195
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012
QUAN HỆ LIÊN MINHCHÂUÂU - ẤNĐỘTỪ1993ĐẾN2010
Dương Thị Thanh Nga
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Tóm tắt. Ngày 20/12/1993, LiênminhchâuÂu xác lập lại quanhệ ngoại giao với
Ấn Độ. Từđóđến nay mối quanhệ này đã không ngừng phát triển và đã đạt được
một số thành tựu trên tất cả các lĩnh vực ngoại giao, an ninh, chính trị, kinh tế
thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, văn hóa giáo dục Bài báo đề cập đến
quá trình phát triển của quanhệ EU-Ấn Độ trong vòng gần hai thập niên bản lề
giữa thế kỷ XX và thế kỷ XXI và qua đó đánh gia triển vọng của mối quanhệ này
trong tương lai.
Liên minhchâuÂu (European Union – EU) là tổ chức khu vực lớn nhất hành
tinh bao gồm 27 quốc gia thành viên với hơn 500 triệu dân, bao phủ hầu hết phần đất
châu Âu. ẤnĐộ là một quốc gia lớn ở Nam Á với gần 1,2 tỷ dân (xếp thứ 2 thế giới).
Từ sau Chiến tranh lạnh, hai bên đang tăng cường phát triển quanhệ về mọi mặt. Mối
quan hệ này phát triển đã đưa lại lợi ích cho cả hai bên và góp phần tích cực vào xu thế
hòa bình, hợp tác của khu vực và thế giới.
1. Nhu cầu tăng cường quanhệ hợp tác lẫn nhau của EU và ẤnĐộ sau Chiến
tranh lạnh
Từ sau Chiến tranh lạnh, đặc biệt từ đầu thế kỷ XXI, cả EU và ẤnĐộ đều chủ
trương thúc đẩy quanhệ hợp tác lẫn nhau. Nhu cầu tăng cường quanhệ xuất phát từ cả
hai phía. Có thể thấy như sau:
Thứ nhất, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn phát triển của hai bên. Cả EU và ẤnĐộ
đều tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm thể hiện vai trò lớn hơn trong các vấn đề
quốc tế và khu vực. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, trong bối cảnh thế giới xuất hiện
cục diện “nhất siêu đa cường”, các nước châuÂu một mặt đẩy nhanh việc chấn chỉnh
nội bộ với Hiệp ước liênminhchâuÂu (Hiệp ước Maastricht) ký năm 1992, cho ra đời
Liên minhchâuÂu năm 1993 và đưa quá trình nhất thể hóa châuÂu bước vào giai đoạn
phát triển mới; mặt khác EU cũng bắt đầu thực thi “chính sách đối ngoại và an ninh
chung”, với mong muốn phát huy vai trò và ảnh hưởng của EU trong các công việc
quốc tế với “một tiếng nói chung”. Sau sự kiện “11/9” tiến trình đa cực hóa thế giới
được đẩy mạnh. Đầu năm 2003, khi quanhệ giữa EU và Mỹ căng thẳng do những vấn
đề an ninh quốc tế, nội bộ EU đã tổ chức các buổi thảo luận về các chính sách đối ngoại
của châuÂu và tất cả đều nhất trí cho rằng EU cần thực hiện chính sách ngoại giao toàn
196
diện và độc lập hơn với Mỹ, tăng cường hợp tác với các đối tác khác, Nga, Nhật Bản,
Trung Quốc và ẤnĐộ được coi là những đối tượng trọng điểm để EU phát triển quanhệ
đối tác chiến lược trong những năm tới.
Về phía Ấn Độ, được đánh giá ngày càng có vai trò và vị trí cao hơn trong khu
vực và trên trường quốc tế do những tiềm năng to lớn của đất nước cũng như những thế
mạnh mà các nước khác không có được. Dân số ẤnĐộ đứng thứ 2, diện tích đứng thứ 7
trên thế giới; sức mạnh tổng hợp được nâng lên nhanh chóng và là “một ngôi sao mới”
trên trường quốc tế. Về kinh tế, từ khi tiến hành cải cách từ đầu năm 1990 đến nay, Ấn
Độ luôn duy trì mức tăng trưởng trung bình trên 6%/năm, riêng năm 2005 đạt 8,5%/năm
và duy trì mức ổn định trong một thời gian dài. Ngành công nghệ thông tin ẤnĐộ được
đánh giá là khá phát triển với 61% phần mềm được xuất khẩu sang Mỹ. Về tiềm lực
quân sự, ẤnĐộ đang tăng cường đầu tư xây dựng sức mạnh quân sự, đẩy nhanh các
bước hiện đại hóa quân đội, mua sắm thêm nhiều vũ khí hiện đại. Việc ẤnĐộ đề nghị
được trở thành Ủy viên Thường trược Hội đồng Bảo anLiên Hiệp Quốc, thúc đẩy cải
cách Liên Hiệp Quốc, tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình. Những động thái trên
cho thấy giấc mộng về một nước lớn “có tên tuổi” đang dần trở thành hiện thực.
EU đánh giá cao vị thế của ẤnĐộ với nhận định đây sẽ là cường quốc khu vực
và là “sân chơi thế giới”. EU còn cho rằng “Ấn Độ là lực lượng quan trọng nhất ở Nam
Á, đã phát huy vai trò (duy trì ổn định, bảo vệ nhân quyền và chế độ dân chủ trong khu
vực), đồng thời còn là nước lãnh đạo toàn cầu ngày càng quan trọng trong thương mại
thế giới và hợp tác quốc tế”
1
. ẤnĐộ cũng hết sức coi trọng EU, hiện tại EU là đối tác
thương mại và là bạn hàng lớn nhất của Ấn Độ.
Với tình hình trên khiến cả EU và ẤnĐộ đều có nhu cầu tăng cường hợp tác và
cùng thúc đẩy mối quanhệ ngày càng phát triển. Việc này còn nhằm thực hiện các mục
tiêu chung mà cả hai bên cùng quan tâm là bảo vệ các giá trị chung, lợi ích cơ bản, an
ninh độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của cả hai bên; củng cố và ủng hộ dân chủ, nhân
quyền, pháp trị và luật pháp quốc tế; duy trì hòa bình, ngăn ngừa xung đột và củng cố
an ninh quốc tế theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc với mục tiêu cơ bản là xóa đói giảm
nghèo, nâng đỡ sự phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường trong các nước
đang phát triển.
Thứ hai, EU muốn tìm cách mở rộng thị trường ẤnĐộ thông qua “Kế hoạch
Galileo”. EU coi kế hoạch này là nội dung quan trọng thậm chí là nội dung hàng đầu
trong các hoạt động ngoại giao. “Kế hoạch Galileo” là một kế hoạch nghiên cứu khoa
học chiến lược, một chương trình nghiên cứu mũi nhọn liên ngành tập trung kỹ thuật
cao, mới. ẤnĐộ cũng rất quan tâm đến kế hoạch này và cho rằng hai bên cùng hợp tác
1
Thông tấn xã Việt Nam, Kinh tế ẤnĐộ qua 10 năm cải cách, Tàiliệu tham khảo đặc biệt, ngày
17/2/2002.
197
sẽ đảm bảo thành công của kế hoạch và từđó có thể mở ra một thị trường rất lớn cho cả
hai, nhất là đối với EU.
Kế hoạch Galileo thành công sẽ đem lại cho EU khoảng 10 tỷ Euro/năm, tạo ra
khoảng 10.000 cơ hội việc làm, nhanh chóng thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
các lĩnh vực và phát triển kinh tế; đồng thời kế hoạch này có thể giúp ẤnĐộ phát triển
phần mềm ưu tú và nhân tài khoa học kỹ thuật, nâng cao sức mạnh tổng hợp của mình.
Do đó, cả EU và ẤnĐộ đều coi kế hoạch này như là “chiếc cầu nối” nhằm gắn kết hơn
nữa quanhệ kinh tế giữa hai bên, thúc đẩy cơ hội mở rộng thị trường của nhau.
Thứ ba, sự cải thiện quanhệ giữa ẤnĐộ và Mỹ và một số chính sách của Mỹ
đối với ẤnĐộ đã kích thích EU đẩy mạnh quanhệ với Ấn Độ. Thời kỳ Chiến tranh lạnh,
Mỹ và châu Âuliênminh cùng đối phó với Liên Xô; sau khi Liên Xô tan rã, đối đầu
Đông – Tây không còn nữa thì sự hội tụ chiến lược giữa Mỹ và châuÂu cũng giảm
xuống. Mỹ bắt đầu điều chỉnh chính sách ngoại giao, kết đồng minh rộng rãi, thiết lập
quan hệ đối tác với Ấn Độ, Nga, Trung Quốc, làm cho các nước EU thấy lo lắng. Việc
Mỹ thay đổi thái độ với ẤnĐộ và khẳng định địa vị quốc tế của nước này trên mức độ
rất lớn và ảnh hưởng đếntư duy của các nước châu Âu. Quanhệ EU – ẤnĐộ phát triển
thay đổi cùng những thay đổi trong quanhệ giữa Mỹ và Ấn Độ. Tháng 3/2000, Mỹ và
Ấn Độ xây dựng “quan hệ đối tác kiểu mới gắn bó hơn”, thì đến tháng 6/2000, hai bên
tổ chức Hội nghị cấp cao đầu tiên, EU nâng cao cấp độ hợp tác với Ấn Độ.
Thứ tư, EU và ẤnĐộ thúc đẩy quanhệ lẫn nhau còn nhằm mục đích kiềm chế
Trung Quốc và tránh rủi ro. Trung Quốc cũng được đánh giá là một nhân tố quan trọng
thúc đẩy mối quanhệ EU – ẤnĐộ ngày càng phát triển. ẤnĐộ muốn dựa vào EU để
đối phó với Trung Quốc và EU thì muốn tìm cách nâng đỡẤnĐộ nhằm kiềm chế sự
phát triển và ảnh hưởng của Trung Quốc. Cả hai đều lo ngại trước sự vươn lên toàn diện
của Trung Quốc; Trung Quốc tham gia ngày càng nhiều các công việc quốc tế và khu
vực; địa vị quốc tế của Trung Quốc không ngừng được nâng cao; sức mạnh của Trung
Quốc tăng nhanh khiến các nước trên thế giới đua nhau thiết lập quanhệ kinh tế thương
mại và nâng cấp quanhệ chính trị với Trung Quốc.
Ấn Độ với ưu thế là nước láng giềng của Trung Quốc, lại có tiềm lực kinh tế,
quân sự ngày càng lớn mạnh đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của EU trong việc kiềm
chế Trung Quốc. ẤnĐộ cũng không mong muốn có một nước láng giềng mà trong quá
khứ đã từng có nhiều hiềm khích, hiện đang lớn mạnh quá nhanh. ẤnĐộ cũng muốn tận
dụng cơ hội này nhằm đưa hàng hóa nước mình xâm nhập ngày càng mạnh mẽ vào thị
trường châu Âu. Về phía mình, EU cũng muốn sử dụng các sản phẩm của ẤnĐộ thay
cho sản phẩm của Trung Quốc, giảm sự phụ thuộc vào ngành chế tạo của Trung Quốc
phòng ngừa các khả năng rủi ro xảy ra đối với nền kinh tế Trung Quốc hay quanhệ
Trung Quốc – EU xấu đi sẽ tác động đến nền kinh tế EU.
198
2. Quanhệ EU – ẤnĐộtừ1993đến2010
Sau một thời gian coi nhẹ tiềm năng phát triển của châu Á, vào giữa những năm
1990, EU đã nhận thấy sự cần thiết phải thay đổi chính sách của họ đối với khu vực này.
Một châu Á đang “bừng tỉnh” với sự phát triển kinh tế năng động, tích cực, hội nhập
đang thu hút sự chú ý của thế giới và sự quan tâm của Tây Âu. EU nhận ra rằng, nếu
tiếp tục chính sách “lẩn tránh châu Á”, EU sẽ tự đánh mất những cơ hội, những lợi ích
mà một châu Á đang vươn lên mạnh mẽ có thể mang lại cho họ. Nhằm duy trì ảnh
hưởng và quyền lợi của châuÂu ở châu Á ngày 13/7/1994, Ủy ban châuÂu đã trình lên
Hội đồng châuÂu văn kiện Hướng tới một chiến lược châu Á mới (Towards a New Asia
Strategy- NAS); văn kiện này đã được Hội đồng châuÂu thông qua vào tháng 12/1994
và được phê chuẩn vào năm 1995.
Mục đích chính của NAS là tăng cường sự có mặt về kinh tế và chính trị của
EU ở châu Á để qua đó duy trì vai trò lãnh đạo của LiênminhchâuÂu trong nền kinh
tế thế giới.
Trong chiến lược châu Á mới của EU, ẤnĐộ giữ một vị trí cao và đóng một vai
trò quan trọng. EU đã bắt đầu nhận thức được vai trò và vị thế của ẤnĐộ trong bối
cảnh mới, EU nhận thấy rằng ẤnĐộ đang dần trở thành một người khổng lồ với sự phát
triển đáng nể trong những năm sau Chiến tranh lạnh và hợp tác với ẤnĐộ chỉ đưa lại
cho EU một vị thế cao và vững chắc hơn ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương một khu
vực năng động về kinh tế trong thế kỷ XXI.
Quan hệ EU -ẤnĐộ được phát triển trong bối cảnh EU thực thi Chiến lược
châu Á mới trên.
2.1. Quanhệ trên lĩnh vực ngoại giao, an ninh, chính trị
Quan hệ EU ẤnĐộ khởi nguồn từ đầu những năm 1960; tuy nhiên trong ba thập
niên đầu cho đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX mối quanhệ này phát triển rất chậm,
chủ yếu là trên lĩnh vực kinh tế thương mại. Năm 1993, Liên minhchâuÂu xác lập lại
quan hệ ngoại giao với Ấn Độ. Năm 2000, hai bên đã nâng cấp các cuộc họp song
phương lên cấp nguyên thủ quốc gia. Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất diễn ra tại
Lisbon đã mở đầu giai đoạn mới trong quanhệ chính trị giữa EU và Ấn Độ.
Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, quanhệ ngoại giao chính trị hai bên được tăng
cường. Cùng với cơ chế hội nghị cấp cao, năm 2001 khi Mỹ xây dựng “quan hệ đối tác
chiến lược” với ẤnĐộ thì tháng 10/2004 EU chính thức quyết định nâng cấp quanhệ
EU – ẤnĐộ thành “quan hệ đối tác chiến lược”
2
.
Tại các hội nghị cấp cao EU – Ấn Độ, hai bên đã thảo luận về các vấn đề quốc tế
2
Thông tấn xã Việt Nam, Quanhệ thương mại ẤnĐộ- EU, Tàiliệu tham khảo đặc biệt, ngày 3/6/2006.
199
và khu vực mà cả hai bên đều quan tâm. Ví dụ trong Hội nghị cấp cao lần thứ 7 tại
Helsinki năm 2006, cùng với việc thống nhất thúc đẩy quanhệ song phương, hai bên đã
thông qua tuyên bố chính trị mới, chia sẻ quan điểm thúc đẩy cải cách Liên Hiệp Quốc
và việc ẤnĐộ trở thành “Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an”.
Tại cuộc gặp gỡ lần thứ hai của đối thoại ẤnĐộ- EU được tổ chức tại Berlin
ngày 2/5/2005. Hai bên đã có các cuộc thảo luận hiệu quả về các vấn đề an ninh toàn
cầu, khu vực, giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Cả EU và ẤnĐộ đang ra sức tìm kiếm một vị thế chính trị trên trường quốc tế,
nâng cao vai trò và tiếng nói của mình trong khu vực và trên thế giới thì vấn đề hợp tác
về an ninh chính trị luôn là vấn đề được hai bên hết sức quan tâm và có những nỗ lực
thúc đẩy hơn nữa để nhằm tạo cơ hội phát triển xa hơn.
2.2. Quanhệ kinh tế (thương mại và đầu tư)
Trong quanhệ EU – ẤnĐộ lĩnh vực thương mại là lĩnh vực phát triển nhất và
luôn được hai phía chú ý thúc đẩy và phát triển không ngừng. Tổng kim ngạch thương
mại giữa EU và ẤnĐộtừ1993đến nay không ngừng tăng lên, từ 12,1 tỷ Euro năm
1993đến năm 1999 đạt 20,3 tỷ Euro. Từ năm 1993đến năm 1999 tỷ trọng thương mại
giữa EU và ẤnĐộ trong tổng kim ngạch buôn bán của EU tăng từ 10,04% lên 16,8%
3
.
Với việc thiết lập cơ chế hội nghị cấp cao hàng năm và hội nghị thượng đỉnh kinh doanh,
trong những năm đầu thế kỷ XXI, xuất khẩu của EU sang ẤnĐộ gia tăng nhanh chóng
cả về tổng kim ngạch, cả về tỷ trọng. Nếu năm 2000 xuất khẩu của EU với ẤnĐộ mới
chỉ mới đạt kim ngạch 12 tỷ Euro (2,5% của tổng kim ngạch xuất khẩu của EU) thì năm
2010 các con số tương ứng là 34,8 tỷ Euro và 7%, trung bình tăng 0,42%/năm; Nhập
khẩu cũng theo xu hướng tăng lên đáng kể, từ 13,3 tỷ Euro năm 2000 (chiếm 2,7%) lên
33 tỷ Euro và 6,7% năm 2010, trung bình tăng 0,36%/năm. Thị trường ẤnĐộ ngày
càng thu hút sự chú ý của EU, hàng hóa ẤnĐộ xuất khẩu sang EU ngày càng nhiều.
Cán cân thương mại có sự cân bằng, sự chênh lệch không đáng kể.
Trong số các thành viên EU, Đức là nước xuất khẩu sang ẤnĐộ nhiều nhất,
năm 2010 là 6,7 tỷ Euro chiếm 26%, tiếp theo là Bỉ với 5,6 tỷ Euro (20%), Anh 3,2 tỷ
Euro (13%), Italia và Pháp 2,3 tỷ Euro (9%). Về nhập khẩu, Anh là nước nhập khẩu lớn
nhất các mặt hàng của Ấn Độ, năm 2010 là 4,4 tỷ Euro (18%), tiếp theo là Đức 4 tỷ
Euro (16%), Italia là 2,8 tỷ Euro (11%), Bỉ và Pháp là 2,7 tỷ Euro (11%).
Về lĩnh vực đầu tư, EU là nguồn cung cấp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
quan trọng và lớn thứ hai đối với ẤnĐộ chỉ sau Mauritius là nước chiếm 40,04%, EU
chiếm khoảng 19,5% tổng số FDI của ẤnĐộtừ năm 2000 đến năm 2008. Dòng vốn FDI
của EU vào ẤnĐộtừ tháng 4 năm 2000 EU đứng thứ hai với số vốn là 2 tỷ Euro, sang
3
http://trade.ec.europa.eu/doclib/html/113399.
200
năm 2007 đạt 4,2 tỷ (là năm vốn FDI của EU vào ẤnĐộ lớn nhất), nhưng đến năm 2010
đã có sự giảm xuống còn 3 tỷ Euro
4
, có lẽ do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới.
Về đầu tư của ẤnĐộ vào thị trường EU, đã có sự tăng nhanh và đạt mức kỷ lục
vào năm 2007 với tổng số vốn hơn 10,1 tỷ Euro vượt cả Canada, Nga, Trung Quốc và
Brazil, nhưng sang năm 2008 đã có sự giảm xuống, năm 2008 còn 3,8 tỷ và còn giảm
mạnh vào năm 2009 chỉ còn 0,9 tỷ Euro.
Từ trước tới nay EU luôn là thị trường truyền thống và là đối tác thương mại lớn
nhất của ẤnĐộ và hiện tại EU cũng đã chú ý phát triển quanhệ kinh tế thương mại với
Ấn Độ xem đây là thị trường tiềm năng có thể thúc đẩy phát triển hơn nữa trong tương
lai. Sự hợp tác giữa EU và ẤnĐộ đã đem lại nhiều lợi ích cho cả hai bên nên cả EU và
Ấn Độ đều tạo điều kiện cho mối quanhệ này phát triển.
2.3. Quanhệ trên các lĩnh vực khác
Về khoa học công nghệ: Khoa học và công nghệ đang phát triển nhanh chóng và
đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Do đó, cả EU và
Ấn Độ đều quan tâm đến hợp tác, đến phát triển khoa học công nghệ (S&T), đều đã đưa
ra những chính sách nhằm đổi mới và thúc đẩy cạnh tranh. Hai bên đã có các chương
trình hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ và tập trung chủ yếu vào các chương trình
trọng điểm là phát triển bền vững các các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, quản lý tài nguyên
thiên nhiên. Hai bên đã ký kết Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ EU và Ấn Độ,
có hiệu lực ngày 14/10/2004.
Lĩnh vực chuyển giao công nghệ cũng được hai bên hết sức quan tâm. EU là
nguồn chính trong chuyển giao công nghệ cho Ấn Độ. Giữa tháng 9/1991 đến tháng
12/2004 ẤnĐộ đã phê duyệt khoảng 9.600 dự án hợp tác kỹ thuật từ các nước EU,
chiếm 38% trong tổng số hợp tác kỹ thuật của Ấn Độ.
Về văn hóa giáo dục: Những năm gần đây EU và ẤnĐộ đã bắt đầu chú ý thúc
đẩy phát triển quanhệ trong lĩnh vực văn hóa giáo dục. EU và ẤnĐộ hiện tại đang thực
hiện một chương trình giao lưu văn hóa giáo dục và sẽ cố gắng hơn nữa tăng cường trao
đổi trong lĩnh vực này. Họ cũng tin rằng việc tiếp tục triển khai những lợi ích mà
chương trình này mang lại sẽ làm phong phú và hiệu quả hơn sự hợp tác của EU với Ấn
Độ trong các lĩnh vực khác.
Bên cạnh thúc đẩy hợp tác văn hóa, EU và ẤnĐộ cũng đang diễn ra các chương
trình giao lưu trao đổi học tập, với việc đưa thanh niên ẤnĐộ sang nghiên cứu và học
tập tại các nước EU, ngược lại EU cũng khuyến khích các sinh viên của mình sang học
tập và nghiên cứu tạiẤn Độ.
4
Amit Mitra, India – EU Trade an Investement- current and Isues,
http://www.india.mitra_trade.and.invest.htm, 2009.
201
Tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 (năm 2004), EU và ẤnĐộ đã có cuộc đàm
phán bàn tròn về vấn đề giáo dục nhằm tăng cường dòng chảy của sinh viên, học giả
giữa EU và ẤnĐộ thông qua các chương trình tài trợ và học bổng của cả EU và Ấn Độ.
EU và ẤnĐộ cùng đề xuất xây dựng các chương trình giao lưu học tập giữa ẤnĐộ và
các nước thành viên EU, tạo nhiều cơ hội hơn nữa cho sinh viên của cả EU và ẤnĐộ ở
các trường đại học.
3. Triển vọng quanhệ EU – ẤnĐộ
Những thành tựu đạt được trong mối quanhệ hữu nghị hợp tác trong thời gian từ
1993đến nay đã làm tăng sự hiểu biết lẫn nhau; những kinh nghiệm mà EU và ẤnĐộ
có được trong quá trình hợp tác là hành trang quý báu để thúc đẩy mối quanhệ này phát
triển hơn nữa trong tương lai. Hơn nữa, mối quanhệ này sẽ được phát triển trong tương
lai dựa trên những cơ sở thuận lợi sau đây:
Thứ nhất, cả EU và ẤnĐộ đều có nhiều tiềm năng để khai thác và bổ sung lợi
thế so sánh cho nhau trong quá trình hợp tác;
Thứ hai, quá trình nhất thể hóa Liên minhchâuÂu thành công đây là một mô
hình hoàn chỉnh cho sự liên kết các quốc gia trong khu vực, và là một mô hình kiểu mẫu
cho Liên kết khu vực Nam Á học tập.
Thứ ba, xu thế toàn cầu hóa cũng đặt ra nhiều vấn đề không thể giải quyết riêng
lẻ trong phạm vi từng quốc gia mà đòi hỏi phải có sự liên kết, phối hợp cùng hành động
giữa các quốc gia nhất là các quốc gia lớn trên thế giới.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, quanhệ EU – ẤnĐộ cũng có thể gặp một
số khó khăn thách thức khó tránh khỏi từ chính bản thân EU và ẤnĐộ và từ môi trường
quốc tế đem lại.
Đối với Ấn Độ, tuy gặt hái được một số thành công mà công cuộc cải cách mở
cửa kinh tế toàn diện năm 1990 mang lại, nhưng hiện tạiẤnĐộ cũng đang gặp phải
không ít khó khăn.
Về phía EU, hiện tại vai trò và vị thế của EU đã có sự suy giảm hơn so với trước,
tốc độ tăng trưởng kinh tế đang có chiều hướng chững lại, thường xuyên lâm vào các
cuộc khủng hoảng kinh tế. Vấn đề mở rộng EU cũng gây ra một số khó khăn cho chính
EU cung như mối quanhệ EU – Ấn Độ.
Tình hình thế giới hiện nay cũng gây nhiều bất lợi cho việc phát triển mối
quan hệ này. Đó cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính đã ảnh hưởng đến nền kinh tế
thế giới nói chung và của EU và ẤnĐộ nói riêng, thêm vào đó là xu thế cạnh tranh
gay gắt và phức tạp ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương… Chính những nhân tố bất
lợi này sẽ là rào cản gây nhiều khó khăn cho việc phát triển quanhệ EU – ẤnĐộ
trong tương lai.
202
Có thể nói, EU và ẤnĐộ đang đứng trước những triển vọng to lớn về nhu cầu
và khả năng phát triển quanhệ hợp tác. Tuy nhiên, hiện thực hóa những nhu cầu và
những khả năng đó đòi hỏi cả EU và ẤnĐộ phải có những nỗ lực không ngừng để
vượt qua những trở ngại và thách thức. Sự xích lại gần nhau hơn nữa giữa EU và Ấn
Độ sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến tình hình khu vực nói riêng, và tình hình thế
giới nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Amit Mitra, India – EU Trade an Investement- Current and Isues,
http://www.india.mitra-trade.and.invest.htm, 2009.
2. Hà Phương, Bước quan trọng đưa quanhệ EU – ẤnĐộ đia vào chiều sâu, Sự kiện và
đời sống, 6/12/2001.
3. Học viện quanhệ quốc tế, Liên minhchâu Âu, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
4. http://trade.ec.europa.eu/doclibhtm/113390
5. India – EU Bilatteral Trade and trade with the world, http://epp.eurostat.
Europa.eu/portal/page.pdf, 2011.
6. Thông tấn xã Việt Nam, Kinh tế ẤnĐộ qua 10 năm cải cách, Tàiliệu tham khảo đặc
biệt, ngày 17/2/2002.
7. Thông tấn xã Việt Nam, Quanhệ hợp tác EU – Ấn Độ, Tàiliệu tham khảo, ngày 6/12/
2002.
8. Thông tấn xã Việt Nam, Quanhệ thương mại EU – Ấn Độ, Tàiliệu tham khảo đặc biệt,
ngày 3/6/2006.
9. Trần Thị Lý (cb), Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hòa ẤnĐộtừ 1991- 2000, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002.
10. Vũ Văn Lưu, ẤnĐộ điều chỉnh chính sách đối ngoại: đa dạng hóa và thực tế, Quanhệ
quốc tế, (4), (1992), 10.
EU – INDIA RELATIONSHIPS (1993- 2010)
Dương Thị Thanh Nga
College of
Sciences, Hue University
Abstract. On 20/12/1993, the European Union re-established diplomatic
relationships with India, which have developed continuously since then making
some achievements in all fields of diplomacy, security, political, economic, trade,
investment, science and technology, culture and education. This relationship is
considered even more potential for future development.
.
QUAN HỆ LIÊN MINH CHÂU ÂU - ẤN ĐỘ TỪ 1993 ĐẾN 2010
Dương Thị Thanh Nga
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Tóm tắt. Ngày 20/12 /1993, Liên minh châu. châu Âu một mặt đẩy nhanh việc chấn chỉnh
nội bộ với Hiệp ước liên minh châu Âu (Hiệp ước Maastricht) ký năm 1992, cho ra đời
Liên minh châu Âu năm 1993