Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
577,39 KB
Nội dung
Những bứchọanốihai
thế kỷ
Nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của họa sỹ Phạm Lực,
những người yêu tranh của ông đã tổ chức triển lãm, giới
thiệu 70 bức tranh mang tựa đề "Nối haithế kỷ”. Triển
lãm trưng bày nhiều tác phẩm mô tả những góc khuất
của chiến tranh, con người và cuộc sống lao động
Bức tranh Nguyễn Trãi và Thị Lộ, chất liệu sơn mài - 1999
Những bức tranh trưng bày trong triển lãm của họa sĩ Phạm
Lực (đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66
Nguyễn Thái Học- Hà Nội) lần này được chọn ra từ bộ sưu
tầm của TS Nguyễn Sĩ Dũng. Họa sỹ Phạm Lực chia sẻ:
những bức tranh tôi vẽ dựa trên sự kết hợp của kỹ thuật hội
họa Đông - Tây, nhưng không bị lệ thuộc bởi kỹ thuật hàn
lâm. Ông cũng là người chuyên chú vẽ cho được cái tình của
họa sĩ với con người và thiên nhiên đất nước. Bởi vậy tranh
của Phạm Lực rất phong phú, đa dạng về bút pháp.
Xem tranh Phạm Lực, người ta cảm nhận rõ bút pháp vừa
tinh tế, dí dỏm, nhưng lại như ào ạt, bốp chát, vừa mơ hồ như
hơi thở nhẹ, lại sâu lắng trữ tình nhưng luôn nhất quán một
giọng điệu và đặc trưng về một phong cách…Sự làm chủ kỹ
thuật, nét vẽ phá cách cộng với sự bình dị thấm đẫm tâm hồn
Việt khiến tranh của Phạm Lực luôn được đông đảo công
chúng say mê và sưu tập. Dù trình độ năng lực cảm thụ nghệ
thuật có khác nhau, nhưng tựu chung họ đều gặp trong tranh
Phạm Lực sự gần gũi, đồng cảm.
Tại triển lãm "Nối haithế kỷ”, 70 bức tranh là 70 khoảnh
khắc thăng hoa cảm xúc tạinhững thời điểm khác nhau. Dẫu
vậy, chủ đề vẻ đẹp của người phụ nữ và hoa đều được Phạm
Lực "khái quát lại” trong những tác phẩm của mình. Cái đẹp
ấy đọng lại trong tranh Phạm Lực là hình ảnh đời thường
dung dị. Đó là gương mặt đôn hậu chất phác của người vợ,
người mẹ, là dáng dẻo dai, bất khuất khi cầm súng chiến đấu
hay nét thời gian trên khuôn mặt của những người bà.
Họa sĩ Phạm Lực sinh năm 1943, tại Huế. Mẹ ông là bà
Nguyễn Thị Chương- chắt ngoại của đại thi hào Nguyễn Du.
Dường như kế thừa cái tình cảm, lãng mạn của người Huế
nên nhữngbức tranh Phạm Lực tập trung mô tả những góc
khuất của chiến tranh, cuộc sống lao động, những trạng thái
tâm lý đa dạng, đa chiều của những người lao động. Họa sỹ
Phạm Lực cũng chia sẻ mặc dù vẽ nhiều chủ đề khác nhau
với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau nhưng ông thích nhất
là bức tranh vẽ về mẹ của mình.
35 năm trong quân ngũ, tay súng tay cọ, ông đã đoạt được
nhiều giải thưởng về nghệ thuật và văn học của Bộ Quốc
phòng. Trong mắt bạn bè, ông được coi là người có sức vẽ
thật là…kinh khủng. Ông căng toan lên khoảng một chục giá
vẽ rồi mới bắt đầu vẽ, đang vẽ mà bí thì nhảy sang khung
toan khác. Cứ thế mà vẽ liên tục, đầy ngẫu hứng mà không
hề qua giai đoạn vẽ phác thảo. Vì vậy, tại triển lãm này con
số 70 bức tranh không phải là lớn so với hàng ngàn tác phẩm
ông đã sáng tác. Nhưng nó lại là sự tóm lược những gì diễn
ra trong thế kỉ 20 và một phần thế kỉ 21, tóm lược một cách
có chủ đề cuộc sống mà ông mô tả trong tác phẩm của mình.
Triển lãm cho người xem thấy sự nghiệp sáng tạo của họa sĩ
Phạm Lực chính là cầu nối giữa haithế kỉ, giữa quá khứ và
tương lai.
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng- chủ nhân của bộ sưu tập tranh
Phạm Lực chia sẻ, Cuộc triển lãm "Nối haithế kỉ” là món
quà tặng rất ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70
của người họa sĩ đặc biệt này.
Họa sĩ Phạm Lực trả lời báo chí
Phố cổ xuân về (1998, sơn mài)
Địu con đi cày" (2000, sơn dầu)
Ngủ vùi sau trực chiến (1969, thuốc nước)
.
Những bức họa nối hai
thế kỷ
Nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của họa sỹ Phạm Lực,
những người yêu tranh của ông đã. tổ chức triển lãm, giới
thiệu 70 bức tranh mang tựa đề " ;Nối hai thế kỷ . Triển
lãm trưng bày nhiều tác phẩm mô tả những góc khuất
của chiến tranh,