Bao bì có tác dụng bảo vệ chất lượng hàng hóa từ khi sản xuất , đến trao đổi thương mại và tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế và thể hiện sự tiến bộ xã hội.Từ những vật chứa đựng thô sơ
Trang 1Tiểu luận
Tìm hiểu về các dụng cụ bao bì và
phương pháp bao gói kẹo
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Bao bì đã được sử dụng rất phổ biến để chứa đựng tất cả các lọai hàng hóa trong quá trình bảo quản, vận chuyển, phân phối và kiểm tra Bao bì có tác dụng bảo vệ chất lượng hàng hóa từ khi sản xuất , đến trao đổi thương mại và tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế và thể hiện sự tiến bộ xã hội.Từ những vật chứa đựng thô sơ thời xưa , khoa học
kỹ thuật phát triển nhiều phương pháp đóng gói tương ứng và lọai vật liệu bao bì , tạo nên nhiều lọai bao bì đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội , trong đó bao bì cho thực phẩm đóng vai trò chủ đạo.Vì vậy ,có thể nói “bao bì là trái tim của cong nghệ thực phẩm” là nhân tố tạo nên chất lượng thực phẩm, vì chính sự phát triển của kỹ thuật bao bì
đã tác động đến sự phát triển của ngành công nghệ thực phẩm
Chính vì tầm quan trọng nói trên mà nhóm chúng em quyết định tìm hiểu nhiều hơn nữa về bao bì và phương thức bao gói của chúng trong ngành công nghệ bánh kẹo Nhóm chúng em chân thành cảm ơn cô đã đưa cho chúng em ý tưởng và vừa tạo điều kiện thuận lợi để chúng em thực hiện đề tài này vừa giúp chúng em có thêm những kiến thức vững chắc giúp cho sự nghiệp sau này
Do lượng kiến thức to lớn nhưng thời gian có hạn nhóm chúng em không khỏi mắc những thiếu sót,rất mong được sự góp ý và chia sẽ của cô để bài tiểu luận được hòan thiện hơn
Chân thành cảm ơn cô
Trang 3Chương 1:Tổng quan về bao bì thực phẩm
1.1 Định nghĩa bao bì
Bao bì là vật chứa đựng, bao bọc thực phẩm thành đơn vị để bán Bao bì gồm
nhiều lớp bao bọc, có thể phủ kín toàn bộ hay chỉ bao bọc một phần sản phẩm.[1, 13]
Ngòai ra bao bì phải đảm bảo chất lượng cho sản phẩm,có thể phân phối, lưu kho,kiểm tra … một cách thuận lợi
1.2 Chức năng của bao bì thực phẩm
Ngày nay có nhiều nguyên liệu với các thanh phần dinh dưỡng quý cho cơ thể đã được lựa chọn đưa vào quá trình sản xuất thực phẩm bằng công nghệ tiên tiến nhằm tạo ra được các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị cảm quan cao.Sản phẩm này phải được bảo tòan giá trị đến tay người tiêu dùng ở nhiều nơi xa cơ sở sản xuất ,đôi khi sản phẩm phải chờ một thời gian dài trước khi tiêu dùng Do đó các sản phẩm phải có sự trợ giúp của bao bì để đạt được mục đích mong muốn.Nếu việc chọn bao bì và bao gói không thích hợp thì sẽ làm giảm giá trị của sản phẩm và có thể sản phẩm sẽ bị hư hỏng ảnh hưởng đến nhà sản xuất và người tiêu dùng Như vậy bao bì là yếu tố đặc biệt quang trọng đối với sản phẩm Do đó bao bì có những chức năng sau:
Chức năng chứa đựng
Chức năng bảo vệ
Cung cấp thông tin
Chức năng văn hóa
Tạo sức hấp dẫn ,thuận lợi trong phân phối ,quản lý và tiêu dùng
Bảo vệ môi trường sinh thái
Trang 41.2.2 Chức năng bảo vệ
Bảo vệ sản phẩm tránh tác động cơ học làm dập nát sản phẩm , thất thóat sản phẩm ra bên ngòai.Bao gồm bảo vệ sản phẩm khỏi sự xâm nhập của các tạp chất cơ học như bụi, cát, sạn, các tác nhân vật lý như oxy, ánh sáng,hơi ẩm, mùi…và các tác nhân sinh học như côn trùng, gậm nhấm,và quan trọng hơn hết là vi sinh vật
Bao bì phải không bị ăn mòn bởi môi trường của thực phẩm và vật liệu bao bì không đi vào môi trường thực phẩm
1.2.3 Chức năng cung cấp thông tin
Bao bì có thể cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm đến khách hàng một cách dễ dàng bằng cách in trực tiếp hoặc dán nhãn ngòai bao bì.Bao bì này thường cung cấp 3 lọai thông tin chủ yếu bao gồm cung cấp những thông tin cơ bản,cung cấp thông tin nhằm tiếp thị ,quảng cáo sản phẩm và cung cấp những thông tin thuận lợi trong quá trình quản lý , vận chuyển,bảo quản,phương thức sử dụng và thông tin về vệ sinh an tòan thực phẩm
Cung cấp các thông tin cơ bản:
+ Tên nhà sản xuất,địa chỉ sản xuất, ngày sản xuất,tên cơ quan cho đăng kí,cửa hiệu đăng ký chất lượng sản phẩm
+ Tên sản phẩm,thời hạn sử dụng, cách sử dụng
+ Các thành phần cơ bản của sản phẩm
+ Thành phần cấu tạo của sản phẩm
+ Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu
+ Thành phần phụ gia
+ Các khuyến cáo khi sử dụng
+ Cơ quan đăng ký chất lượng sản phẩm
+ Tên thương hiệu
Tất cả các thông tin phải chính xác và nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin mình đưa lên bao bì
Cung cấp các thông tin nhằm tiếp thị quảng cáo sản phẩm
Hình dạng bao bì , các biểu tượng, hình ảnh, chữ viết,màu sắc nhằm thu hút sự chú ý của khách hang,giúp khách hang nhận diện sản phẩm và có ấn tượng về sản phẩm đó
Cung cấp những thông tin thuận lợi:
Trang 5Ví du đưa ra những biểu tượng trên bao bì để giúp khách hang thận trọng khi
sữ dụng củng như bảo quản
1.2.4 Chức năng văn hóa
Các sản phẩm thực phẩm hầu hết được chế biến từ nguyên liệu là nông sản,thủy hải sản.Các sinh vật này tồn tại trên nhiều vùng đất, khí hậu, tập quán canh tác khác nhau do đó đều mang những sắc thái khác nhau Khi sản xuất thực phẩm phải thể hiện những nét văn hóa đó của từng cộng đồng dân cư,từng dân tộc trên bao bì thực phẩm cái mà được thể hiện trong chính thực phẩm hay thể hiện trên hình thức trình bày thực phẩm và bao bì…
1.2.5 Tạo sức hấp dẩn,tiện lợi trong phân phối,quản lý và tiêu dùng
Thành công hay thất bại của một mặt hàng củng phụ thuộc vào lọai bao bì của nó.Bao bì có thể hướng dẫn người tiêu dùng từ lúc chọn mua đến lúc sử dụng Đây củng là phương thức quản cáo hiệu quả mà ít tốn chi phí Để tạo sự hấp dẫn thì bao bì phải đẹp, hình dáng thích hợp.Các sản phẩm hấp dẩn có thể bao gói trong bao bì nhìn thấy được
1.2.6 Bảo vệ môi trường sinh thái
Nhờ có bao bì mà sản phẩm không bị rơi vãi ra môi trường, tránh được sự nhiễm bẩn, ôi thối do thực phẩm gây ra
Để bảo vệ môi trường thì bao bì phải đãm bảo các điều kiện sau:
+ Có khả năng tái sử dụng hoặc sử dụng vào những mục đích khác mà không
bị thải ra môi trường
+ Có khả năng tái chế nghĩa là sau khi thải ra nó có thể dùng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác
+ Có khả năng tự phân hủy bởi tác động của môi trường tự nhiên,khi phân giải không hình hành các chất độc làm ô nhiễm nguồn nước, mặt nước và bầu khí quyển
Có khả năng xử lý bằng các giải pháp công nghệ trong các cơ sở xử lý rác.[2, 92] 1.3 Phân lọai bao bì
Có 4 cách phân lọai bao bì chủ yếu:
1.3.1 Phân lọai theo kích cỡ:
Chia làm 2 lọai:
Trang 6 Bao bì lớn:là lọai bao bì đóng gói lớn để dễ dàng khuân vác,vận chuyển.Bao bì lớn chứa nhiều đơn vị sản phẩm trong đó Ví dụ như thùng cacton, thùng gỗ lớn…
Bao bì nhỏ:là bao bì đóng gói để tiêu thụ trực tiếp trong mỗi lần xử dụng theo khẩu phần hay trong một thời gian Ví dụ như chay nước mắm,gói
mì ăn liền, gói kẹo…
1.3.2 Phân lọai theo vật liệu:
Bao bì kim loai cứng
Bao bì kim loại dẻo
Bao bì thủy tinh
Bao bì ăn được
1.3.3 Phân lọai theo vị trí tương đối của thực phẩm
Bao bì thứ cấp:Không trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm, nó chứa sản phẩm và bao bì sơ cấp Ví dụ như thùng đựng mì ăn liền
Bao bì sơ cấp:tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.Bao bì sơ cấp không độc và phải tương hợp với thực phẩm Nếu bao bì sơ cấp là bao bì ăn được thì nhiều khi thực phẩm cần có them bao bì sơ cấp phi thực phẩm Ví dụ như hộp sữa tươi, kẹo dừa…
1.3.4 Phân lọai theo tính năng kỹ thuật
Theo các yêu cầu của từng lọai sản phẩm ,các nhà sản xuất thường nhóm các lọai bao bì có khả năng thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật để so sánh và lựa cho thích hợp Ví dụ như bao bì vô trùng, chịu được nhiệt độ cao, bao bì chịu lực, chân không,bao bì cách ẩm,bao bì trong và chắn sáng, bao bì chống côn trùng, bao bì chịu
nhiệt, lạnh…[2, 96]
1.4 Các yêu cầu đối với bao bì sử dụng bao gói thực phẩm
1.4.1 Yêu cầu bảo vệ sản phẩm và bảo vệ môi trường
Không độc và tương hợp với từng loại sản phẩm : điểm quan trọng nhất trong
Trang 7để cho thực phẩm bị nhiễm độc bởi bao bì Sự nhiễm độc có thể do bản thân bao bì mang chất độc hay do sự tương tác,phản ứng giữa thực phẩm và bao bì sinh độc Ví dụ: trong bai bì chất dẻo có các phụ gia như dung môi, mực in, chất hóa dẻo thường chứa các kim loại nặng như: Pb, Mn, As, là những tác nhân làm thực phẩm bị nhiễm độc, hay trường hợp thực phẩm đồ hộp sinh H2S nó sẽ phản ứng với lớp thiếc hay oxit thiếc tạo ra SnS, muối Fe2+, H2 làm cho thực phẩm sẫm mầu và có mùi tanh
Phải đảm bảo vệ sinh: Bao bì phải đảm bảo không bị nhiễm bẩn bởi các tác nhân
vật lý, hóa học, sinh học từ môi trường ngoài làm hư hỏng sản phẩm thiệt hại cho nhà sản xuất và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng Ví dụ: ánh sáng, oxy không khí, các chất từ xăng dầu Bao bì cũng phải bảo vệ sản phẩm không bị phân tán, rơi vãi ra môi trường làm ô nhiễm môi trường Các yêu cầu đó phụ thộc nhiều vào cách thức bao gói, tình trạng vệ sinh trong công đoạn bao gói gồm vệ sinh phòng ốc, bụi, gió, công nhân, vi trùng Do vậy cần phải làm tốt công tác này
Giữ độ ẩm và chất béo thực phẩm: Bao bì phải bảo vệ không làm thay đổi độ
ẩm thực phẩm Vì độ ầm ổn định thì không những giữ được giá trị cảm quan cao nhất mà còn đảm bảo sự ổnđịnh không hư hỏng đối với thực phẩm khô Cấu trúc thực phẩm thường chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của độ ẩm Trong trường hợp thực phẩm được bảo quản
do làm khô thì độ ẩm quyết định tính ổn định của thực phẩm Trường hợp ngoại lệ ở hoa tươi, trứng thì bao bì cần sự thoát ầm do sự hô hấp sinh ra
Giữ khí và mùi:
+ Mùi hấp dẫn của thực phẩm cần được bảo vệ không thoát ra bên ngoài để ổn định được lâu dài phẩm chất Tuy nhiên các loại vật liệu đơn thuần sẽ không đủ kín để giữ mùi, do vậy khi chọn bao bì cần kết hợp một số loại vật liệu thích hợp để có thể đáp ứng được yêu cầu Ví dụ: sản phẩm trà,cà phê được giữ trong bao bì nhiều lớp (xelophan/PE/giấy/keo/lớp nhôm/PE)
+ Bao bì còn phải không thấm mùi từ bên ngoài vào thực phẩm
+ Một số loại thực phẩm cần sự vắng mặt của oxy hay sự hiện diện của một số nồng độ thích hợp CO2, N2O bao bì cần phải có khả năng bảo vệ ngăn sự thấm của các khí này
+ Bao bì phải không sinh ra mùi có thể làm biến đổi mùi của thực phẩm, ví dụ plastic chứa các dung môi, các chất phụ gia có phân tử nhỏ để làm thoát ra một lượng nhỏ chất mang mùi làm ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm
Trang 8Bảo vệ tính nguyên vẹn của sản phẩm : Yêu cầu này để thông tin với khách
hàng sự đảm bảo phẩm chất bên trong của bao bì là nguyên vẹn chưa sử dụng hay đánh tráo sản phẩm có chất lượng khác Để đảm bảo tính nguyên vẹn của sản phẩm người ta sử dụng các biện pháp in ấn
Bảo vệ sản phẩm khi va chạm: vận chuyển thực phẩm thường có va chạm gây đổ
vỡ, hư hỏng sản phẩm Bao bì phải đủ sức chịu lực, dùng đệm lót hoặc tạo cấu trúc hình dạng thích hợp cho phép gia tăng khả năng chịu va chạm của sản phẩm
1.4.2 Yêu cầu về marketing
Màu sắc của bao bì cần bắt mắt và phù hợp với yêu cầu sản phẩm bên trong: ích màu sắc gồm màu nền, màu của các biểu tượng, hình ảnh, chữ viết Chúng ta chọn màu cho từng phần trên sao cho khi kết hợp lại nó có ảnh hưởng tốt đến tâm lý người tiêu dùng
Kiểu dáng kích cỡ cần thích hợp và thẫm mỹ: Yếu tố này còn liên quan đến sự tiêu hao vật liệu bao bì trên một đơn vị sản phẩm, tiêu hao không gian chứa trong kho, hay không gian vận chuyển
Yêu cầu thông tin trực tiếp lên sản phẩm: Bao bì cần được in ấn bên ngoài để giới thiệu sản phẩm, nhà sản xuất chịu trách nhiệm trước người tiêu thụ và trước pháp luật về sản phẩm của mỉnh Các thông tin có thể in trực tiếp hoặc dán nhãn in trên bao bì gồm: tên sản phẩm, tên công ty, trọng lượng tịnh, phương pháp chế biến, cách bảo quản, cách
sử dụng,giá trị dinh dưỡng, hạn sử dụng, giá cả, cách xác nhận về ISO, HACCP, cơ quan đăng ký chất lượng
1.4.3 Yêu cầu bán hàng
Bao bì và hình thức bao gói phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc: vận chuyển, bảo quản và mua bán
Bao bì sử dụng cần phải:
+ Dễ nhặt lên và cầm trên tay
+ Kích cỡ vừa vào tủ, giá, tủ lạnh
+ lượng của một đơn vị sản phẩm phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng
Giá cả phải hợp lý và phù hợp với sản phẩm bên trong
1.4.4 Yêu cầu của người mua hàng
Các ký, mã hiệu trên bao bì
Trang 9+ Phải thể hiện các thông tin như loại sản phẩm, nhà sản xuất,chất lượng, số lượng, giá cả
+ Phải rõ ràng không gây khó đọc, khó hiểu cho người tiêu dùng
+ Phải ấn tượng để người mua dễ nhận ra sản phẩm cho những lần sau
Hấp dẫn được sự chú ý: phải kết hợp hài hòa giữa màu sắc, hình ảnh và chữ viết Màu sắc: có màu nền, màu của các biểu tượng, hình ảnh, chữ viết
Sự quen thuộc của bao bì giúp cho người mua nhận ra sản phẩm
Sự thuận tiện, thuận lợi trong bảo quản,vận chuyền và sử dụng
1.4.5 Yêu cầu theo tiêu chuẩn nhà nước
TCVN 4736; TCVN4869-89; TCVN 4870-89; TCVN 5117-90; TCVN 4291-86; TCVN 5513-1991; TCVN 4736-89; TCVN 5512-1991 về một số loại bao bì và quy định
đo lường chất lượng trong khâu bao gói
Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh vật liệu bao bì chứa đựng thực phẩm được ban hành trong “danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực thực phẩm “ theo quyết định số 067/ 1998/QĐ-BYT của Bộ trưởng bộ y tế ngày 4/4/1994
1.4.5.1 Qui định hàm lượng kim loại trong vật liệu làm bao bì
y tế
Dung dịch ngâm không làm hoà tan phẩm màu
1.4.5.2 Qui định hàm lượng kim loại nặng trong vật liệu bao bì dạng PE, PP,PET,PVC
PE , PP, PET, PVC Pb
cadimi
< 100mg/kg
< 100mg/kg
1.5 Các căn cứ để lựa chọn bao bì thực phẩm
Hiện nay bao bì được sản xuất từ rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau Công nghiệp bao bì càng phát triển, người ta càng sản xuất ra nhiều loại bao bì siêu việt bằng cách ghép nhiều loại vật liệu với nhau hoặc bổ sung phụ gia vào trong quá trình sản xuất
Trang 10nếu chọn bao bì bao gói sản phẩm không thích hợp thì sẽ có sự tương tác giữa sản phẩm
và bao bì hay các chất độc phát tán từ bao bì vào thực phẩm làm thực phẩm bị nhiễm độc
1.5.1 Bản chất của thực phẩm
Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật hay thực vật; tươi khô hay đông lạnh; trạng thái gì, sản phẩm ăn liền hay bán thành phẩm thì thành phần hóa học khác nhau Những tính chất đặc biệt của sản phẩm sẽ quyết định tính chất bao bì
1.5.2 Hình dạng và kích thước của sản phẩm
Hình dạng của sản phẩm và kích thước của một đơn vị sản phẩm bao nhiêu cũng
là yếu tố chính để quyết định chọn vật liệu làm bao bì và cách bao gói
1.5.3 Độ chắc của sản phẩm
Chọn bao bì theo quy luật: độ bền chắc của bao bì tỉ lệ nghịch với độ bền chắc của sản phẩm Đối với sản phẩm bảo quản trong kho phải sắp chồng thành nhiều lớp, với sản phẩm không bền thì ta phải sử dụng bao bì bao gói ngoài chắc chắn, chịu lực cơ học, giảm sóc, giảm rungg Ví dụ bánh quy là loại rất dễ hỏng do tác động cơ học nên người ta
sử dụng hộp cacton hoặc hộp kim loại để bao gói
1.5.4 Độ nhạy của thực phẩm với hơi nước và không khí
Đối với những sản phẩm nhạy cảm với hơi nước và không khí thì bao bì cần phải ngăn cản được chúng
1.5.5 Độ nhạy với ánh sáng của thực phẩm
Đối với những sản phẩm nhậy cảm với ánh sáng cần sử dụng những bao bì có màu sắc tối Ví dụ bánh ngọt giàu chất béo
1.5.6 Bảo vệ sự thoát dầu của sản phẩm
Lipit là một trong những thành phần quan trọng quyết định tính chất cảm quan và thành phần dinh dưỡng của thực phẩm Khi bảo vệ sản phẩm lâu ngày, lipit trong sản phẩm dễ bị tiết ra, vì vậy với những sản phẩm giàu lipit thì bao bì phải không thấm dầu để bảo tồn được thành phần này
1.5.7 Tính chất hóa học của bao bì
Với những loại bao bì hoạt động hóa học thì chỉ bao gói cho nhưng sản phẩm trơ
về mặt hóa học và ngược lại những sản phẩm hoạy động hóa học thì nhất thiết bao bì phải trơ
Ngày nay với công nghệ tiên tiến, người ta chế tạo ra các loại bao bì nhiều lớp
Trang 111.5.8 Độ bền nhiệt của bao bì
Tùy điều kiện bảo quản và sử dụng sản phẩm ở nhiệt độ tấp hay cao mà ta chọn vật liệu cho thích hợp để tránh các hư hỏng do sản phẩm hay bao bì gây ra
1.5.9 Khả năng gia công chế tạo bao bì
1.5.10 Bảo vệ tránh lây nhiễm của vi sinh vật
Khả năng phát triển vi sinh vật ,đặc biệt là nấm mốc trên bề mặt bao bì lớn nhất khi bề mặt bao bì có độ ẩm cao Do vậy để tránh sự lây nhiễm phải chọn bao bì thích hợp
và tuân theo các điều kiện bảo quản đảm bảo vệ sinh
1.5.11 An toàn cháy nổ
1.5.12 An toàn trong vận chuyển
1.5.13 Đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng
1.6.2 Quy định về ghi nhãn bên ngoài
Bao bì giấy bìa gợn sóng (bao bì giấy carton) cũng được ghi nhãn nhưng yêu cầu đơn giản so với trường hợp ghi nhãn cho hàng hóa đơn vị bán lẻ, thông thường có thể ghi: + Thương hiệu
+ Tên sản phẩm (có thể ghi một số chi tiết về đặc tính sản phẩm)
+ Địa chỉ nhà sản xuất, nơi đóng bao bì, quốc gia sản xuất
+ Hạn sử dụng
+ Số lượng hay trọng lượng
+ Mã số mã vạch
Trang 12+ Các ký hiệu, dấu hiệu phân hạng thực phẩm (nếu có) như dấu hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao
1.6.3 Ký hiệu về hình vẽ
Để có được bao bì tiện lợi trong vận chuyển và đảm bảo chất lượng hàng hóa bên trong, ta cần quan tâm đến quy định chung về ký hiệu bằng hìn vẽ cho bao bì như một ngôn ngữ riêng dành cho lĩnh vực này
1.6.3.1 Quy cách ký hiệu, ý nghĩa
Các ký hiệu được in trực tiếp trên bao bì đơn vị gửi đi không bắt buộc đóng khung đậm cho các ký hiệu
+ Màu sắc của ký hiệu
Màu sắc dùng cho ký hiệu phải là màu đen Nếu màu của bao bì làm cho màu đen của ký hiệu không rõ thì nên chọn màu sắc tương phản, thích hợp làm nền Phải tránh các màu có thể nhầm lẫn với màu của nhãn hàng hóa thuộc loại nguy hiểm Tránh dùng màu
đỏ, da cam hoặc vàng, trừ khi có yêu cầu đặc biệt
+ Kích thước của ký hiệu
Chiều cao thông thường của ký hiệu là 100mm, 150mm hoặc 200mm
Tuy nhiên tùy theo kích thước và hình dạng của bao bì có thể sử dụng các ký hiệu
có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn
Trang 14vận chuyển được bốc xếp như một đơn vị lẻ
Trang 15không được
kẹp
Trang 16Dây quàng phải đặt vào vị trí
có ký hiệu để cẩu bao bì vận chuyển
Trang 1717 Giới hạn
nhiệt độ
Chỉ ra giới hạn nhiệt độ để bảo quản và bốc xếp bao bì vận chuyển
Trang 18Chương 2: Nguyên vật liệu sản xuất bao bì
cho bánh kẹo
2.1 Bao bì giấy
2.1.1 Đặc tính chung của giấy
Ngày nay giấy chiếm hơn phân nửa trong tổng số nguyên liệu để làm bao bì Giấy được sử dụng phổ biến bởi một số tính chất đặc trưng như:
+ Tính bền cơ học (dù không bằng các vật liệu khác)
+ Nhẹ
+ Dễ phân hủy nên không gây ô nhiễm môi trường
+ Tái sinh dễ dàng
Bên cạnh đó, giấy có những khuyết điểm như:
+ Dễ rách, thấm nước, thấm khí Tính dễ xé rách càng cao khi hàm ẩm càng cao + Độ ẩm cho phép bảo đảm tính bền của giấy là 6 ÷ 7%
+ Không thể niêm phong bằng nhiệt
Quy cách của giấy được quy định bởi trọng lượng trên một đơn vị diện tích giấy: g/cm2
Để tăng độ bền cơ cho giấy, người ta thường ghép nhiều loại giấy lại với nhau Các loại giấy có chất lượng khác nhau là do sự kết hợp với những loại nguyên liệu khác nhau Giấy là vật liệu bao bì lâu đời không gây độc hại môi trường, đã được xử lý để tăng cường tính kháng hơi ẩm, chống oxy hóa, kháng vi khuẩn, chống dính, khó cháy, chống thấm nước, bề mặt có độ trượt cao, độ bóng cao, chống thấm chất béo
Trang 19Tùy đặc điểm, tính chất, thành phần hóa hóc cuả từng loại thực phẩm mà ta chọn loại giấy cho thích hợp để sản xuất bao bì
+ Các loại thực phẩm dạng rắn, khô cho phép dùng giấy thường để bao gói + Các loại thực phẩm ẩm, bán ẩm nhạy cảm với hơi nước, ánh sáng và oxy không khí cần dùng các loại giấy đặc biệt như giấy tráng sáp, giấy phủ kim loại hoặc mạng mỏng polime để bao gói
2.1.2 Giấy sulphit
Trọng lượng 30-50g/m2
Là loại giấy nhẹ và yếu hơn so với giấy Kraft, thường được tráng một lớp sáp hoặc vật liệu trùng hợp mỏng để giảm khả năng xâm nhập của dầu và nước lên bao bì Thường dùng để dựng bánh kẹo,đồ ngọt, sữa tiệt trùng…
2.1.3 Giấy chống dầu
Trọng lượng 40-60g/m2
Được làm từ các thớ,sợi vật liệu trong quá trình làm bột giất sulphit Lượng sợi này có khả năng làm giảm tác động của dầu mỡ lên giấy Khả năng này bị mất đi khi giấy bị ướt
Thường dùng để lót phomat, bánh và các sản phẩm giàu dầu mỡ…
2.1.4 Giấy trong
Trọng lượng :20-40 g/m2
Là loại giấy sulphit trong mờ, mặt bóng láng được hình thành nhờ sử dụng một trục nóng đẩy nhanh qua bề mặt giấy trong quá trình sản xuất, lớp này có tác dụng ngăn không cho thấm hơi nước khi giấy khô Tuy nhiên tính chất này bị mất khi giấy ướt
Dùng để làm lớp lót trong các bao gói đựng bánh, đồ ngọt mỡ…[3]
2.2 Bao bì kim loại
2.2.1 Bao bì nhôm
Bao bì nhôm là một trong những loại bao bì đang được sử dụng phổ biến hiện nay Thường nó được sử dụng để bao gói các sản phẩm cao cấp
Vật liệu nhôm được phân chia theo độ tinh khiết:
Hàm lượng nhôm 99 % loại A4
Hàm lượng nhôm 99.5 % loại A5
Hàm lượng nhôm 99.8 % loại A8
Trang 20Hàm lượng nhôm 99.9 % loại A99
Hàm lượng nhôm 99.998 % loại có độ tinh khiết cao
Bao bì nhôm nhẹ hơn rất nhiều so với các loại bao bì bằng các loại vật liệu khác, rất thuận lợi trong vận chuyển phân phối sản phẩm thực phẩm
Nhôm có đặc tính mềm dẻo, và có nhiệt độ nóng chảy rất cao, do đó không thể chế tạo theo dạng lon ba mảnh vì phải qua giai đoạn cuộn thân, hàn điện để kết dính mép thân tạo thân lon Nhôm tấm được dùng phương pháp dập và vuốt tạo thân dính liền đáy;
do đó tạo nên đặc điểm về độ dày lon: có những
vùng có độ dày khác nhau như đáy có độ dày cao
nhất, thân trụ có độ dày thay đổi mỏng dần về phía
bụng lon, cổ lon nơi ghép có độ dày cao hơn phần
bụng
Một đặc điểm quan trọng của Al là chống
được tia cực tím do đó ngoài dạng lon, nhôm còn
được dùng ở dạng lá nhôm ghép với các vật liệu
khác như plastic để bao gói thực phẩm, chống thoát
hương, chống tia cực tím Nhôm được sử dụng làm
bao bì thực phẩm có độ tinh khiết từ 99 – 99.8 %
Ở dạng lá, nhôm có thể có độ dày như sau: 7,
9, 12, 15 và µm Nhôm dùng để chế tạo lon hộp có
độ dày khoảng 360 µm đến 320 µm (0.32mm)
Nhôm được gia công thành màng mỏng, trên bề mặt màng nhôm thường xuất hiện các lỗ nhỏ có đường kính từ 1 đến 80 micron Số lượng lỗ tùy thuộc vào độ dày của màng nhôm
Bảng: Số lỗ của lá nhôm tương ứng/ 1m 2
Độ dày của lá nhôm
Trang 21ẩm, khiến vi sinh vật không thể phát triển Ngày nay có thể dùng bao bì plastic thay thế màng nhôm để bao gói chocolate hoặc kẹo, phomat, nhưng bao bì phải được ghép mí kín
và rút chân không để tạo sự áp sát bao bì vào bề mặt thực phẩm
2.2.2 Ưu điểm và nhược điểm của bao bì nhôm
Hạn chế của bao bì nhôm:
Dễ móp méo, không sử dụng được cho sản phẩm thanh trùng
Lon nhôm chỉ thường đựng những sản phẩm có áp lực
Không nhìn thấy được sản phẩm
dễ chiếm lĩnh thị trường của Cellophane nhưng Cellophane vẫn còn là vật liệu bao bì quan trọng trong 1 vài lĩnh vực Cellophane được sản xuất bằng cách lấy cellulose có độ tinh lọc cao và được hòa với dung môi dể có 1 độ đặc giống như xi-rô Hỗn hợp này được cho qua khe nhỏ và dài vào bể hoàn nhiệt để tạo thành màng mỏng Vì vậy, nó được gọi là cellulose hoàn nguyên Sau đó, màng được đi qua những dung dịch để tách tạp chất, lọc trở thành màng trong suốt Từ Cellophane là tên thương mại với nghĩa thông
Trang 22dụng Cellophane có nhiều loại được làm phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau tuỳ thuộc vào hệ thống mã số dùng để phân biệt các loại Cellophane
C = Được nhuộm màu (colored)
D = Một nửa (lớp phủ chống ẩm chỉ phủ ở một phía) (Demi)
L = Tính kháng ẩm thấp hơn tiêu chuẩn
M = Chống ẩm (Moisture Nitrocellulose lacquered)
P = Không phủ, không chống ẩm, không thể hàn nhiệt (plain unlacquered)
S = Có thể hàn bằng nhiệt (sealed)
T = Trong suốt không màu (transparent)
X = Được phủ Polymer (PVDC,Saran)
Chỉ số đứng trước chữ dùng để chỉ bề dày của màng và chỉ số đứng sau chữ là mã
số chỉ cách sử dụng cuối cùng, thí dụ 250 MSAT 87 có nghĩa là vật liệu có tính chống ẩm
có thể hàn bằng nhiệt, tính dính và trong suốt được dùng làm túi cho thực phẩm đông lạnh Diện tích so với trọng lượng là 25.000in2/lbs Tuy nhiên theo hệ thống đơn vị tính bằng mét, chỉ số 250 có nghĩa là 25g/m2
Cellophan thường không dùng riêng lẻ để làm bao bì chứa đựng trực tiếp thực phẩm Trước đây, khi công nghệ plastic chưa phát triển, cellophan chỉ được dùng để bao gói từng viên kẹo, bọc ngoài các hộp giấy đựng kẹo, bánh, thuốc lá để chống thoát hương
và tạo sự sáng loáng bề mặt và trong suốt cho phép nhìn thấy nhãn hiệu được in ở lớp giấy bên trong Cellophan thường được phủ lớp nitrocellulose hoặc PVDC
Cellophan có nguồn gốc từ polyme thực vật, là cellulose lấy từ gỗ, được
xử lý hóa học và đùn ép tạo thành màng
Cellophan có tính trong suốt, độ bóng bề mặt cao
Tính bền cơ học kém như lực xé, lực kéo, có thể xé rách dễ dàng khi có một vết cắt
Không có độ cứng vững
Trang 23 Không thể hàn dán nhiệt, cellophan phủ nitrocellulose nhằm mục đích hàn dán nhiệt khi ghép mí và tăng tính chống thấm khí
Màng cellophan có tính cứng, dòn có thể kéo căng và cuộn một cách dễ dàng trên hệ thống thiết bị tạo màng, khá bền cơ, nhưng nếu có vết rách, thủng thì rất
So với các loại màng nhựa đồng nhất khác, màng Cellophane phủ PVDC có khuyết điểm, đó là mối hàn nhiệt không chắc, nó bị hạn chế bởi lớp kết dính giữa lớp phủ
và bề mặt Cellophane Loại màng này có trở lực xé thấp và mối hàn dễ xé mở, nhưng đôi khi điều này sẽ trở nên thuận lợi, thí dụ cho việc mở các túi kẹo Màng Cellophane có tính chất in tốt và có thể in thành công bằng tất cả phương pháp in thích hợp Nhờ vào lượng nước còn chứa trong màng Cellophane mà màng có khả năng mềm dẻo Nếu màng được sấy khô thì nó trở nên giòn và dễ xé Ở nhiệt độ đông lạnh, việc chọn đúng loại màng Cellophane là rất cần thiết, bởi vì nếu chọn không đúng loại màng chịu được nhiệt độ thấp thì dễ dàng bị thất bại khi dùng
Phần lớn Cellophane được dùng trong ngành thực phẩm, thuốc lá, dệt và kẹo Để gói kẹo người ta thường dùng loại màng ghép cellophane - sáp - cellophane hoặc
Trang 24Cellophane - keo - Cellophane và trong cả 2 loại việc in ấn được thực hiện giữa 2 lớp Một ứng dụng quan trọng khác là màng ghép dùng đóng gói chân không cho thịt, phó-mát, cá, rau ngâm giấm…
Hiện nay OPP có thể thay thế hoàn toàn cellophan và còn có những tính chất ưu việt hơn cellophan trong lĩnh vực bao bì
2.4 Bao bì nhiều lớp
2.4.1 Ứng dụng
Màng nhựa phức hợp hay còn gọi là màng ghép là một loại vật liệu nhiều lớp mà
ưu điểm là nhận được những tính chất tốt của các loại vật liệu thành phần
Người ta đã sử dụng cùng lúc (ghép) các loại vật liệu khác nhau để có được một loại vật liệu ghép với các tính năng được cải thiện nhằm đáp ứng các yêu cầu bao bì Khi
đó chỉ một tấm vật liệu vẫn có thể cung cấp đầy đủ tất cả các tính chất như: tính cản khí, hơi ẩm, độ cứng, tính chất in tốt, tính năng chế tạo dễ dàng, tính hàn tốt… như yêu cầu đã đặt ra
Tính chất cuối cùng của một loại vật liệu nhiều lớp phụ thuộc nhiều vào những tính chất của các lớp thành phần riêng lẻ
Màng ghép thường được sử dụng rộng rãi làm nguyên liệu cho bao bì thực phẩm, dược phẩm… Sự hình thành màng ghép là việc kết hợp có chọn lựa giữa màng nguyên liệu ban đầu, mực in, keo dán, nguyên liệu phủ sử dụng các phương pháp gia công có nhiều công đoạn, đa dạng
Về mặt kỹ thuật vật liệu ghép được ứng dụng thường xuyên, chúng đạt được các yêu cầu kỹ thuật, các yêu cầu về tính kinh tế, tính tiện dụng thích hợp cho từng loại bao
bì, giữ gìn chất lượng sản phẩm bên trong bao bì, giá thành rẻ, vô hại …
2.4.2 Cấu trúc
Các polymer khác nhau được sử dụng tùy thuộc vào vai trò của chúng như là lớp
Trang 25Lớp cấu trúc: đảm bảo các tính chất cơ học cần thiết, tính chất in dễ dàng và thường có cả tính chống ẩm Thông thường đó là những loại nhựa rẻ tiền Vật liệu được dùng thường là LDPE, HDPE, EVA, LLDPE, PP (đối với những cấu trúc mềm dẻo) và HDPS hay PD (đối với cấu trúc cứng)
Các lớp liên kết: là những lớp keo nhiệt dẻo (ở dạng đùn) được sử dụng để kết hợp các loại vật liệu có bản chất khác nhau
Các lớp cản: được sử dụng để có được những yêu cầu đặc biệt về khả năng cản khí và giữ mùi Vật liệu được sử dụng thường là PET (trong việc ghép màng), nylon, EVOH và PVDC
Các lớp vật liệu hàn: thường dùng là LDPE và hỗn hợp LLDPE, EVA, inomer,… Một số loại màng phức hợp:
2 lớp: BOPP/PE; PET/PE; BOPP/PP; NY/PE
3 lớp: BOPP (PET)/PET (M)/PE; BOPP (PET)/Al/PE
4 lớp: BOPP (PET)/PE/Al/PE; Giấy/PE/Al/PE
5 lớp: PET/PE/Al/PE/LLDPE
2.4.3 Các phương pháp tạo màng phức hợp
Sơ đồ ghép màng
Màng phức hợp được tạo thành bằng cách:
Ghép hai hay nhiều lớp màng bằng chất kết dính
Tráng lên một lớp màng vật liệu một lớp vật liệu khác ở dạng lỏng (nóng chảy) sau khi lớp vật liệu này nguội đi sẽ đông cứng lại
Trang 26Có ba phương pháp tráng ghép màng cơ bản thường được ứng dụng trong sản xuất bao bì mềm, trong đó mỗi phương pháp bao gồm các dạng riêng của chúng:
Tráng ghép đùn: đùn đơn, đùn trước và sau, đùn kép
Ghép khô: ghép có dung môi, ghép không dung môi và ghép kết hợp
Ghép ướt
Phương pháp ghép ướt
Ở phương pháp ghép ướt là phương pháp ghép bằng keo, tại thời điểm ghép hai lớp vật liệu với nhau chất kết dính (keo) ở trạng thái lỏng Đây là phương pháp ghép được
sử dụng khá rộng rãi đặc biệt ứng dụng nhiều nhất khi ghép màng nhôm với giấy
Keo sử dụng trong phương pháp ghép này là dạng keo polimer nhân tạo gốc nước.Trong quá trình ghép keo ở trạng thái lỏng chúng sẽ thẩm thấu qua một lớp vật liệu
và bay hơi sau đó
A Cuộn xả 1 E Bộ phận ghép dán
B Bộ phận tráng keo F Các lô ép và căng màng
C Bộ phận sấy G Cuộn thu
D Cuộn xả 2
Trang 27Keo được tráng lên lớp vật liệu 1 ít có tính thấm nước hơn, sau đó ngay lập tức được ghép với lớp vật liệu thứ 2 Bộ phận ghép gồm cặp lô trong đó có một lô được mạ crom và một lô cao su Sau khi ghép nước chứa trong keo sẽ bay hơn tại đơn vị sấy, keo khô tạo kết dính giữa hai lớp vật liệu
Phương pháp ghép khô
Ghép khô không dung môi:
Là phương pháp ghép bằng keo, như tên công nghệ đã chỉ ra, kỹ thuật ghép màng không dung môi không sử dụng tới các loại keo có gốc dung môi mà sử dụng loại keo 100% rắn Nhờ đó ta có thể giảm một cách đáng kể việc tiêu thụ năng lượng tiêu tốn cho các công đoạn sấy khô dung môi trong keo hoặc cho việc thổi và thông gió
Keo được sử dụng là loại keo 1 hoặc 2 thành phần, loại keo một thành phần được
dùng chủ yếu để ghép với giấy
Để ghép bằng keo không dung môi, đòi hỏi phải có bộ phận tráng keo đặc biệt, bằng cách dùng trục tráng keo phẳng thay vì trục khắc, gồm các trục được gia nhiệt và các trục cao su
Sức căng bề mặt của màng phải được chú ý đặc biệt, để xử lý độ bám dính, vì độ bám dính ban đầu của keo rất yếu khi chưa khô Lớp keo được tráng vào khoảng từ: 0.8-1.5g/m2
Sức căng bề mặt của màng phải được chú ý đặc biệt, để xử lý độ bám dính, vì độ bám dính ban đầu của keo rất yếu khi chưa khô Lớp keo được tráng vào khoảng từ: 0.8-1.5g/m2
Các ưu điểm của công nghệ ghép màng không dung môi như sau:
Giảm được tiếng ồn do bởi không có hệ thống thông gió
Không còn sót dung môi trong lớp màng đã ghép, do đó rất thích hợp cho việc dùng làm bao bì thực phẩm, dược phẩm
Không gây ô nhiễm không khí
Chi phí đầu tư thấp
Trang 28 Không cần sấy qua nhiệt
Không cần bảo vệ sự nổ gây ra dung môi
Thực tế không có vật liệu nào có thể đồng thời đáp ứng mọi tính chất cần thiết vì thế cần thiết kết hợp nhiều vật liệu bổ sung ưu điểm che lấp hoàn toàn khuyết điểm Do
đó màng ghép nhiều lớp được chế tạo và nhanh chóng chiếm ưu thế trong ngành bao bì thực phẩm, hằng năm 14 triệu pounds nhựa nhiệt dẻo được sản xuất thì ½ số lượng này
được tạo thành dạng màng ghép hoặc tấm nhiều lớp.[1, 258]
Chẳng hạn:
Trang 29Các loại thực phẩm như kẹo, sản phẩm ăn liền được đóng trong bao bì plastic Bao
bì có thể được xé nhanh một cách dễ dàng nhờ làm bằng bao bì ghép có lớp OPP ngoài cùng và có một vết cắt nhỏ ở bìa hay vết răng cưa ở đầu hàn dán mí bao bì, do đó không
49]
Các phương pháp ghép màng.[3]
Ghép hai hay nhiều lớp màng bằng chất kết dính
Tráng lên một lớp màng vật liệu một lớp vật liệu khác ở dạng lỏng (nóng chảy) sau khi lớp vật liệu này nguội đi sẽ đông cứng lạ
Một số loại màng phức hợp:[3]
2 lớp: BOPP/PE, BOPP/PP, BOPP/CPP, BOPP/MCPP
3 lớp: BOPP(PET)/PET(M)/PE, BOPP(PET)/AL/PE
4 lớp: BOPP(PET)/PE/AL/PE…
Các vật liệu bao bì plastic làm màng ghép
2.5.1 OPP (Oriented polypropylene)
Màng OPP chính là màng PP cải tiến, cũng thuộc dạng homopolyme, công thức
phân tử:
Trang 30Tương tự như PP, nhưng màng OPP được định hướng theo cả hai chiều thẳng góc nhau trong quá trình chế tạo: phương dọc theo chiều dài của
màng được đùn ép và phương ngang thẳng góc với chiều dọc của
màng (do sự định hướng cả hai chiều nên trước đây
được gọi là BOPP:Bi-oriented polypropylene) và hiện
nay chỉ dùng từ OPP
Đặc tính
Do được chế tạo đặc biệt có sự định hướng hai chiều, nên các mạch polymer có khả năng tạo vùng kết tinh tăng cao, tạo nên tính chất đặc biệt khác PP và các loại plastic khác là:
Tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt)
Đặc biệt khả năng bị xé rách dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ OPP có tỉ trọng gần tương đương với PP: 0.902-0.907 g/cm3
OPP có độ trong suốt, độ bóng bề mặt cao hơn PP, tiếng kêu khi vò cũng trong và thanh hơn PP
OPP có tính bền nhiệt tương tự như PP
OPP có tính chất chống thấm o2, khí và hơi cao hơn so với PP Do đó OPP được chế tạo dạng màng đễ ghép tạo lớp ngoài cùng cho bao bì nhiều lớp để nhằm tăng tính chống thấm khí hơi và dễ xé rách để mở bao bì (do có tạo sẵn một vết đứt) và tạo độ bóng cho bao bì
2.5.2 PP (Polypropylene)
Polypropylene (PP) có mối quan hệ gần nhất với PE Cả hai thuộc họ polyolefin, được hình thành từ những nguyên tử C và H Trên thị trường PP được sản xuất ở hai dạng chính: homopolyme (chuỗi polymer của propylene) và dạng copolymer với ethylene, một
số mắc xích của chuỗi polymer được thay thế bằng ethylene
Cấu trúc đơn vị cơ bản của Polypropylene là:
Cấu trúc của mạch PP tương tự cấu trúc của PE với một nhóm methyl thay thế cho một nguyên tử H Sự trùng hợp tạo propylene không có xúc tác của chất xúc tác lập thể đặc
Trang 31hiệu sẽ xảy ra sự nối kết không trật tự cho ra một loại cao su hoặc một chất polymer như
dầu nhờn Cấu trúc không gian của PP bao gồm bốn loại:
Cấu trúc atactic với sự sắp xếp ngẫu nhiên của những nhóm methyl bên cạnh của
chuỗi, như hình dưới:
Polyme có cấu trúc cân đối được sản xuất bằng xúc tác lập thể đặc hiệu được gọi
là thể Isotactic, tên này xuất phát từ cấu trúc khá đặc biệt: nhóm methyl luôn ở vị trí giống
nhau dọc theo nhánh polymer Những nguyên tử C tự sắp xếp vào một chuỗi xoắn ốc với
nhóm methyl nằm bên ngoài, hai dạng cấu trúc của thể isotactic
Loại isotactic có cấu trúc cân đối và chặt khít trong khi loại atactic thì có sắp xếp
ngẫu nhiên
Hai loại cầu trúc khác là syndiotactic và stereoblock loại syndio tactic có nhóm
CH3 phân bố xen kẽ đều đặn ở hai bên của mạch chính Những polymer stereoblock có
thể có sự nghịch chuyển không bình thường và trở thành loại polymer isotactic
Trang 32Tính chất của polypropylene Mạch polypropylene có cấu trúc dạng xoắn như lò xo là có cấu tạo cis-trans đối với nhóm CH3, không có mạch nhánh và trong quá trình chế tạo mạch PP đã được kéo giãn theo chiều dài, do đó có xu hướng tạo vùng kết tinh cao, nên có tính chất chống thấm khí hơi rất cao, cứng vững, cũng như tính chịu nhiệt cao hơn một số loại plastic khác
Do cấu trúc khá đặc biệt, màng PP có thể giãn theo chiều ngang, tuy hệ số giãn không cao
Màng trong suốt có độ bóng bề mặt cao, khi bị vò cho tiếng thanh hơn so với PE