~“
Chương 2:
TONG QUAN VE KIEM SOAT NGUON VON DAU TU’ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI (FPI)
2.1 TONG QUAN VE DAU TU GIAN TIEP NUGC NGOÀI (FPI) 2.1.1 Khái niệm vốn FPI
Đầu tư gián tiếp hay còn gọi là đầu tư danh mục gồm có đầu tư gián tiếp trong nước và đầu tư gián tiếp nước ngoài Đầu tư gián tiếp nước ngoài là các khoản vốn đầu tư vào cổ phần của công ty niêm yết trên TTCK, hoặc các hoạt động đầu tư thực hiện một cách gián tiếp thông qua các định chế trung gian như các quỹ đầu tư hoặc thị trường tài chính
Theo Luật đầu tư của Việt Nam ban hành ngày 12/12/2005, đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác thông qua quỹ đầu tư chứng khoán và các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư
Vốn FPI vào một quốc gia thông qua TTCK, qua các hình thức cụ thể như: - Nha đầu tư trực tiếp mua cổ phân, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá
khác của các doanh nghiệp, của Chính phủ và của các tổ chức tự trị được phép phát hành trên thị trường tài chính (TTTC)
- Nha dau tư gián tiếp thực hiện đầu tư thông qua quỹ đầu tư chứng khoán
hoặc định chế tài chính trung gian khác trên TTTC
- _ Công ty cổ phần hoặc Chính phủ nước nhận đầu tư phát hành chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế Ưu điểm của phương thức này là huy động vốn trực tiếp, không phải thông qua các tổ chức tài chính trung gian nên chỉ phí sử dụng vốn thấp hơn các khoản vay tín dụng
Ở các nước phát triển, thị trường chứng khoán là một trong những kênh thu hút vốn quan trọng Nguồn vốn mà thị trường chứng khoán gặt hái được không chỉ trong nội bộ quốc gia mà còn là vốn đầu tư từ khắp nơi trên thế giới Các nước phát triển với biện pháp quản lý tiên tiến có thể cho phép nhà đầu tư quốc tế thực hiện lệnh mua bán ngay tại nơi họ ngồi mà không phải mắt công liên lạc nhiều Việc đầu tư, thu lợi nhuận cũng như rút vốn được tiến hành dễ đàng đã tạo hấp dẫn cho các nhà đầu tư Do đó, các thị trường chứng khoán càng phát triển càng thu hút được
nhiều vốn hơn
Trang 2~“
Quỹ đầu tư là các quỹ được hình thành do nhiều nhà đầu tư góp vốn vào nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào các doanh nghiệp khác hay đầu tư vào chứng khốn Thơng thường, các quỹ đầu tư có quy mô vốn lớn và hoạt động đầu tư dàn trải trên nhiều lĩnh vực khác nhau Do đó, họ đầu tư hiệu quả hơn so với cá nhân riêng lẻ nhờ vào lợi thế của việc đa dạng hóa danh mục đầu tư Có nhiều quỹ đầu tư như: quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư phòng hộ, Lợi ích của các Quỹ đầu tư chính là ở chỗ thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi lớn từ những cá thể riêng lẻ Sự đóng góp của số đông nhà đầu tư tham gia vào quỹ đầu tư đã tạo nên một nguồn vốn lớn Lợi ích thứ hai là các quỹ đầu tư được tổ chức với mục tiêu, chiến lược rõ ràng, dày dặn kinh nghiệm và trình độ quản lý chuyên
nghiệp mà không phải nhà đầu tư cá nhân bình thường không thể sánh bằng Bên
cạnh đó, các quỹ đầu tư cũng hoạt động giống như công ty cổ phần nên khả năng rút vốn cũng rất thuận tiện, nhanh chóng Việc cắp phép cho các quỹ đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động tại một quốc gia sẽ giúp quốc gia có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn quốc tế,
Như vậy, trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm trực tiếp tham gia vào việc điều hành quản lý đối tượng đầu tư thì đầu tư gián tiếp nước ngoài (F PD) là hình thức đầu tư quốc tế mà người chủ sở hữu vốn và người sử dụng vốn là hai chủ thể khác nhau Người góp vốn sẽ không trực tiếp thực hiện việc quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn
2.1.2 Đặc điểm của vốn FPI
Cũng như FDI, dòng vốn FPI chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ của các nhân tố như bối cảnh quốc tế (hoà bình, ổn định vĩ mô, các quan hệ ngoại giao và môi trường pháp lý quốc tế thuận lợi); nhu cầu và khả năng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; mức độ tự do hoá và sức cạnh tranh (chủ yếu là ưu đãi tài chính và sự
thân thiện, thuận tiện của quản lý nhà nước đối với nhà đầu tư) của môi trường đầu
tư trong nước; sự phát triển của hệ thống tiền tệ và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nói riêng, của các thể chế thị trường nói chung của nước tiếp nhận đầu tư v.v
Trang 3~“
đa dạng và vận hành có hiệu quả của các định chế tài chính trung gian (trước hết là các quỹ đầu tư chứng khốn, cơng ty đầu tư tài chính các loại, các quỹ đầu tư đại chúng, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ thành viên); sự phát triển và chất lượng của hệ thống thông tin và dịch vụ chứng khoán, trong đó có các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn và dịch vụ định mức hệ số tín nhiệm doanh nghiệp và chứng khoán; Đặc biệt, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ chảy mạnh vào trong nước theo mức tỷ lệ thuận và cấp số nhân cùng với sự gia tăng cổ phần hoá các DNNN, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động hiệu quả ở trong nước, cũng như cùng với việc nới rộng tỉ lệ nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp đó
Mặc dù thuật ngữ “đầu tư gián tiếp nước ngoài” dùng để chỉ các hình thức đầu tư không phải là đầu tư trực tiếp nước ngoài truyền thống (tức đầu tư để lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, lập liên doanh hoặc công ty cổ phần và kinh doanh theo hợp đồng hợp tác kinh doanh ), song sự phân biệt này không phải lúc nào cũng rạch ròi và thống nhất Chẳng hạn, khi nhà đầu tư dùng vốn của mình để mua cổ phiếu của doanh nghiệp, nếu tỷ lệ cổ phiếu do nhà đầu tư nắm giữ là thấp
hon mức nhất định (10% theo tiêu chuẩn của IMF và 30% theo tiêu chuẩn của Việt
Nam hiện hành) thì là đầu tư gián tiếp, nhưng khi vượt ngưỡng này thì lại được xếp vào đầu tư trực tiếp và lúc này, nhà đầu tư có thể dùng quyền bỏ phiếu của mình để can thiệp trực tiếp vào thực tế quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.1 Phân biệt vốn FDI với vốn FPI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI)
(FD)
Mức | Chủ sở hữu vốn đầu tư đồng thời Người sở hữu vốn không trực tiếp
độ _ | là người trực tiếp quản lý và điều | quản lý và điều hành doanh nghiệp
quản | hành doanh nghiệp Bên tiếp nhận đầu tư có quyền chủ
lý động hoàn toàn trong kinh doanh
Cách | FDI được thực hiện qua việc xây | Phạm vi đầu tư giới hạn vì các chủ đầu
thức | dựng doanh nghiệp mới, mua lại | tư nước ngoài thường chỉ quyết định đầu tư | toàn bộ hoặc từng phần doanh | mua cổ phiếu của những công ty làm nghiệp đang hoạt động hoặc mua | ăn có lãi và có triển vọng phát triển cổ phiếu để thôn tính/sáp nhập | trong tương lai
các doanh nghiệp với nhau
Trang 4
Nhà ĐTNN đưa kỹ thuật, công nghệ, bí quyết kinh doanh, năng lực marketing, kinh nghiệm quản lý vào nước nhận đầu tư
Nhà ĐTNN không đưa kỹ thuật, công nghệ, bí quyết kinh doanh, năng lực marketing, kinh nghiệm quản lý mà chỉ đưa vốn vào nước nhận đầu tư
Lợi
nhuận
Lợi nhuận của chủ đâu tư nước ngoài là lợi nhuận của dự án mà họ đầu tư Họ tự chịu trách nhiệm hoàn toàn với lợi nhuận đầu tư
Lợi nhuận của chủ đâu tư nước ngoài
có thể là lợi tức không cố định, tùy
thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty trong đó họ là cổ đông
Rủi ro Chịu rủi ro hoàn toàn khi có biển động xấu ảnh hưởng đến dự án
Quản lý đâu tư chuyên nghiệp hơn, chịu rủi ro ít hơn nhờ chiến lược đa
đầu tư dạng hóa đầu tư danh mục
(Nguôn: tác giả tự tông hợp) Những đặc điểm trên cho thấy vốn đầu tư gián tiếp có những lợi thế cho cả bên tiếp nhận đầu tư và chủ đầu tư Về phía tiếp nhận đầu tư, họ được hoàn toàn chủ
động, quản lý vốn kinh doanh một cách tập trung Vốn ĐTNN vào trái phiếu chính
phủ được điều tiết cho các ngành, các lĩnh vực then chốt đã được xác định trong quá
trình phát triển kinh tế, tránh hiện tượng đầu tư , kém hiệu quả Vốn ĐTNN vào trái
phiếu, cổ phiếu của công ty được sử dụng vào các mục đích phát triển công ty, không bị chỉ phối, thôn tín bởi các chủ ĐTNN, các tập đoàn đa quốc gia như hình thức đầu tư trực tiếp Về phía chủ ĐTNN, khi có xảy ra rủi ro kinh doanh đối với một doanh nghiệp mà họ tham gia đầu tư thì các chủ đầu tư ít bị thiệt hại vì vốn đầu tư được phân tán trong vô số những cổ phiếu, trái phiếu của các công ty khác nhau Mặt khác, vì đây là nguồn vốn đầu tư linh hoạt nên bất cứ khi nào cần, nhà ĐTNN có thể bán các cổ phiếu, trái phiếu và rút vốn về nước
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng vốn FPI vẫn có những hạn chế về khả năng thu hút vốn vì bị khống chế mức độ góp vốn và hạn chế khả năng tiếp thu kỹ thuật công
nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các chủ ĐTNN Đồng thời, chủ ĐTNN cũng
không yên tâm nhiều với hình thức đầu tư gián tiếp bởi họ không được trực tiếp tham gia điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư
2.1.3 Những thách thức khi tiếp cận nguồn vốn FPI:
Trang 5~*“
tiếp trên thị trường tài chính Niềm tin sụp đỗ đã kéo theo hàng loạt thị trường tài chính các nước lâm vào cảnh khốn cùng Đó chính là một loại rủi ro có hệ thống va to lớn nhất mà các quốc gia đều rất e ngại Thậm chí, trong một nền kinh tế còn duy trì được sự tôn định và tăng trưởng đều đặn thì vẫn có thể gặp những cạm bẫy do sự thay đổi của đòng vốn đầu tư gián tiếp và những khoản vay nước ngoài Thách thức khi tiếp cận nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài là:
Thứ nhất, sự thống trị tài chính của những nhà đầu tư nước ngoài Với
tiềm lực tài chính mạnh mẽ của mình, các quỹ đầu tư tài chính trên khắp thế giới có thể dễ dàng khống chế thị trường tài chính của các nước đang phát triển Đối với Việt nam, các quỹ đầu tư nước ngoài được phép sở hữu đến 49% cổ phần của doanh nghiệp trong nước nên chưa thể khống chế hoàn toàn Nhưng với xu thế mở cửa ngày càng mạnh mẽ và dé ting cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, dần dần chúng
ta cũng phải bãi bỏ giới hạn này Khi đó, có thể sẽ có rất nhiều các doanh nghiệp bị
thôn tín hoàn toàn Việt nam cần nhận diện điều đó và có những biện pháp kịp thời ngay từ bây giờ để ngăn chặn nguy cơ
Thứ hai, nguy cơ đối mặt với hiện tượng đầu cơ, thao túng thị trường Đa số các NĐTNN là những người có kiến thức tích luỹ, bề đày kinh nghiệm và tiềm lực kinh tế có thể tiến hành các hoạt động đầu cơ, thao túng thị trường Yếu tố đầu cơ dễ xảy ra khi có nhiều người cùng cấu kết với nhau để mua vào hoặc bán ra một lượng lớn chứng khoán của một số công ty nào đó Sự cấu kết này sẽ tạo ra một sự khan hiếm hay thừa thải giả tạo, làm cho giá chứng khoán có thể lên hoặc xuống một cách đột ngột Việc đầu cơ trên TTCK sẽ trở nên phổ biến nếu chính phủ không có khả năng ngăn chặn bằng những chính sách hợp lý hoặc những điều chỉnh thị trường kịp thời Mặt khác, việc thiếu vắng các sản phẩm phái sinh sẽ ảnh hưởng rất lớn trong việc hạn chế rủi ro từ các nguồn vốn này Bên cạnh việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển thì một lượng lớn ngoại tệ đổ vào thị trường trong nước có thể dẫn đến tình trạng thừa ngoại tệ và sẽ gây sức ép tăng giá lên đồng nội tệ Chính vì thế, Ngân hàng Nhà nước phải tính toán và có những quy định hợp lý trong việc quản lý ngọai hối Dự trữ ngoại tệ cũng là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình mở cửa thị trường tài chính Nếu lượng dự trữ ngoại tệ là không đủ và có bất ổn trong nền kinh tế thì đó cũng chính là những khởi đầu kích thích cho một cuộc khủng hoảng tài
chính toàn diện Để đối phó với việc tăng giá của đồng nội tệ thì Nhà nước phải phát
hành trái phiếu nhằm ổn định thị trường tiền tệ trong nước
Trang 6~“
Thứ ba, nguy cơ khủng hoảng do nền tảng quốc gia yếu kém Sự di chuyển quá mức của dòng vốn FPI sẽ khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương và rơi vào khủng hoảng một khi gặp phải cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế Nếu khu vực tài chính nội địa không có khả năng đương đầu với sự di chuyển vốn hoặc không được điều tiết, giám sát thận trọng, sự đảo ngược của dòng vốn FPI sẽ dẫn đến khủng hoảng Cơn sốt chứng khoán khiến cho tài sản của các nhà đầu tư bồng chốc trở thành khổng lồ Nhà đầu tư có trong tay một lượng giá trị tài sản kếch xù nên sẵn sàng đầu tư vào các lĩnh vực khác có độ rủi ro cao hơn nhưng với mức sinh lời hấp dẫn hơn Điều này có thể kéo theo sự tăng giá đột ngột của một số mặt hàng, lĩnh vực như: bất động sản, vàng bạc,
Trong thời kỳ đầu, sự gia tăng giá trị tài sản trên TTCK đã kích thích nhu cầu đầu tư và sự tăng trưởng, theo đó có thể gia tăng lạm phát Khi giá chứng khoán có xu hướng giảm, một trong những phản ứng dây chuyển của thị trường là một sự rút vốn ð ạt của các NĐTNN càng làm sụt giảm nghiêm trọng giá cả trên TTCK Đối tượng bị ảnh hưởng trước tiên là các cổ đông trong nước, theo đó các rủi ro trong, kinh doanh sẽ bùng nỗ thực sự Cùng với việc sụt giảm giá cổ phiếu, việc rút vốn đột ngột ra khỏi tài sản đầu tư gián tiếp có thể sẽ gây ra áp lực lên tỷ giá hối đoái, đặc biệt khi các NĐTNN phải thực hiện chuyển đổi sang ngoại tệ từ số tiền có được khi bán cổ phiếu Tính ổn định của hoạt động tài chính trong nước sẽ bị đe doạ nếu như hệ thống tài chính không đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ, lượng dự trữ ngoại tệ không đủ mạnh để chống lại các rủi ro Như vậy, trong nhiều trường hợp, rủi ro tài chính là mầm móng khởi đầu gây ra khủng hoảng tài chính và khủng hoảng
kinh tế `
Trang 7net
những thay đổi mang tính chu kỳ ở các nước phát triển (đặc biệt là sự thay đổi của lãi suất và tỷ giá giữa các đồng tiền mạnh ) sẽ nhanh chóng tác động tới hệ thống tài chính nội địa và khủng hoảng sẽ xảy ra nếu hệ thống không kịp thời thích nghỉ
với những thay đổi đó
Thứ năm, F'PI làm giảm tính độc lập của chính sách tiền fệ và fÿ giá Điều này xảy ra bởi vì cùng với quá trình tự do hoá tài khoản vốn, NHTW của các nước chỉ có thể thực hiện được một trong hai mục tiêu còn lại: sự độc lập của chính sách tiền tệ hay sự độc lập của chính sách tỷ giá hối đoái Trong điều kiện tự do di chuyển của vốn, nếu NHTW muốn duy trì chính sách tiền tệ độc lập thì phải linh hoạt chính sách tỷ giá hối đối 'Việc khơng tn thủ nguyên tắc này sẽ khiến cho các chính sách kinh tế vĩ mô trở nên trái ngược nhau và đưa đến hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế
Tuy những rủi ro có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng không vì thế mà một quốc gia bỏ qua nguôn vốn tiềm năng này Tiếp cận nguồn vốn đầu tư gián tiếp là điều cần thiết hiển nhiên phải hướng đến trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới Vấn đề quan trọng nhất là chính phủ các nước cần nhận diện, đánh giá đúng mức tầm quan trọng của luồng vốn này để tận dụng những ưu thế của nó trong việc phát triển nền kinh tế quốc gia
2.2 KIEM SOÁT DÒNG VÓN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI
2.2.1 Khái niệm kiểm soát vốn
Kiểm soát vốn là thực hiện các biện pháp can thiệp của chính phủ dưới nhiều hình thức khác nhau để tác động lên dòng vốn nước ngoài vào và ra khỏi một quốc gia nhằm đạt mục tiêu nhất định của chính phủ Như vậy, kiểm soát vốn là một chính sách mà chính phủ một quốc gia sử dụng để điều chỉnh định hướng dòng vốn vào và dòng vốn ra ở quốc gia mình, cũng như để kiểm soát dòng tiền tệ
2.2.2 Lợi ích và chỉ phí của kiểm soát vốn
Về mặt lý thuyết, có những bất đồng về lợi ích của kiểm soát vốn Các nhà nghiên cứu thiên về vốn chỉ ra rằng tự do hóa tài khoản vốn sẽ hấp dẫn các quỹ đầu tư, điều này rat quan trong đối với một nền kinh tế mới nổi Họ chỉ trích kiểm soát vốn tạo ra biến dạng thị trường, ngăn cản phân bổ hiệu quả các nguồn lực Thậm chí,
Allen và Gale (1998) còn chứng minh rằng, trong điều kiện nhất định, cuộc khủng hoảng tài chính là tối ưu, như là những phương tiện để thị trường tự kỷ luật nó
Trong khi đó, các tác giả khác, những người ủng hộ kiểm soát vốn, lại để cao vai trò của kiểm soát vốn với hai luận điểm: Thứ nhất, kiểm soát vốn giúp một quốc gia
Trang 8wen
ngăn ngừa nguy co bị tấn công đầu cơ; Thứ hai, khi một quốc gia đối phó với nguy cơ khủng hoảng thì mục tiêu ngắn hạn được ưu tiên lựa chọn là ổn định thị trường tài chính của một quốc gia
Krugman (2000) cũng tán thành các biện pháp của IMF tại Hàn Quốc và Indonesia được gọi là "các quy định bảo đảm an toàn" giới hạn về tiếp xúc ngân hàng, yêu cầu vé tinh minh bach, cai cách quản trị doanh nghiép,.v.v Ong cho rằng không nên phản bác về những "quy định thận trọng" của các dịng vốn Theo Ơng, kiểm sốt vốn được coi là lựa chọn bắt buộc một khi quốc gia đang ở trong một cuộc khủng hoảng sâu Dornbusch (2001), người đã từng hoài nghỉ về các biện pháp tại Malaysia, thừa nhận rằng nếu áp đặt kiểm soát vốn ở giữa một cuộc khủng hoảng, nó làm giảm áp lực lên tỷ giá và lãi suất Điều này sẽ giúp nền kinh tế tránh một sự sup
đổ hệ thống tài chính
Edison và Reinhart (2001) đưa ra một bản tóm tắt những lợi ích và chỉ phí
kiểm soát vốn trong điều kiện khủng hoảng Có hai lợi ích: Thứ nhất, kiểm soát
dòng vốn ra sẽ giúp ngân hàng trung ương giảm bớt sự suy giảm trong dự trữ ngoại hối và duy trì một tỷ giá ổn định; Thứ hai, ngăn chặn dòng vốn ra cho phép chính phủ để duy trì mức lãi suất thấp, giành lại chính sách tiền tệ độc lập mà quan trọng là sự phục hồi của nền kinh tế Tuy nhiên, kiểm soát vốn cũng gây ra nhiều bất lợi cho một quốc gia Đầu tiên là, các thị trường thiếu tính thanh khoản sẽ làm giảm uy tín quốc gia đối với các chủ nợ nước ngoài Ngoài ra, nếu dòng vốn bị hạn chế, tạo gánh nặng điều chỉnh giá trong thị trường tài sản sẽ dẫn đến giá tài sản trở nên biến
động lớn Các phân tích lý thuyết trên liên quan đến lý thuyết "bộ ba bất khả thi” trong kinh tế vĩ mô của Mundell- Fleming (1960): chính sách tiền tệ độc lập, ồn định
tỷ giá và tự do di chuyển vốn Trong số ba mục tiêu này, các nhà lãnh đạo của một quốc gia chỉ có thể hy vọng được hai Do đó, một khi quốc gia bị khủng hoảng tài
chính, việc ổn định tỷ giá và thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng để giải cứu nền
kinh tế là quan trọng hơn là lo lắng hiệu quả như thế nào
Trang 9~“
hơn và đa dạng hóa rủi ro tốt hơn, do đó làm giảm sự biến động trong tiêu dùng và thu nhập Dòng vốn vào và ra có thể làm gia tăng quy luật thị trường, giúp phân bổ hiệu quả các nguồn lực và tăng năng suất cao hơn Vì vậy, thực hiện kiểm soát vốn có thể làm quốc gia bị hạn chế thụ hưởng những lợi ích đó
Tuy nhiên, trào lưu tự do vốn qua biên giới cũng có thể hứng chịu nhiều rủi ro Các nước phụ thuộc vào tài trợ nước ngoài sẽ dễ bị "dừng đột ngột" dòng vốn đầu tư, có thể gây ra khủng hoảng tài chính hoặc sự sụt giảm tiền tệ lớn Nếu dong vén vao quá lớn có thể gây ra sự tăng giá đồng nội tệ, ảnh hưởng khả năng cạnh tranh xuất khẩu, Đây ra "bệnh Hà Lan" ( ) Việc vốn di chuyển tự do cũng rất phức tạp nếu quốc gia muốn có khả năng theo đuổi một chính sách tiền tệ độc lập, đặc biệt là khi kết hợp với một tỷ giá hối đoái cố định Cuối cùng, dòng vốn vào ạt có thể được đầu tư không hiệu quả, đầu tư quá mức dẫn đến bong bóng thị trường và cuối cùng là tạo ra bất Ổn mới Khi đối diện với những nguy cơ này thì quốc gia sẽ nhận thấy được những ích lợi của kiểm soát vốn trong việc làm giảm các bất lợi của
phong trào tự do tài khoản vốn
2.3 MỤC TIÊU CỦA KIEM SOÁT VÓN FPI CUA CAC QUOC GIA
2.3.1 Quan điểm về mục tiêu kiểm soát vốn của Christopher J Neely (1999) Theo Christopher J Neely (1999), cdc muc tiêu kiểm soát vốn bao gồm: *_ Kiểm soát vốn nhằm tăng nguồn thu và giúp phân bổ tín dụng
Kiểm soát vốn đầu tiên được thông qua trong thế chiến I như một phương pháp để tài trợ cho các nỗ lực chiến tranh Vào lúc bắt đầu cuộc chiến tranh, tất cả các cường quốc lớn bị đình chỉ sự tham gia của họ trong các tiêu chuẩn vàng nhưng vẫn duy trì tỷ giá hối đoái cố định trong suốt thời gian diễn ra cuộc chiến Vì vậy, tất cả các bên tham chiến hạn chế dòng vốn ra, hạn chế mua tài sản nước ngoài hoặc hạn chế cho Vay ra nước ngoài Kết quả là, những hạn chế này đã làm tăng nguồn thu theo hai cách:
—_ Trước tiên, bằng cách giữ vốn trong nền kinh tế trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh thuế tài sản, lợi nhuận và thu nhập Quan điểm này cũng đã được nói trước bởi Bakker (1996)
- Thi hai, cũng déng quan điểm véi Johnston va Tamirisa (1998), Christopher J Neely (1999) cho ring giữ vốn trong nước cho phép một tỷ lệ lạm phát cao hơn, do đó tạo ra nhiều nguồn thu hơn Vị vậy, kiểm soát vốn cũng làm giảm lãi suất và chỉ phí đi vay của Chính phủ
Trang 10~“
s_ Kiểm soát vốn nhằm điều chỉnh cán cân thanh toán
Theo Christopher J Neely (1999), trong cuộc đại suy thoái, mục tiêu phổ biến của kiểm soát vốn là nhằm đạt được sự độc lập của chính sách tiền tệ đồng thời với
tỷ giá hối đoái én định Điều này là cần thiết cho vấn đề cán cân thanh toán Tại một
tỷ giá nhất định, một quốc gia thường muốn mua thêm hàng hóa, dịch vụ và tài sản hơn Khi người dân trong nước mua hàng hoá, tài sản từ nước ngoài cao hơn người nước ngoài mua hàng hoá nội địa thì tỷ giá hồi đoái (giá ngoại tệ) có xu hướng tăng lên Nếu tỷ giá hối đoái linh hoạt, ngoại tệ có xu hướng lên giá và đồng nội tệ có xu hướng giảm giá Sự mất giá của đồng nội tệ làm tăng giá hàng hoá nhập khẩu và tài sản cho các cư dân trong nước, làm giảm giá hàng hóa nội địa và tài sản trên thị trường thế giới, làm giảm nhu cầu tương đối về hàng hóa và các tài sản nước ngoài cho đến khi sự mắt cân bằng trong cán cân thanh toán được loại bỏ
Tương tự, một quốc gia với tỷ giá hối đoái cố định có thể sửa chữa một cán cân thanh toán thâm hụt bằng cách thay đổi tỷ giá hối đoái phá giá tiền tệ— nhưng lựa chọn này có thể làm giảm lòng tin của công chúng trong chương trình chống lạm phát của các cơ quan quản lý tiền tệ Nếu một chính phủ cam kết duy trì tỷ giá hối đoái cố định, ngân hàng trung ương có thể ngăn chặn sự mắt giá của đồng tiền của mình với chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách bán trái phiếu trong nước Ngoài ra, các ngân hàng trung ương có thể can thiêp ngoại hối bằng cách bán ngoại tệ làm ảnh hưởng đến lượng tiền cơ sở Trong cả hai trường hợp, một vụ mua bán như vậy làm giảm cung tiền, làm tăng lãi suất và giảm nhu cầu trong nước đối với hàng nhập khẩu Nhu cầu giảm, giá hàng hóa, dịch vụ và tài sản nước ngoài cao hơn sẽ loại bỏ
một cán cân thanh toán thâm hụt Tuy nhiên, điều này đòi hỏi chính sách tiền tệ
được dành chỉ để duy trì tỷ giá hối đối, nó khơng thể được sử dụng-đẻ đạt được độc
lập của chính sách tiền tệ hoặc lạm phát mục tiêu trong nước
Dòng vốn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng thâm hụt cán cân thanh toán Trong sự hiện diện của các dòng vốn tự do, một quốc gia có nhu cầu duy trì một tỷ giá có định phải sử dụng chính sách tiền tệ duy nhất cho mục đích đó Christopher J Neely (1999) viện dẫn luận điểm của McKinnon và Oates (1966), cho
rằng, không chính phủ nào có thể đồng thời duy trì tỷ giá hối đoái cố định, tự do di
Trang 11wen
s _ Kiểm soát vốn để tránh tăng giá của đồng nội tệ
Trong khi dòng vốn ra có thể làm cán cân thanh toán thâm hụt thì dòng vốn vào có thể gây ra sự gia tăng giá trị thực của đồng nội tệ Trong những năm 1980 và 1990, một số nước đang phát triển đã hoàn thành chính sách cải cách quan trọng, làm cho môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều Vốn ròng chảy vào các nước đang phát triển tăng gấp ba lần từ $50 tỷ USD trong 1987-1989 đến hơn $150
tỉ vào năm 1995-1997 [Eichengreen và cộng sự (1999)] Những dòng vốn lớn đến
các quốc gia cải cách có xu hướng làm tăng giá các tài sản trong nước Đối với các nước có tỷ giá hối đoái linh hoạt, dòng vốn vào lớn dẫn đến nội tệ được định giá cao, sẽ làm tăng tương đối giá hàng hóa trong nước Đối với các nước có tỷ giá hối đoái cố định, dòng vốn vào lớn sẽ khiến cho đồng nội tệ bị mat giá tương đối khiến nhu cầu đối với tài sản trong nước tăng lên Điều này sẽ khiến các cơ quan quản lý tiền tệ tích cực mua ngoại tệ, làm tăng cung tiền nội địa và cuối cùng là tăng giá cả hàng hóa và tài sản trong nước Trong cả hai trường hợp, giá của hàng hóa và tài sản trong nước tăng so với thế giới làm hàng hóa trong nước xuất khâu kém cạnh tranh trên thị trường thế giới Vì những hiệu ứng này, các quốc gia sẽ lựa chọn ngăn chặn sự gia tăng giá trị nội tệ trên cơ sở hạn chế dòng vốn vào Một số quốc gia như Brazil, Chile, Columbia, đã sử dụng kiểm soát vốn để hạn chế dòng vốn vào và cố gắng ngăn chặn nâng giá nội tệ
© _ Kiểm sốt vốn theo lý thuyết “the second best”
Christopher J Neely (1999) da xem xét các tinh huống khác hơn so với nhu cầu về điều chỉnh cán cân thanh toán hay tránh đánh giá cao nội tệ Theo đó, kiểm soát vốn có thể là một chính sách hữu ích khác Ông dẫn chứng quan điểm của các nhà kinh tế theo ly thuyét “the second best” cho rằng, theo quy luật; các hạn chế về thương mại và đầu tư sẽ áp đặt chỉ phí lên nền kinh tế Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ cho các quy tắc đó Thuế và các hạn chế định lượng có thể tốt cho phúc lợi nền kinh tế, chúng được sử dụng để sửa chữa một số biến dạng của thị trường tự do Ý tưởng cho rằng một hạn chế thuế hoặc kiểm soát định lượng có thể cải thiện phúc lợi kinh tế theo cách này được gọi là một lý thuyết "the second best"
Mặt khác, kiểm soát vốn bảo tổn tiết kiệm nội điạ để sử dụng trong nước Từ quan điểm quốc gia, có thể có một tỷ lệ lớn của đầu tư nội địa khơng hồn tồn tích luỹ cho các nhà đầu tư Ví dụ, tiết kiệm nội địa có thể đầu tư khơng tương xứng ở nước ngồi vì các nguy cơ chính trị, vì bị tước quyền sở hữu hoặc vì các nghĩa vụ
Trang 12~“
thuế Trong cả hai trường hợp, các quốc gia như một tổng thể có thể được thực hiện tốt hơn bằng cách hạn chế hoặc đánh thuế đầu tư nội địa ra nước ngoài Do đó, ông lập luận rằng, các biện pháp kiểm soát vốn được sử dụng để bảo vệ thị trường tài chính kém phát triển so với các đối thủ cạnh tranh nước ngồi
s _ Kiểm sốt vốn nhằm tránh bóp mép khu vực tài chính
Trang 13~“
của ngân hàng Sự khó khăn của ngân hàng làm cho các biện pháp kiểm soát vốn trở thành một giải pháp tốt nhất để giải quyết các hậu quả bóp méo thị trường tài chính 2.3.2 Nghiên cứu của Jomo K.S (2002)
Theo Jomo K.S.(2002), kiểm soát vốn bao gồm có các mục tiêu sau đây: s - Đạt được độ trễ hơn cho chính sách tiền tệ, ví dụ như để phục hồi nền kinh tế s _ Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô bằng cách hạn chế khả năng tháo chạy vốn
° Dam bao ty gid ồn định, ví dụ: bảo vệ tỷ giá cố định hoặc ổn định tỷ giá
© Điều chỉnh su mat cân bang thanh toán quốc tế, cả thiếu hut va thang du ¢ _ Tránh lạm phát do dong vén vao 6 at
s _ Tránh nâng giá thực của tiền tệ do chính sách tiền tệ mở rộng
* _ Giảm sự bất Ôn tài chính bằng cách hạn chế hoặc thay đổi thành phần dòng vốn
¢ _ Hạn chế sở hữu nước ngoài đối với tài sản trong nước, có thể gây ra xung đột dân tộc
® - Đảm bảo tận dụng tại chỗ các khoản tiết kiệm quốc gia do hạn chế vốn ra ¢ _ Cho phép chính phủ phân bổ tín dụng trong nước tránh rủi ro tháo chạy vốn © _ Cho phép tổ chức tài chính trong nước để đạt được quy mô kinh tế để giúp họ
có khả năng cạnh tranh quốc tế
© _ Tạo điều kiện cho thu ngân sách, đặc biệt là thuế tài sản và thu nhập lợi tức; bang cach cho phép lạm phát cao hơn, nguồn thu sẽ nhiều hơn
Jomo K.S cho rang, kiểm soát vốn cũng có thể là sự thay thế chấp nhận được, đặc biệt đối với các hiệu ứng gây bất dn dòng vốn trên hệ thống tài chính của nền kinh tế đang phát triển, với đặc trưng là các quy định không đầy đủ Hiệu lực
của quy định có thể bị tổn hại bởi sự hạn chế về khả năng và kinh nghiệm, thiếu
nhân sự và các nguồn lực khác, ví dụ bị tổn hại năng lực quản lý hoặc chính trị Khi một quốc gia có tỷ giá hối đoái cố định nếu có dòng chảy vốn ra ròng, nó có thể tăng lãi suất hoặc giảm giá trị Nhưng với một khối lượng dòng vốn ra quá lớn, đột ngột, thường là do dòng vốn vào dễ dàng đảo ngược, thì hoặc là có khả năng gây áp lực mạnh mẽ suy thoái (do lãi suất cao hơn) hoặc tháo chạy thêm vốn do sự đánh giá
thấp đồng nội tệ Thắt chặt tiền tệ không chỉ làm giảm hoạt động kinh tế với lãi suất
cao hơn, mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế thông qua việc hệ thống ngân hàng (lúc nào cũng được Chính phủ bảo lãnh), có thể được tiếp xúc với các khoản vay nước ngoài (Kaminsky và Reinhart, 1999)
2.3.3 Nghiên cứu của M.Reinhart và cộng sự (2007)
Trang 14we
Theo M.Reinhart và cộng sự (2007), mục tiêu kiểm soát vốn của một quốc gia là nhằm đối phó với "bốn nỗi lo sợ"
¢ Thi nhat, sợ định giá cao đồng nội tệ (fear of appreciation)
Khi trở thành điểm nhắm của các nhà đầu tư tai các trung tâm tài chính toàn cầu, các quốc gia sẽ thu được lượng vốn dồi đào cho phát triển kinh tế Tuy nhiên, các dòng vốn vào mạnh mẽ sẽ tạo áp lực làm tăng giá đồng nội tệ, khiến các nhà sản xuất trong nước trở nên mất lợi thế cạnh tranh trong thị trường toàn cầu, và đặc biệt là lợi thế tương đối so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp của họ Việc tích lũy dự trữ ngoại hối sẽ đáp ứng được mong muốn tránh nỗi lo tăng giá đồng nội tệ, hay nỗi sợ
hãi của tỷ giá thả nổi (Calvo và Reinhart, 2002) Thế nhưng, nếu quá thời gian, tích
lũy dự sẽ cạn kiệt, trở nên khó khăn hơn, kháng cự, can thiệp trực tiếp nhiều hơn s Thứ hai, sợ "dòng tiền néng" (fear of “hot money”)
Đối với các nhà hoạch định chính sách ở các nước đang phát triển, họ đặc biệt lo ngại nếu quốc gia của mình trở thành mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng chỉ là ngắn ngủi Việc dòng vốn của các quỹ ð ạt vào một thị trường nhỏ bé có thể gây ra một sự xáo trộn Với những ngờ vực vé dong "tién nóng”, James Tobin đã đưa ra đề nghị ban đầu là cần làm chậm đi sự di chuyển vốn quốc tế Một ý tưởng đã được đón nhận trong ít nhất một phần tư thế kỷ Đơn giản chỉ cần đặt một loại thuế đủ cao (có hiệu quả thực thi) sẽ ngăn cản dòng vốn ban đầu và dòng vốn chảy ra tránh làm tổn thương nên kinh tế
se Thứ ba, sợ các nguồn vốn lớn (fear of large inflow)
Các nhà hoạch định chính sách ở các nền kinh tế thị trường mới nổi không
phải lúc nào cũng mất niềm tin vào các nhà đầu tư nước ngồi Khơng phải tất cả nguồn đầu tư đều là tiền “nóng”, mà là, thỉnh thoảng, một khối lượng nhỏ của dòng chảy có vấn đề Khi dòng vốn vào có khối lượng quá lớn, nó có thể được phân bổ không hiệu quả Đặc biệt, đôi khi nó không chỉ làm cho năng suất cao hơn (theo Calvo, Leiderman và Reinhart, 1994), mà còn là nguyên nhân lệch lạc, rối loạn hệ thống tài chính Quỹ đầu tư nước ngoài có thể làm bùng lên bong bóng giá tài sản và tạo ra rủi ro tiền mặt của các trung gian tài chính nội địa Một lần nữa, việc áp dụng thuế có thể mang lại một lợi ích lớn
© Thir tw, sợ mất sự độc lập tiền tệ
Trang 15we
khả tri, không thể tồn tại song song cùng lúc: cố định tỷ giá, chính sách tiền tệ độc lập và tự do hóa tài khoản vốn (Frankel, 2001) Nếu quốc gia muốn linh hoạt chính sách tiền tệ, họ phải từ bỏ một điều gì đó trong ba điều trên Tuy nhiên, nếu quốc gia
lo sợ tỷ giá thả nổi, việc tự do di chuyển vốn có vẻ hấp dẫn hơn mong muốn sự độc lập của chính sách tiền tệ trở lại
2.4 CÁC NHÂN TÓ TÁC ĐỘNG ĐÉN VIỆC LỰA CHỌN MỤC TIEU KIEM
SOÁT VÓN Ở CÁC QUOC GIA TRÊN THÉ GIỚI
2.4.1 Nhóm nhân tố thế giới và khu vực
Các nhà nghiên cứu cho rằng các nhân tố liên quan kinh tế tài chính thế giới
và khu vực có vai trò ảnh hưởng đến sự biến động vốn cũng như sự thành công hay thất bại trong chính sách kiểm soát vốn của các quốc gia Do đó, khi lựa chọn mục tiêu kiểm soát vốn, các quốc gia cần chú ý đến các nhân tố này để xây dựng một chính sách kiểm soát vốn phù hợp Calvo, Leiderman và Reinhart (2009) cho rằng điều kiện theo chu kỳ ở các nước công nghiệp là yếu tố chính khiến các đòng chảy vốn vào các nước đang phát triển Họ cũng công nhận vai trò quan trọng bởi các yếu tố trong nước, tuy nhiên, họ giải thích lý do tại sao dòng vốn không xảy ra ở các quốc gia đã tiến hành cải tổ và tại sao dòng vốn chỉ xảy ra vào năm 1990 tại các quốc gia nơi mà cuộc cải cách đã bắt đầu trước đó Calvo, Leiderman và Reinhart nhấn mạnh, các yếu tố bên ngoài có thể khuyến khích hoặc hạn chế dòng vốn Các yếu tố bên ngoài quan trọng nhất là lãi suất thế giới Đặc biệt, sự suy giảm lãi suất thực tế trên thế giới cũng thu hút hoặc "đây" các nhà đầu tư đến thị trường mới nỗi trong hai cách Đầu tiên, với cuộc suy thoái ở Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều nước châu Âu, sự suy giảm của lãi suất trên thế giới làm cho lợi nhuận trong nền kinh tế mới nổi hấp dẫn hơn tương đối Lãi suất ngắn hạn ở Hoa Kỳ giảm đều đặn trong những
năm 1990 và suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ và Nhật Bản tạo cơ hội hấp dẫn tìm kiếm
lợi nhuận ở các nước đang phát triển Thứ hai, nó cải thiện uy tín tín dụng và giảm nguy cơ vỡ nợ của các quốc gia nợ Kết luận này cũng đồng tình với nghiên cứu trước đó của Agenor và những người khác (1997) cho thấy những cú sốc lãi suất giải thích sự biến động lớn trong thành phần dòng vốn đầu tư ở Brazil
Năm 1994, với cuộc khủng hoảng Mexico, sự tồn tại của dòng vốn tư nhân sau khi tăng lãi suất trên thế giới chứng minh sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài Sự phát triển trong cơ cấu tài chính của các quốc gia phát triển, xuất khâu vốn đã làm tăng các cơ hội đầu tư xuyên biên giới Thứ hai, các nhà đầu tư tổ chức ngày
Trang 16we
càng gia tăng trong cơ cấu tài chính của các nước công nghiệp cũng làm tăng dòng vốn chảy vào các thị trường mới nỗi Các nhà đầu tư thấy mình sẵn sàng và có khả năng đầu tư ở nước ngoài vì cơ hội đa dạng hóa rủi ro và mức lợi nhuận dài hạn cao hơn tại các nước đang phát triển
Mặt khác, theo Gerald Epstein, Ilene Grabel and Jomo, K.S (2003), nghiên cứu các trường hợp của Malaysia, Chile và Trung Quốc cho thấy, tại thời điểm nóng có thể tăng cường kiểm soát để giải quyết các sự có bất ổn ở khu vực tư nhân Tuy nhiên, mục tiêu kiểm soát vốn có thể thay đổi hoặc nới lỏng khi giảm khủng hoảng hoặc khi thay đổi môi trường quốc tế Fernandez-Arias và Montiel (1995) tìm ra bằng chứng cho thấy giảm lãi suất tại các nền kinh tế tiên tiến đã đóng một vai trò chủ đạo trong việc thúc đây vốn đến các nước đang phát triển và dòng chảy này không bị hạn chế đối với các nước có cải cách nền kinh tế
2.4.2 Nhóm nhân tố nền tảng quốc gia
Một số tài liệu cho thấy, các quốc gia nhập khẩu vốn có tích cực cải thiện nền tảng quốc gia sẽ có cơ hội gia tăng thu hút đầu tư nước ngồi thơng qua hai kênh chính Đầu tiên, việc tái cơ cấu nợ nước ngoài trong một loạt các quốc gia làm uy tín tín dụng được cải thiện Thứ hai, việc cải cách cơ cấu và bản lĩnh trong quản lý kinh tế vĩ mô đã thu hút các nhà đầu tư vào thị trường mới nổi
Schandler và cộng sự (1993) lập luận rằng, các nhân tố trong nước là những nguyên nhân chỉ phối của dòng vốn chảy vào các thị trường mới nổi, cũng như tác động đến việc lựa chọn mục tiêu kiểm soát vốn của các quốc gia Sự biến đổi theo thời gian và cường độ của các dòng vốn giữa các nước khác nhau cho thấy các nhà đầu tư có thể đã phản ứng với các yếu tố quốc gia cụ thể Ngân hàng thế giới (1997) đã cung cấp những bằng chứng có hệ thống về tầm quan trọng của các yếu tố trong nước, nhưng, điểm mới so với đánh giá của Schandler và cộng sự là, vai trò của các nhân tố bên trong càng đặc biệt có ý nghĩa trong những năm gần đây Họ đề cập đến một số nhân tố sau:
s _ Nền tảng cơ bản ảnh hưởng đến tỷ lệ lợi nhuận cho các nhà đầu tư dài hạn
Các quốc gia với nền tảng cơ bản vững mạnh (ví dụ, tỷ lệ đầu tư trên GDP
cao, lạm phát thấp và tỷ giá hối đoái ổn định) đã nhận được dòng vốn lớn
Trang 17we
chọn các mục tiêu kiểm soát vốn khác nhau tuỳ theo nền tảng riêng có của quốc gia đó
¢ FDI là thành phần lớn nhất của các dòng vốn tư nhân vào các thị trường mới
nổi và FDI cũng có những ảnh hưởng đến việc lựa chọn mục tiêu, chính sách kiểm soát vốn FPI ở một quốc gia Thực tế, các quốc gia với nguồn vốn FDI đổi dào thì có thể ít quan tâm đến thu hút vốn FPI Do đó, những quốc gia này có thể lựa chọn mục tiêu kiểm soát là hạn chế dòng vốn FPI
se _ Vốn FPI rất nhạy cảm với lãi suất Vốn FPI là nguồn vốn bat ổn, có thể biến động từng ngày Một sự biến động lãi suất của nước nhận đầu tư sẽ gây ảnh hưởng đến lợi nhuận và có thể dẫn đến quyết định bổ sung hay rút bớt dòng vốn của các nhà đầu tư ở các nước tiếp nhận Do đó, việc lựa chọn mục tiêu của chính sách kiểm soát vốn cũng cần chú trọng đến vấn đề này để tránh tình trạng biến động mạnh về khối lượng của dòng vốn FPI
Nhóm nghiên cứu Cardoso và Goldfajn (1999), cũng nhận định rằng, theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia, việc kiểm soát vốn cần thay đổi linh hoạt tuỳ theo tình hình biến đổi các yếu tố nội sinh và sự thay đổi các mục tiêu của chính phủ Cụ thể, trong trường hợp của Chile, các công cụ kiểm soát vốn đã được điều chỉnh nhiều lần trong những năm 1990 để đáp ứng với những thay đổi trong môi trường kinh tế Sau đó, trong quá trình đàm phán thương mại song phương với Hoa Kỳ, các nhà
hoạch định chính sách của Chile đã tìm kiếm và thiết lập lại các kiểm soát Ở
Malaysia, quản lý vốn đã được tăng cường để tránh các ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, và cuối cùng là nới lỏng Tại Singapore, chính phủ tăng cường thực thi kiểm soát trong suốt thời kỳ khó khăn và sau đó xoá dần chiến lược này khi tình hình thay đổi Tại Trung Quốc, thực thi kiểm soát vốn được nới lỏng hay thắt chặt tùy thuộc vào áp lực tỷ giá hoặc mức dự trữ ngoại hối
Cũng theo Cardoso và Goldfaj (1999), các quốc gia lựa chọn các mục tiêu kiểm soát vốn phụ thuộc vào môi trường chính sách và các nền tảng cơ bản của quốc gia Nền tảng quốc gia bao gồm: dự trữ ngoại hối, tỷ lệ nợ nước ngoài, tỷ lệ lạm phát, tài khoản vãng lai và cán cân thanh toán, chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá hối đoái, và cuối cùng, kiểm soát vốn tốt nhất, gặt hái được nhiều thành công là khi mục tiêu của nó có liên hệ chặt chẽ và phù hợp với điều kiện cơ bản và chiến lược phát triển tổng thể của quốc gia
2.4.3 Nhóm nhân tố dòng vốn
Trang 18at
Ở nội bộ một quốc gia, cdc yéu tố tác động đến mục tiêu kiểm soát vốn bao
gồm các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và những cải cách như tự do hóa
thương mại và thị trường vốn, giảm lạm phát làm giảm rủi ro và kích thích dòng vốn chảy vào Bên cạnh đó, các yếu tố mơi trường bên ngồi và kinh tế thế giới cũng tác động đến việc lựa chọn mục tiêu kiểm soát vốn Cuối cùng, có hiệu ứng lây lan các dòng vốn FPI đến các quốc gia, do đó bản chất dòng vốn cũng tác động đến mục tiêu kiểm soát vốn FPI của một quốc gia Dòng vốn đến một vài nước trong khu vực tạo ra các hiệu ứng bên ngoài đối với các nước láng giềng khác và một cuộc khủng hoảng bên ngoài quốc gia có thể lây lan cho quốc gia khác
Kinh nghiệm các nước cho thấy, cuối thập niên 1980, chính sách tiền tệ nới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đã khiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nên cao quá mức Các nhà đầu tư ở các trung tâm tiền tệ trên thế giới tìm cách thay đổi danh mục tài sản của mình bằng cách chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài Trong khi đó, các nước châu Á lại thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn Lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát triển Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nước châu Á Do thiếu các biện pháp kiểm soát, nhiều nền kinh tế châu Á đã rơi vào tình trạng quá phụ thuộc vào nguồn tài chính rất dễ biến động từ bên ngoài, đặc biệt là các khoản vay ngắn hạn
Dòng vốn FPI rất cần thiết cho đầu tư tăng trưởng của mọi quốc gia bất kể là ở
trình độ phát triển nào Tuy nhiên, dòng vốn FPI cũng hàm chứa nhiều rủi ro mà đặc
biệt nhất chính là tính bất ổn của dòng vốn Do đó, việc nghiên cứu xu hướng biến động của dòng vốn FPI trên thế giới cũng như đo lường những nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng dòng vốn sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có thêm cơ sở để đưa ra những quyết định lựa chọn mục tiêu kiểm soát vốn đúng đắn, phù hợp trong từng
thời kỳ đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất về thu hút và quản lý vốn FPI
2.4.4 Một số kinh nghiệm lựa chọn mục tiêu kiểm soát vốn của các quốc gia s Kinh nghiệm Chỉ lê
Sau cuộc khủng hoảng tài chính lớn trong những năm 1980, Chile đã tiến hành cải cách cơ cấu sâu rộng Các cách này bao gồm: dần dần tự do hóa tài khoản vốn, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, tự do hóa thương mại và tư nhân hoá
hệ thống an sinh xã hội Trong những năm 1990, dòng vốn vào gia tăng đột biến ở
Trang 19we
gây trở ngại cho khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Chile Trong bối cảnh đó, Chile đã chọn mục tiêu kiểm soát vốn nhằm giữ lãi suất trong nước cao để chống lạm phát va, cling một lúc, tránh tăng giá nội tệ do ảnh hưởng từ các nguồn vốn lớn của nước ngoài Do đó, các nhà chính sách chọn lựa mục tiêu là thay đổi thành phần của dòng vốn, giảm dòng tiền ngắn hạn, được coi là mất én định và và có tính chất đầu cơ
Sự thành công rộng rãi của kiểm soát vốn của Chile, khi so sánh với kết quả không rõ ràng ở Colombia, làm nổi bật tầm quan trọng của thể chế và các quy định kèm theo Cơ chế URR của Chile hiệu quả chủ yếu là do Ngân hàng Trung ương có khả năng xác định và hoàn thiện các sơ hở pháp lý, tăng cường phạm vi ảnh hưởng của các URR để duy trì hiệu quả của nó Kinh nghiệm của Chilê cho thấy, tự do hóa tài chính và mở cửa tài khoản vốn cần đi kèm và trước hết bởi một cuộc cải cách toàn diện các quy định giám sát Minh chứng cho điều này là, quá trình tự do hóa của hầu hết các nước Châu Mỹ Latinh đã thất bại nặng nề vì những thiếu sót của pháp luật thích ứng về ngân hàng Hay một bằng chứng khác, trong những năm 1970 và đầu những năm 1980, Chile cũng áp dụng một URR lên dòng vốn vào nhưng không ngăn được một cuộc khủng hoảng tiền tệ và ngân hàng nghiêm trọng vào năm 1982 Từ những minh chứng trên, tác giả nhấn mạnh rằng, Chilê đã đã được mục tiêu kiểm soát vốn với bối cảnh tổn tại của các quy định hoàn thiện ngân hàng
se Trung Quốc:
Trong giai đoạn đầu mở cửa, TTCK Trung Quốc chưa thật sự phát triển, Trung Quốc lựa chọn mục tiêu kiểm soát vốn với quan điểm thận trọng, đảm bảo sự phát triển ổn định Trung Quốc áp dụng một loạt các biện pháp kiểm soát chặt chế: hạn chế tối đa sự xâm nhập của các NĐTNN vào trong nước, nâng cao yêu cầu đối với các công ty niêm yết ở nước ngoài trong việc chuẩn mực hoá-hoạt động, tăng cường tính minh bạch và cải tổ công ty, Trong những năm qua, nhiều công ty Trung Quốc đã hấp dẫn các nhà đầu tư nhờ sự phát triển ổn định và có triển vọng sau một thời gian dài bat én Khi TTCK phát triển hơn, Trung Quốc đã mạnh dạn quyết định nới lỏng các chính sách kiểm soát vốn tạo hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, dòng vốn FPI vào Trung quốc liên tục gia tăng
Dù những chính sách điều tiết vốn của Trung Quốc khá chặt chẽ nhưng thời gian qua các nhà đầu tư quốc tế vẫn rất quan tâm đến nền kinh tế này Điều này khẳng định chính sách điều tiết vốn nghiêm ngặt đã giúp Trung Quốc ổn định được
các điều kiện kinh tế vĩ mô và thúc đây tăng trưởng kinh tế Quá trình thu hút FPI
Trang 20wn
của Trung Quốc cho thấy những thành công nổi bật là: Thứ nhất, các giải pháp thu hút FPI mang tính đồng bộ, có lộ trình cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn lịch sử của Trung Quốc Thứ hai, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã có chiến lược,
mục tiêu thu hút vốn FPI đúng đắn, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế Đồng thời, họ
cũng chú trọng cải thiện môi trường trong nước, nâng cao chất lượng hàng hoá trên
TTCK Trung Quốc để thu hút vốn FPI Thứ ba, Trung Quốc đã biết kết hợp thu hút
FPI và quản lý dong vốn này một cách hiệu quả, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của dòng vốn
e Án Độ
Để thu hút được một cách bền vững và sử dụng có hiệu quả dòng vốn FPI, Ấn Độ đã có những lựa chọn và điều chỉnh hợp lý mục tiêu kiểm soát vốn trong từng thời kỳ Từ năm 1992, quốc gia này đã mở cửa các thị trường chứng khoán, gia nhập thị trường vốn quốc tế với mức độ giới hạn lúc đầu và nới lỏng dần dần Năm 1998, Ấn độ đưa ra các công cụ hedging phòng ngừa rủi ro về giá, cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào hợp đồng kỳ hạn cũng như đầu tư vào chứng khoán phái sinh từ cổ phiếu Trong giai đoan 2002-2003, những cải cách trên thị trường vốn đã đưa Án Độ trở thành nước có dự trữ ngoại hối đứng thứ 6 trong các nền kinh tế mới nổi Việc miễn thuế đối với cổ tức mà cổ đông trong các công ty Án Độ được hưởng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của TTCK Ấn Độ Qua đó, thu hút hơn nữa các luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
Ấn Độ đã lựa chọn các mục tiêu và chính sách quản lý FPI linh hoạt với các
đặc điểm như: Thứ nhát, Án Độ đã tiến hành những bước đi thận trọng tiến tới đỡ bỏ
hệ thống quản lý theo hạn ngạch, nới lỏng điều kiện hoạt động với FPI và đa dạng hóa công cụ đầu tư; Thứ hai, Án Độ sớm triển khai các công cụ phái sinh và tài khoản thứ cấp nhằm theo dõi chặt chẽ sự vận động của dòng vốn FPI và thúc đẩy các quỹ đầu tư nước ngoài vào thị trường trong nước; Thứ ba, Án Độ chú ý hạn chế những tổn thương từ dòng vốn đầu cơ
Nhìn chung, mục tiêu kiểm soát vốn FPI của Ấn Độ có sự kết hợp chặt chẽ với các chính sách điều hành khác như tỷ giá, tiền tệ Song song việc ổn định dòng vốn
FPI, Án Độ cũng đã chú ý: xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc, phát triển TTCK,
Trang 21~“
các sản phẩm phái sinh Điều này đã giúp Án Độ đã đạt được những thành công nhất định trong thu hút, quản lý dòng, vốn FPI
e Malaysia:
Chính phủ Malaysia đã quản lý nền kinh tế vĩ mô tốt và tăng trưởng kinh tế
bền vững, lạm phát thấp, cải tiến chế độ báo cáo tài chính và tăng khả năng giám sát thị trường tài chính, cuốn hút được nhiều dòng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước này Malaysia đã lựa chọn mục tiêu, chính sách kiểm soát vốn phù hợp, kết hợp chặt chễ với các nhân tố như là: phát triển thị trường, vốn; phát triển và nâng cao hiệu quả của TTCK
Trong cuộc chiến đương đầu với khủng hoảng Đông Á năm 1997, nếu như Thái Lan và Hàn Quốc ứng xử với khủng hoảng bằng cách kêu gọi sự giúp đỡ của IMF thi Malaysia lại hành động không theo thông lệ Malaysia kiên quyết khước từ "ligu phap IMF", để thực thi một chế độ kiểm soát gắt gao việc chảy máu ngoai té Malaysia quyết định cố định đồng ringgit với đồng déla, đồng thời cắm chuyển vốn ra nước ngoài trong một thời hạn nhất định và từ chối viện trợ của IMF Gói chính sách kiểm soát vốn của Malaysia nói chung được cơng nhận là tồn diện và thông mỉnh khi nó được thiết kế nhằm mục tiêu hạn chế ngoại hối và đầu cơ ringgit clla dân cư cũng như những người không cư trú, trong khi không gây ảnh hưởng xấu trực
tiếp đến nhà đầu tư nước ngoài Khi đánh giá gói giải pháp kiểm soát vốn năm 1998,
các nhà nghiên cứu nhắc đã đến ba yếu tố rất quan trọng khi đề cập đến thành công của Malaysia Thứ nhất, ngân hàng trung ương Negara có mức độ dự trữ ngoại hồi dồi dào Thứ hai, Malaysia đã có tương đối ít nợ nước ngoài Và cuối cùng, thứ ba, liên kết giữa các cơ quan công, quyền và hệ thống tài chính ở Malaysia đã được thể chế hóa sâu sắc, đó là, các ngân hàng của Malaysia đã không thể hoặc không muốn cố gắng để phá vỡ các kiểm soát Vì lẽ đó, Malaysia đã đạt được quyền tự chủ, giành được những thành công nhất định trong chính sách kiểm soát vốn táo bạo của mình