Thời kỳ Minh Mệnh 1820

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH KHẨN HOANG CỦA TRIỀU NGUYỄN DƯỚI THỜI VUA MINH MỆNH (Trang 25 - 27)

2. THỜI KỲ THỐNG TRỊ CỦA TRIỀU NGUYỄN (1802-1833) 1.1 Thời kỳ Gia Long 1802-

1.2. Thời kỳ Minh Mệnh 1820

- Đầu tiên do binh lính canh tác bằng đồn điền do các hạng dân mộ canh tác.

Minh Mệnh đã biến đồn điền loại 1 thành đồn điền loại 2 do yêu cầu về trị an và quân sự miền Nam được đặt lên hàng đầu trong các mối quan trọng được đặt lên hàng đầu trong các mối quan tâm của triều Nguyễn, toàn thể các dân đồn điền đều trở thành lính đồn điền và việc làm đồn điền trở thành một việc lớn của quân đội. Những người này được cấp ruộng đất hoang, trâu cày, nông cụ và giống má. Song tất cả quân số đều tham gia làm ruộg nơi thì trích ra 1/3 đến 1/2 hoặc chỉ làm ruộng từng thời vụ sau đó để lại một ít người làmtiếp, có khi chỉ làm ruộng vào lúc nhàn rỗi hay vừa cày vừa diễn tập”.

- Minh Mệnh ban hành những qui định có tính chất khuyến khích quân đồn điền để họ yên tâm phấn khởi làm ruộng. Trước kia sản phẩm làm ra đều nộp vào kho cả. Năm 1826, các lính đồn điền ở Quảng Ngãi được phép giữ lại 1/2 sản phẩm để chi dùng. Ngoài số thóc làm giống gieo mạ chia làm phần, nộp còn 5 phần giữa lại chi dùng. Có nơi nhà nước còn cho giữ lại toàn bộ sản phẩm làm ra mà “tự ăn, tự tiêu” vài năm sau nhà nước chỉ phải cấp tiền, không cấp gạo nữa.

+ Nhà nước còn ban thưởng bằng tiền cho các đồn điền đạt thành quả cqo, tiền thưởng càng nhiều nếu số thóc thu càng lớn.

- Chính sách đồn điền được khuyến khích như vậy ở miền Nam để phcụ vụ chính sách cai trị của nhà Nguyễn sau 1836.

- Có thể nói hình thức đồn điền đã được Minh Mệnh phát huy hết sức lực, tận dụng hết khả năng của mình để phục vụ tham vọng cai trị và đô hộ của họ Nguyễn.

Chế độ đồn điền thời Minh Mệnh phát triển mạnh hơn so với thời Gia Long ở tất cả các tỉnh Nam kỳ và Quảng Ngãi đảo Côn lôn đều có đồn điền, mỗi tỉnh đều khai khẩn được từ vài trăm tới gần 1 ngàn mẫu ruộng, có nơi làm được tới 3000 mẫu.

- Diện tích ruộng đồn điền được biến đổi:

Do ở thời kỳ này chỉ tồn tại loại đồn điền thứ 1 mcủa binh lính, mặc dù diện tích khai hoang của lính đồn điền khá nhiều, nhưng không phải tất cả số ruộng đất đó đều có thể được trồng cấy liên tục và lâu dài mà binh lính cũng không hoàn toàn nhàn rỗi. Huống chi binh lính không thể không di chuyển, trong khi ruộng đất là bất động sản và đòi hỏi phải được canh tác và chăm sóc liên tục. Do đó, đến cuối đời Minh Mệnh đã ban hành một quy định năm 1840: “Theo lời bàn của Bộ Hộ, từ Khánh Hoà trở vào Nam, những nơi có đồn điền đều lượng trích những ruộng đã thành điền, cho tù phạm quản nhận cày cấy. Đến khi thu hoạch, một nửa nộp quan, một nửa cho ăn dùng. Còn khẩu lương thì thôi không cấp nữa. Những ruộng tù phạm làm không hết cho dân nào tiện gần đấy cày cấy nộp thuế, sung làm công điền”. Với quyết định này, một bộ phận ruộng đất đồn điền đã tách ra và mang hình thức khác. Nếu nó biến thành công điền xã thôn thì đó là một sự chuyển biến về chế độ sở hữu, sau đây sẽ đề cập tới. Những việc này, như đã ghi tỏng quy định trên, chỉ là hãn hữu và không phổ biến. Còn nếu bí được giao cho các tù phạm thì về mặt sở hữu không có gì thay đổi cả. Đây vẫn là ruộng đất của nhà nước. Song quan hệ sản xuất và do đó hình thức ruộng đất có thay đổi. Người trực tiếp sản xuất

không còn là binh lính, mà là tù phạm. Tù phạm là kẻ mất tự do, nhưng trong trường hợp này họ được trao một quyền tự do duy nhất, tự do sản xuất. Họ không được nhà nước cấp gạo nữa, như vậy họ được thừa nhận có quyền tự túc mà sống. Vậy nói chung họ không phải dân thường, nhưng nói riêng trong sản xuất họ được tự do sản xuất. Vì vậy đối với kẻ sở hữu ruộng đất họ giống như thân phận kẻ nông nô đối với lãnh chúa. Nếu xét về mặt phân phối sản phẩm thì nhà nước bắt họ phải nộp một khoản cố định về tỷ lệ là50%. Cách quy định theo tỷ lệ này là một biểu hiện của quan hệ địa chủ tá điền theo lối phát canh thu tô mà lúc đó đã rất phát triển trong xã hội. Vì vậy đứng về mặt nào cũng thấy ruộng đất đồn điền loại này là thuộc loại sở hữu nhà nước phong kiến. Tính chất phong kiến Việt Nam ở đây rất rõ rệt. Tính hình càng như vậy nếu xét tới khả năng biến chuyển của loại đồn điền này. Một khi đã giao ruộng đất cho tù phạm thì ruộng đất ấy không thể gọi là đ được nữa. Mặt khác người tù phạm sau khi đã làm ruộng ít lâu có thể là dễ chuyển thành người dân thường. Dĩ nhiên ruộng đất họ cày cấy vẫn thuộc về nhà nước. Tuy vậy, đây vẫn chỉ là khả năng. Có ý kiến quá nhấn mạnh vào khả năng này nên cho rằng: “Dù thành viên là lính, là dân hay là tù phạm, các đồn điền đều tổ chức giống nhau vàtheo như điều lệ quy định, sau một thờigian 6 hay 10 năm, ruộng đất đã thành thục rồi, đã lập thành địa bạ hẳn hoi, số lớn dân đồn điền đã trở thành dân cốp định rồi, hình thức đồn điền sã bỏ đi, dân cư ở đây sẽ chuyển thànhthôn ấp, lập thành tổng xã, sáp nhập vào những huyện sở tại, chịu công sưu, thóc thuế và binh đạo tạp dịch như các làng xóm khác. Điều khẳng định trên đây không dẫn ra bằng cứ nào, và có lẽ có thể đúng đối với chế độ đồn điền thời kỳ tự Đức sau này. vậy nếu khả nang nói trên đây quả đã thành sự thực thì điều đó cảng khẳng định rằng chế độ đồn điền thời Minh Mệnh không lúc nào rời bỏ tính chất sở hữu nhà nước phong kiến của nó.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH KHẨN HOANG CỦA TRIỀU NGUYỄN DƯỚI THỜI VUA MINH MỆNH (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w