Dân tộc Mường có bộ sử thi “Đẻ đất đẻ nước” kể cho con cháu nghe về cuộc sống cha ông từ thuở khai thiên lập địa. Sử thi “Đẻ đất đẻ nước” được coi là bộ bách khoa toàn thư về phong tục của người Mường, ở đó lịch sử của người Mường được tái hiện qua trí tưởng tượng trong trẻo, hồn nhiên, khoáng đạt đến kì lạ của con người. Phần 1 trình bày quá trình sưu tầm văn bản, nội dung, diễn xướng của sử thi Đẻ đất đẻ nước; Tính tự sử và lịch sử của sử thi Đẻ đất đẻ nước;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Trang 2BANG VAN LUNG - VUONG ANH - HOANG ANH NHAN
DE DAT DE NUGE SU THI MUGNG
NHÀ XUẤT BẢN CONG TY C5 PHAN SACH CONG TY CO PHAN PHAT TRIEN
Trang 3LOITUA
Năm 1976, lần đầu tiên sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nước sưu tâm ở Hoà Bình
được dịch ra tiếng Việt do NXB Văn học ấn hành, được giới thiệu rộng rãi tới bạn đọc và giới nghiên cứu trong nước Công trình này do ba tác giả: Quách Giao, Thương Diễm, Bùi Thiện tiến hành với độ dài gân 6.000 câu Gần 20 năm sau, năm 1995,
Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin cho ra mắt tiếp tập sách Vốn cổ văn hoá Việt
Nam của Viện Đông Nam Á, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, do
hai tác giả Bùi Thiện và Trương Sĩ Hùng sưu tâm, biên soạn Đây là công trình đồ sộ bằng tiếng Mường, tiếng Việt ghi trọn ở Hoà Bình dày trên 2.000 trang, là cuốn sách
nghiên cứu về mo Mường, được các tác giả biên soạn lại trên cơ sở bản mo Đề đất,
đẻ nước đã xuất bản năm 1976
Trước khi bộ sử thi thần thoại Dé đất, dé nước được công bố ở Hòa Bình, năm 1975, Ty Văn hóa Thanh Hóa đã xuất bản bộ sử thi thần thoại cùng tên song ngữ Việt - Mường, do Vương Anh và Hoàng Anh Nhân sưu tắm, biên soạn Trên cơ sở văn bản này, Viện Văn học thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu bộ sử thi Đẻ đất, đẻ nước do ông Đặng Văn Lung làm chủ biên Công trình đã được xuất bản năm 1988 Từ văn bản gốc, cả bản chép tay và bản in, đã được các tác giả chỉnh lý biên soạn lại, lược bớt trùng lặp nhưng tôn trọng những chỉ tiết nội dụng cần thiết, đảm bảo tính thực tiễn xác thực của một công trình khoa học
Nhờ những uu việt trên, xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của công chúng
độc giả, Công ty cổ phần Sách - Văn hóa tổng hợp Hòa Bình phối hợp với Công ty cổ
phần phát triển truyền thông Việt Nam - Lào - Campuchia; Nhà xuất bản Thông tấn xã Việt Nam; Công ty cổ phần Danh Nam và một số đơn vị, doanh nghiệp đã quyết định tái bản cuốn sách “Dé đất đẻ nước? công trình của các tác gid Dang Van Lung, Vương Anh, Hoàng Anh Nhân
Các tác giả đã giới thiệu khá tỉ mỉ, công phu quá trình thực hiện công trình nghiên cứu này Nhưng quan trọng hơn, và cũng là nội dung chủ yếu, tác giả để cập
vấn đề thần thoại Mường, phần ánh nhận thức về thế giới tự nhiên, về cuộc chinh phục tự nhiên và những nét lớn trong đời sống xã hội của người Việt - Mường t di
cổ đại Hệ thống thần thoại Mường kết hợp thành sử thi than thoại Dé đất đẻ nước, phản ánh cuộc sống đa dạng, phong phú của xã hội Mường
“Đẻ đất, đề nước” là một tác phẩm văn học giữ vai trò tiêu biểu Diễn xướng
cia dng sử thi này đi liền với từng chặng của nghi thức tổ chức tang ma đân tộc
Mường Đáng chú ý, trong suốt chang diễn xướng 12 ngày đêm, cuộc mo được chic làm hai hình thức rõ rệt, gọi là: Mo Vải và mo Tiêu Mo Vải bao gồm những khúc cx:
miêu tả cảnh huyền ảo ở mường Ma, mường Trời Quá trình diễn xướng thể hiện
Trang 4Vải, ta được tiếp cận với những phác họa thân thiện, hoành tráng, thấu được vẻ tha
thiết mối lo toan của người sống với linh hôn người chết Nội dung phân này ngời
lên vẻ đẹp phẩm giá, chất lãng mạn của con người khi họ vượt qua chặng đường
của thời kỳ nguyên thuỷ Những khúc ca bi tráng đó vẫn lấp lánh ước mơ lý tưởng,
quan niệm đạo đức, tâm nhìn thời đại, khát khao cái đẹp bằng những hình thức phong phú, đa dạng Ở nửa đầu phần mo Vải, đoàn lữ khách trong cõi ảo tưởng đi thăm nhận mặt dòng họ tổ tiên ở mường Ma, phần sau được mo dẫn lộ lên mường
Trời với cảnh thiên đường mới lạ
Mo Tiêu cũng là phần nổi bật chủ đề của sử thi “Đẻ đất đề nước“ Cũng giống như phần trên, ông mo dẫn đắt linh hôn người chết và đoàn lữ khách trong ảo
tưởng đi thăm hết mường Ma, mường Trời và bây giờ trở lại thăm cõi đất mường Người Ông mo kể những câu chuyện hình thành vũ trụ, khai thiên, lập địa, lịch sử
sinh ra mn lồi, mọi vật là thuỷ tổ gốc gác loài người Kết thúc mo Tiêu cũng là lúc
cả mường bản chuẩn bị đưa quan tài người chết ra nghĩa địa Trong lúc đưa đám
còn diễn ra các khúc ca bị ai cuối đút, cuổi lìa, cuổi lại Đây là lời ca thiêng liêng
dâng người quá cố, răn dạy người đời ở lại ăn ở tương thân, tương ái
Thực ra, trong tang lễ 12 ngày đêm, nơi diễn xướng áng sử thi thân thoại “Đả
đất, đẻ nước? còn có một hình thức mo nữa, đó là mo Tuông Mo Tuông được cử - hành sau khi đậy kín nắp quan tài người chết và đồ cúng đã bày trên bàn thờ, tức là
trước khi diễn ra mo Vải và Mo Tiêu Ông mo quay mặt về phía bàn thờ đặt nơi đầu thị hài mà đọc những áng mo thiêng liêng thần thánh, vận động kỹ xảo của truyện thân thoại để xây dựng ước lệ vị thần của tâm thức Fonklo Mường Đó chính là dấu ấn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nòi giống của người nguyên thuỷ được lưu truyền tái tạo trong áng sử thi tuyệt vời này Nội dung của mo Tuông là giúp linh hồn người
chết về chốn mường Ma, nơi cư trú của thế giới huyền bí, Thực chất đây là nẻo về chốn thuỷ tổ cội nguồn sinh ra lồi người Phần mo Tng kết thúc sau hai, ba ngày
diễn xướng
Tóm lại, “Đẻ đất đẻ nước” là sự kết hợp nhuần nhuyễn những liên khúc thần thoại với nhau Hình thức diễn xướng gắn liên với đời sống văn hoá và tâm linh
người xưa Những giá trị nguyên thuỷ đó vẫn còn tôn tại trong thời đại xã hội Mường
bước sang ngưỡng cửa văn minh
Nhà thơ Lò Cao Nhum
(Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam
Trang 6RẺ ĐẤT ĐẺ NHfE
I.MO TLÊU “ĐỀ ĐẤT ĐẺ NƯỚC” ÁNG SỬ THỊ MƯỜNG
Mường? là dân tộc đứng thứ tư về dân số trong cộng đồng 54 dân
tộc Việt Nam Theo thống kê năm 2009 dân tộc Mường có 1.268.963 người sống tập trung ở các tỉnh: Hoà Bình, các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá,
Yên Bái, Phú Thọ, Ninh Bình
Dân tộc Mường có vốn văn học dân gian phong phú và tương đối
thống nhất Tiếng Mường thuộc nhóm ngôn ngữViệt - Mường Nhiều nhà
khoa học đã chứng minh rằng người Mường và người Việt có cùng một
gốc Họ mới tách thành hai từ khoảng các thế kỷ IX - X sau công nguyên
Văn học dân gian dân tộc Mường đã được sưu tầm, biên soạn, giới thiệu khá nhiều Đá đất đẻ nước là một trong những tác phẩm được chú ý
sớm nhất
A QUÁ TRÌNH SƯU TẦM VĂN BẢN
Theo tư liệu ghi chép lại thì người đầu tiên nói đến Đả đất đẻ nước là
Quach Điêu (người Mường) Quách Điêu không nói đến Đẻ đất đả nước mà
nhắc đến một nhân vật trong tác phẩm này - Dịt Dàng Ông nói Dịt Dàng
chính là Hùng Vương ® Ý kiến này được ghi trong sách chữ Hán: “Hoà Bình
quan lang sử khảo” chép trong bộ “Minh đô sử; chương nói về nguồn gốc
người Mường (đã đăng ở Nam Phong 1925)
Trong cuốn: La province Mường de Hoà Bình, Tạp chí Đông Dương
xuất bản, Hà Nội, 1926, Pierre Grossin có tóm tắt Đề đất đẻ nước thành một
truyện cổ tích
Jeanne Cưisinier trong cuốn Les Mường, géographie humaine et soc
ologie, Paris, 1918, trong chương “Lễ thức ma chay” đã viết khá kỹ về Đẻ
đất đẻ nước
Tuy vậy, không phải do có những người mách nước hoặc cổ vũ trên đây mà nảy sinh quá trình sưu tầm văn bản Đẻ đất đẻ nước mà là do chính
sách văn hoá dân tộc của Chính phủ Việt Nam đã động viên toàn dân ra
sức sưu tầm và trân trọng di sản văn hoá của các dân tộc
Đẻ đất đẻ nước được các nhà trí thức Mường sưu tầm trên cả ba vùng:
(1) Khái niệm Mương = mường vốn là một khái niệm chung cho cả xã hội Thái và Mường Cả hai
trường hợp nó đều chỉ một vùng cư trú hoặc lớn hoặc nhỏ
Mường với tư cách tên dân tộc, là một cách gọi không chính xác Dân tộc mà chúng ta quen gọi ä Mường, thực ra họ tự xưng là (MOL) Mol có nghĩa là người Tuy nhiên, mợi người đã quen gọi là “dân tộc Mường" và được dùng cả trong công văn giấy tờ chính thức nên chúng tôi cũng giữ nguyên như thế
cho tiện Được sự đồng ý của tác giả, chúng tôi cập nhật số liệu mới để bạn đọc tiện theo dõi (B.T)
(2)Theo truyền thuyết, Hùng Vương là triều đại đầu tiên của Việt Nam Hùng Vương thứ nhất lập
Trang 7DE DAT DE NOSE
Hoà Bình, Thanh Hoá, Yên Bái
Bí thư tỉnh uỷ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Hoà Bình Bùi Văn Kín
đã hết sức động viên một số anh em người Mường sưu tầm như Bùi Văn
Kín nói “Công tác sưu tầm, biên dịch và chỉnh lý, chú thích không phải
là chuyện đơn giản Bước đầu các soạn giả đã sưu tầm và chọn lọc được khoảng năm, sáu nghìn câu để xuất bản” ?, Và ở mục “Cùng ban doc’,
nhóm biên soạn viết: “Trong quá trình sưu tầm và biên soạn, chúng tôi đã được Huyện uỷ, Uỷ ban hành chính và Phòng Văn hố Thơng tin các
huyện: Lạc Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi, Kỳ Sơn tận tình giúp đỡ về nhiều mặt
Bản Đẻ đất đẻ nước này dựa trên tài liệu của bốn mường; Bi, Vang, Thàng,
Động làm căn cứ chính và có sử dụng các nguồn tài liệu ở một số vùng khác để nghiên cứu phát hiện và bổ sung Việc sắp xếp các tài liệu đã cố
gắng kết hợp giữa trình tự sử dụng tự nhiên của các nghệ nhân với sự
nghiên cứu vị trí tương đối hợp lí của tài liệu” (sách trên tr.12)
Năm 1972, tôi đã về Yên Bái sưu tầm, nghiên cứu Đả đất đẻ nước
nhưng chúng tôi chưa ghi chép được mấy Đến năm 1973, Nhà xuất bản Văn hoá đã cho ra đời cuốn “Đang Vần Va" mét “Rang” trong hé théng Tang
ca và có liên quan quan đến Đẻ đất đẻ nước do Đỉnh Ân sưu tầm ở Yên Bái Như Đinh Ân nói trong “Lời người sưu tầm và biên dịch”: “Người Mường
không có chữ vì ngày xưa khi đi lấy chữ về qua suối bỏ vào mềm, nó trôi xuống bụng mất nên mỗi lần đọc lại, nếu quên thì phải hắng giọng để
chữ hiện ra” “sưu tầm Vần Va chúng tôi được sự ủng hộ của nhiều người, về phần mình thì chỉ làm nhiệt tình hơn là sự hiểu biết mà chỉ là để đáp ứng sự mong muốn của người già” Vần Va được dùng trong tang lễ, thuộc
hệ thống mo Vai Nhung rat ít có đám tang tổ chức kể đầy đủ cả Đả đất đẻ
nước và Đường về với tổ tiên nên Vần Va luôn được tách ra như một tác
phẩm riêng có thể kể vào các buối tối nhất là đêm 30 tết âm lịch “Ở đám
ma, người ta hát một lèo chứ không kể, giọng hát chẩầm chậm, thiết tha Trong hoàn cảnh này Vần Va được gọi là Mo Vần Va” (tr.9)
Quá trình sưu tầm Đẻ đất đẻ nước ở Thanh Hố được hai ơng Vương Anh và Hoàng Anh Nhân nói rõ qua hai bài viết in trong tập: “Kỷ yếu hội
nghị chuyên đề về tác phẩm Đẻ đất đẻ nước tại Thanh Hoá” ngày 28 tháng
8 năm 1973 12,
Mới học lớp ba mà bố đã bắt Vương Anh làm công việc ghi mo Ông
(1) Bùi Văn Kín Tựa, Đẻ đất đẻ nước thơ ca dân gian dân tộc Mường, Nxb Văn học, Hà Nội, 1976, tr.10
Trang 8DE DAT DE NUBE
mời các ông mo ?! nổi tiếng bày cơm rượu ăn để các ông đọc cho Vương
Anh ghi Cái khó khăn nhất của việc ghi mo này, nhất là đối với cậu học
sinh 10 tuổi là người Mường chưa có chữ viết Cũng may là tiếng Mường gần gũi tiếng Việt nên Vương Anh cứ tự sáng tác ra cách ghi tiếng Mường Ông bố làm việc này vì hai lý do, trước hết là do chính sách đối với văn hoá
dân tộc của Chính phủ Việt Nam, sau nữa là ông yêu thích mo Ông nói
với con:
- Tao cấm viết tắt chữ tắt khó đọc, lại khó nhìn, và tao còn coi lại, còn
học lại như mày học bài thuộc lòng ấy
Cũng có khi hai bố con dắt nhau đi hết mường này đến mường khác dé ghi mo
May năm sau hai bố con đã có một tập giấy day nửa gang tay, khói bếp và bụi bậm bám vàng Tập giấy đã đi qua mường Yến, mường Nang,
mường Khê, mường Ống, mường Lụt, mường Lồ
Đến đây bố có trọn một bài mo trên hai vạn câu ?' còn Vương Anh có
trọn một nỗi mỏi mệt, nhưng qua mỏi mệt lại có một hứng khởi Vương
Anh dịch bản mo từ tiếng Mường ra tiếng Việt
Nhưng như Hoàng Anh Nhân nói, bản của Vương Anh không phải là bản sử dụng, bản công bố của Ty Văn hóa Thanh Hoá 1975, mà đó chỉ là bản cơ sở nhờ nó, các tác giả vạch lại con đường kéo chu, rồi dọc theo con đường đó mà sưu tầm Theo cách ấy, các tác giả tập trung chú ý vào 7
vùng mường: Ống, Ai, Lẫm, Yến, Rặc, Dồ, La Khơn Ở mỗi mường họ đã tìm thấy nhiều văn bản khác nhau Sau khi đối chiếu, cân nhắc họ rút thành
bảy văn bản và chọn bản của mường Yến do ông mo Chia cung cấp làm cơ sở
Khi về nghiên cứu ở Thanh Hố, tơi được biết ở đây ngoài Vương Anh và Hoàng Anh Nhân còn có nhiều người đã và đang say mê sưu tầm
nghiên cứu Đẻ đất đẻ nước như Bùi Nhị Lê, Minh Hiệu
(1) Ông Mo: Chức dịch đứng đầu bộ phận phụ trách về lễ nghỉ một Mường Mo thường đo một
họ thế tập Mo hiểu biết các nghi thức cúng bái, thuộc các bài khấn, nhớ rất kỹ phong tục tập quản, lệ luật bản mường Ông là người ghi chép sử sách giỏi về văn học nghệ thuật lại thông tạo việc đối đáp
trong khi giao dịch với các địa phương khác nên ông được xã hội cũ rất coi trọng
(2) Nói hai vạn cau là vì trong tập sưu tầm này có lẫn cả những "rằng” thuộc mo “Đường về với
tổ tiên"
Mo Đường về với tổ tiên tiếng mường gọi là mo Vải (Vải là tổ tiên, còn gọi là mo lênh tới (lên trời,
trời là nơi cư trú của hồn) Tôi cho rằng phải dịch thoát nghĩa mới lột tả được “bản chất của hiện tượng” nên dịch là mo Đường về với tổ tiên Nhóm từ này đồng nghĩa với các nhóm từ: Đường xuống suối vàng, đường lên cöi nát bàn, đường về với Chúa Cách hiểu này gần với cách hiểu của Tố Hữu trong câu thơ:
Trang 9DE DAT DE NOC
Tuy nhiên, bản của mường Yến là bản được dùng làm cơ sở để biên
soạn thành bản in của Ty Văn hoá Thanh Hoá, 1975 và bản in của Sở Văn
hố Thơng tin Thanh Hoá phối hợp với Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, 1986, cũng là bản chúng tôi dùng làm cơ sở để biên soạn thành bản in
trong tập sách này
Sở dĩ chúng tôi phải biên soạn lại là vì:
- Đề đất đẻ nước và Đường về với tổ tiên là hai áng mo có khối lượng đồ sộ (trên ba vạn câu) khó một người nào thuộc hết và nắm chắc trình tự
chương mục khi người Mường chưa có văn tự Điều này có thể thấy rõ nếu
đem so sánh hai bản Thanh Hoá - Hoà Bình Cho nên, bản Hoà Bình tuy có
sự lẫn lộn giữa Đả đất đẻ nước và Đường về với tổ tiên lại bị biên tập cắt
xén quá nhiều nhưng trong nó lại có những “rằng” tiêu biểu và có những
phiến đoạn súc tích cô đọng khiến chúng tôi không thể bỏ qua
- Do yêu cầu của tập sách là đáp ứng thưởng thức của đông đảo bạn
đọc trong nước và ngoài nước, nên phải tước đi những đoạn trùng lặp,
rườm rà gây nhàm chán cho người đọc, nhưng lại phải làm sao cho có nội dung trong sáng mà không bỏ đi những nét quan trọng của một văn bản
văn học cổ, nghĩa là phải giữ được chất liệu vốn có và giá trị lịch sử của văn bản Bản Hoà Bình có những phiến đoạn độc đáo đáp ứng yêu cầu này
- Trong lúc biên soạn,chúng tôi cố gắng tách hai áng mo rất dễ lẫn lộn này ra khỏi nhau Chúng tôi chọn lọc các “rằng” và sắp xếp lại cho hợp
với nhận thức của chúng tôi (sẽ trình bày sau)
Tóm lại, cho đến thời điểm này, chúng ta có trên 10 bản Đẻ đất đẻ nước, bản trung bình là 8.000 câu, bản dài nhất là 16.000 câu, bản ngắn
nhất là 3.500 câu Đây là tác phẩm văn vần đồ sô trong kho tàng văn học
dân gian Mường, cũng là một trong số tác phẩm có khối lượng lớn nhất của văn học dân gian Việt Nam
Công việc sưu tầm văn bản Đẻ đất đẻ nước vẫn chưa kết thúc Trái
lại, do việc nghiên cứu tác phẩm ngày càng sâu sắc thì công việc sưu tầm chính xác và toàn diện càng trở nên cấp thiết Vả lại, bên cạnh Đẻ đất đẻ nước thì dù khó khăn phức tạp đến đâu chúng ta cũng nên hoàn thành cho được việc sưu tầm biên soạn và công bố văn bản mo Vải Chỉ có như thế thì việc phân biệt hai áng mo mới có thể đúng đắn và đưa giá trị của
cặp sử thi này xếp hàng với các áng sử thi “cặp đôi” trên thế giới (ví như
lliát, Ôđixê)
B NỘI DUNG
Khi một thành viên xa rời cộng đồng, ông Mo dùng lời mo giúp hồn
đi lên với tổ tiên cộng đồng Lúc hướng dẫn hồn đi trên cõi đất ông đọc mo Tiêu Lúc hướng dẫn hồn đi trên cõi trời thì ông đọc mo Vải
Trang 10ĐẺ ĐẤT Ẻ NƯỚC
Mo Tiêu có nghĩa là mo kể truyện Mo Vải có nghĩa là một hệ thống
truyện thơ sự tích Hai áng mo này đối lập nhau về nội dung, về kết cấu, về
phương pháp thể hiện và do đó, có thể nói, hai áng mo này được sáng tác
vào những thời gian cách xa nhau
Mo Vải là trường ca thần linh Các thần linh trong mo Vải khơng đơn
thuần là nhân hố các lực lượng tự nhiên mà còn có các thần chống lại
sức mạnh ấy Đó là những thần mà về sau sẽ là đề tài để người Mường
dùng làm chất liệu cho truyện cổ tích thần kỳ, cho truyện thơ, và cả cho
dân ca tục ngữ Trên thế giới còn rất ít dân tộc bảo lưu được loại trường
ca này Ở đây, mỗi thần đều có nhiệm vụ thi hành một quyền lực có tính chất tinh thần Điều đó khiến người sáng tạo phải biểu hiện hoạt động
của thần theo hoạt động của con người Nhưng dù sao đó cũng là hoạt
động của thần chứ không phải của người nên bên cạnh yêu cầu kể lại sự
tích của các thần nguyên thuỷ người ta cần đưa đến một sự hiểu biết trực tiếp về xã hội, cần đem đến một tác động cụ thể cần thiết cho xã hội Vì
vậy người ta phải kể thêm một vài sự tích về những vật dùng trong tang lễ như: Đèn, Khót
Mo Tiêu kể những câu truyện ở trần gian theo trình tự thời gian,
tương tự như một cuốn tiểu thuyết chương hồi Mục đích của mo Tiêu là
giúp hồn người chết biểu hiện lai lịch của bộ tộc Còn khi đọc mo Vải là
để cho hồn người chết nghe Hồn không phải là một nhân vật trong bài mo, hồn cũng không phải là một nhân vật tham gia diễn xướng Hồn chỉ là một người nghe, một thính giả vô hình, tiếp thụ lời mo
Ở những đám tang nhỏ, người ta chỉ đọc mo Vải hướng dẫn hồn một
vài nét sơ qua để khỏi bỡ ngỡ với thế giới bên kia và biết trở về phù hợp
cho lớp hậu sinh, chỉ những đám ma to, tang chủ muốn tổ chức thật đầy
đủ thì người ta mới tổ chức diễn xướng mo Tiêu để đưa hồn người chết
đi thăm tổ tiên cõi trời biết lai lịch đất nước giống nòi Ông mo là người hướng dẫn giảng giải hồn đi theo lời hướng dẫn để xem Hồn không phải
chỉ là “người” nghe mà là “người” hành động, là nhân vật tham gia diễn xướng
Để tiếp tục nói về mo Tiêu, chúng tôi xin giới thiệu chút ít về mo
Vải
Văn bản của mo Vải ước tính khối lượng lớn hơn mo Tiêu (chúng tôi
đang tìm cách sưu tầm, biên soạn và dịch để có dịp thì có thể công bố
được) Tạm tóm tắt như sau:
Linh hồn khi được dẫn lên trời sẽ phải đi qua 3 chặng
1 Chang đường chuyển tiếp: Từ cõi trần muốn đi lên cõi trời phải qua con sông Bôi Chở hồn qua sông Bôi cần một con đò đặc biệt, gọi là đò ác
Trang 11DE DAT DE NUSe
Con đò ác sẽ đưa hén dén bén Bui Dén bén Bui hén đi vào cổng trời Gác cổng trời có ông Tuần Hồn phải kể lể kêu xin mãi ông Tuần mới cho hồn đi qua cổng để vào Mường Trời Thấp
2 Mường Trời Thấp:
Muốn vào Mường Trời Thấp hồn phải theo lời chỉ dẫn của ông mo Trước hết hồn đến Hang Hao, rồi sang Hang Ma, Hang Theo Dé nhà Cun
Thai đây là những nơi sinh ra dòng giống người (mo Tiêu đã kể rõ) Hang Ma là nơi để trứng tiếng, quả trứng đã nở ra người Hang Theo Dé là nơi
đứng đó, hồn sẽ nhìn thấy toàn bộ Mường Trần Gian Riêng đoạn đứng tại Hang Theo Dé nhìn trần gian có thể tách riêng thành một mo gọi là mo
Nhìn Mường,
3 Mường Trời Cao: Đến mường này hồn sẽ được gặp các Thiên thần:
Chín Vịn: Thần Săn Bắn
Ta cam cot: Than Lea
Ong mo tiép tuc dua h6n di tham vườn “thượng uyển” của nhà trời và
kể cho hồn nghe một mối tình đắm say của một đôi trai gái Riêng đoạn
Vần Va (vườn hoa) này có người đã sưu tập thành một tập sách riêng, gọi
là Đang Vần Va (đã nói trên)
Sau đó hồn được phép đi qua sông Ly theo cầu Liêm La để lên cõi siêu trần Ở đây hồn được xoá hết nợ ở trần gian bỏ hết mọi kiện tụng, đổ sạch mọi tội lỗi Hồn thanh thản sống cuộc đời thanh khiết đi gặp các
nhân vật huyền thoại như gặp các thần sinh ra người Thần coi giữ trần
gian Cuối cùng hồn đi vào xứ bất tử, ở với tổ tiên
Qua kết cấu trên ta thấy mo Vải chưa phải là một sử thi theo cái nghĩa
thông thường của danh từ này bởi vì ở đây chưa có một nhân vật quán
xuyến, chưa có những nhân vật với tư cách là những cá nhân hành động
trên một thao trường rộng lớn thu hút toàn bộ sự tưởng tượng mông
lung bay bổng của người Mường thành một truyện có đầu có đuôi
Khác với mo Vải, mo Tiêu là một sử thi thật sự Tác phẩm này được tổ chức một cách chặt chẽ, thậm chí là một hệ thống chặt chẽ Chủ đề của nó không phải là một hành động cá biệt của nhân vật mà là những hành
động lớn tác động đến cả dân tộc và có kết thúc nghiêm ngặt Đẻ đất đẻ
nước là mo Tiêu gồm nhiều rằng (chương, khúc, đoạn) Đẻ đất đẻ nước vốn
là tên gọi của hai rằng Đẻ đất đẻ nước nhưng trong ÿ niệm của người Việt
- Mường thì đất nước còn mang ý nghĩa Tổ quốc, giống nòi, địa vực cư trú
nên tên của hai chương lại được sử dụng làm tên chung cho toàn bộ bài
(1) Người Thái cũng có vị thần này Thái gọi là Then Cam Cot
Trang 12ĐẺ ĐẤT ĐẺ NữấE
mo Cốt truyện mo Tiêu có thể tóm tắt như sau:
1 Giới thiệu cảnh vũ trụ còn hỗn mang mờ mịt “dưới đất chưa có đất, trên trời chưa có trời”
2 Thuở ấy có một trận mưa to nước ngập mênh mông Nước rút để
lại ông Thu Tha, bà Thu Thiên tạo ra cỏ cây, muôn vật Đó là đẻ đất,
3 Sau trận lụt, trời lại nắng hạn, nắng chết hết cỏ cây, nắng nứt nẻ đất
đá Ông Pồng Pêu phải cầu mưa Lại một trận mưa lớn Đó là đẻ nước
4 Mưa tạnh, tự nhiên mọc lên một cây Sĩ thần, lớn rất nhanh Ngọn
Sĩ chĩa lên tận nhà ơng Trời Ơng Trời nghĩ, nếu chặt cây S¡ đổ thì sẽ chết
hết muôn vật nên chỉ sai hai con sâu: sâu Hốc, sâu Hà xuống đục thân cho
cây đổ
5, Cây Si có 1919 cành, các cành đổ dần, chết dần Mỗi cành Si đổ tạo
ra một mường nên ngay ban đầu đã có 1919 mường Đó là đẻ Mường
6 Cay Si con hoa ra mu Da Dan Mụ Dạ Dần sinh được hai con là:
Cun Bướm Bờ, Cun Bướm Bạc Hai chàng kết duyên với hai nàng tiên, sinh
được 10 con Con út là Trống Chim Tung, Mai Chim Tét Chim nay dé ra trứng Tiếng Trứng Tiếng nở ra thành người, trong đó có may anh em Dit
Dang, Ta Cai, Ba Can, Va Hai Kit va ca Chu chương mường nước !, Đó là
đẻ người
7 Lúc ấy trời có 12 mặt trời và 2 mặt trắng nên nóng quá Họ nhà
Ngao dùng tên bắn rụng cả Phải nhờ Trống Gà Ải, Mái Vịt Êm đi gọi một
mặt trời và một mặt tráng lên Sau đó ông Thu Tha bà Thu Thiên mới truyền làm ra năm tháng
8 Mường nước mời Dịt Dàng ra cẩm binh cầm mường Dit Dang
nhận lời, nhưng bị ma đón đàng chặn ngõ làm cho Dịt Dàng không thể
ra được
9 Mường nước lại mời Lang Tà Cái nhưng Lang Tà Cái cũng bị ma ếm
đánh nên không đám ra
10 Người em thứ ba là Lang Cun Cần được mời Với tài ba lỗi lạc Lang Cun Cần đi đến đâu là ma quý chạy hết nên đã cẩm binh cầm mường,
11 Đã có người cầm đầu thì phải sắm nơi ăn chốn ở của ông cho tử
(1) Cun hay Khun: bắt nguồn từ tên gọi cáo quý tộc người “xá” nhu Khun Am Poi, Khun Quang
Sau do nó là tên gọi có ý tôn kinh đành riêng cho các chức dịch của một số dan tộc Tây Bắc Việt Nam Người Mường gọi Lang Cun là chúa đất coi một mường lớn, một vùng lớn, một vùng lớn
+ Lang: danh từ để chỉ những dòng họ làm chúa đất, nói chung: khác dòng họ dân Lang cũng là danh từ chỉ dòng họ quý tộc nói chung cùng nghĩa với chữ Đạo (hay đạo: Cun Sâm, đạo Sóc) vì vậy có danh từ ghép Lang Bao
+ Chu chương toàn bộ các cố lão chức dịch quân sự trong các mường Về sau bao gồm cà các chức dịch thuộc bộ phận hành chính; bộ phận bảo vệ, hầu cận nhà lang cun và bộ phận tôn giáo luật pháp
+ Chu chương mường nước: toàn bộ bộ phận chức dịch và toàn dân bản mường
Trang 13HE DAT DE NOSE
tế, Rùa đã bày cách làm nhà cho người, nên mường nước dựng được cho
ông Lang ngôi nhà to đẹp
12 Bây giờ cả bộ tộc lại lo sao cho lang được ăn ngon Muốn ăn ngon
phải có lửa để nấu ăn Họ bảo lang sai Viếng Cu Linh lên xứ sở thần Lửa - Tà (Cam Cọt - nhưng Viếng Cu Linh không cẩn thận nên đã làm hỏng việc
Lang lại sai Tun Mun đi, Tun Mun ruổi trâu) láu lĩnh đã học được cách làm lửa chứ không phải chỉ xin lấy lửa Từ đây người Mường có lửa
13 Chuột bày mẹo cho nàng Dặt Cái Dành lên chỗ Thần Tiên Tiên
Mái Lúa xin được giống lúa đem về
14 Thằng Pặp, thằng Pờm đi chăn trâu, tìm đến nhà ông Lang Khấn
Dân học cách làm rượu
15 Nàng Dặt Cái Dành lại một lần nữa được phái lên trời xin giống
lợn, giống gà
16, Trâu thân hành đến xin ở cày ruộng cho Cun Cần
17, Cuộc sống vật chất đã đây đủ Lang Cun Cần lấy vợ, Lang Cun Cần
lấy em gái đẻ ra ma ếm
Lang Cun Cần lấy Vậm Đầu Dat dé ra Cun Téi
Lang Cun Cần lấy Vật Đầu Nước đẻ ra Cun Tàng
Lang Cun Can lay A Sao, A Sang, A Rang nha trai sinh ra lang Cun Khuong
Lay cô gái nuôi trong làng đẻ ra chàng Toóng Ín (Đồng Ín)
18 Từ đây, Lang Cun Cần thực hiện quyển trị nước thể hiện bằng một
vật tượng trưng cho uy quyền nhà Lang: Đề Trống Đồng
19 Lang Cun Can chia dat cho các con Trong khi chia, Lang đã nghĩ
rằng phải chia sao cho công bằng nhưng cuối cùng Lang Cun Khương lại
phải lĩnh phần xấu nhất Lang Cun Khương bực mình chạy về trời (ông bà
ngoại), Trời giúp Lang Cun Khương trở lại trần gian
20 Sau khi đã khẳng định vai trò của mình, Lang Cun Khương tiến thêm một bước nữa xây dựng “triểu đình": Làm nhà Lang Làm Nhà Lang
là công việc gian khổ nhưng to lớn và hệ trọng nên phải chặt cho được
“cây chu tá, lá chu tôông, bông thau quả thiếc”: Đây là cây thần - cây thị
tộc - được thần linh bảo vệ nghiêm ngặt Đười Ưởi đã để lộ nơi có cây ấy cho Tặm Tạch Tặm tạch đã để lộ cho Cun Khương biết
21 Lang Cun Khương đã xây dựng được “triều đình” nhưng Tặm Tach
đã phải chết, con của Tặm Tạch oán trách Lang và chống lại Biểu hiện cao nhất là thằng Tặm, con Tạch (con của Tặm Tạch) đã đốt nhà Lang Chúng
bị Lang giết, xác biến thành thú dữ Trong đó, con thú ghê gớm nhất là Moong Lồ Lang lại phải tổ chức săn bắt vây ráp để diệt các loài thú dữ
22 Chưa hết trở lực, trong nội Nhà lang đã phát sinh mâu thuẫn
Trang 14DE DAT DE NUS Toóng Ín em út của Lang kiên quyết chống lại Lang Cuộc chiến đấu này
được xem như là một cuộc tranh giành quyển lực to lớn đầu tiên trong nội
bộ dòng Lang Cun Khương đã thắng
23 Mọi việc yên ổn, Lang Cun Khương và Mường nước rước vua Dịt
Dang về “Đồng chi tam quan kẻ cho”
Trên cơ sở lôgíc đó, tôi sắp xếp các rằng của Đẻ đất đả nước thành hệ thống như sau: A Hình thành đất nước, con người : 1 Mở đầu 2 Đẻ Đất 3 Đẻ Nước 4 Đẻ Cay Si 5, Đẻ Mường 6 Đẻ Người 7 Đẻ Năm tháng 8 Đẻ Dịt Dàng 9 Dé Lang Tà Cái
10 Bé Lang Cun Can
B Xây dựng cơ sở vật chất, văn hoá : 11.Làm nhà ở 12 Tìm lửa 13 Tìm lúa, trâu, bò, lợn, gà 14 Tìm rượu C Lo việc nhà : 15 Lang Cun Cần lấy vợ và Chu Chương mường nước tìm vợ cho Cun D Lo việc nước : 16 Đẻ Trống đồng 17 Chia ruộng đất (ngôi thứ) 18 Tìm Chu 19 Chat Chu
20 Làm Nhà Chu (xây dựng “triều đình")
Trang 15BE ĐẤT ĐẺ NHẾC
- Lam ngai vàng
- Rước Vua về Đồng chì tam quan kẻ chợ
Tóm tắt lại như vậy, ta thấy bài mo là một tác phẩm hoàn chỉnh có
cấu trúc chặt chẽ, hợp lô-gích, lịch sử, nhưng ta sẽ thấy nó mang tính
tượng trưng rất cao
Thần trong mo Vải là những áng thần thoại còn mang tính duy vật tự phát, hồn nhiên Thần sinh ra loài người, thần làm ra lúa gạo, thần làm ra lửa, thần gió, thần mặt trời, thần săn bắn Tất cả chỉ là những lực lượng tự
nhiên hay con người được thần thánh hoá
Nhưng đến Đẻ đất đề nước thì Lang Cun Cần, Lang Cun Khương là tất cả Lang Cun Cần từ trứng chim nở ra, chim là giống trên trời Lang Cun
Cần lấy Ả Sao, Ả Sáng, Ả Rạng nhà Trời thì đó là lấy người nhà Trời Cho
nên Đẻ đất - đẻ nước hoàn toàn khẳng định vai trò của tính dương - của
con trai Người con trai là tự tại, là bất diệt, trường tồn Người con trai điều
khiển mọi vật, mọi thần, trừ hết mọi ma tà, quỷ quái Mọi vật, mọi thần chỉ
là đối tượng sử dụng của Lang Rõ ràng Đẻ đất đẻ nước đã quy tất cả các thần thiên nhiên của mo Vải vào “Vương quyền” (quyền nhà lang) Tất cả những gì là siêu hình trong văn học của mo Vải được triệt để lợi dụng để
xây dựng chế độ Nhà Lang và tôn giáo thờ cúng tổ tiên, hay “hau mo Vai"
Như vậy khái niệm “Đẻ đất đẻ nước” chỉ có thể hình thành sau một quá
trình trừu tượng hoá những yếu tổ tín ngưỡng nguyên thuỷ của người
Mường mà có người đã cho là chủ nhân của văn hố Đơng Sơn (4.000
năm trước) Khái niệm đó trở thành trung tâm của một áng mo, khẳng
định tỉnh thần Mường dưới chế độ lang đạo Mường
C DIỄN XƯỚNG
Kiểu diễn xướng mo do một người đảm nhiệm Người đó được gọi
là ông Âu tức là một ông Sa man, hoặc gọi là thầy phù thuỷ Chữ Mo được
dùng để chỉ một giọng điệu, ví dụ như khi người ta nói: Ông ấy đang mo
Đẻ đất đẻ nước đấy và chữ Mo được chỉ tác phẩm văn bản khi người ta gọi
là bài mo, ví dụ: Bài mo Tiêu, bài mo Vải
Bài mo Đả đất đẻ nước có một giọng điệu riêng và do ông Âu diễn
xướng trong đám tang, nên cũng gọi là ông Mo Về sau các ông Mo, bố Mo, ậu Mo thành chức dịch của Mường
Tang ca của người Mường có thể chia ba phần:
a) Mo Vải, có nghĩa là mo lên trời (đưa hồn lên cõi trời)
b) Mo Tiêu, có nghĩa là mo kể chuyện
c) Các tiết mục văn nghệ khác đệm vào trong khi ông mo nghỉ để
chuyển đoạn
Cần nói thêm về các tiết mục này Trong các đám ma lớn, ngoài mo
Trang 16ĐẺ ĐẤT ĐÈ NƯỚC
Tiêu và mo Vải, người Mường huy động thêm một số vốn văn nghệ Các
hình thức văn nghệ này khi thì đệm cho diễn xướng mo, khi thì diễn xướng
độc lập Đó đều là hình thức vui chơi mà người Mường gọi là các trò: Trò
múa trống, trò Chèo Tế, trò Chèo Đưa, trò Chèo Kèo, trò Đánh Xen Ngoài
ra còn có múa Phường Roòng, hát Mâm, Xường
Thêm các trò vào là để cho làm cho tang chủ đỡ bi thương, làm cho người đến dự tang đông vui, làm cho ông mo được nghỉ ngơi lấy: lại sức chuẩn bị chuyển đoạn mà đám tang không bị ngắt quãng
Phần mo Tiêu chính là phần diễn xướng tác phẩm Đẻ đất đẻ nước
Theo Cuisinier (tài liệu đã dẫn) thì một đám tang được tiến hàng trong 10 đêm:
- Đêm thứ nhất kể sự ra đời của đất và nước
- Đêm thứ hai kể cuộc săn hổ và chặt cây
- Đêm thứ ba thầy mo nhìn
- Đêm thứ tư thầy mo lên - Đêm thứ năm hầu kiện - Đêm thứ sáu bán hoa
- Đêm thứ bẩy xin tuông
- Đêm thứ tám xuống trần
- Đêm thứ chín chơi vườn hoa
- Đêm thứ mười dặn dò hồn chết
Nếu đem so bản thống kê của Cuisinier trên đây với tài liệu điển dã của chúng tôi thì chỉ có hai đêm (một và hai) là diễn xướng Đẻ đất đẻ nước, tám đêm còn lại diễn xướng mo Vải
Nhưng thực ra một mình Đề đất đẻ nước đã phải mo 12 đêm mới hết
Trong 12 đêm đó, ông mo lần lượt hát hết “răng” này đến “rằng” khác Toàn bộ áng mo Tiêu (nhiều dị bản) nhưng theo chúng tôi ít nhất cũng 30 rằng
Việc chia “rằng” (chương đoạn) không phải do chủ quan của người sưu
tầm và biên soạn mà căn cứ vào thực tế diễn xướng Cuối mỗi “rằng” lời
mo có nói “rằng” này đã hết và sẽ chuyển sang “rằng” khác Ví dụ: - Đời đó đã vắng Rằng ấy đã qua Ta kể sang rằng khác - Chuyện đó đã rồi Hồi đó đã xong
Lại nghe chuyện Cây Sỉ long gốc
Nghe chuyện cây Si mục cành Đẻ ra mường, ra nước
Hết một rằng, ông mo lắc chuông mạnh rồi ngừng hẳn Ông nghỉ để
Trang 17DE DAT dE NUE
ăn trầu, uống nước, hút thuốc Xen vào đó là các trò vui, các tiết mục văn nghệ dân gian khác
Nhưng không phải đám tang nào cũng kéo đến 12 đêm Đẻ đất đẻ
nước Số đêm mo nhiều hay ít, nội dung mo như thế nào hoàn toàn do
kinh tế gia đình, ý thức tang chủ và trình độ ông mo Gia đình giàu có, địa
vị người chết cao thì mo nhiều (mo những đoạn nào thì tang chủ có thể
nói với ông mo) Nếu gia đình nghèo, người chết có địa vị xã hội thấp thì
người ta tổ chức đám đơn giản, tang lễ chỉ tiến hành một đêm cũng xong
(ở những đám tang này chỉ đọc mo Vải)
Thi hài người chết được cho vào áo quan Quan tài là một khúc gỗ
tròn Thường là gỗ Trám Khúc gỗ được khoét rỗng ruột
Người ta đặt quan tài giữa nhà Phía đầu quan tài là bàn thờ Trên bàn
thờ có cố C6 gồm có cỗ người chết, cỗ thánh và cỗ viếng Cỗ người chết và
cỗ thánh do tang chủ sắp, cỗ viếng do bà con thân thích mang đến
Cỗ người chết là một mâm xôi 9 tầng Xôi làm đủ 5 màu: Xanh, đỏ,
tím, vàng, trắng Trên cỗ xôi đặt một con gà trống luộc Cạnh cỗ xôi =ó
chuối và mía Trước cổ xôi có bình hương và ngọn đèn Trên cao treo một
hình bán trụ bằng tre đan để cắm nhiều lá cờ và lông công Cờ màu đỏ
giữa màu đỏ có phù hiệu tượng trưng, ví như hình cá, hình hươu ”
Con cháu người chết và người thân ngồi thành hai hàng sau quan
tài phía chân người chết Mọi người đều ngồi xệp xuống đất, mặt quay về
quan tài và nhìn lên ban thờ
Ông mo đứng hoặc ngồi ngang với hàng cỗ, mắt hướng về cỗ
thánh
Tuỳ theo từng vùng mà ông mo có trang phục khác nhau Ở Yên Bái, ông mo đội mũ kiểu mũ quan van trong tuéng, mac do thung, that lung vải trang, tay cam quạt giấy ngồi trên một ghế đệm bông cao độ 20cm
trở lên
Ở Thanh Hố, ơng mo đội mũ cánh sen như mũ của nhà sư (mũ gồm
5 đến 6 cánh sen bằng gỗ, sơn đỏ, được xâu thành chuỗi tròn bằng một sợi
dây) hoặc mũ hình đầu cú vọ mặc áo dài đen hoặc xanh lơ có viền đỏ Một tay cầm quạt lông công, một tay cầm chuông đồng và một túi khót ?,
Thay mo lên giọng hát từng đoạn Sau mỗi đoạn có âm nhac chen vào Nhạc cụ là một chuông đồng do ông mo tự lắc, hoà theo còn có một
dan nhac Những người sử dụng nhạc cụ đều do ông mo tuyển chọn và
(1) Cá và hươu là biểu trưng của mẹ và cha, biểu trưng này có trên hoa văn trống đồng Đông Sơn
(2) Khót là những vật thiêng của ông mo Các vật thiêng đó thường là những vật hiếm, lạ, có
hình thù kỳ quái: Móng hồ, răng lợn lòi, hòn đá, hình con cá Các nhà sưu tâm đã thu được một số túi
khót nhưng chưa kịp nghiên cứu
Trang 18DE BAT DE NUE huấn luyện
Vị trí diễn xướng của ông mo chỉ trong một chiếc chiếu trải giữa nền
nhà Khi thì ông ngồi hát, khi thì đứng lên múa hoặc làm điệu bộ minh họa
cho nội dung lời ca
Ngồi ơng mo ra còn có hai Đạo tràng phụ việc Họ có thể mo thay cho ông mo một vài rằng Cạnh Đạo tràng là ông Túa Ông Túa lo phục
dịch nước nôi, sắp đồ nghề (túi khót, kiếm, cung tên ) cho ông mo
Nhạc cụ gồm có: Cổng, kèn bóp, trống bản, chiêng Theo Cuisinier thì còn có trống đồng và đàn, Dàn nhạc được bố trí ngồi ngay ở cửa Man về phía trái theo chiều người xem Ngoài cổng vào người ta còn bố trí một
người cầm pháo hiệu, gọi là Trọ Khi có người mang cỗ đến thì ông Trọ bắn một phát pháo hiệu Mỗi lần pháo hiệu nổ, dàn nhạc cử ba bài: bài một: báo hiệu, bài hai: đưa mâm cỗ vào, bài ba: bày cỗ lên ban thờ
Sơ đồ bài trí đêm mo như sau: 1 Cổng vào 2 Người bắn Trọ 3 Cửa man lên nhà m—————————————— Ứ) (6) BEES, (10) (18+ % Gì @ Xử (3) [ 4» „ Nữ (15) WD (16) (17) SE 8 § Bs
(1) Có lẽ là một đoạn ống bương, cưa lấy hai mắt Ống được chẻ đôi Người ta dùng dao sắc lách
hai dây hai bên thành, đoạn lấy que kê hai đầu dây Đây là thứ đàn thô sơ thuộc loại gõ
Trang 19HE BAT DE NUE
4 Đường lên nhà san 5 Dan nhac
6 Người ngồi xem mo
7 Người thân của người chết
8 Con cái của người chết 9 Quan tài 10 Hình bán trụ có trang trí cắm cờ và lông công 11 Cỗ người chết 12 Hương đèn 13 Cỗ viếng của thân nhân (có màu sắc) 14 Ông mo 15 Cỗ của ông mo 16 Cỗ thánh 17 Đạo tràng 18.Túa
19 Dây “cừi” do con được họ hàng công nhận là con có hiếu trồng,
Ở Ấn Độ hàng năm, về mùa thu, sau vụ gặt lúa mì, khắp nơi trên
đồng bằng sông Hằng, người ta diễn lại kỳ tích của Hoàng tử Rama Nghệ
thuật diễn xướng ấy gọi là Ram Li-la Rama là nhân vật chính của anh
hùng ca Ramayana Rama đã có công diệt được giặc quỷ Ravana và thống nhất đất nước Ấn Độ đến tận các đảo phương nam Người ta lấy cả một vùng rộng lớn làm sân khấu tự nhiên, trai gái trong các làng xã làm diễn viên; quần chúng đông đảo là khán giả và các ông già nghệ sĩ đã thuộc lòng anh hùng ca làm chủ hội Ram Li-la
Nghệ thuật diễn xướng anh hùng ca Hy Lạp thuộc vào một giai đoạn
cao hơn #', Anh hùng ca chỉ được diễn xướng vào những buổi lễ nhất
định Đó là các lễ thờ thần Điônixôt (thần rượu nho), Đêmêtê (thần đất)
hay Pécvêphôn (nữ thần mùa xuân) ở trong các đền thờ các vị ấy và do các ca sĩ a-e-dơ biểu diễn Nghệ thuật diễn xướng ấy gọi là Đi tơ-răm bơ
Đitơrămbơ là loại diễn xướng định kỳ, định điểm và do một nhóm nghệ
nhân nhất định tiến hành nên nó chứa đựng mầm mống kịch
Nghệ thuật diễn xướng anh hùng ca Đẻ đất đẻ nước ở một giai đoạn
muộn hơn Đitgrămbơ và Ram Li-la vì nó đã từ “cõi thiêng liêng” chung của tập thể bộ lạc chuyển vào “cõi thiêng liêng” riêng của gia đình gia trưởng trong công xã láng giềng #' Diễn xướng Đẻ đất đề nước cũng thuộc lcại
(1),(2) Về sự tiến triển của các loại hình diễn xướng dân gian tôi đã trình bày trong một số luận văn Ví cụ: - Về các hình thức sinh hoạt dân ca, Tạp chí Văn học, 5-1973
-Thêm mội giả thiết về nguôn gốc và quá trình phát triển của Chèo, Nghiên cứu Nghệ thuật số 1-1977
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn xướng dân gian, Tạp chí Văn học số 6-1977
Trang 20DE DAT DE Nude định kỳ (cứ có người chết thì phải diễn xướng), định điểm (gia đình tang
chủ) và do một vài nghệ nhân nhất định đảm đương Diễn xướng Đẻ đất
đẻ nước chứa đầy yếu tố kịch là điều không còn phải nghỉ ngờ nhưng can phải được chứng minh Rất tiếc là chúng tôi không thể đi quá xa vấn đề
đang bàn
Il “DE DAT ĐỀ NƯỚC” LÀ MOT TAC PHAM SU THI
Bước đầu của công việc nghiên cứu Đẻ đất đẻ nước là nhận dạng loại
hình của nó, tức là xác định những nét chung nhất của tác phẩm Ở đây
theo cách hiểu của Hêghen về sử thi, chúng tôi đã lần lượt chứng minh
ba điều:
A Đẻ đất đẻ nước thuộc loại tác phẩm tự sự - lịch sử
B Nó chứa đầy phương pháp tượng trưng huyền thoại
C Nó có khối lượng đồ sộ và được toàn dân sử dụng
Sử thi kể lại cái tổn tại nhưng khác với sử Sử thi lấy đề tài là những
hành động của nhân vật chính và kể lại các hành động ấy trong điều kiện
nó được thực hiện Do đó nó có rất nhiều nhánh Nhờ các nhánh đó sử thí thu hút toàn bộ thế giới tính thần, vật chất của một dân tộc, một thời đại
Như vậy, nội dụng và hình thức của một sứ thi đích thực là toàn bộ quan
niệm về thế giới và cuộc sống của một dân tộc, được trình bày dưới hình
thức kể chuyện về các biến cố dân tộc Từ cái tổng thể đó phân ra một
phần là ý thức tôn giáo đã đọng lại trong thần thoại với những ý thức tôn
giáo của thời kỳ sáng tác và mặt khác là sự sống cụ thể, cuộc sống chính
trị và gia đình Sử thi làm cho tất cả những cái đó sống dậy bằng cách làm
cho nó gắn chặt với những cá nhân !!, Vì thế, rất khó có thể chứng minh ba vấn đề trên đây một cách rạch ròi, tách biệt Nhưng trong chừng mực nhất định, chúng tôi cố trình bày từng phần để tiện theo dõi
A TINH TY SU LICH SỬ
Qua các chương trên, ta đã thấy rằng cái làm thành nội dung Đẻ đất
đẻ nước không phải là một hành động ngẫu nhiên, bất kỳ, và tuỳ tiện, tình
cờ mà là một câu chuyện trong đó có nhiều hành động được chọn lọc kỹ càng, mang màu sắc tượng trưng độc đáo Các hành động của Lang Cun
(1) Xem Mỹ học (Hêghen), Phan Ngọc dịch
Trang 21DE DAT DE NUE
Cần, Lang Cun Khương gắn liền với lịch sử dân tộc Mường và của đời sống
tỉnh thần nhân dân Mường Những hoạt động này ta chỉ có quan niệm là
nó gắn liền với toàn bộ đời sống dân tộc suốt một thời gian dài hàng ngàn
năm của người Mường Hàng ngàn năm đó, bản Đẻ đất đẻ nước Thanh
Hoá chia ra 30 rằng (đoạn, khúc), bản Hoà Bình sắp xếp khác hơn:
1 Đẻ đất 2 Nàng Tuội Vạn
3 Vua Dần 4 Vải Thơi
5, Nước lụt nước cạn 6 Bông thơm trái lúa
7 Sinh nứa 8 Đẻ Trứng Tiếng
9 Xin lửa 10 Trồng dâu nuôi tằm
11 Làm nhà 12 Hỏi vợ
13 Tuông đèn 14 Nàng con trâu
15, Da gà măng khụ lụi 16 Đề gạo
17 Đề rượu cần 18 Đánh giặc vua Thiên Bướm Bạc 19 Cốn chu kéo lội 20 Đốt nhà, tranh chu
21 Đoọc moong 22 Đẻ trống đồng
23 Vái thắn vái mụ 24 Vải cấp
25 Đẻ khót 26 Danh Pan
27 Chàng cuông non 28 Trống tẻ điểm gỡ
29, Muon mo 30 Goi khót dậy
31 Cuối lia 32 Cuối dứt
33 Đi nhìn 34 Đối kiện
35 Chuộc xô 36 Xin tuông
Tất cả 38 rằng (còn thiếu 2 rằng)
Với hàng chục chương Đả đất đẻ nước kể lại lịch sử Mường từ khi
“dưới đất chưa có đất, dưới trời chưa có trời” sau đó trời đất, con người
và mn lồi sinh ra Một trong những con người đầu tiên là Đá Cần Từ đây lịch sử quy công về cho một người, một dòng họ Đá Cần lãnh đạo mường nước tạo ra toàn bộ của cải vật chất và tỉnh thần Mãi đến khi Cun
Cần không làm việc được nữa mới trao cho Cun Khương, con trai thứ ba,
cháu ngoại nhà trời làm tiếp Như vậy, Đẻ đất đẻ nước là câu chuyện lịch sử, chính trị, xã hội Đây là lịch sử Mường, nhưng cũng giống lịch sử của nhiều dân tộc Châu Á từ thời khai sáng cho đến khi có giai cấp và thiết lập chính quyển nhà nước ® Song le Đẻ đất đẻ nước đã đặt ta đứng trước một thế giới chính xác với tất cả tính độc đáo của nó và do đó Đẻ đất đẻ
nước là một thế giới riêng, có cá tính của nó Thế giới này chỉ có thể là thế
giới Mường
(1) Chúng tôi cho cdc rang 4 - 13-23-24 25 28 30 31-32 33 34 35-36 cần phải xếp vào mo Vải
(2) Có thể tham khảo hệ thống thân thoại Việt và Chăm ở phần khảo dị,
Trang 22BE DAT DE NSC
Trong khi sáng tạo những hình tượng không phải là mang những ý nghĩa cá nhân, những hành động riêng lẻ, mà là để phản ánh lịch sử của dân tộc, Đẻ đất đẻ nước tất yếu phải mang tính tự sự Bởi lẽ sự phản ánh một đối tượng theo thời gian dài hàng ngàn năm thì không thể có cách
khác hay hơn Cái chính ở đây là tác phẩm trong khi tránh kể những sự
kiện có thật trong lịch sử đã phản ánh một cách chân thật dưới dạng khái
quát những quá trình lịch sử chủ yếu, đã bao hàm một số biến cố chủ yếu của xã hội Mường trong lịch sử và cả sự diễn biến của văn hoá Mường qua
lịch sử Xin lấy vài ví dụ:
+ Tại sao tác phẩm nêu chuyện đốt nhà lang nêu bật chủ đề mâu thuẫn Lang - Dân, nhưng lại ca ngợi việc đón Vua về Đồng Chì Tam Quan
Kẻ Chợ?
Phải chăng điều đó phản ánh mâu thuẫn giữa hai dòng tư tưởng
song hành: Tích cực, tiêu cực trong nội bộ người Mường va Dé dat dé nước phải chấp nhận cả hai dòng vào mình, mặc cho tác phẩm bị rời rạc do sự
lắp ghép ấy?
Theo chúng tôi thì không phải như vậy, trái lại sự ghi nhận đó càng
làm nổi bật đặc trưng của dân tộc Mường
Muốn hiểu điều này phải hiểu sâu cuộc sống người Mường và hiểu
chế độ lang đạo Mường
Chế độ lang đạo duy trì tình trạng nhập nhằng giữa ruộng công và
ruộng tư Lang đạo không cho ruộng công lấn át ruộng tư, hoặc ruộng tư lấn át ruộng công Tình trạng đó kéo dài sự tan rã của công xã nguyên thuỷ và kìm hãm các gia đình tư hữu tiến lên Theo quy luật thì công xã nguyên thuỷ phải tan rã nhưng chế độ lang đạo duy trì nó kéo dài quá trình tan rã Ở người Việt thì công xã nông thôn đã xuất hiện từ rất lâu
còn ở Mường thì quá chậm hoặc có nơi không xuất hiện được Hạn chế
sự phát triển xã hội, hạn chế sự phát triển kinh tế là điều bất bình thường,
trái quy luật Tuy nhiên, thuận theo trình độ phát triển của tư duy, của
cuộc sống, lại chịu ảnh hưởng văn hoá của các dân tộc lân cận, nên một số
mặt trong cuộc sống Mường đã phát triển Sự xộc xệch trong xã hội ngày
càng tăng và đòi hỏi giải quyết, điểu chỉnh Sự kìm hãm gây ra phản ứng mạnh mẽ trong từng gia đình, trong từng con người và biến thành sự uất ức thấm dần vào buồng gan, tuỷ máu Đã đến thế, căm hờn phải bật lên, nó quán xuyến vào mọi hành động và ổi đến phản ứng cao nhất: Đốt nhà
lang Đốt nhà lang là hợp quy luật, là tiến bộ, là đấu tranh cho sự tiến lên của bộ tộc Biến cố đó mang ý nghĩa dân tộc, ý nghĩa nhân sinh, một giá trị triết học, một giá trị nhân đạo
Việc đón Vua về Đồng chì tam quan kẻ Chợ biểu hiện một yêu cầu
Trang 23DE BAT DE NUE
khác Yêu cầu xây dựng một quốc gia phong kiển tập quyền giàu mạnh
Yêu cầu thống nhất quốc gia là một biến cố mang ý nghĩa to lớn khác
Thống nhất quốc gia là lời kêu gọi thiêng liêng của toàn thể các dân tộc
trên đất nước Việt Nam trước nạn ngoại xâm thường xuyên đe doạ Muốn
thống nhất Tổ quốc trong hoàn cảnh bây giờ không có gì hơn là xây dựng
chế độ phong kiến vững mạnh, có khả năng dẹp thù trong, đánh giặc
ngoài Đó là bước tất yếu của lịch sử và đến đây thì mới có một đất nước
hoàn chỉnh
Nếu đúng theo tục ngữ Mường thì cơ cấu đời sống tinh thần của họ phải là: Thành Hoàng - Quan Lang - Đất nước Ví dụ vừa trình bày trên đây
đã cho ta thấy phần nào quan niệm về Quan Lang - Đất nước của người
Mường Quan niệm về Thành Hoàng của người Mường sẽ được trình bày
sau
“Rước Vua” là biểu tượng của quan niệm đất nước Thể là đến đây
một nguyện vọng đã được thực hiện, một quá trình của cuộc sống Mường
đã hoàn chỉnh và có thể kết thúc được
Tác phẩm diễn ra theo chiều dài của lịch sử, lấy cốt truyện là lịch sử
Cơ sở lịch sử không hạn chế hình tượng sử thi mà lại làm cho sử thi có ý
nghĩa hàm súc Nhân dân trong khi xây dựng cốt truyện, hình tượng nhân
vật, chủ đề tư tưởng đã xử trí tính lịch sử hết sức tài tình Nhưng không phải sử dụng tài liệu lịch sử, sự kiện lịch sử như phải diễn ra mà vì chúng
đã diễn ra mọt cách tuyệt vời đến nỗi không có một con người tài ba lỗi
lạc nào có thể nghĩ ra được một cốt truyện hay hơn như thế Đó là ý nghĩa
thẩm mỹ chân chính của cốt truyện Đẻ đất đề nước Đó là ý nghĩa sâu xa
mà nhân dân đã dựa theo để xây dựng cốt truyện sử thi Đề đất đẻ nước
Người ta chỉ lấy từ trong quá khứ, từ trong lịch sử xa xôi của mình cũng đủ mọi tài liệu quý giá để thực hiện tư tưởng của mình Bởi vì những cái ấy đã
thể hiện một cách đúng hơn cả cách nhìn của chính bản thân họ đối với
lịch sử Những cái ấy đã thể hiện đúng niềm mơ ước, niềm hy vọng lớn lao
của mình vào một tương lai ngày càng hạnh phúc, ngày càng sán lạng
B PHƯƠNG PHÁP TƯỢNG TRƯNG
Thật vậy muốn làm một quyển “Thánh thư” có giá trị trường tồn một
tác phẩm thật sự của một dân tộc, Đẻ đất đề nước phải làm chúng ta quan tâm đến cái mặt tích cực của dân tộc có quan hệ chặt chẽ với sự tồn tại
của dân tộc lại được sử thi phản ánh thì đó là một tác phẩm hết sức quý
Trang 24DE BAT DE NSC
nước không thể quan niệm được nếu nó không được sáng tạo trên cơ sở
những điều kiện địa lí và cung cách làm ăn, kiếm sống của người Mường
Các di chỉ khảo cổ đã mách bảo con người hiện đại rằng hai dân tộc Việt - Mường vốn có nghề trồng lúa nước khá sớm Hai dân tộc Việt - Mường sinh ra và lớn lên ở một vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, trên lưu
vực của các con sông lớn: Sông Hồng, sông Đà, sông Mã với nền văn minh
nông nghiệp lúa nước lâu đời Ở đây xã hội nguyên thuỷ chuyển sang xã
hội giai cấp bằng một tiến trình đặc thù tức không giải thể các công xã
cổ truyền mà là chuyển thể sang hình thái các cộng đồng mường bản,
làng xã còn đẫm tàn dư công xã cũ Riêng ở mường, lang đạo đã có duy trì
cộng đồng cũ (như đã nới), còn ở người Việt thì khi hình thành quốc gia
dân tộc, làng xã trở thành các tế bào cơ sở của xã hội Rồi trong đấu tranh
dựng nước giữ nước thì dân gắn với làng, làng gắn với nước tạo nên một
cộng đồng: Dân - làng - nước Điều mà câu tục ngữ Mường: Thành hoàng
- Quan lang - Đất nước đã ghi nhận một nét đồng dạng giữa hai dân tộc
Việt - Mường
Căn cứ theo các tài liệu ngôn ngữ, lịch sử thì từ thế kỷ VIH trở về trước
hai dân tộc Việt - Mường có một tiếng nói chung Chỉ vào đầu thế kỷ XI
khi kinh đô chuyển từ một trung tâm Mường là Hoa Lu vé Thang Long (1010) thì lúc ấy tiếng Việt mới tách khỏi tiếng Mường thành hai ngôn ngữ riêng Còn trước đó, người Việt và người Mường có ngôn ngữ chung với
hai phương ngữ Kinh ở đồng bằng sông Hồng và phương ngữ Mường ở vùng gần chân núi phía Tây - Tây Bắc sông Hồng
Mối quan hệ Việt - Mường ấy có thể thấy ngay trong Đả đất đẻ nước
Mo Đẻ đất đẻ nước là kho chứa thần thoại Việt - Mường
Chúng ta thử so sánh một vài yếu tố sau: 1 Mô típ chim: Đề đất đẻ nước kể rằng “Trống chim Tùng mái chim Tot” Vào tổ đẻ trứng Chín ngày, chín đêm, chín tháng Được một nghìn chín trầm mười chín trứng tốt Còn một trứng bảy góc, chín cạnh, mười khuông Rõ là họ trứng ung trứng xấu
Từ ổ trứng ấy đã nở ra con người và mn lồi Đó là ổ trứng khởi
thuỷ và đôi chim đẻ ra trứng là đôi chim khởi thuỷ
Thần thoại Lạc Long Quân Âu Cơ của người Việt cũng kể rằng Âu Cơ
là Tiên thuộc giống chim hoặc gà, tựu trưng là loài có cánh, bay được Có
Trang 25ĐỂ ĐẤT BÉ NHÉE
dị bản nói Âu Cơ là Hạc trắng
Thần thoại Ngư tỉnh chép trong một cuốn sách khá cổ của Việt Nam:
Lĩnh Nam chích quái (khoảng thế kỷ XV) có đoạn:
“Ngư tỉnh” còn được gọi là tỉnh ngư xà (có nghĩa là con tỉnh có hình tượng rắn) biến hoá vạn năng, linh dị khôn lường lại ăn được thịt người
Thuyền của nhân dân đi lại thường bị Ngư tỉnh làm hại Đêm kia có bọn
người tiên đục đá mở đường khác cho dân đi Ngư tinh bèn hoá làm con gà trắng (có bản chép là hạc trắng, có bản lại chép là hoá thành chim Âu) gáy trên núi v.v
Ở vùng Hà Bắc (cử) hình tượng Long Vương (Rắn) được tôn thờ rộng
rãi, nhưng trong ngày hội rước Rắn lại cũng có cả hội rước Gà trắng
- Truyện An Dương Vương xây thành cũng kể rằng An Dương Vương
bị Ngư tỉnh sống ở núi Thất Diệu quấy phá Chúng thường biến thành Giao long lặn xuống sơng Hồng rồi nổi lên đuổi bắt người xây thành Thành thử thành xây mãi không được Lại biến thành Gà trắng để quấy
phá không cho tiên xuống giúp Như vậy ở đây có sự hoà hợp giữa ba biểu
tượng: Ngư tỉnh - Giao long - Gà trắng (hoặc Chim)
Trong giới nghiên cứu khoa học xã hội ở Việt Nam có khá nhiều ý
kiến về vấn đề chim này Có người cho chim là chim Lạc, một giống hậu điểu là vật tổ của người Việt Có người lại cố tách bạch ra hai vật tổ của
người Việt:
Chim: Âu Cơ
Rồng, Rắn: Lạc Long Quân
Chúng tôi chưa có ý kiến gì về luận thuyết tô tem này, vì đến nay vẫn
(1) Theo Trần Từ (Hoa văn Mường) thì dù Chim là công, là phượng (qua) hay là gi di chẳng nữa,
thì trong thần thoại và tôn giáo cổ truyền của nhiều dân tộc, loài có cảnh vốn là biểu trưng của trời,
mặt trời, thế giới bên trên
Một loài chim biển mỏ dài tượng trưng cho thế giới bên trên trong quan niệm và nghỉ lễ của một
số nhóm Mêlanêđi
Cũng một loại chim mỏ dài tương tự, có người gọi là “Hậu Điểu? có người gọi là chim Lạc, rạp cánh bay quanh mắt trời trên mặt trống đồng, bay lượn theo thuyền trên tang trống
Là biểu tượng của thế giới bên trên, chim - dù là loài chim cụ thể nào không thể đứng một mình như một chỉnh thể tự thân Nó chỉ biểu hiện một trong hai mặt của một thế lưỡng hợp Nói một cách
khác, nó đòi hỏi sự hiện điện của một biểu tượng khác, đối lập với nó về mặt ý nghĩa, để tượng trưng
cho thế giới bên dưới, dù là dưới mặt đất hay dưới mặt nước Đó là nguyên lý phổ biến hẳn lên từ vũ trụ
luận cụ thể của nhiễu xã hội tiên công nghiệp
Trong quan niệm của một số nhóm Mêlanêdi vừa thống nhất, vừa đối lập với chim mỏ đài có
cá sấu, động vật ở nước
Ta gap lại biểu tượng này ở thạp đồng Đào Thịnh: Chim mỏ đài lượn theo thuyền, còn cá sấu thì
bám vào mũi và lái của từng chiếc thuyền
Cặp biểu tượng này có trên đồ đông nhưng lại không được người Mường tiếp thu vào văn hoá của họ Tuy nhiên, ta lại có thể tìm thấy nó trong Đẻ đất đè nước khi nói về sự hoá kiếp của cây Sỉ:
Thối gốc nên kiếp con cá (biểu tượng nước) Thối lá nên kiếp con moong (biểu: tượng ‹ đất)
Thối lòng thối ruột nên đôi chim Ay, cdi Ủá (biểu tượng mặt trời)
Trang 26DE DAT DE Niece
chưa có bằng chứng rõ ràng về Tô tem người Việt nhưng ky uc chim dé ra người (Thuỷ tổ dân tộc vẫn tồn tại khá đậm trong thần thoại Việt và khi
thấy Đẻ đất đẻ nước nói về sự hoá kiếp của cây Si (bản Hoà Bình) Thối gốc nên kiếp con cá (Ngư tinh)
Thối lá nên kiếp con muông (Hổ)
Thối lòng thối ruột nên đôi chim Ay, cdi UA
Đem so sánh các biểu tượng Chim - Gà - Hạc - Giao long của hẹ thống thần thoại Việt, chúng tôi cho rằng đây là biện pháp biểu trưng
huyền thoại Và mỗi một biểu trưng, mỗi một lần chuyển hoá đều chứa
đựng thêm một triết lí, phản ánh một thực tiễn của một giai đoạn xã hội
Việt - Mường
2 Mô típ đẻ trứng:
Đả đất đẻ nước kể chuyện Trứng Chim Tùng Mái Chim Tót dé một ổ
trứng, rồi trứng nở ra người và muôn vật, còn thần thoại Lạc Long Quân -
Âu Cơ thì kể Long Quân lấy Âu Cơ rồi đẻ ra một bọc Bọc vỡ ra thành một
trăm quả trứng, mỗi trứng nở ra một con trai Con trai đầu lòng là Hùng
Vương Điều đáng lưu ý là con trai đầu của Trứng Chim Tùng Mái Chim Tót
là Dịt Dàng và có người nói: Dịt Dàng là Hùng Vương
Thần tích về các thần Bach Noan (Trăm Trứng) vùng đồng bằng Bắc
Bộ cũng đều nhất loạt công nhận hiện tượng này Mô típ đẻ trứng, ấp trứng rồi trứng nở ra người, sản sinh ra thuỷ tổ Bách Việt, sản sinh ra mọi
dân tộc Việt Vì thế các dân tộc trên đất Việt Nam đều coi họ là anh em một nhà, đều là đồng bọc (đồng bào) Mô típ có trong Đẻ đất đẻ nước là mô típ
huyền thoại chung của nhiều dân tộc
Cùng với các truyện đẻ trứng, ấp trứng, nhặt trứng về nuôi và trứng
nở ra người của người Việt có chỉ tiết đáng chú ý là con số 100 Nói đứng hơn là con số 100 không đầy đủ (99) 0)
Ví dụ: Trong các truyện kể về thần khổng lồ đào sông xây núi, trong
(1) Sự tích núi Hồng Lĩnh
Ngày xưa, núi ở Nghệ Tĩnh mọc ngồn ngang Có ông Khổng Lồ lấy núi sắp lại để cho rộng đồng bằng
Một bà tiên thách ông trong một đêm xếp được 100 quả núi Ông nhận lời Một đêm dốc lực ông
xếp được 99 hòn Bà tiên thấy mình sắp thua bèn giả làm tiếng gà gáy Gà trong làng xóm nghe đều gáy
ran, Day nui 99 ngọn ông Khổng Lô đã xếp được gọi tên là Hồng Lĩnh Núi này còn có sự tích sau đây:
Hồi trước núi chua có tên Một hòm có 100 con chim Hồng bay đến vùng núi này, ching sa
xuống, mỗi con đậu trên một ngọn núi Con chim chúa bay sau cùng không còn nơi đậu nên lại cất cánh bay ẩi, cả bẩy chim bay theo
Chỉ tiếc là day nui thiểu một ngọn không thì đất xứ Nghệ đã phát để vương Tuy vậy dân xứ Nghệ vẫn gọi xứ này là Rú Trầm
Truyện Sự tích cổ đô Việt Thường lại nói rằng: Khi đi về phương nam, vua Kinh Dương Vương thấy cảnh núi non trùng điệp của Hông Lĩnh có 199 ngọn cao vút trời xanh Và tác giả chú thích là theo
Ngọc phả đến Hùng thì núi Hồng Lĩnh - ngàn Hống có 199 ngọn chứ không phải 99 như dân gian kể
(Thái Kim Đỉnh Cá gáy hoá rồng, Nxb Nghệ Tĩnh, 1972) /
Con số 9 thì rất phổ biến trong tâm lý người Việt và người Trung Hoa Chín châu: Chỉ đất nước,
lãnh thề Chín chữ cù lao: Chín chữ khó nhọc về việc nuôi con; Chín lần: Cửu trùng; Chín suối: Cửu tuyển;
Chín trời: Khắp nơi nơi; Chín vạc: Tượng chưng cho chín châu; Chín vạn Bằng trình: Con chím bằng bay xa chin van dam; Chin via: Của người con gái; Chín tầng mây: Tầng cao nhất của trời
Trang 27DE DAT DE NOSE
các truyện kể các vua chọn đất đóng đô thường xuất hiện con số 100
không đầy đủ Bởi một lý do nào đấy mà lúc nào cũng chỉ có con số 99, Chẳng hạn núi Nghĩa Lĩnh, nơi Hùng Vương chọn đất đóng đô lẽ ra có 100
ngọn núi đó là hình ảnh 100 con voi chầu về kinh đô Nhưng trong số 100 con đó lại có một con voi bất nghĩa quay ra hướng khác nên chỉ còn 99, Con số 1919 trứng và 1919 cành sỉ trong Đẻ đất đả nước có lẽ cũng là con
số chẵn 2 (2020) không đầy đủ? Chắc người Lạc Việt trước kia đã lấy con số 20 để biểu hiện ý niệm trọn vẹn, tròn trặn, đầy đủ các yếu tố sóng đôi: Đất - Nước; Núi - Sông và chắc chắn người Lạc Việt thời cổ đã đi từ hình
ảnh tượng trưng của một nền thần thoại cổ, rất tản mạn, sơ khai và trên con đường phát triểu lâu dài của dân tộc đã hoán cải chúng để xây dựng nên một nền nghệ thuật của mình rồi con số 100 đã xuất hiện ở đỉnh điểm của một triết lý về sự ốn định cương giới, ổn định quốc gia Vì vậy nó đã xuất hiện ở chuyện cha Rồng mẹ Tiên với bọc 100 trứng thuỷ tổ Bách Việt
(trầm thứ Việt) này ,
3 Mô típ cây sĩ
Mô típ chủ đạo ở đây là cây sinh ra người và vạn vật Mô típ này phổ
biến trên thế giới gắn liền với mô tip nạn hồng thuỷ và mô tip sinh nở thần kỳ
Có thể tóm tắt như sau:
Do có một nguyên nhân nào đấy, trời làm một trận lũ ngập vòm trời
Nước rút, một cây mọc lên bủa cành khắp nơi Cây chất hoá thành người
va van vat
Cái khác nhau ở đây là tuỳ từng dân tộc, từng khu vực cư trú mà các
dân tộc chọn những loại cây khác nhau Và do đó quá trình cây biến thành người có khác nhau Chung quy, các nhà nghiên cứu gọi cây ấy là cây vũ trụ Mô tip cây vũ trụ đã được các nhà nghiên cứu chú ý từ lâu, trong số đó
không ít công trình sâu sắc và có giá trị cao Tuy nhiên, cái chung ấy không bao gồm hết cái riêng Mô típ cây sỉ trong Đẻ đất đẻ nước có vị trí đặc biệt và có liên quan đến hệ thống thần thoại Việt
+ Truyện Mộc Tinh của hệ thống Lạc Long Quân Âu Cơ mở đầu: “Đất
Phong Châu thời thượng cổ có một cây lớn gọi là cây chiên đàn cao hơn
ngàn nhẫn cành lá xum xuê, không biết che rap may ngan ram ” Đẻ đất đẻ nước kể:
“Vòi voi cây si mọc Thóc chóc cây sỉ lên
Chập tối chưa được một gang Sáng mai đã cao một thước
Cây si giống che râm hết nửa đất
Trang 28DE pAT DE NUGC
+ Dé dat đề nước kể rang, cây sỉ đổ "thối gốc nên kiếp con cá, thối lá nên kiếp con moong, thối lòng thối ruột, nên đôi chim Äy cái Ủá: Chim
đẻ trứng, trứng nở ra người và van vật Chỉ tiết này cũng thấy có trong thuyền thoại Việt Truyện Mộc tỉnh kể “Cây trải mấy ngàn năm khô héo mà
biến thành yêu tỉnh, thường thay hình đổi dạng rất dũng mãnh có thể giết
người, hại vật ”
+ Để đất đẻ nước kể đôi chìm được sinh ra từ cây si lại trở về làm tổ trên cây sỉ để làm “nơi ăn, ngăn ở:
Truyện Mộc tỉnh kể có con chim Hạc đến đậu ở cây chiên đàn nên đất
chỗ đó gọi là đất Bạch Hạc (hạc trắng)
+ Để đất đẻ nước có mấy chương nói về tìm chu, chặt chu và kéo chu
Truyện Mộc tỉnh Cây trải mấy ngàn năm khô héo mà biến thành tỉnh Kinh Dương Vương dùng nhạc đánh thắng yêu, hơi chịu nhún nhưng vẫn nay đây mai đó, biến hố khơn lường, thường ăn thịt người Dân ta phải
lập đền thờ Dân gọi yêu ấy là thần Xương Cuồng
Trên cơ sở những chỉ tiết giống nhau nói về cây chiên đàn, cây đa, cây sĩ Cây chu của Đề đất đẻ nước và huyền thoại Việt cho phép ta liên hệ
và nói rộng ra mô típ cây của một số dân tộc lân cận
+ Trong bài “Thượng cổ sử Chiêm Thành” của Bố Thuận và Nguyễn Khắc Ngữ đăng trong Khảo cổ tập san số 3 Nguyễn Đình Tư ghi lại trong
“Non nước Ninh Thuận - Phan Rang” (Sống Mới xuất bản, Sài Gòn, 1974)
có viết: Vị thần đầu tiên được sinh ra là Át mư hê cắt, Bà này gọi ông Loa
Hu (ông Cú) từ trong cây Mô Sĩ ra để khai quang nhật nguyệt và tái tạo vạn vật Trước hết sinh ra loài cá và các động vật dưới nước, tiếp đến sinh ra cây cỏ muông thú, kế đó sinh ra ma quỷ và sau cùng mới sinh ra loài
người Lịch trình do người Chàm vạch ra trên đây gần giống lịch trình người Mường đặt ra trong Đả đất đả nước '2
(1) Rất nhiều truyện cổ tích kể về người đốn củi và con tinh Đại khái như: Có một người chuyên
làm nghề đốn củi Một hôm ông ta chặt một cây to Cay chưa đổ thì trời tối, sáng mai ông ta định đến chặt tiếp thì cây đã liên lại như cũ Ông ta tiếp tục chặt và cây tiếp tục lành lại sau một đêm Ông nghĩ kế núp vào một bụi rậm và đêm đến ông thấy một người đàn bà hiện ra làm cho cây lành lại
+ Rất nhiễu thần tích của người Việt kể rằng có một khúc gỗ trôi sông Đến bến nọ thì đừng lại không trôi nữa Đêm báo mộng mình là một vị thân Dân làng kéo khúc gỗ lên tạc tượng và lập đên thờ
+ Cũng chuyện vớt cây lên tạc tượng, nhưng truyện Man Nương còn có chỉ tiết: Man Nương đẻ một bọc, đem gửi bọc cho cây Cây trôi về làng của Man Nương Làng Man Nương kéo cây tạc ra các
tượng: Mây, Mưa, Sấm, Chớp và tất cả đều là Phật
(2) Về quan hệ giữa văn hóa Mường và Chàm một số nhà nghiên cứu đã từng giả thiết là văn hố Đơng Sơn (điển hình là trống đồng Ngọc Lũ) đã được hấp thu vào khối Mường và khối Chàm
Người đầu tiên đặt giả thiết này là V.Goloubew các văn kiện của đại hội khảo cổ Pháp lần thứ 12 - Toulouse Foix, 1936, tr 757-764 phần đối chiếu Đông Sơn với Mường J.Cuisinier một chuyên gia
dân tộc học Mường trong cuốn đã dẫn tr.446 viết:
“Dân Đông Sơn mà một bộ phận, theo ông V.Goloubew đã bị hấp thu vào người Mường và có lẽ
phần nào vào người Chàm đã cung cấp một số thợ thủ công đủ lớn cho nền công nghệ đồng thau”
H.G Quaritch - Wales trong bài Thân thái Đông Sơn và sự tiến hoá của nghệ thuật Chàm cũng
có kết luận về mối quan hệ giữa hai văn hoá này
Qua bước đầu đối chiếu, so sánh, tìm hiểu cạp váy Mường và văn hoá của nó, Trần Từ trong cuốn Hoa vẫn Mường (Nxb, Văn hoá dân tộc, 1978) đã chứng mình thêm một sổ yếu tổ văn hố Đơng Sơn
trong văn hoá Mường và văn hoá Chàm (tr 71)
Nếu việc so sánh Đẻ đất đẻ nước với các truyện Nữ thần Chàm được tiến hành thì sẽ là sự bổ sung vào các ý kiến trên
Trang 29DE DAT DE NUS
+ Anh hùng ca Đam San có chỉ tiết nói về cây Smuk “Cây này là cây Smuk, day là cây linh hồn Hơnhí, Hơbhí Cây Smuk như thế này còn có một cây ở phía đông nhà Hơnhí, Hơbhí, còn có một cây ở phía tây nhà Ấy là
cây sinh ra Hơnhí, Hơbhí Rễ nó xuống tận âm tỉ Thân cây từ dưới đất mọc
lên Phải đi một năm mới hết vòng gốc nó Phải trèo một tháng mới đến cành thấp nhất của nó Thân cây cao vút tận trời” Đam San đã chặt đổ cây
đó và Hơnhí, Hơbhí chết
+Truyện Pu Nhơ Nha Nhơ của Lào kể:
“Bấy giờ ở dưới mường trần có một cây đa mọc lên rất nhanh, cao
lớn lạ thường, cành lá che khuất cả ánh sáng mặt trời làm cho người trần
phải sống trong cảnh tối tăm mù mịt Để cứu dân cứu mường người ta quyết định phải chặt cây đa nhưng không ai dám nhận việc làm ấy vì họ
sợ cây thiêng Pu Nhơ Nha Nhơ đã nhận đi chặt cây Chặt được cây hai ông
bà cùng lăn ra chết”
Các dân tộc trên đây đều đã chọn một loại cây giỗng nhau về mặt
sinh thái để biểu hiện ý nghĩa tượng trưng về mặt xã hội là chế độ thị tộc
mẫu hệ Do tình hình phát triển của lịch sử đã đến lúc chế độ mẫu hệ phải
chết để cho chế độ phụ quyền thay thế, Nam thần đã chiến thắng nữ
thần, vẻ đẹp khoẻ mạnh tài trí đã chính phục các lực lượng huyền bí siêu
nhân Các vua, các anh hùng chặt cây thần
Cây si, cây đa, cây dâu, cây du, câu chu, cây Smuk, cây Luống Pling, cây Mô si, cây dung thụ, hay cây chiên đàn như đã nói đều là cây khởi
thuỷ, cây thị tộc, tượng trưng cho chế độ mẫu hệ
Hiểu như thế là bác bỏ ý kiến nói rằng“Cây Chu đá lá chu đồng bông thau quả thiếc” là ghi nhận thời kỳ đồ đồng và tác phẩm Đẻ đất đẻ nước
xây dựng chỉ tiết này là để khẳng định thành tựu văn hoá - Đồ Đồng
Chu trong tiếng Mường có ý nghĩa là khởi thuỷ Cây chu là cây khởi thuỷ còn các từ sau đó chỉ là cách miêu tả cây thần linh cửa người Mường
Nó vừa quái đản, vừa man ro, via de doa"
Quan niệm loài người từ cây cối sinh ra còn phổ biến ở nhiều dân tộc khác Theo “Le premier homme et le premier roi dans Phistoire légandaire des lraniens7 người ta tìm thấy trong truyện người Đức, người La Mã,
người Hy Lạp, người Tiểu Á và Á cổ quan niệm như vậy Những viên tư tế
xứ Phrygie hiện ra từ những cái cây Adonis sinh ra từ cây Sim, Attis sinh ra
từ cây Hạnh đào Còn ở Malaixia người ta tin rằng con người đầu tiên do
cây Tre biến thành Người Maquiritare cũng cho cây Tre đã sinh ra Uanadji
(1) Có thể xem thêm cách miêu tả cây thần trong vườn Êđen (kinh thánh) và cách miêu tả cây
đào trường thọ trong các truyện của Phật Giáo và Đạo Giáo
Trang 30ĐỂ BẤT ĐẺ NƯỚC
là tổ tiên huyền thoại của họ, cho nên cây Tre cũng là cha mẹ đẻ của người
Maquiritare Còn người Mêhicô thì cho rằng tổ tiên của họ sinh ra từ Bắp
Ngô cho nên ho xem Bap Ngô là tổ tiên huyền thoại
Quan niệm đó còn tìm thấy ở nhiều nơi khác trên thế giới Nhiều bộ
tộc đã xem cây Tre hoặc cây Xấu hổ là cây tổ đã sinh ra họ Người Tagal
ở Philipin, người Ainu ở Nhật Bản, nhiều bộ tộc ở Châu úc, ở Trung á
quan niệm như thế, Marco Polo còn kể rằng người Ouiours cho rằng ông
vua đầu tiên của họ được sinh ra từ một cái nấm (xem Dictionnaire des
Symboles)
Vậy ý nghĩa cây sỉ biến thành người đã được xây dựng trên cơ sở
nào?
Cây chu ở đây không nên hiểu một cách quá thô thiển là một cây
thật hoặc một cây cụ thể nào đó đang sống và đã sống trên một đám
đất cụ thể nào đó, được trồng từ bao giờ và đã chết từ lúc nào Cây chu
không phải là một khách thể cá biệt Cây chu là bản thân bộ lạc và cái mô hình trung gian của thể giới Mường Mô hình này được tạo ra quan niệm
của người Mường thời nguyên thuỷ cho rằng cây là một bộ phận của thị tộc (cũng như người là một bộ phận) và bộ phận ấy cũng là toàn thể Cây
là một ẩn đụ của người Con người liên hệ những đặc điểm người cho cây
Rồi ngược lại, con người liên hệ những đặc điểm cây cho người Phương
thức liên hệ ấy làm hai thực thể thành thành một thể thống nhất có tính
chất thế giới quan, chức năng, cấu trúc Cộng thêm đó là các nghi lễ thị tộc đã tái hiện những biển cố của cái quá khứ thiêng liêng ấy (sinh ra, lớn
lên, ốm đau, sinh đẻ, chết ) trên cả hai mặt: Ngôn ngữ và hành động Tức
là về mặt lý thuyết và thực tiễn Trên cơ sở thống nhất đó Cây trở thành
mô hình của xã hội thị tộc, củng cố xã hội thị tộc và sau đó là mô hình
của cả xã hội bộ lạc Từ chức năng mô hình xã hội dẫn đến ý niệm cây đẻ ra người, người chết lại vào thân cây, cây đẻ ra thị tộc, cây bị chết thì cả thị tộc tuyệt diệt Đi đến sự đối lập cây = vật linh thiêng bất tử, là thế giới thần linh quyết định sự tổn tại của con người còn hiện thực xã hội là cuộc
đời ô trọc trần tục Người muốn làm được một điều gì đó thì cần phải có
cây giúp đỡ Sinh đẻ nhờ uống nước hốc cây; bệnh tật uống lá cây; nuôi
nấng nhờ cây; cầu mưa; cầu phúc nhờ cây; đánh giặc nhờ cây; đuổi quỹ
trừ tà - nhờ cây và những truyện các nữ thân phù hộ cho vua, cho tướng
là sự tiếp tục, quan niệm này một cách sáng tạo trong tỉnh thần mới của
các thời đại sau
Như vậy huyền thoại Cây không có ý nghĩa lí thuyết và không phải là
một phương tiện nhận thức khoa học hay tiền khoa học cái thế giới xung quanh của con người mà nó thực hiện một chức năng thuần túy thực tiễn
Trang 31DE DAT DE Nude
là củng cố truyền thống và làm nên tính liên tục của văn hóa cộng đồng,
văn hóa bộ lạc Nhưng nó lại không phải là một lịch sử hay nó không phải
là một cách kể lại biến cố lịch sử, không phải là phúng dụ hay biểu trưng
lịch sử Huyền thoại Cây được người nguyên thủy cảm thấy như là một
“Thánh thư”, như là một thứ hiện thực ảnh hưởng tới số phận của thế giới
và của những con người Tính thực tế của huyền thoại cây là một tâm lí của nhiều dân tộc trên thể giới nhờ sự tái hiện nó trong nghỉ lễ nguyên thủy của họ: phát mộc, đuổi mộc, nhập hồn mộc đục, những nghỉ lễ mang
tính chất ma thuật và vì vậy người Mường đã sử dụng một cách đắc lực,
có hiệu quả và hết sức ưu tiên trong tang lễ Cây nối liền ba thế giới dưới
đất, trên mặt đất, trên trời cao Cây tập hợp tất cả các yếu tố trong tự nhiên theo quan niệm của người xưa nước mang nhựa lên thân cây, đất cho rễ bám và hút thức ăn nuôi cây, không khí cho lá cây thở, lửa cho thân cây sẽ bốc cháy khi cọ xát” (Theo Dictionnaire des symbodes) Cây cối cũng
là một gợi ý về thời gian, về không gian và chu kỳ sinh trưởng, về sự tái sinh cho nên cây cối thường là một biểu tượng được người xưa yêu thích Họ gửi gắm rất nhiều ý nghĩ của họ Đặc biệt trong đó có ý nghĩ về
sự tái sinh
Nguyễn Tấn Đắc trong bài : Từ truyện quả bầu Lào đến huyền thoại lụt Đông Nam Á cho biết Văn Nhất Đa sưu tập 49 dị bản phổ biến ở Đài Loan,
Nam Trung Quốc, Đông Dương cho đến Trung Ấn Riêng ở Việt Nam Đặng Nghiêm Vạn cũng sưu tầm được hàng trăm truyện Quả bầu Các truyện
ấy đều cho thấy một dấu ấn in đậm lên bộ óc người xưa là sự sinh thành
kỳ lạ của cây cối Đó chính là gợi ý đầu tiên về sự sinh nở thần kỳ của con người, khi mà con sinh ra không biết bố Ý nghĩ của sự sinh nở thần kỳ
của con người ban đầu là do chưa biết nguyên nhân của sự sinh nở Cho
nên ý nghĩ về sự sinh nở thần kỳ hồi bấy giờ còn rất hồn nhiên, thô dại
Con người đầu tiên sinh ra từ cây Si Ông vua đầu tiên sinh ra từ cây SỈ
Đến người Việt thì Phật sinh ra từ cây Sỉ (truyện Man Nương) Vì thế đúng
như người Mường gọi cây ấy là cây khởi thuỷ (cây chu) linh thiêng Cây Sĩ
ấy không còn là một cây có thật nữa mà là cây thần thánh sống cùng với
thiên thần giữa cảnh âm u của núi rừng rùng rợn
Với những tính chất đó, cây Chu trở thành biểu tượng cho một thời
kỳ lịch sử, thời kỳ sản sinh sử thi Cây sĩ Chu ấy là cây thần của thời kỳ Mụ
(1) Nhà sư Việt Nam Ngô Chân Lưu (933-1011) có bài thơ nói đến quan hệ giữa cây và lừa:
Trong cây nguyên có lửa
Lua tai sinh không ngừng
Ví bảo cây không lửa Xát cây sao lửa bừng?
a (Mec trung nguyên hữu hỏa Nguyên hỏa phục hoàn sinh Nhược vi mộc vô hỏa Toàn toại hà
fo manh?,
Trang 32BE BAT DE NUE
)ạ Dần (huyền thoại Chàm gọi là Mụ Dụ, huyền thoại Việt gọi là bà Dan ba
X ) Các nhà khoa học gọi là cây thị tộc Chặt đổ vật thiêng ấy là phá bỏ
hi toc, phá bỏ chế độ thị tộc Truyện Đam San cho thay tầm quan trong
ta cây Smuk Chặt ngã cây Smuk tức thì cả một thị tộc tuyệt diệt , Đó
› ý nghĩa thâm thuý của hành đệng Chặt Chu trong các anh hung ca Dé
tất đẻ nước cho rằng phải chặt cho được chu thì mới xây dựng được nhà
ang Quả vậy Chế độ nhà Lang là chế độ phụ quyền, là một cuộc cách
¬ạng, là một sự bùng nổ để xây dựng bộ tộc với tiêu chuẩn giàu về kinh
ấ, mạnh về quân sự
Do đó có thể hiểu rằng mọi người từ cây sỉ mà ra chỉ là một cách iểu hiện bằng hình tượng huyền thoại một giai đoạn phát triển của loài
:gười Đó là lúc bắt đầu hình thành những gắn bó với nhau theo dòng ^áu phía mẹ Ý niệm chung về “loài người” “mọi người” hồi bấy giờ chỉ
adi gồm những người cùng dòng máu mẹ Ý niệm này sẽ phát triển mở ông dần theo sự tiến lên của xã hội, gồm cả cư dân sống trong một khu
ực rồi trong một quốc gia Nhưng khi vai trò người con trai được đề cao
hì một quan niệm mới phải xuất hiện, sẽ thay thế Cho đến khi có ý niệm tua thì ý niệm Trời sinh ra vua cũng trở thành ý nghĩ toàn dân Nhưng đến
+c này thì không còn ngây thơ huyển thoại nữa nên không thể tạo ra một iiểu tượng nào hay hơn cây Sỉ để kêu gọi một tình cảm cộng đồng dân ộc Trước đây, cây sỉ làm nổi bật chủ đề nguồn gốc dân tộc Bây giờ hoặc
3 phải huỷ bỏ hoàn toàn như khi “chặt bỏ” nó hoặc phải dừng lại Vì vậy juá trình chuyển hoá của cây chu đi theo ba hướng:
- Lớp ngữ nghĩa trên: Lớp ngữ nghĩa trực tiếp của huyền thoại thì lược mở rộng dần Cái nghĩa Sĩ là nguồn gốc của một thị tộc nay được
huyển thành Si nguồn gốc bộ tộc, chuyển thành Sĩ là nguồn gốc của một
ân tộc, thậm chí là nguồn gốc cho cả một vùng cư trú bao gồm nhiều ân tộc, có khi Si mang ý nghĩa tổ tiên của một quốc gia
- Lớp ngữ nghĩa sâu: Si biểu trưng sức mạnh thị tộc, văn hoá thị tộc,
ây thần, cây thiêng thì phải hạ thấp dần, huỷ bỏ dần Những mụ Dạ lần, mụ Vạ Hai Kịt, mụ Dụ, bà Dẫằn bà Dí phải hạ xuống hàng ma quỷ,
hải là kẻ sinh ra ma quý Mu theo ngôn ngữ hiện đại là một cách xưng hô
hình miệt Vạ Hai Kit chi dé ra ma ém, ba Dan chi la ma quái đi hù dọa, bắt ớ trẻ con Đó là lối hạ uy thế các thần nguyên thuỷ thường thấy xảy ra
'ong xã hội phong kiến Việt Nam
- Vì không hạ hẳn được tín ngưỡng nữ thần, không tôn cao được
(1) Truyện Pô Romé của người Chàm cũng kể rằng vì vua chặt cây Krểk nên cả triều đìr, - cả đồng 3 tuyết điêt
Trang 33DE DAT DE NƯỚC
tuyệt đối uy tín nam thần, và uy tín vua nên tín ngưỡng nữ thần vẫn tồn
tại mạnh mẽ trong hình ảnh “khúc gỗ trôi sông” Các thần tích, thần phả
các dân tộc biển, sông nước ghi chép rất nhiều ký ức nữ thần bằng khúc
gỗ trôi sông, được vớt lên tạc tượng thờ Cầu đảo rất linh ứng Phù hộ vua đi đánh giặc
Trên đây đã trình bày mối quan hệ giữa Đả đất đã nước với hệ thống
huyền thoại Việt - Mường bằng một vài mô-típ cụ thể Không thể trình
bày hết mọi chỉ tiết giống nhau giữa hai bên, chúng tôi tạm tóm tắt thành một bản so sánh giữa các chương của Đẻ đất đẻ nước với các truyện của thần thoại Việt, Dĩ nhiên ở đây chỉ có một sự tương ứng về típ và một vài mơ tÍp : Đẻ đất đẻ nước 1.Đẻ Đất 2.Đẻ Nước 3.Đẻ Cây Sĩ 4.Đẻ Mường 5 Đề Người 6 Đẻ Năm tháng 7, Đẻ Dịt Dàng 8.Đẻ Lang Tà Cái 9 Đề Lang Cun Cần 10 Làm nhà ở 11 Tìm lửa 12 Tìm lúa 13 Tìm rượu 14 Tìm lợn gà 15 Tìm trâu bò 16 Lang Cun Cần lấy vợ } 17 Đề Trống đồng
(1) Huyền thoại bắn rơi mặt trăng, mặt trời rất phổ biến trong thần thoại của đân tộc Việt Nam
Trang 34DE DAT DE NUGC
18 Chia ruộng dat } Truyện Lạc Long Quân Âu Cơ
19 Tim Chu
20 Chat Chu Truyén Kinh Duong Vuong
21 Lam nha Chu
22, Dét nha Chu } Truyện Mị Châu - Trọng Thuỷ
23 Săn Moong Lồ } Truyện Hồ tỉnh
24 Đánh Cá điên } Truyện Ngư tỉnh
25 Đánh Qua điện } Không Ð
26 Đánh Ma ruộng và
Truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tỉnh
27 Đánh Ma may Ma lang
C KHỐI LƯỢNG ĐỒ SỘ - TOÀN DÂN SỬ DỤNG
Thế nhưng tại sao cái tác phẩm sử thi làm vinh quang rạng rỡ cho người Mường lại được bảo lưu đưới hình thức tôn giáo thờ cúng tổ tiên
mà thời gian cụ thể để diễn xướng nó là tang lễ?
Chúng ta lại phải xét qua lịch sử của cái tục lệ này
Tang lễ là một tín ngưỡng nguyên thuỷ Chẳng hạn, tại bộ lạc Ta-xa-
đây, không quá 100 người sống trong rừng núi Minđanao thuộc phía nam
Phi-líp-pin Bộ tộc này chưa biết đến lúa, ngô, muối, đường, đồ gốm Họ
dùng dao tre déo bang dé da để cắt nhỏ Nấu nướng trong ống tre Lấy lửa bằng cách cọ xát gỗ Thức ăn là cây củ mọc hoang và thịt thú rừng Một
số người lớn có đóng khổ bện bằng lá phong lan đất, còn phần lớn là ở
truồng Bộ tộc này chỉ có một tín ngưỡng duy nhất là tang lễ Như vậy tín ngưỡng tang lễ có sớm lắm nếu chưa phải là loại sớm nhất
Tang lễ biểu hiện ý niệm về con người có sống, có chết Ý niệm này
(1) Trong thần thoại của nhiều dân tộc ở Bắc cực va Bac A thi chim dự (diều hdu, 6, dai bằng) là biểu trưng cho mặt trời Trần từ trong cuốn “Hoa văn Mường" đã dẫn Anvers De Sikkel như sau : “Chim
mang mdt người trên ngực là một mô típ thần thoại mà ta có thể theo dõi từ U ran đến Pêru ngang
qua Xibéri, Trung Hoa, Tây Bắc Mỹ, và Mêhicô Mặt chim đữ phối hợp với mặt người thể hiện mặt trời” Ở Trung Hoa, chim đữ tượng trưng mặt trời về sau hoá thân vào Lôi công - thần sấm
Khi thân thoại đã vỡ vụn, trong nhiều trường hợp Chim dữ - Mặt trời đi vào truyện cô tích để
trở thành ác điều, ác tỉnh ví như Đại Bang tinh trong truyện Thạch Sanh của nhiều đân tộc Việt Nam
Trong truyện cổ tích Mường có cả một hệ thống truyện xoay quanh nhân vật Tráng Đồng Một ác tỉnh
tương tự như Đại Bang Tỉnh Khái niệm Trắng trong tiếng Mường bao gồm diều hậu và những giống
chim đữ cùng loại
Truyện cổ tích các dân tộc Trường Sơn ~ Tây Nguyên có nhiều nhân vật chim dữ sát hại cả một vùng rộng lớn
Trang 35ĐẺ ĐẤT ĐẺ NHÉE
dẫn đến ý niệm Linh hồn bất tử Ý niệm linh hồn bất tử dẫn đến ý niệm
thờ Thành Hoàng Từ thờ cúng Thành Hoàng dẫn đến thờ anh hùng dân
tộc và cuối cùng là thờ cúng tổ tiển trong gia đình gia trưởng như ta thấy
hiện nay Đó là một quá trình phát triển liên tục trong tất cả các dân tộc văn minh Nhưng tuỳ từng dan téc ma quá trình này hay quá trình khác
được nhấn mạnh Đối với hai dân tộc Việt, Mường thì hai tôn giáo cơ bản
kéo dài suốt trong mấy trăm năm và trong mấy ngàn năm lịch sử là tôn
giáo thờ cúng tổ tiên, tơn giáo thờ Thành Hồng Tang lễ trong mấy trăm năm nay được xem là một lễ tiết trong tôn giáo thờ cúng tổ tiên Hiện nay
trong nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Việt là thờ chín đời (cửu tộc), của người Mường là thờ ngược lên ba đời Đây là giai đoạn cuối cùng của quá
trình trình bày trên
Để hiểu được vấn đề ta phải bắt đầu từ việc thờ Thành Hoàng
Việc thờ Thành Hoàng của người Mường được thể hiện bằng ba ngày
lễ lớn :
- Khụng mùa, tương đương với lễ thượng điển của người Việt
- Thựa lá ló, tương đương với lễ hạ điền của người Việt
- Cúng cơm mới
Cả ba ngày lễ này đều có bàn tay của nhà Lang tham gia
Để bắt đầu cho việc phân tích ý nghĩa Thành Hoàng chúng ta hãy
đi từ hình ảnh kéo cây chu Cây chu được kéo qua các Mường: bắt đầu
từ mường Caida, đổi Lai Li Lai Láng qua Cửa Hà lên mường Lạng, mường
Quyên xuống Đồng chì tam quan kẻ Chợ Việc kéo chu như vậy biểu hiện
một tỉnh thần đoàn kết, cần củ, tự tin, không sợ bất cứ kẻ địch nào Kéo được một cây chu to lớn đi trên một đoạn đường dài hàng trăm cây số
như vậy mới xác định được một địa bàn sinh sống cho dân tộc Mường Xác định được địa bàn thì mới đi vào sinh sống ổn định được Không
những sống ổn định mà còn sống thoải mái, hạnh phúc trong cái địa bàn
đã xác định ấy Và từ đó mới có ý niệm về an cư lạc nghiệp tổ chức cuộc
sống cho cư dân nông nghiệp làm lúa nước Có chỗ ăn, chỗ ở yên vui thì mới sáng tạo được văn hoá, mới có điều kiện để khẳng định dần dần nền văn minh của mình, Nền văn minh ấy sẽ bắt đầu từ ý thức dân chủ và tự
chủ, tự tin Như vậy, truyền thống dân chủ có cội rễ sâu xa trên con đường
hình thành bộ tộc Từ đó mà chuyển thành tình yêu quê hương và tỉnh thần bám đất Nghề nông cần bám đất, làm lúa nước cần thâm canh Do đó mà có tình yêu đất mẹ, yêu quê hương, yêu xứ sở, và ngược lại do tình
yêu đó con người càng bám đất chặt hơn Bám đất, ngoài việc để trồng
trọt, làm ăn, sinh sống còn có một cái tình khác, tình đối với cha mẹ, ông
Trang 36ĐẺ ĐẤT ĐẺ NHÉE
đất ấy Xương cốt của họ còn đấy, hình hài của họ còn đây, giọt máu của
họ còn chảy trong đường gân thớ thịt con cháu Họ là gì? Họ giúp ai? Thế là bắt đầu phải có đạo lí Đạo lí Mường cũng như các dân tộc khác, đó là cái Thiện và cái Ác, tiêu chuẩn của cao cả và thấp hèn, tiêu chuẩn của thần linh và quý sứ Thế là lại ra đời một loạt tiêu chuẩn, tiêu chuẩn của dân tộc
Một dân tộc phải có văn hoá, phải có pháp luật, đạo đức, thể chế để tạo
điều kiện sản xuất và sinh sống Rồi từ đó phải có một triết lí Triết lí là lẽ phải của tập thể là cái lẽ thường của người nông dân công xa Vi dụ: Đất -
Nước - Người là một, Thế là có một vũ trụ quan, một nhân sinh quan, một
hình thái vận động của vạn vật lấy trung tâm là con người, lấy Đất Nước
làm khuôn đúc Vì Đất và Nước là hai yếu tố đem lại sự sống cho con người
cũng là hai yếu tố mà con người tuân theo chứ không thể chống lại Xác
lập được như vậy mới chứng tỏ một cái gì đó đang tồn tại, đã tồn tại, cái
đó là trường tồn và vĩnh hằng như Đất và Nước Thật là giản dị và sâu sắc, thật là hài hoà dễ hiểu Đó là nét riêng biệt 'ủa một nền văn hoá tự chủ
của một dòng văn hoá dân chủ Có cái gì đáng lo? Thật là phi lí khi chỉ nhìn
thấy mo mà không thấy cả một dòng lịch sử cuốn cuộn chảy xiết trong Đẻ đất đẻ nước Đẻ đất đê nước là mo, là mê tín dị đoan hay là cả cuộc sống
dân tộc, cả lịch sử dân tộc Mường
Đẻ đất đẻ nước lấy con người làm trung tâm, lấy con người làm tiêu
chuẩn cho suy nghĩ và hành động, lấy con người làm tiêu chuẩn của thánh
thần và lấy cuộc sống làm chân lí kiểm nghiệm Vì vậy mà cái đẹp của Đẻ
đất đẻ nước dịu dàng, hiển hoà, dễ thương, dễ mến, dễ thuyết phục chứ
không phải là đối lập ghê gớm, không phải xung đột dữ dội Đẻ đất đẻ
nước dung dị như tình người, như thiên nhiên, nhiều chỉ tiết mà không
rườm rà Nó đẹp cái vẻ đẹp của một bản mường dưới buổi mai, rạng rỡ
giữa núi rừng
Cái hào khí non sông ấy đã “bốc hơi” đã được “chưng cất” thành
Thành Hoàng dưới cái thế giới quan cổ đại
Thành Hoàng là hình ảnh cảm quan của con người khi bắt đầu có
ÿ niệm về linh hồn bất tử Nó là tổng số của những điều ghi nhớ không
rõ ràng và những ước mơ trong cuộc sống Nó được sinh ra từ sức mạnh
của trí tưởng tượng và được cụ thể hoá dần bằng các truyền thuyết, bằng
các tục luật, các quy tắc của quêi hmương (quê mường) ?!, Thành Hoàng
thể hiện quyền lực tối cao đã sinh ra vị ấy và đã hấp thụ sức mạnh từ bản
thân xã hội Thành Hoàng suốt trong bao nhiêu thế kỷ đã là khâu liền kết
(1) Quêi :một xóm nhỏ Người Mường còn có một thuật ngữ nữa là Pên Pùng cũng có nghĩa như trên Người Thái gọi là Lộng hay Quén
Người Việt thì dùng từ Quê với nghĩa rộng hơn
Trang 37DE DAT DE NESE
về phương diện tỉnh thần tồn bộ nơng dân quê| hmương, Thành Hoàng - đó là vị thần bảo hộ nông nghiệp Xác định Thành Hoàng tức là xác định
sự định cư, xác định địa bàn định cư Sở dĩ chúng tôi nói nhiều đến Thành Hồng như vậy, khơng phải là để tán dương nó hay có “tư tưởng” phục hồi
nó, mà đây là nói về tính chất mỹ học với tư cách là một sản phẩm văn hoá của con người ở thời đại đã sinh ra nó Hơn thế nữa, nó là ý niệm ban đầu
để đi đến ý niệm đất và nước Vì sao vậy? Trước hết như trên đã nói nó xác
định địa bàn sinh tụ Đã là địa bàn sinh tụ thì ở đó phải có cái gì để ăn cho
sống người Cái để ăn cho sống người ấy lại phải là một nguồn dai dẳng
chứ không phải ăn hết ngay Cái để nuôi sống người ấy là lúa, là ruộng
chiêm, ruộng mùa để làm ra lúa gạo
Dân tộc Mường là một trong những dân tộc có nghề trồng lúa nước
sớm Chữ Mường nhiều người ngờ là trước kia có một phụ âm h đọc là
hmương Do sự phát triển của ngữ âm, h rụng đi thêm vào cho nó một
dấu huyền Hmương là một ngòi nước là công trình thủy lợi của công xã
thị tộc, là nguồn nước cho cây lúa, cho con người, là mẹ lúa
Muốn trồng lúa, người Mường ngoài việc chăm lo nước, nước là yếu
tố đầu tiên cho cây lúa Trong tục ngữ: nước, phân, cần, giống còn phải đấu tranh với thiên nhiên để có nước, phải chống thú rừng, phải chống lũ lụt, phải chiều theo khí hậu và đi đến ý niệm Đất + Nước sẽ ra lúa Đất - Nước gắn liền với nhau biểu hiện ý nghĩa đầy đủ của địa bàn tụ cư Mở
rộng ra Đất - Nước biểu hiện ý nghĩa quốc gia Người - Đất - Nước đó là ba thành tố quyết định cho cây lúa, cho đời sống cây lúa, cho đời sống con người, đó là kết quả của nền văn minh nông nghiệp Muốn sống được con người phải tuân thủ đất và nước Muốn xây dựng văn hóa cũng phải thế
Muốn thành văn hóa phải đúc theo khuôn Đất - Nước Đúc theo khuôn
Đất - Nước sẽ có tác phẩm văn học nghệ thuật đầu tiên theo nghĩa đúng của nó Nghĩa đúng của nghệ thuật chính là nghệ thuật với tất cả các đặc
trưng, các chức năng như trong lý luận văn học hiện nay Đẻ đất đẻ nước là tác phẩm văn nghệ đầu tiên theo nghĩa đúng của cách lí giải này của người Mường Và cái tổ chức xã hội đảm bảo cho sự ra đời của nó phải là
tổ chức cộng đồng để tạo điều kiện cho tập thể làm ra lúa, bảo vệ lúa
Mỗi một cộng đồng như vậy là một quê| hay một hmương, hay một” đất nước “ Một hmương có một Thành Hoàng nhưng hmương ngày càng lớn
lên, do trình độ sản xuất và trình độ quản lí thấp kém, kỹ thuật thô sơ, các hmương phải tách ra Một bộ phận phải đi làm ăn theo một nguồn nước
khác Các mường mới vẫn giữ quan hệ chặt chẽ với mường cũ, hàng năm
họ tổ chức các đoàn đại diện đi lại thăm nhau Họ cùng thờ chung Thành
Trang 38DE DAT DE NUBC
người Mường van được duy trì cho đến trước Cách mạng thang Tam Theo tục luật, các mường kết nghĩa coi nhau như anh em một nhà, trai gái các
mường này không được lấy nhau
Đến khi thị tộc tan rã, đại gia đình gia trưởng ra đời và sau đó đến tiểu
gia đình thì tục thờ Thành Hoàng phân nhánh thành tục thờ cúng tổ tiên Tục thờ cúng tổ tiên và tục tang mới hợp lại thành tục thờ cúng tổ tiên
như hiện thấy Như vậy tục thờ cúng tổ tiên mà Đẻ đất đề nước phục vụ chỉ có thể xuất hiện ở một giai đoạn muộn từ khi người Mường có thể chế
lang đạo - Chúng tôi nhấn mạnh chữ thể chế - và không thể sớm hơn thời
kỳ tự chủ của Tổ Quốc vào thế kỷ X, XI (sẽ trình bày thành một phẩn)
Do tầm quan trọng của tín ngưỡng Thành Hoàng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là hai tín ngưỡng cơ bản, quán xuyến đời sống tỉnh thần của con người mà nhân dân Mường đẻ ra một tác phẩm đồ sộ kỳ vĩ tương
đương với tôn giáo ấy: Mo Đẻ đất đẻ nước
Như vậy, Đẻ đất đẻ nước là kết tỉnh của quá trình sinh hoạt tinh thần
của người Mường Tác phẩm này có liên quan đến tục thờ cúng tổ tiên và tục thờ cúng Thành Hoàng được biểu hiện cụ thể trong đám tang Nó
được đặt đúng vị trí, xứng với tầm quan trọng của một đời người, một gia
đình Lúc ấy đứng trước người vừa khuất, một giọt máu vừa trôi đi, một
dòng máu vừa đứt đoạn, một thành viên lao động vừa xa rời tập thể, con
người nghĩ gì? Những người còn sống đây phải làm gì? Chính là lúc ôn lại cả quá trình lịch sử vẻ vang, ôn lại những bước đi của cha ông để truyền cho người nghe một tình cảm, một sức mạnh và một niềm tin vào quá khứ, vào tương lai
Lịch sử là su di tìm hạnh phúc của con người Ngày xưa đã thể, ngày
nay thế nào? Ngày xưa là những ánh hào quang tỏa sáng trên đất Mường,
ngày tới là ngày đất Mường phải tiếp tục phát huy hào quang đó Thế đó,
ý nghĩa của bản sử thi là bất hủ, mang tính đề sô, tính toàn dân suốt bao
đời nay đã hun đúc cho tỉnh thần người Mường một tấm lòng tự tôn, tự tin, tự trọng, một tấm lòng đơn giản như lẽ thường, thương người, trọng
khách, vị tha Ý nghĩa lớn lao đã vượt lên trên tầm nhận thức của thời đại
ấy Bởi hiện thực quá lớn đã xô vào tác phẩm Và giai đoạn hình thành tác phẩm là giai đoạn cao của nhu cầu phủ định vật linh luận dân gian Ở đây
con người đã được miêu tả trên nhiều mặt, Nói như Héghen, con người
chứa đựng trong lồng ngực của nó tất cả các thần thánh Tính chất đổ
sộ, nhiều mặt, nhiều nhân vật, nhiều chỉ tiết, nhiều chương đoạn, nhiều sự kiện, nhiều tính tiết không hề làm giảm ý nghĩa khái quát của nó, trái lại nó như cây sỉ nhiều rễ, bền gốc, ôm lấy nhau, quấn quýt với nhau làm thành một sức mạnh vừa khỏe vừa dẻo vừa được bố trí một cách tự nhiên,
Trang 39
DE DAT DE NUGE
hữu cơ
Tính kỳ vĩ và đồ sộ của Đẻ đất đẻ nước còn là ở chỗ làm cho các dân
tộc khác và cả các thời đại khác cùng chú ý đến nó Cái thế giới của Đẻ đất
đẻ nước không chỉ là cái thế giới của một dân tộc, cũng không phải là cảm nghĩ của một dân tộc riêng biệt
Người Thái, một dân tộc thiểu số khác của Việt Nam, cư trú lân cận người Mường đã có một sử thi gần giống người Mường: Tọi äm óc nằm din
có nghĩa là bài ca đất nước buổi sơ khai Người Thái còn có truyện Am oóc
khoai là truyền thuyết về sự ra đời của trâu, Ăm ệt nọi là chuyện anh chàng
Rudi trâu đi ăn cắp lửa, truyện Hiăm khoăn là chuyện kể về lang Tà Cái
Người Thái mỗi khi tiến hành một cuộc mo nào thì ông mo thường đọc lời giáo đầu Lời giáo đầu ấy nói rằng ông mo sẽ mo theo đúng nguyên
bản của ông mo xa xưa của người Thái và người Mường
Đoạn giáo đầu ấy như sau: Mo Mường có sách Mo già, mo có họ có dòng Mo không để sót một lời Không bớt đi một đoạn Mo đã khắc dấu ở mặt cöi Khắc lời để đầu giường Đi tắm còn nhớ khe Đan chài còn nhớ mắt
Déo cây còn nhớ đường rìu
Đan chài, đan từ chóp đến chân
Còn mo theo đoạn mo ếm sông luồng
Theo đoạn ông mo Lớn mường Ống
Ơng mo bống sơng Đà
Mo theo lời mo xưa thuở trước
Theo ông mo mường Bi mường Lỗ
Như vậy, ông mo Thái tự nhận là học theo ông mo mường Ống
Mường Ống tức mường Thiết Ống Mường Thiết Ống xưa nay chỉ có người
Mường ở
Trong Đẻ đất đê nước còn có nhiều huyền thoại tố phổ biến trên thể
Trang 40DE DAT DE NEC
(Xem khao di)
Cho nên có thể nói thế giới Đẻ đất đẻ nước gắn liền với tất cả các mặt
hiện thực của dân tộc Mường và tiếp nhận các mặt ấy từ các dân tộc khác Các sự kiện, các tài liệu, các chủ để trong Đẻ đất đẻ nước hồn tồn khơng phải là ngẫu nhiên, bên ngoài Chúng thu hút và toát ra từ cái ý chí đang
đeo đuổi một mục đích tỉnh thần và bản chất, Nhưng để cho giữa cái tính
chất chung của dân tộc với tính chất riêng của hệ phả nhà lang ăn nhập với nhau thì tất cả các sự kiện, các tài liệu, các chủ đề của Đẻ đất đề nước
đều bắt rễ vào ngay cái miếng đất trên đó tác phẩm diễn biến
Điều đó chỉ muốn nói lên rằng cái thế giới sử thì Đẻ đất đẻ nước kể
và miêu tả đã được đặt vào trong một hoàn cảnh hết sức cụ thể, đến nỗi
các mục tiêu cụ thể mà sử thi phải kể lại đều tuôn ra một cách tự nhiên,
đều tuôn ra một cách tất yếu Nhưng cũng chính vì thế mà tự nó phải gây
ra những xung đột, phải miêu tả những xung đột ấy trong xã hội Mường Và chính cái xung đột ấy lại làm nên nét độc đáo của sử thi Mường, như chúng tôi đã để cập đến trên đây (xung đột trong phạm vi nha Lang va trong phạm vi Mường) Do đó tôi xin nhắc lại 3 luận điểm:
- Tính tự sự lịch sử của các tác phẩm trong cái tính chất chung của
loại hình sử thi còn là tính tự sự - lịch sử của người Mường kế thừa những bài ca khẩn nguyện và cách kể truyện của họ
- Phương pháp tượng trưng huyền thoại trong các phương pháp chung của loại hình sử thi còn là phương pháp tượng trưng huyền thoại xuất phát từ cơ sở xã hội và trình độ phát triển của xã hội Mường
- Và tính kỳ vĩ, tính đồ sộ, tính tổng thể dân tộc của tác phẩm cũng chỉ có được trong phạm ví hiểu biết của người Mường, và trong phạm vi có
thể giao lưu văn hóa giữa người Mường với một vài dân tộc anh em khác Ở đây, dân tộc Mường đã là một thể tổng hòa khác các dân tộc khác,
thậm chí có thể nói là đã “đối lập" bằng cách so sánh Mường với các dân
tộc khác Tóm lại đây là lịch sử cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ cái tổng thể Mường và bảo vệ cái quyền tổn tại của mỗi dân tộc
Trong trường hợp “cơn giận” của Lang Cun Khương, chẳng hạn cố
nhiên người ta có thể nhận xét có tính luân lí về chỗ cơn giận ấy đã gây ra
cốt nhục tương tàn trong nội bộ nhà Lang Bằng cách nói rằng, Lang Cun
Khương là người tốt thì không thể lên trời kêu cứu ông bà ngoại gây ra
những tổn thất cho dân chúng và đòi phải lấy cho được máu Tóong Ín là
em của mình Những lời chê trách này sẽ là bất công Lang Cun Khương là Lang Cun Khương mà một cách sử thi như thế là rất đẹp Người ta cũng có thể nói như thế về lòng tham muốn xây nhà dựng cửa, vợ đẹp con khôn,