1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Trồng rau thủy canh công nghệ nhật bản

4 7,5K 64

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 20,68 KB

Nội dung

Trồng rau thủy canh công nghệ Nhật Bản Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không cần đất, mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng và các giá thể khác không phải là đất.. Một khuynh hướng

Trang 1

Trồng rau thủy canh công nghệ Nhật Bản

Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không cần đất, mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng và các giá thể khác không phải là đất Các giá thể này có thể là cát, trấu hun, vỏ xơ dừa, bột dừa, than bùn, sỏi nhẹ,

*Ưu điểm của trồng thủy canh

- Có khả năng thích nghi dễ dàng với các điều kiện trồng khác nhau Do đặc tính

không cần đất, chỉ cần không gian để đặt hệ thống trồng (ví dụ như các hộp xốp đựng trái cây) Do đó ta có thể tiến hành trồng ở nhiều vị trí khác nhau

- Giải phóng một lượng lớn sức lao động Ưu điểm này có được do không phải làm

đất, cày bừa, nhổ cỏ, tưới nước,…; việc chuẩn bị cho hệ thống trồng thủy canh không đòi hỏi lao động nặng nhọc; người già, trẻ em, người khuyết tật đều có thể tham gia hiệu quả

- Năng suất cao Vì có thể trồng nhiều vụ trong năm, ít bị ảnh hưởng bởi hiện

tượng trái mùa như phương pháp trồng thông thường, thủy canh còn cho phép trồng liên tục, trồng gối đầu (có thể chuẩn bị cây giống cho vụ trồng tiếp theo ngay

từ khi đang trồng vụ hiện tại), nên năng suất tổng cộng trong năm cao gấp nhiều lần so với trồng ngoài đất Hệ thống nhà lưới giúp hạn chế gần như tối đa sâu bệnh gây hại thông thường trong mùa trái vụ

- Sản phẩm hoàn toàn sạch, phẩm chất cao Do chủ động hoàn toàn về chất dinh

dưỡng cung cấp cho cây nên chất lượng rau đạt mức gần như tối ưu, cho phẩm chất rau tươi ngon, nhiều dinh dưỡng Ngoài ra phương pháp thủy canh đựơc trồng chủ yếu trong hệ thống nhà lưới, nhà kính nên tránh đựơc các tác nhân sâu bệnh gây ra bởi côn trùng sâu bọ Vì vậy, ở đây hầu như rất ít sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại khác, không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường Một khuynh hướng khác đang được các nhà vườn chuyên trồng thủy canh rau ưu ái lựa chọn, là việc sử dụng các loại thuốc trừ bệnh cây có nguồn gốc thảo mộc, sinh học, vi sinh,… Đây là các loại thuốc có tính thân thiện với môi trường, ít gây độc với con người, đặc biệt là khả năng phân hủy khá nhanh, nên ít để lại dư lượng trong sản phẩm

* Hạn chế của kỹ thuật thủy canh:

+ Hiện nay thủy canh chỉ mới có thể áp dụng hiệu quả cho các loại cây rau quả, hoa ngắn ngày

+ Do công nghệ thủy canh cây trồng chưa được nghiên cứu, chuyển đổi phù hợp với điều kiện Việt Nam, nên hiện nay giáthành sản xuất còn khá cao Tuy nhiên có một thực tế là rau trồng theo phương pháp truyền thống đang ngày càng đội giá lên, và tiến gần đến giá của rau được sản xuất theo công nghệ thủy canh!

* Phân loại

Trang 2

Hiện nay các chuyên gia Việt Nam tạm chia Thủy canh ra làm 3 dạng chính sau:

- Thủy canh không hồi lưu

- Thủy canh hồi lưu

- Khí canh

- Các mô hình cải tiến khác

I CHUẨN BỊ VẬT LIỆU

- Thùng kỹ thuật cách nhiệt kích thước (50x35x25cm)

- Rọ nhựa

- Sơ rừa, trấu hun (Xốp)

1 Mặt bằng và giá đỡ

Có thể đặt thùng thủy canh trực tiếp trên nền xi măng, ban công, sân nhà hoặc làm giá bằng thép, tre, gỗ, nhựa và cũng có thể bằng xốp

Chọn địa điểm để trồng nên chọn nơi có ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt

2 Lưới

Nếu có điều kiện và tốt nhất là nên mua lưới để che chắn côn trùng Có thể làm khung và dùng dây thép mắc như mắc màn, có để lối ra bằng cách may khóa áo để tránh côn trùng lọt vào

Thùng kỹ thuật khi mua về sắp xếp tại địa điểm trồng

- Sau khi khoét lỗ, tiến hành đóng giá thể vào rọ nhựa:

+ Nếu dùng trấu (đã hun) hoặc Scoria lẫn sơ dừa thì phải lót lưới vào trong rọ nhựa

+ Nhúng cả rọ và giá thể vào nước sạch để những vụn nhỏ bị cuốn ra khỏi rọ Tránh trường hợp khi tưới chúng rơi xuống vào dung dịch dưới thùng gây căn bẩn + Lắp rọ vào lắp thùng mỗi lỗ 1 rọ rồi đậy lắp vào thùng

3 Dung dịch

Dung dịch dinh dưỡng pha sẵn có thể đi mua, nếu bạn mua được không đắt và dễ dàng thì sử dụng nó là tốt nhất Nếu không thể mua thì bạn có thể pha dung dịch

Thành phần dung dịch ở dưới đây, chế tạo bởi D R Hoagland tại Trường đại học California, được tạo ra từ những hợp chất sẵn có và sẽ cung cấp chất dinh dưỡng

và chất vi lượng cần thiết cho sự tăng trưởng cây

Thành phần các chất cho 100 lít dung dịch:.

Phốt phát axit Kali (KH2PO4) 1 Muỗng (14gram)

Trang 3

Nitrat canxi (CaNO3) 7 Muỗng (85 gram)

Sulfat magnhê (MgSO4) 4 Muỗng (43 gram)

Những chất trên cần phải được hoà tan trong nước ấm riêng rẽ và sau đó được thêm vào thùng dung dịch Phân bón nitrat kali, nitrat can xi và MPK(KH2PO4) có thể dùng để thay thế những muối vô cơ tinh khiết vì chúng rẻ hơn

4 Vi lượng khác

Những chất dinh dưỡng vi lượng chỉ cần những số lượng vô cùng nhỏ Vì khó cân đong những lượng nhỏ như vậy, nên pha các dung dịch gốc của những chất vi lượng, sau đó mới lấy 1 lượng nhỏ của dung dịch gốc này cho vào thùng dung dịch thủy canh

dung dịch gốc

Số lượng dung dịch gốc cho vào 100L dung dịch thủy canh

Muỗng =5 ml

Nếu sử dụng nước máy, thì không cần thêm kẽm sunfat và đồng sunfát Dung dịch dinh dưỡng cần phải được thay đổi cứ hai tuần một lần khi cây nhỏ và một lần một tuần khi cây bắt đầu lớn lên nhanh chóng Thêm nước hàng ngày để giữ số lượng của dung dịch

Bạn phải khống chế độ pH của dung dịch sao cho độ Ph xấp xỉ từ 6,5 tới 7,5 tăng

độ pH bằng dung dịch sút (NaOH) hoặc Pô tát (KOH),giảm độ pH bằng axit sulfuric (a xit chế bình ắc qui)

Phốt phát axit Kali (KH2PO4) có trong phân MPK (hàm lượng KH2PO4 Trong

Nitrat Calci cũng là 1 loại phân

Trong đó Canxi nitrat và Magie sunphat hiện diện với liều lượng cao trong dung dịch vì thế dễ gây ra kết tủa, nên pha riêng hai chất này

Trang 4

+ Lần lượt hòa tan các dung dịch đa lượng, vi lượng và chất sắt vào thùng chứa khoảng 30 lít nước đã đong sẵn

* Nếu bạn dùng dung dịch pha sẵn thì có thể bỏ qua bước này

5 Chuẩn bị gieo hạt

Thùng chứa dung dịch (thùng chứa dung dịch) có thể dùng thùng nhựa có màu sáng để hạn chế sự hấp thu ánh sáng mặt trời, bên trong thùng phủ sơn đen giúp cho rễ phát triển tốt hơn Một cách khác dùng thùng xốp đựng trái cây kích cỡ 35x45x18cm, phủ một lớp nylon bên trong để giữ nước (sử dụng nylon đen), khoan lỗ để giữ rỏ đựng nguyên vật liệu khi tra hạt giống

Trước khi tiến hành gieo hạt phải làm ẩm các nguyên liệu như:

Sơ dừa: Sau khi mua về nên ngâm nước cho bớt đi chất chát, ngâm 3 lần, mỗi lần cách nhau 6-8 tiếng sau đó với trấu tươi (hoặc mút xốp) và nước, nén chặt hỗn hợp trên vào rợ nhựa cách thành ly 1-2cm, để sau này khi cây phát triển cho vững gốc Hạt giống: Trước khi đem gieo có thể ngâm trong nước ấm khoảng 90 phút để quá trình nảy mầm diễn ra tốt hơn

III QUY TRÌNH CHĂM SÓC

- Gieo 1-2 hạt vào trong rọ sâu khoảng 0,5-1cm hoặc phủ 1 lớp trấu hun ướt để cung cấp độ ẩm cho hạt giống

- Từ khi gieo đến khi rễ cây có khả năng hút dung dịch cần chú ý phun tưới thường xuyên để giữ đủ ẩm cho hạt nảy mầm Nếu trời quá lạnh, có xương muối hoặc quá nắng nóng đều phải che phủ cho cây

- Khi cây bắt đầu bén rễ có khả năng hút dinh dưỡng thì có thể tiến hành đổ dinh dưỡng vào thùng, khuấy cho dinh dưỡng phân tán đều trong thùng, mực nước luôn duy trì cách miệng thùng ít nhất 2 cm

- Nếu có điều kiện mỗi tuần một lần tiến hành sục khí làm thoáng dung dịch khi cây còn nhỏ và 4-5 ngày khi cây lớn, cây sẽ phát triển tốt hơn Cần chú ý không để bong bóng khí quá lớn có thể gây tổn tương rễ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây (Máy tạo oxy, loại người ta dùng cho hồ cá cảnh, giá từ 35000-60000đ/cái tùy công suất, để sục khí oxy vào dung dịch)

- Trong suốt quá trình phát triển của cây cần thường xuyên thăm lom quan sát tình hình sâu bệnh hại để phát hiện và có biện pháp phòng trừ sớm Nói chung chỉ bắt bằng tay là hết vì trồng thủy canh rất ít sâu bệnh

Chú ý: Theo dõi mực nước trong hộp xốp, cần pha dinh dưỡng thêm vào khi mực nước thấp hơn bộ rễ

Ngày đăng: 25/02/2014, 08:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w