(NB) Giáo trình Nhập môn an sinh xã hội gồm có 3 chương, gồm các nội dung chính sau: đối tượng, nội dung, phương pháp và các học thuyết cơ bản của môn học An sinh xã hội; những vấn đề cơ bản của an sinh xã hội; hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI n
Chủ biên: TS Nguyễn Hải Hữu
GIÁO TRÌNH
(Tài liệu lưu hành nội bộ)
HA NOI - 2018
Trang 2
QING DAI HOC LAO DONG - XÃ HỘI
7 Chi bién: TS Nguyén Hai Hiru na
GIÁO TRÌNH
NHAP MON AN SINH XÃ HỘI
(Tài liệu lưu hành nội bộ)
HÀ NỘI - 2018
Trang 3đi thé Tick nud chất
Cấp c
hội cụ
nhau ¢ ving ‡
Trang 5DT NCC BLĐTB&XH
NKT NCT
TECHCĐB TCDB TCXH TGXH UBND UNDP XDGN
CTMTQG CNVC
WTO WHO
XHCN
KTTT KCB
Đối tượng người có công
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người khuyết tật
Người cao tuôi
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Trợ cấp đặc biệt (trợ cấp người có công)
Trợ cấp xã hội Tro giúp xã hội
Uy ban nhân dân
Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc Xóa đói giảm nghèo
Chương trình mục tiêu quốc gia Công nhân viên chức
Tổ chức thương mại thế giới
Tổ chức y tế thế giới Xã hội chủ nghĩa
Kinh tế thị trường
Khám chữa bệnh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
Trang 6Chương I Đối tượng, nội dung; phương pháp và
Chương I
ĐỐI TƯỢNG, Nội UNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ
CÁC HOC THUYET CO BAN CUA MON HOC AN SINH XÃ Hội
I ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU MÔN HỌC
An sinh xã hội là nguyện vọng, ước muốn của mọi con người, mọi dân tộc, mọi thời đại và là sự tắt yếu của xã hội Các
nhà nước tiến bộ, đặc biệt là nhà nước dân chủ, với tư cách là
đại diện cho quyền lợi của nhân dân đã biết thể chế hoá nguyện
vọng đó thành "pháp luật an sinh" và tạo cơ chế, chính sách, bộ máy nhà nước quản lý và thực hiện an sinh xã hội, biến an sinh
xã hội từ ước muốn của nhân dân thành "nên an sinh xã hội quốc gia" hay "hệ thống an sinh xã hội quốc gia" Như vậy, có thê thấy rõ rằng, phát triển hệ thống an sinh xã hội là một tắt yếu của
lịch sử xã hội loài người, mang tỉnh khách quan, nhưng ở mỗi
nước, mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, an sinh xã hội mang tính
chất chủ quan, phản ánh đầy đủ, rõ nét, tập trung ý chí của giai
cấp cầm quyền
Tuy nhiên, lịch sử hình thành và phát triển của an sinh xã
hội của nhiều nước trên thế giới thuộc nhiều chế độ xã hội khác
nhau đã chứng minh rằng, an sinh xã hội của nước nào đó có bền
vững hay không phụ thuộc nhiều vào tính khách quan của hệ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 9
Trang 7Giáo trình Nhập.môn An sinh xã hội
thống pháp luật an sinh xã hội của nước đó Nói cách khác, các cơ chế, chính sách, giải pháp an sinh xã hội tốt nều chúng được
xây dựng dựa trên những nền tảng của những quy luật khách quan của các khoa học tự nhiên, khoa học về sự tồn tại và phát triển của con người và khoa học xã hội; quy luật kinh tế - xã hội,
chỉ phối hoạt động sống, hoạt động sản xuất và tiêu dùng, đầu tư
và tích luỹ
Như vậy, phát triển an sinh xã hội trước hết nhằm đáp ứng
nhu cầu nguyện vọng của đông đảo thành viên trong xã hội,
đồng thời nó cũng thể hiện ý chí của giai cấp lãnh đạo, vừa phản
ánh quy luật khách quan trong quá trình phát triển của xã hội loài người
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của loài người, an sinh xã hội không chỉ dừng lại trong nhận thức của con người như một nhu cầu nguyện vọng cần được đáp ứng mà
trong nhận thức, tư duy, an sinh xã hội đã trở thành một quyền
của con người cần được đáp ứng và bảo vệ, nó gắn liền với
quyền của con người Đây có thể coi là sự phát triển mới trong
nhận thức lý luận của xã hội hiện đại Chính vì sự thay đổi nhận thức, tr duy này mả cộng đồng quốc tế, cũng như các
quốc gia đều rất quan tâm đến việc phát triển hệ thống an sinh
xã hội đẻ ứng phó với các rủi ro có thể diễn ra, nhằm bảo đảm
an toàn cho các thảnh viên trong xã hội trước các nguy cơ rủi
ro đó và vấn đề này được xác định như là một chức năng, trách
10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
Trang 8đơn lẻ mà phải khái quát lại thành những mô hình chung, quy
luật chung, thành những giá trị chung của nhân loại như những
vấn đề bảo vệ "quyền con người", “quyền an sinh của con
người”, "nhân đạo", "lương tâm", "bình đẳng", "bác ái", bảo vệ các thành viên xã hội trước nguy cơ rủi ro suy giảm hoặc mat
nguồn thu nhập Từ cách tiếp cận nêu trên cho thấy đối tượng nghiên cứu môn học vừa trừu tượng, vừa cụ thể, vừa mang tính lý luận cao, vừa mang tính thực tiễn và có thể khái quát đối
tượng của môn học này như sau:
Đối tượng nghiên cứu của môn học an sình xã hội là những vấn đề có tính quy luật, có tính phổ biến về rủi ro và
các biện pháp phòng ngừa rủi ro; giảm thiểu rủi ro; và khắc
phục rủi ro; nhằm bảo vệ an toàn cho các thành viền trong xã hội trước các nguy cơ rủi ro bị suy giảm hoặc mat nguồn thu
nhập do già cả, ốm đau, tai nạn, thất nghiệp, thiểu việc làm hoặc các cú sốc về kinh tế - xã hội, thông qua các giải pháp
làm giảm thiểu rủi ro, phòng ngừa rủi ro, khắc phục rủi ro
gắn liền với con người và các hiện tượng kinh tế - xã hội và
môi trường có liên quan,
Đối tượng nghiên cứu của môn học an sinh xã hội cũng nghiên cứu quy luật hình thành, điều kiện hình thành các mô hình an sinh xã hội, các cơ chế, chính sách của hệ thống an sinh xã hội,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 11
Trang 9Giáo trình Nhập môn An sinh xã hội
cách thức vận hành hệ thông an sinh xã hội để bảo đảm tính bền
vững, én định của hệ thống an sinh xã hội trong nhưng điều kiện cụ thể của từng quốc gia, khu vực đồng thời nghiên cứu các yếu tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển của hệ thống an sinh
xã hội và từng hợp phần của hệ thống; Mỗi quan hệ của các hợp phần trong hệ thống; điều kiện để thực hiện; biện pháp thực hiện
để hướng tới an sinh xã hội toàn dân và các chỉ số giám sát đánh
giá chất lượng của hệ thống, cũng như tính ổn định và bền vững
của từng hợp phần của hệ thống an sinh xã hội
Môn học an sinh xã hội còn nghiên cứu sự tác động qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội với việc phát triển hệ thống chính sách an sinh xã hội; các quy luật về tổ chức, quản lý xã hội Qua đó, góp phần vào việc thúc đẩy và bảo đảm việc
phát triển hài hoà, đồng bộ giữa kinh tế và xã hội, giữa các chính
sách an sinh xã hội với các chính sách phúc lợi xã hội khác, đặc biệt là chính sách phúc lợi về giáo dục, chăm sóc sức khoẻ,
chính sách về bảo vệ chăm sóc trẻ em
Với việc nghiên cứu những vấn để có tính quy luật, tính
phổ biến đó, môn học an sinh xã hội được xem xét như là một khoa học nghiên cứu về hệ thông an sinh xã hội tổng thể bao gồm đôi tượng, các thể chế chính sách, thể chế tài chính và các
hình thức tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội của nhà
nước, cũng như các giải pháp của cộng đồng trong việc bảo vệ an toàn các thành viên của mình trước các rủi ro
12 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
Trang 10—àmmmmm==.= .A Chương I Đôi tượng, nội dung, phương pháp và
II NỘI DƯNG NGHIÊN CỨU MÔN HỌC
An sinh xã hội là một khái niệm có nội hàm rộng và biến đổi theo thời gian và không gian; từ ngày sơ khai hình thành cho
đến thời đại phong kiến nó chỉ là những hình thức trợ giúp tự phát của các bộ tộc, của cộng đồng cho những người có hoàn cảnh khó khăn không tự bảo đảm được cuộc sống của mình do
già cả, ốm đau, bệnh tật, khuyết tật, không có sức lao động hoặc các rủi ro khác do thiên tai, dịch bệnh, mắt mùa và sau này là sự
trợ giúp của nhà thờ, nhà chùa
Nhưng cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của loài người thì những nguy cơ rủi ro diễn ra ngày càng nhiều hơn,
đa dạng hơn, dẫn đến số lượng người gặp phải nguy cơ rủi ro ngày càng lớn hơn; trước tình hình đó Nhà nước cũng phải tham gia vào việc cứu trợ cho những người không may mắn, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, Ngày nay, trong xã hội việc trợ giúp xã hội cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn nêu trên cũng có sự tham gia của các tổ chức phi Chính phủ, các doanh nghiệp mà ngày nay chủng ta thường gọi chung là sự trợ giúp của cộng đồng là một hiện tượng mang tính phổ biến
Vào những năm đầu của thế kỷ XX khi nền đại công
nghiệp phát triển thay thế những công trường thủ công, sự hình
thành giới chủ và giới thợ ngày càng rõ ràng hơn, những người làm công ăn lương với lực lượng ngày càng lớn hơn và được gọi là giai cấp công nhân cũng đã chiếm một vị trí quan trọng trong
xã hội, nhất là ở các nước công nghiệp phát triển như Cộng hòa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 13
Trang 11Giáo trình Nhập môn An sinh xã hội
Liên bang Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bề Đào Nha, Bỉ, Hà
Lan, Thuy Dién, Na Uy, Phim Lan, Dan Mạch, Mỹ, Canada
Với sự giúp đỡ của những nhà trí thức tiến bộ, giới thợ, tức là giai cấp công nhân đã ý thức được vai trò của mình và họ thành lập các nghiệp đoàn dé bảo vệ quyền lợi của giới thợ mà ngày nay gọi là Công đoàn và các nghiệp đoàn này cũng làm nhiệm vụ trợ giúp những người bị ôm đau, tai nạn lao động và những
người bị thất nghiệp tạm thời
Cùng với quá trình phát triển nền kinh tế cạnh tranh ấy vào
những năm cuối của thập niên 20 của thế kỷ XX, nhiều doanh nghiệp bị phá sản dẫn đến số lượng công nhân bị mat việc làm lớn, các nghiệp đoàn cũng không đủ sức trợ giúp các thành viên
của nghiệp đoàn và họ đã đầu tranh, kêu gọi giới chủ, nhà nước
cùng chung tay giúp đỡ những người lao động không may bị ốm đau, tai nạn lao động, và mat việc làm Trong bối cảnh ấy mà ˆ hình thức an sinh xã hội thứ hai ra đời, đó là bảo hiểm xã hội,
_ trong đó có bảo hiểm tuổi già, bảo biểm tử tuất, bảo hiểm ốm
đau, thai sản, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp
Sau đó thì các hình thức khác của an sinh xã hội cũng từng
bước được hình thành do nhu cầu cần được bảo vệ an toàn của
con người trước các nguy cơ rủi ro, vì vậy mà đến nay an sinh xã hội được kết cấu với nhiều hợp phẩn khác nhau, trong phần nhập
môn an sinh xã hội chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất
của an sinh xã hội làm tiền đề cho việc nghiên cứu các phần tiếp theo bao gồm:
14
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
Trang 12maammm===— 1
Chương I Đỗi tượng, nội dung, phương pháp và
- Các quan điểm tư tưởng, lý thuyết, học thuyết cơ bản về
an sinh xã hội;
- Các khái niệm vẻ an sinh xã hội và quá trình thay đổi
nhận thức về an sinh xã hội thông qua việc hình thành các khái
niệm, các thuật ngữ cơ bản về an sinh xã hội;
- Các hợp phần của an sinh xã hội và nội hàm cơ bản của
- Khung khổ hệ thống an sinh xã hội: mục tiêu, chức năng,
nội hàm, thể chế, nguyên tắc, vai trò, chỉ số đánh giá )
~ Quá trình phát triển mô hình an sinh xã hội của nước ta ;
- Các yêu tổ đặc thù của nước ta ảnh hưởng tới quá trình phát triển hệ thông an sinh xã hội
- Các thể chế chính sách, thể chế tài chính và thẻ chế tổ chức bộ máy và cán bộ thực hiện an sinh xã hội;
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 15
Trang 13ở Thuy Điễn với mô hình an sinh xã hội ở Việt Nam, cũng giống
như không thể so sánh thuần tuý an sinh xã hội ở Việt Nam trong
giai đoạn kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giành độc lập chủ
quyền dân tộc với an sinh xã hội trong thời kỳ hoà bình, đổi mới xây dựng đất nước; vai trò của nhà nước hôm nay với vai trò nhà nước trong những thập kỷ tới; phải nhìn nhận cách tiếp cận mới về
an sinh xã hội trong điều kiện xã hội đầy biến động của nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Nhận thức xã hội là sự phản ánh khách quan của tồn tại xã
hội ma tồn tại xã hội trong xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá;
trong điều kiện suy thoái về môi trường, và biến đổi mạnh mẽ về cơ cấu dân số Điều kiện mới nêu trên chính là tiễn để cho sự
thay đổi nhận thức về xã hội và phát triển bền vững, về phòng
ngừa nguy cơ gây rủi ro, giảm thiểu và khắc phục rủi ro, bảo vệ
an toàn các thành viên trong xã hội khi họ rơi vào hoàn cảnh rủi
ro, hoàn cảnh yếu thể :
3.2 Phương pháp nghiên cứu môn học
Tiếp cận nghiên cứu về an sinh xã hội trước hết phải dựa vào phương pháp tiếp cận quyền con người, quyền được sống,
quyền được bảo vệ an toàn, quyền được tham gia, quyền được
phát triển, quyền được bình đẳng, và.công bằng xã hội; đây là
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 1T
Trang 14Chương I Đối tượng, nội dung, phương pháp và còn phải sử dụng phương pháp tiếp cận theo nhu cầu của các
nhóm xã hội, dựa vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá và truyền thống của dân tộc; Trong từng giai đoạn phát triển
mà các nhóm xã hội như người già, người tàn tật, trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt, người nghèo, người có thu nhập thập xuất hiện những nhu cầu cụ thể như nhu cầu được bảo đảm mức sống tối thiểu, nhu cầu bảo đảm quyền bình đẳng, nhu cầu tham gia các
hoạt động chính trị, kinh tế xã hội, nhu cầu tham gia giao thông,
nhu cầu tiếp cận công nghệ thống tin để thực hiện được các nhu
cầu đó họ cần sự trợ giúp của nhà nước và cộng đồng
Do tính đặc thù của an sinh xã hội là liên quan đến sự bảo vệ an toàn của mọi thành viên trong xã hội và an sinh xã hội là hướng đến toàn dân, do yay, quá trình nghiên cứu phải sử dụng phương pháp tiếp cận nghiên cứu đa ngành từ lĩnh vực kinh tế, tài chính đến lĩnh vực xã hội, văn hóa, nhân chủng học, dân tộc học, xã hội học Sự tiếp cận đa ngành trong quá trình nghiên cứu sẽ giúp cho chúng ta có cách nhìn khách quan hơn, toàn
diện hơn, tổng thẻ hơn
An sinh xã hội có mỗi quan hệ chặt chế với các môn khoa
học khác, kế thừa thành quả phát triển của nhiều môn khoa học,
do vậy quá trình nghiên cửu an sinh xã hội còn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu của các môn khoa học khác như
phương pháp nghiên cứu của khoa học tâm lý: tâm lý cá nhân,
tâm lý xã hội, tâm lý đám đông, tâm lý dân tộc, truyền thống văn
hoá Phương pháp nghiền cứu xã hội học: điều tra xã hội học, phỏng vấn, nghiên cứu trường hợp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 19
Trang 15Chương I Đôi tượng, nội dung, phương pháp và
xã hội truyền thông,
Thời kỳ nô lệ và tiền phong kiến việc đối phó với rủi ro cho các thành viên trong xã hội thuộc trách nhiệm của các gia đình hoặc các bộ tộc, những khi gia đình và bộ tộc không đủ khả năng đối phó với rủi ro bảo vệ các thành viên trong gia đình thì sự trợ giúp của cộng đồng mà đặc biệt là vai trò của nhà thờ ở phương Tây và nhà chùa ở phương Đông giữ vị trí quan trọng Sang thời kỳ hậu phong kiến và tư bản, rủi ro diễn ra với quy mô lớn hơn, tần suất cao hơn và nhu cầu cần được bảo vệ của con người cũng cao hơn, phần nảo đó con người cũng ý thức được
quyển con người và quyển được bảo vệ Những hoạt động nhân
đạo từ thiện do nhà thờ và nhà chùa thực hiện đường như không thể đáp ứng được nhu cầu của các thành viên trong xã hội khi rủi
ro diễn ra trên điện rộng và Nhà nước phải tham gia vào các hoạt
động trợ giúp xã hội, từ đó hình thành cơ chế trợ giúp xã hội (ngày xưa thường gọi là cứu tế) không cần điều kiện ràng buộc
để bảo vệ các thành viên trong xã hội không bị lâm vào tình
canh ban cing hoá Ở mỗi thời kỳ, trong những chế độ xã hội
khác nhau đều có các hình thức khác nhau để trợ giúp các thành
viên trong xã hội vượt qua rủi ro, vượt qua khó khăn trong cuộc sống Trong lịch sử phương Đông và phương Tây đã ghi chép lại
những năm bị thiên tai bão lụt, hạn hán dẫn đến mắt mùa hoặc
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 21
Trang 16Giáo trình Nhập môn An sinh xã hội
chiến tranh liên miên nhiều người dân lâm vào cảnh “màn trời
chiếu đất”, bần cùng hóa thì những người giàu tổ chức phát
chẩn, nhà nước mở kho lương thực cửu đói cho dân và miễn giảm sưu, thuế và quân dịch nhằm ôn định cuộc sông của người
dân, Nhà thờ, nhà chùa mở các trại tế bần để chăm sóc người giả
cô đơn, trẻ em mổ côi không nơi nương tựa; Chính nhờ các hoạt động đó mà nhiều người đã vượt qua được các rủi ro, qua được
những năm đói kém mắt mùa để tồn tại và phát triển Trong tiềm
thức của con người lúc đó họ cho rằng, đó là những hoạt động, mang tính nhân đạo và từ thiện, chưa phải là chia sẻ trách nhiệm
xã hội và con người c6 quyền được bảo vệ, quyền được sống và tồn tại hay đó là trách nhiệm của nhà nước, của cả cộng đồng
Xã hội phương Đông có cơ chế gia đình, cộng đồng làng
mạc, luôn sẵn sàng nâng đỡ các thành viên lúc khó khăn, các triều
đại phong kiến cũng đề ra những chính sách trợ giúp những người
yếu thế, có nhiều khó khăn như cô nhỉ, quả phụ, người già và cứu đói cho người nghèo khi thiên tại dịch hoạ làm mắt mùa nghiêm trọng, như mở kho lương thực dự trữ cứu đói cho dân của các
triều đại phong kiến Trung Quốc và Việt Nam Bên cạnh chính
sách trợ giúp xã hội nêu trên, thời kỳ phong kiến các quốc gia phương Đông còn có chính sách trợ giúp cho các gia đình binh sỹ bị từ trận để ồn định cuộc sống và làm yên lòng binh sỹ tham gia
chiến đầu, đây cũng là những chính sách đầu tiên của hệ thống
chính sách trợ giúp đặc biệt, điển hình là thời kỳ La Mã cổ đại;
Trung Quốc trong thời kỳ hậu phong kiến; Pháp thời kỳ : Napoleon; Các nước châu Âu như: Đức, Ý, Nga trong Chiến tranh
22 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
Trang 17chiến chống mỹ cứu nước 1960 -1975 và thời kỳ hậu chiến tranh
chống Mỹ Cho đến ngày nay, nhiều nước trên thế giới vẫn áp
dụng chính sách này và mở rộng chính sách trợ giúp các gia đình
quân nhân như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam
Thời kỳ phong kiến ở phương Tây, nông dân dựa vào sự hào phóng của nhà thờ và sự ban ơn của lãnh chúa mỗi khi mùa
màng thất bát Giáo hội thiên chúa giáo có nhiều hoạt động từ thiện giúp đỡ người sa cơ thất thế, Khi chế độ phong kiến sụp đỗ, gia đình, nhà thờ không đủ khả năng đối phó với nạn nghèo đói tràn lan nữa, nó đòi hỏi phải có sự tham gia của Nhà nước mà điển hình là các nước Anh, Đức, Pháp Năm 1601, ở nước
Anh đã ban hành đạo luật Elizabeth cho người nghèo, đây có thê
coi là bộ luật an sinh đầu tiên (xem xét ở nghĩa hẹp); Đạo luật này xác định rõ trách nhiệm của nhà nước trong việc trợ giúp
người nghèo khổ
Khi xã hội loài người chuyển sang giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa thì nhiều vấn đề xã hội mới được nảy sinh Sự phát triển của công nghiệp ở châu Âu đầu thế kỷ XVII mà nước Anh là cái nôi đầu tiên đã tạo ra hàng loạt máy móc thay thé site
người, đem lại năng suất cao trong sản xuất hàng hoá; Tiến bộ
do công nghiệp mang lại, một mặt, đã cải thiện sức sản xuất và tạo nên nhiều hàng hoá phục vụ con người nhưng, mặt khác, nó cũng làm này sinh nhiều vấn đề mới của xã hội công nghiệp
Nạn thất nghiệp xảy ra kéo theo nhiều vấn đề xã hội khác như
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 23
Trang 19Chương | Đối tượng, nội dung, phương pháp và
diện, tổng thể như quá trình hình thành và phát triển vốn có của nó, đặc biệt là vai trò của khu vực phi nhà nước
Đến nay, hệ thống an sinh xã hội đã phát triển ở hầu hết
các nước trên thế giới nhưng chúng được phát triển theo các mô
hình khác nhau Có nước chỉ tập trung vào bảo hiểm bắt buộc và
tự nguyện, và phát triển từ thiện, ngược lại, một số nước lại coi
trọng hình thức bảo hiểm bắt buộc và phúc lợi chung
2 Một số quan điểm, học thuyết cơ bản 2.1 Học thuyết của Bismark
Từ những năm cuối của thế kỷ XVIII và dau thé ky XIX &
các nước châu Âu đã hình thành chính sách bảo biểm xã hội bắt buộc (Compulsory insurance); Điều đó được thể hiện bằng việc
Cộng hòa Liên bang Đức dưới thời kỳ cầm quyền của Thủ tướng,
Ott Von Bismark (1815-1898) đã giới thiệu đạo luật về bảo hiểm
xã hội bất buộc vào năm 1880, đây là đạo luật đầu tiên của thế
giới về bảo hiểm xã hội nhưng mới chỉ tập trung vào chế độ bảo hiểm tuổi già cho những người làm công ăn lương, bảo hiểm tử
tuất, và tai nạn lao động, chưa có bảo hiểm ốm đau, bảo hiểm bệnh nghề nghiệp và bảo hiểm thai sản; Đạo Luật này chịu ảnh
hưởng bởi tư tưởng của Bismark, người đứng đầu nhả nước Đức
lúc bấy giờ
Theo học thuyết của Ott Von Bismark: An sinh xã hội
được thực hiện dựa trên trụ cột chính là bảo hiểm xã hội gắn với yếu tố lao động Chế độ bảo hiểm xã hội được áp dụng bắt buộc với người lao động có một mức lương cụ thể, mức đóng góp cho
:_ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 27
Trang 20Giáo trình Nhập môn An sinh xã hội
bảo hiểm xã hội căn cứ vào mức tiền lương và mức chỉ trả bảo hiểm xã hội được tính căn cứ vào mức đóng góp cho quỹ bảo
hiểm; Quỹ Bảo hiểm xã hội được quản lý bởi các đối tác xã hội bao gồm đại diện giới thợ (Nghiệp đoàn), đại diện giới chủ, và Nhà nước; Nhà nước hình thành Quỹ bảo hiểm xã hội và giao cho một cơ quan quản lý nhà nước quản lý; người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm đóng góp một phần cho quỹ bảo hiểm xã hội theo tỷ lệ nhất định so với quỹ tiền lương của doanh nghiệp; nhà nước chỉ đóng vai trò bảo hộ, để bảo đảm an toàn
cho Quỹ bảo hiểm xã hội; Quỹ bảo hiểm xã hội ngoài phần kinh
phí thực hiện chỉ trả các chế độ cho người lao động, cũng được phép sử dụng phân tài chính nhàn rỗi cho các hoạt động kinh
doanh tài chính nhằm sinh lời cho Quỹ bảo hiểm xã hội và thông
thường là Quỹ bảo hiểm xã hội cho các ngân hàng vay để được
hưởng lợi và sử dụng phẩn lợi này cho các hoạt động quản lý của
Quỹ bảo hiểm xã hội Tư tưởng của Bismark về chính sách bảo
hiểm xã hội lúc bấy giờ là khá tiến bộ, vì nó đã đáp ứng được
nhu cầu nhằm bảo đảm an toàn cuộc sống cho những người lao
động làm công ăn lương khi về già, khi tử tuất và khi bị tai nạn
lao động, và đến nay tư tưởng của ông vẫn được áp dụng trong
chính sách bảo hiểm xã hội hiện đại
Tư tường cơ bản của Bismark về bảo hiểm xã hội là
mức đóng bảo hiểm và mức hưởng phải tương đương, không có sự hỗ trợ từ ngân sách của Chính phủ, và sau này
có phát triển thêm hình thức bảo hiểm xã hội bổ sung
28 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
i
Trang 21> a SS - -
Chương I Đỗi tượng, nội dung, phương pháp và
Tư tưởng của Bismark có nhiều điểm liên quan đến các
giải pháp ứng phó với nguy cơ rủi ro về vòng đời của con người
và liên quan đến nguy cơ rủi ro về kinh tế, đó là sự khủng hoảng
kinh tế hay suy giảm kinh tế dẫn đến mắt việc làm, thất nghiệp và khi áp dụng cơ chế tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phần
nào đó đã nói lên sự chia sẻ trách nhiệm giữa số đông người lao động với ít người lao động khi họ bị tai nạn lao động vả cần sự
trợ giúp từ Quỹ bảo hiểm xã hội Đồng thời, cũng đã nói lên
quan điểm cần phải chia sẻ trách nhiệm xã hội giữa người chủ
doanh nghiệp đại diện cho doanh nghiệp với người lao động mà ngày nay sự chia sẻ trách nhiệm xã hội này được thực hiện với
phạm vi và nội hàm trợ giúp rộng hơn rất nhiều
Hạn chế của học thuyết Bismark là chưa đề cập đến an
sinh xã hội thì cần có những trụ cột gì một cách cụ thể và nội
hàm của các trụ cột đó như thế nào, mặc dù khi đó ở Cộng hòa
Liên bang Đức cũng đã thực hiện những chính sách trợ giúp cho
người nghèo, người thu nhập thấp trong những thời điểm họ gặp khó khăn về thu nhập, để giúp họ ổn định cuộc sống, đặc biệt là
người già khi mùa đông băng tuyết kéo đến mà họ không có tiền
mua chất đốt để sưởi ấm vào mùa đông
Cũng vào thời kỳ này những tổ chức đầu tiên về an sinh xã
hội được hình thành: Vào năm 1919, sau khi Chiến tranh Thể
giới lần thứ nhất kết thúc gần được I năm thì Tỏ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng được: thành lập (International Labour Organization); Đây là tổ chức quốc tế quan trọng chuyên hướng
vào bảo vệ quyền của người lao động, quyền của giới chủ, và TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 29
Trang 22Chương | Đối tượng, nội dung, phương pháp và
Trong khoảng thời gian nảy một số sự kiện đáng ghi nhớ bao gồm: Kế hoạch phát triển an sinh xã hội ở châu Âu,
châu Mỹ La Tinh; Chính sách trợ cấp xã hội cho các gia đình
nghèo ra đời ở BI và Cộng hòa Pháp (1920-1930); Tiêu để an
sinh xã hội lần đầu tiên được sử dụng trong hệ thống chỉ tiêu
công tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1935); Hội nghị quốc tế về an sinh xã hội với tiêu đề hợp tác chặt chẽ với tổ chức lao động quốc tế ILO (1936); Peru là quốc gia đầu tiên không
thuộc khu vực châu Âu tham gia Hội nghị an sinh xã hội quốc
tế, vì thời kỳ này chủ yếu là các nước khu vực châu Âu tham
Giai đoạn 1940-1970 là giai đoạn đã chứng kiến sự độc lập
về phát triển kinh tế cũng đã dẫn đến sự phát triển các chương
trình an sinh xã hội ở khu vực Africa, Asia, Caribbe;
Vào năm 1942, Lord Beveridge đã có bản báo cáo với các
nhà lãnh đạo Vương quốc Anh về bản kế hoạch thực hiện
chương trình trợ giúp xã hội quốc gia thống nhất (Unifed national Social Assistane) Theo bản báo cáo mà Lord Beveridge trình bày trước các nhà lãnh đạo Vương quốc Anh thì hệ thông
an sinh xã hội phải được thiết lập một cách toàn diện và hoạt động dựa trên ba nguyên tắc cơ bản đó là:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 31
Trang 23Điều 25 của Hiến chương Liên Hợp Quốc về quyền con
người: “ Mọi người đân và hộ gia đình đều có quyền có một mức sống tối thiểu về sức khỏe và các phúc lợi xã hội bao gôm ăn, mặc, chăm sóc y tế, dịch vụ xã hội thiết yếu và có quyền được an sinh khi có các biến cố về việc làm, 6m dau, tan lật, goa phụ, tuổi già hoặc các trường hợp bắt khả kháng khác "
Trong báo cáo của mình, Lord Beveridge đặc biệt chú ý Chính phủ quan tâm đến trợ giúp xã hội nhất là chính sách trợ giúp cho người già, trẻ em trong các gia đình nghèo, thu nhập
thấp, người khuyết tật, những người không tự bảo đảm được
cuộc sống của mình vì họ không có thu nhập hoặc thu nhập
quá thấp không bảo đảm mức sống tối thiểu cần có của một
Với quan điểm tiếp cận toàn diện và tổng thể về an sinh xã
hội như trên mà Lord Beveridge được ghi nhận như là một trong,
những người đầu tiên tạo dựng nên hệ thống an sinh xã hội tổng thể, và nhiều người coi Lord Beveridge la éng t6 cla hé thong an sinh xã hội hiện đại ngày nay :
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 33
Trang 24Chương I Đồi tượng, nội dung, phương pháp và
Những người nghiên cứu về Lý thuyết rủi ro cho rằng rủi
ro được chia thành 3 nhóm chính: gồm cả rủi ro chung, rủi ro
nhóm và rủi ro ngẫu nhiên:
() Rủi ro chung: là những rủi ro có thể xảy ra với bất kẻ
người nào không phân biệt lứa tuổi, giới tính hay địa vị trong xã hội (tai nạn, ốm đau, nghèo đói ) nhưng không phải tất cả đều bị ảnh hưởng ở mức độ như nhau
(ii) Rdi-ro nhém: là những rủi ro chỉ liên quan đến một nhóm người (thợ mỏ, người dân vùng lũ lụt, thiên tai)
(iii) Rui ro ngẫu nhiên: là rủi ro liên quan trực tiếp đến một sự kiện nào đó, con người nào đó và sẽ biến mất sau một
thời gian nhất định ( bị thương)
Theo Prof.Dr Han Juergen Roesner, Viện nghiên cứu kinh tế, Cộng hòa Liên bang Đức: rủi ro cho con người đã được thảo
luận và thống nhất ở phạm vi quốc tế, nó bao gồm 7 loại chính
sau đây:
~ Rủi ro tự nhiên (bão lụt, thiên tai, dịch họa); ~ Rủi ro môi trường (ô nhiễm);
~ Rủi ro sức khoẻ (dịch tả Jacata, m đau, bệnh tật);
~ Rủi ro vòng đời (tuôi già, sinh-lão-bệnh- tử);
~ Rủi ro kinh tế (khủng hoảng và nghèo đói); ~ Rủi ro xã hội (tội phạm, khủng bố);
~ Rủi ro chính trị (đảo chính, xung đột sắc tộc, chiễn tranh, thay đổi thể chế)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 35
Trang 25ee
Chương I Đối tượng, nội dung, phương pháp và
trẻ em bị bỏ rơi, người nghiện ma túy, người nhiễm HIV/AIDS,
phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ, những người có thu nhập thấp, Vì vậy hệ thống an sinh xã hội còn có chức năng bảo vệ các đối tượng có nhu cầu bảo vệ đặc biệt, hay nói cách khác là bảo vệ các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt
Khuôn khỗ lý thuyết rủi ro và quân lý rủi ro
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 37
Trang 26Chương | Đối tượng, nội dung, phương pháp và
cô đơn không tự bảo đảm được cuộc sống, bên cạnh sự trợ giúp
của Nhà nước thì cộng đồng, nhà thờ, nhà chùa cũng dang tay
giúp đỡ họ, và người dân nước ta cũng đã có câu ngạn ngữ “một miếng khi đói bằng cả gói khi no”, đây cũng là một hình thức
chia sẻ trách nhiệm của cộng đồng, xã hội đối với những người
kém may mắn, gặp rủi ro về sức khỏe, về điều kiện sống Tuy
nhiên, đây cũng chỉ là sự giúp đỡ của cộng đồng đối với các
trường hợp rủi ro ngẫu nghiên mà thôi và nó cũng xuất phát từ
tắm lòng từ thiện, nhân đạo là chính, chứ chưa phải đã hình
thành cơ chế mang tính ồn định
Chia sẻ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với một cơ
chế rõ ràng, mang tính ôn định lâu đài mới là nội dung cơ bản
của lý thuyết này; Khi nói đến trách nhiệm của doanh nghiệp,
tức là muốn ám chỉ đến những người sử dụng lao động, những,
người chủ doanh nghiệp có nguồn tài sản lớn do quá trình hoạt
động doanh nghiệp mang lại Sự thành công của các doanh
nghiệp, người sử dụng lao động với tư cách là chủ doanh nghiệp có sự đóng góp rất lớn của những người lao động với tư cách là người làm công ăn lương; vậy khi những người lao động có
nguy cơ gặp rủi ro trong cuộc sống, làm suy giảm nguồn thu
nhập như ôm đau, thai sản, tai nạn lao động, mắc bệnh nghề
nghiệp hoặc về gia không còn khả năng lao động hoặc mắt việc
tạm thời do suy giảm kinh tế mà bản thân doanh nghiệp gây ra,
Chia sẻ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn bắt
nguồn từ một nguyên nhân khác, người ta cho rằng doanh nghiệp với lợi thế của mình về nguồn vốn, trang thiết bị, công
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 39
Trang 27Giáo trình Nhập môn An sinh xã hội
nghệ và nguồn nhân lực, doanh nghiệp có khả năng khai thác nhiều hơn nguồn tải nguyên thiên nhiên vốn là chung của mọi
người; đã là nguồn lợi chung thì mọi người đều có quyền được
hưởng lợi, nhưng không phải bất cứ người nào cũng có đủ khả năng để khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên đó Vì vậy ngoài
trách nhiệm doanh nghiệp phải nộp thuế khai thác tài nguyên
thiên nhiên cho Nhà nước đẻ thực hiện các chính sách an sinh xã hội, thì bản thân doanh nghiệp vẫn phải đóng góp một phần tài chính nữa để thực hiện chính sách an sinh xã hội, như đóng góp
cho quỹ Bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm lương hưn, quỹ bảo hiểm
thất nghiệp và các quỹ khác để thực hiện các chế độ thuộc bảo hiểm xã hội Đồng thời doanh nghiệp cũng phải chăm lo cải
thiện điều kiện lao động, trang bị bảo hộ lao động cho người lao động và thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội khác trong nội
bộ doanh nghiệp như chính sách tiền thưởng, chính sách hỗ trợ điều dưỡng, nghỉ mát, thăm hỏi tặng quà khi người lao động ốm
đau, tai nạn lao động hoặc hỗ trợ vật chất đối với con của những
người ]ao động tại doanh nghiệp nhân dịp tết Trung thu, tết thiếu
nhỉ 1/6, tết Nguyên Đán
Chia sẽ trách nhiệm xã hội còn được thể hiện ở góc độ khác mang tính nhân văn mae cũng là quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp, đó là một số doanh nghiệp thành lập tổ công tác
xã hội; hàng năm doanh nghiệp, trích một phần lợi nhuận để tổ
công tác xã hội triển khai một số dự án nhỏ hỗ trợ người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ví dụ như
“chương trình mái ấm tình thương” của Công ty Ô-Li-Vơ đã hỗ
40 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
Trang 28EEE 1 Chương I Đôi tượng, nội dung, phương pháp và
trợ trên 2000 ngôi nhà cho người nghèo ở các tỉnh miễn núi phía
Bắc hay Chương trình “Quỹ sữa vươn cao Việt Nam của Tổng công ty sữa Việt Nam hàng năm hỗ trợ I triệu lít sữa cho trẻ em
nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở mọi miền của đất nước;
chương trình “one by one” của Công ty Amway, hỗ trợ hàng
triệu trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên phạm vỉ toàn thế giới,
đặc biệt là hỗ trợ tạo điều kiện cho trẻ em đến trường
Lý thuyết về chia sẻ trách nhiệm xã hội
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 41
Trang 29CODD EE
Chương II Những vần đề cơ bản của an sinh xã hội
Nhu cẩu tự hiện thực hoá còn được gọi là nhu cầu mở
mang phát triển; Đây là nhu cầu cao nhất của con người theo
quan niệm của Maslow
Các nhu cầu từ bậc 1 đến bậc 3 và một phần của bậc 4 được gọi là những nhu cầu thiếu hụt, bởi vì nếu các nhu cầu này không được thoả mãn thì nó sẽ gây nên những hậu quả bắt lợi như ốm đau và các cảm giác thiếu thôn Những nhu cầu này phải được đáp ứng để con người thoả mãn, để tổn tại và phát triển, như khi đói
thì tìm cái ăn, khi khát thì tìm nước uống; nhưng khi các nhu cầu này đã được thoả mãn rồi thì người ta không còn ham muốn về nó
nữa; giống như khi người ta không khát nước thì sẽ không đi tìm nước uống; không đói thì sẽ không đi tìm cái ăn
2 Nhu cầu cơ bản của con người cia ESCAP
Trong một cách tiếp cận khác theo quan niệm của Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP), con người ta có 8 nhu cầu cơ bản và được coi như những nhu cầu tự nhiên đó là ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khỏe, học hành, văn hóa, đi lại, và giao tiếp xã hội
f 8 Nhu câu giao tiếp xã hội 7 Nhụ câu về đi lại 6 Nhu cẩu về văn hoá 3 Nhu câu về học tập, phát triển
4 Nhu câu về chăm sóc sức khoẻ
3 Nhụ câu về nhà ở (có chỗ ở, ở rộng, ở đạp)_
2 Nhụ câu về mặc (mặc dm, mặc dep) lR 1, Nhụ cấu về ăn (ăn no, ăn ngon)
Trang 30Giáo trình Nhập môn An sinh xã hội
Những nhu cầu nảy biến đổi theo thời gian và không gian,
kinh tế - xã hội càng phát triển theo thời gian thì những nhu cầu
nảy cũng đòi hỏi ngày càng cao hơn Ví dụ như, khi người ta nghèo thì người ta đi bộ, đỡ nghèo hơn thì mong có xe đạp, khá hơn một chút thì mong có xe máy, giàu có thì mong có ô tô, ngay cả khi sử dụng một loại phương tiện nào đó như xe đạp, xe máy, ô tô mà cuộc song được cải thiện hơn theo thời gian người
ta cũng mong muốn thay đổi phương tiện có chất lượng thấp hơn sang phương tiện có chất lượng cao hơn Sự thay đổi việc sử
dụng xe máy của các cá nhân ở xã hội Việt Nam hiện nay hay sự
thay đổi sử dụng ô tô của các cá nhân ở các nước có trình độ
phát triển cao là một minh chứng sinh động
3 Tháp nghèo đói theo quan niệm của Ngân hàng
thé giới
Quan niệm về nghèo đói không chỉ thuần túy là về lương
thực, thực phẩm và những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con
người, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nghiên cứu về nghèo của con người đã được mở rộng đa dạng hơn, và từ sau năm 2000 đã hình thành tháp nghèo đói với 6 cung bậc khác nhau, về bản chất 6 cung bậc của tháp nghèo đói cũng chính là thể hiện nhu cầu của con người tương tự như tháp nhu cầu của
con người của Maslow, cụ thê như sau:
wW "*S
Trang 31Chương II Những vẫn đề cơ bản của an sinh xã hội
6 Nghèo về vị thể chính trị
5 Nghèo về vị thế xã hội
4 Nghèo về vốn xã hội (giao tiếp xã hội)
Theo tháp nghèo đói của con người này cũng là một cách
thể hiện nhu cầu của con người trong xã hội hiện đại, tuy vậy,
nội hàm của nó rộng hơn nội hàm tháp nhu cầu của con người của Maslow và nhu cầu cơ bản của con người của ESCAP, nhưng xét cho cùng thì đây cũng chỉ là sự phát triển của nhận thức trong xã hội hiện đại so với nhận thức của thời đại của Maslow mà thôi Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải người
dân nào trong xã hội cũng có nhu cầu về vị thế xã hội và về
chính trị; đa phần là họ chỉ mong muốn được thỏa mãn các nhu
cầu về lương thực thực phẩm, phi lương thực thực phẩm, được
bảo vệ an toàn trước các nguy cơ bị rủi ro và được giao tiếp xã hội phù hợp để tạo dựng vốn xã hội cho chính bản thân họ trong quá trình tồn tại và phát triển
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 45
Trang 32Chương II Những vần đề cơ bản của an sinh xã hội
trong một quốc gia theo thời gian và mô hình phát triển kinh tế
cũng có mô hình an sinh xã hội tương ứng khác nhau như mỗ hình an sinh xã hội cỗ truyền hình thành từ thời phong kiến, mô
hình an sinh xã hội của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao
cấp, mô hình an sinh xã hội của nền kinh tế thị trường Có quốc
gia, có tổ chức quốc tế quan niệm an sinh xã hội là bao trùm tắt cả những vấn đề liên quan đến rủi ro, cũng giống như bảo trợ xã
hội, còn phúc lợi xã hội bao trùm tất cả những gì liên quan đến
cuộc sống xã hội của con người, nhưng trên thực tế thì không,
hoàn toàn như vậy vì nội hàm của các quan niệm này có sự đan
xen lẫn nhau Từ thực tế này có thể đi đến nhận định các quan niệm, khái niệm, thuật ngữ về an sinh xã hội, phúc lợi xã hội,
bảo trợ xã hội, đảm bảo xã hội chỉ là tương đối vì nó cũng có sự
biến đổi về nội hàm theo thời gian và không gian; và có sự đan
xen với nhau
Hiện nay cũng xuất hiện rất nhiều quan niệm, khái niệm về
an sinh xã hội, các quan niệm, khái niệm này song song tồn tại,
tuy cách diễn đạt bằng lời có thể khác nhau, song nội hàm lại có rất nhiều điểm chung Sau đây là một số khái niệm cụ thể về an
sinh xã hội
1 Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)
An sinh xã hội là một sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho
các thảnh viên của mình thông qua một số biện pháp được áp
dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng nguồn
TRUONG BAI HOC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 47
Trang 33EEE ve L1
Chương II Những vấn đề cơ bản của an sinh xã hội
ILO thi social security là khái niệm rộng hơn bảo hiểm xã hội
(bao gồm ba hợp phần cơ bản là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
chăm sóc y tế và trợ cấp cho trẻ em trong các gia đình nạn nhân, hay còn gọi là phúc lợi xã hội cho trẻ em)
Theo câu trúc trên, an sinh xã hội có nội hàm khá rộng, không chỉ bảo vệ khi các thành viên bị rủi ro về thu nhập do
ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tuổi giả ma còn
liên quan cả đến chăm sóc y tế, chăm sóc lao động trẻ em, trợ
cấp xã hội cho trẻ em trong các gia đình khó khăn Chính vì có liên quan đến trợ giúp trẻ em trong các gia đình có khó khăn
mà một số nước ở châu Âu còn gọi đó là phúc lợi xã hội cho
trẻ em; tuy vậy cũng có nước còn quan niệm phúc lợi xã hội
cho trẻ còn bao gồm cả giáo dục chứ không chỉ là chăm sóc về
cần có biện pháp bảo vệ người lao động trong trường hợp họ bị
thất nghiệp, và chính sách bảo hiểm thất nghiệp ra đời, với sự
đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động
Dựa vào khái niệm này mà nhiều quốc gia trên thế giới đưa ra các khái niệm khác nhau về an sinh xã hội hay phúc lợi
xã hội hoặc đảm bảo xã hội, tất cả các khái niệm này đều có
những điểm chung mang tinh phô biến, song cũng có điểm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 49
Trang 34ee Chương ll Những vần đề cơ bản của an sinh xã hội
lao động; trong chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc còn có cả chính sách bảo hiểm xã hội bỗ sung, tức là ngoài đóng góp tài
chính cho quỹ bảo hiểm như những người khác theo quy định
hiện hành của quốc gia, người tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc còn được khuyến khích đóng gop bd sung dựa trên cơ chế khuyến khích giảm trừ thu nhập phần tham gia bảo hiểm xã hội
bổ sung Mô hình này đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp
dụng, nhất là các nước ở châu Âu, điển hình là Cộng hòa Liên bang Đức Việt Nam cũng đang nghiên cứu dé áp dụng chính sách vào những năm sau 2012
~ Trợ giúp xã hội dựa vào xác định tiềm lực tài chính của người có thu nhập thấp hoặc không có thu nhập do tàn tật, mồ côi, già cả, gọi chung là đối tượng xã hội và Nhà nước hoặc cộng đồng có các chính sách, chương trình hoặc giải pháp trợ
giúp cho họ để bảo đảm cuộc sống ở mức tối thiểu cơ bản và
hoà nhập cộng đồng Các chính sách và các chương trình này thường không phụ thuộc vào việc đóng góp tài chính của những người thụ hưởng chính sách này, mả phụ thuộc vào cơ chế chính sách của Nhà nước trong việc trợ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn không có nguồn thu nhập, không tự bảo
đảm được cuộc sống Trợ giúp xã hội được thể hiện dưới dạng trợ cấp bằng tiền, trợ giúp tiếp cận với y tế đẻ khám chữa bệnh,
chỉnh hình phục hồi chức năng; trợ giúp tiếp cận với giáo dục học nghề thông qua các chính sách miễn-giảm học phí, hỗ trợ
vở viết, sách giáo khoa, trợ cấp xã hội khi trẻ em đến trường,
miễn giảm phí học nghề
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 51
Trang 35Chương Il Những vẫn đề cơ bản của an sinh xã hội
3 Theo Ngân hàng thế giới (WB)
Cũng giống như ƯNDP, WB cũng không đưa ra một khái
niệm cụ thể về an sinh xã hội, nhưng trong quá trình hỗ trợ
nghiên cứu xây dựng “Chiến lược toàn điện tăng trưởng và giảm nghèo - CPRGS năm 2001-2002”, WB cũng đã thể hiện
quan niệm của mình về an sinh xã hội Theo cách diễn đạt của 'WB thì an sinh xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với bảo trợ xã
hội và nội hàm của an sinh xã hội lại nằm trong khuôn khổ của
bảo trợ xã hội Chính từ cách tiếp cận này mà WB đẻ cập đến
các khía cạnh trợ giúp người nghèo nhiều hơn Trong khuôn
khổ phát triển mạng lưới an sinh xã hội mà WB đề xuất, đề cập tới 4 vẫn dé la: (i) Chính sách trợ cấp đối với người nghèo,
người dễ bị tổn thương; người nghèo, người dễ bị tốn thương ở
đây được hiểu là những người bị hạn chế về vốn con người, vốn xã hội và vốn tài chính (1i) Tạo điều kiện cho người nghèo
tham gia thị trường nông sản, thị trường lao động, (iii) Bảo vệ
trẻ em và vị thành niên; (iv) Các giải pháp trợ giúp đột xuất của Chính phủ và cộng đồng Rõ ràng 4 hợp phần của an sinh
xã hội mà WB đề cập đến liên quan trực tiếp đến các đối tượng
yếu thế, đối tượng đễ bị tôn thương của hệ thống chính sách và
chương trình bảo trợ xã hội bao gồm các chính sách trợ giúp người nghèo, các chính sách chương trình trợ giúp các đỗi
tượng yếu thể tham gia thị trường lao động; trợ giúp trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt và trợ giúp xã hội mang tính đột xuất và
phát triển các chính sách, chương trình bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm học đường
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 53
Trang 36Giáo trình Nhập môn An sinh xã hội
Trong phần chính sách phát triển mạng lưới an sinh xã
hội, WB đề cập đến 3 vấn đề là: (¡) Giảm thiểu các tác động x5
hội tới người nghèo trong quá trình cải cách, quá trình đổi moi,
thông báo rộng rãi những thay đổi về chính sách để nông dan thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh; bảo đảm an toàn việC
làm, thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), đào tạO
lại lao động dôi dư, cải thiện điều kiện làm việc (1i) Xây dựng, giải pháp trợ giúp xã hội đột xuất hữu hiệu đối với người
nghèo, người dễ bị tồn thương khi gặp rủi ro thiên tai, tai nạn; mở rộng hệ thống an sinh xã hội chính thức (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội ) và khuyến khích phát triển mạng lưới an sinh tự
nguyện (bảo hiểm học đường, bảo hiểm mùa màng, dịch
bệnh ) (ii) Củng cố vai trò của công đoàn các cấp đẻ bảo vệ
quyền lợi và điều kiện làm việc của công nhân trong nên kinh
tế thị trường “Như vậy, theo cách tiếp cận này an sinh xã hội
trong khu vực làm công ăn lương ở các doanh nghiệp để bảo vệ
quyền lợi và điều kiện làm việc của người lao động cũng là vấn đề rất quan trọng Quan niệm này giống như quan niệm của Trung Quốc về an sinh xã hội đối với người lao động trong lĩnh vực làm công ăn lương, có tham gia quan hệ lao động và trách nhiệm bảo đảm an sinh xã hội không chỉ là sự đóng góp
của Nhà nước, người sử dụng lao độ8g (giới chủ) mà có cả vai trò quan trọng của L Nhà nước
——
“ Chién lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo 2002 54 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
Trang 37cố =.eemao/aăa 060
Chương II Những vẫn đề cơ bản của an sinh xã hội
Từ các tài liệu khác nhau nêu trên, cho thấy an sinh xã
hội là một khái niệm động, có nội hàm rất rộng và nó có thể thay đổi theo thời gian và không gian, thay đổi theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội chung của thế giới và của từng khu vực và từng quốc gia, thậm chí theo từng vùng miền trong một
quốc gia Yếu tố văn hoá của từng dân tộc và từng vùng miền
có ảnh hưởng rất lớn đến các chính sách, các chương trình an sinh xã hội
4 Theo Hiệp hội an sinh thế giới ( ISSA)
Trong cuốn sách xuất bản năm 2005 "Toward New Found
Cofidence" (Tạm dịch: Tin tưởng hướng tới những phát hiện
mới) của Hiệp hội an sinh thế giới ( ISSA- thành lập từ năm
1980): an sinh xã hội giống như là sự phối kết hợp các thành tố (hợp phần) của chính sách công, có thể điều chỉnh đáp ứng nhu cầu của những người công nhân, các công dân trong bối cảnh
toàn cầu với sự thay đôi về kinh tế, xã hội, nhân khẩu học chưa
từng xảy ra” Theo các phát hiện mới này thì an sinh xã hội là
các thành tô của hệ thống chính sách công liên quan đến sự bảo
đảm an toàn cho tất cả các thành viên xã hội chứ không chỉ có
công nhân Những vấn đề mà Hiệp hội an sinh thế giới quan tâm nhiều là chăm sóc sức khoẻ thông qua bảo hiểm y tế; hệ thống lương hưu và chăm sóc tuổi già; phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ giúp xã hội; phúc lợi cho trẻ em, nhất là
nhóm trẻ em trong các gia đình nghèo, gia đình thu nhập thấp à New /SSA publicalion December 2005
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 5S
Trang 38Chương II Những vấn đề cơ bản của an sinh xã hội
Bên cạnh khái niệm về an sinh xã hội, giới học già Nhật Bản còn sử dụng thuật ngữ đảm bảo xã hội và phúc lợi xã hội và
đang còn có sự tranh luận giữa hai trường phái; trường phái thứ
nhất cho rằng, đảm bảo xã hội trong đó có an sinh xã hội và
phúc lợi xã hội; ngược lại trường phái thứ hai cho rằng, phúc lợi xã hội trong đó đã bao hàm cả đâm bảo xã-hội và an sinh xã hội
Trường phái thứ ba dung hòa cho rằng, cả ba thuật ngữ trên có nội hàm như nhau
Theo quan niệm của các học giả Nhật Bản về hệ thống
phúc lợi xã hội thì chính sách phúc lợi bao trùm khá nhiều vẫn
đề liên quan đến cuộc sống của những người lao động, người
nghỉ hưu, các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động và
các đối tượng bảo trợ xã hội, nội hàm của phúc lợi xã hội bao gồm hết những vấn đề cơ bản của an sinh xã hội, và đặc biệt là
phúc lợi về y tế được chia tách thành các nội dung rất rõ ràng
và cụ thể như, chính sách chăm sóc sức khoẻ người già, chính
sách chăm sóc y tế và sức khoẻ cộng đồng, chính sách chăm
sóc sức khoẻ người khuyết tật Về phúc lợi cộng đồng thì Nhật
Bản đặc biệt quan tâm đến các chính sách về nước sạch công
cộng, vệ sinh môi trường, và những phúc lợi xã hội khác có
liên quan đến số đông cộng đồng dân cư So sánh hệ thống phúc lợi xã hội của Nhật Bản với hệ thống an sinh xã hội của các quốc gia khác thì thấy rằng, nội hảm phúc lợi xã hội của
Nhật Bản rộng hơn nội hàm của an sinh xã hội; điều này có sự
khác biệt với quan niệm về phúc lợi xã hội ở châu Âu, về cơ
bản quan niệm vẻ phúc lợi xã hội ở châu Âu có nội hàm và
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 57
Trang 39Giáo trình Nhập môn An sinh xã hội
phạm vi hoạt động hẹp hơn an sinh xã hội, thậm chí nó chỉ là
một bộ phận hợp thành của an sinh xã hội trong đó tập trung,
vào các chính sách trợ cấp xã hội, trợ giúp cho trẻ em trong các
gia đình nghèo, gia đình có thu nhập thấp, phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ, phụ nữ nghèo, vấn đề nhà ở, vấn đề sưởi 4m trong mùa đông cho những người và gia đình có thu nhập thấp Tuy vậy việc trợ cấp cho người thu nhập thấp thường gắn với
vấn để thất nghiệp, mất việc làm và là dạng trợ cấp có điều kiện và diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, chứ không
phải là trợ cấp trong một khoảng thời gian dài như trợ cấp xã
hội cho người già }
Sự không thống nhất về quan niệm giữa các quốc gia, châu
lục về an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một trở ngại rất lớn
cho việc so sánh, phân tích đánh giá Vì vậy vấn đẻ quan trọng là phải hiểu được nội hàm của từng vấn đề mà các quốc gia đề cập
đến và dựa vào nội hàm của từng vấn đề đẻ phân tích, so sánh,
nhằm bảo đảm tính tương thích và sự hiểu biết lẫn nhau trong
quá trình nghiên cứu khoa học, đào tạo và quản lý, 6 Theo các tài liệu cũa Hoa Kỳ về an sinh xã hội
Tại Hoa Kỳ, phạm vi của hệ thông an sinh xã Hội rộng
hơn, đối tượng tham gia hệ thống an sinh xã hội bao gồm tắt cả
các thành viện trong xã hội; các hợp phần chủ yếu của an sinh xã hội bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm y
tế, trợ giúp xã hội và phúc lợi xã hội cho trẻ em, Hấu hết các nguồn quỹ của hệ thông an sinh xã hội khi hình thành đều được
58 TRUONG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ Hội
Trang 40
Chương II Những vấn đề cơ bản của an sinh xã hội sự hỗ trợ một phần của ngân sách nhà nước Trong hệ thông an sinh xã hội của Hoa Kỳ, bảo hiểm y tế có nét đặc thù riêng
Bảo hiểm y tế là hệ thống bảo hiểm tư nhân, nhưng lại mang
tính chất bắt buộc đối với đại bộ phận dân cư và được nhả
nước bảo trợ Nhà nước có hai chương trình đặc biệt về chăm
sóc y tế dành cho 2 đối tượng đó là chương trình MediCare
dành cho người già và chương trình MediAid dành cho người
khuyết tật Đây là hai nhóm đối tượng được coi là không có
khả năng tự chủ vẻ tài chính nên được Nhà nước bao cấp về
chăm sóc sức khỏe Š; các đối tượng khác về cơ bản đều phải tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc
Như vậy, có thể thấy khái niệm An sinh xã hội (Social
security) bao gồm các chính sách nhằm chống lại sự rủi ro đối với mọi công dân, trong đó có các đối tượng bảo trợ xã hội, đôi
tượng yếu thế trong thị trường lao động bao gồm bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, các chế độ trợ giúp xã hội và các chương trình trợ giúp các đối tượng là người già, người khuyết tật
7 Quan niệm của Việt Nam về an sinh xã hội
Theo các tài liệu hiện có thì các chuyên gia Việt Nam cũng
có hai quan niệm về an sinh xã hội, mặc dù các quan niệm này
đều có chung một cách tiếp cận là dựa vào khái niệm chính thống của ILO và tình hình thực tiễn ở Việt Nam (quan niệm là
cấp độ thấp hơn so với khái niệm xét về mặt khoa học)
Ê Nguyễn Mạnh Cường - Xây dựng mồ hình an sinh xã hội ở Việt Nam -2006 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 59