Tài liệu Tình hình phát triển thể lực ở nông thôn trung du tỉnh Phú Thọ năm 2004 pot

5 493 3
Tài liệu Tình hình phát triển thể lực ở nông thôn trung du tỉnh Phú Thọ năm 2004 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2006, Số 6 (6) 15 1. Đặt vấn đề Dinh dưỡng ngày nay đã được coi là một trong những chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội. Sự phát triển về thể chất của con người đồng thời cũng phản ánh sự phát triển của kinh tế xã hội, điều này đã được nêu lên từ năm 1829 bởi Louis- Réne Villermé - Người sáng lập ra ngành y tế công cộng Pháp 1 . Sự biến đổi của các chỉ số dinh dưỡng không những chòu ảnh hưởng của những biến đổi sinh lý trong chu kỳ vòng đời của con người mà còn chòu tác động của xu thế phát triển của thời đại. Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về tình hình thể lực và sự tăng trưởng thể lực trên một số đối tượng, chủ yếu là trẻ em lứa tuổi học đường 2,3,4,5,6 . Nghiên cứu này được tiến hành như một bước thăm dò sơ bộ tình hình phát triển thể lực của nhân dân nông thôn Việt Nam các lứa tuổi khác nhau cùng sinh sống trên một đòa bàn thuần nhất, từ đó cho phép ta thấy được một bức tranh toàn cảnh về tình hình thể lực của các tầng lớp dân cư, những biến đổi về thể chất do thời gian và ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế xã hội. Kết quả nghiên cứu sẽ gợi ý đònh hướng cho các can thiệp dinh dưỡng tại đòa phương cũng như đònh hướng cho các nghiên cứu rộng hơn về tình hình thể lựctính chất vùng miền trên phạm vi toàn quốc. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1.Thiết kế nghiên cứu - Đòa điểm Nghiên cứu mô tả dựa trên kết quả của một cuộc điều tra cắt ngang trên đòa bàn 12 xã trung du thuộc tỉnh Phú Thọ tháng 8 năm 2004. Hầu hết các xã nằm bên tả sông Hồng và có trình độ phát triển kinh tế xã hội vào mức thấp so với mặt bằng chung của toàn tỉnh. 2.2.Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ dân cư từ 0 đến 60 tuổi có mặt tại thời điểm thu thập số liệu trên đòa bàn nghiên cứu. 2.3.Chọn mẫu Tình hình phát triển thể lực nông thôn trung du tỉnh Phú Thọ năm 2004 TS. Từ Ngữ, ThS. Huỳnh Nam Phương và cs Nghiên cứu được tiến hành trên đòa bàn nông thôn Phú Thọ nhằm đánh giá tình hình thể lực của các lớp tuổi cả hai giới nam và nữ trong một quần thể dân cư đồng thời tìm hiểu ảnh hưởng của xu thế phát triển kinh tế xã hội đến tình trạng dinh dưỡng của người dân. Số liệu nhân trắc được thu thập từ điều tra cắt ngang toàn bộ dân từ 0 đến 60 tuổi một đơn vò dân cư lựa chọn ngẫu nhiên 12 xã trung du Phú Thọ. Kết quả cho thấy tình trạng dinh dưỡng trẻ em và người trưởng thành trên đòa bàn điều tra còn mức kém (suy dinh dưỡng nhẹ cân trẻ em 35.4%, thiếu năng lượng trường diễn phụ nữ 20-29 tuổi 39.4%), chiều cao của người trưởng thành không có sự cải thiện đáng kể trong những năm qua. Từ khóa: tình trạng dinh dưỡng, trẻ em, người trưởng thành, Phú Thọ This study was carried out in rural areas of Phu Tho province in order to evaluate the physical sta- tus of the population and to understand the impacts of socio-economic development tendency on its nutritional situation. Anthropological data was collected from a cross-sectional survey involving people from 0 to 60 years of age randomly selected from 12 midland communes in Phu Tho. The sur- vey findings show that there are a poor nutritional status of children, a chronic energy deficiency of child-bearing age women in the age group of 20-29 years (39.4%) and there is no improvement with regards to the height of adults in rural areas. Key words: nutrition status, children, adult, Phu Tho 16 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2006, Số 6 (6) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Xuất phát từ công thức để đánh giá thể lực của trẻ em n = 4 σ 2 / e 2 Với độ lệch chuẩn σ = 5 cm qua các cuộc điều tra trước và e = 0,5 cm thì số trẻ dưới 5 tuổi cần được cân đo sẽ là 400 trẻ. Với ước tính số trẻ này bằng 10% dân số, tổng số mẫu dân cư cần cân đo sẽ là 4000 người. Cuộc điều tra được tiến hành 12 xã trung du. Mỗi xã chọn 1 đến 2 thôn (mẫu ngẫu nhiên đơn) để có dân số khoảng 450-500 người, trừ số vắng nhà (30-40% dân số - theo điều tra sơ bộ), mỗi cụm sẽ đạt được mẫu khoảng 350 người. 2.4.Thu thập số liệu - Cân nặng: cân nặng của trẻ dưới 2 tuổi được thu thập bằng cân Seca lòng máng, cân nặng của trẻ lớn và người lớn được thu thập bằng cân Seca điện tử với độ chính xác là 0,1kg. Các cân được kiểm tra 2 lần/ngày. - Chiều cao: Chiều dài nằm của trẻ dưới 2 tuổi được đo bằng thước gỗ đo chiều dài nằm của UNICEF. Chiều cao đứng được đo bằng thước microtoise. Với độ chính xác là 0,1cm. - Tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi: dựa theo phân loại của WHO (W/A, H/A, W/H), sử dụng quần thể tham khảo NCHS - Tình trạng dinh dưỡng tuổi học đường và người trưởng thành: cân nặng, chiều cao trung bình, chỉ số BMI (theo phân loại của WHO 1995) 2.5.Xử lý số liệu Các số liệu được làm sạch và xử lý trên EPI- INFO 6.0. 3.Kết quả nghiên cứu 3.1.Mô tả mẫu Tổng số người được điều tra thể lực là 4388 người thuộc 1371 hộ gia đình 12 xã trong đó nam là 1878 và nữ là 2510, số trẻ em dưới 15 tuổi là 939 nam và 960 nữ. Số người trong độ tuổi điều tra không ra cân (không có hoặc có lí do, ví dụ như: ốm, đi học, đi bộ đội, đi làm xa) chiếm tỷ lệ 30% tập trung chủ yếu vào lứa tuổi lao động, nam nhiều hơn nữ. Trên thực tế nhân khẩu, tỷ lệ nam giới vắng nhà khá cao nên cân bằng giới nông thôn Phú Thọ đang bò thay đổi. 3.2.Tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi Hình 1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi phân theo nhóm tuổi Ở trẻ dưới 5 tuổi trên đòa bàn nghiên cứu, tỷ lệ nhẹ cân là 35.4%; tỷ lệ còi cọc là 31.5% ; và tỷ lệ gày còm là 7.4% (Hình 1). Tỷ lệ SDD tăng cao đột biến lứa tuổi 12-24 tháng (tỷ lệ nhẹ cân tăng từ 10.1% lên 35.5%). Sau 24 tháng, tỷ lệ SDD tiếp tục tăng, cho đến lớp tuổi 48-60 tháng thì cứ 2 trẻ là có 1 trẻ bò SDD. 3.3.Thể lực của trẻ em 0-15 tuổi Nhìn chung, trẻ nam có chiều cao tương đương với trẻ nữ, chỉ số trung bình có cao hơn một chút hoặc bằng so với trẻ nữ các lớp tuổi (trừ độ tuổi 12 - 13, do độ tuổi này trẻ gái dậy thì trước trẻ trai và chiều cao của trẻ gái phát triển trước). Hình 2. So sánh chiều cao trung bình của trẻ nam 0-15 tuổi Phú Thọ năm 2004 với các số liệu khác. Hình 2 và 3 so sánh chiều cao trung bình của trẻ em nam và nữ 0-15 tuổi theo kết quả điều tra tại Phú Thọ với các số liệu thể lực trước đây cũng của Phú Thọ 7 , với hằng số sinh học Việt Nam 3 và quần thể tham khảo NCHS. 60 80 100 120 140 160 180 123456789101112131415 tuoi cao PT2004 VN1975 NCHS PT1999 tuổi (năm) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2006, Số 6 (6) 17 Hình 3. So sánh chiều cao trung bình của trẻ nữ 0 -15 tuổi Phú Thọ năm 2004 với các số liệu khác 3.4.Tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành. Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn (CED) với BMI <18,5 người trưởng thành (nam và nữ) ở Phú Thọ phân bố theo lớp tuổi và so sánh với số liệu thể lực của tổng điều tra toàn quốc năm 2006 được thể hiện theo hình 4 dưới đây. Hình 4. Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn người trưởng thành Phú Thọ phân theo giới và lớp tuổi, so sánh với số liệu toàn quốc Hình 4 trên đây cho ta thấy nữ, tình trạng suy dinh dưỡng trường diễn phổ biến lớp tuổi sinh đẻ (20-49), cao nhất lứa tuổi 35-39 và có xu hướng giảm dần sau 49 tuổi. Tình trạng suy dinh dưỡng ở nam gần như không có biến động trong lứa tuổi trưởng thành (20-49), nhưng có xu hướng tăng cao sau 49 tuổi. Còn phụ nữ tình trạng suy dinh dưỡng khá cao lứa tuổi 20 -29 (39.4%), BMI trung bình đạt cao nhất lứa 21 tuổi (khoảng thời gian sinh con đầu lòng) và giảm dần không có xu hướng hồi phục trong giai đoạn này. Trong độ tuổi này, không có người phụ nữ nào có BMI đạt cao hơn 23. 3.5.Tình trạng thừa cân: Ở trẻ em dưới 5 tuổi trên đòa bàn nông thôn Phú Thọ, tình trạng thừa cân rất hiếm gặp (2/517 trẻ = 0.4%), mà chủ yếu vẫn là thể nhẹ cân với WAZ score trung bình chỉ đạt 1.52 (1.06). Hình 5 trình bày sơ đồ biến thiên của chỉ số WAZ trung bình theo các lớp tháng tuổi. Như vậy đối với trẻ em nông thôn Phú Thọ, suy dinh dưỡng thiếu cân vẫn là mối quan tâm hàng đầu. Hình 5. Biến thiên của chỉ số WAZ trẻ em 0-5 tuổi theo lớp tuổi Hình 6. Tỷ lệ thừa cân Nam và Nữ trưởng thành Phú Thọ , so sánh với kết quả tổng điều tra toàn quốc Đối với người trưởng thành Phú Thọ, nếu tính tỷ lệ thừa cân theo phân loại của WHO (1995) với BMI 25 thì tỉ lệ thừa cân cả nam và nữ hầu như không đáng kể trong độ tuổi lao động (20-49 tuổi), so sánh với các số liệu về tỷ lệ thừa cân toàn quốc 6 . 4. Bàn luận Nhìn lại phân bố mẫu, thấy rõ sự chênh lệnh về giới do phân bố nhân khẩu hiện tại nông thôn Phú Thọ. Do thiếu công việc, thiếu đất, người dân nông thôn đổ xô ra thành thò kiếm việc làm và đa phần là nam giới khoẻ mạnh. Sinh sống tại nông thôn chủ yếu là nam giới sức khoẻ không tốt, nhà neo người, còn đa phần là phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi. Xét về tình hình dinh dưỡng, sự phân bố này ảnh hưởng đến các kết quả điều tra nhân trắc học trên thực đòa vì những đối tượng nam giới đi làm việc xa này 60 80 100 120 140 160 180 123456789101112131415 Tuổi Cao PT2004 VN1975 NCHS PT1999 0 10 20 30 40 50 60 70 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-60 Lớp tuổi %CED Nam PT Nam VN Nu PT Nu VN WAZ score -0.45 -2.01 -1.86 -1.7 -1.66 -2.5 -2 -1.5 -1 -0.5 0 0-12 12-24 24-36 36-48 48-60 Tháng tuổi WAZ score 0 2 4 6 8 10 12 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-60 Lớp tuổi % thừa cân Nam PT Nu PT Nam VN Nu VN Tuổi (năm) Lớp tuổi (năm) Lớp tuổi (năm) 18 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2006, Số 6 (6) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | thường là đối tượng bò bỏ sót trong các cuộc điều tra (họ không có mặt nông thôn nhưng lại không đăng ký nhân khẩu tại thành thò). Điều đó có khả năng gây ra sai số về chọn mẫu và chiều cao trung bình của nam giới trưởng thành tại nông thôn điều tra được có thể có xu hướng thấp hơn so với chiều cao thực. Đứng trên góc độ kinh tế xã hội, sự mất cân bằng về giới có khả năng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và thu nhập của người dân nông thôn, và điều đó lại có ảnh hưởng ngược lại đối với tình trạng dinh dưỡng của họ, đặc biệt là đối tượng trẻ em và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên đòa bàn điều tra mức cao (W/A 35.4%; H/A 31.5%; W/H 7.4%) Tỷ lệ này cũng tương đương với tỷ lệ chung của tỉnh Phú Thọ, tương ứng là 34.4%; 38.5% và 12.5% (theo Niên giám thống kê y tế 2001). Theo một mô hình chung về thay đổi tỷ lệ suy dinh dưỡng theo lớp tuổi, suy dinh dưỡng tăng cao trẻ 12-24 tháng và tiếp tục duy trì mức cao. Nguyên nhân chủ yếu có thể là do chuyển chế độ ăn từ bú mẹ sang ăn bổ sung, thiếu chăm sóc trực tiếp của mẹ và tình trạng nhiễm khuẩn cao cũng như chăm sóc trẻ bệnh kém (W/H tăng từ 0.9% 1 tuổi lên đến 14% 2 tuổi). Chiều cao trẻ em nam và nữ Phú Thọ lứa tuổi 0-5 tuổi thấp hơn so với hằng số sinh học người Việt Nam 1975. Chiều cao có sự cải thiện rõ rệt khi trẻ bước vào tuổi học đường (6 tuổi). So với năm 1984, 1993, 1999, chiều cao trẻ nam và nữ Phú Thọ năm 2004 đều có sự cải thiện ở lứa tuổi cấp một và cấp hai 7,8 . thời điểm điều tra, đã thấy được gia tốc tăng trưởng sau 10 năm (2004 so với 1993) khi sự cải thiện chiều cao có ý nghóa thống kê với (p<0.05) còn khi so sánh với số liệu cách đây 5 năm (1999), cũng như so sánh số liệu của khoảng cách 10 năm từ 1984 đến 1993 thì sự cải thiện này còn chưa có ý nghóa. Ở lứa tuổi cuối cấp 2 (ở nữ) và đầu cấp 3 (ở cả nữ và nam), chiều cao trẻ em Phú Thọ năm 1999 có phần tốt hơn so với trẻ cùng giới cùng tuổi năm 2004. Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý rằng, mẫu điều tra năm 2004 là trẻ cộng đồng còn mẫu 1999 là trẻ em trường học, do đó có khả năng trẻ còn có điều kiện đi học (yếu tố kinh tế, xã hội, gia đình) có tình trạng dinh dưỡng tốt hơn trẻ cộng đồng nói chung. Để tìm hiểu rõ ràng hơn về sự liên quan giữa học đường và thể lực, loại trừ yếu tố nhiễu do kinh tế gia đình hoặc sức khoẻ, một cuộc điều tra trên đối tượng này với cỡ mẫu lớn hơn cần được tiến hành. Phân tích các số liệu thể lực của người trưởng thành Phú Thọ, ta thấy chiều cao trung bình của nam là 162,2 cm, và của nữ là 152,4 cm. Những con số này tương đương với kết quả tổng điều tra năm 2000 của toàn quốc (tương ứng là 162,3 cm và 152,3 cm) 6 . So sánh chiều cao trưởng thành của các lớp tuổi từ 20-24 đến 55-60 cả nam và nữ đều không thấy có sự khác biệt có ý nghóa thống kê giữa các thế hệ. Điều đó cho thấy gần như không có sự biến đổi về tầm vóc của người dân Phú Thọ trong khoảng thời gian cách đây từ 20 đến 60 năm. Một điều đáng suy nghó là chiều cao của nữ giới bắt đầu tăng từ khi trẻ bước vào lứa tuổi dậy thì (ở đòa bàn này là vào khoảng 12-13 tuổi), tăng nhanh nhất vào khoảng 12-18 tháng sau khi xuất hiện kinh nguyệt và kéo dài tiếp đến 7 năm sau, quan trọng hơn cả là vài năm sau khi chiều cao không phát triển nữa thì xương chậu vẫn còn phát triển thêm 9 . Với đặc điểm là tuổi dậy thì nông thôn thường muộn hơn so với thành thò, điều đó cũng tương ứng là chiều cao tối đa của phụ nữ nông thôn sẽ đạt được muộn hơn so với thành thò. Nhưng có một thực tế là phụ nữ nông thôn thường kết hôn sớm hơn và tuổi sinh con đầu lòng trung bình là 20 - 21 tuổi, khi mà cấu trúc cơ thể vẫn chưa phát triển đến mức tối đa để có thể mang thai và sinh con thuận lợi. Điều đó ảnh hưởng đến kết quả của thai nghén (nguy cơ sinh con nhẹ cân, đẻ non cao) và gây những cản trở nhất đònh khi sinh (do mẹ thấp, khung chậu hẹp). Như vậy, can thiệp để tăng tuổi sinh con lần đầu ở nông thôn cần được quan tâm. Như vậy có thể nói rằng trên đòa bàn nghiên cứu, suy dinh dưỡng hầu hết tuổi trong quần thể dân cư vẫn là phổ biến và cần được ưu tiên hàng đầu để giải quyết trong các vấn đề dinh dưỡng. Tình trạng thừa cân cả trẻ em và người lớn lứa tuổi lao động chưa phải là vấn đề quan trọng. Tóm lại, chúng tôi thấy cần quan tâm đến việc giải quyết ưu tiên vấn đề suy dinh dưỡng phụ nữ tuổi sinh đẻ, chủ yếu nhóm 20-29 tuổi. Vấn đề chọn mẫu trên cộng đồng so sánh với chọn mẫu tại các trường học, công sở cần phải đặt ra trong việc phân tích kết quả các cuộc điều tra về thể lực. Trên thực tế, rất nảy sinh sai số chọn mẫu do người khoẻ mạnh thường đi làm xa, đi học, đi bộ đội nên vắng mặt tại đòa phương vào thời điểm điều tra. Số vắng | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2006, Số 6 (6) 19 mặt chiếm tới hơn 30% dân số (nam nhiều hơn nữ), gợi ý một hình ảnh nông thôn thiếu việc làm và thừa lao động. Để đảm bảo sự cân bằng về gia đình và dân số nông thôn, các biện pháp tạo công ăn việc làm tại chỗ để tăng thu nhập gia đình cần được đẩy mạnh nông thôn Phú Thọ. Tác giả: TS.BS. Từ Ngữ, Trưởng khoa dinh dưỡng ứng dụng, Viện Dinh dưỡng. Đòa chỉ: 48 Tăng Bạt Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội. E.mail: tungu.nin@gmail.com Ths.Bs. Huỳnh Nam Phương, khoa dinh dưỡng ứng dụng, Viện Dinh dưỡng. E.mail: hnphuong@gmail.com Tài liệu tham khảo 1. Lê Nam Trà. 1997. Tăng trưởng trẻ em. Trong "Bàn về đặc điểm tăng người Việt Nam". Chương trình KHCN cấp nhà nước. Đề tài KX07-07. Hà Nội. 2. Huard P., Bigot A. 1938. Les caractéristiques anthropo- biologiques des Indochinois. Trav. De l'Inst. Anat. De l' école sup. de Méd. de l' Ind. Tome IV. Hanoi: 15-46. 3. Bộ Y tế . 1975. Hằng số sinh học của người Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 4. Hà Huy Khôi, Bùi Thò Như Thuận. 1988. Assessment of some physical measures of rural and Hanoi children at present time. Proceedings of the International conference on Applied Nutrition. National Institute of Nutrition UNICEF. Hanoi. 5. Lê Thò Hợp. 2006. Xu hướng tăng trưởng về thể lực và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ sơ sinh đến 17 tuổi - nghiên cứu theo chiều dọc tại Hà Nội. Báo cáo Hội thảo khoa học "Cải thiện dinh dưỡng và gia tăng tăng trưởng người Việt Nam". Hội Dinh dưỡng. Hà Nội. 6. Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng. 2002. Tổng điều tra dinh dưỡng 2000. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 7. Từ Ngữ, Huỳnh Nam Phương và cộng sự. 1999. Tìm hiểu tình hình thể lực trẻ em lứa tuổi học đường. Báo cáo Hội nghò khoa học Viện Dinh dưỡng. Hà Nội. 8. Trần Văn Dần. 1997. Một số nhận xét về sự phát triển thể lực của học sinh lứa tuổi từ 8-14 trên một số vùng dân cư miền Bắc Việt Nam trong thập kỷ 90. Trong: Lê Nam Trà (chủ biên). "Bàn về đặc điểm tăng trưởng người Việt Nam". Chương trình KHCN cấp nhà nước KX-07. Hà Nội. 9. ACC/SCN . 2001. What Works? A Review of the Efficacy and Effectiveness of Nutrition Interventions, Allen LH and Gillespie SR. ACC/SCN: Geneva in collaboration with the Asian Development Bank, Manila: 16-22. . liệu trên đòa bàn nghiên cứu. 2.3.Chọn mẫu Tình hình phát triển thể lực ở nông thôn trung du tỉnh Phú Thọ năm 2004 TS. Từ Ngữ, ThS. Huỳnh Nam Phương và. bàn nông thôn Phú Thọ nhằm đánh giá tình hình thể lực của các lớp tuổi ở cả hai giới nam và nữ trong một quần thể dân cư đồng thời tìm hiểu ảnh hưởng của xu

Ngày đăng: 27/02/2014, 07:20

Hình ảnh liên quan

Hình 1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi phân theo nhóm tuổi - Tài liệu Tình hình phát triển thể lực ở nông thôn trung du tỉnh Phú Thọ năm 2004 pot

Hình 1..

Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi phân theo nhóm tuổi Xem tại trang 2 của tài liệu.
Hình 2. So sánh chiều cao trung bình của trẻ nam 0-15 tuổi ở Phú Thọ năm 2004 với các số liệu khác. - Tài liệu Tình hình phát triển thể lực ở nông thôn trung du tỉnh Phú Thọ năm 2004 pot

Hình 2..

So sánh chiều cao trung bình của trẻ nam 0-15 tuổi ở Phú Thọ năm 2004 với các số liệu khác Xem tại trang 2 của tài liệu.
Hình 3. So sánh chiều cao trung bình của trẻ nữ 0-15 tuổi ở Phú Thọ năm 2004 với các số liệu khác - Tài liệu Tình hình phát triển thể lực ở nông thôn trung du tỉnh Phú Thọ năm 2004 pot

Hình 3..

So sánh chiều cao trung bình của trẻ nữ 0-15 tuổi ở Phú Thọ năm 2004 với các số liệu khác Xem tại trang 3 của tài liệu.
Hình 6. Tỷ lệ thừa cân ở Nam và Nữ trưởng thành Phú Thọ , so sánh với kết quả tổng điều tra toàn quốc - Tài liệu Tình hình phát triển thể lực ở nông thôn trung du tỉnh Phú Thọ năm 2004 pot

Hình 6..

Tỷ lệ thừa cân ở Nam và Nữ trưởng thành Phú Thọ , so sánh với kết quả tổng điều tra toàn quốc Xem tại trang 3 của tài liệu.
Hình 4 trên đây cho ta thấy ở nữ, tình trạng suy dinh dưỡng trường diễn phổ biến ở lớp tuổi sinh đẻ (20-49), cao nhất ở lứa tuổi 35-39 và có xu hướng giảm dần sau 49 tuổi - Tài liệu Tình hình phát triển thể lực ở nông thôn trung du tỉnh Phú Thọ năm 2004 pot

Hình 4.

trên đây cho ta thấy ở nữ, tình trạng suy dinh dưỡng trường diễn phổ biến ở lớp tuổi sinh đẻ (20-49), cao nhất ở lứa tuổi 35-39 và có xu hướng giảm dần sau 49 tuổi Xem tại trang 3 của tài liệu.
Hình 4. Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở người trưởng thành Phú Thọ phân theo giới và lớp tuổi, so sánh với số liệu tồn quốc - Tài liệu Tình hình phát triển thể lực ở nông thôn trung du tỉnh Phú Thọ năm 2004 pot

Hình 4..

Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở người trưởng thành Phú Thọ phân theo giới và lớp tuổi, so sánh với số liệu tồn quốc Xem tại trang 3 của tài liệu.
Hình 5. Biến thiên của chỉ số WAZ ở trẻ em 0-5 tuổi theo lớp tuổi - Tài liệu Tình hình phát triển thể lực ở nông thôn trung du tỉnh Phú Thọ năm 2004 pot

Hình 5..

Biến thiên của chỉ số WAZ ở trẻ em 0-5 tuổi theo lớp tuổi Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan