Đề tài Thay đổi để phát triển chuyển đổi cấu trúc sinh kế tại làng Phú Thị (Mễ Sở - Văn Giang - Hưng Yên) từ đổi mới đến nay đã áp dụng các lý thuyết, các khái niệm và phương pháp nghiên cứu phù hợp để làm rõ bối cảnh, quá trình chuyển đổi và đánh giá tác động của quá trình thay đổi sinh kế đến đời sống văn hóa - xã hội của người dân làng Phú Thị như thế nào.
Trang 2
TRUONG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA VIET NAM HOC VA TIENG VIET
—-@s&Ì@ss6 -~-
LÊ THỊ THỦY
THAY DOI DE PHAT TRIEN:
CHUYEN BOI CAU TRUC SINH KE TAI LANG PHU THI (ME SO - VAN GIANG - HUNG YEN) TU DOI MOI DEN NAY
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
NGANH: VIET NAM HOC
Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2013-X
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
TS ĐẶNG HOÀNG GIANG
Trang 3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong khóa luận là trung thực và khách quan Các
thông tín được trích trong khóa luận này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Tôi xin chịu trách nhiệm về những gì đã cam đoan ở trên
Hà nội, ngày 19 tháng 04 năm 2017 'Tác giả khóa luận
#-
Trang 4
LOI CAM ON
Để hoàn thành khéa luan “Thay déi
kế tại làng Phú Thị (MỄ Sở, Văn Giang, Hưng Yên) từ Đổi mới đến nay”, ngoài phát triển: chuyển đổi cấu trúc sinh
những nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được nhiều lời động viên, giúp đỡ từ gia
đình, thây cô, nhà trường và các tổ chức
Tôi xin có lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giáo viên hướng dẫn - TS Đặng Hoàng Giang đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận
Tôi xin bay tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bố mẹ đã tạo điều kiện động viên,
giúp đỡ để tôi có động lực vượt qua khó khăn, hoàn thiện khóa luận này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Phòng công tác chính trị sinh viên (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập va thực hiện khóa luận
Tôi sẽ không thể thực hiện và hoàn thành khóa luận nếu không có giúp đỡ
đặc biệt của lãnh đạo, chuyên viên các phòng/ban chức năng của Ủy ban nhân dân xã Mễ Sở, cùng đông đảo người dân ở thôn Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên Tôi xin cảm ơn các quý vị vì sự giúp đỡ quý báu này
'Tác giả khóa luận
&-
Lê Thị Thủy
Trang 5MỤC LỤC LỜI CAM DOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT
ĐANH MỤC CAC BANG, BIEU ĐỒ DUOC SU DUNG TRONG BAL vii MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài 1.2 Tình hình nghiên cứu 1.3 Mục đích nghiên cứu 1.3.1 Mục đích tổng quát 1.3.2 Mục đích cụ thể 1.4 Đối tượng nghiên cứu 1.5 Phạm vi nghiên cứu 1,6 Phương pháp nghiên cứn
1.7 Kết cấu của khóa luận :
CHƯƠNG 1: CO SO LY THUYET VA THUC TIEN VE CHUYEN BO CAU TRUC SINH KE 6 NONG THON BAC BO
1.1 Khái niệm sinh kế và khung phân tích sinh kế
1.1.1 Khái niệm sinh kế
1.1.2 Khung phân tích sinh kế
1.2 Khái quát cấu trúc sinh kế của nông thôn Bắc Bộ
1.2.1 Nguồn gốc và phân loại làng Bắc Bộ
Trang 6CHƯƠNG 2: Q TRÌNH THAY ĐƠI SINH KÉ TẠI LÀNG PHÚ THỊ .27 2.1 Bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội xã tác động đến quá trình thay đổi sinh kế tại làng Phú Thị từ năm 1975 đến nay
2.1.1 Tác động của chính sách đến nông nghiệ
2.1.2 Tác động của chính sách đến thương nghiệ
2.1.3 Tác động của chính sách đến văn hóa - xã hội
2.2 Thay đỗi về vốn con người
2.2.1 Định hướng nghề nghiệ
2.2.2 Định hướng giáo dục
2.3 Thay đổi nguồn vốn vật chấ
2.3.1 Thay đổi nguồn vốn vật chất công cộng
2.3.2 Thay đổi nguồn vốn vật chất gia đình
2.4 Thay đỗi vốn xã hội 2.4.1 Mối quan hệ trong làng 2.4.2 Mối quan hệ ngoài làng 2.5 Thay đổi vốn tài nguyên 2.6 Tiểu kết chương 2 4
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HỆ QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH THAY ĐÓI CƠ
Trang 73.3.1 Xây dựng lại đình làng
3.3.2 Tôn tạo lại miều thờ Đức Ong 160
3.3.3 Giữ gìn phong tục truyền thống thờ Thành Hoàng làng và giỗ Hàng, Tổng 61 3.3 Tiểu kết chương 3 KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHU LUC 1: PHIEU HOI HO GIA DINH PHU LUC 2
Trang 8DANH MUC CAC CHU VIET TAT
AEC : Cộng đồng kinh tế ASEAN
ASEAN _ : Hiệp hội các quốc gia Dong Nam A
CB : Chủ biên
DFID : Cơ quan phát triển quốc tế Vương quốc Anh
ĐHQGHN : Đại học Quốc gia Hà Nội
PGS.TS :Phó giáo sư Tiển sĩ
TS
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
Trang 9
DANH MUC CAC BANG, BIEU BO BUGC SU DUNG TRONG BAI 1 Danh mục các bảng Bảng 2.1 Bảng tỉ lệ thương nhân theo độ tuổi ở làng Phú Thi Bảng 2.2 Bảng tỉ lệ hộ gia đình buôn bán các sản phẩm
Bang 2.3 Tỉ lệ nguồn huy động vốn của hộ gia đỉnh khi làm kinh doanh
Bảng 2.4 Tỉ lệ sự giúp đỡ tài chính của các hộ gia đình từ họ hàng, hàng xóm và ngân hản, Bang 2.5 Tỉ lệ sự giúp đỡ việc quan trọng của các hộ gia đình từ họ hang, hang Xóm và thuê
Bảng 2.6 Tỉ lệ hộ gia đình vay vốn từ các nguồn khác nhau
Bảng 2.7 Tỉ lệ hộ gia đình được trợ giúp từ các nguồn khi gặp khó khăn tài chính 'Bảng 2.8 Tỉ lệ hộ gia đình được nhận trợ giúp tử các nguồn khi gia đình có việc quan trọng
Bảng 2.9 Diện tích sử dụng đất vụ xuân năm 2016 ~ 2017 của làng Phú Thị Bảng 3.1 Tỉ lệ thu nhập gia đình theo nghề nghiệp tại thôn Phú Thị
2 Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ nghề nghiệp tại thôn Phú Thị
Biểu đổ 2.2 Cơ cấu nghề thủ công được làm bởi các hộ gia đình tại thôn Phú Thị Biểu đồ 2.3 Biểu đồ tỉ lệ định hướng, lĩnh vực học tập của học sinh, sinh viên làng Phú Thị
Biểu đồ 3.I: Biểu đồ thể hiện cơ cấu trình độ học vấn của người dân Phú
Trang 10MỞ ĐẦU 1,1 Lý do chọn đề tài
1 Để tên tại và phát triển, bất cứ xã hội nào, cộng đồng nào cũng phải cần đến một kiểu loại sinh kế Trong ý nghĩa giản lược, khái niệm sinh kế hàm chỉ
toàn bộ cách thức sản xuất, làm ăn, học hỏi, trao đổi, liên kết xã hội của một
nhóm người, một cộng đồng người để tạo ra các giá trị vật chất và tỉnh thần giúp
nhóm người đó, cộng đồng người đó tồn tại và phát triển
2 Tùy thuộc vào từng nhóm người với những địa bản cư trú khác nhau sẽ
có những nguồn sinh kế khác nhau Đồng bằng sông Hồng là một địa vực cư trú của người nông dân Việt, tại đây họ có nguồn sinh kế đặc biệt tạo nên những nét
văn hóa xóm làng riêng Từ khi Đảng và Nhà nước áp dụng chính sách Đổi mới
đất nước, cầu trúc sinh kế của làng vùng đồng bằng Bắc Bộ có nhiều thay đổi so
với trước kia, mang đến cho vùng một diện mạo văn hóa mới Bằng sự năng
động có hữu, nhiều làng tại vùng đồng bằng sông Hồng đã nhanh chóng nhập cuộc với xu thé Đổi mới, từng bước chuyển hóa nội lực và đã đạt được những
thành quả đáng ghi nhận trên lộ trình hiện đại hóa
3 Trong bức tranh chuyển đổi của làng xã đồng bằng châu thổ Bắc Bộ,
làng Phú Thị (thuộc xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) đã nổi lên
như một trường hợp điển hình Ngày nay, nếu ai về thăm Phú Thị thì sẽ nhận
thấy một hình ảnh làng quê vừa mới mẻ, hiện đại vừa hải hòa, hứa hẹn Ngay từ
lần đầu tiên đặt chân lên đất Phú Thị, làng quê này đã khiến tôi bị ám ảnh Với
bản năng của một người được đào tạo Việt Nam học, tôi tự đặt ra hàng loạt câu
hỏi: Quá trình chuyển đổi của Phú Thị xuất hiện trong bối cảnh nào? Có phải chuyển đổi sinh kế là nội dung căn bản của quá trình ấy? Quá trình ấy đã mang
lại những gì cho cuộc sống của người dân? Rõ rằng, việc trả lời các câu hỏi ấy
không chỉ giúp hình dung được quá trình chuyển đổi mô hình phát triển ở một làng Bắc Bộ điển hình, mà còn gợi ra nhiều ý tưởng thú vị trong bối cảnh nông
thôn Bắc Bộ nói riêng và nông thôn Việt Nam nói chung đang đứng trước nhu
Trang 11tại Đó là li do khiến tác giả quyết định chon “Thay đổi để phát triển: chuyển đổi cấu trúc sinh kế tại làng Phú Thị (MẼ Sở - Văn Giang — Hưng Yên) từ 1975 dén nay” làm đề tài nghiên cứu khóa luận của mình
1.2 Tình hình nghiên cứu
Với nội dung là chuyển đổi cấu trúc sinh kế tại làng Phú Thị (MỄ Sở - Van
Giang — Hưng Yên) từ năm 1986 đến nay, khóa luận có mỗi liên hệ với các công
trình nghiên cứu chuyển đổi cấu trúc sinh kế nói riêng và biến đổi kinh tế - văn
hóa — xã hội của làng xã nói chung
Sau đổi mới, nhiều làng quê Bắc Bộ đã cựa mình thay đôi để bắt kịp với sự phát triển của xã hội Điều đó làm cho nhiều làng quê phải chuyển đổi mô hình sinh kế của chính mình để hội nhập Từ thực tế đó đặt ra nhiều vấn đề đáng quan tâm và đã có nhiều nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu những sự chuyển đổi này
Trong công trình Minh hiệp truyền thống và phát triển, Tô Duy Hợp đã tập hợp những nghiên cứu về Ninh Hiệp để làm rõ sự phát triển trong hiện tại so với truyền thống Công trình được chia thành 3 chương chính: năng lực làm giàu, đến
hiện đại từ truyền thống; bản sắc văn hóa làng xã truyền thống và hiện đại: lựa
chọn chiến lược phát triển kinh tế và xã hội Trong chương đầu, “năng lực làm giàu — đến hiện đại từ truyền thống” của PTS Nguyễn Văn Tuần (Học viện Chính trị
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) phân tích những đặc điểm trong cơ cấu kinh tế
xã Ninh Hiệp là nền kinh tế tổng hợp: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ Sự nhạy bén của người dân, sự năng động trong, quá trình phát triển kinh tế, sự
kết hợp nhuần nhuyễn giữa sản xuất, chế biến, gia công với thương mại dịch vụ
Chương 2 “bản sắc văn hóa làng xã truyền thống và hiện đại” do PTS Lương Hồng
Quang (viện văn hóa nghệ thuật quân đội) vạch rõ đặc thù riêng của văn hóa Ninh Hiệp trong quá khứ cũng như hiện tại Từ đó chỉ ra bản chất văn hóa của làng là
năng động, dễ dàng thích nghỉ với nền kinh tế thị trường, từng, bước đô thị hóa tại chỗ nhưng vẫn duy trì được những nét văn hóa cơ bản trong truyền thống của làng
Chương 3 “Lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế và xã hội” do PGS.TS Tô Duy
Trang 12-xã hội của -xã Ninh Hiệp, chỉ rõ những thế mạnh và những hạn chế trong quá trình
phát triển đó Và từ đó đưa ra những khuyến nghị mô hình phát triển kinh tế - xã
hội thích hợp cho xã Ninh Hiệp (6; 3)
Công trình Làng việt — đối điện tương lai hồi sinh quá khú của John Kleinen đã mở ra một hướng nghiên cứu mới trong sự biến đổi của làng xã Việt
Nam Công trình nghiên cứu những đổi thay của làng xã Việt Nam trong thế kỷ
XX, nghiên cứu không chỉ về phương diện tĩnh (nhận diện cấu trúc làng xã) mà còn về phương diện động (đôi thay của làng xã), Tham khảo rất nhiều tư liệu của các học giả trong nước cũng như nước ngồi về nơng thơn, đất nước việt Nam, lấy trường hợp điển hình là làng Tơ (Quốc Oai, Hà Nội) John đã chỉ ra những thay đổi của làng qua các thời kỳ: thuộc địa, chiến tranh và độc lập, cải cách ruộng đất và thời kỳ tập thể hóa Bằng việc sắp xếp lại những sự kiện theo
trật tự thời gian, John đã khái quát được làng Việt nói chung, làng Tơ nói riêng, qua những sự kiện chính trị xảy ra và những sự kiện đó có tác động mạnh mẽ
đến làng xã Sau 10 năm đổi mới làng Việt Nam đã trải qua một quá trình đổi
mới toàn diện với nền kinh tế thị trường và sự độc lập hơn của địa phương Các tập tục văn hóa được khôi phục lại sau nhiều năm bị lãng quên (14)
Trong công trình Sự biến đối của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng
sông Hàng, dựa trên các công cụ phân tích của xã hội học, Tô Duy Hợp và các
cộng sự đã phác thảo những vấn đề tương đối cơ bản của quá trình biến đổi của làng xã đồng bằng sông Hồng sau 10 năm đổi mới Cụ thể, các tác giả đề cập đến sự biến đổi trong cơ cấu kinh tế; các dịch vụ xã hội; các hệ thống giá trị -
chuẩn mực văn hóa trong gia đình, dòng họ, làng xã; hệ thống quản lý làng xã
trong nền kinh tế thị trường Sau khi khẳng định những thành tựu đã đạt được sau 10 năm đổi mới ở các làng xã đồng bằng sông Hồng, nhóm tác giả cũng chỉ
ra những mặt tiêu cực của quá trình chuyển đổi các quan h cơ bản trong, làng - xã và gợi mở các lựa chọn chiến lược nhằm phát triển cộng đồng làng xã
Trang 13Nghiên cttu Anh hưởng của mô hình làng xã truyền thống tới sự biến đối làng xã đông bằng sông Hỏng của Nguyễn Lâm Tuấn Anh được đăng trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật (số 4, 2005), đề cập đến vấn đề chuyển đổi cơ cấu lao động ở nông thôn bằng việc phân tích những ảnh hưởng của năng lực truyền thống của làng xã đến đến sự chuyển đổi kinh tế làng Với mẫu khảo sát là 3 làng Tam sơn, Phù Lưu, Đồng Ky tại huyện từ sơn tỉnh Bắc Ninh đại diện cho 3
mô hình kinh tế cơ bản: làng trọng nông nghiệp, làng trọng buôn bán — dich vu
và trọng nghề thủ công, Dựa trên 3 mẫu khảo sát nảy, tác giả đã chỉ ra những ảnh hưởng của tâm lý truyền thống đến sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp làng
xã hiện nay của làng xã Việt Nam Nếu như trong quá khứ, làng đã là một làng
có truyền thống buôn bán năng động, năng lực thị trường của làng tốt thì hiện tại việc chuyển đổi tỷ trọng nông nghiệp sang phi nông nghiệp của làng rất dễ dàng Sự chuyển giao nghề nghiệp sẽ dễ dàng hơn đối với các làng nghề, các làng
buôn so với vi
học một nghề mới của làng trọng nông Ý thức hệ là một khó
khăn chỉ phối tâm lý người lao động trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nghề
nghiệp Những làng trọng nông mang sẵn tâm lý khép kín, ngại thay đổi, sợ thất bại, an phận là một rào cản lớn trong quá trình chuyển đỗi nông nghiệp sang phi nông nghiệp Còn những làng nghề, làng thương nghiệp với tính năng động vốn
có trong truyền thống khiến cho họ tiếp cận thị trường dễ dàng hơn, tiếp cận nghề nghiệp cho những làng này dễ dàng hơn so với làng nông nghiệp thuần túy Với sự năng động vốn có, việc chuyển giao nghề nghiệp đối với họ cũng dễ
dàng hơn nhiều Xu hướng của nền kinh tế hiện nay ở đồng bằng sông hồng sẽ
Trang 14mẫu văn hỏa truyền thống, chuyển từ coi trọng phân biệt đẳng cấp sang coi
trọng sự phân biệt dựa trên địa vị kinh tế Quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động
nghề nghiệp phụ thuộc nhiều vảo các năng lực thị trường vốn có trong truyền thống Tùy từng đặc trưng riêng của làng xã mà có những chiến lược phát triển phù hợp nhằm phát huy được nội lực của từng làng trong chiến lược phát triển
nông nghiệp nông thôn (1)
Nghiên cứu “Thực rạng và giải pháp đảm bảo sinh kế bên vững cho cộng
đồng dân cư ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa " của Bùi Văn Tuần thuộc
Viện Việt Nam học và khoa học phát triển - ĐHQGHN được đãng trên Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN, Tập 31, Số 5 (2015), đã mô tả thực trạng biến đổi cấu trúc
sinh kế của dân cư quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội Nghiên cứu đã chỉ ra những
nguồn lực mà quận Bắc Từ Liêm hiện đang có như: nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực tài chính và nguồn lực xã hội Sau khi
phân tích được những nguồn lực hiện có của quận, tác giả chỉ ra những tác động,
mà nguồn lực đó đến thực trạng sinh kế của cộng đồng dân cư quận Bắc Từ Liêm Và từ đó có những giải pháp thích hợp đảm bảo phát triển sinh kế bền
vững cho cộng đồng dân cư ven đô trong quá trình Đô thị hóa (13)
Luận án “Sinh kế của người nông dân bị mắt đất trong quá trình cơng
nghiệp hố - đơ thị hoá: Nghiên cửu trường hợp tỉnh Hải Dương” của tác giả
Nguyễn Đức Hữu tiếp cận dưới góc độ xã hội học Kết cấu luận án gồm có 3 phần chính: cơ sở lý luận và thực tiển về sinh kế; thực trạng sinh kế của người
nông dân trong quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa trên đại bản tỉnh Hải
Dương và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người nông dân bị mất đất trong
quá trình công nghiệp hóa ~ đô thị hóa trên địa bàn tinh Hai Dương Chương 2,
tác giả khái quát sơ qua đặc điểm kinh tế - xã hội và bối cảnh sinh kế của tỉnh Hai Dương, nội dung chính đề cập đến tải sản sinh kế của người nông dân trong
quá trình công nghiệp hóa — hiện đại hóa và các mô hình sinh kế của người nông dân ở tỉnh Hải Dương trong quá trình công nghiệp hóa — hiện đại hóa Các tai
Trang 15nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn tải chính, nguồn vốn vật chất, nguồn vốn xã hội Với những yếu tổ này, tác giả đưa ra những tiêu chí và chỉ số liên quan để đánh giá, làm nổi bật lên tài sản sinh kế mà nông dân Hải Dương đang sở hữu Sau khi phân tích những chỉ số liên quan đến tài sản sinh kế của nông dân tỉnh Hải
Dương, tác giả phân loại mô hình sinh kế của nông dân tỉnh gồm có 2 loại: mô
hình sinh kế nông nghiệp và mô hình sinh kế phi nông nghiệp và phân tích các
yếu tố liên quan đến hai mô hình sinh kế trên Kết quả sinh kế của nông dân
trong quá trình công nghiệp hóa — đô thị hóa có nhiều khả quan: tỉ lệ lao động có việc làm tăng, người dân nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống hộ gia đình Sau khi khát quát được sinh kế của người nông dân Hải Dương, tác giả mới đi sâu
phân tích sinh kế của người nông dân bị mắt đất Trong chương 3 này, các
nguồn lực sinh kế được tác giả sử dụng để phân tích cũng dựa trên khung phân
tích sinh kế của DFID giống như ở chương 2 Tác giả cũng đưa ra những tiêu chí
và thông số để làm nổi bật lên những yếu 16 sinh kế của người dân mất đất
Trong nghiên cứu này, tác giả chủ trọng quan tâm đến sinh kế của người nông
dân truyền thống chịu tác động mạnh của chính sách thu hỗi đất, tìm ra mối liên
Các chính sách
hệ giữa các nguồn vốn sinh kế và lựa chọn chiến lược sinh
của Nhà nước đối với sinh kế của nông dân bị mắt đất cũng được tác giả đề cập
trong chương nảy, Đây là công trình nghiên cứu dày công, tỉ mỉ và mang đầy tính thời sự trong thời cuộc hiện nay (4)
Luận án “Biển đổi sinh kế của người nông đân ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải
Duong trong bồi cảnh công nghiệp hố và đơ thị hoá" của tác giả Nguyễn Văn 'Tạo được tiếp cận dưới góc độ nhân học Kết cấu luận án gồm 4 phân chính: tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và địa bàn nghiên cứu; sinh kế inh Hải Dương; sinh kế của
truyền thống của người nông dân ở huyện Gia
người nông dân ở huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương dưới tác động của công nghiệp
hóa và đô thị hóa; tác động của biến đổi sinh kế những vấn đề đặt ra, giải pháp và kiến nghị Không giống luận án của tiến sĩ Nguyễn Hữu Đức “Sinh kể của người nông dân bị mắt đất trong q trình cơng nghiệp hố - đơ thị hố: Nghiên cửu trường hợp tỉnh Hải Dương" tiếp cận sình kế theo chiều dọc với khung
Trang 16phân tích sinh kế của DFID, tiến sĩ Nguyễn Văn Tạo lại có một hướng đi khác truyền thống hơn, tiếp cận sinh kế nông thôn theo chiều ngang với các nội dung được phân chia theo tiêu chí ngành nghề Nếu chương I là lý thuyết về sinh kế và những nét khái quát về huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương thì chương 2 là phần tác giả điểm lại nghề nghiệp truyền thống của huyện Gia Lộc trước đây: nông nghiệp, thủ công nghiệp truyền thống và hoạt động thương mại, dịch vụ Sinh kế truyền thống của người nông dân Gia Lộc có sự kết hợp đa dạng giữa các hình thức sinh kế với nhau, tuy nhiên nông nghiệp vẫn là nguồn sống chính: chú
trọng trồng lúa nước, một số cây hoa màu vụ đông và cây ăn quả; chăn nuôi trâu
bò, lợn gà, thủy sản Ngoài nông nghiệp, người nông dân còn có truyền thống về nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp và bắt đầu thực hiện các hoạt động dịch vụ Sau khi đã nêu ra những đặc điểm chính của nông nghiệp truyền thống thì chương 3
tác giả trình bay sinh kế của nông dân Gia Lộc dưới sự tác động của công,
nghiệp hóa — đô thị hóa Sự biến đổi sinh kế được tác giả đánh giá qua 3 tiêu chí
n đổi trong nông nghiệp, biển đổi trong tiểu thủ công
giống như chương trên:
nghiệp và biến đối trong thương mại - dịch vụ Sự biến đổi này làm cho Gia Lộc có nhiều thay đổi so với truyền thống trước đây Nếu như sản xuất nông nghiệp trước đây chỉ để tự cung tự cấp thì hiện nay nông dân sản xuất nông nghiệp để
phục vụ cho thị trường cùng với mục đích đó thì giống được người nông dân lựa
chọn có năng suất cao, sinh trưởng nhanh Có những nghề tiểu thủ công nghiệp bị mắt đi như: nghề gốm, nghề khắc in mộc bản và cũng có những ngành nghề mới được sinh sôi và phát triển: giầy da, mộc, làm bún Thương mại dịch vụ trong truyền thống là ngành yếu kém nhất nhưng với sự biến đổi của các nguồn
lực, hoạt động thương mại dịch vụ phát triển nhanh và mạnh hơn, đa dạng và
phong phú hơn Khi đã đưa ra được sinh kế truyền thống, và sinh kế trong quá
trình công nghiệp hóa — đô thị hóa của người nông dân huyện Gia Lộc thì tác giả
có chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực trong quá trình biến đổi sinh kế đến đời sống người nông dân, đồng thời cũng đưa ra những giải pháp và kiến
Trang 17Từ những nghiên cứu này, tác giả đã học tập được thêm cách triển khai
cũng như tiếp cận về vấn đề sinh kế ở nông thôn Và cho đến khi tác giá thực
hiện khóa luận này, chưa có tác giả nào nghiên cứu về làng Phú Thị cũng như
chuyển đổi cấu trúc sinh kế ở làng Phú Thị Khóa luận của tác giả là nghiên cứu
đầu tiên về làng Phú Thị - xã Mễ Sở - huyện Văn Giang - tỉnh Hưng Yên
1.3 Mục đích nghiên cứu
1.3.1 Mục địch tổng quát
Áp dụng các lý thuyết, các khái niệm và phương pháp nghiên cứu phù hợp đề làm rõ bối cảnh, quá trình chuyển đổi và đánh giá tác động của quá trình thay đổi sinh kế đến đời sống văn hóa - xã hội của người dân làng Phú Thị như thể nào
1.3.2 Mục đích cụ thể
~ Nhận điện bối cảnh và quá trình thay đổi sinh kế của làng Phú Thị
- Đánh giá hệ quả của quả trình thay đổi sinh kế đến đời sống văn hóa - xã
hội của người dân làng Phú Thị
1.4 Đối tượng nghiên cứu
~ Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là “quá frình thay đổi sinh kế” bao gồm 4 yếu tổ: thay đổi về vốn con người, thay đổi về vốn vật chất, thay đổi về
vốn tài nguyên, thay đổi về vốn xã hội
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vì không gian của khỏa luận là làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
Phạm vỉ thời gian của khóa luận từ năm 1986 đến nay, 1.6 Phương pháp nghiên cứu
Để có thể thực hiện được đề tài này, tôi đã kết hợp các nghiên cứu: phương
pháp phân tích tài liệu, phương pháp định tính và phương pháp định lượng Cụ
thể như sau:
Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: thu thập các thông tỉn, tài liệu
liên quan như sách, báo, tạp chí, kết quả nghiên cứu của các đề tài dự án của
Trang 18các học giả trong nước và ngoài nước Bên cạnh đó còn có các văn bản báo cáo, thống kê, của các phòng ban chức năng của xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
Phương pháp định tính được đặc biệt quan tâm, sử dụng để thu thập các
nguồn tài liệu định tính liên quan đến đề tài trên thực địa Trong đó, các công cụ và phương pháp chính được sử dụng bao gồm: phương pháp quan sát trực tiếp, phương pháp phỏng vấn sâu, Để có cái nhìn sâu hơn, phương pháp phỏng vấn cá nhân cũng được thực hiện để thu thập thông tin liên quan đến đề tài Mẫu được lựa chọn để thực hiện phỏng vấn sâu gồm những người thuộc những thế hệ khác nhau Những người già (trên 60 tuổi) cho biết các hoạt động sinh kế, đặc điểm văn hóa, xã hội truyền thống, những người trung niên (40 — 59 tuổi) cung cấp các thông tin
về cách làm kinh tế, những người trẻ (18 - 23) cho biết định hướng học tập, làm
việc trong tương lai Bên cạnh đó, việc thực hiện 3 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc) cũng được áp dụng trong nghiên cứu này Điều này giúp nghiên cứu có
được những thông tỉn, tài liệu phong phú đa dạng và sát với thực tế
Phương pháp định lượng cũng được tác giả áp dụng với phương pháp điều
tra bảng hỏi để lấy ý kiến của người dân sinh sống ở các xóm khác nhau Đã có
30 bảng hỏi được sử dụng để thu thập các thông tin định lượng ở các xóm trong thôn được nghiên cứu, trong đó cỏ 8 bảng hỏi được phát ở xóm 16, 7 bảng hỏi phát ở xóm 15, 7 bảng hỏi được phát ở xóm 14 và 8 bảng hỏi được phát ở xóm
13 Đối tượng được hỏi là những người có độ tuổi từ 57 tuổi trở xuống, Nội
dung câu hỏi được tập trung vào sinh kế hiện tại, định hướng giáo dục, định
hướng nghề nghiệp, không gian — vật chất nơi cư trú và nhu cầu giải trí, Kết quả
điều tra được xử lý thủ công: theo toán học thống kê để lấy các ý kiến trùng lặp 1.7 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm có 3 chương:
- Chương | Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về chuyên đổi cấu trúc sinh kế ở:
Trang 19
và giới thiệu tổng quan về làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh
Hưng Yên
~ Chương 2 Quá trình thay đổi cấu sinh kế tại làng Phú Thị: Nêu tông quan
bối cảnh chính trị xã hội, sự thay đổi về vốn con người, thay đổi về vốn xã hội và thay đổi về vốn tự nhiên
- Chương 3: Đánh giá hệ quả của quá trình thay đổi sinh kế tại làng Phú
Thị: Quá trình thay đổi sinh kế đã cải thiện đời sống cho người dân, củng cố - cố kết cộng đồng và góp phần tái tạo lại sinh hoạt văn hóa cô truyền
Trang 20CHUONG I
CO SO LY THUYET VA THUC TIEN VE CHUYEN DOI CAU TRUC SINH KE 6 NONG THON BAC BO
1.1 Khái niệm sinh kế và khung phân tích sinh kế
Khái niệm sinh kế (livehood) được xuất hiện vào khoảng những năm 80
của thế kỷ XX do Robert Champer sử dụng và dé cập, được sử dụng rộng rãi từ
những năm 90 của thé ky XX Robert Champer định nghĩa “Sinh kế bao gồm
năng lực, vốn và phát triển bền vững Cách hiểu đơn giản nhất của sinh kế đó là
phương tiện cần có của cuộc sống "
+ Năng lực là cả kết quả (mục đích) và phương tiện của sinh kế Sinh kế cung cấp nguôn lực cho sự tăng trưởng và sự sử dụng của năng lực và những năng lực phương tiện cho phép sinh kế có thê được tăng trưởng
+ Vấn cũng bao gém cả hai kết quả và phương tiện: Bắt kỳ định nghĩa nào
của vốn cũng phải bao gầm sinh kế đầy đủ và tốt Vốn trong tài sản và mô hình tiếp cận là điều kiện tiên quyết để kiếm được sinh kế đây đủ và tối
+ Phát triển bền vững cũng bao gầm cả kết quả và phương tiện Phát triển bằn vững ở cương vị quản lỦ của phương kế là giá trị của chính nó và nó cung
cấp điều kiện cho sinh kế để duy trì liên tục cho sự phát triển trong tương lai Đồng quan điểm với Robert, Champer, Carney cũng định nghĩa sinh kế như sau: “Sinh kế bao gôm năng lực tiềm tàng, tài sản (cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất đai, đường sá) và các hoạt động cân có để kiếm sống”
Trong nhiều nghiên cứu của mình F.Ellis cho rằng sinh kế bao gầm những
tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài chính, nguồn vốn xã hội) những hoạt động và cơ hội tiếp cận đến các tài sản và các hoạt động đó (đạt được thông qua các thể chế và và quan hệ xã hội) tài nguyên vật chất và xã hội) mà theo đó các quyết định về sinh kế đều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi nông
hộ (12; 14)
Trang 21
Dưới góc độ tiếng Việt, sinh kế là một từ Hán Việt, sinh có nghĩa là sinh sống, kế được hiểu là phương thức, cách thức Nói dễ hiểu, sinh kế là phương,
thức sinh sống của con người, là phương tiện đảm bảo đời sống của con người
Cho dù tiếp cận sinh kế ở nhiều hướng khác nhau, các quan điểm trên đều
thống nhất rằng sinh kế là cách thức kiếm sống bao gồm các nguồn lực: năng
lực, tải sản để có thể thực hiện các hoạt động sống bình thường 1.1.2 Khung phân tích sinh kế
‘Theo co quan phát triển quốc t Vuong quéc Anh (DFID, 2001), khung
phân tích sinh kế bao gồm 5 yếu tố, tạo thành một hình ngũ giác như sau:
Nguồn vốn con người
Nguồn vốn xã hội Nguồn vốn tự nhiên Nguồn vốn vật chất Nguồn vốn tài chính
1 Nguồn vốn con người là nguồn lực quan trọng nhất, đóng vai trò trung, tâm và điều tiết các nguồn lực khác Nó bao gồm các kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khỏe của con người giúp con người có thể theo đuổi và đạt được những mục tiêu khác nhau của sinh kế
2 Nguồn vốn tực nhiên là nguồn lực có sẵn trong tự nhiên, phục vụ cho quá
trình sinh kế của con người như đất, nước, tài nguyên thiên nhiên,
3 Nguôn vẫn tài chính là nguồn lực tài chính mà con người sử dụng nhằm đạt được mục tiêu sinh kế của mình Đây là yếu tổ trung gian cho sự trao đổi có
ố/tài sản khác Có 2
sử dụng thành công các yếu
ý nghĩa quan trọng đối với việ
ăn về : Ân vấn cần cổ đã nguân về x 3
nguồn vốn cơ bản: nguồn vốn sẵn có và nguôn vốn vào thường xuyên
Trang 22
4 Nguân vốn vật chất là tài sản do con người tạo nên và các dạng tài sản vật chất, bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và công cụ sản xuất hảng hóa cần thiết
để hỗ trợ sinh kế
5 Nguồn vốn xã hội: Là các tiềm lực xã hội mà con người vạch ra để theo
đuổi các mục tiêu sinh kế Nguồn lực này được thể hiện dưới dạng các mạng
lưới liên kết cộng đồng
Đa số các nghiên cứu về sinh kế, các chính sách phát triển đều dựa vào
khung sinh kế của DFID như một tham chiếu Khóa luận tìm hiểu sinh kế của
người dân làng Phú Thị cũng dựa trên cơ sở tiếp cận các nguồn vốn của DFID
trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ
1.2 Khái quát cầu trúc sinh kế của nông thôn Bắc Bộ
1.2.1 Nguồn gốc và phân loại làng Bắc Bộ
Làng là một đơn vị tụ cư, tại đó diễn ra tất cả những sinh hoạt kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội của người nông dân Việt Nam PGS.TS Bùi Xuân
Đính định nghĩa về làng như sau “Làng là đơn vị tụ cư truyền thống của người nông dân Việt, có địa vực riêng, cơ cấu tô chức, cơ sở hạ tằng, các tục lệ, thờ cúng riêng, tâm lý tính cách riêng và cả thô ngữ riêng hoàn chỉnh và tương đối
ổn định trong quá trình lịch sử”
'Tiền thân của làng xã là công xã nông thôn, đây là một “hình thức công xã
ở giai đoạn quá độ từ xã hội công sản nguyên thuỷ chuyển sang xã hội có giai cấp, trong đó một phần ruộng đất đã thành của riêng "' “Trong quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến, các công xã nông thôn dân dần bị
phong kiến hoá và trở thành các đơn vị xã hội - hành chính cơ sở của chính
quyên phong kiến với tên gọi chung là xã hay thôn làng "” Tuy làng — xã được
bắt đầu hình thành từ thế kỷ X nhưng cho đến tận thế kỷ XI công xã nông thôn vẫn tồn tại phổ biến, quyền tự trị vẫn còn khá lớn, Nhà nước vẫn chưa can thiệp
sâu được vào các làng — xã Cho đến thế kỷ XV, dưới thời vua Lê Thánh Tông
Nha nước thực hiện các chính sách quân điền, lộc điền và nhiều chính sách khác
Việt ~ Việt, hp./ftrat0.soha.vn,
` Bài giảng của Tiền sĩ Đặng Thị Văn Chí
Trang 23
vậy nên tầm ảnh hưởng của Nhà nước đối với làng có sâu rộng hơn nhưng vẫn
không đáng kể Và đến thế kỷ XVII chính quyền nhà nước mới thật sự đi sâu
vào làng — xã
Làng Bắc Bộ được chia thành nhiều loại hình khác nhau tùy theo khía cạnh phân loại Theo GS.T§ Nguyễn Đức Nghỉnh, ông chia làng theo 2 khía cạnh: môi
, khu
vực, làng được chia thành: “các làng xã vùng núi, vùng trung du, vùng đông bằng,
trường sinh thái và hoạt động kinh tế Theo khía cạnh môi trường sinh
làng ven sông, dọc kênh rạch, làng vàng trũng, làng ven biển, làng ven đối " (14;
418) Theo hoạt động kinh tế, làng được chia thành “làng thuẩn nông nghiệp, làng nghề thủ công, làng ngư nghiệp, làng buôn bán, làng làm muối ” (14; 418)
Theo đối tượng nghiên cứu về làng của khóa luận là hoạt động sinh kế, tác giả phân chia làng Bắc Bộ theo cách phân chia thứ 2 của GS.TS Nguyễn Đức
Nghinh: phan loại làng theo hoạt động kinh tế: 1, Làng thuần nông (làng nông nghiệp)
2 Lãng thủ công nghiệp
3 Làng bán nông — bán thương
Vi lang Phú Thị trong truyền thống là một làng bán nông bán thương nên
khóa luận sẽ tập trung giới thiệu cấu trúc sinh kế của làng bán nông — bán
thương Bắc Bộ Những yếu tố được tác giả tập trung phân tích là: nguồn vốn con người, nguồn vốn vật chất, nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn xã hội Qua
những yếu tố đó, khóa luận sẽ làm nỗi bật sự thay đổi của làng Phú Thị hiện tại so với lảng bán nông - bán thương trong truyền thống,
1.2.2 Cấu trúc
Do chịu ảnh hưởng sâu sắc triết lý Nho giáo của Khổng Tử “sỹ, nồng, cống, sinh kế của làng bản nông — bản thương Bắc Bộ
thương” nên người dân Bắc Bộ không có tâm lý xem thương nghiệp là một
ngành nghề cao quý Hơn nữa, chính quyền phong kiến thực hiện chính sách ức
thương, không khuyến khích buôn bán, giao thương Triều đại cuối cùng thực
hiện chính sách đóng cửa, không giao lưu bn bán với nước ngồi Điều đó,
dẫn đến thương nghiệp Bắc Bộ nói riêng, thương nghiệp Việt Nam nói chung không phát triển
Trang 241.2.2.1 Nguôn vốn coh người
Bởi nền văn hóa không coi trọng thương nghiệp cho nên ở Bắc Bộ hầu như
không có những nhà buồn lớn Những người tham gia buôn bán chỉ là những
tiểu thương vẫn coi nông nghiệp làm nền tảng
Những người tham gia vào quá trình lưu thơng hàng hố chủ yếu là phụ nữ và nông dân nghèo Đây là những người buôn bán không chuyên, bán những sản
phẩm nghề phụ của gia đình nhằm bé sung cho nguồn thu nhập ít di từ nông
nghiệp Họ vẫn xem nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của gia đình, hoạt động
buôn bán chỉ đơn thuần giống trao đổi những sản phẩm nông nghiệp và thủ công, nghiệp đo chính tay họ sản xuất ra Vốn và lãi của người buôn bán thường rất ít, thú nhập từ buôn bán thường chỉ “lấy công làm lãi” Số lượng người mua và người bán ở chợ cân bằng nhau, “khó để phán biệt rạch ròi trong số những người
tham gia buôn bán ở chợ ai là thương nhân, ai là thợ thủ công, và ai là nông dân
Sự hoà lẫn của ba thành phan công - nông - thương này trong cùng một người mua - bán hàng là một điểm khá đặc biệt ở thương nghiệp Việt Nam "Ẻ
Bên cạnh những thương nhân không chuyên nghiệp thì ở Bắc Bộ cũng có
những người coi thương nghiệp là nghề chính và thu nhập của họ cũng chủ yếu
từ việc buôn bán Tuy nhiên, số lượng những người buôn bán chuyên nghiệp
không nhiều và không coi việc buôn bán là nghề nghiệp lâu dài ổn định, khi có điều kiện họ sẽ quay trở lại làm nghề nông (3; 61) Quan niệm “Dĩ nông vi bản”
đã ăn sâu vào ý thức hệ của họ khó có thể thay đổi Đồng vốn kiếm được từ buôn bán, thương nhân không dùng nó quay vòng vốn đề phát triển việc buôn
bán mà thường mang đi tậu ruộng
Trong thời kỳ bao cấp, thương nghiệp không được phát triển, kinh tế thị
trường không được khuyến khích nên thương nhân tổn tại bất hợp pháp, kinh
doanh lén lút và từ đó hình thành các “chợ đen” Những thương nhân hợp pháp làm công cho Nhà nước được gọi là các mậu địch viên, bán hảng tại những cửa
hàng hợp tác
”T§ Đặng Thị Vân Chỉ, Tập bải
Trang 25Đến thời kỳ đổi mới, nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thay thể cho nền kinh tế bao cấp nên thương nghiệp có nhiều khởi sắc hơn Tuy
nhiên, đến khoảng chục năm gần đây thương nghiệp mới thật sự phát triển Trên thị trường đã xuất hiện những doanh nghiệp có quy mô kinh doanh rộng lớn: cả
thị trường trong nước lẫn nước ngồi Tại các xã thơn cũng xuất hiện nhiều thương gia, họ kinh doanh đẩy đủ các loại mặt hàng cần thiết cho cuộc sống
Thương nhân trong thời kỳ hiện đại không phân biệt giới tinh, din ông cũng tham gia vào quá trình buôn bán, trao đổi hàng hóa Chợ làng được họp thường,
nhật có chợ sáng chợ chiều Chợ liên làng sẽ được họp 5 ngày 1 lần Cũng giống
trước đây, những người thương nhân ở chợ cũng mang những vật phẩm mình làm được để mang ra chợ bán Nhưng thương nhân hiện đại khác thương nhân
nửa đầu thế kỷ XX ở điểm họ trồng vật phẩm với mục đích buôn bán chứ không phải mang vật phẩm mình có để trao đổi lấy chút tiền trang trải chỉ phí sinh hoạt
1.2.2.2 Nguén vốn vật chất
Mặc dù mang tính chất nông nghiệp nhưng thương nghiệp được diễn ra tại
các làng khá sôi nỗi Hệ thống chợ lảng, chợ liên làng được phân bố khá dày đặc, “đây là dấu hiệu cho nền kinh tế hàng hóa mở rộng " (3; 50) Chợ được họp
hàng ngày hoặc họp theo phiên, thường thì 5 ngày 1 phiên chợ Khi đến phiên chợ huyện, chợ hàng tổng thì người mua — người bán tập hợp lại đông hơn, có
nhiều đặc sản hơn và những loại hàng đất tiền: trâu bò, xe đạp, Khi hết phiên
chợ, địa điểm họp chợ sẽ trở thành nơi hoang vắng
Địa điểm được họp chợ là một khu đất trống, nơi giao nhau của các làng,
“chợ đó không nằm ngay trong làng mà ở ngay cánh đồng bên cạnh con đường
ằn với nhiều làng" (16; 618) Lý do
lớn ở ngã tu mấy con đường đất nhỏ nỗ
chợ được họp tại những vùng giáp với các làng lân cận là do tính chất của chợ thu hút nhiều vị khách lạ mặt và đó là điều mà người dân mỗi làng kiêng đẻ, vì
thế họ sẽ không đề bắt kỳ kẻ lạ
nào vào được thôn lang của mình
Diện tích của chợ không lớn, cơ sở vật chất của chợ còn rất nghèo nàn Chợ
được hình thành trên một khu đất trống nhỏ hẹp, vào ngày mưa ving dat nay sé
Trang 26trở thành những vũng bùn lây lội Có những chiếc lều che mưa, che nắng được dựng lên với kiến trúc tạm bợ, thô sơ Đó là những chiếc cọc gỗ được bắc lên,
dựng vào nhau, mái được lợp bằng rơm rạ “kiến trúc thơ sơ dùng làm nơi che
mua che nẵng cho người bán hàng, đó là những chiếc lều xiêu vẹo mái lợp rạ ”
(16; 619) Tuy nhiên, những túp lều này không đủ để đáp ứng cho số lượng người tham gia buôn bán nên có nhiều người phải ngồi ngoài trời với những
chiếc nón vào ngày nắng hoặc chiếc áo tơi vào ngày mưa đề có thể buôn bán
Kinh tế hàng hóa trước đây mang quy mô nhỏ vốn liếng ít Cơ cấu mặt hàng buôn bán ở chợ không phong phú, chủ yếu là nông phẩm và nhu yếu phẩm
của người nông dân Mặt hàng buôn bán của người buôn bán chuyên nghiệp là bàng xén, vải, thịt, cá, lương thực thực phẩm, “những điểu nông thì mang các
sản phẩm trồng trọt, thủ công ra trao đổi Nhìn cơ cấu mặt hàng ở chợ thì chủ yếu vẫn là nông sản mà phân nhiều là sự tự sản tự tiêu ở trong vòng của kinh tế
tự cấp tự túc " (3; 51)
Dưới thời bao cấp, các sản phẩm hàng hóa được bán theo chế độ tem phiếu
có định mức cho từng đối tượng Nhà nước sẽ phân phối cho nhân dân những
mặt hàng cần thiết cho cuộc sống như gạo, thực phẩm, chất đốt, vải vóc, pin, cho
đến các tiêu chuẩn phân phối được mua bổ sung như xà phòng giặt, giấy dầu, xỉ
măng, khung, săm, lốp xe đạp Những sản phẩm này thường không đủ số
lượng để đáp ứng cho nhu cầu của người dân Hàng hóa không những bị thiếu
thốn về số lượng mà còn đi kèm với chất lượng thê thảm Số lượng gạo được
cấp phát đã ít lại còn bị mốc xanh mốc đen, nhưng người dân cũng phải ngậm
ngùi nhận lấy, thà lấy gạo mốc còn có cái để mà ãn Bột mỳ cũng mốc, rau vàng,
héo, thịt bèo nhèo Vải vóc thời kỳ đó cũng được phân phát theo tem phiếu, tiêu
chuẩn mỗi người được 5m — 7m vải nên số quần áo máy vá chằng vá dụp là điều
hết sức thông thường, Giá trị của những mặt hàng thời này còn được vè thành
bài như sau:
Trang 27Nhất gạo nhỉ rau Tam dẫu tứ muối Thịt thì đuôi đuối Cá biển mắt mùa Đậu phụ chưa chua Nước chấm nhạt thách Mĩ chính có “đếch"
Vải sợi chưa về
Săm lắp thiếu ghê
Cái gì cũng thiểu "
Mấy năm sau khi tiến hành cải cách năm 1986, thương nghiệp Bắc Bộ bắt
đầu chuyển mình, nhưng sự chuyển dịch nảy chậm Thương nghiệp được cởi
trói, các làng thương nghiệp làm ăn trở nên khắm khá, các mặt hàng buôn bán
phong phú và đa dạng Xuất hiện nhiều mặt hàng mà trước đây chưa từng có,
nhiều mặt hàng không còn khan hiếm như trước: dầu ăn, thịt, sữa, bánh kẹo
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, buôn bán tự do được thúc đẩy mạnh Những thương nhân giao thương với nhiều nơi kiếm được nhiều nguồn
hàng phong phú Các trung tâm buôn bán được xây dựng nhiều Chợ làng được
đầu tư xây dựng bởi những cột bê tông và lợp bằng mái bờ - rô, có những làng
đầu tư xây “nhà chợ” cho thương nhân buôn bán Cơ sở vật chất thương mại đã
được đầu tư, nâng cấp lên nhiều 1.2.2.3 Nguôn vốn xã hội
Do tính chất nghề nghiệp chỉ phối nên mối quan hệ của thương nhân nửa đầu thế kỷ XX được mở rộng nhiều hơn so với nông dân thuần nông nghiệp,
Với sự phát triển của chợ làng, một vùng liên làng được tạo ra theo chu kỳ phiền chợ trong từng tháng Những làng gần nhau được phân chia mở chợ theo thứ tự trước sau tạo ra sự tiêu thụ hàng hóa theo vòng khép Không chỉ có mỗi quan hé liên làng, những thương nhân chuyên nghiệp còn tạo ra mối quan hệ
* Phan Cảm Thượng (2014), "Đời sống thời bao cấp (Bài 4): Phân phối & đồng lương”, Thé thao vin
Hóa, Thethaovanhoa.vn
Trang 28
liên vùng Ho di xa hon dé tim mối hàng, đặc biệt là với những cư dân ở miền núi Bắc Bộ Sản phẩm ở vùng miền núi nhiều và những người dân vùng núi Bắc
Bộ có nhu cầu trao đổi nhiều hàng hóa hơn với vùng đồng bằng Châu thổ Hơn
nữa, khi trao đổi hàng hóa với vùng miền núi những thương nhân đồng bằng thu
được lãi cao hơn
Không chỉ mở rộng mối quan hệ liên làng, liên vùng, kinh tế hàng hóa không
làm mối quan hệ thân tộc — láng giềng lỏng lẻo Kinh tế hàng hóa phát triển cảng làm tình cảm họ hàng, láng giềng gắn kết chặt chẽ với nhau Mỗi quan hệ dòng họ
- thân tộc vẫn là mối quan hệ chủ yếu trong các làng bán nông — bán thương,
“thậm chí mối quan hệ láng giềng còn bị phụ thuộc vào môi quan hệ đòng họ” @; 98) “Những người buôn bán nhỏ cũng có ý thức ở gần họ hàng để tìm chỗ dựa về kinh tế, tình cắm, tâm lý " (3; 98) Người dân trong làng ngoài việc giúp đỡ
nhau những khi khó khăn, họ còn cùng nhau lao động công ích, làm mới — sửa chữa các công trình: thủy lợi, đường sá, trùng tu đình chùa, miếu mạo
1.2.2.4 Nguôn vốn tự nhiên
Bởi đất đai của những làng bán nông — bán thương ít 6i nên những người dân trong làng phải mưu sinh bằng phương thức ngoài nông nghiệp Thương,
nhân buôn bán, tích lũy vốn và dùng số vốn đó để tậu đắt từ các làng khác Đối
với họ, thương nghiệp vẫn là nghề không ồn định, họ cần nắm chắc sự ồn định,
an toàn, Cách suy nghĩ này bị ảnh hưởng bởi tư tưởng kinh tế truyền thống
“trọng ruộng đất, trọng nông nghiệp; trọng nông tke thương, lấy nông làm gốc coi thường thương nghiệp; quý nghĩa khinh lợi, ca ngợi chữ nhàn ” (3; 16)
Nhưng hiện nay, khi ý thức hệ đã có nhiều sự thay đổi thì quan điểm về thương nghiệp của thương nhân có nhiều thay đổi Hệ giá trị được chuyển từ phân loại tầng lớp dựa trên đẳng cấp xã hội sang phân loại tầng lớp dựa vào vị trí kinh tế Từ đó, thương nghiệp có chỗ đứng quan trọng hơn trong cơ tầng kinh
tế Thương nhân hiện nay tập trung đầu tư vào buôn bán, ruộng đất được phân
phát họ cho những người nông dân trong làng hoặc làng khác thầu
Trang 291.3 Tổng quan về làng Phú Thị
1.3.1 Đặc điểm tự nhiên
Vi tri dia ly
Làng Phú Thị là một trong 6 thôn thuộc xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên Thôn Phú Thị “vừa cận thị, vừa cận Giang”, phía tây bắc giáp thôn Mễ Sở, phía bắc giáp thôn Nhạn Tháp, phía đồng giáp thôn Đồng Quê, phía
đông nam giáp Phố Mễ, phía Nam giáp làng Thiết Trụ (Bình Minh — Khoái
Châu), phía Tây giáp với Sông Hồng
Xuyên qua địa phận của làng là đường đê TL195 kéo dài từ Hà Nội xuống Thai Bình tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, buôn bán Hơn nữa, bến phà Mễ Sở tọa lạc trên địa phận làng cũng góp phần không nhỏ cho giao thương phát
triển Một phần phố Mễ sầm uắt thuộc địa chính làng đó là những điều kiện giúp cho thương mại làng phát triển rực rỡ,
Địa hình, thổ nhưỡng
Địa hình của làng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Trước đây địa
hình của làng là một vùng chiêm trũng - ngập úng, là nơi phát triển của lau sậy
Theo thời gian, với sự cải tạo đất đai và đắp đê phòng lụt, địa hình của làng trở nên bằng phẳng hơn và cao hơn so với trước kỉa
Đất đai của làng chủ yếu là đất phù sa được sự bồi đắp của sông Hồng Diện tích đất của làng bao gồm vùng trong đê và ngoài đê, phần lớn đất trồng, trọt của làng chủ yêu nằm ở ngoài đê, chiếm 2/3 diện tích đất đai Do có sự cải
tạo của con người nên đất đai luôn mau mỡ, tươi tốt
Khí hậu
Phú Thị có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt Tuy nhiên nền nhiệt giữa các mùa không chênh lệch nhiều Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng
10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
Thủy văn
Phú Thị nằm bên tả ngạn sông Hồng, đây là con sông chính cung cấp nguễn nước cho thơn cũng như cho tồn xã Mễ Sở Bên cạnh đó, hệ thống kênh
Trang 30mương trong làng cũng được phát triển Hệ thống thủy lợi Bac — Hung — Hai công trình thủy lợi lớn nhất miền Bắc đi qua làng, là nguồn cung cấp nước tưới tiêu chủ yếu cho ruộng đồng
1.3.2 Đặc điểm kinh tế
Phú Thị là một từ Hán Việt, Phú là giàu có, thị là nơi buôn bán; Phú Thị có
ý nghĩa rằng là một nơi buôn bán trủ phú, ám chỉ nơi đây cư đân của làng sống,
làm bằng nghề buôn bán Không chỉ làm nghề buôn bán, người dân làng Phú Thị thời xa xưa vẫn còn có nghề truyền thống là nhuộm vải Đến bây giờ vẫn còn câu ca truyền lại về ngành nghề của người dân 8 làng tông Mễ như sau;
.Mễ, Nhạn thì đi buôn nâu
Phú Trạch là đất trằng dâu, nuôi tầm Phú Thị nhuộm vải bán trăm
Thiết Trụ nấu rượu tế thần mọi nơi
Đa Hòa đập đá nung vôi
Bằng Nha đệt cửi là nơi thanh nhàn Châm Hoàng lắm ruộng đường quan
Tụ ngôi kế chuyện tắm làng cùng nghe
Nghề nhuộm vải của người dân Phú Thị còn được nhắc đến trong chuyện
cũ thời chống giặc Nguyên — Mông Lúc đó, dân làng Phú Thị mang vải nâu ra
bện thành thừng, thành chão cho quân đội nhà Trần buộc chèo tiếp tục truy quét
quân giặc
Trước khi đời dân, làng Phú Thị có chợ Mễ dài khoảng Ikm từ chân đê đến
bờ bến phà Mễ Sở, hiện nay trong nhân dân còn truyền nhau câu nói:
“Dai nhu cdi cho: Mé”
“Bỏ dâu bỏ rẻ không ai bỏ chợ MẾ mông năm ”
Chợ là nơi diễn ra trao đổi hàng hóa, sản vật của các vùng, đồng thời là nơi thuận tiện cho các phương tiện thủy bộ hoạt động Các lái thương từ miền xuôi
đến miễn ngược đều đổ dồn về đây với những bè gỗ, bẻ tre “?h„yận mành
Trang 31
Hóa) tới đây” (19; 24) Không chỉ vậy, bến Mễ trước đây được gọi là bên Tuần đã là trạm kiểm soát thuyền bè qua lại trên sông, thuyền của thương khách nước ngoài từ Phố Hiến muốn cập bến Chương Dương đều phải ghé bến Tuần “Truyền thống từ xa xưa của người dân Phú Thị đã làm ăn buôn bán giỏi nên hiện nay con cháu họ đang được kế thừa những tính năng động, biết tính toán, tính linh hoạt, làm giàu của cha ông thửa trước Truyền thống buôn bán của làng vẫn được phát triển mạnh mẽ
Khi Đảng — Nhà nước có chính sách *ngăn sông, cấm chợ” thì hoạt động buôn bán của làng bị chững lại một thời gian khá dài, tuy nhiên cũng có những
hoạt động trao đổi ngầm được âm thầm diễn ra Hoạt động buôn bán một lần nữa nở rộ trên mảnh đất có truyền thống ngàn năm buôn bán khi Đảng ~ Nhà
nước có chính sách gỡ bỏ “cắm chợ, ngăn sông” cho phép hàng hóa lưu thông tự
do, thương nghiệp tư nhân tồn tại và phát triển Từ đó đến nay, thương nghiệp
của làng hoạt động vô cùng mạnh mẽ và sôi động, kẻ Bắc người Nam buôn bán nhộn nhịp đem lại sự trù phú, giàu có cho làng
Bên cạnh thương nghiệp, người dân Phú Thị cũng làm nông nghiệp Đo địa
hình ở làng cao hơn so với các nơi khác nên từ trước nơi đây chủ yếu là trồng màu: ngô, đỗ, lạc, vừng, một số ruộng ở vùng thấp được canh tác lúa nước nhưng chiếm số lượng ít Đến đầu những năm 40 của thế kỷ XX phát xít Nhật xâm chiếm Đông Dương, sản phẩm nông nghiệp của làng được thay đổi thành day va lac Sau cach mạng tháng Tám, để khắc phục nạn đói các loại lương thực ngắn ngày được trồng như ngô, khoai và các loại rau củ có chất bột Theo thống
kê thời kỳ này, cả thôn Phú Thị chỉ có 24 hộ nông dân, đa số là thương nhân
Sau một thời gian dài trồng màu theo sự quyết định của hợp tác xã, khi được trả
lại quyền tự chủ trên mảnh đất của chính mình cày cấy, người nông dân ở Phú
Thị đã táo bạo chuyên đổi cây trồng từ cây hoa màu sang cây ăn quả, cây cảnh,
Trang 32Ngoài thương nghiệp, nông nghiệp người đân của làng Phú Thị còn Jam
nghề thủ công truyền thống Nghề truyền thống của làng là nghề làm bánh, làm
ruốc và làm thuốc bắc
Phú Thị là làng đa ngành, đa nghề, cư dân nhạy bén trong chuyện sản xuất,
làm ăn Họ làm kinh tế không chỉ để đủ ăn mà còn lả để làm giàu, họ nhanh nhạy với sự biến đổi của thị trường, của xã hội
1.3.3 Đặc điểm lịch sử, văn hóa - xã hội
Xã Mễ Sở có thể được coi là vùng đất nghìn năm văn vật, có từ thời vua Hùng dựng nước, gắn liền với truyền thuyết Chữ Đồng Tử - Tiên Dung Tên Mễ Sở có nghĩa là kho gạo được vua Trần Thánh Tông ban cho đề lưu danh chiến công của nhân dân cất giấu, tiếp tế lương thảo cho quân đội trong cuộc chiến chống quân Nguyên - Mông Đây cũng là vùng đất lịch sử gắn liên với cuộc
khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 — 1892) Không chỉ thế, Mễ Sở còn là cơ sở giao thông bí mật và hội họp của xứ ủy Bắc Kỳ trước cách mạng tháng Tám năm
1945 Vùng đất này cũng được vinh dự đón chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm trận dia bén pha, cầu phao quân sự bắc ngang qua sông Hồng Đây cũng là vùng đất
sản sinh nhiều nhân tài cho xã hội (19)
Mễ Sở trước đây thuộc huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, cùng với xã
Bình Minh (thuộc huyện Khoái Châu) được gọi là tổng Mễ gồm có 8 làng: Mễ Sở, Đa Hòa, Thiết Trụ, Phú Trạch, Nhạn Tháp, Phú Thị, Bằng Nha, Hoảng
Trach Nam 1955, tổng Mễ được tách ra làm 2 xã là xã Mễ Sở và xã Bình Minh
Mặc dù chia tách nhưng tình cảm nhân dân các thôn của 2 xã vẫn gắn bó, đoàn kết với nhau, điều này được thể hiện qua hội tông Mễ nhân dân 8 làng cùng rước kiệu về đền chính Đa Hòa, lễ hội này đến bây giờ vẫn được gìn giữ
'Trước năm 1973, dân cư của làng Phú Thị phần lớn sinh sống ở ngoài đê, có truyền thống buôn bán gắn liền với chợ Mễ và bến Tuần Hiện nay, chợ Mễ xưa đã không còn, bến tuần cũng không còn tấp nập như trước nhưng trong lòng mỗi người con Phú Thị hình ảnh đó vẫn còn mãi Là làng nằm ở gần sông,
không được đê bao bọc nên dân làng Phú Thị luôn luôn phải chịu cảnh ngập lụt mỗi khi mùa lũ đến Vì lẽ đó, năm 1973 Chính phủ đã có chính sách di dời dân
Trang 33
cư vào trong đê, khai khẩn những lũy tre bao bọc xung quanh làng, khu đất ruộng để làm đất định cư cho người dân Từ đỏ, chợ Mễ được chuyển vào cuối làng bến thuyền tấp nập cũng không còn sau ngày lịch sử đó Sau khi chuyển dân vào trong đê, vùng đất định cư trước đây giờ được chuyên thành đồng ruộng
để nhân dân canh tác Chợ Mễ - niềm tự hảo một thời của con dân Phú Thị nay
được tách ra trở thành một khu phố riêng trực thuộc xã Mễ Sở Tuy nhiên, trong tâm thức người Phú Thị, chợ Mễ vẫn là một phần của họ, dù có đi đâu họ cũng
tự hào nói rằng “phố Mễ là nơi sằm uất nhất của Phú Thị quê tôi”
Không chỉ là vùng đất có truyền thống buôn bán giỏi, làng Phú Thị cũng là một vùng đất sản sinh nhiều bậc nhân tài, có thể kế đến tiến sĩ Đặng Khanh
(khoa Canh Dan 1710) làm chức Hiến Sát sứ, tiến sĩ Chu Mạnh Trinh làm quan
án sát Thái Nguyên (đời Thành Thái), Dương Quảng Hàm — nhà giáo dục nỗi
tiếng ở thế kỹ XX
Cũng như các làng quê Bắc Bộ khác, các gia đình ở Phú Thị đều có bàn thờ
gia tiên, có đình, chùa, miếu, đền Với nhiều sự biến thiên của lịch sử, đình — đền của làng không còn được giữ nguyên hiện trạng như xưa nó vốn có nhưng
nhân dân trong làng cũng đã khôi phục lại để lưu giữ những tín ngưỡng xưa kia
Chùa Hưng Phúc cũng có niên đại lâu năm nhưng cũng có nhiều thay đổi so với khi mới xây dựng, trong chùa cũng lưu giữ nhiều bảu vật như lư hương đồng, cổ, nhưng đến nay cũng không còn
Không giống như làng Hoàng Trạch có một số nhóm cư dân theo đạo Thiên Chúa, người dân Phú Thị hầu hết có truyền thống theo đạo Phật và tín ngưỡng đa thần: trong làng thờ 3 vị công chúa con vua Hùng Vương, thờ Đức Ông và
thờ Phật, Bên cạnh đỏ, dân làng Phú Thị cùng nhân dân 7 làng khác thờ
Thanh Hàng Tổng là Chử Đồng Tử - Tiên Dung, 3 năm một lần 8 làng tô chức lễ giỗ Thánh hàng tông vô cùng long trọng, rực rỡ
Không chỉ có nền văn hóa đặc sắc, Phủ Thị còn là vùng đất có nhiều đặc sản thơm ngon Đến với Phú Thị, không thể không nếm thử bánh cuốn ở nơi đây
đặc biệt như thế nào, bánh khúc - một loại bánh đặc biệt với nhân đỗ và
bánh răng bừa — mềm dẻo, béo ngậy
Trang 341.4 Tiểu kết chương 1
Có rất nhiều cách hiểu về khái niệm sinh kế Theo quan điểm xã hội học,
Robert Champer định nghĩa “Sinh kế bao gồm năng lực, vốn và phát triển bằn vững”, Carney định nghĩa: “Sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất đai, đường xá) và các hoạt động cân có để kiểm sống” Theo quan điểm ngôn ngữ học, từ điển Hán Việt dinh nghia “sinh ké la phương thức sinh sống của con người, là phương tiện đám bảo đời sống của con người”, Cho dù định nghĩa sinh kế theo quan điểm nào đi nữa thì vẫn có cùng một điểm chung: sinh kế là các hoạt động kiếm sống
Theo DFID sinh ké bao gồm 5 yếu tố: nguồn vốn con người, nguồn vốn tự
nhiên, nguồn vốn tài chính, nguồn vốn vật chất và nguồn vốn xã hội Và 5 yếu tố
của khung phân tích sinh kế này có mối quan hệ mật thiết với nhau, bỗ sung cho nhau và tác động lẫn nhau Từ đỏ, tạo nên một mạng lưới bền chặt, cổ hữu nhau
tạo nên một lực đẩy cho sinh kế phát triển Rất nhiều nghiên cứu của các học giả
trên thế giới, khi phân tích sinh kế của một vùng, một quốc gia nào đó đều dựa
trên khung phân tích sinh kế của DFID đưa ra Và khóa luận cũng là một trong
những công trình áp dụng khung phân tích sinh kế này để chỉ ra đặc điểm sinh
kế của nông thôn Bắc Bộ và làng Phú Thị
Dựa vào khung phân tích sinh kế của DFID, sinh kế làng bán nông — bán
thương Bắc Bộ được phân tích tập trung vào những yếu tô sau: nguồn vốn con
người, nguồn vốn vật chất và nguồn vốn xã hội
Làng bán nông, bán thương trong thế kỷ XX vẫn là làng làm ăn buôn bán nhỏ Hầu hết những người buôn bán là phụ nữ, là nông dân nghèo, buôn bán
không chuyên Thu nhập từ buôn bản rất ít, phần lớn họ buôn bán chỉ “lấy công, làm lãi”, nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập chính của gia đình Số lượng người
buôn bán chuyên nghiệp không nhiều, tư tưởng “dĩ nông vi bản” vẫn còn ăn sâu vào tiềm thức nên những người này không coi buôn bán là nghề lâu dài, khi có
cơ hội họ sẽ quay trở về làm nông nghiệp thuần túy Nhìn chung, thương nhân
Trang 35min Mat hang buôn bán của thương nhân chủ yếu là những nông sản và những
mặt hàng thiết yếu Ở chợ, gạo được bán nhiều hơn thịt, cá, Chợ được họp ở những bãi đất trồng giao giữa các làng với nhau, cơ sở hạ tầng chợ nghèo nản,
lụp xụp Thời gian họp chợ thường ngày hoặc theo phiên, thường cách 5 ngày chợ được hợp 1 lần Những người buôn bán thường có “cái tôi làng mình” thấp
hơn người nông dân thuần nông nghiệp, họ tôn trọng “cái tôi làng khác” Mỗi
quan hệ liên làng liên vùng được mở rộng Đến thời kỳ nhà nước thực hiện chính sách tập thể hóa sản xuất, thương nghiệp bị chững lại một thời gian dài, không phát triển Khi chính sách kinh tế thị trường được thực hiện, thương
nghiệp Bắc Bộ có nhiều khởi sắc hơn, buôn bán hàng hóa sôi động hơn Tuy nhiên, sự phát triển nảy vẫn còn chậm chạp Mặc dù, kinh tế hàng hóa phát triển, nhưng các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống vẫn được các làng gìn giữ và
bảo vệ, thậm chí còn liên kết bền chặt hơn so với trước đây
Trong xu thế phát triển kinh tế hiện nay, làng Phú Thị cũng có nhiều sự chuyển mình tích cực Phú Thị là một vùng “đất lề quê thói”, có truyền thống, lịch sử, văn hóa lâu đời, tồn tại qua những thăng trầm của đất nước, biến thiên
của lịch sử Làng thuộc xã mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, có hệ
thống giao thông thuận lợi, hàng năm được bồi đắp bởi phù sa của sông Hồng Kinh tế của làng chủ yếu là buôn bán đồng thời cũng có làm nông nghiệp và thủ
công nghiệp Người dân trong làng chủ yếu theo đạo Phật và có tín ngưỡng đa
thần Các lễ hội được người dân nơi đây duy trì và bảo tồn rất tốt
Trang 36CHƯƠNG 2
Q TRÌNH THAY ĐƠI SINH KE TAI LANG PHU THI
2.1 Bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội xã tác động đến quá trình thay đôi sinh kế tại làng Phú Thị từ năm 1975 đến nay
Sau khi đất nước thống nhất hai miền Nam - Bắc, chính phủ có nhiều chính
sách quan trong để hàn gắn, khôi phục và phát triển nền kinh tế - văn hóa — xã
hội Khơng nằm ngồi xu hướng đó, xã Mễ Sở nói chung, thôn Phú Thị nói riêng cũng chịu nhiều tác động bởi các chính sách của Đảng
2.1.1 Tác động của chính sách đến nông nghiệp
Để khôi phục nền kinh tế sau hơn 20 năm chiến tranh, được sự chỉ đạo từ
cắp trên xã Mễ Sở vẫn duy trì hợp tác xã, hơn nữa còn mở rộng quy mơ tồn xã
(các hợp tác xã nhỏ được gộp lại thành một hợp tác xã lớn hơn) Hợp tác xã bậc cao được tổ chức không phủ hợp với tâm lý, tập quán của người nông dân làm cho tính tích cực chủ động trong sản xuất của hộ nông dân bị xóa bỏ Thời gian
này, hợp tác xã vẫn là tổ chức đề ra chiến lược sản xuất, giống cây trồng và vật
nuôi, xã viên chỉ cần thực hiện theo những kế hoạch đã được vạch sẵn Người
nông dân là những người làm công cho hợp tác xã, đi làm và nghỉ ngơi theo tiếng kẻng, công lao động được tính theo công điểm, cuối tháng họ được nhận
tem phiếu mua hàng hóa thay cho tiền mặt, Điều này làm cho tình trạng “dong,
lược nhận
công phóng điểm” phát triển, giá trị ngảy công thấp hơn giá
Sau khi kết thúc kế hoạch 5 năm 1976 ~ 1980, Đảng nhìn thấy những thiếu sót và những hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế nên đã có chính sách khoán 100 vào năm 1981 Trong thời gian đầu, khoán 100 giúp nông thôn Phú
“Thị tạo ra được lượng nông sản lớn hơn so với thời kỳ trước nhưng sau đó thì nó
lại bộc lộ rõ những yếu kém như trước Cơ chế tập trung quan liêu vẫn còn được
duy trì trong hợp tác xã, tính chất mệnh lệnh hành chính cũng chưa được xóa bỏ
Vi vậy, người nông dân chỉ hào hứng hưởng ứng một thời gian đầu rồi sau đó lại quay về sự bị động, thiếu tích cực trong sản xuất Đời sống nhân dân vẫn đói kém, khỏ khăn, hàng hóa vẫn được phân phối theo tem phiếu, sản phẩm được nhận không đủ để đáp ứng nhu cầu
Trang 37Sau khi thực hiện đổi mới 1986, đặc biệt là chính sách khoán 10 năm 1988
đời sống kinh tế của người dân được thay đổi một cách đáng kể Khoán 10 đã
thay đổi căn bản phương thức sử dụng và quản lý tư liệu sản xuất trong phân
phối sản phẩm Người nông dân được trao quyền sử dụng đất trong một thời
gian dài, được giữ lại hoa lợi sau khi thu hoạch Nông dân yên tâm dầu tư cải tạo
đất, phát triển công cụ, phát triển kỹ thuật Đặc biệt chính sách ruộng đất năm 1993 đã tăng thời gian sử dụng đất dài thêm nữa, tạo tâm lý ổn định cho nông
dân trên địa bàn thôn Ngày 22/12/1993 Đại hội Đảng bộ Mễ Sở được họp tại
thôn Phú Thị đã thông qua nghị quyết đổi mới làm ăn, làm giàu trên mảnh dat quê hương với những giống cây trồng mới, giống cây con mới Sau khi nghị quyết được thông qua, nông nghiệp trong thôn có những sự phát triển vượt bậc,
tạo ra cú hích đối với sự phát triển kinh tế làng
2.1.2 Tác động của chính sách đến thương nghiệp
Cùng với hợp tác xã nông nghiệp bậc cao sau khi chiến tranh kết thúc thì thương nghiệp cũng được đưa vào khuôn khổ hợp tác xã Đảng, Nhà nước thực
hiện chủ trương xóa bỏ tư nhân và chuyển những tiểu thương sang làm sẵn xuất Hệ thống thương mại trên toàn quốc nói chung và ở xã Mễ Sở, thôn Phú Thị nói riêng được trao đổi qua hợp tác xã mua bán, của hàng mậu dịch Cũng giống như
các hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã mua bán, tín dụng hoạt động trì trệ bế tắc
Hàng hóa được phát theo chế độ tem phiếu, sản phẩm thiếu thốn và kém chất
lượng: gạo mốc, bột mì mốc, rau héo úa, thịt bèo nhèo, ôi thiu, Hàng hóa, khan
biểm, giá cả đất đỏ nhiều khi có tiền cũng không thể mua được những sản phẩm thiết yếu Số gạo được coi là thứ có giá trị nhất trong nền kinh tế của thời kỳ này
Với chính sách này, thương mại trên cả nước nói chung và ở xã Mễ Sở nói riêng
không phát triển, thương nhân hầu như không còn tồn tại trong thời gian nay
Đến năm 1981, Dang — Nha nước nhận thấy có những thiếu sót trong chủ
trương, chính sách của những năm 1976 — 1980 nên đã có những thay đổi cục
bộ, chủ yếu về mặt nông nghiệp còn về thương nghiệp thì không có chính sách
thay đổi nào Vì vậy trong thời gian từ 1981 = 1985 thương nghiệp không có
Trang 38nhiều biến đổi so với trước đây, vẫn là tình trạng buôn bán theo tem phiếu vả tình trạng khan hiểm hàng hóa, sản phẩm kém chất lượng
Sau Đại hội đảng lần VI, Đảng - Nhà nước có nhiều chính sách đổi mới
quan trọng về thương nghiệp: cho phép tồn tại và phát triển nền kinh tế cá thể,
tiểu chủ, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước Do đó, thương nghiệp ở xã Mễ Sở nói
chung và thôn Phú Thị nói riêng có nhiều thay đổi, đời sống kinh tế của người dân được cải thiện đáng kể, kinh tế phát triển nhanh chóng Những gia đình có
khả năng buôn bán trước đó, bị cơ chế kìm hãm nay hoàn toàn được tự do
thương mại Người người xuôi Nam ngược Bắc buôn bán đầy đủ các mặt hàng,
như: ruốc, bánh, thuốc bắc, làm cho nền kinh tế làng khởi sắc
Hơn nữa, khi Nhà nước quan tâm đến quá trình hội nhập kinh tế đất nước
với kinh tế thế giới làm cho thương nghiệp của thôn Phú Thị có nhiều chuyển
hướng quan trọng, tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển Sự gia nhập vào
WTO sé lam cho hang hóa và dịch vụ nước ngoài được nhập với mức thuế ít
hơn, điều này giúp tiểu thương, doanh nghiệp cải thiện mức giá sản phẩm của mình Đặc biệt, dấu ấn quan trọng trong hội nhập kinh tế khu vực là sự thành lập
AEC, mở ra một bước ngoặt lớn trong sự phát triển thương nghiệp của thôn Hàng hóa lưu thông giữa các nước trong hiệp hội được tự do lưu chuyển, hàng
rao thuế quan được xóa bỏ, hạn chế những thủ tục hành chính rườm rà Từ đó,
các sản phẩm nhập khâu từ các nước bạn: Lào, Thái Lan, đa dạng, phong phú
hơn, giá cả phải chăng, đồng thời những sản phẩm của thôn Phú Thị cũng được
xuất khẩu dễ dàng sang các nước bạn, Đây là những dấu hiệu kinh tế đáng mừng
cho nền kinh tế thôn Phú Thị nó i chung
2.1.3 Tác động của chính sách đắn văn hóa — xã hội
Sau khi thống nhất, nền kinh tế tập trung cũ vẫn được duy trì khiến đời
sống nhân dân gặp nhiều khó khăn Nền kinh tế bảo thủ ức chế sự phát triển của
xã hội làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực như tích trữ, đầu cơ, phe tem phiếu, Chế độ tem phiếu làm nảy sinh hiện tượng người dân phải đậy từ sớm
Trang 39chậm chân thì hết hàng không có hàng để lấy hoặc phải lấy những hàng không tươi ngon Trong thời gian này, tình trạng trộm cướp gia tăng nhanh chóng, đồ vật bị mất nhiều nhất là số gạo
Thời kỳ này, người dân không được tiếp xúc nhiều với bên ngồi, khơng, được tiếp xúc nhiều với văn học nghệ thuật phương Tây Không chỉ kinh tế, y tế ~ giáo dục cũng không có nhiều khởi sắc Y tế còn hạn chế về thuốc thang và cơ sở vật chất kỹ thuật Trường học cũng được đầu tư xây dựng nhưng tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn nên số lượng người dân theo học hết bậc trung học cũng không nhiều,
Tình trạng này được kéo dài đến khi có chính sách đổi mới kinh tế - xã hội
của Đảng sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 Đây là Đại hội có nhiều chính sách đổi mới tích cực, làm thay đổi đáng kể đời sống nhân dân nông thôn Khi
cởi trói cho thương nghiệp tư nhân thì đời sống kinh tế trong lảng bắt đầu khởi sắc, nông nghiệp cũng có nhiều bước tiến quan trọng Kinh tế khá giả làm nạn trộm cắp vặt trong làng không còn nữa, lương thực, thực phẩm được cung cấp đầy đủ Giáo dục, y tế cũng bắt đầu được cải thiện, số lượng tốt nghiệp phổ thông trung học và học đại học tăng, Cơ sở vật chất y tế cũng được trang hoàng, tiện nghỉ Người dân Phú Thị được tiếp xúc nhiều hơn với các sản phẩm văn hóa — nghệ thuật ngoại quốc, nâng cao hiểu biết và học hỏi
2.2 Thay đổi về vốn con người 2.2.1 Định hướng nghề nghiệp
Nếu như trước đổi mới
lượng nông dân trong làng chiếm gần như 100% dân số của làng thì hiện nay, nông dân trên địa bản thôn chỉ chiếm 5.88% Phan
lớn người dân trong thôn hiện nay là thương nhân, trí thức Theo kết quả thống
kê, tình hình nghề nghiệp ở thôn Phú Thị được thể hiện qua biểu đồ sau:
Trang 40Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ nghề nghiệp tại thôn Phú Thị #35 31,09 30 5 3047 20 16st 1s 10 ost 0 -_ Nghề nghiệp
Viênchức Thương Congnhin Nong din Xãthỏn Học sinh,
nhân sinh viên
Ngoài những người đang đi học, số lượng người làm kinh doanh chiếm tỉ lệ
cao trong cơ cấu nghề nghiệp của làng (25.21%), viên chức chiếm 20.17%, Sau những người làm công tác bên chính quyền xã - thôn thì nông dân vẫn là nghề chiếm tỉ lệ thấp nhất trong các nhóm nghề trên
Thương nghiệp
Trước khi nhà nước thực hiện chính sách tập thể hóa nông thôn, thương
nhân trong làng chiếm tỉ lệ đông đảo thì đến những năm tập thể hóa nông thôn được triển khai, thương nhân bắt đầu vắng bóng, toàn thể người dân trong thôn
đều trở về làm nông dân thuần túy Mặc dù chính quyền thực hiện chính sách ức
thương nhưng vẫn có những buôn nhân âm thầm trao đổi, buôn bán hàng hóa
Sự trao đổi buôn bản diễn ra trong phạm vi hẹp và sản phẩm trao đổi không đa dạng, phong phú Năm 1986, khi chính sách mở cửa nền kinh tế được thực hiện thì thương nghiệp được phát triển và thương nhân trong làng lại quay trở về thuở
ban đầu vốn có
Nếu như trước đây phạm vì buôn bán chủ yêu của những lái thương trong
làng là Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An thì đến
nay thị trường buôn bán này vẫn được duy trì Không những thể, nhờ sự năng
động và thuận tiện về giao thông, thị trường buôn bán của làng được mở rộng ra
trên phạm vi cả nước, thậm chí còn lắn sang thị trường Lào, Campuchia,