MỤC LỤC
+ QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
- Các tài liệu về đánh giá tác động môi trường, công nghệ xử lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường khác của các tác giả trong và ngoài nước và các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động của dự án;. - Thiết kế cơ sở Dự án đầu tư khai thác mỏ đá thôn Hòa Sư Pản, xã Na Hối, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Trong quá trình đánh giá tác động môi trường, Công ty cổ phần tư vấn mỏ Huy Hoàng phối hợp với Trung tâm quan trắc môi trường – Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai đã tiến hành lấy mẫu, phân tích hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm. Các thiết bị đo đạc và lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường không khí.
Bước 2: Khảo sát thực địa, quan trắc, đo đạc, lấy mẫu phân tích các thành phần môi trường tự nhiên tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực dự án và khu vực xung quanh. Bước 3: Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được và các kết quả phân tích về hiện trạng môi trường khu vực, tiến hành lập báo cáo ĐTM chi tiết cho dự án theo hướng dẫn tại Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bước 4: Gửi báo cáo ĐTM đến các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và các cơ quan quản lý địa phương để tham khảo và xin đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện báo cáo ĐTM. Dự án đầu tư khai thác, chế biến đá xây dựng tại mỏ đá thôn Hòa Sư Pản, xã Na Hối, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Đá vôi trong khu mỏ có dạng địa hình kiểu ca rư, bề mặt lởm chởm, thỉnh thoảng có xen phủ lớp đất mỏng, khối đá có nhiều nứt nẻ. Phía Bắc và phía Đông Nam khu mỏ (đối diện đường vào mỏ) có địa hình khá bằng phẳng, rộng có thể san gạt để dùng làm khu xưởng nghiền và bãi chứa sản phẩm.
Nhằm đánh giá hiện trạng môi trường nền của khu vực phục vụ cho công tác xây dựng Báo cáo ĐTM của dự án, Công ty cổ phần tư vấn mỏ Huy Hoàng (đơn vị tư vấn) kết hợp với Công ty TNHH Cao Hà (chủ Dự án) và Trung tâm Quan trắc môi trường – Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai đã tiến hành khảo sát thực địa, đo đạc, lấy mẫu phân tích hiện trạng môi trường vào ngày 04 tháng 3 năm 2012. Khu vực dự án và xung quanh ranh giới dự án nằm trong vùng núi có nhiều cây xanh bao phủ, tuy nhiên các loại cây trong vùng thuộc diện rừng cây thứ sinh hình thành sau khi khai hoang làm nương rẫy vì vậy hệ động thực vật ở đây có trữ lượng thấp, chất lượng kém, không có các loại sinh vật đặc hữu hay quý hiếm nào.
Các thực vật phần lớn là cây ưa sáng, mọc nhanh, gỗ mềm, dây leo phát triển mạnh, giá trị kinh tế thấp như: các loại gỗ tạp, cây bụi, và một số cây trồng như cho gỗ cao sản như cây keo, cây bạch đàn… Qua khảo sát cho thấy hệ động vật rất ít và không phong phú, nhất là các loài động vật quý hiếm không thấy xuất hiện. Dự án sẽ đóng góp một phần tích cực vào nền kinh tế quốc gia và tăng nguồn thuế trung ương và địa phương, tạo điều kiện tăng đầu tư nội địa – có nghĩa là cải tạo các tác động tồn tại trước đó, cải thiện các dịch vụ xã hội và nâng cao năng lực lâu dài cho ngành quản lý môi trường.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ lan truyền các chất ô nhiễm trong môi trường không khí như: yếu tố về khí tượng (tính ổn định của khí quyển, hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ không khí, độ ẩm của không khí, lượng mưa,…), yếu tố về địa hình và các công trình xây dựng trong khu vực (gò đất, đồi núi, khu vực bằng phẳng, độ cao của các công trình,…) và một yếu tố đặc biệt quan trọng khác đó là tải lượng của chất ô nhiễm trong không khí. + Dầu mỡ rơi vãi trên bề mặt đất theo nước mưa chảy tràn đổ vào nguồn nước tiếp nhận có khả năng loang thành màng mỏng che phủ mặt thoáng của nước gây cản trở sự trao đổi ôxy của nước, cản trở quá trình quang hợp của các loài thực vật trong nước, giảm khả năng thoát khí cacbonic và các khí độc khác ra khỏi nước dẫn đến là chết các sinh vật ở vùng bị ô nhiễm và làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước…Một phần dầu mỡ tan trong nước hoặc tồn tại dưới dạng nhũ tương, cặn dầu khi lắng xuống sẽ tích tụ trong bùn đáy ảnh hưởng đến các loài động vật đáy.
Do tại khu vực mỏ không có dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt nên mỏ sẽ bố trí một người để thu gom rác thải sinh hoạt, rác thải sẽ được phân loại tại nguồn, các loại rác là kim loại, đồ nhựa sẽ được bán lại cho các cơ sở tái chế đủ tiêu chuẩn, các loại chất thải hữu cơ sẽ được đưa vào các hố (không phải là các hang cacter) để chôn lấp thông thường , tránh phát tán các chất thải sinh hoạt ra môi trường ngoài. Nếu trong quá trình hoạt động của Dự án, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh từ 600kg/năm trở lên Chủ đầu tư sẽ tiến hành lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai theo đúng hướng dẫn tại Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Dự án cần có những hỗ trợ cho địa phương, cụ thể như (i) việc xây dựng trạm xá, trường học, đường xá, hệ thống cấp nước, cấp điện, (ii) đóng góp trợ cấp xã hội cho địa phương như: đóng góp vào hội khuyến học, xây nhà tình nghĩa, (iii) tham gia bảo trợ những lễ hội và các phong tục tập quán văn hoá truyền thống địa phương nhằm mục đích cho người dân địa phương thấy rằng dự án khai thác mỏ thực sự đem lại những văn minh cho khu vực. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG Để đảm bảo các hoạt động của dự án không gây tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường khu vực và đánh giá hiệu quả các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, chương trình quản lý và giám sát chất lượng môi trường sau đây sẽ được áp dụng trong suốt thời gian xây dựng và hoạt động của dự án.
-Thường xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị thi công đảm bảo hoạt động trạng thái tốt nhất, hạn chế tiếng ồn và khói thải ở mức. Thời gian thực hiện các công trình xử lý môi trường: Thực hiện trong quá trình xây dựng cơ bản để đưa vào sử dụng cho quá trình hoạt động sản xuất.
+ Hàng năm tổ chức một đợt khảo sát nhằm phát hiện các hiện tượng xói mòn, trượt, lở, sụt lún đất trong khu vực hòa thổ và lân cận xác định quy mô mức độ để có biện pháp kịp thời xử lý. Thực hiện Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính Phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, Công ty TNHH Cao Hà đã gửi văn bản thông báo và xin ý kiến của Uỷ ban nhân dân xã Na Hối về những nội dung cơ bản của dự án, những tác động xấu về môi trường của dự án, những biện pháp giảm thiểu tác động xấu về môi trường sẽ được áp.
Trong khuôn khổ báo cáo ĐTM này đã dự báo và đánh giá được các tác động của Dự án tới môi trường xung quanh cũng như môi trường làm việc của người lao động. Các biện pháp đề xuất để giảm thiểu ô nhiễm môi trường của dự án trong báo cáo ĐTM được đánh giá là phù hợp về mặt khoa học, thực tiễn và năng lực của chủ đầu tư.
Báo cáo đã dự báo lượng chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng cơ bản và hoạt động của Dự ỏn. Khi triển khai dự án, Chủ đầu tư sẽ cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Cam kết khi có một yếu tố môi trường nào đó phát sinh trong quá trình thực hiện Dự án mà ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, sức khoẻ con người thì đơn vị sẽ báo cáo ngay cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để cùng giải quyết và xử lý kịp thời. Công ty TNHH Cao Hà kính trình Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác, chế biến đá xây dựng tại mỏ đá thôn Hòa Sư Pản, xã Na Hối, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đề nghị các cơ quan chức năng sớm phê duyệt báo cáo để Đơn vị có cơ sở triển khai thực hiện Dự án.