Phần 1 của tài liệu Phong thủy trong bối cảnh kiến trúc hiện đại: Thẩm thị Huyền Không học có nội dung trình bày về: tập tục xem phong thủy qua các thời đại; khái quát sự hình thành và phát triển thuật phong thủy; quan niệm hình thế: phái Loan Đầu; quan niệm về lý khí: phái Bát Trạch; quan niệm lý khí: phái Huyền không;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Trang 1THAM THI
HMƯYEN MHĐNG
HĐ& Phong thủy
Trang 2THẤM THỊ HUYỀN KHÔNG
Trang 4DẪN NHẬP
Nơi cư trú là một vấn đề lớn đối với đời sống, công dụng của chỗ ở tương quan mật thiết với các nhu cầu cơ bản về tỉnh thần lẫn
vật chất của con người Người Trung Quốc cổ đại cho rằng vận mệnh con người có quan hệ với chỗ ở, nên họ rất xem trọng việc
chọn và xây dựng nơi cư tru Sự xem trọng này làm cho họ khơng
ngừng hồn thiện kinh nghiệm và kỹ thuật xây dựng nhà cưa, khiến cho ngành kiến trúc Hoa Hạ trở thành một trong những kỳ
quan của nên văn rmminh nhân loại Mặt khác, cũng do sự xem trọng
này họ đã vận dụng thành một tập tục thật kỳ lạ về cách chọn lựa
hay xây dung nơi cư trú để ký thác ước vọng, tìm cầu một chỗ đựa tình thần, đó là thuật Phong Thủy
Ngày nay, không kể một số nước chịu ảnh hưởng nên văn hóa
cỗ đại cúa Trung Quốc như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, môn Phong Thủy vẫn còn một ảnh hướng khá sâu rộng trong sinh hoạt thường ngày của người Trung Quốc, cho dù họ ở Đại Lục, Hương
Cảng, Đài Loan, Mã Lai, hay Singapore Bất kể xây đựng những
công trình kiến trúc gì, từ vườn cây, nhà ở, trụ sở công ty, cho tới
cách bố trí phòng ốc trường sở, họ đều vận dụng những nguyên lý
Phong Thủy
Nói một cách dai thé, Phong Thuy trong truyền thống văn
hóa Trung Quốc thông qua việc chọn lựa những dữ kiện như phương hướng, vị trí, hoàn cảnh chung quanh chỗ ở, quy mô và hình thức
kiến trúc, ngày giờ xây cất, v.v để dự đoán tiền đồ của người ở nơi
Trang 5ấy; nó là một loại phương thuật trong nhiều loại phương thuật thời cố đại, đồng thời cũng là một cách giải quyết vấn đề tâm lý về nơi
cư trú Do vậy hiện nay nhiều học giả Trung Quốc cho rằng giá trị
cua mon Phong Thuy thuộc phạm vi văn hóa tập tục dân gian (Dân
tục học)
Trong lời tựa quyến “Nguồn gốc thuật Phong Thủy ở Trung
Quốc” do Đại Học Đông Nam Trung Quốc xuất bản, Giáo sư Phan Cốc Tây viết như sau:
“Thuật Phong Thúy là một môn học cổ của người xưa dùng để xử lý và chọn lựa hoàn cảnh cư trú, trong đó có nhà ở, cung thất, chùa chiến, lăng mộ, thôn xóm, thành thị; riêng lăng mộ thì gọi là
âm trạch, còn lại đều gọi là dương trạch Phong Thủy về hoàn cảnh
cư trú, ảnh hướng chu yếu gồm ba phương điện: Một, lựa chọn địa điểm, tức tìm một địa hình thỏa mãn cả hai mặt tâm lý và sinh lý;
hai, xử lý về mặt hình thái trong cách bố trí, bao gồm việc lợi dụng
hay cải tạo hoàn cảnh thiên nhiên để định vị trí, hướng nhà, cửa ra vào, đường giao thông, nguần cấp nước, thoát nước, v.v ; ba, dựa
trên những điều vừa kế trên, người ta thêm vào những ý nghĩa biều
trưng nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm lý tìm cầu điều tốt lành, tránh
né cái xấu cái đữ.”
Trong tạp chí “Tri thức văn sử” số tháng 3 nam 1988, hoc gia
Chiêm Ngân Hâm viết: “Điều mà chúng ta ngày nay gọi là Phong
Thủy, tên gọi xưa là thuật xem tướng đất (tướng địa) Theo tập tục truyền thống của Trung Quốc, mỗi khi xây cất người ta đều phai xem địa hình có đắc “Phong” đắc “Thủy” hay không, sau đó mới chọn địa điểm thích hợp và tránh vùng đất mang lại điều họa hại.”
Một số học giả phương Tây khi nghiên cứu nền văn hóa Trung
Quôc thì nhận định: “Phong Thủy là một hệ thống đánh giá hoàn
canh khách quan nhằm tìm cầu một địa điểm tốt lành cho công
trình kiến trúc Nó là nghệ thuật lựa chọn địa điểm và bô cục địa lý của Trung Quốc cô đại, người ta không thê căn cứ vào các khái niệm tư duy của người phương Tây mà nói một cách đơn giản rằng Phong Thủy là mê tín hay khoa học Mân Phong Thuy của Trung
Quốc được xây đựng trên ba cơ sở:
1/ Địa điểm này có lợi cho việc xây nhà ở hay mộ phần so với
các địa điểm khác
2/ Địa điểm tốt lành chỉ có thể căn cứ vào những nguyên tắc Phong Thủy thông qua việc khảo sát địa điểm ấy mà lựa chọn
Trang 63/ Một khi đã tìm được một địa điểm như thế, nếu tổ tiên được mai táng (hoặc sống) ở địa điểm ấy thì con cháu sẽ được hưởng sự tốt lành do địa điểm ấy mang lại
Gộp ba điều này lại, họ đã sáng tạo ra một nền kiến trúc kỳ đặc, trong đó có những đần đài, cung điện, lăng tẩm cô luôn khiến
cho người phương Tây chúng ta phải thán phục và bị hấp dẫn.”
Nền văn hóa truyền thống Trung Quốc có nhiều tính đặc trưng, trong đó nối bật nhất là tính vừa cô đọng vừa mơ hồ khó
hiêu của tiếng Hán cổ Trong các thư tịch Phong Thuy nhiều lúc họ sử dụng lẫn lộn giữa nghĩa gôc và nghĩa ám chỉ Bản thân hiện tượng này là biếu hiện cua một phương thức tư duy có tính truyền thống đặc thù, quan hệ tới quan niệm về vũ trụ, phản ánh việc người Trung Quốc hết sức coi trọng mối quan hệ đối ứng giữa vạn
vật Do tính đặc thù này, những người nghiên cứu thuật Phong
Thuy (ngay ca những lãnh vực khác cúa nên văn hóa truyền thống
Trung Quốc) đã gặp ít nhiều khó khăn vì quen tư đuy theo phong cách phương “Tây Do vậy khi phân tích biện biệt dụng ngừ Phong
Thuy, trước tiên chúng ta cần phai chú ý tới hiện tượng hàm nghĩa
cua dung ngữ ây muốn điền tả, phần lớn các dụng ngữ này ngoài
nghia cụ thê ra, nó còn hàm ý chi tính tác động của vật thể đó, chăng hạn khi người ta nói “đắc thúy” thì không đơn thuần là “được
nước” mà họ muốn chỉ “được sự tác động tốt của nước”, điều này sẽ
trở nên khó hiểu nếu chúng ta không hiểu hàm ý của chữ “Thuy” trong thuật Phong Thủy Đá cũng lò lý do mà miột số chữ trong sách này chúng tôi uiết hoa để nhấn mạnh, nhằm giúp bạn đọc dé
nhận ra ý nghĩa của nó trong mach van
Ngày nay khi nghiên cứu thuật Phong Thúy với thái độ tiếp
cận như vừa kế trên, chúng ta sé hiéu được ít nhiều về vũ trụ quan, nhân sinh quan và quan niệm về môi trường sống của người Trung
Quốc cô đại Qua đó chúng ta có thê hiểu được tại sao một tập tục mang nhiều tính đặc trưng như vậy đã xuất hiện cách đây mấy ngàn nam ma van tần tại cho tới ngày nay
“Tham thị Huyền Không học” là tác pham tập đại thành lý
luận của tập tục xem Phong Thúy truyền thống, do Tham Trúc Nhưng trứ tác vào cuối đời Thanh đâu thời Dân Quốc Mặc dù tác
phâm đang ở dạng bản thảo chưa được trình bày hoàn chỉnh nhưng
nó được giới Phong Thủy hiện đại xem là bộ kinh điển Phong Thủy cuối cùng Nội dung chính của cuốn sách bạn đọc đang cầm trên tay
Trang 7là bản địch tác phẩm vừa nói trên (đã được nhiều môn đồ của Thảm
Trúc Nhưng bổ chú và sắp xếp lại hoàn chỉnh hơn) Để bạn đọc tiên
theo doi nội dung ly thuyét cua ho Tham, chung téi chia cuốn sách
nay lam hai phan
Phần 1, là phần biên soạn trình bày khái quát về thuật
Phong Thủy trong bối cảnh kiến trúc hiện đại, gềm bốn chương như Sau:
- Chương một: Khái quát sự hình thành và phát triển thuật
Phong Thuy
- Chuong hai: Quan niém Hinh Thé: phai Loan Dau - Chương ba: Quan niệm về Lý Khí (1): phái Bát Trạch - Chương bốn: Quan niệm Lý Khí (2): phái Huyền Không Phần 2, dịch toàn bộ tác phẩm “Thẩm thị Huyền Không học”, chỉ lược bổ vài đoạn trùng lắp trong nguyên tác, gồm ba quyến thượng trung hạ như sau:
- Quyến thượng: Huyền Không tỉnh yếu
- Quyến trung: Huyền Không nghiệm chứng - Quyến hạ: Huyền Không ca quyết
Tuy người viết đã cố gắng hết sức mình, đọc nhiều nguyên tác
Phong Thủy khác để tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong khi biên soạn phần 1 và dịch tác phẩm nói trên, nhưng
do sức học có hạn, sai sót là điều khó tránh khỏi, mong các vị thức
giả và bạn đọc lượng thứ cho
Thanh Da, nam Qui Mui, Duong lich 2003 Hậu học Nguyễn Anh Vũ cẩn bút
Trang 8PHAN |
Trang 9
PHAN |
Trang 10
CHƯƠNG MỘT
KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH & PHAT TRIEN THUAT PHONG THUY
Nói một cách khái quát thì quan niệm xem Phong Thuy da
bất đầu raanh nha từ thời Tiên Tần và ảnh hướng của nó vẫn kéo đài cho tới ngày nay Theo các nghiên cứu Dân tục học ở Trung Quôc thì thậm chí cho đến hết thế ký 21 này, thế kỹ của những
tiến bộ vượt bậc về mặt kỳ thuật công nghệ thông tín và khoa học,
tập Lục này cũng khó mà mất đi
Xét về mặt địa lý thì tập tục này lưu hành kháấp Trung Quốc,
Lrong đó Giang Tây, Phúc Kiến, An Huy, Triét Giang là những khu
vực được xem như cái nơi của nó Ngồi ra, cũng có thuyết cho răng
tập tục này bắt nguồn từ vùng cao nguyên miền bắc Trung Quốc vào
thời kỳ mà người Trung Quốc còn sông trong hang động, nhưng
hình thành lý luận và các hệ phái thì ở miền nam Trung Quốc,
trong đó có ca yếu tô pha trộn với các tập tục và tín ngưỡng dân pian vé mé ma, nha ớ của một số dân tộc (t người tại Trung Quốc
1.1 THUAT TƯỚNG TRÁCH THỜI TIÊN TẤN
Dựa vào các thu tịch cã và nhiều di chỉ khao cô, các hoc gia
cho rằng thời Tiên Tần tuy chưa xuất hiện thuật Phong Thủy, nhưng đà manh nha quan niệm xem Phong Thuy Đó là thuật
“Trạch Cư” ‡ & (tức thuật chọn nơi cư trú) hay còn gọi là “Bốc Cư #8, và thuật “Tướng Trạch” ‡# +, (tức xem tướng nơi cư trú)
Theo những gì đã phát hiện, chúng ta có thê khái quát quan niệm về “Tướng Trạch” thời kỳ đó như sau:
Về địa thế, nơi ở phải là những vùng bằng phăng trên các
triển đốc; nền đất phải khô ráo vững chắc Về địa hình, phải gần các nguồn nước như khe, lạch, suối hay sông ngòi; lượng nước phải
day du, chất nước phải trong sạch, trôi chay êm ä để có thể giao
Lhông thuận tiện hay đánh bắt cá Hoan canh chung quanh phải có núi rừng xum xuê Nói chung đó phải là một bối cảnh địa lý mưa
thuận gió hòa, không có lũ lụt, dễ dàng lấy nước và đánh bắt cá, đất đai màu mỡ có thê canh tác được, v.v
Dựa trên những nguyên tắc này, đến khoang cuối thời Chiến
Trang 11Quốc, người ta đã dân hình thành quan niệm về Địa Mạch (tức khái quát những nguyên tắc vừa kể trên) Điều này về sau được phát
triển thành môn học gọi là “Tướng Địa” 8 »h,
Cũng phải nói thêm, thời kỳ Tiên Tần là một thời kỳ khởi
đầu cho nhiều trào lưu triết học ở Trung Quốc Một số tư tưởng gia (nhất là phái Âm Dương gia) đã đặt những viên đá tảng cho vũ trụ quan và nhân sinh quan của người Trung Quốc thời bấy giờ, góp
phần làm tiền đề cho những lý luận Phong Thủy về sau
1.2 LÝ LUẬN KHAM DƯ THỜI TẤN HÁN
Trải qua khoảng trên một ngàn năm lịch sử, thuật “Tướng
Trạch” tới đời Hán là tập đại thành, các phái hệ lý luận của phép
xem tướng nhà (tức thuật Tướng Trạch) được hoàn chỉnh và thành thục Có thể nói, môn Phong Thủy mà chúng ta biết được ngày nay chính là hình thành trên mô thức thuật “Tướng Trạch” đời Hán Thuật “Tướng Trach” đời Hán chủ yếu của có 4 đặc điểm như sau:
1- Thuật “Tướng Trạch” đời Hán bắt đầu có lý luận “Kham
Dư” 3§ ® ` tức lý luận thời gian và không gian đối ứng tương đối
hoàn bị; trong đó thuật chọn ngày (tức thuật Trạch Cát ‡Ÿ #) và
phép xem tướng đất (tức thuật Tướng Địa) được kết hợp hữu cơ trong một môn học thuyết Cổ nhân gọi học thuyết này là “Thiên Địa lý luận” (Lý lẽ của Trời Đất)
2- Trong lý luận này, người xưa đã đặt ra các phép tắc cụ thể cho một môn học mà người đời Hán gọi là “Đồ Trạch thuật @ <2 Do lý luận “Kham Dư” là một lý luận kết hợp giữa phép chọn ngày giờ và phép xem tướng đất, cho nên “Đồ Trạch thuật” là
đại biểu cho một hệ phái thuật Tướng Trạch đời Hán, chuyên chiêm
nghiệm phương vị triều hướng khởi đầu cho phái Lý Khí sau này 3- Tới đời Hán, thuật xem hình tướng đất cô xưa trước đây
dùng để chiêm về nhà ở cũng đã hình thành được các phép tắc chuyên môn Đây là lý luận “Hình Pháp” chuyên bàn về hình thế
bên ngoài, khởi đầu cho phái Loan Đầu sau này Lý luận về “Hình
Trang 12Hành Đây là nậi dung của thuật Tướng Trạch đời Hán, và cũng là nội dung đặc trưng chủ yếu của môn Phong Thủy trong truyền
thống văn hóa Trung Quốc Nhiều học giả phải công nhận rằng,
thuật Tướng Trạch đời Hán chiếm một địa vị quan trọng trong lịch sử bình thành thuật Phong Thúy, đồng thời bắt đầu xuất hiện một số dụng ngữ chuyên môn
Đời Hán, lý luận “Kham Dư” và lý luận “Hình Pháp” đã thành
thục, nhưng những lý luận và phép tắc này phần lớn chỉ ứng dụng
vào việc chọn và xây dựng nhà ở, ít ứng dụng vào việc xây dựng mộ
phần Ngay cả các thư tịch xuất hiện trong thời kỳ này chủ yếu
cũng chỉ đề cập về Dương Trạch (tức nhà ở)
1.3 THUẬT PHONG THỦY THỜI NGỤY TẤN
1.3.1 “TANG KINH” VA SU HUNG THINH CUA TANG
THUAT
Đến đời Ngụy Tấn, người ta chú trọng ý nghĩa của không gian
vùng đất chôn cất người chết hơn Trong thời kỳ này, các thư tịch ghi chép về Dương Trạch xuất hiện rất ít Nói một cách khái quát,
thuật Tướng Trạch đời Ngụy Tấn chính là Táng Thuật ‡ # (tức phép xem đất để chôn cất)
Đời Ngụy Tấn thịnh hành “Táng Thuật” chủ yếu có hai đặc điểm:
1- Xuất hiện nhiều thư tịch về “Táng Thuật”
2- Xuất hiện danh từ “Trạch Táng thuật sỹ” Những kinh điển trọng yếu trong rừng sách Phong Thủy của các đời sau đều có liên
quan đến những nhân vật đời Ngụy Tấn hoặc thư tịch xuất hiện
trong thời kỳ này
Táng thuật đời Ngụy Tấn chủ yếu căn cứ lý luận “Hình Pháp Tướng Địa”, trên thực chất đây cũng chính là lý luận co bản của
môn Phong Thúy sẽ bàn ở sau Táng thuật là phép chọn đất để
táng người chết, và cũng là phép xem tướng đất (vì ban đầu thuật
Tướng Địa chú trọng việc chọn nơi ở cho người còn sống), cho nên
“Táng thuật” còn gọi là “Địa Lý thuật” Thông thường những người
không chuyên môn thời cô gọi họ là “Táng gia”, “Táng thuật gia”
hoac “Am trach gia”, còn gọi chung là “Địa Lý gia", “Phong Thủy
gia” Lý luận Phong Thủy là lý luận của môn Địa Lý, ban đầu nó kết
hợp với “Táng thuật” để hình thành Vì vậy có thể nói, công dụng
chú yếu của môn Dia Lý là “Táng thuật” Sự thinh hành Táng thuật
Trang 13ở đời Ngụy Tấn cũng phản ánh sự thành thục của môn Địa Lý
Địa Lý hay Táng thuật lúc bấy giờ còn gọi là “Thanh Ô
thuật” “Thanh Ô” là tên sách viết về Táng thuật, bắt đâu lưu hành
vào thời kỳ Ngụy Tấn “Thanh Ô thuật” có thể dùng để chỉ chung
cho hai nhà: Địa Lý và Táng Thuật
Phép tắc chôn cät truyền thống của Trung Quốc chủ yếu bắt
nguồn từ thời kỳ Nguy Tấn Về sau có rất nhiều thư tịch hoặc danh
từ chuyên môn của môn Pia Ly dược thác danh cho người đời Ngụy
Tấn sáng tác là cũng do nguyên nhân trên,
Từ cuối đời Hán trở về sau, phương pháp tuyển chọn đất để
chôn cất theo cách “Hình Pháp Tướng Địa” rất thịnh hành Thời
Tam Quốc, Quan Lô người nước Nguy có thê được xem như một nhà
khai sáng, chí ít cùng là một danh gia của môn Địa lrý Tương truyền ông là người Sơn Đông, dung mạo xấu xí, tính tình không ưa
lỀ nghĩ khuôn phép, thích uông rượu, từ nhỏ đã thích điều huyền
hoặc Lớn lên ông tỉnh thông thiên văn địa lý, giỏi xem tướng,
tiếng tăm lừng lẫy Trong sách “Tam Quốc Chí” phần “Quản Lộ
truyện” có ghi chép nhiều truyền thuyết về ông
Kế tục sau Quan Lộ là Quách Phác, tự là Cánh Thuần, người Hà
Đông (nay là tỉnh Sơn Tây) Vào triều đại nhà Tân, ông cũng được xem là một danh gia, giới thuật sỹ hậu thế tôn ông làm tô sư Trong
lịch sử, truyền thuyết về chiêm bôc Địa Lý liên quan đến ông khá nhiều, phần lớn mang sắc thái thần bí Hiện còn sách “Quách Phác cô ban Tang kinh” phản nội thiên, nhưng các học giả hiện nay đều cho rằng sách này do người đời Tống viết rồi thác danh ông Vì theo chính sư từ đời Tông trở về trước, không có ghi chép tên sách “Tang
thu” do Quách Phác trứ tác Trong “Tấn thư?” phần “Quách Phác truyện” cũng không đề cập đến sự tích ông trứ tác “Táng thư”, cũng
không để cập đến cuốn “Tang thư” này Cho nên có thê khẳng định
“Quách Phác cô bản Táng kinh” không phải do ông viết
Trước đời Tông sách mang tên “Táng kinh” hoặc “Táng thư”
rât nhiều, nhưng không cách nào truy tìm tông tích xuất xứ được
Tuy nhiên vì Quách Phác là một danh gia của môn Địa Lý, cho nãn
học thuyết của ông ít nhiều cũng có liên quan đến bộ “Thanh
Nang", bộ sách được nhiều người truyền tụng và xem là kinh điển Điều này cho thây rằng, Táng thuật hoặc môn Địa Lý đã tương đối thành thục vào thời đại Ngụy Tấn, và tỉnh hoa của Tang thuật cũng không phải do công một mình Quách Phác
Trang 14Bộ “Phanh Nang” không có đề tên sách, người đời sau chỉ biết
nó là kinh điên bí truyền, thông thường gọi là “Thanh Nang thử” Do vậy, người ta còn gọi “Thanh Nang thuật” để chỉ Táng thuật hoặc môn Địa ý Nội dung sách “Thanh Nang” hiện nay không cách nào biết đích xác được, vì đà thất truyền Những sách đề tên
“Thanh Nang” hiện nay là đều do hậu nhân trứ tác, chăng liên
quan gì tới bộ sách “Thanh Nang” đã kể trên
Thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều, nhân vat “Thanh Ô” và
sách của ông cùng có một ảnh hưởng khá lớn đến đòng lưu truyền
Táng Thuật hoặc môn Địa Lý Thanh Ô, còn gọi là Thanh Ơ tứ, Thanh Ơ cơng, Thanh Y Ơ cơng, tiểu sử của ông ngày nay khó mà
khao cứu, tương truyền ông là một người rất giỏi phép xem Tướng Địa và Táng thuật, có trứ tác “Tướng Trung thư” và “Táng kinh”
Người đời sau cũng lấy hai chữ “Thanh Ô”" để gọi Táng thuật
1.3.2 SỰ SÁNG LẬP THUYẾT PHONG THỦY TƯỚNG ĐỊA
Trong phép chiếm đốn hồn cảnh địa lý thời kỳ này có một,
cách lý luận rất độc đáo, trong đó có khát niêm cơ ban là “Phong Thủy” Thông thường người ta cho răng xuất xứ của từ “Phong Thuy” bất nguồn từ “Quách Phác Táng thư” mặc dau thai ky Nguy Tấn chưa dùng danh từ “Phong Thúy” để gọi bộ môn này Trong “Quách Phác cô bản Táng kinh” có nội dung liên quan tới hai chữ “Phong Thuy” như sau:
“Khí thừa phong tắc tan, giới thúv tắc chỉ, cố nhân tụ chỉ sử bát tán, hành chỉ sử hữu chỉ, cố 0ị chỉ Phong Thúy.” R % WB, BI
f4 17 >⁄ 1È # +, tt ï8 3 87k (Tam dịch: Khí nương theo gió thì tản mạn, gặp nước giới hạn thì đừng, người xưa làm cho (khí) tụ mà
không cho tán, làm cho (khí) lưu thông mà có chỗ đừng, cho nên gọi
là Phong Thuy.)
Hoặc như cau:
“Phong Thuy chi phap, dac thiy vt thương, tùng phong thử Chi.” Book 2b, ARAL ¿b3 (Tạm dịch: Phép Phong Thuy
lấy được nước là thượng sách, kế đến mới tàng chứa gió.)
Phong và Thuy, tức gió và nước “Phong” ngoài nghĩa đen là 1ó, nó còn chỉ tác động cua gió và các trạng thái thời tiết Cùng vậy, “thủy” (nước) ớ đây ngoài việc chí khe, suối, sông, rạch, điều chính yếu còn là tác động của nó Chúng đều có sức mạnh và có tác
đậng trong các địa hình hoàn cảnh khác nhau, gây ảnh hướng trực
Phong Thủy Trong Bãi Cảnh Kiên Trúc Hiện Đụi 1s
Trang 15tiếp tới sinh hoạt của con người Nhà ở cần thông gió, nhưng cũng
cân tránh sự tập kích cúa cuồng phong bão tố (tức gió ở cường độ
mạnh) Sông nước cũng cần cho cuộc sống, nhưng nó cũng có thể
xâm hại đất dai nhà ở khi trở thành lũ lụt
Từ đó người ta quy nạp thành nguyên lý: một cuộc đất tốt
là một cuộc đất có thể “tàng phong tụ thủy”, tức hoàn cánh phải có
núi rừng để cản gió và giữ nước, nơi đó sông nước phải trôi chảy hiền hòa không gây ra lũ lụt
Trong thuyết Phong Thúy còn có một khái niệm trọng yếu khác,
đó là “khí” “Khí'" không có hình dáng, không thể thấy trực tiếp, nhưng trong quan niệm của người xưa, “khí” đúng là có tồn tại, không
ngừng biến động và có một sức mạnh cụ thể, Cho nên nó cùng với
“phong” và “thủy” có một đặc trưng chung Hay nói cách khác, “phong” và “thúy” là thông qua địa hình để biểu hiện, còn “khí” thì thông qua “phong” và “thủy” để biểu hiện Đây là nội dung hai tầng trong lý luận Phong Thủy Phong và thủy khái quát nội dung của địa hình, đây là tầng thứ nhất của thuyết Phong Thủy Khí là một từ
then chốt để bình phẩm chất lượng Phong Thủy, cũng là bình phẩm
nội dung chính của Phong Thủy, cho nên nó thuộc tầng biểu đạt kết
quả luận đoán Phong Thúy, tức tầng thứ hai Xem Phong Thuy, nói
cho cùng là xem tác dụng tốt xấu của “khí” đối với vị trí không gian
nhất định Trong hai tầng này, “phong” và “thủy” là môi giới liên kết,
“khí” với địa hình, là cách luận đoán từ hình tượng cụ thê chuyển hóa
thành các tác động trừu tượng Trong quá trình chọn lựa, đối tượng được phán đoán cu thé JA dia hình, giải thích và bình phẩm chất lượng sử dụng địa hình là khái niệm Phong Thủy Đồng thời như đã
nói ở trên, người ta dùng “phong” và “thủy” để diễn tả “khí”, còn
“phong” và “thủy” thì lại lấy địa hình để đã diễn tả trang thái tác động của nó, cho nên trong thuyết Phong Thủy, hai quá trình này cùng tồn tại Tình huống như vậy khiến cho nhiều người cảm thấy thuyết Phong Thủy vừa rất huyền bí, vừa rất phức tạp
L/ Y cứ của thuyết Phong Thủy Tướng Địa
Thuật Phong Thủy có một nội dung khá rộng lớn so với nhiều môn loại chiêm đoán khác, nó bao gồm cả thiên văn, địa lý và
những sinh hoạt trong xã hội Như vậy loại thuật pháp này phải có
khuôn mẫu lý luận để y cứ, nếu không, nhiều nội dung của chúng không thể dung hợp thành một thể được
Thuật Phong Thúy nhấn mạnh sự nhận thức về mối tương
Trang 16quan giữa ba khái niệm Trời (Thiên %), Đất (Địa3#,) và Người
(Nhân ^.), loại nhận thức này chính là cơ sở quan niệm cấu tạo nên
khuôn màu lý luận, chỗ nó y cứ vào chính là vũ trụ quan truyền
thống Như đã nói, chiêm đoán của thuật Phong Thủy về đại thể có thể chia ra làm hai phương pháp lớn là chiêm đoán theo hình thé bên ngoài (thuật ngữ Phong Thúy gọi là Loan Đầu #‡ s§) và chiêm
đoán theo phương vị thuật số (Lý Khí), mặc dầu đây là hai môn phái chiêm đoán có phép tác lý luận riêng, nhưng hai rôn phái ấy
lại có chung một y cứ lý luận
2/ Ảnh hưởng của vũ trụ quan truyền thống
Thuật Phong Thủy thông qua nơi cư trú của con người đê nhắm tới mục đích chiêm đoán về cuộc sống của con người, vạch ra những điều cấm ky cần tránh để có được một cuộc sống trong hoàn cảnh hài hòa Lý luận Phong Thủy, phần lớn là thể hiện cụ thể nền
văn hóa truyền thống, trong đó vũ trụ quan truyền thống Trung
Quốc có đặc trưng lớn là tính trật tự, trật tự này có thể khái quát
bằng chữ “sinh” +, trong Hệ từ của kinh Dịch có câu: “Dịch hữu thái cực, thị sinh lưỡng nghỉ, lưỡng nghĩ sÙth FỨ tượng, tử tương
sinh bat quai, bat quai dinh cat hung Cat hung sinh dat nghtép.” HAARKRMLADE: BRABRBR BRKAEABH AHTZEA'S
vụ 3 & ¥ (Tam dich: Dao Dịch có Thai cuc, sinh ra hai nghi, hai nghi
sinh ra bốn tượng, bốn tượng sinh ra tám que, tam que xác định tốt
xấu, tốt xấu sinh ra nghiệp lớn.)
Lý luận Dịch vĩ kết hợp Dịch truyện với học thuyết Hoàng Lão thời Ngụy Tân đã cho ra đời một quan niệm mới về vũ trụ
Sách “Kiền Taạc Độ” viết: “Phù hữu hình sinh ư oô hình, Kiên
Khôn an tòng sinh? C6 viét: hau That Dich, hitu Thai So, hitu Thai Thiy, hitu Thai T6 That Dich gia vi kién khi da; Thai So gia khi
chỉ thúy dà, Thai Thủy gia hinh chi thuy da; Thai T6 gia chat chi thúy dã Khí hình chất cụ nhỉ 0ị ly, cố viét Hén Luân.”
* ñ 1 dd »›oã— 1, Wữ.!th + + ? H: HFK HREM AK ‡2, # k 3# kx 5 34 *X⁄&R #4 k2 X ấL 3> t th: k 12 4 52 3 tt
t2, X #Ý 3Š Tí 2 +, ấẤU É 5H đứ KA, HA Big (Tam dich: Hau hình sinh ra từ vô hình, vậy RKiễn Khôn sinh ra từ đâu? Cho nên
nói: có Thái Dịch, có Thái Sơ, có Thái Thuỷ, có Thái Tố Thái Dich là khí chưa thấy hình; Thái Sơ là sự bắt đầu của khí; Thái Thuỷ là
su bat dau của hình; Thái Tế là sự bắt đâu của chất Hình, khí,
chất đầy đủ mà không tách rời nhau nên gọi là Iiồn Luan.)
Hồn Luân chính là hình thái vũ trụ mà Lão tử gọi là “hữu vô
Trang 17hon thành” (có và không kết hợp hỗn độn mà thành) và cũng là đặc trưng hình thái ở giai đoạn trước khi hình thành vũ trụ Thuyết
vạn vật vũ trụ sinh sản nuôi dưỡng diễn biến không ngừng có một
ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành lý luận chiêm đoán Phong
Thủy ở chô:
- Vì vạn vật có mối quan hệ tương tác, do đó có thê suy rộng ra thành quan điểm về cách chọn lựa nơi ở, trong đó có bao hàm những kinh nghiệm vừa có thê giải thích, vừa không thể giải thích
bằng hiểu biết thông thường Chẳng hạn ngoài việc nghiên cứu các
nguyên tố liên quan trực tiếp như địa hình, hoàn cảnh khách quan
chung quanh, trong lý luận Phong Thủy còn xét cả những phương
điện như tình tú, long mạch, v.v
- Thuật Phong Thủy chiêm đoán tốt xấu cho nhà ở vì “cát
hung sinh đại nghiệp”, mà tốt xấu lại do bát quái (tám que) xác định, do vậy thuật Phong Thủy rất chú trọng bát quái Đồng thời là vì “Bát quái” sinh ra do “Tứ tượng”, “Tứ tượng” diễn biến từ “Lưỡng
nghi”, mà “Lưỡng nghỉ” chính là Âm Dương của trời đất, do đó lý
luận Phong Thủy trước tiên chia đơi tượng chiêm đốn thành hai
loại Âm và Dương, nghĩa là chia hình thế đất đai thành ra hai loại thuộc tính Âm Dương rồi chiêm đoán theo “Long thượng bát sát”
(Long ở trong tám thần sát.) Chính điều này đã làm cho thuật
Phong Thủy biến thành phức tạp Lý luận Phong Thủy trong bất cứ môn phái nào cũng đều có nguyên tắc “Lai long khứ mạch” (Long đến mạch đi) và đều y cứ vào thuyêt sinh sôi nuôi dưỡng điễn biến
vô cùng của vũ trụ quan truyền thống
Chương mở đầu của sách “Cửu Thiên Huyền Nữ Thanh Nang
Hai Giác kinh” đưa ra đồ hình “Thái vô thủy khí”, “Thái hữu trung khí”, “Thái vô chung khí” Tuy thuyết này khơng hồn toàn giống thuyết vũ tru cua Dich Vi, nhưng nó vẫn biêu hiện mỗi quan hệ
tương sinh của “Khí” trong ba giai đoạn mở dầu, giữa và cuối cùng
của sự vật, Trong đó hình đồ giải thích “Hữu vô chung khí” có cầu
“Hữu vô tương sinh, vạn vật hoá thành” (Tạm dịch: “Có” và “không”
sinh lấn nhau nên vạn vật biến hóa mà thành.) Xét theo thuyết “That cuc sinh lưỡng nghỉ” đại khái thì “Chung khi” tương đương với giai đoạn Thái cực
Khái niệm vạn vật tương sinh tương tác và lý luận Phong Thuy
về việc “tâm long tróc mạch” cũng có quan hệ mật thiết Bàn về sự
vật người ta thường bàn tới nguồn gốc, trời đất có nguồn gốc, sơn
Trang 18thủy cũng có nguồn gốc, nên lý luận hình thé Phong Thuy rat cha
trọng tới điểm này Theo lý luận Phong Thủy truyền thống, người ta xem núi Côn Lôn là đầu nguồn phát khởi chung cho toàn bộ sơn mạch (hay long mạch) của vùng Hoa Hạ, sau đó chia ra các loại Tô sơn, Thiếu tổ sơn theo hình thế cuộc đất ở các nơi (Xem hình 1) Thái tổ Thái tông Thiếu tổ Thiếu tông Phụ mẫu Nơi ử YY 1
1.4 THUAT PHONG THUY THOI TUY DUONG
Thuật Phong Thúy trong truyền thống văn hóa Trung Quốc
tới thời Tùy Đường đã hoàn chính hệ thống, nó thâu gồm nhiều môn loai lý luận và nội dung của các phép chiêm đoán đã có trước
đó, từ đó lập nên một khuôn phép riêng cho mình Điều ngày nay
chúng ta gọi là Phong Thủy, đứng về mặt chỉnh thể có thể nói là
nhờ vào thời kỳ này mà thành thục,
Ở thời đại Tùy Đường, người ta xem trọng và trùng tân lý luận Kham Dư đời Hán, trong cách chiêm đoán mồ mả và nhà ở (tức Am trạch và Dương Trạch) không chí có thuật số phương vị,
mà còn có lý luận Hình Pháp Tướng Địa; trong môn Dương Trạch có thuyết Âm Dương Ngũ Hành, trong Táng thuật cũng có thuyết Âm
Dương Ngũ Hành Đương thời thư tịch về lănh vực này xuất hiện khá nhiều, nhưng không thiên về một khuynh hướng nào như các thời đại trước, đây chính là đặc trưng của thuật Phong Thúy thời kỳ này
Trang 19Đời Đường có rất nhiều nhà sư biết thuật Phong Thủy, trong số đó Tư Mã Đầu Đà là người khá nổi tiếng, tương truyền ông vân
du nhiều nơi, từng đi qua hơn 170 ngọn núi, về sau phát hiện ở Hồ
Nam một ngọn núi kết long mạch, bèn xây chùa Đầng Khánh ở đó Triều đình nhà Đường lập ra Thiên Giám ty, các quan viên làm việc ở Thiên Giám ty đều tỉnh thông Phong Thuy Duong Quan Tùng, một nhà Phong Thủy trứ danh được tôn làm tô sư của Hình phai, cing từng làm quan ở Thiên Giám ty, sau đó ông từ quan về Giang Tây mở trường dạy học, hình thành trường phái Phong Thủy
Loan Đầu ở Giang Tây Tương truyền ông tên là Ích, tự là Thúc
Mậu, Quân Tùng là hiệu Ông được người đương thời tôn xưng là
Cứu Bần tiên sinh (ông thầy cứu nghèo, vì những người được ông xem Phong Thủy đều phát đạt lên)
Từ đời Đường trở về sau, thuật Phong Thủy bắt đầu chia ra
phái hệ rõ rệt Một phái xem trọng hình thế, hình pháp, thế núi; hoạt động mạnh ở vùng Giang Tây Một phái xem trọng ìý khí,
phương vì; hoạt động mạnh ở Phúc Kiến
Thật ra về lý thuyết thì hai phái gần như không thê tách biệt
nhau hăn, Hình phái cũng bàn về phương vị, Lý phái cũng phối hợp hình thế, chỉ có điều điểm mà họ nhấn mạnh lại khác nhau Có một số nhà Phong Thủy chủ trương dung hợp lý thuyết hai phái đề ứng dụng Tuy vậy Hình phái lưu truyền rộng rãi trong dân gian
hơn, vì đễ hiểu và ít có điều cấm ky Còn phái Lý Khí càng lúc càng
bí truyền, họ chủ trương chỉ truyền khẩu quyết trực tiếp cho một số đệ tử được chon lọc mà thôi
1.5 THUAT PHONG THUY THOI TONG NGUYEN
Môn Phong Thủy từ đời Tống, đời Nguyên trở về sau cơ bản vẫn
tuân thủ trang thái cũ, về chiêm pháp không có sáng tạo mới
Nhưng đứng ở góc độ cục bộ mà nói, do ảnh hưởng một số triết gia
phái Tượng Số học nền thuật Phong Thúy ở thời kỳ này có một số
phép tắc cá biệt như các thuyết, thứ tự cúa bát quái, phương vi của
bát quái, Hà Đô Lạc Thư và các thần sát v.v
Ngoài ra còn hai điều đáng lưu ý: Một là, người ta rất chú trọng
nhà ở và ít đề cập đến Am trạch hơn thời kỳ trước; hai là, có một, số
' "Thần ' là các sao hay lực lương có tác đông tốt, "sát" là các sao hay lực lượng có tác động xấu
Trang 20ghi chép về thuật Phong Thủy lại do chính những nhà Nho nghiêm
túc viết như Cao Tự Tôn, Hồng Mại, Viên Thái, v.v
Danh sư Phong Thủy thời kỳ này phải kể đến Lại Văn Tuấn,
tự là Thái Tố Tiểu sử của ông mang nhiều huyền thoại rất khó
khảo cứu Tương truyền ông rất tỉnh thông thuật Tướng Địa, từng
làm quan ở huyện Kiên Dương, tỉnh Phúc Kiến; sau đó từ quan rồi
chu du khấp nơi, hành trang chỉ có một bầu rượu giất lưng, tự cho mình có trọng trách tâm long điểm huyệt để cứu nhân độ thế Ông thường tự xưng là Bố Y tu (ké áo vải), người đời tôn xưng ông là
“Tiên Tri sơn nhân” hoặc gọi ong la Lai Bé Y tién sinh’ 1.6 THUAT PHONG THUY THOT MINH THANH
Vào thời Minh Thanh, thuật Phong Thúy không những rất
thịnh hành trong dân gian mà ngay cả giới Nho sỹ cũng ưa chuộng
Trong thời kỳ này có nhiều công trình ghi chép thực tế về Phong
Thủy liên quan tới hoàn cảnh địa lý cúa đất nước Trung Quốc,
Trong số các đại sư Phong Thúy thời kỳ này, người ta phải kể tới Lưu Cơ Ông tự là Bá Ôn, người Thanh Điền (nay thuộc tỉnh Triết Giang), đỗ tiên sỹ năm Nguyên Thống đời Nguyên VỀ sau Chu
Nguyên Chương khởi binh, ông theo pho tá và được trọng dụng Khi triều đại nhà Minh thành lập, ông là người tham dự mọi công việc chế
định khoa cử, luật pháp và lễ nghi Tuy “Minh Sử” không có ghi chép gì về thuật Phong Thủy của ông, nhưng trong dân gian truyền tụng
rất nhiều giai thoại về việc ông liên quan tới thuật Phong Thủy Trong giới Phong Thủy gia, Lưu Cơ được xem là bậc thầy, là một người để lại
dấu ấn khá sâu đậm trong lích sử môn Phong Thủy”
Càng về sau, môn Phong Thủy càng được ứng dụng phổ cập
trong dân gian, nội dung chiêm đoán càng lúc càng dung tục Trong
cách chiêm đoán Am trạch và Dương Trạch, các thuyết như Bát
Quái, Cửu Tinh, và Chiêm Mệnh Ngũ Tính đều được phối hợp thật
phức tạp
Đến cuối đời Thanh, bộ “Thâm thị Huyền Không học” do
Thâm Trúc Nhưng trứ tác, được xem là tập đại thành và đặt dấu chấm hết cho thời kỳ bí truyền cúa phái lý khí
° Xem "Phong Thủy đại sư" bộ tiểu thuyết dã sử viết về cuộc đời bốn nhãn vat được truyền tụng trong giới Phong Thủy, do Thông Tin Văn Hóa xuất bản, cùng một dịch giả
? Xem “Phong Thủy đại sư” cùng một dịch giả
Trang 21HƯƠNG HAI l QUAN NIEM HINH THE: PHAI LOAN DAU
2.1.NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Thuật Phong Thủy Loan Đầu doan định nơi cư trú cơ bản dựa
trên hình và thế của cuộc đất Về tổng thể, cách chiêm đoán hình
thế có hai loại: một loại xuất phát từ hình thế cá biệt thông qua
phương pháp loại suy chọn phương hướng và vị trí có giá trị rồi
phán đoán hình thế cuộc đất để đưa đến kết luận tốt hay xâu; một
loại khác chiêm đoán tốt xấu của quần thê cuộc đất, loại sau này
bao hàm cả loại trên nhưng chủ yếu từ mối quan hệ với quần thê mà tìm ra phương hướng và vị trí nhà (hay mồ mả) có giả trị rôi kêt luận tốt xấu hoặc những điều cấm ki Phuong pháp sau có thê coi là mô thức hình thế có tính chỉnh thê
Như đã thuật ỡ chương một, phương pháp loại suy mà thuật Phong Thủy Loan Đầu vận dụng chịu anh hưởng của vũ trụ quan truyền thống, nó đặt cơ sở trên lý luận đối ứng tương cảm của vạn vật, là biêu hiện tính chỉnh thế cua vũ †rụ quan truyền thống
Thuật Phong Thủy bao gồm ba loại đối Lượng cần chiêm đoán là nhà ở, phần mộ và hoàn cảnh chung quanh Mỗi loại đối tượng có thê chia ra lam nhiều loại nhỏ, trong đó đối tượng do hoàn cảnh
cấu tạo nên là phức tạp nhất Trong thuật Phong Thúy, tự nhiên
giới với nhũng đổi núi nhấp nhô cao thấp thay đổi không ngừng được gọi là Sơn Long hay gọi tất là Long (con rong) “Long” nay
không chị là tên gọi riêng trong thuật Phong Thúy, nó chính là khái niệm quan trọng trong nền văn hóa cổ đại Trung Quốc
Bản thân “Long” là một vật thần dị rất giỏi biến hoá, làm
mưa làm gió trong truyền thuyết cơ đại, thuộc lồi có vảy Cấ đại
thường ví nhân vật có tàt năng kiệt xuất với “long”, ví dụ điên
hình nhất là dùng để ví với các vị đế vương Ngoài ra “Long” còn có là tên một ngôi sao, lại chỉ sao Thái Tuế, Sự thực hình dạng “Long”
như thế nào chưa ai nhìn thấy tận mất nên nó càng có tính thần
bí Người ta cho rằng, “Long” biên áo vô thường và có uy lực cực lớn, giống như mặt đất rộng lớn, tuy có thề thay từng hình thế từng cuộc đất nhưng cũng thiên biến vạn hố, khơng cuộc đất nào
giếng cuộc đất, nào
Đẳng thời hình thế đất đai biến hoá quanh co, lại hình thành
Trang 22những khí thế và hình tượng khác nhau Thứ khí thế hình tượng
này có tác dụng quyết định khi chọn lựa nơi cư trú, điều này người ta có thể biết qua sự cảm nhận trực tiếp khó giải thích Đặc trưng
của địa hình (quanh co, nhấp nhỏ, thay đổi) phù hợp với đặc trưng
của con rồng trong quan niệm truyền thống của con người, do vậy người xưa dùng Long để tượng trưng cho đặc trưng hình thế đất đai
sông núi Mạch núi trong tự nhiên giới tương ứng được gọi là “Long Mach”
Son mach là tên gọi chung của một số núi non, phạm vị dé cập cua nó khá rộng Trong thuật Địa Lý, nó cũng chĩ ngọn núi, tức là hình thé đất đai núi non trong phạm vị hẹp Hướng di cua núi
non chính là hướng đi của Long mạch Câu “Lai long khứ mach”
(Rồng đến mạch đi, là ám chỉ đầu đuôi, ngọn ngành, manh mối.) trong tục ngữ Trung Quốc có lẽ có nguồn gốc từ thuật Phong Thủy
Những ngọn núi chủ thể câu tạo thành sơn mạch trong thuật Địa
Lý gọi là “Chủ Mạch” từ chủ mạch kéo dài ra các núi khác gọi là
“Chi Mạch” Thuật Địa Lý ví chủ mạch như hình đạng cây và cành
nên họ chia Long mạch thành “Đại can” (cành lớn), “Tiểu can” (cành nhỏ), “tiểu chị” (nhánh nhỏ)
Nếu quan hệ của các cành nhánh ấy là tương sinh, thì đó là quan hệ được vù trụ quan cổ đại coi trọng Nơi khởi nguồn của Long
mạch chủ được gọi là “Tổ sơn”, từ “Tổ sơn” chạy theo hướng di cua Long mạch có “Thiếu tổ sơn” mà nguồn gốc chính cúa long mạch là
núi Côn Lôn Trong quan niệm truyền thống, núi Côn Lôn là núi tổ
của Long mạch trên mặt đất Kiêu loại suy này chia hình thế đất
đai núi non có thứ tự, chính là thứ tự theo luân lý tông pháp truyền
thống Do vậy, đất đai đã đối ứng với xã hội Trong các sách Phong Thủy, hình thế đất đai hên hệ với nhau giống hệt như bố cục bài vị trong nhà thờ tổ tiên
Nhiều người Trung Quốc không biết địa mạch là gì, nhưng đều
biết rõ mối quan hệ tông pháp trong giòng ho mình Đó là biếu
hiện thuật Phong Thủy đã thế tục hoá Thuật Phong Thủy rất chú trọng đến vị trí và tác dụng của Thiếu tổ sơn trong Long mạch Vì Thái tô sơn thường cách nơi cư trú quá xa nên tác dụng thực tế
không lớn, điều này cũng giống mối quan hệ trong gia tộc (Thái tò là ông cố, Thiếu tổ là ông nội), địa vị của các ông tổ càng gần với
con cháu càng có quan hệ mật thiết hơn Từ điểm này chúng ta có thể nhận ra thuật Phong Thúy giải thích hình tượng tự nhiên giới
Trang 23vừa có tính chỉnh thể vừa có ý nghĩa thâm nhập vào thế tục
Thuật Phong Thủy gọi hành động chiêm đoán hình thế đất đai là “Tâm long tróc mạch” (tìm rồng bát mạch) hoặc “Tầm long
vong thế” “Tâm Long?” tức là tìm ra được tổ sơn, “Tróc mạch” tức là
kiến lập được thứ tự mạch lạc trong thế núi tự nhiên Do thế núi có địa hình thiên biến vạn hoá nên phải “Tầm” và “Tróc” mới nắm được thứ tự mạch lạc của long mạch
“Tam long tróc mạch” phản ánh nhận thức mỗ thức vũ tru tương sinh và mô thức loại suy truyền thông, nó cũng đã biêu hiện
phương thức tư duy hệ thống có tính chỉnh thể, Trong thuật Phong
Thuy, sơn mạch là nhân tố quan trọng với hoàn canh nhà ở, sơn
mạch gần nhất được gọi Ìà “Long Sơn” hoặc “Chu Sơn”, “Tran Sơn”
“Chủ Sơn” là được gọi theo mô thức tương sinh “Tổ tông” Chủ cũng
là người chủ của căn nhà, là bản vị Còn “Trấn Sơn” là chỉ uy lực
của “Long”, nó bảo chứng cho chất lượng Phong Thủy của Ẩm trạch hay dương Trạch (nơi cư trú hay mô mải)
Long Sơn là cơ sở của quan điểm “Tầm long tróc mạch”, có
Long Sơn mới có y cứ tham chiếu để “tầm Long mạch” Núi (sơn) là hoàn cảnh tự nhiên cấu tạo thành, nhưng muốn cấu lạo thành mộ
thức hoàn chỉnh cho nơi cư trú còn phải xét đến “Thúy” (nước) Thuật Phong Thủy cho rằng “Núi” và “Nước” kết hợp lại mà cấu thành “huyệt” (trong Táng thuật còn gọi là “Táng khâu”)
Giông như vị trí huyệt trên thân người, “huyệt” là nơi quan yếu của kinh mạch, có mối liên quan mật thiết tới sinh mạng con
người Trong thuật Phong Thủy, “Huyệt” cũng là nơi quan yếu của
long mạch “Huyệt” là nơi dựa vào núi (tức Kháo Sơn), đôi điện với nước (Thủy) Căn cứ vào hình thế núi non và hình thế sông nước
khác nhau mà “Huyệt” chia ra tốt và xấu Chọn lựa “Huyệt?, dụng
ngữ của thuật Phong Thủy gọi là “Điểm Huyệt”, có lẽ từ này đã mượn từ dụng ngữ của y thuật truyền thống Trung Quốc Mục đích
chọn nơi cư trú hay nơi an táng tiên nhân là đạt tới “điểm huyệt”,
mà muốn “điểm huyệt” cần phải nhận rõ Long Mạch, nếu không, không thể kiến lập được mô thức trật tự tương tác
Do vậy, dụng ngữ Phong Thủy còn gọi là “Tâm Long Điểm
Huyệt” “Huyật” còn được gọi là “Minh Đường” “Minh Đường” zốn chỉ kiến trúc dùng trong việc tế lễ, hàm nghĩa quan trọng nhất của
nó là trung chính Thuật Phong Thủy đưa hoàn cảnh tự nhiên của
nơi cư trú (hay mồ mä) vào trật tự lễ chế, làm cho “Huyệt” có giá trị
Trang 24nhân văn “Huyệt” là một loại mô thức hoàn cảnh nơi cư trú, bao
hàm cả Sơn và Thúy, phản ánh quan niệm hồn cảnh mơi trường
truyền thống
Trong nguyên lý kết hợp giữa Sơn và Thúy, quan trọng nhất là khái niệm “Khí”, như đã thuật ở trước Theo vũ trụ quan truyền thống, “Khí” sinh ra vạn vật trời đất Sách “Quách Phác Táng
kinh” viết: “Phò din dương chỉ bhí y nhi vi phong, thang nhi vi bản, giáng nhỉ 0L 0Ù, hành hồ địa trung nhị 0L sinh khi, sinh bhí
hành hô địa trung phát nhi sinh hé van vat.” & FY # AK tạ
Bath AER RMA MIT FIP MAE AE MTT FH
tP A ứy 4+ È #4 (Tạm dịch: Khí âm dương thở mà thành gió, bay lên thành mây, hạ xuống thành mưa, lan khắp mặt đất thành sinh khí, sinh khi ây phát ra trên đất sinh ra vạn vật.)
Theo “Hoài Nam tử”, hợp khí của trời đất là âm dương, khí âm đương thật sự lại do khí vũ trụ sinh ra Âm dương lại có thể
sinh ra vạn vật bến mùa nên cái gọi là “sinh khí lan khắp mặt đất”
chính là tình huống khí âm dương sinh ra vạn vật trên mặt đất Sinh khí là tên gọi khác của khí âm dương, nót một cách khác,
quan niệm khí sinh vạn vật là cách miêu tả cụ thể của thuật Địa
Lý Lý luận Phong Thủy về “Khí” được phân ra hai trạng thái gọi
là “chỉ” (dừng lại) và “tụ” (tụ lại) như đã thuật ở trên Khí bị gió
thối (Phong) tán ra, khí gặp nước giới hạn thì dừng lại (giới thủy
tắc chỉ)
Do vậy “giới thuy” la một trong những mơ thức hồn cảnh
Chọn lựa xác định “Huyệt” phải phù hợp với lý luận về “Thủy” này Khí có đừng lại thì mới “tụ” được, mà muốn đạt tới trạng thái “tụ”
trước tiên phải ngăn chặn được gió thối (tàng phong) Do vậy người Xưa quan niệm sơn (núi) phải có lâm (rừng), và nảy sinh mơ thức hồn cánh bốn bề chung quanh bao bọc nơi cư trú Nói chung đó là
nơi mà bốn bề có mặt đất cao hơn, lại có cả sông nước mới có khả năng làm cho khí tụ Khí có tụ sau đó mới có thể sinh sôi vạn vật
Nếu là âm trạch, con cháu sinh ra sẽ được bầm thụ bởi đòng khí tụ
này, vì khí tụ mới có sự sống
Khí của long huyệt qui kết lại có hai điểm đặc trưng: Một là
Trang 25Thuy tìm được chỗ y cứ vững vàng Nấu không, lý luận về hoàn cảnh chỉnh thể của Phong Thủy chăng có cơ sở để triển khai
Liên quan đến thuật ngữ “long” và “huyệt”eòn có thuật ngữ “sa” và “thúy” Nghĩa gốc của “sa” là cát, đá vụn tạo thành đá, Trong thuật Địa Lý, “sa” là chỉ đơn nguyên cấu tạo thành “Long” Long là mạch lạc toàn thể địa thế, sa chỉ là một ngọn núi hay một, địa thế cá biệt, nhưng không phải ngọn núi hay địa thế nào cũng gọi là “sa”, nó phải có mối tương quan với “huyệt” mới được gọi là
“sa” Khái niệm về “sa” này có liên quan đến mơ thức hồn cảnh
chỉnh thê cấu tạo nên thuật Phong Thúy
Trên có đề cập tới các loại Long mạch, Tổ sơn, Thiếu tổ sơn; thảy đều chỉ núi ở phía sau nơi cư trú (hay mồ mả), điều này thống nhất cái mà thuật Phong Thúy gọi là “Lai long khứ mạch” Sau
lung nha là “Lai xứ" (chỗ đến), tên gọi các núi tô tông đều là chỉ
“Lai xứ” ây Tất cả núi hoặc gò đất ö hai bên phải trái hoặc trước mặt huyệt là “sa” Trong thuật Địa Lý, núi bên cạnh trái Huyệt gọi
là “Thanh Long sa”, gọi tất là “Thanh Long” hay còn gọi là “Ta
Phụ”, “Tả Kiên", “Tả Tí”, núi bên cạnh phải huyệt goi la “Bach Ha”
hay “Hữu Bật”, “Hữu Kiên”, “Hữu Tí”
Thanh Long, Bạch Hồ là tên gọi hai trong tứ tượng (bốn loại thú), dùng để gọi “sa” như có dụng ý ví với tình tú Vả lại, “Huyệt” cũng được tượng trưng cho tiểu vũ trụ, “Hữu Bật” cũng là tên sao,
nghĩa gốc của nó vốn thuộc hình thái nhân văn truyền thống, có hàm ý ví “huyệt” là ngôi quân chủ Riên (vai) và Tí (tay) là tên gọi bộ phận thân thể con người, được dùng ở đây với dụng ý ví với thân
thể con người Các thuật ngữ này rõ ràng muốn biểu hiện vị trí đặc trưng của “huyệt” là “chính vị”, là vị trí trung ương, chính giữa, quan trọng nhất (Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này ở sau.)
Có huyệt rồi mới có “Hộ sơn” (núi che chở bảo vệ) Ở hướng
chính hơi gần huyệt có gò đất nhỏ gọi là “Án sơn” (Án là cái bàn
làm việc), ý là phía trước vị trí quân chủ ngồi phải có bàn Cách hơi
xa huyệt hơn một chút có núi gọi là “Triều sơn” (núi chầu) với ý
nghĩa là triều bái, chầu bái Thể chế lễ nghi gặp nhau giữa vua tôi
hay chú khách đã được thể hiện trong mô thức kiến lập huyệt Như
vậy, cách cục đặc trưng của một nơi cư trú (hay nơi chơn cất) tốt là hồn toàn rõ ràng, tức nó phải ở điểm trung tâm, đó cũng là Minh Đường Ngoài ra, tông thể đặc trưng của một mô thức cư trú tốt đẹp cũng đã rõ, tức nó cần các mô thức hình tròn hay hình vuông ngay
Trang 26ngắn và cân đổi
Khí tụ lúc ban sơ là hình tròn, đó là mô thức ban đầu của vũ trụ theo quan niệm truyền thống Sách “Hoài Nam tử” viết: “7 'hrên
dao viét vién, dia dao viét phuong.”K xš €Ị [R wR 23 (Đạo trời tròn, đạo đất vuông.) Đặc điểm mô thức vuông tròn này chính là ở
vị trí trung chính Vị trí trung chính cũng là mô thức “Vô †rung
sinh hữu” P & A (Trong cái không sinh ra cái có) của vũ trụ,
vạn vật đều manh nha từ đây
Mâ thức hoàn cảnh tự nhiên kiến lập nên “huyệt” đương
nhiên đã chịu ảnh hưởng quan niệm truyền thống trên Xét về mặt
hình tượng, mô thức của một cuộc đất có bốn mặt chung quanh cao
han lên hiên nhiên phd hop với đặc trưng hình thái tụ hợp Con
người có thể tụ hợp lại cư trú, khí cũng có thê tụ Gió thôi khí đến đây được các gò núi cao tàng chứa không xông vào trực tiếp một
cách mãnh liệt được “Khí theo gió at tán”, không tán tức là tụ
Thuật Phong Thủy gọi “huyệt” có hình như cái ô là “Oa huyệt” là
nơi có thê phát giàu có, trái lại huyệt hình cong như cây cung
Trang 27Sách “Thanh Nang Ao Chi” cua Duong Quân Tùng phát huy
thêm thuyết Âm Dương: “Con mái là âm, con trống là dương, đó là
hai khí vậy Nói mái trống là ví đạo nghĩa vợ chồng Vợ chồng giao
kêt nên sinh nam nữ, mái trống giao hợp nên các phầm loại được
nuôi nấng, đó là nghĩa lớn của trời đất hóa sinh vay”
Âm dương giao hội là gốc sinh ra khí Người ta lấy quan niệm
này để hình thành mô thức “Tụ cuộc”, tức là hoàn cảnh tự nhiên
bên trái bên phải ôm lây nhau, đó chính là hình thế âm dương giao
hội Mô thức khí xoay về trái hay xoay về phải có xuất xứ từ tri
thức thiên văn cổ đại Cũng trong “Thanh Nang Áo Chỉ”, Dương Quân Tùng viết: “Thiên khí tả toàn vi đương, Địa khí hữu toàn vi am" K Az we Bw It BH b # A PS (Tam dich: Khi Trời xoay về
trái là đương, khí Đất xoay về phải là âm” Như vậy âm dương phải
trái của Long mạch hoàn toàn hòa điệu với sự vận hành của vũ trụ trời đất
Long Mạch chia ra âm dương, đương nhiên cùng phải chìa ra
ngũ hành, nêu khơng, khơng hồn toàn viên mãn theo quan điểm vũ trụ truyền thông Sách “Quản thị Địa Lý chỉ mông” viết: “Cói thiên địa 0} định chỉ tiền, ngũ khí câu tại hỗn độn chỉ nội, Kiên Khén ky
Phan ch: hậu ngũ khí loại cdc hữu chuyền bhư."
ŠX XH.* 8# +» ñi › b #4 †t' ¡tk 3> Hịật tp Đ }) > {1 35 šXL
ve & A # ‡‡ (Tạm dịch: Trước lúc khi trời đất chưa ổn định, năm
khí đều ở trong hồn độn, sau khi chia ra Kiến Khôn, mỗi khí đều có
tính riềng biệt của nó.) Đây cũng là y cứ lý luận của thuật Phong Thuy
Trong phép chiêm đốn theo hình thế hồn cảnh, người xưa
chia hình thế núi ra làm năm đặc trưng, như hình núi đỉnh tròn chân rộng là Kim Sơn, núi đỉnh tròn hình như thân thăng là Mộc
Sơn, núi hình bằng như sóng là Thủy Sơn, núi đỉnh nhọn chân rộng
là Hoá Sơn, núi đỉnh bằng phẳng thanh tú là Thổ Sơn (Sẽ trở lại
vấn đề này ở sau.)
Trong thuật Phong Thủy Loan Đầu còn có phép tắc chuyên môn gọi là “Phủy pháp” Đây là phương pháp chiêm đoán theo hình thế nước (hay sông ngòi) chây Thủy (sông nước) có địa vì khá quan trong trong thuật Phong Thủy Lý luận Phong Thủy có nhiều câu
khẩu quyết nhấn mạnh tính quan trọng của “thúy” như “Phong thủy
chỉ pháp, đắc thủy öí thượng” J8, 2k #2 3 f3 7 ấy +, (Phép Phong Thủy xem được thủy là hơn hết), hay “Khí giới thúy tắc
Trang 28ch/”ấ\ FR OK A) ok (Khí gặp nước giới bạn thì dừng) Tính quan trọng của Thủy nằm trong mô thức kết huyệt là sản phẩm do son
và thủy tụ hợp mà thành
Núi có các núi vây hợp chung quanh, nước cũng có các dòng
chảy giao thoa Núi có nguền gốc “Tổ tông”, nước cũng có dòng thuận nghịch Nguyên tắc cấu thành huyệt của sơn và thủy là một, Dụng ngữ Phong Thủy gọi sơn mạch là Long mạch, gọi nước chảy là Huyết mạch, Huyết mạch có nguồn gốc, nhận rõ nguồn gốc là biết được giòng chảy thuận hay nghịch Về điểm này nó nhất trí với thuyết sơn rạch tương sinh
Ngoài ra, trong dụng ngữ Phong Thủy, sự phân biệL nguồn gốc Long mạch và Huyết mạch gọi là “Tróc mạch”, còn dụng ngữ “tam thoa” là chỉ nơi ba con sông hợp lại, ở nơi tương hợp này nhất định cần phải nhận biết rõ mỗi quan hệ tụ hay tán Nơi gọi là “Long thủ” (đầu rồng) cũng tức là “Long sơn” Xác định được vị trí Long sơn mới xác định được “huyệt” Huyệt có khí tụ mới có sự sống, cũng vì vậy trước mặt Long sơn cần phải có thủy
Khí vận động theo hình thế tự nhiên, gặp nơi có sông nước thì khí đừng lại, khí dừng lại, khí đừng thì chủ về sự sống Gió thối
làm tán khí gặp Long sơn ngăn chặn tàng chứa lại, đó là đại ý của
câu “Khí thừa phong tản, mạch ngộ thủy
chi.” & Fe BK WR 3B 7k ak (Khi theo gió thì tán loạn, mạch gặp nước thì dừng lại.) Trước mặt Long sơn không chỉ cần có Thủy ma
còn cần có sự giao hội của hai giòng nước chảy từ trái và phải Có như vậy, chăng những khí được sinh ra mà còn được tụ lại
Đối với “huyệt” mà nói, nơi giòng nước chảy dén goi là “Cửa Trời” (Thiên môn), nơi giòng nước chảy đi gọi là Cửa Đất (Địa hộ),
tên gọi đó thống nhất với tên gọi trên la bàn
Long, Huyệt, Sơn, Sa, Thuy là năm thuật ngữ quan trọng nhất trong thuật Địa Lý và cũng là hệ thơng lớn về hồn cảnh để các nhà Phong Thuy chiêm đoán Qua phân tích trên, đại khái
chúng ta có thể rút ra mấy điểm:
- Một, đối tượng ma Long, Huyệt, Sơn, Sa, Thủy chỉ tới là tồn
tại khách quan Xét một cách tương đôi thì Sơn, Sa và Thủy là đôi tượng cục bộ; còn Long và Huyệt là đối tượng chỉnh thể, chúng được
tổ hợp thành do Sơn, Sa và Thủy
- Hai, ý nghĩa tượng trưng của Long, Huyệt, Sơn, Sa, Thủy chủ yếu thông qua phương pháp loại suy mà có, ý nghĩa loại suy tuy
Trang 29không loại trừ phạm trù thiên văn, nhưng trong ấy phạm trù nhân
văn chiếm đa số như các khái niệm về Tô sơn, Thiếu tổ sơn, Triều
sơn, Minh Đường, v.v tất cá những khái niệm này đều có cơng
nãng phán đốn tốt xấu Thuật Phong Thủy Loan Đầu thường dùng ý nghĩa hình tượng này để đoán định đối tượng là tốt hay xấu
- Ba, mối quan hệ giữa Long, Huyệt, Sơn, Sa, Thủy là mô thức hoá có tính chính thể cua hoàn cảnh tự nhiên, nguyên lý cấu tạo nên nó chu yếu là lý luận theo trật tự tương sinh tương tác Loai ly luAn nay xuat phát từ vũ trụ quan truyền thống, trong Ấy
quan trong nhất là khái niệm về Khí Do vậy mô thức này có thể
coi là bức ánh thụ nhỏ của thuật Địa Lý Phong Thuy khi vẽ mô thức vũ trụ
Đặc trưng rõ ràng nhất của nó là “tụ khí” ở chính giữa (Huyệt, cũng tức la noi cư trú)
Thuật Phong Thuy lấy Mạch Khí làm gốc, lấy “Sa” làm dụng,
khi các nhà Phong Thúy chiêm đoán dé chon lựa hoàn cảnh cư trú
có liên quan rất nhiều đến nội dung của “Sa”, vì vây phương pháp chia hình thế núi cá biệt còn gọi là “Sa pháp” Lý luận “Sa pháp” và “Mạch Khí” có quan hệ tới hình và thế Ngoài căn cứ chiêm đoán về hình tượng của cuộc đất, thuật Phong Thủy còn một
phương pháp chiêm đoán theo thuật số “Tượng” và “Sô” vốn là hai khái niệm đối ting cua Dich hoc được thuật Phong Thủy vận dụng
Tuy vậy, giữa hai môn phái, môn phái trọng “Tượng” (Loan Đầu) và môn phái trọng “Số” (Lý Khí), môn phái trọng “Tượng” luôn luôn
được tôn trọng và truyền thừa liên tục Ở các tiết sau chúng ta sẽ
tìm hiểu sự kế tục các cách vận đụng của các nhà Phong Thúy trong bối cảnh hiện nay
2.2 QUAN NIỆM LOAN ĐẦU TRONG BỔI CẢNH HIỆN
DAI
Ngày nay tuy có nhiều môn phái Phong Thủy khác nhau lưu truyền trong dân gian, nhưng thông dụng nhất là hai phái: Bát Trạch và Iluyền Không Nhưng bất kể là môn phái nào, quan niệm về loan Đầu vẫn là quan niệm chung và làm nền tảng cho mọi
trường phái Phong Thuy
Xưa những người học Phong Thủy đầu phải trải qua một thời
gian được thầy huấn luyện để đạt tới bán lănh gọi là “xuyên son thấu địa” (xuyên núi thấu đất) Người học phải đi theo thấy “tầm
Trang 30long điểm huyệt”, họ phải học hồi cách tìm long mạch, các cách
cuộc Loan Đầu từ thực tế núi sơng trong hồn cảnh tự nhiên
Hiện nay có rất nhiều thư tịch Phong Thủy thuyết minh về vấn đề này, nhưng phần lớn đều sao chép lại từ cổ thư nên cố nhiều trường hợp rất khó hiểu hay không còn hợp thời Để bạn đọc dé
dàng hình dung, khi trình bày chúng tôi chú trọng nhấn mạnh trong phạm vị bối cảnh kiến trúc hiện đại
Hoàn cảnh hiện nay so với thời cổ đại đã khác nhau rất
nhiều, thí dụ thời xưa có những thứ như cổng tam quan, giếng nước,
v.v đều rất ít thấy trong nền kiến trúc đô thị thời nay
Nói một cách tương đốt, theo các nhà Phong Thúy hiện đại thì nên kiến trúc đô thị đã xuất hiện nhiều thứ mới cũng có ảnh hưởng tới Phong Thủy của nhà ở, như trụ điện, ông khói, vách kiếng bên
ngoài tường nhà, v.v Những thứ này cũng cấu thành một sức anh
hưởng nhất định đối với đương trạch, vì chưa được người xưa đề cập
Lới, nên những thứ này đã gây ít nhiều lúng túng cho những người
mới tìm hiểu môn Phong Thủy, người ta không biết phải tính toán
anh hưởng tết xấu của nó như thế nào Thực ra về mặt lý luận cơ bản,
môn Phong Thuy ngày nay cũng {ít \
không có gì thay đơi Hình thê bên ngồi của dương trạch' bao gồm các
chủng loại vật thê hữu hình chung
quanh căn nhà, thí dụ như đường
xá, các công trình kiến trúc, cầu
công, cây côi, khe rạch, sông nước, nui doi v.v Những thứ này các nhà
Phong Thủy cho rằng đều có quan
hệ phát sinh điều cát hay điều hung
đốn với dương trạch
Dưới đây xin cử một thí dụ để
ban doc dé hinh dung (Xem hình 3) |
Hướng nam của tòa nhà lớn
như trong hình là con đường có cách H3
cuộc “Phản cung” (tức uốn cong ưỡn bụng về phía bản trạch), phạm ky
' Thuật ngữ Phong Thủy gọi là ' Loan Đầu" hay “Ngoại Loan Đầu"
Trang 31“Liêm đao sát”, chủ về các tai họa thương tật Hướng tây là
biến lớn, bờ biển cách tòa nhà lớn không xa, chỉ mấy mươi thước,
cự Ìy quá gần, tục gọi là phạm ky “Cát cước thủy””; cuộc này chủ về
việc khó tích tụ tiền bạc Phía bắc tòa nhà là một công xưởng lớn,
trên nóc công xưởng có nhiều ống khói, giếng như cái lư có cắm
nhiều nhang, tục gọi cuộc này là “Xung thiên sát””, phạm ky thì chủ
về việc vô ý bị thương Các 6ng khói liên tục phun ra khí thải, đây là dạng phạm ky “Âm sát”, chủ về việc thân thể suy nhược mang nhiều bệnh
Dựa theo những điểm nêu ra ở trên, nhà Phong Thủy có thể
đoán chủ nhân của tòa nhà lớn này tài vận khá điên đảo Vì hướng đường đâm thăng tới là đơn vị rất đễ mang tới tai họa huyết quang, hướng công xưởng là đơn vị dễ dẫn tới những bệnh tật bất ngờ
2.3.NGUYÊN LÝ TỤ TÁN CỦA THỦY PHÁP
Nói chung, Thuy pháp là một quan niệm quan trọng trong
thuật Phong Thủy, với bối cảnh xã hội hiện nay, khi luận về Thuy pháp, các nhà Phong Thúy vẫn chú trọng một cách đặc biệt
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu cách vận dụng quan niệm Thủy pháp của các nhà Phong Thủy hiện đại Như đã thuật ở chương một, nguyên tắc cúa thuật Phong Thủy là “phong tàng thủy tu”, từ
đó chúng ta có thể phân chia Thúy pháp ra làm hai loại: đó là
nghịch thúy và thuận thủy
2.3.1 NGHỊCH THỦY
Cuộc Nghịch thủy (tức thúy khí di ngược tới) hay còn gọi là cuộc Nghĩính thủy (tức đón Thủy khí tới), theo lý luận Loan Đầu thì cuộc Nghịch thủy là cuộc vượng tài; vì nó tụ được Thủy khí, do nguyên lý “Thủy chú về tiền tài Trái lại, cuộc Thuận thủy (tức Thủy khí xuôi chiều mà đi mất) hay còn gọi là cuộc Tông thủy (tức đưa tiễn Thuy khí đi) là phá tài; vì nó không tụ được Thủy khí Đối với dương trạch, đón tiếp Nghịch thủy hay tiến đưa Thuận Thủy là căn cứ vào phương hướng của cửa chính và đường ởi bên ngoài, hoặc phối hợp với đường hành lang trước cửa nhà mà phán đoán
' "kiêm đao" là cái đao hình luỡi liềm ˆ "Gát cước" là cắt chân,
” "Xung thiên" là xông lên trời
Trang 32Đây là điều mà các nhà Phong Thủy đã đúc kết lại từ nguyên
lý “Sơn hình Thủy thế” theo quan niệm Loan Đầu cổ điển, phù hợp
với hoàn cảnh ngày nay
Dương Quân Tùng viết: “Nếu có Thanh Long sa” mà không có
Bạch Hổ sa thì cần phải có Thủy từ bên phải đến Nếu có Bạch Hổ
sa mà không có Thanh Long sa thì Thủy phải theo bên trái tới Thủy từ bên trái tới thì Bạch Hổ sa phải dài mà bao bọc Thanh Long sa, thủy từ bên phải tới thì Thanh Long sa phải dài mà bao bọc Bạch Hổ sa; quan ải” nghịch thì cát, quan ải thuận thì hung.” (Xem hình 4, 5, 6, 7) Huyền Vũ H.4
Thủy cuộc tới từ bên trái, khiếm khuyết Thanh Long sa Đây
là cách cuộc thủy tới từ phương uị Thanh Long, Bạch Hổ sa tiếp
thủy; tức bên phải tới bên trái tiếp
"Tuc nguyén ly hình dạng và thế động của hoàn cảnh chung quanh
? Nhu đã thuật ở trước, "§a" là cũng là sơn nhưng chỉ đóng vai trò phụ trong việc kết long mạch ở hai bên phải trải của huyệt
Tương ứng với cửa trong dương Trạch
Trang 33Thanh Long Huyền Vũ
Cuộc thủy từ bên phải tới, khiếm huyết Bạch Hổ sa Đây là thủy cuộc tới từ phương uị Bạch Hổ, Thanh Long sa tiếp thủy; tức bên phải tới bên trái tiếp
Huyền Vũ
H.6
Thủy cuộc từ bên phải tới Thanh Long sa dài thu nhận thủy khí, là quan đi nghịch, chủ tiền tài hưng uượng Nếu như Bạch Hổ sa dài mà Thanh Long sa ngắn thì ngược lại, chủ hao tài
Trang 34
H.7
Thủy cuộc từ bên trái tới Bạch Hổ sa dài thu nhận thủy khí, là quan di nghịch, chủ tiền tài hưng uượng Nếu Thanh Long sa dài mà Bạch Hổ sa ngắn thì ngược lại, chủ hao tài
Đối với đương trạch, người ta có tập quán lấy cửa chính để thu nhận thủy khí, cho nên việc cửa chính mở ở hướng nào là một
điều quan trọng, nó có ảnh hưởng tốt xấu đối với tài vận của bản
trạch, thí dụ như cửa hiệu, văn phòng làm việc, hay nhà ở
Đường xá, hành lang đi bộ bên ngoài cửa đều có thể luận là
“thủy” Nếu cửa mở đón được hướng thủy tới thì gọi là “Hư thủy” (hay “Thu thủy” hoặc “Tiếp thủy”), chủ về tài vận hanh thông
Đối với đường sá hay hành lang đi bộ, việc đoán định hướng
Thủy tới không phải là đơn giản, chúng ta có thể khái quát thành
nguyên tắc như sau:
- Từ bên trái tới bên phải tiếp: Nếu thủy (đường sá, hành
lang đi bộ) đến từ bên trái thì cửa hiệu hay nhà ở nên mở cửa bên
phải, đây là lấy cửa Bạch Hổ để thu thủy khí Thanh Long
- Từ bên phải tới bên trái tiếp: Nếu thủy (đường sá, hành
Trang 35của cầu vượt hay các con đường lớn với sự giới định thủy khí tới và
đi ổ các hành lang đi bộ của những căn hộ trong các khu chung cu Trước tiên chúng ta bàn qua sự giới định thuy khí tới và đi ở
các hành lang đi bộ của những căn hộ trong các khu chung cư - Wang lang di bo bên trái đài là thủy khí tới, hàng lang đi
bộ bên phải ngắn là thuy khí đi (Xem hình 8, 9) á_ » H 8 Mớ của Bạch Hồ để tiếp thủy khí tới từ bên trai | / — —~ — —~ ! \ | , H.9
Mo cua Bạch Hồ đê tiếp thủy khí tới từ bân trái
Hàng lang đi bộ bên phai dài là hướng thuy khí tới, hàng lang đi bộ bên trái ngắn là hướng thuy khí đi (Xem hình 10, 11)
Trang 36H 1Ô Mớ cửa Thanh Long để tiếp thúy khỉ từ bên phúi tới /Z— — — — — ` | |
Trên là phương pháp cơ bản để đoán định hướng thủy khí
tối hay đi Ngoài ra, trường hợp căn hộ ở trong các chung cư cao tầng, nhà Phong Thủy hiện đại lại căn cứ hướng nào có thang máy
thì hướng ấy là phương thuy khí tới (Xem hình 12, 13)
⁄ `
H.12
Căn hộ trên là phạm ky cuộc hư thủy tới rồi di,
chu vé viéc tiền tài tụ tán thất thường
Trang 37Thang máy 3 | ⁄ H 1ð
Căn hộ trên thủy khí tới từ bên phải Mở cửa Thoanh Long ở
bên trúi để tiếp thúy bhí Tuy hành lang đi bộ bên trat dat ma
hành lang đi bộ bên phổi ngắn, uốn phối lò cuộc thủy bhí từ bên trúi tới, nhưng Uì ảnh hưởng của thang may nén luén nguoc lat
* Chú ý:
1- Cửa của nhà ở và cửa của thang máy đối nhau thì bị xem là đối với thủy khẩu, thủy khí thu được sẽ khó tụ, đây là cuộc tài
vận tụ tán thất thường, vì thủy tới và thủy đi đều ở cùng một vị trí Có hai cách hóa giải như sau:
- Nếu hướng cưa ở phương vi qué duong vận (theo lý luận Huyền Không), hoặc phương vị cát (theo lý luận Bát Trạch) thì có thê vô hiệu hóa sự xung chiếu này - Đặt tấm bình phong phía trong cửa 2- Trong trường hợp cửa mỡ ngay chính giữa (phương vị Chu Tước), tốt nhất nên có Minh đường một khoang trống nhỏ
lam minh đường để —— ———
thủy khí tụ, như vậy tài
vận cũng thuận lợi
(Xem hình 14)
Trang 38
2.3.2 THUAN THUY
Tương phản với cuộc Nghịch thủy (tức cuộc Nghình thủy) là cuộc Thuận thủy (tức cuộc Tông thủy), nếu trước cửa nhà đường bên
trái đài bên phải ngắn, chiều xe lưu thông từ trái qua phải, nhưng
cửa lại mở phương vi Thanh Long (bên trái) thì đó là cuộc Tông thủy Ngược lại, nếu trước cửa nhà đường phía bên phai dài bên trái ngắn, chiều xe lưu thông từ phải qua trái, nhưng lại mở cửa ở phương vị Bạch Hồ (bên phải) thì cũng gọi là cuộc Tống thuy; đều chủ về tiền tài đến rồi đi, khó tích lũy (Xem hình 15, 16) - Thuy khi tdi > Thoy khi di | ws LI | Gin khi di < Thủy khí tới H 16
Ngoài ra, các nhà Phong Thuy cồn căn cứ địa hình cao thấp
Trang 39Như hình 17, chiêu xe chạy trên con đường trước cửa nhà từ trái qua phới, hướng cửa hướng vé bên trái, đây là cuộc Nghĩnh thủy; nhưng quan sót ky thì địa hình bên phúi cao hen bén trai, nên bên phái mớt là hướng thủy khí đến, bên trúi là hướng thủy khí đi Vì uậy hướng cứa nền súa lại hướng bè bên phải mới là cuộc Nghĩnh thủy Thấp Cao hướng thủy khí đi / hướng thuy khí tới H.18 Như hình 18, hướng cửa đã sửa thành cuộc Nghĩnh Thủy —_— ——> — —— ——— Tha p ~ Cao hướng Thủy Khí đì hướng Thủy Khí tới H 19
Như hình 19, của này là cuộc Tông Thủy
2.3.3 CÁCH ĐOÁN ĐỊNH THỦY KHÍ TỤ HAY TAN
Hướng thúy khí đến là tụ, hướng thủy khí đi là tán Như đã
nói trên, đường sá trước cửa nhà (Lức Hư thủy), bên dài vốn là bên
thủy khí tới, bên ngắn vốn là bên thủy khí đi; nhưng khi cửa hiệu
đốt diện với đường sá thì không thê chỉ dùng phương pháp trên, mà
cần phải phối hợp với chiều xe lưu thông
Trang 40Nếu phía trước cửa nhà tiếp cận quá gần đường xe lưu thông, mà chiều xe chạy từ bên phải qua bền trái thì hướng thủy khí tới là
bên phải và hướng thủy di là bên trái Lúc ấy nên mở cửa bên trái, tức mở cửa Thanh Long để thu thủy khí Bạch Hồ (Xem hình 20, 21) ơ Cc Cc} Cc ==ơ Grp cm ô>> —> — H 20
Xem hình 20, đường xe lưu thông tiếp cận của từ bên trởi
qua bên phối, đây là cuộc thủy khi ti bên trái tới bèn phối, nên mở cửa Bạch Hồ đế tiếp thủy khí ¬ —— J — = H 21
Xem hình 21, dường xe lưu thông tiếp cận cửa từ bên phúi
qua bên trỏi, đây là cuộc thủy hhí từ bên phối tớn, nên niở cửa
Thanh Long dể tiêp thủy khí
Ngoại trừ việc dùng chiêu xe lưu thông, có một sé con đường
người ta phải căn cứ vào địa hình đê đoán định hướng thủy khí tới Thí dụ như trong các khu thương nghiệp lớn, việc đoán định hướng
thuy tới và hướng thủy đi cho các cưa hiệu trong ấy sẽ khó khăn hơn
Thông thường người ta lấy vị trí đặt các cầu thang lên xuống (hoặc
các cầu thang tự chuyên động) để định hướng thủy tới Mà việc đoán anh hưởng tốt xấu do thủy tới và thủy đi cho các cửa hiệu cần phải lấy các tiêu chuẩn như: hình dang ôm lại (hữu tình) hay phản cung (vô tình); đường bên trái dài hoặc ngắn; đường bên phải dài hoặc ngăn