1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty CPTM Tuấn Khanh( Hà Nội)

42 608 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 277 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nền sản xuất hàng hoá. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới, nhưng đồng thời cũng chứa đ

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nềnsản xuất hàng hoá Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới, nhưng đồngthời cũng chứa đựng những nguy cơ đe doạ cho các doanh nghiệp Để có thểđứng vững trước qui luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏicác doanh nghiệp luôn phải vận động, tìm tòi một hướng đi cho phù hợp

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng tổnghợp Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ravà kết quả thu về với mục đích đã được đặt ra và dựa trên cơ sở giải quyết cácvấn đề cơ bản của nền kinh tế này: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sảnxuất cho ai? Do đó việc nghiên cứu và xem xét vấn đề nâng cao hiệu quả kinhdoanh là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanhhiện nay Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là một bài toán khó đòi hỏimỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm đến Vì vậy, qua quá trình thực tập ở Côngty CPTM Tuấn Khanh, với những kiến thức đã tích luỹ được cùng với sự nhậnthức được tầm quan trọng của vấn đề này cho nên em đã mạnh dạn chọn đề tài

"Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty CPTMTuấn Khanh" làm đề tài nghiên cứu của mình.

Nội dung chuyên đề bao gồm các phần sau:

Chương I: Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Chương II: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh ở Công ty CPTM

Tuấn Khanh.

Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công

ty CPTM Tuấn Khanh.

Chuyên đề này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo

Ths Nguyễn Mạnh Quân Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quí báu đó

Sinh viên

Lê văn Linh

Trang 2

Ngoài ra nó còn nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề này, nhưng khái niệmsau đay có thể là tổng quát nhất:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung sựphát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồn lực và trìnhđộ chi phí các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất kinh doanh là một yếu tốquan trọng để đánh giá sự tăng trưởng và thực hiện các mục tiêu về kinh tế doanhnghiệp trong từng thời

2 Những quan điểm cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp:

2.1 Các quan điểm về kết quả và hiệu quả:

Kết quả sản xuất kinh dóanh: Là một số tiền mà doanh nghiệp thu được saumột quá trình sản xuất kinh doanh và được xác định bằng công thức:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội:

+ Hiệu quả kinh tế: Là sự so sánh giữa kết quả kinh doanh đạt được với tàon

bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để được kết quả đó.

+ Hiệu quả xã hội: Phản ánh kết quả mà doanh nghiệp đạt được về mặt xã

hội: Mức độ ngân sách, tạo công ăn việc làm cho người lao động, cả thiện môitrường ….

2.2 Sự cần thiết phải kết hợp giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội:

Hiệu qủa kinh tế và hiệu quả xã hội là hai mặt của một vấn đề có tác độngbiện chứng, qua lại lẫn nhau Hiệu quả kinh tế quyết định hiệu quả xã hội nhưng

Kết quả = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Trang 3

hiệu quả xã hội cũng có tác động trở lại đối với hiệu quả kinh tế, góp phần làmtăng hiệu quả kinh tế Tuy nhiên thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp có xuhướng quan tâm hơn tới hiệu quả kinh tế, đó là doanh thu, lợi nhuận, … màkhông chú trọng quan tâm hơn hiệu quả xã hội, đó là chốn thuế, không quan tâmtơí môi trường … những quan niệm đo hêt sức sai lầm, chỉ có nâng cao hiệu quảkinh tế đi đôi với hiệu quả xã hội thì doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vữngđược.

II Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh:1 Các nhân tố chủ quan.

Nhân tố chủ quan:

Con người là nhân tố quyết định cho mọi hoạt động trong doanh nghiệp.Trong thời đại ngày nay, hàm lượng chất xám sản phẩm ngày càng cao thì trìnhđộ chuyên môn của người lao động có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt độngcủa doanh nghiệp Nhất là các cán bộ quản lý Họ là những lao động gián tiếp tạora sản phẩm nhưng lại rất quan trọng bởi họ là những người điều hành và địnhhướng cho doanh nghiệp, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp Trên thực tế,mỗi một doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khác nhau, trình độchuyên môn của công nhân cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuấtkinh doanh Công nhân có tay nghề cao sẽ làm ra sản phẩm đạt chất lượng cao,tiết kiệm thưòi gian và nguyên vật liệu, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Vì vậy, trong nhân tố con người trình độ chuyên môn có ýnghĩa quyết định tới hiệu quả sản xuất kinh doanh Điều đó đòi hỏi doanh nghiệpphải có kế hoạch tỉ mỉ từ khâu tuyển dụng tới việc đào tạo bồi dưỡng, nâng caotrìng độ chuyên môn cho người lao động, nhất là đội ngũ các cán bộ quản lý.

Nhân tố vốn:

Không một doanh nghiệp nào có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinhdoanh mà không có vốn Vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếptới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Vốn trong doanh nghiệp được hìnhthành từ 3 nguồn chính: Vốn tự có, vốn ngân sách nhà nước cấp và vốn vay: đượcphân bổ dưới hai hình thức là vốn cố định và vốn lưu động Tuỳ đặc điểm củatừng doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì vốn ngân sách nhà nước cấp làchủ yếu, doanh nghiệp tư nhân vốn chủ sở hửu và vốn vay là chủ yếu

Trang 4

Kỹ thuật và công nghệ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới mọi hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp nào áp dụng kỹ thuật và côngnghệ tiên tiến, doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế cạnh tranh Ngày nay vai trò của kỹthuật và công nghệ được các doanh nghiệp đánh giá cao Để nâng cao hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư vàolĩnh vực này, nhất là đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.

2 Các nhân tố khách quan:

Đó là những nhân tố tác động từ bên ngoài, có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêucực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta có thể kháiquát thành 2 nhóm:

- Môi trường vĩ mô: Bao gồm các yếu tố về điều kiện tự nhiên, về dân số và

lao động, xu hướng phát triển kinh tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật, các chính sáchcủa nhà nước và các yếu tố khác có liên quan.

- Môi trường vi mô: Bao gồm các yếu tố gắn liền với doanh nghiệp như thị

trường đầu vào và thị trường đầu ra.

Đối với nhân tố khách quan, không một doanh nghiệp nào có thể loại bỏ haythay đổỉ được, nhưng doanh nghiệp có thể tận dụng các nhân tố có ảnh hưởng tíchcực hoặc không hạn chế các nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Vấn đề này là tuỳ thuộc vào khả năng lãnhđạo của các nhà quản lý ở từng doanh nghiệp.

III CÁC BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤTKINH DOANH VÀ HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ:

1 Các biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá, đo lường bằng kết quả đầu ravà chi phí đầu vào trong một quá trình, ta có:

Kết quả đầu ra

Hiệu quả sản xuất kinh doanh =

Chi phí đầu vào

Có 4 cách để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đó là: + Giảm chi phí đầu vào, giữ nguyên kết quả đầu ra;

+ Giữ nguyên chi phí đầu vào, tăng kết quả đầu ra; + Giảm chi phí đầu vào, đồng thời tăng kết quả đầu ra;

Trang 5

+ Tăng chi phí đầu vào, tăng kết quả đầu ra nhưng tốc độ tăng kếtquả đầu ra lớn hơn tốc độ tăng chi phí đầu vào.

Rõ ràng biện pháp thứ 3 là lý tưởng nhất, là mục tiêu để doanh nghiệp phấnđấu không ngừng.

Các yếu tố tác động tới chi phí đầu vào: + Giá thành nguyên nhiên vật liệu; + Tiền lương cho người lao động;

+ Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp; Chi phí về vốn (tiền lãi vay), khấu hao tài sản cố định; + Các yếu tố khác.

Các yếu tố tác động tới kết quả đầu ra:

+ Sản phẩm (chất lượng, mẫu mã uy tín, giá thành);+ Hệ thống kênh tiêu thụ;

+ Quảng cáo, xúc tiến bán hàng;

2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh:

2.1 Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp:

Kết qủa đầu ra ( Tổng doanh thu)

Doanh thu thuần trong kỳ

ý nghĩa: Cứ một đồng doanh thu thuần thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

2.2 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nhân lực:

- Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân

Doanh thu thuần

Trang 6

Tổng số lao động bình quân trong kỳ

ý nghĩa: Cứ 1 lao động thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.- Chỉ tiêu tỷ suất tiền lương tính theo doanh thu thuần

Tổng quỹ lương

Tỷ suất tiền lương/DTT =

Doanh thu thuần trong kỳ

ý nghĩa: Để có 1 đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp phải trả bao nhiêu đồngtiền lương.

- Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động.

Lợi nhuận sau thuế Mức sinh lời bình quân của LĐ =

Tổng số lao động trong kỳ

ý nghĩa: Cứ một lao động tham gia thì sẽ tạo bao nhiêu đồng lợi nhuận.

2.3 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn:

- Chỉ tiêu tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh

Doanh thu thuần Tỷ suất DT/ vốn KD =

Tổng số vốn kinh doanh trong kỳ

ý nghĩa: Cứ một đồng vốn kinh doanh thì sẽ tạo bao nhiêu đồng doanh thu thuần.- Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động.

Doanh thu thuần Số vòng quay vốn LĐ =

Trang 7

ý nghĩa: Thời gian thu tiền bán hàng kể từ lúc xuất giao hàng đến khi thu tiền làbao nhiêu ngày.

- Chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán hiện thời Vốn lưu độngHệ số KNTTHT =

Vốn ngắn hạn trong kỳ

ý nghĩa: Phản ánh mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanhnghiệp.

2.4 Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả chi phí:

- Chỉ tiêu tỷ suất doanh thu thuần trên chi phí Doanh thu thuầnTỷ suất DT/CP =

Tổng chi phí trong kỳ

ý nghĩa: Cứ 1 đồng chi phí thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

2.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất của doanh nghiệp:

Nhóm chỉ tiêu này chủ yếu được xem xét, phân tích bằng định tính, rất khócó thể lượng hoá được; nhưng rõ ràng là chúng ta cũng có ảnh hưởng không nhỏđến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Những chỉ tiêu này là:

- Mức đóng góp cho ngân sách;

- Số lao động được giải quyết việc làm;

- Đáp ứng một phần nhu cầu của người tiêu dùng;- Cải thiện môi trường.

ý nghĩa: Nếu hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp là cao, điều đó sẽ góp phần làmtăng hiệu quả kinh tế, tạo uy tín cho doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp ngàycàng phát triển nhanh và bền vững.

- Ngoài các chỉ tiêu trên, còn rất nhiều chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên do điều kiện có hạn, luận văn nàychỉ giới hạn trong việc phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty Cổ phần Thương mại Tuấn Khanh.

Trang 8

Ngày 12-06-1999, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt nam đãthông qua Luật doanh nghiệp, thay thế luật Công ty có hiệu lực kể từ ngày 01-01-2000 Thực hiện tại điều 2- Khoản 1- Điều 123 Luật Doanh nghiệp, Công tyCPTM Tuấn Khanh tiến hành sửa đổi, bổ sung Bộ điều lệ của Công ty đẻ nhanhchóng thích ứng và nắm bắt kịp thời với sự đổi mới trong chính sách quản lý củanhà nước nhằm từng bước kinh doanh có hiệu quả, ổn định phát chuyển và hợppháp.

Công ty CPTM Tuấn Khanh là một tổ chức kinh tế pháp nhân, hoạch toánkinh tế độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy địnhcủa pháp luật Công ty CPTM Tuấn Khanh được thành lập theo quy tắc dân chủ,thống nhất nhằm mục đích phát triển kinh doanh, giải quyết việc làm cho ngườilao động trong công ty, đảm bảo nộp đầy đủ nghĩa vụ ngân sách tạo tích luỹ chocông ty, nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh.

Ngành nghề kinh doanh của Công ty CPTM Tuấn Khanh:- Đại lý ký gửi hàng hoá

Trang 9

- Sản xuất và lắp ráp các sản phẩm cơ khí, kim khí, điện tử, nhựa phục vụcho công nông nghiệp, y tế, giáo dục, quốc phòng, và các sản phẩmcông ty kinh doanh.

- In các loại bao bì

- Dịch vụ lữ hành nội địa- Dịch vụ nhà hàng, khách sạn

Loại hình kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh các mặthàng nhựa phục vụ tiêu dùng, công nông nghiệp, y tế trong nước Từ chỗ ban đầuvới một số ít công nhân, việc sản xuất hoàn toàn bằng thủ công, máy móc khôngcó gì, kĩ thuật thấp kém

Các sản phẩm chính của Công ty CPTM Tuấn Khanh:- Đồ nhựa gia dụng.

- Chai, lọ các loại.- Bao bì các loại.

- Đồ nội thất nhà tắm, mặt đồng hồ, nắp hộp xích - Các chi tiết xe máy.

- Ngoài ra còn có nhiều sản phẩm loại khác

2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty

a Bộ máy quản lý và cơ chế điều hành của Công ty

SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT CỦACÔNG TY CPTMTUẤN KHANH

Ban giám đốc

Trang 10

Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban:

- Ban giám đốc gồm 2 người: một giám đốc và một phó giám đốc.

+ Giám đốc công ty: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày

của Công ty Giám đốc có các quyền sau đây:

Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Côngty, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty, banhành quy chế quản lý nội bộ Bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức các chức danhquản lý trong Công ty, ký kết hợp đồng nhân danh Công ty, bố trí cơ cấu tổ chứccủa Công ty, kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc sử lý các khoản lỗtrong kinh doanh, tuyển dụng lao động.

Giám đốc là người chỉ đạo công tác chuẩn bị hoạch định chiến lược và kếhoạch kinh doanh Giám đốc trực tiếp thiết kế bộ máy quản trị, chỉ đạo công táctuyển dụng nhân sự, bố trí nhân sự và thiết lập mối quan hệ làm việc trong bộmáy, chỉ huy điều hành toàn bộ công tác tổ chức quá trình kinh doanh Giám đốctrực tiếp tổ chức chỉ đạo công tác kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc và thay quyền giám đốc

lúc giám đốc vắng mặt Có trách nhiệm giúp Giám đốc chỉ đạo và giải quyết cáccông việc của Công ty Phó giám đốc Công ty có quyền điều hành các hoạt động

Phòng kếtoán

Phòng kinh doanhTổng hợp

Phòng bán hàng

Phân xưởng sảnxuất

Phân xưởng giacông

Trang 11

kinh doanh thuộc trách nhiệm của mình hoặc những hoạt động được Giám đốc uỷquyền.

Phó giám đốc Công ty có quyền đại diện Công ty trước cơ quan Nhà nướcvà tài phán khi được uỷ quyền, và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mìnhtrước Giám đốc Công ty, có nhiệm vụ đề xuất định hướng phương thức kinhdoanh, khai thác tìm nguồn hàng gắn với địa chỉ tiêu thụ hàng hoá.

- Các bộ phận phòng ban chức năng: bao gồm 3 phòng ban và 2 phân

xưởng, 2 kho.

+ Phòng kế toán: gồm 2 người.

Thực hiện các hoạt động về nghiệp vụ kế toán tài chính của công ty Cóchức năng giúp Giám đốc công ty quản lý, sử dụng vốn, xác định kế hoạch kinhdoanh, kế hoạch tài chính hàng năm Thực hiện hạch toán kế toán theo pháp lệnhkế toán thống kê và văn bản pháp quy của Nhà nước Quản lý quỹ tiền mặt vàNgân phiếu.

+ Phòng kinh doanh tổng hợp: gồm 3 người có chức năng giúp giám đốc

Công ty chuẩn bị triển khai các hợp đồng kinh tế Khai thác nguồn hàng gắn vớiđịa điểm tiêu thụ hàng hoá Phát triển mạng lưới bán hàng của Công ty, triển khaiCông tác kinh doanh, mở rộng mạng lưới kinh doanh của Công ty.

+ Phòng bán hàng: gồm 5 người tổ chức thực hiện các hoạt động

marketing, chào hàng bán hàng, các hoạt động tiêu thụ và hậu mãi.

+ Kho của Công ty: gồm 2 thủ kho có chức năng tiếp nhận bảo quản xuất

hàng cho đội ngũ bán hàng.

+ Phân xưởng sản xuất nhựa: Thực hiện sản xuất ra sản phẩm theo các kế

hoạch đặt ra của công ty.

+ Phân xưởng gia công: Thực hiện gia công sửa chữa hoàn thiện các sản

phẩm trước khi đem giao cho khách hàng hoặc nhập kho.

Trang 12

Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lí sản xuất kinhdoanh chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc và trợ giúp cho Ban giám đốclãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh thông suốt

Đánh giá về bộ máy quản lý của Công ty

Đây là mô hình hệ thống quản trị kiểu trực tuyến Nó có ưu điểm chủ yếulà đảm bảo tính thống nhất Mọi phòng ban nhận lệnh trực tiếp từ giám đốc Vì làdoanh nghiệp nhỏ nên mọi hoạt động đều phải được thông qua ban giám đốc.Giúp việc cho Giám đốc có các Phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo kinh doanh và báocáo tình hình kinh doanh cùng với mọi hoạt động cho Giám đốc

Do bộ máy quản lý đơn giản gọn nhẹ Công ty dễ dàng khởi sự và hoạtđộng nhạy bén theo cơ chế thị trường Khi gặp khó khăn nội bộ Công ty dễ dàngbàn bạc đi đến thống nhất.

b Về tình hình tổ chức lao động

Hiện nay tổng số lao động của công ty gồm 50 người Trong số đó côngnhân trực tiếp sản xuất là 38 người, chiếm 76% tổng số công nhân viên toàn côngty, bộ phận marketing bán hàng là 05 người chiếm 10%, và cán bộ phòng ban vàquản lý kỹ thuật 07 người.

Do tính chất đặc thù của nhiệm vụ chức năng hoạt động của công ty nêncông ty phải đảm nhiệm đội ngũ lao động có trên 20% tốt nghiệp đại học trở lên.Cơ cấu lao động của công ty được thể hiện như sau:

- Lao động nam chiếm 65,5%- Lao động nữ chiếm 34,6%

- Lao động có trình độ đại học chiếm 20%- Lao động có trình độ khác chiếm 80%

c Nguồn vốn

Quy mô vốn của công ty tính đến năm 1999 là 2 tỷ đồng.

Trang 13

Trong đó: Vốn cố định: 900 000 000 đồng Vốn lưu động: 1 100 000 000 đồng

Trong những năm gần đây do sự biến động của nền kinh tế công ty cũng cónhững biến động về vốn thể hiện như sau:

Bảng 1: Tình hình biến động vốn của Công ty những năm qua

Tổng vốn kinh doanhVốn cố định

Vốn lưu động

Triệu đồng

Nhìn vào biểu ta thấy, tổng số vốn của công ty từ năm 01 đến năm 03 tăngthêm 500 triệu đồng là do vốn cố định tăng 200 triệu và vốn lưu động tăng thêm300 triệu đồng Do nắm bắt dược nhu cầu thị trường, công ty đã đầu tư thêm máymóc trang thiết bị kỹ thuật làm cơ cấu vốn cố định trong tổng vốn tăng nhanh.

Diện tích mặt bằng hiện tại là 1000m2, 3 phòng ban và 2 phân xưởng sảnxuất.

d Về qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm và tình hình trang bị cơ sở vậtchất kĩ thuật

+ Về qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm:

Là qui trình sản xuất liên tục, sản phẩm qua nhiều giai đoạn chế biến, songchu kì sản xuất ngắn, do đó việc sản xuất một sản phẩm nằm khép kín trong mộtphân xưởng (phân xưởng nhựa) Đây là điều kiện thuận lợi cho tốc độ luânchuyển vốn của công ty nhanh Mặc dù sản phẩm của công ty rất đa dạng nhưngtất cả các sản phẩm đều có một điểm chung đó là được sản xuất từ nhựa Cho nên,qui trình công nghệ sản xuất tương đối giống nhau

+ Về trình độ trang bị kĩ thuật của công ty:

Do trước đây công ty sản xuất xen kẽ giữa cơ khí và thủ công, đồng thờicùng với thời gian sử dụng đã lâu, máy móc thiết bị rất cũ và lạc hậu Vì vậy năngsuất thấp, chất lượng sản phẩm không cao.

Trang 14

e Về nguồn cung ứng nguyên vật liệu

Cơ cấu mặt hàng sản xuất kinh doanh tương đối đa dạng nên chủng loạinguyên vật liệu của công ty sử dụng cũng đa dạng ( như PP, PE, HD ) Nguồnnguyên vật liệu công ty dưa vào sản xuất là hoàn toàn ngoại nhập chủ yếu là từHàn Quốc và các nước Đông Nam á thông qua các doanh nghiệp chuyên nhậpkhẩu nhựa Do vậy, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt, độ bền cao Tuynhiên, do ảnh hưởng của tỷ giá nên giá nguyên vật liệu còn biến động nhiều gâykhó khăn trong việc nhập nguyên liệu, sản xuất, và tính giá thành sản phẩm

f Về sản phẩm của công ty

Hiện nay công ty đang thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm (gần100 sản phẩm) Tuy nhiên số lượng sản xuất và tiêu thụ của từng loại sản phẩmkhông lớn lắm Các loại sản phẩm của công ty có tỷ trọng cao là: bộ nội thất nhàtắm, nắp bệt, vỏ tắc te, hộp đĩa CD, mắc áo nhựa, vỏ ắc quy, linh kiện xe máy Cụ thể như sau:

Bảng 2: Số lượng sản phẩm của công ty trong những năm qua

Tên sản phẩm đơn vị Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003Bộ nội thất nhà tắm Bộ 1.319 1.346 1.481

Linh kiện xe máy Chiếc 6.368 6.994 8.428

Qua bảng trên ta thấy sản phẩm của công ty đều tăng qua các năm Tuynhiên các mặt hàng truyền thống như mắc áo, hộp đĩa, vỏ tắc te có tăng nhưngtăng chậm Các sản phẩm như bộ nội thất, nắp bệt, linh kiện xe máy tăng nhanhchứng tỏ sản phẩm của công ty đã dần có chỗ đứng trên thị trường Đối với cácloại sản phẩm như bao bì, vật liệu xây dựng (tấm ốp trần ) đòi hỏi phải lịch sựtrang nhã, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, giá cả phải chăng Còn đối với những sảnphẩm công nghiệp cao cấp như: vỏ ác quy, linh kiện xe máy là những mặt hàngsản xuất cho các hãng xe máy thì lại đòi hỏi rất khắt khe về mặt chất lượng

Trang 15

3 Những lợi thế và bất lợi của công ty

Dễ phát huy bản chất hợp tác sản xuất, có một số sản phẩm Công ty chỉsản xuất một vài chi tiết, một vài công đoạn của quá trình sản xuất một sản phẩmhoàn chỉnh, nhưng Công ty dễ dàng hợp tác với các Công ty khác để sản xuất cácchi tiết còn lại.

Công ty có thể phát huy tiềm lực của thị trường trong nước, có thể có cơhội để lựa chọn các mặt hàng sản xuất thay thế được hàng nhập khẩu, với chi phíthấp và vốn đầu tư thấp Sản phẩm của Công ty đảm bảo chất lượng nhưng hợpvới túi tiền của đại bộ phận dân cư.

Trong điều kiện thị trường “mở cửa” việc cung cấp nguyên vật liệu cho

sản xuất của công ty có nhiều thuận lợi Nguyên liệu của công ty thường lànguyên vật liệu nhập khẩu thông qua các doanh nghiệp trong nước Cơ chế “mởcửa” nền kinh tế tạo cho công ty thu mua dự trữ nguyên vật liệu dễ dàng.

Quan trọng hơn là Công ty CPTM Tuấn Khanh có đội ngũ công nhân cótay nghề cao, trình độ vững chắc, ý thức trách nhiệm tốt, có thể tiếp thu được sựtiến bộ của khoa học kĩ thuật mà công ty áp dụng.

Thêm vào đó, công ty còn có thế mạnh nữa là trang bị máy móc thiết bịhiện đại, phương pháp hạch toán phù hợp, tránh được sự thất thoát vốn do haomòn vô hình gây ra.

b Khó khăn

Trang 16

Công ty gặp khó khăn trong đầu tư công nghệ mới, mặc dù đã trang bị mộtsố máy móc hiện đại nhưng công suất thấp, muốn trang bị đồng bộ đòi hỏi vốnđầu tư lớn, dẫn đến hạn chế sức cạnh tranh trên thị trường Để đầu tư công nghệmới đòi hỏi Công ty phải có vốn lớn nhưng vốn chủ yếu của Công ty là vốn tự có.Hiện nay, thủ tục vay vốn ở Ngân hàng hiện nay đối với các doanh nghiệp tưnhân còn phức tạp, khó khăn, với lãi suất tiền vay cao.

Tuy công ty có chỗ đứng vững chắc tại thị trường Hà Nội nhưng sức épcạnh tranh của thị trường này rất lớn, trên thị trường còn có nhiều hàng nhập lậugiá rẻ, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt làm cho công ty gặp không ít khó khăn trongviệc tiêu thụ.

Mặc dù công ty năng động tìm kiếm hợp đồng, đáp ứng mọi nhu cầu cầukhách hàng đến đặt hàng ở công ty, nhưng khối lượng sản phẩm cần sản xuất vẫnchưa khai thác hết được công suất của máy móc thiết bị (mới chỉ khai thác được80-85% công suất của máy).

Tóm lại, bên cạnh những thuận lợi là chủ yếu thì công ty vẫn còn tồn tạimột số điểm khó khăn Nếu công ty biết khai thác triệt để được những lợi thế củamình và khắc phục được khó khăn một cách kịp thời thì nhất định quá trình sảnxuất kinh doanh sẽ được diễn ra tốt hơn.

Trang 17

II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG CÔNG TYCPTM TUẤN KHANH

1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2001 -2003

Trong những năm gần đây Công ty đã đạt được nhiều thành công đáng khíchlệ Công ty đã không ngừng đổi mới một cách toàn diện cả về chiều rộng lẫnchiều sâu, cả về số lượng lẫn chất lượng, cả về quy mô tổ chức đến công nghệkhoa học kỹ thuật Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trongnhững năm qua được thể hiện thông qua biểu dưới đây:

Bảng 3 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Đơn vị: nghìn đồngChỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 So sánh(%)

02/01 03/02Tổng doanh thu 1.934.368 2.085.373 2.228.054 107,8 106,84Tổng chi phí 1.824.044 1.963.342 2.037.373 107,63 103,77Lợi nhuận 110.324 122.031 190.681 110,61 156,25Thuế thu nhập DN 35.303 39.049 61.017

Lợi nhuận sau thuế 75.021 82.982 129.664

Biểu đồ minh họa doanh thu và lợi nhuận

2001 2002 2003

Tổng doanhthu

Lợi nhuận

200120022003

Trang 18

trong việc thực hiện đường lối, chính sách đúng đắn nên đã đạt được những thànhquả nhất định Qua biểu trên ta thấy trong ba năm 2001-2003 Công ty đã phấn đấu thực hiện được các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh như sau:

- Về doanh thu: qua số liệu trên ta thấy không chỉ có số lượng sản phẩm sản

xuất tăng mà doanh thu bán hàng cũng tăng đáng kể qua các năm Năm 2002 tăngso với năm 2001 là 7,8%, năm 2003 tăng so với năm 2002 là 6,84% Những chỉtiêu trên cho thấy sản phẩm mà Công ty sản xuất ra không chỉ tăng về lượng màcòn tăng cả về mức tiêu thụ Điều đó chứng tỏ sản phẩm của công ty đã được thịtrường khách hàng chấp nhận.

- Về chi phí và lợi nhuận: trong năm 2003 Công ty đã nỗ lực trong việc tiết

kiệm chi phí, chi phí kinh doanh năm 2003 tăng so với năm 2002 là 3,77%, trongkhi năm 2002 so với năm 2001 là 7,63% Nhờ việc giảm chi phí, kết hợp vớinhiều chính sách kinh doanh hợp lý, lợi nhuận của công ty năm 2001 tăng56,25% trong khi năm 2002 lợi nhuận chỉ tăng 10,61%

Mặc dù các chỉ tiêu các năm đều tăng nhưng xét về mặt định tính thì tốc độtăng doanh thu năm 2003 chậm hơn tốc độ tăng doanh thu năm 2002, tốc độ tănglợi nhuận năm 2003 cao hơn tốc độ tăng lợi nhuận năm 2002.

2 Phân tích hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quảkinh doanh của Công ty CPTM Tuấn Khanh

2.1 Xét hiệu quả sử dụng lao động

Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ta dựa vào hai chỉ tiêu là năng suất laođộng và lợi nhuận bình quân một lao động, trong đó:

- Năng suất lao động =

- Lợi nhuận bình quân một lao động =

- Trong những năm gần đây các chỉ tiêu này được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4: Hiệu quả sử dụng lao động

Đơn vị: đồng

Trang 19

2.2 Xét hiệu quả theo chỉ tiêu sử dụng vốn

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ta dùng một số chỉ tiêu sau:Hiệu quả sử dụng vốn cố định =

- Số vòng quay vốn lưu động = - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động =

Bảng 5: Hiệu quả sử dụng vốn cố định và lưu động.

Hiệu quả sử dụng vốn cố định 0,122 0,128 0,173

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 0,100 0,09 0,136Thông qua các chỉ tiêu trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định luôn tăng,tuy nhiên mức tăng là không lớn Nếu như cứ 1000 đồng vốn cố định năm 2001thu được 122 đồng lợi nhuận thì năm 2002, năm 2003 thu được 128 và 173 đồnglợi nhuận

Chỉ tiêu vốn lưu động qua các năm cho thấy: số vòng quay và hiệu quả sửdụng vốn lưu động giảm trong năm 2002 nhưng lại bắt đầu tăng trong năm 2003.Nguyên nhân chính là do trong năm 2002 công ty gặp khó khăn về vốn lưu độngcụ thể là trong công tác thu hồi nợ dẫn đến giảm doanh lợi vốn sản xuất Nguyênnhân là do trong năm 2002 công ty gặp khó khăn trong công tác thu hồi nợ nên sốvòng quay của vốn lưu động năm 2002 ít hơn năm 2001

- Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu:

Trang 20

- Chỉ tiêu doanh lợi vốn sản xuất:Tỷ suất doanh lợi vốn sản xuất = x 100

Bảng 6: Doanh lợi vốn chủ sử hữu và vốn sản xuất

Do hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng nhưng ngựoc lại hiệu quả sử dụngvốn lưu động lại giảm trong năm 2002 làm doanh lợi vốn chủ sử hữu và vốn sảnxuất trong năm giảm Điều này chứng tỏ tác động giảm của vốn lưu động mạnhhơn vốn cố định Trong năm 2003, các chỉ tiêu vốn cố định và vốn lưu động đềutăng dẫn đến doanh lợi vốn chủ sở hữu và doanh lợi vốn sản xuất tăng tương ứng.

2.3 Xét hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp

Để đánh giá hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp người ta dựa vào 2 chỉ tiêu làdoanh lợi doanh thu bán hàng và hiệu quả kinh doanh theo chi phí:

- Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu bán hàngDoanh lợi theo doanh thu = x 100

- Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí:HQKD theo chi phí= x100

Bảng 7: Hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Hiệu quả kinh doanh theo chi phí 106% 106,2% 109,3%Nhìn chung tỷ lệ lợi nhuận trong doanh thu là cao Song qua chỉ tiêu trêncho thấy doanh lợi theo doanh thu năm 2003 tăng đáng kể Nguyên nhân là do chiphí giảm, trong khi đó doanh thu vẫn tăng nên lợi nhuận tăng nhanh Chi phígiảm do các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Trình độ quản lý và sản xuất của nhân viên cũng như công nhân được nângcao nên đã tiết kiệm được nguyên vật liệu đầu vào trong khi vẫn đảm bảo chấtlượng sản phẩm đầu ra.

- Tận dụng và mở rộng quan hệ với các nhà cung cấp giúp Công ty nhậpđược nguyên vật liệu với giá thấp hơn.

Trang 21

- Do đã có nhiều khách quen nên chi phí bán hàng và quản lý đã giảm điđáng kể.

Qua các chỉ tiêu trên ta thấy chỉ có một số chỉ tiêu về vốn là tăng còn các chỉtiêu còn lại đều giảm so với năm 2001 Điều này chứng tỏ trong năm 2002 Côngty mới chỉ mở rộng quy mô sản xuất còn vấn đề hiệu quả vẫn chưa đạt được.

2.4 Hiệu quả về mặt kinh tế xã hội

Là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập hơn 6 năm, Công ty CPTMTuấn Khanh đã cung cấp và duy trì công ăn việc làm ổn định cho hơn 50 lao độngvới thu nhập ổn định Mức lương trung bình của một người lao động ở Công tyvào khoảng từ 500-700 nghìn đồng/tháng

Hàng năm, mức thuế đóng góp vào ngân sách nhà nước từ 30-40 triệuđồng, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng nâng cao phúc lợi xã hội.

III ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANHCỦA CÔNG TY CPTM TUẤN KHANH

Trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, Công ty CPTM TuấnKhanh luôn đặt cho mình một mục tiêu phát triển và luôn nỗ lực trong việc thựchiện các mục tiêu đặt ra Nhưng trong điều kiện hiện nay, mọi nỗ lực của Công tyđều nhằm mở rộng quy mô hoạt động của mình trên cơ sở mở rộng thị trường,mặt hàng kinh doanh, hình thức kinh doanh đồng thời Công ty cũng đặt ra vấnđề hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh lên hàng đầu

Công ty thì còn có nhiều khó khăn, hạn chế từ môi trường bên ngoài cũngnhư bên trong nội tại của Công ty đã tác động tiêu cực không nhỏ tới mục tiêunâng cao hiệu quả kinh doanh.

Qua quá trình thực tế nghiên cứu tại Công ty CPTM Tuấn Khanh, em rút rađược những nhận xét, đánh giá sau:

1 Những thành tựu đã đạt được của Công ty CPTM Tuấn Khanh trong thờigian qua:

Trong vòng 6 năm qua, Công ty đã tạo lập được cơ sở sản xuất, trang bịnhững dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại với công suất lớn nên sản phẩmlàm ra có chất lượng cao.

Những thành tựu đạt được của Công ty trong những năm qua thể hiện ở quy

Ngày đăng: 28/11/2012, 09:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Tình hình thu mua, cung cấp, dự trữ nguyên vập liệu. - Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty CPTM Tuấn Khanh( Hà Nội)
nh hình thu mua, cung cấp, dự trữ nguyên vập liệu (Trang 26)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w