tế Hệ thống các tài khoản kế toán là bảng kê các tài khoản kế toán dùng cho đơn vị kế toán Hiện nay, công ty đã đăng ký sử dụng hệ thống tài khoản áp dụng cho các doanh nghiệp, được ban hành chính thức theo... nhật ký chung kế toán trưởng sẽ tổng hợp các sổ cái tương ứng, định kỳ lấy số liệu trên nhật ký đặc biệt để ghi vào sổ cái Cuối quý, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh, đồng thời lập bảng tổng hợp chi tiết, sau đó đối chiếu số liệu tổng hợp trên sổ cái với số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết sẽ lập báo cáo tài chính 2.3 CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 2.3.1 Chính sách kế... 20/3/2006 của Bộ tài chính Những chính sách kế toán công ty đang áp dụng: - Kỳ kế toán: Hiện nay kỳ kế toán của công ty được xác định theo từng quý Mỗi quý công ty tiến hành tổng hợp số liệu để lập báo cáo tài chính theo quy định - Niên độ kế toán: Được xác định theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm - Phương pháp tính giá nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định:... tiết các tài khoản liên quan khác + Kế toán NVL, CCDC, TP: * Sổ nhật ký chung * Sổ cái các tài khoản: Sổ cái TK 152, 153, 155 và sổ cái của một số tài khoản liên quan khác * Sổ chi tiết: Sổ chi tiết TK 152.1, 152.2, 152.3, 152.4,… Sv: Vũ Thị Mai 18 K9 – Như Quỳnh Báo cáo tổng hợp Khoa Kế Toán Và một số sổ cái, sổ chi tiết của các tài khoản liên quan + Kế toán TSCĐ: * Sổ nhật ký chung * Sổ cái các tài khoản:... như: TK 111, 112, 113, 621, 627 - Kế toán TSCĐ: Để hạch toán TSCĐ kế toán sử dụng một số tài khoản chủ yếu sau: + TK 211 – Tài sản cố định hữu hình Sv: Vũ Thị Mai 26 K9 – Như Quỳnh Báo cáo tổng hợp Khoa Kế Toán + TK 213 – Tài sản cố định vô hình + TK 214 – Hao mòn tài sản cố định Ngoài ra công ty còn sư dụng một số tài khoản liên quan khác như: TK 133, 331, 711, 811, 333.1, - Kế toán tiền lương và các... doanh nghiệp Tài khoản này được mở 6 tài khoản cấp II: TK 642.1 – Chi phí nhân viên quản lý; TK 642.2 – Chi phí vật liệu quản lý; TK 642.3 – Chi phí đồ dùng văn phòng; TK 642.4 – Chi phí khấu hao TSCĐ; TK 642.7 – Chi phí dịch vụ mua ngoài; TK 642.8 – Chi phí bằng tiền khác + TK 711 – Thu nhập khác Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp + TK 811 – Chi phí khác Tài khoản... 133, 333, 511 2.3.4 Báo cáo kế toán tại công ty Kết thúc kỳ kế toán, công ty tiến hành tổng hợp số liệu để lập hệ thống báo cáo tài chính Hiện nay công ty tiến hành lập báo cáo tài chính theo quy định của bộ tài chính, bao gồm: + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả kinh doanh + Thuyết minh báo cáo tài chính Ngoài ra, công ty còn lập hệ thống báo cáo quản trị, gồm có: + Báo cáo sản xuất + Báo cáo . thu và vận chuyển nguyên vật liệu, nhập kho, xác định mức nguyên vật liệu không để tình trạng ứ đọng và thiếu nguyên vật liệu làm ảnh hưởng đến quá trình. tế nguyên vật liệu xuât – nhập – tồn. Kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, phân bổ hợp lý giá trị nguyên vật liệu sử dụng

Ngày đăng: 22/12/2013, 19:17

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan