1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(SKKN mới NHẤT) một số biện pháp thực hành trải nghiệm qua hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh nhằm giáo dục phát triển nhận thức và kỹ năng sống cho trẻ tại lớp 5 tuổi d ở trường mầm non lương sơn

20 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 696,06 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHO TRẺ 5 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHO TRẺ 5 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON LƯƠNG SƠN, HUYỆN THƯỜNG XUÂN,

TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện: Lê Thị Hằng

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Lương Sơn SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HOÁ, NĂM 2020

Trang 2

TT NỘI DUNG TRANG

8 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh

nghiệm

3

Trang 3

1 Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài

Lĩnh vực phát triển nhận thức, đặc biệt với khám phá khoa học là một trong 5 lĩnh vực rất quan trọng trong chương trình giáo dục Mầm non nhằm hình thành nền tảng cho việc học tập của trẻ trong tương lai Nhưng đây lại là một hoạt động mà kể cả giáo viên cũng như trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong khi tổ chức hoạt động Bởi lẽ, đây là hoạt động phát huy sự phát triển của trẻ

về trí tuệ, sự khéo léo của tay chân và khả năng quan sát cũng như sự gia tăng

về khối lượng tri thức, sự phong phú đa dạng của các nhu cầu, hứng thú nhận thức, đã đặt ra những yêu cầu mới cho người lớn trong việc nuôi dạy và chăm sóc trẻ Đặc biệt nhu cầu nhận thức và phản ánh thế giới xung quanh của trẻ Mẫu giáo 5- 6 tuổi là rất lớn Ngoài ra,việc hình thành cho trẻ những thói quen tốt, những kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi của trẻ mẫu giáo cũng không kém phần quan trọng Đó là điều mà mỗi giáo viên đều phải quan tâm hàng đầu đến trẻ Nhưng làm thế nào để trẻ mẫu giáo vừa học lại vừa được chơi? Vừa học vừa được thực hành trải nghiệm thực tiễn Đây chính là câu hỏi đặt ra mà mỗi giáo viên cần phải làm Bản thân tôi sau khi được tiếp thu

chuyên đề “ Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở

các cơ sở giáo dục mầm non” mà huyện tổ chức, cùng với với bầu nhiệt huyết

yêu nghề, mến trẻ, mong muốn trang bị cho trẻ những kiến thức nhất định, thực tế dưới mái trường mầm non và trước mắt là những buổi học thú vị, có ý nghĩa cho bản thân và trẻ

Xuất phát từ thực tế trên tôi đã nghiên cứu đề tài áp dụng các biện pháp đưa những kiến thức cơ bản khám phá tự nhiên, khám phá xã hội về thế giới xung quanh, giáo dục kỹ năng sống, nề nếp thói quen cho trẻ thông qua tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển nhận thức phù hợp với lứa tuổi của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện, nhưng lại có tính thu hút, đổi mới

Từ cơ sở đó tôi tiến hành ý tưởng và viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài

“Một số giải pháp thực hành trải nghiệm qua hoạt động khám phá khoa học

về môi trường xung quanh nhằm giáo dục phát triển nhận thức và kỹ năng sống cho trẻ tại lớp 5 tuổi D ở trường mầm non Lương sơn xã Lương sơn huyện Thường xuân”

1.2 Mục đích nghiên cứu:

- Dựa trên thực tế của lớp và dựa trên cơ sở lý luận của các khoa học liên

ngành Đề tài “ Một số giải pháp thực hành trải nghiệm qua hoạt động khám

phá khoa học về môi trường xung quanh cho trẻ 5 tuổi D Trường Mầm non Lương Sơn ” đạt kết quả cao.

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

- Một số giải pháp thực hành trải nghiệm qua hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh nhằm giáo dục phát triển nhận thức và kỹ năng sống cho trẻ tại lớp 5 tuổi ở trường mầm non Lương sơn xã Lương sơn huyện Thường xuân

Trang 4

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp dùng lời

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp thực hành, trải nghiệm

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1 Cơ sở lý luận

Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm của con người dưới hình thức biểu tượng bao gồm: Sự ghi nhớ, gìn giữ và tái hiện lại sau đó ở trong óc mà con người đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động, suy nghĩ trước đây

Trí nhớ là một quá trình phức tạp có sự tác động qua lại lẫn nhau ở các cấp

độ tâm lý, sinh lý thần kinh…Trong đó, trí nhớ toàn diện về nhận thức thế giới xung quanh được khắc sâu bởi những hoạt động thực hành trải nghiệm, đó là trí nhớ có ấn tượng mạnh thuộc về một cơ quan cảm giác, tri giác thực tế, dựa vào các cơ quan cảm giác được tham gia trực tiếp vào sự vật hiện tượng,từ đó giúp trẻ ghi nhớ và nhớ lại

Trí nhớ của trẻ có tính mềm dẻo, có tính linh hoạt cao: trẻ dễ nhớ, dễ quên, ghi nhớ máy móc Trí nhớ của trẻ gắn liền với việc được tự làm, tự khám phá Điều gì khiến cho trẻ hứng thú nhất, hăng say nhất trẻ sẽ nhớ rất lâu Do đó, khả năng ghi nhớ của trẻ phụ thuộc vào kinh nghiệm, thực tiễn, hiểu biết thế giới xung quanh qua các hoạt động thực hành trải nghiệm của trẻ

Trường mầm non là nơi tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về nhân cách nói chung và phát triển nhận thức cho trẻ nói riêng Thông qua những việc thực hành thực tế tại các hoạt động chơi, học của trẻ đã giúp trẻ nhận thức về thế giới xung quanh một cách toàn diện hơn

Trẻ được khám phá thế giới qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh, được khám phá, được trải nghiệm một cách nhẹ nhàng theo kiểu “vừa học, vừa chơi”

Sức mạnh của khám phá, làm quen môi trường xung quanh qua các hoạt động trải nghiệm là phù hợp với tư duy, trình độ nhận thức của trẻ, cũng như hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện các chức năng đối với trẻ như chức năng ghi nhớ, chức năng cung cấp tri thức khoa học cho trẻ Với môi trường xung quanh là giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ góp phần trong việc bồi dưỡng rèn luyện tiếng nói cho trẻ thơ, giới thiệu cho trẻ được hiểu biết sâu rộng hơn

Muốn trang bị tốt cho trẻ những kiến thức về thế giới xung quanh, thói quen, kỹ năng sống mà trẻ hứng thú, không nhàm chán ta cần phải có biện pháp khắc phục, đổi mới hình thức cung cấp kiến thức cho trẻ

Trang 5

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm.

2.2.1 Thuận lợi.

Trường Mầm non Lương Sơn là địa bàn gần trung tâm của Xã, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm ủng hộ của lãnh đạo địa phương, các ban ngành đoàn thể cũng như các bậc phụ huynh Cơ sở vật chất nhà trường tương đối ổn định, trường đạt trường Mầm non Chuẩn Quốc gia mức độ 1 và đạt cấp độ 3 về kiểm định chất lượng giáo dục Mầm non

Bản thân tôi được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm giúp đỡ luôn sát cánh vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Luôn khuyến khích giáo viên phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo nâng cao chất lượng giáo dục; luôn

đi sâu, đi sát tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên có đủ điều kiện, phương tiện chăm sóc và giáo dục trẻ

Bản thân tôi có trình độ chuyên môn Đại học sư phạm mầm non, có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy, nhiệt tình trong công tác, yêu nghề mến trẻ, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công

Lớp tôi được Ban giám hiệu đầu tư tương đối đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng học tập, diện tích phòng học rộng rãi thoáng mát đảm bảo tốt cho hoạt động hàng ngày, lớp 2 giáo viên nên thuận lợi cho việc học, chăm sóc và giáo dục trẻ

100% trẻ học bán trú tại trường có tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần cao rất thuận lợi cho việc giáo viên tổ chức hoạt động

Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên về tình hình của trẻ ở nhà luôn quan tâm đến trẻ, thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ

2.2.2 Khó khăn:

Năm học 2019 – 2020 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 5 tuổi

D với số trẻ 34 cháu, 22 nam và 12 nữ Tuy cùng độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ không đồng đều: Có những cháu rất mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào hoạt động nhưng cũng có những trẻ nhút nhát, ít hoạt động, hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh còn nghèo nàn Cứ mỗi khi đến hoạt động học thì trẻ lại gặp lúng túng ít hứng thú, chóng quên, cô giáo phải nhắc đi, nhắc lại nhiều lần nên dẫn đến kết quả học tập chưa tốt

Qua nhiều năm giảng dạy, cũng như may mắn được tham gia tiếp thu tập huấn những chuyên đề về chuyên môn do Sở, Phòng Giáo dục và nhà trường tổ chức, tôi nhận thấy cần phải có một hình thức đổi mới nào đó trong hoạt động cho trẻ khám phá về thế giới xung quanh để cung cấp kiến thức cho trẻ Chính

vì vậy, bằng vốn kiến thức của mình tôi đã tìm tòi, suy nghĩ và đã tự sưu tầm những biện pháp giúp trẻ dễ hiểu, dễ nhớ, lâu quên những kiến thức cơ bản về khám phá khoa học, khám phá xã hội, giáo dục kỹ năng sống, các thói quen tốt nhằm phát triển nhận thức, kỹ năng sống cho trẻ qua thực hành, trải nghiệm các chủ đề trong kế hoạch giáo dục của trường tôi để đưa vào thực hiện

ở lớp học mà mình phụ trách nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ

Trang 6

2.2.3 Kết quả khảo sát đầu năm.

Từ thuận lợi và khó khăn trên khi tiến hành áp dụng các biện pháp tôi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm học như sau:

Tổng số

cháu Nội dung đánh giá

Trẻ đạt yêu cầu Trẻ chưa đạt

Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ %

34

Có ý thức về thế giới

Có thói quen, thể hiện kỹ

2.3 Biện pháp thực hiện:

Ngoài việc thực hiện đúng theo chương trình giáo dục mầm non, tôi còn nghiên cứu, tìm tòi và đưa ra các hình thức nhằm phát triển khả năng nhận thức

và kỹ năng sống cho trẻ qua các biện pháp sau:

Biện pháp 1: Xây dựng nội dung khám phá khoa học về môi trường xung quanh theo từng chủ đề, từng tháng.

a Xác định hoạt động phù hợp với từng trẻ và điều kiện địa phương

Mỗi địa phương đều có điều kiện cơ sở vật chất cũng như thói quen khác nhau, với trẻ cũng vậy đều có sở thích và khả năng khác nhau, điều đó sẽ chi phối sự lựa chọn nào cho phù hợp với trẻ Ví dụ: Một bộ sưu tập cát nước, hay

là búp bê sẽ là sự vui thích của bé gái 5 - 6 tuổi nhưng lại không phải với một bé trai 4 tuổi

Trẻ có những sở thích khác nhau sẽ nhận thấy những hoạt động khoa học rất thú vị Hiểu rõ được những đặc điểm của trẻ, giáo viên sẽ có những quyết định đúng đắn nhất trong việc lựa chọn hoạt động khám phá khoa học cho trẻ Khuyến khích những hoạt động không quá khó mà cũng không quá dễ, phù hợp với điều kiện của lớp, của trường, của địa phương

Hãy xem xét đến nhân cách và những thói quen của trẻ, có những việc có thể được làm tốt bởi một cá nhân, nhưng một số khác lại được cần làm trong quy mô nhóm Một số thì cần có sự giúp đỡ nhưng một số khác thì chỉ yêu cầu một vài giúp đỡ nhỏ hoàn toàn không cần đến sự hỗ trợ của người lớn Hoạt động riêng lẻ có thể phù hợp với một số trẻ, trong khi những trẻ khác lại thích thú với những hoạt động nhóm Dựa vào đặc điểm cá nhân của từng trẻ trong lớp mà ta có thể lực chọn những thí nghiệm, phân nhóm phù hợp cho trẻ chơi và thực hành Những trẻ yếu kém chậm chạp nên chọn những hoạt động thí nghiệm đơn giản, sau đó nâng dần độ khó lên để tạo cho trẻ sự tự tin từ những thành công mà trẻ đã đạt được

Lựa chọn những hoạt động phù hợp với địa phương, nơi trẻ đang sinh sống Cho trẻ có thể tự lựa chọn những hoạt động mà mình tham gia, khi trẻ chọn được việc mà mình muốn làm, trẻ sẽ chăm chỉ hơn và có nhiều thời gian bổ ích cho việc đó

Trang 7

b Xây dựng kế hoạch theo từng chủ đề( tháng)

Ngoài những hoạt động theo chương trình mà chúng ta đang thực hiện, tôi còn mong muốn cho trẻ được mở rộng kiến thức, trau dồi kỹ năng quan sát, so sánh phân loại, thực hành, trải nghiệm từ đó nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh Do vậy ngay từ đầu năm tôi đã lập kế hoạch theo từng tháng, từng chủ đề để cho trẻ được thực hiện qua các thí nghiệm như sau:

Tháng 9 Trường mầm non

- Vật chìm, vật nổi

- Làm chìm một vật nổi

- Cuộc chạy đua của 3 cây nến Tháng 10 Bản thân

- Thí nghiệm về không khí

- Lau khô bàn tay bằng giấy

- Sử dụng bàn tay trong nước Tháng 11 Gia đình và ngày 20/11 - Thí nghiệm với các đồ đựng nước- Nam châm hút gì? Tháng 12

Nghề nghiệp và ngày 22/12

- Có thể trồng cây bằng gì?

- Co và giãn Tháng 1 - 2 Thực vật – Tết mùa xuân

- Quá trình phát triển của cây từ hạt

- Chăm sóc vườn rau

- Bánh trưng ngày tết Tháng 3 Động vật - Động vật ngụy trang- Côn trùng

Tháng 3

Nước và các hiện tượng

tự nhiên

- Sự kỳ diệu của nước

- Các lớp chất lỏng Tháng 4

Quê hương đất nước – Bác hồ

- Gạch được làm ra như thế nào?

- Vì sao nước trong cốc không chảy ra Tháng 5 Trường tiểu học - Làm một cầu vồng

Biện pháp 2: Chuẩn bị tốt mọi điều kiện cho trẻ được khám phá, được thực hành trải nghiệm

Để trẻ nắm bắt được những cơ hội khám phá về thế giới xung quanh, giáo viên cần tạo cho trẻ một môi trường hoạt động phong phú, hấp dẫn với đầy đủ các đồ dùng đồ chơi, các nguyên vật liệu khác nhau

a Tạo môi trường học tập

Để tạo ra môi trường phong phú hấp dẫn, có ảnh hưởng đến tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ, kích thích sự hứng thú của trẻ để trẻ tự do trải nghiệm và tìm hiểu

Chúng ta nên sử dụng những vật sống, vật thật cho trẻ dễ tìm hiểu như: + Đối với chủ đềô động vật thì ta có thể chuẩn bị: Bể cá, vỏ chai nhựa, vỏ sò, vỏ hến, chim, thỏ…

+ Đối với chủ đề thực vật ta chuẩn bị những hạt giống dễ nảy mầm, những dụng cụ làm vườn như: xô nhựa, dụng cụ tưới cây, tưới rau

Trang 8

Trẻ mầm non học chủ yếu qua các hoạt động chơi, thăm dò, khám phá Là giáo viên chúng ta nên bố trí phòng nhóm sao cho phù hợp, kích thích cho trẻ hoạt động

và dành phần lớn thời gian cho trẻ tự học, tự khám phá qua các trò chơi

Môi trường hoạt động không nhất thiết phải là môi trường nào đó nhất định,

mà có thể là hoạt động ở mọi lúc mọi nơi, cho trẻ khám phá và nhận ra những nét đặc trưng của vật sống, đồ vật và những hiện tượng quan sát bằng cách sử dụng tất cả các giác quan một cách thích hợp

Để tổ chức tốt trò chơi tôi đã làm tốt công tác chuẩn bị như chuẩn bị đồ dùng đồ chơi an toàn, phù hợp, bố trí thời gian chơi và không gian chơi hợp lý Đối với các trò chơi được sử dụng trong các hoạt động chung, cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi để tạo cơ hội cho tất cả trẻ đều chơi, còn khi sử dụng thí nhiệm trong giờ hoạt động góc, hoạt động chiều cần chuẩn bị các loại đồ chơi đa dạng nhưng không quá nhiều để trẻ khó lựa chọn Để đồ chơi ở trong trạng thái

mở để kích thích trẻ tự lấy, tự chơi, bố trí không gian hợp lý để kích thích trẻ chơi trong nhóm nhỏ

b Gây hứng thú cho trẻ thích khám phá với môi trường xung quanh

Để cho trẻ thực sự yêu thích môn học này tôi đã sử dụng công nghệ thông tin để ghi lại sự vật, sự việc diễn ra xung quanh cuộc sống hàng ngày của trẻ Quan trọng là bài học đã chuyển thể từ lượng kiến thức mang tinh đơn điệu trước đây bằng những hình ảnh sống động phong phú, chi tiết phù hợp với tâm sinh lý trẻ

Tôi đã dùng những hình ảnh đẹp, những video sống động về các sự vật hiện tượng xung quanh, các hiện tượng tự nhiên để trẻ tự quan sát, suy nghĩ và phỏng đoán

Ví dụ:

+ Với tiết học về một số loại cây lương thực, cụ thể làm quen với cây lúa: tôi cho trẻ xem video về nghề trồng lúa có nhạc và cô thuyết minh theo hình ảnh Nghề trồng lúa ở Việt Nam có từ lâu đời, để có hạt gạo từ cây lúa người dân phải cày ruộng, bừa đất, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa và bao nhiêu ngày khó khăn nhọ nhằn, cây lúa trổ bông, lúa chín, gặt lúa Để có những hạt gạo người dân phải bao nhiêu nỗi nhọc nhằn, vất vả đổ bao giọt mồ hôi công sức…từ đó giới thiệu về trẻ sự phát triển cây lúa Mỗi nội dung bài học đều xuyên suốt gần gũi nên trẻ rất hứng thú

+ Để cho trẻ được thực hành trải nghiệm, được khám phá thực tế ta có thể làm những thí nghiệm cho trẻ thực hành “ Làm nổi một vật chìm” , đầu tiên tôi

sẽ cho trẻ xem video về các tàu thủy, ca nô, thuyền, đi được ở trên nước Hỏi trẻ các phương tiện đó đi ở đâu? Nhưng nguyên liệu đó được làm bằng gì? Sắt nặng hay nhẹ Nếu thả cục sắt xuống nước sẽ bị gì? Tại sao tàu thủy, ca nô cũng làm bằng sắt, kim loại mà lại không bị chìm

Cho trẻ xem video có những đoạn dẫn dắt của cô trẻ sẽ hứng thú rất nhiều

và có những ước muốn mình sẽ trở thành những kỹ sư để làm nên những công trình vĩ đại

+ Với tiết học khám phá về mặt trời, mặt trăng và các vì sao Tôi sẽ cho trẻ xem hình ảnh về trái đất, hỏi trẻ Đố các con đây là gì? Cho trẻ xem cảnh bầu

Trang 9

trời, ban ngày, ban đêm và cảnh sinh hoạt hàng ngày của con người, xem hình ảnh trăng tròn, trăng khuyết và các vì sao

Ngoài cách gây hứng thú cho trẻ bằng những hình ảnh đẹp, những đoạn video, tôi còn gây hứng thú cho trẻ bẳng bài hát, bài thơ, bài đồng dao

Biện pháp 3: Một vài hình thức hoạt động khám phá môi trường xung quanh.

Khám phá môi trường xung quanh cho trẻ bắt nguồn từ sự tò mò của trẻ về

sự vật, hiện tượng xung quanh Sự tò mò đó cần có sự khuyến khích động viên,

hỗ trợ của giáo viên sẽ dẫn tới sự khám phá và tìm tòi thực sự

Chúng ta không nhất thiết phải giải thích kiến thức khoa học cho trẻ mà giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những thứ mà trẻ đang thấy, đang làm Từ đó kích thích trẻ quan sát, xem xét, dự đoán, suy luận về các hiện tượng xung quanh Sau đó cho trẻ thảo luận chia sẻ về những điều mình nhìn thấy

Tạo cho trẻ môi trường hoạt động khoa học phong phú, hấp dẫn với nhiều loại đồ dùng đồ chơi, những nguyên vật liệu khác nhau

Giáo viên là người tìm kiếm về đề tài theo từng chủ đề về nội dung khám phá môi trường xung quanh

Giáo viên cho trẻ tự khám phá bằng các giác quan thông qua các hoạt động chơi

Luôn dành thời gian cho trẻ được khám phá, được trải nghiệm thực hành và chia sẻ, bày tỏ những ý kiến của mình

Chú ý lắng nghe những câu hỏi của trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ, tập cho trẻ biết lập luận, biết suy nghĩ sâu về vấn đề, kích thích khả năng sáng tạo của trẻ, giúp trẻ tự tin

Gợi ý, khuyến khích trẻ nêu lên những ý tưởng của mình về sự vật hiện tượng mà chúng đang hoạt động

Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, giáo viên có vai trò quan trọng trong việc kích thích mong muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh, lĩnh hội được những kiến thức của trẻ Ở lứa tuổi này không những trẻ có nhu cầu học mà có khả năng học, giáo viên không chỉ giúp trẻ mở rộng phát triển nhận thức mà còn tạo

cơ hội cho trẻ được khám phá không gian, khám phá các đối tượng nhằm kích thích sự tò mò, thích khám phá thế giới xung quanh của trẻ

Biện pháp 4: Ứng dụng các thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm, hoạt động vui chơi khám phá khoa học về môi trường xung quanh vào các hoạt động.

Trong các hoạt động hàng ngày của trẻ tại trường, để trẻ được hứng thú, ghi nhớ, khắc sâu những kiến thức mà cô truyền đạt Bằng sự khéo léo của mình tôi

đã chuẩn bị các thí nghiệm cũng như những hoạt động trải nghiệm lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của trẻ sao cho phù hợp Tôi đã dùng những thủ thuật khác nhau để gây sự hứng thú của trẻ như câu đố, hát, xem video, xem hình ảnh,…đưa ra các tình huống có ý nghĩa đối với trẻ để kích thích trẻ suy nghĩ về hiện tượng sẽ tiến hành thí nghiệm

Cho trẻ quan sát ngắm ngía, trò chuyện cùng cô về hiện trạng ban đầu của vật làm thí nghiệm Cho trẻ phỏng đoán kết quả thí nghiệm, cô ghi lại phán đoán của trẻ, cho trẻ ghi lại phán đoán của mình bằng hình ảnh

Trang 10

Trẻ chuẩn bị cùng cô các vật dụng để làm thí nghiệm.

Tiến hành thực hiện thí nghiệm: Tùy vào mức độ đơn giản hay phức tạp của thí nghiệm mà quyết định cùng thực hành với trẻ hay cho trẻ tự thực hành trải nghiệm

Ví dụ: Thí nghiệm “ Sự hòa tan của nước” trẻ có thể tự thực hiện, nhưng còn thí nghiệm về “ Sự bốc hơi nước ”thì cô phải thực hiện cùng trẻ vì để trẻ tự thực hiện sẽ không an toàn Trong quá trình thí nghiệm diễn ra, cô kích thích sự

tò mò, hồi hộp chờ đợi để duy trì sự hứng thú và chú ý của trẻ bằng cách đặt câu hỏi để trẻ dự đoán

Với những thí nghiệm ngắn, cô thực hiện chẫm dãi, từng bước để trẻ kịp quan sát Hướng dẫn trẻ chú ý quan sát diễn biến của hiện tượng sẽ xảy ra, phát hiện, thảo luận, so sánh với hiện trạng ban đầu để đi đến kết luận

Với thí nghiệm dài, cô lựa chọn những thời điểm thích hợp để hương dẫn trẻ ghi nhớ lại kết quả quan sát sự thay đổi của vật bằng hình vẽ để trẻ biết so sánh với hiện trạng ban đầu, cùng trẻ giải thích nguyên nhân của sự thay đổi và kết quả thí nghiệm

Sau đây là những thí nghiệm và các hoạt động trải nghiệm mà tôi đã áp dụng cho các bé lớp 5 tuổi D của tôi đang phụ trách cùng thực hiện

Thí nghiệm 1: Thí nghiệm: túi nước thần kỳ

* Chuẩn bị

- 1 bình nước, túi bóng, vài cây bút chì

* Cách tiến hành

- Đổ nước vào túi Đâm bút chì xuyên qua túi ở vài điểm

- Nước không tràn ra khỏi túi!

- Hãy thử lôi từng cây bút chì ra Nước bắt đầu tràn!

* Giải thích

Khi chúng ta đâm bút chì nhọn xuyên qua túi, một lỗ rất nhỏ được hình thành Chuỗi phân tử tách rời ra và bám chặt quanh bút chì Điều này ngăn nước chảy qua lỗ

( Hình ảnh các bạn nhỏ đang thực hành thí nghiệm )

Ngày đăng: 10/07/2022, 06:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w