Vì vậy, việc chọn tạo ra những giống cà chua có phổ thích ứng rộng, trồng được cả 3 vụ, chịu được nhiệt độ cao và kháng được một số loại bệnh nguy hiểm trên cây cà chua như héo xanh vi k
Trang 1GIỐNG CÀ CHUA LAI CHỊU NHIỆT
VÀ KHÁNG BỆNH VÀNG XOĂN LÁ SAVIOR
Đặng Văn Niên, Nguyễn Thị Ngọc Huệ
SUMMARY
Heat tolerant and tylcv resistant hybrid tomato variety savior
Hybrid tomato breeding plays an important role in the tomato improvement both in yield and quality, especially on tomato yellow leaf curl virus (TYLCV) resistant and heat tolerant to enlarge at off season condition of Northern Vietnam Savior hybrid tomato variety selected from introduced tomato group has advantage important characteristics as: Very good vigor plant, determinate type, medium period from transplant to harvest, long harvesting time, medium fruit size (90 - 120 g), good fruit shape (H/D > 1), rind thickness, firmness, brix level 4,6 - 5,0, very shiny color at maturity, good taste, aroma, good quality, suitable to both fresh market and processing market Good tolerant with TYLCV and Bacteria Ralstonia solanacearum Wide adaptated at both main and off season by good heat tolerant ability The yield reach to 71,3 ton/ha at off season and 114,9 ton/ha
at main season at some locations in North Vietnam
Keywords: Savior tomato, off - season, tomato yellow leaf curl virus (TYLCV)
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây cà chua (Lycopersicum esculentum
Mill) thuộc họ Cà (Solanaceae) là một trong
những cây rau chính được trồng ở hầu khắp
các nước trên thế giới Ở Việt Nam, diện tích
trồng cà chua ngày càng được mở rộng, cùng
với sự lớn mạnh của ngành chế biến và xuất
khNu rau hoa quả tươi và nhu cầu về sản
lượng cà chua ngày càng tăng cao [2]
Sản xuất cà chua của Việt N am chủ yếu
tập trung từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau,
các tháng còn lại luôn phải đối mặt với các
khó khăn của thời tiết như nhiệt độ cao, mưa
nhiều, lắm sâu bệnh hại, chất lượng quả kém
dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế thấp
[1, 2] Vì vậy, việc chọn tạo ra những giống
cà chua có phổ thích ứng rộng, trồng được
cả 3 vụ, chịu được nhiệt độ cao và kháng
được một số loại bệnh nguy hiểm trên cây cà
chua như héo xanh vi khuNn - Ralstonia
solanacearum và xoăn vàng lá - TYLCV
nhằm giải quyết nhu cầu đòi hỏi của sản xuất
là vấn đề cấp bách [4] Trong bối cảnh đó,
Công ty Syngenta Việt N am đã nhập nội và chọn lọc thành công giống cà chua Savior ăn tươi có khả năng đậu quả tốt, năng suất cao, phNm chất tốt, có phổ thích ứng rộng, thích hợp cả trồng chính vụ và trái vụ và kháng được bệnh virus xoăn vàng lá Báo cáo này trình bày những đặc điểm ưu thế về sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng quả
và tính kháng bệnh virus xoăn lá của giống Savior đồng thời giới thiệu kỹ thuật trồng trọt để người sản xuất áp dụng
II VẬT LIỆU VÀ PHƯƠN G PHÁP
N GHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu gồm bộ giống cà chua nhập nội từ Thái Lan và 3 giống đối chứng là HT7, HT42 (ĐHN N Hà N ội) và VL2910 (Seminis)
Thí nghiệm đánh giá khả năng thích ứng của giống Savior được thực hiện ở Hưng Yên và Vĩnh Phúc từ tháng 7/2007 đến tháng 5/2008, trong 3 vụ Vụ sớm gieo tháng 7, trồng tháng 8; vụ chính gieo tháng
Trang 29 trồng tháng 10; vụ muộn gieo tháng 1
trồng tháng 2 Giống đối chứng vụ sớm là
HT7 (ĐHN N Hà N ội) và VL2910 -
Seminis; đối chứng chính vụ và vụ muộn là
giống HT42 (ĐHN N Hà N ội) và VL2910
Thí nghiệm đánh giá các đặc điểm sinh
nông học được bố trí theo khối ngẫu nhiên
hoàn chỉnh 3 lần nhắc lại, mỗi ô 15 m2 (40
cây/ô, tương đương 960 cây/sào) Các chỉ
tiêu đo đếm, đánh giá các tính trạng theo
thang điểm từ 1 - 9 (1 rất kém, 9 rất tốt) và
đánh giá mức độ nhiễm bệnh theo tiêu
chuNn đánh giá cây cà chua của Viện
N ghiên cứu Rau màu châu Á (thang điểm
từ 0, 1, 2, 3, 4, 5 : 0 - không có triệu chứng,
5 > 80% lá bị bệnh) [4] Các số liệu được
xử lý thống kê sinh học
Đánh giá năng suất được thực hiện trên
các ruộng sản xuất của nông dân tại một số
địa phương: Mê Linh - Vĩnh Phúc; Hoài Đức
- Hà Tây (cũ); N am Sách - Hải Dương; Đồ
Sơn - Hải Phòng; Hải Hậu - N am Định vào
vụ sớm (gieo tháng 7), vụ chính (gieo tháng
9) và vụ muộn (gieo tháng 1) Mỗi điểm lấy
3 thửa ruộng để đánh giá và tính năng suất
trung bình tại 3 thửa ruộng N ăng suất của
giống được đánh giá trên ruộng sản xuất
Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất đưa ra
trên cơ sở các kết quả thí nghiệm và thực tế
sản xuất của nông dân
III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1 Đặc điểm hình thái, sinh trưởng và
phát triển của giống Savior ở các thời vụ
khác nhau
Giống cà chua Savior có bản lá to, lá
lòng mo, xẻ thùy, màu xanh sáng, khả năng
quang hợp mạnh Giống thuộc dạng hình
sinh trưởng bán hữu hạn, số đốt từ gốc đến
chùm quả đầu tiên là 8 đốt nên thường đậu
quả tập trung ở giàn 2 và giàn 3 Chiều cao
cây trung bình từ 135,4 - 143,6 cm, trong trường hợp vụ sớm nếu gặp thời tiết bất thuận, cây khó đậu quả ở những chùm hoa đầu thì cây có thể vươn cao đến 160 cm Quả cà chua Savior có vai màu xanh, khi chín có màu sắc đỏ tươi, rất đẹp, trong khi các giống đối chứng HT7, HT42 và VL2910 có vai quả màu trắng
Kết quả đánh giá các đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống cà chua Savior
ở các thời vụ khác nhau cho thấy: Giống Savior có thời gian sinh trưởng khá dài, sinh trưởng, phát triển tốt trong cả điều kiện chính vụ và trái vụ, có thời gian từ trồng - thu lứa quả đầu ở mức trung bình là 70 - 80 ngày Vụ muộn năm 2008 do gặp thời tiết lạnh kéo dài nên khoảng thời gian này kéo dài tới 86 ngày Giống Savior có đặc điểm
ưu việt là thời gian thu hoạch rất dài từ 60 ngày trở lên, trong khi HT7 chỉ là 43 ngày còn HT42 là 56 ngày N ếu chăm sóc tốt Savior có thể cho thu hoạch cà tái sinh vì khả năng phát nhánh của giống rất mạnh, đặc biệt là vào những thời điểm giáp ranh giữa vụ sớm và vụ chính khi cà vụ chính chưa cho thu hoạch
2 )ăng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ở các thời vụ sản xuất
Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ở 3 thời vụ khác nhau cho thấy: Giống cà chua Savior
có tiềm năng năng suất rất cao, số chùm quả/cây ở các thời vụ đạt từ 11,9 chùm quả
ở vụ muộn) đến 13,4 ở chính vụ Tỷ lệ đậu quả tốt trong cả 3 thời vụ: Chính vụ và trái
vụ đạt được từ 62,5% (vụ sớm) đến 71,2% (vụ chính), ở vụ muộn tỷ lệ đậu quả đạt được 65,8%, điều này chứng tỏ giống cà chua Savior có khả năng đậu quả khá tốt trong điều kiện trái vụ với nhiệt độ cao (tháng 8, tháng 9, tháng 4, tháng 5)
Bảng 1 ăng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống Savior
ở các thời vụ sản xuất (2007 - 2008)
Trang 3Chỉ tiêu Số
chùm/cây
% đậu quả của 5 chùm đầu
Khối lượng quả (g)
Số quả/cây (quả)
Khối lượng quả/cây (kg)
Năng suất thực thu (tấn/ha)
Vụ sớm
Savior 12,5 62,5 108,4 43,8 2,9 77,1 HT7 7,5 60,4 84,4 30,4 2,1 55,8*** VL2910 11,2 60,5 110,1 38,9 2,5 66,5*
Vụ chính
Savior 13,4 71,2 109,5 49,6 3,8 101,1 HT42 8,6 74,3 102,3 37,8 2,8 74,5*** VL2910 12,6 70,5 114,2 45,7 3,2 85,1***
Vụ muộn
Savior 11,9 65,8 102,2 40,5 3,1 82,5 HT42 8,2 61,2 98,5 34,2 2,3 61,2*** VL2910 10,9 66,4 108,4 40,3 2,9 77,1*
LSD 0.5vs : 7,54 (tấn/ha), LSD 0.1vs : 8,07 (tấn/ha), LSD 0.01vs : 9,41 (tấn/ha),
LSD 0.5vc : 8,5 (tấn/ha), LSD 0.1vc : 10,99 (tấn/ha), LSD 0.01vc : 12,87(tấn/ha),
LSD 0.5vm : 5,2 (tấn/ha), LSD 0.1vm : 6,73 (tấn/ha), LSD 0.01vm : 7,84 (tấn/ha)
Khối lượng quả của giống đạt được từ 90
- 120 g, trung bình từ 102,2 đến 109,5 g, đạt
được yêu cầu của thị trường ăn tươi và đóng
hộp xuất khNu Giống có số quả/cây cao và
năng suất cá thể đạt được từ 2,9 - 3,8 kg/cây
Tùy điều kiện chăm sóc và vùng sinh thái,
giống có thể cho tiềm năng năng suất cao
hơn Năng suất thực thu đạt được từ 77,1
tấn/ha (vụ sớm) đến 101,1 tấn/ha (chính vụ),
cao hơn so với các giống đối chứng trong
cùng thời vụ ở mức ý nghĩa, vượt các giống
đối chứng từ 16 - 38%, 19 - 36% và 7 - 35%
ở vụ sớm, vụ chính và vụ muộn tương ứng
3 Một số chỉ tiêu chất lượng của giống cà
chua Savior
Quả của giống Savior có những yếu tố
phNm chất vượt trội và đứng trong hàng đầu
về chất lượng giữa các giống cà chua trên thị trường ăn tươi và chế biến hiện nay Kết quả đánh giá ở cả điều kiện chính vụ và trái
vụ trình bày trong bảng 2 cho thấy giống luôn đạt được phNm chất cao, ổn định và hơn hẳn các giống đối chứng HT7, HT42 và VL2910, với 2 - 3 ngăn hạt, ruột quả nhỏ,
tỷ lệ thịt quả đạt cao từ 85,8 - 87,0%, thịt quả rất dày từ 8,84 cm đến 9,19 cm, quả cứng (điểm 9), độ Brix đạt cao > 4,6, dạng quả cao, đứng (H/D > 1), màu sắc thịt quả
đỏ đậm, quả có hương thơm đặc trưng của
cà chua, không có vị hăng, ngái, thịt quả khô, mịn, khi cắt ra không chảy nước Những tiêu chuNn này đáp ứng được cho thị trường ăn tươi (salat, nấu chín) và thị trường chế biến (đóng lọ, nghiền )
Bảng 2 Một số đặc điểm chất lượng của các giống cà chua (2007 - 2008)
Savior HT7 Savior HT42 Savior VL2910
Số ngăn quả (ô) 2 - 3 3 - 4 2 - 3 3 - 4 2 - 3 3 - 4 Dày vách quả (cm) 8,95 7,5 9,19 7,2 8,84 7,98
Tỷ lệ thịt quả (%) 85,8 78,3 87,0 73,5 86,8 72,4
Độ Brix (%) 4,8 4,2 5,0 4,5 4,6 4,3
Độ cứng quả (điểm) 9 7 9 7 9 5
Độ nứt quả (điểm) 7 5 9 7 7 5 Chỉ số hình dạng quả (H/D) 1,02 0,76 1,04 0,86 1,01 0,55 Màu sắc thịt quả Đỏ Đỏ Đỏ đậm Đỏ Đỏ đậm Đỏ Hương vị Thơm TB Thơm TB Thơm TB
Độ khô thịt quả Khô TB Khô TB Khô Ướt
4 Khả năng chống chịu bệnh của giống
cà chua Savior
Bệnh vàng xoăn lá do virus gây nên
và bệnh héo xanh vi khuNn là một trong
Trang 4những loại bệnh “nan y” của cây cà chua
Để cây cà chua có thể phát triển tốt trong
điều kiện mẫn cảm, biện pháp khả thi nhất
là chọn tạo giống chống chịu Giống cà chua Savior đã đáp ứng được những yêu cầu đó
Bảng 3 Khả năng chống chịu bệnh của giống cà chua Savior (2007 - 2008) (điểm)
Vụ Giống Sương mai Đốm lá Vàng lá Xoăn vàng lá Héo xanh vi khuẩn
Sớm
Chính vụ
Muộn
Kết quả đánh giá cho thấy giống có
khả năng kháng cao với bệnh virus xoăn
vàng lá (điểm 0) và bệnh héo xanh vi
khuNn (điểm 0, 1) ở cả điều kiện chính vụ
và trái vụ so với các giống đối chứng Tuy
nhiên giống có nhược điểm là nhiễm nhẹ
bệnh vàng lá (điểm 3) trong điều kiện vụ
muộn, nhiễm nhẹ bệnh sương mai và đốm
lá Kết quả đánh giá này cũng phù hợp với
kết quả đánh giá chung về tình hình
nhiễm bệnh của giống ở các vùng sản xuất
của người dân Với khả năng kháng cao
với bệnh vàng xoăn lá và bệnh héo xanh
vi khuNn, giống cà chua Savior đã đáp
ứng được yêu cầu bức thiết của sản xuất
hiện nay
5 )ăng suất của giống Savior ở một số địa phương qua các vụ
Với những đặc điểm nổi trội về năng suất, khả năng kháng bệnh và khả năng thích ứng của giống ở các điều kiện khác nhau, giống cà chua Savior đã được người dân ở nhiều địa phương miền Bắc sử dụng Đánh giá năng suất của giống ở các địa phương khác nhau qua các thời vụ cho kết quả ở bảng
4 Kết quả cho thấy năng suất của Savior ở hầu hết các địa phương đều đạt khá cao trong
cả điều kiện chính vụ và trái vụ, năng suất trung bình trong vụ sớm đạt được 72,1 tấn/ha,
vụ chính đạt được 114,9 tấn/ha và vụ muộn đạt 82,32 tấn/ha Với sự vượt trội về năng suất và khả năng chống chịu, giống Savior đã mang lại nguồn lợi rất lớn cho người dân
Bảng 4 ăng suất của giống cà chua Savior tại một số địa phương
qua các thời vụ khác nhau (2007 - 2008) (tấn/ha)
IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ N GHN Giống cà chua Savior thuộc dạng hình
sinh trưởng bán hữu hạn, thời gian từ trồng
Trang 5- thu quả lứa đầu trung bình từ 70 - 80
ngày, thời gian cho thu hoạch dài từ 60 - 65
ngày, có khả năng sinh trưởng, phát triển
mạnh trong cả điều kiện chính vụ và trái vụ,
khả năng đậu quả tốt, tiềm năng năng suất
rất cao từ 77,1 - 101,1 tấn/ha Trồng thử
nghiệm ở các địa phương tại miền Bắc,
năng suất trung bình đạt 71,3 tấn/ha trong
điều kiện trái vụ và 114,9 tấn/ha trong điều
kiện chính vụ
Giống Savior có khả năng kháng cao
với bệnh virus xoăn vàng lá, bệnh héo xanh
vi khuNn, nhiễm nhẹ bệnh vàng lá trong vụ
muộn
Giống Savior có ít ngăn hạt, độ chắc
quả tốt thích hợp cho vận chuyển xa, thịt
quả dày, tỷ lệ thịt quả cao, chất lượng thịt
quả tốt, màu đỏ, đẹp, quả có vị ngọt, độ
Brix từ 4,6 - 5, có vị thơm, đáp ứng được
nhu cầu ăn tươi và chế biến
Đề nghị mở rộng sản xuất giống Savior
trong các vụ trong năm tại miền Bắc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 guyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư,
2005 Giống cà chua HT21, Kết quả
chọn tạo và công nghệ nhân giống một
số loại rau chủ yếu, Chương trình
giống cây trồng, giống vật nuôi và
giống cây lâm nghiệp, NXB Nông
nghiệp, tr 45 - 53
2 Đào Xuân Thảng, Đoàn Xuân Cảnh,
2005 Báo cáo công nhận giống cà chua
C95, Bộ Nông nghiệp và PTNT, tháng 4
năm 2005
3 AVRDC report 2004, 2004 Tomato,
Published by AVRDC, p 31 - 35 and
p.108 - 109
4 Peter Hanson, 2007 Breeding update of
tomato, Proceedings of the 2007 APSA
- AVRDC workshop 2007, Published
by AVRDC, 42pp
)gười phản biện: )guyễn Văn Viết
Trang 6T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam
6
Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc giống cà chua Savior
Thời vụ:
Giống cà chua Savior có thể trồng ở nhiều thời vụ khác nhau Vụ sớm: Tháng 7 (dương lịch), chính vụ: Tháng 8 - tháng 10, vụ muộn: Tháng 12 - tháng 2 năm sau
Chọn và làm đất:
Chọn những chân đất thịt nhẹ, đất phù sa cổ, đất cát pha Ruộng trồng cà chua cần chủ động tưới tiêu Cần cày bừa kỹ và dọn sạch cỏ dại trước khi trồng Nên luân canh cây
cà chua với các cây trồng khác, không nên trồng cà chua nhiều vụ liên tiếp hoặc trồng trên đất đã trồng các cây họ cà trước đó
Mật độ trồng:
Trồng luống đôi 1,2 - 1,4 m, luống cao 20 - 30 cm, trồng hàng cách hàng 60 - 70 cm, cây cách cây 40 - 45 cm Luống đơn 0,9 - 1 m, trồng cây cách cây 40 - 50 cm Mật độ trồng khoảng 900 - 1.000 cây/sào Bắc bộ 360 m2, tương đương 25.000 - 27.600 cây/ha
Chăm sóc:
Làm giàn: Làm giàn cao 1,6 - 2m, có 2 - 3 tầng giàn ngang
Tỉa cành: Mỗi cây giữ lại hai thân chính, cần tỉa bỏ các nhánh bên, tỉa bỏ lá già, lá bệnh
Tưới tiêu: Phải giữ Nm thường xuyên cho cây cà chua, đặc biệt ở giai đoạn ra hoa và quả non Cần chú ý thoát nước tốt, tránh ngập úng
Phân bón (lượng dùng cho 1 sào Bắc bộ):
Phân chuồng 500 kg + 20 kg vôi bột + 15 kg supe lân, bón lót toàn bộ trước khi
trồng
+ Thúc 1 (sau trồng 20 - 25 ngày): 5 - 7 kg N PK
+ Thúc 2 (sau trồng 30 - 35 ngày): 3 - 5 kg N PK, 2 kg KCl
+ Thúc 3 (sau trồng 40 - 45 ngày): 3 - 5 kg N PK, 2 kg KCl
+ Sau mỗi lần thu quả bón cho cây từ 3 - 5 kg N PK
Chú ý: Hạn chế sử dụng các loại phân đơn bón cho cà chua, đặc biệt không nên bón
nhiều đạm N ên dùng các loại phân N PK phức hợp như phân Đầu trâu, N PK Lâm Thao Căn cứ vào tình trạng cây trên đồng ruộng, có thể bón bổ sung các loại phân bón qua lá, phân chuyên dụng như Agriviet, Delta nhằm giúp cho cây tăng khả năng kháng bệnh, tăng năng suất và chất lượng nông sản
Phòng trừ sâu bệnh:
- Sâu hại: Phòng trừ dòi đục lá bằng Trigard (20 cc/16 lít) hoặc Vertimec (20 cc/16 lít); sâu xanh da láng, sâu xanh, sâu ăn lá bằng Proclaim (20 cc/16 lít), Pegasus (20 cc/16
Trang 7T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam
7
lít) Chú ý phòng trừ rầy mềm đặc biệt là bọ phấn trắng là môi giới truyền bệnh vàng xoăn lá bằng Actara (4 g/16 lít)
- Bệnh hại: Phòng trị bệnh đốm vòng hại cà chua bằng Score (10 cc/16 lít); bệnh sương mai dùng Ridomil Gold (50 g/16 lít) Đối với bệnh héo xanh do vi khuNn gây ra, cần áp dụng các biện pháp canh tác để hạn chế bệnh như luân canh trên đất lúa, bón lót vôi bột (500 kg/ha), sử dụng màng phủ nông nghiệp, thoát nước tốt trong mùa mưa, nhổ cách ly sớm cây bệnh
- Cỏ dại: Phun Gramoxone (100 cc/16 lít) giữa hàng, giữa luống Chú ý: Tránh phun
tiếp xúc lá cà chua