Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Qua nhiều năm thực hiện đổi mới nền kinh tế đát nước đã bước sang một trangkhác đặc biệt là khi Việt Nam tham gia WTO tham gia vào quá trình thương mại quốc
tế , mọi doanh nghiệp trong nước dều bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt của nền kinh
tế thế giới vừa nhiều cơ hội song cũng lắm thách thức NHTM cũng vậy không chỉ tham vào mà còn nắm giữ vai trò hết sức quan trọng cho nền kinh tế, ngân hàng thươngmại đảm bảo dòng vốn của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của nền kinh tế đang phát triển như nước ta
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Agribank là ngânhàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, mạng lưới hoạt động và số lượng kháchhàng Tính đến tháng 3/2007, vị thế dẫn đầu của AGRIBANK vẫn được khẳng địnhtrên nhiều phương diện: Tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần15.000 tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mựcmới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9% AGRIBANK hiện có hơn 2200 chi nhánh
và điểm giao dịch rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên
Qua quá trình thực tập tại ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ TN cũng như tìm hiêu hệthống ngân hàng nông nghiêp em đã thu được một số kiến thức thực tế về tín dụng
ngân hàng Với những điều kiện nêu trên nên em đã chọn đề tài “ Vận dụng một số
phương pháp thống kê để phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ TN giai đoạn 2004-2007
Đề tài gồm hai chương chính:
Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng
Chương II: Vận dụng các phương pháp thống kê vào phân tích hoạt động cho vay củaNgân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ TN giai đoạn 2004-2007
Trang 2Do thời gian và kiến thức có hạn nên đề tài của em không tránh khỏi nhiều sai sót Emmong được sự đánh giá và góp ý của các thầy cô giáo để cho đề tài của em hoàn thiệnhơn nữa.
Em xin chân thành cám ơn TS Bùi Đức Triệu đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập cũng như giúp em hoàn thành tốt đề tài đã chọn!
Trang 3
Chương I :Tổng quan về ngân hàng thương mại và đặc điểm của ngân hàng
Ngân hàng thương mại : NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt độngchủ yếu và thường xuyên của nó là nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng
số tiền đó để cho vay làm nghiệp vụ chiết khấu và phương tiện thanh toán
Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng vay tiền của người gửi và cho cáccông ty và cá nhân vay lại Tiền huy động được của người gửi gọi là tài sản “nợ” củangân hàng Tiền cho công ty và cá nhân vay lại cũng như tiền gửi ở các ngân hàng khác
và số trái phiếu ngân hàng sở hữu gọi là tài sản “có” của ngân hàng Phần chênh lệchgiữa số tiền huy động được và số tiền đem cho vay, gửi ngân hàng và mua trái phiếugọi là vốn tự có của ngân hàng thương mại Phần tài sản có tính thanh khoản được giữ
để đề phòng trường hợp tiền gửi vào ngân hàng bị rút ra đột ngột gọi là tỷ lệ dự trữ củangân hàng Toàn bộ số vốn của ngân hàng được chia làm hai loại: vốn cấp 1 và vốn cấp
2 Vốn cấp 1, còn gọi là vốn nòng cốt, về cơ bản bao gồm vốn điều lệ cộng với lợinhuận không chia cộng với các quỹ dự trữ được lập trên cơ sở trích lập từ lợi nhuậncủa tổ chức tín dụng như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính vàquỹ đầu tư phát triển Vốn cấp 2 về cơ bản bao gồm: (i) phần giá trị tăng thêm do định
Trang 4giá lại tài sản của tổ chức tín dụng (ii) nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung từ bên ngoài(bao gồm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và một số công cụ nợ thứ cấp nhấtđịnh) và (iii) dự phòng chung cho rủi ro tín dụng.
Ngân hàng thương mại, bao gồm các loại hình ngân hàng thương mại quốcdoanh; ngân hàng thương mại cổ phần; ngân hàng thương mại liên doanh; và chi nhánhngân hàng thương mại nước ngoài, được huy động vốn ngắn hạn, dài hạn để cho vayngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn và cung cấp các dịch thanh toán và dịch vụ tài chínhkhác
2 Các chức năng của ngân hàng thương mại (NHTM)
2.1 Ngân hàng thương mại là trung gian tín dụng
Đây là chức năng đặc trưng của ngân hàng thương mại, nó có ý nghĩa quantrọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Thực hiện chức năng này,NHTM đã huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cơ quan,đoàn thể, tiền tiết kiệm của dân cư,…và sử dụng cho vay nguồn vốn này để đáp ứngnhu cầu vốn của nền kinh tế
Khi thực hiện chức năng làm trung gian tín dụng, NHTM đã tiến hành điều hoàvốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, kích thích quá trình luân chuyển vốn của toàn xã hội vàthúc đẩy quá trình tái sản xuất của các doanh nghiệp
2.2 NHTM làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán
NHTM với tư cách là thủ quỹ của các doanh nghiệp đã tạo điều kiện để ngânhàng thực hiện các dịch vụ thanh toán theo sự uỷ nhiệm của khách hàng Trong quá
Trang 5trình thanh toán ngân hàng đã sử dụng giấy bạc ngân hàng thay cho vàng, sau đó sửdụng các công cụ lưu thông tín dụng thay cho giấy bạc ngân hàng (séc, giấy chuyểnngân, thẻ thanh toán,…)
Khi khách hàng gởi tiền vào trong ngân hàng, họ sẽ được ngân hàng đảm bảo
an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng, tiện lợi, nhất
là đối với các khoản thanh toán có giá trị lớn, cùng khắp địa phương, mà nếu tự kháchhàng thực hiện sẽ tốn kém và khó khăn, vì thế đã tiết kiệm được cho xã hội rất nhiều vềchi phí lưu thông
2.3 NHTM cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và ngân quỹ ngân hàng có điềukiện thuận lợi về kho qũy, thông tin quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp, nên có thểthực hiện thêm một số dịch vụ khác kèm theo như: tư vấn tài chính, đầu tư, giữ hộigiấy tờ, chứng khoám, làm đại lý phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho các doanh nghiệp,
… để được hưởng hoa hồng, sẽ vừa tiết kiệm được chi phí, vừa đạt hiệu quả cao
2.4 NHTM “tạo ra tiền”
Quá trình tạo ra tiền của ngân hàng thương mại được thực hiện nhờ vào hoạtđộng tín dụng và nhờ vào việc các ngân hàng thương mại hoạt động trong cùng một hệthống Tiền ở đây chính là bút tệ Bút tệ chỉ được tạo ra thông qua hoạt động tín dụnggiữa các ngân hàng
Trang 63 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại:
3.1 Nghiệp vụ tạo vốn:
Là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, nằm bênNguồn vốn trên bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thương mại Các nguồn vốn củangân hàng bao gồm:
- Vốn tự có và quỹ ngân hàng: Vốn tự có là vốn điều lệ của ngân hàng, khi mớithành lập, mức vốn này phải lớn hơn mức vốn tối thiểu (vốn pháp định) do NN quiđịnh Quỹ ngân hàng là các quỹ được trích lập từ lợi nhuận ròng của ngân hàng Ngoàicác quỹ được thành lập từ lợi nhuận thì ngân hàng còn có những quỹ khác như: quỹkhấu hao tài sản cố định, quỹ khấu hao sữa chữa lớn
- Tiền gởi của khách hàng: Trước đây, người ta đem tiền, vàng vào ngân hànggởi nhờ bảo quản dùm và yêu cầu phải được hoàn trả đủ và đúng những gì đã gởi vào
Về sau, họ không đòi hỏi phải được hoàn trả đúng nữa (chỉ cần đủ) và thời hạn gởi dàihơn, nên ngân hàng có thể đem lượng tiền, vàng gởi này đem cho vay để kiếm lời;những người gởi tiền bây giờ không những không phải trả tiền thuê giữ tiền mà cònđược trả lãi từ số tiền gởi đó Trong tổng nguồn vốn hoạt động, vốn tiền gởi là nguồnvốn chủ yếu của ngân hàng, nó chiểm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn củaNHTM
- Nguồn vốn đi vay:
+ Vốn vay bằng hình thức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gởi,…nhằm bổ sung nguồn vốn hoạt động của ngân hàng khi vốn tự có và vốn tiền gởi chưađáp ứng đủ yêu cầu kinh doanh + Vốn vay của NHNN: khi NHNN cho vay, nhận chiếtkhấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá của NHTM
Trang 7+ Vay các NHTM và các tổ chức tín dụng khác: nhằm giải quyết vấn đề thiếukhả năng thanh toán tiền mặt tạm thời
+ Vốn vay của các ngân hàng nước ngoài
- Nguồn vốn tiếp nhận: đây là những nguồn vốn mà NHTM được các tổ chứctrong và ngoài nước, ngân sách NN uỷ thác cho vay trung trung và dài hạn thuộc kếhoạch xây dựng cơ bản, các chương trình và các dự án có mục tiêu định hướng trướctrong sản xuất kinh doanh
- Các nguồn vốn khác: các nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động củangân hàng như: làm đại lý, dịch vụ thanh toán, làm trung gian thanh toán,…
+ Tiền mặt tại quỹ: ngân hàng phải để tại quỹ của mình một số tiền theo một tỷ
lệ nhất định trên tiền gởi của khách hàng đế đáp ứng nhu cầu thanh toán hoặc rút tiềnmặt của khách hàng
+ Tiền gởi tại NHNN: bao gồm 2 phần:
• Phần dự trữ bắt buộc theo qui định của NHNN để bảo đảm hoàn trả tiềngởi của khách hàng khi ngân hàng bị phá sản NHTW thực thi chính sách giới hạnkhối lượng tiền lưu hành trong thời kỳ lạm phát hoặc tăng thêm khối lượng tiền vào
Trang 8lưu thông, mở rộng mức cho vay của NHTM Tỷ lệ dự trữ bắt buộc hiện nay quiđịnh từ 0 – 15%
• Phần còn lại dùng để giao hoán séc và thanh toán nợ với các tổ chức tíndụng và NHTM khác
+ Tiền gởi của NHTM tại các tổ chức tín dụng và các NHTM khác: đế đáp ứngnhu cầu thanh toán, chuyển tiền khác địa phương của khách hàng
+ Tiền đầu tư vào các chứng phiếu có giá
- Nghiệp vụ tín dụng: nghiệp vụ này của NHTM sử dụng phần lớn nguồn vốnhoạt động của NH Nghiệp vụ tín dụng bao gồm:
+ Chiết khấu thương phiếu và các chứng từ có giá khác: đây là việc ngân hàng
sẽ mua lại những thương phiếu còn trong thời hạn của khách hàng
+ Nghiệp vụ tín dụng thế chấp: đây là hình thức cho vay có đảm bảo bằng tàisản thế chấp của khách hàng
+ Nghiệp vụ tín dụng ứng trước vào tài khoản: đây là thể thức cấp tín dụng màngân hàng đồng ý cho khách hàng sử dụng một mức tín dụng nhất định trong mộtkhoản thời gian nhất định Được thực hiện dưới 2 hình thức: chuyển tất cả khoản vayvào tài khoản vãng lai của khách hàng, hoặc khách hàng sử dụng dần khoản vay bằnghình thức phát hành séc hoặc các công cụ thanh toán khác ngay trên tài khoản vãng lai
Nghiệp vụ tín dụng thuê mua và tín dụng đầu tư:
Tín dụng thuê mua: là hình thức ngân hàng mua tài sản để cho thuê đối vớingười có nhu cầu sử dụng Hết thời hạn của hợp đồng, người thuê
có thể gia hạn thuê tiếp hoặc có thể mua lại theo giá thoả thuận với ngânhàng
Trang 9Tín dụng đầu tư: thực chất đây là những khoản vay trung và dài hạn, ngânhàng tài trợ cho các doanh nghiệp, các dự án xây dựng cơ bản mới, cải tạo và mởrộng qui mô sản xuất kinh doanh,…
- Nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng: đây là hình thức cho vay để mua hàng tiêudùng
- Nghiệp vụ đầu tư: trong nghiệp vụ này, ngân hàng thực hiện kinh doanh kiếmlãi như các doanh nghiệp như:
+ Đầu tư chứng khoán
+ Hùn vốn liên doanh
Theo qui định, NHTM chỉ được phép sử dụng nguồn vốn tự có để thực hiệnnghiệp vụ đầu tư
3.3 Nghiệp vụ trung gian – nghiệp vụ kinh doanh:
Đây là những nghiệp vụ mà NHTM thực hiện theo sự uỷ nhiệm của kháchhàng được hưởng hoa hồng như:
- Chuyển tiền
- Thu hộ: ngân hàng đứng ra thay mặt ngân hàng để thu các khoản kỳ phiếuđến hạn, chứng khoán, tiền bán hàng hoá,…
- Uỷ thác: là nghiệp vụ ngân hàng thực hiện theo sự uỷ thác của khách hàng
để quản lý hộ tài sản, chuyển gia tài, bảo quản chứng khoán, vật có giá trị, thực hiệnthanh lý tài sản của các doanh nghiệp bị phá sản
Trang 10- Mua bán hộ: theo sự uỷ nhiệm, ngân hàng đứng ra phát hành cổ phiếu,trái phiếu cho công ty, cho Nhà nước, hoặc mua ngoại tệ, đá quý,… cho kháchhàng
- Kinh doanh vàng, bạc đá quý để kiếm lời
- Làm tư vấn về tiền tệ, tài chính như: cung cấp thông tin, hướng dẫn chínhsách tài chính tiền tệ, thương mại, lập dự án đầu tư tín dụng, uỷ thác đầu tư
4.Vai trò của ngân hàng thương mại với nền KTQD
Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, ngân hàng thương mại thực
sự đóng một vai trò rất quan trọng, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòngvốn) của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt độngcủa một nền kinh tế thị trường còn non yếu
Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơinhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu Hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm mụcđích kinh doanh một hàng hóa đặc biệt đó là "vốn- tiền", trả lãi xuất huy động vốn thấphơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của ngânhàng thương mại Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu vềvốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xãhội
II Nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thương mại
1.khái niệm tín dụng
Trang 11Trong quan hệ tài chính,tín dụng có thể hiểu theo các nghĩa sau đây:
Trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiếtkiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương phápchuyển dịch quỹ từ người cho vay sang người đi vay
- Trong quan hệ tài chính cụ thể,tín dụng là một giao dịch về tài sảntrên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể
- Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tàichính cung cấp cho khách hàng
- Trong một số ngữ cảnh cụ thể thuật ngữ tín dụng đồng nghĩa vớithuật ngữ cho vay
Trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng đượchiểu:
Tín dụng là một giao dịch về tài sản(tiền hoặc hàng hóa ) giữa bên cho vay( ngân hàng và các định chế tài chính khác )và bên đi vay ( cá nhân , doanh nghiệp vàcác chủ thể khác ), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụngtrong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vôđiều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán
- Gía trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay
- Trong quan hệ tín dụng ngân hàng tiền vay được cấp trên cơ sởcam kết hoàn trả vô điều kiện
Trang 122 Các loại tín dụng ngân hàng
2.1 Theo mục đích cho vay: dựa vào căn cứ này cho vay được chia ra làm các loại sau
- Cho vay bất động sản là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xâydựng bất động sản như nhà ở , đất đai
- Cho vay công nghiệp và thương mại là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốnlưa động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này
- Cho vay các định chế tài chính bao gồm cấp tính dụng cho các ngân hàng ,công ty tài chính ,công ty cho thuê tài chính…
- Cho vay cá nhân là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùngnhư mua sắm các vật dụng đắt tiền và các khoản cho vay để trang trải các chiphí thông thường của đời sống
- - Cho thuê : cho thuê của các định chế tài chính bao gồm hai loạicho thuê vận hành và cho thuê tài chính
2.2 Theo thời hạn cho vay
Theo căn cứ này cho vay được chia làm 3 loại :
- Cho vay ngắn hạn : là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng được
sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưuđộng của các doanh nghiệp và nhu cầutiêu dùng ngắn hạn của cá nhân
- Cho vay trung hạn : Theo quy định của ngân hàng nhà nước VN cho vay trung hạn cóthời gian từ 12 tháng đến 5 năm
Tín dụng trung hạn được sử dụng chủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản
cố định , cải tiến hoạc đổi mới thiết bị công nghệ mở rộng sản xuất kinh doanh
Trang 13Cho vay trung hạn còn là nguồn hình thành vốn lưu động thườngxuyên của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập
- Cho vay dài hạn : cho vay dài hạn là cho vay có thời hạn trên 5năm và thời hạn tối đa có thể lên đến 20-30 năm cá biệt có thể còn dài hơn
Đây là loại tín dụng được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn nhưnhà ở , cầu đường …
2.3 Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
Theo căn cứ này , cho vay được chia làm hai loại
- Cho vay không đảm bảo : là loại cho vay không có tài sản thếchấp cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba
Theo phương pháp cho vay này việc cho vay chỉ dựa vào uy tín bảnthân khách hàng, với khách hàng tốt khả năng tài chính lành mạnh, trung thực trongkinh doanh ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân khác hàng
mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung
- Cho vay có bảo đảm là loại cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảonhư thế chấp hoặc cầm cố , hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba
Điều kiện : có tín nhiệm với tổ chức tín dụng cho vay trong việc sửdung vốn vay và trả nợ đầy đủ
Trang 14Cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêucầu của tổ chức tín dụng nếu sử dụng vốn vay không cam kết trong hợp đồng tíndụng
Tổng mức vay không bảo đảm và điều kiện cho vay không đảm bảo doNNNN quy định
2.4 Theo phương pháp hoàn trả
Dựa vào phương pháp này cho vay của NHTM được chia làm hai loại :
Cho vay có thời hạn là loại cho vay có thỏa thuận thời hạn trả nợ cụ thểtheo hợp đồng :
Cho vay chỉ có kỳ hạn một lần : là loại cho vay thanh toán một lần theothời hạn đã thỏa thuận
Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ còn gọi là cho vay trả góp là loại vay
mà khách hàng phải trả vốn gốc theo định kỳ
Cho vay hoàn trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể màviệc trả nợ phụ thuộc vào khả năng tài chính của người đi vay , hoặc cho vaynày được áp dụng theo kỹ thuật thấu chi
Cho vay không có kỳ hạn cụ thể : đối với loại cho vay không có thờihạn cụ thể thì ngân hàng có thể yêu cầu hoặc người đi vay có thể trả nợ bất cứlúc nào , nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý
2.5 Theo xuất xứ tín dụng
Dựa vào căn cứ này cho vay chia làm hai loạiCho vay trực tiếp : ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu ,đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng
Trang 15Cho vay gián tiếp : là khoản cho vay được thực hiện thông qua việcmua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanhtoán
1 Hệ thống chỉ tiêu cho vay
1.1 Nhóm chỉ tiêu huy động nguồn vốn
Huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng , là cở
sở để ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ của mình
Phân tích hoạt động huy động huy vốn của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ theo :
- Tổng nguồn vốn huy động : Là toàn bộ số tiền mà ngân hàng đã huy động đượcthông qua việc nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế cá nhân trong xã hội, pháthành chứng chỉ tiền gửi trái phiếu giấy tờ có giá hay đi vay của các tổ chức tíndụng trong kỳ
- Cơ cấu nguồn vốn huy động : NN&PTNT Đồng Hỷ thực hiện công tác huyđộng nguồn vốn theo :
Theo thành phần kinh tế : đối tượng huy động được chia ra thành các doanhnghiệp và cá nhân có tiền gửi tại ngân hàng
Trang 16Chỉ tiêu này giúp ngân hàng xác định được đối tượng khách hàng nào đốnggóp nguồn vốn nhiều nhất cho ngân hàng từ đó có các biên pháp cụ thể thúc đảynguồn vốn huy động được
- Theo thời gian huy động : NN&PTNT Đồng Hỷ phân loại tiền gửi thành 3thời kì khác nhau : tiền gửi không kì hạn , tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng , tiền gửi
có kì hạn trên 12 tháng
Việc phân loại vốn huy động được theo thời gian giúp ngân hàng xác địnhđược chính xác số vốn mình có tại từng thời kì từ đó có các quyết định cho vay cụthể sao cho ngân hàng không rơi vào tình trạng thiếu vốn
1.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay
Doanh số cho vay : là tổng số tiền cho vay trong kỳ của ngân hàng
Doanh số thu nợ : là tổng các khoản thu nợ phát sinh trong kỳ của ngân hàng
Doanh số cho vay , Doanh số thu nợ là chỉ tiêu thời kì
3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động cho vay
- Dư nợ cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng hiện đang cho vay tính đếnthời điểm cụ thể.Dư nợ là chỉ tiêu tích lũy qua thời kỳ
Dư nợ là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh số vốn mà ngân hàng chokhách hàng vay nhưng khách hàng chưa hoàn trả , xét một mức độ nào đó thì dư nợcao cũng thể hiện khả năng cho vay tốt của ngân hàng Tuy nhiên,chỉ tiêu này phảikết hợp phân tích với các chỉ tiêu khác thì mới có thể kết luận đuợc hiệu quả hoạtđộng cho vay của ngân hàng là tốt hay không tốt
- Cơ cấu dư nợ : : NN&PTNT Đồng Hỷ phân tích cơ cấu dư nợ :
Theo thời gian : Dư nợ được chia lam dư nợ ngắn hạn , dư nợ trung hạn ,
dư nợ dài hạn
Từ đó thục hiện công tác theo dõi giám sát đảm bảo chất lượng tín dụng
Trang 17Theo thành phần kinh tế : dư nợ được chia làm dư nợ với cá nhân và dư
nợ của các tổ chức
- Nợ quá hạn :
Là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đến hạn thanh toán đã thỏathuận ghi trên hợp đồng tín dụng Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tuyệt đối của toàn bộcác khoản nợ quá hạn của ngân hàng
Theo quy định hiện hành( quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4năm 2005 của thống đốc ngân hàng nhà nước) Dư nợ được phân thành 5 nhóm-Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
-Nhóm 2: Nợ cần chú ý
-Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
-Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3.4 và 5 theo các tiêu chí phân loại
nợ tại quy định này
- Tỷ lệ nợ quá hạn
Là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng tại thờiđiểm nhất định
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/Tổng dư nợ
Nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ quá cao chứng tỏ việckinh doanh đang gặp nhiềukhó khăn do có nhiều món nợ quá hạn, gây nguy cơ mất vốn, làm giảm chất lượnghoạt động tín dụng và lợi nhuận của ngân hàng do phải tăng trích lập dự phòng rủiro
Theo quy định của NHNN các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư
nợ > 7% được xem là ngân hàng yếu kém Nếu tỷ lệ này < 5% ngân hàng đó đượcđánh giá là ngân hàng có nghiệp vụ tín dụng tốt
Trang 18Hiệu quả sử dụng vốn : là chỉ tiêu thể hiện khả năng sử dụng vốn của ngânhàng trong hoạt động kinh doanh của mình
Ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ với hoạt động tín dụng chủ yếu là hoạt độngcho vay sử dụng chỉ tiêu này HQSDV = Tổng nguồn vốn huy động / Tổng dư nợ
4 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay cua ngân hàng :
NN&PTNT Đồng Hỷ phân tích các nhân tố ảnh hương đến doanh số cho vaycua ngân hàng như : quy mô nguồn vốn, lãi cho vay nhằm hiểu rõ hơn yếu tố nào tácđộng đến doanh số cho vay , từ đó có những chính sách phù hợp nhằm nâng cao doanh
số cho vay của mình
IV Lựa chọn phương pháp phân tích
1.yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu
- Đảm bảo tính hệ thống: nghĩa là các chỉ tiêu bao gồm trong hệ thống phải cómối liên hệ hữu cơ với nhau, trong hệ thống phải thể hiện rõ các chỉ tiêu chủ yếu và thứyếu, các chỉ tiêu tổng hợp và từng mặt của hiệu quả
- Đảm bảo tính hiệu quả: Hệ thống chỉ tiêu phải phản ánh được đầy đủ các khíacạnh của thu chi ngân sách, số lượng các chỉ tiêu đưa ra không thừa, không đưa vàothông tin thừa
- Đảm bảo tính thống nhất: Các chỉ tiêu tính toán phải thống nhất về nội dung,phương pháp, phạm vi tính toán, phải phù hợp với quy định trong nước và quốc tế, đảmbảo tính so sánh được Để xây dựng hệ thống chỉ tiêu cần phải tiến hành lựa chọn cácchỉ tiêu thu và các chỉ tiêu chi để so sánh với nhau Các chỉ tiêu cần đảm bảo nguyêntắc này thì các kết quả thu được mới có ý nghĩa kinh tế
- Đảm bảo tính khả thi: Hệ thống chỉ tiêu được xây dựng trên cơ sở các nguồnthu, các khoản chi của ngân sách đồng thời cho phép giải quyết tốt các mâu thuẫn giữa
Trang 19nhu cầu thu thập thông tin với khả năng cng cấp thông tin và tính toán các chỉ tiêu đề
ra, đồng thời phải tránh việc đưa ra các chỉ tiêu không thực hiện được
Phân tổ thống kê là phương pháp căn bản để tiến hành tổng hợp thống kê
Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích thống kê ,đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác
Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng có thê phân tổ tổng nguồn vốn huy độngtheo các tổ như nguồn vốn huy động nội tệ , nguồn vốn huy động ngoại tệ …
Nhờ phân tổ giải quyết các vấn đề
Phân tổ giúp phân chia các loại hình tín dụng khác nhau , do hoạt động tín dụngcực kì phức tạp :
Ví dụ cho vay dài hạn, cho vay trung hạn , cho ngắn hạn
Phân tổ biếu hiện kết cấu của các chỉ tiêu
Phân tổ biểu hiện mối liên hệ giữa các chỉ tiêu
2.2 Bảng thống kê
Trang 20Sau khi tổng hợp các tài liệu điều tra thống kê, muốn phát huy tác dụng của tàiliệu đối với giai đoạn phân tích cần trình bày kết quả tổng hợp theo một hình thứcthuận lợi nhất cho việc sử dụng sau này
Bảng thống kê là một hình thức trình bày tài liệu một cách hệ thống, hợp lý
và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu
Về hình thức : bảng thống kê bao gồm các hàng ngang cột dọc , các tiêu đề , tiêumục và các tài liệu con số
Về nội dung : bảng thống kê bao gồm 2 phần : phần chủ đề và phần giải thích Phần chủ đề ( còn gọi là phần chủ từ) nói lên tổng thể hiện tượng được trìnhbày trong bảng thống kê, tổng thể này được phân thành những đơn vị nào nhằm giảiđáp vấn đề: đối tượng nghiên cứu của bảng thống kê là những đơn vị nào, loại hình gì?Phần giải thích ( còn gọi là phần tân từ ) gồm các chỉ tiêu giải thích các đặc điểm củađối tượng nghiên cứu
Bảng thống kê có nhiều tác dụng quan trọng trong mọi công tác nghiên cứunói chung , cũng như trong công tác nghiên cứu hoạt động tín dụng Các số liệu trongbảng thông kê đã được sắp xếp lại một cách khoa học , nên có thể giúp ta đối chiếu ,phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau
Trang 21Ví dụ : bảng 1 thống kê quy mô huy động vốn của ngân hàng NN&PTNT Đồng
- Sự phát triển của hiện tượng theo thời gian
- Kết cấu của hiện tượng theo thời gian
- Trình độ phổ biến của hiện tượng
- So sánh các mức độ của hiện tượng
- Tình hình thực hiện kế hoạch
-Mối liên hệ giữa các hiện tượng
Trong công tác thống kê ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ thường dùng cácloại đồ thị: Biểu đồ hình cột, biểu đồ tượng hình, biểu đồ diện tích (hình vuông, hình
Trang 22triệu đồng
năm
Series1
2.4 Dãy số thời gian
2.4.1 Khái niệm về dãy số thời gian
Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứuđược sắp xếp theo thứ tự thời gian
Thời gian có thể là ngày ,tuần ,tháng ,quí ,năm Độ dài giữa hai thời gianliền nhau gọi là khoảng cách thời gian.Dãy số thời gian trên có khoảng cách thời gianlàmột năm
Các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu có thể được biểu hiệnbằng số tuyệt đối ,số tương đối ,số bình quân và được gọi là các mức độ của dãy số Dựa vào các mức độ của dãy số phản ánh qui mô (khối lượng )của hiệntượng qua thời gian, có thể phân dãy số thời gian thành dãy số thời kỳ và dãy số thờidiểm
Trang 23Dãy số thời kỳ là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời kỳ, phảnánh qui mô của hiện tượng trong từng khoảng thơì gian nhất định.
Dãy số thời điểm là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời điểm,phản ánh qui mô của hiện tượng tại những thời điểm nhất định
Để phân tích dãy số thời gian được chính xác thì yêu cầu cơ bản khi xây dựng là :
- Nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất
- Phạm vi hiện tượng nghiên cứu qua thời gian phải được thống nhất
- Các khoảng thời gian trong dãy số nên băng nhau,nhất là đối với dãy số thờikỳ
Trong thực tế ,do những nguyên nhân khách quan hay chủ quan ,các yêu cầu trên cóthể bị vi phạm, khi đó đòi hỏi phải có sự điều chỉnh dãy số trước khi phân tích
Việc áp dụng phương pháp dãy số thời gian vào phân tích hoạt động tín dụngcủa ngân hàng sẽ giúp ta xác định được quy luật về xu hướng biến động qua thời giancủa các chỉ tiêu như: tổng vốn huy động, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ…,đồng thời cũng cho ta thấy được mức độ của sự biến động và dự báo được sự phát triểnhoạt động tín dụng trong tương lai
2.5 Phương pháp chỉ số
Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sanh giữa hai mức
độ của một hiên tượng nghiên cứu
Chỉ số thống kê được xác định bằng cách thiết lập quan hệ so sánh giữa haimức độ của hiện tượng ở hai thời gian hoặc không gian khác nhau nhằm nêu lên sựbiến động qua thời gian hoặc sự khác biệt về không gian đối với hiện tượng nghiêncứu
Các chỉ số thống kê được chia thành nhiều loại tùy theo những góc độ khác nhau một
số cách phân loại cơ bản bao gồm :
- Căn cứ vào đặc điểm thiết lập quan hệ so sánh chỉ số được phân biệt thành chỉ sốphát triển , chỉ số kế hoạch , chỉ số không gian
Trang 24-Căn cứ vào phạm vi tính toán chia lam hai loại : chỉ số đơn và chỉ số cá thể
-Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu phân biệt hai loại chỉ số : chỉ tiêu khốilượng , chỉ tiêu chất lượng
2.6 Phương pháp hồi quy và tương quan
Khi nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc, nếu xét theo mức độ chặt chẽ của mối liên hệ,
có thể phân thành hai loại: mối liên hệ hàm số và mối liên hệ tương quan
Mối liên hệ hàm số là mối liên hệ hoàn toàn chặt chẽ giữa tiêu thức nguyênnhân và tiêu thức kết quả Cứ mỗi giá trị của tiêu thức nguyên nhân sẽ có một giá trịtương ứng của tiêu thức kết quả
Liên hệ tương quan là mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ Cứ mỗi giá trị củatiêu thức nguyên nhân sẽ có nhiều giá trị tương ứng của tiêu thức kết quả
Phân tích hồi quy tương quan giai quyết hai nhiệm vụ cơ bản sau :
- Xác định mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ
- Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan
Ý nghĩa của phân tích hồi quy tương quan :
Là phương pháp thường được sử dụng trong thống kê để nghiên cứu mối liên
hệ giữa các hiện tượng, như mối liên hệ giữa các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuấtvới kết quả sản xuất, mối liên hệ giữa thu nhập và tiêu dùng, mối liên hệ giữa các yếu
tố phát triển kinh tế và phát triển xã hội
Phương pháp phân tích hồi quy tương quan còn được vận dụng trong một sốphương pháp nghiên cứu thống kê khác như phân tích dãy số thời gian, dự đoán thốngkê…
2.6 Dự đoán thống kê
Dự đoán thống kê là xác định mức độ của hiện tượng trong tương lai bằng các
sử dụng tài liệu thống kê và áp dụng các phương pháp phù hợp
Tài liệu thống kê thường được sử dụng trong dự đoán thống kê là dãy số thời gian
Trang 25Dựa vào độ dài thời gian dự đoán có thẻ phân dự đoán thành 3 loại :
Dự đoán ngắn hạn : tầm dự đoán dưới 3 năm
Dự đoán trung hạn : tầm dự đoán từ 3 đến 5 năm
Dự đoán dài hạn : tầm dự đoán từ 5 năm trở lên
Chương II : Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ
I Ngân hàng NN&PTNN việt nam
1 Agribank- Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Agribank là ngânhàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, mạng lưới hoạt động và số lượng kháchhàng Tính đến tháng 3/2007, vị thế dẫn đầu của AGRIBANK vẫn được khẳng địnhtrên nhiều phương diện: Tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần15.000 tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mựcmới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9% AGRIBANK hiện có hơn 2200 chi nhánh
và điểm giao dịch rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên
Luôn giữ vững vị thế dẫn đầu
Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng ViệtNam, AGRIBANK hiện là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủlực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với cáclĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam
Để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, Agribank luônchú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công
Trang 26tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến.AGRIBANK là ngân hàng đầu tiên hoàn thành giai đoạn 1 Dự án Hiện đại hóa hệthông thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ vàđang tích cực triển khai giai đoạn II của dự án này Hiện AGRIBANK đã vi tính hoáhoạt động kinh doanh từ trụ sở chính đến hầu hết các chi nhánh trong toàn quốc; vàmột hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanhtoán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT.Đến nay, AGRIBANK hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngânhàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.
Agribank là một trong số ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất ViệtNam với trên 979 ngân hàng đại lý tại 113 quốc gia và vùng lãnh thổ tính đến tháng2/2007 Agribank còn là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu ÁThái Bình Dương (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) vàHiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớnnhư Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 2004, Hội nghịtín dụng nông nghiệp quốc tế CICA năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản năm2002
Không chỉ có vậy, Agribank còn là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trongviệc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của WB, ADB,AFD Các dự án nước ngoài đã tiếp nhận và triển khai đến cuối tháng 2/2007 là 103 dự
án với tổng số vốn trên 3,6 tỷ USD, số vốn qua NHNo là 2,7 tỷ USD, đã giải ngânđược 1,1 tỷ USD
Với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng vàngân hàng, mục tiêu của AGRIBANK là tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng thương mạihàng đầu Việt Nam tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế
Trang 27và phát triển bền vững.
Tập trung sức toàn hệ thống, thực hiện bằng được những nội dung cơ bản theotiến độ Đề án tái cơ cấu lại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Namgiai đoạn 2001-2010 đã được Chính phủ phê duyệt và tập trung xây dựng Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam thành tập đoàn tài chính; Chuẩn bị mọiđiều kiện để thực hiện cổ phần hoá vào năm 2009; Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ởmức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời; Đáp ứng được yêu cầuchuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lượngdịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh; Đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mớicông nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hoá, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập.Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh vàkết hợp với văn hoá doanh nghiệp
Tập trung đầu tư cho hệ thống tin học trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ thực hiệntạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng điều hành và phục vụ nhiều tiện ích thu hút khách hàng
Xây dựng ngân hàng theo mô hình ngân hàng 2 cấp quản lý tập trung thànhcác mô hình tổ chức quản lý theo nhóm khách hàng và loại sản phẩm dịch vụ
Trang 28Triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động ngânhàng được an toàn, hiệu quả, bền vững
Thực hiện tốt việc xây dựng chiến lược con người, công nghệ, tài chính vàmaketting (goi tắt là chiến lược 4M); Cụ thể hoá chiến lược đến 2010 và từng năm đảmbảo kinh doanh có hiệu quả
Xây dựng chiến lược đào tạo của toàn ngành từ nay đến năm 2010; Xây dựngquy chuẩn cán bộ đối với từng lĩnh vực phù hợp với các chuẩn mực quốc tế
Xây dựng chiến lược quảng bá và phát triển thương hiệu NHNo&PTNT ViệtNam đến năm 2010, xây dựng giá trị thương hiệu bằng nhiều hình thức, trên các lĩnhvực kinh tế xã hội, làm cho thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam ngày càng đượcnâng cao trong nước và quốc tế
Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt nam, AGRIBANK đã nỗlực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước
2 Ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ Thái Nguyên
Ngân hàng NN&PTN huyện Đồng Hỷ tỉnh TN được thành lập theo quyết định số 340năm 1998 của tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp Việt Nam
Ngân hàng NN&PTNT huyện Đồng Hỷ tỉnh TN được thành lập với chức năng chủ yếu
là kinh doanh tiền tệ nhằm thúc đẩy sự phát triển tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn
2.1 Sơ đồ tổ chức
Trang 292.2) Những thành tích đạt được trong quá trình phát triển
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Trưởng P.Kế toán
Trưởng P.Hành chính
Phòng giao dịch
Giám Đốc
Trưởng P.Tín dụng
Thủ quỹ
Phát triển thẻ
Thanh toán quốc tếTín dụng
Kế toán
Kiểm soát viên
Kiểm soát viên kế toán
Các kế toán viên
NV thanh toán quốc tế
Kế toán viên tổng hợp
NV tín dụng KH
NV tín dụng DNPhó phòng
Trang 30Ttrong quá trình phát triển của mình ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ luôn hoànthành tốt các kế hoạch được giao , là đơn vị trong sạch vững mạnh
GD Vũ Tuyết Ngân , PGD Nguyễn Thị Lập luôn là chiến sỹ thi đua nhiều nămliền
2003 Ngân hàng được thống đốc NHNN tặng bằng khen cho tập thể
2006 GD Vũ Tuyết Ngân được thống đốc tặng NHNN bằng khen
2007 PGD Nguyễn Thị Lập được thống đốc NHNN tặng bằng khen
3 Khái quát hoạt động của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷgiai đoạn 2004-2007
-Năm 2004 hoạt động của ngân hàng duy trì được nhịp độ phát triển và có tốc
độ tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng Nguồn vốn huy động từ dân cư tăng 6000triệu nhờ việc áp dụng đa dạng các hình thức huy động như : tiết kiệm bậc thang , tiềngửi tiết kiệm dự thưởng Hoạt động tín dụng có tốc độ tăng trưởng chậm 7,66% chủyếu tăng trưởng dư nợ ở khu vực kinh tế hộ gia đình , cá nhân phục vụ phát triển nôngnghiệp nông thôn , cho vay nhu cầu đời sống , người lao động làm việc có thời hạn ởnước ngoài
-Năm 2005 huy động vốn được coi là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng Chính vì vậy , ngay từ đầu năm NH Đồng Hỷ đã bốtrí cán bộ làm công tác huy động vốn nhằm tận dụng vốn nhàn rỗi có trong dân Thựchiện đa dạng các hình thức huy động vốn áp dụng đúng lãi suất chỉ đạo của cấp trênnguồn vốn huy động từ dân cư có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chungcủa nguồn vốn ( tốc độ tăng nguồn vốn dân cư là 32,37% tổng nguồn vốn huy độngtăng 24,78% ) Trong đó tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng chiếm tỷ lệ 64,69 % chiếm tỷtrọng khá cao trong tổng nguồn vốn tạo điều kiện cho hoạt động tín dungjcos thể chủđộngmở rộng dư nợ trung và dài hạn , nhờ đó dư nợ trung dài hạn tăng 16,18%
Trang 31-Năm 2006 quy mô huy động nguồn vốn tăng 19,29% thấp hơn so với tôc độtăng cưa năm 2005 Tăng trưởng tín dụng thấp so với năm trước 5,6 % Nợ xấu tăngcao
-Năm 2007 Công tác huy động vốn được quan tâm hơn nữa trong tổng nguồnvốn huy động có kì hạn 159.413 triệu thì nguồn vốn có kì hạn từ 12 tháng trở lên chiếm70,08% trong tổng nguồn vốn , như vậy nguồn vốn của ngân hàng NN&PTNT Đồng
Hỷ TN có tính ổn định lớn Tốc độ tăng trưởng tín dụng trên 37% đáp ứng kịp thời đầy
đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp vừa và nhỏ Vốn ngân hàng đã góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương tạo bước phát triển bền vững
Bảng 1Công tác huy động vốn ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ TN giai đoạn 2007
Trang 32Căn cứ vào mục tiêu của ngân hàng cấp trên căn cứ vào chỉ tiêu kinh tế chủ yếu củahuyện Đồng Hỷ , NN&PTNT Đồng Hỷ TN đề ra mục tiêu cho hoạt động của mìnhnăm 2008 như sau :
Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2008 đạt 216 tỷ tăng 23 % so với năm 2007 Tổng dư nợ 31/12/2008 : 170 tỷ tăng 25 % so với năm 2007
Nợ xấu dưới 5% tổng dư nợ
Tài chính phấn đấu đủ quỹ thu nhập để chi lương cho cán bộ Nộp đầy đủ nghĩa vụtài chính với NSNN và đống góp các khoản khác cho người lao động
II.Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ giai đoạn 2004-2007
1.Công tác huy động nguồn vốn
Hoạt động huy động vốn là cơ sở đẻ ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ củamình vì vậy huy động vốn luôn được các ngân hàng coi trọng
-Công tác huy động vốn luôn được ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ Thường xuyênquan tâm chú trọng và đã thu được những thành công đáng kể
Bảng 2 : Các chỉ tiêu thể hiện mức độ biến động của tổng nguồn vốn huy động củangân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ