Những dấuhiệuởtrẻ cần cứu
nhanh,không thìnguy
Mách mẹ cách nhận biết dấuhiệu sức khỏe nguy hiểm của trẻ.
Gần đây, tôi thấy liên tiếp những vụ mẹ vì chủ quan, lười đưa con đi
khám mà dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tôi có đọc được bài viết Các
mẹ ơi, đừng tự làm bác sĩ. Cũng có đọc được câu chuyện thương tâm Vì
dại, mẹ hại con suýt mù. Theo lẽ thường, sau khi bày tỏ niềm thương xót
cho những sinh mệnh nhỏ bé đã sớm phải chịu nhữngđau đớn với nào
tiêm, nào ống nào thuốc…chị em liền quay ra trách mắng, bực tức, giận
dỗi những bà mẹ vô tâm làm hại con mình. Vậy nhưng các mẹ liệu đã
một lần nhìn lại bản thân mình? Liệu có đúng là cứ khi có bất cứ dấu
hiệu không ổn nào về sức khỏe của bé, các mẹ đều tức tốc bế con đến
viện? Hay hầu hết đều là chần chừ, băn khoăn, lên mang tìm hiểu rồi tự
chữa cho con? Đây là tâm lý chung của rất nhiều bà mẹ. Một phần là vì
ngại, phần lớn vì hãi cái sự phiền hà rắc rối của hệ thống y tế ở các khoa
Nhi, viện Nhi.
Theo tôi, thay vì quay ra trách cứ nhau vì đã làm thiên thần bé nhỏ bị
đau ốm, ta nên học cách phân biệt các trường hợp bệnh của trẻ. Khi nào
cần đi viện, khi nào không. Tôi xin chia sẻ những kinh nghiệm cũng như
chút hiểu biết về chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ của bản thân mình, giúp chị
em nhanh chóng xác định được đâu là trường hợp khẩn cấp mẹ cần đưa
con vào viện:
1. Sốt cao ởtrẻ sơ sinh dưới 3 tháng và trẻ hơn một tuổi. Đâu là
trường hợp cần đi khám bác sĩ?
Nếu trẻ sơ sinh dưới 3 tháng bị sốt cao trên 38.5 độ C, đó là một trong
những dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Trẻ có thể chỉ bị cảm lạnh,
nhưng cũng rất dễ xảy ra khả năng những cơn sốt đang báo hiệu cho căn
bệnh viêm màng nào nguy hiểm. . Điều mẹ cần làm là ngay lập tức đưa
bé đến bệnh viện thăm khám. Để đảm bảo việc đo thân nhiệt trẻ sơ sinh
được chính xác, mẹ nên đo bằng nhiệt kế đo hậu môn cho bé.
Ngược lại, trong trường hợp trẻ hơn 1 tuổi bị sốt 38.5 độ C, mẹ cũng
không cần quá lo lắng và vội vã “tay xách nách mang” vào viện. ởtrẻ
hơn 1 tuổi, mẹ nên học cách nhìn vào các biểu hiện của con hơn là nhìn
vào những con số trên cặp nhiệt độ.
Sốt là một quá trình hình thành cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nếu một
đứa trẻ bị sốt, nó có nghĩa là hệ thống miễn dịch của chúng đang làm
việc. Sốt, theo định nghĩa, là mức nhiệt độ đo được 38.5 độ C ở trực
tràng. Nếu mẹ đo nhiệt độ của trẻ hơn 1 tuổi ở vùng dưới cánh tay, hãy
nhớ cộng thêm một độ để đảm bảo có được con số thân nhiệt chính xác.
Đối với trẻ đã trên 1 tuổi, mẹ có thể cho trẻ uống các loại thuốc như
acetaminophen hoặc paracetamol để làm giảm cơn sốt. Nhưng hãy chắc
chắn rằng việc này thực sự cần thiết, và nhớ theo dõi chặt chẽ liều lượng
thuốc cho trẻ theo đúng hướng dẫn sử dụng. Mẹ nên nhớ rằng, thuốc hạ
sốt không có tác dụng “chiến đấu” chống lại bệnh nhiễm trùng gây ra
cơn sốt.
Và nếu trẻ trông không quá mệt mỏi, ăn uống vấn tốt thì mẹ có thể bỏ
qua việc đưa con đi khám. Sốt cao ởtrẻ trên 1 tuổi có thể tự khỏi mà
không nhất thiết cần được chăm sóc khẩn cấp.
Đương nhiên, nếu trẻ bị sốt dai dẳng hoặc kéo dài trên 4 ngày liên tiếp,
mẹ cũng không nên tiếp tục giữ con ở nhà tự chữa trị.
2. Trẻ bị ngã từ trên cao
Đây có lẽ là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm, đặc biệt khi gần đây
có thông tin một phụ nữ ở Tp.HCM đã nằm liệt 37 năm chỉ vì trò tung
hứng, bị rơi xuống đất của người anh trai.
Trẻ đến tuổi tập bò, tập đi sẽ rất dễ bị tai nạn rơi, ngã (ảnh minh họa)
Bất cứ khi nào trẻ bị ngã từ trên giường, ghế cao, cũi hay mặt bàn… mẹ
sẽ cần phải tiến hành quan sát biểu hiện sau ngã của con thật kỹ và nếu
cần thiết, có thể đưa bé đến bệnh viện để thực hiện các khám nghiệm
toàn diện, đặc biệt là nếu trẻ ngã đập đầu hoặc lưng.
Chúng ta thường rất lo lắng rằng con sẽ bị gãy xương, chấn thương hay
tổn thương các bộ phận nội bộ khác như chấn thương đầu (vỡ xương sọ
…) Tuy nhiên, có thể trấn an mẹ rằng: Ngã rất nghiêm trọng, nhưng vì
trẻ sơ sinh mới biết bò, biết đi xương thường rất mềm nên khó có khả
năng gãy, nứt dễ dàng như người lớn.Nếu trẻ không khóc quá lâu và tiếp
tục ăn ngủ bình thường, rất có thể cú ngã đã không gây nên những chấn
thương nghiêm trọng. Hãy thở phào nhẹ nhõm nhưng vẫn nên đặc biệt
quan sát quản ứng của con, ít nhất trong vòng 24 giờ tiếp theo.
Vậy những cú ngã nào mẹ cần gấp rút đưa con đến bệnh viện? Xin mách
mẹ những biểu hiện nghiêm trọng sau:
- Trẻ bị bất tỉnh, ngất lịm, ngừng thở hoặc thở khó khăn.
- Chảy máu không cầm được.
- Lên cơn động kinh.
- Trẻ ngủ thiếp đi mê mệt và mẹ không thể đánh thức dậy nổi.
- Dấuhiệu của một xương bị gãy, trong đó có một phần cơ thể biến dạng
rõ ràng.
- Dấuhiệu gãy xương sọ: Xuất hiện vùng mềm sưng trên da đầu, tròng
trắng mắt hiện tia máu đỏ, có chất lỏng màu hồng nhạt chảy từ mũi hoặc
tai.
- Dấuhiệu chấn thương nội bộ như nôn liên tục, ngủ quá say, chóng mặt,
đau đầu, Khóc kéo dài hoặc la hét nhiều giờ đồng hồ.
3. Rôm sẩy, hăm và phát ban
Những trường hợp trẻ bị mẩn đỏ, phát ban thường lành tính và mau
khỏi. Hầu hết chị em khi thấy con bị mẩn đỏ thường tự chữa cho bé bằng
những phương pháp dân gian như tắm lá chè, lá sài đất, mướp đắng….
Tuy nhiên, nếu những vệt đỏ trên da bé phát triển mạnh, lan rộng hoặc
kéo dài nhiều ngày, mẹ cũng nên chú ý cần đưa con đi thăm khám kịp
thời.
Một mẹo nhỏ cho mẹ để phân biệt giữa phát ban lành tính và phát ban có
liên quan tới bệnh nặng: Mẹ lấy tay ấn nhẹ vào nốt phát ban trên cơ thể
bé, nếu nốt đó mờ đi hoặc chuyển sang màu trắng da, đó là những nốt
phát ban thông thường. Hầu hết các loại virus gây hăm tã, rôm sẩy hay
phát ban, dị ứng đều có phản ứng đó.
Tuy nhiên, nếu các nốt trên cơ thể bé không chuyển màu khi mẹ ấn tay
vào, đó có thể là trường hợp khẩn cấp cần đưa trẻ đi khám bởi những
liên quan mật thiết đến các biểu hiện của viêm màng não hoặc nhiễm
trùng huyết, đặc biệt khi phát ban đi kèm với sốt.
Sốt, ngã và rôm sẩy phát ban là 3 trường hợp thường khiến chị em phân
vân nhất rằng liệu ta nên tự chữa trị hay đưa con đi viện. Nên nhớ, dù
kiến thức và lý thuyết có nắm vững đến đâu, mẹ cũng phải tâm niệm một
điều rằng: Hãy chăm con và đưa ra những quyết định sáng suốt dựa theo
bản năng của người mẹ.
. Những dấu hiệu ở trẻ cần cứu
nhanh,không thì nguy
Mách mẹ cách nhận biết dấu hiệu sức khỏe nguy hiểm của trẻ.
Gần đây, tôi thấy liên tiếp những. khẩn cấp mẹ cần đưa
con vào viện:
1. Sốt cao ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng và trẻ hơn một tuổi. Đâu là
trường hợp cần đi khám bác sĩ?
Nếu trẻ sơ sinh