Các tác động môi trường - Tác động do quá trình san ủi tạo mặt bằng công nghiệp: + Nguồn tác động liên quan đến chất thải: - Khí thải: Được xác định từ các hoạt động của thiết bị, máy mó
Trang 1MỤC LỤC
TÓM TẮT BÁO CÁO 1
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1
MỞ ĐẦU 10
1 XUẤT XỨ DỰ ÁN 10
2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 10
2.1 Căn cứ pháp luật 10
2.2 Các tiêu chuẩn, Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về môi trường 11
2.2.1 Môi trường không khí 11
2.2.2 Tiếng ồn và Độ rung 11
2.2.3 Môi trường nước 11
2.2.4 Tiêu chuẩn vệ sinh môi trường lao động 12
2.3 Nguồn tài liệu, dữ liệu lập báo cáo 12
3 PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 13
3.1 Các phương pháp dự báo, đánh giá nhanh tác động môi trường 13
3.1.1 Phương pháp khảo sát thực địa 13
3.1.2 Phương pháp kế thừa 13
3.1.3 Phương pháp phân tích hệ thống 13
3.1.4 Phương pháp dự báo 13
3.1.5 Phương pháp so sánh 13
3.1.6 Phương pháp tổng hợp 13
4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN 14
4.1 Trình tự thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường 14
4.2 Tổ chức thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường 15
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 16
1.1 TÊN DỰ ÁN 16
1.2 CHỦ DỰ ÁN 16
1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 16
1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 17
1.4.1 Khối lượng và quy mô dự án 17
1.4.1.1 Quy mô sản xuất 17
1.4.1.2 Các hạng mục xây dựng chủ yếu của Dự án 18
1.4.2 Công nghệ khai thác, chế biến 19
1.4.2.1 Công nghệ khai thác 19
1.4.2.2 Công nghệ chế biến đá 21
1.4.3 Đặc tính máy móc và thiết bị 22
1.4.4 Nhu cầu nguyên nhiên liệu phục vụ dự án 23
Trang 21.4.4.1 Nhu cầu nguyên nhiên liệu phục vụ dự án 23
a Nhu cầu cấp nước: 23
b Nhu cầu cấp điện 23
1.4.4.2 Nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu 24
1.4.5 Tiến độ thực hiện 24
1.4.6.Tổng vốn đầu tư 25
1.4.7 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 25
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 27
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 27
2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất 27
a Điều kiện về địa lý 27
b Đặc điểm địa hình 27
c Đặc điểm địa chất khoáng sản 27
2.1.2 Điều kiện về khí tượng thuỷ văn 28
2.1.2.1 Điều kiện về thủy văn 28
2.1.2.2 Điều kiện về khí tượng 28
a Nhiệt độ 28
b Lượng mưa 29
c Độ ẩm 29
d Nắng 30
e Gió: 30
g Các hiện tượng thời tiết bất thường 31
2.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 32
2.1.3.1 Môi trường không khí 32
a Vị trí các điểm lấy mẫu 32
b Phương pháp lấy mẫu 32
c Kết quả đo đạc, phân tích 33
2.1.3.2 Hiện trạng chất lượng môi trường nước 33
a Vị trí các điểm lấy mẫu 33
b Phương pháp lấy mẫu 33
c Kết quả đo đạc, phân tích 34
2.1.3.3 Hiện trạng môi trường đất 35
a Vị trí các điểm lấy mẫu 35
b Phương pháp lấy mẫu 35
c Kết quả đo đạc, phân tích 35
2.1.4 Tài nguyên sinh vật 36
2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 36
2.2.1 Điều kiện về kinh tế 36
Trang 3a Về sản xuất nông lâm nghiệp 36
b Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản 37
c Về Lâm nghiệp: 37
2.2.2 Điều kiện về xã hội 37
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 39
3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 39
3.1.1 Trong giai đoạn chuẩn bị cho dự án 39
a Đánh giá phương án lựa chọn vị trí của dự án 39
b Đánh giá phương án tổng quy hoạch mặt bằng dự án 39
3.1.2 Trong giai đoạn xây dựng cơ bản 40
3.1.2.1 Nguồn tác động liên quan tới chất thải 40
a Ô nhiễm môi trường nước 40
b Ô nhiễm môi trường không khí 43
c Ô nhiễm môi trường đất 51
d Chất thải nguy hại 53
3.1.2.2 Các tác động khác 54
3.1.2.3 Dự báo các sự cố rủi ro có thể xảy ra trong giai đoạn xây dựng cơ bản 54
3.1.3 Trong giai đoạn khai thác mỏ 54
3.1.3.1 Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 54
a Ô nhiễm môi trường nước 54
b Ô nhiễm môi trường không khí 58
c Ô nhiễm môi trường đất 67
d Tác động đến hệ sinh thái 70
e Tác động đến môi trường kinh tế xã hội 71
3.1.3.2 Nguồn tác động không liên quan đến chất thải 72
a Tiếng ồn 72
b Chấn động, rung: 73
3.1.3.3 Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường trong quá trình khai thác 74
3.1.4 Đánh giá tác động trong giai đoạn phục hồi môi trường 75
3.2 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 75
3.2.1 Đánh giá đối với các tính toán về lưu lượng, nồng độ và khả năng phát tán khí độc hại và bụi 76
3.2.2 Đánh giá đối với các tính toán về phạm vi tác động do tiếng ồn 76
3.2.3 Đánh giá đối với các tính toán về tải lượng, nồng độ và phạm vi phát tán các chất ô nhiễm trong nước thải 77
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 78
4.1 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC 78
Trang 44.1.1 Trong giai đoạn chuẩn bị dự án 78
4.1.2 Trong giai đoạn xây dựng cơ bản 78
a Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 78
b Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 79
c Các biện pháp giảm thiểu đối với chất thải rắn 80
d Các biện pháp giảm thiểu tác động khác 80
4.1.3 Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn hoạt động của dự án 81
4.1.3.1 Các biện pháp giảm thiểu đến môi trường tự nhiên 81
a Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường nước 81
b Biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải 83
c Thu gom và xử lý chất thải rắn 86
d Giảm thiểu tác động tới cảnh quan môi trường, tài nguyên sinh vật 87
4.1.3.2 Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường kinh tế xã hội 88
4.2 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU ĐỐI VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 88
a Đảm bảo an toàn trong nổ mìn: 88
b Khắc phục các sự cố môi trường: 90
c Các biện pháp khác 90
CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 92
5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 92
5.1.1 Công tác quản lý môi trường: 92
5.1.2 Các công trình xử lý môi trường 95
5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 95
5.2.1 Chương trình giám sát môi trường 95
a Trong giai đoạn xây dựng cơ bản 96
b Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động khai thác 96
c Giám sát chất thải rắn; chất thải nguy hại 97
d Giám sát khác 97
5.2.2 Kinh phí cho việc quan trắc, giám sát môi trường 98
CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 99
6.1 Tham vấn ý kiến của Uỷ ban Nhân dân xã Na Hối 99
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 101
1 KẾT LUẬN 101
2 KIẾN NGHỊ 101
3 CAM KẾT 101
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 105
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
BOD520 : Nhu cầu oxy sinh học ở nhiệt độ 20oC trong 5 ngày
DANH M C B NG BI U ỤC BẢNG BIỂU ẢNG BIỂU ỂU
Bảng i.1: Danh sách các loại máy móc thiết bị phân tích môi trường 14
Bảng i.2: Danh sách các thành viên tham gia lập Báo cáo ĐTM 15
Bảng 1.1: Vị trí khu vực triển khai Dự án 16
Bảng 1.2: Các hạng mục xây dựng và khối lượng xây dựng 18
Bảng 1.3: Tổng hợp khối lượng đào đắp trong giai đoạn XDCB 18
Bảng 1.4: Tổng hợp các thông số nổ mìn ở tầng khai thác 20
Bảng 1.5: Tổng hợp thiết bị chính phục vụ khai thác mỏ 22
Bảng 1.6: Nhu cầu nguyên nhiên liệu phục vụ dự án 24
Bảng 1.7: Tiến độ thực hiện dự án 24
Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí các tháng năm 2010(Đơn vị: o C) 29
Bảng 2.2: Tổng hợp lượng mưa trung bình tháng trong năm 2010 (Đơn vị:mm) 29
Bảng 2.3: Số ngày mưa trung bình các tháng năm 2010 (Đơn vị: ngày) 29
Bảng 2.4: Lượng mưa cực đại các tháng năm 2010(Đơn vị:mm) 29
Bảng 2.5: Độ ẩm tương đối trung bình của tháng trong năm 2010(Đơn vị:%) 30
Trang 6Bảng 2.6: Tổng số giờ nắng trung bình các tháng năm 2010(Đơn vị:giờ) 30
Bảng 2.7: Tốc độ gió trung bình các tháng (Đơn vị:m/s) 31
Bảng 2.8: Sương mù và tầm nhìn xa các tháng năm 2010(Đơn vị: ngày) 32
Bảng 2.9: Vị trí lấy mẫu khí khu vực thực hiện Dự án 32
Bảng 2.10: Kết quả quan trắc môi trường không khí 33
Bảng 2.11: Vị trí lấy mẫu 33
Bảng 2.12: Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng nước 34
Bảng 2.13: Các điểm lấy mẫu hiện trạng môi trường đất 35
Bảng 2.14: Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng môi trường đất 35
Bảng 3.1: Nguồn nước thải phát sinh trong giai đoạn xây dựng cơ bản 40
Bảng 3.2: Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ 41
Bảng 3.3: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong 42
Bảng 3.4: Nguồn phát sinh khí bụi trong giai đoạn xây dựng cơ bản 43
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp khối lượng thi công 43
Bảng 3.6: Ước tính tải lượng khí thải trong công tác xây dựng cơ bản 46
Bảng 3.7: Chiều cao xáo trộn 48
Bảng 3.8: Lượng bụi phát thải trên đơn vị diện tích, thời gian GĐXDCB (E s ) 49
Bảng 3.9: Nồng độ bụi trong giai đoạn XDCB 49
Bảng 3.10: Thành phần rác thải sinh hoạt 52
Bảng 3.11: Nguồn phát sinh nước thải trong giai đoạn khai thác 54
Bảng 3.12: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính của nước thải sinh hoạt trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 56
Bảng 3.13: Đặc trưng nguồn ô nhiễm không khí tại mỏ 58
Bảng 3.14: Nguồn phát sinh khí bụi trong giai đoạn khai thác 58
Bảng 3.15: Ước tính thải lượng ô nhiễm khí thải 59
Bảng 3.16: Thải lượng bụi sinh ra do các hoạt động khai thác 60
Bảng 3.17: Hệ số ô nhiễm đối với các loại xe 63
Bảng 3.18: Nồng độ các chất ô nhiễm do giao thông trong giai đoạn khai thác 64
Bảng 3.19: Lượng phát thải bụi tính trên đơn vị diện tích và thời gian (E s ) 66
Bảng 3.20: Nồng độ bụi trong giai đoạn khai thác 66
Bảng 3.21: Sự thay đổi độ ồn theo khoảng cách 73
Bảng 4.1: Nồng độ các chất ô nhiễm nước thải 82
Bảng 5.1: Chương trình quản lý môi trường cho các giai đoạn chuẩn bị, xây dựng, hoạt động của dự án 93
Bảng 5.2: Danh mục các công trình xử lý môi trường 95
Bảng 5.3: Dự trù kinh phí giám sát môi trường/lần quan trắc 98
DANH MỤC HÌNH
Trang 7Hình 1.1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ khai thác có kèm dòng thải 19
Hình 1.2: Sơ đồ công nghệ chế biến đá 22
Hình 1.3: Sơ đồ quản lý Mỏ đá thôn Hòa Sư Pản 25
Hình 4.1: Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn 82
Trang 8TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN
1 Mục tiêu của dự án
Để tạo việc làm cho một số lao động của Công ty TNHH Cao Hà và nhândân địa phương đồng thời tăng thêm nguồn thu nhập cho Công ty và góp phần choNgân sách Nhà nước Căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ đá xây dựng làm nguyên liệuphục vụ nhu cầu xây dựng trong những năm tới của Công ty TNHH Cao Hà vàphục vụ các công trình xây dựng, giao thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai Công ty lập
dự án khai thác điểm mỏ đá Hòa Sư Pản, xã Na Hối, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
2 Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án
- Công suất khai thác dự kiến là 45.000 m3/năm
- Trữ lượng mỏ đá của dự án là 1.196.656 m3 đá
- Tuổi thọ mỏ: T = 30 năm (thời gian thời gian xây dựng cơ bản mỏ, thời gian kết thúc và đóng cửa mỏ là 02 năm)
3 Các tác động môi trường
- Tác động do quá trình san ủi tạo mặt bằng công nghiệp:
+ Nguồn tác động liên quan đến chất thải:
- Khí thải: Được xác định từ các hoạt động của thiết bị, máy móc, san lấp
mặt bằng để xây dựng nhà ở cho công nhân và ban điều hành khai thác mỏ
- Chất thải rắn: Được xác định có nguồn gốc từ các hoạt động san lấp
mặt bằng xây dựng nhà ở cho công nhân và ban điều hành khai thác mỏ (cây,đất, đá) và các hoạt động của công nhân, người giám sát vận hành máy móc,thiết bị trong quá trình thi công mặt bằng xây dựng
- Chất thải lỏng: Trong giai đoạn tiền thi công, chất thải lỏng được xác
định có nguồn gốc từ xăng, dầu và các hoạt động công nhân, người giám sát vậnhành máy móc, thiết bị trong quá trình thi công mặt bằng xây dựng Nước thảisinh hoạt phát sinh từ quá trình như tắm, giặt, rửa chân tay và nước vệ sinh Cácchất gây tác động đặc trưng bao gồm : Nitơ, phốt pho, BOD5, COD và các vikhuẩn gây bệnh
Nước mưa chảy tràn: quá trình san ủi tạo mặt bằng công nghiệp chỉ kéodài khoảng 2 tháng và được tiến hành vào mùa khô, do đó tác dộng này là khôngđáng kể và không kéo dài
+ Nguồn tác động không liên quan đến chất thải
Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn tiềnxây dựng được xác định gồm có:
- Suy thoái cơ sở hạ tầng do vận chuyển vật liệu và di chuyển các thiết bị
từ bên ngoài vào khu vực mỏ dự kiến khai thác
Trang 9- Biến động về lớp phủ thực vật bề mặt và kết cấu các tầng đất tại khu vực
dự kiến san lấp lấy mặt bằng phục vụ công tác thi công các hạng mục xây dựng
cơ bản của dự án
- Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng:
* Ô nhiễm môi trường nước:
- Nước thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình thi công xây dựng;
- Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn là nguồn gây tác động chính tới chất lượng môi
trường nước mặt xung quanh do chứa nhiều cặn lơ lửng, đất cát, rác, dầu mỡ trên bề mặt và các chất ô nhiễm trong môi trường không khí Tuy nhiên do cácchất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn chủ yếu có nguồn gốc vô cơ ít độc hạitới môi trường, hơn nữa thời gian xây dựng ngắn, tải lượng và nồng độ các chất
ô nhiễm nhỏ nên tác động của nước mưa chảy tràn trong khu vực xây dựng của
dự án là không đáng kể và dễ khắc phục
* Ô nhiễm môi trường không khí:
- Khí thải phát sinh ra từ các phương tiện thi công chuyên chở nguyên vật
liệu, đất đá; các máy san ủi, máy trộn bê tông Thành phần chính của khí thảigồm: CO, SO2, NOx, hơi xăng… đều là các khí độc hại Ở nồng độ cao và khônggian hẹp có khả năng ảnh hưởng sức khoẻ con người
* Ô nhiễm môi trường đất:
- Đất đá thải trong quá trình xây dựng cơ bản; Đất đá rơi vãi trên tuyếnđường vận chuyển;
Với số lượng công nhân trong giai đoạn này là 10 người thì lượng chấtthải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 5 kg/ngày.đêm (phát sinh 0,5 kg/người)
- Đánh giá tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án:
+ Nguồn tác động liên quan đến chất thải:
* Ô nhiễm môi trường nước:
- Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn là nguồn gây tác động chính
tới chất lượng môi trường nước mặt xung quanh do chứa nhiều cặn lơ lửng, đấtcát, rác, dầu mỡ trên bề mặt và các chất ô nhiễm trong môi trường không khí.Với nước mưa chảy tràn, mức độ ô nhiễm chủ yếu là từ nước mưa đợt đầu (tính
từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt đến 15-20 phút sau đó)
- Nước thải sinh hoạt: Giai đoạn khai thác ổn định, số lượng cán bộ công
nhân thi công là 24 người Với lượng nước sử dụng 100 lít/người/ngđ thì tổnglượng nước sinh hoạt khoảng là 2,4 m3/ngđ Do vậy nước thải sinh hoạt làkhoảng 2 m3/ngày (lấy bằng 80% của nước sinh hoạt)
* Ô nhiễm môi trường không khí:
Khí độc hại, bụi muội phát sinh do đốt cháy nhiên liệu của các phươngtiện vận tải và máy móc, thiết bị thi công; Bụi đất đá do hoạt động khoan - nổmìn, bốc xúc và bụi cuốn theo gió trên tuyến đường vận chuyển
Trang 10* Ô nhiễm môi trường đất:
Đất đá thải phát sinh từ hoạt động san gạt, cải tạo nâng cấp đường và xây dựngmột số hạng mục công trình phụ trợ; Đất đá rơi vãi trên tuyến đường vận chuyển.Trong quá trình xây dựng cơ bản, thi công cải tạo nâng cấp đường vận chuyển, đàođắp tuyến đường mở vỉa và thi công một số công trình phụ trợ, đa phần các loại đávỉa thải ra do quá trình này sẽ được tận dụng để san nền cũng như làm tuyến bờ baoxung quanh khu vực chứa sản phẩm và mặt bằng sân công nghiệp
- Chất thải rắn sinh hoạt:
Trong giai đoạn khai thác với số lượng cán bộ, công nhân làm việc là 24người thì khối lượng rác sinh hoạt phát sinh khoảng 12 kg/ngày (Với định mứcphát sinh 0,5kg/người/ngày) Rác thải hữu cơ khi phân huỷ sinh ra mùi hôi; cácloại rác hữu cơ làm ô nhiễm đất, rác thải sinh hoạt là môi trường sống và pháttriển của các loài ruồi muỗi, chuột bọ và vi khuẩn gây bệnh
* Tác động đến môi trường kinh tế xã hội:
+ Tác động tới đời sống kinh tế - xã hội: Tạo việc làm và thu nhập ổnđịnh cho công nhân lao động Đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc gia, tăngnguồn thuế trung ương và địa phương, góp phần vào quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước Đem lại những lợi ích cho người dân địa phương và đónggóp cho sự phát triển kinh tế, xã hội khu vực
Tuy nhiên dự án cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạtbình thường của các hộ dân sống quanh khu vực dự án và hai bên tuyến đườnggiao thông; Các hoạt động của dự án làm gia tăng mật độ giao thông trong khuvực ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ hệ thống đường xá, cầu cống
+ Các tác động không liên quan đến chất thải:
- Tiếng ồn: Trong các giai đoạn triển khai dự án đều phát sinh tiếng ồn.
Đặc biệt trong giai đoạn khai thác Thời gian tác động này trong suốt thời gianhoạt động của mỏ bình quân 8 giờ/ngày
- Độ rung: Phát sinh do hoạt động nổ mìn phá đá trong khai thác, các thiết
bị sàng tuyển Phạm vi tác động chính là ở trong khai trường, xung quanh xưởngsàng Thời gian tác động theo từng đợt nổ, thời gian tác động không liên tục,sóng dao động trong khoảng thời gian ngắn, khoảng 0,5 giây Tuy nhiên nhữngtác động này sẽ kéo dài trong suốt quá trình hoạt động khai thác của mỏ
- Tác động đến hệ sinh thái: Hoạt động khoan nổ mìn gây tác động tới
hệ sinh thái của khu vực, đất đá bị đánh sập gây phá huỷ hệ sinh thái ; nước thải
từ hoạt động sinh hoạt không được xử lý thải thẳng ra nguồn tiếp nhận (khesuối) sẽ gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái của khu vực mỏ, thậm chí có thể gâychết các loài sinh vật thuỷ sinh
4 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường
4.1 Trong giai đoạn chuẩn bị
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí: Thường xuyên bảo dưỡng máy
móc thiết bị, luôn để máy móc thiết bị hoạt động trong trạng thái tốt nhất, hạn chế
Trang 11tiếng ồn và khói thải ở mức thấp nhất; Giảm sự phát tán bụi bằng cách tưới nướclàm ẩm bề mặt khu vực dự án trong giai đoạn san gạt tạo mặt bằng và tưới ẩm trêntuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng (2km tính từ vị trí đang thicông) và nội bộ khu vực dự án Sử dụng vòi phun thông thường, phun tưới nước 01
- 02 lần/ngày; đồng thời trang bị thiết bị bảo hộ lao động cho người công nhân trênkhai trường
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất:
Thành phần đất đá thải của mỏ hầu hết chứa các thành phần vô cơ đơn giảnnên có thể tận dụng hoàn toàn để san nền, đắp tuyến bờ bao quanh của các khu vựckhác (sân công nghiệp, gia cố bãi chứa sản phẩm,…)
4.2 Trong giai đoạn thi công xây dựng:
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí:
Giảm sự phát tán bụi bằng cách tưới nước làm ẩm bề mặt khu vực dự án tronggiai đoạn san gạt tạo mặt bằng và tưới ẩm trên tuyến đường vận chuyển nguyên vậtliệu xây dựng; Trang bị bảo hộ cho cán bộ, công nhân tham gia thi công trên côngtrường như: kính bảo vệ mắt, găng tay, áo quần bảo hộ lao động …
- Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước:
+ Đối với nước mưa chảy tràn: Các giải pháp giảm thiểu tác động do
nước mưa chảy tràn trong giai đoạn thi công xây dựng được áp dụng như sau:Các phương tiện hoạt động thi công khi đến hạn bảo dưỡng hoặc thay dầu đượcđưa tới các gara để xử lý các vấn đề liên quan đến kỹ thuật Không thực hiệnthay dầu, sửa chữa tại khu vực để hạn chế tới mức thấp nhất sự rơi vãi các loạidầu máy có chứa thành phần độc hại ra môi trường Trước khi xây dựng hoànthiện hệ thống mương thoát nước, đào các rãnh thoát nước và hố ga xung quanhcác khu vực có thực hiện công tác san ủi Nước mưa chảy tràn theo hệ thốngrãnh tập trung nước vào hố ga rồi đổ ra khe suối tiếp nhận nước thải của dự án
+ Xử lý nước thải sinh hoạt: Toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt phát sinh
sẽ được xử lý tại hệ thống bể tự hoại
+ Giảm thiểu phát sinh chất thải rắn: Các loại chất thải xây dựng khácnhư đất đá thải và vật liệu xây dựng thải bỏ được dùng để tôn nền
Để đảm bảo vệ sinh khu vực xung quanh, chất thải rắn sinh hoạt đượcphân loại trước, các loại không tận dụng được chủ dự án sẽ cho đào một hố chứarác để chứa các loại chất thải sinh hoạt Với lượng phát sinh chất thải sinh hoạthàng ngày không lớn, vị trí khu vực mỏ cách xa khu dân cư, không có các dịch
vụ thu gom và chôn lấp rác thải nên hình thức chôn lấp rác khu vực mỏ làphương án có thể chấp nhận được
4.3 Trong giai đoạn vận hành
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí:
Trong giai đoạn này khí thải chủ yếu phát sinh từ hoạt động khoan nổ mìn
và hoạt động vận chuyển Dự án thực hiện công tác khoan nổ mìn có bua nướctrong lỗ khoan nhỏ vừa đảm bảo sức công phá của mìn, vừa hạn chế sự phát sinh
Trang 12và phát tán bụi, khí thải Phải cung cấp đủ nước và bắt buộc khoan nước chocông tác khoan Đảm bảo thực hiện đúng QCVN 02:2008/BCT - Quy chuẩn kỹthuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu huỷ vậtliệu nổ công nghiệp
- Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước:
+ Nước thải sinh hoạt phát sinh do hoạt động của cán bộ, công nhân mỏđược xử lý bằng hệ thống bể tự hoại đã xây dựng từ giai đoạn xây dựng cơ bản.Nước thải sinh hoạt sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) trước khithải ra môi trường
+ Nước mưa chảy tràn trong giai đoạn này được thu gom, định hướng bằng
hệ thống mương rãnh thoát nước đã được xây dựng trong giai đoạn thi công xâydựng cơ bản
- Các biện pháp đối với môi trường đất:
+ Đối với đất đá thải: Đất đá thải được tách ngay từ khâu phân loại và
được vận chuyển bằng xe Đất đá thải được tập kết tại bãi thải của dự án và sẽđược tận dụng để hoàn phục môi trường sau khi đóng cửa mỏ
+ Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được
thu gom, phân loại, và chôn lấp hợp vệ sinh theo đúng quy định của chính quyềnđịa phương
+ Chất thải rắn nguy hại: Chất thải nguy hại gồm giẻ lau, dầu mỡ, bóng
đèn hỏng Toàn bộ lượng chất thải nguy này sẽ được thu gom và tập kết theođúng quy định, sau đó chủ dự án sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng hànhnghề, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại để đem đi xử lý Nếu số lượng chấtthải nguy hại phát sinh trên 600kg/năm thì chủ dự án lập hồ sơ, đăng ký chủnguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai theo đúng hướng dẫn tạiThông tư 12/2011/TT_BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môitrường quy định về quản lý chất thải nguy hại
5 Chương trình giám sát môi trường
a Trong giai đoạn xây dựng cơ bản:
* Môi trường không khí:
- Vị trí quan trắc:
+ Nhà dân gần khu vực dự án nhất, theo hướng gió mùa chủ đạo: 01 điểm;+Khu vực khai trường: 01 điểm;
+Khu vực đường giao thông: 01 điểm
- Thông số quan trắc: Vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hướng gió);tiếng ồn, bụi lơ lửng, CO, SO2, NO2, H2S
+ Tần suất quan trắc: Quan trắc định kỳ 06 tháng /lần
+ Tiêu chuẩn cho so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT; QCVN06:2009/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT
Trang 13* Môi trường nước:
- Vị trí quan trắc:
+ 01 điểm tại vị trí cống thoát nước;
+ Nước giếng nhà dân gần nhất: 01 điểm
- Thông số quan trắc : TSS, độ đục, pH, COD, BOD5, dầu mỡ, kim loạinặng (As, Cd, Hg, Pb), coliforms
- Tần suất quan trắc: Quan trắc định kỳ 06 tháng /lần
- Tiêu chuẩn so sánh: Quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT; Quy chuẩnQCVN 14:2008/BTNMT
b Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động khai thác:
* Môi trường không khí
- Môi trường không khí xung quanh:
● Vị trí quan trắc:
+ Khu vực dân cư cách điểm mỏ khoảng 300 – 500m về cuối hướng gió:
01 điểm
+ Khu vực nhà điều hành: 01 điểm
● Thông số quan trắc: Vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hướnggió); Tiếng ồn, bụi lơ lửng, CO, SO2, NO2; H2S
● Tiêu chuẩn cho so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT; QCVN06:2009/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT
- Môi trường không khí khu vực khai thác, sản xuất:
● Vị trí quan trắc:
+ Tại khu vực nghiền sàng: 01 điểm
+ Tại khu vực tập kết sản phẩm: 01 điểm
● Thông số quan trắc: Vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hướnggió); Tiếng ồn, bụi lơ lửng, CO, SO2, NO2; H2S
● Tiêu chuẩn cho so sánh: Quyết định 3733/2002/QĐ – BYT
* Môi trường nước
● Vị trí quan trắc:
+ Nước suối quanh khu vực dự án (trước và sau điểm xả nước thải của dựán: 02 điểm;
+ Nước thải sinh hoạt sau xử lý: 01 điểm
- Thông số quan trắc: TSS, độ đục, pH, COD, BOD5, dầu mỡ, kim loạinặng (As, Cd, Hg, Pb), coliforms
- Tần suất quan trắc: Quan trắc định kỳ 06 tháng /lần
- Tiêu chuẩn so sánh: Quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT; Quy chuẩn
Trang 14QCVN 14:2008/BTNMT.
c Giám sát chất thải rắn; chất thải nguy hại:
- Thông số giám sát: Khối lượng CTR, chất thải nguy hại, tình hình thugom, xử lý
- Tần suất giám sát: Thường xuyên
- Căn cứ thực hiện: Nghị định 59/2007/CP.NĐ, Thông tư 12/2011/TT-BTNMT
d Giám sát khác:
- Giám sát các yếu tố xói lở đất, sụt lún
+ Hàng năm tổ chức một đợt khảo sát nhằm phát hiện các hiện tượng xóimòn, trượt, lở, sụt lún đất trong khu vực hòa thổ và lân cận xác định quy mômức độ để có biện pháp kịp thời xử lý
+ Tần suất: 1 lần /năm; trong 2 năm
- Giám sát bồi lắng lòng suối
+ Tiến hành xác định sự bồi lắng lòng suối để có giải pháp khắc phụcnhững bất thường;
+ Tần suất đo: 1 lần /năm; trong 2 năm
- Giám sát sự thay đổi mực nước ngầm
Hàng năm tiến hành giám sát mực nước ngầm cùng với việc giám sát chấtlượng nước đã nêu ở trên
MỞ ĐẦU
1 XUẤT XỨ DỰ ÁN
Trang 15Hiện nay nhu cầu về đá xây dựng dùng trong các công trình xây dựng,giao thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai ngày càng lớn Để đáp ứng nhu cầu đá xâydựng trên địa bàn tỉnh, Công ty TNHH Cao Hà đã lập dự án khai thác đá tại mỏ
đá thôn Hòa Sư Pản, xã Na Hối, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai Việc khai thác sẽtạo công ăn việc làm cho một số lao động, nhân dân địa phương; đồng thời tăngthêm nguồn thu nhập cho Doanh nghiệp và góp phần cho Ngân sách Nhà nước.Thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản quy phạm pháp luậthướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường, Công ty TNHH Cao Hà phối hợpvới Công ty cổ phần tư vấn mỏ Huy Hoàng thực hiện báo cáo đánh giá tác độngmôi trường cho dự án Đầu tư khai thác đá tại mỏ đá thôn Hòa Sư Pản, xã NaHối, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)của Dự án nhằm cung cấp các dữ liệu khoa học về môi trường, đánh giá, phântích những tác động của dự án tới chất lượng môi trường làm cơ sở để Chủ dự
án hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng có hại đến môi trường, hướngtới sự phát triển bền vững
2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)
2.1 Căn cứ pháp luật
- Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Namthông qua ngày 29/11/2005;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính Phủ quy định
về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kếtbảo vệ môi trường
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính Phủ về xử lý
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lýchất thải rắn;
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CPngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá tác động môi trường chiếnlược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyênMôi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựnghướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9-4-2007 củaChính phủ về quản lý chất thải rắn;
Trang 16- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;
2.2 Các tiêu chuẩn, Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về môi trường
2.2.1 Môi trường không khí
+ QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượngkhông khí xung quanh
+ QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về một sốchất độc hại trong không khí xung quanh
+ QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về khí thảicông nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
2.2.2 Tiếng ồn và Độ rung
+QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn
+ QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về độ rung
2.2.3 Môi trường nước
+ QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước thải sinh hoạt
+ QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước mặt
+ QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước ngầm
2.2.4 Tiêu chuẩn vệ sinh môi trường lao động
- Quyết định số 3733:2002/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày10/10/2002 về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và
07 thông số vệ sinh lao động
2.3 Nguồn tài liệu, dữ liệu lập báo cáo
- Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải tập 1,2,3 - GS.TS Trần Ngọc Trấn,Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà nội, 3/2001;
- Trung tâm tư vấn chuyển giao công nghệ nước sạch và môi trường Giáotrình xử lý khí thải Hà Nội – 2004;
- Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB KHKT, Hà Nội-1997;
- Giáo trình kỹ thuật môi trường - GVC Trần Đông Phong, PGS.TSNguyễn Quỳnh Hương, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, năm 2000;
- Nước thải và công nghệ xử lý nước thải, PGS.TSKH Nguyễn XuânNguyên, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 2003;
- Phạm Ngọc Hồ - Hoàng Xuân Cơ, Đánh giá tác động môi trường, NXBĐHQG 2001;
- Tài liệu đào tạo về đánh giá tác động môi trường do Bộ Tài nguyên môitrường tổ chức ngày 27-30/12/2007;
Trang 17- Quản lý chất thải rắn, NXBXD 2001;
- Các tài liệu về đánh giá tác động môi trường, công nghệ xử lý và giảmthiểu ô nhiễm môi trường khác của các tác giả trong và ngoài nước và các tàiliệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động của dự án;
- Kết quả khảo sát, đo đạc và phân tích hiện trạng môi trường;
- Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2009;
- Báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2011 củaUBND xã Na Hối;
- Thiết kế cơ sở Dự án đầu tư khai thác mỏ đá thôn Hòa Sư Pản, xã NaHối, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
- Rapid inventory technique in environmental control, WHO 1993;
- Assessment of sources of air, water, and land Pollution - World HealthOrganization, Geneva, 1993
3 PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM
3.1 Các phương pháp dự báo, đánh giá nhanh tác động môi trường
3.1.1 Phương pháp khảo sát thực địa
Trên cơ sở điều kiện địa lý tự nhiên, phát triển kinh tế xã hội các ngành,điều tra khảo sát thực địa, thu thập các thông tin mới nhất về hiện trạng kinh tế
xã hội các ngành Làm việc với các cơ quan có liên quan thu thập số liệu thực tế
về phát triển kinh tế xã hội từng lĩnh vực là cơ sở phân tích phục vụ cho đánhgiá diễn biến môi trường các lĩnh vực
3.1.2 Phương pháp kế thừa
Khai thác và kế thừa các kết quả điều tra hiện trạng môi trường hàng nămcủa tỉnh, khai thác các dự án khác có cùng quy mô, công suất và công nghệ hiệnđang hoạt động để dự báo và đánh giá khả năng các ảnh hưởng đến môi trường
3.1.5 Phương pháp so sánh
Dùng để đánh giá tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuậtQuốc gia về môi trường của Việt Nam
Trang 183.2 Phương pháp đo đạc, thu mẫu và phân tích môi trường
Trong quá trình đánh giá tác động môi trường, Công ty cổ phần tư vấn mỏHuy Hoàng phối hợp với Trung tâm quan trắc môi trường – Chi cục Bảo vệ môitrường tỉnh Lào Cai đã tiến hành lấy mẫu, phân tích hiện trường và phân tíchtrong phòng thí nghiệm Các phương pháp đo đạc, lấy mẫu ở bảng sau:
Bảng i.1: Danh sách các loại máy móc thiết bị phân tích môi trường
Các thiết bị đo đạc và lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường không khí
Các thiết bị đo bụi và tiếng ồn
5 Thiết bị lấy mẫu bụi tổng số SL-15P Nhật
Các thiết bị lấy mẫu và phân tích nước, đất
4.1 Trình tự thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
Bước 1: Tiến hành thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đếnnội dung Dự án; Thu thập các tài liệu có liên quan về điều kiện địa lý, khí hậu,thủy văn, kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực dự án
Bước 2: Khảo sát thực địa, quan trắc, đo đạc, lấy mẫu phân tích các thànhphần môi trường tự nhiên tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm nhằm đánhgiá hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực dự án và khu vực xung quanh
Bước 3: Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được và các kết quả phântích về hiện trạng môi trường khu vực, tiến hành lập báo cáo ĐTM chi tiết cho
dự án theo hướng dẫn tại Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của BộTài nguyên và Môi trường
Trang 19Bước 4: Gửi báo cáo ĐTM đến các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vựcbảo vệ môi trường và các cơ quan quản lý địa phương để tham khảo và xin đónggóp ý kiến nhằm hoàn thiện báo cáo ĐTM.
Bước 5: Bảo vệ trước hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM của tỉnh Lào Cai.Bước 6: Chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo ĐTM theo kết luật của Chủ tịchHội đồng thẩm định Trình UBND tỉnh Lào Cai xem xét ra Quyết định phêduyệt báo cáo ĐTM của Dự án
4.2 Tổ chức thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Cơ quan phê duyệt dự án: UBND tỉnh Lào Cai
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Cao Hà
- Địa chỉ: thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
- Đại diện: Ông: Long Vĩnh Bằng Chức vụ: Giám đốc
- Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần tư vấn mỏ Huy Hoàng
Địa chỉ: Số 024 – đường Trần Đăng Ninh – phường Cốc Lếu – TP Lào CaiĐại diện: Ông Phùng Văn Huấn Chức vụ: Giám đốc
Điện thoại: 0914.654811
Các thành viên tham gia lập báo cáo:
Bảng i.2: Danh sách các th nh viên tham gia l p Báo cáo TMành viên tham gia lập Báo cáo ĐTM ập Báo cáo ĐTM ĐTM
1 Trần Phúc Thành K.S Địa chất thăm dò (Chủ nhiệm dự án)
2 Vũ Văn Thuấn KS Công nghệ Môi trường
5 Nguyễn Thị Nhung KS Công nghệ môi trường
6 Nguyễn Anh Tuấn KS Công nghệ Môi trường
7 Nguyễn Kim Duyệt CN Khoa học môi trường
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1 TÊN DỰ ÁN
Dự án đầu tư khai thác, chế biến đá xây dựng tại mỏ đá thôn Hòa Sư Pản,
xã Na Hối, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
1.2 CHỦ DỰ ÁN
Tên cơ quan chủ dự án: Công ty TNHH Cao Hà
Trang 20Địa chỉ: Thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Điện thoại: 0203.880376 Fax: 0203.883555
Người đứng đầu cơ quan chủ dự án: Ông Long Vĩnh Bằng- Giám đốc
Diện tích và ranh giới khu vực xin khai thác, chế biến được giới hạn bởi cácđiểm góc A, B, C, D, E, F, G, H (Theo Hệ toạ độ VN 2000) có toạ độ như sau:
Bảng 1.1: Vị trí khu vực triển khai Dự án
Điểm góc
Toạ độ (Kinh tuyến 104 0 45 ’ múi 3) Diện tích
Vị trí của dự án được thể hiển ở bản đồ trong phần phụ lục.
Điều kiện giao thông
Khu vực khai thác có điều kiện giao thông khá thuận lợi Mỏ nằm gầntỉnh lộ 153 (Si Ma Cai- Bắc Hà – Lào Cai) là huyết mạch giao thông tronghuyện, có thể đi lại thuận tiện từ khu mỏ về thành phố Lào Cai và về Hà Nội.Quốc lộ 153 hiện đã được nâng cấp, cải tạo ô tô đi lại thuận lợi vận chuyển sảnphẩm dễ dàng tới các đầu mối tiêu thụ
Địa hình
Đá vôi trong khu mỏ có dạng địa hình kiểu ca rư, bề mặt lởm chởm, thỉnhthoảng có xen phủ lớp đất mỏng, khối đá có nhiều nứt nẻ Bề mặt sườn núi đádốc khoảng 22 – 35 – 500, càng về phía Nam càng dốc và có nhiều cây cối dạngdây leo mọc um tùm
Trang 21Phía Bắc và phía Đông Nam khu mỏ (đối diện đường vào mỏ) có địa hìnhkhá bằng phẳng, rộng có thể san gạt để dùng làm khu xưởng nghiền và bãi chứasản phẩm.
Dân cư
Khu mỏ nằm cách khu dân cư gần nhất khoảng 500 m Khu vực trong
khai thác mỏ không có đền chùa di tích lịch sử và cảnh quan hấp dẫn du lịch.Nên việc sản xuất của mỏ không ảnh hưởng đến các công trình văn hóa, các ditích lịch sử nào
1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.4.1 Khối lượng và quy mô dự án
1.4.1.1 Quy mô sản xuất
- Công suất khai thác dự kiến là 45.000 m3/năm
- Trữ lượng mỏ đá của dự án là 1.196.656 m3 đá
- Thời gian tồn tại mỏ bao gồm thời gian xây dựng cơ bản, thời gian khai thác và thời gian đóng cửa mỏ: T = TT +TXDCB + TĐCM
T XDCB - Là thời gian xây dựng cơ bản
T ĐCM - Là thời gian đóng cửa mỏ
T T - Là thời gian khai thác mỏ.
Thay số vào tính được: TT = 37 năm Tuy nhiên để phù hợp với giấy phép đâu
tư Công ty xây dựng dự án 30 năm (thời gian thời gian xây dựng cơ bản mỏ, thời gian kết thúc và đóng cửa mỏ là 02 năm)
1.4.1.2 Các hạng mục xây dựng chủ yếu của Dự án
Các hạng mục xây dựng của dự án cụ thể như sau:
Đường vận chuyển đã có sẵn là đường giao thông ngoài mỏ Đường nội
bộ mỏ thuộc loại đường cấp III, kết cấu đường là đá dăm, có chất kết dính, đádăm đổ trên mặt
Đối với các công trình phụ trợ như nhà văn phòng, nhà ở tập thể, nhà ăntập thể, bể nước được Doanh nghiệp thuê lại nhà của các hộ dân xung quanh khuvực dự án Do vậy các hạng mục xây dựng chủ yếu của dự án là cải tạo nâng cấp
Trang 22đoạn đường vào khu vực mỏ, xây dựng kho chứa vật liệu nổ, kho nhiên liệu vật
tư và mặt bằng khu vực nghiền và bãi chứa sản phẩm
Bảng 1.2: Các hạng mục xây dựng và khối lượng xây dựng
I Thi công tuyến hào
II Cải tạo nâng cấp đường
Nguồn: Dự án khai thác mỏ đá thôn Hòa Sư Pản, xã Na Hối, huyện Bắc Hà
Bảng 1.3: Tổng hợp khối lượng đào đắp trong giai đoạn XDCB
2 Xây dựng tuyến hào vận chuyển thiết bị 122
Nguồn: Dự án khai thác mỏ đá thôn Hòa Sư Pản, xã Na Hối, huyện Bắc Hà
1.4.2 Công nghệ khai thác, chế biến
1.4.2.1 Công nghệ khai thác
Mỏ đá thôn Hòa Sư Pản, xã Na Hối, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thuộcloại dễ khai thác Đá lộ ra trên mặt dất, lớp đất phủ mỏng, rất ít Mỏ đá hoàntoàn có thể khai thác bằng phương pháp khai thác mỏ lộ thiên, sử dụng phươngpháp cơ giới kết hợp thủ công khoan nổ mìn
Căn cứ điều kiện địa hình khu mỏ chọn vị trí mở vỉa ở sườn núi Diệnkhai thác đầu tiên theo lớp cắt xiên tầng nhỏ, trình tự khai thác từ trên xuốngdưới, từ ngoài vào trong, từ Đông sang Tây từ Bắc sang Nam, đá sau khi nổmìn sẽ trượt xuống bãi chứa dưới chân núi
Các thông số cơ bản của hệ thống:
Trang 23+ Chiều cao tầng khai thác: Phụ thuộc vào điều kiện an toàn cho người
và thiết bị để lựa chọn, dao động trong khoảng 10m (mỗi phân tầng phá nổ h=3,3m cứ 3 phân tầng tạo một tầng 10m)
+ Góc nghiêng sườn tầng: 75 - 800
+ Góc ổn định bờ: 700
+ Chiều rộng khoảng khai thác A: 2m
+ Chiều rộng mặt bằng công tác B(min): 3m
+ Chiều rộng đai vận chuyển Bvt: 13m
+ Chiều rộng đai bảo vệ Bv ≥2m
+ Chiều rộng đai dọn sạch Bds: 6m
Quy trình khai thác:
Hình 1.1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ khai thác có kèm dòng thải
Bụi, tiếng ồn, chất thải
Bụi, tiếng ồn, độ rung
Bụi, tiếng ồn, độ rung,
Trang 24Công tác khoan nổ mìn:
- Phương án khoan nổ mìn: Đất đá nổ mìn được đập vỡ theo kích thước
yêu cầu của thiết bị xúc bốc, vận tải và nghiền đập, phụ thuộc vào loại đá và địahình lựa chọn nổ mìn với kích thước lỗ khoan lớn Các thông số chính :
* Nguồn: Dự án khai thác mỏ đá thôn Hòa Sư Pản, xã Na Hối, huyện Bắc Hà
- Lựa chọn loại thuốc nổ:
Thuốc nổ AMONIT phá đá số 1 (AD-1) Những đặc tính kỹ thuật củathuốc nổ:
1.4.2.2 Công nghệ chế biến đá
Đá sau khi được khoan nổ mìn rơi xuống chân núi bằng tự trọng, đượcxúc bốc, phân loại bằng thủ công Đất đá thải được vận chuyển bằng xe cải tiến
Trang 25ra bãi thải, đá được đưa vào kẹp hàm qua băng tải đến sàng rung được phân cấp
Nước sản xuất
Các động cơ dùng cho
băng tải
5 đầu
Khoan nổ mìn
Xúc chọn lựa bằngthủ công
Đất
Vận chuyểnbằng cải tiếnBãi thải
Đá
Đá hộc
Trạm nghiềnSàng rung
Đá cỡ 4x6cm trởxuống
Trang 26Nguồn: Dự án khai thác mỏ đá thôn Hòa Sư Pản, xã Na Hối, huyện Bắc Hà
1.4.4 Nhu cầu nguyên nhiên liệu phục vụ dự án
1.4.4.1 Nhu cầu nguyên nhiên liệu phục vụ dự án
a Nhu cầu cấp nước:
- Nhu cầu cấp nước sinh hoạt:
Với số lượng cán bộ công nhân viên Mỏ là 24 người thì lượng nước cấp sinhhoạt là: 24 x 100 l/người.ngày = 2.400 lít/ngày (theo TCXDVN 33 - 2006, bộ xâydựng), tương đương 2,4 m3/ngày
Lượng nước sinh hoạt sử dụng/năm: 2,4 m3/ngày x 300 ngày= 720 m3/năm
- Nhu cầu cấp nước sản xuất:
+ Phun nước dập bụi khu vực nghiền sàng đá vôi: Mức sử dụng 0,5 m3/h,lượng sử dụng một ngày: 0,5 m3/h x 8h = 4,0 m3/ngày Tương đương 1200
m3/năm
+ Nước tưới đường dập bụi:
Nước sử dụng vào mùa hè (tính là 160 ngày sản xuất): 5 m3/ngày;
Nước sử dụng vào mùa đông (tính 140 ngày sản xuất): 2 m3/ngày
Vậy tổng lượng nước tưới bụi khoảng: 160 x 5 + 140 x 2 = 1080 m3/năm.Vậy tổng lượng nước tưới bụi khoảng: 160 x 5 + 140 x 2 = 1080 m3
Tổng lượng nước cấp cho sản xuất: 2.280m3/năm
- Nhu cầu nước cứu hỏa:
Do đây là hoạt động khai thác đá (có ít các vật liệu dẫn cháy) vì vậy sự cố
ít khi xảy ra nên lượng nước cần sử dụng cho công tác cứu hỏa được lấy trựctiếp từ nước sinh hoạt khi cần sử dụng Công ty sẽ bố trí đường ống dẫn và vancứu hỏa riêng để có thể chủ động sử dụng khi có hỏa hoạn xẩy ra Lượng nướccho cứu hỏa không phát sinh thường xuyên (Thường không phải sử dụng) nênkhông định mức sử dụng
b Nhu cầu cấp điện
Chế độ hoạt động của mỏ là chỉ hoạt động vào ban ngày, các máy móc thiết bị hoạt động trên khai trường của mỏ là các thiết bị có động cơ chạy dầu Diezen Do vậy hệ thống điện chỉ phục vụ sinh hoạt về đêm của các công nhân Nhu cầu sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt 200kw/tháng
Bảng 1.6: Nhu cầu nguyên nhiên liệu phục vụ dự án
1 Dầu diezen cung cấp cho thiết bị hoạt
Trang 274 Điện năng KWh/
năm
20.000
6 Nước cấp sản xuất (tưới đường, dập
bụi, )
1.4.4.2 Nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu
- Nguồn cung cấp điện: Chế độ hoạt động của mỏ là chỉ hoạt động vàoban ngày, các máy móc thiết bị hoạt động trên khai trường của mỏ là các thiết bị
có động cơ chạy dầu Diezen Do vậy hệ thống lưới điện chỉ phục vụ cho việcsinh hoạt của cán bộ công nhân viên, nguồn điện được kéo từ hạ thế 0,4 KVcách khai trường khoảng 500 m
- Nguồn cung cấp xăng dầu: nhu cầu sử dụng xăng dầu trong mỏ khôngnhiều vì vậy nguồn cung cấp chính từ cây xăng Hòa Sư Pản chở vào
- Nguồn cung cấp nước cho sản xuất được lấy từ nguồn nước tự chảy từcác khe suối trong vùng
- Nguồn cung cấp nước sinh hoạt: Nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt
và sản xuất được lấy từ nguồn nước ngầm tại các giếng khoan, giếng đào, cáckhe suối xung quanh khu vực dự án
- Nguồn cung cấp vật liệu nổ công nghiệp: Để cung cấp vật liệu nổ chokhai thác đá Đơn vị cung cấp chính cho Doanh nghiệp là Công ty côngnghiệp hóa chất mỏ Tây Bắc
Q2
Q3
Q4
Q5
Q6
Q7
Q8
4 Đường hào chuyển TB
5 Tổng thời gian thi công
6 Thời gian hoạt động SX
1.4.6.Tổng vốn đầu tư
Trang 28Hình thức quản lý dự án: Do Công ty TNHH Cao Hà trực tiếp quản lý.
Hình 1.3: Sơ đồ quản lý Mỏ đá thôn Hòa Sư Pản
Biên chế nhân lực: Căn cứ vào số lượng thiết bị thường xuyên hoạt độngtại mỏ, thời gian làm việc và định mức lao động cho từng loại thiết bị, số lượngcán bộ công nhân viên làm việc tại mỏ như sau:
Trang 29- Số ngày làm việc trong năm: 250 - 300 ngày
- Số tháng làm việc trong năm: 12 tháng
- Số ca làm việc trong ngày: 01 ca
- Số giờ làm việc trong ca: 08 giờ
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất
a Điều kiện về địa lý
Đá vôi trong khu mỏ có dạng địa hình kiểu ca rư, bề mặt lởm chởm, thỉnhthoảng có xen phủ lớp đất mỏng, khối đá có nhiều nứt nẻ Bề mặt sườn núi đádốc khoảng 22 – 35 – 500, càng về phía Nam càng dốc và có nhiều cây cối dạngdây leo mọc um tùm
Phía Bắc và phía Đông Nam khu mỏ (đối diện đường vào mỏ) có địa hìnhkhá bằng phẳng, rộng có thể san gạt để dùng làm khu xưởng nghiền và bãi chứasản phẩm
b Đặc điểm địa hình
Dạng địa hình này phát triển mạnh mẽ ở phía tây khối núi đá vôi của mỏ đáthôn Hòa Sư Pản, chân các đồi thấp được thành tạo từ các đá trầm tích carbonatcủa hệ tầng Hà Giang Dạng địa tích tụ có độ cao trung bình từ 700 - 1000m Cácsản phẩm phát triển trên dạng địa hình này là mảnh vụn đá trầm tích carbonat, cóthành phần là bột sét, cát, sạn và các mảnh đá phong hoá dở dang từ đá gốc, cácsản phẩm phá huỷ không hoàn toàn của đá gốc có nguồn gốc eluvi, deluvi
Dạng địa hình này thường có độ dốc rất thoải khoảng <10o, lớp phủ thựcvật phát triển kém, thường là các cây trồng, hoa mùa của nhân dân địa phươngtrong vùng
c Đặc điểm địa chất khoáng sản
Trang 30Đặc điểm đá vôi trong khu mỏ có tính đồng nhất cao, cấu thành một khốithống nhất có đường phương theo hướng tây bắc - đông nam, các đá theo đườngphương thường ít biến đổi về màu sắc và đặc điểm thạch học, khoáng vật.
Đá có cấu tạo khối đến phân lớp dày, màu sắc, độ hạt và thành phần hoáhọc theo các lớp có sự khác nhau, tuy nhiên sự biến đổi giữa các lớp cạnh nhaukhông lớn, một số nơi đặc biệt kẹp các lớp đá vôi - đolomit, đá vôi bị đolomithoá và các lớp mỏng đá đolomit Thông thường các đá đolomit có màu xẫmhơn, thường là xanh đen đến đen, có độ cứng lớn, sắc cạnh, bề ngoài thường xù
xì không nhẵn như đá vôi
Cường độ kháng nén khi khô: 490.105 N/cm3
2.1.2 Điều kiện về khí tượng thuỷ văn
2.1.2.1 Điều kiện về thủy văn
Nước mặt trong vùng nghiên cứu tập trung chủ yếu tại các khe chảy tạmthời, lưu lượng biến đổi theo mùa khá mạnh Các dòng chảy chỉ xuất hiện vàomùa mưa lưu lượng phụ thuộc rất nhiều vào lượng mưa, sau mưa nước thườngtích đọng thành những vũng dọc theo các khe, rãnh xói của dòng chảy tạm thời
Trên diện tích tiến hành thăm dò, tại những nơi đá dập vỡ dọc theo cáckhe và rãnh xói có các điểm xuất lộ nước ngầm với lưu lượng rất ít Nguồn nướcnày rất ít nên không có khả năng khai thác sử dụng
2.1.2.2 Điều kiện về khí tượng
Khí hậu khu vực mỏ mang tính chất vùng nhiệt đới gió mùa và chia thànhhai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 Hướng gió chủ đạo làhướng Nam và Đông nam và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Hướnggió chủ đạo là hướng Bắc và Đông bắc
Đặc trưng các yếu tố khí tượng sau:
a Nhiệt độ
- Nhiệt độ không khí trung bình: 23 29 oC
- Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất: 28,6 oC
- Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất: 14,6 oC
- Nhiệt độ cao nhất đo được: 36,6 oC
- Nhiệt độ thấp nhất đo được: 5,4 oC
Trang 31- Chênh lệch nhiệt độ trung bình các năm: 1 1,5 oC
- Biên độ dao động nhiệt độ vào mùa nóng: 13 23,1 oC
Kết quả theo dõi sự thay đổi nhiệt độ được biểu thị trong bảng:2.1
Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí 05 năm gần nhất (Đơn vị: o C)
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm
sau Trung bình một năm có khoảng 33 ngày mưa, lượng mưa trung bình năm đạt
1400 đến > 1700mm, lượng mưa lớn nhất trong tháng quan trắc được là: 515mm
Giá trị lượng mưa trung bình từng nămđược thể hiện trong bảng: 2.2
Bảng 2.2: Tổng hợp lượng mưa trung bình năm trong 05 năm gần nhất
(ĐTMơn vị:mm)n v :mm)ị:mm)
Giá trị 2.243 2.561 2.145 2.387 2.469
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai
Số ngày mưa trung bình năm trong 05 năm gần nhất được dẫn ra trong bảng: 2.3
Bảng 2.3: Số ngày mưa trung bình các năm trong 05 năm gần nhất
- Độ ẩm tương đối trung bình tháng cao nhất (tháng 3): 89%
- Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất (tháng 11, 12): 77,6%
- Độ ẩm tương đối trung bình cao nhất (tháng 3): 97,2%
- Độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất (tháng 12): 59,4%
Trang 32Đặc trưng độ ẩm trung bình trong năm được thể hiện trong 05 năm gầnnhất tại bảng: 2.4.
Bảng 2.4: Độ ẩm tương đối trung bình của năm (Đơn vị:%)
Tổng số giờ nắng trung bình cả năm được dẫn ra trong bảng: 2.6
Bảng 2.5: Tổng số giờ nắng trung bình các tháng năm 2010(Đơn vị:giờ)
- Từ tháng XI đến tháng III gió thịnh hành là hướng: Bắc và Đông bắc
- Từ tháng IV đến tháng VIII gió thịnh hành là hướng: Nam
- Từ tháng IX đến tháng X là thời kỳ chuyển tiếp giữa các hướng gió
- Gió hướng Bắc chiếm 27,2%, hướng Đông bắc chiếm 47%
- Gió hướng Nam chiếm 14,2%, hướng Tây bắc chiếm 12,3%
- Gió lặng chiếm 9,3%
- Gió ở cấp từ 1 3 m/s chiếm 49,2%
- Gió từ 15m/s trở lên không đáng kể
Hướng gió, tần suất và tốc độ gió trung bình trong năm thể hiện trongbảng: 2.7
Bảng 2.7: Tốc độ gió trung bình các tháng (Đơn vị:m/s)
P
%
Trang 33(Ghi chú: N- Bắc, S - Nam, W- Tây, E - Đông, SLXH - Số lần xuất hiện, P - Tần suất)
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai
g Các hiện tượng thời tiết bất thường
* Bão: Lào Cai là địa phương thường ít có bão, thời gian xuất hiện bão
thường từ tháng 6 đến tháng 10, hướng gió bão chủ yếu là Nam và Đông nam,trong bão thường kèm theo mưa lớn
- Tốc độ gió trong bão chủ yếu <= 15 m/s
- Tốc độ gió lớn nhất trong bão là 20 30m/s
* Sương mù và tầm nhìn xa: Tại khu vực nghiên cứu:
- Số ngày có sương mù trong năm là: 36,1 ngày, trong đó tháng 3 là tháng
có sương mù nhiều nhất: 8,9 ngày
- Tháng có số ngày sương mù ít nhất là tháng 6: 0,3ngày
- Năm có số ngày sương mù nhiều nhất là: 45 ngày
- Năm có số ngày sương mù ít nhất là: 11 ngày
2.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên
Nhằm đánh giá hiện trạng môi trường nền của khu vực phục vụ cho côngtác xây dựng Báo cáo ĐTM của dự án, Công ty cổ phần tư vấn mỏ Huy Hoàng(đơn vị tư vấn) kết hợp với Công ty TNHH Cao Hà (chủ Dự án) và Trung tâmQuan trắc môi trường – Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai đã tiến hànhkhảo sát thực địa, đo đạc, lấy mẫu phân tích hiện trạng môi trường vào ngày 04
Trang 34tháng 3 năm 2012 Kết quả đo đạc, quan trắc hiện trạng môi trường khu vực dự
án được coi là môi trường nền làm cơ sở đánh giá và so sánh với quá trình thicông và vận hành của dự án saunày.
2.1.3.1 Môi trường không khí
a Vị trí các điểm lấy mẫu
Căn cứ vào đặc điểm địa hình, địa vật, đặc điểm thời tiết khu vực thực hiện
dự án, vị trí các điểm lấy mẫu, đo đạc hiện trạng môi trường không khí được thểhiện qua bảng 2.9 dưới đây
Bảng 2.9: Vị trí lấy mẫu khí khu vực thực hiện Dự án Ký
0 0451070 Khu vực khai trường khai thác đá
b Phương pháp lấy mẫu
- Phương pháp khảo sát lấy mẫu và đo đạc tuân theo các Tiêu chuẩn ViệtNam TCVN 5067:1995, TCVN 5964:1995, TCVN 5971:1995, TCVN6138:1996, 52 TCN 352:89, 53 TCN 352:89
Đo kiểm tra thực địa bằng các thiết bị chuyên dụng và lấy mẫu bằngphương pháp hấp thu qua dung dịch để đem đi phân tích tại phòng thí nghiệm
c Kết quả đo đạc, phân tích
Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án đượctrình bày trong Bảng 2.10
Bảng 2.10: Kết quả quan trắc môi trường không khí
TT Chỉ tiêu
phân tích
Đơn vị đo
Kết quả QCVN
05:2009 (TB 1h)
QCVN 26:2010
Trang 35-TT Chỉ tiêu
phân tích
Đơn vị đo
Kết quả QCVN
05:2009 (TB 1h)
QCVN 26:2010
* Nhận xét kết quả đo kiểm môi trường không khí:
Qua kết quả quan trắc cho thấy, chất lượng môi trường không khí tại khuvực Dự án và khu vực lân cận so sánh với quy chuẩn Việt Nam, các thông sốđều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn môi trường cho phép Kết quả đã phản ánhđược môi trường không khí tại khu vực dự án có chất lượng tốt
2.1.3.2 Hiện trạng chất lượng môi trường nước
a Vị trí các điểm lấy mẫu
Bảng 2.11: Vị trí lấy mẫu T
Vị trí lấy mẫu nước
b Phương pháp lấy mẫu
Phương pháp lấy mẫu môi trường nước mặt, nước ngầm tuân thủ theo đúngnhững hướng dẫn của các tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước, bao gồm:
- TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu;
- TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu;
- TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4: 1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo;
- TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6: 1990) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối;
- TCVN 6000:1995 (ISO 5667-11: 1992) Chất lượng nước- Lấy mẫu.Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm
c Kết quả đo đạc, phân tích
Trang 36Bảng 2.12: Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng nước
TT Thông số Đơn
vị
Kết quả đo đạc, phân tích QCVN
08/2008/BTNMT Cột B1 NM01 NM02 NM03
- (-): Giá trị không quy định;
- KPH: Giá trị không phát hiện
Nhận xét:
Qua kết quả phân tích cho thấy, chất lượng nước mặt có các thông số đềunằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT của BộTài nguyên và Môi trường
2.1.3.3 Hiện trạng môi trường đất
a Vị trí các điểm lấy mẫu
Bảng 2.13: Các điểm lấy mẫu hiện trạng môi trường đất T
1 Đ01 2490108 0451126 Đất lấy tại khu vực giáp suối cạnh dự án
2 Đ02 2489880 0450810 Đất lấy tại điểm mỏ
Trang 37b Phương pháp lấy mẫu
- Phương pháp lấy mẫu và phân tích: tuân thủ theo TCVN 5297 - 1995 vềlấy mẫu đất
c Kết quả đo đạc, phân tích
Bảng 2.14: Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng môi trường đất
Kết quả phân tích QCVN 03/2008/BTNMT
nghiệp
Đất lâm nghiệp
Nhận xét chung về chất lượng môi trường khu vực :
Qua việc phân tích các chỉ tiêu của các thành phần môi trường của khuvực triển khai Dự án cho thấy môi trường xung quanh của Dự án chưa có biểuhiện bị ô nhiễm Về mặt cảm quan cũng cho thấy khu vực là vùng núi đá vôi,
có nhiều cây xanh bao phủ, mật độ dân cư thưa thớt nên chất lượng môitrường khu vực rất trong lành Khả năng chịu tải của môi trường khu vực lớn
2.1.4 Tài nguyên sinh vật
Khu vực dự án và xung quanh ranh giới dự án nằm trong vùng núi có nhiềucây xanh bao phủ, tuy nhiên các loại cây trong vùng thuộc diện rừng cây thứsinh hình thành sau khi khai hoang làm nương rẫy vì vậy hệ động thực vật ở đây
có trữ lượng thấp, chất lượng kém, không có các loại sinh vật đặc hữu hay quýhiếm nào Các thực vật phần lớn là cây ưa sáng, mọc nhanh, gỗ mềm, dây leophát triển mạnh, giá trị kinh tế thấp như: các loại gỗ tạp, cây bụi, và một số câytrồng như cho gỗ cao sản như cây keo, cây bạch đàn… Qua khảo sát cho thấy hệđộng vật rất ít và không phong phú, nhất là các loài động vật quý hiếm không
Trang 38thấy xuất hiện Các động vật chủ yếu là các loài chim như chim sẻ, chim sâu,chim chích, chào mào, bò sát và các động vật nhỏ khác
2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
2.2.1 Điều kiện về kinh tế
Xã Na Hối nằm cách trung tâm huyện lỵ 2,5 km, do vậy việc năm bắtthông tin, giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội thường xuyên được cập nhập qua cáckênh thông tin truyền thanh, truyền hình, thuận lợi cho công tác chuyển đổi cơcấu cây trồng, vật nuôi như các loại giống mới: lúa, ngô… có năng suất cao Xã
Na Hối có tiềm năng phong phú và đa dạng về tài nguyên đất đai Tổng diện tíchđất tự nhiên của xã là: 2.383 ha, trong đó đất nông nghiệp là 766,12 ha Toàn xã
có 943 hộ và 3.986 nhân khẩu sinh sống trên 15 thôn bản Có nguồn lao độngdồi dào và truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời
Đời sống người dân khu vực còn nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí thấp,sản xuất nhỏ, lạc hậu Nghề nghiệp chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp, cònmột phần rất nhỏ là dịch vụ, thương mại Dự án khai thác mỏ cũng đã tạo điệukiện giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương
Hệ thống giao thông trong khu vực khá phát triển Từ khu vực khai thác
mỏ có thể đi tiêu thụ sản phẩm thuận lợi bằng đường ô tô Nhìn chung điều kiệngiao thông tương đối thuận lợi cho công tác khai thác và vận chuyển quặng đichế biến và tiêu thụ
Cơ sở hạ tầng khá phát triển, lưới điện quốc gia và mạng thông tin liên lạc
đã được phủ khắp đến từng thôn, bản
Mỏ đá Hòa Sư Pản sau khi đi vào khai thác sẽ góp phần phát triển kinh tế
- xã hội, tăng nguồn thu nộp ngân sách cho địa phương Sản phẩm sau khi chếbiến được sử dụng để phục vụ nhu cầu xây dựng dân dụng, làm đường… phục
vụ nhu cầu phát triển của địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới cho địaphương Đồng thời sẽ tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi của địaphương, tăng thêm thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống
2.2.2 Điều kiện về xã hội
Khu vực của dự án nằm xa khu dân cư nên cũng không có công trình ditích lịch sử nào
An ninh trong vùng nhìn chung là tốt, tình hình an ninh, chính trị, các tệnạn xã hội như ma túy, trộm cắp ,ít xảy ra
Trong quá trình xây dựng và hoạt động của mỏ, một lượng công nhân vànhững người làm công tác dịch vụ đổ về khu vực có khả năng gây ra tác động đốivới các làng bản địa phương và cư dân nông thôn Sự gia tăng lượng công nhân sẽlàm tăng áp lực đối với các phương tiện y tế và giáo dục, nhà ở và hạ tầng có hạnhiện có
Các khu vực xung quanh sẽ phải chịu cảnh dân số tăng do cộng đồng mới
di dời đến và việc di cư của công nhân Các tác động kinh tế xã hội có thể baogồm:
Trang 39- Tạo ra mức độ mới và hoặc cao hơn về các nguy cơ an toàn và sức khoẻ;
- Làm tăng tính cạnh tranh đối với các nguồn nhân lực địa phương dẫnđến khó khăn về kinh tế và tăng giá cả;
- Căng thẳng xã hội và các vấn đề liên quan đến việc di cư của côngnhân (mại dâm, cờ bạc, nghiện hút)
Ngành khai thác mỏ là một nhân tố chính đóng góp không những vàonhu cầu nguyên liệu và sự tăng trưởng kinh tế của thế giới công nghiệp hoá màcòn đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển Dự án
sẽ đóng góp một phần tích cực vào nền kinh tế quốc gia và tăng nguồn thuếtrung ương và địa phương, tạo điều kiện tăng đầu tư nội địa – có nghĩa là cảitạo các tác động tồn tại trước đó, cải thiện các dịch vụ xã hội và nâng cao nănglực lâu dài cho ngành quản lý môi trường Việc cung cấp dịch vụ và hàng hoácho dự án sẽ tạo việc làm mới và tăng trưởng kinh tế trong các ngành côngnghiệp hỗ trợ và các dịch vụ vệ tinh (ví dụ như các doanh nghiệp sản xuất nhỏđộc lập, du lịch sinh thái, dịch vụ ăn uống v.v…)
Tại khu vực thực hiện dự án không có các di tích lịch sử, văn hóa đáng chú ý nào
Do đó, hoạt động của dự án không ảnh hưởng đến các di tích lịch sử và văn hóa
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Các giai đoạn hoạt động của mỏ đều có khả năng gây ra các ô nhiễm môitrường ở các mức độ nhất định Các giai đoạn chính của dự án gồm:
- Giai đoạn I: Giai đoạn chuẩn bị cho dự án
- Giai đoạn II: Giai đoạn xây dựng cơ bản Trong đó dự kiến thời gian xâydựng và hoàn thành các hạng mục công trình phụ trợ là khoảng 3 tháng
- Giai đoạn III: Giai đoạn khai thác mỏ;
- Giai đoạn IV: Giai đoạn đóng cửa mỏ và hoàn phục môi trường
Trang 40môi trường Những đánh giá tác động môi trường trình bày dưới đây xét trongtrường hợp các chất thải không được thu gom và xử lý Mức độ các tác độngđược liệt kê và tính toán ở mức cao nhất có thể xảy ra.
3.1.1 Trong giai đoạn chuẩn bị cho dự án
a Đánh giá phương án lựa chọn vị trí của dự án
Công ty TNHH Cao Hà đầu tư dự án khai thác đá xây dựng điểm mỏ đá tạithôn Hòa Sư Pản, xã Na Hối, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai là phù hợp do nhu cầudùng đá của địa phương và khu vực xung quanh là rất lớn Khu vực khai thác có
vị trí rất thuận lợi về giao thông vận tải, vị trí khu vực giáp với đường tỉnh lộ 153,cách nhà dân gần nhất 700m Tuy nhiên đây là loại hình khai thác có sử dụng vậtliệu nổ vì vậy vấn đề xảy ra sự cố trong quá trình nổ mìn rất dễ xảy ra gây thiệthại về tài sản và tính mạng của người dân vì vậy trong quá trình khai thác Chủđầu tư dự án nghiêm chỉnh chấp hành các quy định an toàn trong hoạt động nổmìn, đảm bảo tránh gây thiệt hại về người và tài sản của người dân xung quanhkhu vực dự án và đảm bảo khoảng cách an toàn với bán kính tối thiểu 300m theođúng các quy định
b Đánh giá phương án tổng quy hoạch mặt bằng dự án
Phương án tổng quy hoạch mặt bằng dự án được bố trí cụ thể như sau: Mặtbằng khu vực khai thác, trạm nghiền, bãi thành phẩm với diện tích 30.000 m2
- Mặt bằng khu văn phòng nhà ở thuê của người dân xung quanh khu mỏ
- Mặt bằng khu nhà bảo vệ, kho vật tư ngay cổng vào công trường vớidiện tích 50 m2
- Mặt bằng kho vật liệu nổ công nghiệp với diện tích 100 m2 được đặtcách khu vực khai thác 300 m về phía Tây Nam khu mỏ
- Đường giao thông nội bộ trong khu vực khai thác rộng rãi và thôngthoáng Đảm bảo khi có sự cố xảy ra sơ tán công nhân trong khu vực khai thácmột cách dễ dàng
Nhìn chung tổng mặt bằng khu vực phù hợp với loại hình kinh doanh vàkhai thác của dự án
c Đánh giá tác động đến người dân
Trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bàn này, do khoảngcách đến nhà dân gần nhất là 500 m, không sử dụng cùng tuyến đường, mỏ cóđường nội bộ riêng nên ảnh hưởng tới nhà dân chủ yếu là tiếng ồn, bụi và ảnhhưởng tại mặt xã hội do các mối quan hệ của công nhân mỏ với nhân dân địaphương
Công ty có các biện pháp phun nước dập bụi 02 lân/ngày để khắc phụcảnh hưởng của bụi Áp dụng biện pháp nổ mìn phá đá an toàn theo đúng quychuẩn QCVN 02:2008/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảoquản, vận chuyển, sử dụng và tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp
Tác động về mặt xã hội là tích cực, giúp nâng cao đời sống nhân dân khuvực, tăng cường sự phát triển thương mại do nhu cầu mua sắm vật dựng thiết