1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Các nước đang phát triển pptx

36 755 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 578 KB

Nội dung

Sự xuất hiện “thế giới thứ ba”• Sau thế chiến thứ II, các nước thuộc địa ở châu Á và châu Phi giành độc lập, trở thành nhân tố mới trên chính trường quốc tế • Các nước này được gọi là cá

Trang 1

Chương 1 Giới thiệu các nước

đang phát triển

Trang 2

Nội dung của chương

1 Sự khác biệt trong phân chia thu nhập trên thế giới

2 Sự xuất hiện của “Thế giới thứ ba”, thuật ngữ “các

nước đang phát triển”, “các nước kém phát triển”

3 Phân chia các quốc gia trên thế giới theo World Bank

và UNDP

4 Những đặc điểm chung của các LDCs

5 Những điểm khác biệt giữa các LDCs

6 Nguyên nhân nghèo ở các nước kém phát triển

7 Mục tiêu và nội dung của Kinh tế phát triển

8 Thuật ngữ “Phát triển” và sự thay đổi về cách tiếp cận

Trang 3

1 Sự khác biệt trong phân chia

thu nhập trên thế giới

-GDP/người/năm ở Luxembourg là

62.298USD (theo PPP)

Trang 4

Cuộc sống hàng ngày của một

vườn ở ven đô

• Tiện nghi trong nhà rất đầy

đủ với các đồ dùng đắt tiền

được nhập khẩu phù hợp

• Thức ăn phong phú với

những đặc sản như: hoa quả

nhiệt đới, cà phê, thịt cá nhập

Cuộc sống của một gia đình điển hình

ở nông thôn châu Á

• Thu nhập TB ở mức 250-300 USD

kể cả thu nhập bằng hiện vật

• Thường có 8-10 người hoặc hơn:

Cha, mẹ, năm đến bảy đứa con và

có thể có cả cô và chú họ

• Họ có thể không có nhà hoặc sống

trong một căn hộ tồi tàn chỉ có một phòng, không có điện, nước sạch hay hệ thống vệ sinh

• Người lớn không biết chữ và trong

năm đến bay đứa trẻ chỉ có một đứa được đến trường và nó sẽ chỉ được

đi học 3 đến bốn năm tiểu học

• Các thành viên trong gia đình

thường rất dễ bị ốm và không có bác sĩ chăm sóc (các bác sĩ còn bận chăm sóc những người giàu có ở TP

• Tuổi thọ TB chỉ xấp xỉ 60 tuổi

Sự khác biệt trong phân chia thu

nhập trên thế giới

Trang 5

Phõn phối thu nhập trờn Thế giới năm 2008

(GNI/ngườiưtínhưtheoưPPưAtlas, nguồn: ưWB)

http://web.worldbank.org/WBSITE/EXTERNAL/DATASTATISTICS/0,,contentMDK:20535285~me

nuPK:1192694~pagePK:64133150~piPK:64133175~theSitePK:239419,00.html

Toàn TG Cỏc nước cú thu

nhập cao nhập trung bỡnh và Cỏc nước cú thu

thấp

Giỏ trị tuyệt đối

Giỏ trị tuyệt đối Tỷ trọng so với

toàn TG

Giỏ trị tuyệt đối Tỷ trọng so với

toàn TG GDP

Trang 6

Thế giới sản xuất cho ai?

Source:­ WB website 2009

Trang 7

Thế giới sản xuất cho ai?

Source:­ WB website 2009

Trang 8

Thu nhập bình quân của một số quốc gia

(Source:­ WB website 2010, Key Development Data & Statistics,

http://siteresources.worldbank.org/DATASTATISTICS/Resources/GNIPC.pdf )

Atlas method (using official exchange rate)

(using official exchange rate)

Trang 9

Khoảng cách thu nhập toàn cầu

Khoảng cách thu nhập toàn cầu

đang giảm hay tăng?

Thu nhập nhóm 20%giàu nhất / Thu nhập nhóm 20%nghèo nhất

Trang 10

Khoảng cách thu nhập theo vùng

Trang 11

• Điều kiện sống của

các nhóm dân

trong mỗi quốc gia cũng thể hiện

chênh lệch lớn

Trang 12

2 Sự xuất hiện “thế giới thứ ba”

• Sau thế chiến thứ II, các nước thuộc địa ở châu Á và châu Phi giành độc lập, trở thành nhân tố mới trên

chính trường quốc tế

• Các nước này được gọi là các nước thuộc

“thế giới thứ III”, khác với:

- Các nước Thế giới thứ nhất: những nước công nghiệp phát triển đi theo tư bản chủ nghĩa, phần lớn ở Tây Âu

- Thế giới thứ hai: những nước tương đối phát triển đi theo CNXH, chủ yếu ở Đông Âu

Trang 13

Sự xuất hiện của thuật ngữ

“các nước kém phát triển”

Ngay sau chiến tranh, TG III cũng được gọi là “các

nước đang phát triển”, phân biệt với các nước đã

phát triển

Sau đó, khi có sự phân hóa mạnh trong các nước đang phát triển, World Bank đề nghị phân thành 4 nhóm:

- Các nước công nghiệp phát triển (MDCs): gồm G8 và

những nước Tây, Bắc, Đông Âu, Úc và New Zealand

- Các nước công nghiệp mới (NICs): gồm Hy lạp, BĐN,

TBN, Brazil, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…

- Các nước xuất khẩu dầu hỏa (OPEC): gồm các nước

Trung Đông như: Arap Saudi, Coet, Iran, Irac…

- Các nước kém phát triển (LDCs): là các nước TG III

còn kém phát triển, chưa có con đường đi đúng đắn

để phát triển kinh tế

Trang 14

Sự xuất hiện các nhóm của các

nền kinh tế mới nổi

BRICs

CIVETS

(tham khảo thêm trên báo và wikipedia)

Trang 15

3 Tiêu chí phân nhóm quốc gia của World Bank trong những năm gần đây

World Bank trong những năm gần đây

WB dựa vào GNI/người/năm

Trang 16

• Theo tiêu thức này, năm 2007, các quốc gia

Tiêu chí phân nhóm quốc gia của UNDP

Tiêu chí phân nhóm quốc gia của UNDP

(UNDP dựa vào chỉ số HDI)

Trang 17

4 Những đặc điểm chung

của các nước kém phát triển

của các nước kém phát triển

- Mức sống thấp: GNI/người dưới 2000

USD/năm, tuổi thọ thấp, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao, tỷ lệ biết chữ thấp

- Tích lũy thấp: chỉ 20-30% thu nhập được tích

lũy, đặc biệt các nước nông nghiệp chỉ tích lũy được khoảng 10%

- Trình độ kỹ thuật sản xuất thấp: chậm hơn

các nước MDCs 3-6 thập kỷ

- Năng suất lao động thấp: sản lượng tăng

chậm trong khi dân số thì tăng nhanh

Trang 18

Những đặc điểm chung của các nước kém phát triển

• Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao và ngày càng tăng

• Phụ thuộc đáng kể vào sản xuất nông nghiệp và xuất

khẩu sản phẩm thô

• Thị trường không hoàn hảo và thiếu thông tin

• Chịu sự phụ thuộc và dễ bị tổn thương/thua thiệt trong

quan hệ quốc tế

Trang 19

5 Những điểm khác biệt giữa

các nước kém phát triển

Quy mô của đất nước:

- Nước lớn gồm: Brazil (3400USD/ng), Trung Quốc

(860USD/ng), Ấn Độ (470USD/ng)

- Nước nhỏ: Fiji (1700USD/ng), Bissau (180USD/ng)

Bối cảnh lịch sử: chịu ảnh hưởng về kinh tế xã hội của các nước cai trị khác nhau (trước đây)

Vai trò của khu vực nhà nước và khu vực tư nhân:

Luôn tồn tại song song hai khu vực kinh tế, nhưng tầm quan trọng của mỗi lĩnh vực khác nhau ở mỗi nước: các nước Châu Mỹ La Tinh và ĐNA có cơ cấu khu vực

tư lớn hơn các nước Châu Phi

Cơ cấu kinh tế: đa số quốc gia phụ thuộc vào nông

nghiệp, nhưng có một số quốc gia phụ thuộc và khai khoáng, công nghiệp…

Mức độ phụ thuộc vào bên ngoài: mỗi quốc gia có mức

độ khác nhau

Trang 20

6 Nguyên nhân kém phát triển

(Vòng luẩn quẩn nghèo khổ của các nước kém phát triển)

Thu nhập thấp

Tỷ lệ tích lũy thấp

Trình độ kỹ thuật thấpNăng suất thấp

(Nguồn: Giáo trình KTPT, Vũ Phị Ngọc Phùng, trang 16)

Trang 21

Một góc nhìn khác về vòng luẩn

quẩn nghèo đói

(Ths Lương Thị Ngọc Oanh, ĐH Ngoại thương Hà Nội)

“vòng luẩn quẩn của đói nghèo” (vicious circle of

poverty) nhìn từ cả hai phía cung và cầu

Trang 23

Từ phía cầu

Quy mô trưòng

quá nhỏ

Không kích thích các nhà đầu tư tiềm năng

Không có vốn đầu tư thêmNăng suất thấp

Thu nhập thấp

Trang 24

- Giảm khoảng cách giữa 2 thế giới giàu và nghèo

- Cải thiện điều kiện số của đại bộ phận dân cư ở các nước nghèo

- Giải quyết mối tương tác lẫn nhau giữa 2 thế giới Khai thác tài nguyên

Tài tr phát tri nợ ểMôi tr ng toàn c uườ ầ

7 Sự cần thiết phải tìm con đường phát triển

con đường phát triển

Trang 25

8 Sự ra đời và phát triển của chuyên ngành Kinh tế phát triển

Sau CTTG II, các nước mới giành độc lập cần 1 con đường để hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế

Để giúp các nước này, các học giả đã nghiên cứu và đưa ra những mô hình phát triển kinh tế:

Trang 26

Mục tiêu của KTPT

Hiểu rõ hơn về các nền kinh tế kém

phát triển để giúp các quốc gia kém phát triển đạt được mức độ cao hơn

về phát triển, qua đó giúp cải thiện điều kiện sống của những người

nghèo khổ ở các quốc gia này

Trang 27

Tầm quan trọng của KTPT

Cần phải có môn kinh tế học chuyên nghiên cứu về các nước Thế giới thứ 3 vì:

- Ở phạm vi quốc gia: Không giống như các nước phát triển, tại

các nước đang phát triển (1) thị trường hàng hóa và đầu vào

không hoàn hảo, (2) người tiêu dùng và người sản xuất thiếu thông tin, (3) quá trình thay đổi cơ cấu và đang diễn ra trong xã hội cũng như toàn bộ nền kinh tế, (4) sự mất cân bằng trên thị trường trên các thị trường

- Trên phạm vi quốc tế: Các nước đang phát triển phải phát triển

kinh tế trong bối cảnh thua kém hay bất lợi rất nhiều so với các nước đang phát triển (và ưu thế của các nước đi trước: chẳng hạn như là không có thể bán một số sản phẩm với hàm lượng giá trị gia tăng do công nghệ tạo ra cao nữa Hay không thể phát triển dựa trên tài nguyên của nước ngoài được) Điều này ngày càng thể hiện rõ hơn khi mức độ quốc tế hóa hay toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng

Trang 28

Sự ra đời của môn KTPT

• Có nhiều nhận định khác nhau về sự ra đời

của môn KTPT Có nhận định cho rằng

A.Smith là nhà kinh tế học phát triển đầu tiên với tác phẩm “Của cải của các quốc gia” xuất bản năm 1776.

• Theo M Todaro, GS kinh tế học người Mỹ,

“những nghiên cứu có tính hệ thống về

những vấn đề và quá trình phát triển ở châu

Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh mới chỉ ra đời

và phát triển từ những năm 1950s tới nay”

Tuy nhiên chúng ta cũng cần nhận thấy rằng kho tàng kiến thức về một mảng gì đó cũng cần có những ý tưởng gốc, sơ khai Vì thế và cũng vì mục tiêu so sánh các quan điểm và sự phát triển về ý tưởng mà trong môn học này chúng ta đề cập tới các lý thuyết tăng trưởng và phát triển truyển thống

Trang 29

Môn KTPT nghiên cứu vấn đề gì?

• M Todaro: Kinh tế phát triển là môn kinh tế học nghiên cứu

về các nước TG thứ 3 nghèo đói, kém phát triển với những định hướng tư tưởng và nền tảng văn hóa khác nhau

nhưng có những vấn đề về kinh tế rất phức tạp tương tự

nhau Bên cạnh việc nghiên cứu cách phân bổ nguồn lực

khan hiếm (hoặc nhàn rỗi) một cách có hiêu quả và duy trì

sự tăng trưởng các nguồn lực này theo thời gian, kinh tế

phát triển có nhiệm vụ tìm ra những có chế cần thiết để

đem lại sự cải thiện đáng kể mức sống của đa số những

người nghèo đói, khổ cực tại các nước đang phát triển.

• Y.Hayami : Kinh tế phát triển có nhiệm vụ chính là tìm ra

cách thức để các nước đang phát triển thoát nghèo KTPT phải tìm câu trả lời cho câu hỏi làm thế nào để các nước

đang phát triển hiện nay tiến vào con đường phát triển bền vững với mục đích trước mắt là giảm nghèo và mục tiêu

trong dài hạn là bắt kịp các nước phát triển về mức độ

thịnh vượng

• D Hunt: (Uni of Sussex): Trọng tâm của KTPT bao gồm: (1)

những nguyên nhân của tình trạng nghèo đói ở các nước

kém phát triển và (2) con đường phát triển kinh tế cho các nước ở trình độ tiền công nghiệp hóa này.

Trang 30

Đặc điểm của KTPT

• Với sự đa dạng của các nước thuộc nhóm các nước

đang phát triển, không thể có môn mô hình phát triển

chung cho tất cả các nhóm nước này Kinh tế phát

triển cần phải linh hoạt và kết hợp các khái niệm và

lý thuyết có liên quan từ kinh tế học truyền thống

cùng với các mô hình mới và phương pháp tiếp cận rộng hơn xuất phát từ những hiểu biết về phát triển

trong hiện tại và trong lịch sử của các nước TG thứ 3

• Kinh tế học hiện nay là một lĩnh vực luôn luôn có

những lý thuyết và mô hình với những sô liệu kiểm chứng mới được đưa ra Các lý thuyết và mô hình

mới này có khẳng định lại cũng có thể ngược lại với các mô hình và lý thuyết ra đời trước đó.

Trang 31

Các bước phát triển của chuyên

ngành Kinh tế phát triển

Theo M.P Todaro, các lý thuyết/mô hình được phân thành 4 nhóm theo trình tự phát triển như sau:

- Mô hình các giai đoạn tăng trưởng theo đường thẳng (the linear stages of growth model) – 1950s-1960s

- Lý thuyết thay đổi cấu trúc (theories and patterns of structural change) – 1970s

- Lý thuyết phụ thuộc quốc tế (international dependence revolution) – 1970s

- Lý thuyết tự do mới (neoclassical/neoliberal free market counterrevolution) – 1980s-1990s

Trang 32

Kinh tế phát triển và các môn kinh tế học khác (1/3)

(theo M.P Todaro)

• Kinh tế học truyền thống (classical and

neoclassical economics): Nghiên cứu sự

phân bổ có hiệu quả nhất các nguồn lực

khan hiếm để sản xuất ra một lượng hàng hóa và dịch vụ ngày một nhiều hơn

• Kinh tế học truyền thống phù hợp với các nước tư bản tiên

tiến với những giả định cơ bản là: (1) TT hoàn hảo, (2) người tiêu dùng có quyền tự chủ, (3) có chế điều tiết giá tự động, (4) việc ra quyết định hoàn toàn dựa vào sự tính toán “hợp lý” (duy lý) về lợi nhuận hoặc lợi ích cá nhân đơn thuần, (5) cân bằng tồn tại trên tất cả các thị trường

Trang 33

Kinh tế phát triển và các môn kinh tế học khác (2/3)

(theo M.P Todaro)

• Kinh tế chính trị học (political economy):

Ngoài việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế

truyền thống, KTCT còn nghiên cứu quá trình

xã hội và thể chế thông qua đó một nhóm

(tầng lớp) người trong xã hội tác động tới

việc phân bổ nguồn lực khan hiếm ở hiện tại

và trong tương lai nhằm phục vụ lợi ích của nhóm người đó hoặc đa số dân chúng

• KTCT quan tâm đến mối quan hệ giữa chính trị học

và kinh tế học với sự nhấn mạnh đến vai trò của

quyền lực trong việc đưa ra các quyết định kinh tế

Trang 34

Kinh tế phát triển và các môn kinh tế học khác (3/3)

(theo M.P Todaro)

• KTPT là sự mở rộng rất quan trọng của cả

kinh tế học truyền thống và kinh tế chính trị học Bên cạnh việc nghiên cứu cách thức

phân bổ có hiệu quả các nguồn lực khan

hiếm, KTPT còn nghiên cứu các cơ chế kinh

tế, chính trị, xã hội và thể chế cần thiết để

đem lại sự cải thiện nhanh chóng và đáng kể mức sống của đại bộ phân dân chúng ở các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh.

Kinh tế phát triển có phạm vi lớn hơn

Trang 35

Sự khác biệt giữa Kinh tế phát triển các chuyên ngành kinh tế được học

• Kinh tế vi mô

Nghiên cứu cách ứng xử của từng thành phần kinh tế

như doanh nghiệp, người tiêu dùng; nghiên cứu các

vấn đề liên quan đến giá và lượng của hàng hóa…

• Kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu cách vận hành toàn bộ nền kinh tế với các

vấn đề thuộc phạm vi quốc gia như tăng trưởng, lạm

phát, thất nghiệp, cán cân thương mại…

• Kinh tế ngoại thương

Nghiên cứu việc giao thương giữa các quốc gia với

nhau, lợi thế so sánh giữa các quốc gia

Trang 36

Sự khác biệt giữa Kinh tế phát triển các chuyên ngành kinh tế được học

• Kinh tế chính trị

Nghiên cứu nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế và chính

trị, những cách thức mà những người có quyền lực chính

trị ảnh hưởng đến việc phân phối tài nguyên khan hiếm

trong phát triển kinh tế

• Kinh tế phát triển

Nghiên cứu con đường phát triển cho các quốc gia đang

phát triển, tập trung vào việc phân phối hiệu quả nguồn tài

nguyên khan hiếm theo hướng bền vững Ngoài ra, KTPT

cũng nghiên cứu các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị, thể

chế để mang lại sự cải thiện nhanh chóng mức số của đại

bộ phận dân số nghèo đói, suy dinh dưỡng, thất học chủ

yếu ở châu Phi, Á và châu Mỹ Latinh (M.P Todaro)

Kinh tế lượng là chuyên ngành kinh tế?

Chỉ là công cụ hỗ trợ trong nghiên cứu kinh tế

Ngày đăng: 26/02/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w